Khả năng phân hủy các thành phần của chất diệt cỏ bởi tập đoàn vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại khử Clo làm giàu từ các lô xử lí tại sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng - Nguyễn Thị Tâm Thu

Tài liệu Khả năng phân hủy các thành phần của chất diệt cỏ bởi tập đoàn vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại khử Clo làm giàu từ các lô xử lí tại sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng - Nguyễn Thị Tâm Thu: Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 32, 08 - 2014 147 Khả năng phân hủy các thành phần của chất diệt cỏ bởi tập đoàn vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại khử clo làm giàu từ các lô sử lí tại sân bay biên hòa và đà nẵng NGUYỄN THỊ TÂM THƯ*, PHÙNG KHẮC HUY CHÚ**, ĐẶNG THỊ CẨM HÀ*** Túm tắt: Cỏc hợp chất hữu cơ chứa clo núi chung và chất diệt cỏ chứa dioxin núi riờng là cỏc chất độc hại khụng chỉ đối với con người, động thực vật và mụi trường mà nú cũn độc cả với cỏc vi sinh vật (VSV), đặc biệt là VSV hiếu khớ. Để cú thể xử lý triệt để cỏc chất ụ nhiễm chứa nhiều nguyờn tử clo như thành phần của chất diệt cỏ/dioxin cần cú sự tham gia của cỏc vi khuẩn kỵ khớ (VK KK) hụ hấp loại khử clo. Cỏc VK KK này sẽ loại bớt cỏc nguyờn tử clo của cỏc hợp chất chứa nhiều clo, độc thành cỏc hợp chất chứa ớt clo và ớt độc hơn, tạo điều kiện cho sự khoỏng húa hoàn toàn bởi cỏc VSV hiếu khớ.Trong bài bỏo này, cỏc tập đoàn VK KK hụ hấp loại khử clo từ cỏc lụ x...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng phân hủy các thành phần của chất diệt cỏ bởi tập đoàn vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại khử Clo làm giàu từ các lô xử lí tại sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng - Nguyễn Thị Tâm Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 147 Kh¶ n¨ng ph©n hñy c¸c thµnh phÇn cña chÊt diÖt cá bëi tËp ®oµn vi khuÈn kþ khÝ h« hÊp lo¹i khö clo lµm giµu tõ c¸c l« sö lÝ t¹i s©n bay biªn hßa vµ ®µ n½ng NGUYỄN THỊ TÂM THƯ*, PHÙNG KHẮC HUY CHÚ**, ĐẶNG THỊ CẨM HÀ*** Tóm tắt: Các hợp chất hữu cơ chứa clo nói chung và chất diệt cỏ chứa dioxin nói riêng là các chất độc hại không chỉ đối với con người, động thực vật và môi trường mà nó còn độc cả với các vi sinh vật (VSV), đặc biệt là VSV hiếu khí. Để có thể xử lý triệt để các chất ô nhiễm chứa nhiều nguyên tử clo như thành phần của chất diệt cỏ/dioxin cần có sự tham gia của các vi khuẩn kỵ khí (VK KK) hô hấp loại khử clo. Các VK KK này sẽ loại bớt các nguyên tử clo của các hợp chất chứa nhiều clo, độc thành các hợp chất chứa ít clo và ít độc hơn, tạo điều kiện cho sự khoáng hóa hoàn toàn bởi các VSV hiếu khí.Trong bài báo này, các tập đoàn VK KK hô hấp loại khử clo từ các lô xử lý ở Biên Hòa và Đà Nẵng được làm giàu trên môi trường khoáng M204 chứa dịch chiết đất (DCĐ). Khả năng phân hủy một số thành phần có trong DCĐ bởi tập đoàn VK KK hô hấp loại khử clo trong mẫu làm giàu đã được xác định trên máy HPLC sau 9 tháng. Hiệu suất phân hủy các thành phần của chất diệt cỏ và các chất trao đổi của chúng ở các mẫu Biên Hòa và Đà Nẵng khác nhau chứng tỏ các VK KK có mặt trong mẫu nuôi cấy không giống nhau. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò của VK KK hô hấp loại khử clo trong quá trình xử lý chất diệt cỏ/dioxin ở Việt Nam. Từ khóa: Biên Hòa, Đà Nẵng, Chất diệt cỏ, phân hủy, Vi khuẩn kỵ khí, Loại khử clo. 1. MỞ ĐẦU Từ những năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Trung và miền Nam Việt Nam hàng trăm triệu lít chất diệt cỏ chứa dioxin. Hiện nay, sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát vẫn được coi là 3 “điểm nóng” về ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở mức cao và rất cao. Tại sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng, mức độ ô nhiễm có thể lên tới hàng trăm ngàn ppt [2]. Biện pháp phân hủy sinh học đã được ứng dụng và xử lý thành công ở các quy mô khác nhau, từ 0,5 m3 đến 100 m3 tại sân bay Đà Nẵng và 3.384 m3 tại sân bay Biên Hòa. Các kết quả thu được từ các lô xử lý cho thấy các VSV tham gia vào quá trình xử lý khá đa dạng về chủng loại [4]. Hiệu quả xử lý đạt kết quả từ 50-70% tại Đà Nẵng sau 2 năm xử lý [3,5] và đạt 99,48% sau 27 tháng xử lý tại sân bay Biên Hòa [6]. Để đạt được hiệu quả như vậy cần có sự tham gia của rất nhiều VSV khác nhau trong đó có VK KK hô hấp loại khử clo. Các VK KK hô hấp loại khử clo rất đa dạng và được chia thành 3 nhóm là nhóm hô hấp loại khử clo bắt buộc, nhóm hô hấp loại khử clo không bắt buộc và nhóm hô hấp loại khử clo đồng trao đổi chất [10]. VK Dehalococcoides thuộc nhóm vi khuẩn hô hấp loại khử clo bắt buộc, chúng phải sử dụng các chất hữu cơ chứa clo làm chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi hô hấp. Đây là VK có khả năng loại khử clo của rất nhiều hợp chất bao gồm cả các chất chứa clo mạch thẳng, vòng thơm và đa vòng thơm nên chúng được gọi là các “thợ khử clo”. Trong các lô xử lý chất diệt cỏ/dioxin ở Biên Hòa và Đà Nẵng cũng đã xác định sự có mặt của các VK này[1,7]. Tuy nhiên, các VK này rất khó nuôi cấy và phân lập, chúng thường sống trong tập đoàn có nhiều các VK KK khác. Các VK KK khác có thể có khả năng loại khử clo hoặc không có nhưng chúng tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết và H2 (chất cho điện tử) cho VK KK bắt buộc như Dehalococcoides sinh trưởng [11]. Hãa häc & Kü thuËt m«i tr­êng N.T.T.Thư, P.K.H. Chú, Đ.T.C. Hà, “Khả năng phân hủytại Biên Hòa và Đà Nẵng.” 148 Hiện nay, các nhà khoa học ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào các VSV hiếu khí và các VK KK không bắt buộc. Đối với nhóm VK KK bắt buộc có khả năng hô hấp loại khử clo, có một vài nghiên cứu về nhóm VK này được làm giàu trên 2,4,5-T [8]. Chưa có nghiên cứu nào tập trung vào VK KK bắt buộc được làm giàu trên dịch chiết đất (DCĐ) chứa hỗn hợp 2,3,7,8-TCDD (tetrachlorodibenzo-p-dioxin), 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D), 2,4,5-trichloro-phenoxyacetic acid ( 2,4,5-T), các đồng phân độc của dioxin và furan, một số sản phẩm phân hủy trung gian của các hợp chất này như 2,4-dichlorophenol (2,4-DCP), 2,4,5-trichlorophenol (2,4,5-TCP). Trong nghiên cứu này, khả năng phân hủy 2,4-D, 2,4,5- T trong mẫu làm giàu VK KK hô hấp loại khử clo tren DCĐ đã được xác định. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Mẫu P1 là mẫu đất nguyên thủy, không xử lý, được sử dụng làm mẫu đối chứng trong các mẫu xử lý quy mô 2m3 tại Đà Nẵng. Mẫu này đã được phát hiện có mặt một số VK KK như Desulfovibrio, Dehalococcoides, Desulfitobacterium. Đặc điểm của mẫu đất ở đây là chứa nhiều cát, pH axit yếu (từ 5,5 đến 6,5) [5]. Mẫu M3 được lấy từ các lô xử lý tích cực ở sân bay Biên Hòa sau 18 tháng (lô xử lý 3.384m3 được chia thành 4 lô nhỏ, mỗi lô nhỏ có thể tích 846 m3 được lấy ở 4 vị trí khác nhau. Các lô nhỏ được ký hiệu là M1, M2, M3, M4). Lô xử lý này có tổng độ độc trung bình giảm từ 10.000 ng TEQ/kg đất xuống còn 52 ng TEQ/kg đất sau 27 tháng xử lý [6]. Đất ở sân bay Biên Hòa có đặc điểm từ nhiều nơi mang đến, rất phức tạp và ít cát, đất có pH trung tính. Lô xử lý này cũng đã được xác định có mặt nhiều VK KK khác nhau trong đó có Dehalococcoides, Desulfovibrio, Desulfitobacterium. Phương pháp xử lý đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở Biên Hòa cũng hoàn toàn khác so với đất ở Đà Nẵng. Đất ở đây được bổ sung chế phẩm Slow-D, DSH1, DSH2 và các phụ phế liệu nông nghiệp với các kích thước khác nhau. Các mẫu đất được lấy ở độ sâu từ 1-2 m và bảo quản ở 4oC cho đến khi tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 2.2. Phương pháp Làm giàu VK KK hô hấp loại khử clo: Môi trường khoáng kỵ khí M204 được dùng để làm giàu một số VK KK có khả năng hô hấp loại khử clo. Thành phần môi trường bao gồm (g/l) MgSO4.7H2O 0,069, MgCl2.6H2O 0,053, CaCl2.2H2O 0,12, NH4HCO3 0,42, cao nấm men 0,05, H2O 1000, 1 ml/l dung dịch vi lượng I, resazurin 0,1%. Môi trường được đun sôi và làm nguội đến nhiệt độ phòng dưới dòng khí nitơ. Điều chỉnh pH 7-7,2 bằng NaHCO3 tinh thể dưới dòng khí N2 để đảm bảo môi trường kỵ khí. Khử trùng môi trường ở 121 oC, 20 phút. Trước khi bổ sung môi trường vào các mẫu nuôi cấy, bổ sung thêm nguồn carbon (bao gồm pyruvate, formate, furmarate, lactate với nồng độ 5 mM), 1 ml/l vitamin II, Na2S, NaHCO3 (điều chỉnh lại pH), Ti-(III)-citrate, FeS 0,15 mM. Chất hữu cơ chứa clo được sử dụng làm chất nhận điện tử là DCĐ (2% v/v) để làm giàu vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại clo bao gồm cả Dehalococcoides [9]. DCĐ sử dụng trong nghiên cứu chứa các thành phần 2,4- D, 2,4,5-T, một số sản phẩm phân hủy chất diệt cỏ và đặc biệt là chứa 2,3,7,8-TCDD được chiết từ đất ô nhiễm nặng chất diệt cỏ/dioxin từ sân bay Đà Nẵng. Tổng độ độc của DCĐ khoảng 3.500 pg TEQ/ml. Phân tích các thành phần 2,4-D, 2,4,5-T, 2,4-DCP, 2,4,5-TCP bằng máy HPLC: Sau 9 tháng nuôi cấy, quần xã VK KK hô hấp loại khử clo được lọc bỏ sinh khối, thu phần dịch lọc bảo quản ở 4oC. Trước khi phân tích, mẫu được làm ấm ở 37oC trong 5 phút. Quy trình và phương pháp phân tích thành phần và hàm lượng các chất hữu cơ chứa clo được thực hiện theo TCVN 6134:1996 trên máy HPLC. Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 149 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Làm giàu vi khuẩn kỵ khí Các mẫu được làm giàu trên môi trường khoáng kỵ khí M204 với chất nhận điện tử trong quá trình hô hấp loại clo là DCĐ. Quá trình làm giàu nhóm VK KK hô hấp loại clo trong đó có VK Dehalococcoides được đánh giá định tính bằng sự thay đổi màu sắc của các bình nuôi với chất chỉ thị màu là resaruzine [9]. Khi có mặt oxy, mẫu sẽ chuyển sang màu hồng và khi không có oxy (có sự sinh trưởng của nhóm VK KK), mẫu sẽ có màu từ đen nhạt đến đen đậm. Vi khuẩn hô hấp loại khử clo ở Đà Nẵng và Biên Hòa đã làm giàu được trình bày ở hình 1. Từ hình 1 cho thấy các bình nuôi cấy làm giàu đều có màu đen, bình đối chứng có màu hồng. Như vậy, các bình nuôi cấy làm giàu đều đảm bảo độ kỵ khí và đã có sự sinh trưởng của nhóm VK KK. Tuy nhiên, VK KK có khả năng sinh trưởng trên các hợp chất hữu cơ chứa clo khá phong phú, trong mẫu làm giàu thường có nhiều VK KK khác nhau có hoặc không có khả năng loại khử clo. Các VK không có khả năng loại khử clo thường lên men các nguồn carbon hữu cơ tạo ra chất dinh dưỡng như pyruvate, formate và hydro (có vai trò là chất cho điện tử), vitamine B12 cung cấp cho VK KK hô hấp loại khử clo sinh trưởng. Mặt khác, các VK khác nhau trong tập đoàn thường duy trì điều kiện kỵ khí cho VK KK bắt buộc sinh trưởng và thực hiện chức năng loại khử clo hay phân hủy và chuyển hóa các hợp chất ô nhiễm [11]. Hình 1. Làm giàu vi khuẩn kỵ khí bắt buộc trên dịch chiết đất. 3.2. Khả năng phân hủy 2,4-D, 2,4,5-T trong mẫu làm giàu vi khuẩn kỵ khí Để xác định khả năng phân hủy và chuyển hóa các chất diệt cỏ/dioxin, VK KK hô hấp loại khử clo từ lô xử lý ở sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng được nuôi cấy trên môi trường M204 chứa 2% DCĐ (v/v) trong thời gian 9 tháng ở điều kiện thích hợp nhất cho VK KK sinh trưởng. Khả năng phân hủy 2,4-D, 2,4,5-T được xác định trên máy HPLC. Kết quả về khả năng phân hủy, chuyển hóa 2,4-D, 2,4,5-T và các chất trao đổi được trình bày trên Bảng 1 và Hình 2. Bảng 1. Khả năng phân hủy một số thành phần của chất diệt cỏ/dioxin bởi VK KK.. STT Thành phần Đ/C (ppm) P1-DHC-DCĐ (ppm) M3 DHC-DCĐ (ppm) 1 2,4-D 240 0 0 2 2,4,5-T 350 + 0 3 2,4-DCP 0 + + 4 2,4,5-TCP 4,8 +++ + Chú thích: +: có nhưng nồng độ rất thấp, +++: có với nồng độ cao Hãa häc & Kü thuËt m«i tr­êng N.T.T.Thư, P.K.H. Chú, Đ.T.C. Hà, “Khả năng phân hủytại Biên Hòa và Đà Nẵng.” 150 Kết quả trình bày trên bảng 1 và hình 2 cho thấy nồng độ 2,4-D, 2,4,5-T ban đầu rất cao, tương ứng là 240 ppm và 350 ppm. Nồng độ các chất trao đổi của chúng như 2,4-DCP và 2,4,5-TCP rất thấp, gần như không có. Sau 9 tháng nuôi cấy với sự có mặt của tập đoàn VK KK M3 tại Biên Hòa đã phân hủy và chuyển hóa gần 100% 2,4-D, 2,4,5-T và chỉ còn một lượng rất ít 2,4,5-TCP, đặc biệt 2,4-DCP có xuất hiện trong mẫu phân hủy dù hàm lượng rất ít so với ban đầu, chứng tỏ có đã sự chuyển hóa các chất diệt cỏ/dioxin. Kết quả thu được chứng tỏ các VK KK hô hấp loại khử clo ở mẫu M3 đã phân hủy và chuyển hóa gần như hoàn toàn 2,4-D và 2,4,5-T. Mẫu P1 tại Đà Nẵng vẫn còn một lượng nhỏ 2,4,5-T (chiều cao peak khoảng 28 mAU) so với mẫu đối chứng (chiều cao peak khoảng 640 mAU). Hợp chất 2,4-D gần như không còn sau 9 tháng làm giàu ở điều kiện phòng thí nghiệm. Một lượng rất thấp 2,4-DCP và lượng khá cao 2,4,5-TCP (chiều cao peak khoảng 68mAU) xuất hiện trong mẫu P1 chứng tỏ đã có quá trình chuyển hóa 2,4-D thành 2,4-DCP và 2,4,5-T thành 2,4,5-TCP. Kết quả thu được cho thấy các VK KK trong mẫu P1 tại sân bay Đà Nẵng chưa phân hủy và chuyển hóa hết các hợp chất diệt cỏ/dioxin trong khi ở mẫu M3 của Biên Hòa đã phân hủy và chuyển hóa gần như hoàn toàn các hợp chất này. Qua đây cũng thấy được sự khác biệt về tập đoàn VK KK hô hấp loại khử clo ở hai địa điểm khác nhau với hệ sinh thái khác nhau. A B C Hình 2. Phổ sắc ký các thành phần của mẫu đối chứng (A) và mẫu nuôi cấy: (B: mẫu P1-Đà Nẵng, C: mẫu M3-Biên Hòa) Kết quả thu được cho thấy các VK KK trong 2 mẫu nghiên cứu là khác nhau và có thể số lượng, số loại VK KK trong mẫu M3 cao hơn so với mẫu P1. Điều này có thể được giải thích là do mẫu P1 là mẫu đối chứng ở lô xử lý 2 m3 ở sân bay Đà Nẵng nên số lượng, số loại VK KK ở mẫu P1 thấp hơn so với mẫu M3 là mẫu ở lô xử lý của Biên Hòa. Mặt khác, mẫu P1 cũng đã được xác định là có mặt các VK KK hô hấp loại khử clo như Dehalococcoides, Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ T¹p chÝ Nghiªn cøu KH&CN qu©n sù, Sè 32, 08 - 2014 151 Desulfitobacterium và một số VK khử sulfate khác (số liệu không trình bày ở đây). Qua kết quả nghiên cứu phân hủy cho chúng ta thấy trong đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin đã có các VK KK bản địa có khả năng hô hấp loại khử clo. Mẫu M3 là mẫu ở lô xử lý được bổ sung “thức ăn” phù hợp cho sự sinh trưởng của các VK KK bản địa nên có thể số lượng và số loại VK KK có khả năng hô hấp loại khử clo nhiều hơn, quá trình phân hủy xảy ra nhanh hơn. Kết quả nhận được từ nghiên cứu này là một trong nhiều minh chứng để khẳng định hiệu quả xử lý đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở quy mô 3.384 m3 tại sân bay Biên Hòa. 4. KẾT LUẬN Sau 9 tháng nuôi cấy trên môi trường khoáng M204 chứa 2% DCĐ (v/v), tập đoàn VK KK từ mẫu P1 tại Đà Nẵng đã phân hủy và chuyển hóa 2,4-D, 2,4,5-T tạo ra sản phẩm chính là 2,4,5-TCP. Tập đoàn VK KK ở mẫu M3 tại lô xử lý của sân bay Biên Hòa phân hủy và chuyển hóa hoàn toàn các hợp chất là thành phần của chất diệt cỏ/dioxin và các hợp chất trao đổi của chúng. Trong mẫu M3, các sản phẩm trung gian gần như không còn sau 9 tháng nuôi cấy. Kết quả này một lần nữa là chứng minh cho hiệu quả xử lý đất ô nhiễm ở quy mô hiện trường tại sân bay Biên Hòa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đào Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Tâm Thư, Lê Việt Hưng, Đinh Thị Thu Hằng, Đặng Thị Cẩm Hà. “Sự đa dạng vi khuẩn thuộc nhóm Dehalococcoides tại các khu xử lý chất diệt cỏ/dioxin ở sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng bằng PCR-DGGE”. Tạp chí Công nghệ sinh học. (2013) Có xác nhận đăng. [2]. Báo cáo tổng thể về tình hình ô nhiễm dioxin tại 3 điểm nóng sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát. Dự án: Xử lý ô nhiễm dioxin tại các vùng nóng ở Việt Nam. Văn phòng ban chỉ đạo 33 (2011). [3]. Đặng Thị Cẩm Hà, Harry Allen. Xử lý đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở quy mô pilot tại Đà Nẵng bằng công nghệ phân hủy sinh học. Báo cáo kết quả dự án. (2010a). [4]. Đặng Thị Cẩm Hà, Phạm Hữu Lý, Nguyễn Bá Hữu, Nguyễn Thị Đệ, Nghiêm Ngọc Minh, Nguyễn Đương Nhã, Mai Anh Tuấn, La Thanh Phương, Nguyễn Thị Sánh, Nguyễn Thu Thủy, Đỗ Bích Thanh, Đỗ Ngọc Tuyên, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Hồng. Nghiên cứu phát triển công nghệ phân hủy sinh học và kỹ thuật nhả chậm làm sạch chất độc hóa học trong đất, Báo cáo nghiệm thu đề tài nhà nước thuộc chương trình 33, Hà Nội (2005). [5]. Đặng Thị Cẩm Hà, Nguyễn Bá Hữu, Harry Allen, Vance Fong, Đàm Thúy Hằng, Nguyễn Nguyên Quang, Nguyễn Quang Huy. Kết quả nghiên cứu xử lý dioxin bằng phân hủy sinh học tại Đà Nẵng. Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2010b) 377-381. [6]. Đặng Thị Cẩm Hà. Xử lý khu nhiễm chất độc hóa học chứa dioxin tại sân bay Biên Hòa, tình Đồng Nai, Gói thầu: Mua vật tư sinh học tiến hành bổ sung năm thứ hai và kiểm soát độ phân hủy dioxin. Báo cáo nghiệm thu (2012). [7]. Nguyễn Bá Hữu. Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật và một số gene liên quan đến khả năng phân hủy 2,4,5-T và dioxin trong đất nhiễm chất độc hóa học. Luận án Tiến sĩ sinh học. Viện Công nghệ sinh học (2009). [8]. Nguyễn Thị Tâm Thư, Đinh Thị Thu Hằng, Đặng Thị Cẩm Hà. Khả năng chuyển hóa 2,4-DCP, 2,4,5-T của Dehalococcoides và tập đoàn vi khuẩn kỵ khí bắt buộc từ các lô xử lý đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Tạp chí Công nghệ sinh học (2013). Có xác nhận đăng. [9]. Ewald EM, Nuenhuie I, Wagner A, Richnow HH, Lechner U. Microbial Hãa häc & Kü thuËt m«i tr­êng N.T.T.Thư, P.K.H. Chú, Đ.T.C. Hà, “Khả năng phân hủytại Biên Hòa và Đà Nẵng.” 152 dehalogenation of trichlorinated dibenzo-p-dioxins by a Dehalococcoides containing mixed culture is coupled to carbon isotope fractionation. Environ Scien Technol 41, (2007) 7744-7751. [10]. Hiraishi A., Biodiversity of dehalorespiring bacteria with special emphasis on polychlorinated biphenyl/dioxin dechlorinators. Micro Env.23 (1), (2008) 1 – 12. [11]. Hug LA, Beiko RG, Rowe AR, Richardson RE, Edwards EA. Conparative metagenomics of three Dehalococcoides– containing enrichment cultures: the role of the non-dechlorinating community. BMC Genomics 13, (2012) 327-345. ABSTRACT BIODEGRADABLE HERBICIDES/DIOXIN BY ANAEROBIC DEHALORESPIRING BACTERIA COMMUNITY ENRICHED FROM BIODEGRADATION LANFILL BATCHS IN BIEN HOA AND DA NANG AIRBASES In this article, the groups of anerobic dehalorespiring bacteria from bioremediation lanfill batchs in Bien Hoa and Da Nang were enriched on the M204 mineral media containing soil extract. Biodegradable ability of components in soil extract by the groups of anaerobic dehalorespiring bacteria community was determined on HPLC after 9 months. Performance biodegradable components of herbicides/dioxin and their metabolites in Bien Hoa and Da Nang samples are different that demonstrate the presence of anaerobic bacteria is dissimilar in these samples. This result confirms again the role of anaerobic dehaorespiring bacteria in biodegradated herbicides/dioxin soil in Vietnam. Keywords: Bienhoa, Danang, Herbicides, Biodegradation, Dechlorination, Anerobic bacteria Nhận bài ngày 20 tháng 02 năm 2014 Hoàn thiện ngày 05 tháng 6 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 8 năm 2014 Địa chỉ: * ** *** Viện Công nghệ mới, Viện KH-CN quân sự; Bộ Tư lệnh hóa học; Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_tamthu_9784_2150079.pdf