Khảo sát kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại một trường Đại học miền Trung

Tài liệu Khảo sát kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại một trường Đại học miền Trung: 97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giảng dạy và nghiên cứu từ lâu đã trở thành nhiệm vụ cơ bản của giảng viên (GV). Hoạt động nghiên cứu cần được các trường đại học chú trọng, đầu tư bởi chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, mang lại uy tín, vị thế cho nhà giáo - nhà khoa học, cho cơ sở giáo dục và đào tạo. Với tầm quan trọng như vậy, Hội nghị TW2 khoá VIII đã xác định khoa học và công nghệ phải gắn với giáo dục và đào tạo: “Cùng với giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao VÕ THỊ MINH NHO* *Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng,  vtminhnho@gmail.com Ngày nhận bài: 30/8/2018; ngày sửa chữa: 01/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018 KHẢO SÁT KỸ NĂNG ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại một trường Đại học miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giảng dạy và nghiên cứu từ lâu đã trở thành nhiệm vụ cơ bản của giảng viên (GV). Hoạt động nghiên cứu cần được các trường đại học chú trọng, đầu tư bởi chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, mang lại uy tín, vị thế cho nhà giáo - nhà khoa học, cho cơ sở giáo dục và đào tạo. Với tầm quan trọng như vậy, Hội nghị TW2 khoá VIII đã xác định khoa học và công nghệ phải gắn với giáo dục và đào tạo: “Cùng với giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao VÕ THỊ MINH NHO* *Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng,  vtminhnho@gmail.com Ngày nhận bài: 30/8/2018; ngày sửa chữa: 01/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018 KHẢO SÁT KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC MIỀN TRUNG TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá các kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại một trường đại học tại Miền trung Việt Nam và ảnh hưởng lên hiệu quả nghiên cứu khoa học nhằm có những đề xuất giúp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên nhà trường. Kết quả thu được từ việc khảo sát gần 116 giảng viên của nhà trường cho thấy, có bảy nhóm yếu tố kỹ năng có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học gồm kỹ năng tìm đề tài, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng khảo sát và tập hợp tài liệu. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị tập trung vào các nhóm kỹ năng trên nhằm thúc đẩy hiệu quả nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên nhà trường. Từ khóa: kỹ năng, nghiên cứu khoa học, thang đo, giảng viên, phân tích nhân tố khám phá năng lực quản lý và hiệu quả công tác NCKH ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.” Từ lâu, nhiều nghiên cứu về giáo dục trên thế giới đã nhận thấy các kỹ năng NCKH đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động NCKH. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về kỹ năng NCKH trên đối tượng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu ở Việt Nam còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng lên động lực của NCKH và chỉ ở mức nghiên cứu định tính. Phát triển hoạt động NCKH không thể tách rời kỹ năng NCKH nên việc tìm hiểu và đánh giá một số kỹ năng NCKH của GV, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH của GV là rất cần 98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thiết. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi quyết định thực hiện đề tài về vai trò của kỹ năng trong hoạt động NCKH và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả NCKH trong đội ngũ GV tại một trường đại học trọng điểm ở miền Trung Việt Nam (tên chính thức của trường được sử dụng dưới tên ẩn danh “Đại học A” theo đúng như tiêu chí về vấn đề đạo đức nghiên cứu của đề tài) 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp định lượng. Các căn cứ lựa chọn tiêu chí đánh giá trước hết dựa vào các kỹ năng chính phục vụ trực tiếp cho hoạt động NCKH, tiếp đến là các nghiên cứu có liên quan. Sau khi tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau như báo cáo nghiên cứu, các bài viết liên quan đến nội dung nghiên cứu ở trong và ngoài nước, chúng tôi đã tiến hành thiết kế bảng hỏi và khảo sát bằng bảng câu hỏi với 116 GV. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả NCKH được đưa vào xem xét gồm 7 nhóm thang đo tiềm năng, hình thành từ 22 câu hỏi (còn gọi là các biến độc lập) và một thang đo đại diện cho hiệu quả NCKH của GV với 3 biến quan sát. Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện theo giới tính và với các độ tuổi khác nhau. 2.1. Các kỹ năng ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu khoa học Bảng 1: Các nhóm biến và mã hóa TT Thang đo Mã hóa NHÓM BIẾN ĐỘC LẬP I - Kỹ năng chọn đề tài DT 1 Tôi có thể lựa chọn và xác định một đề tài nghiên cứu phù hợp với bản thân DT1 2 Tôi nắm được phương pháp viết lý do chọn đề tài DT2 3 Tôi có thể tìm được đề tài nghiên cứu mà xã hội quan tâm và có tác động đến thực tiễn DT3 II - Kỹ năng hợp tác HT 4 Tôi có thể hợp tác với các đồng nghiệp cùng hoặc khác Trường/Khoa để thực hiện nghiên cứu mà không gặp trở ngại gì HT1 5 Tôi có khả năng giao tiếp tốt với những người khác khi cùng hợp tác nghiên cứu HT2 6 Tôi có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với các nhà khoa học khác HT3 III - Kỹ năng quản lý tài chính TC 7 Tôi có thể phân bổ kinh phí nghiên cứu được cấp phù hợp với từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu TC1 8 Tôi luôn ghi chép rõ ràng các khoản thu chi liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu TC2 9 Tôi nắm vững các nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản TC3 10 Tôi có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với nguồn kinh phí được cấp TC4 IV - Kỹ năng sử dụng máy tính trong nghiên cứu MT 11 Tôi có thể tự thiết kế và thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi định lượng MT1 12 Tôi sử dụng thành thạo phần mềm Excel phục vụ thống kê dữ liệu cho nghiên cứu của mình MT2 13 Tôi nắm vững những kỹ thuật trình bày bảng biểu để thể hiện kết quả nghiên cứu rõ ràng hơn MT3 14 Tôi có thể dùng công cụ khác ngoài Excel cho việc xử lý phân tích (ví dụ: SPSS, Stata ) MT4 V - Kỹ năng quản lý đề tài theo thời gian TG 15 Tôi luôn hoàn thành đúng hạn đề tài nghiên cứu TG1 16 Tôi phân bổ hợp lý thời gian cần thiết cho từng giai đoạn nghiên cứu TG2 17 Tôi có thể cân bằng giữa hoạt động nghiên cứu và các hoạt động khác TG3 VI - Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu NN 18 Tôi có thể sử dụng ngoại ngữ để tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu NN1 19 Tôi có thể báo cáo kết quả nghiên cứu của mình bằng tiếng nước ngoài NN2 20 Tôi có thể sử dụng ngoại ngữ để trao đổi với chuyên gia hoặc đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu NN3 99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v VII - Kỹ năng tập hợp và khảo sát tài liệu TL 21 Tôi có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho nghiên cứu của mình TL1 22 Tôi có thể sử dụng Internet để tìm kiếm những nghiên cứu có liên quan TL2 NHÓM BIẾN PHỤ THUỘC I - Hiệu quả NCKH HQ 1 Tôi thường xuyên viết bài cho các hội thảo khoa học HQ1 2 Tôi thấy hài lòng với hiệu quả NCKH của mình HQ2 3 Tôi đang thực hiện hoặc sẽ thực hiện một NCKH trong thời gian sắp tới HQ3 (Nguồn: do nhóm nghiên cứu xây dựng) Phần mềm IBM SPSS 23.0 được sử dụng cho việc xử lý số liệu thống kê thu thập được. Thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố sẽ được nhóm lại và kiểm định để tìm ra nhân tố đại diện có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NCKH theo các bước sau đây: 2.2. Xây dựng và kiểm định chất lượng thang đo Để đánh giá sơ bộ thang đo ta đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Croncbach’s Alpha. Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008) các biến có hệ số tương quan biến - tổng (corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corected Item-Total correlation) nhỏ hơn 0,3 và thành phần thang đó có hệ số Hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 được xem xét loại. 2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định tính thích hợp của mô hình bằng hệ số KMO Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và thu gọn các tham số ước lượng cho các nhóm biến. Kiểm định Barlett được dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị hay không. Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê khi Sig. < 0,05; chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, Phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên. Nếu KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong bước này các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Nhân tố với phép quay Varimax, điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Sau khi loại các biến không phù hợp, được tiến hành để kiểm tra lại độ phù hợp của các biến, đồng thời kiểm định Hệ số Cronbach Alpha được thực hiện lại trên các nhóm biến có sự hiệu chỉnh để khẳng định lại độ tin cậy của thang đo. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học A 3.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Đối tượng khảo sát là GV Trường Đại học A. Trong số 116 bảng trả lời hợp lệ được thu về, dựa theo tỷ lệ cơ cấu mẫu được khảo sát và tình hình thực tế ta thấy mẫu có thể đảm bảo tính đại diện. Cơ cấu mẫu theo đặc điểm nhân khẩu như sau: 79,3 % nữ và 20,7% nam. 29,4 % người trả lời có độ tuổi dưới 30, 46,5 % từ 30 đến 45 tuổi và 24,1% GV tham gia trả lời có độ tuổi trên 45,31% có thâm niên công tác dưới 5 năm và 69% có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên. 3.1.2. Đánh giá chung về các kỹ năng sử dụng trong nghiên cứu khoa học 100 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Trong các kỹ năng được khảo sát, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong NCKH đạt điểm trung bình cao nhất như số liệu thể hiện trong bảng 2. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường Đại học A khi các GV đều giảng dạy một ngôn ngữ nước ngoài và các chủ đề nghiên cứu cũng thường liên quan đến ngôn ngữ giảng dạy. Kỹ năng tìm đề tài đứng thứ hai về điểm trung bình trong các kỹ năng được khảo sát. Chỉ báo “Tôi có thể lựa chọn và xác định một đề tài nghiên cứu phù hợp với bản thân” có giá trị trung bình cao nhất (4,33) trong các chỉ báo được khảo sát cho thấy GV nhà trường rất phong phú về ý tưởng nghiên cứu, mặt khác các chủ đề nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ học cũng khá đa dạng. Kỹ năng quản lý tài chính liên quan đến các hoạt động quản lý và phân bổ nguồn kinh phí được cấp cho đề tài cũng như lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với nguồn tài chính có giá trị trung bình thấp nhất (3,41) trong các nhóm biến. Từ những nhận định trên chúng tôi cho rằng, các kỹ năng NCKH của GV nhà trường hiện ở mức tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát huy khi đánh giá chung của GV về hiệu quả NCKH chỉ ở mức 3,4 trên thang điểm 5. Đây là cơ sở để đưa vào phân tích trong các bước tiếp theo nhằm xác định những kỹ năng nào có tác động mạnh nhất lên hiệu quả nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao các kỹ năng này. Bảng 2: Kết quả phân tích thống kê mô tả Kích thước mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DT 4,01 DT1 116 1 5 4,33 0,695 DT2 116 2 5 3,96 0,715 DT3 116 2 5 3,75 0,79 HT 3,57 HT1 116 1 5 3,59 0,835 HT2 116 2 5 3,84 0,764 HT3 116 1 5 3,29 0,845 TC 3,41 TC1 116 1 5 3,47 0,839 TC2 116 1 5 3,17 0,816 TC3 116 1 5 3,52 0,829 TC4 116 1 5 3,47 0,937 MT 3,54 MT1 116 1 5 3,85 0,847 MT2 116 1 5 3,53 0,889 MT3 116 1 5 3,76 0,92 MT4 116 1 5 3,03 1,042 TG 3,45 TG1 116 1 5 3,52 0,909 TG2 116 1 5 3,47 0,807 TG3 116 1 5 3,36 0,908 NN 4,22 NN1 116 1 5 4,24 0,851 NN2 116 1 5 4,23 0,963 NN3 116 1 5 4,19 0,864 TC 3,91 TL1 116 1 5 3,59 0,914 TL2 116 2 5 4,23 0,664 HQ 3,40 HQ1 116 1 5 3,09 1,001 HQ2 116 1 5 3,28 0,931 HQ3 116 1 5 3,84 1,012 Valid N (listwise) 116 (Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu) 3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các kỹ năng được sử dụng trong nghiên cứu khoa học của GV Trường Đại học A 3.2.1. Kiểm tra độ tin cậy của các nhân tố bằng hệ số Hệ số Cronbach Alpha 101KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v Kiểm tra độ tin cậy được thực hiện nhằm xác định mức độ tương quan giữa các thang đo, loại những biến quan sát không đạt yêu cầu. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha, các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ đều có hệ số Crobach Alpha đều được chấp nhận về mặt tin cậy (lớn hơn mức yêu cầu 0,6). Trong đó, hệ số alpha lần lượt của các kỹ năng NCKH như sau: Kỹ năng chọn đề tài nghiên cứu (0,684), Kỹ năng hợp tác (0,773), Kỹ năng quản lí tài chính (0,853) và Kỹ năng máy tính (0,777) và kỹ năng quản lý đề tài nghiên cứu theo thời gian (0,862), Kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài trong nghiên cứu (0,932). Xét hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) của các biến quan sát đều đạt yêu cầu > 0,30 (Hair & ctg 2006), do đó, nhóm tác giả quyết định không có biến quan sát nào bị loại và thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo. 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, rất có ích cho việc xác định các tập hợp nhóm biến. Quan hệ của các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số nhân tố cơ bản. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading), hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào. Bảng 3: Kết quả KMO và kiểm định Barlett Hệ số KMO ,832 Kiểm định Barlett Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1452,286 Bậc tự do 231 Mức ý nghĩa ,000 (Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu) Theo tác giả Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên thể hiện phân tích nhân tố là phù hợp (0,5 =<KMO <=1). Như vậy, kết quả phân tích KMO = 0,832 của nghiên cứu được thực hiện thỏa mãn yêu cầu. Ngoài ra kiểm định Barlett (Barlett’s test) có ý nghĩa thống kê (sig =0,000 < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Xem bảng 4). Tổng phương sai trích theo yêu cầu phải đạt giá trị từ 50% trở lên. Kết quả phân tích ở bảng 4 cho thấy tổng phương sai trích của nghiên cứu thực hiện bằng 75,69% đáp ứng rất tốt yêu cầu đặt ra. Con số này cho biết các nhân tố giải thích được 75,69% biến thiên của các biến quan sát hay dữ Bảng 4: Tổng phương sai trích Nhân tố Tổng bình phương của hệ số tải nhân tố được trích (Extraction Sums of Squared Loadings) Tổng bình phương của hệ số tải nhân tố xoay (Rotation Sums of Squared Loadings) Tổng % của phương sai % tích lũy Tổng % của phương sai % tích lũy 1 7,460 33,908 33,908 3,119 14,176 14,176 2 2,687 12,213 46,121 3,022 13,736 27,911 3 1,703 7,739 53,860 2,550 11,593 39,505 4 1,497 6,806 60,666 2,360 10,729 50,233 5 1,149 5,221 65,887 2,010 9,136 59,369 6 1,095 4,977 70,864 1,966 8,935 68,304 7 1,061 4,823 75,688 1,624 7,384 75,688 102 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI liệu. Từ các phân tích trên có thể kết luận rằng, phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu tổng thể. Phân tích ma trận xoay nhân tố Dữ liệu tiếp tục được đưa vào xử lý Ma trận xoay nhân tố. Với cỡ mẫu bằng 116 thuộc nhóm từ 100 – 350, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA cần thỏa mãn điều kiện >= 0,5. Kết quả cho thấy các nhóm biến độc lập về kỹ năng liên quan đến NCKH đã được hình thành và không nằm ngoài kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu. Nhìn vào bảng ma trận xoay nhân tố, chúng ta có thể thấy có 7 cột biểu thị cho 7 nhóm nhân tố được rút ra từ 22 biến quan sát và tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,5. Bảy nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả NCKH gồm: Kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài trong NCKH, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ NCKH, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm đề tài và cuối cùng là kỹ năng tập hợp và khảo sát tư liệu phục vụ NCKH. 4. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Từ kết quả trên, để nâng cao hiệu quả NCKH của GV, nhóm tác giả cho rằng, cần dựa trên cơ sở 7 nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả NCKH đã được kiểm chứng bằng các bước phân tích dữ liệu nhằm đưa ra các giải pháp. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả NCKH thông qua việc cải thiện các kỹ năng NCKH của GV như sau: Nâng cao kỹ năng tìm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu khoa học Kỹ năng chọn đề tài nghiên cứu là một kỹ năng vô cùng quan trọng, vì nó quyết định sự thành công hay thất bại của nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu không phải là có sẵn, mà là kết quả của cả một quá trình phức tạp và biện chứng, từ những ghi nhận có được trong quá trình lĩnh hội kiến thức chuyên ngành đến kỹ năng quan sát và phân tích thực tế, và việc đối chiếu những phân tích đó với tình trạng kiến thức hiện tại, để phát hiện vấn đề nghiên cứu. Việc xác định vấn đề nghiên cứu, hay còn gọi là câu hỏi xuất phát, chính là nêu ra câu hỏi tổng quát mà nhà nghiên cứu muốn tìm giải đáp. Không có câu hỏi thì không thể tiến hành nghiên cứu. Chính vì nó có tầm quan trọng lớn lao như thế mà Van der Maren đã nói một cách khái quát rằng “NCKH trước hết là khởi sự từ một vấn đề, một câu hỏi: NCKH chính là xây dựng vấn đề” (1996). Với nguồn nhân lực có trình độ và thâm niên công tác NCKH trong nhà trường, chúng tôi cho rằng, cần tổ chức nhiều hơn các buổi bồi dưỡng chuyên đề cho GV trẻ, chưa có kinh nghiệm NCKH để nâng cao đồng bộ cho mọi GV. Từ đó giúp các GV trong trường tiếp cận nhiều hơn với các ý tưởng và đề tài NCKH đang được quan tâm. Nâng cao kỹ năng hợp tác trong nghiên cứu khoa học Thực tế cho thấy để tăng khả năng thành công, nhà khoa học cần phải hợp tác với các đồng nghiệp trong và ngoài chuyên ngành. Hợp tác giúp phát triển ý tưởng mới. Khi nghiên cứu theo nhóm, các kỹ năng và kinh nghiệm giữa các chuyên gia có thể hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau. Kết quả thu được phù hợp với nhiều nghiên cứu được thực hiện như công trình về năng suất NCKH của Lotka (1926), nhiều nghiên cứu sau đó cũng đã khẳng định sự tác động tích cực của sự cộng tác đến năng suất NCKH như Price & Beaver (1966). Chúng tôi cho rằng, nhà trường có thể xem xét hướng đến thành lập câu lạc bộ NCKH trong nhà trường và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên, tạo điều kiện giúp đỡ cho GV chưa có nhiều kinh nghiệm NCKH tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. GV ở các bộ môn khác nhau, các khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các công trình, vấn đề liên quan. Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính trong nghiên cứu khoa học Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy tính ngày càng đóng một vai trò to lớn 103KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v trong hoạt động NCKH. GV có thể dùng máy tính và mạng internet để nâng cao hiệu quả NCKH của mình. Một trong những khó khăn cơ bản của việc triển khai cải thiện kỹ năng sử dụng máy tính trong NCKH học là tâm lý ngại khó, ngại cái mới của GV (đặc biệt là GV đã lớn tuổi). Như vậy, muốn triển khai hiệu quả thì ngoài công tác tư tưởng còn cần làm sao để cho họ thấy việc ứng dụng CNTT không quá khó và họ hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúng tôi cho rằng, nhà trường có thể kết hợp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV nhằm nâng cao hiệu quả NCKH bằng các hoạt động như tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu định kỳ hàng năm. Các lớp tập huấn này nên được tổ chức theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng máy tính mà GV cần sử dụng trong quá trình nghiên cứu và phải bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như cách tra cứu và tìm kiếm thông tin, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách trình bày bảng biểu cho đến những công cụ phức tạp hơn như các phần mềm phân tích xử lý Các báo cáo viên có thể chính là đội ngũ NCKH cốt cán của trường. Đây sẽ là những hỗ trợ vô cùng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu của GV. Nâng cao kỹ năng khảo sát và thu thập tài liệu NCKH luôn có tính kế thừa và phát triển, do đó không thể nào phủ nhận vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu tài liệu. Để đảm bảo thành công trong NCKH, tài liệu tham khảo có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu. Để nâng cao kỹ năng khảo sát và thu thập tài liệu, nhà trường có thể tổ chức những buổi nói chuyện về các chuyên đề có liên quan như hướng dẫn GV cách sử dụng các thư viện mở (Open library) có sẵn trên mạng, hoặc các công cụ tra cứu và hỗ trợ trích dẫn như Google Scholar. Với những giải pháp mang tính hỗ trợ của nhà trường cũng sự nỗ lực của GV trong việc cải thiện kỹ năng khảo sát và thu thập tài liệu, chúng tôi cho rằng hiệu quả NCKH sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Nâng cao kỹ năng quản lý đề tài nghiên cứu theo thời gian Để vừa đảm nhiệm vai trò giảng dạy, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nghiên cứu đòi hỏi GV nhà trường cần nắm vững cách thức quản lý và phân bổ thời gian hợp lý. Trong các nguyên nhân gây lãng phí thời gian được thống kê cho từ các nghiên cứu thì làm việc không có kế hoạch chiếm vị trí hàng đầu. Do đó, để đảm bảo được các yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi hỏi người GV cần có kế hoạch năm học cụ thể cho cả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính Hầu hết các hoạt động NCKH được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí từ những tổ chức ở các cấp độ khác nhau: địa phương, quốc gia và quốc tế. Vì vậy, nó được xem là nguồn lực quan trọng không những giúp chi trả cho các hoạt động liên quan, mà còn thúc đẩy sự cộng tác trong nghiên cứu (Defazio và ctv., 2009). Nhân tố này cho thấy nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu có ý nghĩa tích cực đến hoạt động cũng như năng suất NCKH. GV nhà trường cũng cân nhắc lựa chọn những đề tài và phạm vi nghiên cứu phù hợp với nguồn kinh phí được hỗ trợ. Nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học Theo kết quả phân tích các chỉ báo liên quan đến kỹ năng NCKH, mức độ ảnh hưởng cao nhất là chỉ báo “Tôi có thể báo cáo kết quả nghiên cứu của mình bằng tiếng nước ngoài”. Kết quả này cho thấy GV nhà trường có nền tảng rất tốt và kỹ năng về ngôn ngữ để có thể báo cáo kết quả nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài. Do đặc thù của Trường Đại học A nên khả năng ngôn ngữ là một lợi thế lớn của GV. Để duy trì và nâng cao khả năng này, nhà trường nên có chính sách để GV tham dự những hội thảo NCKH trong và ngoài nước. Qua đó, GV nhà trường ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm cũng như phát huy ưu thế về ngoại ngữ qua các bài 104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI trình bày báo cáo trong các hội thảo và các báo cáo khoa học. Cũng trong nhóm yếu tố này, chúng ta thấy chỉ báo “Tôi có thể sử dụng ngoại ngữ để trao đổi với chuyên gia hoặc đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu” chiếm vị trí thứ hai về mức độ ảnh hưởng trong tất cả các chỉ báo. Điều này cho thấy, GV trong trường có năng lực tốt về ngôn ngữ nên việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm nghiên cứu với các chuyên gia, nhà nghiên cứu nước ngoài cũng là một lợi thế trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra với lợi thế về ngoại ngữ, GV có thể sử dụng kỹ năng ngoại ngữ vốn có của mình để tìm kiếm những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu từ các nguồn dữ liệu quốc tế. Điều này giúp GV mở rộng, tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn đồng thời nâng cao đáng kể hiệu quả cũng như chất lượng nghiên cứu. 5. KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm, giúp đóng góp và bổ sung vào lĩnh vực nghiên cứu về kỹ năng NCKH của GV, ngoài ra đây cũng là một trong những nghiên cứu tiên phong nhằm xây dựng thang đo về kỹ năng NCKH của GV. Từ những kết quả đạt được, theo chúng tôi, để thúc đẩy kỹ năng NCKH, nhà trường cần chú trọng, quan tâm hơn nữa tới hoạt động NCKH của GV, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Ngoài các đề xuất đã đưa ra trong các phần trên, hàng năm nhà trường cần tổ chức một hội nghị khoa học sau khi hoàn thành việc thẩm định, nghiệm thu các đề tài với sự tham gia của tất cả cán bộ GV và người có liên quan công tác NCKH. Nội dung chính của hội nghị gồm: Tổng kết công tác NCKH trong năm học, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới, thảo luận những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động NCKH, từ đó đưa ra định hướng hoạt động cho năm học mới, chú trọng giải quyết những vướng mắc của những người tham gia NCKH, nhất là các ý kiến có tính cải tiến, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của NCKH. 5.2. Hạn chế Nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu tương đối nhỏ (116 GV) và giới hạn chỉ trong Trường Đại học A. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu cho rằng đề tài có thể được mở rộng việc khảo sát đối với GV các trường đại học khác để có thể đưa ra các kết quả có độ tin cậy cao hơn./. Tài liệu tham khảo: Trần Đức Cân (2012), “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính để thúc đẩy và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các trường Đại học công lập”, Công Nghiệp: Kinh tế & Quản lý, số 3, tr.20-23. Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Vĩnh Khương (2016), “Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu cho giảng viên trẻ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 7(85), tr.93-105. Huỳnh Trường Huy (2014), “Năng suất nghiên cứu khoa học: Xây dựng các giả thuyết đối với trường hợp của Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32 (2014), tr.25-35. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2009), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội. Defazio, Daniela, Andy Lockett and Mike Wright (2009), “Funding incentives, collaborative dynamics and scientific productivity: Evidence from the EU framework program”, Research Policy 38.2, pp.293-305. De Solla Price, Derek J., and Donald Beaver (1966), “Collaboration in an invisible college”, American Psychologist 21(11), pp.1011-1018. Lotka, Alfred J (1926), “The frequency distribution of scientific productivity”, Journal of the Washington Academy of Sciences 16(12), pp.317-323. 105KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v AN INVESTIGATION OF SCIENTIFIC RESEARCH SKILLS OF LECTURERS AT A UNIVERSITY IN CENTRAL VIETNAM VO THI MINH NHO Abstract: This research aims to assess scientific research skills of lecturers at a University in Central Vietnam and its influences on the performance of lecturers’ scientific research in order to promote research activities. Results from the survey of 116 lecturers of the university showed that there are seven groups of skills that affect the effectiveness of research activities including topic searching, collaborative skills, financial management skills, computer skills, time management skills and surveying and documentation skills. The paper also provides some key recommendations on these skills to increase the effectiveness of research skills for the lecturers of the university. Keywords: skills, scientific research, scale, lecturers, Exploratory Factor Analysis Received: 30/8/2018; Revised: 01/10/2018; Accepted: 20/12/2018 Hair, Joseph F., et al (2006), “Multivariate data analysis (Vol. 6)”, Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall, 289. Van der Maren, Jean - Marie (1996), “Méthodes de recherche pour l’éducation”, Presses de l’Université de Montréal et de Boeck, pp.85-98.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_17_01_2019_97_105_vo_t_minh_nho_9766_2136252.pdf
Tài liệu liên quan