Khóa luận Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Tân Thành

Tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Tân Thành: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH Ngành: KẾ TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Phan Mỹ Hạnh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Ngọc Đầy MSSV: 107403007 Lớp: 07DQK4 TP. Hồ Chí Minh, 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2011 Tác giả Lê Thị Ngọc Đầy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này dựa trên nổ lực của bản thân em rất nhiều nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của quý thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị trong Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành – PGD Mỹ Xuân. Em xin gửi lời cảm ơn đến: Các thầy cô Trường Đại Kỹ ...

doc95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Tân Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH Ngành: KẾ TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Phan Mỹ Hạnh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Ngọc Đầy MSSV: 107403007 Lớp: 07DQK4 TP. Hồ Chí Minh, 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2011 Tác giả Lê Thị Ngọc Đầy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này dựa trên nổ lực của bản thân em rất nhiều nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của quý thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị trong Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành – PGD Mỹ Xuân. Em xin gửi lời cảm ơn đến: Các thầy cô Trường Đại Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trong suốt bốn năm qua đã tận tình giảng dạy để trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc và đặc biệt đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa thực tập tốt nghiệp này. Cô Phan Mỹ Hạnh đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này. Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành, chú Sơn - giám đốc PGD Mỹ Xuân, anh Sinh và anh Hiệp - cán bộ tín dụng, và tất cả các anh chị trong Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành – PGD Mỹ Xuân đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong công việc ,giúp em hoàn thành tốt khóa thực tập và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này . Các bạn trong nhóm thực tập đã cùng em học tập chia sẻ những kinh nghiệm và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị trong Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành những lời chúc tốt đẹp trong công việc và trong cuộc sống ! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu. 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Phạm vi nghiên cứu 2 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về tín dụng 3 1.1.1 Tín dụng và sự phát triển của tín dụng. 3 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng 3 1.1.1.2 Sự phát triển của tín dụng 3 1.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng 4 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng 4 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng 5 1.1.3 Các nguyên tắc tín dụng 7 1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng 8 1.1.4.1 Phân theo thời hạn vay 8 1.1.4.2 Phân loại theo phương thức cho vay 8 1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng vay 9 1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng 10 1.1.5.1 Phân loại nợ 10 1.1.5.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng 11 1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh cùa ngân hàng thương mại. 12 1.2.1 Rủi ro và quản trị rủi ro 12 1.2.1.1 Khái nhiệm rủi ro 12 1.2.1.2 Quản trị rủi ro 13 1.2.2 Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 13 1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 13 1.2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng 14 1.2.3 Dấu hiệu và nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng 15 1.2.3.1 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng 15 1.2.3.2 Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng 16 1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế xã hội. 20 1.2.4.1 Đối với bản thân Ngân hàng. 20 1.2.4.2 Đối với nền kinh tế xã hội. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH GIAI ĐOẠN 2008-2010 2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội trên địa bàn 23 2.2 Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp tân Thành 25 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25 2.2.1.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 25 2.2.1.2 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành. 25 2.2.2 Bộ máy quản lý của NHNo & PTNT chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành 27 2.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 27 2.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban .27 2.2.2.3 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng .29 2.2.3 Thuận lợi và khó khăn. 30 2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành. 31 2.3.1 Các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh. 31 2.3.2 Quy trình cho vay 33 2.3.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2008- 2010 37 2.3.3.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010 37 2.3.3.2 Kết quả của hoạt động huy động vốn. 39 2.3.3.3 Kết quả của hoạt động cho vay. 42 2.3.3.4 Kết quả hoạt động cho vay trên nguồn vốn huy động 45 2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 – 2010 47 2.4.1 Tình hình nợ quá hạn 47 2.4.2 Những thành tựu đạt được, biện pháp xử lý rủi ro, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHN0 & PTNT khu công nghiệp Tân Thành. 52 2.4.2.1 Những thành tựu đạt được 52 2.4.2.2 Những biện pháp ngân hàng đã áp dụng để xử lý rủi ro tín dụng. 52 2.4.2.3 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế. 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG II 62 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH 3.1 Định hướng phát triển 63 3.1.1 Định hướng chung 63 3.1.2 Một số mục tiêu cụ thể 64 3.2 Những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành 64 3.3 Một số kiến nghị 69 3.3.1 Đối với NHNo & PTNT Bà Rịa Vũng Tàu. 69 3.3.1.1 Nâng cao doanh số cho vay lành mạnh 69 Nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro 71 3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước và cấp trên. 72 3.3.3 Đối với ban ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 78 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số Thứ Tự Chữ Viết Tắt Đọc là 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 DN Doanh nghiệp 3 NH Ngân hàng 4 NHNN Ngân hàng nhà nước 5 NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 TT Tỷ trọng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 37 Bảng 2.2 : Phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh 40 Bảng 2.3 : Phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh (tt) 41 Bảng 2.4: Phân tích tình hình cho vay của chi nhánh 42 Bảng 2.5: Phân tích tình hình cho vay của chi nhánh (tt) 43 Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành 46 Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành 47 Bảng 2.8: Phân nhóm nợ tại Chi nhánh 49 Bảng 2.9: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian 50 Bảng 2.10: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian (tt) 50 Bảng 2.11: Xử lý nợ khó đòi của Chi nhánh 53 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của NHNo &PTNT khu công nghiệp Tân Thành 27 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay của ngân hàng 33 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 37 Biểu đồ 2.2 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành 39 Biểu đồ 2.3 : Tình hình cho vay của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành 44 Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay trên nguồn vốn huy động 45 Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành 47 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, để từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để đạt được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng với vai trò là " đòn bẩy kinh tế " thông qua hoạt động tín dụng. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của Nhà nước. Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm. Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành là một chi nhánh được thành lập từ năm 2003, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Tuy nhiên, chi nhánh Khu công nghiệp Tân Thành vừa có thuận lợi về địa lý vừa có tính tự chủ để hoạt đông kinh doanh được chặt chẽ, kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao trong hoạt đông kinh doanh đứng vững trên thị trường. Qua thời gian tìm hiểu tại NHNo & PTNT chi nhánh Khu công nghiệp Tân Thành. Em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng” để tìm hiểu thêm về tín dụng và góp phần nhỏ để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Khu công nghiệp Tân Thành từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Phương pháp nghiên cứu: Thu tập số liệu : Các báo cáo và tài liệu của NHNo & PTNT Chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành. Phương pháp: So sánh số liệu, thống kê, suy luận qua đó phân tích và đánh giá số liệu để đưa ra nhận xét, kết luận về tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề thực tập giới hạn ở việc nghiên cứu tình hình tín dụng (bao gồm tín dụng doanh nghiệp và tính dụng cá nhân) và rủi ro tín dụng tại phòng tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 – 2010. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Khu công nghiệp Tân Thành. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về tín dụng. 1.1.1 Tín dụng và sự phát triển của tín dụng. 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền hay hiện vật và được hình thành trên nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Trong đó người cho vay chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định trong một thời gian nhất định sang người đi vay và khi đến thời hạn hai bên thỏa thuận người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khoản dư ra gọi là lợi tức tín dụng. 1.1.1.2 Sự phát triển của tín dụng Tín dụng ra đời từ thời xa xưa chủ yếu dưới hình thức cho vay nặng lãi và phát triển lâu dài cho đến ngày nay trải qua nhiều hình thái tín dụng khác nhau. Tín dụng nặng lãi ra đời rất sớm. Quan hệ tín dụng nặng lãi chủ yếu giữa bên cho vay là những thương gia, các nhà kinh doanh tiền tệ, và một số quan lại giàu có với bên đi vay là những nông dân và thợ thủ công nghèo khó. Nhu cầu tín dụng xuất phát từ những rủi ro bất khả kháng trong cuộc sống khiến cho người lao động phải đi vay nhằm giải quyết khó khăn cuộc sống hoặc đảm bảo sản xuất. Ngoài ra nhu cầu và tập quán sống xa hoa của một số quan lại cũng làm phát sinh nhu cầu vay tiền. Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, có khi lên đến 40-50% thậm chí 100 hay 200% và mục đích vay vốn thường là để tiêu dùng và giải quyết khó khăn cuộc sống hơn là phục vụ sản xuất kinh doanh. Lí do là vì lãi suất quá cao nên chi phí trả lãi lớn hơn khả năng sinh lợi của nhà sản xuất kinh doanh. Do vậy, các nhà sản xuất kinh doanh nếu vay mượn không thể nào có lợi nhuận để tái sản xuất. Nhưng đối với người tiêu dùng họ vẫn phải chấp nhận vay vì họ không có lựa chọn nào khác. Xuất phát từ đặc điểm trên, cho vay nặng lãi thường kìm hãm sản xuất khiến cho sản xuất không thể nào phát triển được. Mặt khác, cho vay nặng lãi làm bần cùng và phân hóa giai cấp thúc đẩy sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Dù rằng cho vay nặng lãi là quan hệ tín dụng rất bất công và làm phát sinh nhiều tiêu cực nhưng ở một số nơi nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Nguyên nhân tồn tại của nó xuất phát từ sự phát triển của các hình thức tín dụng khác. Ở những quốc gia nào mà hệ thống tài chính càng phát triển thì các hình thức tín dụng khác như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng phát triển hơn và tín dụng nặng lãi dần dần bị đẩy lùi và đi đến mức triệt tiêu. Trong nền kinh tế thị trường quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa đặc biệt phát triển. Từ đó thúc đẩy quan hệ tín dụng phát triển theo. Điều này thể hiện ở chổ các tổ chức tài chính và tín dụng ngày càng ra đời và phát triển mạnh, các nhà doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng ngày càng nhiều bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu nhằm mở rộng và phát triển sản xuất và chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú, kể cả quan hệ trực tiếp lẫn quan hệ gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. 1.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng vốn trên cơ sở tín nhiệm. Tín dụng phải là sự tin cậy, tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở hoàn trả, người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả cho người cho vay lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay, người đi vay được quyền sử dụng tạm thời giá trị quyền chuyển giao trong một thời gian nhất định hai bên đã thỏa thuận, sau thời gian đó người cho vay được hoàn trả với lượng giá trị lớn hơn. 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng Tín dụng có hai chức năng cơ bản sau: Một là, Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây sự có mặt của tín dụng được xem như chức năng cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Thông qua chức năng này tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho các cá nhân, tổ chức đang gặp khó khăn thiếu hụt về vốn. Nói cách khác: Ở khâu tập trung tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế và cho cả ngân sách. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phân phối lại tín dụng có liên quan không chỉ thu nhập quốc dân mà cả tổng sản phẩm xã hội. Việc phân phối lại tín dụng được thể hiện bằng hai cách: Phân phối trực tiếp: là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của công ty. Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính. Như vậy nếu trong điều kiện cơ chế quản lí kinh tế theo kế hoạch, chức năng tập trung và phân phối lại vốn tín dụng chỉ được thực hiện hầu hết qua các tổ chức trung gian thì điều kiện kinh tế thị trường cùng với sự đa dạng các hình thức tín dụng thì việc tổ chức phân phối vốn tín dụng cũng phong phú hơn, tạo điều kiện phân phối linh hoạt và hiệu quả hơn. Thực chất chức năng này tín dụng còn góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội biểu hiện cụ thể qua những điểm sau: Qua quá trình huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội được đưa vào chu chuyển nghĩa là tín dụng đã tăng nhịp độ vòng quay của đồng tiền, giảm lượng tiền dư thừa nhằm đảm bảo ổn định lưu thông tiền tệ. Ngoài việc tập trung vốn trực tiếp bằng tiền mặt các chủ thể có nhu cầu vốn còn phát hành các chứng từ có giá như: tín phiếu, kì phiếu và cao hơn nữa là khế ước nợ…đã làm đa dạng các phương tiện thanh toán và tiết kiệm đáng kể lượng tiền mặt phải có trong lưu thông. Trong điều kiện hệ thống ngân hàng phát triển đã mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện ra đời của bút tệ, điều này cũng làm tiết kiệm nhiều chi phí như: in giấy bạc, bảo quản, vận chuyển tiền. Hai là, Chức năng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển: Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở doanh nghiệp. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng phân phối đến các doanh nghiệp, cá nhân. Qua việc phân phối vốn tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà chỉ tập trung vào những chủ thể làm ăn có hiệu quả hoặc những doanh nghiệp lớn. Chính nhờ quá trình đầu tư tập trung tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.1.3 Các nguyên tắc tín dụng Một là, Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích Chỉ khi thấy mục đích của khách hàng là hợp pháp khả thi, khách hàng có khả năng và có ý muốn trả nợ thì ngân hàng mới cho vay, khoản tiền mà khách hàng đi vay phải được sử dụng đúng mục đích đã ghi sẵn trên hợp đồng. Nếu vi phạm, ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn. Việc sử dụng đúng mục đích vay nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Hai là, Vốn vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi Tất cả các khoản vay phải được ngân hàng xác định kỳ hạn nợ. Khi đến hạn ,khách hàng phải thanh toán nợ cho ngân hàng. Nếu không thực hiện thì ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ, không đủ thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi suất phạt. Nếu khách hàng vẫn không thanh toán thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản cầm cố thế chấp. Việc thu nợ đủ và đúng hạn giúp ngân hàng đảm bảo kế hoạch nguồn vốn, chủ động trong cân đối nguồn, nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Ba là, vốn vay phải có tài sản tương đương đảm bảo Nguyên tắc này nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng, khi dự án khách hàng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ. Theo nguyên tắc này, người đi vay phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình tương đương với số tiền đi vay nhằm đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ, thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu nợ vay. Việc bảo đảm nợ vay có thể được thực hiện dưới các hình thức như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc tín chấp. 1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau: 1.1.4.1 Phân theo thời hạn vay: Theo thời hạn vay, các khoản vay được chia làm ba loại: Cho vay ngắn hạn là những khoản vay trong thời hạn dưới 1 năm . Mục đích vay chủ yếu là đầu tư vào tài sản lưu động có vòng quay trên một vòng trong một năm và các nhu cầu chi tiêu của cá nhân. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn và ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. Cho vay trung hạn là những khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm. DN có nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ. Cho vay dài hạn là những khoản cho vay với thời hạn vay trên 5 năm. Loại cho vay này đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng công trình giao thông, nhà máy xí nghiệp, công trình xây dựng có quy mô lớn với thời hạn sử dụng lâu dài. Những khoản cho vay trung và dài hạn có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.4.2 Phân loại theo phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của khách hàng vay. 1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng vay: Cho vay DN: khách hàng vay là những DN có nhu cầu về vốn để tích lũy tư bản phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Cho vay DN có tác dụng đảm bảo hoạt động của DN diễn ra liên tục và phát triển. Cho vay cá nhân: là hình thức vay vốn trong đó cá nhân là người trực tiếp vay vốn với mục đích phục vụ cho các hoạt động của bản thân. Cá nhân có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của họ. 1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng 1.1.5.1 Phân loại nợ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 1.1.5.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng Thứ nhất, dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó NH còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản mà NH cần phải thu về. Thứ hai, nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được cho NH mà không có nguyên nhân chính đáng thì NH sẽ chuyển từ khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại NH. Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một NH. Thông thường chỉ số này dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của NH bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỉ trọng trên tổng dư nợ thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại NH kém, rủi ro cao và ngược lại. Ta có công thức : Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ Thứ tư, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn ,thông thường khi nguồn vốn huy động ở NH chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu NH sử dụng nguồn vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần thì càng tốt cho hoạt động NH khi đó NH sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức: Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100% Vốn huy động 1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh cùa ngân hàng thương mại. 1.2.1 Rủi ro và quản trị rủi ro 1.2.1.1 Khái nhiệm rủi ro: Rất có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được . Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó. 1.2.1.2 Quản trị rủi ro: Do luôn phải đối mặt với rủi ro, con người có xu hướng muốn bảo vệ mình, luôn cố gắng tìm mọi cách để có thể hạn chế, giảm thiểu xác suất rủi ro có thể xảy ra, chính vì vậy mà quản trị rủi ro ra đời. Ngày nay, quản trị rủi ro được xem là việc làm cần thiết, chứ không còn là một lựa chọn, đặc biệt trong hoạt động của một doanh nghiệp thì quản trị rủi ro là một yếu tố trung tâm trong chiến lược quản trị của một tổ chức. Đây là một quá trình mà doanh nghiệp sẽ có những phương pháp nhất định để có thể quản trị những rủi ro có thể xảy ra trong suốt các hoạt động để sao cho đạt được hiệu quả ở mức cao nhất. Để quản trị rủi ro tốt thì phải tập trung xác định và giải quyết rủi ro. Mục tiêu của quá trình này nhằm làm gia tăng lợi ích cho các hoạt động của tổ chức, làm gia tăng mức độ thành công và giảm bớt khả năng thất bại hoặc sự không chắc chắn đạt được mục tiêu của tổ chức. Như vậy, quản trị rủi ro là một quá trình được dùng để né tránh, giảm bớt hoặc kiểm soát rủi ro nhằm làm gia tăng các lợi ích, hiệu quả của mục tiêu, công việc và làm giảm bớt những thiệt hại mà rủi ro mang lại. 1.2.2 Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng: Khi nhắc đến hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp hay ngân hàng thì luôn phải nhắc đến rủi ro trong mỗi loại hình tổ chức đó. Trong đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động chứa đựng rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái… Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và có xác suất xảy ra cao nhất. Chính vì thế, đây là rủi ro được các nhà quản trị ngân hàng tập trung cao nhất và như lời của P.Volker, cựu chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng:“Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Căn cứ vào khoản 01, điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tồ chức tín dụng (ban hành theo quyết định của số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Qua định nghĩa trên cho thấy, rủi ro tín dụng có thể là do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà xảy ra trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng vay. Những nguyên nhân khách quan như môi trường kinh tế không ổn định, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện….còn nguyên nhân chủ quan là do xuất phát từ người vay đến ngân hàng cho vay. Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng: Nếu rủi ro tín dụng được xem là một trong những rủi ro cao nhất của ngân hàng thường gặp phải thì quản trị rủi ro tín dụng là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng mà mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình chiến lược quản trị rủi ro sao cho có thể kiểm soát và làm giảm bớt rủi ro tín dụng xuống một cách cao nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là làm thế nào để gia tăng mức lợi nhuận từ các khoản tín dụng một cách cao nhất trong mức độ an toàn và hợp lý nhất. Như vậy, Quản trị rủi ro tín dụng là những biện pháp, cách thức mà ngân hàng trang bị cho mình nhằm làm sao vừa tăng trưởng tín dụng để thu được lợi nhuận mong muốn, vừa kiềm chế rủi ro ở mức độ mà ngân hàng chịu đựng được. Với bản chất kinh doanh đặc thù của ngành ngân hàng, trong đó ngân hàng đóng vai trò chính vừa là chủ thể huy động vốn vừa là chủ thể cho vay nên dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân, rủi ro là yếu tố mà ngân hàng không thể nào tránh khỏi. Ngân hàng sẽ luôn đặt ra cho mình những mức độ rủi ro sao cho bản thân của ngân hàng có thể chấp nhận được, minh chứng là các ngân hàng lập quỹ bù đắp rủi ro hàng năm để hạch toán vào chi phí. Và việc đặt ra mức độ rủi ro này do ban quản lý điều hành của ngân hàng đánh giá, thiết lập đo lường và đưa ra quyết định. Điều này tỉ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng cần phải luôn được chú trọng, đẩy mạnh. Các nhà quản trị NHTM phải luôn cập nhật thông tin, định hướng, quản lý, xây dựng chính sách, thực hiện, kiểm soát rủi ro một cách kĩ càng nhất trong điều kiện thuận lợi và bất lợi đối với ngân hàng. Nếu xảy ra sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thành công hay thất bại của ngân hàng. 1.2.3 Dấu hiệu và nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng, các nhà ngân hàng đã rút ra một số dấu hiệu cơ bản để giúp cho các cán bộ tín dụng nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn những rủi ro thực sự có thể xảy ra. Có các dấu hiệu cơ bản sau: Số dư tiền gửi bị giảm sút, xuất hiện tình trạng phát hành séc quá số dư. Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính. Chậm trễ, thiếu nhiệt tình trong việc dàn xếp các cuộc viếng thăm của cán bộ tín dụng. Gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các khoản nợ. Giảm bất thường giá bán hàng hoá. Xuất hiện tình trạng vay vốn ở nhiều ngân hàng. Sự mất ổn định về tổ chức nội bộ. Khách hàng gặp rủi ro khách quan. Bạn hàng của khách hàng gặp rủi ro hoặc bị phá sản, bị truy tố... Không trả được nợ, lãi đầy đủ và đúng hạn. 1.2.3.2 Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng 1.2.3.2.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước: - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho Ngân hàng . Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Chính phủ có thể gây khó khăn cho một số khách hàng của Ngân hàng khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đã làm tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng, hàng hoá khó tiêu thụ được . Hơn nữa, việc chính phủ cho phép nhập khẩu tràn lan những mặt hàng mà ở trong nước có thể sản xuất được, từ đó làm cho hàng hoá trong nước bị cạnh tranh, chậm tiêu thụ, sản xuất bị đình trệ... - Môi trường chính trị , xã hội: Môi trường chính trị , xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển . Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn , tệ nạn xã hội tràn lan... đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng. -Môi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng được một hành lang pháp lý chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng. Ngược lại , hệ thống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau; từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đối với Ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Thứ hai, môi trường quốc tế: Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế. Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội đất nước, nhưng mặt khác nó lại tạo ra sức cạnh tranh quyết liệt. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo sự ràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua là một bằng chứng điển hình. Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của các nước mà hậu quả của nó vẫn còn dư âm đến tận hôm nay. 1.2.3.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng : Thứ nhất, Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:    Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.  Thứ hai, Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.  Thứ ba, Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:  Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.  1.2.3.2.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng cho vay Thứ nhất, Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:  Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.  Thứ hai, Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:  Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.  Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.  Thứ ba, Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:  Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.  1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế xã hội. 1.2.4.1 Đối với bản thân Ngân hàng. Thứ nhất, Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng: Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận Ngân hàng. Trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm Ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả năng mang lại lợi nhuận Thứ hai, Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi Ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn. Chính điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng. Thứ ba, Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy ítn của ngân hàng bị giảm sút. Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của Ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của Ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các Ngân hàng bạn, Ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, Ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế , phát triển các dịch vụ của Ngân hàng. Thứ tư, Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng: Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đã làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dân chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiếu người đến rút tiền tại cùng một thời điểm và Ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để thanh toán, làm cho khách hàng tin rằng Ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xô đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sự của Ngân hàng. 1.2.4.2 Đối với nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức tính dụng khác. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với Ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phả sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế của các nước trong khu vực bị điêu đứng. Chính điều này đã gây ra những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những bài học thấm thía có nguồn gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Trong cuộc sống, trong hoạt động kinh doanh hay bất kì đâu cũng chứa đựng yếu tố rủi ro. Các yếu tố này sẽ tạo ra một bức tranh xấu cho việc phát triển các hoạt động của ngân hàng, chính vì thế quản trị rủi ro ra đời với tư cách quan trọng trong việc góp phần làm giảm rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Qua chương I, khóa luận đã khái quát được những kiến thức cơ bản về tín dụng. Bên cạnh đó cũng khái quát được về rủi ro, rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng cũng như là những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ngân hàng đối với bản thân ngân hàng và đối với nền kinh tế xã hội. Từ đó, tạo tiền đề cho việc phát triển nội dung khóa luận khi đi sâu phân tích thực trạng và các giải pháp tín dụng ở chương II và chương III. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH GIAI ĐOẠN 2008-2010 2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện Tân Thành nằm trên quốc lộ 51 tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, gần cảng Sài Gòn, cảng biển Vũng Tàu và trong tương lai có đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Ngoài những thuận lợi về vị trí địa lý, huyện Tân Thành có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều huyện khác. Diện tích đất có khả năng phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. Vì thế Tân Thành đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây làm ăn và là địa bàn sôi động trong phát triển công nghiệp cũng như xây dựng cơ bản. Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tân Thành cùng với thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa đã trở thành một trong 3 địa phương tập trung phát triển công nghiệp của tỉnh. Nhờ chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên tuy xuất phát điểm là một huyện nông nghiệp có những hạn chế nhất định nhưng Tân Thành đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bật với mức bình quân hàng năm từ 22% - 25%. Với những chủ trương và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng hướng nhằm thực hiện phát triển địa phương, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là công nghiệp - thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Huyện Tân Thành đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xác định cơ cấu kinh tế của huyện Tân Thành là dịch vụ thương mại – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp, trong 5 năm (2005-2009), huyện Tân Thành đã có những bước phát triển đáng khích lệ về mọi mặt của đời sống xã hội. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) địa phương tăng bình quân hàng năm là 24,94%, trong đó: công nghiệp 28,42%; thương mại-dịch vụ 39,7%; nông nghiệp 4% (giá trị năm 2009 của các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.516 tỷ đồng, tăng 2,69 lần so với năm 2005. Doanh thu thương mại dịch vụ đạt 2.968 tỷ đồng, tăng 2,69 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 444,3 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2005). Năm 2009, huyện Tân Thành đạt GDP 2.854 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005 (gấp 17 lần so với năm 1995); Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 1.867 USD, tăng 1,37 lần so với năm 2005 (tăng gấp 18 lần so với năm 1995). Như vậy huyện Tân Thành đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, không chỉ trong phạm vi tỉnh BR-VT mà còn cả trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những điều kiện tiên quyết về mặt kinh tế cho sự hình thành một Thành phố Công nghiệp cảng biển trong tương lai đã được xác định. 2.2 Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.2.1.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Tên đầy đủ: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Tên gọi tắt: Agribank Địa chỉ: Trụ Sở Chính Số 2 – Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội Vốn điều lệ: 21000 tỷ đồng Điện thoại: (+84-4)-8313717 Fax:(+84-4)- 8313719 Website: Đường dây nóng: 04.38313694. Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam. 2.2.1.2 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành. Kể từ khi thành lập, NHNo & PTNT không ngừng mở rộng mạng lưới. Nhằm phục vụ tận nơi, tận chỗ cho các khách hàng xa trung tâm và thực hiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành được thành lập vào ngày 1/11/2004. Địa chỉ: Đường: Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua 6 năm hoạt động, NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã tự khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Tân Thành. Hiện nay tại chi nhánh có 35 cán bộ viên chức, với quyết tâm thực hiện phương châm “phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng”. Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tại địa bàn huyện Tân Thành. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các hộ dân cư được giải tỏa đền bù, các khu công nghiệp lớn như Khu Công Nghiệp Phú Mỹ, Khu Công nghiệp Mỹ Xuân và các doanh nghiệp lớn tại địa bàn huyện để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho “tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. 2.2.2 Bộ máy quản lý của NHNo & PTNT chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành 2.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của NHNo &PTNT khu công nghiệp Tân Thành BAN GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng giao dịch Mỹ Xuân Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán và ngân quỹ 2.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban. Ban giám đốc: Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm, khen thưởng, và kỷ luật của cán bộ, công nhân viên của đơn vị. Là nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng kế toán và ngân quỹ: Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, thanh toán thẻ. Cất giữ, bảo quản các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp của khách hàng. Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ. Phòng hành chánh nhân sự: Là tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quy hoạch cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật. Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện an toàn lao động, quy định phân phối quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động. Mua sắm tài sản, thiết bị hành chánh cho chi nhánh, tổ chức bảo vệ cơ quan, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, và chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên. Phòng kế hoạch kinh doanh: Đề suất các kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh, bao gồm luôn bộ phận tín dụng. Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút và tìm kiếm khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng nhà nước và NHNo. Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn. Phòng giao dịch Mỹ Xuân: Với nhu cầu phục vụ tận nơi, tận chỗ cho khách hàng tại địa phương, Phòng giao dịch Mỹ Xuân được thành lập ngày 15/8/2005. Phòng giao dịch Mỹ Xuân trực thuộc NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành thực hiện nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động tại quyết định số 844/ NHNo Bà Rịa Vũng Tàu – Tổ Chức Cán Bộ của giám đốc NHNo & PTNT Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 2.2.2.3 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng. Huy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm. Phát hành giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ. Tín dụng: Tín dụng doanh nghiệp. Tín dụng cá nhân Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ bao thanh toán Chiết khấu, tái chiết khấu. Thanh toán quốc tế: Dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu. Thư tín dụng. Bảo lãnh quốc tế Dịch vụ khác: Ngân hàng điện tử: mobile banking, phone banking, internet banking. Sản phẩm quản lý tiền mặt: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ quản lý tiền tệ. Sản phẩm đầu tư : nhận ủy thác đầu tư, dịch vụ tư vấn đầu tư. Sản phẩm thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế. Thu ngân sách nhà nước. 2.2.3 Thuận lợi và khó khăn. 2.2.3.1 Thuận lợi: NHNo & PTNT đóng tại vị trí trung tâm huyện Tân Thành, gần các Khu Công Nghiệp lớn, gần cảng Thị Vải khá thuận lợi cho việc quảng bá tiếp thị thương hiệu Agribank đến với khách hàng, có tiềm năng đầu tư vốn tín dụng và huy động tiền gửi của các Khu Công Nghiệp, cộng thêm việc thành lập trước các NHTM khác như Sacombank, BIDV nên NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành có một lượng khách hàng thân thuộc rất lớn. Đươc trực tiếp làm dịch vụ thu Ngân Sách Nhà Nước trên địa bàn nên tạo ra nguồn vốn rẻ dung hoà với nguồn vốn huy động tạo ra lãi suất đầu vào bình quân thấp hơn các NHTM khác. Đội ngũ cán bộ còn trẻ, năng động, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp nên hiệu suất công việc đạt được khá cao. Trên địa bàn còn có nhiều dự án đã và đang triển khai xây dựng nên có tiềm năng trong huy động vốn và đầu tư tín dụng nhất là tín dụng tiêu dùng đang phát triển như nhu cầu công nhân làm nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, nhu cầu tiêu dùng khác. Khu vực xã Hắc Dịch đang được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị hoá thành thị trấn vào năm 2015, thu hút nhiều dự án lớn vào đầu tư là điều kiện thuận lợi cho NHNo & PTNT, bằng chứng là dự án bệnh viện Việt - Mỹ đã tiến hành đền bù xây dựng và ổn định đi vào hoạt động. 2.2.3.2 Khó khăn: Điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương còn khắt nghiệt ảnh hưởng việc trồng trọt của người dân tại các xã vùng trong giáp huyện Châu Đức, tại đây người dân chủ yếu là trồng cây lâu năm (cà phê, hồ tiêu, điều, cao su…) do giá cả nông sản thấp và bất thường, khi giá cả cao thì nông dân không còn hàng hoá, và dịch bệnh cây trồng vật nuôi tràn lan làm ảnh hưởng đến đời sống nông dân làm cho việc vay vốn và sử dụng vốn của họ gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn có hơn 10 NHTM và Phòng Giao Dịch trực thuộc, mức độ cạnh tranh khá sôi động, các NHTM khác mở ra nhiều Phòng Giao Dịch hoạt động trên tất cả các lĩnh vực tiếp cận các địa bàn trọng yếu trên toàn huyện. riêng tại khu trung tâm xã Mỹ Xuân tập trung 4 phòng giao dịch của các NHTM khác, nên mức độ cạnh tranh càng lớn. Các doanh nghiệp lớn quan hệ giao dịch quen thuộc với các NHTM cấp 1 khác trên địa bàn, hoặc tại các NHTM ở TP. Hồ Chí Minh, nên NHNo & PTNT khó tiếp cận được với họ. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình phần lớn là hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, hoạt động kinh doanh dịch vụ khá đa dạng, không đăng ký kinh doanh khá phổ biến, công nhân trong các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn làm nhà ở, tiêu dùng cá nhân khá cao nhưng mức thu nhập không đều, bấp bênh nên dễ xảy ra rủi ro tín dụng nếu khách hàng gặp phải rủi ro tín dụng nếu khách hàng mất khả năng thanh toán. 2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-1010. 2.3.1 Các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh. Các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng rất phong phú và đa dạng, phân chia theo khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Khách hàng là doanh nghiệp: Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh Cho vay ưu đãi xuất khẩu Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản Cho vay các dự án theo chỉ định Chính phủ Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài Cho vay đồng tài trợ Cấp hạn mức tín dụng dự phòng Cho vay phát hành thẻ tín dụng Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu Cho vay mua cổ phiếu để tăng vốn góp Cho vay dự án cơ sở hạ tầng Khách hàng là cá nhân: Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá Cho vay mua phương tiện đi lại Cho vay hỗ trợ du học Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh Cho vay đồng tài trợ Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ Cho vay hộ nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg Cho vay phát hành thẻ tín dụng Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ nước ngoài Cấp hạn mức tín dụng dự phòng Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản Cho vay trả góp 2.3.2 Quy trình cho vay Quy trình cho vay gồm có 7 bước : Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay của ngân hàng Bước 7:Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo. Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, xử lý chi phí phát sinh. Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng. Bước 3: Xét duyệt cho vay. Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn. Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Giải thích quy trình: Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Hướng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm vật chất đối với phương tiện cơ giới, bảo hiểm khác). Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Thẩm định mục đích vay vốn. Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thẩm định về bảo đảm tiền vay. Lập báo cáo thẩm định cho vay. Bước 3: Xét duyệt cho vay: Nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. Trưởng phòng/tổ trưởng tổ tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo Việt Nam, nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Quyết định cho vay: thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay được thực hiện theo mẫu do NHNo Việt Nam ban hành. Việc sửa đổi, bổ sung mẫu hợp đồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn vốn vay và quy định của NHNo Việt Nam. Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét các nội dung trên các hợp đồng được trình để phê duyệt. Sau khi giám đốc NHNo nơi cho vay đã ký kết trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có), cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng: thực hiện chứng thực của UBND xã phường, phối hợp với các bộ phận có liên quan hoàn thiện các thủ tục nhận, bảo quản, gửi, giữ tài sản bảo đảm theo hướng dẫn hiện hành của NHNo Việt Nam. Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân: Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho hoặc gửi, giữ tài sản (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản), cán bộ tín dụng tiếp nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối, và thực hiện giải ngân. Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí, và xử lý các phát sinh: CBTD và các bộ phận có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh. Quản lý nợ có vấn đề. Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo. Thanh lý hợp đồng Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay. Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản đảm bảo theo quy định của NHNo. Ý nghĩa của việc lập quy trình cho vay: Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Với NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, quy trình cho vay có những tác dụng như sau: Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chức năng được xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở cho phân công trách nhiệm ở từng vị trí. Hơn nữa với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được điều chỉnh kịp thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Thiết kế các thủ tục cho vay thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách hàng, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Bên cạnh đó, có thể nói quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua đó, nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định được những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng. Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện quy trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện những quy định không phù hợp trong chính sách tín dụng, cũng như bản thân quy trình. Từ đó, có những thay đổi để tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng cũng như hoạt động tín dụng nói chung. 2.3.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2008- 2010 2.3.3.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 (Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % Tăng giảm Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % Tăng giảm Doanh thu 33,733 36,769 52,160 3,036 9.00 15,391 41.86 Chi phí 23,622 24,595 39,169 0,973 4.12 14,574 59.26 Lợi nhuận 10,111 12,174 12,991 2.063 20.40 0,817 6.71 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010) Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động hinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 ĐVT: Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ cho thấy lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm đều tăng, như vậy hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt. Doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng là rất cao mà chủ yếu là thu lãi cho vay. Năm 2008, lãi suất cho vay có lúc là “đường thẳng”, vì vậy đem lại cho ngân hàng một nguồn thu rất lớn, tổng lãi cho vay thu được chiếm 65% tổng thu. Bước sang 2009, được sự hỗ trợ về lãi suất, doanh số cho vay càng tăng, số tiền lãi thu được càng nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động thẻ ATM ngày càng hoàn thiện, khách hàng sử dụng thẻ ngày càng nhiều, cộng với việc hợp tác với doanh nghiệp trả lương qua thẻ cho các công nhân, ngân hàng đã thu được một nguồn lợi rất lớn từ dịch vụ này. Năm 2010, do tốc độ tăng trưởng tín dụng, thu nhập từ hoạt động này là một nguồn thu khá lớn cho ngân hàng. Các khoản chi cũng tăng lần lượt qua ba năm, chi phí cho việc trả lãi tiền gửi cũng là một con số không nhỏ. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất tạo vẻ mỹ quan khi khách hàng đến giao dịch. Hiện nay, đã có máy phát điện riêng. Việc trả lương và nộp bảo hiểm cho nhân viên chỉ chiếm 0,6% chi phí. Phần chi cho tài sản như khấu hao, sữa chữa, mua sắm công cụ lao động, thuê tài sản cũng chiếm một phần lớn chi phí. Khoản chi về “bưu phí, điện thoại, giấy tờ in, công tác phí” ngày càng tăng đồng biến với lượng khách hàng đến giao dịch. Một điều đáng mừng cho chi nhánh là: lợi nhuận đạt kết quả quan, tăng trưởng qua ba năm. Cụ thể, con số này năm 2010 là 12,991 triệu đồng tăng 28,48% so với năm 2008. 2.3.3.2 Kết quả của hoạt động huy động vốn. Trong giai đoạn 2008-2010, tổng huy động vốn có xu hướng tăng qua các năm, lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều. 2009 tăng nhẹ so với 2008 với mức tăng trên 2.57%2010 có mức tăng khá cao so với 2009 đạt mức tăng trên 37.01% Biểu đồ 2.2 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 ĐVT: Triệu đồng Bảng 2.2 : Phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh (Đơn vị tính : Triệu đồng) chỉ tiêu 2008 2009 so sánh 2009/2008 số tiền TT% số tiền TT% tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tổng huy động vốn 305,053 100 312,891 100 7,838 2.57 * Phân loại theo tính chất tiền gửi không kỳ hạn 210,617 69.04 161,400 51.58 -49,217 -23.37 tiền gửi có kỳ hạn 94,436 30.96 151,491 48.42 57,055 60.42 * Phân loại theo khách hàng tiền gửi của các TCKT 208,200 68.25 207,230 66.23 -970 -0.47 tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất 96,853 31.75 105,661 33.77 8,808 9.09 (Nguồn: báo cáo kết quả HĐKD 2008,2009) Qua bảng số liệu ta thấy huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh KCN Tân Thành trong hai năm trên có mức tăng trưởng nhẹ đã đưa vốn huy động của Ngân hàng: Năm 2008 từ 305,053 tr đồng tăng lên 312,891 tr đồng vào năm 2009. Huy động vốn năm 2009 tăng 7,838 tr đồng đạt mức tăng 2.57% so với năm 2008. Trong cơ cấu phân tích theo tính chất thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 là 210,617 tr đồng (tỷ trọng 69.04% tổng huy động vốn năm 2008) giảm xuống 161,400 tr đồng vào năm 2009. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 là 151,491 tr đồng (chiếm tỷ trọng 48.42% trên tổng huy động vốn năm 2009) tăng khá cao 60.42% so với năm 2008 là 94,436 tr đồng. Trong cơ cấu phân tích theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2009 là 207,230 tr đồng (chiếm tỷ trọng 66.32% trong tổng huy động vốn năm 2009) giảm 970 tr đồng tương đương 0.47% so với năm 2008 là 208,200 tr đồng (chiếm tỷ trọng 68.25% tổng vốn huy động của năm 2008). Trong đó tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất năm 2009 đã giảm 9.09% so với năm 2008. Bảng 2.3 : Phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh (tt) (Đơn vị tính : Triệu đồng) chỉ tiêu 2009 2010 so sánh 2010/2009 số tiền TT% số tiền TT% tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tổng huy động vốn 312,891 100 428,706 100 115,815 37.01 * Phân loại theo tính chất tiền gửi không kỳ hạn 161,400 51.58 244,46 57.02 83,060 51.46 tiền gửi có kỳ hạn 151,491 48.42 184,246 42.98 32,755 21.62 * Phân loại theo khách hàng tiền gửi của các TCKT 207,230 66.23 271,380 63.30 64,150 30.96 tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất 105,661 33.77 157,326 36.70 51,665 48.90 (Nguồn: báo cáo kết quả HĐKD 2009,2010) Năm 2009 từ 312,891 tr đồng tăng lên 428,706 tr đồng vào năm 2010. Huy động vốn năm 2010 tăng 115,815 tr đồng đạt mức tăng 37.01% so với năm 2009. Trong cơ cấu phân tích theo tính chất thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 là 161,400 tr đồng (tỷ trọng 51.58% tổng huy động vốn năm 2009) tăng lên 244,46 tr đồng vào năm 2010 đạt mức tăng 51.46%. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn năm 2010 là 184,246 tr đồng (chiếm tỷ trọng 42.98% trên tông huy động vốn năm 2010) tăng 21.62% so với năm 2009 là 151,491 tr đồng. Trong cơ cấu phân tích theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2010 là 271,380 tr đồng (chiếm tỷ trọng 63.30% trong tổng huy động vốn năm 2010) tăng 64,150 tr đồng tương đương 30.96% so với năm 2009 là 207,230 tr đồng (chiếm tỷ trọng 66.23% tổng vốn huy động của năm 2009). Trong đó tiền gửi của cá nhân, hộ sản xuất năm 2010 đã tăng 48.90% đạt 157,326 tr đồng so với năm 2009. 2.3.3.3 Kết quả của hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Bảng 2.4: Phân tích tình hình cho vay của chi nhánh ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh 2009/2008 Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng d.số cho vay 169,479 100 262,497 100 93,016 54.88 * Loại tiền Nội tệ 166,642 98.33 218,522 83.25 51,88 31.13 Ngoại tệ 2,837 1.67 43,975 16.75 41,135 1449.95 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 95,26 56.21 175,142 66.72 79,882 83.86 Cá nhân, hộ sản xuất 74,219 43.79 87,355 33.28 13,136 17.70 * Theo thời gian Ngắn hạn 84,916 50.1 135,527 51.63 50,611 59.60 Trung, dài hạn 84,563 49.,9 126,97 48.37 42,407 50.15 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009) Tổng doanh số cho vay của năm 2009 là 26,497 tr đồng đạt mức tăng 54.88% so với năm 2008 là 169,479 tr đồng. Trong cơ cấu phân tích theo loại tiền thì doanh số cho vay nội tệ vẫn giữ vai trò chủ yếu với mức tăng 31.23% đạt 218,522 tr đồng vào năm 2009. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngoại tệ cũng tăng đáng kể từ 2,837 tr đồng năm 2008 lên 43,975 tr đồng năm 2009. Trong cơ cấu phân tích theo thành phần kinh tế thì doanh số cho vay các tổ chức kinh tế tăng đáng kể, vào năm 2009 là 175,142 tr đồng đạt mức tăng 83.86% so với năm 2008 là 95,26 tr đồng. Trong cơ cấu phân tích theo thời gian thì cả doanh số cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng cao từ 50% trở lên. Bảng 2.5: Phân tích tình hình cho vay của chi nhánh (tt) ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh 2010/2009 Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng d.số cho vay 262,497 100 273,233 100 10,738 4.09 * Loại tiền Nội tệ 218,522 83.25 199,853 73.14 -18,669 -8.54 Ngoại tệ 43,975 16.75 73,38 26.86 29,408 66.88 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 175,142 66.72 181,103 66.28 5,961 3.40 Cá nhân, hộ sản xuất 87,355 33.28 92,13 33.72 4,775 5.47 * Theo thời gian Ngắn hạn 135,527 51.63 141,83 51.9 6,303 4.65 Trung, dài hạn 126,97 48.37 131,403 48.1 4,433 3.49 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010) Tổng doanh số cho vay năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009 với mức tăng 4.09% từ 262,497 tr đồng lên 273,233 tr đồng. Trong cơ cấu phân tích theo loại tiền thì doanh số vay năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 từ 218,522 tr đồng xuống còn 199,853 tr đồng, còn ngoại tệ thì tăng khá cao với mức tăng 66.88%. Trong cơ cấu phân tích theo thành phần kinh tế va theo thời gian thì năm 2010 các chỉ tiêu đều có mức tăng nhẹ dao động từ 3 → 5%. ► Nhìn chung doanh số cho vay điểm năm 2009 có mức tăng khá cao so với năm 2008, năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn là xấp xỉ gần bằng nhau ở các năm trong giai đoạn 2008 – 2010, đó là một cơ cấu vay hợp lý và thuận lợi. Biểu đồ 2.3 : Tình hình cho vay của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành ĐVT: Triệu đồng 2.3.3.4 Kết quả hoạt động cho vay trên nguồn vốn huy động Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay trên nguồn vốn huy động ĐVT: Triệu đồng Qua biểu đồ trên ta thấy được hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành khá ổn định, cả nguồn huy động vốn và doanh số cho vay đều tăng, năm này cao hơn năm trước với xu thế ổn định và vững chắc, lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng nhiều. Có thể thấy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành chịu sự cạnh tranh của nhiều NHTM khác đóng trên đị bàn huyện Tân Thành, song với những quyết tâm và nổ lực của ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên đưa tình hình kinh doanh đi lên. Đồng thời trong những năm gần đây Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác hoạt động và quản lý tín dụng tạo nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng ngày càng tăng qua các năm trong giai đoạn 2008-2010 Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) chỉ tiêu 2008 2009 2010 so sánh 2009/2008 so sánh 2010/2009 tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm thu nhập 29,971 32,571 47,575 2,600 8.68 15,004 46.07 chi phí 16,397 15,622 23,349 -775 -4.73 7,727 49.46 lợi nhuận 13,574 16,949 24,226 3,375 24.86 7,277 42.93 (Nguồn: bảng cân đối chi tiết giai đoạn 2008 – 2010) Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng cao qua các năm. Từ 29,971 tr đồng vào năm 2008 lên 32,571 tr đồng vào năm 2009 và đạt 47,575 tr đồng vào năm 2010. ► Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng cao qua các năm ghánh vác được phần lớn chi phí của các hoat động khác của ngân hàng, đưa tình hình kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển (so sánh với Bảng2.1: Kết quả hoạt động hinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010) Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng những rủi ro nghiêm trọng. Điển hình là năm 2010 Ngân hàng phải chi nợ phải thu khó đòi là 16.367 tr đồng để xử lý rủi ro đưa chi phí khác của năm lên 25.820 tr đồng. 2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 - 2010 2.4.1 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh. Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010 ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) chỉ tiêu 2008 2009 2010 so sánh 2009/2008 so sánh 2010/2009 tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tăng (+) giảm (-) tỷ lệ % tăng giảm tổng dư nợ 169,479 262,497 273,233 93,018 54.88 10,736 4.09 nợ quá hạn 2,237 1,644 5,413 -593 -26.51 3,769 229.26 tỷ lệ nợ quá hạn 1,32% 0,63% 1,98% -0,69% 1,35% (Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010) Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành ĐVT: Triệu đồng Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng biến động qua các năm tùy theo tình hình kinh tế. Năm 2008, năm của khủng hoảng kinh tế, lạm phát diễn biến khó lường, các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng phải cầu cứu ngân hàng bất chấp lãi suất cho vay rất cao. Cuối cùng, hàng hóa sản xuất bị ứ đọng, vốn khó thu hồi, dẫn đến không trả được nợ ngân hàng. Năm 2009, các doanh nghiệp được sự hỗ trợ lãi suất 4%, nên có lợi nhuận đã đảm bảo được khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều, chỉ còn 0,63%. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao nhất là vào năm 2010 vì trong năm này lạm phát diễn biến khó lường, CPI tăng mạnh vào 3 tháng đầu năm, nhưng liền 3 tháng sau đó tăng thấp gần về mức 0%, để rồi lại vượt lên 1% trong 4 tháng còn lại của năm, giá cả leo thang, dẫn đến các nhà sản xuất gặp trục trặc về chi phí nguyên liệu đầu vào. Dẫn chứng là CT TNHH Thảo Nguyên(sản xuất hạt điều), đã phải mua hạt điều với giá tăng 30%, CT TNHH chế biến thủy sản Ngọc Hà phải mua mực tươi sống loại nhất với giá 120,000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chịu trả nợ mà chấp nhận chịu lãi suất phạt 150%. Chưa hết, việc trồng trọt chăn nuôi của bà con nông dân hết bị sâu bọ phá hoại thì dịch cúm gia cầm xuất hiện. Cộng thêm, lãi suất những tháng đầu và cuối năm 2010 tăng nhẹ. Chính vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng vọt 1,98%. Bảng 2.8: Phân nhóm nợ tại Chi nhánh ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) nhóm nợ 2008 2009 2010 dư nợ tỷ lệ dư nợ tỷ lệ dư nợ tỷ lệ Tổng dư nợ 169,479 100% 262,497 100% 273,233 100% nợ đủ tiêu chuẩn 164,842 97.26% 236,807 90.21% 255,025 93.34% nợ cần chú ý 2,400 1.42% 24,046 9.16% 12,795 4.68% nợ dưới tiêu chuẩn 2,237 1.32% 1,392 0.53% 233 0.085% nợ nghi ngờ 0 0 220 0.09% 5,167 1.89% nợ có khả năng mất vốn 0 0 32 0.01% 13 0.005% (Nguồn: bảng thống kê dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2010) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tỷ lệ nhóm nợ đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ có xung hướng giảm với 93.34% vào năm 2010 so với 97.26% vào năm 2008. Nhóm nợ cần chú ý thì tăng cao: từ 2,400 tr đồng năm 2008 lên 24,046 tr đồng vào năm 2009 và 12,795 tr đồng vào năm 2010 Nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng cao qua các năm từ 0% tăng lên dưới 0.1% vào năm 2009 và tăng cao xấp xỉ 2% vào năm 2010. Bảng 2.9: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh 2009/2008 Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng dư nợ quá hạn 2,237 100 1,644 100 -593 -26.51 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 2,000 89.4 689 42 -1,311 65.55 Cá nhân, hộ sản xuất 237 10.6 955 58 718 302.95 * Theo thời gian Ngắn hạn 650 29.1 1,244 75.67 594 91.38 Trung, dài hạn 1,587 70.9 500 24.33 -1,087 -68.49 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009) Bảng 2.10: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời gian (tt) ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh 2010/2009 Số tiền TT% Số tiền TT% Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ % tăng giảm Tổng dư nợ quá hạn 1,644 100 5,413 100 3,769 229.26 * Theo thành phần kinh tế Các tổ chức kinh tế 689 42.00 4,114 76.00 3,425 497.1 Cá nhân, hộ sản xuất 955 58.00 1,299 24.00 344 36.02 * Theo thời gian Ngắn hạn 1,244 75.67 3,953 73.03 2,709 217.76 Trung, dài hạn 500 24.33 1,460 26.97 960 192 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010) Năm 2010, mức nợ quá hạn của doanh nghiệp là 4,114 triệu đồng tăng lên 3,425 triệu đồng (tức tăng 497,10%) so với 2009. Đây là con số cao nhất của ba năm. Mức thấp nhất vào năm 2009 là 689 triệu đồng giảm 1,311 triệu đồng (tức giảm 65,55%). Phân tích theo thành phần kinh tế Nhìn chung nợ quá hạn của hộ sản xuất, cá nhân tăng đều qua ba năm cao nhất năm 2010 với 1,299 triệu đồng chiếm 24% trên tổng nợ quá hạn. Thấp nhất là năm 2008 với 236 triệu đồng chiếm 10,55% tổng nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn qua các năm tăng đặc biệt là hộ sản xuất, cá nhân. Bởi vì hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng sản xuất, vài cơn mưa đầu mùa, mưa sớm cộng thêm gió mạnh vào tháng 2 năm 2009 làm rụng bông các loại cây đang vào mùa thu hoạch như xoài, điều. Huyện Tân Thành nằm trong vành đai nhiệt đới, vào mùa khô năm 2010, nông dân phải bỏ thêm chi phí cải tạo nguồn nước để tưới cây. Mùa khô đi qua, người dân miền Trung phải đối mặt với 2 cơn bão lũ lớn, đất đai huyện Tân Thành tuy không bị ngập lụt, nhưng mưa nhiều làm sản xuất khó khăn. Giá rau xanh tăng gấp 3 lần những tháng đầu năm, nhưng số lượng rau thành phẩm bị dập nát, người dân tại xã Sông Xoài, Tóc Tiên đã bị lỗ vốn nặng. Bên cạnh đó, chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh. Đối với các hộ kinh doanh cá thể do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Phân tích theo thời gian vay Nhìn chung nợ quá hạn theo thời gian vay ngắn hạn tăng dần sau ba năm, điều này xảy ra là do doanh số cho vay tăng, đây là món vay được khách hàng ưa chuộng. Song do bị ảnh hưởng của thiên nhiên, và rủi ro trong sản xuất mà tình hình nợ quá hạn tăng. Đây là hậu quả của “sức ép tăng doanh số cho vay”. Qua biểu đồ ta thấy nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2009 giảm 68.49%. Điều này là do doanh số cho vay trung dài hạn, chỉ chiếm tỷ trọng thấp, các phương án sản xuất kinh doanh trung và dài hạn đều đã thẩm định kỹ phương án trả nợ. Do chính sách kích cầu của chính phủ, doanh số cho vay tăng cao vào năm 2010, nhưng nợ quá hạn lại tăng đồng biến, nguyên nhân là do hàng bán chậm, ảnh hưởng vòng quay hàng tồn kho, ảnh hưởng nặng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. CT TNHH Đạt Phúc do phải lập hệ thống xử lý nước thải nên giảm lợi nhuận, và công ty đã trì hoãn nợ. Tình hình nợ cụ thể: nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 217.76%, trung hạn và dài hạn tăng 192%. 2.4.2 Những thành tựu đạt được, biện pháp xử lý rủi ro, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHN0 & PTNT khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008-2010. 2.4.2.1 Những thành tựu đạt được Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao, giữ vững được số dư huy động đến cuối năm 2010 không bị giảm sút, tăng cường lòng tin của khách hàng gửi tiền. Hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh. Xử lý, khắc phục sai sót trong phát sinh, từng bước làm mạnh hoá môi trường đầu tư tín dụng được an toàn, hiệu quả. 2.4.2.2 Những biện pháp ngân hàng đã áp dụng để xử lý rủi ro tín dụng. Khuyến khích khách hàng mua bảo hiệm tín dụng đặc biệt đối với khách hàng cá nhân. Đây là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản vay rủi ro mà nguyên nhân chính là nằm ở phía khách hàng. Phân loại nợ theo tiêu chuẩn của ngân hàng cấp trên để phat hiện những khoản vay rủi ro. Chấm điểm khách hàng vay Sau đây là bảng xử lý nợ khó đòi của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành giai đoạn 2008 – 2010: Bảng 2.11: Xử lý nợ khó đòi của Chi nhánh ( Đơn vị: Triệu đồng VN ) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Nợ khó đòi đã xử lý 500 1.963 17.039 Chi từ nguồn dự phòng 260 1.963 16.367 Chi từ nguồn khác 140 0 0.672 (Nguồn: Bảng cân đối chi tiết giai đoạn 2008-2010) Từ năm 2008 đến năm 2010 nguồn nợ khó đòi phải xử lý và đã xử lý ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2010 với con số cao đáng kể 17,039 tr đồng. Trong đó chi để xử lý cho nhà máy nước đá Dũng Hồng là 15,000 tr đồng. Sau khi bán tài sản của nhà máy cũng chỉ được 7,000 tr đồng. Ngân hàng đã xử lý nợ khó đòi chủ yếu bằng nguồn dự phòng được trích từ lợi nhận của đơn vị và được hoạch toán vào chi phí hoạt động. 2.4.2.3 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế. 2.4.2.3.1 Những hạn chế cần khắc phục Bằng việc thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã phần nào hạn chế được rủi ro tín dụng, song rủi ro tín dụng còn tiềm ẩn lớn nên Ngân hàng đã gặp phải những hạn chế cần khắc phục sau: Một là: Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn từ địa phương. Huyện Tân Thành là nơi có khá nhiều khu công nghiệp, thu hút không nhỏ số lượng doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.Bên cạnh đó, đặc thù của NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành là xây dựng mối quan hệ với các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trình ngoại ngữ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế gây khó khăn trong công tác huy động vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là: Nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn còn tồn tại cao ( 5,413 tr đồng vào năm 2010 chiếm 1,98% trên tổng doanh số vay của năm). Ba là: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng chỉ mang tính hình thức. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Cán bộ ngân hàng khi thanh tra các phòng ban, phòng giao dịch chỉ đưa biên bản cho nhân viên ký xác nhận mà không tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng. Bốn là Quy trình thẩm định và cho vay còn một số điểm chưa hợp lý, liên quan đến việc phân cấp trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Một điểm yếu của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ.Việc thẩm định tài sản tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa chính xác ở một số doanh nghiệp do chưa định được giá trị của máy móc thiết bị không phổ biến nên khi thanh lý tài sản không đáp ứng đủ nhu cầu thu nợ của Ngân hàng. Đồng thời việc tính toán nhu cầu vốn, vòng quay vốn để xác định mức cho vay cùa các phương án sản xuất kinh doanh chưa hợp lý dẫn đến thừa vốn. Khách hàng đã sử dụng nguồn vốn vào mục đích khác ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng. Năm là: Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Chi nhánh vẫn còn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Thực tế cho thấy, quá trình này chưa thật sự được chi nhánh quan tâm đúng mức đôi khi chỉ mang tính hình thức như cán bộ tín dụng chỉ gửi biên bản cho khách hàng kí tên xác nhận khi có tiến hành kiểm toán nội bộ chứ không thực sự kiểm tra tại đơn vị kinh doanh của khách hàng. Chính sự kiểm tra lỏng lẽo này tạo tiền đề cho rủi ro tín dụng phát sinh. Ví dụ như một số khách hàng tạo uy tín thanh toán ban đầu tốt, khi tiến hành vay thêm, do sự tin tưởng nên cán bộ tín dụng cho qua bước này dẫn đến về sau khách hàng thanh toán chậm dần, mất khả năng chi trả và không hợp tác tạo nên rủi ro cho ngân hàng. Sáu là: Chưa phổ biến rộng rãi cũng như hướng dẫn cụ thể cho khách hàng hiểu hơn về bảo hiểm tín dụng để khách hàng có thể chủ động và có nhu cầu mua bảo hiểm tín dụng. 2.4.2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân từ phía bản thân ngân hàng Đối với công tác huy động vốn Trong tiếp thị huy động vốn ngân hàng cấp trên chưa cung cấp đầy đủ quà tặng khuyến mãi cho khách khi đi tiếp thị như: lịch, áo mưa, ly tách trà… trong khi các NHTM khác rất dồi dào đã lôi cuốn một số khách hàng tiền gửi của NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành. Chậm chạp trong quá trình treo băng rôn, bảng hiệu quảng cáo cho NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành, trong khi đó ngân hàng BIDV treo biển hiệu dọc đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao đến tận phòng giao dịch Hắc Dịch. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở các doanh nghiệp nước ngoài. Rủi ro từ hoạt động cạnh tranh, chạy đua theo chỉ tiêu dư nợ Áp lực chạy đua theo doanh số của chi nhánh với chi nhánh, của các cán bộ tín dụng với cán bộ tín dụng, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực mà các ngân hàng đang thờ ơ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. NHNo & PTNT chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành với mục tiêu tăng trưởng cao, được chứng minh qua mức dư nợ cho vay tăng cao trong ba năm 2008 – 2010 cũng đang trong tình trạng trên và đây là vấn đề làm gia tăng rủi ro nợ xấu cho chi nhánh trong vài năm gần đây, cao nhất là năm 2010 số dư nợ xấu lên đến 5,413 tr đồng tăng 229,26% so với cùng kỳ năm trước. Đánh giá tài sản đảm bảo giữ vai trò quan trọng trong quyết định cho vay Thông thường, nếu khách hàng có tài sản đảm bảo tốt thì khả năng được xét duyệt cho vay rất cao. Việc làm này là một yếu tốt nhưng đôi khi với một số khoản vay hơi có rủi ro, phương án vay chưa được tốt, năng lực tài chính của khách hàng hơi yếu, nợ cùng lúc nhiều khoản vay…cũng được ngân hàng đồng ý khi dựa trên giá trị của TSĐB thế chấp. Nên khi khách hàng không có khả năng trả nợ, tài sản giảm giá, do đó khó phát mại và nợ thu hồi về không đủ để trả nợ gốc và lãi. Bên cạnh đó, quá trình giải quyết TSĐB thật sự rườm rà, nhiều thủ tục pháp lý, tốn thời gian và công sức, điều này sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Đơn cử cho vấn đề này sự việc xảy ra đối với công ty nước đá Dũng Hồng, nợ cùng lúc nhiều khoản vay, nhưng có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và một số máy móc thiết bị, dây chuyển sản xuất nước đá. Ngân hàng đã giải ngân cho công ty với tổng số tiền lên tới 15 tỷ đồng. Khi công ty không có khả năng trả nợ, Ngân hàng đã thanh lý tài sản thế chấp nhưng do tài sản xuống cấp, thị trường bất động sản đóng băng nên ngân hàng chỉ thu về được 7 tỷ đồng. Đối với công tác kiểm tra nội bộ Bộ phận kiểm tra nội bộ của ngân hàng hoạt động không độc lập với ban lãnh đạo, cán bộ kiểm tra còn kiêng nể nhân viên của các phòng ban nên tính khách quan, chính xác trong công tác kiểm tra, kiểm soát không được đảm bảo. Đối với công tác thẩm định trước khi cho vay Các khách hàng vay tại chi nhánh đa phần là các cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Các nguồn thu nhập của khách hàng, ngoài thu nhập từ lương còn từ hoạt động kinh doanh mua bán….Đối với các cá nhân và hộ gia đình, các sổ thu chi thường viết tay, không có một chuẩn mực,cơ sở ghi chép rõ ràng, hay bôi xóa….Vì thế thường thiếu tính chính xác, thiếu độ tin cậy cao khi chi nhánh tiến hành thẩm định năng lực nguồn thu nhập. Các doanh nghiệp tư nhân với quy mô kinh doanh nhỏ, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính còn nhiều chỗ sai sót, không trung thực thường được “làm đẹp” khi tiến hành vay vốn. Số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Mặt khác, trong quá trình thẩm định, các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Quy trình thẩm định và cho vay còn một số điểm chưa hợp lý, liên quan đến việc phân cấp trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Một điểm yếu của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ tín dụng thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Kiểm tra, giám sát mục đích vay của khách hàng Chi nhánh chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát đồng vốn sau khi cho vay, đồng thời nguồn nhân lực còn mỏng nên khó khăn trong việc bố trí, tăng cường thêm nhân viên thực hiện công tác này tốt hơn, tạo điều kiện cho những khách hàng gian lận, cố tình sử dụng vốn sai mục đích vay dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh. Hiệu quả làm việc của công nhân viên NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành là đơn vị được thành lập sau cùng trong hệ thống NHNo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nên lực lượng nhân sự còn mỏng, cán bộ tín dụng tự tìm kiếm khách hàng, kiêm nhiệm luôn việc huy động vốn và cho vay vốn. Đây là một khó khăn lớn đòi hỏi người cán bộ tín dụng đó phải có mối quan hệ rộng hay có khả năng giao tiếp tốt. Nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp hình thành nhanh chóng, CBTD chưa am hiểu kỹ về lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn nên dễ bị các khách hàng qua mặt, không xác định được tính hiệu quả của phương án. Trong năm 2010 do thực hiện luân chuyển CBTD phụ trách qua NHNo huyện Châu Đức nên chưa tiếp cận nhanh với khách hàng vay, mặt khác lượng khách hàng truyền thống giảm sút. Khi trả lãi, khách hàng chỉ trả tiền cho chính CBTD trực tiếp cho vay vốn. Vì vậy, khi CBTD đó đi thẩm định hoặc nghỉ phép thì khách hàng chấp nhận “mang tiền về nhà”. Hạn chế và nguyên nhân từ phía khách hàng Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan mà NHNo & PTNT chi nhánh khu công nghiệp Tân Thành đang gặp phải trong quá trình quản trị rủi ro hoạt động tín dụng thì còn một số các nguyên nhân khách quan đến từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng. Khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, nguồn vốn tự có thấp do đó vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng. Giá cả thị trường có nhiều biến động bất thường ảnh huởng trực tiếp đến việc kinh doanh của khách hàng. Mưa nhiều vào đầu tháng 1 năm 2010 dẫn đến rụng bông điều, làm cho thị trường cung cấp nguyên vật liệu biến động, giá hạt điều tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm cho “giá vốn hàng bán tăng lên”, công ty TNHH hạt điều Thảo Nguyên đã cân nhắc để giảm thiểu chi phí sản xuất, nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm, công ty đã không thực hiện được “kế hoạch trả nợ” như mong muốn. Các hộ kinh doanh cá thể trên dọc quốc lộ 51 phải chịu chi phí thuê mặt bằng khá cao, vì chủ mặt bằng bất ngờ tăng giá cho thuê với lý do “xăng dầu, thức ăn tăng, giá nhà thuê cũng tăng”. Tháng 12 năm 2010 chủ cửa hàng kinh doanh điện tử Vĩnh Phát không trả được nợ đã bỏ trốn, việc giải chấp tài sản đảm bảo thực hiện vào năm 2011 nên đã nâng cao mức nợ quá hạn lên. Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn. Một số khách hàng đăng ký xin vay vốn với mục đích kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh nhưng lại sử dụng nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng phục vụ cho mục đích khác như hoạt động chi tiêu, mua sắm…sẽ tạo ra rủi ro lớn, do phương án vay không tạo ra lợi nhuận để thanh toán các khoản vốn và lãi đến hạn phải trả, làm phát sinh rủi ro nợ xấu cho ngân hàng. Điển hình là khách hàng Bùi Khắc Đức đăng ký mục đích vay vốn là kinh doanh tạp hóa và kinh doanh bàn bi da để được ngân hàng giải ngân 100 tr đồng nhưng lại sử dụng vốn vay vào mục đích tiêu dùng, sửa nhà. Việc sử dụng vốn sai mục đích không tạo ra lợi nhuận, nên đủ khả năng trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng. Khách hàng gian lận, lừa đảo, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng. Ngày nay, bên cạnh những khách hàng có uy tín vay tốt, luôn có những khách hàng có uy tín không tốt. Để đạt được mục đích vay được vốn, các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhiều hình thức gian lận, lừa đảo như: tạo bảng lương cao hơn bình thường, điều chỉnh các sổ sách thu chi nhằm gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh sổ sách kế toán, báo cáo tài chính nhằm làm hoàn thiện hình ảnh về năng lực tài chính trong mắt cán bộ tín dụng. Ngoài ra, một số khách hàng còn tạo uy tín bằng việc xây dựng các khoản vay nhỏ, trả đều gốc và lãi rồi sau đó vay các khoản lớn hơn và có nhiều dấu hiệu thiếu thiện chí trả nợ về sau. Hạn chế và nguyên nhân khác Do cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua đã làm cho lạm phát tăng cao,ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp là hỗ trợ lãi suất thấp hơn cho các hộ hoạt động nông lâm ngư nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Mà hoạt động nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường như thiên tai, dịch bệnh, dẫn đến tình hình kinh doanh của ngưởi dân khó khăn, đồng nghĩa với việc không trả được nợ cho ngân hàng. Ảnh hưởng của môi trường: Năm 2010, dự án “mở rộng quốc lộ 51” được thi công, con đường này đã bị đào bới, ngập nước, người dân ngại đến ngân hàng. Do cơ chề điều hành và quản lý lãi suất của Ngân hàng cấp trên. Điển hình là năm 2008 lãi suất tăng giảm bất thường. Ngân hàng cho vay với lãi suất cố định ( đối với thời hạn vay dưới 1 năm ) nhưng huy động vốn thì khách hàng nhận lãi 1 hoặc 2 tháng nên khi lãi suất huy động vốn( mới) tăng bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay (cũ) thì ngân hàng bị lỗ phần chi phí hoạt động và phần lãi suất cao hơn đó. Sự canh tranh ngày càng khốc liệt từ các ngân hàng khác trên địa bàn nhất là các ngân hàng vốn đã có thế mạnh về thương hiệu cũng như tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn, … Một rủi ro mà CBTD không ngờ đến là vụ việc mất trộm két sắt công ty TNHH giày da Đình Tùng tại KCN Mỹ Xuân A mở rộng, đây là KCN mới thành lập, lực lượng bảo vệ còn mỏng. Công ty đã phải chuyển nợ quá hạn, ảnh hưởng đến NHNo KCN TT. Một trường hợp khác là: nhằm thực hiện “cuộc cách mạng xanh” CT TNHH Đạt Phúc và nhiều doanh nghiệp khác đã bỏ ra hàng tỷ đồng để “xử lý chất thải” theo đúng quy định của sở tài nguyên môi trường. Đây là một hoạt động không nằm trong kế hoạch của công ty, làm cho lợi nhuận hoạt động giảm đi nhiều. Các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn vốn để sản xuất kinh doanh và chịu lãi suất quá hạn, chưa thể trả được nợ. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Trong chương này, khóa luận đã trình bày khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Khu Công Nghiệp Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu. Giúp người đọc hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của NHNo &PTNT chi nhánh Khu công nghiệp Tân Thành, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh của Chi nhánh một cách tổng quan nhất. Đồng thời cũng đã đưa ra những thuận lợi, khó khăn tại chi nhánh. Bên cạnh đó, chương II cũng đã đi vào phân tích tình hình hoạt động tín dụng cũng như thực trạng về rủi ro tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2008 - 2010. Trên cơ sở phân tích và đánh giá, chương II đã nêu bậc lên được những hạn chế và nguyên nhân tạo nên rủi ro tín dụng mà Chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành đang gặp phải. Đây sẽ là những cơ sở để đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong chương III. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH 3.1 Định hướng phát triển 3.1.1 Định hướng chung Căn cứ vào những định hướng, chương trình trọng tâm công tác của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành đã đề ra những mục tiêu phấn đấu và những định hướng sau: Xuất phát từ những yêu cầu về quy mô, hiệu quả về an toàn về tài sản có thể chủ động trong việc huy động vốn, quản lý và diều hành tài sản nợ cho phù hợp. Tốc độ, quy mô phát triển của nghiệp vụ kinh doanh phải phù hợp với năng lực quản lý, điều hành của Chi nhánh NHNo & PTNT Khu công nghiệp Tân Thành và môi trường kinh tế pháp lý xã hội. Coi trọng công tác huy động vốn địa phương, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội kể cả nội tệ và ngoại tệ, đa dạng hóa kênh dẫn vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Bám sát mục tiêu kinh tế địa phương để chủ động đầu tư vốn. Tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng dư nợ cho vay lành mạnh, tích cực tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin ngân hàng, để tăng sức cạnh tranh và nâng cao công tác đều hành. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan pháp luật để phát mại các tài sản xiết nợ có liên quan đến các vụ án. 3.1.2 Một số mục tiêu cụ thể Huy động vốn tăng 30% so với năm 2010 Dư nợ tín dụng tăng 25% so với năm 2010 Tỷ lệ nợ quá hạn từ 1.98% năm 2010, phấn đấu giảm xuống dưới 1%. Lợi nhuận tăng 20% so với năm 2010. 3.2 Những giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành 3.2.1 Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bộ phận này cần được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại chi nhánh NHNo & PTNT khu công nghiệp Tân Thành, đảm bảo tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm soát, đồng thới phải hoàn thiện phương pháp kiểm tra kiểm soát theo chuẩn mực chung của NHNN. Công tác kiểm tra cẩn được thực hiện thường xuyên hơn đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Các khoản vay có giái trị lớn phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ để góp phần hạn chề rủi ro. Ngoài ra, khi kết thúc năm tài chính, khi kết thúc năm kiểm toán cần thuâ cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để tiến hành kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay. 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Thẩm định là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định đối với sự an toàn của khoản tiền cho vay. Vì vậy, chi nhánh cần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án xin vay vốn. Ngân hàng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc, có như vậy việc thẩm định tài sản của khách hàng vay mới được thực hiện một cách triệt để. Trong thực tế, vì khách hàn muốn vay vốn của ngân hàng nên đã làm đẹp hồ sơ vay của mình, nên CBTD không chỉ xem xét kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng mà phải đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo, tính khả thi của dự án cũng như nguồn thu nhập từ dự àn để thanh toán trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR… và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. 3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát nợ vay Song song với việc tăng năng lực thẩm định rủi ro thì ngân hàng cũng cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, xem xét xem khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Việc giám sát có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: kiểm tra định kì báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra khả năng thanh toán của danh nghiệp. Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng. Từ đó phát hiện ra các món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có thực hiện việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. 3.2.4 Tích cực xử lý triệt để những khoản vay có rủi ro Đối với các khoả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP (PHAN MY HANH).doc
Tài liệu liên quan