Khảo sát chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2017

Tài liệu Khảo sát chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 411 KHẢO SÁT CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2017 Đỗ Thị Thu Hà*, Đào Đức Tài**, Nguyễn Thị Phương Thảo**, Lê Văn Thể*, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Nguồn viện trợ từ nước ngoài cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã và đang bị cắt giảm đáng kể. Bảo hiểm y tế được xem là một giải pháp tốt nhất để giảm bớt gánh nặng kinh tế trong điều trị HIV/AIDS. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (YTQ1HCM) giai đoạn 2006-2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu từ hồ sơ bệnh án của tất cả người bệnh có ít nhất 1 năm điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2017. Chi phí điều trị được tính dựa vào dữ liệu trong năm đầu của người bệnh và tính...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 411 KHẢO SÁT CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2017 Đỗ Thị Thu Hà*, Đào Đức Tài**, Nguyễn Thị Phương Thảo**, Lê Văn Thể*, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Nguồn viện trợ từ nước ngoài cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã và đang bị cắt giảm đáng kể. Bảo hiểm y tế được xem là một giải pháp tốt nhất để giảm bớt gánh nặng kinh tế trong điều trị HIV/AIDS. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (YTQ1HCM) giai đoạn 2006-2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu từ hồ sơ bệnh án của tất cả người bệnh có ít nhất 1 năm điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2017. Chi phí điều trị được tính dựa vào dữ liệu trong năm đầu của người bệnh và tính toán theo đơn giá năm 2018. Kết quả: Trong giai đoạn 2006-2017, có 914 người bệnh được điều trị ít nhất 1 năm và có dữ liệu đầy đủ được đưa vào nghiên cứu, 45% người bệnh có mức CD4 ban đầu nhỏ hơn 200 tế bào/mm3, 44% yếu tố nguy cơ là quan hệ tình dục khác giới. Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là TDF+3TC+EFV (chiếm 47%). Trung bình người bệnh chi trả 2.859.806 đồng cho năm đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM, trong đó chi phí thuốc chiếm 67%. Nhóm người có yếu tố nguy cơ là nghiện chích ma túy có chi phí năm đầu điều trị lớn nhất (3.150.054 đồng/người). Nhóm người bệnh điều trị sớm với mức CD4 thấp dưới 200 tế bào/mm3 có chi phí năm đầu điều trị cao hơn so với nhóm điều trị muộn. Nhóm người bệnh sử dụng phác đồ TDF+3TC+EFV có chi phí năm đầu điều trị thấp nhất trong các phác đồ được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng (2.660.891 đồng/người). Kết luận: Nghiên cứu đã khảo sát chi phí năm đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2017. Đây là cơ sở cho các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác hơn về chi phí điều trị HIV/AIDS, từ đó ước tính kinh phí bảo hiểm y tế chi trả cho điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. Từ khóa: chi phí điều trị, HIV/AIDS, Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT THE SURVEY OF HIV/AIDS TREATMENT COST AT MEDICAL CENTER OF DISTRICT 1 IN HO CHI MINH CITY FOR THE PERIOD OF 2006-2017 Do Thi Thu Ha, Dao Duc Tai, Nguyen Thi Phuong Thao, Le Van The, Hoang Thy Nhac Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 410 – 416 Background: The international funding for HIV/AIDS prevention programs in Vietnam is being reduced. Health insurance is considered the best solution for reducing the economic burden of HIV/AIDS treatment. Objectives: This study was conducted to survey the cost of HIV/AIDS treatment at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City in the period of 2006-2017. *Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh **Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 412 Methods: A cross-sectional descriptive study was carried out by retrieving the data of 914 medical records of patients receiving HIV/AIDS treatment for at least 1 year at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City from 2006 to 2017. The costs of treatment were computed on the data in the first-year treatment with the unit price in 2018. Results: 45% of patients had initial CD4 cell counts which were below 200 cells/mm3, 44% of patients had heterosexual sex as a risk factor of HIV infection. The most common drug therapy was TDF+3TC+EFV (47%). The average treatment cost was 2,859,806 VND/patient, in which 67% of the total cost was the drug cost. The patients whose risk factor of HIV infection was Injection Drug User had the highest first-year treatment cost (3,150,054 VND/patient). The patients who were treated early with initial CD4 cell counts below 200 cells/mm3 had a higher first-year treatment cost than patients who were treated later. Patients receiving the TDF/3TC/EFV regimen had the lowest first-year treatment cost among regimens recommended by the Vietnam Ministry of Health (2,660,891 VND/patient). Conclusion: The study surveyed the HIV/AIDS treatment cost in the first-year treatment at the Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City for the period of 2006-2017. This information is the basis for managers to accurately assess the cost of HIV/AIDS treatment and estimate the payment of health insurance for HIV/AIDS treatment in Vietnam. Key words: HIV/AIDS, treatment cost, Medical Center of District 1 in Ho Chi Minh City. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến năm 2018, nhiều chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam hoạt động chủ yếu bằng các nguồn viện trợ từ nước ngoài như từ Chính phủ Hoa Kỳ (thông qua PEPFAR), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID). Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2017, nhiều nguồn viện trợ từ nước ngoài đã và đang bị cắt giảm đáng kể và tiến đến ngưng tài trợ trong thời gian tới. Trong tình hình này, Bảo hiểm y tế được xem là một giải pháp tốt nhất để huy động các nguồn lực trong nước cho việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để làm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Các kết quả khảo sát chi phí sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và tạo căn cứ khoa học để ước tính chi phí cần thiết trong điều trị HIV/AIDS. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2008-2013, nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế đã chiếm tới 94,5% tổng kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS(8). Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (YTQ1HCM) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1, cũng là một trong những cơ sở điều trị HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, các thông tin chi tiết về chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM là một trong những nguồn thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý ước tính chi phí trong điều trị HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát chi phí năm đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2017 theo quan điểm của người chi trả. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 413 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu từ hồ sơ bệnh án người bệnh điều trị HIV/AIDS trong giai đoạn 2006-2017. Nghiên cứu dùng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, với tiêu chí chọn mẫu là người bệnh lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi, đã điều trị tại Trung tâm YTQ1HCM ít nhất 1 năm, có đầy đủ dữ liệu về thuốc và các xét nghiệm được lưu trữ trong phần mềm quản lý người bệnh HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM. Có 914 người bệnh đạt tiêu chí nghiên cứu và được đưa vào phân tích. Dữ liệu thu thập liên quan đến người bệnh theo giới tính, độ tuổi, việc tham gia bảo hiểm y tế, yếu tố nguy cơ, mức CD4 khi bắt đầu điều trị và phác đồ điều trị. Chi phí điều trị được tính toán từ chi phí khám bệnh, chi phí xét nghiệm và chi phí thuốc trong năm đầu tiên điều trị của người bệnh tại Trung tâm YTQ1HCM. Các thành phần chi phí được phân tích và tính toán theo đơn giá của bảo hiểm y tế năm 2018. Thống kê và xử lý số liệu Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu được mô tả bằng phương pháp thống kê cơ bản qua tần số và tỷ lệ phần trăm. Chi phí điều trị được biểu diễn thông qua giá trị trung vị và tỷ lệ phần trăm. Việc so sánh giá trị chi phí giữa các nhóm sẽ được thực hiện bằng phương pháp kiểm định Wilcoxon hoặc Kruskal - Wallis, với p<0,05 ứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Dữ liệu được tổng hợp bằng Microsoft Excel và tiến hành phân tích thông qua phần mềm thống kê R. KẾT QUẢ Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm 914 người bệnh HIV/AIDS, có tuổi trung bình là 39,0±8,2 tuổi, trong đó nam giới chiếm 68%, tỷ lệ người bệnh tham gia bảo hiểm y tế đạt 89%. Có 45% người bệnh có mức CD4 nhỏ hơn 200 tế bào/mm3 khi bắt đầu điều trị tại Trung tâm YTQ1HCM, yếu tố nguy cơ chính là quan hệ tình dục khác giới (chiếm 44%) và nghiện chích ma túy (chiếm 38%). Trong năm đầu điều trị HIV/AIDS, người bệnh được sử dụng phác đồ bậc 1 và bậc 2, trong đó 47% người bệnh được sử dụng phác đồ bậc 1, với ba thuốc TDF+3TC+EFV. (Hình 1) Chi phí điều trị HIV/AIDS Xét giá trị trung vị cho chi phí, kết quả ghi nhận, người bệnh chi trả 2.859.806 đồng cho năm đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM, trong đó chi phí thuốc chiếm 67%, chi phí xét nghiệm chiếm 21%. Khi so sánh chi phí điều trị theo yếu tố nguy cơ, mức CD4 ban đầu, phác đồ điều trị, nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Người bệnh có mức CD4 ban đầu nhỏ hơn 200 tế bào/mm3 phải chi trả 3.262.353 đồng và người bệnh sử dụng phác đồ ZDV+3TC+NVP phải chi trả 4.312.250 đồng cho một năm đầu điều trị (Hình 2) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 414 Hình 1: Đặc điểm của 914 người bệnh HIV/AIDS điều trị tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2017 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 415 Hình 2: Chi phí năm đầu điều trị HIV/AIDS cho người bệnh tại Trung tâm Y tế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2017 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 416 BÀN LUẬN Nghiên cứu đã khảo sát chi phí năm đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2017. Các kết quả về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu tương đồng với các kết quả được báo cáo tại Việt Nam trong năm 2017 về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo giới tính, độ tuổi và yếu tố nguy cơ(3). Trong giai đoạn 2006-2017, 2 phác đồ được sử dụng nhiều nhất là TDF+3TC+EFV (chiếm 47%) và d4T+3TC+EFV (chiếm 16%). Nghiên cứu ghi nhận có sự thay đổi xu hướng sử dụng phác đồ ARV bậc 1 trong giai đoạn 2006-2017 khi tăng tỷ lệ sử dụng phác đồ TDF+3TC+EFV và giảm dần việc sử dụng d4T+3TC+EFV. Nguyên nhân là do tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài gây nhiễm toan chuyển hóa acid lactic, rối loạn phân bố mỡ và bệnh lý thần kinh ngoại vi của d4T nên từ năm 2011, Bộ Y tế Việt Nam đã không còn đưa phác đồ có d4T là phác đồ ưu tiên sử dụng trong điều trị HIV/AIDS(2). Tính đến năm 2017, phác đồ ARV bậc 1 được Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo sử dụng là TDF (hoặc ZDV)+3TC+EFV (hoặc NVP)(4). Chi phí sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao trong chi phí điều trị HIV/AIDS cho người bệnh trong mẫu nghiên cứu. Ngoài các thuốc ARV, người bệnh còn phải sử dụng các thuốc để điều trị nhiều bệnh khác như lao, phong, nhiễm trùng. Giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có số lượng nhiễm trùng cơ hội khác nhau dẫn đến chi phí thuốc sẽ thay đổi khá đa dạng. Nghiên cứu ghi nhận mặc dù chi phí năm đầu điều trị của nam, người bệnh từ 50 tuổi trở lên, người bệnh không có bảo hiểm y tế lần lượt cao hơn so với nữ, người bệnh dưới 50 tuổi, người có bảo hiểm y tế nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Về nguy cơ lây nhiễm, nhóm đối tượng nghiện chích ma túy có chi phí năm đầu điều trị cao nhất. Việc kém tuân thủ điều trị của nhóm đối tượng này(7) cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí điều trị(5). Kết quả còn chỉ ra người bệnh điều trị muộn với mức CD4 ban đầu thấp dưới 200 tế bào/mm3 có chi phí năm đầu điều trị cao hơn so với điều trị sớm. Kết quả này cũng đã từng được ghi nhận ở các nghiên cứu về chi phí điều trị HIV trên thế giới(1,6). Nghiên cứu ghi nhận trong 4 phác đồ được khuyến cáo sử dụng thì phác đồ TDF+3TC+EFV có chi phí năm đầu điều trị thấp nhất (2.660.891 đồng/người), kết quả này phù hợp với việc ưu tiên sử dụng phác đồ TDF+3TC+EFV trong điều trị HIV/AIDS do Bộ Y tế quy định(4) để tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Mặt khác, chi phí năm đầu điều trị của người bệnh sử dụng phác đồ bậc 2 cao gấp 4,7 lần so với phác đồ bậc 1 (13.402.220 đồng so với 2.825.212 đồng). Kết quả này cho thấy việc thất bại trong điều trị với phác đồ bậc 1 sẽ gây ra một gánh nặng rất lớn về kinh tế trong việc điều trị HIV/AIDS lâu dài. Nghiên cứu chỉ mới cung cấp các kết quả liên quan đến chi phí điều trị HIV/AIDS cho 1 năm đầu tiên. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ được thực hiện để thấy được sự thay đổi về chi phí điều trị giữa năm đầu và các năm tiếp theo. Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm YTQ1HCM sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu ở các cơ sở y tế khác tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã khảo sát được chi phí cho 1 năm đầu điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm YTQ1HCM giai đoạn 2006-2017. Đây là cơ sở cho các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác hơn về chi phí điều trị HIV/AIDS, từ đó ước tính kinh phí mà bảo hiểm y tế phải chi trả cho điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam, hướng đến tiết kiệm chi phí cho người bệnh và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong các chương trình hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 417 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adiatma YMS (2015). Costs of HIV/AIDS treatment in Indonesia by time of treatment and stage of disease. BMC Health Services Research, 15: pp.440-445. 2. Bộ Y tế (2011). Quyết định số 4139/QĐ-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Bộ Y tế (2017). Báo cáo số 1299/BC-BYT về công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. 4. Bộ Y tế (2017). Quyết định số 5418/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”. 5. Edward MG, et al. (2008). The Association of Adherence to Antiretroviral Therapy with Healthcare Utilization and Costs for Medical Care. Applied Health Economics and Health Policy, 6(2-3): pp.145-155. 6. Farnham PG, et al. (2013). Updates of Lifetime Costs of Care and Quality-of-Life Estimates for HIV-Infected Persons in the United States: Late Versus Early Diagnosis and Entry Into Care. JAIDS Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, 64(2): pp.183-189. 7. Simona AI, et al (2017). Improving the Adherence to Antiretroviral Therapy, a Difficult but Essential Task for a Successful HIV Treatment - Clinical Points of View and Practical Considerations. Frontiers in Pharmacology, 8: pp.831-840. 8. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015). Quyết định số 2966/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố giai đoạn 2014-2020”. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_chi_phi_dieu_tri_hivaids_tai_trung_tam_y_te_quan_1.pdf
Tài liệu liên quan