Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phẩn thiết bị giáo dục Hồng Đức thành phố Thanh Hoá

Tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phẩn thiết bị giáo dục Hồng Đức thành phố Thanh Hoá: Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP “ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẨN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ THANH HOÁ” - Ngành : Tài chính – Ngân hàng - ĐH Kinh tế Bắc Hà - GVHD: TS. Nguyễn Thế Hùng - Số điểm: 9,5 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. ..................................................................................................................... 3 1.1. Khái quát về phân tích tài chính .............................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 3 1.1.2. Mục đí...

pdf87 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phẩn thiết bị giáo dục Hồng Đức thành phố Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP “ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẨN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ THANH HOÁ” - Ngành : Tài chính – Ngân hàng - ĐH Kinh tế Bắc Hà - GVHD: TS. Nguyễn Thế Hùng - Số điểm: 9,5 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. ..................................................................................................................... 3 1.1. Khái quát về phân tích tài chính .............................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 3 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính .............................................. 5 1.1.3. Công tác phân tích tài chính ................................................................................. 6 1.1.4. Các loại hình phân tích tài chính .......................................................................... 7 1.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính ............................................................................. 8 1.2.1. Các bƣớc trong quá trình tiến hành phân tích tài chính ....................................... 8 1.2.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính .......................................................................... 9 1.3. Nội dung phân tích tài chính ................................................................................. 11 1.3.1. Phân tích khái quát ............................................................................................. 11 1.3.2. Phân tích các nhóm hệ số ................................................................................... 14 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC. ................................................................................... 23 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức .................................... 23 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty .............................................................................. 23 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ..................................................................... 24 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty ................................................. 25 2.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty .................................................................... 27 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh .............................................................................................. 33 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức ........................................................................................................................ 34 2.2.1. Phân tích khái quát ............................................................................................. 34 2.2.2. Phân tích các nhóm chỉ số .................................................................................. 49 2.3. Đánh giá về hoạt động tài chính của Công ty ........................................................... 65 2.3.1. Ƣu điểm .............................................................................................................. 65 2.3.2. Hạn chế ............................................................................................................... 66 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC. .......... 67 3.1. Định hƣớng của Công ty trong thời gian tới ............................................................. 67 3.1.1. Định hƣớng chung .............................................................................................. 67 3.1.2. Triển vọng phát triển của Công ty ...................................................................... 69 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức .............................................................................................................. 70 3.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trƣờng ....................................................................... 70 3.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho tối ƣu ................................................ 71 3.2.3. Tăng cƣờng khả năng thu hồi công nợ ............................................................... 72 3.2.4. Đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ quản lý ..................................................... 73 3.2.5. Sử dụng nguồn vốn hiệu quả .............................................................................. 74 3.2.6. Tối thiểu hóa chi phí .......................................................................................... 75 3.2.7. Đầu tƣ đổi mới công nghệ .................................................................................. 76 3.2.8. Đa dạng hóa loại hình kinh doanh ...................................................................... 76 3.3 Một số kiến nghị ......................................................................................................... 78 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 80 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ HODACO Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức TCT Tổng công ty DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BBCKQKD Bảng báo cáo kết quả kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lƣu động VLĐ Vốn lƣu động VCĐ Vốn cố định DTT Doanh thu thuần LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trƣớc thuế VCSH Vốn chủ sở hữu GVHB Giá vốn hàng bán ROA Tỷ suất sinh lời tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu BEP Tỷ suất sinh lời căn bản LLSX Lực lƣợng sản xuất TLSX Tƣ liệu sản xuất Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng DANH MỤC HÌNH Hình 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức HODACO…………………………………….…25 Hình 2 – Sơ đồ kênh phân phối của HODACO………………………………….27 Hình 3 – Tăng trƣởng tổng tài sản, nguồn vốn của Công ty……………………..45 Hình 4 – Tăng trƣởng chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty……………..51 Hình 5 – Cơ cấu hệ số nợ và hệ số tự tài trợ của Công ty………………………..54 Hình 6 – Cơ cấu hệ số đầu tƣ vào TSLĐ và TSCĐ của Công ty………………...55 Hình 7 – Số ngày một vòng quay của các chỉ tiêu về khả năng hoạt động …..….58 Hình 8 – Tăng trƣởng nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty…………61 Hình 9 – Minh họa phân tích Dopunt với Công ty năm 2011……………..……..63 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 – Hệ thống trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất………………….…30 Bảng 2 – Danh sách nhà cung ứng nguyên vật liệu chính……………………..…31 Bảng 3 – Bảng khái quát cơ cấu tài sản của HODACO……………………….…34 Bảng 4 – Bảng cơ cấu tài sản của HODACO………………………………….…35 Bảng 5 – Phân tích cơ cấu tăng trƣởng tài sản của HODACO………………...…37 Bảng 6 – Nảng khái quát cơ cấu nguồn vốn của HODACO…………………..…40 Bảng 7 – Bảng cơ cấu nguồn vốn của HODACO……………………………..…41 Bảng 8 – Phân tích cơ cấu tăng trƣởng nguồn vốn của HODACO…………....…43 Bảng 9 – Kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của công ty 2009 - 2011….…46 Bảng 10 – Phân tích kết cấu chi phí so với doanh thu 2009 - 2011………….…..47 Bảng 11 – Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty 2009 - 2011……….…..50 Bảng 12 – Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty 2009 - 2011………………..53 Bảng 13 – Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của Công ty 2009- 2011………….…56 Bảng 14 – Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty 2009- 2011…………….…60 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trƣờng và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định đƣợc mình, mỗi doanh nghiệp cần nắm vững tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt đƣợc điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính của mình vì nó quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣợc lại. Việc thƣờng xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng nhƣ xác định đƣợc một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, thông tin có thể đánh giá đƣợc tiềm năng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro và triển vọng tƣơng lai của doanh nghiệp để họ có thể đƣa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lƣợng, công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hƣởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngƣợc lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị cần phải thƣờng xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tƣơng lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính sẽ cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng nhƣ những tiềm năng cần phát huy và hạn chế cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định đƣợc nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị minh trong thời gian tới. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tình hình tài chính, cũng nhƣ kết quả hoạt động sản xuất Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chƣa đủ vì nó không giải thích đƣợc cho những ngƣời quan tâm biết rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ bổ khuyết phần nào cho sự thiếu hụt này. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức, đƣợc dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Hùng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tài chính kế hoạch tại Công ty, em đã có thể từng bƣớc làm quen với thực tế, vận dụng những lý luận đã tiếp thu từ nhà trƣờng vào thực tế tài chính, và mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận này đƣợc tiếp cận dƣới góc độ phân tích tài chính của một sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng, do vậy đi sâu vào phân tích để rút ra những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong Công ty. Nội dung khóa luận bao gồm các phần sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC. Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Hùng, cùng các cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do hạn chế về lý luận và thời gian để hoàn thành nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1. Khái quát về phân tích tài chính 1.1.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu 1.1.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định, cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng nhƣ các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đƣa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp. Điều này giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng nhƣ dự đoán trƣớc những rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai để đƣa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi. 1.1.1.2. Đối tượng của phân tích báo cáo tài chính Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nƣớc, biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nƣớc với các doanh nghiệp thông qua : - Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định. - Nhà nƣớc cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc tham gia với tƣ cách ngƣời góp vốn (trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp). Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trƣờng tài chính và các tổ chức tài chính. Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh: Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng - Trên thị trƣờng tiền tệ, khi đề cập đến việc doanh nghiệp có mối quan hệ với các ngân hàng nghĩa là vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn. - Trên thị trƣờng tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) cũng nhƣ việc trả các khoản lãi và gốc khi đáo hạn, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác. Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trƣờng khác huy động các yếu tố đầu vào (thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ lao động…) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trƣờng đầu ra (với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thƣơng mại…) Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là các khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp. Nhƣ vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tƣ, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp. Trong mối quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các DNNN có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng công ty. Mối quan hệ đó đƣợc thể hiện trong các quy định tài chính nhƣ: - Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nƣớc do TCT giao. - Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản và trích một phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của TCT theo quy chế tài chính của TCT và với những điều kiện nhất định. - Doanh nghiệp cho Tổng công ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự điều hòa vốn trong TCT theo những điều kiện ghi trong điều lệ của TCT. Nhƣ vậy, đối tƣợng của phân tích tài chính về thực chất là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dƣới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Có nhiều đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… Mỗi đối tƣợng quan tâm với mục đích khác nhau nhƣng thƣờng liên quan với nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác, nhƣ tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí… Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán đƣợc nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục chắc chắn sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, cũng tƣơng tự nhƣ khi một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả sẽ buộc phải ngừng hoạt động. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hƣớng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến số lƣợng tiền và tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lƣợng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trƣờng hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà đầu tƣ, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp… Từ đó ảnh hƣởng tới các quyết định tiếp tục đầu tƣ của công ty trong tƣơng lai. Bên cạnh những nhóm ngƣời trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, ngƣời lao động… cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống nhƣ các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tƣ. Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 1.1.3. Công tác phân tích tài chính Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính đƣợc tiến hành tùy theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng, cung cấp nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và quyết định. Công tác tổ chức phân tích phải làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau. - Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt đặt dƣới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mƣu cho giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích đƣợc thể hiện toàn bộ nội dung của hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin thƣờng xuyên cho lãnh đạo trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này các thông tin qua phân tích đƣợc truyền từ trên xuống dƣới theo chức năng quản lí và quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban. - Công tác phân tích tài chính đƣợc thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lí nhằm cung cấp thông tin và thỏa mãn thông tin cho các bộ phận của quản lý đƣợc phân quyền, cụ thể:  Đối với bộ phận đƣợc phân quyền kiểm soát và quyết định về chi phí, bộ phận này sẽ tổ chức thực hiện thu nhập thông tin và tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí giữa thực hiện so với định mức, nhằm phát hiện chênh lệch chi phí cả về hai mặt động lƣợng và giá để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp hợp lý.  Đối với bộ phận đƣợc phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu (thƣờng gọi là trung tâm kinh doanh) đây là bộ phận kinh doanh riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sản phẩm nhóm hàng riêng biệt, do đó họ có quyền với bộ phận cấp dƣới là bộ phận chi phí. Ứng với bộ phận này thƣờng là trƣởng phòng kinh doanh, hoặc giám đốc kinh doanh tùy theo doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ tiến hành thu nhập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo thu nhập, đánh giá mỗi quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốn trong kinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 1.1.4. Các loại hình phân tích tài chính 1.1.4.1. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh Căn cứ theo thời điểm kinh doanh thì phân tích chia làm 3 hình thức: - Phân tích trƣớc khi kinh doanh: phân tích trƣớc khi kinh doanh còn gọi là phân tích tƣơng lai, nhằm dự báo, dự toán cho các mục tiêu trong tƣơng lai. - Phân tích trong quá trình kinh doanh: phân tích trong quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích hiện tại là quá trình phân tích diễn ra cùng quá trình kinh doanh. Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thƣờng xuyên nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra. - Phân tích sau kinh doanh: là phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh. Quá trình này nhằm định kì đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức đề ra. Từ kết quả phân tích cho ta nhận rõ tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đề ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo. 1.1.4.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, phân tích đƣợc chia làm phân tích thƣờng xuyên và phân tích định kì: - Phân tích thƣờng xuyên: đƣợc đặt ra ngay trong quá trình kinh doanh. Kết quả phân tích giúp phát hiện ngay ra sai lệch, giúp doanh nghiệp đƣa ra đƣợc các điều chỉnh kịp thời và thƣờng xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên biện pháp này thƣờng công phu và tốn kém. - Phân tích định kì: đƣợc đặt ra sau mỗi chu kì kinh doanh khi báo cáo đã đƣợc thành lập. Phân tích định kì là phân tích sau quá trình kinh doanh, vì vậy kết quả phân tích nhằm đánh giá thực hiện, kết quả hoạt động kinh doanh của từng kì là cơ sở cho xây dựng kế hoạch kinh doanh kì sau. 1.1.4.3. Căn cứ theo nội dung phân tích - Phân tích chỉ tiêu tổng hợp: là việc tổng kết tất cả các kết quả phân tích để đƣa ra một số chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng nhƣ dƣới tác động của các yếu tố thuộc môi trƣờng. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng - Phân tích chuyên đề: gọi là phân tích bộ phận, là việc tập trung một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động, ảnh hƣởng đến những chi tiêu tổng hợp. 1.2. Phương pháp phân tích tài chính 1.2.1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính 1.2.1.1. Thu thập thông tin Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự doán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin về số lƣợng và giá trị… Trong đó, các thông tin kế toán là quan trọng nhất, đƣợc phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.2.1.2. Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lí thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, ngƣời sử dụng thông tin ở góc độ nghiên cứu và ứng dụng khác nhau nhằm phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lí thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định cần tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt đƣợc nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. 1.2.1.3. Dự đoán và ra quyết định Thu thập và xử lí thông tin nhằm chuẩn bị cho tiền đề là điều kiện cần thiết để ngƣời sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đƣa ra các quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đƣa ra các hoạt động của doanh nghiệp là tăng trƣởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu. Đối với cho vay và đầu tƣ doanh nghiệp thì đƣa ra các quyết định về tài trợ đầu tƣ, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đƣa ra các quyết định quản lí doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 1.2.1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính Các thông tin cơ sở đƣợc dùng để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó đƣợc thành lập từ 2 phần: tài sản và nguồn vốn. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dƣới hình thái tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhƣng luôn phản ánh đƣợc 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phƣơng thức kinh doanh của doanh nhgiệp trong thời kì và chỉ ra rằng: các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính Phƣơng pháp phân tích tài chính gồm một hệ thống các công cụ và biên pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lí thuyết, có nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhƣng thực tế ngƣời ta thƣờng sử dụng các biện pháp sau. 1.2.2.1. Phương pháp so sánh - So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kì trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy đƣợc tình hình đƣợc cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - So sánh giữa số thực hiện kì này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc so với doanh nghiệp cùng ngành. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng - So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tƣơng đối của các loại, các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh. - So sánh theo chiều ngang để thấy sự biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phương pháp tỉ lệ Phƣơng pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỉ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện đƣợc áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn, vì: - Nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy, nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. - Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. - Phƣơng pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 1.2.2.3. Phương pháp Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phƣơng trình căn bản sau, gọi chung là phƣơng trình Dupont: Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản LNST LNST Doanh thu = ------------------------------ = ---------------- x ----------------------------- Bình quân tổng tài sản Doanh thu Bình quân tổng tài sản ROE = Lãi gộp x Vòng quy tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần LNST Doanh thu Bình quân tổng TS = ---------------- x --------------------------- x ----------------------------- Doanh thu Bình quân tổng TS Bình quân vốn CSH Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp. 1.3. Nội dung phân tích tài chính 1.3.1. Phân tích khái quát 1.3.1.1. Tình hình tài chính chung 1.3.1.1.1. Tình hình về tài sản Phân tích khái quát tình hình tài chính chung qua bảng cân đối kế toán cho ta biết về sự thay đổi về các khoản mục về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Cụ thể hơn là phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: xem xét đánh giá sự thay đổi của các tài khoản trên BCĐKT. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, trƣớc hết ta trình bày BCĐKT dƣới dạng bảng cân đối báo cáo (từ tài sản đến nguồn vốn), sau đó so sánh số liệu các kỳ trong từng chỉ tiêu của BCĐKT để xác định tình hình tăng giảm các chỉ tiêu đó trong doanh nghiệp theo nguyên tắc: - Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn thì đƣợc xếp vào cột sử dụng vốn - Nếu giảm phần tài sản và tăng phần nguồn vốn thì đƣợc xếp vào cột nguồn vốn - Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Cuối cùng, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào bảng biểu. Nội dung này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh: tài sản và nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hƣởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1.3.1.1.2. Tình hình nguồn vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: TSCĐ và đầu tƣ dài hạn, TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn. Để hình thành hai loại tài sản này, phải có các nguồn vốn tài trợ tƣơng ứng, bao gồm: nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. - Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dƣới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: các khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. - Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn… Nguồn dài hạn trƣớc hết đƣợc đầu tƣ để hình thành TSCĐ, phần dƣ của nguồn vốn dài hạn và nguồn ngắn hạn đƣợc đầu tƣ hình thành nên TSLĐ. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lƣu động ròng hay vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Nó đƣợc xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lƣu động và tổng nợ ngắn hạn. Vốn lƣu động ròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lƣu động nói chung và vốn lƣu động ròng nói riêng. Do vậy, sự phát triển còn đƣợc thể hiện ở sự tăng trƣởng vốn lƣu động ròng. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lƣu động thƣờng xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta chỉ cần phải tính toán và so sánh giữa các nguồn vốn với tài sản. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng - Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn Có nghĩa là nguồn vốn thƣờng xuyên < 0. Do đó nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tƣ cho TSCĐ, doanh nghiệp phải đầu tƣ vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn. Khi dó, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, giải pháp của doanh nghiệp là tăng cƣờng huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tƣ dài hạn hay thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó. - Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn dƣ thừa sau khi đầu tƣ vào TSCĐ. Phần thừa đó đầu tƣ vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. - Khi vốn lƣu động thƣờng xuyên = 0 Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính nhƣ vậy là lành mạnh. Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên là lƣợng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu 1.3.1.2. Kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ nội dung báo cáo kết quả kinh doanh, có thể rút ra nhận xét chung nhất về tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ (trong đó đáng quan tâm nhất là doanh thu ròng), tình hình chi phí của doanh nghiệp (bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…), tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ (bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thƣờng…) Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 1.3.2. Phân tích các nhóm hệ số Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lƣờng và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp đƣợc thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Tổng tài sản  Khả năng thanh toán tổng quát = ------------------------ Tổng nợ phải trả Hệ số này có ý nghĩa: với tổng lƣợng tài sản hiện có thì doanh nghiệp có đáp ứng chi trả các khoản nợ hay không? Chỉ tiêu này thƣờng > 1. Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn  Hệ số thanh toán ngắn hạn = --------------------------------------------- Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn (hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện thời) đƣợc xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lƣu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Giá trị tài sản lƣu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả ngƣời bán và các khoản chi phi phải trả ngắn hạn khác. Khi xác định tỷ số thanh toán ngắn hạn chúng ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lƣu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhƣợc điểm này, tỷ số thanh khoản nên đƣợc sử dụng. Tài sản lƣu động – Hàng tồn kho  Hệ số thanh toán nhanh = -------------------------------------------- Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh đƣợc xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhƣng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lƣu động khi tính toán. Hệ số này cho biết công ty có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh để chi trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý tồn kho. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Nếu hệ số thanh toán nhanh  1 thì tình hình thanh toán tƣơng đối khả quan, còn nếu < 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền  Hệ số thanh toán tức thời = -------------------------------------------------- Nợ đến hạn Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn, trung và dài hạn (nợ phải trả) đã đến hạn trả tiền. Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh), các doanh nghiệp này cần phải đƣợc thanh toán nhanh chóng để hoạt động đƣợc bình thƣờng. Thực tế cho thấy, hệ số này 0,5 thì tình hình thanh toán tƣơng đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng. Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT)  Hệ số thanh toán lãi vay = ------------------------------------------------- Chi phí trả lãi EBIT trong công thức nên lấy chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo kết quả kinh doanh mà không kể các khoản mục lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thƣờng. Mục đích là để xem khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để trả lãi vay nhƣ thế nào? Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trƣớc thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào. Hệ số này dùng để đo lƣờng mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không. Sử dụng nợ nói chung tạo ra đƣợc lợi nhuận cho công ty, nhƣng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Hệ số này đo lƣờng khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng công ty. Nếu khả năng sinh lợi của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì hệ số khả năng trả lãi sẽ giảm. 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Nó có tính hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó gia tăng thêm rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng nhƣ quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm: Tổng nợ phải trả  Hệ số nợ = ---------------------- Tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản (thƣờng đƣợc gọi là hệ số nợ) đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng tài sản. Tổng nợ bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Về mặt lý thuyết, chỉ số này nằm trong khoảng 0 < và < 1 nhƣng thông thƣờng nó dao động quanh giá trị 0,5. Bởi lẽ nó bị tự điều chỉnh từ hai phía: chủ nợ và con nợ. Chủ nợ thƣờng thích công ty có hệ số nợ thấp vì nhƣ thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, các cổ đông thƣờng muốn có hệ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung làm gia tăng khả năng sinh lợi cho họ. Tuy nhiên, hệ số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nhiệp và để đánh giá công bằng thì cần phải so sánh với hệ số nợ của công ty với bình quân ngành. Vốn chủ sở hữu  Hệ số tự tài trợ = ---------------------- = 1 – Hệ số nợ Tổng tài sản Hệ số này ngƣợc với hệ số nợ, hệ số tự tài trợ nói lên mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Nó đƣợc xác định bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản hiện hành của công ty (hay bằng 1 trừ đi hệ số nợ, vì tổng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đúng bằng tổng tài sản). Hệ số này thƣờng đƣợc các chủ nợ quan tâm khi cho doanh nghiệp vay tiền. Vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự quan tâm và đầu tƣ của chính chủ doanh nghiệp đến công ty của họ. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng TSCĐ và đầu tƣ dài hạn  Hệ số đầu tƣ vào TSCĐ = ------------------------------ Tổng tài sản Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn nghiên cứu về bố trí cơ cấu vốn. Tỷ số này sẽ trả lời câu hỏi “Trong một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tƣ vào TSLĐ, bao nhiêu đầu tƣ vào TSCĐ”. Tuỳ theo loại hình sản xuất mà tỷ số này ở mức độ cao thấp khác nhau. Bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng tối đa hoá bấy nhiêu, nếu bố trí cơ cấu vốn bị lệch sẽ làm mất cân đối giữa TSLĐ và TSCĐ, dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó. TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn  Hệ số đầu tƣ vào TSLĐ = ----------------------------------- Tổng tài sản = 1- Hệ số đầu tƣ vào TSCĐ Về mặt lý thuyết, tỷ lệ hai hệ số này bằng 50% là hợp lý. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. 1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động Nhóm tỷ số này đo lƣờng hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng đƣợc thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản đƣợc báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý không, hay quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tƣ vào tài sản quá nhiều dẫn đến dƣ thừa tài sản và nguồn vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngƣợc lại, nếu công ty đầu tƣ quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản phục vụ cho hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và do đó cũng làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do vậy, công ty nên đầu tƣ tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhƣng, nhƣ thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này chúng ta sẽ phân tích các tỷ số sau: Doanh thu thuần  Vòng quay hàng tồn kho = ------------------------------- (vòng) Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho. Bình quân giá trị hàng tồn kho bằng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cộng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chia đôi. Sở dĩ phải sử dụng số Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng liệu bình quân vì doanh thu là chỉ tiêu thu thập từ báo cáo kết quản kinh doanh, phản ánh số liệu thời kỳ trong khi giá trị hàng tồn kho thu thập từ số liệu bảng cân đối kế toán, phản ánh số liệu mang tính thời điểm. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Tỷ số này để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty, nó có thể đo lƣờng bằng chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho. 360 Số ngày tồn kho = ---------------------------------- (ngày) Số vòng quay hàng tồn kho Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tƣ hàng hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh thƣờng có vòng quay tồn kho nhỏ hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hệ số này thấp có thể phản ánh doanh nghiệp bị ứ đọng vật tƣ hàng hoá, hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm. Và ngƣợc lại, chỉ tiêu này càng lớn thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt vì doanh nghiệp đầu tƣ vào hàng tồn kho ít nhƣng doanh thu vẫn cao. Doanh thu thuần  Vòng quay khoản phải thu = ----------------------------------- Khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho khoản phải thu bình quân (khoản phải thu đầu kỳ cộng với khoản phải thu cuối kỳ chia đôi). Vòng quay càng lớn thì thu hồi các khoản phải thu càng tốt. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. 360  Kỳ thu tiền bình quân = ---------------------------------------- Vòng quay các khoản phải thu Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán). Nhanh chóng giải phóng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính. Vì Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng vậy, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân ngày. Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trƣớc... Doanh thu bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính và thu thập bất thƣờng ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phần báo cáo lỗ lãi Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản phải trả trƣớc kỳ thu tiền trung bình cho biết trung bình số phải thu trong kỳ bằng doanh thu của bao nhiêu ngày. Thông thƣờng 20 ngày là một kỳ thu tiền chấp nhận đƣợc. Nếu giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho những mục tiêu chiến lƣợc nhƣ chính sách mở rộng, thâm nhập thị trƣờng. Doanh thu thuần  Vòng quay tài sản lƣu động = ----------------------------------- Tài sản lƣu động bình quân Tỷ số này đo lƣờng xác định hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Tỷ số này đƣợc xác định bằng cách lấy doanh thu chia bình quân giá trị tài sản lƣu động, tức là lấy giá trị tài sản lƣu động đầu kỳ và cuối kỳ cộng lại chia đôi. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lƣu động thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần  Vòng quay tài sản cố định = ---------------------------------- Tài sản cố định bình quân Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị và nhà xƣởng. Cũng nhƣ vòng quay tài sản lƣu động, tỷ số này đƣợc xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản cố định. Tỷ số này Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng đƣợc xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị tài sản cố định. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần  Vòng quay tổng tài sản= ----------------------------- Tổng tài sản bình quân Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lƣu động hay cố định. Tỷ số cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Cần lƣu ý rằng nhóm các tỷ số quản lý tài sản đƣợc thiết kế trên cơ sở so sánh gía trị tài sản, sử dụng số liệu thời điểm từ bảng cân đối tài sản, với doanh thu, sử dụng số liệu thời kỳ từ báo cáo kết quả kinh doanh nên sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta sử dụng số bình quân các giá trị đó thay cho các giá trị thời điểm trong công thức tính. Tuy nhiên, điều này có thể không trở thành vấn đề nếu nhƣ biến động của các chỉ tiêu trong công thức giữa đầu kỳ và cuối kỳ là không đang kể. 1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhƣng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đƣa tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tƣơng xứng với lƣợng chi phí đã bỏ ra, với khối lƣợng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để khắc phục nhƣợc điểm này, các nhà phân tích thƣờng bổ xung thêm những chỉ tiêu tƣơng đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt đƣợc trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh đƣợc thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau: Lợi nhuận sau thuế Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng  Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = ------------------------- (ROS) Doanh thu thuần Doanh thu thuần chính là doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo đƣợc trong kỳ thì công ty thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao cho thấy chi phí đƣợc sử dụng càng tốt, điều này giúp nhà quản trị đƣa ra các mục tiêu để mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu, xem xét các yếu tố chi phí ở bộ phận để tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế  Tỷ suất sinh lợi của tài sản = ----------------------------- (ROA) Tổng tài sản bình quân Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tƣ thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản tốt. Lợi nhuận sau thuế  Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu = ---------------------------------- (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số này là quan trọng nhất, nó đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Tỷ số ROE đƣợc xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng dành cho cổ đông cho bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu, do đó hấp dẫn các nhà đầu tƣ, qua đó cũng cho thấy trong kỳ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Giống nhƣ ROA, ROE trƣớc hết phụ thuộc vào kết quản kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tƣơng tự trong cùng một ngành. EBIT Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng  Tỷ số sức sinh lời căn bản = --------------------------------- (BEP) Bình quân tổng tài sản Tỷ số này đƣợc thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chƣa kể đến ảnh hƣởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Nó đƣợc xác định bằng cách lấy lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay chia cho bình quân giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. LNST  Thu nhập trên mỗi cổ phần thƣờng = --------------------------------------- (EPS) Số CP thƣờng đang lƣu hành Thu nhập mỗi cổ phần quyết định giá trị của cổ phần đó, vì nó đo lƣờng sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần. Giá thị trƣờng của cổ phiếu  Hệ số P/E = ------------------------------------ Lợi nhuận trên cổ phiếu Hệ số này dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trƣờng vào khả năng sinh lợi của công ty. Nó cho thấy nhà đầu tƣ sẵn sàng trả bao nhiêu để có đƣợc 1 đồng lợi nhuận của công ty. P/E đƣợc xác định bằng cách chia giá trị thị trƣờng của cổ phiếu cho lợi nhuận trên cổ phần (EPS). Do vậy, để xác định P/E nhất thiết công ty phải có cổ phiếu đƣợc giao dịch trên thị trƣờng niêm yết hoặc OTC. Giá thị trƣờng của cổ phiếu  Tỷ số M/B = -------------------------------------- Giá trị sổ sách của cổ phiếu Tỷ số M/B đƣợc xây dựng trên cơ sở so sánh gía trị thị trƣờng với giá trị sổ sách của cổ phiếu. Qua đó, phản ánh sự đánh giá của thị trƣờng vào triển vọng tƣơng lai của công ty. Tỷ số này cao cho thấy thị trƣờng đánh giá triển vọng công ty tốt và ngƣợc lại. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC. 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC. - Tên tiếng Anh: HONG DUC EDUCATION EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HODACO - Trụ sở: Lô C, khu công nghiệp Lễ Môn, xã Quảng Hƣng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam - Điện thoại: 0373.912 229/723 05/725 944 - Fax: 0373.912211 - Email: hongduc_na@.vnn.vn - Webside: hongduc-edu.com - Vốn điều lệ: 10.600.000.000 VNĐ (mƣời tỷ sáu trăm triệu Việt Nam đồng). Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 2800799716 đăng kí lần đầu ngày 20/04/2004, đăng ký thay đổi lần 08 ngày 12/07/2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thanh Hóa cấp Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Tháng 4 năm 2004: Thành lập Công Ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức. - Tháng 5 năm 2005: Xây dựng Nhà máy sản xuất Thiết bị giáo dục và Đồ chơi trẻ em. - Năm 2006: Thành lập Trung Tâm Nội Thất Hồng Đức. - Năm 2007: Thành lập VP Đại diện Miền Trung. Thành lập VP Đại diện Hà Nam Ninh. Khai trƣơng Cửa hàng Đồ chơi thông minh. - Năm 2009: Thành lập trung tâm dạy nghề phát triển nguồn nhân lực Hồng Đức. - Tháng 2 năm 2010: Thành lập Chi nhánh Hà Nội. - Tháng 4 năm 2010: Thành lập Công ty Cổ phần Dịch Vụ CN Thanh Hoá. - Tháng 9 năm 2010: Thành lập Công ty TNHH Cơ khí An Phú. - Tháng 11 năm 2010: Thành lập Trung tâm lữ hành quốc tế Hồng Đức. - Là thành viên của Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt Nam. - Nhiều năm liền đƣợc nhận Giải thƣởng Chất lƣợng Quốc gia, Chất lƣợng Việt Nam và đƣợc bầu chọn là 1 trong 10 đơn vị có sản phẩm tiêu biểu trong năm 2009 của tỉnh Thanh Hoá. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Với mục tiêu phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành, cung ứng đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ mục tiêu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông, cơ sở vật chất cho các nhà trƣờng hiện tại theo đúng tiêu chuẩn đã đƣợc quy định. Chức năng hoạt động của Công ty là cung ứng thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho dạy và học, góp phần nâng cao và phát triển chất lƣợng giáo dục tỉnh nhà. Thiết kế, sản xuất và cung cấp những sản phẩm hợp quy chuẩn, chất lƣợng cao phục vụ ngành giáo dục và cộng đồng. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Hình 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức HODACO (Nguồn: Hồ sơ năng lực năm 2011 - HODACO ) BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI VỤ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ CHI NHÁNH HÀ NỘI Hành chính Quản trị Bộ phận kế hoạch thị trường và dự án Nhà máy sản xuất Trung tâm truyền thông Kế toán tài vụ TT điều hành sản xuất Phòng kỹ thật và KCS VP đại diện P.Bắc VP đại diện M.Trung Trung tâm thiết bị giáo dục và nội thất Hồng Đức P. xưởng Cơ Khí P. xưởng Hoàn Thiện P. xưởng Mộc P. xưởng Sơn Tĩnh Điện P. xưởng Nội Thất Cao Cấp P. xưởng Thiết bị Giảng dạy HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những ngƣời quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Ban Giám đốc: - Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty là ngƣời đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Giám đốc Công ty: Các Phó Giám đốc Công ty giúp việc cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công và uỷ quyền. - Kế toán trưởng Công ty: Kế toán trƣởng của Công ty giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật. Khối tham mưu: Gồm các phòng, ban có chức năng tham mƣu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Khối tham mƣu của Công ty gồm Phòng Kinh doanh; Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Kế toán-Tài vụ với chức năng đƣợc quy định nhƣ sau: - Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Công ty trong công tác kinh doanh và các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty. - Phòng Kế toán-Tài vụ: Phòng Kế toán-Tài vụ có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Công ty và các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý tài chính. - Phòng Tổ chức Hành chính: Phòng Tổ chức Hành chính: có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Công ty và các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý cán bộ, công tác hành chính của Công ty. Qui định chi tiết về chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh và của các phòng ban Công ty theo qui định hiện hành của Giám đốc Công ty. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần thiết bị Giáo dục Hồng Đức là nhà sản xuất và cung ứng chuyên nghiệp mặt hàng nội thất văn phòng, trƣờng học, thiết bị giáo dục và đồ chơi thiết bị mầm non. 2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của công ty: - Thiệt bị giáo dục: Bảng từ chống lóa Hàn Quốc, bàn ghế học sinh các cấp, bàn ghế giáo viên, tủ, giá đựng thiết bị, bàn ghế thí nghiệm, thƣ viện, phòng vi tính, thiết bị giảng dạy các môn. - Thiết bị mầm non: các loại giá kệ thoa góc nhóm của bậc học mầm non, đồ chơi trẻ em trong nhà và ngoài trời, đồ chơi bằng nhựa cao cấp nhập ngoại. - Nội thất văn phòng, nội thất cao cấp sản xuất theo công nghệ Đài Loan: nội thất văn phòng, nội thất ký túc xá, bàn họp, bàn làm việc, tủ hồ sơ các loại. 2.1.4.2. Đặc điểm về thị trường Thị trƣờng chính của công ty tập chung ở các tỉnh: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…. Để tiếp tục duy trì và phát huy, mở rộng cũng nhƣ khai thác tốt hơn nữa thị phần mà mình có đƣợc thì điều thiết yếu cần phải quan tâm đến chính là mạng lƣới các kênh phân phối sản phẩm. Hình 2 - Sơ đồ kênh phân phối của HODACO (Nguồn: Hồ sơ năng lực năm 2011 - HODACO ) Phân phối đa kênh Phân phối trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng Qua các đơn vị thƣơng mại Qua các đại lý phân phối Qua các nhà phân phối độc quyền Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Kênh phân phối trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng qua các phòng trƣng bày sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ và qua mạng lƣới nhân viên thị trƣờng đƣợc công ty chú trọng và đƣa vào thực hiện ngay từ buổi đầu thành lập. Nhờ lợi thế có sở vật chất hiện có và đội ngũ nhân viên thị trƣờng hùng hậu, kênh phân phối trực tiếp này có thể nói là kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian cũng nhƣ chi phí nhất cho công ty. Kênh phân phối sản phẩm gián tiếp: Công ty đã bắt tay với các đơn vị thƣơng mại nhƣ các doanh nghiệp nội thất có tiếng tại các Tỉnh thuộc thị trƣờng tiềm năng mà công ty đang hƣớng tới. Nhằm tham khảo, tìm hiểu nhu cầu thực tế của các thị trƣờng đó, cũng nhƣ định vị sản phẩm và cách thức tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất trong giai đoạn sau này. Đối với những thị trƣờng tiềm năng và lâu năm của Công ty, kênh phân phối đƣợc sử dụng đó là qua các đại lý phân phối và đại lý phân phối độc quyền. Cụ thể Công ty đã có những đại lý phân phối sản phẩm độc quyền: Công ty sách và thiết bị trƣờng học – Quảng Bình, Công ty văn hóa thời đại- Nam Định, Công ty thiết bị HNT- Hà Tĩnh. Cách kinh doanh này sẽ khiến cho Công ty có thể cạnh tranh mạnh mẽ và thể hiện đƣợc tính chủ động trong kinh doanh của mình, về lâu dài nếu công ty vẫn giữ nguyên phƣơng hƣớng kinh doanh đó thì sẽ đảm bảo đƣợc sự tăng trƣởng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Nhƣợc điểm: Hiện tại số lƣợng đối thủ cạnh trạnh của HODACO là những công ty sản xuất thiết bị thuộc nhà nƣớc, và một số doanh nghiệp lớn khác trong khu vực. Những doanh nhiệp này một phần đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc về vốn, mặt khác đã có thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, các sản phẩm mà công ty sản xuất còn có sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng làm cho khả năng cạnh tranh của công ty phần nào sụt giảm. Không những gặp khó khăn về cạnh tranh, mà thị trƣờng công ty có thể mở rộng thêm cũng dần hạn chế. Thị trƣờng chính của công ty là các tỉnh Bắc Miền Trung, kéo dài từ Hà Nội xuống Quảng Bình, do giới hạn về vị trí địa lý và khó khăn khi vận chuyển, lƣu thông hàng hóa mà chỉ có thể khai thác đi sâu vào thị trƣờng này chứ không thể mở rộng thêm ra địa bàn các Tỉnh lân cận. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.4.3. Đặc điểm về lao động Tổng số lao động của công ty là 200 ngƣời, trong đó: Phân theo trình độ ngƣời lao động:  Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học 20 ngƣời  Cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp 30 ngƣời  Cán bộ có trình độ sơ cấp 5 ngƣời  Công nhân và công nhân kỹ thuật 140 ngƣời  Lao động phổ thông thời vụ 5 ngƣời ( Nguồn: báo cáo thường niên năm 2011 của HODACO) Với lĩnh vực chủ yếu chuyên về sản xuất thiết bị giáo dục, việc Công ty duy trì lƣợng lớn cán bộ có trình độ cao là điều hoàn toàn không cần thiết (cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 10%). Số lƣợng lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn là 15% cho thấy Công ty rất chú trọng những lao động đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, điều này không chỉ đảm bảo chất lƣợng sản phẩm làm ra mà còn giúp cho Công ty giảm đƣợc chi phí khi phải đào tạo lại lao động để có đƣợc trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, Công ty đã bố trí một số lƣợng lớn công nhân kỹ thuật (chiếm đến 70%) để đảm bảo vận hành quá trình sản xuất đƣợc thuận lợi, do hoạt động chính của công ty phải là sản xuất các thiết bị nên việc có một lƣợc lƣợng công nhân kỹ thuật hùng hậu sẽ khiến cho công ty luôn tăng trƣởng về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng của sản phẩm. Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ, phân bổ phù hợp với điều kiện tập chung chủ yếu vào hoạt động sản xuất. Nhƣợc điểm: vì đặc điểm là đơn vị sản xuất do đó, lao động của HODACO chủ yếu là công nhân và kỹ sƣ. Đa phần là công nhân có trình độ không đồng đều nên cần đƣợc thƣờng xuyên đào tạo thêm về trình độ lẫn nguyên tác làm việc.Hơn nữa, đặc điểm của Công ty là kinh doanh theo thời vụ nên sẽ có sự biến động về lƣợng nhân công khi vào thời điểm kinh doanh, đôi khi công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công có tay nghề để đáp ứng công việc, hoặc phải chấp nhận thuê nhân công với giá thành cao hơn bình thƣờng để đảm bảo tiến độ của công việc. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.4.4. Đặc điểm về cơ sơ vật chất Để đảm bảo tốt quá trình kinh doanh của mình, mỗi doanh nghiệp phải có những bƣớc đi đúng đắn trong quá trình đầu tƣ máy móc thiết bị để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn đƣợc diễn ra thuận lợi. Đó là yếu tố mang tính tất yếu cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Dƣới đây là tình hình cơ sở vật chất của công ty tính đến thời điểm 31-12-2011. Trang thiết bị phƣơng tiền cơ giới vận tải phục vụ công tác kinh doanh và vận chuyển hàng hóa bao gồm: 1 xe ô tô 4 chỗ ngồi, 2 xe ô tô 8 chỗ ngồi, 5 xe ô tô có trọng tải 2,5 tấn trở lên. Bảng 1 - Hệ thống trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất STT Tên thiết bị SL Xuất xứ 1 Hệ thống sơn tĩnh điện 02 Trung Quốc 2 Dây chuyền sản xuất Compozite 02 Việt Nam 3 Hệ thống sơn nội thất cao cấp 02 Đài Loan 4 Hệ thống máy uốn thủy lực 05 Trung Quốc 5 Máy tiện đa năng 03 Nhật 6 Máy chấn tôn thủy lực 05 Nhật 7 Máy cắt tôn 02 Nhật 8 Máy uốn ống hai đầu 02 Trung Quốc 9 Máy đột dập 05 Nhật 10 Máy hàn bấm 05 Đức 11 Máy cƣa sắt 02 Việt Nam 12 Máy khoan bàn 06 Đài Loan 13 Máy cắt kim loại 10 Nhật - Đài Loan 14 Máy mài 2 đá 09 Nhật 15 Súng Bắn định bằng hơi 20 Đài Loan 16 Máy khoan cầm tay các loại 50 Đức, Nhật, Đài Loan 17 Máy phun sơn 10 Đài Loan … … … … (Nguồn: Hồ sơ năng lực năm 2011 - HODACO) Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.4.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu Do đặc tính là một Công ty chuyên sản xuất kinh doanh, vì thế nguyên vật liệu là một nhân tố không thể thiếu trong guồng máy hoạt động của HODACO. Công ty thƣờng chủ động thiết lập mối quan hệ với đối tác, nhà cung ứng vật tƣ liên quan đến quá trình sản xuất với mục đích đa dạng hóa nguồn vật tƣ có mẫu mã và chất lƣợng vƣợt trội và giá thành cạnh tranh nhất. Bảng 2 - Danh sách nhà cung ứng nguyên vật liệu chính STT Tên doanh nghiệp cung ứng Mặt hàng cung ứng 1 Công ty CP Thanh Hoa Sông Đà Ghế văn phòng 2 Công ty CP Thiết bị giáo dục 1 Đồ chơi mần mon 3 Công ty TNHH Mỹ Hoàng Sơn 4 Công ty TNHH Thịnh An Sắt tôn 5 Công ty TNHH Thịnh Bích Dụng cụ 6 Công ty TNHH Thành Trang Gỗ công nghiệp 7 Công ty TNHH Long Ngọc Phú Tôn mạ 8 Công ty TNHH Hoàng Giáp Dây điện 9 Công ty TNHH Hƣơng Bình Kính 10 Công ty công nghệ hóa Nhựa 11 Doanh nghiệp tƣ nhân Hồng Nhung Khí CO2 12 Công ty TNHH Thanh Hƣơng Butyl,aceton ... ... ... (Nguồn: Phòng kế toán – HODACO) Công ty thƣờng xuyên tạo mối quan hệ tốt, tìm kiếm nguồn hàng mới và duy trì những nhà cung ứng ổn định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu tốt phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhƣợc điểm: nguồn nguyên vật liệu của công ty rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, những chi phí nhƣ giá xăng dầu, ngoại tệ, vàng, vận chuyển, lao động... tăng kéo theo những chi phí khác liên quan cũng tăng. Do đó, rủi ro về biến động giá cả nguyên vật liệu là vấn đề thƣờng trực đối với công ty. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Nhận xét chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức đƣợc thành lập vào tháng 4 năm 2004 chuyên về lĩnh vực sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục, nội thất, máy móc, thiết bị văn phòng. Kinh doanh thiết bị giáo dục là một ngành rất tiềm năng do nhu cầu ổn định và đối tƣợng khách hàng uy tín. Bên cạnh đó công ty còn có rất nhiều yếu tố thuận lợi khi kinh doanh ngành nghề này. Là doanh nghiệp duy nhất của Tỉnh sản xuất và kinh doanh thiết bị giáo dục một cách chuyên nghiệp và có hệ thống, vì vậy doanh nghiệp luôn thu hút đƣợc lƣợng khách hàng ổn định, luôn là địa chỉ tin cậy co các trƣờng học, văn phòng, cơ quan trong phạm vi toàn Tỉnh. Bên cạnh đó, do là công ty cổ phần, chủ doanh nghiệp trực tiếp là ngƣời đứng ra quản lý, điều hành về mọi mặt nên hoạt động của công ty sớm đi vào nề nếp và rất chuyên nghiệp, khác xa các công ty nhà nƣớc cùng ngành. Vì bộ máy lãnh đạo không quá cồng kềnh, cơ chế hoạt động linh hoạt nên doanh nghiệp liên tục có nhiều đổi mới cả về sản xuất, kinh doanh lẫn quản lý phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Hơn nữa, nhờ trụ sở chính và nhà máy sản xuất đƣợc đặt tại trung tâm thành phố Thanh Hóa, nơi tập chung rất nhiều các trƣờng học văn phòng nên việc tiếp cận thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng tại khu vực trở nên thuận lợi hơn rất nhiều cho Công ty ngay từ những ngày đầu thành lập. Lợi thế về địa điểm kinh doanh là một trong những điểm mạnh mà công ty có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp khó khăn nhƣ tình hình kinh tế trong nƣớc năm 2011 bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho sức mua giảm. Nền kinh tế thị trƣờng cùng với xu thế hội nhập đặt ra cho Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức rất nhiều thách thức. Trong quá trình Nhà nƣớc cắt bỏ dần dần cơ chế độc quyền kinh doanh, sức ép của một thị trƣờng cạnh tranh đè nặng lên mọi hoạt động của Công ty. Hơn nữa, Nhà nƣớc và các đơn vị quản lý liên quan đến giáo dục thƣờng xuyên đƣa ra những thay đổi về tiêu chuẩn đối với thiết bị sử dụng cho từng bặc học. Do vậy, Công ty cần nắm bắt thông tin một cách nhạy bén, điều chỉnh phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh linh hoạt để phù hợp với xu hƣớng thị trƣờng. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh Vì Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức và các đổi thủ cạnh tranh đều là những doanh nghiệp chƣa đƣợc niêm yết trên thị trƣờng, do đó để so sánh các công ty này với nhau chỉ có thể xét đến những yếu tố định tính. - Công ty cổ phần sách và thiết bị Thanh Hóa: là công ty Nhà nƣớc, chỉ kinh doanh thƣơng mại, đƣợc sự bảo hộ của Sở Giáo Dục Tỉnh. Công ty này độc quyền về cung cấp sách giáo khoa cho các trƣờng trong Tỉnh. Ngoài ra, công ty còn cung cấp thiết bị dạy học và nột thất trƣờng học theo một số dự án của Tỉnh, Sở. Điểm yếu: do chỉ làm thƣơng mại nên giá cung cấp luôn cao. Mặt khác, do là đơn vị độc quyền về cung cấp sách giáo khoa của nhà nƣớc vì vậy doanh nghiệp vẫn kinh doanh theo xu thế cũ, không linh hoạt với xu hƣớng mới của thị trƣơng. - Công ty Thiết bị giáo dục 1: là công ty hàng đầu trong cả nƣớc về lĩnh vực thiết bị giáo dục và nội thất trƣờng học, đồ chơi trong nhà của cấp mầm non. Công ty có trụ sở tại Hà Nội và thị trƣờng chủ yếu là các tỉnh phía Bắc. Đây là một trong những công ty đi đầu của ngành trong lĩnh vực này. Điểm yếu: do mẫu mã hiện đại, chi phí vận chuyển lớn nên giá thành khá cao, không phù hợp với quy mô đầu tƣ của các trƣờng trong phạm vi Tỉnh Thanh Hóa. - Công ty Tuyết Nga: là công ty chuyên sản xuất thiết bị mầm non, nhất là đồ chơi ngoài trời, công ty này chiếm thị phần lớn trong địa bàn Tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ thị trƣờng cả nƣớc về lĩnh vực đồ chơi ngoài trời và nội thất mầm non. Điểm yếu: vì quá chú trọng đến một loại sản phẩm nên mẫu mã và chủng loại hàng hóa của công ty không đa dạng và phong phú, vì thế thiếu tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, còn một số công ty thƣơng mại trong Tỉnh nhƣ Công ty Nam Hoa, Công ty Châu á, Công ty Tramexco: thị phần của các Công ty này về nội thất trƣờng học chiếm khoảng 30%. Đây là những Công ty kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực thiết bị trƣờng học, nội thất văn phòng. Nhƣng do đơn thuần làm thƣơng mại, họ phải nhập từ các nguồn khác nhau với chi phí vận chuyển lớn, giá thành cao, nguồn cung cấp không ổn định. Nắm bắt đƣợc điểm yếu đó, HODACO đã bắt tay với các công ty này, xây dựng một cơ chế bán hàng đặc biệt, hợp lý để trở thành nhà cung cấp hàng hoá thƣờng xuyên cho các Công ty này. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức 2.2.1. Phân tích khái quát 2.2.1.1. Tình hình tài chính chung Khi xem xét đánh giá hoạt động của một công ty thì không thể không quan tâm đến tình hình tài chính. Vì khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tốt hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng tài chính của công ty đó. Ngƣợc lại, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao sẽ là cơ sở để tình hình tài chính đƣợc củng cố và phát triển. Để tìm hiểu về đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức, ta sẽ xem xét tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011. 2.2.1.1.1. Tình hình về tài sản Bảng 3 - Bảng khái quát cơ cấu tài sản của HODACO Đơn vị: % STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Tỷ trọng TSNH/Tổng tài sản 70,9 76,3 73,5 2 Tỷ trọng TSDH/Tổng tài sản 29,1 23,7 26,5 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Qua bảng số liệu này cho thấy công ty tập trung đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 đều ở mức cao (từ 70% đến 77%). Tỷ trọng tài sản dài hạn thấp cho thấy công ty không chú trọng vào việc đầu tƣ trang thiết bị để mở rộng kinh doanh. Tóm lại, cơ cấu tài sản của công ty chƣa hợp lý, cần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn, để nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản dài hạn trong kinh doanh. Nếu Công ty muốn đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt thì phải mở rộng hoạt động sản xuấ kinh doanh, chú trọng đến việc đầu tƣ thay thế các thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phòng trƣng bày, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Bảng 4 - Bảng cơ cấu tài sản của HODACO Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A TSNH 17.433.891 70,9 21.059.860 76,3 34.660.813 73,5 I Tiền 1.566.548 6,3 1.777.281 6,4 7.607.972 16,1 II Các khoản phải thu 6.340.377 25,8 8.788.974 31,9 18.667.702 39,6 1 Phải thu khách hàng 5.015.384 20,4 7.520.868 27,3 7.308.295 15,5 2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 67.449 0,27 103.183 0,4 112.505 0,2 3 Các khoản phải thu khác 1.257.244 5,11 1.164.923 4,2 11.246.902 23,8 III Hàng tồn kho 9.430.659 38,3 10.396.533 37,7 8.325.950 17,6 IV Tài sản ngắn hạn khác 96.307 0,5 97.070 0,3 59.188 0,2 B TSDH 7.154.084 29,1 6.527.238 23,7 12.514.453 26,5 I Tài sản cố định 7.055.567 28,7 6.354.969 23,0 12.421.165 26,3 1 Tài sản cố định hữu hình 6.922.104 28,1 6.221.505 22,5 10.285.995 21,8 2 Tài sản cố định vô hình - - - - - - 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 133.463 0,6 133.463 0,5 2.135.170 0,5 II Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - - - - III Tài sản dài hạn khác 98.517 0,4 172.269 0,7 93.287 0,2 TỔNG TÀI SẢN 24.587.976 27.587.098 47.175.266 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Nhƣ đã nhận xét ở trên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 đều ở mức cao (từ 70% đến 77%). Trong đó, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn (từ 25% đến 40%), khoản mục hàng tồn kho cũng giao động tỷ trọng ở mức cao trong các năm (từ 19% đến 40%). Nhìn chung, khoản phải thu và hàng tồn kho là hai khoản mục ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ trọng của tài sản ngắn hạn. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nghĩa là: Công ty đang để cho khách hàng nợ lại nhiều tiền hàng (mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty ở mức cao) và lƣợng hàng tồn kho trong kỳ lớn (hàng hóa lƣu thông không tốt dễ có rủi ro về mẫu mã, xu hƣớng và chất lƣợng của hàng hóa giảm sút). Cả hai yếu tố này đều có xu hƣớng ảnh hƣởng không tốt đến tình hình hoạt động chung của Công ty, vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tối thiểu hóa những rủi ro gặp phải, thì trƣớc mắt công ty nên cắt giảm hai khoản mục này. Tài sản dài hạn qua 3 năm chiếm tỷ trọng khoảng 26% so với tổng tài sản. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định hữu hình, các khoản mục khác trong tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể và không thay đổi qua các năm. Nhìn chung, xét về tỷ trọng cơ cấu tài sản qua các năm tƣơng đối ổn định. Các khoản mục không có sự biến động nhiều về tỷ trọng so với tổng tài sản của từng năm tƣơng ứng. Tuy nhiên thì cơ cấu tỷ trọng của tổng tài sản chƣa thực sự hợp lý. Để có thể thấy rõ ràng hơn sự bất hợp lý đó, chúng ta không chỉ phân tích về tỷ trọng của các năm với nhau (theo chiều dọc) mà chúng ta sẽ phân tích kỹ càng hơn về sự tăng trƣởng của các khoản mục đó (theo chiều ngang). Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Bảng 5 - Phân tích cơ cấu tăng trƣởng tài sản của HODACO Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A TSNH 3.625.969 20,8 120 13.600.953 64,6 69,4 I Tiền 210.733 13,5 7,0 5.830.691 328,1 29,8 II Các khoản phải thu 2.448.597 38,6 81,6 9.878.728 112,3 50,4 1 Phải thu khách hàng 2.505.484 50,0 83,5 (212.573) (2,8) (1,15) 2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 35.734 53,0 1,2 9.322 9,0 0,05 3 Các khoản phải thu khác (92.321) (7,3) (3,1) 10.081.979 865,5 51,5 III Hàng tồn kho 965.874 10,2 31,4 (2.070.583) (19,9) (10.6) IV Tài sản ngắn hạn khác 763 0,8 0,03 (37.882) (39,0) (0,2) B TSDH (626.846) (8,8) (20) 5.987.215 91,7 30,6 I Tài sản cố định (700.598) (10,0) (23,4) 6.066.196 95,6 30,9 1 Tài sản cố định hữu hình (700.598) (10,0) (23,4) 4.064.490 65,3 20,7 2 Tài sản cố định vô hình - - - - - - 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 2.001.707 1500 10,2 II Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - - - - - - III Tài sản dài hạn khác 73.752 74,9 3,4 (78.982) (45,8) (0,3) TỔNG TÀI SẢN 2.999.122 12,19 19.588.168 71,0 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Qua bảng phân tích tăng trƣởng cơ cấu tài sản của công ty ta thấy: Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Tăng trƣởng năm 2010 so với 2009: quy mô tăng trƣởng tổng tài sản tăng 3 tỷ đồng tức tăng 12,19%. Con số tăng trƣởng là tƣơng đối tốt, tuy nhiên, tỷ trọng tăng trƣởng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lại quá chênh lệch. Trong khi tài sản ngắn hạn tăng hơn 3,6 tỷ đồng tƣơng ứng là 20,8% thì tài sản dài hạn của công ty đã không có sự đầu tƣ tăng thêm mà giá trị còn bị giảm hơn 600 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8,8% so với năm 2009. Việc mất cân đối trong tỷ trọng tăng trƣởng về tổng tài sản của công ty là do những nguyên nhân sau: - Thứ nhất: các khoản phải thu của Công ty tăng rất nhanh: năm 2010 so với 2009 tăng 38,6%, trong đó: phải thu khách hàng tăng 50%, khoản trả trƣớc cho ngƣời bán tăng 53%, trong khi các khoản phải thu khác chỉ giảm không đang kể đƣợc 7,3%. Đây là khoản mục có mức tăng lớn nhất ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ trọng của TSNH/Tổng tài sản. Chứng tỏ, Công ty thƣờng xuyên cho khách hàng nợ lại tiền hàng (trả chậm) trong quá trình thanh toán, điều này giúp công ty thu hút đƣợc khách hàng, từ đó tăng doanh thu. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải có những biện pháp khống chế số vốn bị chiếm dụng, việc bị chiếm dụng quá nhiều vốn sẽ khiến công ty gặp khó khăn khi cần đầu tƣ. Đặc biệt khi kinh tế đang có nhiều biến động, việc vay ngân hàng lại không dễ dàng sẽ làm cho công ty kinh doanh không thuận lợi, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. - Thứ hai: việc bị ứ đọng hàng tồn kho, tỷ lệ hàng tồn kho năm 2010 đã tăng 10,2% so với 2009, chỉ tiêu hàng tồn kho tăng cho thấy Công ty cần chú trọng nhiều hơn đến việc lên kế hoạch quản lý lƣợng hàng nhập kho, thu thập thông tin để đƣa ra đƣợc dự đoán về nhu cầu hàng trên thị trƣờng đƣợc chính xác hơn, do các mặt hàng của Công ty nếu bị ứ đọng thì rất khó tiêu thụ trong năm sau. Giá trị hàng tồn kho bị ứ đọng, chậm luân chuyển năm 2010 tăng 10,2% so với năm 2009, điều này sẽ gây lãng phí, tăng chi phí cho việc bảo quản hàng hóa, ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, cũng nhƣ làm giảm doanh thu của Công ty. - Thứ ba, Công ty chƣa có sự đầu tƣ đúng mức vào tài sản dài hạn, thể hiện ở chỗ: tài sản cố định giảm 10% so với năm 2009, hoàn toàn không có các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn và đầu tƣ cho xây dựng cơ bản. Điều này cho thấy rõ ràng, Công ty chƣa có sự điều chỉnh hợp lý về cơ cấu đầu tƣ vào các loại tài sản này. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Tăng trƣởng năm 2011 so với năm 2010: quy mô tăng trƣởng tổng tài sản tăng 71% tƣơng ứng tăng 19,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng trƣởng 64,6% tƣơng ứng là 13,6 tỷ đồng, tài sản dài hạn tăng trƣởng 91,7% tƣơng ứng gần 6 tỷ đồng. So với tăng trƣởng 2009-2010 thì tăng trƣởng 2010-2011 là cao hơn đáng kể và có rất nhiều điểm khác biệt về cơ cấu tỷ trọng tăng trƣởng. Nếu tăng trƣởng 2009- 2010 phụ thuộc hoàn toàn vào tăng trƣởng tài sản ngắn hạn và không có các khoản đầu tƣ đúng mức vào tài sản dài hạn, thì tăng trƣởng 2010- 2011 đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này. Trong khi tăng trƣởng tài sản dài hạn năm 2009- 2010 giảm sút 8,8% thì năm 2010- 2011 lại tăng lên là 91.7%. Đây là một con số tăng trƣởng kỷ lục về tài sản dài hạn khi mà nhà quản trị thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của việc thiếu hụt đầu tƣ vào tài sản dài hạn sẽ ảnh hƣởng xấu đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù tăng trƣởng ấn tƣợng về tài sản dài hạn nhƣng không vì thế mà đầu tƣ cho tài sản ngắn hạn bị giảm sút. Tỷ trọng tăng trƣởng tài sản ngắn hạn vẫn tăng từ 20,8% lên 64,6% tƣơng ứng tăng thêm 13,6 tỷ đồng đầu tƣ cho tài sản ngắn hạn năm 2010-2011. Nguyên nhân là do: - Thứ nhất, khoản mục tiền và các khoản phải thu tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty bị khách hàng chiếm dụng nhiều vốn, khách hàng trả tiền hàng chậm làm cho khoản phải thu của Công ty tăng lên. Bên cạnh đó trong năm 2011, Công ty có đầu tƣ mua lại nhà xƣởng cùng khu vực để mở rộng quy mô nhà xƣởng sản xuất (đã thanh toán tiền cho ngƣời bán), tuy nhiên tính đến thời điểm cuối năm 2011, mặc dù đã chi đầu tƣ sửa chữa xây dựng lại cho khu nhà xƣởng mới này nhƣng trên thực tế khu nhà xƣởng mới vẫn chƣa đƣợc bàn giao chính thức, vì vậy khoản mục phải thu khác có sự biến động lớn mà không theo quy luật. Điều này cho thấy rằng, Công ty đã có phần chủ quan trong việc nhận bàn giao tài sản cố định khi sử dụng nguồn vốn để đầu tƣ. - Thứ hai, dù vậy nhƣng Công ty đã bù lại đƣợc phần nào do hàng tồn kho và phải thu khác giảm. Năm 2010, Công ty có một vài chính sách sản xuất mới đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ: hạn chế sản xuất dàn trải nhiều mẫu mã cùng lúc, thúc đẩy tiêu thụ hết những sản phẩm tồn kỳ trƣớc. Nhờ đó mà khoản mục hàng tồn của Công Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng ty trong thời điểm này có xu hƣớng giảm bớt. Điều này cần tiếp tục đƣợc phát huy trong thời gian tới. - Thứ ba, tỷ trọng tăng trƣởng tài sản dài hạn tăng đột biến là do tăng trƣởng mạnh của khoản mục tài sản cố định, cụ thể là: tài sản cố định hữu hình và đầu tƣ cho xây dựng cơ bản. Trong năm 2010-2011, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là khoản mục có tăng trƣởng đột biến, để mở rộng và nâng cao chất lƣợng sản xuất, công ty đã quyết định mở rộng quy mô nhà xƣởng. Cụ thể là mua thêm và bắt tay vào sửa chữa, xây dựng, tu bổ nhà xƣởng mới để chuẩn bị đƣa vào vận hành phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất nhằm thúc đẩy tăng trƣởng trong những năm hoạt động tiếp theo. 2.2.1.1.2. Tình hình về nguồn vốn Bảng 6 – Bảng khái quát cơ cấu nguồn vốn của HODACO Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Nợ phải trả 17.381.217 70,7 20.240.053 73,4 32.437.656 68,7 2 Vỗn chủ sở hữu 7.206.759 29,3 7.347.045 26,6 14.737.610 31,3 Tổng nguồn vốn 24.587.976 27.587.098 47.175.266 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Bảng số liệu cho thấy Công ty có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều hơn là vốn chủ sở hữu: nợ phải trả chiếm khoảng 70% so với tổng nguồn vốn. Điều này giúp công ty tạo đƣợc đòn bẩy tài chính trong quá trình hoạt động, tiết kiệm đƣợc số thuế phải nộp, tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, nó khiến cho công ty gặp khó khăn cho việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đó. Nhƣng hiện nay, Công ty đang có xu hƣớng tăng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn từ 26,6% năm 2010 lên thành 31,3% năm 2011. Hệ số này tăng lên đồng nghĩa với tính tự chủ trong tài chính của công ty cũng đƣợc cải thiện, đảm bảo mức độ an toàn cho khả năng thanh toán. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Bảng 7- Bảng cơ cấu nguồn vốn của HODACO Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A Nợ phải trả 17.381.217 70,7 20.240.053 73,4 32.437.656 68,8 I Nợ ngắn hạn 16.601.217 67,5 19.625.053 71,2 31.907.656 67,7 1 Vay và nợ ngắn hạn 11.199.293 45,5 15.205.046 55,1 22.020.883 46,7 2 Phải trả ngƣời bán 4.113.480 16,7 3.381.678 12,2 7.332.379 15,5 3 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 212.630 0,7 555.612 2,0 1.669.507 3,5 4 Thuế và các khoản phải nộp 612.630 2,5 265.189 1,0 203.045 0,5 5 Phải trả ngƣời lao động 365.936 1,5 71.606 0,3 628.829 1,3 6 Các khoản phải trả, phải nộp khác 88.936 0,2 145.919 0,6 53.013 0,2 II Nợ dài hạn 780.000 3,2 615.000 2,2 530.000 1,1 B Vốn chủ sở hữu 7.206.759 29,3 7.347.045 26,6 14.737.610 31,2 I Vốn chủ sở hữu 7.224.859 29,4 7.347.045 26,6 14.737.610 31,2 1 Vốn đầu tƣ của CSH 7.000.000 28,5 7.022.485 25,5 14.397.046 30,5 2 Lợi nhuận chƣa phân phối 224.859 0,9 324.560 1,1 340.564 0,7 II Nguồn kinh phí và quỹ khác (18.100) (0,1) - - - - TỔNG NGUỒN VỐN 24.587.976 27.587.098 47.175.266 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Công ty sử dụng nợ vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Cơ cấu này giúp cho công ty tận dụng đƣợc lợi thế từ đòn bảy tài chính. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn: - Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong đó chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn (chiếm khoảng 48% trong tổng nguồn vốn), việc sử dụng nhiều nợ ngắn hạn sẽ đem lại lợi ích nhƣng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho Công ty trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, lãi suất thị trƣờng luôn ở mức cao mà các khoản nợ ngắn hạn sẽ đáo hạn liên tục nên gánh nặng về việc thanh toán lãi vay sẽ là một bài toán khó trƣớc mắt đối với công ty. Nhƣng mặt khác, việc sử dụng nhiều nợ cũng mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định. Khoản nợ lớn làm cho chi phí trong kỳ của công ty tăng cao, dẫn đến lợi nhuận giảm sút (doanh thu - chi phí = lợi nhuận). Đồng nghĩa với việc các khoản thuế và phải nộp khác của doanh nghiệp (% tính trên lợi nhuận) cũng giảm xuống. Đây đƣợc gọi là lá chắn thuế cho doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tối đa khoản thuế phải nộp cho nhà nƣớc bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính. - Khoản mục phải trả ngƣời bán cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy Công ty đã tăng cƣờng vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh bằng việc chiếm dụng vốn của ngƣời bán. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho công ty không đƣợc hƣởng chiết khấu nếu nhƣ thanh toán ngay, bên cạnh đó nó còn có thể gây ảnh hƣởng không tốt đến quan hệ với ngƣời bán. Do đó, Công ty cần lƣu ý để thanh toán cho ngƣời bán kịp thời hơn. - Phải trả ngƣời lao động luôn chiếm tỷ trọng thấp và ổn định, đây là một điểm đáng khen ngợi khi công ty luôn cố gắng chi trả đầy đủ hơn cho ngƣời lao động, giúp họ luôn an tâm và nhiệt tình trong công việc. - Trong khi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn thì nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng 3,2% năm 2009 và giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2011. Việc nợ dài dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hƣớng giảm dần trong các năm gần đây cho thấy rằng, công ty đang không chú trọng và đầu tƣ dài hạn hoặc các khoản đầu tƣ dài hạn hiện tại của Công ty đang đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn vay ngắn hạn nói trên. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Bảng 8 – Phân tích cơ cấu tăng trƣởng nguồn vốn của HODACO Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A Nợ phải trả 2.858.836 16,4 95,3 12.197.603 60,3 62,3 I Nợ ngắn hạn 3.023.836 18,2 100.8 12.282.603 62,6 62,7 1 Vay và nợ ngắn hạn 4.005.753 35,7 133,5 6.815.837 44,8 34,8 2 Phải trả ngƣời bán (731.802) (17,8) (24,4) 3.950.701 116,8 20,1 3 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 342.982 161,3 11,4 1.113.895 200,4 5,7 4 Thuế và các khoản phải nộp (347.441) (56,7) (11,6) (62.144) (23,4) (0,3) 5 Phải trả ngƣời lao động (294.330) (80,4) (9,8) 557.223 778,2 2,8 6 Các khoản phải trả, phải nộp khác 56.983 64,1 1,7 (92.906) (63,7) (0,4) II Nợ dài hạn (165.000) (21,2) (5,5) (85.000) (13,8) (0,4) B Vốn chủ sở hữu 140.286 2,0 4,7 7.390.565 100,6 3,7 I Vốn chủ sở hữu 122.186 1,7 4,1 7.390.565 100,6 3,7 1 Vốn đầu tƣ của CSH 22.485 0,3 0,8 7.374.561 105,0 3,6 2 Lợi nhuận chƣa phân phối 99.701 44,3 3,3 16.004 4,9 0,1 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 18.100 100 0,6 0 - - TỔNG NGUỒN VỐN 2.999.122 12,19 19.588.168 71,0 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Nhận xét về tỷ lệ tăng trƣởng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009,2011,2011. - Tăng trƣởng nợ ngắn hạn của Công ty năm 2009-2010 là 16,4%, chiếm tới 95% trên tỷ trọng tăng trƣởng của tổng nguồn vốn. Đến năm 2010-2011, tăng trƣởng nợ ngắn hạn của công ty tăng lên thành 60,3% tƣơng ứng là hơn 12 tỷ đồng nhƣng chỉ chiếm 62,3 % trên tỷ trọng tăng trƣởng của tổng nguồn vốn. Có thể thấy đƣợc rằng, mặc dù liên tục tăng trƣởng qua các năm với tốc độ nhanh nhƣng cơ cấu tỷ trọng của nợ ngắn hạn trên tăng trƣởng của tổng nguồn vốn đã có xu hƣớng giảm. Trong đó: + Vay và nợ ngắn hạn chiếm đa phần tỷ trọng tăng trƣởng: năm 2009- 2010 tăng trƣởng là 35,7% và đến năm 2010-2011 tăng lên thành 44,8%. + Phải trả ngƣời bán năm 2009- 2010 giảm 17,8% nhƣng năm 2010- 2011 lại tăng mạnh và chiếm tỷ trọng hơn 20% trên tăng trƣởng của tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy Công ty đang tăng mức độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, Công ty đƣợc nhận lợi ích từ việc đƣợc trả chậm các khoản nợ khi mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp, nhƣng bên cạnh đó cũng cần phải qua tâm đế vấn đề giữ uy tín và lòng tin đối với họ. Tránh để tình trạng xuất hiện các khoản nợ xấu, làm hạ thấp hình ảnh và uy tín của công ty đối với nhà cung ứng nguyên vật liệu nói riêng và trên thị trƣờng nói chung. + Bện cạnh đó, nhờ việc tận dụng đƣợc đòn bẩy tài chính Công ty đã liên tục giảm thiểu đƣợc khoản mục thuế và các khoản phải nộp. Điều này mang tính tích cực nhƣng đòi hỏi Công ty phải có cách vận dụng khéo léo để có đƣợc hiệu quả cao nhất. - Nợ dài hạn liên tục giảm: Công ty thực hiện chính sách sử dụng các khoản nợ ngắn hạn để đầu tƣ thêm vào tài sản dài hạn vì lí do sau: một mặt là do lãi suất thị trƣờng của các khoản nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn, nghĩa là nợ dài hạn kém hấp dẫn và làm cho chi phí lãi vay của công ty tăng lên. Mặt khác, việc quay vòng vốn nhanh là mục tiêu mà trƣớc mắt và cần thiết mà công ty đang hƣớng tới. Do vậy, việc Công ty thay đổi trong cơ cấu vốn này cũng không phải là quá bất hợp lí, điều quan trọng nhất hiện tại là quản lý việc sử dụng vốn thế nào để có thể vừa duy trì đƣợc nguồn vốn ổn định vừa thúc đẩy đƣợc sản xuất kinh doanh. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng - Vốn chủ sở hữu liên tục tăng trƣởng: năm 2009-2010 tăng trƣởng 2% và trong năm 2010-2011 với việc tăng vốn điều lệ của Công ty từ 7 tỷ đồng lên thành gần 11 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu của Công ty đã có con số tăng trƣởng đột biến và chiếm tỷ trọng 31,2% trên tổng nguồn vốn. Nhận xét: Hình 3 - Tăng trƣởng tổng tài sản, nguồn vốn của Công ty 2009, 2010, 2011 (Nguồn: Báo cáo tài chính của HODACO – 2009,2010,2011) Qua các phân tích của năm 2009, 2010, 2011 cho thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty có tăng trƣởng và thay đổi mạnh mẽ, hiện tại Công ty vẫn quá chú trọng đến đầu tƣ tài sản ngắn hạn, tính tự chủ trong tài chính không cao, tình hình kinh tế biến động trong các năm cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nên trong những năm tới, Công ty cần có kế hoạch và chiến lƣợc để thay đổi một vài cách thức, phƣơng pháp sản xuất kinh doanh, huy động vốn, sử dụng tài sản để phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng tốt nhất, góp phần giúp nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh. Đi vào chi tiết thì các khoản mục nợ phải trả ngƣời bán, khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho là những điểm mà công ty cần đặc biệt quan tâm để có chính sách quản lý và cơ cấu các khoản hợp lý hơn. Ngoài ra, Công ty cũng nên Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng xem xét việc đầu tƣ thêm vào tài sản dài hạn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đó sẽ làm tăng khả năng cạnh trạnh với các đối thủ khác trong ngành. Sử dụng nhiều nợ có thể tận dụng đƣợc bòn bẩy tài chính tuy nhiên, sử dụng quá nhiều nợ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy, doanh nghiệp cần đa dạng các kênh huy động vốn, nâng cao tính tự chủ tài chính bằng việc tăng vốn chủ sở hữu, việc chiếm dụng vốn của khách hàng quá nhiều là một phƣơng án không mang tính lâu dài và có thể gây ảnh hƣởng đến uy tín. 2.2.1.2. Kết quả kinh doanh Bảng 9 - Kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của công ty 2009-2011 Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Tổng giá trị tài sản 24.587.976 27.587.098 47.175.266 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung ứng dịch vụ 31.210.549 36.859.803 57.610.927 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung ứng dịch vụ 5.026.433 6.189.112 9.475.497 4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 281.244 344.409 313.384 5 Lợi nhuận khác 83.700 88.338 99.420 6 Lợi nhuận trƣớc thuế 364.945 432.747 412.805 7 Thuế TNDN 63.865 108.186 72.241 8 Lợi nhuận sau thuế 301.080 324.561 340.564 9 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Qua bảng số liệu cho thấy từ 2009 đến 2011 Công ty làm ăn có lãi : lợi nhuận sau thuế năm 2009- 2010 tăng 7,8% , năm 2010- 2011 tăng 4,9%. Cụ thể là lợi nhuận sau thuế của năm 2009 từ 301 triệu đồng đã tăng lên thánh 340 triệu đồng vào thời điểm cuối năm 2011. Mặc dù con số tăng trƣởng về lợi nhuận sau Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng thuế không quá vƣợt trội nhƣng nó cũng có thể cho thấy rằng công ty đang làm ăn có lãi. Khác với sự tăng trƣởng đều đặn ở tất cả các khoản mục của giai đoạn 2009- 2010, tăng trƣởng năm 2010-2011 lại có một vài sự biến động. Cả tổng giá trị tài sản, doanh thu thuần và lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung ứng dịch vụ đều tăng trƣởng vƣợt bậc 50-70% trong khi tăng trƣởng 2009- 2010 chỉ ở mức 10- 25% thì có thể khẳng định rằng: hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ đang đƣợc phát triển, đầu tƣ và quan tâm hàng đầu ở thời điểm hiện tại. Nhƣng bên cạnh sự tăng trƣởng đó, thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 lại giảm 9% so với năm 2010. Làm cho lợi nhuận trƣớc thuế cũng giảm 4,6%, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 33,2%. Tuy có sự sụt giảm về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng sự sụt giảm đó đã đƣợc bù đắp từ những khoản mục tăng trƣởng còn lại nên xét một cách tổng thể, lợi nhuận sau thuế năm 2010- 2011 vẫn tăng 4,9%. Công ty cần phải thận trọng hơn trong thời gian hoạt động sắp tới để tiếp tục phát huy những thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình để có thể tăng trƣởng một cách toàn diện hơn. Bảng 10 - Phân tích kết cấu chi phí so với doanh thu 2009-2011 Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Doanh thu thuần 31.210.549 100 36.859.803 100 57.610.927 100 2 Giá vốn hàng bán 26.184.116 83,9 30.670.691 83,2 48.135.432 83,6 3 Lợi nhuận gộp 5.026.433 16,1 6.189.112 16,7 9.475.497 16,4 4 Doanh thu hoạt động tài chính 25.705 0,8 6.226 0,016 8.736 0,15 5 Chi phí lãi vay 1.031.134 3,3 1.833.638 5,0 3.421.884 5,9 6 Chi phí 1.075.843 3,4 1.284.654 3,5 1.873.828 3,3 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng bán hàng 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.648.353 8,5 2.721.094 7,4 3.866.430 6,7 8 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 281.244 0,9 344.409 0,9 313.384 0,5 9 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 364.945 1,2 432.747 1,2 412.805 0,7 10 Chi phí thuế TNDN hiện hành 63.865 0,2 108.186 0,3 72.241 0,2 11 Lợi nhuận sau thuế 301.080 0,1 324.561 0,9 340.564 0,6 (Nguồn:Tính toán của tác giả, theo báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011- HODACO) Doanh thu thuần tăng trƣởng đáng kể qua các năm, năm 2009 là 31 tỷ đồng, năm 2010 là 36 tỷ đồng và năm 2011 tăng lên thành 57 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tiêu giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng khoảng 80% trên tổng doanh thu thuần, phần còn lại là lợi nhuận gộp. Có thể thấy rằng, giá trị vốn của sản phẩm, hàng hóa, giá thành sản xuất của sản phẩm bán trong kỳ là rất cao. Có nghĩa là trong tổng doanh thu, chi phí cấu thành nên sản phẩm nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí đầu vào chiếm tỷ trọng rất lớn. Do giá trị giá vốn hàng bán chiếm đến hơn 48 tỷ đồng nên năm 2011, lợi nhuận gộp của công ty chỉ có hơn 9 tỷ đồng. Trong khi doanh thu thuần liên tục tăng trƣởng đáng kể thì chỉ tiêu giá vốn hàng bán cũng biến động cùng xu hƣớng, nó liên tục chiếm tỷ trọng trên 80% trong suốt 3 năm hoạt động gần đây và không có dấu hiệu giảm xuống. Việc lợi nhuận gộp qua các năm liên tục chỉ chiếm tỷ trọng trung bình 16% so với doanh thu thuần là một phần nguyên nhân giải thích cho khoản mục lợi nhuận sau thuế qua các năm của doanh ở mức thấp và gần nhƣ không tăng trƣởng. Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Tài chính-Ngân hàng Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng trƣởng thấp. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục giảm về tỷ trọng qua các năm và chiếm tỷ trọng không quá 1% so với doanh thu thuần. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng có cùng xu hƣớng tăng trƣởng. Các loại chi phí của doanh nghiệp nhƣ chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng đều đặn qua các năm, chi phí bán hàng tăng từ 1 tỷ đồng năm 2009 lên thành 1,8 tỷ đồng năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI “ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẨN THIẾT BỊ GIÁO DỤC HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ THANH HOÁ”.pdf
Tài liệu liên quan