Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang

Tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang: Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY NI Lớp: DH5KT Mã số SV: DKT041710 Người hướng dẫn: Th.s BÙI VĂN ĐẠO Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 2 Long xuyên, tháng 6 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s BÙI VĂN ĐẠO Người chấm, nhận xét 1: ……….. Người chấm, nhận xét 1: ……….. Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế -Quản trị kinh doanh ngày….tháng…..năm…… Lời Cám Ơn! Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 3 MỤC ...

pdf51 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY NI Lớp: DH5KT Mã số SV: DKT041710 Người hướng dẫn: Th.s BÙI VĂN ĐẠO Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 2 Long xuyên, tháng 6 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s BÙI VĂN ĐẠO Người chấm, nhận xét 1: ……….. Người chấm, nhận xét 1: ……….. Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế -Quản trị kinh doanh ngày….tháng…..năm…… Lời Cám Ơn! Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 3 MỤC LỤC Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 1 1.3 Phương pháp nhgiên cứu .............................................................................................. 1 1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 1 CHƯƠING 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 2 2.1 Hoạt động huy động vốn ............................................................................................... 2 2.1.1 Tiền gửi khách hàng............................................................................................... 2 2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm.................................................................................................... 2 2.1.3 Kỳ phiếu ngân hàng ............................................................................................... 3 2.1.4 Trái phiếu ngân hàng ............................................................................................. 3 2.2 Lý luận chung về tín dụng ............................................................................................ 3 2.2.1 Khái niệm về tín dụng ............................................................................................ 3 2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng......................................................................................... 3 2.2.3 Các hình thức tín dụng........................................................................................... 3 2.2.4 Chức năng tín dụng ................................................................................................ 4 2.2.4.1 Chức năng ...................................................................................................... 4 2.2.4.2 Vai trò ............................................................................................................ 4 2.2.5 Đối tượng khách hàng ............................................................................................ 4 2.2.6 Điều kiện cho vay.................................................................................................... 4 2.2.7 Các phương thức cho vay....................................................................................... 4 2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay ..................................................................... 5 2.1.8.1 Thời hạn cho vay............................................................................................ 5 2.1.8.2 Lãi suất cho vay ............................................................................................. 5 2.2.9 Bảo đảm tín dụng ................................................................................................... 5 2.2.9.1 Khái niệm ...................................................................................................... 5 2.2.9.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng................................................................... 6 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 5 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động............................................................... 6 CHƯƠNG 3: GIỚI THIÊU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG ................................................. 8 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................. 8 3.1.1 Gới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín........................................... 8 3.1.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang......... 8 3.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn ......................................................... 8 3.1.2.2 Tình hình thị trường trên địa bàn................................................................. 9 3.1.3 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang ...... 9 3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban....................................... 10 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 10 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................................ 11 3.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng............................................. 13 3.3.1 Thuận lợi............................................................................................................... 13 3.3.2 Khó khăn .............................................................................................................. 14 3.4 Quy trình cho vay........................................................................................................ 15 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang trong 3 năm .................. 17 3.6 Mục tiêu và phương hướng năm 2008........................................................................ 18 3.6.1 Mục tiêu năm 2008 ............................................................................................... 18 3.6.2 Phương hướng năm 2008 ..................................................................................... 19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG ........................ 20 4.1 Phân tích tình hình huy đông vốn............................................................................... 20 4.1.1 Tình hình nguồn vốn ............................................................................................ 20 4.1.2 Tình hình huy động vốn ....................................................................................... 21 4.2 Phân tích tình hình huy tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm .................................... 22 4.2.1 Doanh số cho vay .................................................................................................. 22 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn................................................................. 23 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo loại hình................................................................ 25 4.2.2 Doanh số thu nợ.................................................................................................... 28 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay ..................................................... 28 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay .................................................... 30 4.2.3 Dư nợ cho vay ....................................................................................................... 32 4.2.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay ........................................................ 33 4.2.3.2 Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay........................................................ 34 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 6 4.2.4 Tình hình nợ quá hạn cảu Ngân hàng ................................................................. 36 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng............................................... 38 4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt đôngụ tín dụng tại Chi nhánh ................. 39 4.5 Mộ số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng......... 40 4.5.1 Công tác huy đông vốn ......................................................................................... 40 4.5.2 Công tác cho vay................................................................................................... 40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...................................................................................... 43 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diễn giải quy trình cho vay .............................................................................. 16 Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007.................................. 17 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn ........................................................................................ 20 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn ................................................................................... 21 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn ....................................................................... 23 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo loại hình....................................................................... 25 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn ......................................................................... 28 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo loại hình ........................................................................ 30 Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay............................................................... 33 Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo loại hình ........................................................................... 34 Bảng 4.9: Tình hình nợ quá .............................................................................................. 37 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động................................................. 38 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và năm 2007 ..................... 18 Biểu đồ 4.1: Tình hình nguồn vốn .................................................................................... 21 Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn ................................................................... 23 Biểu đồ 4.3 Doanh sồ thu nợ theo thời hạn ...................................................................... 29 Biểu đồ 4.4: Doanh số dư nợ theo thời hạn cho vay......................................................... 33 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 7 Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn................................................................................... 37 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức..................................................................................................... 10 Hình 3.2: Quy trình cho vay ............................................................................................. 15 DANH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMCP :Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP : thương mại cổ phần VHĐ :vốn huy động TNV : tổng nguồn vốn VHĐCKH : vốn huy động có kỳ hạn DN : dư nợ DSTN : doanh số thu nợ DSCV : doanh số cho vay NQH : nợ quá hạn TDN : tổng dư nợ TP. HCM : thành phố hồ chí minh SXKD : sản xuất kinh doanh TCKT : tổ chức kinh tế TCTD : tổ chức tín dụng QTD : quỹ tín dụng CBNV : cán bộ nhân viên GDP : tổng sản phẩm nội địa HĐND : hội đồng nhân dân XNK : xuất nhập khẩu DN : doanh nghiệp CNTT : công nghệ thông tin TTQT : thanh toán quốc tế KH : khách hàng P. DVKH : phòng dịch vụ khách hàng P.QLTD : phòng quản lý tín dụng BGĐ : ban giám đốc HS : hồ sơ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 8 HĐ : hợp đồng GDĐB : giao dịch đặc biệt TSBĐ : tài sản bảo đảm DPRR : dự phòng rủi ro PGD : phòng giao dịch ĐVT : đơn vị tính SCNC : sửa chữa nhà cửa TTC : tiểu thương chợ CV : cho vay BĐS : bất động sản 2006/2005 : năm 2006 chia năm 2005 Sacombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- An Giang : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Ninh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, 2004. 2. Dương Thị Bình Minh(chủ biên), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh Tế - Khoa tài chính nhà nước, Nhà xuất bản giáo dục, 2000. 3. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, Nhà xuất bản xây dựng, 2002. 4. Các văn bản về hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, lưu hành nội bộ, 2007. 5. Các tin Sacombank đăng trên báo lưu hành nội bộ, 2006, 2007 và 2008. 6. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008 của Sacombank – An Giang. 7. Nguyễn Thị Thùy Đăng, Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank An Giang, 2005. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đều tăng. Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh và hiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mở rộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp. Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốn và một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mà nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quan trọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro. Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phân tích: - Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và một số chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. -Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007. - Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet. - Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập có hạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Hoạt động huy động vốn 2.1.1 Tiền gởi khách hàng  Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước Ngân hàng biết và Ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài khoản giao dịch. Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.  Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc Ngân hàng phải trả tiền lại cho mình.Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn đến hạn.Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền đúng hạn. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của Ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ. Đối với Ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất định mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả.Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn này là chủ yếu. 2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì được Ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến Ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số Ngân hàng đã bỏ sổ tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Đây cũng là nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho Ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm hầu để trang trải cho những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đây là loại hình gửi tiền mà người gửi có sự thỏa thuận về thời gian với Ngân hàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 11 ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn. 2.1.3 Kỳ phiếu Ngân hàng Là loại chứng từ có giá được Ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định.Thời hạn của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng. 2.1.4 Trái phiếu Ngân hàng Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng, nó là một loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta, trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì Ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…Đối với khách hàng, trái phiếu Ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp. 2.2 Lý luận chung về tín dụng 2.2.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn. Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa: - Có sự chuyển giao quyền sử dung một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. 2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.2.3 Các hình thức tín dụng - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. - Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng. - Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: Tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 12 2.2.4 Chức năng và vai trò của tín dụng 2.2.4.1 Chức năng - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. - Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. 2.2.4.2 Vai trò - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. - Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. 2.2.5 Đối tượng khách hàng - Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, ở trong nước và nước ngoài. - Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.6 Điều kiện cho vay Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau: - Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam. - Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam. - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật. - Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân) tại điạ bàn cho vay được phân công của sở Giao dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốc chấp thuận. 2.2.7 Các phương thức cho vay Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 13 - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự hòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay 2.1.8.1 Thời hạn cho vay Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và khách hàng. 2.1.8.2 Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biễu lãi suất và biểu phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ. - Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc được qui định trong hợp đồng tín dụng . - Ngân hàng có thể xem xét cho khoản miễn, giảm lãi tiền vay theo Quy chế miễn, giảm lãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành. 2.2.9 Bảo đảm tín dụng 2.2.9.1 Khái niệm Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 14 dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi: - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Tài sản dung làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu( phải có giá trị và thị trường tiêu thụ). - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. 2.2.9.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay: - Thế chấp bất động sản. - Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cấm cố. Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa…. - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ. - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay.  Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh. 2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng  Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn.  Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động VHĐ/TNV= Vốn huy động Tổng nguồn vốn X 100% VHĐCKH/TNV= Vốn huy động có kỳ hạn Tổng nguồn vốn huy động X 100% Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 15 Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định.  Dư nợ / Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.  Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay Phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu về được bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì Ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu được nợ.  Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. DN/TNV= Dư nợ Tổng nguồn vốn X 100% Tổng dư nợ NQH/TDN= Nợ quá hạn X 100% DSTN/DSCV= Doanh số thu nợ Doanh số cho vay X 100% Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 16 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacomank thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công – Lữ Gia tại thành Phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.Vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm 1991 là 03 tỉ đồng và Ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các vùng ven TP.HCM. Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẽ kinh nghiệm quản trị điều hành gồm: Công Ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tập đoàn tài chính Dragon Financial Hoidings thuộc Anh Quốc và Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ). Ngoài 3 cổ đông nước ngoài và các đối tác chiến lược trong nước, Sacombank còn là Ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33.000 cổ đông. Sacombank hiện có hệ thống công ty con hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như: kiều hối (Sacomrex), chứng khoán (sacombank Securities), cho thuê tài chính (sacombankleasing), quản lý nợ và khai tác tài sản (Sacombank – AMC).Vào ngày 12/7/2006 tại trung tâm Giao Dịch chứng khoán TP HCM, Sacombank trở thành Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sau 17 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam với vốn điều lệ với 4.450 tỉ đồng và về mạng lưới hoạt động với 207 Chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kính 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Sacombank còn có quan hệ với gần 9.700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ. Mục tiêu đến 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. Sacombank chú trọng nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại công nghệ Ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính Ngân hàng hiện đại. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi. Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng, đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. 3.1.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang 3.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức như hạn hán, dịch bệnh trên lúa, vật giá tăng cao, … ảnh hưởng đến các họat động SXKD và đời sống của người dân, nhưng với những nỗ lực chung của các TCKT và nhân dân trong tỉnh, cho nên nền Kinh tế - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 17 Xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch . Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang năm 2007 đạt 13,63% (cao hơn 0,43% so với Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong 15 năm qua). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực với khu vực dịch vụ chiếm 54,79% (tăng 2,13%), khu vực nông – lâm - thuỷ sản chiếm 32,52% ( giảm 2,04%) và khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,69% (giảm 0,09%). Thị trường XNK tiếp tục được mở rộng, đặc biệt hoạt động xuất khẩu đã có bước tiến triển mạnh, đạt mức kỷ lục trong vòng 32 năm qua với kim ngạch XK cả năm ước đạt 540 triệu USD, vượt 20,1% so với kế hoạch và tăng 21,62% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng XK chủ lực của tỉnh là cá tra chiếm 61% và gạo chiếm 28% đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Riêng hoạt động NK cả năm ước đạt 53 triệu USD, đạt 82% so với kế hoạch và bằng 95% so cùng kỳ. Các mặt hàng NK chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho ngành may mặc, chế biến thức ăn gia súc, hoá chất, thuốc trừ sâu, gỗ… Trong năm 2007, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đến cuối năm huy động vốn tại chỗ được 6.670 tỷ đồng (tăng 74% so năm 2006), chiếm 52% tổng dư nợ (đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây), Tổng dư nợ cho vay đạt gần 13.737 tỷ (tăng 53%), trong đó dư nợ các NHTMQD chiếm 59%, NHTMCP chiếm 33%, hệ thống QTDND chiếm 8% (tỷ lệ này của năm 2006 lần lượt là 75%, 17%, 8%),qua đó cho thấy năm 2007 thị phần của các NHTMCP có chiều hướng gia tăng và các NHTMQD thì ngược lại. 3.1.2.2 Tình hình thị trường trên địa bàn Trong năm 2007 do trên địa bàn có thêm 4 TCTD mở Chi nhánh (như Ngân hàng VIBank, Việt Á, An Bình, Nam Việt) và ngày trong tháng 01/2008 đầu năm trên địa bàn An Giang có thêm 03 TCTD mở Chi nhánh là NH Sài Gòn Hà Nội (khai trương vào ngày 09/01/2008), Techcombank (khai trương vào ngày 11/01/2008) và VPBank (khai trương vào ngày 16/01/2008). Dự kiến đến cuối quí 2/2008 sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai trương là Eximbank, NH Quân Đội. Việc tại 1 địa bàn tỉnh có quá nhiều TCTD (là tỉnh có nhiều TCTD chỉ đứng sau các TP trực thuộc TW, tính đến 16/01/2008 tại An Giang có tổng cộng 47 TCTD bao gồm 8 NHTMQD, 01 NH Chính Sách, 14 NHTMCP, 24 QTD và nếu tính điểm giao dịch Ngân hàng là gần 110 điểm) với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng và nguồn nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị giao động và có thể sẽ bị lôi kéo. Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm nhất đó là thị trường ngày càng sẽ bị thu hẹp do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2007 Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo các khách hàng đại gia trên địa bàn về giao dịch với Sacombank, nhưng các khách hàng này từ lâu đã giao dịch với các Ngân hàng TMQD, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, hạn mức,… cho nên số lượng khách hàng đại gia về giao dịch với Chi nhánh chưa nhiều. 3.1.3 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang An Giang là một tỉnh thuộc Miền tây Nam Bộ, với năm non bảy núi, có nhiều cửa khẩu giao thương thuận tiện với Campuchia, nếu ai có dịp về An Giang, chắc có Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 18 một lần viếng thăm khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham quan các danh lam thắng cảnh và chắc chắn có dịp đi qua một thành phố mới – nơi có môt Chi nhánh của Sacombank - Chi nhánh An Giang toạ lạc trên đường Tôn ĐứcThắng -ngay trung tâm thành phố Long Xuyên. Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng 11/2001), chính thức đi vào hoạt động (theo công văn số 66 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị) vào ngày 03/08/2005 là Chi nhánh thứ 100 trong hệ thống Sacombank theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/02/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Sacombank An Giang là Chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý Ngân hàng. Hoà với xu thế phát triển chung của toàn hệ thống Sacombank - An Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ -đa năng trên điạ bàn tỉnh, do đó hệ khách hàng trọng tâm mà Sacombank hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên điạ bàn tỉnh. 3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại Sacombank An Giang Phòng Hành chánh Phòng Kế toán và Quỹ Phòng Hỗ trợ Phòng Cá nhân Phòng Doanh nghiệp Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Thẩm định DN Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Tiếp thị DN Phòng Giao dịch Giám đốc Phó giám đốc Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 19 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Phòng doanh nghiệp Tiếp thị doanh nghiệp - Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể như: đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị và phát triển sản phẩm doanh nghiệp tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng,… - Tiếp thị và quản lý khách hàng như: xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng, trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc Chi nhánh, triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ,… - Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như: triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc,… - Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan. - Quản lý kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong mảng chức năng được giao,… Thẩm định doanh nghiệp - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của Ngân hàng) như: phối hợp với Bộ phận Tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng,… - Thông báo quyết dịnh cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh nghiệp,…  Phòng cá nhân Có chức năng và nhiệm vụ tượng tự như phòng doanh nghiệp, chỉ khác ở đối tượng là cá nhân.  Phòng hỗ trợ Quản lý tín dụng - Hỗ trợ công tác tín dụng như: thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài sản bảo đảm. - Kiểm soát tín dụng như: kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có), hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có), tham gia cùng với bộ phận tín dụng doanh nghiệp/cá nhân kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu, lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm,… - Quản lý nợ như: quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả,… Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 20 - Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác, tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán vá các hồ sơ đã từ chối cho vay đề tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu,… Thanh toán quốc tế - Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như: xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu, L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu trơn,… - Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế như: xử lý các nghiệp chuyển tiền đi nước ngoài, thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ, mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng,… - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách, quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định,… Xử lý giao dịch - Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các tác nghiệp về thẻ được giao, quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng của khách hàng,… - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định cảu Ngân hàng.  Phòng kế toán và quỹ Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh - Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày /quý /năm của các đơn vị trực thuộc. - Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định. - Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra. - Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm trách.,… Quản lý công tác an toàn kho quỹ Thu chi và nhập xuất tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá như: thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theo quy định, tạm ứng quỹ,.. Kiểm điếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định. Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.  Phòng hành chính Quản lý công tác hành chính - Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 21 - Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh. - Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý và phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh. - Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của toàn Chi nhánh. - Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt,… Quản lý công tác nhân sự - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh. - Phối hợp với phòng nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh. - Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao đông, tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tại Chi nhánh. - Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, bảo dưỡng trang thiết bị CNTT,…  Phòng giao dịch Phòng giao dịch chia làm hai bộ phận: bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận hỗ trợ. Bộ phận dịch vụ khách hàng. - Tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng. - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng: phân tích thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng,… Bộ phận hỗ trợ. - Xử lý giao dịch như: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, chuyển tiền,… - Quản lý tín dụng như: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ. - Chức năng kế toán và quỹ như: thực hiện và kiểm soát hoạt động hạch toán kế toán của phòng giao dịch, tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán trong khi chờ chuyển về Chi nhánh theo quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ, thực hiện công tác thu chi tiền mặt, vàng, chứng từ có giá theo quy định,… 3.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng 3.3.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các Phòng ban Hội sở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương. - Sự đoàn kết và nhiệt quyết cao của CBNV Chi nhánh An Giang đã tạo nên sức mạnh tập thể hướng đến một mục tiêu chung là cùng nhau chung sức xây dựng một Chi nhánh vững mạnh về mọi mặt. - Đội ngũ CBNV trẻ -năng động -được địa phương hoá với gần 100% CBNV Chi nhánh là người địa phương nên rất am hiểu phong tục, tập quán của địa phương, từ đó rất thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng . Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 22 - Hình ảnh và thương hiệu Sacombank tại An Giang đã được nhiều người quan tâm thông qua nhiều chương trình như: “ Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng”, quỹ học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ “ và chương trình “ Ghế đá nơi công cộng “,…. - Trụ sở khang trang và sạch đẹp luôn tạo ra sự mới lạ và thoải mái khi khách hàng đến giao dịch nên đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng đến giao dịch. - Mạng lưới và tiện ích sản phẩm dịch vụ khá nổi trội: với mạng lưới rộng lớn –208 điểm giao dịch trên toàn hệ thống như hiện nay nên rất thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ đặc biệt nhất là dịch vụ chuyển tiền. - Công tác chăm sóc khách hàng được toàn thể CBNV Chi nhánh An Giang xác định là vũ khí cạnh tranh và là trách nhiệm của mọi người, từ đó khách hàng khi đến giao dịch lần đầu đã tạo ấn tượng tốt về Sacombank. - Hệ khách hàng sau hơn 02 năm hoạt động Chi nhánh An Giang đã tạo được một hệ khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững. 3.3.2 Khó khăn - Sự xuất hiện ngày càng nhiều TCTD làm cho thị phần ngày càng thu hẹp, các TCTD đua nhau tung ra những chiêu thức lôi kéo các khách hàng của những Ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn trong đó có Sacombank An Giang. - Sau thời gian dài mất khách hàng, các Ngân hàng TMQD đã “ tỉnh giấc” nên không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo lại các khách hàng đã mất và thu hút thêm khách hàng mới, với lợi thế giá sản phẩm rẽ hơn các Ngân hàng TMCP, cho nên đã bị các Ngân hàng TMQD tiếp thị lôi kéo. - Do nhu cầu mở rộng mạng lưới và qui mô họat động của Chi nhánh tăng trưởng nhanh, cho nên số lượng nhân viên cần tuyển nhiều, nghiệp vụ còn yếu chưa theo kịp tốc độ phát triển của Chi nhánh. Trong khi đó áp lực về các chính sách thu hút nhân tài của các TCTD mới mở tại An Giang đối với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệm ngày một tăng. - Một số sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích chưa cao, một số loại phí dịch vụ cao hơn so với các TCTD khác như phí thẩm định, phí TTQT, phí sử dụng hạn mức. - Thủ tục cho vay đối với những món nhỏ lẻ của Sacombank còn quá nhiêu kê (do chưa ban hành thủ tục đơn giản cho sản phẩm này) và phải đăng ký GDĐB, trong khi đó có một số TCTD đang thực hiện thủ tục cho vay thật đơn giản và không đăng ký GDĐB đối với những món vay dưới 50 triệu đồng. - Đối với những sản phẩm cho vay QTD không thể phát triển do khó cạnh tranh với NH Đông Á và NH Mỹ Xuyên về thủ tục quản lý tài sản thuế chấp, các hồ sơ vay vốn tái thế chấp và đăng ký GDĐB. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 23 3.4 Quy trình cho vay Hình 3.2: Quy trình cho vay CHỨNG TỪ Toàn bộ Hồ sơ vay Tờ trình đã được duyệt HĐ Tín dụng, HĐ Bảo đảm Giấy xác nhận tình trạng nhà đất Biên bản nhận TSBĐ Nhập kho hồ sơ KH P.DVKH BGĐ P.QLTD Nhu cầu Bàn giao bản chính giấy tờ nhà đất Nhận HS TSBĐ trình duyệt, giải ngân Xét duyệt Kiểm soát hồ sơ đã duyệt Tiếp nhận, hướng dẫn HS Xác minh thực tế Thẩm định hồ sơ vay Tổng hợp hồ sơ, trình ký Thông báo từ chối Lập hợp đồng và trình ký Công chứng/ chứng thực giao dịch ĐB (nếu có) Thông báo đồng ý Ký HĐ duyệt Nhận tiền vay Giải ngân tiền vay Lưu giữ Hồ sơ Phiếu chuyển khoản/Giấy lĩnh tiền Bản chính giấy tờ nhà, đất Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 24 Bảng 3.1: Diễn giải Qui trình cấp tín dụng tại Sacombank An Giang Thời gian STT Các bước thực hiện Nội dung thực hiện Hồ sơ/chứng từ 1 Tiếp nhận hướng dẫn hồ sơ - Tiếp nhận hồ sơ vay. - Hường dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng - Sổ theo dõi; - Phiếu hẹn xác minh Tối đa 5 ngày 2 Xác minh thực tế - Xác minh hiện trạng thực tế của bất động sản mới. - Định giá bất động sản - Bảng kiểm tra thu thập thông tin. - Bảng định giá TSBĐ Từ 2 đến 5 ngày tùy vào số tiền vay 3 Thẩm định hồ sơ vay - Đánh giá xếp hạn khách hàng. - Thẩm định các hồ sơ vay vốn. - Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh hoặc nguồn thu nhập dùng để trả nợ. - Bảng điểm khách hàng. - Thu thập hồ sơ vay. - Báo cáo đánh giá định tính. Xét duyệt trong thời gian ngắn nhất. 4 Trình hồ sơ vay - Lập tờ trình, đề xuất ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thông báo cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. - Tờ trình xét duyệt hồ sơ vay. - Toàn bộ hồ sơ vay Đây là thời gian khách hàng tự chủ động 5 Thủ tục bảo đảm tiền vay - Ký HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm tiền vay. - Thực hiện công chứng, chứng thực HĐ bảo đảm tiền vay - Đăng ký GDBĐ tại cơ quan có thẩm quyền. - Chuyển bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm sang P. QLTD để làm thủ tục nhập kho qũy. - Tờ trình đã duyệt - HĐTD, HĐ bảo đảm đã công chứng - Giấy chứng nhận đã đăng ký giao dịch bảo đảm. - Bảng chính giấy tờ nhà đất. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 25 Trong 1 buổi. 6 Giải ngân - Giải ngân tiền vay cho khách hàng - Chuyển hồ sơ vay của khách hàng sang P. QLTD lưu giữ - HĐTD - Phiếu chuyển khoản, giấy lãnh tiền. 7 Kiểm tra sau cho vay sau cho vay - Sau giải ngân, CBTD phải tiến hành kiểm tra - Nội dung kiểm tra lưu ý đến việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ. Báo cáo kiểm tra sau cho vay 8 Tất toán HĐ vay - Khi khách hàng trả hết nợ, tiến hành hạch toán thu nợ, lãi và phí để tất toán HĐ. - Chuyển hồ sơ sang P.QLTD để làm thủ tục giải chấp. - Giấy nộp tiền của khách hàng - Bản chính giấy tờ nhà đất. 3.5 Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang trong 3 năm Trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh chia làm hai loại: thu từ lãi và thu ngoài lãi. Thu từ lãi là thu từ hoạt động cho vay vốn của Chi nhánh, còn thu ngoài lãi là tiền thu được do điều chuyển vốn đi Hội sở. Tương tự nguồn chi cũng có hai loại: chi trã lãi là lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền còn chi ngoài lãi là lãi phải trả do nhận vốn điều hòa từ hội sở.Tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 ĐVT:Triệu đồng (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Chênh lệnh 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối 1.Thu từ lãi (lãi cho vay) 26,722 62,926 36,204 135.48 2.Chi trả lãi (trả lãi tiền gửi) 5,735 23,620 17,885 311.86 3.Thu nhập lãi (lãi ròng) 20,987 39,306 18,319 87.29 4.Thu ngoài lãi (lãi do chuyển VĐH về HS) 1,560 2,871 1,311 84.04 5.Chi ngoài lãi (lãi do nhận VĐH về HS) 5,789 11,020 5,231 90.36 6.Thu nhập ngoài lãi -4,230 -8,149 -3,919 92.65 7.Thu nhập trước thuế 16,758 31,157 14,399 85.92 8.Thuế TNDN 4,692 8,724 4,032 85.93 Thu nhập sau thuế 12,066 22,433 10,367 85.92 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 26 Biểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 ĐVT:Triệu đồng. 22,492 65,797 11,524 34,640 12,066 22,433 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2006 2007 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Từ bảng báo cáo trên ta thấy số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tăng mạnh ở năm 2007. Cụ thể là tiền lãi vay thu được năm 2006 là 26,722 triệu đồng, năm 2007 tiền lãi vay thu được là 62,926 tăng 36,204 triệu đồng so với năm 2006 ứng với tốc độ tăng trưởng là 135.48%. Điều này chứng mhinh rằng lợi nhuận của Chi nhánh bị ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thu từ lãi cho vay thì Ngân hàng phải trả lãi tiền gửi. Bên cạnh việc thu ngoài lãi năm 2007 tăng 1,311 triệu đồng so với năm 2006, còn chi ngoài lãi năm 2007 tăng 5,231 triệu đồng so với năm 2006. Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2006 là 12,066 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận là 22,433 triệu đồng tăng 10,367 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 85.92%. Đạt được kết quả đó là do trong thời gian qua Ngân hàng đã làm tương đối tốt các hoạt động cho vay, thu nợ cũng như kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, có những chính sách cho vay với mức lãi phù hợp. Với kết quả này Chi nhánh sẽ ngày càng phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. 3.6 Mục tiêu và phương hướng năm 2008 3.6.1 Mục tiêu năm 2008 - Huy động: năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8,5% thị phần của địa bàn, với 9,000 khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 14,000 khách hàng. - Cho vay: năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với 13,000 khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 28,000 khách hàng. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 27 - Doanh số TTQT: năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn, với 01 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu USD chiếm 5% thị phấn địa bàn, với 10 khách hàng. - Thu phí dịch vụ: năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ đồng chiếm 12,5% lợi nhuận. - Lợi nhuận trước DPRR: năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 40 tỷ. - Xếp loại Chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên loại 03 và đến 2010 là loại 02. 3.6.2 Phương hướng năm 2008  Tăng nguồn vốn huy động - Tiếp tục thức hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc hợp lý – ưu đãi. - Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thị thu hút khách hàng.  Tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng - Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời…. - Rà soát, phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để NQH mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1% tổng dư nợ.  Tăng thu dịch vụ Ngân hàng Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa…  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao để đáp ứng nhu cấu phát triển của Ngân hàng.  Tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh tại đơn vị - Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hàng năm đã đề ra. Định kỳ hàng quí thành lập Đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động các Phòng ban, PGD trực thuộc. - Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạch biện pháp thực hiện. - Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hội sở cũng như của các cơ quan chủ quản.  Các phương hướng khác Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội qui, qui chế, cũng như luôn quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn Bất kỳ một Ngân hàng nào thì vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi. Một nguồn vốn đều và ổn định sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên, nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.Trong quá trình hoạt động Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Bảng 4.1:Tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Biểu đồ 4.1:Tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%) đối đối(%) Vốn huy động 34,553 40.26 237,359 75.70 500,776 65.77 202,806 586.94 263,417 110.98 Nguồn vốn UTĐT 0 0 3,927 1.25 29,001 3.81 3,927 0 25,074 638.50 Vốn và các quỹ 2,340 2.73 16,517 5.27 27,350 3.59 14,177 605.85 10,833 65.59 Nguồn vốn khác 48,925 57.01 55,753 17.78 204,267 26.83 6,828 13.96 148,514 266.38 Tổng nguồn vốn 85,818 100 313,556 100 761,394 100 227,738 265.37 447,838 142.83 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 29 Tổng nguồn vốn 85,818 313,556 761,394 2005 2006 2007 Từ biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng. Tính đến năm 2005 tổng nguồn vốn đạt được là 85,818 triệu đồng đến năm 2006 nguồn vốn đạt được là 313,556 triệu đồng tăng lên là 227,738 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 265.37% sang năm 2007 nguồn vốn đạt được là761,394 triệu đồng tiếp tục tăng 447,838 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.83% so với năm 2006. 4.1.2 Tình hình huy động vốn Hiện nay các NHTM đang chạy đua với việc tăng lãi suất huy động và mức tăng lãi suất lên rất cao để thu hút sự hấp dẫn của các các thành phần kinh tế cũng như các cá thể có lượng tiền nhàn rổi. Bên cạnh việc tăng lãi suất, các Ngân hàng còn kèm theo các chương trình dự thưởng, quảng bá tiếp thị, treo băng gon khắp nơi,…Sacombank cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các hình thức trên và trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng lên.Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:` Bảng 4.2:Tình hình huy động vốn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khản mục Vốn % Vốn % Vốn % đối đối(%) đối đối(%) Tiền gửi thanh toán 16,207 48.51 20,813 10.73 52,775 12.75 4,606 28.42 31,962 153.57 Tiền gửi tiết kiệm KKH 387 1.16 4,182 2.16 5,506 1.33 3,794 979.51 1,324 31.66 Tiền gửi tiết kiệm CKH 16,816 50.33 168,913 87.11 355,477 85.91 152,097 904.49 186,564 110.45 Tổng 33,410 100 193,908 100 413,757 100 160,498 480.39 219,850 113.38 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)  Tiền gửi thanh toán Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 30 Đây là loại tiền gởi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, lãi suất của loại tiền gởi này không cao bằng các loại tiền gởi có kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của khách hàng là dùng để thanh toán và các dịch vụ kèm theo phải đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng. Nguồn tiền gửi thanh toán trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Cụ thể vốn năm 2005 đạt được là 16,207 triệu đồng, năm 2006 là 20,813 triệu đồng tăng 4,606 triệu đồng tương ứng với số tiền 28.42% so với năm 2005. Năm 2007 vốn đạt được là 52,775 tăng 31,962 triệu đồng tương ứng với số tiền 153.57% so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên công tác huy động vốn chưa được cao nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 Chi nhánh đã có chính sách thay đổi lãi suất linh hoạt, công tác tiếp thị được quảng bá nhiều giới thiệu về Ngân hàng bằng các hình thức phát tờ rơi và các chương trình rút thăm trúng thưởng, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đây loại tiền chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tiền gửi, tuy nhiên số dư vẫn tăng lên nhưng không đáng kể. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng đang nhàn rổi tạm thời mà chưa biết lúc nào sử dụng.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với Ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư. Tình hình số dư tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm trở lại đây đều tăng, cụ thể: năm 2005 huy động được16,816 triệu đồng; năm 2006 đạt 168,913 triệu đồng tăng 152,097 triệu đồng so với 2005, ứng với tốc độ tăng 904.49%, năm 2007 đạt 355,477 triệu đồng tăng 186,564 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng là 110.45%. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gửi này đòi hỏi Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở Chi nhánh Sacombank AG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. 4.2 Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 4.2.1 Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank AG đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Sacombank AG đầu tư tín dụng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 31 ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Tình hình cho vay của Sacombank An Giang được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 38,500 58.3 381,514 69 1,604,511 84.17 343,014 890.95 1,222,997 320.56 Trung dài hạn 27,500 41.7 171,743 21 301,714 15.83 144,243 524.52 129,971 75.68 Tổng 66,000 100 553,257 100 1,906,225 100 487,257 738.27 1,352,968 244.55 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 38,500 381,514 1,604,511 27,500 171,743 301,714 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung dài hạn Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay là 66,000 triệu đồng, năm 2006 là 553,257 triệu đồng tăng 738.27% tương ứng với số tiền 487,257 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 1,906,225 tăng 244.55% tương ứng với số tiền 1,352,968 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2005 doanh số cho vay có sự cách xa so với doanh số cho vay năm 2006 và 2007 là do năm 2005 Chi nhánh mới được chuyển đổi từ hình thức tổ tín dụng lên Chi nhánh cấp 1 và sau thời gian hoạt động Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay phù hợp, thu tục vay đơn giản, đẩy mạnh công tác tiếp thị đã thu hút một lượng khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho nên có sự tăng mạnh ở năm 2006 và 2007. Doanh số cho vay theo thời hạn được chia làm 2 loại: Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 38,500 triệu đồng, năm 2006 là 381,514 triệu đồng tăng 890.95% tương ứng với số tiền 343,014 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 1,604,511 tăng 320.56% tương ứng với số tiền 1,222,997 triệu đồng so với năm 2005. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 32 Trong các hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thì hoạt động ngắn hạn là chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn vay nhất thời cho các thành phần, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại Chi nhánh Sacombank AG tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,… Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội đã kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay trung và dài hạn là 27,500 triệu đồng, năm 2006 là 171,743 triệu đồng tăng 524.52% tương ứng với số tiền 144,243 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 301,714 tăng 75.68% tương ứng với số tiền 129,971 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của tăng doanh số trung, dài hạn là do những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể huy động vốn bằng các hình thức như phát hành chứng khoán, trái phiếu nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là một giải pháp tốt nhất và đây là một trong những khách hàng mà Sacombank –AG chú trọng đến. Ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Do trong thời gian qua Chi nhánh tập trung vào loại hình cho vay ngắn hạn nhiều hơn. Tóm lại: Tuy Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang mới thành lập khoản vài năm nhưng tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2007 và loại hình cho vay ngắn hạn là loại hình mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua. Vì vậy mà tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng cho vay trung và dài. Điều này cho thấy kết quả sử dụng vốn có hiệu quả. Để đạt được kết quả này Chi nhánh không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình như: đổi mới cơ cấu quản lý, áp dụng một mức lãi suất hợp lý, chú trọng trong công tác tiếp thị khách hàng, bên cạnh đó cũng nhờ sự nổ lực của toàn thể nhân viên. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo loại hình Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo loại hình ĐVT: Triệu đồng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 33 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài GònThương Tín) Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay tại Chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng. Từ biểu đồ trên ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là cho vay nông nghiệp, CBCNV và cầm cố sổ tiền gửi và các sản phẩm cho vay đều tăng qua các năm. Đặc biệt cho vay SXKD tăng mạnh năm 2006 và năm 2007. Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn. Tình hình cho vay đối với từng sản phảm dịnh vụ như sau:  Cho vay sản xuất kinh doanh Các tổ chức kinh tế và cá thể trong tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, từ đó họ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn cũng tăng theo, mà vốn tự có của họ không đủ để trang trãi cho các chi phí hoạt động. Vì vậy họ cần có nguồn vốn vay để thuận lợi trong việc sản xuất và đây cũng là lĩnh vực mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua, vốn tín dụng tài trợ cho các loại hình này vừa đem lại lợi nhuận cao (lãi suất cho vay cao), vừa phù hợp với mục tiêu mà Sacombank đề ra, đồng thời bám sát mục tiêu phát triển của tỉnh. Đây là loại hình cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (53.91%) trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2005 doanh số cho vay SXKD là 20,802 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31.52% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay năm 2006 là 298,243 triệu đồng tăng 277,441 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1333.72%. Doanh số cho vay năm 2007 là 1,216,785 triệu đồng tăng 918,542 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 307.98%. Trong hoạt động SXKD thì đối tượng cá thể chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với đối tượng doanh nghiệp. Trong đó doanh số cho vay cá thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 20.17%, năm 2006 tăng lên chiếm tỷ trọng 33.88% và tiếp tục ở năm 2007 chiếm tỷ trọng 63.83%. Còn đối với tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khoản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%) đối đối(%) SXKD 20,802 31.52 298,243 53.91 1,216,785 63.83 277,441 1333.72 918,542 307.98 Cá nhân 13,313 20.17 187,416 33.88 846,883 44.43 174,103 1307.77 659,467 351.87 Doanh nghiệp 7,489 11.35 110,827 20.03 369,902 19.40 103,338 1379.86 259,075 233.77 Nông nghiệp 7,674 11.63 71,048 12.84 183,413 9.62 63,374 825.83 112,365 158.15 Tiêu dùng, bđs 385 0.58 14,134 2.55 33,538 1.76 13,749 3571.17 19,404 137.29 Mua sắm,SCNC 250 0.38 14,456 2.61 34,648 1.82 14,206 5682.40 20,192 139.68 Cầm cố sổ tiển gửi 1,401 2.12 53,100 9.60 249,400 13.08 51,699 3690.15 196,300 369.68 CBCNV 34,846 52.80 81,535 14.74 138,207 7.25 46,689 133.99 56,672 69.51 CV TTC - 319 0.06 5,169 0.27 319 - 4,850 1520.38 CV khác 642 0.94 20,422 3.69 45,066 2.36 19,780 3081 24,644 120.67 Tổng 66,000 100 553,257 100 1,906,226 100 487,257 738.27 1,352,969 244.55 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 34 trưởng là do các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên mở rộng rộng qui mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn. Qua phân tích cho vay theo loại hình SXKD, ta thấy trong 3 năm qua chi nhánh đã tập trung vào loại hình này khá cao (đặc biệt năm 2007 chiếm 63.83%/tổng doanh số cho vay). Tình hình của tỉnh An Giang đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự án đầu tư lớn, nhỏ ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn nên cho vay đối với loại hình này có khả năng phát triển mạnh.  Cho vay nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó thì ngành thủy sản cũng phát triển rất mạnh. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn và trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào hai lĩnh vực và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình cho vay này càng tăng thêm. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, Ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốn cho phù hợp để tạo cho người dân sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay là 7,674 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 71,048 triệu đồng tăng 63,374 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 825.83% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 183,413 triệu đồng tăng112,365 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 158.15% so với năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm nhẹ từ 12.84% năm 2006 xuống 9.62% năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là cho vay lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên Chi nhánh có sự điều tiết đối với loại hình cho vay này. Đặc biệt là trong những năm gần đây xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều đã gây khó khăn cho người dân, cho nên Chi nhánh có sự điều tiết nhằm tránh rủi ro đến mức tối thiểu, đảm bảo mục tiêu an toàn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng.  Cho vay tiêu dùng, bất động sản Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích tăng theo. Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân. Doanh số cho vay của tiêu dùng, bất động sản năm 2005 là 385 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,134 triệu đồng tăng 13,749 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3571.17% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 33,538 triệu đồng tăng 19,404 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 137.29% so với năm 2006, nhìn chung doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2006 tỷ trọng 1.76% giảm xuống 1.76% năm 2007, do năm 2007. Nguyên nhân là tình hình bất động sản có sự biến động liên tục không ổn định, còn giá cả thì tăng mạnh. Tuy nhiên doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng nhỏ /tổng doanh số cho vay.  Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở Đây là loại hình cho vay nhằm mua sắm, sữa chữa nhà ở, mua những trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho đời sống của người dân góp phần cải thiện cuộc sống. Doanh số cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở của năm 2005 là 250 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,456 triệu đồng 14,206 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 5682.40% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 34,648 triệu đồng tăng 20,192 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 139.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm do việc giải tỏa dân cư nên người dân không có nhà ở, không đủ tiền mua đất, mua nhà nên phải vay thêm. Tuy nhiên loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số cho vay, vì loại hình này thời gian cho vay dài, rủi ro cao do mua nhà để không kinh doanh nên không có sinh lời và phí thẩm định cũng cao và mất nhiều thời gian. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 35  Cho vay cầm cố sổ tiền gửi Đây là hình thức cho vay dựa vào sổ tiền gửi của khách hàng.Với loại hình cho vay này sẽ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng do thủ tục vay rất gọn nhẹ, thời gian hoàn tất hồ sơ nhanh.Và đây là loại hình Chi nhánh mới mở rộng thêm nhằm đa dạng hóa loại hình cho vay để sớm trở thành một Ngân hàng bán lẽ - đa năng. Nhưng do đây không phải là lĩnh vực đầu tư mục tiêu nên doanh số cho vay cầm cố sổ tuy tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng thì chưa cao. Đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn và ít tốn phí thẩm định nhất. Doanh số cho vay cầm cố sổ tiền gửi của năm 2005 là 1,401 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 53,100 triệu đồng tăng 51,699 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3690.15% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 249,400 triệu đồng tăng 196,300 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 369.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm và tỷ trọng cho vay cũng tăng nhưng vẫn còn thấp so tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên tỷ trọng vẫn tăng do Chi nhánh muốn mở rộng các loại hình cho vay nhằm làm cho sản phẩm của Ngân hàng ngày càng đa dạng, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.  Cho vay cán bộ công nhân viên Đây là loại hình cho vay nhằm mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất như: mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... Đối với loại hình cho vay này khách hàng không cần tài sản đảm bảo. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên của năm 2005 là 34,846 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 81,535 triệu đồng tăng 46,689 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 133.99% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 138,207 triệu đồng tăng 56,672 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 69.51% so với năm 2006. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên tăng qua các năm, đây là loại hình mà Chi nhánh đang tập trung thời gian tới, nó được phổ biến hầu hết các Ngân hàng. Đối với hình thức cho vay này sẽ tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với cơ quan. Loại hình cho vay này giúp cho cán bộ công nhân viên ngoài việc trang trãi cuộc sống thì còn có thể kinh doanh nhỏ. Ngân hàng áp dụng hình thức vốn cộng lãi chia đều nên công tác thẩm định nguồn thu nhập đối với loại hình này rất quan trọng.  Cho vay tiểu thương và cho vay khác(như cho vay du học, cho vay lãi cấn trừ bất động sản, cho vay mua xe ô tô,…) Đây là loại hình mà Chi nhánh mới bắt đầu cho vay năm 2006 vì vậy mà doanh số cho vay vẫn còn thấp. Doanh số cho vay tiểu thương của 2006 là 319 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay là 5,169 triệu đồng tăng 4,850 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1520.38% so với năm 2006. Do năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên nên loại hình cho vay này chưa phổ biến, đến năm 2007 doanh số cho vay đã tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp do mới nên chưa được chú trọng nhiều, tốn nhiều thời gian để thu nợ do mỗi ngày điều phải đi thu. Còn đối với loại hình cho vay khác thì doanh số cho vay của năm 2005 là 642 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 20,422 triệu đồng tăng 19,780 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3081% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 45,066 triệu đồng tăng 24,644 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 120.67% so với năm 2006, bao gồm các loại hình cho vay như: cho vay du học, xuất khẩu lao động, …các hình thức cho vay khác này cũng chiếm tỷ trọng tương đối. Nhìn chung trong thời gian qua tốc độ cho vay theo từng loại hình sản phẩm đều tăng qua các năm nhưng về tỷ trọng giữa các loại hình thì tăng không đồng đều. Bên cạnh tập trung Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 36 vào các ngành SXKD thì Chi nhánh cũng nên tập trung vào khai thác thế mạnh của tỉnh nhà là ngành nông nghiệp và thủy sản nhiều hơn. Doanh số cho vay có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, tỷ trọng của một số loại hình quá thấp gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh. Do vậy Chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng loại hình, từng địa bàn giúp cho hạt động cho vay vốn của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn. 4.2.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là số tiền mà Chi nhánh thu được trên tổng dư nợ cho vay. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Ngân hàng thu nợ đủ và đúng hạn sẽ hạng chế được rủi ro và khả năng xảy ra nợ quá hạn thấp. Để kiểm soát được tình hình thu nợ đòi hỏi cán bộ thẩm định phải xem xét, phân tích hồ sơ vay một cách cận thận đối với từng đối tượng khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Đồng thời phải thường xuyên trao đổi và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, thực hiện được điều này thì chứng tỏ Ngân hàng có khả năng quản lý nợ tốt. 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khoản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 17,050 55.36 229,477 69.62 1,314,113 86.3 212,427 1245.91 1,084,636 472.7 Trung dài hạn 13,750 44.64 100,136 30.31 208,628 13.7 86,386 628.26 108,492 108.34 Tổng 30,800 100 329613 100 1522741 100 298,813 970.17 1193128 361.98 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Biểu đồ 4.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 37 17050 229477 1314113 13750 100136 208628 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung dài hạn Tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện như sau:  Thu nợ ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2005 là 17,050 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 229,477 triệu đồng tăng 212,427 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 1245.91% so năm 2005. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 là 1,314,113 triệu đồng tăng 1,084,636 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 472.7% so năm 2006. Về cơ cấu thu nợ thì tỷ trọng thu nợ tăng dần qua các năm cụ thể năm 2005 là 55.36%, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 69.62% và đến năm 2007 tiếp tục tăng 86.3%. Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, nguyên nhân do vòng vay vốn ngắn hạn nhanh, số tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm và thường là khoản vay nhỏ mà phương thức trả nợ rất thuận lợi cho khách hàng, thường kéo theo chu kỳ kinh doanh, bên cạnh đó thì sự tích cực thu nợ của cán bộ tín dụng cho nên công tác thu nợ đạt được hiệu quả.  Thu nợ trung và dài hạn Tình hình thu nợ trung, dài hạn tăng dần qua 3 năm cụ thể: Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2005 là 13,750 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 100,136 triệu đồng tăng 86,368 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 628.26% so năm 2005. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2007 là 208,628 triệu đồng tăng 108,492 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 108.34% so năm 2006. Về cơ cấu thu nợ thì tỷ trọng thu nợ giảm dần qua các năm cụ thể năm 2005 là 44.64%, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 30.31% và đến năm 2007 tiếp tục giảm xuống 13.7%. Dù tốc độ có tăng nhưng tỷ trọng có sự sụt giảm liên tục 3 năm. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ trung dài hạn thấp hơn thu nợ ngắn hạn đặc biệt năm 2007 chỉ chiếm 13.7%/ tổng doanh số thu nợ. Vì vậy Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa để công tác thu nợ được đảm bảo an toàn đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay Thu nợ là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, doanh số cho vay của các loại hình đều tăng ở các năm tương ứng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Cụ thể tình hình thu nợ của các loại hình như sau: Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo loại hình Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 38 ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khoản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%) đối đối(%) SXKD 17,206 55.86 181,622 55.10 1,007,581 66.17 164,416 955.57 825,959 454.77 Cá nhân 5,850 18.99 101,345 30.75 549,535 36.09 95,495 1,632.39 448,190 442.24 Doanh nghiệp 11,356 36.87 80,277 24.35 458,047 30.08 68,921 606.91 377,770 470.58 Nông nghiệp 2,611 8.48 52,762 16.01 137,313 9.02 50,151 1,920.76 84,551 160.25 Tiêu dùng, bđs 246 0.80 6,489 1.97 24,033 1.58 6,243 2,537.80 17,544 270.37 Mua sắm,SCNC 119 0.39 7581 2.30 20,242 1.33 7,462 6,270.59 12,661 167.01 Cầm cố sổ tiển gửi 1,245 4.04 29,955 9.09 221,357 14.54 28,710 2,306.02 191,402 638.97 CBCNV 9,074 29.46 34,399 10.44 87,263 5.73 25,325 279.09 52,864 153.68 CV TTC - 0.00 50 0.02 2,963 0.19 50 - 2,913 5,826.00 CV khác 299 0.97 16,755 5.08 22,033 1.45 16,456 5,503.68 5,278 31.50 Tổng 30,800 100 329,613 100 1,522,786 100 298,813 970.17 1,193,173 361.99 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Doanh số thu nợ năm 2005 là 30,800 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 329,613 triệu đồng tăng 298,813 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 970.17% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1,522,786 triệu đồng tăng 1,193,173, triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 361.99% so năm 2006. Từ bảng trên ta thấy doanh số thu nợ càng tăng mạnh qua các năm đều này chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng càng tốt.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay sản suất kinh doanh Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực cho vay sản suất kinh doanh trong 3 năm liên tục tăng, doanh số thu nợ năm 2005 là 17,206 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 181,622 triệu đồng tăng 164,416 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 955.57% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1,007,581 triệu đồng tăng 825,959 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 454.77% so năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng không tăng nhiều, cụ thể năm 2005 chiếm 55.86%, năm 2006 chiếm 55.10% và năm 2007 chiếm 66.17%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận cho nên khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng ngày càng cao. Ta thấy doanh số thu nợ của cá nhân có xu hướng tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ của doanh nghiệp, doanh số cho vay của cá thể chiếm tỷ trọng 18.99% ở năm 2005, năm 2006 chiếm tỷ trọng 30.75% và tỷ trọng này tiếp tục tăng năm 2007 là 36.09%. Trong khi đó doanh số thu nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng rồi giảm, điều này cho thấy khả năng trả nợ của cá nhân cao hơn đối với doanh nghiệp, tuy nhiên đối với cá nhân hay doanh nghiệp thì tốc độ tăng trưởng vẫn tăng.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp Trong thời gian qua tình hình nông nghiệp phát triển rất mạnh nhưng bên cạnh đó cũng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 39 gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,…Tình hình thu nợ vay như sau: doanh số thu nợ năm 2005 là 11,356 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 80,277 triệu đồng tăng 68,921 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 606.91% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 458,047 triệu đồng tăng 377,770 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 470.58% so năm 2006. Tỷ trọng thu nợ của nông nghiệp có xu hướng giảm năm 2006 nhưng đến năm 2007 thì tăng lại, nguyên nhân là do người dân đã có kinh nghiệm trong việc trồng trọt chăn nuôi, khắc phục được một phần nào của thiên tai và trong năm 207 giá cả của các sản phẩm nông nghiệp như: cá da trơn, gạo tăng cao. Ngoài ra An Giang là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản rất cao so với cả nước. Vì vậy mà đời sống của người dân ngày càng hoạt động có hiệu quả cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng tăng trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng và bất động sản Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối thấp so/tổng thu nợ, tình hình thu nợ của lĩnh vực này cũng tăng qua các năm. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2005 là 246 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 6,489 triệu đồng tăng 6,243 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 3537.80% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 24,033 triệu đồng tăng 17,544 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 271.37% so năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do đời sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về vật chất cũng tăng theo, khi người dân có nhu cầu tiêu dùng mà không đủ tiền nên đi vay mà với phương thức trả nợ thích hợp nên tạo được được tâm lý thoải mái cho người dân, an tâm sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho công tác thu nợ của Chi nhánh ngày càng tăng. Về tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2007 do tình hình bất động sản không ổn định.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay mua sắm và sữa chữa nhà cửa Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng không cao so với tổng thu nợ và tình hình thu nợ cũng tăng qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2005 là 119 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 7,581 triệu đồng tăng 7,462 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 6270.59% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 20,242 triệu đồng tăng 17,544 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 167.01% so năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là nhu cầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh và nhu cầu về nhà ở cũng tăng. Về tỷ trọng giảm năm 2007 do giá cả lên rất cao. Vì vậy Chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với loại hình này, từ tỷ trọng cho vay giảm năm 2007 kéo theo tỷ trọng thu nợ cũng giảm theo.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay cầm cố sổ tiền gửi Đây là sản phẩm mới của Chi nhánh nhằm đa dạng hóa các loại hình cho vay để khách hàng có nhiều sự lực chọn cho sản phẩm vay của mình do là loại hình mới nên năm 2005 chiếm tỷ trọng rất thấp, nhưng trong năm 2007 loại hình này phát triển rất mạnh. Doanh số thu nợ năm 2005 là1,245 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 29,955 triệu đồng tăng 28,710 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 2306.02% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 221,357 triệu đồng tăng 191,402 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 638.97% so năm 2006. Về tỷ trọng cũng tăng rất cao năm 2006 chiếm tỷ trọng là 9.09% nhưng đến năm 2007 chiếm tỷ trọng là 14.54%. Nguyên nhân đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn, phí hồ sơ lại thấp rất thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu vốn sử dụng. Thông thường khách hàng chỉ vay trong thời gian ngắn khoảng vài tháng, công tác thu nợ đối với loại hình này Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 40 tăng rất cao.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay cán bộ công nhân viên Công tác thu nợ cũng tăng qua các năm, doanh số thu nợ năm 2005 là 9,074 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 34,399 triệu đồng tăng 25,325 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 279.09% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 87,263 triệu đồng tăng 52,864 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 153.68% so năm 2006. Loại hình này vay không cần tài đảm bảo chủ yếu là thu vốn từ nguồn thu nhập mỗi tháng và hàng tháng Chi nhánh thu tiền qua kho bạc Nhà nước. Vì vậy mà công tác thu nợ cũng đạt được kết quả tốt.  Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiểu thương và cho vay khác Sản phẩm cho vay tiểu thương chợ năm 2005 không có, năm 2006 không phổ biến nhiều đến năm 2007 loại hình này phát triển khá mạnh. Doanh số thu nợ năm 2006 là 50 triệu đồng, năm 2007 là 2,963 triệu đồng tăng 2,913 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 5826%, một tỷ lệ tăng rất cao. Nguyên nhân tăng trưởng là loại hình bổ sung vốn vay nhanh cho những tiểu thương buôn bán ở chợ, công tác thu nợ là mỗi ngày và đều bằng nhau, các tiểu thương sử dụng số tiền vay để mua hàng bán mỗi ngày và tiền lời họ đóng lãi cho Ngân hàng. Vì vậy mà công tác thu nợ tương đối tốt và cũng được Chi nhánh tập trung phát triển trong thời gian tới. Các sản phẩm cho vay khác như: cho vay du học, mua xe ô tô, cho vay lãi cấn trừ bất động sản,…doanh số thu nợ tăng qua các năm nhưng tỷ trọng thì giảm xuống do Chi nhánh đã hạn chế các hình cho vay này và năm 2007 thì hình thức cho vay mua bán chúng khoán không còn nữa, tuy nhiên công tác thu nợ vẫn tăng. Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác thu nợ đối với từng đối tượng khách hàng và từng địa bàn. Cán bộ thẩm định nên theo dõi, nhắc nhở khách hàng khi gần đến hạn trả nợ, nhằm hạn chế nợ quá hạn và phòng ngừa rủi ro. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn đến mức thấp nhất góp phần nâng cao khả năng hoạt động của Ngân hàng. 4.2.3 Dư nợ cho vay Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì dư nợ càng tăng cao thì khả năng chiếm lĩnh thị phần càng nhiều. Cùng với sự tăng doanh số cho vay thì doanh số dư nợ cũng tăng theo, dư nợ là khoản tiền mà Ngân hàng phải thu khách hàng trong thời gian nhất định.Tình hình dư nợ của Ngân hàng trong thời qua như sau. 4.2.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 31,372 45 183,410 63 473,807 70 152,038 484.63 290,397 158.33 Trung dài hạn 38,339 55 109,946 37 202,987 30 71,607 186.77 93,041 84.62 Tổng 69,711 100 293,356 100 676,794 100 223,645 320.82 383,438 130.71 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 41 Biểu đồ 4.4: Doanh số dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng 31,372 183,410 473,807 38,339 109,946 202,987 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung dài hạn Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ là 69,711 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 293,356 tăng 223,645 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 320.82% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 676,795 tăng 383,438 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 130.71% so với năm 2006. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2005 dư nợ là 31,372 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 183,410 tăng 152,038 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 484.63% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 473,807 tăng 290,397 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 158.33% so với năm 2006. Nguyên nhân là Chi nhánh đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng nhiều sản phẩm cho vay giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Mặt khác các thành phần kinh tế cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả nên mở rộng quy mô đầu tư thông thường với vòng vay vốn ngắn và đây là đối tượng mà Ngân hàng đang và đã tập trung phát triển, khai thác các tiềm năng vì vậy mà dư nợ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Dư nợ trung dài hạn năm 2005 dư nợ là 38,339 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 109,946 tăng 71,607 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 186.77% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 676,795 tăng 93,041 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 84.62% so với năm 2006. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh dài hạn, những dự án lớn tăng nhanh. Chi nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng nên đã thu hút được nhiều dự án lớn từ đó dẫn đến dư nợ trung và dài hạn tăng lên. Tóm lại do nhu cầu vay vốn của các ngành SXKD thường là ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động và thường là theo chu kỳ kinh doanh dưới một năm.Cho nên dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. 4.2.3.2 Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo loại hình ĐVT: Triệu đồng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 42 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Trong 3 năm qua mức tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh đa phần tập trung vào các loại hình truyền thống như sản xuất kinh doanh, nông nhiệp, cho vay CBCNV, và gần đây ngân hàng mở rộng vào loại hình góp chợ và cầm cố sổ tiền gửi, cuối năm 2007 thì hạn chế cho vay bất động sản và hoàn toàn không đầu tư vào dịch vụ cho vay kinh doanh vàng và cầm cố cổ phiếu là những loại hình cho vay có triển vọng đạt lợi nhuận cao được các Ngân hàng đang tập trung phát triển hiện nay.  Tình hình dư nợ đối với loại hình sản xuất kinh doanh Dư nợ của SXKD ba năm qua như sau: Năm 2005 dư nợ là 30,231 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 146,852 triệu đồng tăng 116,621 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 385.77% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 356,056 triệu đồng tăng 209,204 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.46% so với năm 2006. Xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ của SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất /tổng dư nợ của Chi nhánh. Trong đó tỷ trọng dư nợ của cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn của doanh nghiệp năm 2005 tỷ trọng của cá nhân chiếm 34.69% tăng liên tục đến năm 2007 là 43.33%. tỷ trọng dư của doanh nghiệp tăng hai năm 2005 và 206 sang năm 2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân do hộ sản xuất cá thể trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả mở, rộng quy mô sản xuất nên họ cần vay vốn nhiều đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, vì vậy mà dư nợ cá thể liên tục tăng trong thời gian qua và dư nợ doanh nghiệp cũng vậy.  Tình hình dư nợ đối với loại hình nông nghiệp Dư nợ nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 4,712 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,035 triệu đồng tăng 18,323 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 388.86% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 69,099 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 6.76%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 7.85%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 10.21%. 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tuyệt Tương Tuyệt Tương Khoản mục Doanh số % Doanh số % Doanh số % đối đối(%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG.pdf
Tài liệu liên quan