Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp: 1 Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp 2 LỜI NÓI ĐẦU Ngành CNĐT Việt Nam nói chung và ngành CNĐT Hà Nội nói riêng bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành CNĐT mới phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tin học- viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu. Hiện nay, ngành CNĐT Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế cùng cả nước. Thủ đô Hà Nội với vai trò là “ trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” đã, đang và sẽ phải đi đầu ...

pdf126 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp 2 LỜI NÓI ĐẦU Ngành CNĐT Việt Nam nói chung và ngành CNĐT Hà Nội nói riêng bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành CNĐT mới phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tin học- viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu. Hiện nay, ngành CNĐT Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế cùng cả nước. Thủ đô Hà Nội với vai trò là “ trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” đã, đang và sẽ phải đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH nên ngành CNĐT luôn được đặt trong số những ngành được ưu tiên phát triển. Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành CNĐT Thủ Đô Hà Nội trong thời gian 2001- 2010 ghi rõ: “ Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao…Trước mắt ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành điện - điện tử – tin học, cơ kim khí, dệt – may, da dày, chế biến thực phẩm và vật liệu mới”. Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “ Các ngành công ngiệp chủ lực được xác định theo thứ tự: điện - điện tử – thông tin, cơ kim khí, dệt may da dày, chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu”. Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho sự phát triển của ngành CNĐT Hà Nội. Một mặt Hà Nội có thể xây dựng chiến lược “đi tắt đón đầu” trong công nghệ để nhanh chóng xây dựng hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường hàng điện tử Hà Nội còn non trẻ, các sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường hàng điện tử nước ngoài. 3 Đánh giá đúng thực trạng của ngành CNĐT Hà Nội để từ đó có những giải pháp đầu tư phát triển ngành là một vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy nên em chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung Chương II: Thực trạng tình hình đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Chương III: Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Do vấn đề đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội là một vấn đề mới và phức tạp, điều kiện về số liệu chưa được cung cấp một cách đầy đủ. Mặt khác, do trình độ và thời gian hạn chế nên đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm: Đối tượng nghiên cứu: Là ngành CNĐT Hà Nội bao gồm các lĩnh vực sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông). Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện tử – tin học – viễn thông thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội (các doanh nghiệp trung ương và địa phương). Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong được các thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình làm đề tài này, em đã được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa và các cô chú ở Phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, Thạc sỹ Từ Quang Phương – Trưởng bộ môn kinh tế đầu tư và cô Vũ Thanh Hương, Chuyên viên thuộc phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch đã trực tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành chuyên đề này. 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, chúng ta có thể có các cách hiểu khác nhau về đầu tư (còn gọi là hoạt động đầu tư). Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự gia tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (Nhà máy, đường xá…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế đều được thụ hưởng. Theo nghĩa hẹp thì đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi một quốc gia thì chỉ có các hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư phát triển. Từ đây, ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 5 2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác là Thứ nhất: Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Tiền, vật tư, lao động cần huy động cho một công cuộc đầu tư là rất lớn và phải sau một thời gian khá dài thực hiện đầu tư chúng mới phát huy tác dụng. Thứ hai: Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Thứ ba: Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Thứ tư: Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm tháng, có khi hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăngco Vat ở Campuchia… Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư phát triển Thứ năm: Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa hình, thời tiết tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Thí dụ: Quy mô đầu tư để xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than tuỳ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển than cũng không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. Đối với nhà máy thuỷ điện, công suất phát điện tuỳ thuộc nhiều vào nguồn nước nơi xây dựng công trình. Sự cung cấp điện đều đặn, thường xuyên phụ thuộc nhiều vào tính ổn định của nguồn nước. Không thể di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những máy tháo rời do các nhà máy sản xuất ra từ địa điểm này đến địa điểm khác. Việc xây dựng các nhà máy ở nơi địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng công trình. 6 Thứ sáu: Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do đó, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. II- ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ 1.Khái quát về ngành CNĐT 1.1– Khái niệm công nghiệp điện tử Điện tử – viễn thông – công nghệ thông tin là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ như một ngành công nghiệp chung – công nghiệp điện tử. Như vậy, công nghiệp điện tử được xác định là ngành công nghiệp sản xuất thiết bị (điện dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin, viễn thông); sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm; các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông). 1.2- Đặc điểm của ngành CNĐT - Đặc điểm về công nghệ: CNĐT là ngành có công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh. Công nghệ điện tử là động lực thúc đẩy và phát huy tác dụng của nhiều công nghệ khác, kéo theo những biến đổi mang tính dây chuyền, vì vậy được coi là công nghệ cơ sở của xã hội hiện đại. Không có công nghệ điện tử sẽ không có công nghiệp hoá ở trình độ hiện nay. CNĐT luôn gắn liền với cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Ngành công nghiệp này cần lượng vốn rất lớn để đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai và đổi mới công nghệ nên hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng trên thế giới đều thuộc về các công ty, tập đoàn sản xuất mạnh về công nghệ (Sony, LG, Fujitsu, Toshiba, Masushita…). - Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của ngành CNĐT có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi, giá trị phần mềm và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Chu kỳ sống của sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của công nghệ. 7 - Đặc điểm về thị trường: Các tập đoàn, các hãng điện tử lớn luôn cạnh tranh gay gắt trong việc chiếm lĩnh thị trường, đồng thời lại phải liên kết, hợp tác với nhau để lập nên mạng lưới sản xuất, kinh doanh trên phạm vi thế giới. 1.3 – Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử Các sản phẩm CNĐT được phân loại theo nhiều cách khác nhau, thông thường chúng được phân thành: - Thiết bị điện tử dân dụng: Là các thiết bị điện tử được sử dụng trong đời sống sinh hoạt gia đình như: radio, máy thu hình, radio cassette, đầu video, đầu CD, VCD, DVD… - Thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng: Là các thiết bị điện tử dùng cho các ngành công nghiệp, giao thông – vận tải, y tế, hải quan, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học… - Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT): Bao gồm các loại máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi… - Thiết bị viễn thông: Là tất cả các thiết bị điện tử dùng để phục vụ liên lạc, trao đổi, truyền tin… - Phần mềm: Bao gồm tất cả các loại phần mềm hệ thống, phần mềm nhúng, phần mềm ứng dụng…sử dụng trong các loại máy tính, máy móc chuyên dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử dân dụng… - Thiết bị công nghệ CNĐT thuộc công nghiệp chế tạo máy công cụ cho CNĐT Ngoài ra, theo giác độ của các nhà sản xuất còn có thể phân loại như sau: - Vật liệu điện tử: Gồm vật liệu bán dẫn, vật liệu quang tử, vật liệu gốm, vật liệu kim loại hay hợp kim, vật liệu polyme, vật liệu hữu cơ.. - Linh kiện và cấu kiện điện tử: Gồm linh kiện thụ động, linh kiện tích cực, các loại mạch tích hợp (IC), linh phụ kiện có liên quan nhiều đến cơ khí, nhựa và các ngành công nghiệp khác, đèn hình, các bộ hiển thị, các bảng mạch điện tử… - Các thiết bị phần cứng điện tử, tin học viễn thông. - Các phần mềm bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm hỗ trợ thiết kế, phần mềm hỗ trợ quản lý, các phần mềm tiện ích, các phần mềm giải trí, phần mềm hỗ trợ giáo dục, đào tạo, y tế… 8 2. Đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT Từ đặc điểm ngành CNĐT đã nêu ở trên, chúng ta có đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT như sau: Thứ nhất: Vốn đầu tư cho phát triển ngành CNĐT thường rất lớn, tỷ lệ lãi cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và không bị hạn chế phát triển như một số ngành khác. Do vậy, đầu tư phát triển ngành CNĐT là hoạt động đầu tư trọng điểm của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Thứ hai: Tốc độ các hoạt động đầu tư trong ngành CNĐT thường thường diễn ra rất nhanh chóng. Điều này là do cơ cấu sản phẩm CNĐT luôn thay đổi và chu kỳ sống của các sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn. Thứ ba: Trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành CNĐT thì vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ thường chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng từ 50-60% tổng vốn đầu tư dành cho phát triển ngành. Thứ tư: Song song với việc đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm CNĐT, phải tiến hành đầu tư phát triển các ngành sản xuất phụ trợ như sản xuất nhựa, xốp… Thứ năm: Vốn đầu tư dành cho hoạt động thu hút, đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, cho thiết kế sản phẩm, nghiên cứu triển khai… thường chiếm một phần đáng kể trong vốn đầu tư phát triển ngành. 3.Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành CNĐT CNĐT là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. CNĐT đặc biệt là CNTT đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, trở thành cơ sở nền tảng trong các lĩnh vực kinh tế – an ninh – quốc phòng của mọi quốc gia. CNĐT được coi là một trong những ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao và góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu, tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực như sản xuất chế tạo, tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, vận tải, môi trường…Có thể coi CNĐT và CNTT là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và mang tính toàn cầu hoá. Do vậy, hầu hết các nước công nghiệp phát triển và phần lớn những nước đang phát triển đều có những chính sách quốc gia nhằm phát triển CNĐT; trong đó phải kể đến các nước đi đầu như Mỹ, EU, Nhật Bản và những nước áp dụng thành công như NiCs, ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ… 9 Ngành CNĐT đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tiếp thu nhanh những tiến bộ trong khoa học – công nghệ – kỹ thuật; hiệu quả mang lại cao, giá trị gia tăng lớn và không bị hạn chế phát triển như một số ngành khác. Sự phát triển của CNĐT thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo đánh giá chung về 20 nhóm ngành công nghiệp trên thế giới thì CNĐT đứng đầu về thu hút lao động, đứng thứ hai về doanh thu trên vốn (sau ngành luyện kim), đứng thứ ba về doanh thu tuyệt đối (sau ngành lọc dầu và ô tô). Ngoài ra, CNĐT cũng chính là ngành tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời là một ngành sản xuất chủ lực trong nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của ngành CNĐT ở các nước còn góp phần quan trọng trong GDP và tổng sản lượng của ngành chế tạo. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tỷ lệ sản phẩm điện tử trong tổng sản lượng ngành chế tạo và GDP của một số nước (%) Nước Trong tổng sản lượng ngành chế tạo Trong GDP 1975 1990 2001 1975 1990 2002 Nhật Bản 9,3 17,5 22,0 2,3 6,2 7,0 Hàn Quốc 9,7 12,0 25,0 2,1 3,0 7,0 Đài Loan 11,6 14,6 20,0 2,1 6,2 7,0 Đức 11,0 13,7 15,0 3,7 4,5 5,0 Mỹ 8,1 11,1 15,0 1,8 2,5 3,3 Anh 8,3 9,9 12,0 2,2 2,2 2,9 Pháp 8,0 7,6 11,0 2,1 2,0 2,8 Italia 8,9 9,7 11,0 2,5 2,6 2,9 Nguồn : The World Bank, 2002 So sánh năm 2002 với năm 1975, tỷ lệ sản phẩm điện tử trong công nghiệp chế tạo ở Mỹ tăng từ 8,1% lên 15%, Nhật Bản từ 9,3% lên 22%, Hàn Quốc từ 9,7 lên 25%, Đài Loan từ 11% lên 20%. Ngày nay, Mỹ đang dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng máy tính các nhân với tỷ lệ 37,6% dân số, trong khi Nhật Bản là 7,26% và Đức là 5,26%. Điều đó cho thấy các nước đều nhận thức CNĐT là một ngành công nghiệp chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mình. Riêng đối với các nước đang phát triển, sự phát triển của ngành CNĐT có một vai trò rất quan trọng bởi vì: 10 - Góp phần thúc đẩy sự tham gia của các nước này vào quá trình toàn cầu hoá sản xuất và thương mại. Nó góp phần làm tăng dung lượng thông tin trong các hoạt động kinh tế, linh hoạt hoá các giao dịch kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất, kinh doanh, tạo nên sự chuyên môn hoá và mở rộng quy mô kinh tế; - Làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc chuyển đổi các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá thông thường sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm những tác động xấu đến môi trường trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. 4– Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 4.1 - Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng bởi hai lý do sau: Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tư. Thứ hai, nó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm – hoạt động chính của mỗi ngành. Như vậy, hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò cực kỳ quan trọng nếu không nói là quyết định đối với phần lợi nhuận thu được của ngành. Các hãng thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy trước được những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất, hoặc vì họ có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn. Ta đi xem xét đầu tư vào cơ sở hạ tầng xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu). Hoạt động đó bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi an toàn. Để thực hiện tốt các hạng mục này, trước tiên phải tính đến các điều kiện thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất…đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ, số lượng công nhân…Các hạng mục được chia thành các nhóm cơ bản sau: 11 - Các phân xưởng sản xuất chính, phụ. - Hệ thống điện. - Hệ thống nước - Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ hàng - Hệ thống thắp sáng, điều hoà không khí - Văn phòng, phòng học, tường rào - Nhà ăn, khu giải trí, vệ sinh - Hệ thống sử lý chất thải và bảo vệ môi trường - Hệ thống thông tin liên lạc Đối với mỗi hạng mục công trình, phải xem xét, cân nhắc và quyết định : diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bê tông cốt thép, gạch, khung thép…), kích thước và chi phí… Về mặt chi phí: thông thường để tính toán chi phí xây dựng, người ta dựa trên chi phí một đơn vị xây dựng, từ đó tính cho toàn bộ diện tích của hạng mục. CFi = Pi * Si Trong đó: CFi là chi phí xây dựng của hạng mục i Pi là giá thành một đơn vị diện tích của hạng mục i Si là diện tích xây dựng của hạng mục i Khi đó, tổng chi phí toàn bộ hạng mục xây dựng là: CF =  CFi, i = 1,n Riêng hệ thống điện nước và các bộ phận khác có tỷ lệ máy móc thiết bị lớn thì tính theo giá thành của máy móc thiết bị cùng với các chi phí phụ khác. Cùng với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ngành CNĐT còn phải dành một số lượng vốn cực lớn cho đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. Trong điều kiện ngày nay với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp điện tử thì việc lựa chọn đầu tư vào loại máy móc công nghệ nào phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn sau: - Việc đầu tư đó phải cho phép sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao - Việc đầu tư phải cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, ngành, của vùng. 12 - Giá cả và trình độ công nghệ phải phù hợp với xu thế phát triển và năng lực của doanh nghiệp ngành đó. Máy móc thiết bị được liệt kê và sắp xếp thành các nhóm sau: - Máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất - Thiết bị phụ trợ - Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền - Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng - Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động - Các loại xe đưa đón công nhân, xe con, xe tải Về mặt chi phí, giá của máy móc thiết bị là một phạm trù cụ thể nhưng lại rất khó xác định bởi có nhiều thành phần, đó là chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, chi phí huấn luyện chuyên môn, chi phí lắp đặt, vận chuyển…Phần khó xác định nhất là chi phí bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật. Hơn nữa, chẳng có ý nghĩa gì khi mua được máy móc thiết bị giá rẻ nhưng đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không hiệu quả. Chính vì vậy, khi mua sắm trang bị máy móc thiết bị đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực công nghệ. Để có thể mua được thiết bị như mong muốn, thông thường các doanh nghiệp dùng phương thức đấu thầu. 4.2- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Mác đã từng nói: “Trình độ sản xuất của một nền kinh tế không phải ở chỗ xã hội đó sản xuất ra cái gì mà là xã hội đó dùng cái gì để sản xuất”. Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, Lênin khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân và người lao động”. Trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội, người lao động không những là một yếu tố của quá trình đó mà còn là yếu tố quan trọng, tác động có tính chất quyết định vào việc phát huy đồng bộ và có hiệu quả các yếu tố khác. Nếu chúng ta có nhà xưởng, có nguyên vật liệu, có máy móc thiết bị nhưng thiếu bàn tay công nghệ người thì chúng ta cũng không thể có sản phẩm cung cấp cho xã hội. Như vậy, nguồn lực lao động là một tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp điện tử. Do vậy, trong quá trình phát triển, mỗi 13 doanh nghiệp phải phát huy được hiệu quả nguồn nhân lực của mình, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực của mình. Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao…Các hoạt động này có thể xen kẽ hay tách biệt, có thể trước, có thể sau tuỳ theo đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp. Thứ nhất, công tác tuyển dụng. Công việc này không đòi hỏi nhiều chi phí (vì thông thường chi phí này do người tham gia tuyển dụng bỏ ra) nhưng lại đòi hỏi khâu chuẩn bị hết sức chu đáo, tỉ mỉ bởi mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động tương lai của doanh nghiệp; việc chuẩn bị từ thông báo tuyển dụng, ấn định các tiêu chuẩn tuyển dụng và lựa chọn các phương thức phụ trợ cho việc tuyển dụng (dùng khoa triết tự, thi trắc nghiệm, thử thách chuyên môn…), lựa chọn ban tham mưu tuyển dụng…Đối với một số doanh nghiệp có quy mô lớn, họ tuyển dụng các thanh niên có kết quả tổng quát tốt và cho các thanh niên này làm 2 hay 3 năm ở các bộ phận khác nhau để giúp họ thành thạo với guồng máy của doanh nghiệp trước khi chính thức bổ nhiệm vào chuyên ngành chỉ định. Thứ hai, công tác sử dụng. Đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy hết khả năng của người lao động thì chắn chắn đem lại hiệu quả tốt. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực, thậm chí lại chịu tác dụng ngược chiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác này đòi hỏi ban lãnh đạo phải nắm sâu, sát năng lực các nhân viên để có thể tạo môi trường thuận lợi cho họ phát huy tốt khả năng của mình và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Ở đây cách nhìn của ban lãnh đạo được đánh giá rất cao. Thứ ba, công tác đào tạo. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hoạt động đầu tư nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đào tạo quyết định phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của người lao động. Đào tạo của doanh nghiệp có thể chọn cách đào tạo bên ngoài do các tổ chức chuyển về, đào tạo đảm trách hay tổ chức các khoá đào tạo nội bộ. Về đối tượng đào tạo được chia thành ba đối tượng: - Đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ chuuyên môn 14 - Đào tạo đội ngũ cán bộ ngiên cứu khoa học công nghệ - Đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân Có thể nói, lực lượng quản lý trong doanh nghiệp không đông về mặt số lượng nhưng lại có tính chất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Trước đây, một quan niệm đã ăn sâu vào trong xã hội đó là cán bộ quản lý là người đi lên từ công nhân, người lao động. Chỉ những người có tích luỹ kinh nghiệm thì mới quản lý được. Quản lý khi đó không được coi là một nghề. Đó là quan niệm hết sức lỗi thời, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, người quản lý trong mỗi doanh nghiệp không chỉ thực hiện những công việc “thành tên” mà còn phải năng động, sáng tạo trong những công việc, những tình huống khó khăn, nhạy cảm. Do đó nếu người quản lý không học tập, không nâng cao nhận thức, trình độ của mình thì khó có thể đứng vững và đi lên trong nền kinh tế thị trường. Việc đầu tư cho đào tạo cán bộ quản lý thông qua các chi phí cho việc tham gia hội thảo, tham gia thực tế, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, nghiệp vụ quản lý…Đây là những chi phí không lớn nhưng hết sức quan trọng. Đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học: Với việc khoa học phát triển như vũ bão, các doanh nghiệp cần phải thích nghi với điều kiện mới để có thể cạnh tranh và vươn lên. Việc đầu tư cho cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học là một trong những nhiệm vụ vô cùng cấp bách đặc biệt là đối với các doanh nghiệp CNĐT trong điều kiện hiện nay. Họ sẽ là người đem lại tri thức mới và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần cực kỳ quan trọng cho sự lớn mạnh không ngừng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên bỏ ra một phần thích đáng trong lợi nhuận của mình để đầu tư cho hoạt động này. Đào tạo tay nghề cho công nhân. Đây là lực lượng chịu ảnh hưởng mạnh của công tác đào tạo cả về chất lượng lẫn số lượng. Đào tạo công nhân có thể diễn ra ở trường đào tạo, cũng có thể đào tạo ngay khi lao động sản xuất. Trong giai đoạn có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi tay nghề của người công nhân phải vững và kịp thời thích ứng được với sự phát triển của khoa học. Điều đó đòi hỏi quá trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân là tất yếu khách quan. 15 4.3- Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường Một doanh nghiệp có mặt hàng tốt nhưng không biết quảng bá mặt hàng của mình cho mọi người biết thì việc tiêu thụ sẽ gặp nhiều khó khăn, sản xuất không được mở rộng, doanh nghiệp chỉ dậm chân tại chỗ trong khi các doanh nghiệp khác nhờ làm tốt công tác tiếp thị, xúc tiến, mở rộng thị trường liên tục phát triển. Điều đó cho thấy công tác này là cực kỳ quan trọng, mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không dành một phần thích đáng cho công tác này thì sẽ bị đào thải bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Tỷ lệ đầu tư dành cho công tác này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp. Đầu tư cho công tác này bao gồm đầu tư cho hoạt động điều tra, nghiên cứu, mở rộng thị trường, đầu tư công tác tiếp thị, quảng cáo… Đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho các hoạt động marketing này chính là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp điện tử hiện nay, qua đó giúp sản phẩm điện tử của ta từng bước có mặt trên thị trường quốc tế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4.4- Đầu tư cho thương hiệu, bản quyền, R&D Ngày nay, các sản phẩm CNĐT có chu kỳ ngày càng ngắn, hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm này càng cao nên đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Theo các nhà kinh tế thì trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện nay, công tác này đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do vậy, nếu các doanh nghiệp không dành một tỷ lệ thích đáng cho công tác này thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó thật sự khó khăn vì khi chu kỳ sản phẩm kết thúc mà doanh nghiệp không có sản phẩm mức đưa ra thì sẽ không những không củng cố uy tín của mình mà còn mất dần khách hàng cũ. Hơn nữa, nếu hoạt động nghiên cứu triển khai của các doanh nghiệp này không mạnh, sản phẩm mới tung ra sau đối thủ cạnh tranh, họ có thể bị thua lỗ do không chiếm lĩnh được thị trường. Tỷ lệ đầu tư cho hoạt động này trong cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Vốn đầu tư cho hoạt động này bao gồm chi phí để thu hút các nhà khoa học, chi phí xây dựng, nâng cấp các trung tâm nghiên cứu triển khai, chi phí để mua sắm các trang thiết bị cho công tác này và các chi phí thử nghiệm sản 16 phẩm. Tăng cường đầu tư cho hoạt động này chính là định hướng phát triển của các doanh nghiệp điện tử trong tương lai. Nếu như tăng cường đầu tư cho R&D mà lại không đầu tư cho việc đăng ký bản quyền thì đây là một điều thật sự lãng phí bởi vì các đối thủ cạnh tranh có thể ăn cắp bản quyền phát minh sáng chế của doanh nghiệp. Như vậy nghĩa là họ có thể sản xuất ra sản phẩm giống doanh nghiệp mà với giá rẻ hơn nhiều do không phải mất chi phí nghiên cứu triển khai. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã mất không chi phí nghiên cứu sản phẩm. Do vậy, vấn đề đầu tư cho công tác đăng ký bản quyền ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng và bắt đầu thực hiện nó như một thói quen. Đây là một thói quen rất tốt cần được các doanh nghiệp cũng như nhà nước khuyến khích thực hiện. Thương hiệu bản là bộ mặt của mỗi doanh nghiệp. Khi nói đến doanh nghiệp, hình ảnh đầu tiên mà khác hàng nhớ đến chính là thương hiệu. Vì vậy, thương hiệu góp phần phần quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này. Đầu tư cho hoạt động này luôn là vấn đề không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay. Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành CNĐT nói riêng do chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này nên đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong hoạt động xuất khẩu và làm ăn với đối tác nước ngoài. Các sản phẩm có chất lượng của ta nhưng không có thương hiệu không thể xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài được mà phải xuất khẩu qua nước thứ ba, chịu ép giá. Các hàng hoá có uy tín thì lại bị nước ngoài làm nhái, giả mạo do chưa đăng ký bản quyền với nhà nước nên không được bảo vệ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư cho lĩnh vực này đã được quan tâm. Chi phí cho công tác này bao gồm chi phí cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế, xây dựng thương hiệu, chi phí cho việc lựa chọn thương hiệu và chi phí làm và đưa thương hiệu ra thị trường. 5- Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành CNĐT Đầu tư phát triển ngành CNĐT là một hoạt động đòi hỏi một lượng vốn lớn. Đối với nước ta, lượng vốn này thường được huy động từ hai nguồn, nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 17 5.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước Với các doanh nghiệp điện tử quốc doanh, nguồn vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn nhất bao gồm vốn ngân sách (lấy từ tích luỹ của ngân sách, vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách), vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tài chính – tín dụng, vốn hỗ trợ đầu tư với lãi suất ưu đãi, vốn do phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác quy định theo điều 11 Nghị định 56/Chính Phủ ngày 3 tháng 10 năm 1996. Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn đầu tư bao gồm: vốn tự có, vốn vay (vốn vay thương mại và vốn vay với lãi suất ưu đãi), vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các cá nhân trong và ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư ngoài các nguồn vốn trên đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện theo luật doanh nghiệp) Có thể nói rằng, nguồn vốn trong nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự phát của ngành CNĐT nước ta. Vốn đầu tư trong nước được xem là bộ phận đối ứng rất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này. Để có thể phát triển ngành CNĐT, vốn trong nước đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào đầu tư. Nguồn vốn này mang tính chất lâu dài và ổn định. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn này còn chiếm một phần tương đối nhỏ so với vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu vốn đầu tư của ngành CNĐT. Do vậy, việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp điện tử trong tương lai. Điều này không chỉ cần sự nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp mà còn cần sự giúp đỡ từ phía các cơ quan, ban ngành chức năng của nhà nước. 5.2 - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT nước ta chủ yếu được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp của một số các nhà đầu tư như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nhà đầu tư của khu vực Đông Nam Á. Thực tế hiện nay vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ phần tuyệt đối và có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành CNĐT. 18 Nguồn vốn này không chỉ giúp bổ xung lượng vốn thiếu hụt cực kỳ lớn trong đầu tư phát triển ngành mà vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần quan trọng trong việc tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho ngành thông qua các hoạt động đầu tư mới, các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn thế nữa, với sự hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là các nhà sản xuất nổi tiếng thế giới về lĩnh vực này như Sony, Phillips, Toshiba, Panasonic, Sanyo, Daewoo…sẽ giúp cho sản phẩm điện tử Việt Nam sớm có mặt trên thị trường thế giới. Ngoài ra, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng góp phần nâng cao tay nghề cũng như trình độ quản lý của lực lượng lao động trong ngành CNĐT. Như vậy là với đặc thù của ngành kỹ thuật cao, CNĐT đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà ban đầu các doanh nghiệp điện tử trong nước khó đáp ứng được đầy đủ. Vì vậy, trong thời gian tới nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài sẽ vẫn chiếm một vị trí quan trọng và ngành CNĐT vẫn phải dựa vào nguồn vốn đầu tư này để xây dựng cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ cho ngành trong tương lai. Song bên cạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần có chiến lược huy động các nguồn vốn trong nước đầu tư phát triển CNĐT. Vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài hợp thành nguồn tài chính tổng hợp để đầu tư phát triển. Vấn đề đặt ra cho những nhà đầu tư là phải biết xem xét tỷ trọng của mỗi loại nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư để dựa vào đó có kế hoạch khai thác. Từng nguồn vốn này có ý nghĩa gì đối với hoạt động đầu tư. Tỷ trọng giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước thế nào là hợp lý, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này như thế nào. Qua đó đề ra biệp pháp tăng cường huy động vốn từ cả hai nguồn và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trên. 19 III- KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC VỀ PHÁT TRIỂN CNĐT 1.Khái quát về quá trình phát triển CNĐT trên thế giới Lịch sử ngành CNĐT trên thế giới trải qua các bước phát triển vượt bậc theo từng thập kỷ: Thập kỷ 50, là thời kỳ phát triển công nghiệp máy tính cỡ lớn với sự kiện Mỹ cho ra đời chiếc máy tính điện tử đầu tiên (1946) và phát minh ra bóng đèn bán dẫn (1952). Trong thập kỷ này, máy điện thoại, tổng đài nội bộ cũng xuất hiện. Thập kỷ 60, là thời kỳ chế tạo máy tính điện tử có tính năng cao, đặc biệt là việc Mỹ chế tạo ra mạch tổ hợp IC và máy tính thế hệ 360, 370. Đây cũng là thời kỳ chế tạo ra máy thu hình đen trắng, máy thu hình màu, máy thu sóng vô tuyến, bóng bán dẫn, mạch tích hợp, bóng điốt, bảng in đèn hình. Thập kỷ 70, CNĐT bắt đàu có sự tiến bộ vượt bậc khi Mỹ tung ra loại máy tính sử dụng các mạch tích hợp cỡ lớn. Máy Fax, máy photocopy, bóng điốt phát quang, bàn phím, thiết bị đầu cuối, monitor bắt đầu được đưa vào áp dụng trong sản xuất và đời sống xã hội. Thập kỷ 80, CNĐT có sự tiến bộ kỹ thuật cực kỳ nhanh với sự ra đời của máy in, máy vi tính, bộ điều khiển đĩa, máy quét ảnh, thiết bị tiếp sóng máy thu hình vệ tinh, thiết bị về tinh…Thập kỷ 90, là sự phát triển các sản phẩm điện tử có độ tích hợp cao, hệ thống hoá, tăng thêm tính năng, siêu nhỏ, nhẹ hơn và giá thấp đi rất nhiều. Trong thập kỷ này, máy tính xách tay được đưa vào sử dụng. Về công nghệ sử lý, tần số đã tăng từ 30 MHz (1989) lên 200 MHz (2000) và số bit đã tăng từ 32 Bits MPU thế hệ thứ 2 lên 64 Bits MPU thế hệ thứ nhất. Đặc biệt, từ cuối thập kỷ 90 với sự phát triển vượt bậc của công nghệ Internet và thiết bị viễn thông di động đã mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của CNĐT và CNTT trên toàn thế giới, mở ra cơ hội 20 bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp tại các nước có trình độ kinh tế khác nhau cùng tham gia nền kinh tế số. 2 – Chính sách phát triển CNĐT của một số nước 2.1 – Nhật Bản: Bảo hộ và khuyến khích mạnh mẽ ngành CNĐT Chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhất quán chính sách bảo hộ và khuyến khích mạnh mẽ ngành CNĐT trong suốt 40 năm qua. Các luật khuyến khích ra đời 7 năm một (1957, 1964, 1971, 1986) về bản chất là thực hiện bảo hộ và khuyến khích phát triển ngành CNĐT, thể hiện ở các điểm sau; - Chỉ định rõ vài chục sản phẩm từng thời kỳ - Hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài - Những biện pháp khuyến khích đồng bộ cả về mặt “ cung” (trợ giúp tài chính, thuế, nhập công nghệ gốc…) lẫn mặt “cầu” (kiểm soát nhập khẩu hàng hoá và đầu tư nước ngoài ). - Quan tâm đặc biệt đến hoạt động nghiên cứu – triển khai Năm 2000, Thủ tướng mới của Nhật Bản đã chính thức đặt cuộc cách mạng IT lên hàng đầu trong chiến lược kinh tế dài hạn của quốc gia. Cùng với cuộc khởi xướng đầy tham vọng này của Chính Phủ, hàng loạt các công ty lớn của Nhật Bản đã có những chuyển hướng rõ rệt nhằm nắm bắt cơ hội mới trong lĩnh vực mà xưa nay Nhật Bản chưa có sự chú ý. Bước đầu họ đã có những thành công rõ rệt, nhất là trong lĩnh vực thiết bị di động cầm tay (PDA, Web – TV..) 2.2 - Hàn Quốc: Phát huy vai trò quyết định của Chính Phủ Tiến sau Nhật Bản hàng thập kỷ, học tập kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc phát huy vai trò quyết định của Chính Phủ trong việc phát triển CNĐT. Trong 30 năm (1967-1977), Chính Phủ đã ban hành 47 văn bản khuyến khích ngành điện tử, từ hoạch định chiến lược, kế hoạch thực thi, gây quỹ thúc đẩy và đào tạo kỹ thuật viên, chỉ định sản phẩm và lĩnh vực chủ lực, ưu tiên xuất khẩu, nâng cao mức tự cung cấp, đầu tư sâu công nghệ … Hàn Quốc có chính sách miễn thuế cho các xí nghiệp sản xuất điện tử trong nhiều năm đầu hoạt động và miễn thuế cho các khoản đầu tư vào sản phẩm mới, nghiên 21 cứu – triển khai. Hàn Quốc tổ chức hoàn hảo “ hệ thống nắm bắt sản phẩm” phục vụ chiến lược xuất khẩu điện tử như ngành mũi nhọn. 2.3 - Đài Loan: Mở cửa cho đầu tư nước ngoài, xây dựng công nghiệp tiên tiến toàn diện Sau thời kỳ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (1950-1960), Đài Loan là công trường lắp ráp thuê cho Nhật – Mỹ, thực hiện mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với các công ty bản địa vốn được khuyến khích mạnh mẽ vào ngành công nghệ cao và xuất khẩu (thông qua điều tiết thường xuyên của Chính Phủ) kể cả xuất khẩu tại chỗ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tạo môi trường tiêu thụ mạnh bán thành phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chế tạo thiết bị tổng thành cho mọi thị trường. Năm 1970, Đài Loan đã có 3 khu chế xuất mạnh, 1974 thành lập tổ chức nghiên cứu dịch vụ điện tử, chế tạo mạch IC hiện đại, phổ biến rộng cho nhiều công ty, sản xuất quy mô lớn. Giai đoạn 1980-1990, Đài Loan thực hiện chính sách công nghiệp mới, ưu tiên điện tử một cách toàn diện: điện tử dân dụng, vật liệu, linh kiện và cấu kiện tự động ở trình độ công nghệ mới nhất trên mọi khâu: thiết kế sản phẩm, công nghệ sản xuất, đổi mới chất lượng, gia tăng tự động hoá, giảm thiểu năng lượng, quản lý kinh doanh, đào tạo nhân sự phần mềm và tài chính, góp vốn… Tóm lại, Đài Loan đã thực sự là công trường tiên tiến – toàn diện của Châu Á về điện tử nói chung và đặc biệt mạnh về công nghiệp sản xuất bảng mạch điện tử. 2.4 - Trung Quốc: Công nghiệp rẻ – một lợi thế cạnh tranh Sức cạnh tranh đặc biệt của các sản phẩm điện tử của Trung Quốc là giá rẻ. Nhân công của Trung Quốc có giá rẻ vào loại bậc nhất trên thế giới. Điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hấp dẫn hơn nước ta và nhiều nước khác, nên dòng tài chính nước ngoài vào Châu Á chủ yếu dồn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, sản phẩm điện tử của Trung Quốc chưa có chất lượng thực sự cao. Trong tổng giá trị 49 tỷ USD / năm các mặt hàng điện tử tin học của Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu tương đối thấp, chỉ khoảng 6%. Điều này cho thấy thế yếu của hàng điện tử Trung Quốc trên thị trường khu vực và thế giới. Trung Quốc có thị trường nội địa quá lớn và có nhiều mục tiêu chiến lược xuất khẩu khác phải ưu tiên. 2.5 – Ấn Độ: Gia công phần mềm tiến tới xuất khẩu sản phẩm toàn diện 22 Từ đầu những năm 1980, Chính Phủ Ấn Độ đã tập trung đầu tư và thực hiện những chính sách ưu đãi đặc biệt cho ngành công nghiệp gia công và làm thuê dịch vụ phần mềm cho nước ngoài, tiến tới tự mình thiết kế hoàn thiện trọn gói các sản phẩm phần mềm xuất khẩu, đưa ngành công nghiệp phần mềm thực sự trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nước này. Trong những năm 1990, mức tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm đạt trung bình 56,21% / năm, doanh số năm 1998 đạt 1,8 tỷ USD, đưa tỷ trọng xuất khẩu của công nghiệp phần mềm chiếm tới 54,6% tổng xuất khẩu của toàn bộ ngành CNĐT, CNTT của Ấn Độ. 2.6 – Các nước ASEAN – CNĐT là ngành công nghiệp trọng điểm Singapore có 1.500 công ty điện tử, trong đó có 643 công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện (công nghiệp phụ trợ) trực tiếp nhận vật liệu để xử lý tiếp, có tổng sản lượng gần 36 tỷ USD/ năm, trong đó 10 tỷ là hàng phụ tùng – linh kiện. Tốc độ tăng trưởng 20 –30%/ năm. Malaysia chiếm vị trí thứ 2 trong ASEAN, sau Singapore về sản lượng hàng điện tử, trị giá tới 19,61 tỷ USD, trong đó 14,5 tỷ là công nghiệp phụ trợ (phụ tùng, linh kiện, kể cả phần do sản xuất mạch bán dẫn, chiếm 10 tỷ USD, còn lại là điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến thế, mạch in, cấu kiện cơ khí chính xác, phụ tùng máy tính). Kim ngạch xuất khẩu linh kiện bán dẫn của Malaisia đứng đầu ASEAN và thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật. Indonesia khởi đầu công nghiệp điện tử chậm hơn Singapore 1 thập kỷ, và cũng bằng việc gia công lắp ráp thuê, sản lượng năm 1991 là 1 tỷ USD, nhưng đã tăng tốc 34% / năm; đến năm 1997 đạt 8,1 tỷ USD. Công nghiệp sản xuất các linh kiện phụ trợ của Indonesia không lớn (87/ 485 công ty), chủ yếu là bán dẫn, mạch in, đèn hình, tụ, trở, thạch anh, ferit, cuộn cảm, biến thế. Khoảng 70-80% linh kiện còn lại được nhập khẩu. Philippin: CNĐT là ngành chủ chốt, có sản lượng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu (năm 1998 đạt 25,23 tỷ USD, chiếm 58% kim ngạch xuất khẩu). Cũng như Malaysia, ngành vật liệu – linh kiện bán dẫn của Philippin có vị trí cao trong tổng sản lượng của nước này. 23 Thái Lan: CNĐT là ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển (đạt giá trị 17,6 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan). Công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn, điện trở, tụ điện, đèn hình, mạch in, cuộn cảm, biến thế, cơ khí, nhựa, phụ tùng máy tính…phát triển mạnh; riêng sản lượng đĩa cứng đứng thứ hai thế giới. Trước năm 1980, hoạt động công nghiệp của Thái Lan chủ yếu là lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm, dệt may…Sản xuất công nghiệp chỉ là nhằm đáp ứng thị trường nội địa. Sau đó, do biết tranh thủ những cơ hội đầu tư, loại bỏ nhiều rào cản, đất nước này nhanh chóng thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất có định hướng xuất khẩu. Từ khởi điểm khá thấp trong khu vực, 20 năm qua Thái Lan đã công nghiệp hoá nhiều ngành, trong đó có điện - điện tử. 3 – Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển ngành CNĐT ở Việt Nam và Hà Nội Từ những kinh nghiệp của các nước như đã phân tích như trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như sau: - Vai trò của Chính Phủ : Chính Phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển CNĐT, nếu Chính Phủ có những chính sách hỗ trợ phù hợp thì ngành CNĐT có thể phát triển tốt (như kinh nghiệm của Nhật, Hàn, Malaysia), đặc biệt trong thời đại ngày nay khi cần phát triển hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia, cần tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ cao. - Xây dựng một nền kinh tế định hướng xuất khẩu: Đối với các quốc gia có quy mô thị trường nội địa không lớn như nước ta, chiến lược hướng về xuất khẩu giúp cho các ngành công nghiệp (đặc biệt là ngành công nghệ cao như CNĐT) mở rộng được quy mô hoạt động cũng như tiếp thu được các tiến bộ về khoa học công nghệ của thế giới để phát triển. - Chính sách ưu tiên phát triển CNĐT trong từng thời kỳ: Ngay cả quốc gia hàng đầu về CNĐT như Nhật Bản cũng cần phải có những chính sách ưu tiên phát triển CNĐT. Những chính sách này phải được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Đối với nước ta, CNĐT là một ngành công nghiệp còn quá non trẻ nên rõ ràng cần phải có những quy định mang tính chất ưu đãi đặc thù phù hợp với từng thời kỳ phát triển nhất định. 24 - Từng bước xây dựng nền tảng công nghệ cao: Đây là bài học của Hàn Quốc: lúc đầu dựa vào công nghệ nước ngoài nhưng sau đó phải nhanh chóng vươn lên làm chủ công nghệ và từng bước sáng tạo ra công nghệ mới. Có như vậy mới có thể tạo dựng được một ngành CNĐT phát triển độc lập. - Thu hút đầu tư nước ngoài: Từ một nước đi sau, để phát triển CNĐT thì thu hút đầu tư nước ngoài có thể là con đường ngắn nhất. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành CNĐT các nước Đông Nam Á. Thực tế là hầu hết những nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn hoạt động ở Thái Lan và Malaysia đều có nguồn vốn từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã giảm đi đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của các nước Đông Nam Á nhưng bắt đầu có một vài dấu hiệu khả quan hơn trong những năm gần đây. Đối với Việt Nam, cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy các nhân tố khuyến khích và có đối sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả. Đối với Hà Nội cần có những ưu đãi mạnh hơn về giá thuê đất, về hỗ trợ lao động…thì mới có thể thu hút ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Một nền giáo dục tiếp cận với các kiến thức tiên tiến của thế giới: Kinh nghiệm của các nước cho thấy cần phải có sự định hướng giáo dục và đào tạo nhân lực với các nội dung tiên tiến. Cần đề ra các chương trình mục tiêu để đào tạo các nhà quản lý cũng như để đào tạo kỹ năng, xây dựng một lực lượng lao động của ngành CNĐT để đến năm 2010 có trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. - Xác định và có chính sách hỗ trợ một số lĩnh vực ưu tiên trong ngành CNĐT: Các nước đã thành công trong việc phát triển ngành CNĐT, đặc biệt là các nước đi sau như Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN đều có mô hình riêng trong việc xác định hướng ưu tiên phát triển CNĐT. Khi xem xét các đặc trưng của sản phẩm (cách thức sản xuất, quy mô đầu tư …) và môi trường trong và ngoài nước (những nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm đầu tư) có thể thấy 3 lĩnh vực chính mà Việt Nam cần tích cực nỗ lực để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, đó là: sản xuất linh phụ kiện (cả linh kiện điện tử lẫn phụ kiện cơ khí nhựa…), thiết bị và linh phụ kiện ngành thông tin liên lạc, công nghiệp công nghệ thông tin (cả phần cứng và phần mềm). 25 4-Tác động của sự phát triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế tới sự phát triển ngành CNĐT Hà Nội 4.1 – Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực a – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) Ngành công nghiệp điện tử các nước ASEAN phát triển với tốc độ trung bình khoảng 15%/ năm trong suốt 10 năm qua và đạt 116 tỷ USD vào năm 2000. Quy mô sản xuất của khu vực này hiện nay bằng 1/ 2 giá trị sản xuất của Nhật Bản, nhưng lại lớn hơn Hàn Quốc, Đài Loan và cả Trung Quốc. Khu vực này cung cấp 15% hàng điện tử cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã dẫn đến giảm sút mạnh các sản phẩm điện tử – tin học do tăng chi phí nhập khẩu linh kiện và đầu tư nước ngoài giảm sút. Tuy vậy, sau năm 2000, ngành CNĐT các nước ASEAN đang có dấu hiệu phục hồi. Sự phát triển của CNĐT các nước ASEAN đã và đang được hỗ trợ về vốn và công nghệ từ các công ty Nhật Bản và các nước EU, Mỹ, Hàn Quốc…Các công ty này đã thành lập các cơ sở xuất khẩu lớn ở Singapore, Malaysia và Thái Lan ngay từ những năm 1980 khi các nước này có chính sách thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để tham gia hội nhập, Việt Nam đã và đang chuyển đổi hệ thống pháp lý, thị trường, hệ thống hành chính, hệ thống tính toán các chỉ tiêu kinh tế, hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống hải quan, hệ thống thuế…và đổi mới cả hướng đào tạo nguồn nhân lực. Việc tham gia ASEAN đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận được với các thông lệ quốc tế ở những bước đi ban đầu, giúp ta có kinh nghiệm khi tiếp cận với các tổ chức mang tính toàn cầu hơn như APEC và WTO. Hiệp định CEPT là một thoả thuận giữa các thành viên ASEAN trong việc giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN xuống còn 0 – 5%, đồng thời loại bỏ các hạn chế định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003 (riêng Việt Nam đến 1/1/2006). Chỉ khi CEPT được hoàn thành thì khu vực mậu dịch tự do ASEAN mới thực sự được thành lập, tạo điều kiện tăng cường trao đổi buôn bán trong một hệ khối thông qua việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực thông qua việc hình thành khối thị trường chung tự do 26 ASEAN. Ngành CNĐT Việt Nam hiện nay vẫn được bảo vệ thông qua thuế suất thuế nhập khẩu cao (20 – 60%). Tuy nhiên, thời gian bảo hộ của các mặt hàng điện tử – tin học không còn nhiều. Đây là một thách thức rất lớn đối với ngành CNĐT Hà Nội vì hiện nay xuất phát điểm của ngành còn thấp. Trong khi đó, hầu hết các nước ASEAN đều có nền CNĐT tin học khá mạnh và đều được xếp vào lĩnh vực ưu tiên phát triển và có tính cạnh tranh cao. b- Tác động của AFTA tới ngành CNĐT Hà Nội Về nhập khẩu: Hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn linh kiện điện tử, linh kiện máy tính. Tuy nhiên, gần đây việc nhập khẩu hàng điện tử dân dụng (máy thu hình, radio.. ) đang có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân chính là do chính sách bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước (thuế nhập khâủ cao 40 –60%) và mức tiêu thụ hàng điện tử dân dụng của nước ta có giảm sút. Về xuất khẩu: Mặt hàng điện tử - tin học mới chỉ xuất khẩu từ năm 1996 nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kể và đã đưa hàng điện tử – tin học trở thành mặt hàng xuất khẩu được chú ý. Tuy nhiên, chỉ có các liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới có hàng điện tử – tin học xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng cũng còn rất hạn chế, chủ yếu là máy thu hình, linh kiện điện tử và linh kiện máy tính. Nhìn chung, tham gia AFTA tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm điện tử Hà Nội nhưng lại đặt sản xuất ngành điện tử trước thử thách cạnh tranh gay gắt mà nếu không có giải pháp tổng thể sẽ đứng trước nguy cơ bị chiếm lĩnh cả thị trường nội địa. 4.2 – Tác động của chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) Song song với việc thực hiện chương trình AFTA/ CEPT, nhằm khuyến khích các ngành sản xuất chế tạo, các nước ASEAN đã soạn thảo và thông qua chương trình AICO. Chương trình này dành ưu đãi thuế quan 0- 5% và phi thuế quan ngay lập tức cho các công ty tham gia chương trình hợp tác công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế tạo bảo đảm các điều kiện cần và đủ do AICO quy định (đó là: đang hoạt động hợp pháp ở một nước ASEAN; có 30% cổ phần quốc gia; tham gia hợp tác, chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ công nghiệp với 1 hay nhiều công ty khác nhau đang hoạt động hợp pháp ở các nước ASEAN để cùng sản xuất ra các sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm). Cho đến nay ở Việt Nam đã có 4 đơn xin gia nhập AICO, nhưng mới có 1 đơn của Sony Singpore và Viettronic Tân Bình được phê chuẩn. 27 Riêng các doanh nghiệp của Hà Nội do chưa tận dụng được ưu thế của chương trình AICO nên vẫn phải nhập khẩu linh kiện với thuế suất cao nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Đối với các nhà máy mới xây dựng nếu tận dụng được ưu thế này sẽ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi vốn đâù tư trực tiếp nước ngoài vì các doanh nghiệp liên doanh nếu đủ điều kiện đủ 30% cổ phần của công ty Việt Nam vẫn được tham gia chương trình AICO. Ngoài ra chương trình AICO còn thúc đẩy các đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ cho công ty Việt Nam như trường hợp Sony chuyển giao công nghệ cho Viettronics Tân Bình. 4.3 - Tác động của sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO Sau 15 năm kiên trì đấu tranh và thương lượng, Trung Quốc đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Trung Quốc có diện tích gần 10 triệu km2 và dân số bằng 1/ 5 dân số thế giới. Hiện nay GDP của Trung Quốc đã vượt con số 1000 tỷ USD, gấp 35 lần GDP của Việt Nam; Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 194,9 tỷ USD, gấp 16,9 lần Việt Nam. Trung Quốc có nhiều lợi thế phát triển: nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ; thị trường có nhu cầu lớn (do dân số đông, mức sống vấn còn thấp); tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; hệ thống chính trị ổn định, các chính sách được cải tổ nhanh. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ xuất khẩu. Việt Nam nằm kề với Trung Quốc nên đây sẽ là thị trường ưu tiên của Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và Hà Nội sẽ phải cạnh tranh gay gắt, khốc liệt với hàng hoá của Trung Quốc ngay trên thị trường trong nước. Mặt khác, Trung Quốc là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhờ các chính sách thủ tục thông thoáng và giá thuê đất rẻ nên nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào CNĐT Việt Nam sẽ bị thu hút sang Trung Quốc nếu Chính Phủ Việt Nam không có những thay đổi nhanh chóng trong chính sách. Theo đánh giá, Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất máy tính cá nhân lớn thứ 2 thế giới và đứng thứ 3 thế giới về sản xuất điện thoại di động, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 3000 công ty phần mềm và 1000 nhà máy sản xuất phần cứng. Mức độ hiện đại của các mạng máy tính Trung Quốc không thua kém gì Mỹ. Mục tiêu trong kế hoạch 4 năm lần thứ 9 của Trung Quốc là đến năm 2000 sẽ có nền CNTT phát triển ngang tầm với các nước công nghiệp phát triển. 28 Hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong đó có hàng điện tử, có sức cạnh tranh khá cao nhờ giá rẻ, mẫu mã thường xuyên thay đổi hợp thị hiếu người tiêu dùng. Sau khi được hưởng ưu đãi về thuế sẽ càng có sức cạnh tranh cao hơn hàng điện tử Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trung Quốc đã chính thức gia nhập WTO, như vậy cơ hội thâm nhập chiếm lĩnh thị trường thế giới của hàng hoá Trung Quốc, trong đó có hàng điện tử ngày càng cao. Đối với ngành CNĐT Việt Nam nói chung và CNĐT Hà Nội nói riêng, đây là một thách thức rất lớn trong việc giữ vững thị trường trong nước và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu. Có thể nói, giai đoạn tới đây Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của ngành CNĐT Việt Nam và Hà Nội. 4.4 – Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Mỹ là nước dẫn đầu trong phát minh công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Đặc điểm nổi bật của Mỹ là CNTT tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế, sản lượng của ngành CNTT chiếm 8% GDP. Các khu công nghệ cao luôn được Mỹ chú trọng. Hiện nay, Mỹ có khoảng 500 vườn ươm công nghệ phục vụ cho 7,795 công ty khác hàng. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được Quốc hội hai nước phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ 10/12/2001 đã mở ra một cơ hội lớn cho sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, ngoài việc tiếp tục giữ vững và phát triển quan hệ hợp tác với một số nước đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực CNĐT như Nhật, Hàn, Úc…Việt Nam cần đặc biệt chú trọng hợp tác với các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ – cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã có hiệu lực thì khả năng hợp tác này cao hơn rất nhiều. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT HÀ NỘI I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNĐT VIỆT NAM Ngành CNĐT Việt Nam được manh nha từ những năm 1960 nhưng chỉ mới hình thành từ những năm 1970. Cơ sở sản xuất điện tử đầu tiên có quy mô công 29 nghiệp của nước ta được xây dựng vào năm 1975; đến năm 1980-1981 mới bắt đầu có hoạt động lắp ráp máy thu thanh và máy thu hình đen trắng dạng SKD. Nhìn chung, ngành CNĐT Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực tài chính cũng như công nghệ sử dụng lạc hậu so với thế giới. Quá trình xây dựng và phát triển của ngành CNĐT nước ta có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1975: thời kỳ thuần tuý sử dụng Giai đoạn từ 1975 – 1985: thời kỳ vừa phát triển ứng dụng, vừa nghiên cứu xây dựng ngành CNĐT Giai đoạn từ 1986 đến nay: Ngành CNĐT hình thành và từng bước phát triển. Trong những năm gần đây, ngành CNĐT Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể về tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng đáng kể chỉ diễn ra trong một số ít sản phẩm lắp ráp như bản mạch in, bảng đèn hình…Giá trị sản xuất ở khu vực kinh tế trong nước có sự suy giảm, nhất là các lĩnh vực sản xuất máy thu hình, radio, thiết bị truyền thông (từ 1115,9 tỷ đồng năm 1995 xuống còn 776,8 tỷ đồng năm 2000). Trong cơ cấu ngành CNĐT Việt Nam, giá trị sản xuất của khu vực này cũng giảm từ 54,04% năm 1995 xuống còn 16,83% năm 2000. Trong khi đó, giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, từ 948,9 tỷ đồng (chiếm 45,96% tỷ trọng ngành) năm 1995 lên 3839,6 tỷ đồng năm 2000 (chiếm 83,17%). Sự tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành CNĐT Việt Nam trong giai đoạn 1995- 2000. Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành CNĐT Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 GTSX toàn ngành CN 103374,7 118096,6 134419,7 151223,3 168749,4 195321,4 GTSX ngành CNĐT 2092,7 3118,2 3315,9 3705,5 5696,1 9724,4 Tỷ trọng(%) 2,02 2,64 2,47 2,45 3,38 4,98 GTSX khu vực kinh tế trong nước 1115,9 1248,3 812,1 777,9 744,4 776,8 30 GTSX khu vực có vốn ĐTNN 948,9 1830,4 2466,1 2699,6 3249 3839,6 sản xuất máy thu hình, radio, thiết bị viễn thông 2064,8 3078,7 3278,2 3477,5 3993,4 4616,4 sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng 27,9 39,5 37,7 228,0 1702,7 5108,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Các sản phẩm CNĐT Việt Nam hầu hết mang thương hiệu của nước ngoài như: Sony, national, JVC, Toshiba, Aiwa, LG…Gần đây, từ năm 1999 trên thị trường đã xuất hiện vài loại sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam như: TV, đầu VCD, DVD của các công ty điện tử Hanel, Biên Hoà, Tân Bình…Ngoài ra, các mặt hàng như ổn áp, tăng âm,loa, điện thoại lẻ, tổng đài điện tử của Tổng cục bưu điện sản xuất với công nghệ không cao, số lượng không lớn, chủ yếu là phục vụ cho thị trường trong nước, đáp ứng yêu cầu của đối tượng khách hàng ít tiền, vùng sâu, vùng xa. Sản phẩm chủ yếu của ngành CNĐT Việt Nam là máy thu hình, radio, đèn hình … Trừ một số doanh nghiệp liên quan đến thông tin, viễn thông được nhà nước đầu tư mạnh để nhập khẩu trang thiết bị và công nghệ, nhìn chung, ngành CNĐT Việt Nam được hình thành và phát triển chủ yếu từ lĩnh vực lắp ráp các thiết bị điện tử. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã hình thành nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu là làm các dịch vụ buôn bán, lắp ráp, sửa chữa, bảo hành. Vấn đề khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam là vốn đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu đầu tư vào ngành CNĐT Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến 31/12/2000, cả nước có 22 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNĐT đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 615 triệu USD, chiếm 1,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Số vốn thực hiện của các dự án đầu tư vào ngành CNĐT đạt 60,5% tổng vốn đăng ký. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN chiếm tới 93,76% vốn đầu tư vào ngành này. Các dự án đầu tư vào ngành CNĐT có vốn trung bình là 28 triệu USD, cao hơn một số ngành khác. Tuy nhiên, số dự án có vốn nhỏ, dưới 5 triệu USD vẫn chiếm 31,8% tổng số dự án. Trong tổng số 22 dự án đang hoạt động nói trên, có 14 dự án là công ty liên doanh, chiếm 61% tổng vốn đầu tư, còn lại là công ty 100% vốn nước ngoài. Ngành CNĐT Việt Nam mới chỉ sử dụng công nghệ đơn giản, phổ thông, chủ yếu sử dụng công nghệ bán tự động, cắm linh kiện bằng tay. Một số nhà máy đang đưa vào sử dụng máy cắm tự động và công nghệ hàn dán bề mặt (SMT). Công nghệ sản xuất linh phụ kiện đang bước đầu hình thành như chế tạo đèn hình, lắp ráp cuộn lái tia, biến áp, các cụm linh kiện, nguồn đảo mạch, cáp nối…công nghệ ép các chi 31 tiết và sản phẩm nhựa, vỏ nhựa. Đây là cơ sở ban đầu để phát triển lĩnh vực công nghệ phụ trợ phục vụ nội địa hoá các sản phẩm điện tử tin học. Các công nghệ đưa vào sử dụng ở Việt Nam thời gian qua không theo quy hoạch hay chương trình phát triển công nghệ của Chính phủ, ngành, doanh nghiệp mà theo chính sách của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc nhập khẩu và thích nghi với công nghệ nhập khẩu của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian qua đã chứng minh khả năng áp dụng được công nghệ sẵn có trên thế giới một cách có hiệu quả vào Việt Nam. Đó là yếu tố quan trọng cho quá trình chuyển giao công nghệ của ngành CNĐT Việt Nam. CNĐT là một ngành có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật tương đối đông đảo. Tuy nhiên, do ngành công nghiệp này ở nước ta chưa phát triển mạnh, nên số cán bộ được đào tạo bài bản trước đây không có điều kiện phát huy, kiến thức bị mại một dần. Lực lượng cán bộ trẻ, có trình độ, nhanh nhạy trong việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện nay tập trung chủ yếu trong lĩnh vực CNTT. Cả nước có 7 trường đại học có khoa Điện tử tin học và CNTT. Hàng năm đào tạo khoảng 4000 sinh viên. Ngoài ra, còn một số viện nghiên cứu chuyên ngành Điện tử – Tin Học cũng tham gia đào tạo. Riêng trong lĩnh vực CNTT, đội ngũ nhân lực hiện có khoảng 25000 người, trong đó có 7400 làm công nghệ phần mềm. Một hạn chế cơ bản hiện nay trog công tác đào tạo nguồn nhân lực cho CNĐT và CNTT là giữa kiến thức đào tạo và thực tế sản xuất, nhất là những lĩnh vực công nghệ cao còn khoảng cách khá xa. Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các cơ sở sản xuất phần lớn đều do các cơ sở này tự đào tạo. Các cơ sở dạy nghề trong nước chưa đào tạo được công nhân kỹ thuật điện tử đủ trình độ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đánh giá chung thực trạng CNĐT Việt Nam - Vẫn còn là công trường lắp ráp giản đơn, quy mô nhỏ. Ngoài một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bước đầu sản xuất linh phụ kiện thì phần lớn các cơ sở sản xuất điện tử trong nước chủ yếu là lắp ráp và sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng theo hợp đồng của các công ty nước ngoài. - Năng lực và công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế. Ngành CNĐT Việt Nam vẫn chưa sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường thế giới và khu vực. - Đầu tư của nhà nước vào CNĐT chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; đầu tư trong nước vào sản xuất còn nhỏ bé; đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu – triển khai hầu như chưa có gì. 32 - Lĩnh vực điện tử công nghiệp và chuyên dụng (phục vụ các ngành công nghiệp khác) phát triển chậm, thiếu cán bộ và công nhân kỹ thuật. - Cơ cấu sản phẩm mất cân đối, chủ yếu là sản phẩm điện tử gia dụng (máy thu hình, radio, tủ lạnh, máy giặt..) và lắp đặt giản đơn máy vi tính. - Tổ chức quản lý nhà nước còn bất cập, thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các đơn vị, tổ chức trong và ngoài ngành. - Thiếu các cơ chế chính sách cụ thể để đưa CNĐT này trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. - Lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu – triển khai phát triển còn chậm, chưa thực sự hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh. - Chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển ngành. II – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 1- Tình hình phát triển chung của ngành CNĐT Hà Nội Thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn; đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Năm 1990, Hà Nội đóng góp 6% vào giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và 42.2% của vùng đồng bằng Bắc Bộ; năm 2002 các con số tương ứng đã đạt 6.4% và 43.5%. Nghành CNĐT (bao gồm sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin và sản xuất linh phụ kiện, vật liệu điện tử) được định hướng là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp này đã có những bước chuyển biến với trình độ công nghệ và tính chuyên nghiệp cao hơn; thâm nhập mạnh mẽ và có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của Thủ Đô Hà Nội. Trong số 5 ngành công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội, công nghiệp điện tử là ngành có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2000, ngành công nghiệp điện tử chiếm 26.9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Thủ Đô. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp này giai đoạn 1991- 2000 bình quân 17.5%/ năm. Ngành công nghiệp điện tử thành phố phát triển không đều, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong khi các doanh nghiệp đầu tư trong nước phát triển chậm và có xu hướng giảm tỷ trọng. Nguyên nhân chính là do quy mô vốn nhỏ, công nghệ sử dụng quá lạc hậu, cơ cấu sản phẩm không đa dạng mà 33 chủ yếu tập trung vào sản xuất điện tử gia dụng nên không cạnh tranh nổi với hàng điện tử của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp ở các địa phương khác. Mặt khác, hàng nhập lậu từ Trung Quốc với giá rẻ cũng làm cho thị phần của các doanh nghiệp này bị thu hẹp. Trong ngành công nghệ thông tin thì ngành công nghiệp phần mềm có bước phát triển mạnh mẽ hơn cả. Lao động công nghiệp phần mềm đã có trình độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn, các sản phẩm phần mềm cũng có hàm lượng chất xám cao hơn hẳn. Nếu như năm 1995, các lập trình viên thường làm riêng lẻ hoặc kết hợp thành nhóm nhỏ thì từ năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh phần mềm xuất hiện. Việc sản xuất phần mềm đang từ xu hướng đơn lẻ sang làm phần mềm đóng gói. Nhiều sản phẩm phần mềm đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của người sử dụng trên các lĩnh vực sản xuất, quản lý và kinh doanh, giải trí, học tập…Tuy nhiên, khả năng đáp ứng này còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân chính là do lực lượng tham gia sản xuất phần mềm còn mỏng, phân tán và thiếu kinh nghiệm, công nghiệp phần mềm còn non yếu, còn do nạn vi phạm bản quyền, trình độ lập trình viên còn yếu, thiếu chuyên gia giỏi, chưa tiếp cận thị trường nước ngoài. 2- Quy mô và phân bố các doanh nghiệp công nghiệp điện tử trên địa bàn Các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử Thủ Đô đã hình thành 3 nhóm chính 2.1 Các doanh nghiệp có quy mô lớn Chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tổng số là 10 doanh nghiệp). Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp này là sản xuất các linh kiện điện tử như đèn hình màu, cuộn lái tia…cho máy thu hình và máy tính; lắp ráp máy thu hình và máy giặt, tủ lạnh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân bố chủ yếu ở các quận ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì trong đó các doanh nghiệp lớn nhất tập trung ở khu công nghiệp Sài Đồng B, huyện Gia Lâm như Orion- Hanel, ASin, Jaewon. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động từ năm 1995. Từ đó đến nay, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng từ 5 lên 10 doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do suy giảm chung của ngành công nghiệp điện tử khu vực và thế giới, đồng thời cũng do sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Thủ Đô với các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành 34 công nghiệp điện tử này chưa cao (thiếu các chính sách khuyến khích, ưu đãi về cơ sở hạ tầng, tiền thuê đất, thuế…) 2.2. Các doanh nghiệp quy mô vừa Đây là các doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Tổng số các doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương là 13 doanh nghiệp trong đó có 6 doanh nghiệp nhà nước trung ương và 7 doanh nghiệp nhà nước địa phương. Các doanh nghiệp nhà nước trung ương hoạt động chủ yếu là lắp ráp, lắp đặt các thiết bị điện tử phục vụ ngành giao thông, bưu điện, viễn thông. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp nhà nước địa phương là lắp ráp các sản phẩm nghe nhìn như máy thu hình, radio cassette, đầu video, tổng đài điện thoại, loa, tăng âm và các loại hoạt động dịch vụ khác. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước tập trung ở các quận nội thành như công ty điện tử Hà Nội, công ty điện tử Đống Đa, công ty điện tử Giảng Võ… Trong giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây, số lượng các doanh nghiệp nhóm này hầu như không thay đổi (chỉ tăng từ 8 lên 13 doanh nghiệp). Một số doanh nghiệp đã đầu tư vốn xây dựng nhà xưởng, máy móc với dây chuyền thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ cao, tổ chức liên doanh sản xuất với nước ngoài như công ty điện tử Hà Nội. Sản phẩm máy thu hình do công ty sản xuất đã có thương hiệu riêng và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Bảng 3: Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp điện tử trên địa bàn (Sản xuất máy thu hình, radio, thiết bị truyền thông) 1990 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 DNNN trên địa bàn 8 13 16 13 11 11 13 13 DNNNTW 6 7 10 7 5 5 6 6 DNNNĐF 2 6 6 6 6 6 7 7 DNngoài quốc doanh 6 5 8 11 11 11 13 13 DN có VĐTNN 5 6 7 8 8 10 Tổng số 14 23 30 29 30 34 36 (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội) 2.3 Các doanh nghiệp nhỏ Chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (13 doanh nghiệp). Hoạt động chủ yếu là lắp ráp nhỏ, dịch vụ sửa chữa tivi, loa đài tăng âm. Một số doanh sản 35 xuất bán thành phẩm cho ngành điện tử như anten, bao bì , và một số linh kiện nhỏ như loa, còi, thiết bị bảo vệ. Các doanh nghiệp này phân bố đồng đều ở các quận nội thành và hoạt động dịch vụ gắn với thương mại. 4- Thị trường tiêu thụ và doanh thu Các doanh nghiêp nước ngoài chủ yếu sản xuất phục vụ xuất khẩu. Liên doanh đèn hình Orion- Hanel với các sản phẩm đèn hình màu và súng điện tử, xuất khẩu chính sang thị trường các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ cho các hãng Phillip, Toshiba, Panasonic, Sanyo, Sharp. Trước sự suy giảm thị trường tiêu thụ máy thu hình trên thế giới, công ty TNHH điện tử Deawoo- Hanel đã chuyển hướng sang sản xuất tủ lạnh, máy giặt. Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm tủ lạnh của công ty đã chiếm lĩnh 35-40% thị trường trong nước. Thị trường của doanh nghiệp điện tử trong nước là tiêu thụ nội địa. Theo kết quả điều tra, các doanh nghiêp đều đánh giá là khó có khả năng xuất khẩu. Sức tiêu thụ của thị trường nội địa không cao, cộng thêm sự cạnh tranh mạnh nên hoạt động của các doanh nghiêp trong nước đều gặp khó khăn. Có tới 70% doanh nghiêp cho rằng, nguyên nhân chiếm lĩnh thị trường thấp vì chưa có mức giá hợp lý, 60% doanh nghiệp cho rằng do thị hiếu tâm lý trong nước chưa ủng hộ hàng nội địa, nguyên nhân do chất lượng thấp chỉ chiếm 40%. Bảng 4: Doanh thu sản xuất hàng công nghiệp điện tử trên địa bàn (sản xuất máy thu hình, radio, thiết bị truyền thông) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu( Tr.đ) 559740 1846292 1824651 1765428 1869475 2007890 2609490 2943760 Máy thu hình(1000 c) 199 195 312 262 187 121 125 148 Đèn hình (1000 c) 200 1600 1500 1960 2000 2281 2453 2659 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội và công ty đèn hình Orion- Hanel 36 5- Một số doanh nghiệp CNĐT điển hình của Hà Nội Trong số các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đóng góp đáng kể cho CNĐT của Thủ Đô, có thể kể đến một đại diện của DNNN là Công ty Điện tủ Hà Nội (HANEL) và hai đại diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty liên doanh ORION- HANEL và công ty TNHH Điện tử DAEWOO – HANEL. - Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel ) : Được thành lập ngày 17/12/1984, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội. Công ty Hanel là doanh nghiệp điện tử có quy mô lớn hàng đầu của Thủ Đô và cả nước. Năm 2002 Hanel đạt doanh thu 131,793 tỷ đồng, nộp ngân sách 1,888 tỷ đồng. Năm 2001, công ty điện tử Hà Nội đã đầu tư xây dựng Nhà máy thiết bị điện tử công nghệ cao tại khu công nghiệp Sài Đồng B. Sau khi xây dựng (quý II/2002), nhà máy đã đưa ra thị trường mõi năm 200.000 máy thu hình màu hiện đại với màn hình lớn, màn hình phẳng, nhiều tính năng công nghệ cao, các loại thiết bị điện tử kỹ thuật số công nghệ cao, các loại thiết bị gia dụng “thông minh” ứng dụng kỹ thuật số… - Công ty đèn hình ORION- HANEL : Liên doanh được cấp giấy phép đầu tư năm 1993 với tổng vốn đầu tư 178.584.000 USD (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành CNĐT), lĩnh vực kinh doanh là đèn hình, súng điện tử, sản phẩm đầu tiên xuất xưởng năm 1995. Hiện nay công ty có 1340 cán bộ, công nhân. Sản phẩm chính của công ty là đèn hình màu (14’,16’,20’,21’) : 2,2 triệu cái/năm và súng điện tử : 3,3 triệu cái/năm, chủ yếu phục vụ xuất khẩu (khoảng 70%). Thị trường chính của công ty là công ty Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông. Các sản phẩm đều đảm bảo tiêu chuẩn ISO 9002. Doanh thu của công ty năm 2002 đạt 1490.57 tỷ đồng. - Công ty TNHH Điện tử DAEWOO- HANEL: Liên doanh được cấp giấy phép năm 1994 với tổng vốn đầu tư 52.000.000 USD, lĩnh vực kinh doanh bao gồm : sản xuất lắp ráp máy thu hình, máy giặt, cuộn lái tia, biến thế cao áp. Sản phẩm đầu tiên xuất xưởng vào năm 1996. Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty là 485 người. Công ty có bốn dây chuyền sản xuất: dây chuyền máy thu hình với công suất 300 nghìn chiếc/năm; dây chuyền tủ lạnh – 150 nghìn chiếc/ năm; dây chuyền máy giặt – 50 nghìn chiếc/năm; dây chuyền linh kiện (cuộn lái tia) 1 triệu chiếc/năm, trong đó dây chuyền tủ lạnh và máy giặt đem lại hiệu quả cao nhất. Sản phẩm do công ty sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. 37 III – THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ 1.Thực trạng về tình hình đầu tư trong nước 1.1 – Quy mô vốn đầu tư Công nghiệp điện tử là một trong những ngành kinh tế lớn của Thủ Đô nhưng trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư phát triển vào ngành này vẫn còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Trước năm 2000, nhất là vào những năm 1995 – 1999, ngành CNĐT thủ đô hoạt động không những không hiệu quả mà còn bị thua lỗ, vốn đầu tư trong nước vào ngành này rất ít, hầu như không đáng kể. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư vào ngành giai đoạn này là của nhà nước gồm vốn Ngân sách và vốn đầu tư cho vay ưu đãi. Hầu hết nguồn vốn này được dùng để duy trì sự tồn tại của các cơ sở sẵn có, không có hoạt động đầu tư mới cũng như mở rộng cơ sở sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do ngành bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á dẫn đến nền kinh tế các nước trong khu vực cũng như trên thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng lâm vào tình trạng trì trệ, do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành CNĐT cũng bị thu hẹp. Các doanh nghiệp điện tử Hà Nội lại không có sự năng động, không sớm có chính sách điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình chung. Một số công ty lớn của Thành Phố như công ty Điện tử Hà Nội, Công ty điện tử Giảng Võ lại lâm vào cuộc khủng hoảng về đội ngũ lãnh đạo nên việc xem xét đưa ra các chiến lược mới cho doanh nghiệp mình chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, UBND Thành Phố cũng như các ban ngành liên quan của Thành Phố chưa dành cho ngành một sự quan tâm thích đáng, các cơ chế chính sách ưu đãi cũng như các khoản hỗ trợ đầu tư phát triển chỉ ở mức bình thường như các ngành khác. Sang đến năm 2000, hoạt động đầu tư của ngành bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và đến năm 2001, nhất là năm 2002 thì cực kỳ sôi động. Bảng 5: Tình hình thực hiện đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003( dự kiến) VĐT vào CNĐT Hà Nội 116,573 232,695 532,55 665,24 VĐT vào CN Hà Nội 2158,76 3216,54 4343,78 4513,27 38 VĐT vào CNĐT Việt Nam 502,47 1364,631 2072,178 2415,69 Tỷ trọng của CNĐT Hà Nội so với công nghiệp Hà Nội (%) 5.4 8.25 12.26 14,2 Tỷ trọng VĐT của CNĐT Hà Nội so với CNĐT Việt Nam (%) 22,16 23,28 25,7 26.1 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội và Công ty điện tử Hanel Nhìn vào bảng trên ta thấy, ngay sau khi thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp điện tử Hà Nội đã rất mạnh dạn trong hoạt động đầu tư. Năm 2000 vốn đầu tư vào nghành đã đạt 116,573 tỷ chiếm 5,4% vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp thành phố, chiếm 23,2% tổng vốn đầu tư cho phát ttriển ngành CNĐT cả nước. Trong hai năm tiếp theo là 2001 và 2002 vốn đầu tư của ngành liên tục gia tăng và với một tốc độ ngày càng cao. Đến năm 2002, lượng vốn này đã đạt con số 532,55 tỷ đồng, gấp 4,56 lần vốn đầu tư năm 2000 và gấp 2,29 lần so với vốn đầu tư năm 2001, chiếm 12,26% tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Thủ Đô và 25,7 % vốn đầu tư của toàn ngành CNĐT cả nước nói chung. Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, nguồn vốn đầu tư vào ngành đã đạt công nghệ số 881,815 tỷ đồng. Năm 2003, dự kiến vốn đầu tư cho ngành sẽ đạt con số 665,24 tỷ đồng, chiếm 14,2% so với vốn đầu tư vào ngành công nghiệp năm 2003 và chiếm 26,1% vốn đầu tư vào toàn ngành CNĐT. Mặc dù vốn đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội liên tục gia tăng trong 3 năm 2000-2002 nhưng tỷ trọng vốn đầu tư của Hà Nội so với cả nước trong ngành này không có sự biến động lớn. Điều này cho thấy tình hình thực hiện đầu tư trong toàn ngành cũng có xu hướng như của CNĐT Hà Nội. Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn có sự gia tăng từ 22,16% lên 26,1% cho thấy hoạt động đầu tư của ngành CNĐT Hà Nội có tốc độ nhanh hơn so với tốc độ đầu tư của toàn ngành. Các dự án đầu tư vào ngành trong 3 năm qua tập trung chủ yếu vào việc đầu tư mới, mở rộng sản xuất, nâng cao công suất sản xuất phục vụ của các cơ sở sản xuất sẵn có và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao thông qua hợp tác liên doanh với nước ngoài. Nguyên nhân của việc vốn đầu tư gia tăng trở lại trong ngành CNĐT trong 3 năm qua có thể kể ra như sau: Thứ nhất phải kể đến là do các doanh nghiệp điện tử Hà Nội đã bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có những dấu hiệu khả quan (Đơn cử như công ty Hanel, năm 2003 doanh thu gấp 1,32 lần với năm 1999, đạt 131,567 tỷ đồng). Do vậy nên các công ty đã có động lực tiếp tục đầu tư mới. 39 Thứ hai là do nhu cầu của người dân về các sản phẩm điện tử ngày càng cao, đặc biệt là sản phẩm điện tử cao cấp. Điều này đòi hỏi công ty phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến là việc ngành CNĐT được Chính Phủ xác định là kinh tế mũi nhọn của cả nước. Theo đó, một loạt chính sách ưu đãi về đầu tư dành cho ngành đã ra đời. Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư trước kia như việc tăng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, việc hỗ trợ và ưu đãi đầu tư như giảm lãi suất vay xuống chỉ còn 5,4%/năm, rồi chính sách về đào tạo, thị trường…Thêm vào đó, với việc UBND Thành Phố Hà Nội đã phê duyệt dự án quy hoạch phát triển ngành CNĐT Hà Nội, một loạt các dự án đầu tư đã được phê duyệt để tiến hành triển khai, hoạt động đầu tư phát triển ngành này càng trở nên rộn ràng nhộn nhịp. Theo đánh giá của một số nhà kinh tế thì hoạt động gây nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành của Thành Phố năm 2002 chính là hoạt động đầu tư vào ngành CNĐT. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp điện tử Hà Nội không chỉ bó hẹp trong phạm vi Thành Phố mà còn có sự mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Trong thời gian qua đã có 1 dự án đầu tư ở Cu Ba, một dự án đầu tư ở Kwait. Phương hướng đầu tư cũng có sự đổi mới. Hầu hết các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất linh kiện phục vụ cho ngành, giúp ngành từng bước chủ động trong sản xuất, không phải phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Sang năm 2003, ngành CNĐT Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng tốc đầu tư để có thể phát triển thành một ngành mũi nhọn, từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho Thành Phố. Hầu hết các dự án đầu tư ở trên đều do công ty điện tử Hà Nội và các liên doanh của công ty đầu tư. Điều này cho thấy muốn tăng cường đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội thì vấn đề quan trọng đối với UNND Thành Phố Hà Nội là phải tăng cường hỗ trợ vốn đầu tư cho công ty điện tử Hà Nội và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các liên doanh của công ty tăng cường đầu tư. 1.2 – Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT 1.2.1 – Cơ cấu vốn theo nguồn vốn đầu tư Hiện nay, vốn đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội được huy động từ rất nhiều nguồn bao gồm: nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển của 40 nhà nước, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và nguồn vốn khác. Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội năm 2001 – 2003 Nguồn vốn 2000 2001 2002 2003 (kế hoạch) Giá trị ( tỷ đ) % Giá trị ( tỷ đ) % Giá trị ( tỷ đ) % Giá trị ( tỷ đ) % Ngân sách 10,783 9,25 27,45 11,8 67,1 12,6 79,89 12,01 Tự có 0,583 0,5 2,65 1,14 5,325 1 9,31 1,4 Ưu đãi đầu tư 24,83 21,3 61,66 26,5 127,28 23,9 151,00 22,7 Vay thương mại 78,35 67,21 124,56 58,53 298,23 61,0 413,78 62,2 Vốn khác 1,445 1,24 4,723 2,03 7,981 1,5 11,91 1,79 Tổng 116,57 100 232,69 100 532,55 100 665,24 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Như vậy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội là nguồn vốn vay thương mại. Trong suôt 3 năm 2000, 2001, 2002 tỷ lệ của nguồn vốn này đều chiếm một tỷ lệ rất cao (khoảng trên dưới 60% tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành) và liên tục gia tăng với tốc độ nhanh. Tuy năm 2001 tỷ lệ của nguồn vốn này đạt 58,53%, có giảm so với năm 2000 là 67,21% nhưng về số tuyệt đối lại gấp gần 2 lần (124,56 tỷ so với 78,35 tỷ). Dự kiến vào năm 2003, các doanh nghiệp điện tử Hà Nội phải vay khoảng 62,2% tức là vào khoảng 413,78 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2002. Như vậy, các doanh nghiệp điện tử Hà Nội muốn tăng cường đầu tư thì nhất định phải dựa vào nguồn vốn quan trọng này. Mà theo các doanh nghiệp này thì lãi vay của nguồn vốn này vẫn còn khá cao 5,4%/ năm (mặc dù nhà nước đã có chính sách ưu đãi dành cho ngành rồi), thời gian vay của nguồn vốn này thường ngắn so với một dự án đầu tư. Do vậy, việc sử dụng nguồn vốn vay thương mại là nguồn vốn chính để đầu tư phát triển của các doanh nghiệp CNĐT trong nước hiện nay vẫn đang là vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới. Theo họ, nhà nước có thể giảm khó khăn này cho các doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất vay xuống còn 3%/ năm hay hỗ trợ lãi suất vay trong 3-5 năm đầu. Chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn này chính là nguồn vốn ưu đãi đầu tư .Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 nguồn vốn này thứ tự chiếm tỉ lệ là 21,3%; 26,5%; 23,9% với con số tuyệt đối tương ứng là 24,83; 61,66; 127,28 tỷ đồng. Như vậy là mặc dù tỷ trọng không thay đổi mấy nhưng vốn đầu tư từ nguồn 41 vốn này thì năm sau gấp đôi năm trước. Điều này phần nào cho thấy sự quan tâm của nhà nước trong những năm gần đây đối với sự phát triển của ngành. Mặc dù không chiếm tỷ lệ lớn như hai nguồn vốn kia, mỗi năm chỉ chiếm trên 10% nhưng nguồn vốn ngân sách có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi đây là nguồn vốn doanh nghiệp được cấp phát, không phải hoàn trả cũng như trả lãi. Trong 3 năm từ 2000 đến 2002, nguồn vốn này liên tục gia tăng về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, tốc độ gia tăng bình quân hàng năm là 2,35 lần. Năm 2002, nguồn vốn này đạt 67,1 tỷ chiếm 15% tổng nguồn vốn ngân sách. Đây là một nỗ lực to lớn của Thành Phố giành cho sự phát triển của ngành. Dự kiến năm 2003, nguồn vốn này sẽ chiếm 12,01% vốn đầu tư phát triển ngành tức là khoảng 79,89 tỷ đồng. Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong số các nguồn vốn là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Năm 2000, do các doanh nghiệp điện tử Hà Nội mới bắt đầu khôi phục được sự phát triển nên nguồn vốn này chỉ chiếm 0,5% tức là 0,578 tỷ đồng. Năm 2001, con số của nguồn vốn này đạt 1,14% tức 2,65 tỷ đồng. Năm 2002, tuy tỷ lệ tương đối có giảm đi so với năm 2001, chỉ có 1% nhưng con số tuyệt đối lại vượt xa, đạt 5,325 tỷ, gấp 2 lần so với năm 2001. Sự gia tăng liên tục về nguồn vốn này trong 3 năm qua cho thấy tình hình cực kỳ khả quan trong phát triển của ngành trong những năm tới. Kế hoạch đến năm 2003, vốn đầu tư phát triển ngành từ nguồn này sẽ đạt 9,31 tỷ đồng chiếm 1,4% vốn đầu tư toàn ngành. Nguồn vốn khác chiếm khoảng hơn 1% là vốn đóng góp của công nhân viên công ty hay vốn tự huy động thông qua hình thức liên doanh, liên kết. Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy, cơ cấu vốn phát triển của ngành CNĐT Hà Nội chưa cân đối. Nguồn vốn vay thương mại thì quá lớn trong khi đó thì nguồn vốn tự có của doanh nghiệp còn quá nhỏ bé. Trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành là phải có sự điều chỉnh để giảm nguồn vốn vay thương mại và nâng cao tỷ lệ từ các nguồn vốn khác, đặc biệt là vốn tự có của mình. 1.2.2 - Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT theo lĩnh vực sản xuất năm 2001 – 2002 TT Lĩnh vực sản xuất 2001 2002 Giá trị ( tỷ đ) Tỷtrọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1 Điện tử dân dụng 155,67 66,64 320,59 60,2 42 2 Điện tử công nghiệp và chuyên dụng 5,119 2,2 14,38 1,5 3 Công nghệ thông tin 20,01 8,6 55,92 10,5 4 Thiết bị viễn thông 2,23 0,96 7,9 2,7 5 Sản xuất phần mềm 15,59 6,7 39,94 7,5 6 Vật liệu điện tử 4,88 2,1 12,25 2,3 7 Linh kiện và cấu kiện 23,97 10,3 63,37 11,9 8 Thiết bị phần cứng 5,82 2,5 18,11 3,4 9 Tổng 232,695 100 532,55 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nhìn vào bảng trên ta thấy, vốn đầu tư vào ngành điện tư dân dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất. Năm 2001 là 155,67 tỷ đồng chiếm 66,64% vốn đầu tư phát triển ngành, năm 2002 tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực này có giảm còn 60,2% nhưng con số tuyệt đối lại lớn hơn nhiều 320,59 tỷ đồng. Chiếm thứ hai về vốn đầu tư là lĩnh vực sản xuất linh kiện và cấu kiện (năm 2001 là 23,97 tỷ đồng chiếm 10,3%, năm 2002 là 63,37 tỷ chiếm 11,9%), tiếp đến lĩnh vực CNTT (năm 2001 là 20,01 tỷ chiếm 8,6%; năm 2002 là 39,94 tỷ chiếm 10,5%). Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong vốn đầu tư phát triển ngành CNĐT là lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông chỉ chiếm 0,96% năm 2001 (tức 2,233 tỷ đồng) và 1,5% năm 2002 (tức 7,9 tỷ đồng). Từ cơ cấu vốn đầu tư của ngành CNĐT cho thấy ngành CNĐT của chúng ta vẫn còn lạc hậu và non trẻ bởi vì đối với một nước có nền CNĐT phát triển thì hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất linh kiện, sản xuất phần cứng, vật liệu điện tử thường phải chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn đầu tư của ngành. Tuy nhiên, so với năm 2001, cơ cấu vốn đầu tư của ngành có sự thay đổi theo hướng rất tích cực. Tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực điện tử dân dụng đã giảm, tỷ trọng vốn đầu tư vào một số lĩnh vực khác đều có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện và công nghệ thông tin. Điều này cho thấy ngành CNĐT Hà Nội đã có một sự định hướng rõ ràng trong hoạt động đầu tư. Đó là tập trung đầu tư vào lĩnh vực linh phụ kiện và thiết bị điện tử công nghệ cao nhằm nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực, để ngành CNĐT thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia trong nhhững năm tới. 43 1.2.3 – Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp Hiện nay, đầu tư trong nước vào ngành CNĐT Hà Nội được tiến hành chủ yếu dưới hình thức: Doanh nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước trung ương và doanh nghiệp nhà nước địa phương), doanh nghiệp TNHH và công ty cổ phần. Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội năm 2002 theo loại hình doanh nghiệp TT Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp Vốn đầu tư (Triệu đ) Vốn ĐT BQ/ DN (triệu đ) Số lượng Tỷ trọng (%) Giá trị (triệuđ) Tỷ trọng (%) 1 DNNN 13 50 515.080 96,72 39.620,0 2 Cty cổ phần 4 15 7.030 1,32 1757,5 3 Cty TNHH 9 35 10.440 1,96 1160,0 Tổng 26 100 532.550 100 20.482,0 Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Nội Nhìn vào bảng trên ta thấy, các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng doanh nghiệp lẫn về vốn đầu tư. Tổng số có 13 doanh nghiệp (chiếm 50% về số lượng các doanh nghiệp) với tổng số vốn đầu tư lên tới 515.080 triệu đồng chiếm 96,72 tổng số vốn đầu tư phát triển của ngành năm 2002. Bình quân 39.620 triệu đồng/doanh nghiệp (trong đó riêng công ty điện tử Hà Nội đã chiếm tới 85% vốn đầu tư của loại hình doanh nghiệp này với số vốn đầu tư là 437.818 triệu đồng). Doanh nghiệp theo loại hình công ty TNHH đứng vị trí thứ 2 cả về số lượng doanh nghiệp lẫn tổng vốn đầu tư với 9 doanh nghiệp và số vốn đầu tư là 10.440 triệu đồng. Trung bình vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp theo loại hình này là 1160 triệu đồng. Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cả về số lượng doanh nghiệp và tổng số vốn là loại hình công ty Cổ Phần, chỉ chiếm có 15% về tỷ trọng về số lượng doanh nghiệp với vẻn vẹn có 4 doanh nghiệp với tổng số vốn là 7303 triệu đồng, chiếm 1,32% về cơ cấu vốn nhưng số vốn bình quân trên một doanh nghiệp của loại hình này không hề nhỏ bé chút nào (1757,50 triệu đồng / doanh nghiệp). Như vậy, chiếm vị trí chủ chốt trong ngành CNĐT Thủ Đô chính là các doanh nghiệp điện tử nhà nước. Do vậy, để phát triển nền CNĐT Hà Nội đòi hỏi phải phát triển loại hình doanh nghiệp này đầu tiên. Muốn vậy, không chỉ cần sự năng động 44 của các doanh nghiệp mà nhà nước còn phải có những chính sách ưu đãi, có sự hỗ trợ một cách cụ thể đối với các doanh nghiệp này, đặc biệt là công ty điện tử Hanel. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự khuyến khích phát triển từ các loại hình ngoài nhà nước như công ty cổ phần, công ty TNHH. 1.2.4 – Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục công trình Theo hạng mục công trình, vốn đầu tư vào ngành CNĐT được chia thành: Đầu tư cho xây lắp, đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư vào kiến thiết cơ bản khác và dành cho dự phòng. Xem xét cho 2 năm 2001 và 2002 ta thấy tỷ lệ đó được phân chia như sau. Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT Hà Nội năm 2001 – 2002 theo hạng mục công trình TT Hạng mục công trình 2001 2002 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Xây lắp 41,18 17,7 188,52 35,4 2 Thiết bị 122,19 52,51 265,53 49,86 3 KTCB khác 48,05 20,65 43,562 8,18 4 Dự phòng 21,128 9,08 34,78 6,53 Tổng 232,695 100 532,55 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nhìn vào bảng trên ta thấy, vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là vốn đầu tư dành cho xây lắp, cho kiến thiết cơ bản khác và ít nhất là vốn dành cho dự phòng. So với năm 2001, vốn đầu tư dành cho hoạt động xây lắp năm 2002 có sự gia tăng mạnh mẽ cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối. Năm 2001, nguồn vốn này chỉ có 41,18 tỷ chiếm 17,7% tổng lượng vốn nhưng đến năm 2002, nguồn vốn này đã đạt con số 188,52 tỷ chiếm 35,4% vốn đầu tư phát triển của năm, gấp 4,57 lần so với năm 2001. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì năm 2002, ngành CNĐT Hà Nội đã có một loạt dự án đầu tư mới (gấp 2,5 lần về số dự án so với năm 2001, hơn nữa các dự án của năm 2002 đều có quy mô khá lớn). Do vây, việc gia tăng đầu tư XDCB là chuyện tất nhiên. Đối với nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, khác với nguồn vốn trên vốn đầu tư vào lĩnh vực nàynăm 2002 so với năm 2001 mặc dù có sự gia tăng về giá trị 45 (năm 2002 đạt 265,53 tỷ gấp 2,17 lần so với năm 2001) nhưng lại có sự giảm sút về tỷ trọng. Năm 2002 tỷ trọng nguồn vốn này chỉ chiếm 49,86% vốn đầu tư của năm trong khi đó thì năm 2001 nguồn vốn này chiếm những 52,51%. Đây không phải là do năm 2001 các doanh nghiệp Thủ Đô chú trọng việc đầu tư vào thiết bị công nghệ hơn năm 2002 mà ngược lại, việc mua sắm thiết bị năm 2002 tuy được chú trọng nhưng tổng nguồn vốn lại tăng mạnh nên tỷ trọng của nó so với năm 2001 mới có sự suy giảm. Vốn dự phòng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đây chính là cái lề an toàn đối với bản thân họ. Năm 2001, các doanh nghiệp trong ngành giành 9,08% tổng lượng vốn đầu tư hàng năm ( khoảng 21,128 tỷ đồng) để dành cho dự phòng.Đến năm 2002, tỷ trọng của nguồn vốn này đã giảm, chỉ còn 6,53% ( khoảng 34,78 tỷ đồng). Tỷ lệ nguồn vốn dự phòng như thế này là khá lớn đối với các doanh nghiệp công nghiệp nói chung. Sự suy giảm trong tỷ trọng nguồn vốn này qua 2 năm cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có sự phát triển thuận lợi năm trước so với năm sau. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành CNĐT Thủ Đô. 2 - Đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT 2.1 – Quy mô vốn đầu tư Chỉ mới tham gia vào ngành CNĐT Hà Nội vào năm 1993 nhưng vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Chiếm tới 72% vốn đầu tư phát triển ngành nhưng trong thời gian qua, nguồn vốn này có sự gia tăng không đều. Bảng 10: Quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT Hà Nội TT Năm Sốdự án Vốn đầu tư Vốn BQ/ Dự án ( 1000USD) Giá trị (1000USD) Tỷ trọng (%) 1 1993 2 181,476 30.78 90,733.5 2 1994 1 52,000 8.81 52,000 3 1995 3 15,273.464 2.59 5,091.15 4 1996 3 16,311.32 2.76 5,437.11 46 5 1997 1 8,000 1.36 8,000 6 1998 0 0 0 0 7 1999 0 0 0 0 8 2000 1 1,100 0.186 1,100 9 2001 4 114,510 19.42 28,627.5 10 2002 2 201,000 34.09 100,500 Tổng 17 589,611.784 100 34,683.046 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Hà Nội trong vòng 10 năm từ 1993 đến 2002 là 589,611.784 nghìn USD với 17 dự án, trung bình 34,683.046 nghìn USD/ 1 dự án. Nói chung, từ năm 1993 đến năm 1997, vốn đầu tư nước ngoài vào ngành có xu hướng giảm. Năm 1993, vốn đầu tư nước ngoài đạt 181.467 triệu USD với chỉ 2 dự án, trung bình 90.3775 triệu USD/ dự án, chiếm 30,78% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT. Trong 2 năm 1995 và 1996, số dự án tuy có tăng lên đến 3 dự án nhưng tổng lượng vốn đầu tư lại thấp. Trung bình có thứ tự là 5091.15 nghìn USD và 5437.11 nghìn USD.Đến năm 1997, lượng vốn từ nguồn này giảm xuống còn 8 triệu USD với chỉ duy nhất 1 dự án, chiếm 1.36% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài. Trong hai năm 1998 và 1999 không có dự án nước ngoài nào đầu tư vào lĩnh vực này. Điều này một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Châu Á đã ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới nên các nước giảm đầu tư ra nước ngoài để tập trung khôi phục lại cho nền kinh tế nước mình. Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là do cơ chế chính sách của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian này chưa thông thoáng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hơn nữa, đây cũng chính là thời kỳ suy giảm của thị trường điện tử thế giới. Do vậy, hầu hết các nhà đầu tư lớn đều giảm lượng đầu tư của mình. Sang đến năm 2000, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực này bắt đầu có sự phục hồi với 1 dự án đầu tư trị giá 1.1 triệu USD của nhà đầu tư Đài Loan. Đến năm 2001, số dự án đầu tư vào ngành đã đạt con số kỷ lục về dự án với 4 dự án và tổng số vốn đầu tư là 114,51 triệu USD, trung bình 28.6275 triệu USD/ dự án. Năm 2002 chỉ có 2 dự án đầu tư nhưng số vốn đã đạt đến con số đáng ngạc nhiên, 201 triệu USD, 47 bình quân 100.5 triệu USD/ dự án. Hy vọng trong những năm tới sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ cả về số dự án và số vốn đầu tư vào ngành. 2.2 – Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 2.2.1 – Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT theo quốc gia T T Quốc gia Số dự án Vốn đầu tư ( triệu USD) BQ/dự án ( triệu USD) Giá trị ( triệu USD) Tỷtrọng(%) 1 Hàn Quốc 8 258.21 43.79 32.276 2 Trung Quốc 1 200 33.92 200 3 Nhật Bản 5 128.728 21.83 25.745 4 Singpore 1 1 0.17 1 5 Đài Loan 2 1.7235 0.29 0.862 Tổng 17 589.611 100 34.683 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Trong thời gian qua, vốn đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT Hà Nội được tiến hành từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Dẫn đầu vốn đầu tư nước ngoài vào CNĐT Hà Nội là nhà đầu tư Hàn Quốc có 8 dự án với tổng số vốn lên tới 258.210.320 USD chiếm 43.79% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào CNĐT Hà Nội, trung bình 32.276 triệu USD / 1 dự án. Tiếp đến là nhà đầu tư Nhật có 5 dự án với tổng số vốn là 128.728 triệu USD, trung bình 25.745 triệu USD / 1 dự án, còn lại là nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc và Singapore. Đặc biệt nhất trong số này là nhà đầu tư Trung Quốc, chỉ với 1 dự án nhưng số vốn lại lên tới 200.000.000 USD chiếm 33,92% về vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này. Nhỏ nhất về số vốn bình quân trên 1 dự án là nhà đầu tư Đài Loan, chỉ có 0.826 triệu USD. Trong những năm tới, ngành CNĐT hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư từ Đức và Mỹ và Trung Quốc đầu tư vào vào ngành này, vừa đa dạng hoá được các nhà đầu tư lại vừa nâng cao tỷ trọng đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan