Kết quả ban đầu điều trị cận thị có hoặc không kèm loạn thị bằng ICL V4C

Tài liệu Kết quả ban đầu điều trị cận thị có hoặc không kèm loạn thị bằng ICL V4C: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 30 KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ CÓ HOẶC KHÔNG KÈM LOẠN THỊ BẰNG ICL V4C Trần Hải Yến*, Nguyễn Thị Mộng Dung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật khúc xạ bằng laser trên giác mạc tuy có những tiến bộ vượt bậc, nhưng bị giới hạn bởi độ khúc xạ và chiều dày giác mạc. Phẫu thuật đặt kính ICL V4c trên mắt còn thủy tinh thể có thể khắc phục được những hạn chế trên. Tính chính xác, ổn định, hiệu quả, an toàn của phẫu thuật ICL đã được khẳng định bởi nhiều tác giả nước ngoài. Nghiên cứu này báo cáo kết quả ban đầu trên bệnh nhân Việt Nam. Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả, an toàn, chính xác của phẫu thuật đặt ICL V4c. Ghi nhận các biến chứng trong mổ và sớm sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, không nhóm chứng, trên 52 mắt cận thị với độ cầu tương đương trung bình là -9,89 ± 3,16 D, có hoặc...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả ban đầu điều trị cận thị có hoặc không kèm loạn thị bằng ICL V4C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 30 KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ CÓ HOẶC KHÔNG KÈM LOẠN THỊ BẰNG ICL V4C Trần Hải Yến*, Nguyễn Thị Mộng Dung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật khúc xạ bằng laser trên giác mạc tuy có những tiến bộ vượt bậc, nhưng bị giới hạn bởi độ khúc xạ và chiều dày giác mạc. Phẫu thuật đặt kính ICL V4c trên mắt còn thủy tinh thể có thể khắc phục được những hạn chế trên. Tính chính xác, ổn định, hiệu quả, an toàn của phẫu thuật ICL đã được khẳng định bởi nhiều tác giả nước ngoài. Nghiên cứu này báo cáo kết quả ban đầu trên bệnh nhân Việt Nam. Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả, an toàn, chính xác của phẫu thuật đặt ICL V4c. Ghi nhận các biến chứng trong mổ và sớm sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, không nhóm chứng, trên 52 mắt cận thị với độ cầu tương đương trung bình là -9,89 ± 3,16 D, có hoặc không kèm loạn thị, không đủ tiêu chuẩn phẫu thuật khúc xạ bằng laser trên giác mạc. Dữ liệu được thu thập đến 1 tháng sau mổ và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Một tháng sau phẫu thuật, chỉ số hiệu quả, chỉ số an toàn là 0,97 và 1,06. Độ cầu tương đương trung bình: -0,014 ± 0,39D; trong đó 94% nằm trong khoảng ± 0,50D; 96% nằm trong khoảng ± 1,00D. Thị lực thập phân không kính sau phẫu thuật là 0,89 ± 0,18. Thị lực chỉnh kính sau mổ: 64% không đổi, 36% tăng, không có trường hợp nào giảm thị lực. Không ghi nhận biến chứng trong phẫu thuật, tỷ lệ tăng áp sau mổ là 4%, tỷ lệ xoay trục 4%. Kết luận: Phẫu thuật khúc xạ bằng kính ICL V4c là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả, có tính chính xác cao để điều trị cận và loạn cận. Từ khoá: Phakic IOL, ICL V4c, cận thị, loạn thị ABSTRACT PRELIMINARY OUTCOMES OF ICL V4C IN MYOPIA WITH AND WITHOUT ASTIGMATISM Tran Hai Yen, Nguyen Thi Mong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 30 - 37 Introduction: Although refractive corneal surgery has had significant progress, but it is still limited by high refractive errors and available thickness of the cornea. Phakic ICL V4c implantation surgery can address these limitations. International studies showed the safety, efficacy, predictability, stability of this method. Our study reported preliminary outcomes in Vietnamese patients. Purpose: This paper is aimed to examine efficacy, safety, predictability of ICL V4c implantation and record intra and early post-operative complications. Patients and method: Prospective, non-comparative clinical trial. Fifty two myopic eyes (average spherical equivalent of -9.89 ± 3.16 D) with or without astigmatism, unsuitable for refractive corneal surgery were enrolled in the study. Data was collected up to 1 month and analysed by SPSS 16.0. Results: At 1 month post-op, effficacy and safety index were 0.97 and 1.06 respectively. Mean manifest * Bộ môn Mắt ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn Mắt ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Hải Yến ĐT: 0913777775 Email: dr.tranhaiyen@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 31 spherical equivalent was -0,014 D ± 0.39D; among all eyes, 94% within ± 0.50D, and 96% within ± 1.00D. Post- op decimal UCVA was 0.89 ± 0,18. There was 64% of eyes with unchanged BCVA, 36% gained one or more lines, and no loss of BCVA line. No intra-op complications, post-op IOP elevation in 4% of eyes, and ICL rotation rate in 4% of eyes were observed. Conclusions: Phakic ICL V4c is an effective, safe and predictable method to correct myopia with or without astigmatism. Key words: Phakic IOL, ICL V4c, myopia, astigmatism. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ bệnh nhân cận thị nặng (từ -5,00 D trở lên) trên thế giới vào khoảng 2,7% dân số(3). Đặc biệt, tần suất cận thị ở vùng Đông Á cao gấp gần 2 lần so với các nước châu Âu, ở Đông Nam Á ước tính khoảng 39,3 % vào năm 2010 và con số này tiếp tục tăng mạnh ở nhóm dân số trẻ(3). Điều trị cận thị nặng đặt ra nhiều thách thức cho cả phẫu thuật viên khúc xạ lẫn bác sĩ chuyên khoa dịch kính võng mạc. Phẫu thuật khúc xạ bằng laser đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ từ laser bề mặt (PRK, LASEK, EpiLASIK) ở thế hệ đầu, LASIK, FemtoLASIK thế hệ thứ hai, và nay là SMILE thuộc thế hệ ba. Dù đã có những bước tiến vượt bậc về nhiều mặt, tuy nhiên, biên độ điều chỉnh tật khúc xạ của các phẫu thuật laser trên giác mạc bị giới hạn bởi chiều dày giác mạc, độ cong giác mạc và một số yếu tố khác liên quan đến chất lượng thị giác. Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể trong là một lựa chọn, nhưng tính xâm lấn cao hơn khiến việc chỉ định khá dè dặt do tiềm ẩn một số nguy cơ trong và sau mổ. Nằm ở vị trí trung gian giữa phẫu thuật laser giác mạc và thay thủy tinh thể trong là đặt thấu kính nội nhãn trên mắt còn thủy tinh thể (Phakic IOL). Có ba loại Phakic IOL: kính cài mống mắt, tựa góc tiền phòng và đặt hậu phòng. Kính tựa góc tiền phòng hiện đã ngưng không áp dụng do nguy cơ giảm tế bào nội mô tiến triển. Đối với hai loại còn lại, các nghiên cứu cho thấy kết quả về thị lực và khúc xạ tương đương. Tuy nhiên, chất liệu collamer mang lại cho ICL những đặc tính thích hợp với phẫu thuật khúc xạ: đặt được qua đường mổ nhỏ, hạn chế sự xâm lấn, giảm thiểu loạn thị phát sinh, lớp phủ Fibronectin tăng tính tương thích sinh học, thân thiện với mô nội nhãn, không kích hoạt phản ứng viêm. Vị trí đặt sulcus, an toàn cho nội mô và thuận lợi cho việc phát triển tính năng điều chỉnh loạn thị(4,5). ICL dòng V4c và triển khai ở Việt nam từ đầu năm 2016, trước đó là V4b. Thiết kế mới có lỗ trung tâm giúp giảm bớt thủ thuật cắt mống mắt chu biên, bảo tồn dòng chảy sinh lý của thủy dịch, được cho là có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, giảm nguy cơ phân tán sắc tố tiền phòng do ít đụng chạm mống mắt(4). Cho tới nay, chưa có báo cáo nào về thực tiễn lâm sàng sử dụng loại kính này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện khảo sát tính an toàn, hiệu quả và chính xác của phẫu thuật đặt ICL V4c trên bệnh nhân cận thị có hoặc không kèm loạn thị, nhằm bổ sung thêm các thông tin chuyên môn trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Can thiệp lâm sàng, tiến cứu, không nhóm chứng. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tuổi từ 18 – 45 tuổi có nhu cầu điều trị tật khúc xạ nhưng không đủ tiêu chuẩn phẫu thuật bằng laser giác mạc. Cận thị <= -18.00D. Loạn thị <=6.5D Khúc xạ ổn định Độ sâu tiền phòng đo từ nội mô ≥ 2.8 mm. Góc tiền phòng mở (độ 3 trở lên). Mật độ tế bào nội mô > 2000/mm2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 32 Tiêu chuẩn loại trừ Mắt độc nhất, đục thuỷ tinh thể, bất thường dây chằng Zinn, bán lệch thuỷ tinh thể, tiền căn hoặc đang có bệnh lý tại mắt, bệnh lý dãn phình giác mạc biểu hiện. Phương pháp nghiên cứu Kính thước, công suất của ICL được tính bằng phần mềm OCOS (Online Calculation & Ordering System) theo qui định của hãng. Kích thước kính được lựa chọn dựa trên đường kính ngang giác mạc và độ sâu tiền phòng. Mục tiêu là đạt được chính thị (khúc xạ cầu tương đương trong khoảng +/-0,5D). Phẫu thuật được tiến hành bởi 1 phẫu thuật viên, tại Trung tâm mắt kỹ thuật cao An Sinh và Trung tâm mắt kỹ thuật cao 30-4. Nếu phẫu thuật 2 mắt, chúng tôi tiến hành phẫu thuật trên mắt phải trước, tiếp theo là mắt trái sau từ 2 đến 7 ngày. Phương pháp nhỏ tê hoặc tiêm tê cạnh cầu được lựa chọn tùy theo sự hợp tác và tâm lý của bệnh nhân. Sau khi ICL được gài vào nòng bơm, đường mổ chính, chiều dài 3.0mm, được tạo ở vùng rìa trong của giác mạc, vị trí thái dương (mắt phải: 9 giờ, mắt trái: 3 giờ). Hai đường mổ phụ tạo bởi dao 15 độ, nằm cách hai bên đường mổ chính 2,5 cung giờ. Sau khi bơm dịch nhày Methylcelullose vào tiền phòng, ICL được đưa vào tiền phòng qua đường mổ chính, 4 mấu chân ICL gài xuống dưới mống mắt và xoay đúng trục bởi dụng cụ chuyên biệt. Chất nhày được rửa hút sạch và nhẹ nhàng qua đường mổ phụ. Kết thúc phẫu thuật bằng bơm kháng sinh tiền phòng, bơm phù vết mổ, co đồng tử bằng Miochol 1% nếu cần. Các biến số: tuổi, giới, mắt can thiệp, thị lực không kính, thị lực chỉnh kính, khúc xạ chủ quan, nhãn áp, độ dày giác mạc trung tâm, mật độ tế bào nội mô, độ sâu tiền phòng đo từ nội mô, biến cố, biến chứng được thu thập ở các thời điểm trước, trong phẫu thuật và tái khám sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng. Kết quả được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Chỉ số hiệu quả là tỷ lệ thị lực không kính sau phẫu thuật/thị lực chỉnh kính trước phẫu thuật. Chỉ số an toàn là tỷ lệ thị lực chỉnh kính sau phẫu thuật/trước phẫu thuật. Thị lực định dạng thị lực thập phân. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi gồm 26 bệnh nhân, với số mắt phẫu thuật là 52 mắt, có thời gian theo dõi từ 1 tháng trở lên, nên các kết quả thị lực, hiệu quả, an toàn, chính xác được tính ở thời điểm 1 tháng. Các thông số nền được trình bày trong bảng 1. và bảng 2. Bảng 1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu Thông số Số lượng Tỷ lệ Giới Nam 9 35% Nữ 17 65% Loại tật khúc xạ Cận thị đơn thuần 11 21% Cận thị kèm loạn thị 41 79% Lý do chọn ICL Giác mạc mỏng 12 46% Cận nặng 13 50% Nghi ngờ giác mạc chóp 1 4% Kích thước ICL 12.1 mm 4 8% 12.6 mm 26 50% 13.2 mm 22 42% Bảng 2. Biến số nền mẫu nghiên cứu Biến số Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Tuổi 23,15 ± 3,59 18 32 Độ cầu trước mổ (D) -9,06 ± 2,91 -4,5 -17,50 Độ trụ trước mổ (D) -1,66 ± 1,21 0 -6,5 Độ cầu tương đương trước mổ (D) -9,89 ± 3,16 -3 -19 Thị lực thập phân chỉnh kính trước mổ 0,92 ± 0,155 0,48 1 Chiều dày giác mạc (µm) 517,15 ± 43,23 442 622 Mật độ tế bào nội mô (số tế bào/mm 2 ) 2901 ± 190 2468 3309 Độ sâu tiền phòng (µm) 3,20 ± 0,23 2,71 3,63 Đường kính ngang giác mạc (mm) 11,86 ± 0,38 11 12,5 Nhãn áp (mmHg) 14,80 ± 1,99 10 19 Tính hiệu quả logMAR thị lực không kính trước phẫu thuật là 1,50 ± 0,255. Sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, logMAR thị lực không kính lần lượt là 0,12 ± 0,14; 0,08 ± 0,12; 0,07 ± 0,11. Thay đổi của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 33 thị lực thập phân được trình bày trong biểu đồ 1. Chỉ số hiệu quả tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng (52 mắt) là 0,97. Thị lực không kính cải thiện ngay sau mổ một ngày, đạt mức trung bình 8/10 và tiếp tục tăng cho đến một tháng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (z-test, p> 0,05) (Biểu đồ 1). Biểu đồ 2 cho thấy sau phẫu thuật 1 tháng, 96% trường hợp có thị lực không kính từ 5/10 trở lên và 75% từ 8/10 trở lên. Độ cầu tương đương sau phẫu thuật ổn định ngay từ 1 ngày, không ghi nhận sự khác biệt giữa các thời điểm tái khám sau phẫu thuật (z-test, p>0,05) (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Thay đổi thị lực. (TLKK: thị lực không kính, TLCK: thị lực chỉnh kính) 0 87% 90% 96% 0 63% 75% 75% 0 33% 44% 48% TRƯỚC PT SAU PT1 NGÀY SAU PT 1 TUẦN SAU PT 1 THÁNG>=5/10 >=8/10 >=10/10 Biểu đồ 2. Thị lực không kính tích lũy -9.89 -0.012 0.08 0.15 -10.00 -8.00 -6.00 -4.00 -2.00 0.00 Trước PT Sau PT 1 ngày Sau PT 1 tuần Sau PT 1 tháng Đ ộ c ầu t ư ơ n g đ ư ơ n g (D ) Biểu đồ 3. Độ cầu tương đương sau mổ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 34 Tính an toàn Chỉ số an toàn tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng là 1.06. Không ghi nhận trường hợp nào giảm thị lực chỉnh kính sau mổ, trong khi có 15% tăng từ 2 hàng thị lực trở lên (biểu đồ 4). Tính chính xác Mối tương quan giữa độ cầu tương đương mục tiêu (về chính thị) với độ cầu tương đương thật sự đã điều trị được biểu diễn trong biểu đồ 5 (R2 = 0,988). Hầu hết các trường hợp (96%) khúc xạ tồn dư nằm trong biên ± 1,00D. Có 2 mắt (4%) lệch ra khỏi biên này là những trường hợp cận rất nặng (cầu -17,00D; -17,50D, độ trụ 3,00D) với độ cầu tương đương tồn dư là -1,25D và -1,625D (Biểu đồ 5). Biểu đồ 6 biểu diễn tỷ lệ độ cầu, độ trụ, độ cầu tương đương 1 tháng sau phẫu thuật. Tỷ lệ độ cầu trong khoảng ± 0,25D và ± 0,50D cao hơn so với độ trụ (p<0,05). Biểu đồ 7 là biểu đồ phân tán khúc xạ 1 tháng sau phẫu thuật. Bốn trường hợp có độ cầu (+1,5D; +1,25D), độ trụ (-3,50D; -1,50D) tồn dư sau phẫu thuật là do kính bị lệch trục, đã được chỉnh trục nhưng vẫn không cải thiện. 64% 21% 12% 3% Không đổi Tăng 1 hàng Tăng 2 hàng Tăng > 2 hàng Biểu đồ 4. Thay đổi thị lực chỉnh kính sau phẫu thuật 1 tháng Biểu đồ 5. Tương quan khúc xạ mục tiêu và điều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 35 46% 10% 75%79% 54% 94%94% 90% 96% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Độ cầu Độ trụ Độ cầu tương đương Tỷ lệ % +/- 0,25 D +/- 0,50 D +/- 1,00 D Biểu đồ 6. Khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật -4 -3.5 -3 -2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 Đ ộ t rụ Độ cầu Biểu đồ 7. Biểu đồ phân tán khúc xạ sau phẫu thuật. Nhãn áp Nhãn áp trung bình sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng tương ứng là 14,08±1,99; 14,13±2,71; 15,35±4,68. Trung bình nhãn áp các lần tái khám khác biệt không có ý nghĩa thống kê, và không khác biệt so với trước phẫu thuật (z-test, p<0,05). Có 1 bệnh nhân (1 mắt) tăng áp 1 ngày sau phẫu thuật do còn sót chất nhầy, và 1 bệnh nhân (2 mắt) tăng áp sau 1 tháng do nhạy cảm với corticoid. Cả hai trường hợp đều đáp ứng tốt với thuốc, sau điều trị nhãn áp điều chỉnh về mức bình thường. Biến chứng khác Phản ứng viêm tiền phòng trung bình sau 1 ngày phẫu thuật là tyndall 1,26+. Nhưng đến các thời điểm tái khám sau đó (1 tuần, 1 tháng) thì hoàn toàn không ghi nhận phản ứng viêm trong tiền phòng. Có 2 mắt (2 bệnh nhân) (4%) bị xoay trục sau mổ. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của Shimizu(6), 100% đạt được kết quả thị lực > 5/10 trong tất cả các lần tái khám. Nghiên cứu của Alfonso(1) cũng ghi nhận kết quả thị lực tốt, với 92,1% thị lực không kính đạt từ 5/10 trở lên. Thị lực không kính và thị lực chỉnh kính lần lượt là 0,009 ± 0,062 logMAR và - 0,015 ± 0,032 logMAR. Thị lực không kính trong nghiên cứu của Lisa(4) là 0.028 ± 0.055logMAR. Nghiên cứu của chúng tôi thu thập dữ liệu từ những ca đầu tiên, hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chưa có nomogram riêng biệt, các thao tác phẫu thuật còn chưa thực sự thành thục, nhưng kết quả sớm sau mổ cho thấy tính hiệu quả khá cao của phương pháp này, với thị lực không kính và chỉnh kính sau 1 tháng lần lượt là 0,07 ± 0,11 logMAR và 0,01 ± 0,05 logMAR, trong đó 96% bệnh nhân có thị lực không kính >=5/10 và 75% >=8/10. Chỉ số hiệu quả tại thời điểm 1 tháng của chúng tôi là 0,97, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 36 tương đương với Alfonso (1) là 1,00 và Shizumi(6) là 0,96 (1 tháng). Tương tự như các nghiên cứu về ICL của các tác giả khác(1,4,6), chỉ số an toàn trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn 1 (1,06). Không có bệnh nhân nào bị giảm thị lực chỉnh kính, đa phần (64%) thị lực không đổi, 15% tăng thị lực từ hai hàng trở lên, có phần cao hơn so với Shimizu (60% thị lực không đổi, 10% tăng 2 hàng) (6). Điều này có thể do mức độ cận thị trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với Shimizu nên hiệu ứng thu nhỏ kích thước ảnh của kính phân kỳ được cải thiện rõ rệt hơn và giúp gia tăng thị lực chỉnh kính so với trước phẫu thuật. Thị lực chỉnh kính sau mổ không giảm cũng cho thấy thiết kế lỗ trung tâm của kính V4c không ảnh hưởng đến tính an toàn thị lực của bệnh nhân. Vấn đề tinh tế hơn liên quan đến chất lượng thị giác gây chói hoặc quầng sáng cần được khảo sát kỹ hơn với những phép đo cụ thể (thị lực tương phản, quang sai bậc cao ). Tuy nhiên nghiên cứu của Shiratani(7) và Uozato(8) kết luận kích thước 0,36mm của lỗ trung tâm tác dụng không đáng kể lên chất lượng thị giác. Shimizu nghiên cứu trên 20 mắt cận thị, ở thời điểm 1 tháng, ghi nhận 95% và 100% có độ khúc xạ tương ứng là ± 0,50 D và ± 1,00 D so với khúc xạ mục tiêu(6). Nghiên cứu của Alfonso(1) với số lượng mắt nhiều hơn (138 mắt, 70 bệnh nhân) có độ cầu tương đương sau mổ ổn định và gần với chính thị (-0,03 ± 0,19 D), 98,5% và 100% nằm trong khoảng ± 0,50 D và ±1,00 D. Chúng tôi cũng thu nhận được kết quả tương tự, độ cầu tương đương sau phẫu thuật 1 tháng là -0,016 D, với 94% và 96% nằm trong khoảng ± 0,50 D, ± 1,00 D. Khi phân tích riêng độ cầu và độ trụ, tỷ lệ khúc xạ cầu tồn dư cao hơn so với độ trụ ở nhóm ± 0,25D và ± 0,50D. Có lẽ vì điều trị loạn thị gặp khó khăn hơn so với cận thị đơn thuần trong đo đạc, tính toán, cũng như phẫu thuật. Một điểm nữa cần lưu ý, khi tính toán, chọn lựa công suất kính trên phần mềm, nhiều trường hợp do nhà sản xuất không có các bước nhảy dưới 0.5D đối với kính độ cao, nên công suất của ICL mục tiêu đã tiên liệu sự tồn tại của khúc xạ trụ. Tuy vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng đã đạt tồn dư khúc xạ trụ là 54% và 90% trong khoảng 0,50 D và 1,00D. Gomez-Bastar thực hiện hồi cứu 194 mắt điều trị với ICL loạn thị, thời gian theo dõi 41 tháng, tỷ lệ loạn thị tồn dư sau phẫu thuật trong khoảng 0,50D và 1,00D là 42,6% và 71% (2). Điều này cho thấy, cần theo dõi lâu dài hơn nữa để có thể đánh giá về tính ổn định của độ trụ và nguy cơ ICL xoay trục sau mổ. Sau phẫu thuật, 2 biến chứng thường được quan tâm là tăng nhãn áp và đục thuỷ tinh thể. Chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào bị đục thuỷ tinh thể do chấn thương phẫu thuật trong lô nghiên cứu này. Cần tiếp tục theo dõi để đánh giá tác động của ICL lên thủy tinh thể theo thời gian. Mặc dù nhãn áp trung bình trong các lần tái khám không thay đổi so với trước phẫu thuật, tuy nhiên, 1 mắt bị tăng áp (37 mmHg) tại thời điểm 1 ngày sau mổ do chất nhầy còn sót trong tiền phòng. Hai mắt (1 bệnh nhân) bị tăng áp ở thời điểm tái khám 1 tháng sau mổ (mắt phải 38mmHg và mắt trái 33 mmHg) do nhạy với corticoid. Trường hợp đầu được rửa chất nhầy và ngưng Vigadexa ở trường hợp sau. Sau điều trị, cả 3 mắt nhãn áp trở về bình thường. Hai trường hợp này đều không liên quan đến thiết kế của kính. Thiết kế lỗ được kỳ vọng tạo dòng dịch chuyển tự nhiên hơn của thuỷ dịch trong tiền phòng giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể do khiếm dưỡng cũng như tạo đường thoát của thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng nhằm ngăn ngừa biến chứng tăng áp do nghẽn đồng tử, loại được thủ thuật cắt mống mắt chu biên, hạn chế bớt can thiệp lên mô nhãn cầu. Tính trong suốt của thủy tinh thể sau khi đặt ICL V4c sẽ tiếp tục được theo dõi và báo cáo. Sau phẫu thuật 1 ngày, phản ứng Tyndal tiền phòng ở mức 1+. Các lần tái khám sau đó không ghi nhận phản ứng viêm nào. Như vậy, ICL bước đầu cho thấy tương thích với mô nội nhãn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 37 Biến chứng xoay trục xảy ra ở 2 mắt của 2 bệnh nhân. Mắt đầu tiên được chỉnh trục nhưng sau đó kính lại bị xoay trở lại. Trường hợp thứ 2 hiện đang được theo dõi. Cả 2 trường hợp đều có mắt còn lại thị lực tốt (10/10) và mắt có kính lệch trục thị lực > 5/10 (6.3/10), bệnh nhân hài lòng với kết quả. Hiện tượng xoay trục tái phát có thể do sự đặc biệt của cấu trúc giải phẫu khiến kính không ổn định ở vị trí mong muốn. KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy trong giai đoạn hậu phẫu sớm, ICL V4c là 1 phương pháp hiệu quả, chính xác, an toàn để điều trị cận thị nặng có hoặc không kèm loạn thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alfonso JF, Lisa C, Fernández-Vega Cueto L, Belda-Salmerón L, Madrid-Costa D, Montés-Micó R. (2013)."Clinical outcomes after implantation of a posterior chamber collagen copolymer phakic intraocular lens with a central hole for myopic correction". J Cataract Refract Surg, 39(6): p. 915-21. 2. Gomez-Bastar A, Jaimes M, Graue-Hernández EO, Ramirez- Luquin T, Ramirez-Miranda A, Navas A. (2014)."Long-term refractive outcomes of posterior chamber phakic (spheric and toric implantable collamer lens) intraocular lens implantation." Int Ophthalmol., 34(3): p. 583-90. 3. Holden BA, Fricke TR, Wilson DA, Jong M, Naidoo KS, Sankaridurg P, Wong TY, Naduvilath TJ, Resnikoff S. (2016)."Global Prevalence of Myopia and High Myopia and Temporal Trends from 2000 through 2050.". Ophthalmology, 123(5): p. 1036-42. 4. Packer M (2016)."Meta-analysis and review: effectiveness, safety, and central port design of the intraocular collamer lens." Clin Ophthalmol., 10: p. 1059-77. 5. Schild G, Amon M, Abela-Formanek C, Schauersberger J, Bartl G, Kruger A. (2004)."Uveal and capsular biocompatibility of a single-piece, sharp-edged hydrophilic acrylic intraocular lens with collagen (Collamer): 1-year results.". J Cataract Refract Surg., 30(6): p. 1254-8. 6. Shimizu K, Kamiya K, Igarashi A, Shiratani T. (2012)."Early clinical outcomes of implantation of posterior chamber phakic intraocular lens with a central hole (Hole ICL) for moderate to high myopia". Br J Ophthalmol., 96(3): p. 409-12. 7. Shiratani T, Shimizu K, Fujisawa K, Uga S, Nagano K, Murakami Y. (2008)."Crystalline lens changes in porcine eyes with implanted phakic IOL (ICL) with a central hole.". Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol., 246(5): p. 719-28. 8. Uozato H, Shimizu K, Kawamorita T, Ohmoto F. (2011)."Modulation transfer function of intraocular collamer lens with a central artificial hole". Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol., 249(7): p. 1081-5. Ngày nhận bài báo: 16/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/01/2017 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_ban_dau_dieu_tri_can_thi_co_hoac_khong_kem_loan_thi.pdf
Tài liệu liên quan