Khẳng định và phát huy vai trò của viện khoa học và công nghệ quân sự trong tình hình mới

Tài liệu Khẳng định và phát huy vai trò của viện khoa học và công nghệ quân sự trong tình hình mới: Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 5 KHẲNG ĐỊNH VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ TRONG TÌNH HÌNH MỚI Nguyễn Minh Tuấn* Nhằm góp phần xây dựng quân đội chính quy và chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; giúp Tổng Quân ủy, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác kỹ thuật trong toàn quân, theo đề nghị của Hội đồng Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Ngày 12-10-1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 470/BQP thành lập Cục Nghiên cứu kỹ thuật (tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự ngày nay). Ngay từ những ngày đầu thành lập, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Cục Nghiên cứu kỹ thuật đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật; giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác nghiên cứu kỹ thuật của các binh ...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khẳng định và phát huy vai trò của viện khoa học và công nghệ quân sự trong tình hình mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 5 KHẲNG ĐỊNH VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ TRONG TÌNH HÌNH MỚI Nguyễn Minh Tuấn* Nhằm góp phần xây dựng quân đội chính quy và chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; giúp Tổng Quân ủy, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác kỹ thuật trong toàn quân, theo đề nghị của Hội đồng Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Ngày 12-10-1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 470/BQP thành lập Cục Nghiên cứu kỹ thuật (tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự ngày nay). Ngay từ những ngày đầu thành lập, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Cục Nghiên cứu kỹ thuật đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật; giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác nghiên cứu kỹ thuật của các binh chủng, các cục chuyên môn và các đơn vị trong toàn quân; tổ chức việc phổ biến khoa học kỹ thuật và tham gia hướng dẫn nội dung kỹ thuật cho các cuộc vận động rèn luyện, cải tiến kỹ thuật trong Quân đội. Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, mặc dù có nhiều biến động lớn về tổ chức, biên chế, lực lượng, chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Viện và nhiều tập thể, cá nhân trực thuộc đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Những thành tích đáng tự hào đó đã được Đảng, Nhà nước, quân đội ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng chính là động lực để toàn Viện tiếp tục phấn đấu không ngừng nhằm khẳng định vị trí, phát huy vai trò của một viện nghiên cứu đa ngành hàng đầu của Quân đội và đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cán bộ, nhân viên Viện đã bám sát chiến trường, tiên phong nghiên cứu, làm chủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới, hiện đại do Liên Xô và các nước viện trợ; nghiên cứu vũ khí, cách đánh của địch, đề xuất nhiều giải pháp vô hiệu hóa, phòng tránh, đánh trả có hiệu quả; nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với cách đánh của ta Tiêu biểu có thể kể đến như: Nghiên cứu chế tạo bóng khinh khí cầu chống máy bay địch bay thấp ném bom vào các công trình, trận địa của ta; cùng với Quân chủng Phòng không-Không quân chống nhiễu B-52 trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”; rà phá thủy lôi chống phong tỏa các cảng cửa biển; nghiên cứu, vô hiệu hóa bom từ trường trên tuyến đường vận tải 559; nghiên cứu, chế tạo các loại cầu dã chiến trên tuyến đường vận tải 559; nghiên cứu, cải tiến đạn hỏa tiễn phục vụ cách đánh luồn sâu, phá hoại các sân bay, bến cảng của địch; nghiên cứu, chế tạo thủy lôi cho đặc công đánh tàu địch ở cảng Cửa Việt Trong giai đoạn 5 năm qua, Viện đã bám sát thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong toàn quân để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ. Viện đã tổ chức nghiên cứu thành công và ứng dụng hàng trăm đề tài, dự án, nhiệm vụ trên 3 hướng cơ bản: Một là, đã trực tiếp giúp các đơn vị trong toàn quân, nhất là Quân chủng Hải quân, Phòng không-Không quân quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang bị, vũ khí công nghệ cao. Hai là, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật mới phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Ba là, nghiên cứu cải tiến, sửa chữa, tăng hạn, hiện đại hóa và sản xuất các linh kiện, vật tư thay thế cho các loại vũ khí Những vấn đề chung Nguyễn Minh Tuấn, “Khẳng định và phát huy vai trò của Viện trong tình hình mới.” 6 trang bị kỹ thuật hiện có trong quân đội. Điển hình như: Nghiên cứu, thiết kế, hiện đại hóa, đưa hệ thống quang điện tử lắp trên pháo phòng không 37mm-2N phục vụ đánh đêm, ngày cho bộ đội phòng không (chế độ tự động và bán tự động); nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí trang bị phục vụ huấn luyện và các trang bị cho các trường bắn trong toàn quân (bia tự động các loại, điều khiển nổ từ xa); nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị huấn luyện, mô phỏng (bắn A-72, A-87, bắn pháo trên tàu 1241.8 và tàu GEPARD 3.9); nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng T-54, T-55; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng các loại kính ngắm bắn đêm cho súng pháo; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hàng loạt vật tư thay thế công nghệ cao cho vũ khí mới của Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân (Kh-35E, S300PMU-1); nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống phát, thu tình báo phòng không quốc gia (mạng B1-M được triển khai tại 3 miền) và thu phát kế hoạch dự báo bay (mạng B2-M); nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại khẩu phần ăn dạng tuýp dùng cho lực lượng đặc biệt; tham gia và có những đóng góp đáng kể vào các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm của Bộ Quốc phòng; nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu, xây dựng các giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống mạng thông tin chỉ huy, điều hành và tác chiến trên không gian mạng Bên cạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, Viện còn thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Hiện Viện đào tạo 12 chuyên ngành trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Tính đến nay, Viện đã đào tạo được 170 tiến sĩ, 128 thạc sĩ cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội. Trong 5 năm tới và những năm tiếp theo, đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng, khoa học công nghệ là một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu, là lực lượng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trực tiếp, một trong những nhân tố quyết định thành bại của sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và thắng lợi của cuộc chiến tranh trong tương lai nếu xảy ra. Mặt khác, hiện nay nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội có bước phát triển mới, một số đơn vị được xây dựng tiến thẳng lên hiện đại. Bộ Quốc phòng hiện đang được nhà nước giao những nhiệm vụ khoa học công nghệ quan trọng, trong đó có chương trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tên lửa, ra-đa và khai thác sử dụng hiệu quả các loại vũ khí trang bị hiện đại như tàu ngầm kilo, tàu hộ vệ tên lửa, hệ thống tên lửa S-300, máy bay SU-30, ra-đa cảnh giới hiện đại Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ này, một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là phải duy trì, đảm bảo hoạt động có hiệu quả đối với các viện nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực như Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. Cụ thể hóa các nhiệm vụ được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao, hiện nay, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đang tập trung thực hiện các nhiệm vụ: 1. Tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự quan trọng, chủ chốt mang tính tổng hợp, phức tạp, liên ngành phục vụ xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng: - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới về vũ khí trang bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu tác chiến theo cách đánh của Việt Nam; phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; - Tiên phong, chủ lực trong việc dần tiến tới làm chủ, khai thác, sửa chữa, cải tiến các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao, giảm, tiến tới không phụ thuộc vào nước ngoài; - Giữ vai trò hạt nhân trong lĩnh vực cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có trong quân đội; - Tham mưu về việc lựa chọn mua sắm các loại vũ khí công nghệ cao; lựa chọn để đầu tư công nghệ sản xuất các sản phẩm quốc phòng; giám sát thiết kế và công nghệ, tiếp nhận Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 7 và chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí, trang bị từ nước ngoài vào (Dự án tên lửa I, cải tiến hiện đại hóa C125, ra-đa P18 và các chương trình ra-đa cảnh giới bờ biển của Quân chủng Hải quân); - Chủ lực trong nghiên cứu vũ khí trang bị của địch, đề xuất các biện pháp phòng tránh, đánh trả, nhất là vũ khí trang bị công nghệ cao. 2. Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào chế thử, sản xuất, phục vụ quốc phòng an ninh; phối hợp với các cơ quan trong và ngoài quân đội trong việc chuyển giao công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ khoa học, kinh tế kỹ thuật được giao. 3. Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản, hiện đại làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực, trình độ công nghệ cho các chuyên ngành đặc thù quân sự. 4. Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. 5. Thực hiện hợp tác về khoa học kỹ thuật công nghệ với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động kinh tế gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị theo định hướng của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. 6. Tổ chức đào tạo tiến sĩ và tham gia đào tạo thạc sĩ, tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học cho các học viện, trường sĩ quan. Trong giai đoạn 2015-2020, Viện tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng tâm: Nghiên cứu phát triển sản phẩm quốc gia “Ra-đa cảnh giới biển cỡ nhỏ tầm gần”; tiếp tục thực hiện các chương trình cải tiến, hiện đại hóa các loại tên lửa hiện có trong trang bị, tập trung nghiên cứu thiết kế chế thử một số bộ phận để tiến tới chế tạo loại tên lửa có điều khiển tầm gần; bám sát các chương trình cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội để làm chủ công nghệ và nội địa hóa sản phẩm. Với nhiệm vụ nghiên cứu, sửa chữa, tăng hạn, cải tiến và bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị kỹ thuật: Làm chủ khai thác sử dụng, bảo đảm kỹ thuật và chế tạo vật tư thay thế đối với một số tổ hợp tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội; nghiên cứu, khai thác làm chủ hệ thống quan sát ngắm bắn đêm cho các loại vũ khí bộ binh, pháo binh, các loại ra-đa mới hiện đại được trang bị và cải tiến, hiện đại hóa ra-đa phục vụ các quân, binh chủng, trọng tâm là Quân chủng Hải quân, Phòng không-Không quân Viện Khoa học và Công nghệ quân sự là một đơn vị nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự tổng hợp liên ngành của Quân đội và đất nước, giữ vai trò đầu ngành, trọng điểm trong nghiên cứu khoa học công nghệ của Quân đội. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự trong những năm tới rất nặng nề. Phát huy truyền thống 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, toàn đơn vị tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X./. Nhận bài ngày 29 tháng 7 năm 2015 Hoàn thiện ngày 05 tháng 9 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2015 Địa chỉ: * Đại tá, PGS.TS, Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01_nguyenminhtuan_2095_2149121.pdf
Tài liệu liên quan