Khóa luận Luân văn Website trường đại học công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động

Tài liệu Khóa luận Luân văn Website trường đại học công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tâm WEBSITE TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ PHIÊN BẢN TIẾNG ANH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tâm WEBSITE TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ PHIÊN BẢN TIẾNG ANH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: ThS.Phùng Chí Dũng HÀ NỘI - 2010 TÓM TẮT NỘI DUNG Mục tiêu của đề tài là xây dựng một phiên bản website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động. Phiên bản này là một bản rút gọn của website, cho phép hiển thị tốt trên thiết bị di động vốn bị hạn chế bởi kích thước màn hình. Bắt đầu từ việc nghiên cứu hệ thống website trường ĐH Công nghệ, vốn được xây dựng trên hệ quản trị nội dung Drupal. Sau khi nghiên cứu các thành phần cơ bản, các module quan trọng, hệ thống file giao diện...

pdf64 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Luân văn Website trường đại học công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tâm WEBSITE TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ PHIÊN BẢN TIẾNG ANH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tâm WEBSITE TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ PHIÊN BẢN TIẾNG ANH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: ThS.Phùng Chí Dũng HÀ NỘI - 2010 TÓM TẮT NỘI DUNG Mục tiêu của đề tài là xây dựng một phiên bản website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động. Phiên bản này là một bản rút gọn của website, cho phép hiển thị tốt trên thiết bị di động vốn bị hạn chế bởi kích thước màn hình. Bắt đầu từ việc nghiên cứu hệ thống website trường ĐH Công nghệ, vốn được xây dựng trên hệ quản trị nội dung Drupal. Sau khi nghiên cứu các thành phần cơ bản, các module quan trọng, hệ thống file giao diện của Drupal thì tiến hành thiết kế template cho phiên bản trên thiết bị di động. Triển khai bằng cách cài đặt một trang Drupal mới với dữ liệu được lấy từ phiên bản gốc và hiển thị lại theo template đã thiết kế. Kết quả, đã xây dựng thành công phiên bản trên thiết bị di động cho website trường ĐH Công nghệ với tên miền riêng. Tuy nhiên, hệ thống chưa có chức năng tự nhận diện thiết bị truy cập để điều hướng sang tên miền đó. MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về Drupal ............................................................................ 2 1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 2 1.1.1. Drupal là gì? ......................................................................................... 2 1.1.2. Lịch sử .................................................................................................. 2 1.1.3. Các tầng kỹ thuật .................................................................................. 3 1.1.4. Chức năng............................................................................................. 4 1.1.5. Nguyên tắc ............................................................................................ 7 1.2. Các khái niệm cơ bản...................................................................................... 7 1.2.1. Nhân ..................................................................................................... 7 1.2.2. Block .................................................................................................... 8 1.2.3. Hook ..................................................................................................... 9 1.2.4. Node ..................................................................................................... 9 1.2.5. Taxonomy........................................................................................... 12 1.2.6. Path .................................................................................................... 14 1.2.7. User .................................................................................................... 16 1.2.8. Hệ thống file ....................................................................................... 17 1.3. Hệ thống module .......................................................................................... 20 1.3.1. Các module hệ thống .......................................................................... 21 1.3.2. Các module đóng gói quan trọng......................................................... 22 1.4. Hệ thống giao diện ........................................................................................ 24 1.4.1. Tổng quan về phát triển giao diện ....................................................... 24 1.4.2. Regions ............................................................................................... 25 1.4.3. Hệ thống file trong giao diện............................................................... 26 1.4.4. Các file template ................................................................................. 27 1.4.5. Các file CSS ....................................................................................... 35 1.5. Kết luận ........................................................................................................ 36 Chương 2. Phiên bản website dùng Drupal trên thiết bị di động ........................... 37 2.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 37 2.2. Định hướng giải pháp ................................................................................... 37 2.2.1. Multisite ............................................................................................. 37 2.2.2. Thiết kế template ................................................................................ 38 2.2.3. Module Mobile Plugin ........................................................................ 52 2.3. Kết luận ........................................................................................................ 52 Chương 3. Website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động…………………………………………………………………………………53 3.1. Giao diện ...................................................................................................... 53 3.2. Cài đặt .......................................................................................................... 54 3.2.1. Cài đặt multisite .................................................................................. 54 3.2.2. Tạo trang chủ ...................................................................................... 55 3.3. Kết quả ......................................................................................................... 55 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, điện thoại di động đã trở nên phổ biến, với sự phát triển của mạng 3G thì việc sử dụng thiết bị di động để truy cập web trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Truy cập web bằng thiết bị di động vừa tiện lợi lại vừa nhanh chóng nên nhiều người đang chọn cách này để truy cập web. Tuy nhiên, các trang web thường được thiết kế phù hợp với việc hiển thị trên máy tính, có màn hình rộng và hỗ trợ tối đa các tiện ích kèm theo. Còn với thiết bị di động, với màn hình nhỏ và hầu hết không hỗ trợ Javascript hay Flash Player thì thường gặp khó khăn trong việc hiển thị. Hơn nữa, với những thông tin quảng cáo kèm theo sẽ khiến cho dung lượng tải về rất lớn, vừa gây độ trễ lớn trong việc tải trang web vừa tốn kém khi mà hầu hết người dùng sử dụng gói cước tính tiền theo dung lượng và tốc độ của mạng 3G cũng không lớn. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có một phiên bản riêng của trang web dành cho thiết bị di động. Không nằm ngoài những trường hợp trên, website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh cũng chỉ hỗ trợ cho người dùng truy cập từ máy tính. Nhận thấy nhu cầu truy cập web qua thiết bị di động ngày càng tăng, để hỗ trợ tối đa cho người dùng, cần phải có một phiên bản dành riêng cho thiết bị di động. Chính vì vậy em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động”. Website được xây dựng dựa trên phiên bản đầy đủ dành cho desktop, sử dụng hệ quản trị nội dung Drupal. Khoá luận của em sẽ trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Drupal Chương 2: Phiên bản website dùng Drupal trên thiết bị di động Chương 3: Website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ThS.Phùng Chí Dũng trong quá trình thực hiện đề tài. 2 Chương 1. Tổng quan về Drupal 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Drupal là gì? Drupal là một khung sườn phát triển phần mềm hướng module, một hệ quản trị nội dung miễn phí và mã nguồn mở. Cũng giống như các hệ quản trị nội dung hiện đại khác, Drupal cho phép người quản trị hệ thống tạo và tổ chức dữ liệu, tùy chỉnh cách trình bày, tự động hóa các tác vụ điều hành và quản lý hệ thống những. Drupal có cấu trúc lập trình rất tinh vi, dựa trên đó, hầu hết các tác vụ phức tạp có thể được giải quyết với rất ít đoạn mã được viết, thậm chí không cần. Đôi khi, Drupal cũng được gọi là "khung sườn phát triển ứng dụng web", vì kiến trúc thông minh và uyển chuyển của nó. Drupal được chạy trên rất nhiều môi trường khác nhau, bao gồm Windows, Mac OS X, Linux, FreeBSD, OpenBSD và các môi trường hỗ trợ máy chủ web Apache (phiên bản 1.3+) hoặc IIS (phiên bản 5+) có hỗ trợ ngôn ngữ PHP (phiên bản 4.3.3+). Drupal kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL để lưu nội dung và các thiết lập. 1.1.2. Lịch sử Năm 2000, các kết nối Internet thường xuyên ở mức cao với các sinh viên trường Đại học Antwerp, do đó, Dries Buytaert và Hans Snijder thiết lập một cầu nối không dây giữa ký túc xá sinh viên của mình để chia sẻ kết nối modem Hans 'ADSL giữa tám sinh viên. Đây là một việc cực kỳ xa xỉ tại thời điểm đó, nhưng vẫn có sự thiếu sót: không có phương tiện để thảo luận hay chia sẻ những điều đơn giản. Nó truyền cảm hứng cho Dries làm việc trên một trang web tin tức nhỏ với một built-in hội đồng quản trị web, cho phép các nhóm bạn bè để lại mỗi ghi chú khác về 3 tình trạng của mạng, thông báo nơi họ đã ăn tối, hay để chia sẻ một số mục tin tức đáng chú ý. Các phần mềm không có tên cho đến ngày sau khi Dries chuyển ra sau khi tốt nghiệp. Nhóm quyết định đưa các tuyến nội bộ trang web để họ có thể giữ liên lạc, tiếp tục chia sẻ những phát hiện thú vị, và những đoạn tường thuật cuộc sống cá nhân của họ. Trong khi tìm kiếm một tên miền phù hợp, Dries đặt tên miền 'drop.org' sau khi ông thực hiện một lỗi đánh máy để xem tên “dorp.org” vẫn còn. Dorp là từ Hà Lan cho 'làng', được coi là một tên phù hợp cho các cộng đồng nhỏ. Một khi drop.org được thành lập trên mạng, khán giả của nó đã thay đổi khi các thành viên bắt đầu nói về các công nghệ web mới, chẳng hạn như kiểm duyệt, cung cấp, đánh giá, và phân phối chứng thực. Drop.org từ từ biến thành một môi trường thử nghiệm cá nhân, thúc đẩy bởi các cuộc thảo luận và dòng chảy của ý tưởng. Các cuộc thảo luận về các công nghệ web đã được thử ra trên drop.org chính nó như là mới bổ sung cho các phần mềm chạy các trang web. Chỉ sau đó, vào tháng 1 năm 2001, mà Dries quyết định phát hành phần mềm phía sau drop.org như "Drupal". Mục đích là để cho phép người khác sử dụng và mở rộng nền tảng thử nghiệm để nhiều người hơn có thể khám phá những con đường mới để phát triển. Cái tên Drupal, phát âm là "droo- puhl," có nguồn gốc từ cách phát âm tiếng Anh của từ tiếng Hà Lan "druppel," có nghĩa là "thả". 1.1.3. Các tầng kỹ thuật Mục tiêu thiết kế của Drupal bao gồm cả việc có thể chạy tốt trên các tài khoản web hosting giá rẻ và có thể mở rộng tới các trang web phân phối lớn. Mục tiêu ban đầu là sử dụng công nghệ phổ biến nhất, và sau này là coding cẩn thận, chặt chẽ. Các tầng kỹ thuật của Drupal được minh họa trong hình 1-1. Hình 1-1. Các tầng kỹ thuật của Drupal 4 Hệ điều hành nằm ở mức thấp trong tầng mà Drupal không quan tâm nhiều. Drupal chạy tốt trên bất kỳ hệ điều hành nào có hỗ trợ PHP. Máy chủ web được sử dụng rộng rãi nhất với Drupal là Apache, mặc dù các máy chủ web khác (bao gồm cả Microsoft IIS) cũng có thể được sử dụng. Bởi vì lịch sử lâu dài của Drupal với Apache, Drupal với file .htaccess được bảo mật khi cài đặt Drupal. Clean URLs-có nghĩa là loại bỏ những dấu hỏi, dấu và, hoặc ký tự đặc biệt khác bằng cách sử dụng thành phần mod_rewrite của Apache. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì khi di chuyển từ một hệ thống quản lý nội dung hoặc từ các tập tin tĩnh, các URL của nội dung không cần phải thay đổi. Clean URL có sẵn trên các máy chủ web khác bằng cách sử dụng khả năng ghi lại URL của web server. Giao diện Drupal với các lớp tiếp theo của stack (cơ sở dữ liệu) thông qua một lớp cơ sở dữ liệu nhỏ. Lớp này xử lý các truy vấn SQL để có thể sử dụng cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp khác nhau mà không cần viết lại code. Các cơ sở dữ liệu thử nghiệm rộng rãi nhất là MySQL và PostgreSQL, mặc dù hỗ trợ cho Microsoft SQL Server và Oracle đang tăng lên. Drupal được viết bằng PHP. Vì PHP là một ngôn ngữ dễ học, có rất nhiều chương trình PHP được viết bởi người mới bắt đầu. Chất lượng code của người mới bắt đầu đã khiến cho PHP mất uy tín. Hơn nữa, PHP cũng có thể được sử dụng để viết code. Tất cả code của nhân Drupal đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn code và được xem xét kỹ lưỡng qua quá trình mã nguồn mở. Đối với Drupal, rất dễ dàng học PHP vì có một cộng đồng luôn sẵn sàng giúp đỡ những người mới bắt đầu. Và những người mới bắt đầu nhận được thông tin phản hồi từ cộng đồng giúp nâng cao kỹ năng của họ. 1.1.4. Chức năng 1.1.4.1. Chức năng chung  Collaborative Book - Giúp thiết lập một "quyển sách" và cho phép nhiều người cùng đóng gói nội dung, tổ chức dữ liệu.  Clean URL - Drupal dùng mod_rewrite của Apache để tạo các URL thân thiện với cả các bộ máy tìm kiếm và người dùng.  Module - Các module đóng gói từ cộng đồng mở rộng tính năng của nhân Drupal.  Online help - Hệ thống trợ giúp trực tuyến ngay trên trang web. 5  Open source - Mã nguồn của Drupal hoàn toàn miễn phí dưới giấy phép GNU/GPL 2.  Cá nhân hóa - Có sẵn ngay trong nhân Drupal. Cả nội dung lẫn cách trình bày đều có thể cá nhân hóa theo các tiêu chuẩn được người dùng đặt ra.  Hệ thống phân quyền theo vai trò (role based) - Có thể tạo ra các vai trò mang các quyền hạn khác nhau, sau đó gán những vai trò này cho người dùng.  Tìm kiếm - Mọi nội dung đều được đánh chỉ mục và có thể tìm kiếm bởi module tìm kiếm tích hợp sẵn. 1.1.4.2. Quản lý thành viên Xác thực người dùng - Người dùng có thể đăng kí và xác thực tại trang web, hoặc thông qua các nguồn xác thực khác như Jabber, Blogger, LiveJournal hoặc một site Drupal khác hoặc máy chủ LDAP. 1.1.4.3. Quản trị nội dung  Poll - Module bầu chọn của Drupal cho phép người dùng tạo các bầu chọn và gắn vào các trang khác nhau.  Khuôn mẫu (template) - Hệ thống khuôn mẫu của Drupal phân tách nội dung với cách trình bày. Khuôn mẫu được xây dựng trên PHP và HTML chuẩn, có nghĩa là không cần phải học một ngôn ngữ khuôn mẫu (templating language) nào cả.  Bình luận theo luồng - Mô hình bình luận theo luồng mạnh mẽ của Drupal cho phép bình luận bất cứ nội dung nào. Các bình luận có chia cấp như ở một nhóm tin (newsgroup) hoặc diễn đàn.  Điều khiển phiên bản - Hệ thống điều khiển phiên bản của Drupal cho phép lưu giữ thông tin của các lần cập nhật (ai, cái gì, khi nào). Có thể dễ dàng quay lại (roll-back) một phiên bản trước đó. 1.1.4.4. Blogging  Hệ thống blog đa người dùng - Mỗi người dùng đã ghi danh trong hệ thống đều có thể viết blog.  Hỗ trợ Blog API - Cho phép cập nhật nội dung bằng nhiều công cụ khác nhau, thậm chí không cần dùng đến trình duyệt web.  Content syndication - Xuất nội dung theo dạng RDF/RSS. 6  News aggregator - Giúp đọc thông tin từ các website khác.  Permalink - Tất cả các nội dung trong Drupal đều có một URL cố định, giúp người dùng có thể dễ dàng liên kết đến mà không sợ nó thay đổi về sau. 1.1.4.5. Nền tảng  Apache hoặc IIS, Unix/Linux/BSD/Solaris/Windows/Mac OS X đều được hỗ trợ - Drupal ngay từ đầu đã được xây dựng để tương thích nhiều nền tảng.  Độc lập với cơ sở dữ liệu - Mặc dù đa số dùng MySQL, nhưng không phải tất cả. Drupal được xây dựng trên lớp CSDL trừu tượng (database abstraction layer - DAL), hỗ trợ cả MySQL lẫn PostgreSQL. Để hỗ trợ các CSDL riêng của mình, người dùng chỉ việc viết phần back-end hiện thực hóa 14 hàm của DAL.  Đa ngôn ngữ - Nền tảng Drupal sẵn sàng cho việc xây dựng một website đa ngôn ngữ. 1.1.4.6. Quản trị và phân tích  Phân tích, Theo dõi và Thống kê  Ghi nhật kí và báo cáo - Các hoạt động quan trọng trên hệ thống đều được ghi lại, giúp người quản trị có thể xem lại sau đó.  Hệ thống quản trị trên web - Tất cả có thể được quản lí qua trình duyệt web. 1.1.4.7. Tính năng cộng đồng  Diễn đàn - Diễn đàn thảo luận.  Blog - Hệ thống blog đa người dùng. 1.1.4.8. Hiệu năng và khả năng mở rộng  Caching - Cơ chế đệm dữ liệu giúp giảm số truy vấn CSDL, tăng hiệu năng và giảm tải server. Hệ thống này đã từng được thử nghiệm cho thấy chúng hoạt động rất tốt dưới hiệu ứng "slashdot" (lưu lượng tăng đột biến do trang web được giới thiệu ở một website lớn).  Nén CSS - Drupal hỗ trợ chức năng gom nhóm các tập tin CSS lại thành một tập tin nhất, đồng thời cũng loại bỏ các ghi chú bên trong. Khi trình duyệt thực hiện chỉ cần thực hiện một yêu cầu để lấy về một tập tin CSS duy nhất.  Nén Javascript - Từ phiên bản 6.x Drupal còn cho phép gom nhóm và nén các tập tin Javascript. 7 1.1.5. Nguyên tắc  Modular và extensible. Mục tiêu của Drupal và cung cấp một nhân gọn, mạnh để sẵn sàng mở rộng thông qua các module tự tạo.  Mã nguồn chất lượng. Chất lượng cao, trình bày đẹp, ghi chú đầy dủ.  Tuân thủ chuẩn. Drupal hỗ trợ các chuẩn cũ và mới, trong đó có HTML và CSS.  Đòi hỏi ít tài nguyên. Để đạt hiệu quả cao nhất, Drupal khuyến khích các mã lệnh tiết kiệm (thí dụ như dùng ít truy vấn CSDL). Drupal cũng chỉ cần rất ít đòi hỏi về server, chỉ yêu cầu những cấu hình phổ biến. Cụ thể là Drupal cần hoạt động trơn tru với Apache, PHP và MySQL hoặc Postgresql.  Mã nguồn mở. Drupal dựa trên triết lí mã nguồn mở về sự phát triển cộng tác của phần mềm tự do. Drupal xây dựng bằng mã mở, bản thân là mã mở và hỗ trợ các dự án mã mở. Cụ thể là Drupal được xây dựng trên ngôn ngữ mở PHP, hỗ trợ các CSDL mã mở là MySQL và Postgresql.  Dễ dùng. Dễ dùng đối với nhà phát triển, nhà quản lí và người dùng.  Cộng tác. Hỗ trợ các hệ thống chia sẻ thông tin. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Nhân Một framework đơn giản tạo nên nhân Drupal. Đây là những gì nhận được khi tải Drupal về từ drupal.org. Nhân chịu trách nhiệm cung cấp các chức năng cơ bản sẽ được sử dụng để hỗ trợ các bộ phận khác của hệ thống. Nhân bao gồm code cho phép hệ thống Drupal khởi động khi nó nhận được một yêu cầu, một thư viện các chức năng phổ biến thường xuyên được sử dụng với Drupal, và các module cung cấp chức năng cơ bản như quản lý người dùng, phân loại, và templating như thể hiện trong Hình 1-2. 8 Hình 1-2. Tổng quan về nhân Drupal 1.2.2. Block Block là đoạn văn bản hoặc các chức năng thường nằm ngoài khu vực nội dung chính của một trang web, chẳng hạn như trong các sidebar trái hoặc phảis, trong header, footer, vv. Chặn quyền truy cập và vị trí được kiểm soát trong giao diện admin, đơn giản hóa công việc của các nhà phát triển khi tạo block. Các trang chặn cấu hình được đặt ở Administer > Site building > Blocks ( Block có một tiêu đề và mô tả và được sử dụng chủ yếu cho việc quảng cáo, code snippet, và các chỉ số trạng thái, không phải cho phần chính thức của nội dung, do đó, khối không phải là node và không tuân theo các quy tắc của node. Các node có quyền kiểm soát sửa đổi, có thể comment cho nó, RSS feed, và các taxonomy term; chúng thường được dành riêng cho các phần nội dung beefier của một trang web. Regions là các phần của trang web nơi các block được đặt. Region được tạo ra và cài đặt bởi giao diện (trong file .info của giao diện) và không được xác định bởi các block API. Block không được gán vào region nào thì không được hiển thị. Block có các tùy chọn để kiểm soát những người có thể nhìn thấy chúng và những trang mà nó được hiển thị. Nếu các module điều tiết được kích hoạt, các block 9 không cần thiết cũng có thể được thiết lập để tắt tự động trong thời kỳ lưu lượng truy cập cao. Block được định nghĩa hoặc thông qua giao diện web của Drupal (các block tùy biến) hoặc lập trình thông qua các block API (module cung cấp block). Block liên quan đến một module tự viết, hoặc bao gồm chủ yếu là mã PHP là những ứng viên xuất sắc để sử dụng block API và được thực hiện trong một module. Block có thể hiển thị bất cứ thứ gì (chúng được viết bằng PHP và do đó không chỉ giới hạn ở những gì chúng có thể làm được), nhưng chúng thường đóng vai trò hỗ trợ cho các nội dung chính của trang web. Ví dụ, có thể tạo ra một khối menu tùy chỉnh cho mỗi vai trò người dùng, hoặc có thể trưng bày một block liệt kê các comment đang chờ phê duyệt. 1.2.3. Hook Hook có thể được coi là sự kiện bên trong Drupal. Chúng cũng được gọi là các hàm callback, vì chúng được xây dựng bằng cách đặt tên hàm theo các chuẩn và không phải bằng cách đăng ký với một listerner, chúng không thực sự được gọi trở lại. Hook cho phép các module "hook into" những gì đang xảy ra trong phần còn lại của Drupal. Giả sử một người dùng đăng nhập vào trang web Drupal. Tại thời điểm người dùng đăng nhập, Drupal gọi hook user. Điều đó có nghĩa là bất kỳ hàm nào cũng được đặt tên theo quy ước tên module cộng với tên hook sẽ được gọi. Ví dụ, comment_user() trong module Comment, locale_user() trong module Locale, node_user() trong module Node, và bất kỳ chức năng khác có tên tương tự sẽ được gọi. Nếu viết một module tùy biến gọi là spammy.module và bao gồm một hàm được gọi là spammy_user() gửi một e-mail cho người dùng, hàm này cũng sẽ được gọi, và người dùng không may sẽ nhận được một e-mail không mong muốn mỗi khi đăng nhập. Cách phổ biến nhất để khai thác các hàm nhân của Drupal là thông qua việc thực hiện của hook trong các module. 1.2.4. Node Mọi thứ đều là node, đó là triết lý của Drupal. Node là kiểu dữ liệu nhỏ nhất với hai trường dữ liệu cơ bản nhất đó là title và body để lưu thông tin. Ngoài ra còn có các trường thông tin khác như: ngày tháng tạo bài, ngày cập nhật, …. Hãy tưởng tượng node là một cái chung nhất trong việc lưu nội dung, với hai cái này cơ bản đã lưu đủ thông tin rồi. Node giống như là dàn bài cho một bài viết vậy. 10 Hình 1-3. Mô hình dữ liệu của node Các kiểu nội dung trong Drupal đều có nguồn gốc từ một loại cơ sở duy nhất được gọi là node. Cho dù đó là một entry blog, một công thức, hoặc thậm chí một nhiệm vụ dự án, các cấu trúc dữ liệu cơ bản là như nhau. Cái hay đằng sau phương pháp này chính là khả năng mở rộng của nó. Những người phát triển module có thể thêm các tính năng giống như xếp hạng, comment, tập tin đính kèm, thông tin định vị, v.v. cho các nút nói chung mà không cần lo lắng về việc liệu các loại nút là blog, công thức, v.v. Người quản trị trang web sau đó có thể trộn và kết hợp các chức năng theo loại nội dung. Ví dụ, các quản trị viên có thể chọn để cho phép các ý kiến trên blog nhưng không phải công thức nấu ăn hoặc chỉ cho phép tải lên tập tin cho các công việc dự án. Các node cũng chứa một cơ sở tập hợp các thuộc tính hành vi mà tất cả các loại nội dung khác kế thừa. Bất kỳ node nào cũng có thể đặt ở trang chủ của trang web, publish hoặc chưa được publish. Và vì cấu trúc đồng bộ này, các giao diện quản trị có thể cung cấp một màn hình chỉnh sửa hàng loạt để làm việc với các node. Một trang web có thể chứa nhiều loại nội dung, chẳng hạn như các trang thông tin, các mục tin tức, các cuộc thăm dò, bài đăng trên blog, danh sách bất động sản, vv Trong Drupal, mỗi hạng mục của nội dung được gọi là một node, và mỗi node thuộc về một kiểu nội dung duy nhất, trong đó xác định các thiết lập mặc định khác nhau cho các node của kiểu, như liệu được công bố node tự động và ở đâu cho phép 11 comment. (Lưu ý rằng trong các phiên bản trước của Drupal, kiểu nội dung đã được biết đến như là các loại node.) Khi cài đặt Drupal lần đầu với thông tin cài đặt mặc định, sẽ có hai loại nội dung được định nghĩa: "Page" và "Story". Khi kích hoạt nhân hay module đóng gói khác (bằng cách truy cập Administer >> Site building >> Module), sẽ thấy có các loại nội dung khác, cũng có thể tạo các loại nội dung tùy biến. Đây là danh sách các loại nội dung liên kết với các module nhân Drupal:  Blog Entry Một blog (viết tắt của weblog) là một tạp chí trực tuyến hoặc nhật ký, và các module blog nhân cho phép người dùng đăng ký trên trang web để tạo blog riêng của họ. Mỗi entry trong một blog của người dùng thuộc kiểu Blog Entry.  Trang Sách Dác trang sách được thiết kế để là một phần của một cuốn sách hợp tác, kích hoạt bởi module Book nhân. Một ví dụ về một cuốn sách hợp tác là tài liệu hướng dẫn nhà phát triển Drupal. Trong các phiên bản cũ của Drupal, chỉ các node thuộc kiểu nội dung sách mới có thể được thêm vào một cuốn sách, nhưng bây giờ các node thuộc bất kỳ kiểu nội dung nào cũng có thể là một phần của một cuốn sách.  Comment Comment thực sự không phải là node, do đó, comment về mặt kỹ thuật không phải là một "kiểu nội dung". Bật module Comment cho phép khách truy cập trang web thêm comment (thường là ghi chú ngắn và trả lời các ý kiến khác) vào các node trên trang web.  Diễn đàn Một node Diễn đàn xác định một chủ đề cho một cuộc thảo luận diễn đàn, mọi người có thể trả lời chủ đề này bằng cách sử dụng coment. Node Diễn đàn được tổ chức thành các chủ để thông qua một Taxonomy (danh sách các loại).  Page Kiểu nội dung page được kích hoạt trong Drupal trong cấu hình cài đặt mặc định. Các page thường được sử dụng cho nội dung tĩnh, có thể (nhưng không bắt buộc phải) được liên kết vào thanh menu chính. 12  Thăm dò ý kiến Một cuộc thăm dò là nơi mà một câu hỏi nhiều lựa chọn được hỏi, và người dùng có thể trả lời và xem câu trả lời của người khác cho các câu hỏi.  Story Kiểu nội dung Story được kích hoạt trong Drupal trong cấu hình cài đặt mặc định. Các Story thường được sử dụng cho thông tin có liên quan giảm như thời gian qua (như các mục tin tức), từ đó các Story mới hơn thường sẽ được đặt cao hơn các Story cũ trong trang. Ngoài các loại cơ bản, các loại nội dung tuỳ chỉnh cũng có thể được tạo ra bằng cách vào Administer > Content > Content types > Add content type. Có thể làm điều này như một cách để tổ chức nội dung - ví dụ, có thể có "Articles" và "News flash" như hai kiểu nội dung đơn giản trên trang web, thay vì chỉ sử dụng “Story" cho cả hai. Nếu muốn thêm các lĩnh vực cho các kiểu nội dung tuỳ chỉnh, cài đặt module đóng gói Content Construction Kit (CCK). Tuỳ chỉnh lĩnh vực được sử dụng để lưu trữ thông tin bổ sung vượt quá giá trị mặc định Drupal (tiêu đề, body, thông tin tác giả, thời gian tạo/cập nhật, và tình trạng xuất bản), ví dụ, trên một trang web bất động sản, một kiểu nội dung bất động sản niêm yết có thể có các lĩnh vực cho thông tin bổ sung loại tài sản, diện tích đất, vv. Cuối cùng, một số module đóng gói định nghĩa kiểu nội dung riêng của nó. 1.2.5. Taxonomy Taxonomy là cách phân loại của sự vật. Drupal đi kèm với một module taxonomy cho phép phân loại các nút. Taxonomy phân loại mọi thứ vào category. Sự chính xác khi sử dụng các từ có liên quan đến hệ thống taxonomy của Drupal là rất quan trọng. 13 Hình 1-4. Mô hình dữ liệu của taxonomy 1.2.5.1. Term Một term là nhãn thực tế sẽ được áp dụng cho node. Ví dụ, giả sử có một trang web có chứa các đánh giá sản phẩm. Có thể xem lại từng nhãn với các term "Bad", "OK," hoặc "Excellent". Term đôi khi cũng được gọi là tag, và hành động của các term gán cho một đối tượng (như một node xem lại sản phẩm) đôi khi được gọi là tagging. Khi nhìn vào cấu trúc dữ liệu, Drupal cho biết thêm một mức độ trừu tượng cho tất cả các term được nhập vào, và đề cập đến chúng trong nội bộ bởi một số ID, không theo tên. Ví dụ, nếu nhập vào các term trước đó, nhưng người quản lý quyết định rằng từ "Poor" là một từ tốt hơn so với "Bad", không vấn đề gì. Bạn chỉ cần chỉnh sửa term số 1, và thay đổi "Bad" thành "Poor", mọi thứ bên trong Drupal sẽ tiếp tục làm việc. Khi xác định một term, có thể nhập từ đồng nghĩa của term, từ đồng nghĩa là một term khác cùng ý nghĩa. Các chức năng phân loại bao gồm trong Drupal cho phép nhập từ đồng nghĩa và cung cấp các bảng cơ sở dữ liệu cho việc lưu trữ và một số tiện ích như taxonomy_get_synonyms ($tid) và taxonomy_get_synonym_root ($synonym). 14 1.2.5.2. Vocabulary Một vocabulary gồm một tập hợp các term. Drupal cho phép kết hợp một vocabulary với một hoặc nhiều loại node. Sự liên hệ lỏng lẻo là rất hữu ích cho các loại qua các biên giới loại nút. Ví dụ, nếu đã có một trang web mà người sử dụng có thể gửi các câu chuyện và hình ảnh về du lịch, có thể có một vocabulary chứa tên nước như các term, điều này sẽ cho phép xem tất cả các câu chuyện và hình ảnh được gắn thẻ với "Bỉ" dễ dàng. Vocabulary có thể yêu cầu hoặc không. Nếu một vocabulary được yêu cầu, người dùng phải gán một term cho một node trước khi node được phép submit. Nếu một vocabulary không được yêu cầu, người dùng có thể chọn term mặc định “None selected” khi submit một node. Khi một vocabulary có một số hữu hạn các term (có nghĩa là, người dùng không thể thêm term mới) nó được gọi là một vocabulary được kiểm soát. Trong một vocabulary được kiểm soát, term thường được trình bày cho người sử dụng bên trong một vùng lựa chọn thả xuống. Tất nhiên, người quản trị hoặc người dùng đã được phân loại quản lý có thể cho phép thêm, xóa, hoặc sửa đổi các term. Một tag là một thứ giống như term. Tuy nhiên, từ "tagging" thường ngụ ý rằng người dùng của trang web tạo ra các thẻ. Trái ngược với một vocabulary được kiểm soát. Thay vào đó, người dùng có thể nhập các term riêng của họ khi submit một node.Nếu một term chưa nằm trong vocabulary, nó sẽ được thêm vào. Khi check box Tags trên giao diện chỉnh sửa vocabulary được check, giao diện người dùng cho vocabulary được trình bày như là một trường văn bản (với JavaScript tự động hoàn chỉnh được kích hoạt), chứ không phải là vùng lựa chọn thả xuống của một vocabulary được kiểm soát. 1.2.6. Path Trong Drupal, một đường dẫn là phần cuối của URL duy nhất cho một chức năng cụ thể hoặc một phần của nội dung. Ví dụ, một trang có đầy đủ URL là đường dẫn là node/7. Nếu trang web sử dụng Clean URL, URL đầy đủ trong ví dụ này sẽ là đường dẫn vẫn là node/7. Vì bí danh URL hoàn toàn có thể thay thế những gì mà người dùng nhìn thấy như là URL, các đường dẫn được thảo luận tại đây (vẫn là cách mà Drupal quyết định nội dung nào để hiển thị) đôi khi được gọi là đường dẫn nội bộ. 15 Đường dẫn trong Drupal quan trọng vì nhiều màn hình configure trong khu vực admin sử dụng chúng. Ví dụ, khi đang thêm một mục mới cho một menu, cho Drupal biết trang nào mục menu phải trỏ đến bằng cách nhập đường dẫn đến trang. Đây là một số ví dụ về đường dẫn có thể tìm thấy trong một trang web Drupal:  node/7  taxonomy/term/6  admin/content/comment  user/login  user/3 Có một số cách để tìm đường dẫn đến một trang cụ thể trên một trang web Drupal. Bước đầu tiên là tìm URL của trang quan tâm:  Nếu đã biết làm thế nào để điều hướng đến các trang web, có thể đến đó và tìm các URL trong thanh URL của trình duyệt.  Cũng có thể di chuột qua một liên kết đến trang (như trong màn hình Administer hoặc màn hình Content ở Administer >> Content manager >> Content), và hầu hết các trình duyệt sẽ cho thấy URL trong phần status ở dưới cùng của cửa sổ trình duyệt.  Đối với các trang Taxonomy, có thể tìm thấy những URL trong trang quản lý Taxonomy. Nếu đang xem một danh sách term cho một vocabulary đặc biệt, mỗi term nên được liên kết đến một trang phân loại của nó. Di chuột qua liên kết hoặc thực hiện theo các liên kết để tìm URL của nó. URL tìm thấy có thể có nhiều hình thức:  [something] -- Trong trường hợp này, các [something] sau q=? là đường dẫn. Ví dụ, nếu URL là đường dẫn là node/7.  [something] hay [Drupal subdirectory] /[something] -- Trong trường hợp này, các [something] sau đường dẫn cơ bản của trang web Drupal là đường dẫn . Ví dụ, URL có thể là hoặc đường dẫn ở cả hai trường hợp đều là node/7. 16 1.2.7. User Có một vài bước liên quan đến cài đặt Drupal. Trong một số bước, thông tin "người dùng" là cần thiết cho một loại đặc biệt của "tài khoản". Một “người dùng” không liên kết với một cá nhân ở ba trong bốn kiểu người dùng được đề cập ở đây. Để giúp phân loại cho từng loại người dùng, câu hỏi cần đặt ra là "Ai ..." để ánh xạ “người dung” đến người thực sự. 1.2.7.1. Computer User Người cài đặt Drupal phải có quyền truy cập vào máy tính, nơi đặt bộ cài. Nếu cài đặt Drupal cục bộ trên máy tính của riêng mình, thì “computer user” là chính mình. Nếu cài đặt Drupal tại một máy chủ từ xa như một máy chủ web công ty, thì các tài khoản computer user có thể được gọi là một trong những cái sau đây (không phải là một danh sách đầy đủ):  Tài khoản đăng nhập web hosting  Đăng nhập FTP  Đăng nhập Cpanel  Đăng nhập Secure shell (SSH) Những người có liên quan đến computer user là ai? Trong một số trường hợp, như máy tính của riêng mình hay một số lần đăng nhập FTP, những “người dùng” này là những cá nhân. Trong trường hợp khác, chẳng hạn như một tài khoản đăng nhập web hosting hoặc Cpanel, một “người dùng” (hoặc “tài khoản”) tên/mật khẩu được sử dụng để đăng nhập vào để kiểm soát tài khoản và có thể được chia sẻ bởi nhiều người. 1.2.7.2. Database User Một cài đặt Drupal yêu cầu một cơ sở dữ liệu để chạy. (MySQL và PostgreSQL là các chương trình cơ sở dữ liệu tốt nhất hỗ trợ tương thích với Drupal). Các cơ sở dữ liệu thường có cơ chế kiểm soát truy cập và yêu cầu "người dùng" với các cho phép có quyền thay đổi cơ sở dữ liệu (thêm/xóa/sửa dữ liệu, tạo bảng biểu, vv.) Một cài đặt Drupal cần phải có toàn quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu, do đó, khi bạn thiết lập một trang web mới của Drupal, bạn (hoặc công ty web hosting) tạo ra một database user với các đặc quyền đầy đủ và sau đó cho tên người dùng và mật khẩu để cài đặt Drupal để Drupal sẽ có toàn quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu. Các thông tin database user được lưu trữ trong tập tin settings.php hoặc trong sites/default hoặc thư mục con khác nhau của các trang web trong trình cài đặt Drupal. 17 Database user là ai? “database user” không phải là người. Đây là một tài khoản tạo ra với các phần mềm cơ sở dữ liệu để cung cấp cho Drupal quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu. 1.2.7.3. User/1 "User/1", còn được gọi là “bảo trì” tài khoản hoặc "siêu tài khoản người dùng" là tài khoản Drupal được nhắc nhở để tạo ra ngay sau khi đã cài đặt thành công một trang web Drupal mới. Tài khoản này là duy nhất cho trang web (nó không có bất cứ điều gì để làm với Drupal.org hoặc bất kỳ trang web khác). Tài khoản này khác với tất cả các người dùng khác trong một cài đặt Drupal bởi vì nó không có giới hạn quyền hạn ("quyền hạn" được gọi là "kiểm soát truy cập" trong Drupal 5 và trước đó). "User/1", trong Drupal 6 và trước đó, cũng là tài khoản duy nhất có thể khởi chạy các script update.php cần chạy sau khi nâng cấp phần mềm. User/1 là ai? User/1 không nên được liên kết với một cá nhân, mà là với người hoặc những người có trách nhiệm để giữ phần mềm được cập nhật trên trang web. Tốt nhất là tránh việc tạo ra nội dung trang web với user/1. Sở dĩ như vậy là vì nó lúng túng khi trách nhiệm bảo trì trang web được thực hiện bởi User/1 cần phải thay đổi cho một người mới nếu User/1 ban đầu đã viết nội dung vẫn còn cần phải được liên kết với họ. Các nội dung được viết bởi tác giả ban đầu sau đó được chỉ định cho một tài khoản người dùng mới. Tốt hơn là tạo tài khoản thứ hai ngay sau khi cài đặt thành công các trang web. 1.2.7.4. User/2 và tất cả những người dùng khác User/2 và tất cả người dùng đăng ký khác trên trang web Drupal, mỗi người dùng nên được kết hợp với một người cá nhân. Người sử dụng đăng ký có thể được giao cho vai trò, mà được quyền cho phép người dùng khác nhau truy cập khác nhau để quản lý trang web và thêm nội dung. 1.2.8. Hệ thống file Tìm hiểu về cấu trúc thư mục mặc định cài đặt Drupal sẽ cho biết một vài thông tin quan trọng như nơi nên đặt các module và giao diện tải về và làm thế nào để có cấu hình cài đặt khác nhau cho Drupal. Drupal mặc định có một cấu trúc thể hiện trong hình 1-5. 18 Hình 1-5. Cấu trúc thư mục mặc định của một bộ cài Drupal Thông tin chi tiết về mỗi thành phần trong cấu trúc thư mục như sau:  Thư mục includes chứa các thư viện cho các hàm phổ biến mà Drupal sử dụng.  Thư mục misc lưu JavaScript và các icon, hình ảnh cần thiết cho quá trình cài đặt Drupal. 19  Thư mục modules chứa các module nhân, với mỗi module trong thư mục của nó. Tốt nhất không nên đụng đến bất cứ thứ gì trong các thư mục này (hoặc bất kỳ thư mục nào khác ngoại trừ profiles và sites). Thêm module trong thư mục sites.  Thư mục profiles chứa những cấu hình cài đặt khác nhau cho một trang web. Nếu có những cấu hình khác ngoài cấu hình mặc định trong thư mục con này, Drupal sẽ hỏi muốn cài đặt theo cấu hình nào khi lần đầu cài đặt Drupal. Mục đính chính của một cấu hình cài đặt là bật các nhân mặc định và các module liên quan một cách tự động. Ví dụ một cấu hình e-commerce sẽ tự động cài đặt Drupal như một nền tảng e-commerce.  Thư mục scripts chứa những script cho việc kiểm tra cú pháp, tối ưu code, chạy Drupal từ dòng lệnh, và điều khiển các trường hợp đặc biệt với cron.  Thư mục sites chứa những sửa đổi Drupal trong cài đặt, module và giao diện. Khi thêm những module cho Drupal từ nguồn các module đóng gói hoặc tự viết, chúng sẽ được đặt trong sites/all/modules. Nó giữ tất cả những thay đổi của Drupal trong một thư mục đơn. Trong thư mục sites sẽ có một thư mục con có tên là default lưu những cài đặt mặc định cho trang Drupal – default.settings.php. Bộ cài Drupal sẽ sửa những cài đặt ban đầu này dựa trên thông tin cung cấp và viết trong file settings.php. Thư mục mặc định thường được sao chép và đổi tên thành URL của trang web bởi người quản trị, do đó những file cài đặt cuối cùng sẽ nằm ở sites/www.example.com/settings.php. Hình 1-6. Thư mục sites có thể lưu toàn bộ sửa đổi Drupal  Thư mục sites/default/files không được tạo bởi Drupal theo mặc định, nhưng nó sẽ cần thiết cho việc lưu bất kỳ file nào được upload lên trang web và 20 cung cấp một cách tuần tự. Một vài ví dụ là sử dụng một logo tùy biến, bật chức năng user avatar, hoặc upload bất kỳ kiểu dữ liệu media khác. Thư mục con này yêu cầu quyền đọc và ghi bởi web server mà Drupal đang chạy trên nó. Bộ cài đặt Drupal sẽ tạo ra thư mục con này nếu có thể và sẽ kiểm tra quyền truy cập chính xác đã được thiết lập hay chưa.  Thư mục themes chứa các template engine và các giao diện mặc định cho Drupal. Các giao diện tải về hoặc tự tạo không nên để ở đây, nên để trong sites/all/themes.  cron.php được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ định kỳ, chẳng hạn như các bảng cơ sở dữ liệu và cắt tỉa tính toán thống kê.  index.php là điểm chính phục vụ yêu cầu.  install.php là điểm chính cho trình cài đặt Drupal.  update.php cập nhật mô hình cơ sở dữ liệu sau khi một phiên bản Drupal được cập nhật.  xmlrpc.php nhận yêu cầu XML-RPC và có thể xóa một cách an toàn việc triển khai mà không có yêu cầu XML-RPC.  robots.txt là bộ thực thi mặc định của robot loại trừ tiêu chuẩn. 1.3. Hệ thống module Drupal là framework thật sự hướng module. Chức năng được bao gồm trong các module, có thể được kích hoạt hay vô hiệu hóa (một số module cần thiết không thể bị vô hiệu hóa). Các tính năng được thêm vào một trang web Drupal bằng cách bật các module hiện có, cài đặt module được viết bởi các thành viên của cộng đồng Drupal, hoặc viết module mới. Bằng cách này, các trang web mà không cần tính năng nhất định có thể chạy, trong khi những cái cần nhiều hơn có thể thêm nhiều tính năng như mong muốn. Điều này thể hiện trong hình 1-3. Sự bổ sung các loại nội dung mới như công thức nấu ăn, blog post, hoặc các file, và thêm các hành vi mới như e-mail thông báo, peer-to-peer publishing, tập hợp và được xử lý thông qua các module. Drupal làm cho việc sử dụng đảo ngược của mẫu thiết kế điều khiển, trong đó chức năng module được gọi bởi framework tại thời điểm thích hợp. 21 Hình 1-7. Việc kích hoạt các module bổ sung cho nhiều chức năng hơn 1.3.1. Các module hệ thống  Aggregator: Aggreagator có khả năng đi lấy tin RSS từ các website khác, lưu lại trong CSDL, rồi trình bày ra giao diện người dùng. Các nguồn tin RSS có thể được phân mục theo 'Category'.  Block : Block (danh từ) là một phần trong Drupal, chúng ta có thể xem, mỗi block là một khối nội dung bao gồm các thuộc tính:  Blog : Khi module này được webmaster kích hoạt, người sử dụng website có thể tạo các blog entry cho mình. Thí dụ, user 'ABC' có mã số thành viên là 13, thì sẽ liệt kê các blog entries của user 'ABC' này. 22  BlogAPI: Khi người dùng website của bạn dùng một công cụ nào đó để tạo một blog entry từ xa (qua Google Docs chẳng hạn). BlogAPI sẽ đứng ra đảm nhận vai trò trung gian -- nhận dữ liệu, lưu vào CSDL.  Book: Với module này, người dùng có thể tạo các trang nội dung có đánh chỉ mục rõ ràng. Module này rất thích hợp để làm brochure, tài liệu hướng dẫn, ... Hiện tại module này cần được cải tiến nhiều để đáp ứng nhu cầu thực tế.  Color: Được giới thiệu trong Drupal phiên bản 5.x với mục đích tạo ra bộ theme Garland uyển chuyển.  Comment: Khi xem một trang nội dung (node, như một blog entry, một article chẳng hạn), người xem có thể gửi ý kiến phản hồi của mình. Module này rất cần cho các website cần tương tác từ phía người dùng.  Contact: Người dùng có thể gửi mail cho người quản lý website hay cho một thành viên nào đó của website nhờ chức năng mà module này cung cấp.  Drupal: Module này cung cấp khả năng đăng nhập liên website. Giả sử website 1 và website 2 cùng sử dụng module Drupal, thì thành viên của website 1 có thể đăng nhập ở website 2 và ngược lại.  Filter: Module này cung cấp các phương thức trình bày khác nhau trên cùng một trường dữ liệu.  Forum: Tạo diễn đàn thảo luận cho website.  Help: Các module có phần trợ giúp người dùng, tuy nhiên chỉ khi bật module help lên thì người điều hành mới có thể xem được phần này.  Legacy: Module legacy cung cấp cho việc nâng cấp từ bản cài đặt cũ. Những xử lý giúp các tham chiếu tự động chuyển hướng đến các trang từ bản cài đặt cũ và ngăn chặn trang không tìm thấy lỗi cho trang web của bạn. 1.3.2. Các module đóng gói quan trọng 1.3.2.1. CCK (Content Construction Kit) Trong Drupal mọi thứ đều là node. Tuy nhiên thực tế có những thứ cần lưu nhiều thông tin hơn node và vì thế có một khái niệm mới đó là kiểu nội dung. Kiểu nội dung là node nhưng có bổ xung thêm một số trường để lưu thêm thông tin. Ví dụ trong bài viết bình thường có tiêu đề và nội dung. Tuy nhiên trong một số bài viết cấp cao hơn như trang tin tức cần đưa thêm ảnh cho bài viết, rồi trường video quảng cáo, câu hỏi 23 thăm dò, … lúc này có được một kiểu nội dung mới tên là trang tin chẳng hạn. Thì trang tin chính là một kiểu nội dung và đi tới hai kết luận: Kiểu nội dung là node nhưng bổ sung thêm một số trường thông tin khác. Việc bổ xung thêm trường thông tin khác này người ta gọi là mở rộng kiểu nội dung. Dễ thấy mô hình node và kiểu nội dung giống như kế thừa trong lập trình hướng đối tượng. Chúng ta có lớp cha cơ bản nhất và lớp con chỉ cần bổ xung thêm thông tin từ cha là có một kiếu lớp mới. Các kiểu nội dung bản chất là node. Tuy nhiên trong node có một trường khá quan trọng đi cùng với title và body đó là trường “type”. Trường “type” này giúp phân biệt các kiểu nội dung và node với nhau. Giữa node và kiểu nội dung khác nhau bởi các trường dữ liệu bổ xung do đó việc bổ xung này gọi là mở rộng kiểu nội dung. Và chúng ta cần có cơ chế mở rộng kiểu nội dung. Thực tế có hai cách cơ bản:  Cách thứ nhất là viết code mở rộng cho kiểu nội dung này. Cách này chính là cách viết module cho việc thực hiện việc này.  Cách thứ hai là có một module thực hiện việc làm này một cách trực quan mà chỉ cần khai báo mà thôi đó chính là CCK. CCK giúp kiến tạo ra các nội dung khác nhau. Trong Drupal các CCK có rất nhiều. Ví dụ: trường ảnh, trường video, trường link, … Có rất nhiều các loại CCK giúp tạo ra đủ các loại nội dung khác nhau theo ý thích. Đó là vai trò của CCK, CCK giúp mở rộng kiểu nội dung. 1.3.2.2. Views Views là một bộ lọc có vai trò lọc và trình bày nội dung. Vai trò của Views gồm hai phần đó là lọc và trình bày nội dung.  Lọc nội dung: View giúp lọc các kiểu nội dung theo một số điều kiện đặt ra. Ví dụ cần lấy ra 6 bài viết mới nhất hoặc lấy ra các bài viết thuộc chủ đề “tin thế giới’. Đó là vai trò chính của Views.  Hiển thị nội dung: Sau khi lọc các nội dung ra, có được danh sách các nội dung cần hiển thị. Tuy nhiên muốn trình bày các kiểu nội dung này theo các cách khác nhau. Ví dụ muốn trình bày dạng bảng các nội dung, hoặc danh sách các nội dung. Vai trò thứ hai của Views là trình bày các nội dung đã lọc ra được. Việc lọc các nội dung thì module Views đã hỗ trợ đầy đủ và việc hiển thị module này cũng đã hỗ trợ 4 dạng hiển thị cơ bản. Tuy nhiên để tạo cách trình bày nội dung 24 phong phú có thể tải thêm các module Views bổ xung khác phục vụ việc trình bày nội dung thật đẹp ví dụ như module Views Slideshow, Views Tab, … 1.3.2.3. Panels Panels giúp chia nhỏ phần nội dung thành các vùng bé hơn. Drupal trình bày giao diện thành các vùng để chứa các block - block là các phần nội dung. Thường thì một theme của drupal có một số vùng cơ bản: header, footer, content, sidebar left, sidebar right. Các vùng này bao quanh vùng nội dung. Ngoài ra có thể thêm nhiều vùng vào theme tùy ý đó chính là sự uyển chuyển của Drupal. Tuy nhiên, như các trang báo chia vùng nội dung (vùng content) thành các phần nhỏ hơn để tiện trình bày. Ví dụ họ chia vùng content thành cột trên đầu chứa tin nóng, hai cột hai bên chứa các block có các bài viết được phân loại. Panels giúp chia phần nội dung thành các phần nhỏ hơn và trên mỗi phần đó chứa các block nội dung. 1.4. Hệ thống giao diện 1.4.1. Tổng quan về phát triển giao diện Từ phiên bản 4.5, hệ thống giao diện của Drupal đã trở nên rất uyển chuyển. Cấu trúc mới được giới thiệu, giúp cho việc kết hợp các thành phần tạo nên một giao diện, trở nên rất đơn giản: bộ máy giao diện, các khuôn mẫu, các mảng định dạng và các đoạn mã PHP. Từ phiên bản Drupal 4.7, bộ máy giao diện được mặc định kèm theo với Drupal là PHPTemplate. Giao diện là một khái niệm trừu tượng, mỗi giao diện có thể được hình thành bằng các cách khác nhau:  Từ (các) tập tin khuôn mẫu (.tpl.php, .xhtml) cho một bộ máy giao diện (PHPTemplate, XTemplate). Thí dụ: Garland, Bluemarine.  Từ (các) mảng định dạng, nếu như giao diện là một giao diện kế thừa. Thí dụ: Minelli, Marvin.  Từ tập tin .theme mã nguồn PHP chứa các hàm quá tải lên các hàm tạo giao diện ban đầu (theme_*). Thí dụ: Chameleon. Cấu trúc thư mục của của các giao diện mặc định kèm theo của hệ thống: themes/engines/phptemplate/phptemplate.engine themes/garland/page.tpl.php 25 themes/garland/style.css themes/garland/minelli/style.css themes/bluemarine/page.tpl.php themes/bluemarine/style.css themes/chameleon/chameleon.theme themes/chameleon/style.css themes/chameleon/marvin/style.css Giao diện và các khuôn mẫu được đặt trong thư mục con của chúng, nằm dưới thư mục themes. Đối với các giao diện được đóng gói, nên được đặt dưới thư mục sites/all/themes. Các máy giao diện sẽ quét mỗi thư mục con để tìm các tập tin khuôn mẫu (.tpl.php, .xtmpl). Nếu một thư mục có tồn tại tập tin style.css thì thư mục con đó cũng được xem như một giao diện hợp lệ. Có thể tạo ra những giao diện chỉ bao gồm CSS bằng cách tạo ra thư mục con trong một thư mục của một giao diện nào đó, sau đó, tạo một tập tin style.css ở trong thư mục con vừa tạo. Đây là cách mà hai giao diện Minelli và Marvin được xây dựng. Mỗi giao diện cần có một tập tin screenshot.png trong thư mục của nó, Drupal sẽ trình bày ảnh chụp này ở màn hình quản lý giao diện. 1.4.2. Regions Đối với một trang web Drupal điển hình với cấu trúc 3 cột, mặc định sẽ có 5 regions: - Header: thường bao gồm các thông tin về trang web như tên, logo, slogan, banner, v.v. - Left sidebar và Right sidebar: thường là vị trí của các block - Content: nội dung của các node - Footer: thường gồm thông tin về bản quyền hay các liên kết hữu ích khác 26 Hình 1-8. Các regions mặc định của một trang web Drupal 1.4.3. Hệ thống file trong giao diện Một giao diện là tập hợp các file xác định các tầng trình diễn hoặc "look and feel" của một trang web Drupal. Với một giao diện, có thể: - Định nghĩa một hoặc nhiều regions trong trang - Xác định cách hiển thị các hình ảnh và thành phần đồ họa khác - Xác định cách hiển thị các văn bản cố định hoặc thay đổi - Xác định các thuộc tính của phông chữ và đồ họa - Ghi đè (thay đổi) output của các module Một giao diện có thể được cấu hình để tự động đáp ứng với những thay đổi trong nội dung, các loại nội dung, người sử dụng, quyền của người sử dụng vv Một giao diện cũng có thể được sử dụng để ghi đè (sửa đổi hoặc thay thế) các văn bản và các biến được tạo ra bởi các module. Ví dụ, một giao diện có thể được sử dụng để thay thế các nhãn mặc định vào nút Tìm kiếm hoặc để ẩn và hiển thị các lĩnh vực nhất định là một phần của một loại nội dung cụ thể. Có thể ghi đè lên các lớp CSS mặc định mà có thể xuất hiện trong nội dung của trang web. 27 Thường thì một giao diện được sử dụng đơn giản chỉ để xác định look and feel của toàn bộ trang web, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để tùy chỉnh giao diện của một phần nhất định của trang web, một số loại nội dung, và thậm chí cả các nút riêng lẻ hoặc các trang. Ví dụ, giao diện có thể chỉ định một giao diện khác cho trang chủ. Hình 1-9. Các file trong một giao diện thông thường và giao diện con 1.4.4. Các file template 1.4.4.1. page.tpl.php page.tpl.php là cha của tất cả các file template và cung cấp cách bố trí tổng thể của trang web. Những file template khác được chèn vào page.tpl.php như sơ đồ sau: 28 Hình 1-10. Những file template khác được chèn vào page.tpl.php Việc chèn block.tpl.php và node.tpl.php được thực hiện một cách tự động bởi hệ thống giao diện trong quá trình xây dựng trang. Khi tạo một file page.tpl.php thì biến $content chứa output của node.tpl.php và $left (hoặc $right) chứa output của block.tpl.php. Các biến trong page.tpl.php:  $base_path: Đường dẫn cơ bản của bộ cài Drupal, mặc định nó luôn để ở / nếu Drupal được cài đặt trong thư mục gốc.  $body_classes: một xâu định danh của tên lớp CSS sẽ được sử dụng trong phần body. Những lớp này sau đó có thể được sử dụng để tạo ra những giao diện thông minh hơn. 29  $breadcrumb: trả về HTML để hiển thị thanh định hướng breadcrumb trong trang web.  $closure: trả về output của hàm hook_footer() và do đó thường được hiển thị ở cuối trang, ngay trước thẻ đóng body. hook_footer() được sử dụng để cho phép các module chèn HTML hoặc JavaScript ở cuối trang.  $content: trả về HTLM nội dung sẽ được hiển thị. Ví dụ thêm một node, một tập các node, nội dung của giao diện quản lý, v.v..  $css: trả về một mảng cấu trúc của tất cả các file CSS sẽ được thêm vào trang web. Sử dụng $styles cho phiên bản HTML của mảng $css.  $directory: đường dẫn đến thư mục chứa giao diện, chẳng hạn themes/bluemarine hoặc sites/all/themes/custom/grayscale. Biến này thường được sử dụng kết hợp với biến $base_path để xây dựng đường dẫn tuyệt đối đến giao diện của trang web.  $feed_icon: trả về các đường dẫn RSS feed của trang web. Đường dẫn RSS feed được thêm thông qua hàm drupal_add_feed().  $footer: trả về HTML cho vùng footer, bao gồm cả HTML cho những block thuộc vùng này. Đừng nhầm nó với hook_footer(), hàm Drupal hook cho phép các module thêm HTML hoặc JavaScript sẽ xuất hiện trong biến $closure ngay trước thẻ đóng body.  $footer_message: trả về footer được nhập ở Administer > Site configuration > Site information.  $front_page: output của hàm url() không có tham số, chẳng hạn /drupal/. Sử dụng $front_page thay vì $base_path khi nối đến trang chủ của một trang web vì $front_page sẽ thêm vào tên miền ngôn ngữ và tiền tố khi có thể.  $head: trả về HTML sẽ được hiển thị trong thẻ . Các module chèn thêm vào $head bằng cách gọi hàm drupal_set_html_head().  $head_title: văn bản sẽ được hiển thị trong tiêu đề của trang web, giữa thẻ HTML . Nó được gọi bởi hàm drupal_get_title().  $header: trả về HTML cho vùng header, bao gồm cả HTML cho các block thuộc vùng này. 30  $help: văn bản giúp đỡ, thường được dùng cho các trang quản trị. Các module có thể sử dụng biến này để thi hành hook_help().  $is_front: TRUE nếu trang chủ đang được hiển thị.  $language: một đối tượng lưu những đặc tính của ngôn ngữ trang web hiển thị. Chẳng hạn, $language->language có thể là en, và $language- >name có thể là English.  $layout: biến này cho phép thiết kế nhiều kiểu bố trí khác nhau và giá trị của $layout tùy thuộc vào số sidebar được bật. Các giá trị có thể là none, left, right và both.  $left: trả về HTML của sidebar bên trái, bao gồm cả HTML của các block thuộc vùng này.  $logged_in: TRUE nếu người dùng hiện tại đã đăng nhập, ngược lại là false.  $logo: đường dẫn đến logo, được định nghĩa trong trang cài đặt giao diện của các theme đã bật.  $message: biến này trả về HTML cho việc xác thực lỗi, thông báo thành công cho các form, và những thông báo khác. Nó thường được hiển thị ở đầu trang.  $mission: trả về nhiệm vụ trang web được nhập ở Administer > Site configuration > Site information. Biến này chỉ được hiển thị khi $is_front có giá trị TRUE.  $node: toàn bộ đối tượng node, được dùng khi hiển thị một trang node.  $primary_links: một mảng chứa các liên kết chính được định nghĩa ở Administer > Site buildings > Menus. Thông thường $primary_links được thiết kế thông qua hàm theme(‘links).  $right: trả về HTML cho sidebar bên phải, bao gồm cả HTML cho các block thuộc vùng này.  $scripts: trả về HTML cho việc thêm thẻ cho trang web. Đây cũng là cách jQuery được tải lên. 31  $search_box: trả về HTML cho form tìm kiếm. $search_box rỗng khi admin tắt hiển thị trong trang cài đặt những giao diện đã được bật hoặc tắt module tìm kiếm.  $secondary_links: một mảng chứa những liên kết phụ được định nghĩa ở Administer > Site building > Menus. Thông thường $secondary_links được thiết kế thông qua hàm theme(‘links’).  $show_blocks: đây là một tham số cho hàm gọi giao diện theme(‘page’, $content, $show_blocks, $show_messages). Nó được đặt giá trị mặc định là TRUE; khi $show_blocks có giá trị FALSE biến $blocks hiển thị sidebar bên trái và bên phải được đặt thành xâu rỗng, cấm hiển thị block.  $show_messages: đây là một tham số cho hàm gọi giao diện theme(‘page’, $content, $show_blocks, $show_messages). Nó được đặt giá trị mặc định là TRUE; khi $show_messages có giá trị FALSE biến $messages được đặt thành xâu rỗng, cấm hiển thị thông báo.  $site_name: tên của trang web, được thiết lập ở Administer > Site configuration > Site information. $site_name rỗng khi admin tắt hiển thị trong trang cài đặt những giao diện đã bật.  $site_slogan: khẩu hiệu của trang web, được thiết lập ở Administer > Site configuration > Site information. $site_slogan rỗng khi admin tắt hiển thị khẩu hiệu trong trang cài đặt những giao diện đã bật.  $styles: trả về HTML cho việc lấy những file CSS cần thiết của trang web. Những file CSS được thêm vào biến $styles qua hàm drupal_add_css().  $tabs: trả về HTML cho việc hiển thị các tab như View/Edit cho các node. Các tab thường nằm ở đầu trang trong các giao diện của nhân Drupal.  $template_files: đề xuất tên của các file template có thể dùng để hiển thị trang web. Các tên thiếu phần mở rộng của file, chẳng hạn, page-node, page- front.  $title: Tiêu đề của nội dung chính, khác với $head_title. Khi hiển thị một node, tiêu đề của trang chính là tiêu đề của node. Khi hiển thị các trang quản trị của Drupal, $title thường được thiết lập bởi menu tương ứng với trang đang được hiển thị. 32 Kể cả khi không xuất ra các biến region ($header, $footer, $left, $right) trong page.tpl.php, chúng vẫn được xây dựng. Đây là vấn đề thực thi vì Drupal làm tất cả những việc xây dựng block chỉ để ném nó ra trang hiển thị. Nếu các file page tùy chọn không yêu cầu các block, cách tiếp cận tốt hơn chạy các biến từ file template là vào giao diện quản trị block và tắt hiển thị những block này trong trang tùy chọn. 1.4.4.2. node.tpl.php Các node template chịu trách nhiệm điều khiển những phần riêng lẻ của nội dung hiển thị trong một trang. Hơn là ảnh hưởng đến toàn bộ trang, các node template chỉ ảnh hưởng đến biến $content trong page.tpl.php. Chúng chịu trách nhiệm việc trình diễn các node trong teaser view (khi nhiều node được liệt kê trong một trang) và trong body view (khi node điền toàn bộ biến $content trong page.tpl.php và đứng một mình trong trang của nó). Biến $page trong một file node template sẽ có giá trị TRUE khi đang ở body view hoặc FALSE nếu đang ở teaser view. Các biến trong node.tpl.php:  $build_mode: một số thông tin về ngữ cảnh mà các node đang được xây dựng trong đó. Giá trị sẽ là một trong những hằng sau: NODE_BUILD_NORMAL, NODE_BUILD_PREVIEW, NODE_BUILD_SEARCH_INDEX, NODE_BUILD_SEARCH_RESULT hoặc NODE_BUILD_RSS.  $content: body của node hoặc teaser nếu đó là một trang kết quả hiển thị.  $date: ngày mà node được tạo đã được định dạng. Có thể chọn một định dạng khác bằng cách sử dụng biến $created, chẳng hạn, format_date($created, ‘large’).  $links: liên kết dẫn đến một node, như “Read more” và “Add a new comment”. Các module thêm liên kết ngoài bằng cách thi hành hook_link(). Các liên kết đã được thiết kế thông qua theme_links().  $name: tên đã được định dạng của người dùng là tác giả của trang, liên kết đến profile của họ.  $node: toàn bộ đối tượng node và thuộc tính của nó.  $node_url: đường dẫn URL của node, chẳng hạn, với đường dẫn giá trị của biến sẽ là /node/3. 33  $page: TRUE nếu node được hiển thị bởi chính nó như một trang. FALSE nếu đang hiển thị một danh sách các node.  $picture: nếu tùy chọn “User pictures in posts” được chọn ở Administor > Site building > Themes > Configure và tùy chọn “Display post information on” cho kiểu node này được chọn trong cài đặt giao diện toàn cục, output của theme(‘user_pictures’, $node) sẽ ở trong $picture.  $taxonomy: một mảng của taxonomy term của node trong một định dạng phù hợp với việc truyền vào hàm theme_links(). Trên thực tế, output của theme_links() có thể dùng trong biến $terms.  $teaser: giá trị nhị phân để xác định có hiển thị teaser hay không. Biến này có thể được sử dụng để xác định $content chứa node body (FALSE) hay teaser (TRUE).  $title: tiêu đề của node, cũng sẽ là một liên kết đến trang hiển thị node body khi ở trong một trang liệt kê các node. Nội dung của tiêu đề phải được truyền qua hàm check_plain().  $submitted: “Submitted by” lấy từ hàm theme(‘node_submitted’, $node). Admin có thể cài đặt việc hiển thị của thông tin nay trong trang cài đặt giao diện của mỗi node.  $picture: HTML cho ảnh của người dùng, nếu các ảnh được bật và ảnh của người dùng đã được thiết lập. 1.4.4.3. block.tpl.php Các block được liệt kê trong Administer > Site building > Blocks và được bao bọc bởi đánh dấu cung cấp bởi block.tpl.php. Cũng giống như các file page template và node template, hệ thống block sử dụng một trật tự đề nghị để tìm file template để bao bọc block. Các biến trong block.tpl.php:  $block: toàn bộ đối tượng block. Một cách tổng quát, sử dụng $block- >subject và $block->content.  $block_id: một số nguyên tăng lên mỗi lần một block được tạo ra và file block template gọi đến. 34  $block_zebra: mỗi khi $block_id tăng lên, nó đảo lại giá trị biến này giữa chẵn và lẻ. 1.4.4.4. comment.tpl.php File template comment.tpl.php thêm đánh dấu vào các comment. Các biến trong comment.tpl.php:  $author: siêu liên kết tên tác giả đến trang profile của tác giả, nếu có.  $comment: đối tượng comment chứa tất cả thuộc tính của comment.  $content: nội dung của comment.  $date: ngày tạo bài viết đã được định dạng. Một định dạng khác có thể được sử dụng bằng cách gọi hàm format_date(), chẳng hạn, format_date($comment- >timestamp, ‘large’).  $links: HTML cho liên kết ngữ cảnh đến comment như “edit”, “reply” và “delete”.  $new: trả về “new” cho một comment cho đến khi được xem bởi người dùng hiện tại và “updated” cho một comment đã được cập nhật. Có thể thay đổi văn bản trả về bởi $new bằng các ghi đè hàm theme_mark() trong includes/theme.inc. Drupal không kiểm tra những comment nào đã được đọc hay cập nhật đối với người dùng vô danh.  $node: toàn bộ đối tượng node được comment.  $picture: HTML cho ảnh người dùng. Phải bật hỗ trợ hình ảnh ở Administer > User Management > User settings và phải check “User pictures in comments” với mỗi trang cài đặt giao diện cho giao diện đã được bật. Cuối cùng, admin phải cung cấp một hình ảnh mặc định hoặc người dùng phải upload một hình ảnh để có ảnh để hiển thị.  $signature: HTML đã được lọc của chữ ký người dùng. Hỗ trợ chữ ký phải được bật ở Administer > User management > User settings biến này trở nên hữu dụng.  $status: ánh xạ trạng thái comment với một trong những giá trị sau: comment- preview, comment-unpublished, và comment-published.  $title: tiêu đề siêu liên kết đến comment, bao gồm cả đoạn URL. 35 1.4.4.5. box.tpl.php File template box.tpl.php là một trong nhưng file template không rõ ràng trong Drupal. Nó được sử dụng trong nhân Drupal để bao bọc form gửi comment và kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, nó không có nhiều ứng dụng. Nó không cung cấp hàm nào cho các block, là một suy nghĩ sai lầm (bởi vì các block được tạo ra bởi admin được lưu trong bảng dữ liệu có tên là boxes). Các biến trong box.tpl.php:  $content: nội dung của box.  $region: region mà box sẽ được hiển thị, ví dụ như header, left, main.  $title: tiêu đề của box. 1.4.5. Các file CSS Hầu hết các trang web hiện đại sử dụng style sheet bên ngoài để điều khiển việc trình bày một trang. Trong một trang HTML tĩnh truyền thống, một con trỏ đến một style sheet phải được đặt một cách thủ công được trong mã HTML (thường là trong phần đầu trang). Ví dụ: Để có thể trình duyệt, một trang từ một trang web Drupal cũng phải giống hệt như trên: thẻ HTML header có cùng một loại con trỏ đến style sheet bên ngoài. Sự khác biệt chính là ở phía sau, những con trỏ được thêm vào HTML một cách tự động. Một số style có thể đến từ những giao diện của chính nó và những cái khác có thể được cung cấp bởi các module Drupal khác nhau (để cung cấp style mặc định cho output module). Có thể thêm style sheet cho một giao diện và có thể ghi đè lên một style sheet mặc định từ nhân Drupal hoặc module đóng gói. Nếu đang sử dụng một giao diện con, có thể ghi đè lên style sheet từ giao diện cha. 1.4.5.1. Thành phần của page  .menu: tất cả cây menu đều sử dụng lớp này, như menu định hướng.  .block: tất cả block  .links: danh sách các liên kết, bao gồm liên kết chính và phụ trong phần đầu trang, và cả liên kết đến node và taxonomy term. 36 1.4.5.2. Thành phần của node  .node: một thẻ div bao bọc xung quanh một node, bao gồm cả tiêu đề của nó.  .node-title: tiêu đề của node.  .content: nội dung của node, bao gồm những phần thêm vào do các module khác tạo ra, như upload file hoặc vùng CCK.  .links: áp dụng cho bất kỳ thẻ UL nào liệt kê danh sách các liên kết, bao gồm các liên kết chính và phụ trong phần đầu trang, và cả liên kết đến node và taxonomy term. Tuy nhiên các liên kết đến node sẽ lấy lớp .links trong thẻ DIV của nó.  .terms: các taxonomy term, lấy cả .links và .inline  .inline: một lớp hệ thống để thiết kế các mục UL thành một hàng ngang.  .feed-icon: các icon RSS feed, thường nằm ở cuối phần nội dung của trang. 1.5. Kết luận Chương này giới thiệu những khái niệm, thành phần cũng như những chức năng cơ bản nhất của Drupal, phục vụ cho việc triển khai đề tài. 37 Chương 2. Phiên bản website dùng Drupal trên thiết bị di động 2.1. Đặt vấn đề Hiện nay, với sự phát triển của mạng 3G, việc truy cập Internet từ thiết bị di động trở nên cực kỳ dễ dàng, tuy nhiên việc hiển thị trang web trên thiết bị di động gặp rất nhiều hạn chế.  Màn hình nhỏ, độ phân giải thấp  Tốc độ truy cập Internet thấp Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải thiết kế một giao diện riêng, phù hợp với việc hiển thị website trên thiết bị di động. Và như vậy, phiên bản website dành cho thiết bị di động cần thỏa mãn những yêu cầu sau:  Có một trang với tên miền riêng, giao diện riêng và trang chủ riêng dành cho thiết bị di động nhưng sử dụng chung cơ sở dữ liệu với trang cũ.  Giao diện của trang web phải phù hợp với việc hiển thị trên thiết bị di động.  Khi người dùng truy cập vào website bằng thiết bị di động, hệ thống sẽ tự nhận diện và điều hướng sang phiên bản phù hợp. 2.2. Định hướng giải pháp 2.2.1. Multisite Drupal multisite là gì và tại sao nên sử dụng nó? Multisite cho phép chạy nhiều trang web Drupal và các trường hợp từ một nhân Drupal codebase chính. Khi cài đặt và cấu hình Drupal, chúng ta đang sử dụng hệ thống nhân chính và cơ sở dữ liệu của Drupal để điều khiển trang web. Điều này bao gồm thư mục nhân /modules và /themes, cũng như /script, /profiles, /misc, và /includes. Sự linh hoạt của Drupal cho phép cài đặt thêm các trang web và chia sẻ tất cả các tập tin nhân, các module, và theme trong các multisites. Điều này giúp ích rất nhiều khi chúng ta đang có kế hoạch để xây dựng một môi trường lớn trang web cho một công ty, tổ chức có nhiều phòng ban, đơn vị, hoặc các bên liên quan. Có thể cung cấp cho những loại khách hàng này một quy mô lớn Drupal multisite. Các trang web sẽ được linh hoạt hơn, sẽ thực hiện tốt hơn, và có thể được duy trì dễ dàng hơn. Một ưu điểm là khi cần phải nâng cấp hay vá lỗi một nhân hoặc module đóng gói hoặc giao diện và đang chia sẻ những module và giao diện với các trang web Drupal khác trong thư mục /sites, chỉ cần patch một lần và các bản cập nhật sẽ làm 38 việc trên tất cả các trang web. Có thể dễ dàng thấy được ưu điểm từ quan điểm duy trì và thực hiện ở đây. Nếu cần cập nhật các module chỉ một lần và các bản cập nhật được áp dụng cho tất cả các trang web, do đó điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian từ góc độ bảo trì. Nó cũng sẽ cung cấp cho một sự phát triển nhất quán hơn và khuôn khổ thực hiện bởi vì tất cả các trang web sẽ được chạy suốt từ cùng codebase. Ưu điểm khác của multisite là có thể cài đặt các module và giao diện đóng gói và tùy chỉnh vào các trang web cụ thể. Tất cả các multisites có thể chạy các giao diện tuỳ chỉnh khác nhau và chúng có thể chạy các module đóng gói khác nhau. Chúng cũng sẽ có hệ thống tập tin của riêng mình cho hình ảnh có liên quan, tài liệu, và các file khác. Cuối cùng, có thể tinh chỉnh hiệu suất cho mỗi trang web để nếu muốn chạy bộ nhớ đệm trên một trang web, có thể, mà không có cơ chế trong bộ nhớ đệm ảnh hưởng đến multisites khác. 2.2.2. Thiết kế template Dựa trên những phân tích ở trên về hệ thống giao diện của Drupal để viết một template phù hợp với việc hiển thị trên thiết bị di động. Giao diện mới có tên là mobile_interface với cấu trúc các file như sau: 2.2.2.1. block.tpl.php <?php // $Id: block.tpl.php,v 1.3 2007/08/07 08:39:36 goba Exp $ ?> module; ?>" id="block-module; ?>-<?php print $block->delta; ?>"> subject; ?> content; ?> 2.2.2.2. mobile_interface.info ; $Id name = Mobile Interface core = 6.x engine = phptemplate 39 2.2.2.3. logo.png 2.2.2.4. node.tpl.php <?php // $Id: node.tpl.php,v 1.7 2007/08/07 08:39:36 goba Exp $ ?> <div class="node<?php if ($sticky) { print " sticky"; } ?>"> <?php if ($picture) { print $picture; } ?> <a href=""><?php print $title?> <?php print $submitted?> » <?php print $links?> 2.2.2.5. page.tpl.php <?php print '<' . '?xml version="1.0" encoding="utf-8"?' . '>' ?><!DOCTYPE html PUBLIC "-//WAPFORUM//DTD XHTML Mobile 1.0//EN" ""> <html xmlns="" xml:lang="<?php print $language->language ?>" lang="<?php print $language- >language ?>" dir="dir ?>"> 40 "> <?php if ($logo) { print '<a id="sitelogo" title="' . $site_slogan . '" href="' . check_url($front_page) . '">'; } if ($site_name) { print '<a title="' . $site_slogan . '" href="' . check_url($front_page) . '">' . $site_name . ''; } ?> <?php print $header; ?> <?php if (isset($primary_links)) { print theme('toplinks', $primary_links, array('class' => 'links primary-links')); } if (isset($secondary_links)) { print theme('toplinks', $secondary_links, array('class' => 'links secondary- links')); } ?> <div class="block block-theme"><?php endif; ?> 41 <?php if ($mission) print '<div id="mission">' . $mission . ''; ?> <?php if ($title) print '<div id="main">' . $title . ''; ?> <?php if ($tabs) print '<ul class="tabs primary">' . $tabs . ''; ?> <?php if ($tabs2) print '<ul class="tabs secondary">' . $tabs2 . ''; ?> <?php if ($show_messages && $messages) print $messages; ?> <div class="block block-theme"><?php print $search_box ?> 42 2.2.2.6. style.css /* $Id: style.css,v 1.23 2007/12/17 15:05:09 goba Exp $ */ /* ** HTML elements */ body { margin: 5px; padding: 5px; color: #000; background-color: #fff; font: 76% Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif; } tr.odd td, tr.even td { padding: 0.3em; } h1, h2, h3, h4, h5, h6 { margin-bottom: 0.5em; } h1 { font-size: 1.3em; } h2 { font-size: 1.2em; } h3, h4, h5, h6 { font-size: 1.1em; } p { margin-top: 0.5em; margin-bottom: 0.9em; } a { text-decoration: none; font-weight: none; } 43 a:link { color: #39c; } a:visited { color: #369; } a:hover { color: #39c; text-decoration: underline; } fieldset { border: 1px solid #ccc; } pre { background-color: #eee; padding: 0.75em 1.5em; font-size: 12px; border: 1px solid #ddd; } table { /* make sizes relative to body size! */ font-size: 1em; } .form-item label { font-size: 1em; color: #222; } .item-list .title { font-size: 1em; color: #222; } .links { margin-bottom: 0; } .comment .links { margin-bottom: 0;} 44 /* ** Page layout blocks / IDs */ #header, #content { width: 100%; } #header { background-color: #fff; } #logo { vertical-align: middle; border: 0; } #logo img { float: left; /* LTR */ padding: 0 1em; border: 0; } #menu { padding: 0.5em 0.5em 0 0.5em; /* LTR */ text-align: right; /* LTR */ vertical-align: middle; } #navlist { font-size: 1.0em; padding: 0 0.8em 1.2em 0; /* LTR */ color: #9cf; } #navlist a { font-weight: bold; color: #fff; } #subnavlist { padding: 0.5em 1.2em 0.4em 0; /* LTR */ font-size: 0.8em; color: #9cf;} 45 #subnavlist a { font-weight: bold; color: #9cf; } ul.links li { border-left: 1px solid #9cf; /* LTR */ } ul.links li.first { border: none; } #search .form-text, #search .form-submit { border: 1px solid #369; font-size: 1.1em; height: 1.5em; vertical-align: middle; } #search .form-text { width: 8em; padding: 0 0.5em; } #mission { background-color: #369; padding: 1.5em 2em; color: #fff; } #mission a, #mission a:visited { color: #9cf; font-weight: bold; } .site-name { margin: 0.6em 0 0 ; padding: 0; font-size: 2em; } .site-name a:link, .site-name a:visited { color: #fff;} 46 .site-name a:hover { color: #369; text-decoration: none; } .site-slogan { font-size: 1em; color: #eee; display: block; margin: 0; font-style: italic; font-weight: bold; } #main { /* padding in px not ex because IE messes up 100% width tables otherwise */ padding: 0; color: #F1453F; } #mission, .node .content, .comment .content { line-height: 1.4em; } #help { font-size: 0.9em; margin-bottom: 1em; } .breadcrumb { margin-bottom: 0em; padding-bottom: 0em; } .messages { background-color: #eee; border: 1px solid #ccc; padding: 0.3em; margin-bottom: 1em; } 47 .error { border-color: red; } #sidebar-left, #sidebar-right { background-color: #fff; width: 100%; /* padding in px not ex because IE messes up 100% width tables otherwise */ padding: 0; vertical-align: top; } #footer { background-color: #fff; padding: 1em; font-size: 0.8em; border-top: 2px solid #0B4D88; } /* ** Common declarations for child classes of node, comment, block, box, etc. ** If you want any of them styled differently for a specific parent, add ** additional rules /with only the differing properties!/ to .parent .class. ** See .comment .title for an example. */ .title, .title a { font-weight: bold; font-size: 1.3em; color: #777; margin: 0 auto; /* decrease default margins for h.title */ } 48 .submitted { color: #999; font-size: 0.8em; } .links { color: #999; } .links a { font-weight: bold; } .block, .box { padding: 0 0 0 0; /* LTR */ } .block { border-bottom: 2px solid #0B4D88; padding-bottom: 0.75em; margin-bottom: 1em; } .block .title { display: none; margin-bottom: .25em; } .box .title { font-size: 1.1em; } .node { margin: .5em 0 2em; /* LTR */ } .sticky { padding: .5em; background-color: #eee; border: solid 1px #ddd; } .node .content, .comment .content { margin: .5em 0 .5em; } 49 .node .taxonomy { color: #999; font-size: 0.8em; padding-left: 1.5em; /* LTR */ } .node .picture { border: 1px solid #ddd; float: right; /* LTR */ margin: 0.5em; } .comment { border: 1px solid #abc; padding: .5em; margin-bottom: 1em; } .comment .title a { font-size: 1.1em; font-weight: normal; } .comment .new { text-align: right; /* LTR */ font-weight: bold; font-size: 0.8em; float: right; /* LTR */ color: red; } .comment .picture { border: 1px solid #abc; float: right; /* LTR */ margin: 0.5em; } 50 /* ** Module specific styles */ #aggregator .feed-source { background-color: #eee; border: 1px solid #ccc; padding: 1em; margin: 1em 0; } #aggregator .news-item .categories, #aggregator .source, #aggregator .age { color: #999; font-style: italic; font-size: 0.9em; } #aggregator .title { margin-bottom: 0.5em; font-size: 1em; } #aggregator h3 { margin-top: 1em; } #forum table { width: 100%; } #forum td { padding: 0.5em; } #forum td.forum, #forum td.posts { background-color: #eee; } #forum td.topics, #forum td.last-reply { background-color: #ddd; } #forum td.container { background-color: #ccc;} 51 #forum td.container a { color: #555; } #forum td.statistics, #forum td.settings, #forum td.pager { height: 1.5em; border: 1px solid #bbb; } #forum td .name { color: #96c; } #forum td .links { padding-top: 0.7em; font-size: 0.9em; } #profile .profile { clear: both; border: 1px solid #abc; padding: .5em; margin: 1em 0em; } #profile .profile .name { padding-bottom: 0.5em; } .block-forum h3 { margin-bottom: .5em; } div.admin-panel .description { color: #999; } div.admin-panel .body { background: #f4f4f4; } 52 div.admin-panel h3 { background-color: #69c; color: #fff; padding: 5px 8px 5px; margin: 0; } .pane-title { text-indent: 5px; background-color: #69c; color: #fff; padding: 3px 5px 3px; margin: 0; } .pane-content { margin: 5px; } .panel-pane { margin-bottom: 20px; } .item-list ul { margin: 0.75em 0 0.75em; } .item-list ul li { margin: 0 0 0.25em 3em;} 2.2.3. Module Mobile Plugin Module này đã được phát triển và đóng gói bởi cộng đồng Drupal, có chức năng tự nhận diện thiết bị di động qua việc phân tích tiêu đề User Agent của gói tin HTTP gửi lên server và điều hướng sang phiên bản tương ứng. 2.3. Kết luận Chương này nêu lên yêu cầu của đề tài và phương hướng thực hiện. 53 Chương 3. Website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động 3.1. Giao diện  Trang chủ: 54  Trang nội dung: 3.2. Cài đặt 3.2.1. Cài đặt multisite Domain của trang ban đầu là , cần tạo một trang mới dành cho thiết bị di động với tên miền là 1. Tạo thư mục e.uet.vnu.edu.vn.m trong thư mục /sites của thư mục cài đặt gốc, đồng thời tạo soft link từ thư mục gốc đến m bằng cách gõ lệnh sau tại thư mục gốc. ln –s . m 55 2. Copy file sites/default/settings.php qua thư mục sites/e.uet.vnu.edu.vn.m 3. Chỉnh các thông tin của file sites/e.uet.vnu.edu.vn.m/settings.php.  Phần prefix: $db_prefix = array( 'default' => '', 'variable' => 'm_' );  Phần config: $config = array( ‘site_name’ = ‘Mobile site’, ‘default_theme’ = ‘mobile_interface’, ‘anonymous’ = ‘Visitor’ ); 4. Mở trình duyệt và gõ địa chỉ để cài đặt trang mới. Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, ta sẽ có 1 trang Drupal mới ở địa chỉ và sử dụng chung cơ sở dữ liệu với trang cũ. 3.2.2. Tạo trang chủ Vào giao diện quản lý Page, tạo một trang mới với layout 1 cột và đặt nó làm trang chủ. Add thêm các block menu vào trang chủ theo thứ tự mong muốn. 3.3. Kết quả Đã cài đặt thành công website trường ĐH Công nghệ phiên bản tiếng Anh trên thiết bị di động ở địa chỉ Đã test thử bằng phần mềm giả lập điện thoại trên máy tính cũng như một vài loại điện thoại thật và kết quả hiển thị như sau: 56 Giao diện trang chủ: 57 Giao diện trang con: 58 KẾT LUẬN Sau khi thực hiện đề tài, em đã có một nền tảng kiến thức cơ bản về Drupal, hiểu rõ cơ chế hoạt động và cách thiết kế template cho nó. Phiên bản dành cho thiết bị di động của website tiếng Anh trường ĐH Công nghệ đã có thể hoạt động bình thường ở địa chỉ Tuy nhiên, hệ thống chưa có chức năng tự nhận diện thiết bị di động và điều hướng sang phiên bản phù hợp. Do thời gian có hạn, hiểu biết còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] John K. Van Dyk, Pro Drupal Development Second Edition, 2008 [2] Trevor James, Drupal 6 Performance Tips, 2010 [3] Ric Shereves, Drupal 6 Themes, 2008 [4] Drupal Handbook (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUÂN VĂN-WEBSITE TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ PHIÊN BẢN TIẾNG ANH TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG.pdf
Tài liệu liên quan