Kết cục thai kỳ của thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường nhiểm sắc thể trên siêu âm tại Bệnh viện Hùng Vương

Tài liệu Kết cục thai kỳ của thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường nhiểm sắc thể trên siêu âm tại Bệnh viện Hùng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 102 KẾT CỤC THAI KỲ CỦA THAI PHỤ CÓ DẤU CHỈ ĐIỂM BẤT THƯỜNG NHIỂM SẮC THỂ TRÊN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Võ Kim Cát Tuyền*, Tô Mai Xuân Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể (NST) thai nhi ở thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm tại bệnh viện Hùng Vương trong năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca được tiến hành trên toàn bộ thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêm âm (soft-markers) khám tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015. Các thai kỳ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm được tính toán nguy cơ và chọc ối nếu kết quả nguy cơ cao với bất thường NST. Tất cả thai nhi có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm đều được theo dõi đến lúc sanh để đánh giá kết cục thai kỳ. Kết quả: Tỷ lệ bất thường NST: 8,7%, trong đó hội chứng Down là dạng bất thường NST thường ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cục thai kỳ của thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường nhiểm sắc thể trên siêu âm tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 102 KẾT CỤC THAI KỲ CỦA THAI PHỤ CÓ DẤU CHỈ ĐIỂM BẤT THƯỜNG NHIỂM SẮC THỂ TRÊN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Võ Kim Cát Tuyền*, Tô Mai Xuân Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể (NST) thai nhi ở thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm tại bệnh viện Hùng Vương trong năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca được tiến hành trên toàn bộ thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêm âm (soft-markers) khám tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015. Các thai kỳ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm được tính toán nguy cơ và chọc ối nếu kết quả nguy cơ cao với bất thường NST. Tất cả thai nhi có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm đều được theo dõi đến lúc sanh để đánh giá kết cục thai kỳ. Kết quả: Tỷ lệ bất thường NST: 8,7%, trong đó hội chứng Down là dạng bất thường NST thường gặp nhất với tỷ lệ 7,3%. Dấu chỉ điểm siêu âm thường gặp nhất là nang đám rối mạch mạc và nốt phản âm sáng ở tim, với tỷ lệ lần lượt là 46,4% và 34,5%. Tỷ lệ có kết cuc thai kỳ không tốt (bao gồm sinh con DTBS, CDTK vì DTBS, bất thường hình thái học, sẩy thai, thai lưu) là 9,5%. Kết luận: Nên áp dụng thường quy siêu âm tìm dấu chỉ điểm bất thường NST ở các thai phụ thuộc nhóm nguy cơ bất thường NST trung bình nhằm phát hiện sớm bất thường NST và tiên đoán kết cục thai kỳ không mong muốn. Từ khóa: aneuploidy, Down Syndrome, soft – marker, ultrasound. ABSTRACT FETAL OUTCOMES IN PREGNANCIES PRESENTED POSITIVE SOFT – MARKERS IN ULTRASOUND AT HUNG VUONG HOSPITAL. Vo Kim Cat Tuyen, To Mai Xuan Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 102 - 107 Objective: The study is aimed to identify the incidence of fetal aneuploidy and adversely outcomes in pregnant women who were detected positive soft – markers following detailed ultrasound at Hung Vuong hospital. Methods: A case - studies was carried out from July 1st to November 30, 2015 at Hung Vuong hospital. All pregnant women being intermediate risks were performed a detailed ultrasound at 16-20 weeks of gestation for evaluating soft-markers. Amniocentesis was indicated in case of the recalculated risk being high for fetal aneuploidies. All pregnant women were followed until the delivery. Results: The incidence of fetal aneuploidy was 8.7%, and Down Syndrome was the most common chromosomal abnormalities (7.3%). Choroid plexus and echogenic foci in fetal heart are two frequent soft-markers detected in detailed ultrasound (46.4% and 34.5%, respectively). Pregnancies with adversely outcomes that included childbirth with congenital defects, termination of pregnancy, morphological abnormalities, miscarriage, stillbirth were found in 9.5% of cases. Conclusions: It is necessary to implement routinely the detailed ultrasound for evaluating fetal soft - marker * Bộ môn Sán, Đại học Y dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Võ Kim Cát Tuyền ĐT: 0168.819.3223 Email: cattuyen88@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 103 in pregnant women being intermediate risks in order to earlier detect fetal aneuloidies and predict the possibility of fetal adversely outcome. Key words: aneuploidy, Down Syndrome, soft – marker, ultrasound. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng Down là một dạng bất thường NST thường gặp nhất, xảy ra ở 0,1% đến 0,2% trẻ sinh sống và thường gây ra những ảnh hưởng nặng nề không chỉ về mặt thể chất, tinh thần, tâm lý cho bản thân trẻ, mà còn ảnh hưởng về chi phí cho gia đình và xã hội(4). Vì vậy, việc phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh (DTBS) thai nhi và nhất là các DTBS do những bất thường NST là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các đơn vị chăm sóc tiền sản. Trong số các phương tiện chẩn đoán tiền sản đã và đang được áp dụng tại Việt Nam, siêu âm hình thái học thai nhi là một công cụ tiên quyết và không thể thiếu được, vì đây là một phương tiện chẩn đoán với các ưu điểm không xâm lấn, có sẵn và có thể thực hiện nhiều lần. Khi thực hiện khảo sát hình thái học thai nhi qua siêu âm, siêu âm tìm dấu chỉ điểm bất thường NST (soft – marker) như: nốt phản âm sáng ở tim, tăng phản âm ở ruột, nếp da gáy dày, xương đùi hay xương cánh tay ngắn, dãn não thất, hay dãn bể thận, nang đám rối mạch mạc, một động mạch rốn, bất sản xương mũi, thiểu sản đốt giữa ngón tay thứ năm ở các thai kỳ nguy cơ cao được xem là rất có giá trị trong phát hiện sớm các bất thường NST, đặc biệt là dị tật Down(2,10,11). Vai trò của việc đánh giá dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm để chẩn đoán sớm các bất thường NST đã được khẳng định tính lợi ích qua nhiều nghiên cứu trên thế giới(2,1,11), và việc áp dụng giá trị của từng dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm lại thay đổi theo từng chính sách chăm sóc tiền sản của mỗi quốc gia(3,6). Tại Việt Nam, hiện nay có rất ít đơn vị tiền sản ứng dụng giá trị của từng dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm, và việc sử dụng tỉ số khả dĩ (Likelihood: LR) của từng dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm lại không đồng bộ và không nhất quán. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ lên kết quả tiên đoán nguy cơ bất thường NST và đôi khi gây hoang mang cho thai phụ và gia đình. Bên canh đó, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào về giá trị của việc đánh giá các dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm trong chẩn đoán sớm các DTBS, đặc biệt là trong hội chứng Down. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với câu hỏi nghiên cứu “tỷ lệ thai bị bất thường NST ở các thai kỳ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm là bao nhiêu?” nhằm khẳng định vai trò của siêu âm đánh giá dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm ở các thai phụ có nguy cơ bất thường NST trung bình. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ thai bị bất thường NST ở các thai kỳ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm. Mục tiêu phụ Xác định tỷ lệ thai bị kết cuc không tốt: sinh con DTBS, chấm dứt thai kỳ (CDTK) vì DTBS, bất thường hình thái học, sẩy thai, thai lưu ở các thai kỳ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Báo cáo loạt ca. Dân số mục tiêu Thai phụ ở tuổi thai 16 – 20 tuần có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm. Dân số nghiên cứu Tất cả những thai phụ ở tuổi thai 16 – 20 tuần đến khám và theo dõi tại phòng di truyền có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm tại Bệnh Viện Hùng Vương. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 104 Dân số chọn mẫu Tất cả những thai phụ ở tuổi thai 16 – 20 tuần đến khám và theo dõi tại phòng di truyền có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm tại Bệnh Viện Hùng Vương từ tháng 07/2015 - 11/2015. Tiêu chuẩn nhận bệnh Thai phụ ở tuổi thai 16 – 20 tuần đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 được siêu âm đánh giá dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm từ tuần 16 – 20 của thai kỳ và có bất kỳ dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm nào. Những dấu chỉ điểm bất thường trên siêu âm gồm có(12): 1. Nốt phản âm sáng ở tim. 2. Tăng phản âm ở ruột (độ I- III). 3. Nếp da gáy dày (độ dày nếp da gáy ≥ 6mm). 4. Dấu dãn não thất (đường kính não thất ≥ 10mm). 5. Nang đám rối mạch mạc. 6. Dãn bể thận (đường kính bể thận ≥ 10mm, một bên hoặc hai bên). 7. Một động mạch rốn. 8. Xương cánh tay ngắn (chiều dài xương cánh tay <BPV 2,5). 9. Xương đùi ngắn (chiều dài xương đùi <BPV 2,5). 10. Thiểu sản – bất sản xương mũi (chiều dài xương mũi <BPV 2,5). 11. Thiểu sản đốt giữa ngón tay thứ 5. Tiêu chuẩn loại trừ Thai phụ mang song thai. Thai phụ mắc bệnh tâm thần. Thai phụ không nghe và hiểu tiếng Việt. Thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thai phụ không trả lời đầy đủ câu hỏi trong bảng phỏng vấn. Không ghi nhận được kết cục thai kỳ do mất dấu trong quá trình theo dõi (thai phụ không đến khám thai theo hẹn, không sinh tại bệnh viện Hùng Vương và không liên lạc được). Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ. Cách tiến hành và thu thập số liệu Bước 1: Sàng lọc đối tượng Những thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương, các thai phụ có kết quả sàng lọc sinh hóa sau đây sẽ có chỉ định siêu âm tìm dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm: Kết quả Combined test nguy cơ trung bình là từ 1:250 đến 1:500. Kết quả Tripple test nguy cơ trung bình là từ 1:250 đến 1:500. Kết quả Double test nguy cơ trung bình là từ 1:250 đến 1:500. Nhóm thai phụ này sẽ được chỉ định siêu âm tại Phòng siêu âm hội chẩn (do bác sĩ có kinh nghiệm siêu âm trên 5 năm thực hiện) tìm dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm trong thời gian từ tuổi thai 16 – 20 tuần. Bước 2: Thu nhận đối tượng Các thai phụ có kết quả siêu âm có dấu chỉ điểm bất thường NST sẽ được giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn. Nếu thai phụ không tham gia nghiên cứu thì vẫn được khám thai và theo dõi như những thai phụ khác. Bước 3: Thu thập số liệu Thu thập số liệu được tiến hành thông qua bảng thu thập số liệu qua 2 phần: Phần 1: phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi và sau đó tiến hành tư vấn về tình trạng thai nhi cho thai phụ. Phần 2: ghi nhận các thông tin liên quan trên kết quả siêu âm đánh giá dấu chỉ điểm bất thường NST. Bước 4: Theo dõi kết cục thai kỳ Sau khi thai phụ có kết quả dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm sẽ được tính lại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 105 nguy cơ hiệu chỉnh. Việc tính lại nguy cơ hiệu chỉnh dựa vào công thức sau: Nguy cơ hiệu chỉnh = nguy cơ căn bản * Tỉ số khả dĩ của dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm TCN 1 * Tỉ số khả dĩ của dấu chỉ điểm NST trên siêu âm TCN 2. Tỉ số khả dĩ cùa các dấu hiệu bất thường NST dựa trên bảng sau: Bảng 1. Bảng tỉ số khả dĩ của các dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm(12) Dấu chỉ điểm bất thường NST Tỉ số khả dĩ (LR) Nốt phản âm sáng ở tim 2 Dãn não thất 3,8 Nếp da gáy dày 17 Ruột tăng sáng 6 Nang đám rối mạch mạc 7 Dãn nhẹ bể thận 1,9 Xương đùi ngắn 2,7 Xương cánh tay ngắn 7,5 Một động mạch rốn 1 Bất sản – thiểu sản xương mũi 51 Thiểu sản đốt giữa ngón tay thứ 5 5,6 Nếu sau khi tính nguy cơ hiệu chỉnh làm thay đổi nguy cơ lệch bội từ trung bình hoặc nguy cơ sang nguy cơ cao (>1:250), thai phụ sẽ được tư vấn chọc ối. Nếu thai phụ đồng ý chọc ối, thông tin về kết quả chọc ối và kết cục thai kỳ sau đó sẽ được ghi nhận. Các thai phụ có nguy cơ với bất thường NST không thay đổi hoặc không đồng ý chọc ối, vẫn được theo dõi cho đến lúc sanh và ghi nhận kết cục thai kỳ. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 đến ngày 30 tháng 11 năm 2015 tai bệnh viện Hùng Vương, có 84 thai phụ đạt đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu và ghi nhận được các kết quả như sau. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Phần lớn thai phụ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm dưới 35 tuổi. Tuy thai phụ thuộc nhóm tuổi này ít có nguy cơ sinh bé dị tật Down, nhưng nguy cơ DTBS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như xét nghiệm hóa sinh sàng lọc, siêu âm, tiền căn thai phụ Độ tuổi 30 cũng là độ tuổi sinh sản và dễ có thai nhất của người phụ nữ, nên cũng rất hợp lý để đề ra vấn đề tầm soát DTBS cho tất cả các thai phụ nhằm cho ra đời một bé khỏe mạnh (Bảng 1). Bảng 2. Các đặc điểm của dân số nghiên cứu Đặc điểm Tổng (N=84) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi <35 tuổi 59 70,2 ≥ 35 tuổi 25 29,8 Nghề nghiệp Công nhân 17 20,2 Nhân viên viên chức 22 26,2 Nội trợ 27 32,1 Khác 18 21,5 Địa chỉ Tỉnh khác 50 59,5 TP HCM 34 40,5 Bảng 3. Đặc điểm tiền căn của dân số nghiên cứu Đặc điểm Tổng (N=84) Tỷ lệ (%) Số con hiện tại Chưa con 32 38,1 1 con 43 51,2 ≥ 2 con 9 10,7 Tiền căn sẩy thai, thai lưu Không 72 85,7 1 lần 10 11,9 ≥ 2 lần 2 2,4 Tiền căn sinh con DTBS Không 82 97,6 1 lần 2 2,4 ≥ 2 lần 0 0 Tiền căn đái tháo đường Không 81 96,4 Có 3 3,6 Tiền căn gia đình trực hệ bị DTBS Không 80 95,2 Có 4 4,8 Đa số đối tượng trong nghiên cứu không có tiền căn sẩy thai, thai lưu (chiếm 85,7%). Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thai phụ có tiền căn sinh con DTBS và tiền căn gia đình trực hệ chiếm tỷ lệ thấp, với tỷ lệ lần lượt là 2,4% và 4,8%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Trinh, của tác giả Nguyễn Vân Yến Nhi không có trường hợp nào có tiến căn sinh con DTBS(7,8), có lẽ do tiêu chí chọn mẫu khác nhau (Bảng 2). Đặc điểm siêu âm tìm dấu chỉ điểm bất thường NST Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Nyberg và cs ở sự xuất hiện nốt phản âm sáng ở tim, xem đây là dấu chỉ điểm bất thường NST thường gặp thứ hai. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nốt phản âm sáng ở tim có tỉ lệ là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 106 34,5%, cũng tương đồng với nhận xét của tác giả Nyberg và cs(9). Bảng 4. Tỷ lệ các dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm Dấu chỉ điểm bất thường NST Tổng (N=84) Tỷ lệ %) Nốt phản âm sáng ở tim 29 34,5 Tăng phản âm ở ruột 10 11,9 Nếp da gáy dày 2 2,4 Dãn não thất 6 7,1 Nang đám rối mạch mạc 39 46,4 Dãn bể thận 2 2,4 Một động mạch rốn 3 3,6 Xương đùi ngắn 1 1,2 Xương cánh tay ngắn 1 1,2 Thiểu sản – bất sản xương mũi 10 11,9 Thiểu sản đốt giữa ngón tay thứ 5 7 8,3 Đánh giá trên ý nghĩa của sự xuất hiện dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm và nguy cơ bị hội chứng Down như là một kết cục không mong muốn của thai kỳ, chúng tôi nhận thấy 2 dấu hiệu sau đây là “dấu bất sản xương mũi” và “dấu dãn não thất” làm tăng nguy cơ của DTBS này lên lần lượt là 9,8 và 9,74 lần (OR= 9,8 (1,38- 69,71) và OR= 9,74 (1,04-91,50), p <0,05). Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đa số trường hợp chỉ có 1 dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm (chiếm 71,4%). Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của tác giả Bromley và cs thực hiện trên 1272 trường hợp siêu âm có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm cho thấy 95% trường hợp có 1 dấu chỉ điểm bất thường NST, 4% trường hợp có 2 dấu chỉ điểm bất thường NST, và chỉ có 1% có nhiều hơn 3 dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm(5). Kết cục thai kỳ Sau khi hiệu chỉnh nguy cơ bất thường NST, có 69 thai phụ trở thành nhóm nguy cơ cao và được chỉ định chọc ối tìm bất thường NST. Kết quả chọc ối ghi nhận 6 bất thường NST (gồm 5 trisomy 21 và 1 trisomy 18). Có 1 thai phụ không đồng ý chấm dứt thai kỳ (CDTK), và phát hiện vào chuyển dạ sinh non tại tuần thứ 34 của tuổi thai. Còn lại 63 thai phụ không có bất thường NST thì có 2 thai phụ có bất thường hình thái học kèm theo gồm 1 trường hợp bất thường về tim (tim một thất) và 1 trường hợp thai bị não úng thủy, cả 2 trường hợp này cũng CDTK. 61 thai phụ còn lại đều sinh con bình thường. Không có thai phụ nào bị thai lưu hay sẩy thai. Bảng 5. Kết cục thai kỳ chung cho các trường hợp có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm Đặc điểm Tổng (N=84) Tỷ lệ (%) Tuổi thai <28 tuần 7 8,3 28 – 36 tuần 6 ngày 4 4,8 37 tuần – 40 tuần 64 76,2 >40 tuần 9 10,7 Kết cục thai kỳ Sinh con bình thường 76 90,5 Sinh con DTBS 1 1,2 CDTK vì DTBS 7 8,3 Sẩy thai hay thai lưu 0 0 Cân nặng lúc sinh (gram) 2847,1 ± 857,0 Đối với 15 trường hợp không có chọc ối thì tất cả các thai phụ đều được theo dõi và sinh con bình thường, không có DTBS. Với 76 trường hợp sinh con bình thường, chiếm tỷ lệ 90,5% (Bảng 4), chúng tôi cho rằng (1) việc thực hiện xét nghiệm xâm lấn như chọc ối không quá nguy hiểm và không là yếu tố nguy cơ sinh non (tỷ lệ sinh non trong nhóm đối tượng này thấp chỉ chiếm khoảng 4,8%), và (2) trong công tác tư vấn tiền sản, cần nhấn mạnh việc siêu âm tìm dấu chỉ điểm bất thường NST giúp gợi ý nguy cơ thai kỳ để đưa ra chiến lược theo dõi phù hợp. Theo nghiên cứu của tác giả Sylvie trên 19 thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST và 19 thai phụ không có dấu chỉ điểm bất thường NST đã chỉ ra có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số trầm cảm giữa hai nhóm trong khi mang thai và ảnh hưởng không tốt đến sự gắn bó giữa thai phụ và trẻ sau sinh ở nhóm thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST(13). Do đó, khi tiếp cận một thai phụ có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm, nhiệm vụ hàng đầu của bác sĩ sản khoa là cần tư vấn cho các thai phụ rõ đây chỉ là dấu hiệu gợi ý có bất thường NST, không có nghĩa là họ sẽ sinh ra một bé sơ sinh có DTBS. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 107 Cân nặng trung bình của tất cả thai kỳ là 2847,1 ± 857,0 gram. Mức cân nặng trung bình lúc sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả Sylvie là 3483,95 ±376,3 gram(13). Sự khác biệt này có thể lý giải là do nghiên cứu của tác giả Sylvie thực hiện tại Brazil, các trẻ sơ sinh có tầm vóc cao lớn hơn so với trẻ sơ sinh tại Việt Nam. KẾT LUẬN Trong thời gian 6 tháng thực hiện nghiên cứu ở nhóm thai phụ có nguy cơ bất thường NST trung bình và có dấu chỉ điểm bất thường NST trên siêu âm, chúng tôi ghi nhận được: Tỷ lệ bất thường NST: 8,7%, trong đó hội chứng Down là dạng bất thường NST thường gặp nhất với tỷ lệ 7,3%. Tỷ lệ có kết cuộc thai kỳ không tốt (bao gồm sinh con DTBS, CDTK vì DTBS, bất thường hình thái học, sẩy thai, thai lưu) là 9,5%. Từ kết quả đạt được, chúng tôi cho rằng nên áp dụng thường quy việc siêu âm tìm dấu chỉ điểm bất thường NST, đặc biệt đối với các thai phụ có nguy cơ bất thường NST ở mức trung bình, vì việc siêu âm này không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường NST mà còn giúp tiên đoán về khả năng của một thai kỳ không khỏe mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aagaard-Tillery KM, Malone F, Nyberg DA, et al (2009), “Role of second-trimester genetic sonography after Down syndrome screening”, Obstet Gynecol., 114 (6), pp.1189–1196 2. Agathokleous M, Chaveeva P, Poon LCY, Kosinski P, Nicolaid es KH (2013), “Meta-analysis of second-trimester markers for trisomy 21”, Ultrasound Obstet Gynecol., 41, pp. 247–261 3. Bethune M (2007), “Management options for echogenic intracardiac focus and choroid plexus cysts: a review including Australian Association of Obstetrical and Gynaecological Ultrasonologists consensus statement”. Australas Radiol., 51(4), pp. 324-329 4. Bộ môn phụ sản Đại học Y Dược TPHCM. “Trẻ dị tật bẩm sinh”. Sản phụ khoa tập 2, NXB Y học, TPHCM, tr. 642-650. 5. Bromley B, Lieberman E, Shipp TD, Benacerraf BR. (2002), “The genetic sonogram: a method of risk assessment for Down syndrome in the second trimester”, J Ultrasound Med.;21, pp. 1087–1096 6. Chitayat, D., S. Langlois, and R.D. Wilson (2011), “Prenatal screening for fetal aneuploidy in singleton pregnancies”, J Obstet Gynaecol Can., 33(7), pp. 736-50 7. Lê Thị Mỹ Trinh (2014), “Kết cục thai kỳ có NT trên bách phân vị 95 tại bệnh viện Hùng Vương”, Luận văn tốt nghiệp nội trú, ĐH Y dược TP. HCM, tr.16-18. 8. Nguyễn Vân Yến Nhi (2015), “Tỷ lệ từ chối sinh thiết gai nhau/chọc ối ở các sản phụ có kết quả tầm soát trước sanh nguy cơ cao”, Luận văn tốt nghiệp nội trú, ĐH Y dược TP. HCM, tr. 69 9. Nyberg DA, Souter VL, El-Bastawissi A, Young S, Luthhardt F, Luthy DA (2001), “Isolated sonographic markers for detection of fetal Down syndrome in the second trimester of pregnancy”, J Ultrasound Med., 20, pp. 1053–1063 10. Raniga S, Desai PD, Parikh H. (2006), “Ultrasonographic soft markers of aneuploidy in second trimester: are we lost?”, Medscape Gen Med., 8, pp. 9 11. SOGC clinical practice guideline (2007), “Prenatal screening for fetal aneuploidy”, J Obstet Gynecol Can., 29(2), pp. 146-161 12. SOGC clinical practice guideline (2013), “Fetal Soft Markers in Obstetric Ultrasound”, 162, pp. 592 – 608 13. Viaux-Savelon S, Dommergues M, Rosenblum O, Bodeau N, Aidane E, Philippon O, Mazet P, Vibert-Guigue C, Vauthier- Brouzes D, Feldman R, Cohen D (2012), “Prenatal Ultrasound Screening: False positive soft markers may alter maternal representations and mother-infant interaction”, 7(1), e30935 Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_cuc_thai_ky_cua_thai_phu_co_dau_chi_diem_bat_thuong_nhie.pdf
Tài liệu liên quan