Khóa luận Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam

Tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam: Đề tài: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ************************* KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM NGƯỜI VIẾT : NGUYỄN PHƯƠNG HUYỀN LỚP : TRUNG 3 - K37D GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : CÔ LÊ THỊ THANH HÀ NỘI, 2002 Đề tài: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ nhằm cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp, cũng như để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nền kinh tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nhanh chóng đưa đất nước bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Mặc dù Nhà nước ta đã tích cực tìm mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong nước và...

pdf96 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ************************* KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM NGƯỜI VIẾT : NGUYỄN PHƯƠNG HUYỀN LỚP : TRUNG 3 - K37D GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : CÔ LÊ THỊ THANH HÀ NỘI, 2002 Đề tài: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ nhằm cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp, cũng như để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nền kinh tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nhanh chóng đưa đất nước bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Mặc dù Nhà nước ta đã tích cực tìm mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, chủ trương đa dạng hoá các loại hình cung ứng vốn và tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn vẫn khan hiếm và là bài toán làm đau đầu các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khả năng tích luỹ vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế, khả năng tái đầu tư, đổi mới thiết bị cũng rất thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao. Do đó, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ và cạnh tranh. Mặt khác, doanh nghiệp cũng khó vay được vốn ngân hàng bởi vốn cho sản xuất kinh doanh là vốn trung và dài hạn trong khi ngân hàng chỉ dư thừa vốn ngắn hạn. Hơn nữa, khi cho vay, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn bởi đất đai, tài sản của doanh nghiệp lại do Nhà nước nắm giữ, dây chuyền thiết bị lại lạc hậu, giá trị thanh toán thấp. Chính vì những lý do đó nên số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều. Tình trạng nợ nần kéo dài, kể cả nợ ngân sách và nợ chiếm dụng vốn lẫn nhau diễn ra khá phổ biến. Đứng trước thực trạng này, Cho thuê tài chính như một phương thuốc hữu hiệu giải quyết căn bệnh trầm kha thiếu nguồn vốn. Đây là công cụ vừa giảm thiểu rủi ro đối với vốn đầu tư vừa nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đưa nền kinh tế sớm tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam tuy còn là một hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn hết sức mới mẻ nhưng có thể thấy nhu cầu của nền Đề tài: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D kinh tế nước ta đối với hoạt động này là rất lớn. Nhưng qua thời gian thực tế thực hiện cho thấy sự phát triển của hoạt động này trên thị trường Việt Nam còn chậm, chưa tương xứng với vai trò, khả năng và chưa phát huy hết những ưu điểm của nó. Một trong các nguyên nhân chính là hành lang pháp lý của chúng ta còn thiếu, nhiều sơ hở và chưa đồng bộ. Sự không phù hợp của pháp luật trong mối quan hệ với kinh tế nói chung và trong mối quan hệ với hoạt động cho thuê tài chính nói riêng sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, qua tìm hiểu thực tế và tiến hành phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động Cho thuê tài chính, em đã lựa chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện Chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Tìm hiểu một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho thuê tài chính. Tìm hiểu tình hình cho thuê tài chính trên thế giới một cách khái quát và cụ thể để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam. - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động cho thuê tài chính cũng như chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam để tìm ra những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, và dựa trên việc phân tích cơ sở pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính rút ra được những khó khăn thuận lợi cho việc thực hiện chế độ cho thuê tài chính. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính theo pháp luật Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đi vào nghiên cứu cho thuê tài chính và chế độ của nó ở Việt Nam, trong đó tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Đề tài: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước. Khoá luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... 5. Bố cục của Khoá luận: Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương: CHƯƠNG I: Tổng quan về cho thuê tài chính và chế độ cho thuê tài chính CHƯƠNG II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam CHƯƠNG III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam Do cho thuê tài chính là một lĩnh vực còn mới và việc nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính là vấn đề đòi hỏi Chính phủ cùng nhiều cơ quan Bộ ngành tham gia và phối hợp thực hiện , nên mặc dù đã cố gắng bằng tất cả tâm huyết và năng lực hiểu biết của mình để hoàn thành khoá luận một cách tốt đẹp nhất nhưng khoá luận chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý để khoá luận được hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là Cô giáo Lê Thị Thanh và bà Đoàn Xuân Thanh - phó giám đốc Vietcombank Financial Company cùng các cán bộ Vụ quản lý các công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nhà nước và công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH I. KHÁI QUÁT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Cho thuê tài chính và Chế độ cho thuê tài chính Hoạt động cho thuê tài chính xuất hiện là một tất yếu khách quan do nhu cầu của đời sống xã hội ngày càng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy cho thuê tài sản thông thường không còn khả năng đáp ứng được những đòi hỏi của bên thuê cũng như bên cho thuê và khái niệm cho thuê tài chính ra đời đánh dấu sự thay đổi căn bản về tính chất của hoạt động cho thuê tài sản thông thường. Cho thuê tài chính là một giao dịch thuê tài sản trong đó, hoặc là bên đi thuê được chuyển giao quyền sở hữu tài sản khi kết thúc hợp đồng thuê, hoặc bên đi thuê được quyền lựa chọn mua tài sản, hoặc thời hạn thuê tương đối dài so với thời hạn hữu dụng của tài sản, hoặc tổng số tiền thanh toán của một hợp đồng thuê tương đối lớn so với giá trị của tài sản. Khái niệm cho thuê tài chính xuất hiện trên thế giới lần đầu tiên tại Mỹ vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XX và nhanh chóng lan truyền sang các quốc gia khác do những ưu điểm nổi bật của hoạt động này so với nhiều phương thức tài trợ vốn khác trong khi nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đều cần thu hút vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (International Accounting Standard Committee – IASC) thì bất cứ một giao dịch nào thoả mãn ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây đều được gọi là thuê tài chính: 1.Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao chậm nhất là khi kết thúc hợp đồng (ownership transferred by the end of the lease term). Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 2 2.Hợp đồng có quy định quyền mặc cả mua (Bargain purchasing option).Quyền mặc cả mua là quyền được lựa chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị thị trường ở một thời điểm nào đó trong thời hạn hợp đồng hoặc khi chấm dứt hợp đồng. (The option of purchasing the leased asset at less than fair value at some point during or at the end of the lease period). 3.Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn của hoạt động tài sản (lease term for major part of asset’s useful life). 4.Hiện giá (giá trị hiện tại)của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản. (Present value of minimum lease payments greater than or subtantially equal to asset’s value). Tuỳ theo mỗi nước, căn cứ vào tình hình kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật...khác nhau mà các tiêu chuẩn trên được quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn như ở Mỹ, tiêu chuẩn 3 và 4 được quy định như sau: 3.Thời hạn thuê bằng 75% hoặc cao hơn so với đời sống hoạt động ước tính của tài sản thuê. (The period of lease is 75% or more of estimated service life of leased asset). 4.Hiện giá các khoản tiền thuê tối thiểu là 90% hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản thuê. (The present value of the minimum lease payment is 90% or more of the faire value of the leased asset). Khái niệm về cho thuê tài chính lần đầu tiên được đề cập ở nước ta trong Qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 64/ NĐ- CP ngày 9/10/1995. Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997 có hiệu lực từ ngày 1/8/1998, tại khoản 11 điều 20 quy định: “ Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là toỏ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng thuê Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 3 mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng”. Để cụ thể hoá qui định trên của Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính được ban hành thay thế Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 9/10/1995, tại khoản 1.2 Điều 1 qui định: “ Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị,phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phưong tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng”. Ở mỗi quốc gia khác nhau có hoạt động cho thuê tài chính đều có những quy định khác nhau về hoạt động cho thuê tài chính do thể chế Nhà nước và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Nhưng nhìn chung hoạt động cho thuê tài chính mang những đặc điểm cơ bản sau: - Bên cho thuê thường là các công ty chuyên doanh. - Người thuê có quyền lựa chọn tài sản thuê, bên cung ứng tài sản thuê và sử dụng tài sản đó trong thời hạn thuê theo những mục đích hợp pháp của mình. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 4 - Thời hạn cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính là trung hoặc dài hạn, chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê (từ 60- 70%). - Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không được huỷ ngang. - Tổng số tiền thuê tài sản thường lớn hơn hoặc bằng giá trị của tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng. - Bên cho thuê sở hữu tài sản trong suốt quá trình thuê. - Phần lớn chi phí vận hành, bảo hiểm tài sản được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Chế độ cho thuê tài chính được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực cho thuê tài chính. Nội dung chủ yếu của chế độ này gồm các quy định về việc tổ chức, thành lập và hoạt của các công ty cho thuê tài chính, về hợp đồng cho thuê tài chính, về bên thuê, về tài sản cho thuê, về việc quản lý nhà nước đối với hoạt động này... Chỉ mới sơ qua về cho thuê tài chính nhưng ta đã có thể thấy cho thuê tài chính có những ưu điểm hơn hẳn các hình thức huy động vốn khác và nghiên cứu để hoàn thiện chế độ phát triển thị trường này quả là cần thiết, nhất là đối với Việt Nam chúng ta. 2. Sự khác biệt giữa cho thuê tài chính với hình thức cho thuê vận hành và các hình thức tín dụng khác Việc phân biệt hoạt động cho thuê tài chính với hoạt động cho thuê tài sản thông thường (cho thuê vận hành), với hình thức thuê mua trả góp và với hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng để mua tài sản và giúp cho việc nhận diện một giao dịch trên thực tế có phải là giao dịch cho thuê tài chính hay không là rất cần thiết, vì nó còn liên quan đến vấn đề xác định luật áp dụng và chế độ điều chỉnh. a) Phân biệt cho thuê tài chính và cho thuê vận hành Bảng 1 : Phân biệt cho thuê tài chính và cho thuê vận hành Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 5 Tiêu chí Cho thuê tài chính Cho thuê vận hành Bên cho thuê Công ty cho thuê tài chính Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đủ năng lực chủ thể và có tài sản cho thuê. Thời hạn thuê Chiếm phần lớn thời gian hữu ích của tài sản Thường rất ngắn so với thời gian hữu ích của tài sản. Quyền huỷ ngang hợp đồng Không được quyền huỷ ngang hợp đồng Được quyền huỷ ngang hợp đồng Tiền thuê tài sản Thường lớn hơn hoặc bằng giá trị của tài sản cho thuê tại thời điểm ký kết hợp đồng Thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản cho thuê Việc cung ứng tài sản thuê Tài sản thuê do bên thuê đặt mua theo yêu cầu của mình và sử dụng tài sản đó Tài sản thuê thường do bên cho thuê cung cấp Chi phí vận hành, bảo trì, bảo hiểm và rủi ro liên quan đến tài sản Do bên thuê chịu Do bên cho thuê chịu Chuyển quyền sở hữu khi kết thúc hợp đồng Do hai bên thoả thuận và nếu bên thuê mua lại tài sản thì sẽ được ưu tiên mua với giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng Thường không xảy ra Hình thức pháp lý Hợp đồng cho thuê tài chính Hợp đồng thuê tài sản Luật điều chỉnh Pháp luật về cho thuê tài chính Pháp luật dân sự b) Phân biệt cho thuê tài chính và thuê mua trả góp Bảng 2: Phân biệt Cho thuê tài chính và Thuê mua trả góp Tiêu thức Cho thuê tài chính Thuê mua trả góp Bên cho thuê Công ty cho thuê tài chính Nhà cung cấp hoặc Công ty cho thuê tài chính Bên đi thuê Các pháp nhân Các pháp nhân và thể nhân Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 6 Thời hạn hợp đồng Có thời hạn dài từ 1 đến 20 năm thậm chí dài hơn Có thời hạn trung bình từ 1 đến 5 năm Giá trị còn lại Có thể chuyển giao cho người thuê khi hết hạn hợp đồng Chuyển giao cho người thuê khi hết hạn hợp đồng Quyền sở hữu Quyền sở hữu thuộc về bên cho thuê và có thể được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng Chuyển giao cho bên thuê vào thời điểm kết thúc hợp đồng c) Phân biệt cho thuê tài chính với vay vốn tổ chức tín dụng để mua tài sản Bảng 3: Phân biệt cho thuê tài chính với vay vốn tổ chức tín dụng Tiêu chí Cho thuê tài chính Vay vốn để mua tài sản Hình thức tài trợ Bằng hiện vật. Không nhất thiết phải có tài sản bảo đảm Bằng tiền và thường phải có tài sản bảo đảm Quyền sở hữu tài sản Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê trong suốt quá trình thuê Người vay vốn dùng tiền vay để mua tài sản và là người sở hữu tài sản đó Thời hạn hợp đồng Trung hoặc dài hạn Ngắn, trung, dài hạn Hình thức pháp lý Hợp đồng cho thuê tài chính Hợp đồng tín dụng 3. Các phương thức và hình thức cho thuê tài chính 3.1. Các phương thức cho thuê tài chính Để thực hiện một giao dịch cho thuê tài chính, người ta có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau nhằm đảm bảo sự thuận tiện và mang lại những lợi ích tốt nhất cho cả bên thuê và bên cho thuê. Dưới đây là một số phương thức cho thuê được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước: * Cho thuê liên kết (Syndicate Lease) Theo phương thức này bên cho thuê có thể là hai hay nhiều công ty cùng liên kết với nhau để tài trợ cho một bên thuê (đồng tài trợ). Vì vậy, tài Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 7 sản thuê trong trường hợp này thường là những tài sản có giá trị lớn. Việc thanh toán tiền thuê cũng như phương thức xử lý tài sản khi kết thúc thời hạn thuê sẽ thực hiện theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. * Cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease) Trong thực tế, công ty cho thuê tài chính thường có nhiều khách hàng và không phải lúc nào họ cũng đủ nguồn vốn để thực hiện tất cả giao dịch cho thuê. Do đó, khi thực hiện giao dịch cho thuê, công ty cho thuê tài chính có thể đi vay từ bên thứ ba (thường là các ngân hàng hoặc định chế tài chính khác) để mua tài sản cho thuê. Nhằm đảm bảo sự an toàn của giao dịch, pháp luật các nước thường giới hạn khoản tiền vay so với giá trị tài sản. Vai trò của các bên trong giao dịch này thể hiện như sau: Bên cho vay: - Cho vay phần lớn số tiền mua tài sản. - Nhận tiền trả nợ (cả gốc và lãi) từ bên cho thuê. Bên cho thuê: - Vay phần lớn số tiền tài trợ từ bên cho vay với vật thế chấp chính là tài sản cho thuê hình thành từ vốn vay. - Giữ quyền sở hữu tài sản và cho thuê lại tài sản đó. - Phải trả nợ vay và được hưởng các khoản chênh lệch giữa tiền cho thuê và tiền trả nợ. Bên thuê: - Trả tiền thuê cho bên cho thuê theo yêu cầu của họ và chịu mọi rủi ro có thể xảy ra với tài sản. - Sử dụng tài sản. *Cho thuê giáp lưng (Under Lease) Một trong những đặc điểm của cho thuê tài chính là các bên không được huỷ ngang hợp đồng trước thời hạn. Do đó, nếu sau khi ký hợp đồng, bên thuê không còn nhu cầu sử dụng tài sản nữa và thời hạn thuê vẫn chưa hết Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 8 thì họ sẽ ở trong tình trạng hết sức bất lợi. Để khắc phục tình trạng này, bên thuê có thể tìm một bên thứ hai để cho thuê lại tài sản. Bên thuê thứ hai sẽ trả tiền thuê cho bên thuê thứ nhất đồng thời có mọi quyền lợi, nghĩa vụ khác trong việc sử dụng tài sản thuê. Tuy nhiên, vì hợp đồng ký giữa bên cho thuê và bên thuê thứ nhất vẫn còn hiệu lực nên bên thuê thứ nhất vẫn có nghĩa vụ trả tiền thuê và phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra đối với tài sản. Việc cho thuê lại tài sản chỉ được tiến hành nếu có sự đồng ý đơn giản, nhanh gọn. Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của cho thuê tài chính với các hình thức cấp tín dụng khác. - Cho thuê tài chính giúp bên cho thuê mở rộng diện khách hàng, đa dạng hoá việc sử dụng vốn đồng thời mở rộng mối kinh doanh đa phương. Vốn cấp tín dụng sử dụng linh hoạt hơn vì tiền thuê được thu hồi dần về từng kỳ và bên cho thuê có thể sử dụng ngay cho việc tái đầu tư, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cao. Đây cũng có thể coi là hình thức bán hàng bổ sung nếu bên cho thuê đồng thời là nhà cung cấp. 3.2. Các hình thức cho thuê tài chính Ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, các giao dịch cho thuê tài chính đều có những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự phong phú và phức tạp của nghiệp vụ này. Tuy nhiên, nhìn chung chúng tồn tại dưới những hình thức sau: * Thuê tài chính thuần (Finance Leases): là hình thức mà sản phẩm của giao dịch cho thuê gần như là một khoản vay do mức độ cạnh tranh của thị trường thấp. Hợp đồng cho thuê tài chính là những hợp đồng hoàn trả toàn phần và không được huỷ ngang. Tiền thuê được trả đều theo các kỳ. Người đi thuê chịu mọi chi phí vận hành, sửa chữa, bảo hành cho dụng cụ đi thuê. cuối Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 9 thời hạn thuê, người đi thuê sẽ mua lại tài sản đó. Hình thức này đang thông dụng tại các nước đang phát triển. * Thuê tài chính linh hoạt (Flexible Finance Lease): là hình thức dựa vào sự gia tăng của mức độ cạnh tranh trên thị trường, người cho thuê đưa vào sản phẩm của mình những yếu tố cạnh tranh như quyền chọn mua tài sản theo giá cố định, quyền trả lại tài sản khi kết thúc hợp đồng hoặc quyền gia hạn hợp đồng, các dịch vụ bảo trì sửa chữa....Tiền thuê được phân bổ cho phù hợp với luồng tiền vốn của người đi thuê, đồng thời các công ty cho thuê tài chính cũng bị ràng buộc nhiều hơn. * Thuê vận hành (Operating leases): là hình thức mà từng loại thiết bị cho thuê được cho thuê tài chính chuyên môn hoá. * Thuê tài chính đổi mới (Innovative Leases): là hình thức mà cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa cho thuê tài chính và các hình thức tài trợ khác mà còn diễn ra ngay trong ngành. Do đó dẫn tới các nhà kinh doanh phải nỗ lực hơn trong việc thiết lập sản phẩm độc quyền của mình. Đặc trưng chính của những công cụ mới này là những dịch vụ mang tính khép kín, hoặc có giá cả cạnh tranh do các công ty tận dụng được lợi thế quy mô của mình. Sản phẩm chính của giai đoạn này là : cho thuê trọn gói, cho thuê liên kết, tài trợ dự án và chứng khoán hoá. Ngành công nghiệp cho thuê tài chính của các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản đang vận dụng hình thức này. * Thuê tài chính hoàn thiện (Maturity Leases): là hình thức mà ngành công nghiệp cho thuê tài chính phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, sự khác biệt giữa các hình thức cho thuê là không đáng kể. Dịch vụ cho thuê đã hoàn toàn trở thành hàng hoá, tính linh hoạt của dịch vụ đã vươn tới mức hoàn thiện. Sự bão hoà của thị trường sẽ dẫn tới sự mua lại hay sát nhập các Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 10 công ty thuê mua thành các tập đoàn lớn. Chưa một nước nào trên thế giới áp dụng được hình thức này. Việc xác định đúng phương thức và hình thức cho thuê tài chính cũng thuận lợi cho việc có một chế độ hợp lý để điều chỉnh, hướng ngành công nghiệp cho thuê tài chính đi theo chiều hướng tích cực. 4. Vai trò của cho thuê tài chính Việc xác định vai trò của cho thuê tài chính giúp chúng ta định hình được tầm quan trọng của nó để có những chính sách biện pháp phù hợp hướng nó phát triển tương xứng với vai trò và ý nghĩa của nó. 4.1.Đối với bên cho thuê - Cho thuê tài chính là một phương thức tài trợ vốn hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Trong suốt thời hạn thuê, quyền sở hữu tài sản luôn thuộc về bên cho thuê, do đó nếu có bị đe dọa đối với sự an toàn của tài sản thuê như bên thuê vi phạm hợp đồng, bên thuê bị giải thể, phá sản...họ có thể thu hồi tài sản ngay lập tức. - Cho thuê tài chính đảm bảo việc sử dụng đúng đắn số vốn tài trợ. Lý do là phương thức này tài trợ bằng hiện vật nên dễ kiểm tra, kiểm soát vốn cấp tín dụng. - Hồ sơ tài trợ đơn giản nên bên cho thuê có thể quyết định nhanh. Trong giao dịch cho thuê tài chính, bên cho thuê tham gia với tư cách nhà tài trợ, cung cấp vốn để mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê nên họ không phải chịu trách nhiệm về các yếu tố mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến tài sản. Hơn nữa, độ an toàn cho vốn đầu tư cao nên nhìn chung thủ tục tài trợ thường đơn giản, nhanh gọn. Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của cho thuê tài chính với các hình thức cấp tín dụng khác. - Cho thuê tài chính giúp bên cho thuê mở rộng diện khách hàng, đa dạng hoá việc sử dụng vốn đồng thời mở rộng mối kinh doanh đa phương. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 11 Vốn cấp tín dụng sử dụng linh hoạt hơn vì tiền thuê được thu hồi dần về từng kỳ và bên cho thuê có thể sử dụng ngay cho việc tái đầu tư, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cao. Đây cũng có thể coi là hình thức bán hàng bổ sung nếu bên cho thuê đồng thời là nhà cung cấp. 4.2. Đối với bên thuê - Bên thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu gia tăng công suất, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có thể tăng lên bất cứ lúc nào, nó đòi hỏi phải có sự tích luỹ. Song khả năng tài chính của doanh nghiệp không phải luôn đáp ứng được nhu cầu đó, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, nếu đi vay theo các thể thức tín dụng thông thường thì thường không đủ điều kiện về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thông qua các tổ chức cho thuê tài chính, các doanh nghiệp có thể từ tay không mà vẫn có được máy móc thiết bị phục vụ yêu cầu sản xuất. - Những doanh nghiệp không thoả mãn yêu cầu về điều kiện vay vốn của ngân hàng cũng có thể nhận được vốn tài trợ thông qua cho thuê tài chính. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay những doanh nghiệp mới được thành lập, chưa có uy tín với ngân hàng thường rất khó thoả mãn các điều kiện chống rủi ro, nên thường bị các ngân hàng từ chối cho vay. Bởi vì, ngân hàng không trực tiếp quản lý được các khoản tiền cho khách hàng vay, nên khi có rủi ro xảy ra, khách hàng không trả được nợ, thì ngân hàng chỉ có quyền hạn giống như những chủ nợ khác trong khuôn khổ tài sản bảo đảm mà thôi. Trái lại, trong hoạt động cho thuê tài chính, người cho thuê nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê và họ có thể trực tiếp theo dõi, kiểm tra việc sử dụng tài sản cũng như tình hình sản xuất Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 12 kinh doanh của bên thuê. Nếu có những nguy cơ rủi ro xảy ra với tài sản cho thuê thì họ có thể thu hồi tài sản đó ngay lập tức. Do vậy, các công ty cho thuê tài chính có thể thoả mãn nhu cầu đầu tư của khách hàng ngay cả khi tài chính, uy tín của họ còn hạn chế. - Cho thuê tài chính giúp cho bên thuê không bị ứ đọng vốn đầu tư vào tài sản cố định. - Cho thuê tài chính là phương thức tài trợ vốn đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh. So với các phương thức tài trợ khác thì thủ tục tài trợ theo phương thức cho thuê tài chính thường đơn giản, nhanh chóng. Hơn nữa, bên thuê có quyền lựa chọn tài sản, nhà cung ứng tài sản từ trước nên có thể rút ngắn được thời gian thẩm định. Trên thực tế, các công ty cho thuê tài chính thường chuyên môn hoá về tài sản cho thuê, nên tài sản cho thuê thường được tổ chức cung ứng theo phương thức khép kín, thiết bị thường được gắn liền với phụ tùng, linh kiện, kỹ năng quản trị, huấn luyện đào tạo, thậm chí cả tư vấn về kỹ thuật công nghệ, thị trường, sản phẩm cho khách hàng, do đó giúp cho bên thuê nhanh chóng đáp ứng được các cơ hội kinh doanh. - Thông qua cho thuê tài chính, doanh nghiệp có thể tăng được khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài. 4.3 Đối với nền kinh tế - Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Do cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài trợ rộng rãi, khả năng quay vòng vốn nhanh nên có thể khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và đặc biệt là các định chế tài chính đầu tư vào hoạt động này. Mặt khác, trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày nay, cho thuê tài chính góp phần giúp các quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế thông qua các loại tài sản cho thuê mà quốc gia đó nhận được. Đồng Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 13 thời, hình thức thu hút vốn đầu tư này không làm tăng khoản nợ nước ngoài của quốc gia và thời gian sử dụng nguồn vốn này có thể dài hơn các loại hình đầu tư khác. - Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật. Thông qua hoạt động cho thuê tài chính, các loại máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư. Ngay cả với các nền kinh tế phát triển cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp...cho thuê tài chính vẫn phát huy tác dụng cập nhật hoá công nghệ hiện đại cho nền kinh tế. Do vậy, đối với các quốc gia chậm phát triển, nếu có những biện pháp đúng đắn, đồng bộ thì tác dụng của nó còn mạnh mẽ hơn nhiều vì có thể rút ngắn được tiến trình phát triển, lập tức bắt kịp với sự tiến bộ của nhân loại thông qua hình thức tài trợ này. 5. Rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch Cho thuê tài chính Mặc dù mức độ rủi ro của cho thuê tài chính thấp hơn so với các hình thức tài trợ vốn khác,song do đặc điểm của nó là loại tài trợ trung, dài hạn, quy mô của khoản tài trợ khá lớn nên vấn đề tìm hiểu các rủi ro trong hoạt động này xét về mục đích hoàn thiện chế độ điều chỉnh cũng rất cần thiết. 5.1. Rủi ro liên quan đến tài sản - Tài sản cho thuê không đúng yêu cầu kỹ thuật của người thuê Trong trường hợp này người thuê có quyền gửi trả lại tài sản, yêu cầu người cho thuê cung cấp tài sản thay thế hoặc thậm chí huỷ bỏ hợp đồng yêu cầu người cho thuê bồi thường. Rủi ro này thường xảy ra khi các nhân viên chuyên trách của công ty cho thuê tài chính thiếu kiến thức chuyên môn về thiết bị hoặc tài sản được mua từ nhà cung cấp không đáng tin cậy. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 14 - Rủi ro giá trị còn lại của tài sản sau khi cho thuê Người cho thuê luôn đứng trước rủi ro về giá trị còn lại của tài sản. Sau thời gian cho thuê tài sản sẽ có thể phải chịu những rủi ro sau: + Tài sản có những ẩn tỳ + Tài sản đã lỗi thời không thể tái chế nâng cấp + Tài sản bị hư hỏng mất phẩm chất + Tài sản bị mất Kết quả là tài sản cho thuê được thu hồi không thể cho thuê tiếp hoặc bán lại. Điều này đặt ra yêu cầu đối với người cho thuê là phải quy định mức phí thuê sao cho hấp dẫn đối với ngưòi đi thuê nhưng cũng có thể bù đắp được rủi ro này. 5.2. Rủi ro về tài chính - Rủi ro về thanh toán Đây là rủi ro xảy ra đối với nguồn tài chính của người cho thuê trong trường hợp người thuê không thanh toán tiền thuê khi đến hạn. Trường hợp này thường xảy ra khi tình hình tài chính của người thuê quá khó khăn, hoặc bị phá sản. Cũng có nhiều trường hợp người thuê không thanh toán do muốn chiếm dụng vốn. Về mặt pháp lý, người cho thuê hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản và huỷ ngang hợp đồng. Nhưng trên thực tế, việc đòi lại tài sản rất phức tạp và tốn kém. Hơn nữa, lúc đó người cho thuê phải gánh chịu toàn bộ khoản lỗ do không đòi được các khoản tiền thuê mà người thuê đang nợ. Việc đòi bồi thường mất rất nhiều thời gian nhưng thương không có kết quả. - Tiền thuê thu được không đủ bù đắp vốn gốc Rủi ro này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 15 + Do sự thay đổi tỷ giá hối đoái theo hướng bất lợi cho người cho thuê (đối với loại thiết bị nhập khẩu hay tài trợ cho thuê quốc tế) + Do tỷ lệ lạm phát tăng nhanh + Do sự biến động lãi suất trên thị trường vốn dẫn tới có sự chênh lệch cao giữa lãi suất huy động vốn va lãi suất tài trợ, gây bất lợi cho người cho thuê. - Rủi ro nguồn vốn Hoạt động cho thuê tài chính là một hoạt động kinh doanh có tỷ lệ nợ trên vốn cao, vì vậy phần lớn tiền cho thuê được dùng để trả nợ. Và rủi ro của việc sử dụng tỷ lệ nợ trên vốn cao thể hiện ở ba mặt: + Thứ nhất, đó là nghĩa vụ phải trả một số tiền lớn đầu tư tài trợ cho tài sản mang cho thuê. Các khoản nợ đến hạn đều phải trả dù cho người cho thuê đã thu được phí cho thuê hay chưa, cho dù thu nhập từ giao dịch có đủ để trả nợ hay không. + Thứ hai, đó là rủi ro lãi suất. Khi nguồn vốn vay của công ty cho thuê tài chính là một nguồn vốn vay không tương xứng với lãi suất trong hợp đồng thuê (thả nổi), thì biến động lãi suất là một rủi ro đáng kể đối với người cho thuê. Nếu như lãi suất đi vay biến động lên cao hơn lãi suất của hợp đồng thuê, thì xem như người cho thuê bị lỗ. + Cuối cùng phải kể đến một rủi ro là hoạt động trong một môi trường tỷ lệ nợ trên vốn cao khiến cho công ty cho thuê tài chính không tìm được nguồn vốn tài trợ. 5.3. Các rủi ro chung trong kinh doanh Trong hoạt động Cho thuê tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh khác, đều có các rủi ro chung trong kinh doanh như sự thay đổi của pháp luật, sự thay đổi các sắc thuế, các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, tài Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 16 chính...Các rủi ro này có thể gây ra nhiều khó khăn thậm chí đẩy công ty cho thuê tài chính đến phá sản. Lấy công nghiệp cho thuê tài chính của Nhật Bản làm ví dụ. Những năm 80, nhu cầu tự động hoá và nhu cầu vốn đầu tư trong nước cùng với việc cải tổ Luật quản lý Ngoại hối nhằm quốc tế hoá hoạt động cho thuê tài chính đã làm cho công nghiệp thuê mua Nhật Bản phát triển mạnh. Tuy nhiên, đến cuối năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu thời kỳ đi xuống. Nhu cầu thuê tài chính bỗng nhiên mất chỗ đứng. Và năm 1992 lần đầu tiên công nghiệp thuê mua Nhật Bản trải qua thời kỳ tăng trưởng âm là -11,7% so với năm 1991. Bởi vì, hoạt động cho thuê tài chính gắn liền với hiện vật là một ưu điểm, nhưng chính nó lại trở thành một nhược điểm khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, vì trong suy thoái hoạt động Cho thuê tài chính rơi vào điểm “ chết” khó cứu chữa. Hàng loạt máy móc, vật tư thiết bị nằm chết không sinh lợi nhuận; người thuê không trả được tiền thuê vật tư, trong khi đó vật tư thiết bị phải chịu hao mòn vô hình và hữu hình rất lớn; chủ sở hữu không dễ gì bán vật tư, thiết bị đã sử dụng để thu hồi lại vốn tiền tệ. Ví dụ, hiện nay kinh tế đang suy thoái, du lịch vận tải đang lao đao xuống dốc, máy bay, xe chở khách đã sử dụng dù bán rẻ cũng ít người mua. Ngoài ra, hoạt động cho thuê tài chính và hoạt động ngân hàng có mối liên hệ hữu cơ như hình với bóng. những khó khăn bất trắc xảy ra đối với ngân hàng đều có thể xảy ra đối với các công ty cho thuê tài chính và ngược lại. Vụ phá sản của công ty cho thuê tài chính Nhật Bản (Japan Leasing Corporation- JLC) ngày 28/9/1998 để lại món nợ khổng lồ 16,1 tỷ USD phần lớn bắt nguồn từ những khó khăn của các cổ đông chính là ngân hàng thương mại (trong đó có Long Term Credit Bank – một ngân hàng đang trong thời kỳ khủng hoảng nợ). Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 17 Xác định rủi ro để thấy rằng với những rủi ro mà bên thuê hay bên cho thuê thật sự khó khắc phục thì nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ phù hợp để khắc phục rủi ro. 6. Hợp đồng cho thuê tài chính 6.1. Khái niệm Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được giữa hai bên cho thuê và bên cho thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc - thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất định (thời hạn cho thuê) và thoả mãn những điều kiện cho thuê tài chính Hợp đồng cho thuê tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau đây : - Được lập thành văn bản - Đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý hợp đồng, nơi Công ty đặt trụ sở theo quy định của pháp luật. - Không được huỷ bỏ trước hạn (huỷ ngang) thời hạn thuê đã thoả thuận quy định trong hợp đồng. 6.2. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng Một hợp đồng cho thuê tài chính phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:  Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng.  Tên, địa chỉ đầy đủ của bên cho thuê, bên đi thuê.  Tài sản cho thuê: tên, quy cách, số sêri, công dụng và số lượng tài sản cho thuê.  Giá mua máy móc thiết bị;  Thời gian hữu ích cần thiết của thiết bị (thời gian khấu hao bình quân);  Thời hạn khấu hao của thiết bị;  Mục đích sử dụng; Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 18  Thời hạn thuê;  Địa điểm lắp đặt thiết bị;  Các cam kết thoả thuận của các bên;  Tiền thuê phải trả cả gốc lẫn lãi;  Bảo hiểm tài sản;  Các cam kết chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê;  Ngày hiệu lực của hợp đồng. III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM Mặc dù cho thuê tài chính đối với Việt nam còn mới mẻ, nhưng nghiệp vụ này đã phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển. Do đó, cần nghiên cứu chế độ điều chỉnh ngành công nghiệp cho thuê tài chính trên thế giới để từ đó chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm khai thác tiềm năng của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam. 1. Tình hình hoạt động cho thuê tài chính trên thế giới Công nghiệp cho thuê tài chính đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới. Tuy nhiên mức độ và quy mô phát triển công nghiệp cho thuê tài chính ở từng quốc gia là khác nhau. Cùng nằm trên lục địa châu Mỹ nhưng trình độ phát triển của công nghiệp cho thuê tài chính của khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ có sự khác biệt khá lớn. Công nghiệp cho thuê tài chính ở Bắc Mỹ phát triển nhất thế giới với giá trị giao dịch chiếm 43% giá trị cho thuê tài chính toàn cầu. Thị trường cho thuê tài chính của Mỹ bước vào giai đoạn cho thuê tài chính hoàn thiện (Maturity). Trong khi đó thị phần của công nghiệp này ở Canada vẫn còn thấp. Tình trạng này phản ánh rất rõ chính sách thuế thu nhập chặt chẽ đã không khuyến khích người cho thuê và người thuê tiến tới giao dịch. Tuy nhiên việc thực thi Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đã tạo cú Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 19 huých mạnh cho các giao dịch qua biên giới. Kết quả là, Mêxico đã có được bước phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp cho thuê tài chính những năm gần đây. Tốc độ phát triển trung bình của ngành này trong vòng 5 năm trở lại đây luôn vượt mức 30%. Mêxico đứng trong hàng 20 nước có công nghiệp cho thuê tài chính phát triển nhất thế giới. Các hàng hoá cho thuê tài chính chủ yếu là : Các phương tiện vận tải (chủ yếu là ô tô) và các thiết bị thương mại và công nghiệp. Công nghiệp cho thuê tài chính ở Nam Mỹ tốc độ phát triển mạnh mẽ vào thập kỷ 90 (thế kỷ 20). Brazin đã vươn lên đứng vào hàng 10 nước có khối lượng giao dịch cho thuê tài chính nhiều nhất thế giới. Colombia cũng đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục trong ngành này. Còn công nghiệp cho thuê tài chính ở Achentina đang trong giai đoạn củng cố và phục hồi sau khi đã sụp đổ hoàn toàn bởi khủng hoảng kinh tế những năm 80 đầu thập kỷ 90. Châu Âu là một trong 3 thị trường có khối lượng giao dịch cho thuê tài chính lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% giá trị hoạt động cho thuê tài chính trên toàn thế giới. Đức, Anh, Pháp, Italia được xếp vào hàng những nước công nghiệp cho thuê tài chính phát triển nhất thế giới. Những số liệu thống kê gần đây cho thấy cho thuê tài chính là nguồn cung cấp thiết bị lớn thứ 2 sau các khoản tín dụng trực tiếp. Một phân tích của Leaseurope chỉ ra rằng đối tượng chính của hợp đồng cho thuê thường là phương tiện vận tải (chủ yếu là ô tô) 35%; thiết bị công nghiệp (29%); máy tính và thiết bị văn phòng (24%), các loại hàng hoá khác (tàu thuỷ, máy bay, thiết bị đường sắt) 8%. Một số nước Châu Âu đã có luật cho thuê tài chính (Anh, Pháp), còn một số nước thì những quy định về cho thuê tài chính nằm ở luật dân sự (Đức, Italia) và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên đa số các nước công nhận tiêu chuẩn kế toán quốc tế 17 là tiêu chuẩn kế toán cho thuê tài chính quốc tế (IAS 17 – International Accounting Standard). Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 20 Khối lượng giao dịch cho thuê tài chính ở Châu Á chiếm khoảng 25% tổng giá trị giao dịch cho thuê tài chính thế giới. Hiện nay, 18 quốc gia Châu Á đã thành lập ngành công nghiệp cho thuê tài chính. Trong đó 14 nước đứng vào hàng thứ 50 quốc gia có công nghiệp cho thuê tài chính phát triển nhất thế giới. Đứng đầu khu vực là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc... Ngoài ra cũng phải kể đến một loạt các quốc gia Châu Á khác đã có những tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp này ở thập kỷ 90 là Đài Loan, Singapore, Hồng Kông và đặc biệt là Trung Quốc. Nhu cầu máy máy móc thiết bị công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã khiến nước này trở thành một thị trường cho thuê tài chính hấp dẫn trong thế kỷ 21. Công nghiệp cho thuê tài chính của nước này tuy còn non trẻ nhưng có tiềm năng lớn để phát triển. Nam Phi là nước có khối lượng giao dịch lớn nhất Châu Phi và nằm trong 20 nước có giao dịch cho thuê tài chính lớn nhất thế giới. Maroc và Malauy là hai nước cũng có khối lượng giao dịch cho thuê tài chính đáng kể. Còn ở các nước khác thuộc Châu Phi, hoạt động cho thuê tài chính phát triển chậm chạp và trì trệ, khối lượng giao dịch không đáng kể. Một trong những lý do của sự yếu kém này là sự bất ổn về chính trị dẫn tới khủng hoảng về kinh tế. Ngoài ra, cũng phải kể đến các đạo luật và quy định đã đẩy hoạt động cho thuê tài chính vào chỗ bế tắc và bất lợi. Hình thức cho thuê tài chính chủ yếu ở các nước Châu Phi là tài trợ cho thuê của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp,nhằm tăng khả năng sản xuất của các nước này. Tóm lại, tuy mức độ phát triển ở từng khu vực, quốc gia khác nhau, công nghiệp cho thuê tài chính đã vươn cánh tay của mình ra khắp thế giới, mang lại lợi ích cho quốc gia nào biết tận dụng những ưu thế của nó vào sự phát triển của đất nước mình. 2. Một số đặc điểm về chế độ cho thuê tài chính trên thế giới Các giao dịch cho thuê tài chính trên thế giới thường dựa vào một trong các nguồn luật sau: Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 21 -Hiệp định thống nhất dân sự về cho thuê tài chính quốc tế(Hiệp hội cho thuê tài chính quốc tế thoả thuận ngày 26/ 5/ 1988, tại Ohawa – Canada). -Tiêu chuẩn cho thuê tài chính của uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế(International Accounting Standard Committee –IASC). - Luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính của quốc gia. Để tìm hiểu các chế độ cho thuê tài chính trên thế giới do đó chúng ta cũng cần dựa vào các nguồn luật này. 2.1.Về tiêu chuẩn Công ty hoạt động Cho thuê tài chính * Tư cách pháp nhân: Luật pháp của hầu hết các quốc gia đều cấm các thể nhân, các doanh nghiệp tư nhân hay công ty phi tài chính tham gia vào hoạt động Cho thuê tài chính. Các chủ thể cho thuê tài chính thường gặp là các ngân hàng thương mại, các hãng sản xuất, các Công ty cho thuê tài chính độc lập và có thể là các công ty bảo hiểm (Pháp). Tuy nhiên ở một số quốc gia có quy chế rộng rãi, coi những doanh nghiệp kinh doanh cho thuê tài chính như một công ty thương mại (Thái Lan) hay coi cho thuê tài chính là một hình thức hỗ trợ bán sản phẩm của các công ty công nghiệp nếu hoạt động này được thực hiện qua các công ty con (dealers) chuyên kinh doanh cho thuê tài chính (Hoa Kỳ). Ở các nước đang phát triển, cho thuê tài chính được coi như kênh thu hút vốn và công nghệ, nên các công ty cho thuê tài chính hoạt động như một công ty xuất nhập khẩu để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nước này thường khuyến khích các công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc). * Vốn pháp định : Luật pháp của các quốc gia đều quy định cụ thể về mức tối thiểu của các công ty hoạt động cho thuê tài chính, tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp cho thuê tài chính nước đó nói riêng. Hàn Quốc quy định vốn điều lệ của công ty ít nhất phải 30 triệu Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 22 Won và huy động dưới dạng tiền mặt, Mỹ 17 triệu USD, Việt Nam ít nhất 55 tỷ VND đối với công ty 100% vốn trong nước và 5 triệu USD đối với công ty có vốn nước ngoài. * Nguồn vốn hoạt động: Hầu hết các quốc gia đều có những quy định hết sức chặt chẽ về nguồn huy động vốn của các công ty Cho thuê tài chính. Đa số các nước đều cấm các công ty huy động tiền gửi của công chúng để tài trợ. Nguồn vốn hoạt động của các tổ chức này có thể huy động từ các nguồn sau: - Nguồn tín dụng của các tổ chức tài chính, các công ty có thể vay trung hạn, dài hạn từ ngân hàng, các công ty tài chính. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn trong và ngoài nước. - Phát hành cổ phiếu, trái phiếu trung và dài hạn nhưng không quá 20 lần số dư vốn riêng. - Nguồn vốn hỗ trợ của các công ty bảo hiểm và các quỹ trợ cấp. - Nguồn vốn cấp từ ngân hàng mẹ, nếu các công ty cho thuê tài chính là chi nhánh hay công ty con. - Vốn tự có của công ty Cho thuê tài chính. 2.2.Về giao dịch cho thuê tài chính * Giá trị giao dịch: Nhìn chung các quốc gia đều có quy chế nới lỏng hạn mức tín dụng của các công ty Cho thuê tài chính hơn các định chế tài chính khác, do đó giá trị giao dịch có thể rất lớn. Các quốc gia quy định hạn mức tài trợ cho một hợp đồng có thể dao động từ 20%- 200% vốn tự có của bên cho thuê. Với mức quy định như vậy hợp đồng thuê có thể đạt giá trị rất lớn và linh hoạt. Sở dĩ có sự ưu đãi này là do hoạt động của các Công ty Cho thuê tài chính có mức rủi ro về chênh lệch thời hạn tín dụng thấp hơn do không nhận tiền gửi và không có sự biến động lớn về vốn. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 23 * Đối tượng giao dịch: Các nước phát triển đều quy định tỷ lệ sử dụng thiết bị sản xuất trong nước để tài trợ cho thuê (Mỹ, Pháp, Nhật Bản). Sở dĩ có quy định này là do chính sách ưu tiên phát triển trong nước. Ngoài ra tại Pháp, người thuê sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt nếu thiết bị cho thuê (đối tượng giao dịch) có liên quan đến công nghệ tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới, “ khôi phục” dự trữ khoáng sản... Tại các quốc gia đang phát triển, do nhu cầu nhập khẩu công nghệ mới từ các nước phát triển nên thường không quy định tỷ lệ thiết bị sản xuất trong nước, mà còn miễn thuế nhập khẩu cho những thiết bị nhập để tái xuất sản phẩm (Hàn Quốc, Trung Quốc...) * Quyền chọn mua : Các quốc gia quy định rất khác nhau về quyền này. Ở Singapore, quyền chọn mua bị cấm hoàn toàn. Bởi vì họ cho rằng nếu không bỏ quyền chọn mua thì không còn cơ sở để phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê trả góp. Trong khi đó tại Mỹ, Luật thống nhất thương mại quy định người mua có thể mua tài sản thuê, hay tiếp tục thuê và thời điểm kết thúc hợp đồng. Giá mua hay giá trị hợp đồng thuê gia hạn phải theo giá trị hợp lý như giá bán trên thị trường tại thời điểm mua. Nhìn chung Luật của nhiều quốc gia quy định hợp đồng thuê phải dự liệu quyền chọn mua cho người thuê khi kết thúc thời hạn thuê. * Phương thức thanh toán: Các quốc gia đều có những quy định rất linh hoạt trong phương thức thanh toán. Một số quốc gia cho phép điều chỉnh mức phí cho thuê theo mức lạm phát. Hầu hết các nước cho phép sử dụng cả nội tệ và ngoại tệ trong giao dịch cho thuê tài chính. Ở Hàn Quốc, các giao dịch tài trợ 100% bằng ngoại tệ chiếm từ 40 – 50%. Công ty cho thuê tài chính phải đổi ngoại tệ ở các ngân hàng được phép đổi ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái được thả nổi nên trong giao dịch cho thuê tài chính có sử dụng các khoản tín dụng ngoại tệ thì phí cho thuê cũng được thả nổi theo tỷ giá hối đoái đã được chuyển sang người thuê. Tuy nhiên, Luật cho Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 24 thuê tài chính của Nhật Bản quy định nếu việc giao dịch diễn ra giữa các bên trong nước thì thanh toán bằng nội tệ. Nếu một trong hai bên là nước ngoài thì đồng tiền thanh toán do hai bên thoả thuận. Nhìn chung, sự linh hoạt trong phương thức thanh toán cùng với những quy định về phí tài trợ một phần tạo nên động lực thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới. 3. Kinh nghiệm rút ra từ Chế độ cho thuê tài chính ở Hàn Quốc và Đức: 3.1. Kinh nghiệm rút ra từ Chế độ cho thuê tại chính của Hàn Quốc Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực cho thuê tài chính đã cung cấp những bài học quý giá cho các nước mong muốn đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính của mình, đặc biệt là đối với Việt Nam do có nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh của Hàn Quốc. Ngành công nghiệp cho thuê tài chính của Hàn Quốc phát triển như hiện nay do nhiều nhân tố, nhưng quan trọng hơn cả là do Hàn Quốc đã có một Chế độ cho thuê tài chính đúng đắn và phù hợp. Ngành công nghiệp cho thuê tài chính của Hàn Quốc có thể nói là đã nhận được một sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ. Ngay từ đầu, Chính phủ Hàn Quốc đã có chủ trương xây dựng và phát triển công nghiệp cho thuê tài chính thành một lĩnh vực tài chính độc lập và riêng biệt , đồng thời ban hành các đạo luật và các văn bản cụ thể, từng bước hoàn thiện theo những bước tiến của ngành công nghiệp này. Điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc là Luật kinh doanh cho thuê, Nghị định số 12208 của Tổng thống hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh cho thuê và Quy định của Bộ tài chính số 1882, ngày 18/5/1992 hướng dẫn thi hành Nghị định số 12208 của Tổng thống. Ngoài ra, một số điều luật của các đạo luật khác như Luật thương mại, Luật thuế công ty, Luật Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 25 hải quan, Luật ngoại thương...được dẫn chiếu tới trong Luật kinh doanh cho thuê cũng có tác dụng chi phối hoạt động cho thuê taì chính. Ngay trong điều 1 của Luật kinh doanh cho thuê Hàn Quốc, mục đích hỗ trợ đối với hoạt động cho thuê đã được quy định rõ: “Mục đích của đạo luật này là ủng hộ việc đầu tư vào thiết bị của các công ty công nghiệp nhằm giúp đỡ phát triển nền kinh tế quốc dân thông qua việc hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của công nghiệp cho thuê và bằng cách điều chỉnh hợp lý hoạt động của nó”. Luật của Hàn Quốc không phân biệt đối xử giữa hoạt động cho thuê tài chính và các hình thức tài trợ khác. Vì vậy, các công ty cho thuê tài chính không phải nộp thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, và được hưởng cùng một mức thuế lợi tức với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,....Điều đó đã giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tài chính, tín dụng vốn có trên thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Luật cũng đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực cho thuê tài chính. Một trong những biện pháp được đưa ra là khuyến khích về thuế: công ty cho thuê tài chính được miễn thuế lợi tức trong 5 năm hoạt động đầu tiên, ngoài ra, còn được giảm 50% thuế đánh vào cổ tức chia cho các cổ đông nước ngoài. Tác dụng của những biện pháp nói trên đặc biệt có ý nghĩa trong thời gian mới đưa loại hình cho thuê tài chính vào nền kinh tế. Theo các quy định của Luật Hàn Quốc, các doanh nghiệp khi sử dụng hình thức thuê tài chính để tài trợ cho nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị được hưởng mọi quyền lợi như khi họ trực tiếp mua sắm thiết bị máy mócbằng nguồn vốn của minhf hoặc nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Cách thức đối xử như vậy đã tác động đến quyết định của các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức tài trợ cho nhu cầu mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị của mình. Sử dụng cho thuê tài chính hay hình thức khác thì quyền lợi pháp lý của doanh nghiệp vẫn vậy, trong khi cho thuê tài chính lại có nhiều ưu điểm hơn Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 26 các hình thức tài trợ thông thường, như: tỷ lệ tài trợ cao, không yêu cầu tài sản thế chấp (luật của Hàn Quốc không cho phép các công ty cho thuê yêu cầu thế chấp, trừ trường hợp tình trạng tài chính của doanh nghiệp đi thuê quá xấu, và ngay cả trong trường hợp đó, mức thế chấp đối với mỗi giao dịch cũng bị khống chế không vượt quá 5% chi phí mua thiết bị cho thuê), ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt trong thanh toán tiền thuê,...nên cũng dễ hiểu làm sao cho thuê tài chính lại được ưa thích hơn. Nhìn chung, Luật của Hàn Quốc dành cho các công ty cho thuê tài chính khá nhiều ưu đãi trong việc huy động nguồn vốn hoạt động. Bên cạnh các nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính trung gian trong và ngoài nước, các công ty cho thuê được phép phát hành trái phiếu với giá trị phát hành tối đa lên tới 10 lần giá trị ròng của công ty. (Điều 7.3, Luật kinh doanh cho thuê Hàn Quốc). Trái phiếu do các công ty cho thuê tài chính phát hành có thể không cần đảm bảo. Sự ưu đãi này giúp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, thời hạn của trái phiếu thường được ấn định “khớp” với thời hạn các hợp đồng cho thuê, do đó giảm được rủi ro về sự không ăn khớp giữa vốn vay với các thời hạn cho thuê. Bên cạnh đó, các công ty cho thuê tài chính của Hàn Quốc còn được tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài. Tiền lãi của khoản vay nước ngoài được miễn thuế chuyển tiền ra nước ngoài. Ngoài ra, Luật cũng cho phép các công ty cho thuê tài chính “tiếp cận” với các quỹ khuyến khích đầu tư của Hàn Quốc, như: Quỹ đầu tư quốc gia, Quỹ nội địa hoá máy móc, Quỹ tín dụng ngoại tệ đặc biệt,...Công ty cho thuê tài chính được hưởng sự ưu tiên đặc biệt này khi doanh nghiệp đi thuê thoả mãn các điều kiện để được tài trợ từ các quỹ đó. Chỉ cần xuất trình cho tổ chức quản lý các quỹ trên hợp đồng cho thuê tài chính và các tài liệu chứng nhận người đi thuê thuộc đối tượng được tài trợ, công ty cho thuê tài chính sẽ được sử dụng nguồn vốn từ các quỹ này để tiến hành giao dịch cho thuê. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 27 (Điều 7.4, Luật kinh doanh cho thuê và Điều 6.3, Nghị định Tổng thống). Biện pháp này đã giúp các công ty cho thuê tài chính Hàn Quốc tháo gỡ khó khăn trong huy động nguồn vốn hoạt động, ngay cả trong bối cảnh chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, các công ty cho thuê tài chính Hàn Quốc không chỉ đứng vững mà còn có điều kiện để phát triển hơn nữa. Luật của Hàn Quốc cũng quy định rất linh hoạt về vấn đề thanh toán tiền thuê và cho phép các công ty cho thuê tài chính ấn định đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ đã sử dụng để nhập khẩu thiết bị cho thuê, nhờ đó, giúp các công ty này giảm bớt rủi ro hối đoái và được chủ động về nguồn vốn ngoại tệ sử dụng trong quá trình kinh doanh. Luật kinh doanh cho thuê của Hàn Quốc còn cho phép các công ty cho thuê tài chính được hưởng miễn trừ từ nhiều luật khác, các thủ tục liên quan đều được quy định đơn giản hoá. 3.2. Kinh nghiệm rút ra từ Chế độ cho thuê tài chính ở Đức: *Đặc điểm của thị trường cho thuê tài chính ở Đức: Đức là một nước có nền công nghiệp cho thuê tài chính phát triển và điển hình. Ngành công nghiệp cho thuê tài chính non trẻ của nước ta có thể học tập được nhiều điều bổ ích từ quốc gia này. Ở Đức có hơn 1000 công ty cho thuê tài chính . Trong đó 250 công ty có thị phần lớn chủ yếu được thành lập bằng cách liên doanh. Năm 2001, ngành công nghiệp cho thuê tài chính ở Đức đạt mức tăng trưởng 4,9% , tương đương với 95 tỷ DM. Theo nghiên cứu của viện Munich ( một trong những viện nghiên cứu thị trường đầu não ở Đức ), có thể khái quát tình hình cụ thể hoạt động cho thuê tài chính ở Đức năm 2001 qua hai Bảng sau: Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 28 BẢNG 4 : KHÁCH HÀNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở ĐỨC NĂM 2001 Đối tượng Phần trăm Tỷ DM Các dịch vụ khác 28.1 26.6 Sản xuất 20.9 19.8 Thương mại/ Phân phối 15.7 14.9 Vận tải & Thông tin 12.0 11.3 Người tiêu dùng 10.0 9.5 Năng lượng và nguồn nước, mỏ 3.5 3.3 Chính phủ 3.5 3.3 Ngân hàng, tài chính và bảo hiểm 3.2 3.0 Xây dựng và kiến trúc 3.1 2.9 Tổng 100.0 94.6 Bảng 5 : Tài sản cho thuê ở Đức năm 2001 Tài sản cho thuê tài chính Phần trăm Tỷ DM Xe cộ , trong đó Xe có động cơ: 52.5 50.5 49.7 47.8 Máy tính và thiết bị văn phòng 12.9 12.2 Máy công nghiệp 8.4 7.9 Thiết bị truyền hình 7.8 7.4 Tài sản lưu động 81.6 77.2 Bất động sản 18.4 17.4 Tổng 100.0 94.6 Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 29 (Nguồn : Viện nghiên cứu kinh tế Munich, Đức) * Kinh nghiệm về chế độ Cho thuê tài chính ở Đức: a. Các quy định về Hạn chế, Điều chỉnh và Giám sát Ở Đức không có bất cứ một quy định hạn chế nào điều chỉnh các hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính. Các công ty cho thuê tài chính không cầm giữ (Non-captive) không phải là các ngân hàng và vì vậy không chịu bất cứ các quy định ràng buộc nào kể cả các quy định về hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên các công ty thuộc sở hữu các ngân hàng có thể gián tiếp chịu sự quy định về hoạt động của ngân hàng bởi vì các hoạt động của các công ty này thường phối hợp với hoạt động tài chính của các công ty mẹ ( là các ngân hàng) với mục đích chung của cả tập đoàn. Trước đây không lâu đã xuất hiện xu hướng trong đó tất cả các công ty tài chính trực thuộc các ngân hàng lập các báo cáo về các giao dịch tài chính vượt quá ngưỡng 3 triệu DM (quy định về các khoản tín dụng có quy mô lớn). Do theo Luật dân sự quan điểm này về cơ bản là sai. Nhìn chung ở Đức thì cho thuê tài chính không phải là một loại hình tín dụng, và do vậy nó không phải chịu sự giám sát của các ngân hàng . Trong khi đó các nhà lập pháp lại chấp nhận quan điểm này và huỷ bỏ các kế hoạch trước đây. b. Các quy định về Luật dân sự và Luật tài chính của Đức về hoạt động cho thuê tài chính: Theo Luật dân sự của Đức , các hợp đồng cho thuê tài chính về cơ bản được coi là các hợp đồng cho thuê, bởi vì nó điều tiết hình thức mà tài sản cho thuê được vốn hoá cả về mặt thương mại và tài khoản thuế . Khái niệm về sở hữu kinh tế được nêu trong Mục 39 của cuốn Mã số tài chính ( Fiscal Code)ở Đức. Theo quy định này người sở hữu là người mà theo Luật Dân sự , sẽ tách biệt giữa người sở hữu thực tế theo pháp luật với người sử dụng tài sản. Nhìn chung , người cho thuê vừa là người sở hữu về mặt kinh tế vừa là người sở hữu về mặt pháp luật đối với tài sản cho thuê. Có một trường hợp ngoại lệ xảy ra khi người đi thuê có thể không cho phép người cho thuê có bất cứ ảnh hưởng nào đối với tài sản cho thuê tài chính trong một thời gian dài. Trong Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 30 trường hợp này, sở hữu kinh tế đối với tài sản cho thuê được xem như là thuộc về người đi thuê. Các quy định về cho thuê tài chính ở Đức gồm : Nghị định về cho thuê tài chính thanh toán toàn bộ được ban hành năm 1971 và 1972 và Nghị định về cho thuê tài chính thanh toán từng phần ban hành 1975 và 1991. Trong mọi trường hợp, người sở hữu kinh tế phải chuyển thành vốn tài sản đi thuê vào bảng cân đối tài sản. Khi một hợp đồng cho thuê tài chính không phù hợp với các quy định của nghị định về cho thuê tài chính cũng như không quy định về việc chuyển giao sở hữu kinh tế của tài sản cho thuê cho người đi thuê thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng vì mục đích kế toán và được xếp vào loại hợp đồng mua bán tín dụng. Các hợp đồng cho thuê đặc biệt, theo đó chỉ người đi thuê được quyền sử dụng tài sản vì mục đích kinh tế, cũng được xem là hợp đồng mua bán tín dụng. Ở Đức, Bảng cân đối tài sản đóng vai trò quyết định cho việc lập bảng cân đối thuế, những đặc điểm về tài chính của hợp đồng cho thuê tài chính không thể tách biệt giữa đặc điểm thương mại và luật pháp của nó. Khi một hợp đồng quy định việc chuyển giao quyền sở hữu kinh tế về tài sản thuê cho người đi thuê, tài sản đó phải được vốn hoá trong bảng cân đối tài sản cũng như thuế của người đi thuê. Việc vốn hoá tài sản mà người đi thuê thực hiện thông thường mang lại cho người đi thuê bớt đi những gánh nặng về tài chính, so với tình hình khi tài sản thuê còn nằm trong tài sản của người cho thuê. Điều này giải thích tại sao các công ty rất ưa thích việc thuê tài sản. Khi tài sản đi thuê được vốn hoá vào tài sản của người đi thuê, thì đối với người cho thuê khoản thu nhập từ tiền thuê sẽ được xem là chi phí khấu trừ vào thuế. Trong trường hợp khi tài sản được vốn hoá vào bảng cân đối tài sản của người đi thuê và khi hợp đồng cho thuê được xem là hợp đồng mua bán tín dụng, thu nhập từ tiền thuê sẽ không còn được xem là chi phí khấu trừ vào thuế và người đi thuê và người đi thuê trở thành đối tượng phải chịu thuế. Chương I: Tổng quan về CTTC và chế độ CTTC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 31 Số thuế lớn vào những thuận lợi ngoài bảng kế toán mang lại từ việc vốn hoá tài sản của người đi thuê có nghĩa là người cho thuê sẽ tránh sử dụng các hợp đồng có hình thức là hợp đồng mua bán. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 1. Sự cần thiết phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu đổi mới thiết bị và công nghệ vốn đã cũ nát và lạc hậu của nước ta. Các nguồn vốn hiện tại (vốn ngân sách, vốn tự bổ sung,...) đều thiếu và yếu, chỉ có thể đáp ứng được từ 30% - 40% nhu cầu đầu tư và đổi mới máy móc, thiết bị trong cả nước. Bên cạnh đó, thị trường hàng hoá nước ta đang bước vào thời kỳ cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải năng động đổi mới thiết bị công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi chất lượng, mẫu mã ngày càng khắt khe. Trong bối cảnh đó, “vốn” là một bài toán hóc búa làm đau đầu không ít các nhà kinh tế và hoạch định chính sách. Hơn nữa, để vay được vốn từ các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác đòi hỏi doanh nghiệp phải có chữ tín hoặc phải có chứng minh tài chính đảm bảo khả năng trả nợ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, uy tín chưa đủ thuyết phục mà ngay cả vốn điều lệ để hoạt động cũng không cao. Vậy làm sao để có vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất và phát triển? Cho thuê tài chính với những lợi thế và vai trò của nó đã giúp ta phần nào giải được bài toán hóc búa và trả lời cho câu hỏi trên, trở thành cứu cánh cho những doanh nghiệp thiếu vốn. Có thể nói : Việc triển khai hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp và được coi như một kênh dẫn vốn trung và dài hạn có hiệu quả đối với nền kinh tế. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 31 1.1. Cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu đổi mới thiết bị và công nghệ của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nước ta Nhà nước đã đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 với những định hướng phát triển cụ thể sau: “... Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, thể hiện chủ yếu ở sự chuyển đổi sâu sắc toàn diện cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Một số chỉ tiêu quan trọng là: - Chuyển đổi cơ cấu GDP, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 90% GDP (công nghiệp và xây dựng khoảng 40 – 45%, nông nghiệp 10%..). Khoa học và công nghệ trở thành yếu tố quan trọng nhất để mở rộng nền sản xuất xã hội: + Tốc độ đổi mới công nghệ đạt 15- 20%/năm. Hoàn thành cơ bản cơ giới hoá, hiện đại hoá, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin và công nghệ sinh học trong nền kinh tế xã hội. + Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp 15-16%. + Công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2020 chiếm khoảng 90%, riêng công nghiệp phải chiếm 40-45%, công nghiệp chế tác chiếm 80-85% trong công nghiệp. + Phát triển một cơ cấu công nghiệp tương đối đa dạng, đủ sức trang bị cần thiết cho nền kinh tế quốc dân, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế để xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu một số sản phẩm quan trọng sản xuất trong nước có hiệu quả...” (Trích một số ý kiến về định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam đến năm 2020- Bộ kế hoạch và đầu tư- Viện chiến lược phát triển- 10/1996) Như vậy Nhà nước ta đã đặt ra những mục tiêu hết sức cụ thể cho công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên phải nhìn thẳng vào thực tế rằng : Từ năm 1990 Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 32 trở lại đây, tuy đã có nhiều đổi mới nhưng các doanh nghiệp nước ta vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một tình trạng quy mô tài sản cố định nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu so với trình độ công nghệ trong khu vực và thế giới. Đa số các doanh nghiệp nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 20% tổng số các doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng chiếm 55%, còn lại 25% có quy mô dưới 1 tỷ đồng. Về máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị chỉ chiếm tỷ trọng 26% giá trị tài sản cố định; nhà xưởng và các công trình xây dựng khác chiếm 36%. phần còn lại là các tài sản cố định (như xe hơi, xe tải) không trực tiếp sử dụng vào sản xuất. hầu hết các tài sản đều có tuổi thọ khá cao, giá trị còn thấp. Về công nghệ: Thực trạng công nghệ việt Nam đang là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. 52% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp thuộc loại lạc hậu so với thế giới, 38% ở mức trung bình và chỉ có 10% thuộc loại thiết bị hiện đại. Mặt khác, quá trình đổi mới máy móc, thiết bị của một số ngành công nghiệp như may mặc, điện tử mới chủ yếu tập trung vào “phần cứng” của công nghệ. Còn “phần mềm” của công nghệ như bí quyết kỹ thuật, thông tin và tài liệu kỹ thuật, công nghệ hầu như lệ thuộc vào phía nước ngoài nên thường bị ép giá đầu vào dẫn đến giá sản phẩm đầu ra thiếu sức cạnh tranh. Nếu nâng cao được năng lực công nghệ cả “ phần mềm” tương ứng với “phần cứng” chắc chắn chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của các ngành sẽ cao hơn. Đồng thời trong việc đổi mới công nghệ, các ngành cũng sẽ cần chú ý tới các công nghệ “sạch”, công nghệ không gây hại đến sức khoẻ người lao động. Đây cũng là vấn đề phức tạp, cần nhiều cơ quan ban ngành có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết. Tóm lại, các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu đặt ra yêu cầu đổi mới công nghệ và thiết bị. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, máy móc thiết bị ngày càng trở nên cũ nát, công nghệ lạc hậu, yêu cầu thay thế thiết bị Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 33 và đổi mới công nghệ càng cấp bách hơn bao giờ hết. Ngay từ bây giờ, tất cả các doanh nghiệp phải tham gia vào tiến trình đổi mới trước khi việc thay thế máy móc, thiết bị trở nên quá tốn kém. Hay nói cách khác, công nghiệp cho thuê tài chính sẽ là thứ dầu bôi trơn thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và thiết bị, rút ngắn khoảng thời gian để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2. Những khó khăn trong việc tạo nguồn vốn để thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ tạo nên sự cần thiết phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá được đặt ra trong bối cảnh máy móc thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp nước ta phần lớn đã đi vào giai đoạn cũ nát, lạc hậu đồng thời cũng đặt lên vai các doanh nghiệp trách nhiệm nặng nề là “lấy tiền đâu?” để thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ. Thông qua các nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng cho việc thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ chúng ta có thấy rõ sự hạn hẹp và khan hiếm nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách cấp phát cho các doanh nghiệp hàng năm có tăng nhưng không nhiều. Nguồn vốn ngân sách trung ương đang có xu hướng giảm. Nhà nước đang tiến hành sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu vốn ngân sách tập trung cho các ngành kinh tế trọng điểm có tác động thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Do đó vốn ngân sách Trung ương sẽ không thể trải đều cho tất cả các ngành, các doanh nghiệp, cho nên các doanh nghiệp không thể nhìn vào vốn ngân sách Trung ương để làm cứu cánh cho mình. Nguồn vốn tự bổ sung để đầu tư, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp bao gồm hai nguồn chính:Nguồn vốn khấu hao cơ bản và Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận. - Nguồn vốn khấu hao cơ bản: Tỷ lệ khấu hao thường phải tuân theo quy định của Nhà nước và có tác động đến giá thành sản phẩm. Tỷ lệ khấu Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 34 hao trung bình cho máy móc khoảng 7-10%/ năm tuỳ theo từng loại máy móc. Tỷ lệ khấu hao này là không hợp lý so với hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của các tài sản máy móc. Do đó thời gian khấu hao thường dài dẫn đến tốc độ đổi mới máy móc thiết bị chậm. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp dã giật gấu vá vai, dùng các khoản khấu hao vào mục đích khác khiến cho nguồn vốn này đã hạn chế lại càng nhỏ hơn. - Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận kinh doanh: Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp được phép trích lợi nhuận để lập quỹ phát triển kinh doanh. Song việc hình thành quỹ này hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên thực tế hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm nên rõ ràng đứng trước nhu cầu bức bách thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ, doanh nghiệp không thể cứ trông vào nguồn vốn tự bổ sung của mình, bởi vì doanh nghiệp sẽ mắc vào vòng luẩn quẩn : thiết bị công nghệ lạc hậu -> lợi nhuận thấp –> không có vốn đầu tư-> thiết bị công nghệ lạc hậu. Trong trường hợp này thì cho thuê tài chính quả thật là một cứu cánh về vốn. Muốn vay tiền của các tổ chức tài chính tín dụng, các doanh nghiệp phải thoả mãn điều kiện: - Doanh nghiệp phải là đơn vị kinh doanh có lãi và có uy tín. Dự án đầu tư bằng nguồn tiền vay phải có tính khả thi, thể hiện khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Qua những thống kê như trên, chỉ có chưa đến 40% doanh nghiệp thoả mãn được điều này. Mặt khác tâm lý phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở ngân hàng thương mại quốc doanh cũng là một trở ngại rất lớn đối với rất nhiều doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp 30 – 100% khoản tiền vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Nhưng với tình trạng quy mô tài sản như hiện nay, Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 35 việc có được tài sản thế chấp để vay vốn cũng rất khó khăn với các doanh nghiệp. - Muốn được vay vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp phải có trên 50% vốn đàu tư cho dự án vay. Rõ ràng với quy mô nhỏ, tình hình hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thấp, các doanh nghiệp không thể thoả mãn các điều kiện này. Bên cạnh đó, ngay chính sách bản thân hệ thống tài chính tín dụng nước ta cũng bộc lộ nhiều yếu kém. Tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng trong nước là 15%, gấp 3 lần mức nguy hiểm. Như vậy các doanh nghiệp không nên quá trông đợi vào nguồn vốn vay ngân hàng để thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ. Nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế là rất lớn, đặc biệt các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất. Thị trường chứng khoán (TTCK) là một thị trường giao dịch vốn trung và dài hạn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, do mới hình thành hơn thế nữa đây lại là một sân chơi có những luật lệ khá nghiêm ngặt, đòi hỏi các công ty muốn tham gia thị trường phải là các doanh nghiệp lớn, làm ăn có uy tín và các báo cáo tài chính phải được công khai trên thị trường. Với những điều kiện khắt khe trên đây, thị trường chứng khoán chỉ là sân chơi cho những công ty cổ phần lớn, có uy tín trên thị trường và có tình hình tài chính lành mạnh; các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp mới thành lập không có khả năng tham gia trên thị trường chứng khoán và họ sẽ không thể tiếp cận được các nguồn vốn trung và dài hạn. Do vậy, cho thuê tài chính chính là hình thức tài chính thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mua máy móc thiết bị, thực hiện đầu tư cho sản xuất. Như vậy, các nguồn vốn với những khó khăn, hạn chế phân tích ở trên đã làm cho tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 36 trầm trọng. Cho thuê tài chính lúc này quả là một giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp “đói” vốn. Bởi vì phương thức tài trợ này thúc đẩy hoạt động của các định chế tài chính – tín dụng, tăng cường khả năng đầu tư vốn cho sản xuất và đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng vốn một cách khá hữu hiệu so với phương thức tài trợ khác. 2. Tình hình hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam *Sự hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam Theo báo cáo của NHNN, đến nay cả nước có 9 công ty CTTC, trong đó gồm 5 công ty Nhà nước và 4 công ty có vốn nước ngoài. Ra đời từ cách riêng lẻ của từng doanh nghiệp, cho thuê tài chính đã có ở Việt Nam từ trước khi Nghị định 64/CP ban hành. Việc hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) thuê mua 4 chiếc máy bay ATR và 4 chiếc máy bay của Hãng AIRBUS như là một mốc lịch sử đánh dấu sự xâm nhập của hoạt động cho thuê tài chính vào Việt Nam. Sau đó một số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thuê các thiết bị nhỏ dùng trong hoạt động sản xuất. Và đúng theo quy luật tất yếu của thị trường : khi có cầu ắt hẳn sẽ có cung. Các công ty cho thuê tài chính đã ra đời, góp phần hình thành nên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam, cho dù dến nay thị trường này còn rất non trẻ. Nhận thức được nhu cầu và tầm quan trọng của thuê mua tài chính, một số ngân hàng đã tiến hành thành lập các công ty cho thuê tài chính trực thuộc trong đó đi đầu là hai ngân hàng : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Theo quyết định số 724/ QĐ- NH9 ngày 14/10/1994 của thống đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và quyết định số 274/ TTCB ngày 5/11/1994 của Tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 37 (Vietcombank), công ty Thuê mua & Đầu tư của Vietcombank chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1995, là công ty cho thuê tài chính đầu tiên của Việt Nam. Ngày 25/3/1998, thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 108/1998/ QĐ- NHNN5 về thành lập Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB-Lease). Công ty có số vốn điều lệ là 55 tỷ VND và thời gian đăng ký hoạt động là 70 năm. Bước vào hoạt động chính thức từ 23/7/1998, công ty đã tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thuê tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cuối năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã thành lập công ty cho thuê tài chính hoạt động tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này có vốn pháp định 5 triệu USD. Công ty Cho thuê tài chính BIDV ưu tiên cho những dự án có giá trị khoảng vài trăm ngàn USD nhưng có thể cho thuê tài sản với giá trị cao nhất là 1,5 triệu USD trở xuống. Ngày 16/4/2001, BIDV đã tổ chức lễ khai trương chi nhánh công ty cho thuê tài chính thuộc ngân hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty có hơn 50 khách hàng, trong đó có một nửa là các khách hàng quốc doanh. Ngày 26/1/1998 Thống đốc NHNN ra quyết định số 53/1998/ QĐ- NHNN5 về việc thành lập Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng công thương Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Phòng tín dụng thuê mua của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngoài ra còn có công ty Cho thuê tài chính I tại Hà Nội và công ty Cho thuê tài chính II đặt tại thành phố HCM đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài các công ty cho thuê tài chính do các ngân hàng Việt Nam thành lập, thị trường cho thuê tài chính còn có sự góp mặt của các công ty Cho thuê tài chính liên doanh, làm cho hoạt động cạnh tranh cho thuê trở nên sôi động.. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 38 Ở Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietincombank), ngoài công ty cho thuê tài chính trực thuộc, ngân hàng còn liên doanh thành lập công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam (VILC) với ngày 29/10/1996 với 4 định chế tài chính quốc tế : Japan Credit Bank (NCK) với 17% vốn pháp định, Korea Industrial Leasing Company (KILC) với 32% vốn pháp định, Banque Francaise du Commerce Extérieur (BFCE) đóng 17% và International Financial Company (IFC)đóng 15% vốn pháp định, ngân hàng công thương Việt Nam đóng góp 19% vốn pháp định. Với vốn điều lệ 5 triệu USD, đây là công ty liên doanh đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực thuê mua tài chính. Một công ty cho thuê tài chính liên doanh với nước ngoài khác nữa là Công ty Cho thuê tài chính Việt Nam (VINALEASE). Đây là liên doanh giữa Vietcombank với ngân hàng Longterm Credit Bank of Japan và công ty Japanese Leasing Company của Nhật Bản. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/12/1997 với tổng vốn điều lệ là 10 triệu USD, đến nay VINALEASE đã thu hút được hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng trị giá trang thiết bị cho thuê lên tới hơn 3 triệu USD. Ngày 6/7/1996, Công ty cho thuê tài chính có 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập- Công ty cho thuê tài chính KEXIM Việt Nam (Hàn Quốc). Mới đây nhất , công ty cho thuê tài chính liên doanh 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động là Công ty ANZ-V-TRACT chính thức hoạt động từ tháng 1/2000. Hiện nay, với các văn bản pháp luật ban hành nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động cho thuê tài chính đã khiến cạnh tranh trên thị trường này ngày càng sôi động. * Đánh giá thị trường cho thuê tài chính Việt Nam Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 39 Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa xứng với tiềm năng và vai trò của nó mang lại cho nền kinh tế. Điều này có thể minh chứng qua thực trạng cho thuê tài chính trong thời gian qua. Về tổng doanh số cho thuê của các công ty Cho thuê tài chính tính đến cuối năm 2002 đạt trên 1.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 0,5% so với các ngân hàng thương mại. Riêng hai công ty CTTC của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành lập từ tháng 7/1998, sau hai năm hoạt động đạt doanh số trên 330 tỷ đồng, dư nợ đạt 250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 22 tỷ đồng. Xét tổng doanh số của các công ty CTTC trong năm 2001 chỉ dưới 500 tỷ đồng, đến 2002 đã tăng thêm một chút khoảng 560 tỷ đồng. Điều này cho thấy rõ sự phát triển của thị trường CTTC; nhưng cũng cho thấy thị trường còn...thưa thớt, chưa thu hút được đông khách đến thuê. Như vậy, tỷ trọng của khối Cho thuê tài chính trong hệ thống tài chính tín dụng hiện nay về mặt số lượng và giá trị tài sản có đang còn ở mức rất khiêm tốn. - Xét về nguồn vốn của các công ty CTTC ở đầu năm 2002 thì vốn tự có của 9 công ty là 623,4 tỷ đồng, chiếm 77% so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 3,5% so với các ngân hàng thương mại. Còn việc huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính, cho đến nay có thể nói là đang ở mức độ thấp, hầu hết các công ty cho thuê tài chính mới hoạt động bằng vốn điều lệ. Công ty CTTC đi vay trong nước nhiều nhất là công ty VILC (63,5 tỷ đồng). Toàn bộ số vốn huy động của các công ty cho thuê tài chính khoảng 137 tỷ đồng, chiếm 33% so với tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 0,11% so với tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại. - Về tình hình sử dụng vốn, tổng dư nợ cho thuê tài chính đạt gần 481 tỷ đồng, chiếm 89% so với tổng dư nợ vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 2,2% so với các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 40 Nhìn chung, trong năm 2001 và năm 2002 hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều có lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên nếu tính cả thuế vốn (thuế tính trên số sở hữu của Nhà nước) thì một số công ty cho thuê tài chính của các ngân hàng thương mại còn lỗ. Còn đối với các công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài thì trong những năm đầu hầu hết là bị lỗ. Vậy những nguyên nhân nào làm cho hoạt động cho thuê tài chính lỗ và hầu hết các công ty cho thuê tài chính mới chỉ sử dụng đến vốn điều lệ của mình, chiếm thị phần rất nhỏ (chỉ 0,2%) và dư nợ cho thuê cũng rất khiêm tốn trong hoạt động tín dụng của cả nước (chỉ chiếm 0,9%). Nếu tính theo số dư nợ, thì dư nợ của hệ thống ngân hàng năm 2002 đạt trên 170 ngàn tỷ đồng, trong khi đó dư của các công ty cho thuê tài chính chưa đạt tới 1000 tỷ đồng. 3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động cho thuê tài chính Theo nghiên cứu thì có những nguyên nhân sau: - Thứ nhất: Mặc dù ra đời ở Việt Nam đã gần 7 năm nhưng Cho thuê tài chính xem ra vẫn là loại hình dịch vụ tài chính mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy sự hiểu biết về nghiệp vụ này của các doang nghiệp, thậm chí của cả công ty Cho thuê tài chính còn rất mơ hồ. Điều này làm giảm áp lực “ cầu” về Cho thuê tài chính, và làm cho hoạt động Cho thuê tài chính phát triển chậm. - Thứ hai: Phí cho thuê còn quá cao, cao hơn lãi suất đi vay khoảng 20% vì đa số công ty Cho thuê tài chính đều phải đi vay vốn trung và dài hạn để mua thiết bị, máy móc, động sản để cho thuê mà không được huy động tièn gửi, thêm vào đó là các chi phí hoạt động của các công ty Cho thuê tài chính như: phí bảo hiểm, quảng cáo, thẩm định dự án, quản lý v.v... nên giá cho thuê thường cao hơn lãi suất cho vay trung, dài hạn của các NHTM từ 20- 25%. Do vậy nên không hấp dẫn được người đi thuê. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 41 - Thứ ba: Quy định về bắt buộc phải đăng ký tài sản cho thuê là phương tiện vận tải tại tỉnh, thành phố nơi công ty đang đóng trụ sở là không phù hợp, quá cứng nhắc. - Thứ tư: Khách hàng đi thuê tài chính phải chịu thêm thuế, bởi lẽ thuế giá trị gia tăng (GTGT) được hạch toán vào giá trị tài sản cho khách hàng thuê vì công ty Cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của những máy móc thiết bị mua. Như vậy, khi khách hàng thuê tài sản thông qua công ty cho thuê tài chính sẽ phải chịu thêm khoản phí này. Trong khi đó, nếu khách hàng vay tiền của ngân hàng để tự mua và trả thuế GTGT cho nhà cung cấp, thì sẽ được quyền khấu trừ thuế đầu vào theo hoá đơn. - Thứ năm: Phạm vi của hoạt động cho thuê tài chính quá hẹp, chỉ gồm các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản thuê theo mục đích kinh doanh đã đăng ký. Trong khi đó, nhu cầu đi thuê tài sản theo hình thức cho thuê tài chính còn nảy sinh từ nhiều tổ chức cá nhân khác như các trường học, bệnh viện, các hộ kinh doanh cá thểv.v... - Thứ sáu: Theo các công ty CTTC, hiện nay họ đang gặp phải những khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của họ, mà khó khăn lớn nhất là nguồn vốn vay trong nước. Mặc dù đã được Luật các Tổ chức tín dụng công nhận là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thế nhưng các công ty Cho thuê tài chính chỉ có thể vay ngắn hạn có thế chấp tài sản như một tổ chức kinh doanh thông thường khác để cho thuê trung- dài hạn. Vì chưa có hướng dẫn cụ thể của NHNN về chế độ cho vay giữa các tổ chức tín dụng nên các ngân hàng thương mại chưa thể áp dụng lãi suất cho vay liên ngân hàng đối với các công ty Cho thuê tài chính. Đây chính là yếu tố khiến lãi suất cho thuê của các công ty Cho thuê tài chính cao hơn của ngân hàng. Các công ty Cho thuê tài chính có muốn hạ lãi suất cũng không thể được vì lãi suất vốn đầu vào đã cao. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 42 - Thứ bảy: Theo quy định, các công ty Cho thuê tài chính phải thu tiền thuê bằng VND trong khi máy móc thiết bị cho thuê lại được mua bằng ngoại tệ hoặc vay nợ nước ngoài (cũng bằng ngoại tệ) và chỉ được phép mua ngoại tệ khi đến hạn trả nợ nước ngoài hoặc chuyển lợi nhuận về nước... Quy định này đã gây nhiều khó khăn cho các công ty Cho thuê tài chính về cân đối ngoại tệ và bảo toàn vốn điều lệ bằng ngoại tệ của mình. Vấn đề rủi ro hối đoái là không thể tránh khỏi, nhất là đối với những công ty phải vay vốn nước ngoài nhiều. - Thứ tám: Các công ty Cho thuê tài chính xem trọng lịch sử của người thuê hơn là xem xét phương án sản xuất của doanh nghiệp có khả thi hay không. Ngoài ra, thủ tục cho thuê của các công ty Cho thuê tài chính quá chặt chẽ, phức tạp, chưa có nhiều hình thức cho thuê thích ứng với điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp ở Việt Nam như: bán và cho thuê lại, bảo lãnh đối với khách hàng trong các giao dịch Cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính còn quá thấp: 5 công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ có vốn điều lệ là 55 tỷ đồng. Qua phân tích các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động Cho thuê tài chính ở trên, ta có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động Cho thuê tài chính ở nước ta còn nhiều yếu kém nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân cơ bản quan trọng nhất là do chế độ chính sách, hệ thống pháp lý cho hoạt động Cho thuê tài chính chưa thật hoàn thiện, còn một số vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy mà ta cần tìm hiểu để có những giải pháp hoàn thiện nó. II. THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 1. Quá trình hoàn thiện Chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam Chế độ Cho thuê tài chính ở thuê tài chính ở Việt Nam được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 43 hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực Cho thuê tài chính ở Việt Nam. Ở Việt Nam, hoạt động Cho thuê tài sản đã xuất hiện từ rất sớm và được ghi nhận trong nhiều đạo luật như Lý Triều hình luật (thế kỷ XII), bộ Luật Hồng Đức (thế kỷ XV), Bộ Luật Gia Long (thế kỷ XIX). Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc do sản xuất kém phát triển, lại chủ yếu là sản xuất nông nghiệp giản đơn nên hoạt động Cho thuê tài sản rất ít diễn ra kèm theo là pháp luật về hoạt động này cũng hết sức sơ sài. Mãi đến 29/4/1991, Pháp lệnh hợp đồng dân sự đưa ra những nguyên tắc chung nhất về các giao dịch dân sự trong đó hoạt động thuê tài sản mới được đề cập đến. Pháp lệnh về nhà ở ngày 25/3/1991 đã giành một chương quy định về hoạt động thuê nhà ở. Cho đến ngày 28/10/1995 Bộ Luật Dân sự đã được Quốc hội thông qua và hoạt động Cho thuê tài sản đã được pháp luật điều chỉnh chi tiết hơn, thành một định chế quan trọng trong bộ Luật này. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự cũng mới chỉ điều chỉnh hoạt động Cho thuê tài chính thông thường do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay về một loại hình hoạt động mới – hoạt động Cho thuê tài chính. Ngày 27/5/1995 Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 149/ QĐ-NH5 ban hành thể lệ tín dụng thuê mua. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên và là nền tảng cho hoạt động Cho thuê tài chính ra đời sau này. Ngày 9/10/1995 Chính phủ đã ra Nghị định số 64/ NĐ- CP Ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty Cho thuê tài chính tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là NĐ64CP) và ngày 9/2/1996 Ngân hàng Nhà Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 44 nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/ TT- NHNN5 hướng dẫn cụ thể Nghị định này. Từ đây hoạt động Cho thuê tài chính chính thức ra đời và thực hiện theo quy chế độc lập so với các quy định về Cho thuê tài sản trong Bộ Luật Dân sự. Ngày 12/12/1997 Quốc hội thông qua Luật các tổ chức tín dụng, Luật này có hiệu lực từ ngày 1/8/1998, đã thừa nhận hoạt động Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là các công ty Cho thuê tài chính thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới Luật quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa về hoạt động này, tạo thuận lợi cho các bên tham gia tuân thủ pháp luật và việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này được dễ dàng như : Thông tư của Bộ Tài Chính số 49/1999/TT- BTC ngày 6/5/1999 Hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động CTTC và ra Thông tư số 107/1999/TT- BTC Hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động đi thuê tài chính vào ngày 1/9/1999... Cho đến ngày 2/5/2001 Chính phủ đã ban hành văn bản hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng và thay thế NĐ64CP đó là Nghị định số 16/ 2001/ NĐ- CP về tổ chức và hoạt động của công ty Cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là NĐ16CP). Tiếp theo đó, ngày 6/9/2001 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 08/2001/ TT- NHNN Hướng dẫn thực hiện NĐ16CP (sau đây gọi tắt là TT08). Trên đây là những văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động Cho thuê tài chính với tư cách là một hoạt động tài trợ vốn trong nền kinh tế. Ngoài ra, công ty Cho thuê tài chính với tư cách là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế còn chịu sự chi phối của các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 45 đạo luật thuế... và hoạt động cho thuê tài chính với hình thức pháp lý là các hợp đồng Cho thuê tài chính, có bản chất pháp lý là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế còn chịu sự chi phối của các văn bản pháp luật có liên quan như Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, các quy định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và nhiều văn bản khác. 2. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam 2.1. Chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn và hướng xử lý Hợp đồng cho thuê tài chính sau khi ký kết vẫn có thể bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, việc xử lý hợp đồng trong những trường hợp này và phải tuân theo những quy định chặt chẽ của pháp luật. 2.1.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn. Theo quy định tại Điều 27 NĐ16CP, hợp đồng cho thuê tài chính sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau: * Trường hợp thứ nhất, theo yêu cầu của bên cho thuê: Bên cho thuê có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước thời hạn khi có một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 NĐ16CP. Đó là: - Bên thuê không trả đủ tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính. - Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính. - Bên thuê bị giải thể, phá sản. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 46 - Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên cho thuê không chấp nhận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế bên thuê. * Trường hợp thứ hai, theo yêu cầu của bên thuê. Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 NĐ16CP: - Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê. - Bên cho thuê vi phạm hợp đồng. * Trường hợp thứ ba, hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước thời hạn cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi, sửa chữa (Khoản 3 Điều 27 NĐ16CP). * Trường hợp thứ tư, hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước thời hạn cho thuê trong trường hợp bên cho thuê chấp thuận để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê trước thời hạn ghi trong hợp đồng cho thuê tài chính. Đây là một trường hợp hoàn toàn mới so với các quy định trước đây. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính thoát ra khỏi sự ràng buộc về thời hạn với đặc điểm không thể huỷ ngang của hợp đồng cho thuê tài chính. Vì trên thực tế xảy ra trường hợp bên thuê đã có đủ khả năng thanh toán tất cả tiền thuê trước thời hạn, muốn sớm kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính để có thể mua lại tài sản đó với giá đã thoả thuận trong hợp đồng, vì giá này thường rất rẻ. Sau khi có quyền sở hữu tài sản, bên thuê có thể chủ động trong việc sử dụng tài sản như đem tài sảm đi cầm cố, thế chấp, bán lại, hoặc cho thuê phù hợp với nhu cầu của mình. Hơn nữa, quy định này cũng đáp ứng được mong muốn của bên cho thuê là đảm bảo an toàn với vốn đầu tư. Việc thu hồi được tiền thuê trước thời hạn sẽ giúp bên cho thuê quay vòng vốn nhanh, tăng khả năng sinh lợi của vốn đầu tư. Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 47 2.1.2. Hướng xử lý. Khi hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp trên, theo quy định tại Điều 28 NĐ16CP, hướng xử lý như sau: * Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước thời hạn theo yêu cầu của bên cho thuê, bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê. Nếu bên thuê không thanh toán được tiền thuê, bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê và bên thuê phải bồi thường thiệt hại vật chất cho bên cho thuê. Sau khi thu hồi tài sản thuê bên thuê có quyền chuyển nhượng hoặc cho bên khác thuê tài sản. Trường hợp bên thuê bị giải thể, phá sản, mất khả năng thanh toán thì quyền sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản không bị ảnh hưởng. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho chủ nợ khác (Khoản1 và 2 Điều 28 NĐ16CP). Ngoài ra, TT08 còn có hướng dẫn cụ thể tại điểm 32.1 Mục IV về trường hợp bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính và trường hợp bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính thì công ty cho thuê tài chính có quyền thu hồi tài sản cho thuê và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê chưa trả theo hợp đồng. Công ty cho thuê tài chính được xử lý tài sản cho thuê bằng cách cho bên khác thuê hoặc chuyển nhượng tài sản cho thuê. Tiền thu được từ từ việc cho bên khác thuê hoặc chuyển nhượng tài sản được sử dụng để bù trừ số nợ phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính trước đó. Bên thuê có nghĩa vụ tiếp tục hoàn trả số nợ còn phải trả theo hợp đồng cho thuê tài chính khi công ty cho thuê tài chính chưa chuyển nhượng, cho bên khác được thuê tài sản cho thuê hoặc có nghĩa vụ phải hoàn trả số nợ còn lại sau khi đã trừ đi số tiền chuyển nhượng hoặc cho bên khác thuê tài sản. Trong trường hợp bên thuê đã hoàn trả một phần số tiền thuê phải trả và công ty cho thuê tài chính đã chuyển nhượng hoặc cho bên khác thuê tài sản, số tiền thuê đã trả nếu cộng Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 48 vào số tiền chuyển nhượng hoặc tiền cho bên khác thuê tài sản mà vượt quá số tiền thuê phải trả theo hợp đồng thuê thì công ty cho thuê tài chính phải hoàn trả cho bên thuê số tiền vượt. Trong trường hợp bên thuê hoàn trả được toàn bộ số tiền thuê phải trả theo hợp đồng và phần giá trị còn lại của tài sản khi kết thúc theo thoả thuận trong hợp đồng thuê thì bên thuê được chuyển quyền sở hữu đối với tài sản thuê như trường hợp đã hoàn thành hợp đồng thuê. Điều kiện, thời hạn thanh toán tiền thuê phải được công ty cho thuê tài chính chấp thuận. * Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. * Trong trường hợp hợp đồng chấm dứt do tài sản thuê bị mất, hỏng, không thể sửa chữa phục hồi được thì bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo hiêmr tài sản khi bên thuê đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên cho thuê đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán. 2.2. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính Xuất phát từ bản chất pháp lý, hợp đồng cho thuê tài chính có thể là hợp đồng kinh tế và cũng có thể là hợp đồng dân sự. Do đó, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính cũng có thể là tranh chấp kinh tế hoặc tranh chấp dân sự. Và vì vậy, thủ tục, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính trên thực tế có thể khác nhau. Việc xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng cho thuê tài chính cụ thể có ý nghĩa là cơ sở để áp dụng các quy định của pháp luật cho phù hợp. Trước đây, theo quy định tại Điều 18 NĐ64CP: “ Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế...”. Dẫn đến các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính đều là tranh chấp kinh tế. Và việc giải quyết các tranh chấp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế. Còn theo pháp luật hiện hành, phạm vi chủ thể với tư cách là Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Phương Huyền - Trung3 -K37D 49 bên thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính được mở rộng rất nhiều, bao gồm cả các đối tượng không phải là chủ thể của hợp đồng kinh tế. Dẫn đến sự thay đổi căn bản về bản chất pháp lý của hợp đồng cho thuê tài chính. Kéo t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn-Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan