Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông

Tài liệu Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018 28 Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông A study on Auxiliary Coagulant Dosage for Slaughter-House Wastewater Treatment by Coagulation-Flocculation Technology ThS. Lê Hoàng Việt, Trường Đại học Cần Thơ Le Hoang Viet, M.Sc., Can Tho University Nguyễn Thị Huyền Trân, Trường Đại học Cần Thơ Nguyen Thi Huyen Tran, Can Tho University Hoàng Thị Hiếu, Trường Đại học Cần Thơ Hoang Thi Hieu, Can Tho University PGS.TS. Nguyễn Võ Châu Ngân, Trường Đại học Cần Thơ Nguyen Vo Chau Ngan, Assoc. Prof., Ph.D., Can Tho University Tóm tắt Nghiên cứu này được tiến hành ở qui mô phòng thí nghiệm nhằm khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ phù hợp để xử lý nước thải lò giết mổ - một loại nước thải chứa nhiều SS và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Các kết quả nghiên cứu trên mô hình Jartest cho thấy, hiệu quả keo tụ - tạo bông nước thải lò giế...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018 28 Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông A study on Auxiliary Coagulant Dosage for Slaughter-House Wastewater Treatment by Coagulation-Flocculation Technology ThS. Lê Hoàng Việt, Trường Đại học Cần Thơ Le Hoang Viet, M.Sc., Can Tho University Nguyễn Thị Huyền Trân, Trường Đại học Cần Thơ Nguyen Thi Huyen Tran, Can Tho University Hoàng Thị Hiếu, Trường Đại học Cần Thơ Hoang Thi Hieu, Can Tho University PGS.TS. Nguyễn Võ Châu Ngân, Trường Đại học Cần Thơ Nguyen Vo Chau Ngan, Assoc. Prof., Ph.D., Can Tho University Tóm tắt Nghiên cứu này được tiến hành ở qui mô phòng thí nghiệm nhằm khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ phù hợp để xử lý nước thải lò giết mổ - một loại nước thải chứa nhiều SS và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Các kết quả nghiên cứu trên mô hình Jartest cho thấy, hiệu quả keo tụ - tạo bông nước thải lò giết mổ với 225 mg/L PAC kết hợp 3 mg/L polymer là tốt nhất, hiệu suất loại bỏ COD đạt 84,91%, độ đục đạt 99,55%. Áp dụng các thông số lựa chọn trên vào mô hình bể keo tụ - tạo bông, chúng tôi thấy, hiệu suất xử lý COD và Ptổng của nước thải lần lượt đạt 73,39% và 79,31%. Chất lượng nước thải sau xử lý keo tụ - tạo bông phù hợp để đưa sang công đoạn xử lý sinh học tiếp theo. Từ khóa: bộ Jartest, chất trợ keo tụ, keo tụ - tạo bông, nước thải lò giết mổ. Abstract This research was conducted at a lab scale model to find out the optimum quantity of auxiliary coagulant for treating slaughter-house wastewater - a source of wastewater with high concentration of SS and bio-degradable organic compounds. The results of the Jartest testing showed that slaughter- house wastewater coagulated and flocculated with 225 mg/L PAC, combined with 3 mg/L cationic- polymer, getting the optimum removal efficiency of turbidity at 99.55%, and COD at 84.91%. Applied the chosen parameters into the coagulation-flocculation pilot testing, the treatment efficiency of Ptotal and COD were 79.31% and 73.39%, respectively. The treated wastewater after coagulation-flocculation process has enough nutrients to access into the next biological treatment steps. Keywords: Jartest apparatus, auxiliary coagulant, coagulation-flocculation, slaughter-house wastewater. LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN 29 1. Giới thiệu Hiện nay đời sống vật chất của con người được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong đó có lương thực, thực phẩm ngày càng tăng. Một trong những nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người là các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. Vì vậy, các hoạt động nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra ngày càng nhiều với qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu này. Lượng nước trung bình sử dụng để giết mổ một con heo có thể lên đến 0,5 m3 sinh ra nước thải chứa chất hữu cơ, các chất rắn như vụn xương, thịt vụn, mỡ, lông, móng, phân Nồng độ BOD5 của nước thải giết mổ gia súc, gia cầm có thể lên đến 1.800 mg/L, COD là 2.700 mg/L và SS là 810 mg/L (Lâm Minh Triết và ctv., 2008). Với tải lượng các chất ô nhiễm cao, nước thải giết mổ cần được xử lý phù hợp để không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Nhưng hiện nay, hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc đã có song vận hành chưa hiệu quả. Ở Việt Nam, để loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng và dầu mỡ cùng một phần chất hữu cơ trong nước thải lò giết mổ, Lâm Minh Triết và ctv. (2008) đã đề xuất các hình thức xử lý bao gồm tuyển nổi, keo tụ - tạo bông. Hà và Hương (2017) đã nghiên cứu xử lý nước thải lò giết mổ bằng quy trình keo tụ và ghi nhận các loại phèn nhôm có hiệu suất xử lý chất hữu cơ và dưỡng chất trên 90%. Tuy nhiên, chưa có ghi nhận về những nghiên cứu sử dụng chất trợ keo tụ để làm tăng hiệu suất xử lý nước thải lò giết mổ. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra liều lượng chất trợ keo tụ phù hợp về mặt kỹ thuật và kinh tế, để thiết kế và vận hành bể keo tụ - tạo bông trong xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao từ các lò giết mổ, góp phần bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2017. Đối tượng thí nghiệm là nước thải của hoạt động giết mổ (chủ yếu giết mổ heo) được thu thập từ hố thu nước thải của cơ sở chế biến thực phẩm tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Thời gian lấy mẫu khoảng 5 giờ sáng hàng ngày. 2.2. Hóa chất, thiết bị 2.2.1. Hóa chất Chất keo tụ gồm phèn sắt [FeCl3.6H2O] độ tinh khiết ≥ 99% và PAC [Aln(OH)mCl3n-m] độ tinh khiết ≥ 30%; cả hai đều có xuất xứ Trung Quốc. Chất trợ keo tụ được sử dụng là polymer cation specfloc C-1492 HMW, Anh quốc. 2.2.2. Thiết bị Thiết bị Jartest: các thí nghiệm xác định thông số vận hành của chất keo tụ thực hiện trên bộ Jartest ET750 Lovibond với cốc chứa 1 L. Mô hình bể keo tụ - tạo bông: thiết kế với lưu lượng nước thải Q = 0,4 L/phút bằng thủy tinh dày 5 mm, có hệ thống cánh khuấy truyền động bằng motor. Mô hình có hai phần kết hợp với nhau: (i) bể keo tụ (gồm 1 ngăn khuấy trộn hóa chất và 2 ngăn tạo bông), và (ii) bể lắng cơ học theo phương ngang. KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC 30 Bảng 1. Thông số thiết kế của mô hình Bể keo tụ Thông số Ngăn trộn hóa chất Ngăn khuấy nhanh Ngăn khuấy chậm Ngăn lắng Thời gian phản ứng (phút) 1 - 2 10 - 30 10 - 30 - Thời gian lưu (phút) 1,5 13 13 60 Thể tích (L) 0,6 5,2 5,2 24 Kích thước (m × m) 0,1 × 0,1 0,15 × 0,175 0,15 × 0,175 0,15 × 0,8 Chiều cao mực nước (m) 0,06 0,2 0,2 20 Vận tốc khuấy (vòng/phút) 150 80 40 - Hình 1. Sơ đồ bố trí các thí nghiệm định hướng trên bộ Jartest LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN 31 Thiết bị phân tích mẫu: các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của mẫu nước được phân tích bằng những phương pháp phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định của APHA, AWWA, WEF (2005) tại các phòng thí nghiệm Kỹ thuật Môi trường, Đại học Cần Thơ. 3. Kết quả - thảo luận 3.1. Thành phần và tính chất nước thải lò giết mổ Mẫu nước thải được lấy tại hố thu nước thải của lò giết mổ trong 03 ngày liên tiếp (từ 15 - 17/01/2017) để phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm làm cơ sở cho việc xem xét đặc điểm của nước thải có phù hợp với phương án xử lý được đề xuất hay không. Bảng 2. Thành phần, đặc điểm của nước thải thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ trung bình (n = 3) QCVN 62-MT:2016 /BTNMT (cột B)* pH - 6,51 ± 0,02 5,5 - 9,0 DO mg/L 0,13 ± 0,11 - Độ đục NTU 633,33 ± 34,12 - SS mg/L 214,80 ± 26,57 150 BOD5 mg/L 1523,30 ± 64,26 100 COD mg/L 2649,00 ± 565,77 300 TKN mg/L 151,54 ± 36,15 150 Ptổng mg/L 32,00 ± 2,00 - Tổng Coliform MPN/100 mL 4,90×105 ± 0,75×105 5.000 Note: * Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi Về cảm quan, nước thải có màu đỏ của máu, nhiều cặn lơ lửng, mỡ, lông và có mùi hôi. Kết quả phân tích cho thấy, nước thải bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng cặn lơ lửng và máu cao cần phải có biện pháp xử lý sơ cấp phù hợp để giảm tải cho công đoạn xử lý sinh học. Nước thải có pH nằm trong khoảng 6,5 - 7,5 thích hợp cho việc sử dụng FeCl3.6H2O và PAC keo tụ nước thải. 3.2. Kết quả thí nghiệm định hướng Thí nghiệm định hướng được thực hiện một lần trên bộ Jartest để chọn loại và liều lượng phèn thích hợp cho keo tụ nước thải lò giết mổ. Thí nghiệm tiến hành với liều lượng FeCl3.6H2O được thay đổi ở các khoảng liều lượng biến thiên từ 400 đến 650 mg/L, đối với PAC là từ 150 đến 400 mg/L (mỗi mức liều lượng cách nhau 50 mg/L). Trong quá trình thí nghiệm, quan sát bông cặn và quá trình lắng, lấy mẫu nước đo độ đục để đánh giá hiệu quả keo tụ và phân tích COD của mẫu nước thải có độ đục thấp nhất để đánh giá khả năng loại bỏ chất hữu cơ của biện pháp keo tụ. Đối với thí nghiệm keo tụ bằng phèn sắt, khi cho FeCl3.6H2O vào khuấy và để lắng các bông cặn bắt đầu hình thành, từ liều lượng 400 mg/L đến 550 mg/L FeCl3.6H2O các bông cặn lớn dần và lắng tốt, độ đục của nước thải sau keo tụ giảm mạnh. Độ đục của nước thải giảm là do FeCl3.6H2O tạo nên các ion Fe3+ có khả KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC 32 năng trung hòa điện tích các hạt keo, làm mất tính ổn định của các hạt keo, do đó các hạt keo có thể kết với nhau tạo thành bông cặn và lắng xuống. Thêm vào đó, FeCl3.6H2O còn tạo các phức hay phản ứng với alkalinity của nước thải, hình thành Fe(OH)3 kết tủa hấp phụ các hạt keo và kéo theo chất rắn lơ lửng trong nước thải lắng xuống. Ở liều lượng từ 550 mg/L đến 650 mg/L tạo các bông cặn lớn hơn và lắng nhanh, tuy nhiên độ đục của nước thải sau keo tụ tăng trở lại, điều này cho thấy hiệu quả keo tụ của FeCl3.6H2O giảm khi liều lượng phèn thêm vào bị dư. Điều này là do khi sử dụng chất keo tụ quá liều, lượng Fe3+ trong nước tăng cao các hạt keo hút nhiều các ion Fe3+ sẽ tái ổn định (mang điện tích dương của ion Fe3+); thêm vào đó ở liều lượng cao các bông cặn phát triển quá lớn, lắng nhanh và bỏ sót lại các bông cặn nhỏ làm độ đục tăng. Tương ứng với độ đục thấp nhất đạt được ở liều lượng 550 mg/L FeCl3.6H2O, khi đó COD giảm từ 2750 mg/L xuống còn 1150 mg/L, đạt hiệu suất loại COD là 58,18%. Hình 2. Độ đục của nước thải và hiệu suất xử lý ở các mức liều lượng FeCl3.6H2O khác nhau Hình 3. Độ đục của nước thải và hiệu suất xử lý ở các mức liều lượng PAC khác nhau LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN 33 Đối với thí nghiệm keo tụ bằng PAC, khi cho PAC vào nước thải khuấy và để lắng, các bông cặn hình thành và phát triển dần: liều lượng PAC từ 150 mg/L đến 250 mg/L, cho các bông cặn lớn và khả năng lắng tốt độ đục giảm rõ rệt; ở liều lượng PAC từ 250 mg/L đến 400 mg/L, tạo các bông cặn lớn hơn và lắng nhanh nhưng trong nước còn nhiều cặn lơ lửng nhỏ không kết vào bông cặn lớn nên độ đục của nó tăng cao. Sau khi keo tụ nước thải vẫn còn màu đỏ của máu. Độ đục của nước thải tăng giảm có cơ chế giống thí nghiệm FeCl3.6H2O nhưng PAC tạo ra các ion Al3+ và Al(OH)3. Độ đục thấp nhất đạt được ở liều lượng PAC là 250 mg/L, khi đó COD giảm từ 2750 mg/L xuống còn 1250 mg/L đạt hiệu suất loại COD là 54,55%. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả loại bỏ COD và độ đục của FeCl3.6H2O tốt hơn PAC, nhưng việc lựa chọn loại phèn nào để áp dụng còn phụ thuộc vào chi phí hóa chất. Tính toán chi phí hóa chất sử dụng cho quá trình xử lý như Bảng 3. 3.2. Kết quả xử lý COD, TSS, độ màu Bảng 3. So sánh chi phí hóa chất sử dụng cho thí nghiệm Hóa chất keo tụ Liều lượng sử dụng (mg/L) Đơn giá hóa chất (đồng/kg) Chi phí xử lý (đồng/m3) FeCl3.6H2O 550 42.000 23.100 PAC 250 17.000 4.250 Tính toán so sánh trên cho thấy tuy khả năng loại bỏ COD của FeCl3.6H2O cao hơn PAC, nhưng chi phí hóa chất để keo tụ bằng PAC rẻ hơn rất nhiều so với FeCl3.6H2O. Do đó, PAC với liều lượng 250 mg/L được chọn làm chất keo tụ cho các thí nghiệm định hướng tiếp theo. Chọn lựa này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Lê Hoàng Việt và ctv. (2015), Đào Minh Trung và ctv. (2016). 3.3. Kết quả thí nghiệm Jartest 3.3.1. Thí nghiệm xác định liều lượng polymer thích hợp hỗ trợ quá trình keo tụ Hiệu quả của quá trình keo tụ bằng các loại phèn có thể tăng cao khi sử dụng chất trợ keo tụ là polymer. Giá thành của polymer tuy cao, nhưng liều lượng sử dụng rất thấp (chỉ vài mg/L), nên việc bổ sung polymer không làm tăng đáng kể chi phí nhưng làm tăng hiệu quả loại bỏ độ đục và COD của quá trình keo tụ. Thí nghiệm này tiến hành trên bộ Jartest với liều lượng chất keo tụ PAC cố định ở tất cả các cốc là 250 mg/L, liều lượng chất trợ keo tụ polymer bổ sung vào các cốc biến thiên từ 2 - 4 mg/L. Trong quá trình thí nghiệm, quan sát quá trình tạo bông, lắng, lấy mẫu nước đo pH, độ đục và COD làm cơ sở để đánh giá hiệu quả keo tụ của PAC kết hợp với polymer. Thông số pH của nước thải đầu vào là 6,3, sau khi qua xử lý keo tụ biến thiên không nhiều, lần lượt đạt các giá trị 5,9; 6,0; 6,1; 5,8; 5,9; 5,8 tương ứng với các ngưỡng liều lượng chất trợ keo tụ là 0,0 mg/L, 2,0 mg/L, 2,5 mg/L, 3,0 mg/L, 3,5 mg/L và 4,0 mg/L. Wang và ctv. (2005) ghi nhận ngưỡng pH phù hợp để keo tụ nước thải bằng phèn sắt là 4,0 - 6,5 và > 8,5. Như vậy, các giá trị pH ghi nhận được trong thí KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC 34 nghiệm này đều nằm trong khoảng phù hợp để tiến hành keo tụ nước thải. Độ đục của nước thải đầu vào là 549 NTU, sau keo tụ giảm mạnh nhưng không có chiều hướng rõ rệt. Khi cho polymer vào theo cách tăng liều lượng thì bông cặn hình thành càng lớn và nhiều, các bông cặn lắng xuống làm giảm độ đục của nước thải. Tiếp tục tăng lượng polymer, các hạt keo sẽ tái ổn định, bông cặn được hình thành lớn hơn và lắng rất nhanh nên có thể bỏ sót lại các bông cặn nhỏ làm tăng độ đục của nước. Hình 4. Độ đục của nước thải khi kết hợp PAC các mức polymer khác nhau Hình 5. COD của nước thải khi kết hợp PAC các mức polymer khác nhau Ở các cốc có chất trợ keo tụ liều lượng từ 0,0 đến 2,5 mg/L hiệu quả keo tụ giảm, COD của nước thải sau keo tụ cao hơn khi không bổ sung polymer. Điều này do các polymer cũng là các hợp chất hữu cơ, nếu liều lượng chưa đủ sẽ không thể tạo cầu nối các hạt keo, làm cho hiệu quả loại bỏ COD giảm. Ở liều lượng polymer 3,0 mg/L cho hiệu quả loại bỏ COD cao nhất (hiệu suất xử lý đạt 72,87%), do lượng polymer đó đã đủ để tạo cầu nối hạt keo làm tăng khả năng lắng. Hiệu suất xử lý này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ha và Huong (2017) nhưng cao hơn ghi nhận của Metcalf & Eddy LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN 35 (1991) từ 30 - 60%. Khi tiếp tục tăng liều lượng polymer, các bông cặn nhỏ có thể bị bỏ sót lại theo cơ chế đã giải thích ở trên làm giảm hiệu quả loại bỏ COD. Dựa vào kết quả trên, liều lượng polymer 3,0 mg/L kết hợp với 250 mg/L PAC được chọn để tiến hành thí nghiệm xác định lượng chất keo tụ kết hợp với polymer. 3.3.2. Thí nghiệm xác định lượng chất keo tụ ở khoảng thu hẹp kết hợp với polymer Việc sử dụng polymer là chất trợ keo tụ có thể làm thay đổi liều lượng PAC cần sử dụng, do đó thí nghiệm này được tiến hành để xác định lại liều lượng PAC. Kết quả của thí nghiệm 1 đã ghi nhận liều lượng PAC là 250 mg/L, nên trong thí nghiệm này liều lượng PAC được cho biến thiên từ 200 đến 300 mg/L; mỗi mức liều lượng cách nhau 25 mg/L, riêng liều lượng polymer được giữ cố định ở mức 3,0 mg/L. Thông số pH của nước thải đầu vào là 6,5, qua xử lý keo tụ có biến thiên nhưng không đều; lần lượt đạt các giá trị 5,7; 6,2; 6,1; 6,0; 5,9; 5,6 tương ứng với các ngưỡng liều lượng chất keo tụ PAC là 200 mg/L, 225 mg/L, 250 mg/L, 275 mg/L và 300 mg/L. Như vậy, các giá trị pH đo được trong thí nghiệm này đều nằm trong khoảng phù hợp ghi nhận bởi Wang và ctv. (2005) để tiến hành keo tụ nước thải. Hình 6. Độ đục của nước thải sau keo tụ ở liều lượng polymer cố định kết hợp PAC 250 mg/L Hình 7. COD của nước thải sau keo tụ ở liều lượng polymer cố định kết hợp PAC 250 mg/L KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC 36 Kết quả cho thấy, độ đục sau keo tụ thấp nhất ở liều lượng 200 mg/L PAC kết hợp 3 mg/L polymer (hiệu suất xử lý đạt 99,55%), còn COD sau keo tụ thấp nhất ở liều lượng 225 mg/L PAC kết hợp với 3 mg/L polymer (hiệu suất xử lý đạt 84,91%). Với mục tiêu chủ yếu là giảm tải nạp chất hữu cơ cho các công đoạn tiếp theo trong thực tế xử lý nước thải, liều lượng PAC 225 mg/L kết hợp với 3 mg/L polymer được chọn để tiến hành thí nghiệm trên mô hình bể keo tụ - tạo bông. 3.4. Kết quả thí nghiệm chính thức trên mô hình bể keo tụ - tạo bông Thí nghiệm này được tiến hành trên mô hình bể keo tụ - tạo bông để kiểm chứng lại kết quả thí nghiệm đã thực hiện trên bộ Jartest. Các thông số thí nghiệm bao gồm liều lượng PAC 225 mg/L kết hợp với 3 mg/L polymer. Do chỉ có một mô hình thí nghiệm nên không bố trí lặp lại mà nước thải đầu vào và đầu ra được thu thập, phân tích ở 3 ngày liên tiếp. Hình 8. COD, TP của nước thải trước và sau khi qua mô hình keo tụ - tạo bông Sau quá trình keo tụ - tạo bông, COD trong nước thải giảm từ 1740,35 mg/L xuống còn 463,16 mg/L, hiệu suất xử lý đạt 73,39% cao hơn ghi nhận của Metcalf & Eddy (1991) từ 30 - 60%. TP giảm từ 19 mg/L xuống còn 4 mg/L, hiệu suất xử lý đạt 79,31% nằm trong khoảng 70 - 90% ghi nhận bởi Metcalf & Eddy (1991). Tuy nhiên, hiệu suất này thấp hơn ghi nhận của Hà và Hương (2017). Mặc dù hàm lượng COD còn khá cao nhưng tỉ lệ COD/P trong nước thải sau xử lý đạt xấp xỉ 100/1, nên lượng dưỡng chất trong nước thải đầu ra của bể keo tụ đủ để đưa vào công đoạn xử lý sinh học tiếp theo. 4. Kết luận - kiến nghị Nghiên cứu này đã thực hiện thí nghiệm Jartest xử lý nước thải lò giết mổ với lượng chất keo tụ PAC là 225 mg/L, kết hợp với 3 mg/L chất trợ keo tụ polymer, hiệu suất xử lý nước thải đạt tối ưu với độ đục loại bỏ 99,55% và COD đạt 84,91%. Ứng dụng xử lý nước thải lò giết mổ trên mô hình bể keo tụ - tạo bông với cùng liều lượng chất keo tụ và trợ keo tụ, hiệu LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN 37 suất loại bỏ COD là 73,39% và Ptổng là 79,31%. Nước thải sau xử lý phù hợp để đưa sang các công đoạn xử lý sinh học tiếp theo. Quá trình keo tụ - tạo bông sẽ tạo ra bùn thải có thể chứa dư lượng hóa chất gây độc, do đó cần có thêm những nghiên cứu khác để đánh giá thành phần bùn thải, tìm hiểu xử lý lượng bùn thải sinh ra từ quá trình keo tụ - tạo bông, hạn chế ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. APHA, AWWA, WEF (2005), Standard methods for the examination of water and waste-water, 21st ed, American Public Health Association, American Water Works Association, Water Environment Federation, Washington DC. 2. Bui Manh Ha, Duong Thi Giang Huong (2017), “Coagulation in treatment of swine slaughterhouse wastewater”, GeoScience Engineering LXIII(1) 15-21. 3. Đào Minh Trung, Nguyễn Võ Châu Ngân, Ngô Kim Định (2016), “Hiệu quả xử lí nước thải dệt nhuộm của chất trợ keo tụ hóa học và sinh học”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm TP. HCM, 9(87): 127-137. 4. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2008), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 5. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Thị Mỹ Phương, Đặng Thị Thúy (2014), “Nghiên cứu xử lý nước thải lò giết mổ bằng phương pháp keo tụ quy mô phòng thí nghiệm và mô hình bể keo tụ tạo bông kết hợp lắng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 34a: 108-118. 6. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Văn Ngâm, Trịnh Dương Sơn Tùng (2015), “Xử lý sơ cấp nước thải chế biến cá tra bằng phương pháp keo tụ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 40a: 101-109. 7. Metcalf & Eddy (1991), Wastewater engineering: Treatment, disposal, reuse, McGraw Hill Inc. 8. Sun M., Yu P. F., Fu1 J. X., Ji X. Q., Jiang T. (2017), “Treatment of slaughter wastewater by coagulation sedimentation - anaerobic biological filter and biological contact oxidation process”, IOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 82 012021. 9. Trịnh Xuân Lai (2011), Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghệ, Nxb Xây dựng Hà Nội. 10. Văn phòng Chính phủ (2016), Thông tư 04:2016/TT-BTNMT ban hành QCVN 62- MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, Công báo số 349+350. 11. Wang L. K, Yung-Tse Hung, Nazih K. Shamas (2005), Physico-chemmical treatment processes, Humana Press. Ngày nhận bài: 24/10/2017 Biên tập xong: 15/7/2018 Duyệt đăng: 20/7/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf94_2028_2214999.pdf
Tài liệu liên quan