Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Tài liệu Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 74 KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Phạm Minh Tuấn*, Chiêm Hoàng Phong*, Nguyễn Thành Nhân*, Nguyễn Thị Thiên Kim*, Nguyễn Thị Trọng Nghĩa*, Võ Bích Đại Hào* TÓM TẮT Đặt vấn đề: ung thư trực tràng là bệnh thường gặp, bệnh nhân thường đến với giai đoạn trễ và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi ngày càng phổ biến. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để khảo sát tỉ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật nội soi này Phương pháp: Mô tả cắt ngang các trường hợp ung thư tực tràng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2014 đến tháng 8/2016. Kết quả: có 36 bệnh nhân trong nghiên cứu. Thời gian mổ trung bình là 208,6 ±50,1 phút. Tỉ lệ biến chứng chung là 38,9%, xì miệng nối là 2,8%, nhiễm trùng vết mổ là 11,1%. Thời gian nằm viện sau mổ: 10,3 ±...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 74 KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Phạm Minh Tuấn*, Chiêm Hoàng Phong*, Nguyễn Thành Nhân*, Nguyễn Thị Thiên Kim*, Nguyễn Thị Trọng Nghĩa*, Võ Bích Đại Hào* TÓM TẮT Đặt vấn đề: ung thư trực tràng là bệnh thường gặp, bệnh nhân thường đến với giai đoạn trễ và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi ngày càng phổ biến. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu để khảo sát tỉ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật nội soi này Phương pháp: Mô tả cắt ngang các trường hợp ung thư tực tràng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2014 đến tháng 8/2016. Kết quả: có 36 bệnh nhân trong nghiên cứu. Thời gian mổ trung bình là 208,6 ±50,1 phút. Tỉ lệ biến chứng chung là 38,9%, xì miệng nối là 2,8%, nhiễm trùng vết mổ là 11,1%. Thời gian nằm viện sau mổ: 10,3 ± 3,7 ngày, không có trường hợp tử vong. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng là phẫu thuật an toàn, tỉ lệ tai biến và biến chứng thấp. Từ khóa: tai biến, biến chứng sớm ABSTRACT COMPLICATIONS OF LAPAROSCOPY FOR RECTAL CANCER AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Pham Minh Tuan, Nguyen Thanh Nhan, Chiem Hoang Phong, Nguyen Thi Thien Kim, Nguyen Thi Trong Nghia, Vo Bich Dai Hao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 74 - 78 Overview: Rectal cancer is a common cancer in Vietnam, patients go to hospital with later stage, and laparoscopy has been more popular. The aim of study was to investigate complications of this procedure for rectal cancer. Patients an methods: The cross section study all cases treated by laparoscopy at Nguyen Tri Phuong hospital from October 2014 to August 2016 Result: The study reviewed 36 patients. Mean operating time was 208.6 ± 50.1 minutes. Postoperative complication rate was 38.9%, anastigmatic leakage was 2.8%, and incision infection was 11, 1%. Mean postoperative times was 10.3 ± 3.7 days, no case of death. Conclusions: Laparoscopic surgery for rectal cancer is a safe procedure; the rate of complication is low. Keywords: Rectal cancer, complication ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một bệnh ác tính thường gặp trên thế giới. Các nước Âu Mỹ, bệnh này thường gặp nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa, ở Việt Nam đứng thứ 2 sau ung thư dạ dày. Trong đó, ung thư trực tràng (UTTT) chiếm 30 - 40%. Hiện nay, điều trị UTTT chủ yếu là phẫu * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: BS CKII Võ Bích Đại Hào ĐT: 0906333895 Email: haovbd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 75 thuật triệt căn, mục tiêu là giảm tai biến, biến chứng của phẫu thuật, giảm thiểu di căn hoặc tái phát của ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống sau mổ của bệnh nhân. Từ khi được ứng dụng thành công vào năm 1990, phẫu thuật nội soi ngày càng được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trong điều trị bệnh UTTT, đạt được kết quả khả quan, an toàn về mặt phẫu thuật và ung thư học. Tuy nhiên, ở nước ta đa số bệnh nhân mắc UTTT thường đến trễ, bệnh đã ở giai đoạn muộn, ung thư đã di căn, xâm lấn hoặc đã có biến chứng. Do đó kết quả điều trị phẫu thuật UTTT còn hạn chế, tỉ lệ tai biến biến chứng còn khá cao 18,2 - 27%. Trên cơ sở này chúng tôi thực hiện đề tài: “Tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng” nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tần suất các tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng. 2. Khảo sát các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là ungthư trực tràng và được điều trị PTNS cắt u trực tràng tại khoa Ngoại Tiêu Hóa từ tháng 10/2014 đến tháng 8/2016. Tiêu chuẩn loại trừ Ung thư trực tràng tái phát Ung thư trực tràng di căn Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang Phương pháp tiến hành Thu thập số liệu bệnh nhân gồm tuổi, giới, lâm sàng, cận lâm sàng, vị trí u, giải phẫu bệnh, phương pháp mổ, tai biến biến chứng, tử vong. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Phép kiểm chi bình phương và phép kiểm T được sử dụng với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Trong thời gian 10/2014 đến 8/2016, chúng tôi thực hiện 36 trường hợp PTNS cắt u trực tràng. Trong đó có 20 nam (55,6%) và 16 nữ (44,4%). Tuổi trung bình: 61,1 ± 10,7 tuổi, tuổi thấp nhất 45 tuổi, cao nhất 81 tuổi. Kích thước u: U < 3cm: 8,3%, U 3-5cm: 27,2%, U > 5cm: 64,5% U xâm lấn: u xâm lấn vách chậu 2,7%, thành bụng bên 2,7%. Phân độ giai đoạn bệnh theo TNM: giai đoạn I có 0 trường hợp (0%), giai đoạn II có 11trường hợp (30,6%), giai đoạn III 18 trường hợp (50%), giai đoạn IV có 7 trường hợp (19,4%). Chúng tôi thực hiện phẫu thuật cắt trước cho 26 trường hợp (72,2%) u trực tràng 1/3 trên, phẫu thuật cắt trước thấp cho 10 trường hợp (27,8%) đối với u trực tràng 1/3 giữa và 1/3 dưới. Thời gian mổ trung bình: 208,61 ± 50,137 phút (160-295 phút) Diện cắt trên u 8,2 ± 1,6 cm (6-10cm) Diện cắt dưới u 4,1 ± 0,6 cm (2-8cm) Thời gian lưu thông tiểu: 3,8 ± 2 ngày Thời gian nằm viện sau mổ: 10,31 ± 3,72 ngày (6-18 ngày) Chuyển mổ hở: 4 trường hợp (11,1%) Tai biến trong mổ: 4 trường hợp (11,1%) Bảng 1: Tai biến trong mổ Tai biến Số bệnh nhân Tỷ lệ % Chảy máu trong mổ 2 5,6% Tổn thương thần kinh hạ vị trái 1 2,8% Rách niệu quản trái 1 2,8% Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ:14 trường hợp (38,9%). Bảng 2: Biến chứng sớm sau mổ Biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % Xì miệng nối 1 2,8% Rò tiêu hóa 1 2,8% Chảy máu vết mổ 2 5,6% Nhiễm trùng vết mổ 4 11,1% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 76 Biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % Tắc ruột do dính 1 2,8% Đặt lại sonde tiểu 3 8,3% Tụ dịch sau mổ 1 2,8% Viêm phổi 1 2,8% Liên quan các yếu tố nguy cơ với tai biến, biến chứng sớm Nhiễm trùng vết mổ và thời gian hậu phẫu Bảng 3: Nhiễm trùng vết mổ và thời gian hậu phẫu Nhiễm trùng vết mổ Thời gian hậu phẫu trung bình (ngày) Số ca Độ lệch chuẩn Không 9,47 32 3,016 Có 17 04 0,816 Tổng số 10,31 36 3,725 P = 0,000 < 0,05 Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm trùng vết mổ và thời gian hậu phẫu. Nhiễm trùng vết mổ làm tăng thời gian nằm viện sau mổ. Thời gian mổ và biến chứng sớm sau mổ Bảng 4: Thời gian mổ và biến chứng sớm sau mổ Biến chứng sớm Thời gian mổ trung bình Số ca Độ lệch chuẩn Không 173,41 22 11,484 Có 263,93 14 34,091 Tổng 208,61 36 50,137 p = 0,001 Có sự liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa thời gian mổ và biến chứng sớm hậu phẫu. Thời gian mổ càng dài thì tỷ lệ biến chứng sớm hậu phẫu càng cao. Tuổi và biến chứng sớm hậu phẫu Bảng 5 : Tuổi và biến chứng sớm hậu phẫu Biến chứng sớm Số ca Tuổi trung bình Độ lệch chuẩn Không 22 58,86 10,054 Có 14 64,79 11,040 Tổng 36 61,17 10,70 P= 0,106 Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa tuổi và biến chứng sớm hậu phẫu. Tuổi cao không có tỷ lệ biến chứng sớm cao. Vị trí u và biến chứng sớm hậu phẫu Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa vị trí u và biến chứng sớm hậu phẫu. Bảng 6: Vị trí u và biến chứng sớm hậu phẫu Biến chứng sớm Tổng số Không Có Vị trí u1/3 trên TT 16 10 26 2/3 dưới TT 6 4 10 Tổng số 22 14 36 χ2= 0,007, p=0,0932>0,05 Giai đoạn u và biến chứng sớm hậu phẫu Bảng 7: Giai đoạn u và biến chứng sớm hậu phẫu Biến chứng sớm Tổng số Không Có Giai đoạn u giai đoạn II 10 1 11 giai đoạn III và IV 12 13 25 Tổng số 22 14 36 χ2 = 5.918, p = 0,015 > 0,05 Có sự liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa giai đoạn u và biến chứng sớm hậu phẫu. U ở giai đoạn tiến triển có tỷ lệ biến chứng cao. Chuyển mổ mở và nhiễm trùng vết mổ Bảng 8: Chuyển mổ mở và nhiễm trùng vết mổ Nhiễm trùng vết mổ Chuyển mổ mở Tổng số Không Có Không 31 1 32 Có 1 3 4 Tổng số 32 4 36 Χ2 = 18.598, p = 0,000 Có sự liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa chuyển mổ mở và nhiễm trùng vết mổ. Chuyển mổ mở làm tăng nhiễm trùng vết mổ. Giai đoạn u và nhiễm trùng vết mổ Bảng 9: Giai đoạn u và nhiễm trùng vết mổ Nhiễm trùng vết mổ Tổng số Không Có Giai đoạn u giai đoạn II 9 2 11 Giai đoạn III, IV 23 2 25 Tổng số 32 4 36 χ2 = 0,802, p = 0,371 > 0,05 Không có sự liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa giai đoạn u và nhiễm trùng vết mổ. Giai đoạn u tiến triển không làm tăng nhiễm trùng vết mổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 77 BÀN LUẬN Tai biến trong mổ Chúng tôi có 2 trường hợp chảy máu trong mổ, nhưng không có trường hợp nào cần truyền máu. Nguyên nhân ở 2 trường hợp này đều do tuột clip kẹp mạch máu, được xử trí clip kẹp lại mạch máu. Kết quả nghiên cứu của Noel J. và cộng sự cho thấy lượng máu mất và truyền máu trong mổ nội soi thấp hơn so với mổ hở. Có 1 trường hợp rách niệu quản trái do u T4 to, xâm lấn. Được xử trí khâu niệu quản, đặt sonde JJ, rút sau 1 tháng. Có 1 trường hợp (2,8%) đứt thần kinh hạ vị, bệnh nhân này nhiều mỡ mạc treo, chảy máu trong mổ nên khó phân biệt cấu trúc. Bệnh nhân này hậu phẫu phải đặt lại thông tiểu sau khi rút vào ngày 2. Tỉ lệ này thấp hơn so với Sterk P (20,4%)(12), Kneist W (3,8%)(5) , Kim N.K (4,4%)(4) Biến chứng sớm sau mổ Chúng tôi có 2 trường hợp (5,6%) xì miệng nối, trong đó 1 trường hợp xì miệng nối lâm sàng phải mổ lại ở ngày thứ 5 sau mổ, 1 trường hợp xì khu trú diễn tiến thành rò tiêu hóa được cho xuất viện hẹn mổ lại. Cả 2 trường hợp này đều là nam giới, > 70 tuổi, u ở 2/3 dưới trực tràng. Theo Santoro E.(11), các yếu tố nguy cơ của xì miệng nối là nam giới có khối u ở vị trí thấp, > 70 tuổi, u ở giai đoạn tiến triển, hóa xạ trị trước mổ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Tỷ lệ xì miệng nối của chúng tôi thấp hơn Nguyễn Hoàng Bắc (11,2%)(8), Leroy J. và cộng sự (17%)(7), nhưng cao hơn Kockerling F. (4,25%)(6). Trong các biến chứng hậu phẫu ung thư đại trực tràng, nhiễm trùng vết mổ là biến chứng thường gặp nhất. Nhiễm trùng vết mổ có thể làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và làm cho bệnh nhân khó chịu. Nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 11,1 %) bị nhiễm trùng vết mổ. Tỷ lệ này cao hơn kết quả của Biondo S. (8,9%)(1), Nguyễn Xuân Hùng (2,2%)(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhiễm trùng vết mổ có liên quan về mặt thống kê với thời gian nằm viện sau mổ, nhiễm trùng vết mổ làm tăng thời gian nằm viện sau mổ. Có 4 trường hợp (11,1%) chuyển mổ hở do khối u to, xâm lấn nhằm đảm bảo an toàn và thành công cho cuộc mổ. Arian Indar(3) tỉ lệ chuyển mổ mổ từ 3% đến 29% chung cho tất cả các phương pháp mổ, do các nguyên nhân u xâm lấn rộng và nhiều ổ (41%), bệnh nhân béo phì (26%), bất thường giải phẫu (21%), khối u không đánh giá được (20%). Sự chuyển mổ hở không có khác biệt về kết quả so với mổ nội so hoàn toàn hay mổ nội soi ngay từ đầu. Tỷ lệ chuyển mổ hở của chúng tôi cao hơn Nguyễn Hoàng Bắc (4,3%)(8), nhưng thấp hơn nghiên cứu CLASSIC (34%). Theo Bot J. và cộng sự(2), ung thư giai đoạn tiến triển làm tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng trong phẫu thuật đại trực tràng. Biondo S.(1), khi phân tích đa biến trên 2131 bệnh nhân cho thấy nhiễm trùng vết mổ có liên quan với giai đoạn u, chuyển mổ mở và mổ hở. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 2 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ có u ở giai đoạn tiến triển III và IV, nhưng không có ý nghĩa thống kê, trong khi cả 4 trường hợp chuyển mổ mở đều bị nhiễm trùng vết mổ, sự liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê. Đánh giá thời gian nằm viện sau mổ là cách đánh giá khách quan kết quả điều trị của một phương pháp phẫu thuật. Đó là con số cụ thể, thực tiễn mà các phẫu thuật viên cần phải quan tâm nhằm hạn chế thấp nhất chi phí cho việc điều trị đồng thời đánh giá sự phục hồi sức khoẻ sau mổ của bệnh nhân. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 10,3 ± 3,7 ngày, kết quả này khác với kết quả của Nguyễn Hoàng Bắc (8,5 ngày)(9), Braga (7,8 ngày), có thể là do tình trạng các bệnh nội khoa kèm theo và tùy thuộc vào từng trung tâm với tiêu chuẩn xuất viện khác nhau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 78 Tỉ lệ biến chứng sớm sau mổ là 14 trường hợp (38,9%), hơn các nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc (21,4%)(9), Kockerling F. (22,3%)(6), Leroy J. (27%)(7). Tuy nhiên, có thể là do kỹ thuật này được áp dụng ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương chưa lâu và không có biến chứng nào nặng nề đe dọa tử vong. KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng là phẫu thuật an toàn, tỉ lệ tai biến biến chứng thấp. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu đa trung tâm, cỡ mẫu lớn hơn để có thể nhận định được chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Biondo S et al. (2012). “ Risk factors for surgical site infection after elective resection to rectal cancer. A multivariate analysis on 2131 patients ”. Coloretal Dis, 14(3), pp. 95-102. 2. Bot J et al (2013). "Advanced tumor stage is an independent risk factor of postoperative infection complications after colorectal surgery: arguments from a case-matched series ". Dis Colon Rectum, 56(5), p. 568-576. 3. Indar A, Efron J. (2009). "Laparoscopic surgery for rectal cancer". The Permanente Journal, 13(1), p. 47-52 4. Kim NK et al. (2002). “Assessment of sexual and voiding function after total mesorectal excision with pelvic autonomic nerve preservation in males with rectal cancer ”. Dis Colon Rectum, Sep, 45(9), pp. 1178-1185 5. Kneist W et al (2004). " Major urinary dysfunction after mesorectal excision for rectal carcinoma ". Br J Surg, 92, p. 230- 234. 6. Kockerling F, Schneidbach H et al. (2000). “ Laparoscopic abdominoperineal resection: early postoperative results of a prospective study involving 116 patients. The laparoscopic Colorectal Surgery Study Group ”. Dis Colon Rectum. Nov, 43(11), pp. 1503-1511. 7. Leroy J et al. (2004). “Laparoscopic total mesorectal excision (TME) for rectal cancer surgery: long-term outcomes”. Surg Endocs. Feb, 18(2), p. 281-289. 8. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2010). " Kết quả sớm của điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng qua ngả soi ổ bụng ". Y học TP.Hồ Chí Minh, 14(1), tr. 134-138. 9. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Quốc Thái (2010). " Tai biến, biến chứng phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng". Tạp chí y học Tp. Hồ Chí Minh 10. Nguyễn Xuân Hùng, Lê Nhật Huy, Phạm Phúc Khánh (2014). “ Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng tại bệnh viện ViệtĐức ”. Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, 4 (3), tr. 36- 40 11. Santoro E et al. (2010). " Early results and complications of colorectal laparoscopic surgery and analysis of risk factor in 492 operated cases ". Updates Surg, 63(3-4), p.35-41 12. Sterk P et al (2005). " Voiding and sexual dysfunction after deep rectal resection and total mesorectal excision. Prospective study on 52 patients ", Int J Colorect Dis. Ngày nhận bài báo: 27/10/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017 Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 79 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YÊN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA XOANG BƯỚM TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Nguyễn Minh Đức*, Nguyễn Duy Phương*, Lâm Huyền Trân**, Trần Quang Khánh**, Võ Thành Nghĩa**, Phạm Anh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật nội soi qua xoang bướm (XB) trong điều trị u tuyến yên (UTY) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng và phương pháp: 19 trường hợp UTY được tiến hành nghiên cứu tiến cứu từ 4/2008 đến 12/2014. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật nội soi qua XB. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học, kết quả sau phẫu thuật được đánh giá và so sánh với y văn. Kết quả: 19 trường hợp bao gồm 9 nam và 10 nữ. Tuổi trung bình là 46,2 ± 16,8, thấp nhất là 16 tuổi và cao nhất là 70 tuổi. 52,6% là UTY không chế tiết và 47,4% là u chế tiết. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là rối loạn thị giác (47,4%) và đau đầu (57,9%). UTY kích thước lớn chiếm 89,5%. 15,8% các trường hợp u có xâm lấn xoang hang. Tỉ lệ lấy toàn bộ u là 84,2%. Mức độ lấy toàn bộ u trong nhóm u ≤ 30mm là 93,8% so với 33,3% trong nhóm u > 30 mm. Tỉ lệ lấy u toàn bộ trong nhóm có xâm lấn xoang hang là 33,3%. Đối với nhóm UTY chế tiết, tỉ lệ chữa khỏi về nội tiết đạt 44,4%.Không có biến chứng tử vong. Các biến chứng bao gồm: chảy dịch não tủy (DNT)(5,3%), đái tháo nhạt (10,5%), chảy máu mũi (5,3%). Kết luận: UTY thường gặp ở nữ hơn nam giới. Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu và các rối loạn về thị giác bên cạnh các biểu hiện về rối loạn nội tiết.Hầu hết UTY khi phát hiện có kích thước lớn (≥10mm).Phẫu thuật nội soi qua mũi qua XB cho thấy có hiệu quả và tính an toàn cao trong điều trị UTY. Các yếu tố như: kích thước u > 30mm, sự xâm lấn xoang hang trước phẫu thuật có liên quan đến kết quả phẫu thuật. Từ khóa: U tuyến yên, u tuyến yên chế tiết, u tuyến yên không chế tiết, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm. RESULTS OF THE ENDOSCOPIC ENDONASAL TRANSSPHENOIDAL SURGERY FOR PITUITARY ADENOMAS AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Pham Anh Tuan, Lam Huyen Tran, Tran Quang Khanh, Vo Thanh Nghia, Nguyen Minh Duc, Nguyen Duy Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 79 - 85 Objective: To evaluate the efficacy and safety of the endoscopic endonasal transsphenoidal surgery in patients with pituitary adenomas. Patients and methods: Between April 2008 and December 2014, 19 pituitary adenomas were operated by the endoscopic endonasal transsphenoidal surgery. The clinical presentations, imaging features and the results of surgery were evaluated and compared with the literature. Results: 19 patients consisted 9 males and 10 females. The age ranged from 16 to 70 years (the mean age 46.2 ± 16.8 years). It consisted 52.6% nonfunctioning pituitary adenoma and 47.4% functioning adenoma. Clinical presentation was dominated by visual disturbances (47.4%) and headache (57.9%). The rate of marcoadenoma was 89.5%. Cavernous invasion was related in 15.8% the patients. The rate of gross total resection (GTR) was 84.2%. The rate of GTR for tumors with diameter ≤30 mm was 93.8% and that for the * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: ThS BS Phạm Anh Tuấn ĐT: 0989031007 Email:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_som_cua_phau_thuat_noi_soi_dieu_triungthu_truc_trang.pdf
Tài liệu liên quan