Khảo sát việc dịch ẩn dụ của thành ngữ biểu thị cảm xúc Giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Tài liệu Khảo sát việc dịch ẩn dụ của thành ngữ biểu thị cảm xúc Giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt: TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 26 (51) - Tháng 03/2017 38 Khảo sát việc dịch ẩn dụ của thành ngữ biểu thị cảm xúc Giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt A survey on the metaphorical translation of Anger-expressing idioms from English into Vietnamese TS. Trần Thế Phi Trường Đại học Sài Gịn Tran The Phi, Ph.D. Saigon University Tĩm tắt Việc nghiên cứu các chiến lược dịch thuật thành ngữ tiếng Anh nĩi chung, và dịch ẩn dụ từ gĩc độ ngơn ngữ học tri nhận nĩi riêng, là những hướng nghiên cứu thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát mức độ ẩn dụ ý niệm cảm xúc của 111 thành ngữ biểu thị cảm xúc giận cĩ thể được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt của sáu quyển từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt dựa trên phân loại của Hiraga (1991) và Kưvecses (2005), qua đĩ đề xuất một vài ý kiến trong việc vận dụng các chiến lược dịch thuật vào việc dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt. Từ khĩa: chiến lược dịch thuật, dịch ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát việc dịch ẩn dụ của thành ngữ biểu thị cảm xúc Giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 26 (51) - Tháng 03/2017 38 Khảo sát việc dịch ẩn dụ của thành ngữ biểu thị cảm xúc Giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt A survey on the metaphorical translation of Anger-expressing idioms from English into Vietnamese TS. Trần Thế Phi Trường Đại học Sài Gịn Tran The Phi, Ph.D. Saigon University Tĩm tắt Việc nghiên cứu các chiến lược dịch thuật thành ngữ tiếng Anh nĩi chung, và dịch ẩn dụ từ gĩc độ ngơn ngữ học tri nhận nĩi riêng, là những hướng nghiên cứu thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát mức độ ẩn dụ ý niệm cảm xúc của 111 thành ngữ biểu thị cảm xúc giận cĩ thể được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt của sáu quyển từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt dựa trên phân loại của Hiraga (1991) và Kưvecses (2005), qua đĩ đề xuất một vài ý kiến trong việc vận dụng các chiến lược dịch thuật vào việc dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt. Từ khĩa: chiến lược dịch thuật, dịch ẩn dụ, ẩn dụ ý niệm cảm xúc, thành ngữ. Abstract The study of English idiomatic translation strategies in general, and the metaphorical translation from the perspective of cognitive linguistics in particular, is the research orientations that have appealed many researchers in Vietnam and abroad. This article presents the results of analysing emotional conceptual metaphors of 111 English idioms expressing anger that were translated into Vietnamese in six English-Vietnamese bilingual idiom dictionaries based on the classifications by Hiraga (1991) and Kưvecses (2005), and suggests some ideas in taking advantage of translation strategies in translating English idioms into Vietnamese. Keywords: translation strategies, metaphorical translation, emotion conceptual metaphors, idioms. 1. Đặt vấn đề Thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành ngơn ngữ học từ quan điểm Ngơn ngữ học truyền thống, tập trung vào việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng và ngữ dụng của thành ngữ cho đến quan điểm Ngơn ngữ học tri nhận, tiến hành nghiên cứu ngơn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cách thức mà con người tri giác và ý niệm hĩa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đĩ. Việc nghiên cứu ẩn dụ cảm xúc của thành ngữ trên quan điểm Ngơn ngữ học tri nhận là một hướng nghiên cứu mới, phân tích các hiện tượng tri nhận và những biểu thức ẩn dụ (trong trường hợp đang bàn đến là thành ngữ) nhằm hiểu biết sâu sắc TRẦN THẾ PHI 39 hơn các ẩn dụ tồn tại ở các tầng bậc ý niệm. Bài viết này quan tâm đến mức độ chuyển dịch ẩn dụ cảm xúc, giới hạn cảm xúc giận, của thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong một số từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt. Bài viết, trước hết, đề cập đến một số vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch thành ngữ và dịch ẩn dụ, làm nền tảng lý luận cho việc khảo sát 111 đơn vị thành ngữ biểu thị cảm xúc giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tiếp theo, bài viết trình bày việc khảo sát và phân tích các đơn vị thành ngữ theo những chiến lược dịch ẩn dụ của Hiraga [11] và Kưvecses [12], và sau cùng, gợi ý một số đề xuất cho việc chuyển dịch ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ. 2. Một số vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch thành ngữ và dịch ẩn dụ Việc nghiên cứu các chiến lược dịch thuật thành ngữ tiếng Anh khơng phải là một nội dung hồn tồn mới. Về lý thuyết dịch, nĩi chung, dịch nguyên văn, hay cịn gọi là dịch sát ý, thường được coi là chiến lược dịch thuật kém hiệu quả khi áp dụng vào dịch thành ngữ từ ngơn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích. Newmark [17] nhấn mạnh rằng: “Thành ngữ khơng nên bao giờ được dịch theo cách từ đối từ, bởi vì thành ngữ cĩ khi là từ thơng tục cĩ khi là tiếng lĩng, nên thường rất khĩ tìm được từ đồng nghĩa ở ngơn ngữ đích mà cĩ tính tương đồng cao về độ khơng trang trọng Do người dịch quen lối sử dụng ngơn ngữ hàng ngày của họ, nên thường họ khơng sử dụng thành ngữ khi dịch, trừ khi họ phải tra cứu từ điển” [17, tr.125-126]. Tuy nhiên, 10 năm sau, Newmark [18, tr.61] lại nhìn nhận một khía cạnh tích cực của dịch nguyên văn rằng: “Dịch nguyên văn thành ngữ của ngơn ngữ đích cũng cĩ thể hữu ích như một cách thức để hiểu và ghi nhớ thành ngữ ấy. Sự khác biệt giữa nghĩa đen (do phương thức dịch từ đối từ mà cĩ) và nghĩa tồn khối của thành ngữ phải được trình bày rõ ràng.” Bên cạnh đĩ, các vấn đề về dịch ẩn dụ và khả năng dịch các loại ẩn dụ đã được nhiều nhà nghiên cứu và các nhà lý thuyết dịch thuật quan tâm trong nhiều thập kỷ (Nida và Taber [19]; Larson [14]; Newmark ([17], [18]); Snell-Hornby [22]). Nhìn chung, xu hướng nghiên cứu về dịch ẩn dụ trong những năm qua cho thấy rằng các học giả đã đề xuất một số quy trình dịch để hỗ trợ các dịch giả bất cứ khi nào họ phải đối mặt với các vấn đề về việc phải chuyển dịch đầy đủ các phép ẩn dụ từ một ngơn ngữ này sang một ngơn ngữ khác và giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn những văn bản được dịch. Các quy trình đĩ cĩ thể được tĩm tắt như sau: (1) Cung cấp một phép ẩn dụ khác trong văn bản đích; (2) Bỏ qua phép ẩn dụ trong văn bản đích; (3) Cung cấp các ẩn dụ tương tự trong các văn bản đích; (4) Cung cấp một lối diễn giải về nghĩa đen của ẩn dụ trong văn bản đích; (5) Cung cấp một phép ẩn dụ với thơng tin bổ sung trong văn bản đích. Hiraga [11], Mandelblit [15], và Schaffner [20], đã nghiên cứu dịch ẩn dụ từ gĩc độ ngơn ngữ học tri nhận, và các nghiên cứu của họ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ Lakoff và Johnson [13] về ý niệm ẩn dụ. Lakoff và Johnson [13] đưa ra một quan điểm mới xem ẩn dụ như là một chức năng tri nhận cơ bản giúp độc giả hiểu thế giới và để cấu trúc các ý niệm trừu tượng. Từ quan điểm của phương pháp tri nhận, chúng ta cĩ thể phân biệt các ẩn dụ ý niệm với các biểu thức ẩn dụ. Các biểu thức ẩn dụ ở cấp độ ngơn ngữ học là những biểu hiện của phép ẩn dụ ý niệm ở cấp độ tri nhận. Nghiên cứu về dịch ẩn dụ phần lớn KHẢO SÁT VI C DỊCH ẨN DỤ CỦA THÀNH NGỮ BIỂU THỊ CẢM XÚC GIẬN TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VI T 40 từ gĩc độ miêu tả và tập trung vào cách thức mà mơ hình ẩn dụ và biểu thức ẩn dụ được xử lý trong bản dịch thực tế. Hiraga [11] thơng qua một nghiên cứu so sánh tiếng Mỹ và tiếng Nhật đã thành lập bốn tổ hợp cĩ thể cĩ của các ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngơn ngữ để xem xét sự tương đồng và khác biệt của chúng. Hiraga đưa ra bốn khả năng kết hợp giữa các ý niệm ẩn dụ và các biểu thức ẩn dụ như sau: 1. Các miền ý niệm ẩn dụ tương tự và các biểu thức ẩn dụ tương tự. Ví dụ trong mơ hình ẩn dụ THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, ý niệm THỜI GIAN được cấu trúc hĩa về mặt ẩn dụ bằng ý niệm TIỀN BẠC cả trong ngơn ngữ và văn hĩa của người Mỹ và người Nhật. 2. Các miền ý niệm ẩn dụ tương tự nhưng các biểu thức ẩn dụ khác nhau. Chẳng hạn như ý niệm CUỘC SỐNG được xem như là THỂ THAO trong cả hai nền văn hĩa Mỹ-Nhật. Tuy nhiên, các biểu thức ẩn dụ biểu thị ý niệm thể thao ở Mỹ là về BĨNG CHÀY, trong khi đĩ, ý niệm VÕ SU-MƠ được biểu hiện bằng các từ ngữ trong các biểu thức ngơn ngữ ở Nhật. 3. Các miền ý niệm ẩn dụ khác nhau nhưng các biểu thức ẩn dụ tương tự. Ví dụ, tiếng Nhật cĩ biểu thức ngơn ngữ “Aitsu-wa amai” tương tự với biểu thức “You are sweet” của tiếng Mỹ, nhưng người Nhật hiểu biểu thức ấy cĩ nghĩa là “Anh chưa trưởng thành, cịn chất phát và yếu đuối”. Trong khi đĩ, người Mỹ hiểu biểu thức tương tự “You are sweet” như là một lời khen, nghĩa là “Bạn thật dễ thương”. 4. Các miền ý niệm ẩn dụ khác nhau và các biểu thức ẩn dụ khác nhau. Chẳng hạn mơ hình ẩn dụ Ý TƯỞNG THÌ TRONG ĐẦU (IDEAS ARE IN THE MIND) của tiếng Mỹ và mơ hình ẩn dụ Ý TƯỞNG THÌ TRONG BỤNG (IDEAS ARE IN HARA/BELLY) với việc sử dụng các biểu thức ẩn dụ khác nhau. Kưvecses [12] quan tâm đến tính quy luật của những cách thức mà theo đĩ ẩn dụ ý niệm được biểu thị về mặt ngơn từ trong các ngơn ngữ khác nhau, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Hungary. Qua phân tích hai mơ hình ẩn dụ cùng tồn tại trong cả tiếng Anh và tiếng Hungary, đĩ là THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC và TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, theo bốn phạm trù đã nêu trên, Kưvecses [12, tr.141] đi đến kết luận rằng cĩ năm khả năng để dịch nghĩa biểu trưng giống nhau từ ngơn ngữ này sang ngơn ngữ khác, trong đĩ cĩ bốn khả năng tương tự như bốn tổ hợp do Hiraga đề xuất, và khả năng thứ năm là dịch diễn giải. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là Kưvecses [12] chỉ khảo sát các trường hợp liên quan đến biểu thức ngơn ngữ tự do, tức là những cụm từ trong đời sống thường nhật, chỉ trừ khả năng thứ tư là các biểu thức ngơn ngữ trong tác phẩm văn chương. Các trường hợp này khơng bao gồm đối tượng khảo sát là tổ hợp thành ngữ. 3. Phương pháp và ngữ liệu khảo sát Mục đích của bài viết này là khảo sát mức độ ẩn dụ ý niệm cảm xúc của thành ngữ biểu thị cảm xúc giận cĩ thể được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong 6 quyển từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt [1],[2],[3],[4],[6],[7], nhằm qua đĩ đúc kết những chiến lược và thủ pháp dịch thuật mà một dịch giả cĩ thể sử dụng khi chuyển nghĩa thành ngữ tương ứng. Số lượng mẫu khảo sát gồm 111 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận được thu thập từ 4 quyển từ điển thành ngữ đơn ngữ tiếng Anh [9], [16], [21], [23]. Dựa trên phân loại của Hiraga [11] và Kưvecses [12], TRẦN THẾ PHI 41 chúng tơi chọn và sắp xếp các chiến lược dịch thành ngữ với yếu tố ẩn dụ ý niệm thành năm loại cơ bản như sau: a) Cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc và cùng biểu thức ngơn ngữ b) Cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng khác biểu thức ngơn ngữ c) Khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng cùng biểu thức ngơn ngữ d) Khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc và khác biểu thức ngơn ngữ e) Dịch diễn giải. Biểu thức ngơn ngữ trong trường hợp chúng tơi xem xét sẽ gồm ba loại tổ hợp: (1) tổ hợp thành ngữ, (2) tổ hợp ngữ cố định, và (3) tổ hợp ngữ tự do. Trong đĩ, chúng tơi quan tâm nhiều đến hai loại tổ hợp đầu, đĩ là tổ hợp thành ngữ và tổ hợp ngữ cố định. 4. Kết quả khảo sát các thành ngữ biểu thị cảm xúc giận được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt 4.1. Về phương thức dịch sử dụng cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc và cùng biểu thức ngơn ngữ Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tơi ghi nhận hai trường hợp: (1) cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc và sử dụng thành ngữ tương đương nghĩa nguyên văn và (2) cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc và sử dụng ngữ cố định tương đương nghĩa nguyên văn. Đối với trường hợp (1), cĩ 2 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận được các dịch giả chuyển dịch bằng thành ngữ tiếng Việt tương đương với cùng miền ẩn dụ ý niệm, cụ thể như sau: Thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận Thành ngữ tiếng Việt tương ứng trong các từ điển được tra cứu 1. Add fuel to the fire/ flame Đổ thêm dầu vào lửa ([4] [7] [2]) Lửa cháy đổ thêm dầu [1] 2. A face like thunder Mặt đằng đằng sát khí [7] Theo đĩ, cặp thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (1) cĩ cùng mơ hình ẩn dụ GIẬN LÀ LỬA, cặp thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (2) với cùng mơ hình ẩn dụ GIẬN LÀ KHÍ NÉN. Phát hiện này phần nào minh chứng cho ý niệm phổ quát của cảm xúc mà Wierzbicka [24] đã nêu khi cho rằng tất cả các ngơn ngữ đều cĩ từ ngữ tương đương, mặc dù khơng nhất thiết phải giống hệt nhau về ý nghĩa biểu hiện cơ học của cảm xúc tiêu cực. Đối với trường hợp (2), chúng tơi ghi nhận 5 đơn vị thành ngữ tiếng Anh được chuyển dịch nghĩa bằng việc sử dụng ngữ cố định tương đương trong tiếng Việt với cùng một ẩn dụ ý niệm, cụ thể như sau: Thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận Ngữ cố định tiếng Việt trong các từ điển được tra cứu 1. Drive sb up the wall Dồn ai vào chân tường ([3], [7],[2]) 2. Foam at the mouth Tức sùi bọt mép ([4], [7]) Giận sùi bọt mép [1] 3. Let off steam Xả hơi [7], la cho đã hơi hả giận [2] 4. Make one’s blood boil Làm cho ai giận sơi máu ([7],[2]) 5. In a huff Trong cơn giận/ giận dữ ([3],[4],[2]) KHẢO SÁT VI C DỊCH ẨN DỤ CỦA THÀNH NGỮ BIỂU THỊ CẢM XÚC GIẬN TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VI T 42 Tuy dịch sát ý (hay cịn gọi dịch nguyên văn) khơng được coi là phương thức dịch thành ngữ tối ưu, nhưng việc dịch sát ý trong các trường hợp nêu trên vẫn phản ánh đúng nghĩa nguyên bản của thành ngữ tiếng Anh và phản ánh được nét biểu trưng về văn hĩa dân tộc, về kinh nghiệm sống của người Việt. Chẳng hạn, các thành ngữ foam at the mouth (giận sùi bọt mép), make one’s blood boil (làm ai giận sơi máu) vận dụng miền nguồn LỰC TÁC ĐỘNG kết hợp với kinh nghiệm luận khi quan sát hành vi con người lúc giận. 4.2. Về phương thức dịch sử dụng cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng khác biểu thức ngơn ngữ Chúng tơi chia thành hai trường hợp xem xét: (1) cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng sử dụng thành ngữ khơng tương đương nghĩa nguyên văn và (2) cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng sử dụng ngữ cố định khơng tương đương nghĩa nguyên văn. Ở trường hợp (1), chúng tơi khơng ghi nhận trường hợp thành ngữ tiếng Anh biểu thị cơn giận được các dịch giả dịch sang tiếng Việt theo phương thức này. Đối với trường hợp (2), qua khảo sát chúng tơi đếm được 5 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận được dịch sang tiếng Việt tuy cùng ý niệm ẩn dụ nhưng sử dụng ngữ cố định khơng tương đương so với thành ngữ tiếng Anh. Thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận Ngữ cố định tiếng Việt trong các từ điển được tra cứu 1. Blow a fuse Đùng đùng nổi giận [7] 2. Blow one’s top Nổi đĩa [7], giận tím mặt [7] 3. Flip one’s lid Nổi giận đùng đùng [7] 4. Hit the ceiling Đùng đùng nổi giận [7] 5. Blow one’s cool Nổi nĩng [2] Sự khác biệt về biểu thức ngơn ngữ biểu hiện ý niệm cảm xúc giữa hai ngơn ngữ, trong trường hợp đang xét là các ngữ cố định tiếng Anh và tiếng Việt, là do trường từ vựng gây ra. Mỗi ngơn ngữ phát triển hệ thống từ vựng tương ứng, đặc trưng cho cộng đồng sử dụng ngơn ngữ đĩ và khơng tìm thấy trong các ngơn ngữ khác. Qua 5 tổ hợp thành ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt bằng các ngữ cố định mà các ngữ này khơng chứa từ vựng tương đương với từ vựng kiến tạo nên thành ngữ tiếng Anh, chúng ta nhận thấy kiến thức nền, được hiểu là những hiểu biết ngồi ngơn ngữ liên quan đến khái niệm từ vựng, đã gĩp phần vào sự thơng hiểu và giải mã sang tiếng Việt của các dịch giả. Khi biểu thị cảm xúc giận, các thành ngữ tiếng Anh này sử dụng ý niệm ẩn dụ GIẬN LÀ NỔ TUNG. Khi dịch chúng sang tiếng Việt, các dịch giả đã đưa ra các cụm từ tương ứng cĩ cùng miền ẩn dụ: “đùng đùng nổi giận, nổi đĩa, nổi giận đùng đùng, nổi nĩng”. 4.3. Về phương thức dịch sử dụng khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng cùng biểu thức ngơn ngữ Chúng tơi chưa phát hiện thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận nào mà TRẦN THẾ PHI 43 khi được dịch sang tiếng Việt sử dụng cùng biểu thức ngơn ngữ nhưng lại thể hiện các miền ẩn dụ cảm xúc khác nhau. Thành ngữ mang đậm nét bản sắc văn hĩa dân tộc, thường cĩ nghĩa hình tượng được hình thành từ mối liên tưởng với nền từ vựng phản ánh một hiện thực đặc thù của người bản ngữ. Đây chính là những trở ngại cho việc giải mã cơ cấu nghĩa thành ngữ, nhất là đối với những người bản ngữ của một ngơn ngữ khác. 4.4. Về phương thức dịch sử dụng khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc và khác biểu thức ngơn ngữ Ở phần khảo sát này, chúng tơi chia thành hai trường hợp: (1) khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc và sử dụng thành ngữ khơng tương đương nghĩa nguyên văn và (2) khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc và sử dụng ngữ cố định khơng tương đương nghĩa nguyên văn. Đối với trường hợp (1), chúng tơi ghi nhận 4 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận được các dịch giả chuyển dịch bằng thành ngữ tiếng Việt khơng tương đương về từ vựng và ẩn dụ ý niệm cảm xúc. Thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận Thành ngữ tiếng Việt tương ứng trong các từ điển được tra cứu 1. As mad as a hornet Nổi tam bành [2] 2. Frighten the wits out of sb (Làm ai sợ) dựng tĩc gáy [7] 3. Vent one’s spleen Giận cá chém thớt [3] 4. Hit the ceiling Nổi trận lơi đình [2] Việc sử dụng các thành ngữ tiếng Việt làm bản dịch cho các thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận cho thấy tính hiệu quả của cách chuyển tải ý nghĩa của thành ngữ tiếng Anh sang ý nghĩa tương đương của thành ngữ tiếng Việt mà khơng sử dụng các mục từ vựng tương đương. Hãy xét cặp thành ngữ Anh-Việt “as mad as a hornet” / “nổi tam bành”. Với ý nghĩa “rất tức giận”, cơn giận được so sánh với hình ảnh con ong bắp cày. Thành ngữ này kích hoạt mơ hình ẩn dụ GIẬN LÀ ĐIÊN RỒ. Tuy nhiên, tiếng Việt khơng cĩ thành ngữ nào sử dụng hình tượng của ong bắp cày hay lồi ong nĩi chung để biểu thị cơn giận của con người. Cho nên, thành ngữ này được các dịch giả dịch sang thành ngữ tiếng Việt tương đương là “nổi tam bành”. Theo lý thuyết của Đạo Gia, thì Tâm Thức hay Tâm Thần của con người đều ở vào ba nơi: Ĩc (đầu), Tim (ngực) và Dạ Dày (bụng), được gọi là Tam Thi gồm Thượng Thi, Trung Thi và Hạ Thi. Cả ba Tam Thi được chủ đạo bởi ba ơng thần họ Bành chuyên xúi dục người ta nĩng nảy giận dữ, làm điều sai trái xằng bậy, để những ngày lên tâu với Ngọc Hồng Thượng Đế phạt người này mau chết, nhằm giúp ba ơng thần được tự do, khỏi phải theo dõi để tâu báo nữa. Do sự tích trên, mỗi khi người ta nĩng nảy giận dữ làm điều trái lẽ mất khơn thì gọi là nổi cơn Tam Bành [5, tr.63]. Đứng về khía cạnh ẩn dụ để xem xét thì thành ngữ nổi tam bành cĩ thể được xếp vào loại thành ngữ ẩn dụ cĩ mơ hình GIẬN LÀ MỘT THỨ BẬC XÃ HỘI CAO. Đối với trường hợp (2), qua khảo sát KHẢO SÁT VI C DỊCH ẨN DỤ CỦA THÀNH NGỮ BIỂU THỊ CẢM XÚC GIẬN TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VI T 44 chúng tơi đếm được 5 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận được dịch sang tiếng Việt bằng việc sử dụng ngữ cố định khơng tương đương nghĩa nguyên văn so với thành ngữ tiếng Anh và kích hoạt mơ hình ẩn dụ ý niệm cảm xúc khác nhau. Thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc Ngữ cố định tiếng Việt trong các từ điển được tra cứu 1. Bad blood Mối ác cảm [7] 2. Have a cow Phát cáu [7] 3. Look daggers at sb Hằn học nhìn [7] 4. Lose one’s nerve/ temper Mất bình tĩnh [7] 5. See red Điên tiết [7] Đây là phương thức diễn nghĩa gây nhiều khĩ khăn cho dịch giả vì để cĩ thể đề xuất các ngữ cố định tương đương cho thành ngữ tiếng Anh, họ phải trải qua cơng đoạn phân tích và nhận diện ẩn dụ ý niệm ẩn chứa trong thành ngữ ấy. Việc chuyển ngữ theo phương thức này cĩ thể thực hiện được nhờ dựa vào kiến thức nền. Chẳng hạn, trong thành ngữ Anh biểu thị giận “see red” (tạm dịch: thấy màu đỏ), thành tố see chỉ khái niệm từ vựng về hành vi, hoạt động, thành tố red chỉ khái niệm từ vựng về màu sắc, và chúng cĩ những từ tương đương hồn tồn ở nghĩa biểu niệm trong tiếng Việt (nhìn / đỏ), song ở nghĩa vị ngoại biên của chúng, see và red lại nằm trong mối liên tưởng với trường ngữ nghĩa phái sinh tồn tại trong đời sống người bản ngữ tiếng Anh nhưng cĩ thể khuyết ở các dân tộc khác: đĩ là quan niệm của người châu Âu về nguồn gốc mơn thể thao đấu bị tĩt và việc đấu sĩ sử dụng mảnh vải đỏ để khiêu khích con bị. Thành ngữ này được dịch sang tiếng Việt là “điên tiết”, và cụm từ “điên tiết” được định nghĩa là “tức giận đến cao độ, thường cĩ những cử chỉ, hành động thơ bạo khơng kiềm chế nổi” [8, tr.318]. Nếu dựa theo phản ứng tức giận khơng kiềm chế và thơ bạo của con bị trong đấu trường khi đối mặt với mảnh vải đỏ và đấu sĩ, chúng ta cĩ thể đồng ý với cách sử dụng cụm từ “điên tiết” của tiếng Việt để dịch thành ngữ tiếng Anh “see red”. Tuy nhiên, cả hai lối dụng từ khác nhau này kích hoạt hai mơ hình ẩn dụ khác nhau: thành ngữ tiếng Anh “see red” cĩ mơ hình ẩn dụ cụ thể GIẬN LÀ MÀU SẮC, xuất phát từ miền ẩn dụ tổng loại CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC, cịn ngữ cố định tiếng Việt “điên tiết” cĩ mơ hình ẩn dụ GIẬN LÀ ĐIÊN RỒ. 4.5. Về phương thức dịch diễn giải Phần lớn các tổ hợp thành ngữ biểu thị cảm xúc giận trong tiếng Anh được diễn giải nghĩa sang tiếng Việt tương ứng. Chúng ta thử quan sát một ví dụ minh họa của phương pháp dịch diễn giải thành ngữ: A red rag to a bull: Hành động hay lời nĩi nào đĩ mà chắc chắn sẽ làm cho ai nổi giận, điên tiết lên hoặc mất bình tĩnh [6]; chắc chắn làm cho người nào đĩ hết sức giận dữ hoặc thậm chí trở nên hung bạo [7]; cĩ thể gây ra sự phẫn uất, giận dữ, bạo lực, mạnh mẽ [1]. TRẦN THẾ PHI 45 Phương pháp dịch diễn giải đã khơng giữ lại hình ảnh ẩn dụ của thành ngữ gốc, làm mất đi ẩn dụ tính trong các thành ngữ tiếng Anh. Chẳng hạn như thành ngữ tiếng Anh “a red rag to a bull” biểu thị ý nghĩa “chọc giận ai đĩ” sử dụng hình ảnh ẩn dụ tấm vải đỏ và con bị tĩt trong trận đấu bị của đấu sĩ. Tuy nhiên, lối dịch diễn giải của những quyển từ điển khảo sát đã bỏ qua hình ảnh ẩn dụ tấm vải đỏ và con bị tĩt. Tính khơng tương đương hồn tồn trong khi chuyển dịch nghĩa thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt cũng cần được xét đến. Do vậy, trong việc biên dịch thành ngữ, cụ thể trong phạm vi thành ngữ biểu thị cảm xúc tiếng Việt và tiếng Anh, việc dịch diễn giải là cần thiết vì qua những định nghĩa cĩ phần dịch diễn giải, độc giả sẽ hiểu rõ hơn các khái niệm về văn hĩa, tộc người, về truyền thống ứng xử ẩn chứa trong cái vỏ âm thanh tiếng nước ngồi, đồng thời cĩ thể định hướng đúng nghĩa cơ bản của từ tiếng Anh, do đĩ loại bỏ được tính mập mờ khi chọn từ tiếng Việt tương đương. 5. Kết luận Cĩ thể nĩi, kết quả khảo sát và phân tích các chiến lược vận dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong dịch nghĩa thành ngữ biểu thị giận của tiếng Anh sang tiếng Việt chỉ ra rằng mức độ khĩ khăn của việc dịch thành ngữ mà dịch giả phải đối mặt sẽ gia tăng theo trình tự sau đây: (chiến lược 5) Dịch theo lối diễn giải, khơng sử dụng ý niệm ẩn dụ cảm xúc, (chiến lược 2) Cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng khác biểu thức ngơn ngữ, (chiến lược 1) Cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc và cùng biểu thức ngơn ngữ, (chiến lược 4) Khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc và khác biểu thức ngơn ngữ, và (chiến lược 3) Khác ẩn dụ ý niệm cảm xúc nhưng cùng biểu thức ngơn ngữ. Từ những nội dung khảo sát, phân loại và phân tích các bản dịch tiếng Việt của các thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc giận từ sáu quyển từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt đã nêu, chúng tơi xin đề xuất rằng các soạn giả từ điển song ngữ nên nghiên cứu và vận dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận với các nguyên lý cơ bản, các mơ hình ẩn dụ ý niệm và lược đồ hình ảnh cụ thể để cĩ thể ứng dụng những thành quả mà khung lý thuyết này đã mang lại cho người sử dụng ngơn ngữ. Dịch thành ngữ, đặc biệt thành ngữ biểu thị cảm xúc, địi hỏi các bước của quy trình dịch được thực hiện chặt chẽ, trong đĩ phải lưu ý đến việc chuyển dịch ẩn dụ ý niệm cảm xúc, xem ra đây là một cơng việc rất khĩ khăn. Do vậy, trong trường hợp dịch thành ngữ biểu thị cảm xúc giận từ tiếng Anh sang tiếng Việt, dịch giả cĩ thể cung cấp một phép ẩn dụ tương tự hay khác biệt trong văn bản đích, hoặc sử dụng một phép ẩn dụ với thơng tin bổ sung trong văn bản đích. Bên cạnh đĩ, sự tương ứng trong cách vận dụng giữa ẩn dụ ý niệm và biểu thức ẩn dụ sẽ đặt ra cho dịch giả một nhiệm vụ quan trọng là lựa chọn cách dịch tốt nhất, và dĩ nhiên điều này cịn phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm luận của dịch giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Phong Giao (2010), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nxb Giao thơng Vận tải. 2. Trần Vũ Khanh (2003), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nxb Thanh Niên, TP.HCM. 3. Nguyễn Văn Khi, Bạch Thanh Minh (2008), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Viện Ngơn ngữ học, Nxb Tổng hợp TP.HCM. 4. Lã Thành (2006), Từ điển thành ngữ Anh- Việt, Nxb Thơng tấn xã Việt Nam. 5. Đức Nguyên (2000), Cao Đài từ điển, quyển 3, truy cập từ. ien/e-book-pdf/index.html. KHẢO SÁT VI C DỊCH ẨN DỤ CỦA THÀNH NGỮ BIỂU THỊ CẢM XÚC GIẬN TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VI T 46 6. Nguyễn Minh Tiến (2004), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nxb Trẻ, TP.HCM. 7. Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gịn (2004), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nxb Tổng hợp TP.HCM. 8. Viện ngơn ngữ học (2003b), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Tiếng Anh 9. Ammer, Christine (1997), The American Heritage Dictionary of Idioms, Forbes Inc., USA. 10. Baker, M. (1992), In Other Words, Routledge, London. 11. Hiraga, Masako (1991), Metaphor and Comparative Cultures. In P.G.J. Fendos (Ed.). Crosscultural Communication: East and West, Volume 3, 149-166, Tai Cheng Publishing, Taiwan. 12. Kưvecses, Zoltán (2005), Metaphor in Culture: Universality and Variation. CUP, Cambridge. 13. Lakoff, George and Johnson, Mark (1980), Metaphors we live by, University of Chicago Press, Chicago. 14. Larson, M. L. (1984), Meaning-Based Translation: A Guide to Cross-Language Equivalence, University Press of America, Lanham. 15. Mandelblit, Nili (1995), The Cognitive View of Metaphor and its Implications for Translation Theory. In M. Thelen and B. Lewandowska - Tomaszczyk (Eds.). Translation and Meaning, 483-495, Universitaire Pars Maastricht, Maastricht. 16. McCarthy, Michael et al (1998), Cambridge International Dictionary of Idioms, CUP, Cambridge. 17. Newmark (1981), Approaches to Translation, Pergamon Press, Shanghai Foreign Language Education Press. 18. Newmark, Peter (1991), About Translation, Multilingual Matters, UK. 19. Nida, E.A. and C.R. Taber (1969), The theory and practice of translation, Brill. 20. Schaffner, Christina (2004), “Metaphor and Translation. Some Implications of a Cognitive Approach”, Journal of Pragmatics, Vol 36(7), 1253-1269. 21. Siefring, J. (2004), Oxford Dictionary of English Idioms, 2 nd edition, OUP, Oxford. 22. Snell-Hornby, Mary (1988), Translation Studies. 2nd Edition, John Benjamins, Amsterdam. 23. Spears, Richard A. (2000), NTC’s English idioms dictionary, 3 rd edition, National Textbook Company, Illinois, USA. 24. Wierzbicka, Anna (1999), Emotions Across Languages and Cultures: Diversity and Universals, CUP, UK. Ngày nhận bài: 01/01/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100_8842_2215152.pdf
Tài liệu liên quan