Luận văn Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996)

Tài liệu Luận văn Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996): ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI 1999 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ 50316 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GIÁO SƯ KIỀU XUÂN BÁ HÀ NỘI 1999 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của giáo sư Kiều Xuân Bá. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tháng 01 năm 1999 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diệu Liêng LỜI CẢM ƠN Đề tài "Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996)" được hoàn thành với ...

pdf73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI 1999 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ 50316 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GIÁO SƯ KIỀU XUÂN BÁ HÀ NỘI 1999 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của giáo sư Kiều Xuân Bá. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tháng 01 năm 1999 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diệu Liêng LỜI CẢM ƠN Đề tài "Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996)" được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình quý báu của giáo sư Kiều Xuân Bá, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội), của trung tâm đào tạo bồi dưỡng giáo viên Mác Lênin, của trường Cao đẳng sư phạm An Giang, văn phòng Tỉnh ủy An Giang, Sở Khoa học công nghệ - môi trường tỉnh An Giang, Ban tổ chức chính quyền tỉnh An Giang cùng các cơ quan ban ngành có liên quan đến đề tài. Nhân đây cho phép tôi được tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến giáo sư Kiều Xuân Bá - người đã dìu dắt hướng dẫn tôi trong thời gian qua, ban tổ chức lớp cao học tích lũy chứng chỉ của trung tâm đào tạo bồi dưỡng giáo viên Mác Lênin đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin được cám ơn trường cao đẳng sư phạm An Giang cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, cảm ơn các đồng chí, các anh chị và các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nguyễn Thị Diệu Liêng - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI : An Giang là một tỉnh nông nghiệp, đất hẹp, người đông, dân cư đại bộ phận làm nông. Sau ngày mới giải phóng, sản lượng lương thực ở An Giang rất thấp, chỉ trên dưới 30 vạn tấn/năm. Nạn đói giáp hạt thường xuyên đe dọa đời sống của người nông dân. Cũng như các tỉnh khác khi mới giải phóng, An Giang vừa lo ổn định tình hình chinh trị và trật tự an ninh, vừa tập trung công sức giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, từng bước phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, mà chủ yếu là tập trung phát triển nông nghiệp. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới từ Đại hội VI (tháng12 năm 1986) của Đảng, quán triệt quan điểm coi nông nghiệp - lương thực là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, coi nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược phát triển kinh tế, Đảng bộ An Giang đã vạch ra những chủ trương, giải pháp sát hợp với hoàn cảnh tỉnh nhà, nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trở lực, giải phóng sức sản xuất để khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Đổi mới là một quá trình. Đối với một địa phương, phải tìm tòi, thể nghiệm để thực hiện đường lối đổi mới chung của Đảng, vừa phải dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, vừa phải dám nghĩ, dám làm nhưng không được để thất bại trút vào đầu bà con nông dân một nắng hai sương. Muốn vậy, phải có tinh thần dũng cảm, đồng thời phải có đầu óc sáng tạo, khoa học. Đảng bộ An Giang sau 10 năm quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, đã cùng với bà con nông dân tỉnh nhà phấn đấu không mệt mỏi với lòng tin tưởng ở chế độ mới, ở sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là cấp ủy Đảng địa phương từ tỉnh đến xã, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ : - 2 - Sản lượng lương thực tăng trưởng nhanh và liên tục, vững chắc, trở thành một tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực trong nhiều năm liền ; đời sống ở nông thôn được cải thiện rõ rệt ; nội bộ nhân dân đoàn kết, chính trị ổn định. Đảng bộ vững mạnh và từng bước trưởng thành. Vì sao Đảng bộ và nhân dân An Giang đạt được những thành tựu tuy là bước đầu nhưng rất quan trọng như trên ? Những bài học gì có thể rút ra, những tồn tại gì cần giải quyết để tiếp tục đưa nền nông nghiệp và nông thôn An Giang đi lên theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời gian tới ? Đó là những vấn đề bức xúc hiện nay. Đó là mục đích và cũng là ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu này. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI : Đề tài về phát triển nông nghiệp theo đường lối đổi mới đã được nghiên cứu và công bố nhiều, song những công trình lớn đều đề cập vấn đề trên tầm vĩ mô, còn trên địa bàn từng vùng, từng tỉnh thì mới có những bài báo mang tính chất báo cáo và trao đổi kinh nghiệm. Riêng trên địa bàn An Giang thì chưa thấy viết như là một công trình khoa học. Điều này không có gì khó hiểu, bởi vì các đề tài có liên quan đến từng địa phương trước hết phải do từng địa phương nghiên cứu biên soạn, mà ở địa phương thì ít có điều kiện vì thiếu người. Ai đó ở các cơ quan nghiên cứu trung ương dù có quan tâm thì khó với tới vì gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại khảo sát, sưu tầm tư liệu gốc rất hiếm thấy trong các sách, báo, ngay cả sách, báo địa phương còn nằm tản mạn trong các cặp hồ sơ lưu trữ của các địa phương. Biết rằng tình hình nghiên cứu sẽ gặp khó khăn, và hơn nữa, khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập hãy còn quá ngắn, tình hình còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự khó phân biệt nhau về ranh giới, và do đó, sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành – đó là phương pháp lịch sử. - 3 - Dù vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này vì nghĩ rằng nó có ý nghĩa nhất định về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở mục trên. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : Tập hợp, xử lý các nguồn tư liệu đã được công bố, khái quát quá trình vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI đề xướng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp của Đảng bộ An Giang trong thời kỳ mười năm đổi mới (1986-1996). - Sưu tầm hệ thống hóa các tư liệu lưu trữ để trình bày quá trình nhận thức, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng trong việc đề ra những chủ trương, giải pháp, cách thức tổ chức và chỉ đạo của Đảng bộ An Giang trên mặt trận nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 1996. - Đánh giá hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang qua những tiến bộ và tồn tại trong vòng một thập kỷ trên mặt trận này. - Thử tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lịch sử đã qua. - Thử đề xuất một vài gợi ý là góp tiếng nói nhỏ bé trong vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn An Giang trong những năm trước mắt. Là một đề tài lịch sử, phương pháp sử dụng trong luận văn không ngoài những phương pháp vốn có : phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp tổng hợp phân tích,... 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Trong khuôn khổ của một luận án thạc sĩ khoa học lịch sử - chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam - luận án chỉ giới hạn, phân tích, đánh giá về sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng bộ An Giang đối với nông nghiệp trong một giai đoạn lịch sử nhất định. (1986 - 1996). 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN : - 4 - Như trên đã trình bày trong nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp mới của luận văn này là : - Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, đối chiếu với các quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, cố gắng đưa ra những nhận định có căn cứ nhằm làm rõ sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng bộ An Giang đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh trong thời kỳ đổi mới. - Mặt khác, trình bày một cách có hệ thống đường lối chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ cùng những nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh và kết quả đạt được hy vọng sẽ góp phần vào công tác tổng kết, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương về một giai đoạn lịch sử của thời kỳ đổi mới. - Ngoài ra, cố gắng lý giải, tìm ra những nguyên nhân thành công của Đảng bộ An Giang trong lãnh đạo nông nghiệp. Qua đó, bước đầu rút ra những kinh nghiệm và đề xuất một vài gợi ý nhằm góp phần để Đảng bộ An Giang tiếp tục lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn An Giang. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN : Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn An Giang sau 10 năm giải phóng (1975-1986) Chương 2 : Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng (1986-1996) Chương 3 : Tổng luận - 5 - CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN AN GIANG SAU 10 NĂM GIẢI PHÓNG (1975 - 1986) 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI AN GIANG: An Giang nằm ở vùng tây nam của tổ quốc, giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ, phía bắc giáp Kampuchia với đường biên giới chung dài gần 100 km. Diện tích toàn tỉnh là 3.424 km2 với hệ thống đường giao thông thủy bộ thuận tiện mà trục chính về đường bộ là quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của Kampuchia và về đường thủy là sông Tiền và sông Hậu. Đây là những tuyến giao lưu quốc tế quan trọng nối đồng bằng sông Cửu Long với Lào, Campuchia, Thái Lan thông qua cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Nằm trong vùng kinh tế đồng bằng, An Giang có nhiều thuận lợi để phát triển khu vực I (nông, lâm, thủy sản). Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của sông Cửu Long chia phần đồng bằng An Giang thành những cù lao đất đai màu mỡ. Hệ thống sông rạch đã góp phần hình thành 73% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa không ngừng bồi đắp thêm Với diện tích đất nông nghiệp gần 248.000 ha, trong đó, đất trồng lúa chiếm 91,6% và trồng màu các loại chiếm 8,4%, có thể nói, An Giang là một tỉnh phát triển nông nghiệp rất thuận lợi. Ngoài vùng đồng bằng, An Giang còn có vùng núi rừng. Nơi đây rất thích nghi cho chăn nuôi gia súc như bò, dê,... cho phát triển lâm nghiệp. Rừng An Giang có vị trí rất quan trọng trong việc duy trì môi trường sinh thái ổn định - 6 - không chỉ riêng đối với An Giang mà còn đối với cả đồng bằng sông Cửu Long. Rừng tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Có 255 ha rừng tự nhiên thuộc vùng ẩm nhiệt đới, đa số loài cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ phân bổ tự nhiên. Ngoài ra, An Giang còn có hơn 4.000 ha rừng tràm. Cũng như các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu long, An Giang nằm trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu, vĩ độ thấp, có nguồn năng lượng tự nhiên phong phú và nguồn mưa ẩm dồi dào, có nhiều yếu tố thuận lợi đối với sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Lượng mưa hàng năm là 1.418mm, trung bình số giờ nắng trong năm khoảng 2.500 giờ. Hàng năm, An Giang bị ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 11, nước dâng cao từ 1 m - 2,5 m, có vùng lên đến 3,5 m. Điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu và thủy văn đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư, đặc điểm nhân văn và xã hội. An Giang tuy là vùng đồng bằng nhưng còn có cả một dãy núi Thất Sơn hùng vĩ với các núi Tô, núi Dài, núi Cấm, núi Sam, núi Sập...Những dãy núi ấy không chỉ cung cấp vật liệu xây dựng khoáng sản, mà còn trang điểm thêm vẻ đẹp thiên nhiên, lại còn tiềm ẩn dấu ấn của nền văn minh cổ xưa : di chỉ khảo cổ Ốc Eo, những chứng tích lịch sử, văn hóa vô giá,...Nơi đây còn để lại những vết tích chưa phai mờ về hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cuộc chiến tranh biên giới vừa hào hùng, vừa vi thảm, ghi lại tên tuổi của những anh hùng đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê, vào năm 1995, An Giang có 2.004.000 người gồm 48% là nam và 52% là nữ với 97% là người Việt, 3% là người Hoa, Khmer, Chăm; 80% dân số theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Trong phân bố dân cư có 81% ở nông thôn và 19% ở thành thị. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm 46%, dưới độ tuổi lao động chiếm 45%, trên độ tuổi lao động chiếm 9%. Nhìn chung, nguồn lao động ở An Giang dồi dào, trẻ, khỏe, cần cù, siêng năng. - 7 - Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như đã trình bày, An Giang cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển đi lên : là tỉnh có diện tích ruộng đất bình quân đầu người thấp hơn so với nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (vào năm 1995, chỉ khoảng 0,124 ha/người). Đối phó với lũ lụt hàng năm ở An Giang hiện đang còn là vấn đề hết sức bức xúc, có liên quan đến sự phát triển các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Chống lũ, tránh lũ, né lũ hay sống cùng lũ là việc phải giải quyết vô cùng khó khăn, gian khổ và phức tạp. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp. 96% số lao động là lao động thủ công, chủ yếu sử dụng năng lượng cơ bắp. Lao động kỹ thuật chỉ chiếm 3,84%. Ngoài ra, dân cư phân bố tự nhiên không hợp lý : tập trung ở các huyện cù lao và thưa thớt ở các huyện miền núi, tập quán xâm canh và quảng canh còn ảnh hưởng sâu sắc đến tập quán canh tác. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân An Giang là làm sao phát huy cho hết những mặt thuận lợi và khắc phục có hiệu quả từng bước những khó khăn và không thuận lợi nói trên nhằm mang lại sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. 1.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN AN GIANG SAU NGÀY GIẢI PHÓNG VÀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ AN GIANG THỜI KỲ 10 NĂM ĐẦU CÙNG CẢ NƯỚC TIẾN LÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA : (1975 - 1986) Sau thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Cùng với việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước và thiết lập hệ thống chính trị trong cả nước, một công việc đã được tiến hành nhanh chóng là ra sức khôi phục và phát triển kinh tế để cải thiện một bước đời sống vật chất - văn hóa - 8 - cho nhân dân và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Để phát triển kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) chủ trương: thực hiện công nghiệp hóa đất nước, đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu là chủ yếu lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa phải lấy sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ làm cơ sở. Do đó, phải tập trung cao độ sức lực của cả nước, của các ngành, các cấp tạo ra bước phát triển nông nghiệp toàn diện, vượt bậc. Trên lĩnh vực nông nghiệp, Đại hội chủ trương: phải ra sức phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, đẩy mạnh nông - lâm - ngư nghiệp nhằm sớm đảm bảo lương thực - thực phẩm cho toàn xã hội và có lương thực dự trữ. Coi trọng cả 3 mặt : thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích. Chăn nuôi phải trở thành ngành sản xuất chính, cân đối với trồng trọt. Phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đẩy mạnh khôi phục và phát triển ngư nghiệp. Căn cứ vào phương hướng chỉ đạo của Trung ương và trên cơ sở nắm sát tình hình thực tiễn địa phương, Đảng bộ An Giang nhận thấy : Sau ngày giải phóng, An Giang đứng trước những khó khăn lớn : Khó khăn lớn nhất là phải gánh lấy hậu quả nghiêm trọng của 30 năm chiến tranh, những ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa thực dân mới ở một tỉnh vùng yếu còn phức tạp trong nhiều vấn đề dân tộc, tôn giáo, biên giới, lại là địa bàn mà các phần tử thù địch dùng làm nơi nhen nhóm các hoạt động chống phá cách mạng. Là tỉnh mà hơn 41% nông dân không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất. Trong khi đó, một bộ phận phú nông, tư sản và trung nông đã chiếm trên 32% diện tích ruộng đất. Các hình thức bóc lột, cho vay nặng lãi diễn ra phổ biến ở nông thôn. Tập quán canh tác lúa nổi một vụ năng suất thấp trải trên một diện tích rất rộng (180.000 ha). “Sản lượng lương thực hàng năm chỉ trên dưới 300.000 tấn. Nạn đói giáp hạt thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân. Ngay trong năm 1975, Trung - 9 - ương phải chi viện cứu đói 5.000 tấn lương thực và trong vài năm sau đó, tỉnh phải cứu đói cho hơn 3.000 hộ”.[54,31-32] Vận dụng quan điểm của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa phương, Đảng bộ An Giang đã chủ trương: tập trung trước hết cho sản xuất lương thực cả lúa và màu nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách về lương thực, giải quyết cho được nạn đói giáp hạt cho nông dân trong tỉnh, cải thiện dần đời sống của người dân. Cùng với việc phát triển lương thực, phải đảm bảo phát triển chăn nuôi và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày cho tiêu dùng và xuất khẩu, phát triển chăn nuôi heo, bò, trâu, gà, vịt...chú ý bảo vệ và khai thác nguồn cá sông, cá đồng, khôi phục nghề nuôi cá bè, ao, hồ,... Ra sức trồng cây gây rừng, chú ý trồng cây quanh nhà, ven lộ, ven bờ... Để đạt được yêu cầu phát triển nông nghiệp, việc đầu tiên là phân vùng đất đai. Toàn tỉnh được chia thành 3 vùng : Vùng 1: gồm các huyện Phú Tân, Tân Châu, Châu Thành, Châu Đốc, Long Xuyên với 80.000 ha. Đây là vùng đất đai màu mỡ, thủy lợi gần, lao động đông, có tập quán trồng lúa tăng vụ, có khả năng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng hoa màu và có điều kiện chăn nuôi. Tư tưởng chỉ đạo là: chuyển hầu hết diện tích lúa mùa sang làm lúa tăng vụ, hai lúa một màu để tăng nhanh sản lượng lương thực. Vùng 2: gồm Châu Phú, Châu Thành, Bảy Núi. Vùng này khó khăn về thủy lợi, đất chua, ruộng trũng nhưng diện tích khá rộng (55.000 ha). Tư tưởng chỉ đạo là: giải quyết tốt tưới tiêu và cải tạo đất để mở ra khả năng trồng hai vụ lúa, ngoài ra còn có khả năng chuyên canh một số cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng 3 : Vùng có nhiều đồi núi. - 10 - Hướng phát triển ở vùng này là ngoài việc trồng lúa còn có khả năng trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây lương thực ít nước và chăn nuôi trâu bò. Những chủ trương trên đây của Đảng bộ An Giang đã mở ra được khả năng phát huy được thế mạnh đất đai của tỉnh và hướng nông nghiệp phát triển toàn diện. Song nhìn chung, trong thời kỳ 5 năm đầu sau giải phóng (1976 - 1980), An Giang gặp rất nhiều khó khăn: cũng như các tỉnh khác ở miền Nam, An Giang vừa tập trung giải quyết hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, vừa khôi phục kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu là tập trung khôi phục và bước đầu phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tập trung chuyển đổi một vụ lúa nổi thành hai vụ lúa cao sản ngắn ngày. Theo phương hướng đó, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển thủy lợi, xem thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong khôi phục và phát triển nông nghiệp, chuyển vụ và thâm canh. Thời kỳ này, ngoài địch họa do cuộc chiến tranh xâm lược của CamPuChia ở biên giới gây nên, An Giang còn bị thiên tai do hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Trong điều kiện có chiến tranh ở 32 xã, Đảng bộ và nhân dân An Giang đã tỏ ra luôn vững vàng trong mọi tình huống : vừa đảm bảo để sản xuất tiếp tục phát triển ổn định đời sống nhân dân, vừa kiên quyết chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biên giới của tổ quốc. Ở các huyện nội địa, Đảng bộ đã kịp thời chỉ đạo mở rộng diện tích lúa hè thu, diện tích đất trồng màu trên những vùng chuyên canh và xen canh. Nhờ sản xuất nông nghiệp được giữ vững và phát triển, vào năm 1978, An Giang đã giải quyết được nạn đói giáp hạt, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện được nhiệm vụ tự túc hoàn toàn về lương thực, ngoài ra còn đóng góp một phần nghĩa vụ đối với Trung ương. Đây là thành tích đầu tiên to lớn đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân An Giang trong những năm đầu sau giải phóng. - 11 - Sau thời kỳ 1976 -1980, trên tinh thần quán triệt quan điểm của Đảng coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của nông dân, phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả lao động, đất đai, mở mang các ngành nghề. Có như vậy, chúng ta mới phát huy trước tiên những gì là vốn quý nhất, là thế mạnh nhất, tạo ra khả năng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu trước mắt, đồng thời có thêm khả năng tạo ra được lực lượng mạnh hơn để tiến lên. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V về phát triển nông nghiệp và quán triệt chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung Ương (ngày 13/01/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần III đã cân nhắc và chủ trương : nắm vững nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung sức phát triển nông nghiệp. Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 1985 cố gắng đạt từ 1 triệu đến 1 triệu 100 ngàn tấn lương thực. Để đạt được chỉ tiêu trên, Đảng bộ chủ trương coi trọng khâu thủy lợi, đảm bảo chống hạn, chống lũ lụt và cải tạo đồng ruộng. Trong cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp, tỉnh chủ trương tập trung đầu tư cho vùng lúa tăng vụ cao sản và đặc sản, một phần đầu tư thích đáng cho các cây, con có giá trị như : đậu, mè, bắp, mía, thuốc lá, dâu tằm,… Để thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, Đảng bộ chủ trương ra sức phát triển chăn nuôi, tạo nguồn giống tốt phù hợp với địa phương và xây dựng mạng lưới thú y, đồng thời có chính sách khuyến khích nhân dân phát triển nghề đánh bắt, nuôi tôm cá. Đảng bộ còn khuyến khích phát triển trồng rừng, đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 1985 trồng được 19.000 ha rừng để có được 21.000 ha rừng cây với 120 triệu cây phân tán, kết hợp chặt chẽ lâm nghiệp với nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong thời kỳ 1981 - 1985, nhân dân An Giang đã đầu tư nhiều công sức cho công tác phát triển thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu, đê bao chống lũ và cải tạo ruộng vườn. Cùng với công tác thủy lợi, bằng biện pháp thâm canh, chuyển vụ và luân canh, bước đầu đã hình thành vùng - 12 - chuyên canh cây con có giá trị kinh tế như : mía, đậu xanh, đậu nành, cá, bò, gà, vịt,... Sản lượng lương thực bình quân đạt 700.000 tấn, riêng năm 1985 đạt 900.000 tấn. Có thể xem đây là bước phát triển vượt bậc trên mặt trận nông nghiệp của tỉnh nhà. Ngay từ năm 1976, An Giang đã có hình thức hợp tác dưới dạng tổ đoàn kết sản xuất. Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, An Giang đã đẩy mạnh việc cải tạo xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Đến năm 1985, đã xây dựng được 2.607 tập đoàn sản xuất, 7 hợp tác xã, 93% diện tích đất canh tác được tập thể hóa với 86% hộ nông dân Quá trình cải tạo nông nghiệp gắn với điều chỉnh ruộng đất đã có tác dụng thúc đẩy một bước sự phát triển sản xuất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình ấy thực chất là chia bình quân ruộng đất cho mọi người theo kiểu "cào bằng" (kể cả những người không làm ruộng hoặc không biết làm ruộng). Tập đoàn sản xuất và hợp tác xã được hình thành theo địa giới hành chánh, tổ chức dựa trên tập thể hóa về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác. Ban quản lý trực tiếp điều hành quá trình sản xuất, ăn chia, phân phối, lại còn làm cả chức năng của chính quyền ấp và những chức năng xã hội khác ở nông thôn. Sản phẩm làm ra ưu tiên cho việc cho việc nộp thuế cho Nhà nước, lập các loại quỹ của tập thể, phần còn lại mới phân phối cho mỗi người theo định lượng, số dư thừa phải bán cho Nhà nước với giá qui định, thấp xa với giá thị trường, gây thiệt thòi lớn cho nông dân. Mối quan hệ trao đổi sản phẩm giữa tập đoàn sản xuất và hợp tác xã với hệ thống quốc doanh mang tính chất giao nộp và cấp phát. Điều này đã ngăn cấm hàng hóa lưu thông tự do, các đơn vị sản xuất không được trực tiếp trao đổi trên thị trường, không có sự liên kết, liên doanh bình đẳng và tự nguyện. Như thế là các hình thức tổ chức trên đây không đúng tính chất là tổ chức kinh tế hợp tác.. - 13 - Nhìn chung, trong 10 năm đầu cùng với cả nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để tập trung sức phát triển nông nghiệp, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, Đảng bộ An Giang đã năng động, sáng tạo, biết khơi dậy và phát huy sự đóng góp của lực lượng lao động trẻ, khỏe, cần cù, đã đẩy mạnh khai hoang, tăng vụ, tập trung chuyển đổi một vụ lúa nổi sản lượng thấp, bấp bênh thành hai vụ lúa cao sản ngắn ngày,… nhờ đó đã khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích ruộng đất tại địa phương để tăng sản lượng và góp phần tăng năng suất lao động. Đây là những tiền đề rất quan trọng để phát triển nông nghiệp trong chặng đường tiếp theo. Điều này có liên quan đến vấn đề chọn lựa mô hình hợp tác hóa. Chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung ương về khóa 3 mặc dù đã sớm vận dụng vào thực tiễn và có nhiều tác động tích cực đến tình hình sản xuất nông nghiệp, nhưng chỉ sau một vài năm lại bộc lộ những hạn chế. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do cơ chế khoán này tuy có sự đổi mới theo chiều hướng tích cực, nhưng nội dung cốt yếu của nó vẫn chưa vượt khỏi khuôn khổ của mô hình quản lý cũ và không đủ sức phá vỡ mô hình đó. Mô hình hợp tác hóa mà thực chất là tập thể hóa áp dụng ở An Giang đã mang lại nhiều nhược điểm : Tập thể hóa ruộng đất và chia đều ruộng đất cho mọi người đã hạn chế phát triển kinh tế hộ và đặc biệt là không đánh giá đúng vị trí của kinh tế trung nông - nhân tố cơ bản phát triển kinh tế nông thôn. Người có kinh nghiệm, có vốn, làm ruộng có hiệu quả lại không đủ ruộng để sản xuất ; còn người không làm ruộng, không biết làm ruộng lại được giao ruộng đất. Cách làm như vậy là biến mọi người thành nông dân, là đi ngược với qui luật phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất và phát triển sản xuất hàng hóa. Tập thể hóa đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất ; Ruộng đất, máy móc là nguồn sống của nông dân được giao cho Ban quản lý điều hành. - 14 - Những tư liệu ấy trở thành của tập thể chung mà thực chất trở thành vô chủ; vì vậy đã bị hủy hoại và lạm dụng . Trong khi đó, người người làm ruộng, người nhận khoán lại không muốn đầu tư, bồi bổ để tăng giá trị đất. Một số người lại bỏ đất hoang, còn cán bộ thì lợi dụng chiếm dụng đất đai với qui mô không nhỏ. Hình thức tổ chức trên đã làm cho người lao động trở thành bị động, phụ thuộc vào người quản lý, mất dần tính sáng tạo. Mọi công việc sản xuất, ăn chia, phân phối, mọi biến động của thiên nhiên, thời tiết ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, việc phòng trừ sâu bệnh,...đều do ban quản lý tập đoàn và hợp tác xã lo liệu. Người nông dân không phải tính toán đến công việc làm ăn, không cần chú ý đến khoa học kỹ thuật,... Tập thể hóa không khuyến khích lợi ích vật chất đối với người trực tiếp lao động sản xuất. Cũng có nghĩa là hạn chế động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ, ở An Giang, nền kinh tế hàng hóa đã phát triển từ nhiều năm trước đây. Do vậy, việc áp đặt hệ thống kinh tế hiện vật đã làm ngăn cản dòng chảy của lưu thông hàng hóa và đã làm cản trở sản xuất. Tuy có được thay đổi bằng hệ thống lưu thông kiểu hình tháp hành chính nhưng điều đó vẫn không thể dung hợp được với qui luật của thị trường. Hệ thống kinh tế được thiết lập ở nông thôn đã làm tha hóa con người kể cả người lao động và người quản lý. Tập thể hóa tư liệu sản xuất đã làm cho ruộng đất và máy móc tách khỏi người lao động, biến họ trở thành xa lạ, thờ ơ, không những không quan tâm mà lại vô tình hủy hoại chúng ; còn người quản lý thì quan liêu, tham nhũng, lợi dụng quyền hành để sách nhiễu. Chính vì vậy, trong thời kỳ này, nền nông nghiệp An Giang mặc dù có phát triển nhưng tốc độ vẫn còn chậm và không đạt được chỉ tiêu nghị quyết, nông thôn An Giang vẫn còn nghèo nàn và thiếu thốn, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bị giảm sút. - 15 - Thực trạng của An Giang và nền kinh tế nông nghiệp An Giang nổi bật lên một yêu cầu khách quan là phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phải có những chủ trương đúng đắn hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn để ổn định và phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là bối cảnh lịch sử của nền nông nghiệp và nông thôn An Giang trước khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. - 16 - CHƯƠNG 2 : ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN THEO ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 1996) 2..1 VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀO THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG AN GIANG : 2.1.1 Thời kỳ 1986 -1990 : Thực trạng đất nước ta nói chung vào thập kỷ 80 có những khó khăn gay gắt và phức tạp, mặc dù những cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế của đất nước lúc đó đã đặt ra một yêu cầu khách quan bức xúc có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta là phải làm xoay chuyển tình thế, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình với những mặt được và chưa được, mạnh dạn đề ra chủ trương đổi mới toàn diện về lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế. Nội dung quan điểm đổi mới cơ bản trong tư duy kinh tế được thể hiện trên 3 vấn đề : Một là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu : lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Hai là, tiến hành công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách đúng đắn, hợp qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin, xem nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là đặc - 17 - trưng của kinh tế thời kỳ quá độ. Đại hội thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Ba là, đổi mới cơ chế quản lý : xóa bỏ cơ chế quản lý cũ tập trung quan liêu bao cấp tồn tại nhiều năm đã làm thui chột động lực phát triển và làm suy yếu kinh tế - xã hội, chuyển sang cơ chế mới phù hợp với qui luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Đó là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Quán triệt quan điểm đổi mới của Đại hội VI và vận dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, Đại hội IV của Đảng bộ An Giang (tháng 10 năm 1986) xác định : Nhiệm vụ hàng đầu là tập trung đẩy mạnh sản xuất với nhịp độ phát triển nhanh hơn theo cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trọng tâm là lương thực, đẩy mạnh sản xuất nông - thủy sản xuất khẩu, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp. Từ bài học kinh nghiệm "lấy dân làm gốc" mà Đại hội VI tổng kết, Đảng bộ An Giang thảo luận và nhận thấy : An Giang là tỉnh nông nghiệp, đại bộ phận dân cư là nông dân. Nói "lấy dân làm gốc" không ai khác chính là nông dân; vậy muốn phát triển nông nghiệp phải coi nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược. Cùng với việc đề ra các giải pháp để phát triển sản xuất, Đảng bộ đã bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, sắp xếp bố trí lại việc phân vùng đất đai trong tỉnh cho phù hợp hơn. Cụ thể như sau : Vùng 1: chỉ bao gồm 3 huyện cù lao : Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Vùng này giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, lực lượng lao động dồi dào, có điều kiện phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện, phát triển ngành nghề truyền thống và chế biến thủy sản. Tư tưởng chỉ đạo là đầu tư thâm canh theo chiều sâu. - 18 - Vùng 2 : là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh gồm : Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. Đây là vùng có tiềm năng nông nghiệp lớn. Biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở vùng này là : thâm canh, tăng vụ, chuyển vụ. Vùng 3: gồm 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về quốc phòng, đất rộng, người thưa, có tiềm năng lâm sản và khoáng sản phong phú. Biện pháp chủ yếu là phát triển thủy lợi, đầu tư khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích, chuyển vụ, thâm canh. Trên cơ sở phân vùng kinh tế, các địa phương trong tỉnh xác định những tiểu vùng để bố trí cơ cấu sản xuất, sắp xếp vụ mùa gieo trồng theo công thức phù hợp. Để phát triển trồng trọt, Đại hội đề ra chủ trương chỉ đạo : Phải sớm hình thành vùng chuyên canh ổn định sản xuất lúa ; từng bước tăng diện tích đất chuyên rẫy và đất luân canh lúa, màu theo qui hoạch, phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng tràm, rừng trên núi và cải tạo vườn tạp, chú trọng thâm canh tăng vụ, luân canh, chuyển vụ, phục hóa khai hoang ; thực hiện đồng bộ các biện pháp thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận dụng chính sách đầu tư, tài trợ, giá cả,...Gắn phát triển sản xuất với cải tạo đồng ruộng, từng bước hình thành vùng an toàn cho cây trồng, vật nuôi, tăng hệ số sử dụng đất, bảo đảm hiệu quả cao. Về chăn nuôi, phải có kế hoạch, biện pháp và chính sách đồng bộ để khôi phục và phát triển nhanh chăn nuôi trong các khu vực quốc doanh, tập thể và gia đình. - 19 - Về lâm nghiệp, hướng chỉ đạo được đề ra là khôi phục, bảo vệ, phát triển trồng rừng tập trung, cải tạo vườn tạp, trồng dừa, đào, kết hợp với phong trào trồng cây phân tán để phát huy hiệu quả kinh tế. Về ngư nghiệp, phải tổ chức tốt việc khai thác đánh bắt cá đi đôi với bảo vệ nguồn tôm cá thiên nhiên, có chính sách khuyến khích đồng bộ để phát triển nghề nuôi cá bè, ao, hồ, đồng ruộng, kênh rạch. Nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất trên mặt trận nông nghiệp, Đảng bộ chủ trương gắn phát triển sản xuất với hoàn thiện quan hệ sản xuất. Trên tinh thần đó, Đảng bộ chủ trương tiến hành ngay việc củng cố các tập đoàn sản xuất, các liên tập đoàn và các hợp tác xã. Trước hết là tập trung bồi dưỡng, đào tạo, lựa chọn người có đủ năng lực, uy tín, đi đôi với kịp thời xử lý, thanh lọc những phần tử cơ hội, tham ô, cửa quyền, ức hiếp quần chúng. Nâng cao năng lực điều hành của ban quản lý trên cơ sở bảo đảm quyền làm chủ của xã viên, tập đoàn viên trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý tài sản, vật tư, phân phối sản phẩm,...Trong khi đẩy mạnh phát triển ngành nghề cần gắn nông nghiệp với công nghiệp theo hướng kinh doanh tổng hợp và hạch toán kinh tế nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao. Lấy sản xuất phát triển ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới làm mục tiêu quan trọng hàng đầu. Nhằm thực hiện những chủ trương về đổi mới kinh tế nêu trên, sau Đại hội của tỉnh Đảng bộ An Giang đã đề ra nhiều chính sách cụ thể có tác dụng làm chuyển biến mạnh mẽ sự phát triển nông nghiệp trong tỉnh. Đó là: - Chính sách khuyến khích khai thác các vùng đất hoang hóa, đất đồi núi trọc, vùng tứ giác Long Xuyên: Nội dung chính sách này là : mạnh dạn giao đất ruộng, đất núi hoang hóa cho gia đình và tập thể, xóa khái niệm "xâm canh", cho phép nông dân trong tỉnh được khai hoang, phục hóa rộng rãi theo qui hoạch và miễn thuế theo chính sách. - 20 - Ai có vốn, có sức lao động thì nhận đất để sản xuất, trồng tràm, trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị xuất khẩu và cây lấy gỗ với diện tích rộng và thời gian dài. Với chính sách này, An Giang đã cơ bản giải quyết được tình trạng để đất hoang hóa ngay trong năm 1988. Người có khả năng về vốn và lao động ở các huyện, xã khác trong tỉnh có thể đến các huyện vùng núi, các vùng đất còn bỏ hoang để nhận đất, khai hoang và sản xuất. Do kết quả tiềm năng nông nghiệp của An Giang còn hết sức khiêm tốn nên vào năm 1988, năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ An Giang quyết định thực hiện chính sách khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, đưa lên hàng đầu công tác khai hoang, chuyển vụ lúa mùa thành lúa cao sản nhằm nhanh chóng tạo ra sản lượng lương thực hàng hóa lớn. Để khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, từ năm 1988 đến năm 1992, An Giang đã đầu tư 86 tỷ đồng để đào đắp 37 triệu m3 đất, 86 tỷ đồng làm thủy lợi và hàng trăm triệu đồng cho chương trình khuyến nông, cải tạo đất,... Nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân An Giang đã mang lại kết quả khả quan: ngay trong vụ hè thu năm 1988, 10.000 ha đất lúa mùa nổi được chuyển sang lúa tăng vụ. Đến năm 1992, diện tích lúa tăng vụ đạt 104.176 ha chiếm 65,8% diện tích, tăng 60.000 ha - vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 1995. Nhờ khai thác nhanh và có hiệu quả vùng tứ giác Long Xuyên nên đã góp phần chủ yếu làm tăng sản phẩm khu vực nông nghiệp của toàn tỉnh. Sản lượng lương thực tăng do mở rộng diện tích, sản xuất lúa tăng vụ đã vượt xa kế hoạch dự kiến, nên cuộc sống ở vùng nông thôn vốn "nghèo muôn thuở" trong quá khứ giờ đây đang khởi sắc. - Chính sách giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân: - 21 - An Giang tiến hành giao đất ổn định và lâu dài cho nông dân, cho phép nông dân chuyển nhượng, thừa kế huê lợi và thành quả lao động. Chính sách này là sự sửa chữa những bất hợp lý trong quá trình cải tạo nông nghiệp, nó dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận trong nội bộ nông dân. Nông dân được cấp giấy về quyền sử dụng ruộng đất ổn định và lâu dài nhưng không được bao chiếm hoặc cho mướn theo kiểu bóc lột ; phải đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả và theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Chính sách giao ruộng đất của An Giang được qui định cụ thể như sau : + Đất đai đã được chia cấp bao gồm đất tịch thu của địa chủ, việt gian, nhà thờ, chùa chiền,...đang sử dụng có hiệu quả phải giữ nguyên canh để ổn định sản xuất. + Tiếp tục thu hồi các loại đất bao chiếm, đất sử dụng không hiệu quả của các nông, lâm trường quốc doanh, các cơ quan, đơn vị,...; ưu tiên cấp cho người sử dụng cũ. + Nghiêm cấm mua bán đất đai, nhưng cho nông dân có quyền sang nhượng, thừa kế huê lợi và thành quả lao động trên ruộng đất đang sản xuất. Vận động những người được cấp đất nhưng không phải làm ruộng là chính hiệu quả thấp nhượng lại cho người sản xuất hiệu quả cao hơn dưới sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. + Trên diện tích đất qui hoạch chuyển vụ, người đang canh tác được quyền chọn trước để sản xuất theo khả năng, không hạn chế diện tích. Số đất còn lại được sang nhượng cho người khác. Thuế được tính theo chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khai hoang, chuyển vụ. Các trường hợp tranh chấp đất phải được giải quyết bằng con đường thỏa thuận giữa các bên có liên quan, hoặc được ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn giải quyết theo luật đất đai và theo đúng các quan điểm của tỉnh ủy. - 22 - Cùng với việc giao đất cho nông dân, ngay trong năm 1988, An Giang đã đẩy mạnh việc cấp giấy quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân. Đến năm 1990, nông dân An Giang đã dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp đến ngân hàng để vay vốn. Điều 18 của Hiến pháp năm 1992 và luật đất đai được Quốc hội thông qua vào tháng 06/1993 là sự ghi nhận rằng: chính sách giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài của Đảng bộ An Giang là hoàn toàn đúng đắn. Với chính sách mới trên, quyền lợi của nông dân đã được giải quyết một cách thỏa đáng. Không khí sôi nổi, phấn khởi trong việc cải tạo đất, thực hiện thâm canh và khai hoang phục hóa,...diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất bước đầu được tạo ra, kinh tế hộ và kinh tế trung nông được khôi phục, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nông thôn bắt đầu ra đời. - Chính sách tín dụng nông thôn : Ở An Giang, thị trường nông thôn tương đối rộng lớn. Với tiềm năng chưa khai thác hết thì yêu cầu tăng khối lượng đầu tư là vấn đề hết sức cần thiết. Từ vai trò "phân phối tiền tệ" trong nền kinh tế có kế hoạch, các ngân hàng ở An Giang đã dần dần chuyển hướng vào thị trường nông thôn mà đối tượng là nông dân sản xuất. Để giải quyết khối lượng tín dụng to lớn đó, các ngân hàng đã tìm kiếm khung lãi suất thỏa thuận : bảo đảm huy động được vốn và người vay chấp nhận được, sử dụng có hiệu quả về kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn quyền lợi cho người gởi. Có thể nói, An Giang là tỉnh thực hiện chính sách cho vay tín dụng đến hộ nông dân sớm nhất và có hiệu quả nhất. Ngay từ đầu vụ đông xuân 1989 - 1990, ngân hàng Nông nghiệp An Giang đã thực hiện thí điểm cho vay hộ sản xuất tại một số xã như : Tây Phú, - 23 - Vĩnh Chánh, Vĩnh Nhuận với 1.167 hộ thuộc huyện Thoại Sơn. Tổng số tiền cho vay là 391 triệu đồng, cuối vụ thu hồi 100% dư nợ. Từ kết quả thu hết nợ và xác định cho vay hộ là đúng đắn, ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành chỉ thị 21/CT.UB ngày 20/09/1990 về việc đẩy mạnh cho vay vốn đến hộ nông dân. Dựa vào chủ trương của uy ban, ngân hàng Nông nghiệp đã triển khai cho vay đại trà trên 8 huyện và 2 thị xã. Vụ đông xuân 1990 - 1991, ngân hàng đã đầu tư sản xuất cho 15.260 hộ với 11.807 ha. Tổng số tiền đầu tư là 3,1 tỷ đồng. Cũng trong vụ đông xuân này, An Giang thành lập tổ liên doanh vay vốn. Đây là một hình thức hợp tác cấp thấp bằng liên đới chịu trách nhiệm nợ vay giữa các thành viên trong tổ. Đến năm 1991, đã thành lập được 125 tổ liên doanh. Số tiền vay lên đến 5,5 tỷ đồng. Chỉ thị 202 của Chủ tịch Hội Đồng bộ trưởng ban hành ngày 28/06/1991 cho thấy chính sách đầu tư tín dụng của An Giang là đúng đắn, hợp tình, hợp lý. Với tiền đề sẵn có, An Giang tiếp tục mở rộng việc giúp vốn cho nông dân nghèo, cho người sản xuất thiếu vốn và mở rộng đối tượng cho vay. - Chính sách khuyến nông : Cùng với những chính sách nêu trên, ngay trong năm 1988, chương trình khuyến nông An Giang đã được thành lập để phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến từng hộ nông dân nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng lợi tức và hiệu quả thu nhập của nông dân, thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, đào tạo đội ngũ nông dân biết nắm vững khoa học sản xuất, kinh tế thị trường, quản lý ruộng vườn,... Chương trình khuyến nông tập trung vào 11 chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp - là sự kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu, ứng dụng - 24 - được đúc kết lại để chuyển giao và phổ biến đến từng hộ nông dân. Chương trình khuyến nông đã góp phần đáng kể trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp và đã có tác dụng tích cực là đã giúp cho một bộ phận nông dân An Giang trở thành nông dân giỏi. Ngoài những chính sách trên, tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo đổi mới hình thức quản lý trong nông nghiệp, khuyến khích người có vốn mua sắm phương tiện máy móc nông nghiệp để kinh doanh dịch vụ (chủ phương tiện chỉ đóng lệ phí hoạt động một lần tại nơi cư trú). Từ năm 1988, nông dân đã mua thêm hàng ngàn máy nông nghiệp, tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp tăng nhanh, đồng ruộng được cải tạo mặt bằng tốt hơn, diện tích đất được cày xới và tưới tiêu hoàn chỉnh tăng lên. Như vậy, ngay trong những năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, mặc dù chưa dự kiến hết những khó khăn phức tạp của tình hình, nhưng Đảng bộ An Giang đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới cách nghĩ, cách làm, xác định những chính sách và giải pháp tương đối phù hợp để chỉ đạo phát triển sản xuất, chấn chỉnh những vấn đề không phù hợp về quan hệ sản xuất. Quan điểm, chủ trương và chính sách có tính chất xuyên suốt là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trọng tâm hàng đầu là phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Những chủ trương, chính sách Đảng bộ An Giang đề ra trong thời kỳ 1986 - 1990 đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân An Giang, bước đầu đã khơi dậy được tính năng động, sáng tạo của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân, được các ngành, các cấp quán triệt và tổ chức thực hiện nên đã thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển tương đối nhanh, có mặt vượt dự kiến. Thành tựu lớn nhất là đã giải phóng một bước cơ bản lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Từ chỗ đất nông nghiệp bị bỏ hóa thường xuyên trên dưới 300.000 ha - 25 - của những năm trước đã được khôi phục và chuyển mở thêm trên 60.000 ha lúa tăng vụ. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng trên 120.000 tấn, vượt 36% chỉ tiêu nghị quyết của Đảng bộ đề ra, tăng 62% so với năm 1985 (nhờ đổi mới cơ chế quản lý theo chỉ thị 10 của Bộ Chính trị) ; Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp phát triển khá tốt, nông dân tha thiết với ruộng đồng. Những thành tựu nhân dân An Giang đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, kinh tế nông thôn nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế hàng hóa với cơ cấu nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Bộ mặt nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực, một số mặt đời sống và sản xuất của nông dân so với năm 1986 đã chuyển biến rõ nét. Bên cạnh những chuyển biến đáng kể, nền nông nghiệp An Giang còn nhiều tồn tại, yếu kém mà Đảng bộ đã nhìn ra và có chủ trương khắc phục. Đó là : Nền kinh tế hàng hóa đang phát triển chưa toàn diện và chưa ổn định, giá trị thương mại thấp, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế khá lớn (69%), nặng về cây lúa. Việc phát triển chăn nuôi, thủy sản và các loại cây trồng khác còn nhiều khó khăn ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa tương xứng với yêu cầu ; giải quyết việc làm và phân công lại lao động còn lúng túng ; năng suất lao động và tài nguyên sử dụng hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức đưa nông dân vào các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất chỉ mới là bước đầu. Cần phải có thời gian và biện pháp tốt hơn để phát triển các hình thức hợp tác đa dạng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp còn thấp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm được ứng dụng. - 26 - Hệ thống chính sách đổi mới chưa đồng bộ, còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu và tiếp tục giải quyết để tạo ra đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển. 2.1.2 Thời kỳ 1991 - 1996 : Sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, quán triệt và vận dụng tinh thần nghị quyết của Đại hội và nghị quyết Hội nghị Trung ƯơngV về tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng bộ An Giang đã vạch ra các chủ trương chính sách cụ thể thích hợp nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cơ sở khai thác tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của từng vùng trong tỉnh. Hướng tập trung là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp bảo quản và chế biến. Để đẩy mạnh sản xuất lương thực - một nhiệm vụ trọng tâm, vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài - tỉnh chủ trương mở thêm diện tích mới trên 20.000 ha chủ yếu ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn là nơi đất còn rộng có thể sản xuất vụ ba ở một số khu vực đất cao thuộc ba huyện cù lao : Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới và ven trục lộ giao thông Long Xuyên - Châu Đốc ; đồng thời mở rộng dần vùng lúa cao sản có giá trị xuất khẩu cao. Để tăng năng suất và sản lượng lương thực, tỉnh chủ trương tập trung hơn nữa công tác khuyến nông, phổ biến các qui trình canh tác mới. Đi đôi với cây lúa, tỉnh chủ trương phải chú ý phát triển trồng dâu nuôi tằm, trồng các cây công nghiệp và cây thực phẩm ở vùng thích hợp. Về lâm nghiệp, phấn đấu bảo vệ rừng đã trồng và tiếp tục mở thêm ở những nơi có điều kiện, hướng dẫn nhân dân trồng cây phân tán theo bờ kinh, mương và các hương lộ, khôi phục rừng phòng hộ trên các đồi núi. Về chăn nuôi, tỉnh chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập trung nuôi cá bè và con heo, đặt chỉ tiêu phấn đấu đưa tỉ trọng con nuôi từ 13% lên 25% trong cơ cấu nông nghiệp. - 27 - Thực hiện tinh thần nghị quyết Đại hội VII gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tỉnh uy chủ trương một mặt phải áp dụng các chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế sớm cải tiến, đổi mới trang thiết bị, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu - xem đây là vấn đề có tính chất quyết định để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Mặt khác, phấn đấu nắm bắt thị trường, mở rộng các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ sản xuất khác. Các ngành cần tập trung đầu tư phát triển là : xay xát gạo có chất lượng cao, sấy, bảo quản nông sản, chế biến các loại nông - thủy - súc sản,...phấn đấu giảm dần xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới mà Đại hội lần thứ VII của Đảng vạch ra, tỉnh uy An Giang chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp - nông thôn với những giải pháp cụ thể như sau : Một là, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp : Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn. Theo tinh thần đó, về gieo trồng, An Giang chủ trương đưa tiến bộ công nghệ sinh học và khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm không ngừng tăng năng suất, hạ giá thành, đảm bảo chỉ tiêu sản xuất lương thực, tiếp tục thâm canh, tăng diện tích lúa cao sản, giữ và mở rộng diện tích cây lương thực ở những nơi có điều kiện, có hiệu quả, từng bước chọn giống lúa đặc sản phù hợp đưa vào sản xuất. Chỉ tiêu đề ra là năm 1994, phấn đấu đạt 5.000 ha lúa thơm xuất khẩu và đạt 20.000 ha vào năm 1995. Phát triển rộng các cây trồng đang được nông dân sản xuất thử nghiệm có hiệu quả và có thị trường tiêu thụ như : bắp lai, đậu đỏ, nấm rơm, bắp thu trái non,... Về chăn nuôi, tỉnh chủ trương tăng nhanh số lượng hộ chăn nuôi, nâng giá trị sản lượng chăn nuôi từ 13,6% năm 1992 lên 20% năm 1995. Chú trọng chăn - 28 - nuôi heo "nạc hóa", bò thịt, gà công nghiệp, vịt siêu thịt, siêu trứng, cá bè và cá ao hồ. Đổi mới phương thức chăn nuôi, lấy hộ gia đình và cơ sở tư nhân làm vệ tinh, doanh nghiệp Nhà nước làm trụ cột trong hướng dẫn, cung cấp giống mới, chất lượng tốt, đảm bảo nguồn thức ăn gia súc ổn định, áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, đẩy mạnh công tác bảo hiểm thú y và bao tiêu sản phẩm, nhất là những con nuôi có giá trị xuất khẩu và nhu cầu thị trường rộng lớn. Hai là, cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn : Tỉnh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp nhằm tạo ra bước phân công lại lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển đa dạng : công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến với nguồn nguyên liệu tại chỗ, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế và bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập và tăng sức mua của nông dân. Tỉnh dự kiến với quá trình cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn như trên sẽ thu hút nhiều lao động vào phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, dịch vụ. Chủ trương của tỉnh đề ra là giai đoạn trước mắt, chủ yếu là phân công lao động ngay tại nông thôn theo phương châm "ly nông nhưng không ly hương", từng bước hình thành cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Sự ra đời của cơ cấu kinh tế mới sẽ là nội dung chủ yếu để từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn trong tỉnh. Đối với công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn tỉnh chủ trương cần chọn lọc phù hợp với điều kiện phát triển từng vùng vào các ngành : + Công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm với qui mô nhỏ và vừa, thích hợp với kinh tế hộ, liên hộ. Những khâu chế biến quan trọng đòi hỏi vốn lớn, trang thiết bị và kỹ thuật cao thì khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đứng ra đảm trách, trong đó doanh nghiệp Nhà nước làm trụ cột. - 29 - + Phát triển các cơ sở, cụm điểm cơ khí của các thành phần kinh tế để bảo trì và sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất dụng cụ lao động và tiện nghi gia đình. Nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp và nông thôn đang đòi hỏi như : máy suốt, máy sấy, máy gặt lúa, máy gieo hạt, tách hạt bắp,... + Tiếp tục đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản, nhất là những mặt hàng đã thử nghiệm có hiệu quả. Gia tăng sản xuất các loại đá, cát, xi măng, gạch ngói, gạch tráng men, tấm lợp và các mặt hàng vật liệu xây dựng khác đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều ở trong và ngoài tỉnh. + Hình thành khu công nghiệp thị xã Long Xuyên để tranh thủ các tổ chức trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư, liên doanh, hợp tác,... mở ra những cơ sở chế tạo, sản xuất phụ tùng, lắp ráp các loại máy móc, may mặc, may giày, thêu đan xuất khẩu,... Thành lập nhiều xí nghiệp gia công trên các lĩnh vực với nước ngoài, có chính sách ưu tiên cho những xí nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ. + Dịch vụ nông thôn cần vươn lên phục vụ các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và nhu cầu đời sống hàng ngày như : dịch vụ kỹ thuật, phổ biến công nghệ mới, thông tin kinh tế, cung ứng vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm, giao thông vận tải, y tế, văn hóa và các dịch vụ khác. Củng cố hệ thống cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp ở nông thôn với đầy đủ chủng loại và giá cả ổn định. + Định hướng công tác ứng dụng khoa học, sinh học và thông tin kinh tế thị trường để phục vụ thiết thực các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh và thực hiện việc chuyển giao công nghệ đối với các sản phẩm đã thử nghiệm thành công. - 30 - Ba là, tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nông thôn, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn. Trong chính sách kinh tế nhiều thành phần thì ở nông thôn, tỉnh chủ trương cần phải phát huy vai trò và năng lực sáng tạo của đơn vị kinh tế tự chủ (hộ) trong nông nghiệp, kinh tế cá thể và tư nhân trong công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, dịch vụ. Tùy đặc điểm từng vùng, từng ngành nghề và tùy khả năng của từng hộ kinh tế mà có chính sách, hướng dẫn, tác động đẩy mạnh sản xuất theo hướng "ai giỏi nghề gì, làm nghề ấy" góp phần đưa nền kinh tế nông thôn phát triển theo hai hướng : + Tích tụ về qui mô kinh tế theo khả năng của hộ và theo luật pháp, chính sách của Nhà nước để từng bước áp dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. + Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong kinh tế nông thôn, trên cơ sở đó dần dần hình thành những hộ có một phần kinh doanh ngoài nông nghiệp, những hộ làm công nghiệp, những hộ làm dịch vụ sản xuất và đời sống. Khắc phục mọi biểu hiện định kiến đối với kinh tế cá thể, khuyến khích các hộ làm ăn hợp pháp bằng nhiều hình thức khác nhau có chính sách hỗ trợ vốn, kinh nghiệm làm ăn cho các hộ nghèo. Trong cơ cấu các thành phần kinh tế, quan điểm của tỉnh ủy là kinh tế quốc doanh phải làm công cụ có hiệu lực của Nhà nước trong việc hỗ trợ và lôi cuốn nông dân cùng các thành phần kinh tế khác ở nông thôn đi vào sản xuất, kinh doanh theo định hướng. Do vậy, các doanh nghiệp Nhà nước phải thật sự đổi mới để đóng vai trò chủ đạo nòng cốt, có nhiệm vụ hướng dẫn mở ra hướng sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông dân. Các ngành sản xuất phải - 31 - tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất và hướng về nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ của nông dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thương nghiệp và dịch vụ phải chuyển hướng hoạt động gắn với đầu tư cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm, xây dựng các cơ sở sơ chế, tinh chế các nông sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thương nghiệp phải xây dựng và củng cố các đại lý cung ứng đến nông thôn những nhu cầu thiết yếu cho sản xuất đời sống, khai thông thị trường và có thực lực về vốn để đảm bảo tiêu thụ phần lớn nông sản hàng hóa của nông dân. Bốn là, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Kết cấu hạ tầng nông thôn có vai trò quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất và giao lưu hàng hóa, tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn và nông nghiệp. Theo tinh thần đó, tỉnh ủy chủ trương tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn gắn với phát triển thủy lợi. Ngoài xây dựng một số trục đường xuyên qua các khu vực quan trọng, cả tỉnh phấn đấu đến năm 1995 cơ bản có đường cho xe 4 bánh đi đến các xã và những xóm ấp có điều kiện, không còn cầu khỉ công cộng. Những nơi đã có đường thì tiếp tục làm cầu và nâng cấp mặt đường theo qui định, bảo đảm đi lại thông suốt. Công tác thủy lợi cần tập trung vào sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi đã có, hoàn thành các công trình dở dang, nâng cao công suất tưới tiêu phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần giải quyết nước sạch cho nông thôn và phòng chống lụt bão. Về điện, đến năm 1995, xây dựng xong cơ bản mạng lưới điện trong toàn tỉnh theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm. - 32 - Về thông tin liên lạc, đến cuối năm 1994, các xã đều có điện thoại, tiếp tục phát triển ra các ấp có điều kiện và mở rộng hệ thống điện thoại trong dân. Đẩy nhanh tốc độ qui hoạch xây dựng nông thôn phát triển theo hướng vừa thuận lợi cho sinh hoạt và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, giữ gìn truyền thống tốt đẹp ở xóm ấp, vừa từng bước hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa theo cụm dân cư và các thị trấn, thị tứ. Năm là, thực hiện chính sách xã hội : Tạo thêm công ăn việc làm, có chính sách giúp đỡ về vốn, đất đai, phương tiện sản xuất để các hộ nghèo vươn lên bằng chính sức lao động của mình. Chỉ tiêu được đề ra đến năm 1995 là cố gắng giải quyết việc làm cho 100.000 lao động chủ yếu là làm việc tại nông thôn thông qua các chương trình, các dự án đã, đang và sẽ triển khai. Thu hẹp diện nghèo khó xuống còn 7%. Chính quyền các cấp có trách nhiệm đối với những người hoàn toàn mất sức lao động và các đối tượng chính sách không nơi nương tựa. Thực hiện tốt việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Có chính sách và biện pháp thích hợp để chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật, không nơi nương tựa. Phát triển phong trào toàn dân đền ơn đáp nghĩa. Vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa mới, ăn sạch, uống sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường. Tiếp tục triển khai có kết quả chương trình chống các tệ nạn xã hội nông thôn, mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè ; đặc biệt phòng chống sida đang có chiều hướng lây lan. Sáu là, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nông thôn : - 33 - Nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức Đảng ở nông thôn là từng đảng viên phải gắn bó với quần chúng nông dân, từ đó đề ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn phải làm nòng cốt lãnh đạo nhân dân thực hiện các chủ trương nghị quyết của cấp ủy cấp trên về mọi mặt đời sống xã hội. Đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính quyền các cấp dựa theo nghị quyết của cấp ủy và căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn, hướng dẫn nhân dân thi đua làm giàu chính đáng, chủ động xây dựng và thực hiện hương ước xóm làng, hướng dẫn nhân dân sống và hành động theo pháp luật, xây dựng nếp sống có văn hóa, phát huy tình làng nghĩa xóm,... Trong những chủ trương cụ thể về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn nêu trên, một vấn đề đáng chú ý trong sự chỉ đạo của Đảng bộ An Giang ở thời kỳ này là vừa coi trọng việc xây dựng và phát triển kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời vừa coi trọng xây dựng các hình thức tổ chức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp một cách thích hợp. Về vấn đề này, chỉ thị 25/CTUB (27/11/1991) của uy ban nhân dân tỉnh xác định : Điều trước hết là phải nắm vững yêu cầu sản xuất, quyền lợi, nguyện vọng và thực tế ở từng nơi, từng lúc. Trên cơ sở đó mà đưa ra những hình thức, qui mô, nội dung, yêu cầu cho từng loại tổ chức nhằm tập hợp nông dân. Hình thức và hoạt động của tổ chức đó phải được nông dân tự nguyện tham gia, phải đem lại quyền lợi thiết thực cho họ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với nông dân. Chính quyền không can thiệp sâu vào hoạt động của ho, cũng như không được tùy tiện đặt ra các nghĩa vụ bắt họ phải đóng góp vào các quỹ của xã. - 34 - Từ năm 1991, các hình thức tổ chức hợp tác thích hợp theo ngành nghề sản xuất đã lần lượt ra đời. Các hộ nông dân với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ đã tìm đến với nhau, hình thành các tổ hợp tác mới, phổ biến nhất là tổ liên kết sản xuất, tổ liên doanh, tổ ngành nghề (nuôi tôm, cá bè, nuôi heo, làm vườn, tổ liên kết làm thủy lợi, tổ đường nước, tổ liên kết vay vốn,...). Loại hình kinh tế hợp tác này thể hiện rõ nét bản chất tương trợ giữa các hộ nông dân thành viên. Nó lại có lợi thế là tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và phục vụ trực tiếp, có hiệu quả cho kinh tế hộ. Vì vậy, các hộ nông dân tham gia với tinh thần hoàn toàn tự nguyện. “An Giang là tỉnh có phong trào hợp tác thuộc loại này sôi động nhất trong cả nước. Năm 1991, có 113 tổ liên kết sản xuất, thu hút 2.848 hộ tổ viên với tổng diện tích 2.173 ha. Đến đầu năm 1996, có 4.704 tổ với 124.986 hộ tổ viên và 122.598 ha ruộng đất”.[42,17] Trên thực tế, An Giang không chỉ tìm ra, mà đã chủ động tạo ra tiền đề cho sự ra đời hình thức hợp tác mới, kịp thời xử lý bằng các chính sách đi đôi với các biện pháp về kinh tế - kỹ thuật theo đúng hướng chỉ đạo của Trung ương Đảng và tổ chức của Nhà nước như : xây dựng những công trình thủy lợi, chương trình khuyến nông, tín dụng nông thôn, phân phối tự do vật tư nông nghiệp ...Bằng các biện pháp thích hợp, An Giang đã liên kết nông dân lại với nhau và dẫn dắt họ đi theo con đường hợp tác. Nhờ vậy mà mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được xây dựng từ sau ngày giải phóng ở An Giang bị tan rã, song con đường hợp tác không phải đi vào ngõ cụt, bế tắc, mà lại bắt đầu chuyển đổi theo phương thức mới - Đó là các tổ liên kết sản xuất. Đây là những thành công bước đầu trong quá trình xây dựng mô hình hợp tác mới ở nông thôn. Nhìn chung, những chủ trương, chính sách và giải pháp đề ra trong thời kỳ 1991 - 1996 đã đưa nền kinh tế nông nghiệp An Giang phát triển vượt bậc. Nếu trong thời kỳ 5 năm đầu quán triệt và vận dụng đường lối đổi mới 1986 - - 35 - 1990, nền nông nghiệp An Giang đã tạo được một bước tiến đáng kể về sản xuất lương thực, thực phẩm, xóa được nạn đói, Nhà nước và nhân dân bắt đầu tạo được tích lũy từ sản xuất, thì đến thời kỳ năm năm tiếp theo 1991 - 1996, nền kinh tế nông nghiệp An Giang có thêm những tiến bộ mới về nhiều mặt rất khả quan. Điều đáng lưu ý là đã bắt đầu có sự chuyển dịch cơ cấu làm cho sản phẩm kinh tế nông nghiệp và nông thôn được đa dạng hóa, đã xuất hiện những ngành, những nghề mới với xu hướng liên kết nhau. Thành phần và sở hữu cũng bắt đầu đa dạng hóa và đang theo xu hướng hợp tác liên doanh. Nếu như trước kia nền kinh tế mang nặng tính tự túc tự cấp thì nay nền kinh tế đã mang tính chất hàng hóa, thị trường đang dần dần được mở rộng,... Những tiến bộ mới về nhiều mặt nêu trên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và tạo ra kết quả cộng hưởng trên một số thành tựu chủ yếu. Đó là : - Nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và ổn định. Sản lượng lương thực tiếp tục tăng trưởng khá. Năm 1996 đạt 2.242.500 tấn, tăng 700.000 tấn so với năm 1990, vượt 400.000 tấn so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra của Đảng bộ. - Cơ cấu trong nội bộ ngành đang chuyển đổi theo hướng tăng sản phẩm có giá trị cao và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hướng vào xuất khẩu, hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày một tăng. Tình trạng thuần nông về cây lúa và yếu kém về chăn nuôi đã khắc phục được một bước đáng kể. Nghề chăn nuôi cá được đưa lên thành một thế mạnh của tỉnh. Đồng thời, diện tích trồng rừng cũng được mở rộng. - Cơ cấu kinh tế cũng đã có bước chuyển đổi : tỉ trọng chăn nuôi trong GDP năm 1990 là 9,3% thì năm 1995 là 11,7%, dịch vụ năm 1990 là 31,4% thì năm 1995 là 32,5%, nông - lâm nghiệp năm 1990 là 59,2% thì năm 1995 là 55,8%. - 36 - - Trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ 1991 - 1996, tỉnh còn tập trung thực hiện tốt việc đầu tư phát triển các tiểu vùng, đặc biệt là tập trung đẩy mạnh khai thác vùng tứ giác Long Xuyên - vùng có nhiều tiềm năng. - Trong tổ chức quản lý sản xuất, nổi bật nhất là quyết định quan trọng của tỉnh về một loạt chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp như : giải quyết đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuế nông nghiệp, tín dụng nông thôn, công tác thủy lợi, tổ chức tổ liên kết, liên doanh,... Những chủ trương chính sách đó là hợp lý, đúng hướng và thực hiện có trọng điểm nên đã được nông dân tiếp nhận và mang lại kết quả cao. - Cùng với phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn cũng phát triển. Các khâu làm đất, tưới tiêu, vận tải phục vụ nông nghiệp căn bản đã được cơ giới hóa. Các máy móc chuyên dùng như máy gặt, máy sấy, máy tỉa hạt,... được đưa dần vào phục vụ nông dân. Các ngành nghề địa phương được khôi phục, các dịch vụ như cung ứng vật tư sản xuất, sửa chữa cơ khí, điện máy ngày càng phát triển. - Xuất khẩu nông sản và nhập khẩu phục vụ sản xuất tăng. Các mặt hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu (65%-76%) và có xu hướng ngày càng tăng, góp phần tăng thu ngoại tệ cho kinh tế tỉnh nhà. Dựa vào sự phát triển của nền nông nghiệp, tỉnh đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng về chính trị - xã hội : an ninh chính trị được ổn định, đời sống của nhân dân nói chung được nâng lên rõ rệt, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng kinh tế, giữa các khu vực có xu hướng rút ngắn. 2.2 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI SAU 10 NĂM VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀO THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG : 2.2.1 Những thành tựu : - 37 - Nếu trong khoảng thời gian 10 năm khôi phục và bước đầu cải tạo kinh tế nông nghiệp (1976 - 1986), có những bước tiến, đồng thời cũng có lúc "chựng lại, thậm chí có lúc thụt lùi", thì sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), nền kinh tế nông nghiệp An Giang đã có bước chuyển biến quan trọng rõ nét. Vượt qua nhiều khó khăn trong bối cảnh của một đất nước bị 30 năm chiến tranh tàn phá chưa thoát khỏi đói nghèo, lại bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọngvà kéo dài, nền nông nghiệp An Giang đã đạt được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao, tương đối ổn định. “Thời kỳ 1991 - 1996, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 9,9% (riêng năm 1995 là 10,5%), cao hơn mức bình quân của cả nước cùng thời kỳ (8,2%). Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) do có những nỗ lực trên nhiều mặt nên tốc độ tăng bình quân là 8,4%, gần gấp hai lần mức bình quân cả nước (4,52%)”. Những giải pháp được thực hiện trong quá trình đổi mới đã có sự hòa nhập với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và do đó, đã và đang thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra được bước ngoặt của sự phát triển. Đó là, An Giang đã chấm dứt thời kỳ sản xuất độc canh tự túc, tự cấp, đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa đa dạng, thị trường bước đầu được mở rộng và có cơ hội tìm thị trường lớn, chủ trương "giảm nghèo, tăng giàu" bắt đầu phát huy hiệu lực. Nhiệm vụ cải tạo và phát triển nông nghiệp theo chiều rộng đã kết thúc, mở đường đi vào phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.[31,24] Để đạt được những thành quả như trên, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ An Giang đã lấy nông nghiệp làm chính, làm mặt trận hàng đầu, và đã bắt đầu từ nông nghiệp. Đây là vấn đề mang tính qui luật trong việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đối với một nước nông nghiệp lạc hậu. Tính qui luật này từng được Lênin chỉ ra trong chính sách kinh tế mới là phải chấn hưng nông nghiệp. Lênin cũng còn coi nông nghiệp như mũi đột phá đầu tiên để mở mang sản xuất, tạo ra những tiền đề cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. - 38 - 2.2.2 Những tồn tại và yếu kém : Nông nghiệp tuy có bước phát triển, nhưng cơ bản vẫn còn là một nền nông nghiệp đang ở trình độ thấp, sản xuất nhỏ, năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất khai thác và sử dụng đất đai, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội đều còn thấp so với các nước trong khu vực. Nền kinh tế về cơ bản vẫn là một nền nông nghiệp còn chủ yếu dựa vào công nghệ sản xuất cổ truyền và lạc hậu, chưa đáp ứng đầy đủ mức đòi hỏi cần thiết và toàn diện đối với đời sống nhân dân, về cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa cho xuất khẩu,... Cơ cấu kinh tế nông thôn tuy đã có chuyển dịch nhất định, song vẫn còn nặng tính thuần nông và trong ngành trồng trọt thì cây lúa vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, phẩm chất, chất lượng nông phẩm sản xuất ra còn kém, chưa phù hợp với thị trường xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất tuy có đổi mới, song vẫn còn chậm và chưa phát huy trong khả năng cho phép lợi thế các vùng sinh thái. Nông - súc - thủy sản vẫn còn chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô, công nghiệp chế biến, bảo quản chưa phát triển kịp nhu cầu nên chủ yếu là tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu tuy có mở ra, song không ổn định. Như vậy là, sau thu hoạch, nhiều vấn đề lớn về công nghệ, về thị trường đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết.. Do trình độ sản xuất nông sản hàng hóa còn thấp kém cộng với thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, dẫn đến thu nhập của đại bộ phận nông dân thấp và còn cách biệt giữa các vùng (vùng các huyện cù lao với các huyện miền núi). Tình hình thiếu vốn sản xuất vẫn còn tiếp tục xảy ra, nhất là vốn để sản xuất và đầu tư phát triển chăn nuôi, thủy sản, cũng như các mô hình sản xuất đa canh. Tình trạng cho vay nặng lãi vẫn còn xảy ra ở nông thôn. Cơ sở vật chất hạ tầng ở vùng nông thôn tuy những năm vừa qua đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhiều xã vùng sâu vẫn còn lạc hậu, nghèo nàn, thiếu thốn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông tuy những - 39 - năm gần đây có phát triển, song hiệu quả còn hạn chế. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp chậm được áp dụng trong sản xuất và đời sống. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội tuy có bước đổi mới, song còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu bổ sung và giải quyết nhằm tạo ra đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển mạnh mẽ và đồng bộ. Điều cần quan tâm và phải có biện pháp giải quyết hữu hiệu là thu nhập chính đáng của người nông dân còn nhiều thiệt thòi do đầu tư ở đầu vào và đầu ra chưa hợp lý. Việc gắn kết và ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất và người tiêu thụ nông sản chưa chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích người sản xuất khiến cho nhiều trường hợp gây tổn thất cho nông dân. Với việc phát triển nền kinh tế thị trường, nông thôn An Giang đang diễn ra tình trạng tích tụ về ruộng đất và sự phân hóa giàu nghèo. Diễn biến này là sự vận động mang tính qui luật trong một xã hội có nền sản xuất hàng hóa. Song cần phải hạn chế mặt tiêu cực có tính chất tự phát của nó nhằm nâng đỡ một bộ phận dân cư còn nghèo. Hiện nay kinh tế nông thôn vẫn là sản xuất cá thể. Kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác chưa được chú ý, song trong thực tế vẫn chưa được xây dựng và phát huy đúng mức cần thiết vai trò trong mối quan hệ với sản xuất cá thể. Tuy đã tổ chức nông dân vào các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, song quan hệ hợp tác trong sản xuất chỉ mới bắt đầu và phổ biến còn ở trình độ thấp, giản đơn, nên chưa phát huy được sự liên kết cộng hưởng thực sự. Vì vậy chưa thể coi là đã phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất hiện nay ở nông thôn trên nhiều vùng khác nhau. Công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn chưa phát triển ở mức cần thiết để thu hút lao động nông nghiệp có xu hướng dôi ra nên tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn còn cao (12-17%/năm) ; Thời gian nông nhàn còn nhiều. Việc xây dựng trường lớp, đào tạo dân trí cho các - 40 - tầng lớp nhân dân ở nông thôn chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Đời sống các mặt ở nông thôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc và miền núi còn nhiều thiếu thốn. Tình hình an ninh, chính trị, xã hội ở nông thôn tuy có ổn định, song vẫn còn những yếu tố làm ảnh hưởng đến tâm lý phát triển, mở rộng qui mô sản xuất của các hộ có vốn. Các hủ tục mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè vẫn còn tồn tại nặng nề nhất là trong thanh niên nông thôn. Kỷ luật, kỷ cương, quyền làm chủ của nhân dân, công bằng xã hội và pháp luật nhiều nơi còn bị vi phạm. Chính quyền cơ sở ở xã, ấp tuy có được củng cố về chất lượng, nhưng một số nơi vẫn còn nhiều yếu kém, trình độ quản lý chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn toàn diện. Các tổ chức ngành dọc tuy đã được từng bước sắp xếp bố trí cán bộ đến tận xã, phường, nhưng các điều kiện cho hoạt động còn thiếu thốn và chất lượng còn yếu. Số lượng kỹ thuật viên nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi) ở nhiều xã còn thiếu,... - 41 - CHƯƠNG 3 : TỔNG LUẬN 3.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ AN GIANG: Nước ta là một nước nông nghiệp nên Đảng rất coi trọng việc phát triển nông nghiệp - nông thôn. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng đề ra những chủ trương, biện pháp và chính sách phù hợp, giải quyết có hiệu quả vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Đặc biệt từ năm 1986, Trung ương Đảng đã đề ra những chỉ thị, nghị quyết quan trọng nhằm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đổi mới nông nghiệp, xem đây là mặt trận hàng đầu. Kết quả là đã thu được những thành tựu đáng kể, nhất là trên mặt trận lương thực, góp phần cải thiện và ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia ; tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu, đem lại nhiều đổi mới cho bộ mặt nông thôn trong cả nước. Chủ trương đổi mới của Trung ương Đảng được Đảng bộ An Giang vận dụng phù hợp và tập trung công sức chỉ đạo thực hiện. Cụ thể là thực hiện tốt nhiều chủ trương như giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho nông dân nhằm phát huy vai trò của kinh tế hộ và khai thác tốt tiềm năng đất đai của tỉnh ; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ; đổi mới hình thức quản lý trong nông nghiệp ; coi trọng tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, trong đó khuyến nông là mũi nhọn để đưa khoa học kỹ thuật vào nông thôn ; giúp vốn cho nông dân sản xuất ; được tự do làm ăn trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội,... Những chủ trương trên vừa phù hợp với qui luật khách quan, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhờ đó mà An Giang đã nhanh chóng tạo ra sức đột phá trên mặt trận nông nghiệp. Đó là sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được - 42 - cải thiện, An Giang thực hiện tốt nghĩa vụ của tỉnh đối với cả nước, nông thôn từng bước được đổi mới, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được tăng lên, chính trị ổn định, nội bộ đoàn kết thống nhất, Đảng bộ vững mạnh và có bước trưởng thành. Những thành tựu đó chính là thước đo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ An Giang và là kết quả của tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết phấn đấu của đồng bào các dân tộc An Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Thành tựu trên đây đã nói lên sự trưởng thành của Đảng bộ An Giang, trước hết là đổi mới một bước cơ bản về tư duy kinh tế, cả về nhận thức lý luận và thực tiễn, thể hiện trong việc xác định các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội phù hợp với thực tế khách quan, giữ vững các quan điểm có tính nguyên tắc được đề ra từ Đại hội VI và VII của Đảng và các nghị quyết Trung ương, từ đó tạo ra sự thống nhất trong Đảng và quần chúng . Năng lực hoạt động thực tiễn của Đảng bộ được nâng lên một bước. Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, An Giang đã chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Chủ trương đó được các ngành, các cấp trong tỉnh quán triệt và tổ chức thực hiện. Xem xét lại sự lãnh đạo của mình từ khi tiếp thu nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ V (tháng 10 năm 1991) càng khẳng định tư tưởng chỉ đạo và các chủ trương chính sách về mọi mặt, nhất là về nông nghiệp - nông thôn - nông dân nêu trên là hoàn toàn đúng đắn và tiếp tục chỉ ra những giải pháp cụ thể và sát hợp hơn nữa để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào tầm rộng hơn, sâu hơn trong thời kỳ tiếp theo. Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ An Giang đã biết nắm vững mục tiêu của quá trình đổi mới : phát triển nông nghiệp lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu ; đẩy mạnh tập trung đầu tư cho phát triển nông - 43 - nghiệp và nông thôn nhất là đầu tư cho thủy lợi, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Những chủ trương trên đã phát huy được hiệu quả và thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế nông nghiệp An Giang vẫn còn những thiếu sót, tồn tại và yếu kém : Sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, nặng tính thuần nông, sản phẩm làm ra kém sức cạnh tranh, tiêu thụ khó khăn , chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tuy có tăng nhưng thiếu ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến kinh tế nông thôn tiến triển còn chậm. Những tồn tại trên về khách quan là do nông nghiệp An Giang đi lên từ điểm xuất phát thấp, bị chiến tranh tàn phá, thiên tai khắc nghiệt. Về chủ quan, sự lãnh đạo của Đảng bộ còn dàn trải, thiếu tập trung giải quyết có trọng điểm những vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống, nhất là phục vụ nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Chậm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa có chính sách để huy động được tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh cho phát triển sản xuất nông nghiệp . Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, vai trò quản lý và điều hành của ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí ; quản lý tín dụng và các đơn vị tư doanh còn nhiều sơ hở để xảy ra tình trạng thị trường vật tư nhiều lúc biến động, có lúc trở thành cơn sốt, vốn cho sản xuất kinh doanh thường xuyên thiếu, lương thực nông sản trong thời điểm thu hoạch tiêu thụ còn khó khăn, tình hình đó đã làm thiệt hại và gây tâm lý bất lợi cho người sản xuất. Việc thực hiện pháp chế và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn còn nhiều tồn tại và yếu kém. Quyền làm chủ của người dân nông thôn chưa được phát huy đầy đủ. Ở một số địa phương, quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm với những mức độ khác nhau. - 44 - Đội ngũ cán bộ đảng viên nhìn chung chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, một bộ phận thiếu ý thức trách nhiệm, lợi dụng chức quyền, thoái hóa biến chất. 3.2 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở AN GIANG : An Giang là một tỉnh nông nghiệp nhưng diện tích đất đai canh tác hạn hẹp, người lại đông, đại bộ phận dân cư làm nghề nông, bị tàn phá nặng nề trong suốt ba mươi năm chiến tranh xâm lược của thực dân củ và mới. Sau ngày mới giải phóng, sản lượng lương thực rất thấp, chỉ trên dưới 30 vạn tấn/năm. Nạn đói giáp hạt thường xuyên đe dọa đời sống người nông dân. Đã thế, hàng năm thiên tai lại liên tiếp xảy ra, hết hạn hán đến lũ lục và có một thời gian còn bị địch họa, nhândân trong tỉnh buộc phải vừa chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền phản động KamPuChia, bảo vệ vững chắc vùng biên giới tây nam của Tổ Quốc nằm trong tỉnh nhà. Cũng như các tỉnh khác ở phía Nam mới giải phóng, trong 10 năm đầu cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1985), Đảng bộ An Giang thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, vừa chăm lo ổn định tình hình chính trị và trật tự an ninh, vừa tập trung công sức giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, khắc phục mọi khó khăn của thiên tai và địch họa mới, từng bước khôi phục kinh tế mà lĩnh vực được tập trung chủ yếu là nông nghiệp, ổn định và cải thiện một bước đời sống cho nông dân. Từ ngày có ánh sáng của đường lối đổi mới do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng (tháng 12 năm 1986), chỉ trong một thời gian phấn đấu ngắn ngủi 10 năm tiếp theo (1986-1996), Đảng bộ An Giang đã làm xoay chuyển tình thế, thay đổi cục diện ở nông thôn, tạo ra được một sự chuyển biến tích cực có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh nhà, mà những nét nổi bật là: sản lượng lương thực tăng trưởng nhanh, - 45 - liên tục và khá vững chắc, đã vươn lên trở thành một tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực trong nhiều năm liền; bộ mặt nông thôn đã bước đầu đổi mới, đời sống của người nông dân trước kia lam lũ cơ cực nay được cải thiện rõ rệt; nội bộ nhân dân đoàn kết, chính trị ổn định, lòng tin đối với Đảng, với chế độ mới của người dân ngày một tăng lên. Vì sao Đảng bộ và nhân dân An Giang, trước hết là nông dân đã đạt được những thành tựu tuy là bước đầu nhưng rất quan trọng như vậy? Có thể rút ra những bài học gì bổ ích trên bước đường đưa nền nông nghiệp và nông thôn An Giang tiếp tục tiến lên một cách vững chắc theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa thời gian tới ? Đây là vấn đề hết sức lớn, vưỡt quá xa khả năng của người nghiên cứu viết bản luận văn này. Nhưng với tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, tôi xin thử đề xuất một số ý kiến gọi là một vài bài học kinh nghiệm sau đây : 1.Tập trung công sức đột phá vào khâu then chốt nhằm tạo ra một sự chuyển biến cơ bản trong nông nghiệp và nông thôn. Khâu then chốt đó là biết phát huy ngày càng mạnh mẽ và triệt để nội lực của tỉnh mình bằng cách kết hợp chặt chẽ và ở trình độ ngày càng cao hai nhân tố cơ bản tạo ra của cải vật chất nông nghiệp. Đó là: đất đai (bao gồm cả mặt nước) và người lao động. Ý nghĩa của sự kết hợp này là đất đai phải có người lao động để khai phá, canh tác, để đem lại sản phẩm và đổi lại, người lao động phải có đất đai để khai phá, canh tác để tạo ra sản phẩm. C.Mác khi nói đến mối quan hệ không thể thiếu được của hai yếu tố này đã nhắc lại cách diễn đạt hóm hỉnh nhưng rất dân gian dễ hiểu của Uy liam Petty- một đại diện tiêu biểu của phái trọng nông-rằng đất là mẹ và lao động là cha. Một đứa con sinh ra vừa phải có mẹ, vừa phải có cha, cũng như để có sản phẩm nông nghiệp vừa phải có đất đai, vừa phải có người lao động canh tác. Hai yếu tố đó từ nghìn xưa luôn luôn có, nhưng chưa được kết hợp hoặc kết hợp không chặt chẽ: người nông dân thì không có đất cày, còn đất đai thì bỏ hoang hóa nhiều vì không có người khai - 46 - thác chăm bón và người nông dân bao đời bị nghèo đói, nông thôn bị tiêu điều lạc hậu triền miên. Từ ngày có đường lối đổi mới của Đảng soi sáng, Đảng bộ An Giang đã ý thức được sự cần thiết và sự kết hợp giữa hai yếu tố đó, ngày càng tỏ ra thuần thục hơn trong sự vận dụng sáng tạo sự kết hợp này. Trên cơ sở quán triệt quan điểm nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là địa bàn chiến lược, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới ở nông thôn, Đảng bộ An Giang đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp và chương trình hành động tương đối đồng bộ và đúng hướng, nhằm kết hợp và phát huy ngày càng tốt hơn hai yếu tố đất đai và lao động. Như đã trình bày ở chương 2, đó là: phân lại vùng đất đai hợp lý hơn, để trên cơ sở đó bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, nhằm phát huy lợi thế của từng vùng và tiểu vùng; chính sách khuyến khích nông dân khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, các vùng đất hoang hóa, đất đồi núi trọc nhằm mở rộng quỹ đất, giao đất ruộng, đất núi còn hoang hóa cho các gia đình và tập thể, giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho nông dân; sớm thực hiện chính sách tín dụng nông thôn đến hộ nông dân, mở rộng đối tượng cho vay, chú trọng nông dân nghèo, người sản xuất thiếu vốn; chính sách khuyến nông; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn (thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc,…). Có thể tóm gọn rằng một trong những bí quyết dẫn đến những thành tựu làm chuyển biến quan trọng trên mặt trận nông nghiệp và bộ mặt nông thôn và sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm để khắc phục những tồn tại thiếu sót để đẩy mạnh sự chuyển biến trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa là biết phát huy nội lực, kết hợp chặt chẽ hai yếu tố đất đai và lao động, khai thác và nâng cao hiệu xuất, hiệu quả của từng nhân tố trong sự kết hợp giữa chúng với nhau. 2.Nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất : - 47 - Bài học này rút ra từ thực tiễn ở An Giang đồng thời cũng là bài học chung ở các tỉnh khác trong cả nước. Lao động nông nghiệp là một trong hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất chủ yếu ở nông thôn và nông dân-lực lượng lao động đóng vai trò là trung tâm chủ thể của nông nghiệp-nông thôn. Trong chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn của tỉnh nhà, Đảng bộ An Giang sớm có ý thức thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo động lực để thúc đẩy người nông dân hăng hái tham gia sản xuất. Sau ngày miền Nam được giải phóng, giải pháp chiến lược đầu tiên được Đảng bộ lãnh đạo thực hiện theo chủ trương của Trung ương là chia cấp đất đai cho nông dân thông qua hình thức điều chỉnh ruộng đất kết hợp với công cuộc cải tạo nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đem lại quyền làm chủ bước đầu về kinh tế sau khi đã làm chủ về chính trị-hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhưng do chủ quan nóng vội và do nhằm lẫn trong nhận thức kinh tế hợp tác với kinh tế tập thể hóa, cho nên trong quá trình cải tạo nông nghiệp, An Giang đã xây dựng đại trà các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã theo mô hình hợp tác hóa ở miền Bắc mà thực chất là tập thể hóa về tư liệu sản xuất, biến đất đai, trâu bò và các công cụ chủ yếu khác thành của chung, không thích ứng với tâm lý dân cư “ cha chung không ai khóc”, đồng thời không thích ứng với kinh tế thị trường đang mở ra theo chính sách đổi mới về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng. Cơ chế 3 khoán của chỉ thị 100 của Ban bí thư được áp dụng cũng chỉ phát huy tác dụng tích cực trong thời gian ngắn và sớm bộc lộ những nhược điểm, vì mô hình quản lý cũ chưa bị phá vỡ. Vì vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, quán triệt đường lối của Đại hội VI, Đảng ộ An Giang rất chú trọng đến kinh tế hộ gia đình, phát huy tính tích cực, năng động của đơn vị kinh tế tự chủ này bằng một loạt chính sách như giao quyền sử dụng đất đai ổn định lâu dài - 48 - cho các hộ nông dân, chính sách khuyến khích khai thác các vùng đất hoang hóa, đất đồi núi trọc và nơi còn nhiều tiềm năng đất đai…, hướng dẫn và tạo nhiều điều kiện cho các hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nông-lâm-ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển đa dạng: công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ tại nông thôn. Đồng thời với chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình trong các ngành nghề, Đảng bộ An Giang đã giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện sự hợp tác, liên doanh một cách tự nguyện nhằm tháo gỡ các khó khăn, giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh từ sự hình thành nền sản xuất hàng hóa ở đầu vào cũng như đầu ra, giúp cho các đơn vị kinh tế gia đình tồn tại, đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh. Mô hình kinh tế hợp tác mới ở nông thôn An Giang ra đời đã từng bưóc thay thế cho mô hình hợp tác cũ từ nhiều năm đã tỏ ra không thích hợp. Đó là những thành công bước đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp-nông thôn theo quan điểm mới. Song, tình hình quan hệ hợp tác còn giản đơn, ở trình độ thấp, phạm vi hẹp, chưa ổn định, vì vậy đây còn là vấn đề mới mẻ mà Đảng bộ An Giang tự đặt ra nhiệm vụ phải tìm tòi nghiên cứu và hướng dẫn để làm cho quan hệ sản xuất mới hình thành, từng bước được nâng lên, đa dạng phong phú hơn ở nhiều ngành nghề, nhiều vùng khác nhau cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đang được khơi dậy. 3.Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp để đột phá vào công cuộc phát triển nông nghiệp-nông thôn được xem là mặt trận hàng đầu : Sức mạnh mà Đảng bộ An Giang đã huy động bao gồm các tổ chức của hệ thống chính trị, của các cấp và các ngành trong toàn tỉnh. Đó là quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, đảm bảo cho Đảng làm đúng chức năng lãnh đạo là nghiên cứu đường lối chủ trương chính sách của Trung ương, vận dụng - 49 - vào thực tiễn địa phương để vạch ra những chính sách và giải pháp kịp thời, có tính chất khả thi để chỉ đạo phát triển sản xuất trong từng bước đi. Triển khai chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng cấp trên, cơ quan lãnh đạo của Đảng ở tỉnh đã biết phát huy vai trò của các cơ quan chính quyền, của các tổ chức kinh tế, các đoàn thể chính trị -xã hội để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân nhằn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Hội đồng nhân dân đã làm chức năng thể chế hóa chủ trương của Đảng bộ thành nghị quyết của Nhà nước địa phương, kiểm tra và giám sát việc thực hiện. Uy ban nhân dân các cấp đã biến nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân dân thành qui hoạch, kế hoạch, thực hiện chức năng quản lý và điều hành. Các đoàn thể đã làm được vai trò là phổ biến và tổ chức cho các tầng lớp nhân dân bàn bạc, tìm kế sách để thực hiện một cách có hiệu quả nhất, đồng thời nắm tâm tư nguyện vọng của bà con phản ánh cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp để điều chỉnh, bổ sung các chủ trương chính sách, tiếp tục tìm tòi các giải pháp thích hợp. Trong các ngành hoạt động của tỉnh thì ngành quản lý nông nghiệp đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong việc tham gia trực tiếp điều hành, làm tham mưu cho chính quyền trong việc liên kết với các ngành kinh tế trong tỉnh như ngân hàng, tín dụng, thương nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi,…xoáy vào nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho các chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn được vạch ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề, tìm kiếm thị trường đầu tư, tiêu thụ, đổi mới cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, cải tiến cơ cấu kinh tế đa dạng ở nông thôn. Các tổ chức quần chúng tham gia vào chương trình khuyến nông, phổ biến khoa học kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, phát triển các mô hình làm giàu chính đáng, vận động giúp vốn hỗ trợ cho những hộ nông dân gặp khó khăn… Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chức năng của từng tổ chức được phân định ngày càng rõ hơn, các mối quan hệ giữa các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các ngành chức năng, các tổ chức quần chúng được hoàn - 50 - thiện từng bước; nhờ đó đã phát huy được tính năng động của từng tổ chức, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên mặt trận nông nghiệp-nông thôn. 4. Chăm lo xây dựng Đảng bộ vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ chính trị mới : Dựa vào thành tựu đã đạt được trên mặt trận nông nghiệp và hướng đi lên vững vàng của nền kinh tế nông nghiệp-nông thôn An Giang mở ra từ sự nổ lực phấn đấu trong vòng 20 năm, nhất là trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể đánh giá được rằng Đảng bộ An Giang là một Đảng bộ vững mạnh, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao phó trên mặt trận phát triển nông nghiệp và nông thôn. Một hệ thống tương đối đồng bộ các chủ trương và giải pháp đúng hướng và thích hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đã đươc nông dân tiếp nhận và mang lại hiệu quả ngày càng cao, làm thay da đổi thịt nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần, chính trị và xã hội ở nông thôn An Giang. Uy tính và hiệu quả lãnh đạo của Đảng tỏ ra ngày một lớn lên và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng ngày một tốt hơn. Từ thực tiễn ở Đảng bộ An Giang, cho phép rút ra những kinh nghiệm về xây dựng Đảng như sau : - Biết thường xuyên bám sát thực tiễn, coi trọng nghiên cứu lý luận, nắm vững các quan điểm đổi mới cốt lõi trong các nghị quyết của Đại hội Đảng và của Trung ương, kết hợp chặt chẽ lý luận, nghị quyết của Trung ương vào thực tiễn đặc thù của địa phương. Điều này đã được thể hiện cụ thể trong nhận thức và vận dụng quy luật sản xuất hàng hóa, quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó Đảng bộ đã vạch ra được một loạt các giải pháp và chủ trương - 51 - đúng đắn, cùng những bước đi và các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Đảng bộ đã thường xuyên tự rèn luyện, tự đổi mới, nâng cao trình độ và năng lực tổ chức thực tiễn, nhằm làm cho đường lối đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống và biến thành hiện thực sinh động, đồng thời qua thực tiễn mà bổ sung, hoàn thiện dần các giải pháp, chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Coi trọng việc chọn lựa và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, chỉnh đốn và đổi mới tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, kiện toàn bố trí lại đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp, chú ý đến cả cán bộ cấp xã, phường là nơi triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Nhiều cán bộ đảng viên lợi dụng chức quyền, thoái hóa biến chất, thiếu ý thức trách nhiệm đã bị xử lý kiên quyết. - Coi trọng xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, thực hiện phân công phân nhiệm rõ ràng. Quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở nông thôn An Giang cho thấy các chủ trương, giải pháp mà Đảng bộ đề ra đều xuất phát từ những yêu cầu bức xúc, từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng trước mắt và lâu dài của nhân dân, cho nên đưọc cán bộ đảng viên các cấp nhất trí, trên dưới một lòng quyết tâm lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện đến nơi đến chốn. Sự thống nhất về nhận thức và hành động từ cán bộ chủ chốt ở các cấp đến cán bộ đảng viên trong toàn bộ Đảng dựa trên các chủ trương đường lối đúng đắn, được củng cố trong việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực sự là cơ quan lãnh đạo, quyết định những chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện và khả năng cho phép của từng thời kỳ. Song vai trò lãnh đạo của từng cấp ủy Đảng, từng cá nhân phụ trách của từng cấp, từng ngành được xác định vị trí rõ ràng, không ỷ lại, chờ - 52 - đợi hoặc đùn đẩy nhau nhất là khi gặp khó khăn, khi có tình huống xảy ra đặc biệt phức tạp như khiếu kiện đất đai, sốt phân bón, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi,… Thực tiễn ở An Giang cho thấy, nơi nào tập thể cấp ủy và cơ quan, trước hết là cán bộ chủ chốt có phẩm chất, có bản lĩnh, có năng lực, nắm bắt được đúng tình hình và chỉ đạo sát hợp thì sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, đơn vị đó có nhiều thuận lợi, công việc triển khai thực hiện trôi chảy, hạn chế được những vấn đề mới phát sinh phức tạp và khó khăn. 3.3 MỘT VÀI GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN AN GIANG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO : Nhìn lại đất nước ta sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), trên cơ sở cân nhắc đánh giá hết sức khách quan những thành tựu nổi bật và những khuyết điểm tồn tại lớn, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã có một sự đánh giá tổng quát hết sức quan trọng :"Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã được hoàn thành về cơ bản". "Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc". "Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị để cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành". Từ những thành tựu đạt được, Đại hội VIII của Đảng chủ trương : đưa cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa là chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Do chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp nên vẫn phải lấy nông - 53 - nghiệp làm điểm xuất phát để đi lên. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Trên cơ sở những quan điểm cơ bản chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ VIII về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trên cơ sở nắm vững quan điểm đề ra trong các mục tiêu, phương hướng, chính sách và các giải pháp chiến lược để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong những năm trước mắt, dựa vào thực trạng của nền nông nghiệp An Giang, Đảng bộ An Giang đã vạch ra và triển khai thực hiện một cách đồng bộ một hệ thống nhiều nhiệm vụ, giải pháp, chính sách trên mọi lĩnh vực phù hợp với điều kiện cụ thể của An Giang nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn An Giang. Trong hệ thống đó, có các giải pháp chủ yếu mang tính chi phối quyết định như : nguồn nhân lực, huy động vốn đầu tư phát triển, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, hình thành quan hệ sản xuất mới, tăng cường hệ thống chính trị, bố trí khai thác - sử dụng ruộng đất,... Trong đó giải pháp số một được đặt lên hàng đầu là nguồn nhân lực - lao động và chất lượng lao động nông nghiệp. Trong các giải pháp nêu trên, với tư cách là người tham gia công tác trong ngành giáo dục đào tạo, tôi thử cố gắng nêu ra mội vài gợi ý về giải pháp để giải quyết nguồn nhân lực, về lực lượng lao động hiện nay và lực lượng lao động sẽ kế thừa để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn An Giang. Theo kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển và theo lý thuyết mới về sự tăng trưởng kinh tế thì yếu tố cơ bản của sự phát triển là con người - con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội - con người có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có trình độ lao động kỹ thuật phù hợp với khả năng vươn lên trong cuộc sống, có lòng yêu nước, có sức khỏe cường tráng...Con người như thế chỉ có thể qua đào tạo mới có được. - 54 - Thành tựu của nền nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cho thấy : để công nghiệp hóa nông nghiệp không chỉ dựa vào nông nghiệp truyền thống mà còn phải phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại, phải đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân để họ tự có thể trực tiếp vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ở An Giang, tốc độ phát triển trong ngành kinh tế nông nghiệp còn chậm, trình độ công nghệ của phần lớn các ngành kinh tế còn lạc hậu, cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 80,9% dân số, trong đó tỉ lệ lao động thủ công chiếm 90%. Năm 1994 - 1995, toàn ngành chỉ có 10% lao động trong nông nghiệp được trang bị khoa học kỹ thuật,...Như vậy, thực tiễn lao động nông nghiệp ở An Giang cho thấy : Lực lượng lao động nông nghiệp ở đây thừa về số lượng, thiếu về chất lượng, và như vậy, An Giang sẽ gặp khó khăn rất lớn khi tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khi mà phải lấy khoa h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdang bo an giang lanh dao phat trien nong nghiep Trong Thoi Ky 272oi Moi.pdf
Tài liệu liên quan