Khảo sát tỷ lệ bệnh lý mạn tính và thể lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh thừa cân - Béo phì

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ bệnh lý mạn tính và thể lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh thừa cân - Béo phì: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 145 KHẢO SÁT TỶ LỆ BỆNH LÝ MẠN TÍNH VÀ THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH THỪA CÂN – BÉO PHÌ Lê Hoàng Minh Quân*, Nguyễn Thị Sơn*, Huỳnh Ngọc Như** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, một thực trạng cho thấy một khi đời sống kinh tế nâng cao và tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh, tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng tăng theo. Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân - béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Béo phì là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là bệnh tim mạch, đái tháo đường, một số loại ung thư và bệnh xương khớp. Thừa cân – béo phì theo quan niệm của y học cổ truyền ghi nhận trong các tài liệu cổ rất ít nên việc khảo sát các thể lâm sàng y học cổ truyền (YHCT) trên bệnh thừa cân – béo phì là rất cần thiết trong việc phục vụ chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ bệnh lý mạn tính và thể lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh thừa cân - Béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 145 KHẢO SÁT TỶ LỆ BỆNH LÝ MẠN TÍNH VÀ THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH THỪA CÂN – BÉO PHÌ Lê Hoàng Minh Quân*, Nguyễn Thị Sơn*, Huỳnh Ngọc Như** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, một thực trạng cho thấy một khi đời sống kinh tế nâng cao và tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh, tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng tăng theo. Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân - béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Béo phì là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là bệnh tim mạch, đái tháo đường, một số loại ung thư và bệnh xương khớp. Thừa cân – béo phì theo quan niệm của y học cổ truyền ghi nhận trong các tài liệu cổ rất ít nên việc khảo sát các thể lâm sàng y học cổ truyền (YHCT) trên bệnh thừa cân – béo phì là rất cần thiết trong việc phục vụ chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ năm bệnh lý mạn tính và tỷ lệ chín thể lâm sàng YHCT trên bệnh nhân thừa cân – béo phì tại bệnh viện YHCT Đồng Tháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 288 bệnh nhân thừa cân – béo phì trên 18 tuổi có bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, thoái hóa khớp, bệnh mạch vành) đang điều trị tại bệnh viện YHCT Đồng Tháp. Phân loại thể lâm sàng YHCT bằng bảng CCMQ (China Association for Traditional Chinese Medicine). Thống kê biến số nền và tỷ lệ bằng phần mềm Stata 13.0 Kết quả: Tỷ lệ năm bệnh lý mạn tính trong mẫu nghiên cứu gồm tăng huyết áp (86,81%), tai biến mạch máu não (59,72%), đái tháo đường (28,13%), thoái hóa khớp (24,65%) và bệnh mạch vành (13,54%). Tỷ lệ chín thể lâm sàng YHCT trong mẫu nghiên cứu gồm đàm thấp (27,08%), khí hư (24,31%), âm hư (18,75%), khí trệ (11,81%), dương hư (8,68%), huyết ứ (6,94%), đặc biệt (1,74%), đàm nhiệt (0,69%) và trung tính (0%). Kết luận: Trên bệnh nhân thừa cân – béo phì tại bệnh viện YHCT tỉnh Đồng Tháp, trong năm bệnh mạn tính chiếm nhiều nhất là tăng huyết áp (86,81%) và tai biến mạch máu não (59,72%). Trong chín thể YHCT chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đàm thấp (27,08%) và khí hư (24,38%). Từ khoá: thừa cân, béo phì, thể lâm sàng, bệnh mạn tính ABSTRACT EXAMINING THE RATE OF CHRONIC DISEASES AND CONSTITUTIONAL TYPES OF TRADITIONAL MEDICINE ON OVERWEIGHT - OBESITY Le Hoang Minh Quan, Nguyen Thi Son, Huynh Ngoc Như * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 145 – 151 Objectives: Recently, overweight and obesity prevalence has increased dramatically due to economic development and urbanization. In Vietnam, 25% of adults are overweight or obese. Obesity is the leading preventable cause of death worldwide, which is related to multiple chronic diseases such as cardiovascular diseases, diabetes, certain types of cancer and osteoarthritis. However, in Traditional Chinese Medicine, such conditions were not well debribed. In this study, we aim to examin the traditional medicine paterns of overweight and obesity for guiding diagnosis and treatment. The present study was conducted to determine the proportion of comorbidities and nine tradional medicine paterns observed in patients with overweight or obese at Dong Thap Traditional Medicine Hospital. *Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa Nội tổng hợp B – Bệnh viện YHCT Đồng Tháp Tác giả liên lạc: BS. Lê Hoàng Minh Quân ĐT: 0792112077 Email: lhminhquan@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 146 Materials and Methods: 288 patients aged over 18 years having overweight - obese and other chronic diseases at Dong Thap Traditional Medicine Hospital were examined. The parterns were classified by the CCMQ table (by China Association for Traditional Chinese Medicine). Statistical analysis was conducted by Stata 13.0. Results: Five comorbidities were observed including hypertension (86.81%), stroke (59.72%), diabetes (28.13%), osteoarthritis (24.65%) and coronary artery disease (13.54%). The prevalences of nine traditional medicine patern are Phlegm-dampness (27.08%), Qi-deficiency (24.31%), Yin-deficiency (18.75%), Qi- depression (11.81%), Yang-deficiency (8.68%), Blood-stasis (6.94%), Inherited-special (1.74%), Dampness-heat (0.69%) and Neutral (0%). Conclusion: Among overweight and obese patients at Dong Thap Traditional Medicine Hospital, hypertension (86.81%) and stroke (59.72%) are most common comorbidities. Phlegm-dampness (27.08%) and Qi-deficiency (24.38%) are the majority in traditional medicine parterns. Key words: overweight, obesity, traditional medicine parterns, chronic diseases ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, một thực trạng cho thấy một khi đời sống kinh tế nâng cao và tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh, tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng gia tăng. Ở nước ta ngày nay, càng ngày càng có ít người chết vì những bệnh truyền nhiễm, nhưng càng ngày càng có nhiều người chết vì những bệnh có ít nhiều liên quan đến eo bụng như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh xương khớp(10). Theo WHO năm 2016, hơn 1,9 tỷ người lớn từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân, trong số đó hơn 650 triệu người trưởng thành bị béo phì(10). Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số(1). Hệ thống y học phương Đông được ghi nhận trong Hoàng đế nội kinh, các học thuyết âm dương, ngũ hành, quan niệm rằng mỗi cơ thể con người được cấu tạo và mang tính chất riêng, được hình thành trong quá trình sinh trưởng, phát triển và có liên quan với một số bệnh lý nhất định(12). Trong 10 năm trở lại đây, một số nghiên cứu bệnh học ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản,cho thấy mối liên quan giữa chín thể lâm sàng Y học cổ truyền (YHCT) bao gồm dương hư, âm hư, khí hư, huyết ứ, có liên quan với một số bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương(13). Khi phân loại thể lâm sàng YHCT các nghiên cứu này đã sử dụng bảng CCMQ, một bảng câu hỏi có độ tin cậy và hiệu lực cao(15,16), đã được nghiên cứu trên nhiều tài liệu lý thuyết và áp dụng trên thực tế để phân loại thể YHCT(11). Thừa cân – béo phì theo quan niệm của y học cổ truyền ghi nhận trong các tài liệu cổ rất ít, gần đây dần được coi trọng(8) nên việc khảo sát tỷ lệ các bệnh lý mạn tính và thể lâm sàng YHCT trên bệnh thừa cân – béo phì là rất cần thiết trong việc phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu Sử dụng công thức: Trong đó: Độ chính xác tuyệt đối (hay sai số cho phép) d=0,05, Độ tin cậy 95%, Tỷ lệ ước tính trong quần thể P = 25%. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân trên 18 tuổi. Bệnh nhân được chẩn đoán thừa cân – béo phì dựa vào phân loại BMI theo IDI & WPRO. Bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và thoái hóa khớp. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Phụ nữ có thai. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 147 Hội chứng vành cấp. Biến chứng cấp của đái tháo đường (hôn mê). Cơn tăng huyết áp. BN điều trị thay thế thận (thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo). Bệnh nhân có nhiễm trùng hoặc các bệnh lý cấp tính khác. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp tiến hành Biến số nền Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được thu thập các đặc điểm cá nhân bao gồm giới tính, tuổi, nghề nghiệp, cân nặng, chiều cao, chu vi vòng eo và chu vi vòng hông. Ngoài ra, còn ghi nhận các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh mạch vành (BMV), tai biến mạch máu não (TBMMN) và thoái hóa khớp gối (THK gối). THA được định nghĩa là huyết áp ≥140/90 mmHg, hoặc có tiền sử dùng thuốc tăng huyết áp. ĐTĐ được xác định bằng xét nghiệm đường huyết đói và HbAlc ≥ 6,5% hoặc sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. BMV được xác định từ chẩn đoán trong hồ sơ bệnh án hoặc tiền căn đã từng can thiệp mạch vành (đặt stend, bắt cầu,) hoặc nhồi máu cơ tim. THK gối được xác định từ chẩn đoán trong hồ sơ bệnh án hoặc qua hình ảnh học khớp gối (XQ, CT hoặc MRI) hoặc tiền sử. Phân loại thể lâm sàng theo YHCT Các thể lâm sàng theo YHCT được phân loại theo bảng câu hỏi CCMQ (Constitution in Chinese Medicine Questionnaire). Đây là bảng câu hỏi tự đánh giá có độ tin cậy và hiệu lực cao(15,16). Bảng câu hỏi bao gồm 9 bảng, mỗi bảng tương đương với mỗi thể lâm sàng gồm: Trung tính, khí hư, dương hư, âm hư, đàm thấp, đàm nhiệt, huyết ứ, khí trệ và thể đặc biệt(15,16). Điểm của mỗi thể lâm sàng được chuẩn hóa từ 0 đến 100. Thể trung tính là thể cân bằng với điểm cao hơn cho thấy tình trạng cơ thể tốt hơn, trong khi tám thể còn lại (thể không cân bằng) là thể bệnh lý có điểm cao hơn cho thấy tình trạng cơ thề xấu hơn(15,16). (Có thể tham khảo bảng câu hỏi tại www.liebertpub.com/acm). Bảng điểm phân loại thể lâm sàng theo YHCT(15) (Bảng 1). Bảng 1. Bảng phân loại thể lâm sàng YHCT Thể lâm sàng Tiêu chí Kết quả Thể trung tính AS thể bình thường ≥ 60 Có AS của 8 thể không cân bằng <30 AS thể bình thường ≥ 60 Dễ có AS của 8 thể không cân bằng <40 Không đáp ứng các điều kiện trên Không Thể không cân bằng AS của 8 thể không cân bằng ≥40 Có AS của 8 thể không cân bằng 30 - 39 Dễ có AS của 8 thể không cân bằng <30 Không AS: Tổng điểm sau khi chuẩn hóa Phương pháp thống kê – xử lý dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 13.0 để thống kê, phân tích các biến số nền và tỷ lệ. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh số 475/ĐHYD-HĐ ngày 20/12/2018. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Phân loại N Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 131 45,49 Nữ 157 54,54 Tuổi 20 – 39 9 3,13 40 – 59 26 9,08 ≥ 60 253 87,85 Nghề nghiệp Lao động nặng 130 45,30 Nghề phổ thông tĩnh tại 79 27,53 Nghề nghiệp nhẹ nhàng 79 27,53 BMI Thừa cân 116 40,28 Béo phì độ 1 145 50,35 Béo phì độ 2 24 8,33 Béo phì độ 3 3 1,04 Chỉ số eo/hông Không 20 6,94 Ít 33 11,46 Trung bình 42 14,58 Cao 193 67,01 Trong mẫu nghiên cứu nhóm cao tuổi (≥ 60 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 148 tuổi) chiếm đa số 87,85%, độ tuổi trung bình của mẫu là 60,49 ± 11,01. Tuổi nhỏ nhất của bệnh nhân là 22 tuổi và cao nhất là 90 tuổi. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân nam và nữ trong mẫu nghiên cứu xấp xỉ nhau (Bảng 2). Tính chất nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu cho thấy công việc lao động nặng chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,30%, lao động trí óc và tĩnh tại ít di chuyển chiếm tỷ lệ bằng nhau 27,53% (Bảng 2). Chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẫu nghiên cứu chiếm nhiều ở nhóm thừa cân (40,28%) và béo phì độ 1 (50,35%), còn béo phì độ 2 và độ 3 chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ eo/hông (chỉ số Lozrent) tập trung ở nhóm nguy cơ trung bình đến cao (14,58 – 67,01%) (Bảng 2). Tỷ lệ các bệnh lý mạn tính Trong năm bệnh lý khảo sát trên mẫu nghiên cứu, tỷ lệ các bệnh theo thứ tự từ lớn đến nhỏ tăng huyết áp (86,81%); tai biến mạch máu não (59,72%); đái tháo đường (28,13%); thoái hóa khớp (24,65%) và bệnh mạch vành (13,54%) (Bảng 3, Hình 1). Bảng 3. Phân bố năm bệnh mạn tính Bệnh mạn tính Tần số Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 250 86,81 Đái tháo đường 81 28,13 Tai biến mạch máu não 172 59,72 Bệnh mạch vành 39 13,54 Thoái hóa khớp 71 24,65 Tỷ lệ các thể lâm sàng YHCT Trong chín thể lâm sàng YHCT chiếm đa số là đàm thấp (27,08%), khí hư (24,31%) và âm hư (18,75%); còn các thể khí trệ, dương hư, huyết ứ, đàm nhiệt và đặc biệt chiếm tỷ lệ thấp hơn; riêng thể trung tính không ghi nhận thể nào (Bảng 4, Hình 2). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hình 1. Tỷ lệ (%) năm bệnh lý mạn tính 0 5 10 15 20 25 30 Dương hư Âm hư Khí hư Đàm thấp Đàm nhiệt Huyết ứ Đặc biệt Khí trệHình 2. Tỷ lệ (%) thể lâ sàng y học cổ truyền Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 149 Bảng 4. Phân bố thể lâm sàng YHCT Thể lâm sàng YHCT Tần số Tỷ lệ (%) Dương hư 25 8,68 Âm hư 54 18,75 Khí hư 74 24,31 Đàm thấp 78 27,08 Đàm nhiệt 2 0,69 Huyết ứ 20 6,94 Đặc biệt (Inherited-special) 5 1,74 Khí trệ 34 11,81 Trung tính (Neutral) 0 0 BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Độ tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tập trung chủ yếu là người cao tuổi (≥ 60 tuổi), tuổi trung bình 60,49 ± 11,01. Nam giới dao động từ 22-90 tuổi, nữ giới dao động từ 37-89 tuổi. So với các nghiên cứu khác cũng có điểm tương đồng như nghiên cứu của Li Mihui và cộng sự (2017) độ tuổi trung bình 52,54 ± 13,92(4) và nghiên cứu Nguyễn Trần Thanh Thủy (2016) độ tuổi trung bình 60 ± 10(7). Độ tuổi có liên quan với BMI, càng lớn tuổi nguy cơ tăng cân sẽ gia tăng(3), người có chỉ số BMI bình thường sẽ bắt đầu tăng cân ở tuổi trưởng thành và tiếp tục tăng cân cho đến 60 đến 65 tuổi(2,3). Điều này giải thích tại sao bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu lại tập trung tuổi 60. Giới tính Kết quả nghiên cứu có sự phân bố nam và nữ tương đối bằng nhau. Điều này cũng tương đồng trong nghiên cứu của Li Mihui và cộng sự(4) và Nguyễn Trần Thanh Thủy(7). Theo thống kê ở một số nước như Hoa Kỳ, ghi nhận béo phì phổ biến hơn ở phụ nữ da đen hoặc gốc Tây Ban Nha so với nam giới(3). Tuy nhiên, giới tính thường không ảnh hưởng đến sự tăng cân nhưng ảnh hưởng đến cách cơ thể lưu trữ chất béo như phụ nữ có xu hướng dự trữ ít chất béo ở vùng bụng hơn nam giới(3). Nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy 45% bệnh nhân trong mẫu thuộc nhóm lao động nặng và có nhịp sinh hoạt bất ổn. Các tính chất thường được mô tả bao gồm “làm nặng”, “thức khuya”, “làm việc ngoài trời”. Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc và lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ tích luỹ mỡ(3). Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên sau khi về hưu. Ngoài ra trong mẫu nghiên cứu còn ghi nhận hai loại nghề nghiệp chiếm tỷ lệ ngang nhau (27,53%) là nghề nghiệp nhẹ nhàng và trí óc tĩnh tại, đây là nghề dễ đưa đến tình trạng thừa cân – béo phì, do ngày nay khi khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, máy móc hiện đại càng ngày càng nhiều dần dần thay thế con người nên kéo theo tình trạng hoạt động thể lực càng giảm(3). Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực, cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại(3). Chỉ số khối cơ thể và chỉ số Lorent Kết quả cho thấy BMI trong mẫu nghiên cứu tâp trung ở tình trạng thừa cân (BMI > 23) chiếm 40,28% và béo phì độ 1 (BMI > 25) chiếm 50,35%. Đều này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Thanh Thủy và cộng sự, nghiên cứu cũng ghi nhận bệnh nhân chủ yếu thuộc tình trạng thừa cân (32%) và béo phì độ 1 (57%). Hai nghiên cứu có điểm tương đồng do cùng tiến hành tại bệnh viện YHCT(7). Chỉ số Lorent (tỷ lệ eo/hông) trong mẫu nghiên cứu chiếm đa số nhóm nguy cơ cao. Chỉ số khối cơ thể là công cụ đơn giản để phân loại thừa cân – béo phì nhưng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh phải kết hợp thêm chỉ số Lorent(9). Mẫu nghiên cứu chủ yếu là thừa cân và béo phì độ 1 nhưng chỉ số Lorent lại thuộc nhóm nguy cơ cao (mức độ mắc bệnh nghiêm trọng) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 150 do tiêu chuẩn chọn mẫu gồm thừa cân – béo phì kèm các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tai biến mạch máu não mà các bệnh lý này liên quan nhiều đến vòng bụng nên điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu. Tỷ lệ các bệnh lý mạn tính Nhóm nghiên cứu đưa ra 5 bệnh mạn tính khảo sát trên bệnh nhân thừa cân – béo phì do dựa nghiên cứu thống kê của James và cộng sự(3), cùng với đặc điểm bệnh của bệnh viện YHCT chủ yếu là bệnh xương khớp và phục hồi vận động sau tai biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm bệnh là tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Tăng huyết áp chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu do bệnh nhân tập trung nhóm cao tuổi, béo phì độ 1 và tỷ lệ eo/hông thuộc nhóm nguy cơ cao. Một số nghiên cứu cắt ngang cho thấy rằng hơn 85% tăng huyết áp phát hiện ở những người có chỉ số BMI trên 25 kg/m2 và đến 2/3 số trường hợp tăng huyết áp có liên quan đến thừa cân(3). Điều này có thể giải thích lý do tăng huyết áp chiếm nhiều trong nghiên cứu. Bệnh lý chiếm nhiều thứ hai là tai biến mạch máu não là do bệnh lý này là hậu quả của các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường(3) và đây là nhóm chiếm nhiều ở bệnh viện YHCT. Vì vậy làm cho tai biến mạch máu não chiếm nhiều hơn các bệnh còn lại. Tỷ lệ các thể lâm sàng YHCT Theo YHCT, thừa cân – béo phì được xếp vào chứng phì bạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn tiến mà có nhiều bệnh cảnh khác nhau theo YHCT như đàm thấp, đàm nhiệt, khí hư, khí trệ huyết ứ, dương hư, âm hư(5,6). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 9 thể khảo sát gặp 8 thể lâm sàng gồm dương hư, âm hư, đàm thấp, khí hư, đàm nhiệt, khí trệ, huyết ứ, đặc biệt, phù hợp với các thể trong tài liệu sách vở(6). Riêng thể trung tính (Neutral) không gặp vì thể này gặp trên người khỏe mạnh mà mẫu nghiên cứu lại tiến hành trên các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện. Thể đặc biệt (Inherited-special) không có trong tài liệu sách vở nhưng vẫn ghi nhận một tỷ lệ nhỏ (1,74%) trong mẫu nghiên cứu. Thể này đa số các triệu chứng liên quan đến cơ địa của người bệnh như hay hắt hơi sổ mũi ngay khi không cảm lạnh, hay phát ban hoặc dị ứng khi tiếp xúc dị nguyên (thuốc, thực phẩm, phấn hoa, mùi). Trong 8 thể gặp trong mẫu nghiên cứu, thể lâm sàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đàm thấp và khí hư. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Zhu YB và cộng sự (2010)(14). Nghiên cứu này tiến hành trên 8805 mẫu trên 18 tuổi thừa cân – béo phì ở Bắc Kinh và 8 tỉnh ở Trung Quốc, các thể lâm sàng YHCT cũng được phân loại bằng bảng CCMQ. Kết quả nghiên cứu tác giả kết luận 2 thể chiếm nhiều nhất và có liên quan là đàm thấp và khí hư(14). KẾT LUẬN Trên bệnh nhân thừa cân – béo phì tại bệnh viện YHCT tỉnh Đồng Tháp, trong năm bệnh mạn tính chiếm nhiều nhất là tăng huyết áp (86,81%) và tai biến mạch máu não (59,72%) và trong chín thể YHCT chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đàm thấp (27,08%) và khí hư (24,38%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2017). Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giai đoạn 2015-2020. URL: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao- y-te/Quyet-dinh-1125-QD-TTg-2017-phe-duyet-Chuong-trinh- muc-tieu-Y-te-Dan-so-2016-2020-357420.aspx. 2. Dennis LK, Stephen LH, Anthony SF (2015). Endocrinology and Metabolism. In: Eleftheria MF, Jeffrey SF (eds). Harrison's Principles of Internal Medicine, 19th edition, pp.9-2392. 3. Haslam DW, James WT (2005). “Obesity”. The Lancet, 366(9492):1197-1209. 4. Li M, Mo S, Lv Y, Tang Z, Dong J (2017). “A Study of Traditional Chinese Medicine Body Constitution Associated with Overweight, Obesity, and Underweight”. Evidence-based Complementary and Alternative Medicine, 2017:1-7. 5. Nguyễn Nhược Kim (2012). Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền. NXB Y học Hà Nội, pp.208-214. 6. Nguyễn Thị Sơn (2016). Triệu chứng học nội khoa đông y. NXB Y học,TP. Hồ Chí Minh, pp.55-57. 7. Nguyễn Trần Thanh Thủy (2018). “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện lâm sàng của bệnh cảnh đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có thừa cân béo phì”. Luận văn Thạc Sĩ Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Tử Siêu (1992). Hoàng Đế Nội kinh Tố Vấn. NXB Lao động, pp.10-12. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 151 9. Trần Hữu Dàng (2008). Bệnh béo phì (Giáo trình chuyên ngành nội tiết). NXB đại học Y dược Huế, pp.304-312. 10. Ulijaszek Stanley (2003). “Obesity: Preventing and Managing the Global Epidemic. Report of a WHO Consultation”. WHO Technical Report Series, 894:252. 11. Wang J, Li Y, Ni C, et al (2011). “Cognition Research and Constitutional Classification in Chinese Medicine”. American Journal of Chinese Medicine, 39(04):651-660. 12. Wang J, Li Y, Ni C, Zhang H, Li L, et al (2011). “Cognition Research and Constitutional Classification in Chinese Medicine”. American Journal of Chinese Medicine, 39(04):651-660. 13. Zhu Y, Shi H, Wang Q, Wang Y, Yu X et al (2017). “Association between Nine Types of TCM Constitution and Five Chronic Diseases: A Correspondence Analysis Based on a Sample of 2,660 Participants”. Evid Based Complement Alternat Med, pp.1-7. 14. Zhu YB, Wang Q, et al (2010). “Logistic regression analysis on relationships between traditional Chinese medicine constitutional types and overweight or obesity”. Zhong Xi Yi Jie He Xue Bao, 8(11): 8-1023. 15. Zhu YB, Wang Q, Origasa H (2007). “Evaluation on reliability and validity of the Constitution in Chinese Medicine Questionnaire (CCMQ)”. Chinese Journal of Behavioral Medical Science, 16(7): 651-654. 16. Zhu YB, Wang Q, Xue HS, Orikasa Q (2006). “Preliminary assessment on performance of Constitution in Chinese Medicine Questionnaire”. Chinese Journal of Clinical Rehabilitation, 10(3):15- 17. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ty_le_benh_ly_man_tinh_va_the_lam_sang_y_hoc_co_tru.pdf
Tài liệu liên quan