Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ

Tài liệu Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 14 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ THÀNH CÔNG CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Huỳnh Vưu Khánh Linh*, Vương Thị Ngọc Lan**, Võ Minh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỷ lệ thai lâm sàng sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả của phương pháp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ca chứng lồng với tỷ lệ ca chứng là 1:2. Các trường hợp (TH) hiếm muộn (HM) thực hiện IUI lần đầu tại khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ từ 20/09/2016 đến 30/04/2017. Cấu phần bệnh chứng gồm: 1) Nhóm ca: lấy đủ 77 ca thai lâm sàng; 2) Nhóm chứng: 154 ca không có thai lâm sàng trong các trường hợp không có thai lâm sàng còn lại bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Kết quả: Tỷ lệ thai lâm sàng của IUI là 14% [KTC 95%: 0,11-0,...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 14 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ THÀNH CÔNG CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Huỳnh Vưu Khánh Linh*, Vương Thị Ngọc Lan**, Võ Minh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỷ lệ thai lâm sàng sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả của phương pháp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ca chứng lồng với tỷ lệ ca chứng là 1:2. Các trường hợp (TH) hiếm muộn (HM) thực hiện IUI lần đầu tại khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ từ 20/09/2016 đến 30/04/2017. Cấu phần bệnh chứng gồm: 1) Nhóm ca: lấy đủ 77 ca thai lâm sàng; 2) Nhóm chứng: 154 ca không có thai lâm sàng trong các trường hợp không có thai lâm sàng còn lại bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Kết quả: Tỷ lệ thai lâm sàng của IUI là 14% [KTC 95%: 0,11-0,17]. Số liệu chỉ ra các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng của IUI là: Thời gian hiếm muộn trên 5 năm, tỷ lệ thai lâm sàng IUI giảm đi 10 lần so với dưới 2 năm [KTC 95%: 0,001-0,98]. Số ngày kích thích buồng trứng trên 13 ngày, tỷ lệ thai lâm sàng IUI giảm 68% [OR=0,32; KTC 95%: 0,11-0,9]. Độ dày nội mạc tử cung vào ngày làm IUI từ 7-10mm, thai lâm sàng sau IUI tăng 5,71 lần so với nội mạc tử cung < 7 mm [KTC 95%: 1,33-46,59], tổng số tinh trùng di động trong mẫu IUI từ 5 x106 trở lên thì thai lâm sàng sau IUI tăng 39,57 lần so với dưới 1 x106 [KTC 95%: 3,21-487,85]. Kết luận: các cặp vợ chồng có thời gian hiếm muộn trên 5 năm hoặc có thời gian kích thích buồng trứng 13 ngày do đáp ứng buồng trứng chậm, tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa 1 x 106 nội mạc tử cung 7 mm cần tư vấn trước khả năng thành công IUI thấp. Từ khóa: Hiếm muộn; Bơm tinh trùng vào buồng tử cung. ABSTRACT AN INVESTIGATION OF THE FACTORS RELATED TO THE SUCCESS RATE OF IUI AT CẦN THƠ CITY GYNECOLOGY-OBSTETRICS HOSPITAL Huynh Vưu Khanh Linh, Vương Thi Ngọc Lan, Vo Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 14 - 21 Objectives: To evaluate the clinical pregnancy rate after intrauterine insemination (IUI) and investigate other factors related to the effects of this method. Methodology: A Nested-Case Control Study (ratio 1:2) was completed on patients treated with the first IUI cycle from September 20th, 2016 to April 30th, 2017 at the Fertility Department of Cantho Gynecology- Obstetrics Hospital. In total, 231 couples were included in this Case-Control analysis, and were categorized into two groups. The first group was consisted of 77 patients selected when patients fell pregnant following IUI. The second group consisted of 154 patients who were randomly selected from patients without clinical pregnancy. Results: The IUI success rate was 14 % (CI 95%:0.11-0.17). By multiple regression analysis, our data showed that: the clinical pregnancy rate of IUI for infertile couples for longer than 5 years decreased 10 times * Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ ** Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 15 compared to infertile couples for less than 2 years (OR=0,1 CI 95%: 0.001- 0.98). When the ovaries were stimulated for more than 13 days, IUI success rate decreased by 68% compared to ovarian stimulation for less than 13 days (OR=0,32 CI 95%: 0.11-0.90). When the endometrium thickness measured between 7-10mm. Inclusive, the clinical pregnancy rate of IUI increased 5.71 times compared to patients who has an endometrium thickness of less than 7mm (OR=5,71 CI 95%:1.33-46.59). With the couples with a total progressive motile sperm count in IUI sample greater than 5x106, the clinical pregnancy rate increased 39.57 times compared to couples with total progressive motile sperm count in IUI sample less than 1x106 (OR=39,57 CI 95%: 3.21-487.85). Conclusions: This study confirms that couples who are infertile for a period longer than 5 years, couples who have been ovarianly stimulated greater than 13 days, where the total progressive motile sperm count after washing is less than 1x106 or the endometrium thickness is less than 7mm, should have consultation because of low success rate of IUI. A broader study should be conducted to find out the real relation among these factors and clinical pregnancy rate after IUI. Keywords: Infertility, Intrauterine Insemination, Semen analysis parameters. GIỚI THIỆU Hiếm muộn trong những năm gần đây là một vấn đề gây nên nhiều nỗi trăn trở cho các cặp vợ chồng. Sự thay đổi lối sống, ảnh hưởng của công việc, dinh dưỡng, môi trường, việc kết hôn muộn hay những yếu tố khách quan khác đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ. Có rất nhiều yếu tố tiên lượng cho thành công của phương pháp IUI như nguyên nhân gây hiếm muộn, thời gian hiếm muộn, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng, phác đồ kích thích buồng trứng, số noãn vượt trội, nội mạc tử cung hay phác đồ hỗ trợ hoàng thể. Mỗi chỉ số lại có giá trị riêng trong từng trường hợp cụ thể. Việc tìm ra các yếu tố liên quan và xác định những yếu tố nào có thể thay đổi được sẽ giúp ta nâng cao tỷ lệ thành công của phương pháp này. Trong những năm trước đây, mặc dù tại trung tâm chúng tôi có một vài nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công của IUI, nhưng những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các bất thường của tinh dịch đồ. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát thêm một số yếu tố của người vợ. Đồng thời, qua đó chúng tôi cũng đánh giá được hiệu quả của phương pháp IUI trong khoảng thời gian gần đây tại cơ sở mới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho chúng tôi tư vấn cho bệnh nhân một cách đầy đủ, giúp bệnh nhân lựa chọn biện pháp điều trị, cân bằng giữa hiệu quả và chi phí. Đề tài này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: "Các yếu tố về đặc điểm của người vợ liên quan như thế nào đến kết quả bơm tinh trùng vào buồng tử cung?" Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ có thai lâm sàng sau thực hiện phương pháp IUI tại khoa Hiếm muộn bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ có thai lâm sàng sau thực hiện phương pháp IUI và các yếu tố như: (1) tuổi vợ; (2) thời gian hiếm muộn, (3) nguyên nhân hiếm muộn, (4) phác đồ kích thích buồng trứng, (5) AFC, (6) AMH, (7) số nang noãn trưởng thành trong chu kỳ kích thích, (8) độ dày của nội mạc tử cung tại thời điểm IUI, (9) số ngày KTBT, (10) tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa, (11) tỷ lệ tinh trùng hình dạng bình thường trước lọc rửa, (12) số lần IUI trong 1 chu kỳ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu ca chứng lồng (Nested Case- Control) (1:2). Đối tượng nghiên cứu Các cặp vợ chồng HM được điều trị lần Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 16 đầu và bằng IUI tại khoa Hiếm muộn bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ từ 20/09/2016 đến 30/04/2017. Dân số chọn mẫu Dân số lồng: Toàn bộ các bệnh nhân đến khám và được được kích thích buồng trứng, điều trị bằng phương pháp IUI lần đầu tại Các bệnh nhân này được theo dõi và chia làm 2 nhóm: - Nhóm ca: Các bệnh nhân có thai lâm sàng sau khi được điều trị bằng kỹ thuật IUI tại khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 20/09/2016 đến 30/04/2017. - Nhóm chứng: Các bệnh nhân không có thai lâm sàng sau khi được điều trị bằng kỹ thuật IUI tại khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cùng thời gian trên. Tỷ lệ bệnh chứng là 1:2 Tiêu chuẩn loại trừ Có 1 trong các đặc điểm: - Bất thường NMTC (SA): dị vật lòng TC, polyp lòng TC, UXTC dưới niêm, ứ dịch lòng TC, TSNMTC. - Bất thường tử cung (SA): UXTC, nghi ngờ LNMTC trong cơ TC, dị dạng TC. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Z: trị số từ phân phối chuẩn, Z0,975= 1,96 α: xác suất sai lầm loại I, α= 0,05 β: xác suất sai lầm loại II, năng lực mẫu 1- β= 0,8 p1: xác suất phơi nhiễm trong nhóm bệnh. p2: xác suất phơi nhiễm trong nhóm chứng. Nhóm chứng là nhóm có β-hCG (-) sau 2 tuần IUI hoặc không có thai lâm sàng vào tuần thứ 5-6 sau IUI qua siêu âm ngả âm đạo. Nhóm chứng là nhóm có β-hCG (-) sau 2 tuần IUI hoặc không có thai lâm sàng vào tuần thứ 5-6 sau IUI qua siêu âm ngả âm đạo. Kết quả nghiên cứu Cao Ngọc Thành và cộng sự cho thấy tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm có số nang noãn trưởng thành trên siêu âm ≥ 4 nang (22,9%), sử dụng phác đồ FSH trong kích thích buồng trứng (19,81%), nhóm có độ dày nội mạc tử cung tại thời điểm thực hiện IUI ≥ 7 mm ( 14,78 % )(Error! Reference source not found.). Theo Nikhbakht, tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa ≥ 10 x106, tỷ lệ hình dạng tinh trùng bình thường > 4% làm tăng khả năng có thai sau IUI (p < 0,05)(Error! Reference source not found.). p: hồi cứu 30 trường hợp thực hiện IUI lần đầu tiên có thai LS (BV Phụ Sản Cần Thơ, 2015). + Xác suất tổng số tinh trùng di động trong mẫu IUI ≥ 10 x106 trong nhóm có thai lâm sàng là: 4/30 (13,05%). + Xác suất có số nang noãn trưởng thành trên siêu âm ≥ 4 nang trong nhóm có thai lâm sàng là: 9/30 (30%). + Xác suất hình dạng tinh trùng bình thường > 4% trong nhóm có thai lâm sàng: 9/30 (30%). + Xác suất nội mạc tử cung > 7 mm trong nhóm có thai lâm sàng: 10/30 (33%). + Sử dụng phác đồ FSH trong điều trị kích thích buồng trứng trong nhóm có thai lâm sàng:15/30 (50%). Vì vậy, với OR=3 và OR=10 chúng tôi có được bảng tính cỡ mẫu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 17 Bảng 1. Bảng tính cỡ mẫu theo tỷ lệ ca : chứng. Biến số nghiên cứu P2 Cỡ mẫu với OR=3 Cỡ mẫu với OR=10 Tổng số tinh trùng di động trong mẫu IUI >10 x10 6 0,13 203 42 Số nang noãn trưởng thành trên siêu âm ≥ 4 nang 0,3 138 39 Xác suất hình dạng tinh trùng bình thường > 4% 0,3 138 39 Nội mạc tử cung >7mm 0,33 137 41 Sử dụng phác đồ FSH 0,5 150 54 Chúng tôi chọn OR=3 để có năng lực mẫu tốt nhất. Theo bảng trên, chúng tôi tính được cỡ mẫu cho phân tích thống kê ca chứng là 203 trường hợp với nhóm ca là 70 trường hợp và nhóm chứng là 140 trường hợp. Tỉ suất thành công của IUI thay đổi tùy trung tâm, trung bình từ 15-20%. Nếu chọn tỉ suất là 15%, để có 70 trường hợp có thai lâm sàng trong phân tích bệnh chứng, cần tối thiểu 467 mẫu phỏng vấn và thu thập ban đầu. Tỉ suất càng lớn, cỡ mẫu càng nhỏ. Chúng tôi chọn tỉ suất thành công là 15% để có năng lực mẫu tốt nhất. Như vậy, cỡ mẫu cần thiết tối thiểu là 467 mẫu. Chúng tôi ước tính khả năng mất dấu là 10% nên cỡ mẫu chung tối thiểu tính được là 513 mẫu. Cỡ mẫu ca: chứng chúng tôi tính được là 210 (70 bệnh: 140 ca). Vì chúng tôi ước tính khả năng mất dấu là 10% nên cỡ mẫu ca- chứng chúng tôi tính được là 231 (77 ca: 154 chứng). Biến số phụ thuộc CÓ THAI LÂM SÀNG: có cả 2 dấu hiệu sau: + Quickstick (+) hay β-hCG ≥5 mIU/ml. + Có phôi thai và tim thai (SA ngả âm đạo). Thai ngoài tử cung được xem là thai lâm sàng. KHÔNG CÓ THAI LÂM SÀNG: khi có 1 trong các dấu hiệu sau: + Có kinh trở lại. + β-hCG (-). + Không có phôi và tim thai (SA ngả âm đạo). Các bước tiến hành nghiên cứu: Bước 1: Chuẩn bị Tập huấn người phỏng vấn (nữ hộ sinh) không biết mục tiêu nghiên cứu. Bảng câu hỏi được soạn theo cấu trúc đóng, để bệnh nhân tự đọc và điền vào. Nghiên cứu thử 10 trường hợp không tính vào mẫu để làm quen, chỉnh sửa bảng thu thập số liệu. Bước 2: Sàng lọc đối tượng. Vào mỗi ngày trong tuần, bác sĩ điều trị cùng tác giả sẽ siêu âm để xác định thai lâm sàng cho các bệnh nhân quay lại tái khám sau IUI. * Bước 3 Chọn toàn bộ bệnh nhân đến điều trị IUI tại khoa hiếm muộn bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ trong thời gian tiến hành nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu cho số ca nhận vào tối thiểu của nghiên cứu đoàn hệ. - Nhóm ca sẽ được lấy mẫu đủ (cỡ mẫu= 77 ca) đã tính cho tới khi đủ cỡ mẫu trong thời gian nghiên cứu. Nhóm ca được thu thập sau khi bệnh nhân được xác định có thai lâm sàng khi đến tái khám vào tuần thứ 5-6 sau IUI. - Nhóm chứng: chọn từ dân số nghiên cứu những bệnh nhân không có thai sinh lâm sàng sau IUI. Như vậy nhóm chứng bao gồm tất cả bệnh nhân đến khám vào tuần thứ 2 đến thứ 5-6 sau thực hiện IUI và có bằng chứng không có thai lâm sàng (có kinh trở lại hoặc có β-hCG âm tính hoặc β-hCG > 5 mUI/ml nhưng không có túi thai, phôi thai, tim thai). Số lượng gấp đôi nhóm ca (154 ca), phương pháp chọn ngẫu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 18 nhiên đơn từ phần mềm STATA 13 trên tổng số phụ nữ không có thai. Bước 4: Mời đối tượng tham gia nghiên cứu. Mời các bệnh nhân thực hiện IUI tham gia nghiên cứu. Sau đó giải thích rõ những thông tin mà họ cung cấp được đảm bảo bí mật và sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, điều trị hiện tại. Bước 5: Phỏng vấn và thu thập số liệu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh nhân sẽ ký vào "bản đồng thuận tham gia nghiên cứu" và bắt đầu tham gia nghiên cứu. Trong quá trình đọc nếu có thắc mắc sẽ được giải thích rõ trước khi cho đối tượng ký. Tiến hành phỏng vấn sau khi đã ký đồng thuận nghiên cứu. Cuối mỗi buổi tại phòng khám, tác giả tập hợp các bảng thu thập số liệu và đưa vào nghiên cứu. Chúng tôi sẽ chấm dứt nghiên cứu ở đối tượng trong bước này. Bước 6: Nhập và làm sạch số liệu. Bước 7: Phân tích và viết nghiên cứu. Phân tích thống kê Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Phân tích gồm 2 bước: Mô tả và phân tích đơn biến. Dùng mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu để tính OR hiệu chỉnh cho các biến số. Các phép kiểm đều thực hiện với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 20/09/2016 đến 30/04/2017 chúng tôi thực hiện khảo sát trên 550 cặp vợ chồng thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh đến khám và điều trị hiếm muộn bằng kỹ thuật IUI tại khoa Hiếm muộn bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ. Tất cả đều tái khám đúng theo lịch hẹn. Chúng tôi thu thập được 77 ca có thai lâm sàng chiếm tỷ lệ 14% [KTC 95%: 0,11-0,17] trong tổng số những cặp vợ chồng thực hiện IUI (nhóm ca). Nhóm chứng gồm 154 trường hợp ngẫu nhiên trong số 473 trường hợp không có thai lâm sàng, chiếm 28% tổng số cặp vợ chồng đến khám. Trong nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận trường hợp có thai ngoài tử cung khi quay lại tái khám. Chúng tôi mời tất cả 550 trường hợp vào tham gia nghiên cứu và không có trường hợp nào từ chối tham gia nghiên cứu hay bỏ cuộc. Trong nghiên cứu, có 22 biến số được đưa vào phân tích đơn biến bao gồm: nơi cư ngụ, nghề nghiệp vợ/chồng, nhóm tuổi vợ/chồng, BMI vơ, trình độ học vấn vợ/chồng, thời gian hiếm muộn, loại hiếm muộn, tình trạng hút thuốc lá vợ/ chồng, tuổi chồng, nơi cư ngụ, nghề nghiệp vợ, chồng, BMI vợ, AFC, AMH, hút thuốc lá chồng, nguyên nhân HM, loại HM, chu kỳ kinh nguyệt, độ dày NMTC, số nang noãn ngày hCG, số ngày KTBT và phác đồ KTBT, số lần IUI trong 1 chu kỳ, hình dạng tinh trùng bình thường, tổng tinh trùng di động trong mẫu IUI. Sau phân tích đơn biến, có 9 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu và đồng tác, 13 yếu tố có P< 0,25 được đưa vào phương trình hồi quy đa biến bao gồm: BMI vợ, tình trạng hút thuốc lá (chồng), tuổi chồng, tuổi vợ, thời gian HM, nguyên nhân HM, AFC, phác đồ KTBT, số ngày KTBT, độ dày NMTC, số lần IUI, hình dạng tinh trùng bình thường trước lọc rửa, tông tinh trùng di động trong mâu IUI. Do đó, phương trình hồi quy đa biến có 13 biến số (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 19 Bảng 2. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến kết quả IUI Đặc điểm Có thai LS Không thai LS OR (*) 95% CI P (**) n=77 (%) n=154 (%) BMI vợ Thiếu cân 10 (12,99) 22 (14,28) 1 Bình thường 63 (81,82) 117 (75,97) 0,94 0,33-2,72 0,91 Thừa cân - Béo phì 4 (5,19) 15 (9,75) 0,48 0,09-2,52 0,38 Hút thuốc lá(chồng) Không 58 (74,78) 97 (62,99) 1 Có 19 (25,22) 57 (37,01) 0,78 0,34-1,81 0,56 Nhóm tuổi vợ < 30 tuổi 60 (77,92) 104 (67,53) 1 30-35 tuổi 15 (19,4) 39 (25,33) 0,69 0,29-1,64 0,39 > 35 tuổi 2 (2,59) 11 (7,14) 0,22 0,05-1,02 0,06 Nhóm tuổi chồng < 30 tuổi 21 (27,27) 35 (22,73) 1 30-35 tuổi 37 (48,05) 59 (38,31) 0,48 0,18-1,32 0,16 > 35 tuổi 19 (24,68) 60 (38,96) 1,63 0,39-6,73 0,5 Nguyên nhân hiếm muộn Thiểu năng tinh trùng 31 (40,87) 80 (51,95) 1 Rối loạn phóng noãn 13 (16,53) 23 (14,94) 2,14 0,63-7,24 0,22 Nguyên nhân kết hợp 3 (3,48) 16 (10,39) 0,94 0,22-4,07 0,94 Không rõ nguyên nhân 30 (39,13) 35 (22,72) 2,05 0,81-5,23 0,13 AFC < 8 nang 3 (4,35) 19 (12,34) 1 8- 10 nang 33 (42,61) 57 (37,01) 2,666 0,67-10,66 0,17 > 10 nang 41 (53,04) 78 (50,65) 2,05 0,51-8,17 0,31 Thời gian hiếm muộn < 2 năm 36 (46,75) 68 (44,16) 1 2 - 5 năm 33 (42,87) 74 (48,05) 0,55 0,28-1,18 0,12 > 5 năm 8 (10,38) 12 (7,79) 0,027 0,003-0,22 0,001 Phác đồ KTBT CC 30 (38,96) 70 (45,45) 1 FSH /hMG 47 (61,03) 84 (54,55) 1,92 0,82-4,48 0,13 Số ngày KTBT < 13 ngày 60 (78,26) 105 (68,18) 1 ≥13 ngày 17 (21,74) 49 (31,82) 0,35 0,14-0,87 0,02 Độ dày NMTC < 7mm 1 (1,29) 9 (5,84) 1 7-10 mm 46 (59,58) 91 (59,09) 18,1 1.33-46.59 0,03 > 10 mm 30 (39,13) 54 (35,07) 14,54 0,98-214 0,05 Số lần IUI 1 lần 52 (67,53) 139 (90,26) 1 2 lần 25 (32,47) 15 (9,74) 22,04 4,96-98,05 0,000 Hình dạng TT bình thường TLR ≤ 4 % 53 (68,83) 125 (81,17) 1 > 4 % 24 (31,17) 29 (18,83) 0,7 0,26-1,9 0,49 Tổng TT di động mẫu IUI < 1 x 10 6 49 (63,64) 119 (77,27) 1 1 - <5 x 10 6 20 (25,97) 30 (19,48) 1,92 0,75-4,91 0,18 ≥ 5 x 10 6 8 (10,39) 5 (3,25) 10,8 1,03- 112,5 0,049 (*): OR hiệu chỉnh (**): Hồi quy đa biến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 20 Sau phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy còn 5 yếu tố liên quan (P <0,05), bao gồm: thời gian HM, số ngày KTBT, độ dày NMTC, số lần IUI, tổng tinh trùng di động trong mẫu IUI. Phần lớn OR* thay đổi >10% so với OR thô. Vì vậy có thể thấy được vai trò của phương trình hồi quy đa biến trong kiểm soát các yếu tố gây nhiễu và đồng tác. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 550 trường hợp thực hiện IUI, 77 ca thai lâm sàng (thuộc nhóm ca) và 154 trường hợp không có thai lâm sàng (thuộc nhóm chứng) được đưa vào phân tích bệnh chứng, kết quả cho thấy tỷ lệ thành công của IUI là 14% [KTC 95%: 0,11-0,17], tìm thấy mối liên quan giữa thời gian HM, số ngày KTBT, độ dày NMTC, số lần IUI, tổng tinh trùng di động trong mẫu IUI với tỷ lệ thai lâm sàng sau IUI. Về các yếu tố: thời gian hiếm muộn, số ngày kích thích buồng trứng, độ dày nội mạc tử cung, tổng tinh trùng di động trong mẫu IUI phù hợp với nghiên cứu của tác giả Cao Ngọc Thành, Philippe Merviel, Nikbakht(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Về NMTC nghiên cứu chúng tôi hơi khác so với tác giả trong nước, tác giả Cổ Phí Thị Ý Nhi lại cho rằng hình thái NMTC quan trọng hơn độ dày, hình thái NMTC thích hợp nhất là hình hạt cafe(Error! Reference source not found.). Về số lần IUI số liệu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Wang, Rahman, Rahdall(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu và đối tượng tham gia nghiên cứ có đặc tính khác nhau. Ưu điểm nghiên cứu của chúng tôi là thiết kế nghiên cứu ca chứng lồng, thiết kế này vừa giúp ta tính được tỷ lệ thai lâm sang của IUI, vừa biết được mối quan hệ nhân quả, giúp cho việc ứng dụng trong điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện còn ngắn nên cỡ mẫu thu được còn ít. Trong tương lai chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện nghiên cứu lớn hơn và khảo sát thêm nhiều yếu tố khác. KẾT LUẬN Tỷ lệ thai lâm sàng của phương pháp IUI tại khoa đạt 14% [KTC 95%: 0,11-0,17]. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai lâm sàng của IUI là: Thời gian hiếm muộn trên 5 năm, tỷ lệ thai lâm sàng sau IUI giảm đi 97% [KTC 95%: 0,003- 0,22], số ngày kích thích buồng trứng dưới 13 ngày, tỷ lệ thai lâm sàng sau IUI ca tăng 65% [KTC 95%: 0,14-0,87], độ dày nội mạc tử cung vào ngày làm IUI từ 7-10mm, thai lâm sàng sau IUI tăng 18 lần các so với nội mạc tử cung < 7 mm [KTC 95%: 1,33-46,59], tổng số tinh trùng di động trong mẫu IUI từ 5 x106 trở lên thai lâm sàng sau IUI tăng 10,8 lần so với tổng số tinh trùng di động trong mẫu IUI dưới 1 x106 [KTC 95%: 1,03-112,5], IUI 2 lần trong 1 chu kỳ khả năng thành công IUI tăng 22 lần so với IUI 1 lần [KTC 95%: 4,96-98,05]. Nên tư vấn các cặp vợ chồng có thời gian hiếm muộn trên 5 năm hoặc có thời gian kích thích buồng trứng ≥ 13 ngày do đáp ứng buồng trứng chậm, tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa < 1x106, nội mạc tử cung <7mm cần tư vấn trước khả năng thành công IUI thấp. Khuyến khích bệnh nhân điều trị sớm khi có chẩn đoán hiếm muộn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Ngọc Thành (2007). “Bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung – Phương pháp hỗ trợ sinh sản và hiệu quả”. Chuyên đề Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Đại học Huế, pp.32 – 37. 2. Cổ Phí Thị Ý Nhi, Võ Minh Tuấn (2014). "Khảo sát đặc điểm tử cung ở những trường hợp chuyển phôi - thụ tinh trong ống nghiệm". Tập san Y học Thành phố Hồ Chí Minh 18, Nhà xuất bản Y học, pp.28-33. 3. Merviel P, Heraud MH, Grenier N, Lourdel E, Sanguinet P, Copin H (2010). "Predictive factors for pregnancy after intrauterine insemination (IUI): an analysis of 1038 cycles and a review of the literature". Fertil Steril, 93(1):p79-88. 4. Nikbakht R, Saharkhiz N (2011). " The influence of sperm morphology, total motile sperm count of semen and number Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 21 of sperm inseminated in sperm samples on the success of intrauterine insemination ". Int J Fertile Sterile, 5(3):p.168-73. 5. Rahman SM, Karmakar D, Malhotra N, Kumar S (2011). "Timing of intrauterine insemination: an attempt to unravel the enigma". Arch Gynecol Obste; p.284:1023e7. 6. Randall GW, Gantt PA (2008). "Double vs. single Intrauterine Insemination per cycle: use in gonadotropin cycles and in diagnostic categories of ovulatory dysfunction and male factor infertility". J Reprod Med; 53(3):pp.196-202. 7. Wang YC, Chang YC, Chen IC, Cnien HH, Wu GJ (2006). "Comparison of timing of IUI in ovarian stimulated cycles". Arch Androl, p.52:371e4. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cac_yeu_to_lien_quan_den_ty_le_thanh_cong_cua_phuon.pdf
Tài liệu liên quan