Khảo sát các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ ở tuổi thai 28-32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương

Tài liệu Khảo sát các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ ở tuổi thai 28-32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 49 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ TỬ VONG SƠ SINH SỚM CỦA TRẺ Ở TUỔI THAI 28-32 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Trương Quang Hưng*, Hoàng Thị Diễm Tuyết** TÓM TẮT Mở đầu: Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới. Một nửa số trẻ sinh ra bằng hoặc dưới 32 tuần trong 2 tháng đầu sẽ chết do thiếu các dịch vụ chăm sóc khả thi hiệu quả chi phí, chẳng hạn như sự ấm áp, hỗ trợ cho con bú và chăm sóc cơ bản cho bệnh nhiễm trùng và suy hô hấp. Phương pháp: Một nghiện cứu bệnh – chứng thực với tỷ lệ 1:2, thực hiện trên 375 trẻ sinh ở tuổi thai 28 – 32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ 01/09/2016 đến 30/04/2017. Nhóm bệnh 125 trẻ mất sau sinh trước 7 ngày và 250 trẻ sinh nuôi sống. Kết quả: Các yếu tố làm giảm nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ: (i) Hoàn tất liệu pháp corticoid với OR = 0,39, KTC 9...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ ở tuổi thai 28-32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 49 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ TỬ VONG SƠ SINH SỚM CỦA TRẺ Ở TUỔI THAI 28-32 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Trương Quang Hưng*, Hoàng Thị Diễm Tuyết** TÓM TẮT Mở đầu: Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới. Một nửa số trẻ sinh ra bằng hoặc dưới 32 tuần trong 2 tháng đầu sẽ chết do thiếu các dịch vụ chăm sóc khả thi hiệu quả chi phí, chẳng hạn như sự ấm áp, hỗ trợ cho con bú và chăm sóc cơ bản cho bệnh nhiễm trùng và suy hô hấp. Phương pháp: Một nghiện cứu bệnh – chứng thực với tỷ lệ 1:2, thực hiện trên 375 trẻ sinh ở tuổi thai 28 – 32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ 01/09/2016 đến 30/04/2017. Nhóm bệnh 125 trẻ mất sau sinh trước 7 ngày và 250 trẻ sinh nuôi sống. Kết quả: Các yếu tố làm giảm nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ: (i) Hoàn tất liệu pháp corticoid với OR = 0,39, KTC 95% = 0,20-0,76, p=0,01. (ii) Cân nặng trẻ ≥ 1000 gram, p < 0,001. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ: (i) Đa ối OR = 6,42, KTC 95% = 1,27-32,52, p = 0,03. (ii) Giới tính trẻ là nam OR = 2,68, KTC 95% = 1,47-4,87, p = 0,001. (iii) Nhiễm trùng sơ sinh OR = 3,97, KTC 95% = 2,15-7,19, p <0,001. Kết luận: Cân nặng trẻ từ 28 - 32 tuần hơn 1000 gr và corticoids kích thích trưởng thành phổi thai là những yếu tố tiên lượng khả năng sống ở trẻ sơ sinh sớm. Cần thêm những cứu về vấn đề này trong tương lai. Từ khóa: trẻ sơ sinh non tháng sớm, nghiên cứu bệnh - chứng. ABSTRACT ACCESSMENT RISK FACTORS OF NEONATAL MORTALITY IN EARLY PRETERM BABIES WITH 28-32 WEEKS AGE AT HUNG VUONG HOSPITAL Truong Quang Hung, Hoang Thi Diem Tuyet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 49 - 54 Background: Preterm birth is the leading cause of deaths among children under 5 years old all over the world. Half of babies born at or below 32 weeks in the first two months will die due to the lack of cost-effective care services, such as warmth, breastfeeding support and basic care for the disease. infections and respiratory failure. Methods: A case – control study with ratio 1: 2 was performed on 375 births at 28-32 weeks of gestation at Hung Vuong Hospital from September 2016 to April 2017. Patient group includes 125 preterm babies died before 7 days and control group includes 250 babies having live births. Results: Factors that reduced the risk of infant mortality were: (i) complete corticosteroid therapy with OR = 0.39, 95% CI[0.20-0.76], p = 0.01. (ii) Birth body weight ≥ 1000 grams, p <0.001. Factors that increase the risk of infant mortality are: (i) polyhydramios OR = 6.42, 95% CI [1.27-32.5], p = 0.03. (ii) boy babies, OR = 2.68, 95% CI [1.47-4.8], p = 0.001. (iii) neonatal infection OR = 3.97, 95% CI [2.15-7.19], p <0.001. Conclusion: Weights of 28-32 weeks were more than 1000 gr and corticosteroid stimulation of fetal lung maturation was a predictor of survival in early neonates. It needs more help on this issue in the future. Key words: early preterm birth, case - control study. * Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: TS. BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết ĐT: 0908120952 Email: tuyethoang05@yahoo.conm.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 50 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và ở hầu hết các nước có số liệu đáng tin cậy, tỷ lệ sinh non đang gia tăng(1). Định nghĩa sinh non là những trẻ được sinh ra có tuổi thai từ 22 tuần, nghĩa là nhiều hơn 154 ngày tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối, đến trước tuần thứ 37, nghĩa là ít hơn 259 ngày sau kỳ kinh cuối.Vì vậy dựa vào tuổi thai có thể phân thành (1): Cực kỳ non (<28 tuần); Rất non tháng (28 đến <32 tuần); Non tháng trung bình đến muộn (32 đến <37 tuần). Ở những nơi có thu nhập thấp, một nửa số trẻ sinh ra bằng hoặc dưới 32 tuần (2 tháng đầu) chết do thiếu các dịch vụ chăm sóc khả thi hiệu quả chi phí, chẳng hạn như sự ấm áp, hỗ trợ cho con bú và chăm sóc cơ bản cho bệnh nhiễm trùng và suy hô hấp. Ở các quốc gia có thu nhập cao, gần như tất cả những đứa trẻ có khả năng sống sót. Ước tính năm 2010, số ca sinh non ở Ấn Độ là 3519000, Mỹ là 517400(1). Trẻ sơ sinh non tháng có nhiều nguy cơ bệnh tật như suy hô hấp, bệnh màng trong, viêm phổi, di chứng thần kinh, chậm phát triển về cân nặng và chiều cao.Những di chứng ở trẻ là gánh nặng về tinh thần và tài chính cho gia đình và xã hội. Ở châu Âu và nhiều nước phát triển tỷ lệ sinh non thường là 5-9%(7). Tỷ lệ sinh non ở Việt Nam dao động từ 6,80% đến 13,80%(12). Việc giảm tỷ lệ sinh non là một vấn đề toàn cầu. Do đó, những dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống ở trẻ sinh non cung cấp những thông tin quý báu trong hướng dẫn và quản lý thai nghén. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho nhân viên y tế và sản phụ quyết định khi cần can thiệp trên thai kỳ. Trong thực tế tại nơi làm việc, chúng tôi ghi nhận có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống của trẻ sinh non tự nhiên hay chủ động do phải chấm dứt thai kỳ vì bệnh lý mẹ, có dùng corticoid để kích thích trưởng thành phổi thai nhi kịp và đủ thời gian chưa. Với câu hỏi nghiên cứu “Có những yếu tố nào có thể liên quan đến khả năng sống của trẻ sinh ra có tuổi thai từ 28- 32 tuần?” Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ ở tuổi thai 28-32 tuần tại bệnh viện Hùng Vương” nhằm góp phần hỗ trợ các bác sĩ sản khoa có cơ sở để lựa chọn quyết định theo dõi hay chấm dứt thai kỳ trên các đối tượng non tháng có nguy cơ cao. Mục tiêu nghiên cứu Xác định một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ ở tuổi thai 28-32 tuần trong một tuần đầu sau sinh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng Chọn mẫu Trẻ sơ sinh có tuổi thai từ 28-32 tuần được sinh tại Bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ 01/09/2016 đến 30/04/2017, được theo dõi và chia thành 02 nhóm: Nhóm bệnh: các trẻ có tuổi thai từ 28-32 tuần sinh tại Bệnh viện Hùng Vương không nuôi sống được trong thời gian nghiên cứu Nhóm chứng: các trẻ có tuổi thai từ 28-32 tuần sinhtại Bệnh viện Hùng Vương nuôi sống được trong thời gian nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn vào Tất cả các trường hợp sinh đơn thai từ 28-32 tuần (tính theo kỳ kinh cuối nếu chu kỳ kinh đều 28-30 ngày, siêu âm 3 tháng đầu) trong thời gian nghiên cứu. Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Các sản phụ không xác định được chính xác tuổi thai. Các sản phụ có trẻ sinh ra do đình chỉ thai nghén như thai dị dạng, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, hoang thai. Cỡ mẫu Tính dựa công thức sau: 2 21 2 22112/ )( )1(/)1()1()/11( pp ppmppZppmZ N  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 51 Trong đó: Z là trị số từ phân phối chuẩn. α: xác suất sai lầm loại 1. β:xác suất sai lầm loại 2.1- β: sức mạnh của phép kiểm. p1: xác suất phơi nhiễm trong nhóm bệnh. p2: xác suất phơi nhiễm trong nhóm chứng. Chọn: α= 0,05; Z0.975=1,96; (1-β)=0,80. OR =2, tỉ lệ nhóm bệnh: nhóm chứng 1:2. P2 chọn theo nghiên cứu của Roberts D và Dalziel SR (2006) là xác suất trẻ sinh có tuổi thai < 32 tuần sống khi có liệu pháp corticoid =0,6435(18). Cỡ mẫu tính được là 375 trẻ. Chọn mẫu đủ 375 trường hợp với nhóm bệnh là 125 trẻ; nhóm chứng là 250 trẻ Phương pháp thống kê Nhập số liệu và xử lí số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n =375) Đặc điểm Nhóm bệnh N=125 Nhóm chứng N= 250 P Tuổi mẹ < 20 20-34 ≥ 35 10 92 23 16 184 50 0,6 0,5 Tuổi thai (tuần): 28 - <29 29 -<30 30 - <31 31 - <32 32 44 28 25 15 13 22 35 45 83 65 0,001 Con so Con rạ 63 106 132 118 0,66 Tiền căn sinh non: Có Không 13 112 23 227 0,71 Cao huyết áp/TSG: Có Không 30 95 55 195 0,10 ĐTĐ thai kỳ: Có Không 10 115 42 208 0,29 Thai chậm tăng trưởng Có Không 28 97 29 221 0,01 Ối vỡ non: Có Không 12 113 49 201 0,01 Dùng Corticoides * Không Chưa hoàn tất Hoàn tất 63 18 44 104 50 96 0,10 0,25 Phép kiểm Chi bình phương TSG: tiền sản giật; ĐTĐ: Đái tháo đường *Corticoides kích thích trưởng thành phổi thai Bảng 2. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ cho sanh non Đặc điểm OR KTC 95% P Đa ối 6,42 1,27-32,52 0,03 Liệu pháp corticoid Chưa hoàn tất 0,67 0,30-1,51 0,33 Hoàn tất 0.39 0,20-0,76 0,01 Không 1 Giới tính trẻ Trai 2,68 1,47-4,87 0,001 Gái 1 Cân nặng trẻ (gr) <1000 1 1000-1499 0,10 0,03-0,30 <0,001 1500-1999 0,01 0,003-0,04 <0,001 2000-2499 0,01 0,002-0,06 <0,001 >2500 Không xác định Nhiễm trùng sơ sinh 3,97 2,15-7,19 <0,001 Suy hô hấp 3,75 0,22-4,75 0,01 BÀN LUẬN Tuổi mẹ có liên quan đến sinh non đã được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định. Có nhiều cách phân loại nhóm tuổi, nhưng được dùng phổ biến là chia thành 3 nhóm: dưới 20 tuổi, từ 20 – 34 tuổi và từ 35 tuổi trở lên(3,10,12). Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ của ba nhóm tuổi lần lượt là 6,93%, 73,6%,19,47%. Phân bố tuổi của chúng tôi cũng tương tự các nghiên cứu của tác giả Marisa IP, tác giả Lo CC và thống kê tại bệnh viện ở Canada năm 2006 -2007 về nhóm tuổi bà mẹ(3,11,14). Rối loạn tăng số lượng nước ối là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non. Theo chúng tôi điều này là hoàn toàn hợp lý đa ối làm cho tử cung giãn quá mức dễ phát sinh chuyển dạ sinh non, đặc biệt là đa ối cấp. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Vân cho thấy 9/9 thai phụ đa ối trong nhóm nghiên cứu bị sinh non(9). Nghiên cứu của Phạm Văn Hoàn có 6/6 các thai phụ bị đa ối sinh non và trong nhóm sinh non, đa ối chỉ chiếm 27%(18). Kết quả này cũng tương tự của Nguyễn Văn Phong đa ối chiếm tỷ lệ 1,4% trong nhóm sinh non và nguy cơ sinh non tăng cao gấp 19 lần khi bị đa ối(16). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 52 Tuổi thai là một yếu tố bảo vệ trẻ non tháng(1,15,19). Theo Mai Thị Phương, sự khác biệt giữa khả năng sống của nhóm tuổi thai 29 tuần đến 31 tuần 6 ngàyso với trẻ sinh ra ở tuổi thai 28 đến 28 tuần 6 ngày không có ý nghĩa thống kê(12). Riêng nhóm tuổi thai 31 tuần đến 32 tuần, khi phân tích đơn biến, khả năng sống tăng gấp 6,4 lần so với trẻ sinh ra ở tuổi thai 28 đến 28 tuần 6 ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,003, khoảng tin cậy 95% là 1,85-22,05). Tuy nhiên, khi phân tích đa biến, mối liên quan trên không còn(12). Điều này cũng tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuổi thai tăng lên một nhóm thì nguy cơ tử vong của trẻ giảm đi với p<0,001. Theo Ladan H,tỉ lệ tử vong chung của dân số nghiên cứu là 9,1%(8). Trong một nghiên cứu gần đây ở Qatar, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh 28-32 tuần là 65,3%(17). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh non tháng là 1468,11 + 388,78gr. Kết quả này thấp hơn Lê Thị Thanh Vân với trọng lượng trung bình 1945.23 + 714.68gr(9), Phạm Văn Hoàn: 1593 + 651gr(18). Bên cạnh đó, nghiên cứu chúng tôi còn cho thấy phần lớn trẻ sinh non có cân nặng sau sinh dưới 2500 gam chiếm đa số và chỉ có vỏn vẹn 0.53% trẻ sinh non có cân nặng ≥ 2500gr. Kết quả tỷ lệ trẻ ≥2500gr này thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu tại Việt Nam như Phạm Văn Hoàn là 10,1%, Trần Quang Hiệp là 8,06%, Nguyễn Văn Phong là 8,2%(16,18,22). Đặc biệt thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Vân là 25% và Mai Trọng Dũng là 25,6%(9,13). Về ảnh hưởng của cân nặng thai lên khả năng sống trong 7 ngày sau sinh, nghiên cứu chúng tôi có ý nghĩa thống kê với p= <0.001 tương đổng với kết quả của tác giả Ladan với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm <2500gr, <1500gr, <1000gr với p = 0,0001, trong đó khả năng sống thấp nhất thuộc về nhóm < 1000gr chiếm 24%, tiếp đến là nhóm 1000-1500gr chiếm 68% và cao nhất 1500-2500g là 96% trong 7 ngày đầu sau sinh(8). Tuy nhiên theo Escobar G J, cân nặng khi sinh khoảng 2000gr không bảo vệ chống lại sự trợ giúp thông khí hoặc tái nhập viện(6). Nghiên cứu trên còn cho thấy trẻ sơ sinh có trọng lượng lớn có thể khiến nhiều bác sĩ lâm sàng coi chúng là "những đứa trẻ khỏe" nhưng vẫn mắc phải bệnh suất đáng kể(6). Theo tác giả Shrestha S, tỷ lệ tử vong của trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh < 1000gr, 1000- 1500gr, > 1500gr lần lượt là 80%, 39,5%, 6,18%(20). Trong nghiên cứu của chúng tôi, suy hô hấp chiếm 76.27% số trẻ sinh ra trong 7 ngày đầu ở tuổi thai từ 28 đến 32 tuần. Suy hô hấp có ảnh hưởng lên kết quả sơ sinh sớm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001, nghĩa là nguy cơ tử vong trong 7 ngày đầu sau sinh ở nhóm có suy hô hấp tăng 9,86 lần so với với những trường hợp không có suy hô hấp. Khuynh hướng này biến mất sau khi phân tích đa biến.Tuy nhiên theo Mai Thị Phương, suy hô hấp chiếm 69,10% số trẻ sinh ra trong 7 ngày đầu ở tuổi thai từ 28 đến 32 tuần(12). Suy hô hấp có ảnh hưởng lên kết quả sơ sinh sớm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,017 và khả năng sống trong 7 ngày đầu sau sinh ở nhóm có suy hô hấp giảm 12,5 lần so với với những trường hợp không có suy hô hấp. Đa số tử vong là do suy hô hấp chiếm tỷ lệ 78% số tử vong. Khuynh hướng này không thay đổi sau khi phân tích đa biến với tỷ số số chênh hiệu chỉnh là 0,08(12). Theo Trần Diệu Linh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2011, suy hô hấp vẫn là nguyên nhân hàng đầu ở trẻ sơ sinh(21). Đối tượng nghiên cứu của tác giả này là tất cả trẻ được sinh ra và tỷ lệ suy hô hấp phải nhập phòng hồi sức tích cực là 55,60%, thấp hơn hơn kết quả của chúng tôi, có thể do đối tượng của chúng tôi là các trẻ sinh non. Trong nghiên cứu của tác giả De Castro MP, suy hô hấp là yếu tố độc lập với tử vong sau sinh với tỷ số số chênh là 2,50, khoảng tin cậy 95% là 1,10-6,10(4). Trẻ sinh ra ở tuổi thai từ 28 đến 30 tuần có phổi chưa hoàn thiện. Suy hô hấp là bệnh cảnh thường gặp và cần được điều trị bằng hỗ trợ hô hấp (thở oxy, thông khí áp lực dương, thở máyhoặc surfactant) khi cần thiết và cải thiện trong 2-4 ngày và đôi khi dùng trong 7 đến 14 ngày. Việc cung cấp surfactant ngoại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 53 sinh thông qua một ống nội khí quản giúp cải thiện trao đổi khí phổi và giảm tỷ lệ tử vong. Do đó, trẻ thường được sử dụng kháng sinh dự phòng khi có chỉ định. Với nhiễm trùng sơ sinh, mối liên quan với kết quả sau sinh sớm có ý nghĩa thống kê với p <0,001.Khi phân tích đa biến, tỷ số số chênh giảm khoảng một nửa còn 2.35.Theo nghiên cứu của Shrestha S, tỷ lệ trẻ sinh non tử vong do nhiễm trùng lên tới 50,80%(20). Trong bài báo của tác giả Vergnano cho thấy, tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm tại Malaysia là 12.00% (1991), tại Ấn Độ là 49,00% (1996-1997), Kenya là 4,00% (1997 - 1998)(23). Như vậy, kết quả của chúng tôi nhận được là cao hơn. Kết quả này có thể do đối tượng của chúng tôi là nhóm trẻ non tháng từ 28 đến 32 tuần, còn của các tác giả là trên đối tượng tất cả trẻ sinh ra. Theo nghiên cứu của tác giả Leal YA tại Mexico năm 2012, nhiễm trùng sơ sinh ở đối tượng sinh non có nguy cơ tử vong tăng 1,08 lần với p = 0,02, KTC 95% [1,03-1,14](10). Hạn chế Điểm hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là việc xác định các yếu tố liên quan trẻ ở tuổi thai 28-32 tuần sinh sống chỉ trong tuần đầu sau sinh (sơ sinh sớm). Tuy nhiên tại thời điểm này nhiều vấn đề trên trẻ sơ sinh non tháng chưa được bộc lộ hết, nhiều trường hợp sau đó đã tử vong. Tỷ lệ sống sót ở trẻ non tháng cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trẻ vẫn có những nguy cơ dài hạn đáng kể như những khiếm khuyết về phát triển tâm thần vận động, những vấn đề sức khỏe: tim mạch, hô hấp và chuyển hóa. Đặc biệt là những “khuyết tật tiềm ẩn” trong học tập, hành vi, lối sống(13). Thời điểm sau 7 ngày tuổi không được theo dõi tiếp với các bệnh lý có thể gặp là: nhiễm trùng sơ sinh, bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh(5). Do đó, một nghiên cứu lớn hơn với thiết kế nghiên cứu phù hợp: nghiên cứu đoàn hệ thì việc theo dõi kết cục trẻ sẽ được hoàn thiện và toàn diện hơn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu bệnh chứng 375 trường hợp, với tỷ lệ 1 bệnh: 2 chứng, rút ra một số kết luận sau: Các yếu tố làm giảm nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ: (i) Hoàn tất liệu pháp corticoid với OR = 0,39, KTC 95% [0,20-0,76], p=0,01. (ii) Cân nặng trẻ ≥ 1000 gram, p < 0,001. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ: (i) Đa ối OR = 6,42, KTC 95% [1,27- 32,52], p = 0,03. (ii) Giới tính trẻ là nam OR = 2,68, KTC 95% [1,47-4,87], p = 0,001. (iii) Nhiễm trùng sơ sinh OR = 3,97, KTC 95% [2,15-7,19], p <0,001. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Blencowe H, Cousens S, Oestergaard M, Chou D, Moller AB, Narwal R, Adler A, Garcia CV, Rohde S, Say L, Lawn JE (2012). "National, regional and worldwide estimates of preterm birth". The Lancet, 379(9832):pp.2162-2172 2. Bộ Y Tế (2009). “Chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non /nhẹ cân. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, pp.224. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Canadian Institute for Health Information (2009). "Too Early, Too Small: A Profile of Small Babies Across Canada". Ottawa, pp.26-29. URL: https://secure.cihi.ca/free_products/too_early_too_small_en.pdf. 4. De Castro MP, Rugolo LM, Margotto PR (2012) "Survival and morbidity of premature babies with less than 32 weeks of gestation in the central region of Brazil". Rev Bras Ginecol Obstet, 34(5):pp.235-242. 5. Doyle LW, Saigal S (2009). "Long-term Outcomes of Very Preterm or Tiny Infants". Neoreviews, 10(3):pp.130-137. 6. Escobar GJ, McCormick MC, et al (2006). "Unstudied infants: outcomes of moderately premature infants in the neonatal intensive care unit". Arch Dis Child Fetal Neonatal, 91(4):pp.238- 244. 7. Goldenberg RL, Culhane JF, Iams JD, Romero R (2008). "Epidemiology and causes of preterm birth". The Lancet, 371(9606):pp.75-84. 8. Ladan H, Marzieh N, et al (2013). "Survival predictors of preterm neonates: Hospital based study in Iran (2010-2011)". Iran J Reprod Med, 11(12):pp.957-964. 9. Lê Thị Thanh Vân, Nguyễn Tiến Lâm (2011). "Nhận xét một số yếu tố nguy cơ đẻ non tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2008". Y học Thực Hành, 759(4):pp.14-16. 10. Leal YA, Álvarez-Nemegyei J, Velázquez JR, Rosado-Quiab U, Diego-Rodríguez N, Paz-Baeza E, Dávila-Velázquez J (2012). "Risk factors and prognosis for neonatal sepsis in southeastern Mexico: analysis of a four-year historic cohort follow-up". BMC Pregnancy and Childbirth, 12(48):pp.1-9. 11. Lo CC, Hsu JJ, Hsieh CC, et al (2007). "Risk factors for spontaneous pretermdelivery before 34 weeks of gestation among taiwanese women". Taiwan J Obstet Gynecol, 46(6):pp.389- 394. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 54 12. Mai Thị Phương (2014). “Kết cục thai kỳ ở tuổi thai từ 28 tuần đến 32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương”. Luận văn Thạc sĩ Y học, pp.5-69. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Mai Trọng Dũng (2004). “Nghiên cứu tình hình sanh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 8 năm 2004”. Luận văn tốt nghiệp nội trú, pp.60-80. Đại học Y Hà Nội. 14. Marisa IP, Elmera P, Vitool L, Michelle AW (2010). "A Case- Control Study of Preterm Delivery Risk Factors According to Clinical Subtypes and Severity". J Obstet Gynaecol Res, 36(1):pp.34-44. 15. Ngô Minh Xuân, Nguyễn Tấn Tài (2010). "Tình hình tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ năm 1999 đến năm 2009". Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 14:pp.124-131. 16. Nguyễn Văn Phong (2003). “Nghiên cứu tình hình sanh non và các yếu tố liên quan đến sanh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong 2 năm 2001 – 2002”. Luận văn Thạc sĩ Y học, tr.58-67. Đại học Y Hà Nội. 17. Parappil H, Rahman S, Salama H, Al Rifai H, Parambil NK, El Ansari W (2010). "Outcomes of 28+1 to 32+0 weeks gestation babies in the state of Qatar: finding facility-based cost effective options for improving the survival of preterm neonates in low income countries". Int J Environ Res Public Health, 7:pp.2526-2542. 18. Phạm Văn Hoàn (2015). “Nhận xét các yếu tố nguy cơ trên sản phụ đẻ non tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2014, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, pp.5-57. Trường Đại Học Y Hà Nội. 19. Roberts D, Dalziel SR (2006). "Antenatal corticosteroids for accelerating fetal lung maturation for women at risk of preterm birth". Cochrane Database of Systematic Reviews, (3):pp.1-179. 20. Shrestha S, Dangol Singh S, Shrestha M, Shrestha KPB (2010). "Outcome of preterm babies and associated risk factor in a hospital". J Nepal Med Assoc, 49(180):pp.286-290. 21. Trần Diệu Linh (2012). "Tình hình bệnh lý suy hô hấp của trẻ sơ sinh tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2011". Tạp Chí Phụ Sản, 10(2):pp.104-110. 22. Trần Quang Hiệp (2001). “Nhận xét tình hình sanh non tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998 – 2000”. Luận văn Thạc sĩ Y học, tr.52-75. Đại học Y Hà Nội. 23. Vergnano S, Sharland M, Kazembe P, Mwansambo C, Heath P (2005). "Neonatal sepsis: an international perspective". Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 90(3):pp.220-224. Ngày nhận bài báo: 17/07/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cac_yeu_to_lien_quan_den_nguy_co_tu_vong_so_sinh_so.pdf
Tài liệu liên quan