Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh vườn chè shan cổ thụ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Tài liệu Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh vườn chè shan cổ thụ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  680 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THÂM CANH VƯỜN CHÈ SHAN CỔ THỤ LŨNG PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu La, Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Quang Việt, Nguyễn Thị Kiều Ngọc TÓM TẮT Chè Shan cổ thụ Lũng Phìn trồng trên vùng cao núi đá, sản phẩm chè chất lượng nổi tiếng cả nước. Người dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên vườn chè Shan cổ thụ sinh trưởng yếu, nhiều cành tăm hương và búp mù cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chè xanh không đồng đều. Một số biện pháp thâm canh vườn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn đã được chúng tôi nghiên cứu và cho kết quả. Biện pháp đốn phớt tháng 12 hàng năm cây chè có diện tích tán lớn đạt 36,49 m2, năng suất trung bình năm cao 4,90 kg/cây. Kỹ thuật hái chè Shan cổ thụ khi búp chè đủ 4-5 lá thật hái chừa 1-2 lá cho năng suất cao hơn phương thức canh tác chè Shan truyền thống 73,55- 78,82%, sản phẩm sau chế biến có điểm thử nếm cảm qua...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh vườn chè shan cổ thụ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  680 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THÂM CANH VƯỜN CHÈ SHAN CỔ THỤ LŨNG PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu La, Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Quang Việt, Nguyễn Thị Kiều Ngọc TÓM TẮT Chè Shan cổ thụ Lũng Phìn trồng trên vùng cao núi đá, sản phẩm chè chất lượng nổi tiếng cả nước. Người dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên vườn chè Shan cổ thụ sinh trưởng yếu, nhiều cành tăm hương và búp mù cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chè xanh không đồng đều. Một số biện pháp thâm canh vườn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn đã được chúng tôi nghiên cứu và cho kết quả. Biện pháp đốn phớt tháng 12 hàng năm cây chè có diện tích tán lớn đạt 36,49 m2, năng suất trung bình năm cao 4,90 kg/cây. Kỹ thuật hái chè Shan cổ thụ khi búp chè đủ 4-5 lá thật hái chừa 1-2 lá cho năng suất cao hơn phương thức canh tác chè Shan truyền thống 73,55- 78,82%, sản phẩm sau chế biến có điểm thử nếm cảm quan đạt cao từ 17,00 - 17,30 điểm ở vụ tháng 9 và tháng 3. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh ở mức 3 tấn/ha tương ứng với 3kg phân vi sinh/cây cho năng suất vươt trội đạt 5,58 tấn/ha so với canh tác truyền thống chỉ thu được 2,34 tấn búp. Bên cạnh đó bón bổ sung 3 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh còn cho chất lượng nguyên liệu chè với hàm lượng chất hòa tan, axitamin TS, đường TS và chất lượng đánh giá qua thử nếm cảm quan cao hơn so với biện pháp canh tác truyền thống. Từ khóa: Chè Shan cổ thụ, kỹ thuật đốn, hái, phân bón hữu cơ, năng suất, chất lượng cao I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Giang là một trong những tỉnh có sản phẩm chè Shan nổi tiếng trên cả nước, trong đó Shan Lũng Phìn có đặc điểm riêng như trồng trên vùng cao núi đá, diện tích lá nhỏ, búp nhỏ, nhiều tuyết, sản phẩm có vị ngậy, hương thơm tự nhiên, hàm lượng axit amin cao và chất lượng tốt. Diện tích chè Shan Lũng Phìn khoảng 300 ha, tập trung tại xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cây chè Shan Lũng Phìn có vai trò quan trọng trong thu nhập kinh tế hộ tại địa phương. Người dân tại xã Lũng Phìn coi thu thập từ cây chè Shan là một trong nguồn thu chính, cùng với lợi thế về điều kiện khí hậu và địa hình, giá trị từ cây chè Shan luôn ổn định hơn các mặt hàng nông nghiệp khác. Tuy nhiên do trồng bằng hạt chưa chọn lọc, mật độ trồng không đồng đều, kỹ thuật chăm sóc đốn hái chưa tốt, khiến búp thưa, nhiều búp mù, nhiều cành tăm hương, khó thu hái, năng suất thấp, chất liệu búp chè nguyên liệu chưa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng và năng suất cây chè Shan Lũng Phìn bằng các biện pháp canh tác nhăm cải tạo vườn chè Shan cổ thụ là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nội dung “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác vườn chè Shan cổ thụ nâng cao năng suất, chất lượng chè Lũng Phìn”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Quần thể cây chè Shan cổ thuộc xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với mật độ qui ra 800 - 1.000 cây/ha. Năng suất chè búp tươi điều tra trước khi tiến hành thí nghiệm ước đạt 2,0 - 2,5 tấn/ha. Chè Shan trồng trên 70 năm tuổi. Phân bón vi sinh sông Gianh có thành phần: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca: 1,0; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106 CFU/g; Aspergillus sp: 1x106 CFU/g. Phân chuồng: phân của vật nuôi hoai mục đạt chất lượng 60%. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) mỗi công thức gồm 50 cây chè Shan cổ thụ Lũng Phìn. 2.2.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đốn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Thí nghiệm gồm 4 công thức như sau: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  681 CT1: Theo truyền thống người dân; CT2: Đốn phớt vào tháng 12 hàng năm; CT3: Đốn phớt vào tháng 4-5 hàng năm; CT4 đốn đau cách mặt đất 3m (năm sau tiến hành đốn phớt). 2.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật hái thích hợp cho chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Thí nghiệm gồm 3 công thức các công thức như sau: CT1: Theo truyền thống người dân; CT2: Khi búp chè có 4-5 lá thật hái chừa 2 lá thật; CT3: khi búp chè có 4-5 lá thật hái chừa 1 lá. 2.2.3. Nghiên cứu bón phân hữu cơ cho chè Shan Lũng Phìn Thí nghiệm gồm 5 công thức, gồm các công thức như sau: CT1: Bón 20 tấn phân chuồng/ha tương ứng 20kg/cây; CT2: Bón phân vi sinh 2000 kg/ha tương ứng 2kg/cây; CT3: Bón phân vi sinh 2500 kg/ha tương ứng 2,5kg/cây; CT4: Bón phân vi sinh 3000 kg/ha tương ứng 3kg/cây; CT5: canh tác truyền thống Phương pháp bón: cuốc xung quang gốc chè sâu 20cm, cách gốc 50-50cm, rải phân và lấp kín. Thời điểm bón 1 lần trong năm vào tháng 4-5 hàng năm. - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: + Đánh giá các chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè Shan theo các phương pháp thông dụng về nghiên cứu chè. + Xử lý số liệu theo phần mềm Excel, IRRISTAT + Thời gian nghiên cứu được tiến hành: từ năm 2013 – 2015. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của biện pháp đốn đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Chè Shan có chu kỳ sống dài, trong điều kiện tự nhiên hoặc được trồng phân tán chu kỳ sống của cây chè có thể kéo dài hàng trăm năm hoặc lâu hơn. Chè Shan có dạng hình thân gỗ, cao từ 6 – 10m, hàng năm tiến hành đốn tỉa tạo ra bộ khung tán cây chè chắc khỏe, số lượng cành thích hợp và cân đối, cây chè cho sản lượng cao. Biện pháp đốn đến sinh trưởng của cây chè Shan cổ thụ thông qua diện tích tán tán cây. Công thức canh tác truyền thống của người dân (CT1) có chiều cao cây và chiều rộng tán lớn hơn các công thức tác động biện pháp đốn khác, với chiều cao cây đạt 7,24m và chiều rộng tán 6,7m. Ngược lại, công thức đốn đau (CT4) có chiều cao cây (3,48m) và chiều rộng tán (4,2m) thấp nhất. Giữa hai công thức đốn phớt (CT2) và (CT3) không có sự khác nhau rõ rệt về chỉ tiêu chiều cao cây và chiều rộng tán, phản ánh thời gian đốn lửng vào tháng 12 và tháng 4 không có ảnh hưởng rõ rệt tới hai chỉ tiêu này. Các công thức đốn khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian nảy mầm sau đốn của cây chè Shan Lũng Phìn. CT2 và CT4 thời gian đốn cuối tháng 12 thời gian nảy mầm chậm hơn công thức đốn CT3 rõ rệt, thời gian bật mầm CT2 là 78 ngày. CT3 đốn vào cuối tháng 4, khi nhiệt độ và độ ẩm cao nên thời gian bật mầm sớm, sau khi đốn 32 ngày chồi mầm đã sinh trưởng. Bảng 1: Ảnh hưởng của biện pháp đốn đến sinh trưởng và năng suất chè Shan cổ thụ Lũng Phìn (năm 2013-2014) Công thức Diện tích tán (m2) Thời gian nảy mầm sau đốn (ngày) Dài búp 1 tôm 3 lá (cm) Khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g) Mật độ búp (búp/cây/lứa) Năng suất hàng năm (kg/cây) CT1 34,83 - 7,10 1,07 568 3,1 CT2 36,49 78 7,30 1,16 561 4,9 CT3 32,37 32 7,42 1,21 534 3,7 CT4 30,68 86 8,15 1,32 376 3,3 LSD.05 4,49 0,6 0,11 68,2 1,2 CV (%) 6,70 2,5 2,9 8,8 9,3 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  682 Chiều dài búp: CT4 đốn đau có chiều dài búp đạt 8,1cm lớn hơn hẳn các công thức còn lại. Ba công thức CT1, CT2, và CT3 không có sự sai khác rõ rệt về chỉ tiêu chiều dài búp, chiều dài búp từ 7,1 - 7,4 cm. Khối lượng búp: khối lượng búp 1 tôm 3 lá trên CT4 lớn nhất đạt 1,32 g/búp, lớn hơn đáng kể so với công thức đốn phớt và công thức truyền thống. Khối lượng búp thấp nhất trên CT1 với 1,07g/búp. Mật độ búp: không có sự sai khác giữa các công thức đốn phớt và công thức canh tác truyền thống của người dân, mật độ búp dao động từ 534 - 568 búp/cây/lứa hái. Trong khi đó công thức đốn đau cao 3m, cây chè có mật độ búp thấp hơn rõ rệt, chỉ đạt 376 búp/cây/lứa hái. Năng suất thu được ở CT2 đốn lửng vào cuối tháng 12 đạt cao nhất với 4,9 kg/cây/năm. Công thức đốn đau CT4 cho năng suất thấp hơn rõ rệt công thức đốn lửng CT2 và CT3, nhưng không khác so với công thức đốn hái truyền thống của người dân. Với kết quả này có thể khuyến cáo người dân đốn đau nhằm mục đích hạ thấp cây chè, tiện lợi cho việc thu hái mà năng suất thu được không giảm. Kết quả phân tích sinh hoá cho thấy công thức đốn đau (CT4) cách mặt đất 3m có hàm lượng tanin thấp nhất 32,62%. Công thức đốn hái truyền thống (CT1) có hàm lượng tannin cao nhất đạt 33,78%. Kết quả trên phản ánh chiều cao vết đốn đã ảnh hưởng đến hàm lượng tannin trong búp chè Bảng 2. Ảnh hưởng của biện pháp đốn đến một số thành phần sinh hóa búp chè nguyên liệu Công thức Tanin (%) Chất hòa tan (%) Axit amin TS (%) Đường (%) Cafein (%) CT1 33,78 43,76 3,45 1,97 2,57 CT2 33,01 44,27 3,68 2,16 3,04 CT3 32,78 45,05 3,78 2,11 2,79 CT4 32,62 44,19 3,77 2,14 2,75 Búp chè hai công thức đốn phớt (CT2, CT3) có hàm lượng chất hoà tan, đường, cafein và axit amin cao hơn công thức đốn hái truyền thống (CT1) và công thức đốn đau (CT4). Cụ thể búp chè công thức đốn phớt vào cuối tháng 12 (CT2) có hàm lượng chất hòa tan đạt 44,27%; axit amin đạt 3,68%; đường tổng số đạt 2,16% và hàm lượng cafein đạt 3,04%. Ngược lại, CT1 có hàm lượng các chất này thấp hơn các công thức còn lại. Chè Shan Lũng Phìn của các công thức đốn khác nhau chế biến chè xanh đều có chất lượng tốt, đạt điểm trung bình từ 15,89 đến 16,34 điểm, xếp loại khá, cụ thể: Về ngoại hình: CT2 và CT3 đốn phớt có ngoại hình chè thành phẩm đẹp hơn công thức đốn sâu. Về màu nước: sản phẩm chè xanh từ CT2 cũng cho điểm màu nước cao nhất với màu nước xanh vàng sáng, đạt 4,13 điểm các công thức còn lại sản phẩm chè có màu nước vàng xanh, đạt điểm từ 4,00 đến 4,03 điểm. 3.2. Ảnh hưởng của biện pháp hái đến năng suất và chất lượng chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Với tác động của biện pháp hái làm cho mật độ búp của chè Shan cổ thụ Lũng Phìn tăng lên rõ rệt, biện pháp hái chừa ở CT2 và CT3 cho tổng số búp trên cây cho nhiều hơn hẳn CT1 (hái chè theo truyền thống địa phương). CT2 tổng số búp đạt 1675,20 búp, CT3 Tổng số búp đạt 1668,00 búp, CT1 chỉ đạt 1218,40 búp. Bảng 3: Ảnh hưởng của biện pháp hái đến các chỉ tiêu về năng suất (Năm 2014-2015) Chỉ tiêu Công thức Tổng số búp trên cây (búp) Sản lượng cây (kg/năm) Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng so đối chứng (%) CT1 (Đ/C) 1218,40 2,76 2,21 CT2 1675,20 4,80 3,84 73,55 CT3 1668,00 4,94 3,95 78,82 LSD.05 197,57 0,56 0,44 CV (%) 5,7 5,9 6,9 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  683 Về năng suất CT2 và CT3 đạt 4,80-4,94 kg/cây, còn CT1 đối chứng chỉ đạt 2,76 kg/cây. Với sản lượng thu được quy ra số lượng cây chè cổ thụ trên 1ha là 800 cây thì cho năng suất ở CT2 và CT3 là 3,84 - 3,95 tấn/ha còn ở CT1 đối chứng chỉ cho năng suất chè là 2,21 tấn/ha. Tính năng suất tăng lên so với đối chứng thì cho thấy CT2 và CT3 cho năng suất tăng từ 73,55-78,82%. Biện pháp thu hái có ảnh hưởng đến chất lượng chè chế biến thông qua đặc điểm ngoại hình của sản phẩm chè và đánh giá cảm quan cho kết quả qua bảng 4: Bảng 4: Đánh giá cảm quan chè xanh ở các công thức hái chè khác nhau Công thức Ngoại hình Màu nước Mùi Vị Tổng điểm Xếp loại Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm Nhận xét Điểm Tháng 9/2014 CT1 Xoăn hơi thô có tuyết 4,18 Vàng sáng 4,00 Thơm nhẹ 4,10 Đậm dịu 4,20 16,48 Khá CT2 Xoăn non đều cánh có tuyết 4,33 Xanh vàng sáng 4,42 Thơm nhẹ 4,00 Đậm dịu, có hậu 4,25 17,00 Khá CT3 Xoăn hơi thô, có tuyết 4,00 Xanh vàng sáng 4,15 Thoáng hương 4,00 Chát dịu 4,10 16,25 Khá Tháng 2/2015 CT1 Xoăn hơi thô có tuyết 3,95 Vàng sáng 4,20 Thơm nhẹ 4,20 Đậm dịu 4,10 16,45 Khá CT2 Xoăn non đều cánh có tuyết 4,50 Xanh vàng sáng 4,25 Thơm nhẹ 4,40 Đậm dịu 4,05 17,30 Khá CT3 Xoăn hơi thô, có tuyết 4,05 Xanh vàng sáng 4,00 Thoáng hương 4,30 Chát dịu 4,00 16,35 Khá Tháng 6/2015 CT1 Xoăn hơi thô có tuyết 4,05 Vàng sáng 4,00 Thơm nhẹ 4,00 Đậm dịu 4,00 16,05 Khá CT2 Xoăn non đều cánh có tuyết 4,25 Xanh vàng sáng 4,10 Thơm nhẹ 4,20 Đậm dịu 4,00 16,45 Khá CT3 Xoăn hơi thô, có tuyết 4,00 Xanh vàng sáng 4,05 Thoáng hương 3,90 Chát dịu 4,00 15,95 Khá Công thức CT2 hái chừa 2 lá cho ngoại hình sản phẩm tốt nhất qua các thời điểm chế biến tháng 9, tháng 2 và tháng 6. Ở CT1 phương pháp hái chè truyền thống sản phẩm cho ngoại hình hơi thô do đó có ảnh hưởng đến chất lượng tại hầu hết các thời điểm chế biến. Các công thức áp dụng các biện pháp hái tại các thời vụ trong năm khác nhau nhưng đề cho sản phẩm đạt loại khá đạt trên 16 điểm. Tại thời vụ tháng 2 và tháng 9 thì CT2 cho điểm thử nếm đạt cao nhất là 17,00-17,30 điểm. 3.3. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến năng suất và chất lượng chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Năm 2014: Khi bón phân hữu cơ sự sinh trưởng của cây chè Shan cổ thụ Lũng Phìn và năng suất của cây chè cổ thụ được tăng lên ở các liều lượng phân bón khác nhau. Đối với canh tác truyền thống của người dân CT5 năng suất ước tính chỉ đạt 1,96 tấn/ha, năng suất suất cao nhất là bón với 3kg/cây năng suất đạt 3,22 tấn/ha, các công thức bón 20 kg phân chuồng, 2,0-2,5 kg phân vi sinh trên gốc cây chè thì năng suất đạt 2,60 - 2,81 tấn/ha. Và hiêu quả của việc bón hân là cho năng suất tăng từ 32,65 đến 64,28% so với đối chứng. Năm 2015: Các công thức bón phân đã có tác động rất lớn đến năng suất của chè Shan cổ thụ, ở công thức CT3 bón 3kg phân vi sinh/ gốc cây năng suất đạt cao nhất là 5,58 tấn/ha, công thức bón 2,5 kg/cây năng suất đạt 4,23 tấn/ha, CT1 và CT2 năng suất đạt 3,90 - 3,90 tấn/ha. Khi so sánh tăng năng suất so với đối 683 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  684 chứng cho thấy năng suất tăng vượt trội hơn hẳn đối chứng CT4 năng suất tăng 138,46% so với đối chứng, CT1, CT2, CT3 năng suất tăng từ 67,95 - 80,77% so với đối chứng. Bảng 5: Ảnh hưởng của liệu lượng phân bón đến tổng sản lượng và năng suất của chè Shan Lũng Phìn Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Tổng sản lượng (kg/cây) Năng suất (Tấn/ha) NS tăng (%) Tổng sản lượng (kg/cây) Năng suất (Tấn/ha) NS tăng (%) CT1 3,25 2,60 32,65 4,95 3,98 70,08 CT2 3,34 2,67 36,22 4,88 3,90 67,95 CT3 3,51 2,81 43,37 5,29 4,23 80,77 CT4 4,03 3,22 64,28 6,98 5,58 138,46 CT5(đ/c) 2,45 1,96 2,93 2,34 LSD.05 0,27 0,22 0,43 0,34 CV (%) 4,4 4,3 4,5 4,5 Ảnh hưởng của phân bón đến một số thành phần sinh hoá búp chè nguyên liệu Chất lượng chè nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: đặc tính bên ngoài là thành phần cơ giới và đặc tính bên trong là nội chất được phản ánh bằng các chỉ tiêu thành phần hoá học chủ yếu của búp chè như tanin, catechin, đường, axit amin và các chất khác. Mẫu búp chè 1 tôm 2 lá sau khi hái được hấp cách thuỷ sau đó sấy khô gửi về phòng phân tích, kết quả phân tích như sau: Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến một số thành phần sinh hoá búp chè nguyên liệu Công thức Tanin (%) Chất hòa tan (%) Axit amin TS (%) Đường (%) Cafein (%) CT1 31,78 43,76 3,45 2,07 2,57 CT2 32,01 44,27 3,28 2,16 3,04 CT3 32,08 44,05 3,48 2,11 2,79 CT4 32,12 44,69 3,77 2,14 2,75 CT5 (đ/c) 31,17 42,08 2,86 1,98 2,41 Hàm lượng tanin trong búp chè Shan cổ thụ Lũng Phìn ở CT5 đối chứng có hàm lượng thấp nhất là 31,17%, CT1 có hàm lượng tanin là 31,78%, hàm lượng tanin ở CT2, CT3, CT4 là từ 32,01 - 32,12%. Chất hoàn tan của các công thức bón phân có hàm lượng cao hơn CT5 theo canh tác người dân địa phương. Hàm lượng axit amin trong búp chè nó chiến tỷ lệ nhỏ nhưng lại rất quan trọng nó tại nên hương vị của chè thành phẩm. Qua nghiên cứu cho thấy các công thức sử dụng phân bón có hàm lượng axit amin đề cao hơn CT5 đối chứng, hàm lượng tăng dần từ CT2, CT1, CT3, CT4 có hàm lượng axit amin là 3,28-3,77%. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến kết quả thử nếm chè xanh thành phẩm Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm chè xanh được chế biến từ nguyên liệu chè Shan Lũng Phìn dưới tác động phân bón hữu cơ khác nhau được được đánh giá bởi Hội đồng cảm quan của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy nguyên liệu chè Shan Lũng Phìn của các công thức bón phân khác nhau chế biến chè xanh đều có chất lượng tốt, đạt điểm trung bình từ 16,34 đến 17,27 điểm, xếp loại khá số điểm thử nếm cảm quan CT1 và CT4 đạt cao nhất từ 17,07 - 17,27 điểm; CT2 và CT3 đạt từ 16,72- 16,78 điểm; CT5 đối chứng đạt số điểm thấp nhất 16,34 và xếp loại khá. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Biện pháp đốn phớt hàng năm vào cuối tháng 12 (CT2) cây chè có diện tích tán lớn Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  685 nhất đạt 36,49 m2, búp 1 tôm 3 lá có chiều dài búp và khối lượng búp lớn hơn đối chứng, năng suất trung bình năm đạt cao nhất là 4,90 kg/cây. Các chỉ tiêu về sinh hóa cho chất lượng tương tự như canh tác truyền thống, chất lượng chè qua thử nếm cảm quan cho điểm ngoại hình tốt hơn đối chứng và CT4 đốn đau. Kỹ thuật hái chè Shan cổ thụ khi búp chè đủ 4-5 lá thật hái chừa 1-2 lá cho năng suất cao hơn đối chứng 73,55-78,82%, CT2 hái chừa 2 lá khi chế biến sản phẩm và thử nếm cảm quan đạt số điểm cao nhất từ 17,00 - 17,30 điểm ở vụ tháng 9 và tháng 3. Lượng phân bón ở CT4 (năm 2015) với 3kg phân vi sinh cho một cây chè có chiều dài dúp và trọng lượng búp lớn nhất, năng suất cao nhất vươt trội đạt 5,58 tấn/ha cao hơn đối chứng 138,46%, CT3 cao hơn 80,77%, CT1 và CT2 cao hơn đối chứng 76,95-70,08%; Thành phần sinh hóa và chất lượng đánh giá qua thử nếm cảm quan tốt hơn đối chứng, CT1 và CT4 đat 17,07-17,27 điểm, CT5 đối chứng chỉ đạt 16,34 điểm. 4.2. Đề nghị Hàng năm nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn, hái và bón phân hữu cơ, vi sinh cho nương chè Shan cổ thụ tại Lũng Phìn nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng nguyên liệu búp tạo ra sản phẩm nâng cao giá trị cho người dân địa phương. TÁC GIẢ CHÂN THÀNH CẢM ƠN - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí để thực hiện nội dung triển khai nhiệm vụ: “Khai thác và phát triển nguồn gen cây chè Shan Lũng Phìn - Hà Giang”; - Cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mội điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này; - Cảm ơn UBND xã Lũng Phìn, phòng Nông nghiệp huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cùng cộng tác triển khai các nội dung của nhiệm vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Bình, Nguyễn Văn Toàn (2007), “Hiệu quả sử dụng phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh trong sản xuất chè an toàn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam số 4, tr. 96 -100. 2. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48 – 56. 3. Nguyễn Hữu La, Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Thị Phúc, Trần Quang Việt (2013) “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè Shan thiên nhiên Hoàng Su Phì” Hội thảo quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 876-877. 4. Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Hữu La và CTV (2009), “Kết quả nghiên cứu khai thác chè shan vùng cao”, Kết quả Nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2006 – 2009, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 21 - 26. 5. Nguyễn Văn Tạo (1998), “Các phương pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 - 1997, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 112 – 140 ABSTRACT Results on cultivation techniques research Lung Phin ancient Shan tea garden, Dong Van district, Ha Giang province Lung Phin ancient Shan tea was grown on rocky upland, with tea product is famous in the whole country. Farmers have not applied cultivation techniques lead to ancient Shan tea garden grow weakly, small branches and banji shoots make low productivity and unstable quality tea products. Some cultivation techniques were studied on Lung Phin ancient Shan garden and we got some results. Tea plants with Annual light pruning on December treatment have the biggest canopy area, reaching 36.49 m2, high productivity getting 4.90 kg/plant. Tea handing harvesting when the shoot 4-5 real leaves and keeping 1-2 leaves after picking young buds treatment has higher yield than traditional method 73.55- 78.82%, dried tea products have high organoleptic tasting point with 17.00 – 17.30 on March and September seasons. Application of 3 tons/ha micro-organic fertilizer corresponding 3 kg/plant treatment VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  686 has high yield with 5.58 tons/ha compared to 2.34 tons/ha of traditional cultivation treatment. In addition to the concentration of water-soluble substances, total amino acid, total sugar content of tea raw material and dried tea products organoleptic tasting point have be better traditional cultivation. Keywords: Ancient Shan tea, pruning, harvesting, organic fertilizer, productivity, high quality. Nguyễn Thị Hồng Lam - Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc Số điện thoại: 0915976999 Email: honglamnomafsi@gmail.com Người phản biện: TS. Trương Hồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_232_562_2130550.pdf
Tài liệu liên quan