Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam

Tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam: Trong các loại cây lâm sản thì cây quế được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới và từ lâu cây quế đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời phong kiến, cây quế là một mặt hàng không thể thiếu trong các loại lễ vật mà các vua chúa phong kiến Việt Nam mang đi tiến cống các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, qua hàng chục năm, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa thì cây quế Việt Nam đã trở nên rất nổi tiếng trên thế giới. Giá cả của nó lại cao hơn hẳn các loại nông sản khác và đặc biệt khi nhu cầu về quế và sản phẩm quế trên thế giới hiện nay tăng cao thì quế trở thành một mặt hàng được giá, mặt khác khả năng sản xuất lại có hạn nên cây quế nhiều khi có giá độc quyền. Đây chính là một lợi thế rất lớn của Việt Nam. Trên thế giới chỉ có một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca, Seichelles, ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản mới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất cây quế. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và vì vậy mà hiệu qu...

doc86 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong các loại cây lâm sản thì cây quế được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới và từ lâu cây quế đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời phong kiến, cây quế là một mặt hàng không thể thiếu trong các loại lễ vật mà các vua chúa phong kiến Việt Nam mang đi tiến cống các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, qua hàng chục năm, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa thì cây quế Việt Nam đã trở nên rất nổi tiếng trên thế giới. Giá cả của nó lại cao hơn hẳn các loại nông sản khác và đặc biệt khi nhu cầu về quế và sản phẩm quế trên thế giới hiện nay tăng cao thì quế trở thành một mặt hàng được giá, mặt khác khả năng sản xuất lại có hạn nên cây quế nhiều khi có giá độc quyền. Đây chính là một lợi thế rất lớn của Việt Nam. Trên thế giới chỉ có một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca, Seichelles, ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản mới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất cây quế. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và vì vậy mà hiệu quả của ngành sản xuất quế cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Cây quế Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng ngành sản xuất quế hiện nay còn quá nhỏ bé và vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, lao động trong ngành trồng quế chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc ít người, chưa có đầu tư lớn vì vậy năng suất và chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành xuất khẩu quế của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và chỉ dừng lại ở xuất khẩu sản phẩm thô nên kim ngạch còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và so với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp khác. Từ khi nước ta tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi ngày càng xa. Đời sống nhân dân đồng bào các dân tộc miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để giải quyết tình trạng này, Đảng và nhà nước ta đã và đang tìm mọi cách để đưa các phương thức sản xuất mới áp dụng vào các vùng khó khăn, đưa cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để bà con nhân dân các dân tộc có thể thoát nghèo. Một trong những cây trồng có thể giúp họ xoá đói, giảm nghèo chính là cây quế, đặc biệt là đối với bà con dân tộc các vùng Tiên Yên, Ba Chẽ (Quảng Ninh), Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên (Yên Bái), Lang Chánh, Thường Xuân (Thanh Hoá), Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Trà My (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi mà cây quế rất thích hợp với điều kiện tự nhiên. Với lí do đó, tác giả đã chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam “ để viết Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) trường Đại học Ngoại Thương của mình. Mục đích của KLTN này nhằm nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng quế của Việt Nam từ đó rút ra các giải pháp và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Ban, ngành, địa phương và các nhà sản xuất quế để có thể đưa ngành sản xuất và xuất khẩu quế phát triển hơn nữa. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là các sản phẩm từ cây quế nhưng tập trung chủ yếu vào mặt hàng chính là vỏ quế. Phạm vi nghiên cứu của KLTN được giới hạn từ năm 1990 trở về đây và việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào bốn vùng sản xuất quế chính ở nước ta là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá- Nghệ An và Quảng Nam- Quảng Ngãi. Để hoàn thành KLTN, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở những thông tin thu thập được cùng các phương pháp thống kê, so sánh... để nghiên cứu những yêu cầu mà đề tài đặt ra. Với một thời gian không dài và việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên KLTN này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để Khoá Luận được hoàn thiện hơn Nội dung của Khoá Luận Tốt Nghiệp bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Giới thiệu về mặt hàng quế và thị trường quế trên thế giới Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa KTNT và các Phòng Ban khác của trương ĐH Ngoại Thương đã tạo môi trường thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin vô cùng cảm tạ Thạc sĩ Nguyễn Xuân Nữ, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn tôi; Bác Nguyễn Đăng Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lí Xuất Nhập khẩu, Bộ Thương mại; Bác Cao Thị Cúc nguyên cán bộ của thư viện, các cán bộ khác của thư viện trường và các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành KLTN này. Qua KLTN, tôi cũng tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cha mẹ, các anh chị và những người thân của tôi, những người đã ủng hộ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 4 năm học vừa qua. Hà nội tháng 12 năm 2003 Sinh viên Đỗ Mạnh Cường Chương 1 Giới thiệu về mặt hàng quế và thị trường quế trên thế giới Đặc điểm mặt hàng quế Vài nét về cây quế và sản phẩm quế Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia. BL thuộc họ long não Lauraceae. Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế. Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Quế lá to trưởng thành dài từ 18-20 cm, quế lá nhỏ từ 6-8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây màu xám và hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90%. Cây quế sinh trưởng đến 8 hoặc 10 tuổi thì ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa ra thành từng chùm, hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển màu tím than, mỗi quả chứa một hạt hình bầu dục, một kg hạt chứa khoảng 2500-3000 hạt. Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng. Tinh dầu quế có vị cay, thơm, ngọt nên rất được ưa chuộng. Quế là một loại cây có yêu cầu tương đối đặc biệt về điều kiện tự nhiên và phát triển được ở một số nơi nhất định ở miền nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao vv.. Cây quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước, có độ dốc 10-200, cây ưa mát với nhiệt độ trung bình 20-250 C. Do vậy trên thế giới chỉ có một số nước mới có điều kiện thuận lợi để cho cây quế phát triển như Việt Nam, Trung quốc, Indonesia, ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga. Song ở những nơi này cây quế cũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định, do vậy cây quế từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản của một số vùng nhiệt đới. Tất cả các bộ phận của cây quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản xuất. Vỏ quế có thể dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình, vv. Gỗ quế có thể dùng để chế tạo các đồ dùng như bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ, cành lá có thể dùng làm củi đốt. Tuy nhiên vỏ quế lại là bộ phận có giá trị nhất vì tinh dầu quế được chưng cất chủ yếu từ vỏ cây. Cây quế ngoài thành phần chủ yếu là Andehyt Cinnamic, còn chứa nhiều chất khác như ơgenola, saprola, fuaurola vv.. các chất này có công dụng trong một số lĩnh vực như y học để làm thuốc chữa bệnh, trong công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Ngày nay, người ta thường tách lấy andehyt từ cây quế rồi chuyển hóa thành những chất thơm có giá trị khác. Trong công nghiệp thực phẩm quế được dùng làm gia vị để chế biến bánh kẹo, chất định hương, trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp vv.. Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã biết dùng quế làm gia vị thực phẩm cách đây hàng trăm năm, ngày nay, quế, hồ tiêu, sa nhân, đinh hương, gừng ... đã trở thành một tập đoàn gia vị có giá trị phù hợp với khẩu vị của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa, khi y học hiện đại phát triển, người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của cây quế. Theo Đông y, cây quế có vị cay, tính đại nhiệt, vị đắng, thơm và ngọt, có tác dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp, hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tả cấp tính ... Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng vỏ của cây quế mài vào nước đun sôi để nguội rồi uống sẽ chữa được các bệnh về tiêu hoá, hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên…. Quế có tính năng chống lại giá lạnh, có tính sát trùng nên nó được nhân dân ta coi là một trong bốn loại thuốc quí bao gồm: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Trong đời sống hàng ngày, quế được dùng để khử bớt mùi tanh của cá, làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Ngoài ra quế còn được dùng để sản xuất bánh kẹo, rượu như bánh quế, kẹo quế, rượu quế… Quế còn được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác sau đó đem làm hương khi đốt lên có mùi thơm dễ chịu, được sử dụng trong các đền chùa, đình miếu ở các nước Châu á nơi có phong tục thờ cúng tổ tiên và theo đạo Khổng, đạo Hồi. Gần đây, nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén, đĩa bằng gỗ quế; vỏ quế được dùng để sản xuất các tấm lót giày, làm dép đi trong nhà. Hiện nay các sản phẩm này đang rất được ưa chuộng. Riêng mặt hàng dép đi trong nhà có tẩm bột quế đã được xuất khẩu đi một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhiều nơi trên thế giới gọi cây quế là cây “chữa bách bệnh”. Từ hàng ngàn năm qua, cây quế đã được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh, và Quế Chi trở thành một vị thuốc không thể thiếu được trong các hiệu thuốc đông y, trong các toa thuốc. Chính vì quế có nhiều tính năng công dụng như vậy nên từ lâu nó đã trở thành một loại hàng hoá được buôn bán ở khắp nơi trên thế giới. Một trong những tính chất đặc trưng của cây quế là làm tăng khả năng chống lạnh của cơ thể người và động vật nên quế rất được ưa chuộng ở xứ lạnh. Quế không chỉ được dùng làm gia vị cho con người mà nó còn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. ở một số nước có ngành chăn nuôi phát triển, người ta còn dùng các loại quế kém phẩm chất hay các sản phẩm phụ của quế pha trộn với các loại thức ăn khác để sản xuất thức ăn tổng hợp nhằm kích thích tiêu hoá và phòng bệnh cho gia súc đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên công dụng của cây quế có được khai thác triệt để hay không lại phụ thuộc vào trình độ sản xuất của công nghệ chế biến và trình độ thâm canh và điều kiện thổ nhưỡng, qui trình khai thác, bảo quản, chế biến... cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng mặt hàng này. ở Việt Nam, nhân dân ta đã có tập quán trồng quế từ lâu đời và người trồng chủ yếu là bà con các dân tộc ít người ở các vùng miền núi Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi.. và một số địa phương khác nhưng với diện tích không lớn lắm. Hiện nay nhận thấy giá trị của cây quế rất lớn, bà con các dân tộc ở các vùng cao khác như Hà Giang, Tuyên Quang, hay ở Tây Nguyên... đã đưa cây quế vào trồng thử nghiệm. Qua một thời gian trồng thử, cây quế sinh trưởng rất tốt. Nhưng vì thời gian thử nghiệm chưa lâu, cây quế chưa cho thu hoạch nên chưa biết chất lượng quế trồng ở những vùng đất mới như thế nào. Hi vọng rằng cây quế trồng trên đất thử nghiệm sẽ cho kết quả tốt để nhân dân có thể nhân rộng ra trồng ở nhiều nơi. Quế thường được gieo trồng vào tháng 1, 2 âm lịch khi mà điều kiện thời tiết rất phù hợp cho cây con phát triển. Trong 2 đến 3 năm đầu, người trồng tiến hành tỉa thưa và trồng dặm để đảm bảo cho mật độ trồng không quá 3000 cây/ha. Thời gian 5 năm đầu cần chú ý chăm sóc cây, che nắng cho cây con vì khi còn non cây ưa bóng râm, khi cây đã trưởng thành thì không phải chăm sóc nhiều. Sau khi trồng được khoảng 10 năm thì cây quế có thể cho thu hoạch. Việc thu hoạch được tiến hành trong hai vụ, từ tháng 2 tới tháng 4 và từ tháng 9 tới tháng 11. Thời kì này hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất trong vỏ quế. Khi cây quế đến tuổi cho khai thác, người trồng sẽ tiến hành thu hoạch. Việc thu hoạch có thể được tiến hành bằng cách chặt hạ cả cây xuống, sau đó chặt hết các cành lá rồi tiến hành bóc vỏ hoặc người ta không chặt cây mà chỉ khai thác một phần vỏ để cây quế có thể được khai thác nhiều lần. Việc khai thác một phần vỏ được tiến hành bằng cách người ta không chặt cây quế mà chỉ bóc tách một phần vỏ quế. Khi bóc vỏ người ta không bóc hết phần biểu bì ở trong cùng để sau một thời gian nó sẽ tự tái sinh thành lớp vỏ mới. Sau khi khai thác được khoảng 1 năm thì cây quế lại có thể cho khai thác lần tiếp theo. Cách khai thác này mới được nhân dân áp dụng gần đây và trong quá trình khai thác đòi hỏi người trồng quế phải rất khéo tay và có nhiều kinh nghiệm thì mới tiến hành được. Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm quế. Cây quế có thể dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, dùng làm hương liệu, thực phẩm.... Quế Việt Nam nổi tiếng từ thời Bắc thuộc, khi đó quế được mệnh danh là “Giao Chỉ ngọc quế” và luôn là vật phẩm dùng vào việc tiến cống cho các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, do nhu cầu về sản phẩm quế ở trong nước và trên thế giới ngày một tăng thì các vùng trồng quế ở nước ta ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đó. Trên thế giới có nhiều loại quế nhưng quế Việt Nam vẫn được coi là một loại quế quí, vẫn được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng. ở Việt Nam, quế được xuất khẩu dưới dạng thô là vỏ quế còn cành, lá... thì được chưng cất thành tinh dầu sau đó dùng để sản xuất các loại dược phẩm như cao sao vàng, làm hương liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng... Như vậy, mặt hàng quế có rất nhiều công dụng trong cuộc sống đời thường nên nó ngày càng được đánh giá cao và sử dụng phổ biến không chỉ ở thị trường Việt Nam mà cả trên thế giới. Các giống quế chính ở Việt Nam Trên thế giới phổ biến có hai loại quế chính, thứ nhất là quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia BL) và thứ hai là quế Srilanca (Cinnamomum zeylacium). ở Việt Nam ngoài hai loại quế trên còn có quế Thanh (Cinamomum loureiri ness) thường trồng ở Thanh Hoá, Nghệ An, ngoài ra còn có một số quế địa phương như quế Nghĩa Lộ, Yên Bái... Như vậy ở nước ta có khoảng 10 loại quế trong đó đa phần là quế quí. Loại quế Cinamomum cassia BL còn gọi là quế Đơn thân cao từ 12-17m, lá quế mọc cách, dai, sáng bóng và nhẵn ở mặt trên, có một lớp lông mịn ở mặt dưới lá. Gân lá nhỏ, mọc ngang song song, hoa mọc thành chùm. Quả hình bầu dục đựng trong đấu nguyên hoặc hơi chia thuỳ. Loại quế này thường được trồng ở các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái và Quảng Nam, sản phẩm chủ yếu dùng làm gia vị và thực phẩm. Quế Đơn có thể nói là một loại quế tốt nhất, một loại quế đặc sản, các nước thường đặt mua với giá rất cao để dùng làm dược liệu chữa bệnh và làm thuốc bổ. Tuy nhiên mùi vị của loại quế này thì lại khác nhau nếu được trồng ở nơi khác nhau. Nếu trồng ở Yên Bái thì nó có mùi cay dịu còn trồng ở Quảng Ninh hay Quảng Nam thì có mùi cay đậm. Trung bình một cây quế trồng ở Yên Bái khi 10 năm tuổi thì có đường kính từ 15-20cm cho thu hoạch từ 15-30kg vỏ tươi ( 8-15 kg vỏ khô) 0,3- 0,5 m3 gỗ, 1,2 ste củi và 30 kg lá có thể chưng cất được 0,21 kg tinh dầu. Giống quế Thanh hay còn có tên là quế Quỳ cây thường cao từ 12-20m, cành non vuông chẵn. Lá cây gần như bầu dục, thuôn lại ở hai đầu, gần như mọc đối mũi nhọn ba gân rõ. Hoa quế hợp thành chùm, quả hình trứng, khi non có màu lục, khi chín có màu nâu tím và sáng bóng. Quả đựng trong đấu có bao hoa tồn tại dưới quả, thuỳ cắt cụt gần đỉnh. Đây là loại quế có giá trị dược liệu rất cao, nhân dân ta thường dùng để chữa một số bệnh như đau bụng, cảm lạnh... và để bồi bổ sức khoẻ. Trước đây chúng ta không xuất khẩu loại quế này do diện tích trồng rất nhỏ, chủ yếu là các hộ gia đình và được tiêu dùng trong nước. Nhưng hiện nay do nhận thấy đây là một loại quế quý và do nhu cầu trên thế giới tăng cao nên chúng ta đã bắt đầu nhân rộng và xuất khẩu loại quế này. Quế Thanh có thân cây cao, nếu trồng được 15-20 năm thì sẽ có đường kính 20-30 cm, cho 30-50 kg vỏ tươi ( 15-20 kg vỏ khô) , 0,3-0,5 m3 gỗ và khoảng 50 kg lá chưng cất được 0,28-0,35 kg tinh dầu. Giống quế Srilanca mà nhân dân ta thường gọi với tên khác là quế Quan có thân cao khoảng 20-25 m, cành non vuông, có lông ngắn và rải rác. Lá quế Quan mọc đối, dài và có hình bầu dục, nhẵn bóng và hơi nhọn ở gốc, tù ở đầu hoa. Hoa mọc thành chùm, quả mọc hình bầu dục, trong đấu có ba hoa tồn tại, thuỳ cắt gọt ở giữa. Loại quế này thích ứng rộng nên được trồng ở các tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ An, Vũng Tàu và Tây Ninh. So với hai loại quế trên thì loại quế này không được thị trường thế giới ưa chuộng vì đây là loại quế thân nhỏ, hàm lượng tinh dầu ít và kém năng suất. Ngoài các giống quế trên, nước ta còn có một số giống quế khác mọc tự nhiên ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Lào Cai, Hà Giang, Hoà Bình... như quế Nâu hay quế đỏ ( Cinamomum tetregomum Chev), quế Rành ( Cinamomum caryophyllus Moore), quế Lợn ( Cinamomum iners Reinw)... các loại quế này thường sống lâu năm trong rừng rậm và có giá trị dược liệu cao. Từ trước đến nay, chúng ta không chỉ khai thác quế trồng để xuất khẩu mà con khai thác cả quế rừng tự nhiên. Việc khai thác quế tự nhiên một cách bừa bãi đã làm cho nguồn lợi này ngày một cạn kiệt. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ nguồn quế rừng tự nhiên không chỉ nhằm mục đích khai thác nguồn lợi mà còn để bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ nguồn gen quý. Lợi thế về cây quế của nước ta là rất lớn. Do đó chúng ta cần phải phát huy lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng quế. Các sản phẩm chính của cây quế Tuy cây quế là một loại thực vật sống lâu năm nhưng sản phẩm chính của cây quế không phải là gỗ như những loại cây khác mà lại là vỏ quế. Từ trước tới nay khi nói tới quế thì người ta thường nghĩ ngay tới vỏ quế. Tuy nhiên sản xuất quế không chỉ lấy mỗi vỏ mà cành và lá của nó cũng có thể dùng để ép lấy tinh dầu. Từ lâu nay chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu vỏ quế thô mà chưa chú ý xuất khẩu tinh dầu quế mặc dù đây là một loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Xuất khẩu tinh dầu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng quế bởi vì công nghệ chưng cất tinh dầu quế của ta vẫn còn rất lạc hậu. Ngoài hai sản phẩm chính trên, gỗ quế cũng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp khác. 3.1 Vỏ quế Đối với ngành sản xuất quế thì khai thác vỏ là chủ yếu. Như đã nói ở phần trên, vỏ quế tập trung rất nhiều Andehyt cinamic. Do vậy đánh giá năng suất hay chất lượng của sản phẩm quế người ta dựa vào vỏ cây. Cũng giống như các ngành sản xuất lâm nghiệp khác, sản xuất quế có đặc điểm diễn ra trong thời gian dài. Thông thường sản xuất quế diễn ra trong khoảng thời gian từ 10- 15 năm. Các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… sẽ quyết định tới năng suất và chất lượng quế. Tuy nhiên nếu được chăm sóc tốt chất lượng của quế cũng sẽ được cải thiện. Trung bình một cây quế có tuổi từ 10- 15 năm thường có đường kính từ 20- 30 cm sẽ cho 20-40 kg vỏ tươi. Từ vỏ tươi này có thể làm gia vị thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến hàng tiêu dùng hay đem xuất khẩu dưới dạng vỏ nguyên liệu. Cây quế nếu trồng dùng vào mục đích làm gia vị thực phẩm hay nguyên liệu cho ngành công nghiệp hàng tiêu dùng thì chỉ cần trồng trong thời gian 10 năm là có thể thu hoạch được. Còn nếu trồng để làm dược liệu thì thời gian thường lâu hơn, có thể 20-30 năm với thời gian lâu như vậy giá trị dược liệu của cây quế mới phát huy hết công dụng. ở Yên Bái, người ta trồng quế với mật độ khoảng 2500- 3000 cây trên một héc ta, sau 10 năm thì thu hoạch cho năng suất 20- 25 tấn vỏ quế. Tuy nhiên ngày nay do nhu cầu về cây quế rất cao nên thời gian sản xuất của cây quế rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 10 năm. 3.2 Gỗ và tinh dầu quế Đối với ngành sản xuất quế, ngoài khai thác vỏ quế là chủ yếu thì người ta còn thu hoạch được gỗ, còn các phần còn lại như lá, cành, rễ quế thì có thể dùng để chưng cất tinh dầu. Cây quế nếu được trồng với mật độ thích hợp và được chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch sản lượng vỏ rất cao, một lượng gỗ tương đối lớn có chất lượng tốt. Mỗi cây quế sau khi thu hoạch vỏ thì còn lại hàng chục kg lá, cành và rễ. Phần này đem đi chưng cất lấy tinh dầu. Tinh dầu quế tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị và công dụng của nó không phải là nhỏ. Tinh dầu quế sau khi được chưng cất sẽ dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp dược và mỹ phẩm. Mỗi một hec ta quế sau khi thu hoạch, lột vỏ đi sẽ còn lại từ 8- 10 m3 gỗ, cho từ 5-8 ste củi. Gỗ quế có nhiều giá trị sử dụng như các loại cây khác, có thể dùng gỗ quế để làm cốp pha xây dựng, đóng đồ mộc, làm gỗ trụ hầm mỏ… Gỗ quế được đánh giá là có chất lượng tốt như các lạo gỗ khác là bồ đề, mỡ, bạch đàn. Tuy nhiên điều đặc biệt là trong gỗ quế có một lượng tinh dầu nên không bị mối mọt. Thân cây lại thẳng đều và cứng. Vì vậy dùng gỗ quế vào làm trụ hầm mỏ rất bền. Bên cạnh đó gỗ quế lại có mùi thơm nên hiện nay ở một số địa phương như ở Trà Bồng tỉnh Quảng Nam, người dân đã dùng gỗ quế để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Việc làm này vừa mang lại thu nhập cho nhân dân, vừa tận dụng được phụ phẩm của cây quế và lại còn góp phần bảo tồn ngành nghề truyền thống của cha ông. Do đó đối với ngành sản xuất quế bên cạnh việc khai thác vỏ quế thì việc khai thác gỗ quế cũng là một hướng đi cần được các ngành, các cấp quan tâm trong vấn đề giải quyết yêu cầu về gỗ cho công nghiệp hầm mỏ, làm hàng thủ công mỹ nghệ để tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Mặc dù cây quế phải 10 năm mới cho thu hoạch nhưng không phải trong thời gian cây quế sinh trưởng người trồng không khai thác được gì từ cây quế. Trong thời gian chăm sóc cây quế, người trồng có thể chặt những cành con ở gần gốc để lấy lá, cành, thu hoạch những mầm non tập trung lại để chưng cất tinh dầu. ở các tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam mỗi năm một ha quế có thể cho một lượng cành lá chưng cất được một lượng tinh dầu vào khoảng 30-60 kg, ở Yên Bái là 50 kg. Ngoài ra các cành nhỏ, mầm non cũng có thể cho thu hoạch khoảng 20-30 kg tinh dầu một năm. Tiềm năng về tinh dầu của Việt Nam là tương đối lớn, nhu cầu về tinh dầu quế trên thế giới ngày một tăng do sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Tuy nhiên nước ta mới chỉ xuất khẩu một lượng tinh dầu không đáng kể. Bên cạnh đó công nghệ ép tinh dầu của nước ta hiện nay còn thô sơ và lạc hậu nên tỷ lệ hao hụt khá cao và chất lượng tinh dầu được ép từ những loại máy móc này chưa cao nên đa số chưa phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tình hình cung cầu sản phẩm quế trên thị trường thế giới vài năm gần đây Sản phẩm quế ở nước ta là mặt hàng được buôn bán từ lâu đời. Sự hình thành thị trường quế từ nhỏ lẻ đến rộng lớn như hiện nay là do nhu cầu về sản phẩm quế ngày một tăng trên thị trường thế giới. Do cây quế chỉ thích hợp ở một số nơi trên thế giới nên tình hình buôn bán mặt hàng này trên thế giới ngày một sôi động. Những năm gần đây, trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu thì chỉ có mặt hàng quế là có xu hướng tăng còn các mặt hàng khác như hồ tiêu, gừng, tỏi hay ớt quả... thì có xu hướng chững lại hoặc có tăng nhưng tăng chậm. Từ trước đến nay, chỉ có những nước trồng quế mới có lợi thế xuất khẩu quế, mà những nước như thế không có nhiều trên thế giới. Chính vì vậy mà nhiều khi giá mặt hàng quế trở thành giá “độc quyền” của một số nước. ở các nước này nhu cầu tiêu dùng thường không lớn lắm mà chủ yếu tập trung cho xuất khẩu bên cạnh đó nhu cầu về mặt hàng quế cho sản xuất và tiêu dùng ở một số nước lại luôn tăng và rất ổn định nên tình hình buôn bán quế và các sản phẩm quế trên thế giới hiện nay rất có triển vọng. Nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới Từ hàng ngàn năm qua, quế đã là một mặt hàng luôn luôn được ưa chuộng và được buôn bán trên thị trường thế giới theo con đường tơ lụa, gia vị từ Đông sang Tây. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm nên mặt hàng quế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo tài liệu Plantation Crops, trên thế giới hiện nay, Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng quế. Mỗi năm nước này cần nhập một lượng khoảng 25 đến 30 ngàn tấn quế nhưng do khả năng xuất khẩu của các nước sản xuất có hạn nên chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 tấn. Các nước tiếp theo là Nhật Bản với nhu cầu 10.000 tấn/năm, Mêhicô cần 3000 tấn/năm, Đức khoảng 1500 tấn/năm. Nga là một nước có nhu cầu lớn nhưng mỗi năm chỉ nhập khẩu khoảng 1000 tấn. ấn Độ là một thị trường với trên 1 tỷ dân, sức tiêu thụ quế và các sản phẩm có nguồn gốc từ quế cũng rất lớn. Đây là những thị trường đầy tiềm năng của các nước xuất khẩu quế như nước ta. Sau đây là một số nước có nhu cầu cao về sản phẩm quế trên thế giới: Bảng 1: Nhu cầu và lượng nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế giai đoạn 1995-2000 (đơn vị: tấn) Tên nước Nhu cầu Lượng nhập Mỹ 20.000 17.000 Nhật Bản 3.000 2.000 ấn Độ 8.000 1.000 Nga 8.000 600 Pháp 2.000 550 Hàn Quốc 3.500 3.500 Hà Lan 5.000 4.500 Thái Lan 5.000 550 Mêhicô 6.000 5.500 Đức 2.000 1.500 Nguồn: Plantation Crops Qua bảng số liệu trên ta thấy nhu cầu về mặt hàng quế trên thế giới là rất lớn. Các nước có nhu cầu cao là những nước có ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển. Tuy nhiên trên thực tế số lượng quế xuất khẩu vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các nước. Có những nước chỉ nhập khẩu được một lượng quế rất nhỏ so với nhu cầu trong nước. Số lượng quế nhập khẩu chỉ bằng 1/3 hay 1/4 nhu cầu thậm chí là 1/15 hay 1/20 như ấn Độ hay Nga. Những năm qua, đa số các nước không nhập đủ lượng quế cần thiết phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng của các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó nhu cầu về tiêu thụ mặt hàng quế lại ngày một tăng. Theo dự báo của các chuyên gia thuộc Hiệp hội gia vị thế giới thì nhu cầu quế trên thế giới từ nay đến năm 2010 mỗi năm tăng 5%. Đây quả thực là một vấn đề nan giải của các nước nhập khẩu quế. Đối với các mặt hàng khác thì có thể sản xuất thay thế được nhưng riêng mặt hàng quế thì không phải nước nào muốn là có thể tự sản xuất ra được. Bởi vì ngành sản xuất quế là một ngành sản xuất đặc thù riêng có của một số nước có điều kiện thuận lợi. Muốn đáp ứng đủ nhu cầu về mặt hàng quế thì chỉ có thể dựa vào các nước sản xuất ra nó mà thôi. Bảng 2 Bảng các nước nhập khẩu quế chính ( Q: Lượng, tấn; V: Giá trị, nghìn USD) Tên nước 1996 1997 1998 1999 2000 Q V Q V Q V Q V Q V Australia 320 631 341 549 399 734 479 781 394 617 Braxin 1007 2061 935 1582 1082 1277 1118 1081 1220 1176 Canada 1154 2501 1224 2755 854 2243 802 2005 846 2260 Pháp 857 1607 720 1303 750 1317 703 1319 686 1070 Đức 2536 6243 2845 6316 2635 5962 2469 4862 2163 3525 Hong kong 6671 8678 1563 1970 749 798 415 490 275 261 Nhật 2360 5359 1809 3957 1797 3908 1479 3156 2052 4768 Hàn quốc 3589 5722 2628 3427 2355 2617 3612 3592 3052 2937 Malaysia 496 1141 567 921 793 767 810 711 944 801 Mexico 5264 21175 5255 26389 5005 30031 5413 29892 5884 29629 Hà lan 3183 3173 3282 5184 5435 6331 7289 7168 5606 4663 Pakistan 742 1184 753 1016 1500 2030 1394 1713 1567 1912 Saudi arabi 1724 1637 1546 1550 2265 1993 2052 1367 1658 1281 Singapore 5387 7411 5514 6887 3139 3578 3415 3862 2548 2988 Anh 1207 2193 1251 2139 1391 2605 1139 1962 1168 1962 Mỹ 17098 37363 17495 33273 19457 29256 17566 24030 16797 21115 Tổng 53595 108079 47728 99218 49606 95447 50155 87991 46860 80965 Nguồn: COMTRADE, UNSO Ngày nay, nhu cầu về mặt hàng quế trên thế giới tăng mạnh do có xu hướng dùng các loại dược phẩm bào chế từ các loại nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên thay cho các sản phẩm hoá học, trong khi đó khả năng sản xuất và sản lượng lại có hạn do cây quế chỉ trồng được ở một số nơi nhất định. Điều này làm cho cầu vượt quá cung dẫn đến cây quế càng trở thành một thứ hàng “ độc”. Tuy nhiên lại có một nghịch lí là hầu hết các nước có nhu cầu cao về mặt hàng quế lại không nhập khẩu đủ. Nguyên nhân là do khả năng sản xuất của các nước trồng quế bị hạn chế. Đặc điểm của ngành này là thời gian sản xuất rất dài. Từ khi trồng đến khi cho thu hoạch có thể kéo dài từ 10- 15 năm thậm chí còn lâu hơn nữa. Do đó không thể ngay một lúc có thể cung cấp được một lượng quế lớn. Việc mở rộng qui mô sản xuất cũng gặp khó khăn do cây quế chỉ thích hợp với chất đất ở một số vùng. Thời gian quay vòng sản xuất cũng kéo dài và yêu cầu vốn đầu tư cũng cần rất lớn, trong khi đó các nước sản xuất quế đều là những nước đang phát triển nên khả năng đầu tư vốn cho ngành sản xuất quế cũng hạn chế. Các nước này lại đang tập trung chủ yếu vốn vào ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng… nên phần nào cũng hạn chế đầu tư vào ngành trồng quế. Bên cạnh đó, các vùng trồng quế lại nằm ở khu vực miền núi, đường sá đi lại không thuận tiện, phương thức canh tác lạc hậu, quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nên khả năng mở rộng và phát triển sản xuất là rất hạn chế. Mặt khác cũng chính do giá của mặt hàng quế rất cao nên nhiều khi các nước có nhu cầu rất cao nhưng lại không có khả năng mua được, do đó mà tình hình cung cầu mới có hiện tượng mất cân bằng như thế. Tình hình cung cấp mặt hàng quế trên thế giới hiện nay Trong những năm gần đây, khối lượng mặt hàng quế được buôn bán trên thế giới ngày một gia tăng, mỗi năm trên 50 ngàn tấn. Những nước tiêu dùng quế chính lại là những nước không tự sản xuất được mặt hàng này do không có sự ưu đãi của thiên nhiên về đất đai lẫn khí hậu. Do đó các nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ các nước sản xuất quế. Các nước cung cấp chính trên thế giới là Srilanca, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Nước xuất khẩu quế lớn nhất là Srilanca với gần 45%, tiếp đến là Indonesia với khoảng 25% sau đó là Trung Quốc 12,7% và Việt Nam khoảng 6%. Bảng 3: Các nước xuất khẩu quế trên thế giới năm 2000 Tên nước xuất khẩu Số lượng (Kg) Giá trị (1000 USD) Tỷ lệ Sri lanca 35.623,7 49.517 44,7% Indonesia 19.697,8 27.380 24,7% Trung Quốc 10.310,6 14.083 12,7% Việt Nam 4.526 5.253 5,4% Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice market- Import 1996-2000” Giá cả mặt hàng quế trên thế giới Do mặt hàng quế là một loại lâm đặc sản nên giá cả của nó khá cao so với các mặt hàng khác. Tính từ năm 1990 trở lại đây, giá mặt hàng này luôn tăng trên thị trường thế giới, năm tăng cao nhất là năm 1998 ở mức 2,69 USD/kg, nhưng từ đó đến nay giá lại biến động giảm theo xu thế chung của các mặt hàng nông- lâm sản và hiện giá mặt hàng này chỉ đứng ở mức 1,39 USD/kg. Tuy vậy đây vẫn là mức giá cao so với trước đây. Bảng 4: Giá mặt hàng quế trên thế giới một số năm qua Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giá (USD/kg) 2,67 2,19 2,69 1,69 1,39 1,33 1,294 Tăng/giảm so với năm trước -18% +22,83% -37,17% -17,75% -4,3% -2,7% Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice market- Import 1996-2000” Qua bảng trên ta thấy, giá quế một số năm qua có sự biến động mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nhất là từ năm 1997 đến năm 2000. Năm 1998 mức tăng so với năm 1997 là 22,83% nhưng đến năm 1999 lại giảm rất mạnh, gần 50%. Từ năm 2000 đến nay giá quế giảm nhẹ không đến 5%. Mặt hàng quế là một loại đặc sản riêng có ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên ngày nay giá cả của mặt hàng này không còn giữ được thế độc quyền như trước đây nữa. Nguyên nhân là do các nước xuất khẩu quế đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Mặt khác cũng ở các nước xuất khẩu quế có hiện tượng tranh giành khách hàng cả ở cấp quốc gia lẫn trong nội bộ các doanh nghiệp nên đã dẫn đến hiện tượng giá mặt hàng quế giảm trong những năm vừa qua. Ngoài ra các nhà nhập khẩu nhiều khi o ép giá người bán bởi vì quế cũng là một mặt hàng nhạy cảm. Dự báo triển vọng thị trường quế trên thế giới Theo dự báo của Hiệp hội gia vị thế giới thì đến năm 2005, lượng quế mà các nước có nhu cầu nhập khẩu sẽ ở vào khoảng 85.000 tấn đến 92.000 tấn. Trong thời gian từ nay đến năm 2010, sức tiêu thụ quế trên thế giới dự đoán vẫn tiếp tục tăng lên, đó là do kết quả xu hướng sau đây: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành ăn uống công cộng sẽ tiếp tục phát triển nhanh ở cả những nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển sẽ dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng quế trên qui mô toàn thế giới. Ngoài ra ở các nước phương Tây hiện nay có xu hướng dùng nhiều Đông dược trong đó có mặt hàng quế. Do đặc điểm của cây quế có tác dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về mùa lạnh nên nó ngày càng được ưa dùng. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay trên thế giới, trong đó có hiện tượng di dân. Dòng người Châu á nhất là người Trung Quốc di cư sang các nước phương Tây làm ăn sinh sống ngày một nhiều. Họ mang theo phong tục dùng thực phẩm truyền thống, trong đó có sản phẩm quế. Mặt khác họ cũng thường dùng sản phẩm này để làm dược liệu. Chính vì thế tương lai mặt hàng quế sẽ vẫn tiếp tục được buôn bán sôi động trên thế giới. ở các nước đang phát triển, dự đoán nhu cầu tiêu thụ quế sẽ tăng nhanh hơn ở các nước phát triển do ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ rất phát triển bởi sự tăng dân số, tăng thu nhập sẽ kích thích tiêu dùng các sản phẩm có sử dụng quế như mỹ phẩm, đồ uống... Chương 2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam Thực trạng sản xuất quế ở Việt Nam Những thuận lợi và khó khăn trong ngành sản xuất quế 1.1 Những thuận lợi Đối với các ngành sản xuất nông- lâm nghiệp như sản xuất quế chẳng hạn thì điều kiện tự nhiên là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến sản phẩm. Việt Nam là một trong số ít nước được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để cho cây quế phát triển. Ngành sản xuất quế của Việt Nam có những thuận lợi chủ yếu sau đây: 1.1.1 Điều kiện khí hậu và đất đai: Thứ nhất là về khí hậu: Khí hậu nước ta cơ bản là khí hậu nhiệt đới ẩm, ở miền Bắc tuy có một mùa đông không lạnh lắm nên cây trồng có thể sinh trưởng xanh tốt quanh năm. Việt Nam có lượng mưa và độ ẩm bình quân hàng năm rất cao, điều này rất phù hợp cho cây quế, một loài cây ưa ẩm phát triển. Tính chất biến động mạnh mẽ cũng là một đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta. Thể hiện rõ nhất là sự thay đổi khí hậu theo mùa trong năm và nhiệt độ trong ngày, trong vùng, sự biến động này nhiều khi trái ngược nhau. Đây quả là một tài nguyên phong phú để phát triển nông lâm nghiệp theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, sản xuất hỗn giao nhiều loại cây có giá trị kinh tế trong đó có cây quế. Các vùng trồng quế ở nước ta như Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều có khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho cây quế phát triển. ở các vùng nói trên, nhiệt độ bình quân hàng năm đều cao hơn cả nước, ví dụ Móng Cái, Tiên Yên 22,50 C, Thường Xuân 230 C, Nghệ An 23,90 C. Bên cạnh đó tổng bức xạ mặt trời lớn, trung bình đạt từ 110- 120 kcal/cm/năm, điều này đảm bảo cho sự hình thành tinh dầu trong lá và cành của cây quế. Một điều kiện thuận lợi khác là, lượng mưa bình quân của nước ta cũng rất cao, trung bình đạt 1500- 2000 mm/năm cùng với nhiệt độ cao như thế dẫn đến độ ẩm có thừa để cây quế có thể sinh trưởng tốt. Như vậy với khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam là một trong số ít nước có khả năng trống cây quế. Đây có thể nói là điều kiện thuận lợi nhất, một nhân tố quyết định đến chất lượng của cây quế. Thứ hai là đất đai: Khả năng đất đai có thể cho cây quế sinh trưởng và phát triển ở nước ta rất lớn. Theo thống kê của các cán bộ ngành kiểm lâm thì nước ta có khoảng 10 triệu héc ta đất đồi rừng trong đó đất có khả năng cho khai thác lâm nghiệp chiếm khoảng 90%. ở vùng đồi núi phía Đông Bắc và Tây Bắc có khoảng 1 triệu ha đất tốt có thể cho khái thác trồng cây lâm sản dài ngày như cây quế. ở vùng Đông Bắc có khoảng gần 70 ngàn ha đất feralit màu vàng đỏ, có độ PH thích hợp để trồng cây quế và được phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn. ở Tây Bắc thì loại đất này có nhiều mùn hơn so với ở Đông Bắc và càng lên cao thì độ ẩm của đất càng tăng, tầng đất càng dày và có độ phì nhiêu càng cao. Nhìn chung thì loại đất feralít có độ ẩm cao và nhiều mùn này thì thích hợp với nhiều loại cây không riêng gì cây quế. Chính vì vậy mà những địa phương có loại đất này thì cây công nghiệp phát triển rất tốt và cho năng suất và chất lượng cao hơn hẳn các địa phương khác. Chẳng hạn quế trồng ở Yên Bái, Nghệ An có năng suất và chất lượng thường cao hơn ở Quảng Ninh. Nói chung ở miền Bắc nước ta diện tích có khả năng trồng quế khoảng 30.000 đến 40.000 ha. đối với các tỉnh phía Nam, diện tích trồng quế ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Kông Tum ước tính khoảng 20.000 ha. Theo điều tra sơ bộ của ngành lâm nghiệp thì nước ta có khoảng từ 70.000- 80.000 ha đất có khả năng trồng quế và phân bổ chủ yếu ở các vùng sau: Vùng Đông Bắc 15.000 ha Vùng trung tâm ( dọc theo lưu vực sông Hồng và sông Đà): 30.000 ha Vùng khu IV cũ: 10.00 ha Duyên hải Trung Trung bộ: 20.000 ha Đó là còn chưa kể đến các địa phương khác như khu vực Tây Nguyên có hàng nghìn ha đất đang trong giai đoạn thử nghiệm trồng quế. Như vậy nói về điều kiện tự nhiên: khí hậu và đất đai thì nước ta có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển ngành sản xuất quế. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải xem xét tới các yếu tố khác như giống cây trồng, vốn đầu tư, lao động, kĩ thuật chăm sóc… để có thể tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên. 1.1.2 Lợi thế kinh nghiệm sản xuất Quế là một loài cây đặc sản quí hiếm đã được trồng từ lâu đời ở Việt Nam . việc sản xuất quế từ lâu đã trở thành tập quán của bà con các dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi nước ta. Trước thời kì đổi mới, việc sản xuất quế chủ yếu dựa vào phong tục tập quán và kinh nghiệm vốn có của cha ông để lại. Từ năm 1990 trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi, ngành sản xuất quế cũng được trú trọng và từng bước được áp dụng khoa học kĩ thuật trong các khâu từ giống tới thu hoạch, chế biến. Tuy nhiên về cơ bản ngành sản xuất quế ở nước ta vẫn dựa vào những kinh nghiệm quí báu của cha ông để lại. Qua hàng ngàn năm đúc kết kinh nghiệm, ngày nay việc trồng quế phải tuân thủ các bước sau: Về trồng quế: cây quế phải được trồng với mật độ thích hợp để tạo ra một tán che phủ đất thích hợp để giữ độ ẩm cho đất, nhất là khi cây quế con nhỏ cần nhiều nước. Kinh nghiệm này mang lại kết quả là tỉ lệ cây sống cao, chất lượng cây tốt. Trên thực tế hiện nay nhiều nơi áp dụng phương thức nông lâm kết hợp trong sản xuất quế, tức là người ta trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc ngắn ngày như hoa màu lương thực như ngô, sắn …để tạo một tán che thích hợp cho cây quế khi còn non, vừa có tác dụng chống sói mòn vừa có tác dụng hạn chế cỏ dại, tăng độ mùn trong đất, cải tạo rừng trong những năm đầu khi rừng chưa phát tán. Trong quá trình trồng xen như vậy người trồng vừa chăm sóc cây quế, vừa chăm sóc các cây công nghiệp khác, đây là một việc làm mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Kinh doanh theo phương thức nông- lâm kết hợp này cho thấy giá thành sản xuất một ha quế không tăng lên bao nhiêu nhưng hiệu quả lại tăng lên đáng kể, ngoài sản lượng quế còn thu được một lượng đáng kể các loại cây trồng khác. Cũng nhờ phương thức này mà ở một số địa phương đã giải quyết được nhiều vấn đề trước mắt như lương thực trong thời kì giáp hạt. Về thu hoạch quế: thông thường ở nước ta quế được thu hoạch vào hai mùa, tuỳ theo đặc điểm của từng vùng mà thời điểm khai thác khác nhau. ở các tỉnh phía Bắc, quế thường được thu hoạch vào tháng 4- 5 hoặc tháng 9- 10 còn ở các tỉnh phía Nam vụ xuân thu hoạch vào tháng 1- 2 và vụ mùa thu hoạch vào tháng 7- 10. kinh nghiệm cho thấy thu hoạch vào thời kì này là lúc cây quế phát triển mạnh do lượng mưa nhiều nên có nhiều nhựa nên dễ bóc vỏ, ít bị hư hao. Mặt khác thời gian này ánh sáng mặt trời chiếu nhiều nên tỷ lệ tinh dầu nhiều và tập trung lại trong vỏ cây. Cây quế có đặc điểm là càng được trồng lâu năm thì vỏ càng dày, tỉ lệ dầu càng cao, phẩm chất càng tốt. Tuy nhiên sau khoảng 10 năm khi cây quế đã ở tuổi trưởng thành thì quá trình sinh trưởng sẽ chậm lại vì vậy không nên trồng cây quế trong thời gian quá lâu vì như vậy sẽ không mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với loại quế dùng làm thuốc chữa bệnh thì theo kinh nghiệm của cha ông ta trồng càng lâu càng có giá trị cao. Nhưng số lượng quế dùng vào mục đích này không lớn lắm mà quế chủ yếu dùng vào mục đích làm gia vị thực phẩm và dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Tuỳ theo nhu cầu kinh tế mà xác định tuổi khai thác cho thích hợp. Nhìn chung, khi cây quế có đường kính khoảng 20 cm thì có thể thu hoạch được. Nhưng ở độ tuổi này thì vỏ quế chỉ có thể dùng làm gia vị thực phẩm, dùng để sản xuất hàng tiêu dùng. Còn muốn dùng để làm dược liệu thì cần thời gian trồng lâu hơn. Ngày nay nhu cầu về sản phẩm quế để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng vẫn chiếm đa số. Như vậy tập quán sản xuất quế mà cha ông ta đã để lại có nhiều ưu điểm và đây là một lợi thế cần được duy trì và sử dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất và xuất khẩu hiện nay. 1.1.3 Lợi thế về lao động Hiện nay nước ta là một trong những nước có số dân đông trên thế giới, khoảng gần 80 triệu người, trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm khoảng hơn 40 triệu và hơn 70% lao động lại thuộc về ngành nông, lâm nghiệp. Trình độ lao động phổ thông của nước ta ngày càng được nâng cao tay nghề, chất lượng. Lao động nông, lâm nghiệp của nước ta rất phong phú cả về tốc độ tăng tự nhiên và tỉ suất huy động. Đây là một lợi thế rất lớn, một khả năng vật chất tiềm tàng mà không phải bất cứ một quốc gia nào cũng có được. Tuy nhiên những năm qua lợi thế này của Việt Nam vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới việc khai thác nguồn nhân lực một cách tối ưu là việc làm cần thiết. Sau đây là bảng thống kê số liệu dân số lao động ở nước ta. Bảng 5: Số liệu thống kê dân số- lao động (Tính đến 1/7/2002) (đơn vị: 1000 người) Tổng số Khu vực Thành thị Nông thôn Dân số 79.930.000 19.880.000 60.050.000 Lực lượng lao động 40.694.360 9.709.967 30.984.393 Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Bảng 6: Số liệu thống kê dân số lao động theo trình độ- ngành nghề (Tính đến 1/7/2002, đơn vị 1000 người) Trình độ học vấn Tốt nghiệp cấp 1 2.953,02 Tốt nghiệp cấp 2 12.232,73 Tốt nghiệp cấp 3 7.495,91 Trình độ chuyên môn kĩ thuật Không có chuyên môn 32.710,13 Từ sơ cấp trở nên 7.984,233 Tốt nghiệp đại học 5.058,31 Nhóm ngành của loại công việc chính Nông, lâm, ngư nghiệp 40.694,36 Xây dựng, công nghiệp 24.689,27 Dịch vụ 6.157,06 Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và xã hội Tuy nông dân Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn như vậy trong tổng dân số cả nước nhưng nhìn chung chất lượng lao động nước ta còn thấp so với các nước khác trên thế giới. Tỷ lệ lao động không có chuyên môn kĩ thuật lại chiếm đa số với hơn 32 triệu người. Đây quả là một trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và ngành sản xuất quế nói riêng. Nhiều vùng ở nước ta chủ yếu trồng lúa chỉ được nhiều lắm là ba vụ một năm nên nhiều khi người nông dân không có công ăn việc làm trong những tháng nông nhàn. Một thực tế là ở nước ta hiện nay bình quân một lao động chỉ làm khoảng 200 ngày/năm. Nơi nào có tổ chức sản xuất khá cũng chỉ đạt khoảng 250 ngày/năm. Đặc điểm về nguồn lao động trên đây chỉ ra khả năng phát triển một số ngành mà quá trình sản xuất cần nhiều lao động và giá trị lao động đem lại rất cao như các ngành sản xuất rau quả, ngành sản xuất một số cây công nghiệp đặc sản xuất khẩu mà điển hình là quế, hồi, kiến cánh đỏ…. Lao động sống đối với ngành này trong điều kiện hiện nay vẫn còn là những cơ sở vật chất có ý nghĩa quyết định. Trong quan hệ với thị trường thế giới, những sản phẩm này thường có giá trị ngoại tệ cao. Mặt khác, đặc điểm sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và sản xuất quế nói riêng, theo chiều sâu ngoài việc kết hợp sản xuất giữa hai ngành sản xuất nông và lâm nghiệp còn có điều kiện thâm canh khắc phục sự lạc hậu của cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu trong phạm vi nhất định, nhất là ở vùng đồi núi. Hiện nay nguồn lao động tiềm tàng này còn để lãng phí, kể cả ở vùng đồi núi còn quá ít lao động. Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý hiện nay là phân bố lao động của nước ta còn chưa hợp lí, nguồn lao động ở các vùng miền núi còn quá ít so với khả năng sản xuất tiềm tàng rất rộng lớn của đất đai và tiềm năng kinh tế to lớn ở khu vực này. Tốc độ tăng về dân số cũng như lao động chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển. Trong khi đó việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở vùng đồi núi có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế lẫn quốc phòng lại không được chú ý đầu tư. Như vậy khả năng lao động ở nước ta rất dồi dào nhưng để phân bổ lại và huy động cũng như sử dụng được tiềm năng lao động đó để phát triển sản xuất các ngành cần nhiều lao động nói chung và ngành sản xuất quế nói riêng là một việc làm cần thiết. Nhìn chung, nước ta ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai thì lợi thế về nguồn lao động cũng là một nhân tố đáng kể để mở rộng phát triển ngành sản xuất quế. 1.2 Một số khó khăn trong ngành sản xuất quế Cây quế là một loại cây chỉ sống được ở một số nơi nhất định, chủ yếu là ở các vùng đồi núi ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Địa hình ở những nơi này chủ yếu là đồi núi dốc, giao thông đi lại không thuận lợi. Việc trồng và chăm sóc cây quế của bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù các vùng, miền nói trên những năm qua đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống nhưng giao thông ở các địa phương miền núi nói chung là còn gặp nhiều trắc trở. Chính vì lí do này mà sản phẩm quế sau khi thu hoạch sẽ gặp khó khăn rất lớn trong khâu vận chuyển tiêu thụ. Trước đây, việc trồng quế diễn ra nhỏ lẻ, thường là qui mô gia đình cho nên việc thu hoạch và tập trung quế thành số lượng lớn để đem xuất khẩu là một việc khó khăn. Mặt khác, việc sản xuất của các hộ gia đình lại diễn ra chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa nên trong quá trình từ sản xuất đến thu hoạch gặp rất nhiều bất lợi. Thực tế ở các tỉnh miền núi, mật độ dân cư rất thưa thớt, đất đai rộng lớn, việc canh tác trên các sườn núi dốc của bà con các dân tộc những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Sản xuất quế là một công việc đòi hỏi cần nhiều nhân công, nhất là thời kì cây còn non, nhưng số lao động trong một hộ ở miền núi lại rất ít, thường chỉ khoảng từ 3-5 người một hộ, trong khi mỗi hộ lại canh tác một diện tích rất lớn có thể lên tới hàng chục ha. Đây cũng là một khó khăn lớn cản trở bà con các dân tộc mở rộng diện tích cây quế. Kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích đầu tư đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên qua hơn 10 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, các vùng này vẫn chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Việc đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước tiến hành nên số vốn đưa vào cũng khiêm tốn và hiệu quả sản xuất cũng chưa cao. Việc sản xuất của bà con các dân tộc hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của cha ông để lại, điều này vừa là một lợi thế lại vừa là một trở ngại đối với ngành sản xuất quế ở nước ta. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào ngành sản xuất quế hầu như chưa được trú trọng nhiều do đó năng suất và chất lượng sản phẩm quế còn chưa được nâng cao. Hao hụt sau khi thu hoạch chiếm một tỉ lệ cao trong khối lượng sản phẩm sau thu hoạch. Chúng ta cần phải đào tạo nhiều cán bộ lâm nghiệp có chuyên môn tốt để tăng cường cho các địa phương miền núi nhất là những nơi trồng cây đặc sản như cây quế. 2. Thực trạng sản xuất quế ở Việt Nam 2.1 Các vùng trồng quế chính ở nước ta ở nước ta, cây quế tự nhiên thường mọc hỗn giao trong rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên ngày nay quế tự nhiên không còn nhiều do sự khai thác bừa bãi của con người mà thay vào đó là cây quế đã được thuần hoá trở thành cây trồng. Từ lâu, nước ta đã hình thành bốn vùng trồng quế chính và mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự nhiên, về dân tộc. Các vùng trồng quế chính đó là: 2.1.1 Vùng quế Yên Bái ở tỉnh Yên Bái, cây quế được trồng tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên. Trong đó các khu vực tập trung quế là Đại Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm... Các địa phương trên có diện tích và sản lượng quế chiếm khoảng trên 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng quế Yên Bái chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi bị chia cắt, hiểm trở nằm ở phía Đông và Đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300- 700 m so với mực nước biển, khu vực này có nhiệt độ trung bình năm là 22,70 C, lượng mưa bình quân năm trên 1500 mm, độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Đây là vùng quế có diện tích và sản lượng vỏ quế cao nhất cả nước. Vùng quế Yên Bái có diện tích khoảng 20.000 ha và sản xuất chủ yếu là loại quế Đơn có chất lượng cao hơn so với quế đơn sản xuất ở các vùng khác. Theo điều tra của các chuyên gia, vùng này có khoảng hơn 2 vạn ha có khả năng trồng được quế. Diện tích đất này không chỉ nằm ở khu vực có điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết mà đất đai khá phì nhiêu nên cây quế phát triển rất tốt. Tuy nhiên vùng này cũng có những mặt hạn chế, đó là địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt nên giao thông nội tỉnh đi lại rất khó khăn. Việc vận chuyển quế sau khi thu hoạch từ các khu vực trồng quế đến các nơi tập trung không mấy thuận lợi. Nhưng việc vận chuyển quế từ các nơi tập trung ở tỉnh đi các địa phương khác cũng có mặt thuận lợi do Yên Bái có quốc lộ 13, có tuyến đường sắt Lào Cai- Yên Bái- Hà Nội đi qua cùng với các tuyến đường nội tỉnh. Cây quế trồng ở Yên Bái có năng suất và chất lượng cao hơn các vùng khác nên đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Cây quế chỉ cần trồng khoảng 7- 8 năm là có thể cho khai thác để làm gia vị thực phẩm, gỗ đạt kích cỡ làm cây chống hầm lò. Nhìn chung, Yên Bái là địa phương có khả năng nhất trong việc phát triển diện tích trồng quế và là vùng cung cấp sản lượng quế lớn nhất, có chất lượng nhất cho nhu cầu xuất khẩu. Các sản phẩm quế cũng phong phú bao gồm vỏ quế thô, bột quế, tinh dầu quế, các phụ phẩm dùng cho ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài ra hàng năm còn cung cấp cho hàng trăm mét khối gỗ cho các cơ sở hầm lò ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên... 2.1.2 Vùng quế Quảng Ninh Các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên và Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông bắc kéo dài về phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc- Tây Nam là địa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao, khoảng trên 2300 mm một năm, nhiệt độ bình quân năm là 230 C. Vậy nên cây quế rất có điều kiện phát triển. Quế được trồng trên các đồi núi cao khoảng 200- 400 m so với mực nước biển. Quế là nguồn lợi đáng kể của các đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sống ở trong vùng. Các đồng bào dân tộc ít người trên đã có truyền thống sản xuất quế từ lâu đời. Sản phẩm chủ yếu là quế Đơn. Nhiều năm qua, vùng quế Quảng Ninh đã cung cấp một lượng lớn quế hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Hình thức sản xuất quế chủ yếu là do quốc doanh, các lâm trường được thành lập từ hàng chục năm qua và các hộ dân được nhà nước giao đất giao rừng. Vùng quế Quảng Ninh là nơi có đất đai và khí hậu rất thuận lợi để phát triển cây quế. Nếu như có sự đầu tư thích đáng khả năng có thể mở rộng qui mô sản xuất quế lên tới 6000 ha. Vùng này lại có điều kiện thuận lợi khác là giao thông đi lại tương đối thuận lợi do địa hình đồi núi không cao lắm, quốc lộ 18 vừa mới được cải tạo và mở rộng, lại là một tỉnh có nhiều cảng biển như cảng Cửa Ông, cảng Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân ( đang xây dựng)… Do đó việc vận chuyển sản phẩm quế đi các tỉnh khác và để xuất khẩu là không mấy khó khăn. Tuy nhiên do hiện nay diện tích không lớn và chất đất ở đây không cho chất lượng quế tốt như ở Yên Bái nên Quảng Ninh mới chỉ mới sản xuất và xuất khẩu rất ít mặt hàng này. Trong tương lai, cải tạo các giống quế và đưa các giống có năng suất, chất lượng cao như loại quế Đơn vào vùng quế này để tiến hành sản xuất đại trà là một việc làm đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm. 2.1.3 Vùng quế Thanh Hoá, Nghệ An Các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc (Thanh Hoá) Quế Phong, Quỳ Châu (Nghệ An) là một vùng liền giải nằm về phía Đông dãy Trường Sơn, có vĩ độ từ 190 đến 200 vĩ Bắc, Phía Tây thượng nguồn là các dãy núi cao khoảng 1500- 2000m án ngữ biên giới Việt Lào và thấp dần về phía Đông. Vùng quế này bị kẹp giữa bởi hai lưu vực sông Chu và sông Hiến; có độ cao bình quân 300- 700 m chia cắt và đón gió Đông Nam nên lượng mưa trong vùng cũng rất cao trên 2000 mm/ năm; nhiệt độ bình quân 23,10 C, độ ẩm bình quân là 85%. Thực vật trong vùng phong phú và đa dạng, có rất nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre trúc và các loại cây thuốc nhưng đặc biệt quý giá vẫn là cây quế. Tiêu biểu là hai loại quế Thanh và quế Quỳ. Đây là hai loại rất tốt vì có hàm lượng và chất lượng cao nổi tiếng trong cả nước. Người trồng quế chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán. Khả năng phát triển cây quế ở vùng này là rất lớn tuy nhiên hiện nay diện tích quế chỉ mới tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Châu của Nghệ An và Thường Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh của Thanh Hoá. Nhu cầu về cây quế thanh để làm dược liệu là rất lớn nhưng khả năng sản xuất lại có hạn nên việc mở rộng diện tích quế ở vùng này là rất cần thiết. Theo điều tra khảo sát của các chuyên gia lâm nghiệp, vùng này có điều kiện khá thuận lợi: về địa chất, vùng này thuộc miền tự nhiên Tây Bắc, đất đai có độ dày và ẩm lớn, nhiều mùn, chất lượng đất tốt, khả năng trồng cây quế Đơn ở khu vực này là rất lớn. Vì vậy việc đưa cây quế Đơn vào trông ở khu vực này để tạo vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu là một việc làm cần thiết để nâng cao thu nhập của đồng bào các dân tộc ở đây. Bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào ở các đại phương trên cũng là một thuận lợi lớn để phát triển sản xuất quế. 2.1.4. Vùng quế Quảng Nam, Quảng Ngãi ở vùng này, sản xuất quế tập trung chủ yếu ở các huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam và Trà Bồng của tỉnh Quảng Ngãi, khu vực này nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn, thượng nguồn phía Tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1500 m và thấp dần về phía Đông. Vùng quế Trà My, Trà Bồng có độ cao trung bình khoảng 400- 500 m; nhiệt độ bình quân hàng năm là 220 C, lượng mưa bình quân khá cao khoảng 2300 mm/năm, độ ẩm bình quân 85%. Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, đá sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày, ẩm và thoát nước, thành phần cơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với các đồng bào dân tộc Cà Tu, Cà Toong, Bo từ lâu đời nay. Các xã như Trà Quân, Trà Hiệp, Trà Thuỷ (Trà Bồng), Trà Long, Trà Giác, Trà Mai (Trà My) là những địa phương có nhiều quế nhất. Hiện nay vùng quế đã được mở rộng ra các địa phương khác như Quế Sơn, Phước Sơn, Sơn Tây và Sơn Hà. ở khu vực này tổng diện tích có thể trồng quế lên tới hơn 10.000 ha. Sản phẩm truyền thống vẫn là quế Đơn có chất lượng tốt không kém quế Đơn trồng ở Yên Bái, Quảng Ninh.. Khu vực này có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, có đường 1 và đường Hồ Chí Minh đi qua, lại gần biển (khu vực miền Trung có các cảng như Đà Nẵng, Sa Huỳnh, …) nên việc vận chuyển sản phẩm quế sau thu hoạch đi tiêu thụ là rất thuận lợi. Những năm qua, việc chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ cây quế chưa được chúng ta trú trọng lắm. Do lượng quế sản xuất ra không nhiều lại bị phân tán ở 4 khu vực khác nhau và việc xuất khẩu lại chủ yếu là vỏ quế thô nên công đoạn chế biến cũng đơn giản, dựa vào người trồng quế là chính. Khi đến vụ thu hoạch, quế được lột vỏ theo những quy trình nhất định. Trong công đoạn này, để có được những phiến quế phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, cán bộ thu mua phải hướng dẫn cho người sản xuất tiêu chuẩn về độ dài, chiều ngang của thanh quế để đạt được giá trị cao nhất. Vỏ quế sau khi tách ra khỏi cây sẽ được phơi khô và bán cho công ty ngoại thương, để sau đó các công ty này sẽ đưa vào chế biến và đưa đi xuất khẩu. Hiện nay Yên Bái là một địa phương sản xuất quế đứng đầu cả nước nhưng theo qui hoạch thì sắp tới vùng quế Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ có diện tích và sản lượng ngang bằng với Yên Bái. 2.2 Diện tích và sản lượng Theo con số thống kê năm 1999, ở nước ta, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 24% diện tích đất cả nước (tức là khoảng 10.884,5 nghìn ha), trong đó diện tích trồng cây lâu năm chiếm 18%. Hơn nữa theo thống kê của cục quản lý lâm nghiệp – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích có khả năng trồng quế ở nước ta rất lớn (70.000 – 80.000 ha) trong khi diện tích sản xuất quế hiện nay chỉ khoảng 18 – 20 nghìn ha. Điều này chứng tỏ nước ta có nhiều thuận lợi cho việc mở rộng diện tích và mở rộng quy mô sản xuất quế phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Sau đây là bảng thống kê diện tích sản xuất quế được phân theo ba vùng sản xuất quế chủ yếu: Yên Bái, Quảng Ninh và Quảng Nam qua các năm. Bảng 7: Diện tích trồng quế ở nước ta (đơn vị: héc ta) Năm 1990 1993 1994 1996 1997 1999 2000 Tổng diện tích 10.125 10.590 10.800 11260 11.400 11.700 12.000 Yên bái 5.000 5.260 5.500 5.700 5.700 5.800 5.850 Quảng Nam 3.020 3.130 3.160 3.260 3.300 3.500 3.600 Quảng Ninh 2.105 2.200 2.240 2.300 2.400 2.400 2.500 Nguồn: Tài liệu thống kê của Cục quản lý lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1999 – 2000 Yên Bái là vùng sản xuất quế lớn chiếm 47,5% diện tích trồng của cả nước. Đạt được điều này, một phần do Yên bái có điều kiện tự nhiên thích hợp, đồi núi nhiều, hơn nữa lại được sự quan tâm của chính quyền sở tại, coi sản xuất quế là ngành mũi nhọn trong tỉnh. Từ lâu, tỉnh Yên Bái đã nhận thấy sản xuất quế cho giá trị xuất khẩu cao hơn nhiều loại cây trồng khác, lại được thiên nhiên ưu đãi cho điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sản xuất quế nên những năm qua, Yên Bái đã không ngừng mở rộng diện tích trồng quế. Do thời gian sản xuất dài, nên vùng này rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương về vốn, giống để ngành sản xuất quế có thể và đi vào chuyên canh hoá. Trong vài năm tới, diện tích quế của Yên Bái sẽ tăng nhanh phù hợp với tiềm năng về đất đai của tỉnh. Bên cạnh đó, quế trồng ở các vùng khác nhau, tuỳ thuộc vào số lượng cây trên một đơn vị diện tích và điều kiện thổ nhưỡng. ở vùng Quảng Ninh, với mật độ 4.000 cây/ha, sau 8-9 năm sẽ thu được khoảng 10 – 12 tấn vỏ quế khô. Một số vùng sản xuất quế ở Yên Bái, với mật độ gây trồng 2.500 cây/ha, sau 10 năm cho thu hoạch từ 20 đến 22 tấn. Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, quế được trồng trên đất đỏ Bazan màu mỡ với mật độ 1.500 cây/ha, sau 25 năm cho thu hoạch 28 – 30 tấn. Như vậy xét về kinh doanh sản xuất vỏ là sản phẩm chủ yếu của ngành quế, thì năng suất trên đơn vị diện tích của cây quế trồng ở Quảng Nam đạt cao nhất sau đó là quế trồng ở Yên Bái rồi mới đến Quảng Ninh. Song tính năng suất bình quân/ha/năm, chỉ tiêu năng suất cơ bản cho cây dài ngày thì quế trồng ở Yên Bái đạt năng suất cao nhất từ 2 đến 2,2 tấn/ha sau đó là quế trồng ở Quảng Nam 1,5-2 tấn /ha, Quảng Ninh chỉ đạt 1,2- 1,5 tấn/ha. Hơn 10 năm qua, sản lượng quế của cả nước đã không ngừng tăng lên. Nếu năm 1990 sản lượng quế cả nước là 2300 tấn thì đến năm 2002, sản lượng đã tăng lên gấp gần 3 lần khoảng 6500 tấn Bảng 8: Sản lượng quế Việt Nam giai đoạn 1990-2002 (đơn vị: tấn) Năm 1990 1993 1994 1996 1997 1999 2000 2001 2002 Tổng sản lượng 2300 2520 2700 3300 3670 3900 4500 6000 6500 Yên Bái 1100 1300 1400 1500 1750 1900 2200 2700 3200 Quảng Nam 740 760 780 900 1000 1100 1200 1500 1700 Quảng Ninh 460 500 520 700 910 1000 1200 1400 1600 Nguồn: Cục quản lí lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Qua bảng trên ta thấy, sản lượng quế của cả nước và của riêng các địa phương trồng quế không ngừng tăng. Tăng nhanh nhất là tỉnh Yên Bái vì địa phương này rất quân tâm đầu tư phát triển sản xuất quế và lại là tỉnh có diện tích sản xuất quế lớn nhất cả nước. Tuy cả nước có bốn vùng có khả năng sản xuất quế nhưng chỉ tính riêng các vùng quế Yên Bái, Quảng Nam và Quảng Ninh thì sản lượng quế đã chiếm trên 90%. Có được kết quả như trên là nhờ vào hàng loạt các nhân tố. Đó chính là nhờ chính sách và cơ chế quản lí mới, chủ trương xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta, chính sách giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho người dân, các chính sách khuyến khích về thuế, chính sách hỗ trợ tín dụng… Các chính sách trên của Đảng và Nhà nước đã phát huy được tính ưu việt và tiềm năng to lớn của ngành sản xuất lâm nghiệp. Nhờ đó mà nhân dân các dân tộc vùng sâu vùng xa những năm qua đã phần nào được cải thiện, cơ sở vật chất hạ tầng của các vùng, miền núi đã từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn đã từng ngày đổi mới. Năng suất quế không chỉ phụ thuộc vào điều kiện môi sinh, môi trường, khí hậu, đất đai, sự chăm sóc của người trồng mà còn phụ thuộc vào thời gian trồng. Bảng 9: Năng suất quế tính theo tuổi Tuổi cây ( năm) D 1,3 (cm) H (m) Trọng lượng vỏ khô (kg) 5 10 12 15 4,2 11,0 14,0 22,0 4,0 7,0 10,0 11,0 1,0 3,6 5,0 9,0 Nguồn: Hoàng Cầu, Hiện trạng và định hướng phát triển cây quế Như vậy, qua bảng trên, chúng ta có thể thấy ở tuổi 15 thì cây quế cho năng suất cao và phù hợp nhất để khai thác. Tuy nhiên tuỳ theo mục đích trồng mà xác định tuổi của cây quế cho thích hợp với chu kì kinh doanh. 2.3 Kĩ thuật lâm sinh và gây trồng quế 2.3.1 Kĩ thuật về giống Cây quế trong rừng tự nhiên thường mọc hỗn giao với nhiều loại cây tán rộng khác như re, gội, bời lời, sau sau, kháo, gội, mỡ, bồ đề… Lúc còn nhỏ cây quế cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng khi lớn lên thì cây quế là cây ưa sáng hoàn toàn. Theo kinh nghiệm của các cụ để lại thì những cây quế mọc ở trong rừng có đủ ánh sáng hoàn toàn đều có vỏ dầy và nhiều dầu năng suất và chất lượng vỏ rất cao. Cây quế trồng sau 8- 10 năm thì bắt đầu ra hoa và kết trái. Quế thường ra hoa vào tháng 4, tháng 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Thông thường người ta tiến hành thu hái quả chín trên cây hoặc nhặt những quả chín rụng xung quanh gốc cây mẹ. Hạt quế là loại hạt có dầu, nếu khi thu hoạch xong không bảo quản cẩn thận để hạt ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gặp ánh sáng trực tiếp mạnh thì hạt sẽ bị mất dầu và mất luôn khả năng nảy mầm. Trong tự nhiên, hạt quế có thể phát tán nhờ vào các động vật như chim và các loài vật ăn hạt, hoặc có thể phát tán nhờ gió, hoặc rụng và mọc xung quanh gốc cây mẹ. Đối với cây quế, có 3 cách sản xuất giống sau: sản xuất giống bằng hạt, sản xuất giống bằng chồi non và sản xuất giống bằng cành. Sản xuất giống bằng hạt: Việc sản xuất giống bằng hạt thường mất nhiều thời gian, khoảng 1,5 đến 2 năm tính cả thời gian gieo ươm hạt và chăm sóc cây con. Việc sản xuất giống bằng hạt là một việc làm phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu chọn lọc theo yêu cầu kĩ thuật và kinh tế. Tuy nhiên cách này có mặt lợi là cây giống có sức sống mạnh và chất lượng cây tốt. Bước đầu tiên là người ta phải chọn hạt giống quế, thông thường người ta chọn hạt ở những cây quế nhiều tuổi và thu hạt vào lúc quả chín. Sau khi thu hạt thì phải bảo quản hạt cẩn thận tránh hao hụt và mất khả năng nảy mầm của hạt. Bước thứ hai là chọn đất gieo ươm, gieo ươm cây quế cũng như gieo ươm nhiều loại cây lâm nghiệp khác, phải chọn đất thích hợp, đất phải là đất tốt, tơi xốp, pha cát, nhiều mùn. Sau khi gieo hạt thì phải làm dàn tạo bóng râm cho cây non. Trong quá trình cây con sinh trưởng phải có sự điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với cường độ tăng dần ánh sáng để cây con thích hợp từ từ với ánh sáng. Trong suốt thời gian cây con sinh trưởng, người trồng phải sử dụng phân bón và thường xuyên chăm sóc cây con như tưới nước, làm cỏ, phòng chống sâu bệnh có hại. Hiện nay, việc áp dụng kĩ thuật ươm cây quế giống bằng bầu đã đem lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian ươm cây, cây giống sau khi gieo 1 năm thường đạt chiều cao trung bình 30 cm, có 10- 14 lá, đường kình cổ rễ 0,5- 0-7 cm và có thể đem trồng đại trà được. Trồng quế bằng cây con có bầu thường đạt tỷ lệ sống cao, chủ động thời vụ và cây trồng có khả năng phục hồi nhanh sau khi trồng. ở một số địa phương xa trung tâm gieo trồng hoặc điều kiện đi lại khó khăn, đồng bào các dân tộc đã biết tận dụng những cây quế mọc tự nhiên ở trong rừng làm giống. Cách làm này tuy khắc phục được một phần khó khăn về giống nhưng không đảm bảo chất lượng cây trồng, thường hay có hiện tượng thoái hoá giống. Vì vậy ở những nơi nhân dân gây trồng nhiều quế thì nhất thiết phải lập vườn ươm qui mô từ nhỏ đến lớn để gieo ươm quế với số lượng lớn sau đó cung cấp cho các hộ trồng quế ở một bản, một xã hoặc rộng hơn nữa. Sản xuất giống bằng hạt có ưu điểm là cây con nếu được chăm sóc tốt sẽ phát huy những ưu thế mới. Nhưng lại phải đầu tư nhiều vốn, nhiều công chăm sóc và mất nhiều thời gian, phải dành đất lập vườn ươm, mua sắm dụng cụ lao động…. Hiện nay ở một số địa phương sản xuất nhiều quế thì bà con đã lập các vườn ươm công nghiệp, tức là dùng máy móc từ khâu làm đất, làm bầu, cấy hạt, nhào trộn chất dinh dưỡng trong bầu, tưới nước, phun thuốc trừ sâu cho tới khâu vận chuyển. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, không cần nhiều nhân công, giá thành đầu tư ban đầu có thể cao nhưng nếu tính về sản xuất lâu dài thì lại rất rẻ. Cây giống sản xuất ra đạt yêu cầu, có thể kéo dài thời gian sản xuất trong năm, khắc phục một phần quan trọng tính chất thời vụ của ngành trồng quế. Tuy nhiên việc áp dụng máy móc thiết bị hiện nay còn rất hạn chế do đặc điểm địa hình ở các địa phương trồng quế rất khó khăn. Địa hình vườn ươm thường là sườn đồi dốc nên việc đưa máy móc vào sản xuất gặp nhiều bất lợi. Sản xuất giống bằng chồi non Sau khi thu hoạch vỏ và chặt cây quế sát gốc một thời gian thí các chồi non sẽ mọc xung quanh gốc. Mỗi gốc thường có khoảng 3- 4 chồi. Khi chồi non cao khoảng 50- 60 cm thì tiến hành tỉa bớt chỉ để lại mỗi gốc một đến hai chồi các xa nhau và tiếp tục chăm sóc để trở thành rừng quế. Phương pháp sản xuất giống này có hiệu quả cao và có ưu thế hơn nhiều so với các phương pháp sản xuất khác. phương pháp này không phải dành đất lập vườn ươm, mặt khác lại tiết kiệm được nhiều tiền vốn và lao động. Có thể coi phương pháp này không cần mất chi phí để sản xuất giống. Thời gian sản xuất giống bằng cách này thường ngắn hơn so với các cách khác do chồi non được thừa hưởng bộ rễ từ cây mẹ nên sức sống rất mạnh. Trồng quế bằng chồi non thông thường chỉ mất khoảng 6- 7 năm là có thể khai thác trong khi sản xuất bằng phương pháp khác phải mất từ 8- 10 năm hoặc lâu hơn thế. Phẩm chất của quế sản xuất bằng chồi non cũng rất tốt, đủ khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ tiến hành được một kì, nếu kéo dài hơn thì sức sống của cây sẽ giảm sút dẫn đến phẩm chất quế sẽ kém. Sản xuất giống bằng cành Cây quế cũng có khả năng sinh sản vô tính bằng cách chiết cành, giâm hom giống như cách làm thông thường đối với cây cam, chanh…Người ta chọn lựa những cành lớn, thẳng, có triển vọng phát triển tốt và khi cắt đi không ảnh hưởng tới cây mẹ. Thời gian sản xuất thường ngắn, chỉ khoảng 3- 5 tháng kể từ khi cành quế được đem chiết. Khi chiết cành nên chon những cây khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt không bị sâu bệnh và không nên tiến hành quá nhiều lần đối với một cây, chỉ nên tiến hành chiết cây đến đời thứ hai. Nếu làm đến đời thứ ba sẽ làm cho cây kém phẩm chất ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Trên đây là ba phương pháp sản xuất giống quế được áp dụng phổ biến trong ngành trồng quế ở cả 4 vùng sản xuất chính. Tuy nhiên phương pháp sản xuất giống bằng hạt lại phổ biến hơn cả. Dù chọn phương pháp nào để sản xuất giống thì cũng nên chọn cây mẹ khoẻ mạnh, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, cây có hàm lượng tinh dầu cao trong vỏ thì cây giống mới tốt. Đây chính là điều quan trọng nhất đối với khâu chọn giống như ông cha ta đã dạy: “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Có thể nói khâu chọn giống là một khâu khá quan trọng trong quá trình sản xuất quế, nó sẽ quyết định chất lượng vỏ quế khi thu hoạch. 2.3.2 Kĩ thuật trồng quế Sau khi đã ươm cây được một thời gian, cây con đạt yêu cầu thì người ta đem trồng đại trà trên đất rừng. Trồng quế là một phong tục tập quán lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, Mường, Cà tu, Cà toong, Bu… ở nước ta. Các vườn quế, rẫy quế được coi là tài sản quí giá của từng gia đình, ông bà, cha mẹ khi chết đi thường để lại các vườn quế cho con cháu. Có nơi sự giàu có thường được đo bằng diện tích các vườn quế. Theo phong tục của một số dân tộc, khi con cái xây dựng gia đình riêng, ông bà cha mẹ thường chia đất, chia rẫy cho con cháu để họ trồng quế. Có nơi người dân thường tổ chức trồng quế vào đầu năm mới như một lễ hội và đây là một tập quán tốt. Một năm thường có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2 và 3, mùa thu vào các tháng 8,9. Tuỳ vào thời tiết của từng vùng mà bà con trồng quế vào thời gian khác nhau. ở Yên Bái, quế thường được trồng vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền trung trồng vào vụ thu khi đã có mua nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu mát, tránh được gió nóng mùa hè. Quế thường được trồng trong vườn của các hộ gia đình, xung quanh làng bản, ở các khu công sở, trường học. Quế được gây trồng trong vườn hộ gia đình được gọi là vườn rừng quế. Đặc điểm của loại hình trồng nầy là diện tích không lớn, chỉ khoảng 1 đến 2 ha mỗi hộ nhưng đất rừng được sử dụng có hiệu quả. Hàng năm các hộ có sản phẩm quế để bán, đồng thời tiếp tục trồng bổ sung. Quế được trồng thuần loại, có nhiều cỡ tuổi khác nhau từ nhỏ đến lớn. Lao động để xây dựng vườn rừng chủ yếu huy động từ các hộ gia đình, vốn đầu tư cũng do các hộ này tự bỏ ra sau mỗi lần bán sản phẩm quế. Chính nhờ cây quế mà hàng trăm hộ dân có tiền xây được nhà kiên cố, sắm được ti vi, xe máy và các thiết bị khác trong gia đình. Ưu điểm của loại hình trồng quế này là có thể huy động tối đa sức người, sức của trong những vùng trồng quế, tuy nhiên nhược điểm là vốn đầu tư không nhiều, lao động thiếu nên việc mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn nếu không có sự giúp đỡ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Quế cũng thường được trồng ở trên nương, rẫy, trên các sườn núi tạo thành các vùng quế tập trung có diện tích lớn, đặc biệt quế còn được trồng theo phương thức nông lâm kết hợp như đã trình bày ở phần trên. Đây là loại hình trồng quế với qui mô lớn và thường tạo thành các trang trại quế. Diện tích của các trang trại này phụ thuộc vào đất đai mà Nhà nước giao cho cũng như lao động, tiền vốn của các hộ gia đình. Hiện nay các hộ gia đình đã đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể có để thuê nhân công phát băng, đào hố, khai thác vỏ quế đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Gây trồng quế trên nương rẫy mở ra khả năng cung cấp sản phẩm nhiều, đồng thời ngăn chặn được hiện tượng phát nương, phá rừng, chống được sói mòn, bảo vệ môi trường. Việc trồng quế trên nương rẫy cùng với trồng xen cây theo phương thức nông lâm kết hợp đã làm tăng thu nhập cho bà con nông dân đặc biệt là trong thời kì cây quế còn bé. Theo điều tra của các nhà nghiên cứu, những hộ áp dụng phương thức trồng quế này hàng năm có thu nhập rất cao khoảng từ 50 đến 100 triệu đồng một năm. Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cường độ và mục đích kinh doanh. ở những nơi có cường độ kinh doanh cao, có khả năng tận dụng hết các phụ phẩm trung gian, mật độ trồng có thể lên tời 10.000 cây/ha. ở những nơi có cường độ kinh doanh thấp, mật độ quế trồng có thể chỉ ở mức 3000 cây/ha. Trước khi tiến hành trồng quế, người ta phải đào hố, mỗi hố cách nhau từ 2- 3 m tuỳ theo mật độ trồng, mỗi hố rộng 0,25 m2, nên đào hố thẳng hàng để sau này tiện chăm sóc cây con. Sau khi đào hố thì đổ mùn hoặc lá cây rụng xuống và bón phân trước. Sau đó mới đem cây con trồng vào trong hố. Nên trồng cây con bằng bầu thì cây sẽ có tỷ lệ sống cao. Trong thời gian từ 3- 4 năm đầu kể từ khi trồng quế phải tiến hành chăm sóc thường xuyên. Nội dung của chăm sóc là tiến hành trồng bổ sung những cây con đã chết và điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp. Loại bỏ các cây cỏ hoang dại lấn át cây trồng, nhổ những cây con yếu ớt, bị sâu bệnh… và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho rừng quế. Khi rừng quế đã khép tán cần điều chỉnh mật độ thích hợp cho từng giai đoạn. Công tác điều chỉnh rừng quế đảm bảo cho rừng quế đủ ánh sáng, đủ không gian dinh dưỡng để sau này cây quế đạt được năng suất và chất lượng cao. Tuỳ theo mật độ trồng, từ năm thứ 5 trở về sau có thể tiến hành chặt cành tỉa thưa, sản phẩm tỉa thưa có thể tận thu để chưng cất tinh dầu quế. Cần tiên hành phòng chống bệnh hại cho quế không để các dịch hại như dịch sâu róm hại quế như đã từng xảy ra ở Quảng Nam gây thiệt hại rất lớn cho bà con các dân tộc. 2.3.4 Khai thác và chế biến vỏ quế Việc khai thác vỏ quế đã có từ lâu đời ở nước ta. Từ khi còn thu hái tự nhiên cho đến khi biết trồng quế, nhân dân ta đã nhận biết và tích luỹ dần được những kinh nghiệm cơ bản như mùa vụ, kĩ thuật bóc vỏ, phân loại, kĩ thuật chế biến và bảo quản vỏ quế. Thông thường cây quế chỉ được khai thác có một lần nhưng đối với những giống quế quí hiếm và yêu cầu vỏ không nhiều thì người ta tiến hành khai thác một phần vỏ về một phía của cây sau đó tiếp tục nuôi cây để khai thác lần sau. Trong sản xuất, do yêu cầu số lượng sản phẩm nhiều nên người ta có thể khai thác toàn bộ vỏ cây trong một mùa khai thác gọi là khai thác trắng. Ưu điểm của phương pháp khai thác này là thu được nhiều sản phẩm, dễ áp dụng. Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp khai thác chọn tức là chỉ khai thác những cây có đường kính đạt yêu cầu trong một mùa khai thác. Phương pháp này có ưu điểm là thu được những sản phẩm theo ý muốn nhưng khó bố trí khai thác và chu kì kinh doanh thường kéo dài. ở nước ta, quế thường được khai thác vào các mùa mưa bởi đây là lúc khí hậu thích hợp cho khai thác, nắng ấm, mưa nhiều, lượng tinh dầu tích tụ nhiều trong vỏ, mặt khác vỏ cây cũng dễ bóc tách lại dai không bị gãy vỡ, tỷ lệ hao hụt sẽ giảm. Khi khai thác quế thường theo các bước sau: Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thăm dò thử một số cây Bóc vỏ khoanh gốc thường có chiều dài từ 40- 60 cm Chặt ngã cây, chặt các cành nhỏ Bóc vỏ ra khỏi thân cây theo qui cách đã xác định Thao tác bóc vỏ cần chú ý: để bóc được nhiều khoanh vỏ đẹp và hợp với qui định xuất khẩu thì khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần chú ý không để lòng thanh quế bị ma sát, hai đầu không bị nứt, không bị thủng lỗ, mắt chết. Vỏ quế khai thác trên cùng một cây thường được chia ra thành các loại sau: + Vỏ quế bóc ở thân cây: đoạn cách gốc 1m đến nơi cây tỉa cành vỏ thường dày, lượng tinh dầu trong vỏ cao, vỏ thẳng đẹp ít bị thủng do có ít mắt chết và ít bị vênh. Nhân dân ta thường gọi loại quế này là quế Trung Châu. Đây là loại quế tốt nhất. + Vỏ quế bóc từ ngọn cây và các cành lớn thường được gọi là quế Thượng căn. Loại quế này thường có nhiều lỗ thủng do có nhiều mắt chết và hàm lượng tinh dầu cũng ít hơn trong vỏ quế Trung Châu. Khi bóc vỏ loại quế này cần chú ý hạn chế tối đa sự xây xước do các mắt chết ở thân cây tạo nên. + Vỏ quế Hạ căn là vỏ quế bóc từ đoạn thân sát gốc có đặc điểm là vỏ dày nhưng hàm lượng tinh dầu thấp và thường bị cong vênh. + Vỏ quế chi là vỏ quế bóc từ những cành cây nhỏ. Thông thường quế trồng sau 6 đến 7 năm là có thể tiến hành khai thác tỉa thưa được. Với loại quế khai thác ở tuổi 15 thì có thể tỉa thưa từ 2 đến 3 lần để điều chỉnh mật độ cho thích hợp. Thường thì cứ phải sau 15 năm thì rừng quế mới cho khai thác chính được, tuy nhiên trong quá trình đợi khai thác chính người ta tiến hành tỉa thưa và dùng các sản phẩm tỉa thưa này làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hương liệu. Các loại quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu thì thời gian kéo dài 20 năm. 2.3.5 Kĩ thuật chế biến vỏ quế Tuỳ theo chất lượng và qui cách sản phẩm vỏ quế khác nhau mà kĩ thuật chế biến cũng khác nhau như quế Kẹp, quế Chống (Quảng Nam, Quảng Ngãi), quế Thanh ( Thanh Hoá), quế Quỳ (Nghệ An) thì kĩ thuật chế biến rất tỉ mỉ và công phu. Để chế biến được quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu chữa bệnh phải tốn nhiều công sức từ việc lựa chọn cho được cây quế tốt, xác định vị trí và qui cách lấy vỏ, bóc vỏ, xử lí vỏ, tạo dáng đẹp sau đó phải phơi khô mất từ 15 đến 20 ngày. Để tạo dáng đẹp cho thanh quế, trước khi cho thanh quế lên bàn kẹp để uốn hình, vỏ quế thường được ủ 3- 4 ngày cho dai, mềm dễ uốn, tinh dầu trong vỏ quế đã tương đối ổn định. Trong khi ủ không để cho lòng vỏ quế bị ẩm mốc, có thể dùng rượu hoặc cồn lau sạch lòng thanh quế. Bàn kẹp gồm nhiều thanh tre hoặc gỗ dùng để uốn thanh quế thành hình theo ý muốn. Trong quá trình tạo dáng, vỏ quế được phơi nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực diện hoặc nơi có nhiệt độ cao. Khi phơi, lòng thanh quế phải được úp xuống tránh sự bay hơi của tinh dầu. Trong quá trình tạo dáng, bàn kẹp phải luôn siết chặt để tạo dáng theo ý muốn. Khi vỏ quế đã khô thì tháo thanh kẹp ra, tu sửa lại thanh quế, phân loại và đem bảo quản. Có nơi nhân dân thường đẽo vát hai đầu thanh quế để lộ ra phần nhục quế hoặc dùng sáp ong để bịt kín hai đầu thanh quế. Quế được bảo quản trong các hộp kẽm hoặc trong các hộp có bọc nhiều lớp vải mỏng và mềm, làm như vậy có thể bảo quản quế được rất lâu mà không bị mất mùi. Khi phơi tạo dáng cho thanh quế nhất thiết phải làm đúng các qui tắc như vậy quế mới đủ điều kiện xuất khẩu. Chế biến vỏ quế gia vị dùng vào chế biến thực phẩm thường đơn giản nhưng khối lượng rất lớn có khi lên đến hàng trăm tấn trong một mùa vụ, một năm. Thông thường việc chế biến vỏ quế thô rất đơn giản nhưng cũng đòi hỏi công phu theo các bước sau: vỏ quế sau khi bóc xong, đem phơi khô, phân loại và đóng vào các thùng gỗ có bọc túi polyêtylen hoặc giấy hút ẩm. Khi đóng gói cần chú ý không làm các thanh quế bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Khi xếp phải đủ chặt để khi vận chuyển quế không va đập vào nhau gây hao hụt. Yêu cầu chính là quế không bị mốc, không bị mất mùi vị, thanh quế phải đạt kích thước nhất định, đảm bảo các tiêu chuẩn về thực phẩm, phải được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp, không để quế lẫn xăng dầu, các chất dễ nhiễm mùi như hoá chất, nước mắm, cá… Không nên bảo quản quế quá lâu bởi vì để lâu quế dễ bị mất mùi vị, ẩm mốc không đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Tinh dầu quế được chế biến từ vỏ, lá, cành, ngọn, mầm non trong quá trình khai thác. Hàng năm người trồng quế đều có thể khai thác các phụ phẩm của cây quế để ép lấy tinh dầu. Thiết bị chưng cất tinh dầu thường dùng hiện nay là các thiết bị chưng cất bằng hơi nước, hiệu suất nhìn chung còn thấp, tỷ lệ hao hụt cao, 100 kg vỏ quế thường chưng cất được khoảng 2 lít tinh dầu; 1000 kg cành, lá, rễ chỉ chưng cất được 5 lít tinh dầu. Hàm lượng Anđehyt Cinamic trong tinh dầu chưng cất từ lá thường chỉ đạt 70%. Chính vì điều này mà những năm qua nước ta chưa xuất khẩu tinh dầu quế do hiệu suất thấp nên không có doanh nghiệp nào dám đứng ra xuất khẩu sản phẩm này mặc dù giá của nó trên thị trường thế giới rất cao. 2.4 Chất lượng quế Việt Nam Trên thị trường thế giới, quế Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt hơn cả so với quế cùng loại của một số nước khác. Để nhận biết chất lượng quế tốt hay không thường căn cứ vào các chỉ tiêu như hàm lượng tinh dầu, hàm lượng Anđehyt cinamic, độ dày của vỏ, kích thước và trọng lượng của các thanh quế, mùi vị đặc trưng, lớp nhục quế, hình dạng thanh quế. Trong nhân dân có nơi thường mài thanh quế với nước đun sôi để nguội để xem màu sắc ( quế trắng hay quế đỏ) hoặc ăn thử để xem quế đắng hay ngọt, xem nhục quế dày hay mỏng và nguồn gốc xuất xứ. Cách phân biệt này phải là những người có kinh nghiệm và rất nhạy cảm về mặt hàng quế thì mới tiến hành được. ở các nước nhập khẩu quế, khi đánh giá chất lượng mặt hàng quế người ta thường lấy hàm lượng tinh dầu tính ra ml/100mg quế khô tuyệt đối. Hàm lượng tinh dầu càng lớn thì chất lượng quế càng tốt và như vậy giá quế sẽ càng cao và ngược lại. Chúng ta có thể thấy chất lượng vỏ quế Việt Nam qua bảng sau đây: Bảng 11: Chỉ tiêu hoá học của một số loại quế trên thế giới. Loại quế Các chỉ tiêu so sánh Độ ẩm (% max) Tổng hàm lượng tro ( % khô, max) Lượng tinh dầu ( ml/100mg, min) Quế Srilaca 12 5 0,7- 1 Quế Trung Quốc 12 4 1,3- 1,7 Quế Indonesia 12 6 0,8- 1,0 Quế Việt Nam 14 6 2- 3,5 Quế Madagasca 12 7 0,3- 0,4 Nguồn: Nguyễn Năng Vinh- Kĩ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu- NXB KHKT 1997 Qua bảng trên chúng ta có thể thấy hàm lượng tinh dầu của cây quế Việt Nam gấp 2 đến 3 lần quế cùng loại của các nước khác. Do hàm lượng tinh dầu của quế Việt Nam cao hơn hẳn so với các sản phẩm cùng lợi của các nước khác mà giá quế của Việt Nam thường cao hơn giá quế của các nước khác. Chất lượng quế Việt Nam cao như vậy sở dĩ Việt Nam được thiên nhiên cực kì ưu đãi, ban cho những giống quế quí có hàm lượng tinh dầu cao, lại có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng cực kì tốt nên cây quế có điều kiện phát triển cho phẩm chất rất tốt. Mặc dù chất lượng quế của Việt Nam cao gấp nhiều lần so với quế của các nước khác nhưng quế Việt Nam vẫn chưa thống lĩnh thị trường thế giới do diện tích trồng quế của ta còn quá nhỏ bé, sản lượng cao nhất hiện nay của chúng ta mới chưa đến 7000 tấn trong khi nhu cầu nhập khẩu của thế giới gấp hàng chục lần. Trong thời gian tới, khi chúng ta mở rộng diện tích, lúc đó sản lượng tăng mạnh thì quế Việt Nam chắc chắn chiếm một vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới. Tình hình xuất khẩu quế của Việt Nam những năm qua Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu quế 1.1 Những thuận lợi Việt Nam là một trong số rất ít nước trên thế giới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất quế. Có thể khẳng định tiềm năng về khí hậu, đất đai và nhân lực sản xuất quế ở nước ta rất dồi dào nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác hết khả năng đó. Đối với ngành sản xuất quế thì điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quyết định, còn đối với ngành xuất khẩu quế thì có thể kể ra một số thuận lợi sau: Thứ nhất là về chất lượng quế của nước ta hơn hẳn các nước khác. Điều này được chứng minh ở Bảng 10. Mặc dù chất lượng quế của Việt nam vượt trội so với các nước khác nhưng lợi thế này của chúng ta vẫn chưa được phát huy hết. Trong những năm qua, quế Việt Nam được các bạn hàng đánh giá rất cao nhưng do lượng xuất khẩu của chúng ta còn nhỏ nên chúng ta chưa khống chế được thị trường. Trong thời gian tới, nếu như được quan tâm đúng mức, cây quế của chúng ta chắc chắn sẽ có một vị trí mạnh hơn trên thị trường thế giới. Thứ hai là về giá mặt hàng quế trên thế giới so với các loại nông, lâm sản khác khá cao. Hiện nay giá vỏ quế thô đang đứng ỏ mức 1,39 USD/kg. Đây là một mức giá không phải loại nông, lâm phẩm nào cũng có thể đạt được. Với mức giá hấp dẫn như vậy ngành xuất khẩu quế sẽ vẫn thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh. Thứ ba là về thị trường tiêu thụ, do tính chất đặc biệt, cây quế được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng nên có thể nói hiện nay trên thế giới không có nước nào không sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ cây quế. Trong khi đó chỉ có rất ít nước có khả năng sản xuất ra loại hàng đặc biệt này. Chính vì vậy mà ngành xuất khẩu quế của chúng ta sẽ rất có triển vọng về thị trường tiêu thụ. Thứ tư là ngành xuất khẩu quế của chúng ta gặp một thuận lợi nữa là các sản phẩm như vỏ quế thô, hoa quế... khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều được miễn thuế. Các thị trường trên do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này rất cao nên để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu, họ đã miễn thuế cho mặt hàng quế. Thứ năm là chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm trong đó có mặt hàng quế của Việt Nam. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đưa ra nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp. Đây là một thuận lợi rất lớn trong ngành sản xuất cũng như xuất khẩu quế của chúng ta. Bên cạnh đó cùng với sự nỗ lực của người dân, cây quế đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong các loại lâm sản đối với các mặt kinh tế, như xã hội cũng như sinh học. Kể từ khi đổi mới, Đảng và Nhà nước rất khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu mọi loại hàng hoá. Cùng với chủ trương trên là hàng loạt chính sách hỗ trợ xuất khẩu của các Bộ, các ngành như chính sách thuế, chính sách tín dụng xuất khẩu, chính sách thưởng xuất khẩu… đã tạo không khí hồ hởi trong các tổ chức và cá nhân tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản nói chung và ngành xuất khẩu quế nói riêng. Trong các loại cây trồng đang được các địa phương đưa vào áp dụng ở các khu vực miền núi hiện nay thì cây quế là một loại cây đang gây được sự chú ý của nhiều nơi và nó đang được trồng thử nghiệm ở nhiều địa phương. Ngoài bốn vùng quế chính giới thiệu ở trên hiện nay cây quế đang được trồng thử nghiệm ở một số địa phương có điều kiện phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên. Trong một vài năm tới, nếu cây quế trồng thử nghiệm ở các địa phương trên mà phát triển tốt thì triển vọng về sản lượng quế là rất lớn. Như vậy khoảng vài năm nữa, thị phần quế của Việt Nam sẽ được mở rộng. 1.2 Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên cũng không thể không kể đến những khó khăn mà ngành sản xuất và xuất khẩu quế gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thứ nhất, đối với ngành sản xuất thì thiếu vốn là một trở ngại rất lớn để phát triển sản xuất. Mặt khác trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, giao thông đi lại vẫn còn rất khó khăn cũng đang là những vấn đề đặt ra không chỉ đối với ngành sản xuất và xuất khẩu quế. Thứ hai là về công nghệ chế biến, trong xuất khẩu quế hiện nay, chúng ta gặp phải một vấn để khó khăn là hiện tượng chất lượng vỏ quế thô không đồng đều do công nghệ chế biến của chúng ta còn quá lạc hậu và việc phân loại còn chưa thống thống nhất nên nhiều khi giá cả của chúng ta thấp hơn so với các nước khác. Thứ ba là mặc dù mặt hàng quế được một số nước miễn thuế nhưng trong xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay, sự bảo hộ thị trường nông lâm sản của các quốc gia trên thế giới cực kì khắt khe. Bằng nhiều cách, các nước đưa ra các rào cản phi thuế quan như kiểm dịch thực vật, vệ sinh thực phẩm, nhãn mác hàng hoá… Những rào cản này đang là một trở ngại rất lớn đối với không chỉ ngành xuất khẩu quế. Thứ tư là, do khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, việc áp dụng các thành quả của khoa học kĩ thuật vào sản xuất nói chung và sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng đã đem lại kết quả là năng suất của các sản phẩm nông lâm tăng lên một cách mạnh mẽ, vượt trội so với hàng chục năm trước đây. Việc đưa máy móc vào sản xuất nông, lâm cũng dẫn đến kết quả là giá thành sản xuất giảm đi đáng kể nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong các nước xuất khẩu nông, lâm sản hiện nay là một điều đương nhiên. Chính điều này đã làm cho giá cả của hầu hết các loại nông, lâm sản buôn bán trên thị trường thế giới hiện nay giảm xuống một cách nhanh chóng. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này đã làm khốn đốn biết bao nhiêu nông dân ở các nước đang phát triển. Đó chính là những trở ngại rất lớn mà ngành xuất khẩu các sản phẩm nông lâm nói chung và xuất khẩu quế nói riêng đang gặp phải trong giai đoạn hiện nay. Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần phải nỗ lực rất nhiều thì mới có thể vượt qua những trở ngại trên đây. Khối lượng và kim ngạch Trong các mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu của Việt Nam thì mặt hàng quế chiếm một tỷ lệ hơi khiêm tốn. Lí do mặt hàng này là một loại gia vị nên nó không được tiêu dùng nhiều như gạo hay các mặt hàng khác. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu khẩu mặt hàng quế của nước ta đã vững vàng chiếm lại những thị trường cũ và tìm kiếm được những thị trường mới do đó khối lượng quế xuất khẩu ngày một tăng lên. Bảng 11: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu quế giai đoạn 1995- 2002 Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Khối lượng Kim ngạch 1995 6.356 7.259 1996 2.066 5.518 -67,5 -24 1997 3.231 7.100 56,4 28,7 1998 2.085 3.760 -35,5 -47 1999 3.291 4.494 14,19 19,5 2000 3.774 5.253 14,68 16,89 2002 4.526 5.861 19,93 11,6 Nguồn: Tổng cục thống kê Như vậy qua bảng trên chúng ta có thể thấy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu quế năm 1995 đạt kỉ lục cao nhất với số lượng 6.356 tấn, kim ngạch đạt 7.259.000 USD , ba năm tiếp theo do khối lượng quế xuất khẩu bấp bênh nên kim ngạch cũng lên xuống thất thường. Kể từ năm 1998 trở đi, khối lượng quế xuất khẩu đã có bước tăng trưởng trở lại tuy nhiên vẫn chưa đạt mức của năm 1995. Sở dĩ năm 1995 khối lượng quế đạt con số lớn nhất là do diện tích quế trồng từ thời kì những năm 80 đến kì khai thác lớn, mặt khác lại có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào quá trình thu gom và xuất khẩu quế. Một năm sau đó khối lượng xuất khẩu giảm 2/3 do diện tích cho thu hoạch bị giảm sút đột ngột tuy nhiên kim ngạch lại chỉ giảm 1/4 do năm đó giá quế trên thị trường thế giới tăng cao ở mức cao kỉ lục 2,67 USD/tấn. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á mà các nước chịu ảnh hưởng chủ yếu lại là các nước nhập khẩu quế của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản nên năm này khối lượng quế xuất khẩu của Việt Nam giảm đột biến tới 35,5%. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của ngành xuất khẩu quế nước ta đạt khoảng 16%/năm. Năm 2003, theo dự báo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu thương mại- Bộ Thương mại thì khối lượng quế xuất khẩu ước đạt 5000 tấn với kim ngạch khoảng 6 triệu USD. Nếu so sánh kim ngạch của quế xuất khẩu với tổng xuất khẩu gia vị của Việt Nam thì mặt hàng quế chiếm khoảng 5%. Trong các mặt hàng gia vị ngoại trừ hạt tiêu chiếm con số áp đảo hơn 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia vị thì hiện nay chỉ còn quế là đáng kể với lượng xuất khẩu năm nay ở khoảng 5000 tấn, và con số này sẽ được giữ vững và tăng lên trong những năm tiếp theo. Bảng 12: Xuất khẩu gia vị Việt Nam thời kì 1996- 2000 (đơn vị 1000 USD) Tên gia vị 1996 1997 1998 1999 2000 Hạt tiêu đen 46.440 65.658 64.957 139.070 146.281 Quế 3.640 4.415 3.760 4.494 5.253 Hồi 1.830 1.742 306 1.982 6.762 Gừng 415 558 540 1.598 206 Nghệ 5,6 6,8 63,2 6,4 18,9 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng xuất khẩu quế chỉ đứng thứ hai sau hạt tiêu. với xu hướng tăng dần từ năm 1998 đến nay thì trong một vài năm tới ngành xuất khẩu gia vị của Việt Nam đáng kể chỉ có hạt tiêu và quế. Giá cả và thị trường xuất khẩu 3.1 Giá cả Mặc dù quế được coi là một mặt hàng đặc sản của một số nước nhiệt đới nhưng hiện nay giá của loại lâm sản này không còn giữ được thế độc quyền như những năm 80 của thế kỉ trước nữa. Bởi vì các nước như Trung Quốc, Srilanca, Seichelles, Indonesia đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế. Hơn nữa trong các nước xuất khẩu quế cũng có sự giành giật khách hàng thông qua việc giảm giá nên giá mặt hàng quế mới có xu hướng giảm như vậy. Bên cạnh đó còn có hiện tượng các thương gia của các nước nhập khẩu quế o ép giá đối với các nước xuất khẩu. Trong thời kì từ 1996 trở lại đây, cũng như giá cả một số loại lâm sản khác như hồ tiêu, cà phê… giá quế trên thị trường thế giới có xu hướng giảm và từ năm 2000 đến nay đang chững lại ở mức 1,30U SD/kg. Bảng 13: Giá vỏ quế thô trên thị trường thế giới giai đoạn 1996- 2002 (Đơn vị: USD/kg) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giá 2,67 2,19 2,69 1,69 1,39 1,33 1,30 Biến động so với năm trước (%) - -18 +22,83 -37,17 -17,75 -4,3 -2,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Như vậy qua bảng trên chúng ta có thể thấy từ năm 1996 đến nay giá vỏ quế biến động lên xuống thất thường nhưng theo một xu hướng giảm xuống so với thời kì hoàng kim vào những năm 80 khi mà khối thị trường chung Liên Xô chưa tan rã. Bởi vì đây là một khối thị trường rất lớn với số dân trên 500 triệu người, sức tiêu thụ rất lớn. Đến năm 1990 khi khối XHCN bị tan rã, các nước trong khối thị trường chung Liên Xô bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng, việc cắt giảm nhập khẩu đã làm cho xuất khẩu chung của các nước theo phe XHCN vào thị trường này bị giảm đột ngột nên giá cả của các loại hàng hoá nói chung đều giảm sút. Mặt hàng quế là một loại lâm sản nên không tránh khỏi tình trạng trên. Trên thế giới hiện nay, ba nước xuất khẩu quế lớn nhất với tổng kim ngạch chiếm khoảng 90% là Srilanca, Indonesia và Trung Quốc. Do đó giá quế trên thị trường thường được các nước này niêm yết tham khảo. Mặc dù quế Việt Nam có chất lượng tốt hơn nhiều so với quế của ba nước trên nhưng do kim ngạch của chúng ta còn nhỏ bé chưa đến 10% nên giá quế xuất khẩu của nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào giá quế niêm yết bởi ba nước trên. Do lượng xuất khẩu của nước ta chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của cả thế giới nên giá quế Việt Nam chưa có tiếng nói trên thị trường thế giới, chưa là giá tham khảo đối với các hợp đồng mua bán trên thế giới. Cũng giống như các mặt hàng xuất khẩu khác, giá cả mặt hàng quế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình cung cầu, chất lượng sản phẩm, xuất xứ, hàm lượng tinh dầu… Xét về chất lượng quế, người ta chia ra làm sáu loại theo hàm lượng tinh dầu: quế 5%, 4,5%, 4%, 3,5%, 3%, 0,8% hoặc chia thành quế bình thường và quế vụn. Với mỗi loại quế khác nhau thì giá cả cũng khác nhau. Loại quế có hàm lượng tinh dầu cao thì giá sẽ cao nhất và là giá chuẩn để xác định giá của các loại quế có hàm lượng tinh dầu thấp hơn. Tuy có sự khác nhau về đầu mối xuất khẩu song nhìn chung việc xác định giá bán mặt hàng quế của Việt Nam trong những năm qua thường được tính theo công thức: T= C+V+K+F Trong đó: - T là giá bán, giá xuất khẩu - C là giá mua ( giá thu gom) - V là thuế - K là các chi phí khác ( chi phí vận chuyển, so chế, bao bì…) - F là lãi Phương pháp xác định trên đây luôn đảm bảo cho các công ty xuất khẩu có lãi, nhưng thực tế cho thấy rằng giá cả của thị trường luôn luôn biến đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên nhiều khi công thức trên không linh hoạt gây khó khăn cho việc xác định giá xuất khẩu. Có thể tham khảo giá quế xuất khẩu theo chất lượng từng loại quế theo bảng sau: Bảng 14: Giá quế xuất khẩu tính theo từng loại quế (đơn vị USD/tấn) Loại quế 1999 2000 2001 Quế 5% 2.900 3.350 3.700 Quế 4,5% 2.020 2.500 2.850 Quế 4% 1.600 1.900 2.200 Quế 3,5 1.000 1.350 1.500 Quế 3% 700 850 920 Quế 0,8% 200 350 560 Nguồn: Tổng công ty XNK tổng hợp 1 HN Như vậy qua bảng trên ta có thể thấy nếu giá trên thị trường diễn biến theo chiều hướng tăng lên thì người xuất khẩu sẽ có lợi ngược lại nếu diễn biến giá xấu thì ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm của phương pháp tính giá nêu trên các doanh nghiệp phải có những dự báo chính xác về tình hình thị trường từ đó có kế hoạch kinh doanh đảm bảo giảm chi phí liên quan. Khi xác định giá xuất khẩu, một yếu tố không thể không chú ý đến đó là tỷ giá hối đoái. Nó là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh ngoại thương. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, tức là giá trị của VNĐ bị giảm so với ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ có lợi khi xuất khẩu. Khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu có thể năng giá thu mua nội địa để tăng lượng xuất khẩu. Như vậy trong vài năm trở lại đây, mặc dù có nhiều biến động không có lợi nhưng giá quế xuất khẩu của nước ta vẫn giữ vững so với các nước khác. Điều này phù hợp với nhu cầu ngày một tăng lên về mặt hàng quế của thế giới. Do đó mà hiệu quả sản xuất và kinh doanh mặt hàng quế nói chung là có lãi. Đời sống nhân dân các vùng trồng quế ngày càng được cải thiện. Cơ sở vật chất hạ tầng ở các vùng nông thôn nói chung và các vùng trồng quế nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Từ đó tạo tâm lí vững vàng cho đồng bào các dân tộc, khuyến khích họ mở mang sản xuất, tăng diện tích trồng quế, đầu tư vốn, lao động, kĩ thuật… 3.2 Thị trường Sau năm 1990, cũng giống như các mặt hàng truyền thống khác, mặt hàng quế của chúng ta bị mất đi một thị trường cực kì lớn đó là thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu. Với chủ trương của Đảng ta là tăng cường đẩy mạnh quan hệ với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị xã hội theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đảng ta chủ trương thúc đẩy quan hệ trên mọi mặt đặc biệt là về kinh tế. Quán triệt tư tưởng trên, kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay, chúng ta đã không ngừng tăng cường và củng cố các mối quan hệ hữu nghị với trên 100 nước trên thế giới đặc biệt là quan hệ về kinh tế. Để chứng minh cho điều này chúng ta có thể lấy kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ năm 2000 đến nay làm căn cứ. Bảng 15: Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000- 2002 (đơn vị tỷ USD) Năm Xuất khẩu Tỷ lệ tăng trưởng Nhập khẩu Tỷ lệ tăng trưởng 2000 14,45 24% 15,64 34,4% 2001 15,10 4,5% 16,00 2,3% 2002 16,53 9,5% 19,3 19,4% Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam các số 1 năm 2001, 2002, 2003 Qua bảng trên chúng ta có thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2002 đã lên đến con số hơn 30 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng mỗi năm hơn 19%. Nhờ đó mà GDP hàng năm của nước ta tăng bình quân 7%. Hiện nay sau một thời gian tìm kiếm thị trường một cách tích cực của các doanh nghiệp, chúng ta đã xuất khẩu quế đến với 29 nước trên thế giới. Tính đến thời điểm này, chúng ta vẫn có thể tự hào vì Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới với thị phần khoảng trên 5% xuất khẩu quế của cả thế giới. Sau đây là một số thị trường chính của mặt hàng quế Việt Nam. Bảng 16: Một số thị trường xuất khẩu quế Việt Nam giai đoạn 1996- 2002 1996 1997 1998 1999 2000 2002 Khối lượng (tấn) 1.864 2.512 2.085 3.291 3.774 4.526 Trị giá (nghìn USD) 3.640 4.415 3.760 4.490 5.253 5.861 1. Đài Loan (%) 19,3 29,4 24,3 29,6 28,5 21,7 2. Hàn Quốc (%) 22,5 11,2 19,6 26,4 24,7 17,3 3. Nhật Bản (%) 12,3 10,6 20,8 11,4 15,7 25,8 4. Mỹ (%) 12,8 14,5 18,0 19,6 10,7 11,9 5. ấn Độ (%) 0,0 0,0 0,9 2,1 6,8 - 6. Hà Lan (%) 14,5 12,5 4,3 1,4 3,5 1,9 7. Thái Lan (%) 5,0 5,1 1,2 1,9 2,1 1,2 8. Đức (%) 4,9 6,6 4,1 0,6 1,7 1,3 9. Indonesia(%) 0,0 0,0 0,0 0,0 1,5 0,2 Tổng 9 nước 91,3 90,0 93,2 93,0 95,2 81,3 Nguồn: Tổng cục thống kê Trước đây, các nước nhập khẩu quế của nước ta chủ yếu là các nước XHCN, các nước Trung Đông như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bun ga ri, ả Rập Xê út… Sau khi khối XHCN bị sụp đổ, nước ta chuyển hướng xuất khẩu quế sang các thị trường mới là Tây Âu, Đông Bắc á. Hiện nay các thị trường lớn nhất của Việt Nam là các thị trường Đông á, trong đó ba nước và vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã chiếm tới xấp xỉ 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong mấy năm qua, thị trường trên luôn thay thế nhau ở vị trí nhập khẩu lớn nhất quế của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu quế lớn khác phải kể đến Mỹ , Thái Lan, Đức, Hà Lan. Như vậy cứ theo xu hướng xuất khẩu quế từ năm 1998 đến nay thì chúng ta thấy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. Nếu cứ tiếp tục duy trì ở mức tăng như hiện nay là 16%/năm thì có thể dự báo xuất khẩu quế của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6000 tấn vào năm 2005 và còn tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo sau đó. Song song với việc giữ vững thị trường cũ, hiện nay chúng ta đã không ngừng mở rộng tìm kiếm thị trường mới. Mặc dù các thị trường này nhập khẩu với số lượng không nhiều như Anh, ấn Độ, Malaysia… nhưng cũng đã mở ra cho ngành xuất khẩu quế nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSX va XK que VN.Doc
  • docmuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan