Kinh nghiệm của tập đoàn kinh tế trên thế giới về sử dụng giải pháp tài chính cho phát triển bền vững và bài học với tập đoàn kinh tế Việt Nam

Tài liệu Kinh nghiệm của tập đoàn kinh tế trên thế giới về sử dụng giải pháp tài chính cho phát triển bền vững và bài học với tập đoàn kinh tế Việt Nam: 24 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Phí Thị Kim Thư Tóm tắt: Phát triển bền vững (PTBV) là chiến lược lâu dài không chỉ của mỗi quốc gia mà còn đối với từng chủ thể kinh tế, trong đó có Tập đoàn Kinh tế (TĐKT). Để PTBV đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều giải pháp như giải pháp về công nghệ, nhân lực, tài chính, trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò quan trọng. Với TĐKT Việt Nam, để PTBV rất cần kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính cho PTBV. Bài báo sẽ đề cập đến kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính cho PTBV của môt số Tập đoàn lớn trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho PTBV TĐKT Việt Nam. Từ khóa: phát triển bền vững tập đoàn kinh tế, giải pháp tài chính cho phát triển bền vững, kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính Abstract: Sustainable Development is not only a long-term strategy of countries, but also of business entities, including Economic Groups. It’s necessary to use a lot of solutions for sustainable development such as technological soluti...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm của tập đoàn kinh tế trên thế giới về sử dụng giải pháp tài chính cho phát triển bền vững và bài học với tập đoàn kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Phí Thị Kim Thư Tóm tắt: Phát triển bền vững (PTBV) là chiến lược lâu dài không chỉ của mỗi quốc gia mà còn đối với từng chủ thể kinh tế, trong đó có Tập đoàn Kinh tế (TĐKT). Để PTBV đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều giải pháp như giải pháp về công nghệ, nhân lực, tài chính, trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò quan trọng. Với TĐKT Việt Nam, để PTBV rất cần kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính cho PTBV. Bài báo sẽ đề cập đến kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính cho PTBV của môt số Tập đoàn lớn trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho PTBV TĐKT Việt Nam. Từ khóa: phát triển bền vững tập đoàn kinh tế, giải pháp tài chính cho phát triển bền vững, kinh nghiệm sử dụng giải pháp tài chính Abstract: Sustainable Development is not only a long-term strategy of countries, but also of business entities, including Economic Groups. It’s necessary to use a lot of solutions for sustainable development such as technological solutions, human solutions, financial solutions ... in which financial solutions play an important role. It’s also necessary for Vienamese Economic Groups to study experiences of using financial solutions for sustainable development. The article will mention experiences in using financial solutions for sustainable development of some external Economic Groups and lessons for Vietnam. Keywords: sustainable development of economic groups, Financial solutions for sustainable development, Experiences in using financial solutions. Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 29/01/2018 Ngày phản biện đánh giá: 20/02/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018 1. Kinh nghiệm của một số Tập đoàn kinh tế (TĐKT) trên thế giới 1.1. Tập đoàn than Trung Quốc Tập đoàn than Trung Quốc, tiền thân là Tổng công ty Xuất - Nhập khẩu than Trung Quốc, được thành lập vào tháng 7 năm 1982, là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu, giám sát và quản lý của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn là sản xuất và kinh doanh than, điện, xây dựng các mỏ than, sản xuất hóa chất than, khí methane, sản xuất thiết bị khai KINH NGHIỆM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VỀ SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC VỚI TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM Experiences in using financial solutions for sustainable development of some external Economic Groups and lessons for Vietnam QUẢN LÝ - KINH TẾ 25TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ thác mỏ và các dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan. Hiện nay tập đoàn có 45 mỏ than với tổng công suất sản xuất 226 triệu tấn; có 34 nhà máy sàng tuyển than với công suất sàng tuyển 246 triệu tấn. Với 30 năm trong lịch sử khai thác và xuất nhập khẩu than, Tập đoàn sở hữu một hệ thống phân phối toàn diện trên phạm vi toàn thế giới, với năng lực sản xuất than cốc hiện tại là 5,6 triệu tấn mỗi năm, sản xuất methanol là 480.000 tấn mỗi năm và mới sản xuất hóa chất than với công suất 5,68 triệu tấn mỗi năm; là đơn vị xếp hạng đầu tiên trong việc sản xuất thiết bị khai thác than, đặc biệt là thiết bị khai thác than hầm lò. Nhằm thực hiện quá trình PTBV Tập đoàn Than Trung Quốc không chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm đồng bộ đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, sản xuất an toàn, lành mạnh và bảo vệ môi trường, xây dựng "Tập đoàn than Trung Quốc xanh", với một số hoạt động cụ thể như cải thiện vệ sinh lao động; thúc đẩy xây dựng các hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp; tăng cường công tác phòng chống rủi ro nghề nghiệp; quản lý, xây dựng và hoàn thiện cơ sở kiểm soát rủi ro nghề nghiệp tại các khu mỏ; tích cực thực hiện các khóa đào tạo giáo dục về chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; cung cấp cho người lao động các sản phẩm an toàn lao động miễn phí; thường xuyên kiểm tra sức khỏe và điều trị phục hồi cho những nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp, như nhiễm bụi than, nhiệt độ cao, khí độc, ; từ đó tạo ra môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Để thực hiện thành công chiến lược PTBV, Tập đoàn không chỉ dựa vào nội lực của mình mà còn nhận được sự hỗ trợ của các chính sách tài chính vĩ mô của chính phủ Trung Quốc. Các giải pháp tài chính phục vụ cho sự PTBV của tập đoàn bao gồm giải pháp từ phía tập đoàn và giải pháp hỗ trợ của chính phủ được hệ thống theo bảng 1 Bảng 1: Các giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn than Trung Quốc Trường Đại học Mỏ - Địa chất Email: phithikimthu2011@ gmail.com Giải pháp tài chính từ phía Chính phủ Giải pháp tài chính từ phía Tập đoàn - Thành lập Uỷ ban Giám sát, quản lý tài sản và vốn Nhà nước nhằm quản lý, giám sát hoạt động tài chính của các TĐKT. Ủy ban này đã xây dựng được hệ thống sát hạch kết quả kinh doanh của khối doanh nghiệp Trung ương, công bố kết quả sát hạch theo năm tài chính; cải cách chế độ tiền lương đối với những người phụ trách các TĐ, các doanh nghiệp Trung ương, thúc đẩy cơ chế khuyến khích và ràng buộc trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, TĐKTNN - Quy định hơn 100 mức phí đánh vào các nguồn gây ô nhiễm môi trường, nguồn thu từ các loại phí này được sử dụng cho ủy ban bảo vệ môi trường địa phương (theo quy định các ủy ban được - Tích cực chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng xã hội để thúc đẩy phát triển hài hòa giữa doanh nghiệp và xã hội. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, Tập đoàn đã chi tổng cộng 3.543 tỷ nhân dân tệ cho các dịch vụ phúc lợi công cộng xã hội. - Tích cực chi hỗ trợ cho giáo dục, tài trợ cho 7 quỹ khuyến học mang tên Tập đoàn, hỗ trợ từ thiện cho 3.600 học sinh tiểu học được đến trường. Tập đoàn cũng sáng tạo ra “Học bổng và hỗ trợ tài chính của Tập đoàn than Trung Quốc” tại trường Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc nhằm tài trợ và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên nghèo hoàn thành khóa học. 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ phép giữ 20% nguồn thu từ phí và 100% tiền phạt để dùng cho các hoạt động của họ). Nguồn thu từ các loại phí này được sử dụng để cho các doanh nghiệp vay ưu đãi nhằm thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, với tỷ lệ 80% nguồn thu từ phí đưa vào các quỹ địa phương để cho các doanh nghiệp vay cho mục đích môi trường, 20% còn lại sử dụng để duy trì bộ máy kiểm soát và chi phí thực hiện chương trình. - Áp dụng ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng về mức độ ký quỹ, tuy nhiên nguyên tắc chung để xác định phí phục hồi môi trường là dựa vào diện tích xin khai thác, hệ số ảnh hưởng của công nghệ khai thác (hầm lò hay lộ thiên) và hệ số ảnh hưởng của từng loại khoáng sản. - Tạo điều kiện cho Tập đoàn tích tụ, tập trung vốn từ nguồn vốn trong nước bằng việc thực hiện một số biện pháp hỗ trợ - Xác lập chiến lược và chính sách thu hút vốn phù hợp, tạo ra nhiều kênh huy động vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn như vay trực tiếp từ các ngân hàng - Chi hỗ trợ cho các địa phương bằng cách tài trợ cho các dự án xây dựng đường xá, cống rãnh, các dự án xóa đói giảm nghèo và giảm nhẹ thiên tai, trực tiếp xây dựng 310 km đường giao thông thông qua các thị trấn và làng mạc tại tỉnh Hà Bắc. - Dành phần chi thích đáng cho các dịch vụ xã hội và cứu trợ thiên tai: cung ứng than cho thảm họa tuyết xảy ra ở Nam Trung Quốc, tặng 40,24 triệu NDT để khắc phục hậu quả động đất tại Tứ Xuyên. 1.2. Tập đoàn dầu khí Petronas - Malaysia Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas (Petrolium National Berhal) được thành lập năm 1974, là Tập đoàn thuộc quyền quản lý và sở hữu của Nhà nước Malaysia. Tập đoàn được tổ chức theo mô hình công ty Mẹ - công ty Con với cơ cấu bao gồm 76 Công ty cấp 1, 19 Công ty cấp 2, 21 Công ty cấp 3. Với mục tiêu trở thành Tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu thế giới, Petronas bắt đầu tiến hành mở rộng các hoạt động trên thị trường quốc tế từ những năm 1990, tính cho đến nay Tập đoàn đã có hơn 100 công ty trực thuộc và công ty liên doanh tại 35 quốc gia, chủ yếu là ở Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Á, Trung Đông, Úc và Châu Mỹ La Tinh. Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas được Chính phủ Malaysia giao quyền sở hữu quản lý nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Petronas phát triển nhanh chóng và bền vững. Một số giải pháp tài chính vĩ mô Chính phủ Malaysia thực hiện nhằm hỗ trợ tập đoàn trong quá trình PTBV và các giải pháp tài chính bản thân tập đoàn thực hiện: (Bảng 2) Bảng 2: Các giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn Petronas Giải pháp tài chính từ phía Chính phủ Giải pháp tài chính từ phía Tập đoàn 27TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ như: chỉ thu thuế trong hoạt động khai thác dầu khí; chỉ thu thuế 06 tháng/lần bao gồm các loại thuế mà Petronas thay mặt Chính phủ Malaysia thu của các nhà đầu tư nước ngoài; cho phép Tập đoàn giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư; với tư cách là cổ đông lớn nhất, nhưng Chính phủ chỉ thu cổ tức 1 lần/ năm và vào cuối năm, để tạo điều kiện cho Tập đoàn có một khoảng thời gian chiếm dụng vốn tạm thời và không phải trả lãi, tạo điều kiện cho tập đoàn giải quyết được khó khăn tạm thời về vốn. - Tạo điều kiện cho các tập đoàn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, biện pháp cụ thể là: Chính phủ tạo ra các cơ chế chính sách quản lý ngoại hối cởi mở và thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài; cho phép Tập đoàn dầu khí Petronas được sử dụng linh hoạt các loại ngoại tệ mạnh; ban hành hệ thống luật pháp nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài (luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật dầu khí,), - Các loại thuế đối với hoạt động dầu khí của tập đoàn luôn được bổ sung sửa đổi theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt thuế suất được nghiên cứu theo chiều hướng giảm dần. - Bảo hộ sản xuất trong nước bằng việc quy định rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào các hoạt động phân phối, cung cấp các dịch vụ cho hoạt động dầu khí đặc biệt là lĩnh vực phân phối xăng dầu thì phải có sự liên doanh, liên kết với các trong nước; liên doanh liên kết với các Công ty trong nước; huy động vốn thông qua việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia thị trường chứng khoán, - Song song việc củng cố và duy trì trữ lượng khai thác dầu khí trong nước, Petronas rất chú trọng đầu tư tài chính để triển khai các hoạt động tìm kiếm những nguồn dầu mỏ ở nước ngoài, sẵn sàng hợp tác dưới mọi hình thức như tự đầu tư, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh. - Thành lập các định chế tài chính trực thuộc tập đoàn như ngân hàng, công ty chứng khoán, hoạt động rất hiệu quả, hàng năm mang lại cho Petronas một khoản lợi nhuận không nhỏ. - Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý tài chính của Tập đoàn gọi là Cục tài chính, gồm 6 bộ phận liên quan bao gồm: Bộ phận tài chính, Bộ phận ngân khố, Bộ phận Kế toán và dịch vụ, Bộ phận đấu thầu và hợp đồng, Bộ phận bảo hiểm và quản lý rủi ro, Bộ phận Quản lý nguồn thông tin về kinh tế tài chính. Mục tiêu hoạt động của Cục tài chính là: Bảo đảm tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra; Quản lý tỷ giá hối đoái; bảo toàn vốn và tài sản; bảo đảm vốn cho đầu tư dài hạn và ngắn hạn, đồng thời bảo hiểm các rủi ro trong đầu tư; Xem xét, phân tích các hoạt động của Tập đoàn, đưa các khuyến nghị và yêu cầu đầu tư đúng đắn; cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác cho các hoạt động trong và ngoài nước của Tập đoàn và các công ty thành viên. Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ của Cục tài chính là: Xây dựng, phát triển các chính sách, thể thức và hướng dẫn hoạt động tài chính của Tập đoàn; tổng hợp chiến lược và kế hoạch kinh doanh; bảo đảm các nguồn tài chính cho các yêu cầu về vốn với các điều kiện huy động vốn với chi phí rẻ nhất, an toàn nhất; quản lý các khoản nợ, quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và chênh lệch giữa các đồng tiền sử dụng, rủi ro giá cả; quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán; sử dụng nguồn quỹ của Tập đoàn đạt hiệu quả cao nhất. - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí chi tiết, đầy đủ và khoa học để thực hiện việc giám sát hoạt động tài chính, như: các chỉ tiêu đảm 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ bảo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra; bảo toàn vốn và tài sản; các rủi ro trong đầu tư. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu này thực hiện công tác phân tích, kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD, nhờ đó ban lãnh đạo Tập đoàn điều hành chỉ đạo và quyết định những biện pháp kinh doanh kịp thời và hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu PTBV. - Hàng năm chi đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho các hoạt động của Tập đoàn. công ty trong nước, mức tham gia tối thiểu của các công ty trong nước là 30%. - Thiết lập hệ thống các quy định về quản lý thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, rất thuận tiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia. 1.3. Tập đoàn Daewoo - Hàn Quốc Daewoo được thành lập năm 1967 và được chính phủ Hàn Quốc chia nhỏ vào năm 1999, là tập đoàn lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Huyndai. Có khoảng 20 đơn vị thuộc Tập đoàn Daewoo, một số tồn tại như các công ty độc lập như: Daewoo Motor chuyên sản xuất xe, Daewoo Electronics sản xuất và phân phối các thiết bị, đồ dùng điện tử. Vào thời điểm cực thịnh, Daewoo có đến 320 nghìn nhân viên làm việc ở 110 quốc gia... Sự sụp đổ của Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) với khoản nợ 82 tỷ USD vẫn là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới. Điểm mấu chốt nhất tạo nên thành công của Tập đoàn trong quá khứ chính là có sự trợ giúp rất lớn về mặt tài chính của Chính phủ từ việc chỉ thị cho các ngân hàng nhà nước cho vay khối lượng lớn, với lãi suất ưu đãi, giảm thuế khi đảm nhận các công trình xây dựng hạ tầng của Nhà nước, thực hiện bảo lãnh vay vốn nước ngoài đến việc chia sẻ rủi ro tài chính. Mối quan hệ liên kết giữa Nhà nước với các Tập đoàn ở Hàn Quốc, trong đó có tập đoàn Daewoo đã tạo cho các Tập đoàn phát triển không ngừng về quy mô, tạo ra thương hiệu lớn trên trường quốc tế. Chỉ tính riêng năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của 4 tập đoàn hàng đầu của của Hàn Quốc (Deawoo, Hyundai, LG và SK) đã lên đến 111,7 tỷ USD, chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm 1/3 tổng giá trị tư bản của thị trường. Sự trợ giúp về tài chính đã tạo nên những thuận lợi nhất định trong quá trình phát triển của Tập đoàn, nhưng Daewoo vẫn không thể đứng vững trước những biến cố của thị trường mà sụp đổ ngay khi khủng hoảng tài chính xảy ra tại Hàn Quốc. Theo các chuyên gia kinh tế, có một số lý do cho sự phát triển không bền vững này của tập đoàn Daewoo: - Không minh bạch về tài chính: sự minh bạch về tài chính là một yếu tố then chốt tạo ra sự bền vững cho một tổ chức, nhất là các tập đoàn có quy mô lớn, đa ngành đa nghề. Không minh bạch trong hệ thống kế toán - tài chính đã giúp Tập đoàn che dấu bức tranh tài chính thực trong một thời gian dài, kết quả là đã không khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Tập đoàn. - Không độc lập về tài chính: Do được hỗ trợ của chính phủ trong việc vay vốn với khối lượng lớn và ưu đãi về lãi suất, dẫn đến Tập đoàn gia tăng quá nhiều khoản vay nợ mà không chú trọng đến phương thức tài trợ thông qua tăng vốn cổ phần. Việc dựa quá mức vào các khoản nợ làm giảm lợi nhuận của các dự án và dẫn đến tỉ lệ nợ/vốn cổ phần cao. Hậu quả là Daewoo dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài như suy thoái kinh tế, lãi suất tăng và thắt chặt tín dụng. Giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn cũng không độc lập về mặt 29TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ tài chính, quan hệ chồng chéo về tài chính giữa các công ty con dẫn tới các kết quả tài chính bị thổi phồng và khó kiểm soát, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của tập đoàn. - Năng lực quản trị chưa tốt: Sự thất bại của Daewoo không thể cứu vãn được và dẫn tới sự sụp đổ là do những dấu hiệu của sự trục trặc trong hoạt động của Tập đoàn này đã không được phát hiện sớm hoặc cố tình bị lờ đi. Trường hợp của Daewoo cho thấy khủng hoảng xảy ra bắt đầu từ khủng hoảng chiến lược và cuối cùng là khủng hoảng về tài chính. Nếu như năng lực quản trị tốt, có khả năng kiểm soát rủi ro, phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn trong hoạt động thì sẽ có được phương cách xử lý tốt hơn với những biến cố xảy ra. - Việc đa dạng hóa trong hàng chục lĩnh vực kinh doanh giúp cho Daewoo có khả năng gia tăng thu nhập, vươn tới những thị trường mới, tuy nhiên lại ngăn cản Tập đoàn trong việc tập trung vào năng lực cốt lõi. Sự sai lầm này đã dẫn Daewoo thực hiện các chiến lược lỗi thời bằng cách dựa vào sản phẩm giá thấp, chất lượng thấp và giảm năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. - Không có sự phân biệt giữa chủ sở hữu và quản lý: Chủ tịch tập đoàn mặc dù là cổ đông nhỏ nhưng được quyền đưa ra các quyết định không thể phản bác, những quyết định này được đưa ra bởi những người không bao giờ phải chịu trách nhiệm về việc điều hành kém hay đầu tư sai và không có sự kiểm soát của ban lãnh đạo, các cổ đông và các chủ nợ, điều này dẫn đến những quyết định chưa thực sự phù hợp, những quyết định đầu tư có tính rủi ro cao; hậu quả chính là sự đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh. 2. Bài học kinh nghiệm cho PTBV các TĐKT ở Việt Nam Từ những nghiên cứu trên về quá trình PTBV của một số TĐKT trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các TĐKT ở Việt Nam trong việc sử dụng giải pháp tài chính nhằm PTBV TĐKT: Một là, xác định rõ nội dung phát triển bền vững và các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển bền vững Vì phát triển bền vững có nội dung rất rộng lớn nên việc xác định rõ nội dung phát triển bền vững với các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch phát triển là rất cần thiết, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước mắt trong phát triển bền vững, với các điều kiện kinh tế - xã hội - nguồn lực cho phép vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi để từng bước thực hiện tổng thể chiến lược phát triển bền vững. Các lĩnh vực ưu tiên cần được xác định rõ trên 3 hướng chính: - Về kinh tế: tính tới khả năng tăng trưởng và phát triển ổn định của TĐKT. Trong phát triển kinh tế, sự bền vững trong hoạt động SXKD là yếu tố cốt lõi và muốn đạt được sự bền vững này, TĐKT cần đạt được sự ổn định, minh bạch và duy trì lợi nhuận trong thời gian dài hạn. - Về phát triển xã hội: Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động; chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo, điều kiện làm việc, môi trường sống, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng v.v.. - Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: Hoạt động SXKD của TĐKT cần hướng đến bảo vệ môi trường; bảo tồn, đa dạng hoá sinh học sử dụng công nghệ sản xuất sạch; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cũng như biến đổi khí hậu, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài, nguyên thiên nhiên, v.v Trong từng giai đoạn cụ thể, các lĩnh vực ưu tiên phát triển bền vững có thể và cần thiết 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ phải được điều chỉnh cho phù hợp. Quá trình PTBV của TĐKT chỉ có thể có được khi hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐKT đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, Hai là, hướng đến sự minh bạch về tài chính Sự minh bạch về tài chính là một yếu tố then chốt tạo ra sự bền vững cho một tổ chức, nhất là các tập đoàn có quy mô lớn, đa ngành, đa nghề. Sự minh bạch về tài chính tạo nên lòng tin của công chúng đầu tư, hấp dẫn họ đầu tư lâu dài. Để hướng đến sự minh bạch về tài chính, việc xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá là nhiệm vụ không thể thiếu. Đó là những căn cứ khoa học đánh giá mức độ, khả năng hay hiệu quả hoạt động của tập đoàn nhằm hướng đến phát triển bền vững. Kinh nghiệm của tập đoàn Petronas cho thấy tập đoàn đã sử dụng bộ chỉ tiêu được xây dựng để kiểm tra, giám sát tài chính một cách toàn diện. Đây cũng là một biện pháp giúp TĐKT hướng đến mục tiêu minh bạch tài chính. Ba là, huy động các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện chiến lược PTBV Xét trong phạm vi quốc gia hay bản thân TĐKT, xây dựng chiến lược PTBV mới chỉ là điều kiện cần, phải tìm biện pháp thực hiện PTBV, trong đó quan trọng nhất là xây dựng năng lực tài chính để thực hiện chiến lược PTBV mới là điều kiện đủ. Huy động nguồn lực tài chính nhằm PTBV TĐKT có thể qua các biện pháp cụ thể: - Có chiến lược thu hút các nguồn lực nước ngoài như thu hút vốn, khoa học - công nghệ, chuyên gia từ các quốc gia phát triển, thu hút vốn viện trợ từ Liên Hiệp quốc để thực hiện chương trình PTBV. - Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên mọi nguồn nội lực phục vụ phát triển bền vững, điều này phụ thuộc vào chiến lược phân phối lợi nhuận của TĐKT. Bốn là, phải dựa vào năng lực cốt lõi nhằm tạo ra nguồn lực tài chính cho PTBV Hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đa dạng hóa, nhưng muốn PTBV cần phải dựa trên năng lực cốt lõi. Một trong những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Daewoo đó là sự dàn trải trong hoạt động kinh doanh dẫn tới mất định hướng trong việc xác định năng lực cốt lõi để duy trì tính cạnh tranh. Đây cũng là vấn đề mà hầu hết các tập đoàn của Việt Nam đang đối mặt. Để TĐKT tăng trưởng và phát triển bền vững, các TĐKT cần xác định rõ năng lực cốt lõi của mình, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển một cách khoa học, hợp lý, mang lại lợi nhuận lâu dài, tránh phát triển mang tính chất cơ hội, chụp giật mà đi chệch hướng kinh doanh của Tập đoàn, tránh tình trạng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh những lĩnh vực mới gây thất thoát, lãng phí về vốn, giảm khả năng tích tụ vốn để phát triển Tập đoàn. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp biết tập trung vào năng lực cốt lõi mà không bị sao nhãng bởi những lĩnh vực kinh doanh chỉ thu được lợi nhuận trong ngắn hạn. Đây là một hướng đi đúng và ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước cũng đã yêu cầu các TĐKT Nhà nước phải thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành. Năm là, PTBV TĐKT phải nâng cao năng lực quản trị Một yếu tố đi kèm với năng lực cốt lõi để đảm bảo cho sự thành công của một doanh nghiệp đó là năng lực quản trị. Thời kỳ các tập đoàn sống dựa vào sự ưu đãi từ phía Nhà nước sẽ qua, trong thời đại mới, các TĐKT cần phải chủ động đổi mới đặc biệt là về cơ chế 31TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ quản trị. Cần phải có sự phân quyền trong việc ra quyết định để từ đó xác định trách nhiệm một cách rõ ràng khi có sự cố xảy ra. Các Tập đoàn cần xây dựng những quy trình chuẩn mực về việc ra quyết định để tránh tình trạng vô nguyên tắc và mâu thuẫn trong các quyết định. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng là một bài học kinh nghiệm cần quan tâm. Phải xây dựng một cơ chế kiểm soát các dấu hiệu khủng hoảng để từ đó có khả năng can thiệp sớm trước khi khủng hoảng xảy ra. Sáu là, đầu tư tài chính thích đáng cho nguồn lực con người (nguồn nhân lực) Người lao động có sức khỏe tốt, có chất lượng cao và kỷ luật trong lao động là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của TĐKT nhằm PTBV. Để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, từ kinh nghiệm của các TĐKT, đặc biệt là các TĐKT hoạt động trong ngành công nghiệp mỏ với điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho thấy cần quan tâm đến đến người lao động một cách thích đáng. Một số giải pháp thực hiện là: tìm kiếm nguồn để tăng thu nhập cho người lao động, tạo thu nhập cao nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đồng thời tạo động lực cho người lao động gắn bó với nghề; mặt khác cần cải tạo cải tạo môi trường làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh để vừa đảm bảo an toàn, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động. Bảy là, để PTBV cần dành một phần nguồn lực tài chính nhất định đầu tư cho công tác quản lý môi trường Dành một phần kinh phí nhất định để thực hiện công tác kiểm soát môi trường, đánh giá tác động môi trường , giảm tác động của ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thị trường hóa các hoạt động xả thải (áp dụng các công cụ quản lý môi trường như giấy phép xả thải; thuế môi trường) Tám là, cần có sự kết hợp giữa các giải pháp tài chính từ phía chính phủ và giải pháp tài chính từ phía TĐKT để PTBV. Giải pháp từ phía Chính phủ chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình PTBV, giải pháp từ phía TĐKT sẽ là giải pháp chủ động nhằm hướng đến PTBV, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhóm giải pháp huy động vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận hợp lý. Mục tiêu của các TĐKT là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích của cổ đông, tối đa hóa thù lao của nhà quản lý, tối đa hóa giá trị của Tập đoàn kinh tế, các mục tiêu về hành vi, trách nhiệm đối với xã hội, người lao động và bảo vệ môi trường, do vậy TĐKT cần phải đảm bảo hài hòa các mục tiêu này trong chiến lược phân phối lợi nhuận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trang web của Hiệp hội Than thế giới membership@worldcoal.org 2. Trang web của Tập đoàn dầu khí Petronas www.petronas.com.my 3. Tấn Long, Tập đoàn Deawoo sụp đổ như thế nào, 4. Trang web https://vi.wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf39_9937_2138505.pdf
Tài liệu liên quan