Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

Tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH  LÊ QUỲNH TRÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH  LÊ QUỲNH TRÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày 01 ...

pdf112 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH  LÊ QUỲNH TRÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH  LÊ QUỲNH TRÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày 01 tháng 09 năm 2011 Người cam đoan Lê Quỳnh Trâm MỤC LỤC  Trang Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục từ viết tắt Danh mục các phương trình, sơ đồ Danh mục các biểu đồ, bảng biểu Phần mở đầu CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1/ Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 1 1.1.1/ Khái niệm về ngân hàng thương mại ............................................................ 1 1.1.2/ Chức năng của ngân hàng thương mại .......................................................... 1 1.1.2.1/ Chức năng trung gian tín dụng........................................................... 1 1.1.2.2/ Chức năng trung gian thanh toán ....................................................... 2 1.1.2.3/ Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng khác ............. 3 1.1.3/ Các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại ............................................. 3 1.1.3.1/ Hoạt động huy động vốn .................................................................... 4 1.1.3.2/ Hoạt động tín dụng............................................................................. 4 1.1.3.3/ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ....................................... 5 1.1.3.4/ Các hoạt động khác ............................................................................ 5 1.1.4/ Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại ........................................................... 6 1.1.4.1/ Nghiệp vụ nguồn vốn ......................................................................... 6 1.1.4.2/ Nghiệp vụ sử dụng vốn ...................................................................... 8 1.1.4.3/ Nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngân hàng và các hoạt động ngân hàng) .............................................................................................................. 11 1.2/ Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại...................... 12 1.2.1/ Thu nhập của ngân hàng.............................................................................. 12 1.2.2/ Chi phí của ngân hàng ................................................................................. 13 1.2.3/ Lợi nhuận của ngân hàng ............................................................................ 14 1.2.4/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................................................................................................................ 14 1.2.4.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tín dụng ............................................................................................................... 15 1.2.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn ...................................................................... 15 1.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng .............................................. 16 1.2.4.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ............................................................... 16 1.2.4.5. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ..................................................... 16 1.2.4.6. Tỷ lệ sinh lời hoạt động ................................................................... 17 1.2.4.7. Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ ............................................. 17 1.2.4.8. Tỷ lệ tài sản sinh lời ......................................................................... 17 1.2.4.9. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ...................................................... 17 1.2.4.10. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .............................................. 18 1.2.4.11. Tỷ suất doanh lợi ............................................................................ 18 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ... 18 Kết luận chƣơng I ................................................................................................... 19 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ........................................................................................................................... 20 2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển .................................................. 20 2.1.2/ Mạng lưới hoạt động .................................................................................... 21 2.1.3/ Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ............................................................... 21 2.1.3.1/ Cơ cấu tố chức .................................................................................. 21 2.1.3.2/ Bộ máy quản lý ................................................................................. 22 2.1.4/ Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua ...................................... 23 2.1.4.1/ Giai đoạn 1 (từ năm 1996 – 2000): giai đoạn hình thành ................. 23 2.1.4.2/ Giai đoạn 2 (từ năm 2001 – 2005): giai đoạn củng cố hoạt động và tăng trưởng ................................................................................................................ 23 2.1.4.3/ Giai đoạn 3 (từ năm 2006 – 2010): giai đoạn phát triển vượt bậc, tái cấu trúc hệ thống và triển khai chiến lược kinh doanh mới ...................................... 24 2.2/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 ......................................................................... 24 2.2.1/ Thực trạng nguồn vốn ................................................................................. 24 2.2.1.1/ Vốn tự có .......................................................................................... 24 2.2.1.2/ Vốn huy động .................................................................................. 26 a/ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ............................................ 26 b/ Cơ cấu nguồn vốn huy động ................................................................ 27 c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế ................................................. 30 2.2.2/ Thực trạng hoạt động cấp tín dụng.............................................................. 31 2.2.2.1/ Tốc độ tăng trưởng tín dụng ............................................................ 31 2.2.2.2/ Cơ cấu dư nợ cho vay ..................................................................... 32 2.2.2.3/ Thị phần tín dụng ............................................................................ 34 2.2.2.4/ Chất lượng nợ cho vay ..................................................................... 36 2.2.3/ Thực trạng cung cấp các dịch vụ tài chính ................................................. 36 2.2.3.1/ Dịch vụ thanh toán ........................................................................... 36 2.2.3.2/ Các dịch vụ khác .............................................................................. 37 2.2.4/ Thực trạng về mạng lưới hoạt động ............................................................ 38 2.2.5/ Thực trạng năng lực công nghệ ................................................................... 39 2.2.6/ Thực trạng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý ........................... 39 2.2.7/ Thực trạng về chất lượng dịch vụ ............................................................... 40 2.2.8/ Vị thế thương hiệu, chiến lược xây dựng thương hiệu .............................. 41 2.3/ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010: ............................................................... 42 2.3.1/ Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí ........................................................... 42 2.3.2/ Hiệu suất sử dụng vốn ................................................................................. 43 2.3.3/ Tỷ lệ tài sản sinh lời .................................................................................... 44 2.3.4/ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng .......................................................... 45 2.3.5/ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên .......................................................................... 45 2.3.6/ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ................................................................ 46 2.3.7/ Tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh dịch vụ.......................................................... 46 2.3.8/ Tỷ lệ sinh lời hoạt động ............................................................................... 47 2.3.9/ Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân - ROAA ................................. 47 2.3.10/ Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân - ROAE .......................... 48 2.3.11/ Tỷ suất doanh lợi ...................................................................................... 48 2.4/ Những mặt tích cực đạt được trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 ......................................... 49 2.4.1/ Về tình hình hoạt động kinh doanh ............................................................. 49 2.4.1.1/ Về hoạt động huy động vốn ............................................................. 49 2.4.1.2/ Về hoạt động cấp tín dụng ............................................................... 49 2.4.1.3/ Về phát triển sản phẩm và kinh doanh dịch vụ ................................ 50 2.4.1.4/ Về các chỉ số hiệu quả hoạt động .................................................... 51 2.4.1.5/ Về phát triển mạng lưới hệ thống chi nhánh.................................... 51 2.4.2. Về công tác quản lý rủi ro ........................................................................... 51 2.4.2.1/ Rủi ro chiến lược.............................................................................. 52 2.4.2.2./ Rủi ro tín dụng ................................................................................ 52 2.4.2.3/ Rủi ro thị trường .............................................................................. 53 2.4.2.4/ Rủi ro hoạt động............................................................................... 54 2.4.3/ Về cơ cấu tố chức và mô hình hoạt động kinh doanh mới .......................... 54 2.4.4/ Về xây dựng thương hiệu ........................................................................... 55 2.5/ Những mặt còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010............................................................... 56 2.5.1/ Thị phần huy động vốn và cho vay còn thấp .............................................. 56 2.5.2/ Sản phẩm và khả năng cung cấp dịch vụ mới chưa cạnh tranh .................. 59 2.5.3/ Mạng lưới hoạt động còn ít ......................................................................... 60 2.5.4/ Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu còn thấp .................................................... 61 2.5.5/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp .................. 62 2.5.6/ Cơ cấu nguồn thu còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng .......... 65 2.5.7/ Chính sách khách hàng chưa đồng bộ, công tác quản lý phối hợp giữa các phòng ban chưa thật sự hiệu quả .............................................................................. 66 2.5.8/ Thương hiệu VIB chưa thực sự mạnh; công tác quảng bá, tiếp thị hình ảnh VIB chưa hiệu quả.................................................................................................... 66 2.5.9/ Hạn chế về đội ngũ cán bộ, nhân viên ........................................................ 67 Kết luận chƣơng II .............................................................................................. 68 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 3.1/ Định hƣớng phát triển Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ................... 69 3.1.1/ Tăng trưởng số lượng khách hàng mục tiêu mới ...................................... 69 3.1.2/ Tăng lợi nhuận trên một khách hàng ........................................................... 69 3.1.3/ Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ................................... 70 3.1.4/ Nâng cao tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng ............................... 70 3.1.5/ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................... 71 3.1.6/ Đưa VIB trở thành “Nhà tuyển dụng được lựa chọn”................................. 72 3.1.7/ Hội nhập chuyển giao năng lực giữa VIB và CBA ..................................... 73 3.2/ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.................................................................................................................. 73 3.2.1/ Giải pháp về chiến lược kinh doanh ............................................................ 73 3.2.2/ Giải pháp về hoạt động huy động vốn ........................................................ 78 3.2.3/ Giải pháp về hoạt động cấp tín dụng ........................................................... 81 3.2.4/ Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, các kênh dịch vụ tài chính..................... 84 3.2.5/ Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực .............................................. 85 3.2.6/ Giải pháp về tăng cường mạng lưới hoạt động .......................................... 86 3.2.7/ Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu............................................. 86 3.2.8/ Giải pháp đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ........................... 87 3.2.9/ Giải pháp xây dựng môi trường giao dịch chuyên nghiệp, thân thiện ........ 88 3.2.10/ Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ............................................................................................. 88 Kết luận chƣơng III ............................................................................................... 90 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT   NHTM : Ngân hàng thương mại  NHTM CP : Ngân hàng thương mại cổ phần  NHTW : Ngân hàng Trung Ương  NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  VIB : Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam  CBA : Ngân hàng CommonWealth Bank of Australia  USD : đô la Mỹ  VND : Việt Nam đồng  TCTD : TCTD  TCKT : Tổ chức kinh tế  EIB : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam  ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu  VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương  Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam  Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam  MB : Ngân hàng TMCP Quân Đội  MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải  EAB : Ngân hàng TMCP Đông Á DANH MỤC CÁC PHƢƠNG TRÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU  Trang  DANH MỤC CÁC PHƢƠNG TRÌNH:  Phương trình 1.1: Công thức tính hiệu suất sử dụng vốn ......................... 15  Phương trình 1.3: Công thức tính tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng ... 16  Phương trình 1.4: Công thức tính tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ... …………16  Phương trình 1.5: Công thức tính tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ... …..16  Phương trình 1.6: Công thức tính tỷ lệ sinh lời hoạt động ... …………….17  Phương trình 1.7: Công thức tính tỷ trọng lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ ................................................................................................................... 17  Phương trình 1.13: Công thức tính tỷ lệ tài sản sinh lời ........................... 17  Phương trình 1.14: Công thức tính tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản ........ 18  Phương trình 1.15: Công thức tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .. 18  Phương trình 1.16: Công thức tính tỷ số doanh lợi .................................. 18  DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ:  Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống NH TMCP Quốc Tế Việt Nam ......... 22  DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:  Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn điều lệ của VIB ............................................... 26  Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB .................................................................................................... 27  Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại tiền tệ ....... 28  Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo kỳ hạn gửi ....... 28  Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn huy động phân theo nguồn huy động ............... 29  Biểu đồ 2.6: Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế của VIB từ 2006 – 2010 .......................................................................................................... 30  Biểu đồ 2.7: Thị phần huy động vốn của VIB năm 2010 so với các ngân hàng khác.................................................................................................. 30  Biểu đồ 2.8: Tổng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB .................................................................................................................. 31  Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo loại tiền tệ.................. 32  Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo thời hạn vay............. 33  Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo mục đích vay ........... 34  Biểu đồ 2.12: Thị phần tín dụng của VIB ................................................ 35  Biểu đồ 2.13: Thị phần tín dụng của VIB so với các ngân hàng khác ..... 35  Biểu đồ 2.14: Số đơn vị kinh doanh của VIB từ năm 2006 – 2010 ......... 39  Biểu đồ 2.15: Số lượng nhân sự của VIB từ năm 2006 – 2010 .............. 40  Biểu đồ 2.16: Chênh lệch thu chi của VIB từ năm 2006 – 2010 ............ 43  Biểu đồ 2.17: Hiệu suất sử dụng vốn của VIB từ năm 2006 – 2010 ...... 43  Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ tài sản sinh lời của VIB từ năm 2006 – 2010 .......... 44  Biểu đồ 2.19: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng của VIB từ năm 2006 – 2010 ....................................................................................................... 45  Biểu đồ 2.20: Tỷ suất thu nhập lãi cận biên của VIB từ năm 2006 – 2010 .................................................................................................................. 46  Biểu đồ 2.21: Tỷ suất thu nhập ngoài lãi cận biên của VIB từ năm 2006 – 2010 .......................................................................................................... 46  Biểu đồ 2.22: Tỷ suất sinh lời hoạt động của VIB từ năm 2006 – 2010. 47  Biểu đồ 2.23: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của VIB từ năm 2006 – 2010 ...................................................................................... 48  Biểu đồ 2.24: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của VIB từ năm 2006 – 2010 .............................................................................................. 48  Biểu đồ 2.25: Tỷ suất doanh lợi của VIB từ năm 2006 – 2010 .............. 49  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU:  Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2006-2010 ..................... 25  Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ của VIB từ 2006 – 2010 ............................... 36  Bảng 2.3: Cơ cấu thu chi của VIB từ năm 2006 – 2010 .......................... 42  Bảng 2.4: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của VIB từ năm 2006 – 2010 ...................................................................................... 47  Bảng 2.5. Tổng vốn huy động của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 .. 56  Bảng 2.6. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010..... .................................................................................................................. 58  Bảng 2.7. Số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 .......................................................................................................... 60  Bảng 2.8. Tổng tài sản của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 .............. 61  Bảng 2.9. Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 ........ 62  Bảng 2.10. Lợi nhuận thuần sau thuế của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 .......................................................................................................... 62  Bảng 2.11. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 ................................................................ 63  Bảng 2.12. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 ................................................... 64  Bảng 2.13. Tỷ số thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng từ năm 2006 – 2010 .......................................................................................................... 64 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế Việt Nam, ngành dịch vụ ngân hàng những năm gần đây đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi số lượng các NHTM được cấp phép thành lập gia tăng và các NHTM cũ liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh. Bên cạnh đó từ năm 2010, ngành ngân hàng Việt Nam cho phép mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng dẫn đến các ngân hàng nước ngoài liên tục mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Chính những sự tăng trưởng về số lượng và quy mô hoạt động này đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam về thị phần, về chất lượng dịch vụ, về giá... Đây chính là thách thức cho các ngân hàng thương mại trong nước phải có một sự đổi mới một cách toàn diện nếu không muốn bị tụt lại phía sau thậm chí bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam đã được thành lập gần 15 năm, đã có quá trình phát triển lâu dài, đã tạo dựng được vị trí đáng kể trong ngành ngân hàng Việt Nam. Những năm gần đây tốc độ phát triển về tổng tài sản, về lợi nhuận, về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, nếu so sánh với một số ngân hàng TMCP hàng đầu khác tại Việt Nam thì ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém. Vì vậy để thực hiên mục tiêu đặt ra của hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam là “trở thành 1 trong 3 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2013” thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là yêu cầu cấp thiết của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Là một nhân viên của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam” với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và xây dựng Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ngày càng vững mạnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu nhằm đáp ứng 3 mục tiêu: Một là: Nhận thức vững chắc và đầy đủ những lý luận về ngân hàng thương mại như bản chất, chức năng, các mặt hoạt động, các nghiệp vụ chủ yếu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Hai là: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian qua (giai đoạn từ năm 2006 - 2010). Ba là: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các mặt hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010 và các giải pháp nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh. Việc vận dụng phương pháp phân tích không có nghĩa luận văn mang nặng tính lý thuyết mà cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam đồng thời có sự so sánh với các ngân hàng TMCP khác có quy mô, tốc độ phát triển tương đồng. Sau khi dùng phương pháp phân tích sơ bộ, căn cứ trên kết quả phân tích, ra kết luận cũng như đề xuất các vấn đề cần phải thay đổi, phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó phân tích thực trạng, đưa ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân việc hoạt động không hiệu quả của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian qua để từ đó có những giải pháp đúng đắn và thiết thực cho chiến lược kinh doanh mới của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt của lĩnh vực Tài chính - ngân hàng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. 1 1.1/ Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1/ Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó – kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Điều 04 Luật các TCTD năm 2010 (luật số 47/2010/QH12) chỉ rõ: “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường vì lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng liên quan đến mọi ngành. 1.1.2/ Chức năng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.2.1/ Chức năng trung gian tín dụng Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra 2 tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Chức năng trung gian tín dụng của NHTM có vai trò và tác dụng rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhà rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Nhờ đó, hệ thống NHTM cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó sẽ làm cho nền kinh tế được cung vốn ngày càng đầy đủ để phát triển. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. - Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân. - Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tỏ chức, cá nhân. 1.1.2.2/ Chức năng trung gian thanh toán: Đây là chức năng không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM trong đó NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán … để hoàn tất các quan hệ kinh tế. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ và là trung tâm thanh toán của xã hội. 3 Nhờ chức năng này của NHTM đã cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản, làm giảm bớt nhiều chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán. Ngoài ra, thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền – Hàng. Phần lớn các giao dịch thanh toán qua ngân hàng là những giao dịch có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong từng khu vực, địa phương mà còn lan rộng trong phạm vi cả nước và phát triển ra trên phạm vi thế giới. Điều này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nước phát triển mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân. - Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khác hàng. - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. 1.1.2.3/ Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng khác: Đây là chức năng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn các chức năng khác của NHTM. Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng không chỉ để tăng doanh thu và lợi nhuận cho chính các ngân hàng mà còn đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng liên quan đến hoạt động ngân hàng. Các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này bao gồm: - Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền quốc nội - Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền quốc tế - Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ …) - Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin… 1.1.3/ Các mặt hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 4 1.1.3.1/ Hoạt động huy động vốn - Nhận tiền gửi: + Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế + Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội + Nhận tiền gửi của các TCTD - Phát hành chứng từ có giá + Phát hành kỳ phiếu ngân hàng + Phát hành trái phiếu ngân hàng - Vay các TCTD khác + Vay các ngân hàng trong nước + Vay các ngân hàng nước ngoài - Vay NHNN Việt Nam: + Vay tái cấp vốn + Vay tái chiết khấu + Vay khác 1.1.3.2/ Hoạt động tín dụng * Cho vay trực tiếp - Theo tính chất: + Cho vay sản xuất kinh doanh (các tổ chức kinh tế) + Cho vay tiêu dùng (các cá nhân) - Theo thời hạn: + Cho vay ngắn hạn (≤1 năm) + Cho vay trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm) + Cho vay dài hạn (trên 5 năm) * Cho vay gián tiếp: + Chiết khấu chứng từ có giá + Bao thanh toán * Hình thức cho vay khác + Thấu chi 5 + Cho vay thông qua phát hành thẻ Tín dụng * Bảo lãnh ngân hàng - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh đấu thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh hoàn thanh toán - Các hình thức bảo lãnh khác * Cho thuê tài chính: NHTM muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập công ty cho thuê tài chính 1.1.3.3/ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản tiền - Cung ứng các phương tiện thanh toán - Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền (quốc nội và quốc tế) - Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá - Nghiệp vụ ủy thác và đại lý - Cho thuê tủ két sắt, cầm đồ - Mua bán hộ - Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm - Kinh doanh ngoại hối và vàng - Tư vấn tài chính, tiền tệ 1.1.3.4/ Các hoạt động khác - Đầu tư trực tiếp: + Góp vốn, mua cổ phần của DN trong nước + Góp vốn, mua cổ phần của các TCTD trong nước + Góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài - Đầu tư gián tiếp + Đầu tư vào tín phiếu kho bạc + Đầu tư vào tín phiếu NHTW 6 + Đầu tư vào trái phiếu công ty 1.1.4/ Các nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại 1.1.4.1/ Nghiệp vụ nguồn vốn Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm: – Vốn tự có: Vốn tự có là vốn riêng của NHTM, là bộ phận vốn chủ yếu của nguồn vốn chủ sở hữu, được nhà nước cấp phát, hoặc do các cổ đông, các đối tác liên doanh góp vốn, ngoài ra nó còn được tạo ra từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Vốn tự có là số vốn được chủ sở hữu sử dụng để kinh doanh một cách chủ động hoàn toàn. Vốn tự có là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đối với bất kỳ NHTM nào để có thể được coi là đủ điều kiện tài chính để cấp giấy phép kinh doanh, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. * Vốn tự có bao gồm: + Vốn tự có cơ bản: Đây là phần vốn tự có chủ yếu, mang tính ổn định lâu dài, là cơ sở để tạo lập, nguồn vốn tự có khác. + Vốn tự có bổ sung: Bộ phận vốn có tính chất bổ sung, chưa thật sự ổn định nhưng có khả năng chuyển thành vốn cơ bản. * Đặc điểm của vốn tự có: + Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (xẩp xỉ từ 5% - 10%) so với các ngành sản xuất kinh doanh khác thì đây là đặc điểm nổi bật. + Vốn tự có có tính ổn định và luôn luôn được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Việc gia tăng vốn tự có đồng nghĩa với việc gia tăng năng lực tài chính, gia tăng năng lực cạnh tranh. 7 + Vốn tự có quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng và là nhân tố để xác định các tỷ lệ an toàn. * Thành phần vốn tự có: - Vốn tự có cấp 1 (vốn tự có cơ bản) bao gồm: + Vốn điều lệ + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ + Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học & đầu tư + Quỹ dự phòng tài chính + Lợi nhuận không chia + Thặng dư vốn cổ phần - Vốn tự có cấp 2 (vốn tự có bổ sung) + 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theo quy định của Pháp luật. + 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả vốn góp và cổ phiếu đầu tư) được định giá lại theo quy định của pháp luật + Trái phiếu chuyển đổi (hoặc cổ phiếu ưu đãi) do NHTM phát hành, thỏa mãn một số điều kiện nhất định + Các công cụ nợ khác với điều kiện: chủ nợ là thứ cấp so với chủ nợ khác, không được ưu tiên thanh toán, có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm, không được đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng. + Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro. Dự phòng chung được trích theo tỷ lệ 0,75% các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4. – Vốn huy động: Ðây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. * Đặc điểm vốn huy động: + Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng 8 + Đây là nguồn vốn không ổn định vì những biến động về lãi suất và lạm phát + Phát sinh chi phí lớn và là chi phí chủ yếu trong hoạt động ngân hàng + Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh rất cao * Vốn huy động bao gồm các khoản sau: + Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn + Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu + Các khoản tiền gửi khác Ðối với tiền gửi của cá nhân và đơn vị, ngoài lãi suất, thì nhu cầu giao dịch với những tiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn tiền này. Ðối với tiền gửi tiết kiệm, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì lãi suất là yếu tố quyết định và người gửi tiết kiệm hay mua kỳ phiếu đều nhằm mục đích kiếm lời. - Vốn đi vay: Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Thuộc loại này bao gồm: * Vốn vay trong nƣớc: + Vay Ngân hàng Nhà nước: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua biện pháp: vay chiết khấu, tái chiết khấu; vay cầm cố chứng từ có giá, vay lại theo hồ sơ tín dụng, vay khác. Như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại. - Vay các tố chức tín dụng khác khác thông qua thị trường liên ngân hàng, tự vay tự trả giữa các ngân hàng. * Vốn vay các TCTD nƣớc ngoài. – Vốn tiếp nhận: vốn tiếp nhận từ chính phủ, vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệ, vốn tiếp nhận từ các tổ chức khác – Vốn khác: tiền tạm giữ, tiền đang chuyển, các khoản phải trả 1.1.4.2/ Nghiệp vụ sử dụng vốn 9 Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Ðây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm: – Dự trữ Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵng sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. Ngân hàng trung ương được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định. Dự trữ bao gồm: + Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tại các ngân hàng khác. + Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Thuộc loại này gồm:  Tín phiếu kho bạc  Hối phiếu đã chấp nhận  Các giấy nợ ngắn hạn khác gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt. – Cấp tín dụng: Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:  Cho vay: 10 Là nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Trong đó NHTM sẽ cho người đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố …  Chiết khấu Ðây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.  Cho thuê tài chính Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị tho bên cho thuê  Bảo lãnh ngân hàng: Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết – Đầu tƣ Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của NHTM. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư. Đầu tư của các NHTM được chia thành hai nhóm lớn là: đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính. 11  Đầu tư trực tiếp: Là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tư trực tiếp quản lý. Phần vốn thực hiện hình thức đầu tư này chỉ được phép là vốn của ngân hàng. Các hình thức đầu tư này bao gồm: - Hùn vốn liên doanh trong nước và nước ngoài. - Hùn vốn mua cổ phần của các Công ty, đơn vị kinh tế. - Hùn vốn mua cổ phần của các NHTM CP. - Cấp vốn thành lập các công ty con như: công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm…  Đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính là hình thức đầu tư linh hoạt, người đầu tư dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư cho mình theo hướng có lợi vì vậy đây là hình thức đầu tư thường được các NHTM sử dụng khá phổ biến. Đầu tư tài chính được thực hiện bằng cách: - Đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu của NHTW, đầu tư này có hệ số rủi ro bằng không vì vậy các ngân hàng có vốn khả dụng lớn thường đầu tư vào các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu NHTW. - Đầu tư vào trái phiếu công ty: đầu tư vào trái phiếu công ty có lãi suất thường cao hơn, song tỷ lệ rủi ro lớn hơn trái phiếu Chính phủ. Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.  Tài sản Có khác: Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khỏan phải thu, các khoản khác… 1.1.4.3/ Nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngân hàng và các hoạt động ngân hàng) 12 Kinh doanh dịch vụ ngân hàng được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ tín dụng, đầu tư. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng, không những làm cho các NHTM trở thành các ngân hàng đa năng mà còn qua hoạt động dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập khá lớn với chi phí rất thấp. Những ngân hàng nào mở rộng hoạt động dịch vụ thì kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khác hàng bao gồm: - Dịch vụ ngân quỹ - Chuyển tiền - Dịch vụ thanh toán - Thu hộ - Mua - bán hộ - Dịch vụ ủy thác - Dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư phát triển, thẩm định dự án, cung cấp thông tin. - Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ phi mậu dịch 1.2/ Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1/ Thu nhập của ngân hàng Thu nhập của ngân hàng thương mại bao gồm 6 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD Quyết định số 479/2004/QĐ- NHNN ngày 29/04/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006: a/ Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng. b/ Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ bao gồm: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý, 13 thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két, thu khác. c/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm thu về kinh doanh ngoại tệ, thu về kinh doanh vàng, thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. d/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác bao gồm: thu về kinh doanh chứng khoản, thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác, thu về hoạt động kinh doanh khác. e/ Thu lãi góp vốn mua cổ phần. f/ Thu nhập khác 1.2.2/ Chi phí của ngân hàng Chi phí của NHTM bao gồm 10 khoản mục lớn, được phân loại theo hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006: a/ Chi về hoạt động tín dụng bao gồm: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác. b/ Chi phí hoạt động dịch vụ bao gồm: chi về dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ (vận chuyển, bốc xếp tiền, kiểm đếm, phân loại và đóng gói tiền, bảo vệ tiền, chi khác), chi về nghiệp vụ ủy thác và đại lý, chi về dịch vụ tư vấn, chi phí hoa hồng môi giới, chi khác. c/ Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm: chi về kinh doanh ngoại tệ, chi về kinh doanh vàng, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. d/ Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí bao gồm: chi nộp thuế, chi nộp các khoản phí, lệ phí, chi thuế thu nhập doanh nghiệp. e/ Chi phí hoạt động kinh doanh khác bao gồm: chi về kinh doanh chứng khoán, chi phí liên quan nghiệp vụ cho thuê tài chính, chi về các công cụ tài chính phái sinh khác, chi về hoạt động kinh doanh khác. f/ Chi phí cho nhân viên bao gồm: lương và phụ cấp, chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động, các khoản chi để đóng góp theo lương, chi trợ cấp, chi công tác xã hội, chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên TCTD. 14 g/ Chi cho hoạt động quản lý và công cụ bao gồm: chi về vật liệu và giấy tờ in, công tác phí, chi đào tạo, huận luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến, chi bưu phí và điện thoại, chi xuất bản tài liêu, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, chi mua tài liệu, sách báo, chi về các hoạt động đoàn thể của TCTD, các khoản chi phí quản lý khác. h/ Chi về tài sản bao gồm khấu hao cơ bản tài sản cố định, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, chi bảo hiểm tài sản, chi thuê tài sản. i/ Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng bao gồm chi dự phòng, chi phí nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng. j/ Chi phí khác. 1.2.3/ Lợi nhuận của ngân hàng Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập Thuế suất thuế thu nhập đối với các NHTM hiện nay là 25%. 1.2.4/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. 15 Các hoạt động chủ yếu NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Thông thường các NHTM thường dùng các chỉ tiêu sau: 1.2.4.1. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trƣởng tín dụng: Nguồn vốn tạo lập từ hệ thống ngân hàng là chủ yếu, chủ yếu là từ nguồn vốn huy động tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Nếu lấy vốn huy động cho vay quá lớn thì dễ dẫn đến nguy cơ ẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng. Các ngân hàng có thể gặp nguy cơ bị rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn vốn huy động. Tuy nhiên nếu quản lý tốt và đảm bảo đúng các tỷ lệ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, NHTM có thể đạt được lợi nhuận rất lớn từ nguồn vốn huy động này. Vì vậy, công tác huy động vốn tiền gửi luôn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn phải tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Các NHTM cần cẩn trọng khi tốc độ tăng trưởng của tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vì như vậy sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng hoặc nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thì NHTM cũng không tối đa hóa được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. 1.2.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn được tính theo công thức: Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ (1.1) Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn của ngân hàng. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được để cho vay. Tuy nhiên, ngoài kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của mình, ngân hàng còn nhiều kênh kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, hoạt động trên thị 16 trường tiền tệ liên ngân hàng, đầu tư vốn…Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng. 1.2.4.3.Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng: Hiện nay tại Việt Nam hoạt động tín dụng chiếm từ 70%- 85% tổng lợi nhuận của NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. 1.2.4.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. NIM được các chủ ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM cũng được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. 1.2.4.5. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin - MN): Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi(tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…) Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (1.2) Tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập lãi – Chi phí lãi (1.3) Tài sản Có sinh lãi MN = Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi (1.4) Tài sản Có sinh lãi 17 1.2.4.6. Tỷ lệ sinh lời hoạt động Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM): phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. 1.2.4.7. Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ: Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng thu từ hoạt động. Chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả và an toàn, đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động. Ngoài ra, nó còn chứng tỏ ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. 1.2.4.8. Tỷ lệ tài sản sinh lời Cho thấy tài sản sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi tỷ lệ này giàm, sẽ làm giảm mức thu nhập hiện tại của ngân hàng. Tỷ lệ tài sản sinh lời = Tổng tài sản sinh lời (1.7) Tổng tài sản Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, các khoản cho thuê, đầu tư chứng khoán (hay bằng tổng tài sản- tài sản không sinh lời) Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Ðánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây: 1.2.4.9.Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần (lãi ròng) với tổng tài sản Có trung bình – gọi là hệ số ROA (Return on Asset) NPM = Thu nhập sau thuế (1.5) Tổng thu từ hoạt động Tỷ lệ lợi nhuận từ KD dịch vụ = Thu nhập từ hoạt động KD dịch vụ (1.6) Tổng thu từ hoạt động 18 ROA = Lợi nhuận thuần (1.8) Tổng tài sản (Tài sản Có bình quân) Ý nghĩa: Một đồng Tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản). Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn. 1.2.4.10.Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE Là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với vốn tự có bình quân của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh qua hệ số ROE (Return on Equity) ROE = Lợi nhuận thuần (1.9) Vốn chủ sở hữu(Vốn tự có bình quân) Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn. 1.2.4.11.Tỷ suất doanh lợi Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với số tài sản Có sinh lời. Tỷ suất sinh lợi = Lợi nhuận thuần (1.10) Tổng tài sản Có sinh lời Trong đó tài sản Có sinh lời bao gồm: - Các khoản cho vay - Ðầu tư chứng khoán - Tài sản Có sinh lời khác Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Tỷ suất này càng gần ROA thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn. 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM: Trước sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng các ngân hàng tại Việt Nam với tổng cộng khoảng 100 ngân hàng bao gồm NHTM trong nước và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Chính sự tăng trưởng về số lượng và quy mô hoạt động này đã 19 dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam về thị phần, về chất lượng dịch vụ, về giá... Bên cạnh đó tình hình nền kinh tế thế giới những năm gần đây có những chuyển biến bất lợi khi các cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế mới nổ ra liên tục khiến các ngân hàng lâu đời, có tên tuổi quy mô lớn trên thế giới bị sụt đổ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam với quy mô vốn, tổng tài sản còn thấp, hệ số an toàn vốn còn yếu, kinh nghiệm quản trị ngân hàng còn ít sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các áp lực của khủng hoảng kinh tế. Đây chính là những thách thức cho các NHTM trong nước phải có một sự đổi mới một cách toàn diện nếu không muốn bị tụt lại phía sau thậm chí bị sáp nhập hoặc mua lại bởi các ngân hàng khác. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề quan trọng luôn đặt lên hàng đầu của ban quản trị, ban điều hành của ngân hàng. Kết luận chƣơng I Chương I của luận văn đã đề cập tổng quan về ngân hàng thương mại cũng như những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) để đánh giá hiệu quả hoạt động, những thành tựu đã đạt được, đồng thời so sánh với hoạt động của các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế, những điểm cần khắc phục, thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB. 20 2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam: 2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Sau 15 năm hình thành và phát triển, VIB luôn tăng trưởng ổn định và bền vững đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, VIB luôn đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành trên 200% kế hoạch ở các chỉ tiêu. Hiện nay VIB đã trở thành 1 trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước. Ngày 11/10/2010, một sự kiện đặc biệt nổi bật của VIB tại Đại hội cổ đông lần 2 năm 2010. Đây là đại hội đầu tiên của ngân hàng này sau khi Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB. CBA là một định chế tài chính đứng đầu trong các ngân hàng bán lẻ tại Úc, đồng thời, xếp hạng thứ 12 trong danh sách các ngân hàng an toàn nhất thế giới năm 2011 và là 1 trong 14 ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Ngay sau khi trở thành cổ đông chiến lược, CBA và VIB sẽ triển khai một chương trình dài hạn mang tên “Chuyển giao năng lực” (CTP). Với chương trình này, CBA sẽ làm việc cùng VIB để chuyển giao kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngân hàng trong các hoạt động then chốt như: bán lẻ, quản lý rủi ro, nhân lực, công nghệ thông tin, nguồn vốn và tài chính. Chương trình dự kiến kéo dài trong vòng 5 năm. Trong thời gian này, CBA sẽ chia sẻ những sáng kiến kinh doanh nhằm đưa VIB trở thành một tập đoàn ngân hàng - bảo hiểm đa năng, với các dịch vụ vượt trội về: ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng toàn cầu... 21 2.1.2/ Mạng lƣới hoạt động: Tính đến 31/12/2010, VIB đã nâng tổng số các chi nhánh và phòng giao dịch lên 133 đơn vị trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam Bộ và quan hệ với 108 ngân hàng đại lý ở trên 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thể giới. Đối với mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, VIB chủ trương mở tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn chia làm 3 khu vực: - Khu vực miền Bắc tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Bình. - Khu vực miền Trung tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Daklak, tỉnh Bình Định, tỉnh Lâm Đồng. - Khu vực miền Nam tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh An Giang, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp. Đến 31/12/2010, VIB có hai công ty con là Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam với hoạt động chính là quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty TNHH VIBank Ngô Gia Tự với hoạt động chính là đầu tư xây dựng công trình dân dụng, trong đó VIB chiếm 100% vốn chủ sở hữu. 2.1.3/ Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 2.1.3.1/ Cơ cấu tổ chức: Hiện tại cơ cấu tổ chức của VIB đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng đốc, Ủy ban quản trị rủi ro và Ủy Ban nhân sự và tiền lương. Sau ban điều hành, VIB chia thành 3 ủy ban gồm Ủy ban ALCO, Ủy ban sản phẩm và Ủy ban tín dụng và 6 khối: Khối nghiệp vụ tổng hợp, khối quản trị rủi ro, khối khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ, Khối nguồn vốn, Khối quản trị rủi ro, Khối tài chính, Khối nhân sự, Khối Marketing, Khối quản trị chiến lược theo sơ đồ tổ chức sau: 22 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống NHTM CP Quốc Tế Việt Nam 2.1.3.2/ Bộ máy quản lý: Toàn bộ 100% nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều là những người đã có kinh nghiệm nhiều năm ở các quản lý cao cấp trong ngành ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2010 là năm thành công trong việc tuyển dụng nhân sự cấp cao Khối Nghiệp vụ tổng hợp Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Đại hội đồng cổ đông Rủi ro thị trƣờng Trung tâm thanh toán Phòng IT Phòng pháp chế Phòng quản trị Phòng dịch vụ KH & chăm sóc KH Định chế tài chính Phòng ngân hang điện tủ Rủi ro hoạt động Xử lý tín dụng Xử lý tài trợ thƣơng mại Xử lý thẻ Xử lý nghiệp vụ nguồn vốn Ban thƣ ký HĐQT Khối QLRR Khối KHDN Trung tam xử lý Ban thƣ ký giám đốc Phòng quan hệ đối tác Phòng quản lý sản phẩm Phòng kế hoạch P. nghiên cứu & chiến lƣợc Phòng phân tích và phê duyệt Phòng định giát tài sản Phòng chính sách tín dụng Phòng kinh doanh Phòng kế toán tổng hợp Phòng phân tích tài chính Chi phí nội bộ Phòng marketing Phòng nguồn vốn Phòng quản lý tài sản Sản phẩm thu phí Vay mua nhà Vay kinh doanh cá nhân Phòng ngoại hối Vay tiêu dùng Tuyển dụng Đào tạo Lƣơng thƣởng & Phúc lợi Quan hệ nhân viên Phòng nhân sự cao cấp Phòng quan hệ nhà đầu tƣ Phòng Truyền thông Phòng marketing Phòng trái phiếu Phòng cổ phiếu ALM Khối nhân sự Khối tài chính Khối nguồn vốn Khối Bán lẻ Khối marketing Phòng PMO Khối quản trị chiến lƣợc Khối quản tri rủi ro Rủi ro tín dụng Phòng marketing Tiền gửi Tín dụng Thẻ và tài trợ thƣơng mại Phòng quản lý sản phẩm Ủy ban quản trị rủi ro Ủy ban nhân sự và tiền lƣơng Ủy ban ALCO Ủy ban sản phẩm Ủy ban tín dụng Ban kiểm soát Kiểm soát nội bộ 23 là các Giám đốc vùng, Giám đốc Quản lý sản phẩm, Giám đốc các Trung tâm kinh doanh đến từ các tổ chức tài chính, tín dụng hàng đầu trong nước và quốc tế. Đặc biệt, từ năm 2010 sau khi chính thức trở thành cổ đông của VIB, VIB có thêm 1 nguồn nhân lực mới đến từ CBA thông qua chương trình dài hạn mang tên “Chuyển giao năng lực”. Theo đó, CBA đã cử 2 thành viên vào trong Hội đồng quản trị và 01 thành viên vào Ban kiểm soát của VIB. Từ tháng 01/2011, VIB và CBA bắt đầu chính thức triển khai chương trình chuyển giao năng lực năm đầu tiên. Theo kế hoạch, sẽ có 18 biệt phái viên CBA đến làm việc tại các Khối/Ban hội sở và một số đơn vị kinh doanh doanh của VIB. Song song với hoạt động đào tạo tại Việt Nam, một số cán bộ quản lý cao cấp của VIB sẽ được cử đi làm việc biệt phái tại các trụ sở/đơn vị làm việc tại các trụ sở đơn vị kinh doanh của CBA để trực tiếp trải nghiệm, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và kinh doanh từ đối tác CBA. 2.1.4/ Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 2.1.4.1/ Giai đoạn 1 (từ năm 1996-2000) - Giai đoạn hình thành: Năm 1996 là giai đoạn VIB bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước đang chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ năm 1997, các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa được thể chế bằng các quy định cụ thể. Vì vậy, từ năm 1996 đến năm 2000, VIB chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, quy mô hoạt động của VIB chủ yếu tại hội sở chính tại Hà Nội. 2.1.4.2 Giai đoạn 2 (từ năm 2001 - 2005) - Giai đoạn củng cố hoạt động và tăng trƣởng: Từ năm 2001 đến năm 2005, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, VIB bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra khỏi địa bàn Hà Nội để xây dựng mạng lưới chi nhánh. Cơ cấu tổ chức, các văn bản hướng dẫn, quy trình quy chế nội bộ dần được hoàn thiện, bộ máy nhân sự căn bản được ổn định, thương hiệu Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam bắt đầu được nhiều người biết đến. Mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng từ năm 2001 bắt đầu với mức lợi nhuận hơn 15 tỷ đồng thì đến năm 2005 VIB đã đạt mức lợi nhuận là 95 tỷ đồng, 24 tổng tài sản từ mức 1.000 tỷ đồng đã vươn tới gần 9.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản đạt hơn 150%. 2.1.4.3/ Giai đoạn 3 (từ năm 2006 - 2010) - Giai đoạn phát triển vƣợt bậc, tái cấu trúc hệ thống và triển khai chiến lƣợc kinh doanh mới: Trong giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của VIB tốt nhất từ khi thành lập và là giai đoạn bản lề để VIB thực hiện tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh mới chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh mới. Các chỉ số chính của VIB trong giai đoạn 2006 – 2010 đều tăng trưởng rất mạnh. Tổng tài sản của VIB từ 2006 – 2010 tăng 568% từ 16.527 tỷ đồng lên 93.827 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 457% từ 9.137 tỷ đồng lên 41.731 tỷ đồng, huy động vốn tăng 607% từ 9.813 tỷ đồng lên 59.564 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 554% từ 1.190 tỷ đồng lên 6.593 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng 400% từ 1.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 525,5% từ 200 tỷ đồng lên 1.051 tỷ đồng, số đơn vị kinh doanh tăng 224% từ 59 đơn vị kinh doanh lên 135 đơn vị kinh doanh. Các con số trên đã cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc của VIB trong giai đoạn 2006 – 2010, đạt được nhiều thành tựu làm bước đệm cho giai đoạn tăng tốc sắp tới. Năm 2010 cũng đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc triển khai Chiến lược kinh doanh đặt nền móng cho giai đoạn phát triển tăng tốc của VIB trong giai đoạn 2011 – 2013 với những kết quả khả quan của các Dự án chuyển đổi cơ cấu tổ chức, Chuyển đổi hệ thống chi nhánh, quản trị hiệu quả làm việc …với mô hình bán hàng, dịch vụ mới, diện mạo công sở mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp, quy trình được thiết kế hợp lý hơn, tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên được nâng cao, văn hóa chú trọng đến hiệu quả làm việc và hướng đến khách hàng. Đây là những yếu tố tích cực đã bước đầu mang lại những thay đổi quan trọng về chất trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của VIB. 2.2/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010: 2.2.1/ Thực trạng nguồn vốn 2.2.1.1/ Vốn tự có: 25 Để từng bước nâng cao năng lực tài chính và hội nhập nền tài chính khu vực và thế giới, đồng thời để đáp ứng quy định của NHNN về vốn pháp định đặc biệt là Nghị định 141, VIB đã có bước gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn hoạt động để đảm bảo đủ năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động vốn. Từ năm 2006 đến 2010, vốn chủ sở hữu của VIB tăng dần theo từng năm với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt trong năm 2010. Trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu thì từ năm 2006 – 2009, vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng đáng kể từ trên 80% đến 95%, phần còn lại đến từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu năm 2010 thì đã có sự thay đổi trong cấu trúc vốn chủ sở hữu của VIB với vốn điều lệ chiếm 61%, thặng dư vốn cổ phần chiếm 25%, lợi nhuận chưa phân phối chiếm 12%. Thặng dư vốn cổ phần tăng mạnh 6128% trong năm 2010 đến từ thặng dư từ việc bán 15% vốn cổ phần cho CBA, cho thấy việc bán vốn cổ phần cho đối tác chiến lược này đã mang đến nhiều lợi ích cho VIB đặc biệt việc mặt tài chính được thị trường tài chính Việt Nam đánh giá là một thương vụ mua bán thành công nhất trong thị trường ngân hàng với mức giá bán 1 cổ phần là 46.000 đ. Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của VIB từ năm 2006 – 2010 ĐVT: tỷ đồng Cơ cấu Năm 2006 Tỷ trọng Năm 2007 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2008 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2009 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2010 Tỷ trọng Tăng trƣởng Vốn chủ sở hữu 1.190 100% 2.183 100% 83% 2.293 100% 5% 2.949 100% 29% 6.593 100% 124% Vốn và các quỹ 1.190 100% 2.183 100% 83% 2.293 100% 5% 2.949 100% 29% 6.593 100% 124% Vốn của TCTD 1.021 86% 2.065 95% 102% 2.042 89% -1% 2.401 81% 18% 5.653 86% 135% - Vốn điều lệ 1.000 84% 2.000 92% 100% 2.000 87% 0% 2.400 81% 20% 4.000 61% 67% - Thặng dư vốn cổ phần 21 2% 65 3% 217% 65 3% 0% 27 1% -59% 1.653 25% 6128% - Cổ phiếu quỹ - 0% - 0% (23) -1% (25) -1% 8% (0) 0% -100% Quỹ của TCTD 18 2% 32 1% 78% 82 4% 155% 83 3% 1% 152 2% 83% Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 0% 2 0% - 0% -100% - 0% - 0% Lợi nhuận chưa phân phối 151 13% 84 4% -45% 169 7% 102% 465 16% 175% 788 12% 70% “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Đối với vốn điều lệ thì vốn điều lệ của VIB tăng dần từ năm 2006 đến 2010. Đến thời điểm 31/12/2010, VIB đã đáp ứng được mức vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng theo đúng lộ trình của Nghị định 141 của NHNN về mức vốn điều lệ. Song song với 26 việc đáp ứng mức vốn điều lệ này, ngày 01/09/2010 cũng như ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB là CBA đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 15%. Dự kiến sau khi được NHNN và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì CBA sẽ nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần từ 15% lên 20% ngay trong đầu năm 2011. ĐVT: tỷ đồng Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn điều lệ của VIB “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” 2.2.1.2/ Vốn huy động: Nhận thức được yếu tố quan trọng của vốn huy động trong hoạt động ngân hàng, từ năm 2006 nguồn vốn huy động của VIB đều tăng trưởng mạnh qua từ năm 2006 đến 2010 với mức tăng bình quân là 58,45%. Việc tăng trưởng vốn huy động này được tăng đều qua đủ các kênh huy động từ tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp, phát hành giấy tờ có giá đến tiền gửi của các TCTD và tiền vay của các TCTD. a/ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Vốn huy động của VIB tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010 với tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của giai đoạn này là 58%/năm. Năm 2007 là năm mà tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB rất ấn tượng đạt đến 110% đánh dấu cho một bước tăng trưởng trong giai đoạn mới của VIB. Vốn huy động của VIB năm 2008 chỉ tăng 1,93% so với năm 2007 do những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính của năm 2008. Thị trường vốn năm 2008 có nhiều biến động bất 27 thường, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém.. Tuy nhiên, từ năm 2009 đặc biệt là trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 54,31%, năm 2010 đạt 67,29% do ban lãnh đạo Ngân hàng đã đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mại đồng thời thương hiệu VIB ngày càng được nhiều người biết đến thông qua chiến lược định vị lại thương hiệu trong năm 2009. ĐVT: tỷ đồng 14,858 31,244 31,848 49,145 82,217 0 110.3% 1.93% 54.31% 67.29% 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng vốn huy động Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” b/ Cơ cấu nguồn vốn huy động:  Phân loại theo loại tiền gửi: Vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 80% trở lên trong tổng vốn huy động. Do đối tượng khách hàng chính của VIB cũng là các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và lãi suất huy động bằng VNĐ luôn cao hơn lãi suất huy động bằng ngoại tệ nên đây cũng là một hạn chế trong huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tại VIB. Tuy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đã được duy trì tương đối ổn định qua các năm. Năm 2010, huy động bằng ngoại tệ của VIB tăng mạnh, chiếm 19,99% trong tổng nguồn vốn huy động nguyên nhân là do 28 trong năm 2010 VIB đã thu hút được lượng ngoại tệ lớn từ nguồn vốn của CBA chuyển qua khi thực hiện mua cổ phần tại VIB, đây cũng là một nguồn ngoại tệ có giá trị tạo lợi nhuận rất lớn cho VIB trong điều kiện tỷ giá tăng rất mạnh vào những tháng cuối năm 2010. ĐVT: % Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại tiền tệ “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”  Phân loại theo kỳ hạn gửi: ĐVT: % Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo kỳ hạn gửi “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Trong cơ cấu vốn huy động từ năm 2006 đến 2010 thì tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (trung – dài hạn) luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và giấy tờ có giá, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này cho thấy tính ổn định của cơ cấu vốn huy động là rất cao. Cơ cấu vốn từ năm 2007 đến 2008 thì giấy tờ có giá luôn chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, thậm chỉ trong năm 2006 trong cơ cấu huy động vốn không có giấy tờ có giá 29 và có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008, tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi dần từ năm 2009 đến nay khi năm 2009 vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá đã tăng mạnh do trong năm 2009 lần đầu tiên, VIB đã phát hành thành công 1.330 tỷ đồng trái phiếu (vượt quá con số dự tính là 1.000 tỷ đồng) với tên gọi VIBBOND 0109. Việc tăng nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trung và dài hạn. VIB đã xác định phát hành trái phiếu sẽ là kênh huy động vốn định kỳ, thường xuyên tại VIB do từ ngày 10/08/2009, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM chỉ là 30%. Vì vậy, kênh huy động vốn trái phiếu vừa là nguồn vốn ổn định vừa đảm bảo cho các hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn của VIB.  Phân loại theo loại huy động: ĐVT: % Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại huy động “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB từ năm 2006-2010 thì tiền gửi từ các TCKT, dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ 62% năm 2007 đã lên tới 72,45% tổng nguồn vốn huy động vào năm 2010. Đây chính là nguồn vốn huy động chủ lực lâu dài và bền vững trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tiền gửi từ các TCKT, dân cư luôn được VIB chú trọng, là trọng tâm trong định hướng phát triển của VIB bằng các chính sách thu hút khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ thông qua các chiến lược tiếp thị rộng rãi trên cả nước. 30 Tiếp sau nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT, dân cư thì khoảng 30% vốn huy động của VIB đến từ vốn huy động từ các TCTD. Trong thời gian qua, VIB không vay từ NHNN và các TCTD khác do VIB luôn duy trì mức thanh khoản tốt và nguồn vốn huy động từ 02 kênh huy động từ TCTD khác, TCKT và dân cư tương đối đủ cho nhu cầu sử dụng vốn. c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế: ĐVT: % Biểu đồ 2.6: Thị phần huy động vốn của VIB từ 2006 - 2010 “Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo” Thị phần huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trong tổng vốn nền kinh tế đang có sự tăng trưởng đều từ năm 2006 đến 2010 cho thấy bước phát triển tốt của VIB trong việc huy động vốn và nâng cao vị trí của VIB trong thị phần của ngành ngân hàng Việt Nam. Trong thị phần huy động vốn năm 2010, huy động vốn của VIB đứng thứ 10 trong các NHTM CP Việt Nam. Biểu đồ 2.7: Thị phần huy động vốn của VIB năm 2010 so với các ngân hàng khác “Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo” 31 2.2.2/ Thực trạng hoạt động cấp tín dụng: 2.2.2.1/ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: ĐVT: tỷ đồng 9,137 16,744 19,775 27,353 41,731 0 83.25% 18.10% 38.32% 52.57% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng Biểu đồ 2.8: Tổng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Dư nợ tín dụng của VIB tăng trưởng mạnh từ năm 2006 đến năm 2010 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 38,45% đặc biệt có 2 năm tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới 83,25%/năm và năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 52,57%. Trong đó năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất còn năm 2010 là năm có dư nợ tín dụng cao nhất. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt 18,10% thấp hơn mức 20,6% của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Nguyên nhân do lãi suất huy động và cho vay tăng mạnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, những thay đổi mạnh mẽ này đã có nhiều chuyển biến bất lợi ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu toàn ngành tăng cao, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên ban lãnh đạo đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và thay đổi khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chất lượng hoạt động thay vì mở rộng thị phần. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt tới 52,57%. 32 Đây là mức tăng tương đối tốt, vượt qua chỉ tiêu kế hoạch được giao. Mức tăng trưởng này do các chính sách tích cực từ năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng đến trong năm đầu năm 2010 đặc biệt trong năm 2010 nhờ lượng vốn tăng từ bán cổ phần cho CBA đã hỗ trợ một phần đến nguốn vốn cho hoạt động tín dụng. 2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay: a/ Phân theo loại tiền tệ: ĐVT: % Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo loại tiền tệ “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ của Ngân hàng thì dư nợ cho vay bằng Việt Nam đồng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 80%. Phần dư nợ bằng ngoại tệ và vàng của VIB luôn chiếm tỷ trọng dưới 25% trong tổng dư nợ cho vay, ngoại trừ năm 2007 chiếm 32,48%. Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của việc cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh. Nguyên nhân của việc cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh thứ nhất do từ năm 2008 các quy định của NHNN Việt Nam về cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng được phép ngày càng siết chặt hơn, đây là hạn chế khi VIB thừa nguồn ngoại tệ nhưng không thể cho vay vì khách hàng không đúng đối tượng. Thứ hai là VIB phải bảo toàn nguồn cho vay bằng ngoại tệ của mình không gặp rủi ro về tỷ giá, đây cũng là một hạn chế khiến cho VIB giảm cho vay bằng ngoại tệ trong thời gian gần đây do biến động tỷ giá VND/USD ngày càng diễn biến phức tạp, dễ biến động dẫn đến rủi ro tỷ giá rất cao. 33 b/ Phân theo thời hạn vay ĐVT: % Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo thời hạn vay “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn chiếm khoảng 59% - 65% tổng dư nợ vay, dư nợ trung – dài hạn chiếm khoảng 35% - 41% tổng dư nợ vay. Ta thấy, các tỷ trọng có biến động nhưng mức độ biến động không cao, chứng tỏ cơ cấu dư nợ của Ngân hàng phân theo thời hạn vay tương đối ổn định từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay trung dài hạn lại có sự thay đổi cho nhau. Nếu năm 2007, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay dài hạn thì từ năm 2008 đến nay, tỷ trọng cho vay trung hạn dần bị thay thay thế bởi cho vay dài hạn. Năm 2008 là năm cho vay dài hạn tăng mạnh nhất, chiếm 22,58% tổng dư nợ. Lý do cho những thay đổi trên đó chính từ năm 2008 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo dài, những bất ổn kinh tế không thể dự đoán trước dẫn đến các khoản vay trung dài hạn rủi ro nhiều hơn khiến VIB thận trọng trong việc cấp các khoản tín dụng trung dài hạn ngoài ra từ 10/08/2009, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM chỉ là 30% đều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ cho vay trung dài hạn. 34 c/ Phân theo mục đích vay: ĐVT: % Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo mục đích vay “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay VIB giai đoạn năm 2006-2010, từ 63,25%-76,80%, tuy nhiên có sự giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn 2006 – 2008, cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao từ 72,2% đến 76,80% nhưng từ giai đoạn 2009 – 2010 cho vay tiêu dùng đã tăng dần tỷ trọng hơn và đạt mức cao nhất 36,75% vào năm 2010. Điều này cho thấy VIB đang dần quan tâm hơn đến cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đã được các tổ chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước đánh giá là lĩnh vực đầy tiềm năng và sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian tới. Cùng với xu hướng trên thì tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ là một trong những định hướng lớn trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của VIB và được đánh dấu bằng sự thành lập Khối ngân hàng bán lẻ vào ngày 16/03/2009. 2.2.2.3. Thị phần tín dụng: Thị phần tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trong tổng vốn nền kinh tế có lúc tăng lúc giảm từ năm 2006 đến 2010. Việc tăng giảm thị phần từng giai đoạn này một phần đến từ cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan. 35 ĐVT: % Biểu đồ 2.12: Thị phần tín dụng của VIB “Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo” Nguyên nhân khách quan là các NHTM khác đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn VIB với các chính sách tín dụng mở rộng, đầy ưu đãi cho khách hàng. Nguyên nhân chủ quan đối với việc giảm thị phần tín dụng trong giai đoạn trên là từ chính sách tín dụng của VIB rất thận trọng trong việc thẩm định, đánh giá, lựa chọn khách hàng tín dụng do từ giai đoạn 2008 đến nay tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn nên VIB từng giai đoạn từng thời điểm luôn đặt mục tiêu quản lý chất lượng tín dụng lên hàng đầu đều này ảnh hưởng phần nào đến thị phần của VIB trên thị trường. Trong thị phần tín dụng năm 2010, khả năng cung ứng vốn của VIB đứng thứ 10 trong các NHTM CP Việt Nam. Biểu đồ 2.13: Thị phần tín dụng của VIB năm 2010 so với các ngân hàng khác “Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo” 36 2.2.2.4. Chất lượng nợ cho vay: Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ của VIB từ 2006 – 2010 ĐVT: tỷ đồng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 16.414 98.03% 19.130 96.74% 26.886 98.29% 40.912 98.04% Nợ quá hạn 329 1.97% 645 3.26% 467 1.71% 818 1.96% - Nợ xấu 208 63.3% 365 56.5% 349 74.7% 663 81.0% “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Do năm 2006 tác giả không thu thập được số liệu phân loại nợ của VIB nên đã bỏ qua việc phân tích chất lượng nợ cho vay của năm này. Nợ quá hạn từ năm 2007-2010 của VIB chiếm tỷ lệ không đáng kể, từ 1.96% đến 3,26%. Năm 2009 là năm chất lượng tín dụng tốt nhất, dư nợ cho vay tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 1,71% tổng dư nợ trong khi tỷ lệ nợ xấu là 1,28% thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành ngân hàng là 2,2%. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn của VIB cao nhất tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Đây là một vấn đề hết sức lo ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của VIB trong suốt năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nên rất nhiều khách hàng vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cộng thêm chi phí lãi vay tăng cao khiến cho một số khách hàng vay mất khả năng trả nợ, không trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên trong tỷ lệ nợ quá hạn đó thì nhóm nợ xấu chỉ chiếm 1,84% so với mức chung toàn ngành ngân hàng là 2,2% nên nhìn chung trong giai đoạn này chất lượng nợ cho vay của VIB vẫn tương đối tốt. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,96% tăng 15% so với năm 2009 trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm đến 81% điều đó cho thấy chất lượng tín dụng năm 2010 đã xấu đi so với năm 2009. 2.2.3/ Thực trạng cung cấp các dịch vụ tài chính 2.2.3.1/ Dịch vụ thanh toán Đối với dịch vụ chuyển tiền trong nước: Trong những năm qua VIB không ngừng đổi mới và mở rộng các dịch vụ về thanh toán nhằm đảm bảo công tác thanh toán được thông suốt, nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu luân chuyển vốn của nền kinh tế, ngày càng gia tăng khả năng tiện ích của 37 các dịch vụ ngân hàng. Trong các phương thức thanh toán được sử dụng tại VIB thì phương thức thanh toán qua điện tử liên ngân hàng và thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các TCTD được sử dụng nhiều nhất và chủ yếu nhất. Việc VIB lựa chọn phương thức thanh toán qua điện tử liên ngân hàng và qua tài khoản tiền gửi tại các TCTD khác do 2 phương thức thanh toán này có các ưu thế nổi trội hơn như: nhanh chóng, tiện lợi và độ chính xác cao Đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế: với mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp toàn thế giới, chất lượng thanh toán Swift quốc tế, hệ thống công nghệ hiện đại. Đặc biệt, phương thức giao dịch qua Fax/scan/email và chuyền tiền trực tiếp qua VIB4U giúp khách hàng không phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được giao dịch. 2.2.3.2/ Các dịch vụ khác a/ Hoạt động kinh doanh thẻ Công tác phát hành thẻ của VIB cũng có bước tăng trưởng mạnh qua các năm. VIB hiện đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại thẻ phục vụ đa dạng các mục đích và nhu cầu sử dụng bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa VIB Values, Thẻ trả trước nội địa VIB giftcard, thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip Mastercard và Thẻ trả trước quốc tế VIB Mastercard. Tháng 10/2010, VIB ra mắt Thẻ trả trước quốc tế VIB MasterCard đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Chỉ sau 2 tháng ra mắt, VIB đã phát hành được 3000 thẻ trả trước quốc tế VIB Mastercard phục vụ nhu cầu thanh toán và chi tiêu của khách hàng. Đến hết năm 2010, tổng số lượng thẻ mà VIB đã phát hành (bao gồm thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa và trả trước nội địa) đạt 650.000 thẻ. Trong đó thẻ nội địa đạt 615.765 thẻ và thẻ quốc tế tăng 51% đạt 34.235 thẻ. Về mạng lưới chấp nhận thẻ: tính đến cuối năm 2010, VIB có gần 110 máy ATM và 1.000 POS. Cùng với hơn 10.000 máy ATM và gần 40.000 POS của liên minh thẻ và hệ thống ATM, POS của các Tổ chức thẻ quốc tế Visa International và Master Card, mạng lưới chấp nhận thẻ của VIB đạt độ bao phủ rộng lớn. Tháng 4/2010, VIB kết nối thành công với hệ thống ATM của VNBC, theo đó, chủ thẻ của 38 VIB có thể giao dịch tại mạng lưới máy ATM rộng khắp của các liên minh thẻ Smartlink, Banknetvn và VNBC. VIB cũng đã kết nối thành công hệ thống điểm chấp nhận thẻ (POS) với các ngân hàng trong liên minh Smartlink, Banknetvn, đem đến cho chủ thẻ thanh toán của VIB mạng lưới hàng triệu POS trên toàn quốc. b/ Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VIB được áp dụng từ năm 2009 với công nghệ hiện đại, an toàn, bảo mật thông tin: VIB4U sử dụng chứng chỉ số của Website và thiết bị bảo mật Token Key do hãng Verisign (công ty chuyên về các giải pháp và bảo mật hàng đầu của Mỹ) cung cấp. c/ Hoạt động tài trợ thƣơng mại: VIB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình xử lý chứng từ tập trung (Trade Hub) với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Liên tiếp nhiều năm nhận giải thưởng ngân hàng thanh toán quốc tế xuất xắc từ tập đoàn Citibank, HSBC, Wells Fargo Bank. d/ Dịch vụ quản lý dòng tiền: Dịch vụ quản lý dòng tiền của VIB được triển khai từ năm 2008 nhằm giảm thiểu tối da thời gian, chi phí quản lý tiền giúp quản lý khoản phải thu, khoản phải chi một cách hiệu quả, theo dõi và chủ động được nguồn tài chính cho doanh nghiệp Công nghệ hiên đại, tự động chuyển tiền từ nhiều tài khoản con về một tài khoản mẹ và ngược lại đồng thời nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp còn sinh lời một cách tối đa. Từ năm 2008 đến nay, VIB đã ký kết một số hợp đồng quản lý dòng tiền với các công ty lớn như: Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty dầu Việt Nam, công ty cổ phần bảo hiểm AAA,… d/ Các dịch vụ khác: bảo lãnh cá nhân, sản phẩm hợp tác bảo hiểm, chi hộ lương, ngân quỹ, bao thanh toán… 2.2.4/ Thực trạng về mạng lƣới hoạt động Đến 31/12/2010, Ngân hàng Quốc Tế có 01 Hội sở chính tại 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, 01 sở giao dịch và 133 đơn vị kinh doanh bao gồm: 48 Chi nhánh (trong đó có 01 Sở Giao dịch, 26 Chi nhánh đầu mối và 21 Chi nhánh cơ 39 sở), 81 Phòng Giao dịch và một Điểm Giao dịch trực thuộc Chi nhánh VIB Hồ Chí Minh, 2 Quỹ tiết kiệm tại 27 tỉnh thành phố. Từ năm 2006 đến 2010 VIB đã có nhiều nỗ lực để phát triển mạg lưới hoạt động. Số lượng đơn vị kinh doanh đã tăng từ 59 lên 133 địa điểm. Biểu đồ 2.14: Số đơn vị kinh doanh của VIB “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” 2.2.5/ Thực trạng năng lực công nghệ Tháng 9/2009, VIB chính thức ký hợp đồng tư vấn chiến lược công nghệ với công ty tư vấn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin thuộc tập đoàn IBM Global Business Service. Cuối tháng 12/2009, Trung tâm công nghệ ngân hàng đã chính thức hoàn thành chiến lược phát triển công nghệ đến hết 2013. Trong thời gian qua VIB đã phát triển và đẩy mạnh các dịch vụ tài chính điện tử như thông qua việc truy cập, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho các hoạt động thường ngày như: mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, vé máy bay thông qua việc đã hoàn thành việc triển khai dịch vụ kết nối thanh toán với các đối tác Smartlink, VNPAY, VietnamIT, Chợ điện tử, VNDebit, Vinagame, VTConline, Mobivi tạo ra một hệ thống dịch vụ thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến, đặt vé máy bay, thanh toán điện thoại trả sau, ví điện tử... đồng thời triển khai và xây dựng hệ thống Mobibanking và thí điểm với hơn 700 khách hàng sử dụng thường xuyên. 2.2.6/ Thực trạng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý  Về nguồn nhân lực: Tính đến 31/12/2010, tổng số nhân viên toàn hệ thống VIB là 3.243 cán bộ. Trong đó các cán bộ nhân viên có trình độ từ Cao đẳng, Đại học chiếm 88,4%; trình 40 độ trên Đại học chiếm 3,1%. VIB được coi là một ngân hàng trẻ với 71,3% nhân viên có tuổi đời dưới 30 tuổi. Con người luôn được xác định là tài sản quý giá nhất của VIB, với phương châm này việc đào tạo đội ngũ nhân viên luôn được Ban lãnh đạo chú trọng. Số lượng nhân sự tăng dần theo tốc độ phát triển kinh doanh của VIB qua từng năm. Biểu đồ 2.15: Số lượng nhân sự của VIB “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”  Về cơ cấu tổ chức: VIB đã chuyển đổi thành công sang cơ cấu mô hình tổ chức mới theo chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2009 - 2013. Dự án Chuyển đổi Hệ thống chi nhánh được triển khai từ năm 2009, trong đó VIB đưa ra một mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, với diện mạo công sở mới, hướng theo chuẩn mực quốc tế và đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Năm 2010, VIB đã thực hiện chuyển đổi thành công 61 đơn vị tại 3 trên 9 vùng kinh doanh của VIB trên khắp cả nước. Theo đó, tại các chi nhánh được chuyển đổi cán bộ nhân viên đã thực sự nâng cao hiệu quả làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phát triển năng lực cá nhân. Từ cuối năm 2009, VIB tiến hành thành lập một số đơn vị mới như khối quản lý rủi ro, khối nghiệp vụ tổng hợp, văn phòng quản lý sự thay đổi, tái cấu trúc lại khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng cá nhân, triển khai thi điểm cơ cấu vùng và hệ thống chi nhánh kiểu mới...với cơ cấu quản lý theo từng khối, từng vùng. 2.2.7/ Thực trạng về chất lƣợng dịch vụ Những năm trước đây, do việc nâng cao chất lượng dịch vụ không được đặt lên mục tiêu hàng đầu, chất lượng dịch vụ không có gì vượt trội so với các ngân hàng 41 khác thậm chí chất lượng dịch vụ còn yếu kém so với các ngân hàng TMCP đang cạnh tranh như: Ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam…Do đó, với mục tiêu đẩy mạnh chất lượng dịch vụ từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, VIB đã làm việc tích cực với đối tác BCG (The Boston Consulting Group) - đơn vị tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và hoàn tất bộ chiến lược kinh doanh mới cho VIB. Từ lúc triển khai vào đầu năm 2010, dự án đã có những bước triển khai bài bản từ đào tạo nguồn lực bằng cách tổ chức nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ phù hợp và nâng cao về kỹ năng, thông qua việc áp dụng các mô hình kinh doanh và dịch vụ mới. Ngoài ra diện mạo cảm quan tại các chi nhánh cũng được cải thiện đáng kể theo hướng phục vụ tối đa các nhu cầu giao dịch của khách hàng. Trong năm 2009, VIB tiếp tục nâng cấp Trung tâm dịch vụ khách hàng (Call Center), biến trung tâm thành người bạn tin cậy, chuyên cung cấp thông tin, tư vấn và giải đáp các yêu cầu của khách hàng 24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần với năng lực có thể phục vụ gần 20 khách hàng cùng một thời điểm. 2.2.8/ Vị thế thương hiệu, chiến lược xây dựng thương hiệu Chiến lược tái định vị thương hiệu (thực hiện với tư vấn của Interbrand - tổ chức tư vấn thương hiệu hàng đầu thế giới) được coi là viên gạch đầu tiên, là nền tảng để thúc đẩy chiến lược kinh doanh. Năm 2009, VIB đã triển khai thành công dự án tái định vị thương hiệu, thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện, hệ thống nhận diện thương hiệu mới được triển khai trên toàn hệ thống. Chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2009 - 2013 được VIB khởi động bằng dự án tái định vị thương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn toàn mới và đặc biệt ấn tượng và đã được ra mắt vào ngày 09/09/2009. Ngoài ra công tác truyền thông thương hiệu của VIB cũng đã được triển khai tốt thể hiện qua việc thương hiệu của VIB hiện diện thường xuyên trên các chương trình Hội nhập trên VTV1, chương trình truyền hình trực tiếp nhân sự kiện giới thiệu chiến lược thương hiệu mới, quảng cáo quy mô trên toàn quốc chiến lược 42 thương hiệu mới trên nhiều kênh: tivi, báo in, báo mạng… Cùng với việc truyền thông ra bên ngoài VIB cũng đã thực hiện tốt công tác truyền thông nội bộ qua Bản tin của VIB. 2.3/ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010: 2.3.1/ Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí Chênh lệch thu- chi từ năm 2006-2010 có sự tăng trưởng mạnh sau khi có sụt giảm đáng kể vào năm 2008. Nếu giai đoạn năm 2007-2008 chênh lệnh thu chi giảm mạnh khoảng 54% thì từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng trưởng chênh lệch thu chi trung bình là 123%. Bảng 2.3. Cơ cấu thu chi của VIB từ năm 2006 - 2010 ĐVT: triệu đồng Cơ cấu thu chi Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - Thu nhập lãi 1.030.878 1.949.745 4.098.267 3.721.763 6.821.796 - Thu từ các khoản phí & dịch vụ 53.187 91.785 145.539 203.138 303.864 - Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại tệ (3.490) 13.714 69.389 122.213 97.562 - Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán 44.141 80.642 (78.302) 67.443 12.798 - Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 6.273 17.372 10.395 9.931 19.196 - Thu nhập khác 42.196 29.155 68.671 164.726 119.359 1. Tổng thu nhập 1.173.185 2.182.413 4.313.959 4.289.214 7.374.575 - Chi phí lãi 641.805 1.240.563 3.279.493 2.586.595 4.727.048 - Chi trả phí & dịch vụ 11.311 23.614 36.369 46.873 72.514 - Chi phí nhân viên và hoạt động quản lý công cụ 180.877 357.691 550.952 798.955 1.119.263 - Chi phí khấu hao 17.675 30.266 55.126 67.647 71.567 - Các chi phí hoạt động khác 13.699 34.008 88.098 62.482 40.649 - Dự phòng rủi ro tín dụng 107.812 70.572 73.476 112.351 292.301 - Chi phí thuế TNDN 53.916 116.877 61.601 151.095 260.304 2. Tổng chi phí 1.027.095 1.873.591 4.145.115 3.825.998 6.583.646 3. Chênh lệch thu-chi 146.090 308.822 168.844 463.216 790.929 “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” Trong giai đoạn này, nguồn thu nhập chủ yếu là từ thu nhập lãi, thu nhập lãi năm 2007 chiếm 90%, năm 2008 thu nhập lãi chiếm đến 95% tổng thu nhập tăng 110%, trong khi chi phí lãi năm 2008 tăng đến 164%, tuy nhiên chi phí lãi chỉ chiếm đến 79% tổng chi phí. Nhưng đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm 43 lợi nhuận của năm 2008. Mặc dù, nguồn thu nhập từ phí và dịch vụ tăng 59% so với năm 2007, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tăng 405% so với năm 2007 cũng không thể bù lại chi phí lãi quá cao trong năm 2008 do những biến động về lãi suất đầu vào và đầu ra quá lớn. Tương ứng với doanh thu đóng góp vào lợi nhuận thì trong cơ cấu chi phí của VIB chi phí lãi chiếm 67% đến 72%, chi phí nhân viên và quản lý công cụ chiếm từ 17% đến 20%, chi phí dịch vụ chiếm khoảng 1% và các chi phí hoạt động khác chiếm khoảng 1%. ĐVT: triệu đồng - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2006 2007 2008 2009 2010 146,090 308,822 168,844 463,216 790,929 Biểu đồ 2.16: Chênh lệch thu chi của VIB qua các năm “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” 2.3.2/ Hiệu suất sử dụng vốn: ĐVT: % Biểu đồ 2.17: Hiệu suất sử dụng vốn của VIB qua các năm “Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB” 44 Hiệu suất sử dụng vốn của VIB giai đoạn năm 2006 - 2010 có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2010. Nếu năm 2006 là hiệu suất sử dụng vốn là 60.97%, năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn là 53,59% khi mức chênh lệch thu chi của năm 2007 tăng trưởng mạnh thì đến năm 2008 đạt 62,09% tuy nhiên năm 2008 là năm sụt giảm lợi nhuận mạnh của VIB. Đến năm 2009 và 2010, hiệu suất sử dụng vốn đạt đến 55,66% vào năm 2009 và 50,76% vào năm 2010 và tương ứng là những năm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tăng mạnh. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2006 đến 2010 việc sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay càng nhiều là việc đầu tư không hiệu quả do từ năm 2008 đến nay là những năm khó khăn đối hoạt động cho vay của ngân hàng do tình hình lãi suất biến động mạnh ảnh hưởng mạnh đến chi phí lãi và thu nhập từ lãi. Việc tăng trưởng tín dụng quá mạnh đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn trong giai đoạn này có thể nói không hiệu quả vì tình hình kinh tế vĩ mô có quá nhiều biến động ảnh hưởng đến nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Vì vậy, một trong những chính sách của VIB là tăng trưởng tín dụng thận trọng giảm bớt kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của mình mà VIB còn nhiều kênh kinh doanh khác n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_ngan_hang_tmcp_quoc_te_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan