Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa japonica (hạt tròn) ở miền Bắc Việt Nam

Tài liệu Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa japonica (hạt tròn) ở miền Bắc Việt Nam: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 396 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA JAPONICA (HẠT TRÒN) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân và Cs Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đánh giá 9 dòng, giống lúa Japonica nhập nội tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và miền núi phía Bắc (MNPB) thu được một số kết quả sau: lựa chọn được 4 giống lúa Japonica (ĐS1, ĐS3, J01 và J02) có năng suất cao hơn so với tất cả các giống lúa Japonica còn lại và cao hơn so giống lúa thuần (BT7, Khang Dân, HT1, Nếp 87, Nếp 97,) trong cùng một điều kiện canh tác ở cả 2 vụ lúa Xuân và lúa Mùa. Ưu thế về năng suất của các giống lúa Japonica biểu hiện rõ ở vụ Xuân là chịu rét, năng suất cao: giống ĐS1 đạt từ 67,8 tạ/ha (Hưng Yên) đến 72,6 tạ/ha (Thái Bình); giống J01 đạt từ 68,5 tạ/ha tại Hưng Yên đến 73,3 tạ/ha tại Thái Bình; giống J02 từ 62 tạ/ha (Hưng Yên) đến 68 tạ/ha (Thái Bình, Ninh Bình); giống ĐS3 đạt 67,5 tạ/ha (Hưng Yên)....

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa japonica (hạt tròn) ở miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 396 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA JAPONICA (HẠT TRÒN) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân và Cs Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đánh giá 9 dòng, giống lúa Japonica nhập nội tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và miền núi phía Bắc (MNPB) thu được một số kết quả sau: lựa chọn được 4 giống lúa Japonica (ĐS1, ĐS3, J01 và J02) có năng suất cao hơn so với tất cả các giống lúa Japonica còn lại và cao hơn so giống lúa thuần (BT7, Khang Dân, HT1, Nếp 87, Nếp 97,) trong cùng một điều kiện canh tác ở cả 2 vụ lúa Xuân và lúa Mùa. Ưu thế về năng suất của các giống lúa Japonica biểu hiện rõ ở vụ Xuân là chịu rét, năng suất cao: giống ĐS1 đạt từ 67,8 tạ/ha (Hưng Yên) đến 72,6 tạ/ha (Thái Bình); giống J01 đạt từ 68,5 tạ/ha tại Hưng Yên đến 73,3 tạ/ha tại Thái Bình; giống J02 từ 62 tạ/ha (Hưng Yên) đến 68 tạ/ha (Thái Bình, Ninh Bình); giống ĐS3 đạt 67,5 tạ/ha (Hưng Yên). Vụ Mùa các giống lúa Japonica đều cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, ổn định. Từ khóa: lúa Japonica, năng suất, chất lượng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa trồng Oryza sativa (2n=24) được phân làm các loài phụ: Indica, Japonica và Javanica hay Japonica nhiệt đới. Lúa Japonica là loại hình cây thấp đến trung bình, lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dầy, ít rụng hạt, chống đổ tốt, có khả năng chống chịu nhiều sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Lúa Japonica chiếm khoảng 20% tổng diện tích trồng lúa và khoảng 12% thị phần lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu tiêu dùng gạo ở nhiều nước thay đổi nhanh, chuyển từ gạo chất lượng thấp sang gạo chất lượng cao, từ gạo Indica sang Japonica ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Xu hướng đó cũng đã bắt đầu ở khu vực ASEAN và Việt Nam (Hoàng Tuyết Minh, Đỗ Năng Vịnh; 2006). Từ những năm 1990, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản để nghiên cứu, khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật mang sang. Tại phía Bắc, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp hợp tác với Nhật Bản trồng thử các giống lúa Japonica ở Thái Bình và một số địa phương khác (Hoàng Tuyết Minh, Đỗ Năng Vịnh; 2006). Ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trước nhu cầu đặt hàng gạo Japonica xuất khẩu ngày càng tăng, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã mở rộng sản xuất lúa Japonica với quy mô lên đến hàng ngàn ha mỗi tỉnh. Với những thành tựu mới về chọn tạo giống và xu hướng tiêu dùng hiện nay trên thị trường, lúa Japonica có triển vọng trở thành một ngành hàng xuất khẩu của nông nghiệp nước ta, mở ra hướng sản xuất mới cho ngành sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các giống lúa Japonica được công nhận cho sản xuất còn ít, các nghiên cứu chuyên sâu để xác định các giống lúa Japonica thích hợp cho từng vùng khí hậu và các mùa vụ khác nhau còn ít. Các quy trình kỹ thuật thích hợp cho các giống lúa Japonica chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mức độ phù hợp của các giống với các vùng sinh thái cụ thể ở nước ta và hiệu quả kinh tế của sản xuất còn chưa được xác định. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhằm lựa chọn được một số giống lúa Japonica có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác ở một số tỉnh ĐBSH và MNPB. III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu gồm: 9 dòng/giống lúa Japonica do Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thuộc Viện KHNNVN nhập nội và tuyển chọn là J01, J02, ĐS1, ĐS3, PC26, P10, TBJ1, TBJ2, TBJ3. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm: + Đối với thí nghiệm đánh giá tính chịu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 397 lạnh của các giống lúa Japonica: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp tuần tự không lặp lại, diện tích ô 10m2 và mật độ cấy 50 khóm/m2, cấy 1 dảnh, tuổi mạ 5 - 5,5 lá. Thời điểm theo dõi sau cấy đến hồi xanh. + Đối với thí nghiệm tuyển chọn giống lúa: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 10 m2, mật độ cấy 45 khóm/m2, cấy 2 dảnh. + Đánh giá chất lượng theo TCVN 8373:2010 + Đánh giá, khảo nghiệm áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa (QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT). + Thí nghiệm mức phân bón và mật độ: • TN: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa Japonica tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Đã tiến hành bố trí thí nghiệm theo kiểu ô lớn ô nhỏ Split – plot về mật độ và phân bón trên hai giống Japonica triển vọng là ĐS1và J01 tại bốn tỉnh miền núi phía Bắc là Yên Bái, Sơn La, Thái Nguyên và Hà Giang trong vụ xuân và vụ mùa các năm 2012-2014. Các mức phân bón: P1: 1 tấn phân vi sinh: 90kgN: 90kgP2O5: 80kgK20/ha (Tương ứng: 1 tấn phân vi sinh: 196 kg Đạm urê: 450kg Super lân: 133 kg KCl/ha) P2: 1 tấn phân vi sinh: 110kgN: 110kgP2O5: 100kgK20/ha (Tương ứng: 1 tấn phân vi sinh: 239 kg Đạm urê: 550 kg Super lân: 167 kg KCl/ha) P3: 1 tấn phân vi sinh: 130kgN: 130kgP2O5: 120kgK20/ha (Tương ứng: 1 tấn phân vi sinh: 283 kg Đạm urê: 650 kg Super lân: 200 kg KCl/ha) Các công thức về mật độ: M1: 45 khóm/m2 (h-h: 20 cm, c-c: 11 cm) M2: 50 khóm/m2 (h-h: 20 cm, c-c: 10 cm) M3: 55 khóm/m2 (h-h: 20 cm, c-c: 9 cm) • Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ cấy và các mức phân bón Kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa Japonica (J01) tại Nam Định Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (split – plot) với 3 lần nhắc lại. Các mức phân bón: Phân bón 1(PB1): 120N : 100P2O5 : 80 K2O và 1.000 kg HCSH Sông Gianh Phân bón 2(PB2): 120N : 100P2O5 : 100 K2O và 1.000 kg HCSH Sông Gianh Phân bón 3(PB3): 120N : 100P2O5 : 120 K2O và 1.000 kg HCSH Sông Gianh Phân bón 4(PB4): 120N : 100P2O5 : 140 K2O và 1.000 kg HCSH Sông Gianh Các công thức về mật độ: MĐ1: 35 khóm/m2; MĐ2: 40 khóm/m2; MĐ3: 45 khóm/m2 - Xử lý số liệu: Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học dựa trên các phần mềm máy tính thông dụng nhất, IRRISTAT, Excel IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả tuyển chọn giống lúa Japonica phù hợp cho miền Bắc Việt Nam Kết quả tuyển chọn giống Bảng 1. Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong vụ Xuân: 2010 – 2011 (trung bình 2 năm) Tên giống TGST (ngày) Bông/ khóm (bông) ∑ hạt /bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Hưng Yên KD18 (Đ/c) 131 6,3 147 92,5 20,4 78,4 62,3 BT7(Đ/c) 133 5,7 155 93,6 18,5 68,7 54,7 ĐS1 141 6,4 136 91,9 23,7 85,3 67,8 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 398 Tên giống TGST (ngày) Bông/ khóm (bông) ∑ hạt /bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) J01 133 6,2 142 92,3 23,7 86,2 68,5 J02 137 6,1 133 90,8 23,4 77,8 62,0 P10 136 5,0 144 92,5 23,6 70,0 55,6 PC26 135 4,9 150 90,0 24,2 72,2 57,6 TBJ1 135 4,6 149 88,9 25,4 69,8 55,6 TBJ2 137 4,4 148 88,3 24,2 62,5 49,6 TBJ3 136 4,8 150 89,8 24,3 70,6 56,2 ĐS3 128 6,5 155 94,0 24,4 84,5 67,5 Hải Dương KD18 (Đ/c) 139 6,5 147 93,5 20,3 81,4 64,3 BT7 (Đ/c) 135 5,6 156 92,8 18,3 66,9 53,6 ĐS1 143 6,4 134 93,5 23,7 85,6 68,6 J01 135 6,2 141 92,9 23,6 86,1 69,2 J02 138 6,5 131 91,4 23,4 82,0 65,2 Thái Bình KD18 (Đ/c) 135 6,6 148 93,3 20,4 83,2 65,3 BT7 (Đ/c) 134 5,7 154 93,9 18,3 67,9 53,7 ĐS1 145 6,7 135 94,1 23,7 91,0 72,6 J01 139 6,6 139 93,8 23,7 91,8 73,3 J02 142 6,7 132 92,7 23,4 86,4 68,0 Ninh Bình KD18 (Đ/c) 142 6,1 145 92,7 20,5 75,5 60,3 BT7 (Đ/c) 138 5,4 155 93,9 18,4 65,1 51,7 ĐS1 142 6,6 137 93,7 23,7 90,3 71,1 J01 135 6,4 145 93,4 23,6 91,9 72,0 J02 139 6,4 137 93,2 23,5 85,7 68,0 Yên Bái HT1 (Đ/c) 137 5,3 149 85,3 21,8 66,3 55,7 NƯ838(Đ/c) 141 5,1 168 81,4 25,7 81,1 68,4 Goropikari 132 5,4 114 89,3 23,8 59,4 50,1 Koshihikari 134 5,5 119 86,8 23,7 60,6 50,4 ĐS1 152 5,5 150 86,0 23,7 76,4 62,5 J01 140 5,7 144 86,0 23,2 73,9 61,8 J02 150 4,9 147 85,6 24,2 67,4 56,2 P10 143 5,0 146 87,5 23,8 68,2 56,5 PC26 147 4,9 148 84,7 24,2 66,8 56,3 ĐS3 130 5,5 155 90,0 24,0 77,0 63,0 Sơn La Nếp 97 (Đ/c) 135 4,2 157 88,0 25,8 67,3 51,4 ĐS1 142 5,4 145 91,8 23,3 75,2 60,0 J01 138 5,5 137 91,7 23,4 73,0 57,8 J02 140 5,1 135 90,2 23,4 65,6 51,9 P10 136 5,4 143 92,5 23,5 75,7 59,2 PC26 136 5,0 150 90,9 24,0 73,6 58,4 Thái Nguyên Nếp 87 (Đ/c) 136 6,0 144 94,8 20,1 74,0 58,9 ĐS1 142 6,0 131 94,4 23,6 78,7 62,7 J01 140 5,5 142 92,9 23,6 76,5 60,6 J02 148 5,7 135 92,9 23,2 74,0 58,5 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 399 Tên giống TGST (ngày) Bông/ khóm (bông) ∑ hạt /bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Phú Thọ KD18 (Đ/c) 135 6,2 144 94,2 20,2 76,2 60,9 ĐS1 143 6,3 131 93,6 23,6 82,1 64,5 J01 137 6,2 135 93,4 23,6 82,9 64,1 J02 141 6,7 135 92,0 23,2 86,5 68,0 Cao Bằng NƯ838 (Đ/c) 132 5,03 151 87,8 26,1 78,0 62,4 KD18 (Đ/c) 140 4,90 145 93,1 20,1 59,8 48,2 ĐS1 143 5,70 135 93,3 23,6 76,2 60,2 J01 136 5,60 133 92,1 23,4 71,9 57,3 J02 140 5,2 135 91,7 23,2 67,1 53,1 (Nguồn: Nguyễn Tuấn Phong và CS, 2014) Số liệu bảng 1 cho thấy, trong vụ Xuân: * Thời gian sinh trưởng: thời gian sinh trưởng của các giống Japonica (trong khoảng từ 132 - 152 ngày) tương đương và dài hơn so với các giống đối chứng tại các địa phương triển khai thí nghiệm. Các giống có thời gian sinh trưởng dài là các giống như ĐS1 (152 ngày), J02 (150 ngày) tại tỉnh Yên Bái, ngắn nhất là 2 giống Koshi Hikari và Hananomai (tương ứng 132 và 133 ngày). Thời gian sinh trưởng của các giống lúa Japonica trồng tại cùng 1 vùng sinh thái có sự chênh lệch không lớn. Ở vùng ĐBSH, thời gian sinh trưởng giống ĐS1 thay đổi từ 1 - 4 ngày, J01 (từ 2 - 6 ngày), J02 (từ 1 - 5 ngày). Sự thay đổi nhỏ này có thể do sự biến động không đáng kể của các yếu tố khí hậu và dinh dưỡng đất giữa các điểm sản suất ở ĐBSH. Trong khi đó, TGST của các giống Japonica trồng ở các vùng khác nhau, có sự khác nhau rõ rệt. Giống ĐS1 khi trồng tại Yên Bái có thời gian sinh trưởng 152 ngày, dài hơn nhiều so với khi trồng ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Ninh Bình. Tương tự, TGST của các giống J01, J02, ở vùng núi và trung du cũng dài hơn so với ở vùng ĐBSH. * Năng suất thực thu: Do khả năng đẻ nhánh ở các vùng khác nhau nên ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu. Có thể thấy sự chênh lệch không nhiều về năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong 1 vùng sinh thái. So sánh năng suất thực thu của các giống Japonica thí nghiệm tại mỗi vùng thì chỉ có 2 giống ĐS1 và J01 là cao hơn có ý nghĩa, các giống còn lại không có sự sai khác có ý nghĩa với giống đối chứng... Tại vùng ĐBSH, năng suất thực thu của ĐS1 và J01 cao hơn so với tất cả các giống Japonica còn lại, năng suất dao động từ 67,8 tạ/ha (Hưng Yên) đến 72,6 tạ/ha (Thái Bình). Giống J01 năng suất dao động từ 68,5 tạ/ha tại Hưng Yên đến 73,3 tạ/ha tại Thái Bình. Giống J02 có năng suất dao động từ 62 tạ/ha (Hưng Yên) đến 68 tạ/ha (Thái Bình, Ninh Bình). Tại vùng MNPB, các yếu tố cấu thành năng suất thấp hơn so với trồng ở vùng ĐBSH nên bình quân năng suất của các giống lúa cũng thấp hơn. Giống ĐS1 có năng suất thực thu thấp nhất tại Sơn La 60,0 tạ/ha và cao nhất tại Phú Thọ 64,5 tạ/ha. Giống J01 có năng suất dao động từ 57,3 tạ/ha (Cao bằng) đến 64,1 tạ/ha (Phú Thọ). Giống J02 năng suất dao động từ 51,9 tạ/ha (Sơn La) đến 68 tạ/ha (Phú Thọ). Các giống lúa ĐS1, J01, J02 có năng suất cao hơn so với các giống lúa thuần trong cùng điều kiện (HT1, Khang Dân, Nếp 87, Nếp 97) và thấp hơn không đáng kể so với giống lúa lai Nhị Ưu 838. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 400 Bảng 2. Thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong vụ Mùa: 2010 – 2011 (TB 2 năm) Tên giống TGST (ngày) Bông/ khóm (bông) ∑ hạt /bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Hưng Yên KD18 (Đ/c) 108 5,6 146 89,3 20,6 67,6 53,9 BT7(Đ/c) 105 5,3 158 89,5 18,5 62,6 49,8 ĐS1 121 5,4 141 87,2 23,6 70,5 56,1 J01 116 5,2 144 87,9 23,5 69,2 55,1 J02 117 5,5 130 86,4 23,4 64,9 51,7 P10 114 4,7 142 85,5 23,4 60,4 48,1 PC26 115 4,4 151 85,6 24,3 62,0 49,3 TBJ1 108 4,0 148 85,6 25,3 57,8 46,1 TBJ2 110 4,0 149 86,6 24,4 56,9 45,3 TBJ3 110 4,2 150 86,7 24,4 59,9 47,8 ĐS3 108 5,6 158 90,0 24,3 71,0 56,5 Hải Dương KD18 (Đ/c) 109 6,0 144 89,9 20,4 71,2 56,9 BT7 (Đ/c) 106 5,2 158 89,9 18,4 61,1 48,8 ĐS1 118 5,6 139 89,5 23,6 73,7 58,6 J01 115 5,5 140 89,5 23,4 72,6 57,8 J02 116 5,6 129 89,4 23,3 67,6 53,6 Thái Bình KD18 (Đ/c) 108 5,8 146 89,3 20,4 69,2 54,9 BT7 (Đ/c) 107 5,3 157 90,5 18,5 62,9 49,8 ĐS1 120 6,0 140 90,9 23,6 80,9 64,5 J01 115 5,8 141 89,6 23,4 77,0 61,0 J02 118 6,0 134 90,3 23,3 75,6 60,2 Ninh Bình KD18 (Đ/c) 110 5,4 144 89,4 20,5 64,3 50,9 BT7 (Đ/c) 107 5,1 156 89,1 18,4 58,8 46,8 ĐS 1 118 6,0 138 90,9 23,6 80,1 63,8 J01 112 5,7 145 89,5 23,4 78,1 62,1 J02 117 5,8 138 89,4 23,6 76,1 60,7 Yên Bái HT1 (Đ/c) 106 4,7 143 86,0 22,3 58,2 48,7 NƯ838(Đ/c) 107 4,8 149 85,6 25,8 71,0 61,0 Goropikari 101 4,5 119 87,4 23,3 49,6 41,0 Koshihikari 102 4,5 123 86,0 23,1 50,1 41,0 ĐS1 121 4,5 150 89,9 23,5 64,3 54,7 J01 111 4,8 144 88,5 23,6 65,1 54,8 J02 117 4,3 147 89,8 23,6 60,6 49,7 P10 111 4,5 142 87,2 23,3 58,5 49,3 PC26 112 4,3 147 89,0 23,3 59,1 49,1 ĐS3 108 4,8 144 88,5 23,6 65,1 54,8 Sơn La Nếp 97 (Đ/c) 110 3,7 155 80,7 25,7 53,4 42,4 ĐS1 115 4,7 146 87,1 23,3 62,4 49,8 J01 113 4,8 138 87,7 23,4 61,2 48,7 J02 116 4,4 133 85,2 23,2 52,0 41,4 P10 112 4,8 142 87,0 23,4 62,0 49,4 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 401 Tên giống TGST (ngày) Bông/ khóm (bông) ∑ hạt /bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) PC26 110 4,4 143 86,5 23,9 58,7 46,3 Thái Nguyên KD18 (Đ/c) 109 5,4 140 92,9 20,2 63,7 51,3 ĐS1 115 5,2 132 90,1 23,4 64,8 51,2 J01 112 4,9 128 87,3 23,4 57,9 45,9 J02 118 4,8 130 86,9 23,3 56,3 45,0 Phú Thọ KD18 (Đ/c) 109 5,3 141 90,9 20,4 62,7 49,8 ĐS1 116 5,5 133 89,8 23,5 69,1 55,2 J01 112 5,5 135 90,4 23,4 70,6 56,1 J02 115 5,7 129 88,9 23,3 68,4 54,4 Cao Bằng Bao Thai (Đ/c) 160 4,4 129 85,7 24,5 53,5 43,0 Đại Dương 6 (Đ/c) 120 5,1 140 91,7 27,1 79,8 64,1 ĐS1 118 5,1 133 90,5 23,5 64,5 52,4 J01 110 5 126 87,8 23,4 58,3 46,6 J02 113 4,7 129 86,8 23,3 54,9 44,3 (Nguồn: Nguyễn Tuấn Phong và CS, 2014) Số liệu bảng 2 cho thấy, trong vụ Mùa: * Thời gian sinh trưởng: các giống lúa ĐS1, J01, J02 đều có thời gian sinh trưởng rút ngắn so với vụ Xuân ở cả hai vùng ĐBSH và MNPB. Trong đó, thời gian sinh trưởng của các giống Goropikari và Koshi Hikari (101 - 102 ngày) ngắn hơn so với các giống đối chứng Khang Dân và BT7. Thời gian sinh trưởng của các giống J01 và J02 dài hơn so với BT7 và Khang Dân không đáng kể. Thời gian sinh trưởng dài ngày nhất là giống ĐS1. Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung ngày, phù hợp với cơ cấu mùa vụ ở một số vùng trồng lúa nước của các tỉnh phía Bắc nước ta. * Năng suất thực thu: - Tại ĐBSH: So sánh năng suất thực thu của các dòng/giống Japonica với hai giống đối chứng chủ lực tại các tỉnh vùng ĐBSH (Khang Dân và BT7) cho thấy: Trong vụ Mùa, các giống lúa ĐS1, J01, J02 có năng suất cao hơn đối chứng Khang Dân và BT7 ở hầu hết các điểm nghiên cứu tại ĐBSH. Giống ĐS1 có năng suất thực thu cao nhất (trung bình đạt 56,1 - 64,5 tạ/ha), cao nhất là ở tỉnh Thái Bình đạt 64,5 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng BT7 ở mức có ý nghĩa. Giống J01 có năng suất thực thu đạt 55,1 - 62,1 tạ/ha, cao nhất ở tỉnh Ninh Bình (62,1 tạ/ha). Giống J02 có năng suất thực thu đạt từ 51,7 - 60,7 tạ/ha, đạt cao nhất khi cấy ở tỉnh Ninh Bình (60,7 tạ/ha). - Đối với các tỉnh MNPB, năng suất của các giống Japonica ĐS1, J01, J02 nói chung cao hơn so với các giống lúa thuần, trừ trường hợp ở Thái Nguyên. Năng suất thực thu của giống ĐS1 đạt cao nhất khi trồng ở Phú Thọ (55,2 tạ/ha), ở Yên Bái (54,7 tạ/ha), Cao Bằng (52,4 tạ/ha) và Thái Nguyên (51,2 tạ/ha). Đặc biệt ở Cao Bằng, các giống ĐS1, J01, J02 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nhưng lại có năng suất và chất lượng gạo cao hơn so với giống lúa Bao Thai - một giống lúa được trồng khá phổ biến ở các tỉnh MNPB Việt Nam. Tóm lại: Kết quả đánh giá so sánh 9 giống lúa thuộc loài phụ Japonica về các đặc điểm nông sinh học: thời gian sinh trưởng, sức chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất; tính thính nghi và độ ổn định năng suất đã chọn ra được một số giống lúa Japonica ĐS1, ĐS3, J01, J02 phù hợp với điều kiện sinh thái tại một số tỉnh đại diện cho các vùng miền Bắc Việt Nam. Các giống lúa Japonica ĐS1, J01, J02 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, có khả năng chịu lạnh rất tốt (đặc tính này phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vụ Xuân của các tỉnh miền Bắc), ít nhiễm sâu bệnh hại, năng suất ổn định. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 402 + Tại vùng ĐBSH, năng suất ĐS1 đạt từ 67,8 tạ/ha (Hưng Yên) đến 72,6 tạ/ha (Thái Bình); giống J01 có năng suất đạt từ 68,5 tạ/ha tại Hưng Yên đến 73,3 tạ/ha tại Thái Bình; năng suất J02 đạt từ 62 tạ/ha (Hưng Yên) đến 68 tạ/ha (Thái Bình, Ninh Bình); giống ĐS3 có năng suất đạt 67,5 tạ/ha (Hưng Yên). Trong vụ Mùa, các giống lúa ĐS1, ĐS3, J01, J02 có năng suất cao hơn KD18 và BT7 ở hầu hết các điểm nghiên cứu tại ĐBSH. + Đối với các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, kết quả nghiên cứu cho thấy các giống Japonica ĐS1, ĐS3, J01, J02 hoàn toàn có thể thay thế giống Bao Thai trong sản xuất vụ mùa ở vùng MNPB do có TGST ngắn hơn nhiều so với giống lúa Bao Thai trong khi năng suất và chất lượng gạo đều cao hơn so với Bao Thai. 4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lúa Japonica 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa Japonica tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Kết quả: - Qua thí nghiệm canh tác về ba mật độ và ba mức phân bón trên cả hai giống cho thấy: trong vụ Xuân công thức P2M1 cho các yếu tố năng suất cao và NSTT đạt cao nhất (đối với ĐS1 NSTT dao dộng từ 58,2 – 62,9 tạ/ha; NSTT trên giống J01 dao động từ 55,3 – 57,4 tạ/ha). Còn trong vụ Mùa công thức P2M2 lại tỏ ra vượt trội nhất, cho NSTT cao nhất tại cả bốn điểm triển khai thí nghiệm (đối với ĐS1 NSTT dao dộng từ 56,3 – 57,9 tạ/ha; NSTT trên giống J01 dao động từ 52,5 – 55,7 tạ/ha). (Nguyễn Tuấn Phong, Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, 2014) 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ cấy và các mức phân bón Kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa Japonica (J01) tại Nam Định Kết quả: - Mức phân bón kali và mật độ cấy khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của giống lúa Japonica J01. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh đạt cao nhất ở công thức bón 1.000 kg HCVS Sông Gianh + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 100kg K2O với mật độ cấy 40 khóm/m2. - Công thức bón 1.000 kg HCVS Sông Gianh + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 100 kg K2O với mật độ cấy 40 khóm/m2 cho số nhánh tối đa, nhánh hữu hiệu, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất: Số nhánh tối đa 10 nhánh/khóm; nhánh hữu hiệu 6,7 nhánh/khóm. Năng suất thực thu 64,5 tạ/ha. (Phạm Văn Vũ, Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, 2014) 4.3. Kết quả phát triển mở rộng 4.3.1. Kết quả mở rộng diện tích các giống lúa Japonica ở một số tỉnh miền Bắc Từ năm 2009 đến năm 2015, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông đã mở rộng diện tích sản xuất lúa Japonica ở các tỉnh miền Bắc là 7.740 ha, trong đó ĐS1 có diện tích lớn nhất: 6750 ha, J02: 545 ha, J01: 225 ha. Giống ĐS3 là giống được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và các sản phẩm cây trồng đánh giá là giống triển vọng cũng đã mở rộng được 220 ha. Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ mùa 100-105 ngày), năng suất cao, chống chịu tốt, chịu rét tốt. Bảng 3: Diện tích, năng suất một số giống lúa Japonica do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông triển khai từ 2009-2015 ở một số tỉnh miền Bắc Địa điểm Giống Diện tích các giống (ha) Năng suất Tấn/ha/vụ ĐS1 J01 J02 ĐS3 Hưng Yên ĐS1 400 5.9 J01 50 5.8 J02 15 5.8 ĐS3 30 6.1 Yên Bái ĐS1 4200 6.1 J01 150 6.0 J02 20 6.0 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 403 ĐS3 60 6.2 Hà Giang ĐS1 300 5.7 ĐS3 50 6.0 Cao Bằng ĐS1 300 5.9 J01 20 5.8 J02 5 5.7 ĐS3 50 5.9 Sơn La ĐS1 50 5.9 J01 5 6.1 J02 5 5.8 ĐS3 20 5.9 Lào Cai ĐS1 1000 6.0 ĐS3 10 5.8 Phú Thọ ĐS1 100 6.0 J02 300 6.1 Thái Bình ĐS1 200 6.2 J02 200 6.0 Hải Phòng ĐS1 200 6.0 Tổng diện tích 7740  6750 225 545 220 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh- Trung tâm Chuyển giao CN và KN, 2015) 4.3.2. Kết quả điều tra, rà soát diện tích các giống trong sản xuất năm 2014 của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT Bảng 4: Kết quả rà soát diện tích lúa Japonica tại các vùng năm 2014 (giống đã được công nhận giống quốc gia) TT Vùng/ giống Diện tích gieo cấy (ha) Tỷ lệ (%) Đ. Xuân Hè thu Mùa/Thu đông Tổng I TDMNPB 1 ĐS1 2.449 - 2.128 4.577 0,664 2 J02 441 - 250 691 0,100 II ĐBSH 1 ĐS1 1.300 - 578 1.878 0,167 2 J02 15 - 20 35 0,003 III BTB 1 ĐS1 2 - 2 0 2 J02 - 35 - 35 0,005 IV Tây nguyên ĐS1 10 20 - 30 0,013 V ĐBSCL ĐS1 2.343 1.972 141 4.455 0,105 STT* Tổng 43 ĐS1 10.671 0,137 111 J02 761 0,010 Ghi chú: STT*: Xếp theo thứ tự diện tích giảm dần các giống sản xuất trong cả nước năm 2014 (Số liệu Báo cáo của Cục Trồng trọt tháng 3.2015) Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt, năm 2014 toàn quốc có 10.671 ha lúa ĐS1, đứng thứ 43 trên 162 giống lúa trong danh mục và có diện tích sản xuất chiếm 0,137% diện tích, 761 ha lúa J02, đứng thứ 111 và chiếm 0,01% diện tích. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 404 V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Lựa chọn được 4 giống lúa Japonica (ĐS1, ĐS3, J01, J02) có năng suất cao, phù hợp cho vùng ĐBSH và MNPB. Ưu thế về năng suất của các giống lúa Japonica biểu hiện rõ ở vụ Xuân: là chịu rét, năng suất cao: giống ĐS1 đạt từ 67,8 tạ/ha (Hưng Yên) đến 72,6 tạ/ha (Thái Bình); giống ĐS3 đạt từ 65,1 tạ/ha (Yên Bái) đến 67,5 tạ/ha (Hưng Yên); giống J01 đạt từ 68,5 tạ/ha tại Hưng Yên đến 73,3 tạ/ha tại Thái Bình; giống J02 từ 62 tạ/ha (Hưng Yên) đến 68 tạ/ha (Thái Bình, Ninh Bình). Vụ Mùa các giống Japonica đều cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, ổn định. - Giống ĐS3 là giống triển vọng có TGST ngắn, năng suất cao, chống chịu tốt và chịu rét tốt. Giống đang được khảo nghiệm vụ cuối và làm thủ tục công nhận giống. - Kết quả đánh giá phản ứng sâu bệnh của các giống lúa cho thấy các giống lúa Japonica có khả năng chống chịu sâu bệnh khá so với các giống đối chứng ở cả 2 vụ và 2 vùng sinh thái nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tượng nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn và bạc lá đã được quan sát thấy ở vụ Mùa. Giống lúa J01 có biểu hiện nhiễm bệnh hoa cúc vào vụ Mùa khi độ ẩm không khí cao. - Kết quả mở rộng, phát triển sản xuất các giống Japonica ở miền Bắc: diện tích được mở rộng nhanh, nhiều tỉnh cho thấy đây là kết quả rất khả quan cho việc phát triển sản xuất các giống lúa Japonica, tận dụng lợi thế vùng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho vùng MNPB nói riêng và là hướng đi mới cho sản xuất lúa gạo của miền Bắc Việt Nam. 5.2. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu bổ sung về biện pháp kỹ thuật, mở rộng thêm địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa Japonica cho miền Bắc Việt Nam. - Tiếp tục đầu tư, xây dựng chính sách để nhân rộng mô hình, phát triển mở rộng diện tích các giống Japonica triển vọng cho các tỉnh ở miền Bắc, đặc biệt vùng miền núi phía Bắc. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thiện báo cáo này, nhóm nghiên cứu Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông xin gửi lời cám ơn chân thành tới: - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí thực hiện Đề tài: Nghiên cứu phát triển giống lúa Japonica cho vùng cao miền núi phía Bắc, giai đoạn: 2012-2015. Các cơ quan quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Trồng trọt, Vụ Tài chính. - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban KH và HTQT, Ban Thông tin, Ban Tài chính – Viện KHNN Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài và tổ chức các Hội nghị, hội thảo. - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Bắc: Hưng Yên, Nam Đinh, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai đã giúp đỡ, tạo điều kiện để bố trí địa bàn triển khai đề tài, tổ chức các Hội nghị đầu bờ, tham quan, đánh giá mô hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo: “Rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng các giống lúa hiện nay trong sản xuất trên cả nước năm 2014”, 3/2015. 2. Hoàng Tuyết Minh, Đỗ Năng Vịnh (2006), Báo cáo kết quả nghiên cứu giống lúa Japonica, Viện Di truyền Nông nghiệp. 3. Nguyễn Tuấn Phong, Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nghiên cứu xác định thời vụ trồng thích hợp cho giống lúa J01 japonica tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 4 năm 2013, trang 110 - 115. 4. Nguyễn Tuấn Phong, Đỗ Năng Vịnh, Lê Quốc Thanh, Hà Thị Thúy, Phạm Văn Dân, 2013. Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp cho giống lúa Japonica J01 tại tỉnh Yên Bái. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 20 năm 2013, trang 42 - 48. 5. Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Tuấn Phong, 2014. Kết quả tuyển chọn và phát triển các giống lúa Japonica cho miền núi phía Bắc, Tạp chí Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 405 Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. Số 1/2014. 6. Phạm Văn Vũ, Lê Quốc Thanh, Phạm Văn Dân, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân kali và mật độ cấy đối với giống lúa Japonica J01 trong vụ Xuân tại Nam Định. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. Số 1/2014. 7. Trung tâm Chuyển giao CN và KN, Báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh, 12/2015 ABSTRACT Outputs of Japonica rice selection and development in Northern Vietnam Evaluation of nine introduced Japonica rice varieties was conducted in the Red River Delta and Northern Mountainous provinces. Among nine varieties, four selected Japonica rice varieties as DS1, DS3, J01 and J02 obtained the highest productivity; particularly higher than leading varieties as BT7, Khang Dan, HT1, Nep 87, Nep 97 in the same farming conditions at both Spring and Summer season. Yield advantage of Japonica rice varieties was illustrated in Spring season as cold tolerance, high- yielding. DS1 variety gave grain yield in range from 6.78 tons/ha (Hung Yen) to 7.26 tons/ha (Thai Binh). J01 variety gave grain yield from 6.85 tons/ha in Hung Yen to 7.33 tons/ha in Thai Binh. J02 variety produced grain yield of 6.2 tons/ha (Hung Yen) to 6.8 tons/ha (Thai Binh, Ninh Binh). DS3 brought grain yield up to 6.75 tons/ha (Hung Yen). In Summer season, all Japonica varieties still exhibited their stable and high yielding, pest resistance. Keywords: Japonica rice, quality, yield. Người phản biện: GS. TSKH. Trần Duy Quý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_188_5272_2130506.pdf
Tài liệu liên quan