Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật - Lê Văn Tấn

Tài liệu Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật - Lê Văn Tấn: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0007 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 39-45 This paper is available online at HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DÂN LAO ĐỘNG VÀ CUỘC SỐNG XÃ HỘI TRONG VĂN CHƯƠNG TÁC GIẢ NHÀ NHO ẨN DẬT Lê Văn Tấn Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam Tóm tắt. Tác giả nhà nho sĩ ẩn dật là một loại hình tác giả độc đáo, không chỉ là sản phẩm của văn hoá, văn học Việt Nam nói riêng mà còn của cả khu vực Đông Á nói chung. Việc từ quan quy ẩn ở họ chứa đựng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tuỳ từng hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoàn cảnh cá nhân và thân phận mỗi nho sĩ. Những tên tuổi có thể nhắc tới như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí, Nguyễn Khuyến... Từ sự lựa chọn con đường ẩn dật sẽ dẫn đến sự đổi thay mang tính đặc thù của quan niệm thẩm mĩ, hệ thống đề tài - chủ đề, hình tượng nghệ thuật trung tâm đến hệ thống thể loại và ngôn ngữ ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật - Lê Văn Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0007 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 39-45 This paper is available online at HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DÂN LAO ĐỘNG VÀ CUỘC SỐNG XÃ HỘI TRONG VĂN CHƯƠNG TÁC GIẢ NHÀ NHO ẨN DẬT Lê Văn Tấn Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam Tóm tắt. Tác giả nhà nho sĩ ẩn dật là một loại hình tác giả độc đáo, không chỉ là sản phẩm của văn hoá, văn học Việt Nam nói riêng mà còn của cả khu vực Đông Á nói chung. Việc từ quan quy ẩn ở họ chứa đựng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tuỳ từng hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoàn cảnh cá nhân và thân phận mỗi nho sĩ. Những tên tuổi có thể nhắc tới như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí, Nguyễn Khuyến... Từ sự lựa chọn con đường ẩn dật sẽ dẫn đến sự đổi thay mang tính đặc thù của quan niệm thẩm mĩ, hệ thống đề tài - chủ đề, hình tượng nghệ thuật trung tâm đến hệ thống thể loại và ngôn ngữ trong văn chương của loại hình tác giả này. Xét ở hệ thống hình tượng, ngoài hình tượng người ẩn dật, hình tượng thiên nhiên mà chúng tôi đã có dịp bàn đến trong những lần trước thì hình tượng người dân lao động và hình tượng cuộc sống xã hội qua con mắt của người ẩn dật cũng hiện lên khá sống động. Bài viết của chúng tôi bàn về vấn đề này. Từ khóa: Tác giả nhà nho ẩn dật, văn học Việt Nam, quan niệm thẩm mĩ, hình tượng nghệ thuật, người dân lao động, cuộc sống xã hội. 1. Mở đầu Có một thực tế không thể phủ nhận là nhà nho với những quan niệm “bề trên” về vị trí của mình trong xã hội nên trong hầu hết sáng tác văn chương của họ, người dân lao động cũng như cuộc sống xã hội chưa được phản ánh nhiều và đúng mức [2-6]. Thực tế này sẽ dần có những chuyển biến ở các thời kì và càng về sau các tác giả càng tiếp cận gần hơn, sâu hơn đối với hai đối tượng phản ánh này. Khảo sát sáng tác của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật chúng tôi nhận thấy, quan niệm, cách thức cũng như bút pháp thể hiện về hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội vừa có những đặc điểm chung của văn chương tác giả nhà nho [9-10] song vẫn có những nét khu biệt lí thú. Đây là một phương diện còn được ít chú ý ở các nhà nghiên cứu đi trước. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hình tượng người dân lao động Như đã nói, chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tác giả nhà nho nói chung, nhất là tác giả nhà nho hành đạo - trung nghĩa thường có quan niệm cao thượng về nhân cách và vị trí của Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016 Liên hệ: Lê Văn Tấn, e-mail: tanlv0105@gmail.com 39 Lê Văn Tấn mình trong cuộc sống, trong tương quan với người dân và xã hội. Họ đến với xã hội, với cuộc đời và với người dân lao động trong tư thế bề trên mà nói như nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn là một “vị thiên sứ” [9, 10] nên hình tượng người dân lao động trong văn chương của nho sĩ nói chung còn khá đơn điệu. Nhưng điều này sẽ có những khác biệt khi chúng tôi tiếp cận hệ thống sáng tác của nho sĩ ẩn dật. Nếu như sáng tác của những tác giả xuất hiện ở những giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển và đặc biệt là những nho sĩ tìm đường “lên núi” ẩn dật hoặc sống ở một không gian tách biệt với xã hội thì hình bóng người dân lao động khá mờ nhạt, vắng bóng, không có nhiều khác biệt so với sáng tác của nho sĩ hành đạo. Đó là sáng tác của Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Húc, Nguyễn Hãng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Vinh. Nhiều nhất thì họ cũng chỉ nhắc đến người dân lao động để qua đó đánh giá về chính sự và thể hiện niềm mơ ước của họ về hạnh phúc cho người dân. Ví dụ: An dân tế vật chư công sự, Trạch bạn hành ngâm mạc tự cô. (Họa Hồng Châu kiểm chính vận) (Yên dân, giúp đời, sự nghiệp của các người/ Lang thang ca hát bên chằm, đừng cho mình là lẻ loi - Họa bài thơ của viên kiểm chính ở Hồng Châu - Trần Nguyên Đán) [2;202]. Hoặc: Thập niên khiêu cúc dân vô chủ, Vạn lý quan hà địa hữu ngư. (Lục Niên thành hoài cổ) (Mười năm gian nan hiểm nguy dân không có chúa/ Muôn dặm núi sông, đất vốn có ngựa hay - Hoài cổ về thành Lục Niên - Nguyễn Thiếp) [396]. Nguyễn Trãi cả một đời lo cho dân, cho sơn hà xã tắc, là một người mang tư tưởng lớn vượt thời đại “dĩ dân vi bản”, “phúc tru thuỷ tín dân do thuỷ”... Song trong thơ của ông, cả chữ Hán và chữ Nôm, mặc dù từ ‘dân” được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần nhưng cũng chỉ dừng lại ở những chiêm nghiệm và suy ngẫm, những khát vọng về hạnh phúc cho dân: Bốn dân nghiệp có cùng cao thấp, Đều hết làm tôi thánh thượng hoàng. (Tức sự, số 6) [1;38] Ngay cả đến Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nho sĩ ẩn dật giữa làng quê song hình tượng người dân lao động cũng chưa phải là đối tượng mà ông hướng đến một cách mạnh mẽ. Trước hết, viết về người dân, ông cùng cảm thức với Nguyễn Trãi: Bão dân diệc túc tư thời dụng, Khẳng hướng sơn trù đấu Lão Tàn. (Dự thi) (Làm cho dân no cũng đủ giúp vào việc dùng đến hằng ngày/ Đâu có hướng về bếp ở núi mà ganh với Lão Tàn - Thơ vịnh cây khoai) [6;290]. Nhiều hơn thì đó là hình tượng của những người dân lao động trong cảnh khốn khó, cũng quẫn, chia li loạn lạc do chiến tranh, do sự áp bức của phong kiến đương thời: Ô hoàng cổ thánh nhân, Lớn lao thay vị thánh nhân đời xưa Giáo dĩ nghệ ngũ cốc. Dạy dân trồng cấy năm loài lúa Phụ mẫu ngưỡng tư sự, Ngửa lên thì phụng sự cha mẹ Thê tử phủ sở dục. Cúi xuống thì nuôi nấng vợ con 40 Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật Thạc thử hồ bất nhân, Con chuột lớn kia sao mày bất nhân Thảo thiết tư âm độc... Vụng trộm thêm nhiều âm mưu độc hại (Tăng thử - Ghét chuột) Với cách khắc họa hình tượng người dân lao động theo hướng khái quát và giàu suy ngẫm như thế, theo đánh giá của chúng tôi thì nho sĩ ẩn dật chưa thể xây dựng được một hình tượng nghệ thuật mang tính chân thực, sống động như chính thực tiễn cuộc sống của người dân thời bấy giờ. Nguyễn Dữ trong Truyền kì mạn lục cũng không nằm ngoài quy luật này. Tác giả không dành sự quan tâm của mình vào việc xây dựng hình tượng những người dân bình thường mà chủ yếu nhân vật của ông là tầng lớp trung gian và tầng lớp trên. Ở đó ta sẽ không thấy hình tượng cụ thể của người dân lao động mà chỉ thấp thoáng đâu đó một vài nét phác thảo về tình cảnh của nhân dân, của đời sống xã hội nói chung. Nội dung này chúng tôi sẽ bàn đến ở tiểu mục dưới đây. Chỉ đến sự xuất hiện cuối cùng của Nguyễn Khuyến, hình tượng người dân lao động đã được khắc họa một cách sống động và chân thực trong thơ ca ông. Nói như nhà nghiên cứu Vũ Thanh thì: “Nguyễn Khuyến đã bỏ lại sau lưng mình những tầm chương, trích cú, những vay mượn ồn ào, những vần thơ quý phái tẻ nhạt, đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, với làng quê, với người nông dân nghèo khó vất vả” [7;30]. Dưới con mắt của Nguyễn Khuyến, người nông dân đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ nói chung và vùng Hà Nam quê hương ông hiện lên thật chân thực và cảm động. Đây là hình ảnh của những người bà con lối xóm của ông: Anh em làng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo cũng gọi là. Chú Láo bên người lên với tớ, Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta. (Lên lão) [5;152] Có lẽ đây là lần đầu tiên trong văn học, người nông dân được gọi tên cụ thể trong thơ. Không có được một tấm lòng, một tình cảm gắn bó thân thiết, hẳn thi nhân không thể viết được những câu thơ giản dị mà giàu tình đời đến thế. Chỗ khác, ông khắc họa hình tượng của một bà lão hàng xóm và một ông thợ cày với một vài nét đơn sơ: Thị phụ thừa bàn cung thục lệ, Bà hàng bưng đem biếu vải chín, Điền ông phát cẩu mại tiên ngư. Ông thợ cày dốc đó bán cho ta cá tươi (Hạ nhật - Ngày hè) Ngay khi có thời gian rảnh rỗi, ông chống gậy đến nhà thăm anh con ông cậu ruột là bác Đặng Tự Ý, viết thơ mừng anh họ lên bảy mươi hay thơ mừng anh vợ, chúc thọ cụ Nhiêu Chuồi tám mươi... Lời thơ ở đây hết sức chân tình: Ông bà tóc bạc nhà cao, Trời cho sức khoẻ thế nào là vui! Ông sinh được năm trai ba gái, Đều lớn khôn êm ái thất gia... (Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi) Bên cạnh đó, những người dân lao động thoái hoá biến chất trước thời buổi “nhố nhăng” (từ dùng của Trần Tế Xương) thì ông cực lực lên án. Ông viết thơ để châm biếm, đả kích họ vì hơn 41 Lê Văn Tấn bao giờ hết, với thi nhân, nghèo nhưng phải giữ được sự trong sạch, giữ được phẩm tiết của mình: Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ, Trời sinh ra cũng để mà chơi... Mai sau ngày giỗ có văn nôm, Cha đời con đĩ cầu Nôm. (Đĩ cầu Nôm) Và trong thơ ông, còn biết bao nhiêu những người bà con, những người cùng làng, cũng xã, cùng tổng, bất cứ người nông dân nào cần đến ông, xin ông một lời khuyên, một đôi câu đối... ông đều sẵn lòng viết giúp. Qua ngòi bút của ông, có thể nói rằng, hình tượng người dân lao động đã hiện lên một cách hết sức cụ thể, sinh động với cả hai phương diện: tốt và xấu. Đây là một đóng góp hết sức quý giá của Nguyễn Khuyến đối với sáng tác của nho sĩ ẩn dật nói riêng và văn chương Việt Nam thời trung đại nói chung, nhất là trên ý nghĩa dần đưa văn học tiến gần hơn về phía hiện thực đời sống và tâm trạng của người dân lao động đương thời. 2.2. Hình tượng cuộc sống xã hội Qua con mắt của một số nho sĩ ẩn dật, hình tượng cuộc sống xã hội cũng hiện lên khá độc đáo, với nhiều mảng màu sáng tối khác nhau. Đóng góp ở nội dung này là các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Nguyễn Huy Vinh và đặc biệt là Nguyễn Khuyến (trong thơ Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Húc, Nguyễn Hãng, hình tượng cuộc sống xã hội hầu như vắng bóng). Qua hình tượng cuộc sống xã hội, chúng ta có thể gián tiếp biết được thái độ chính trị của nhà văn - một lí do căn bản quyết định đến định hướng về phía ẩn dật ở họ. Trong thơ Nguyễn Trãi, hình tượng cuộc sống xã hội xuất hiện không nhiều. Song điều đáng lưu ý ở ông chính là, cuộc sống xã hội chủ yếu hiện lên với những gam màu sáng, bình dị, no ấm và hạnh phúc: Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Với gam màu như thế, viết về cuộc sống xã hội, Nguyễn Trãi mơ ước một xã hội khá lí tưởng - một thứ lí tưởng phi hiện thực khiến ông bất mãn: Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Bảo kính cảnh giới, số 43) Cùng với mạch cảm xúc như thế này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đem đến cho người đọc cái không khí của một buổi chợ quê: Cá tôm hôm chác bên kia bến, Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo. (Thơ Nôm, số 35) Còn dưới ngòi bút Nguyễn Khuyến, làng cảnh quê hương Yên Đổ nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung hiện lên với những nét vẽ thanh bình, no ấm và cũng thật tất bật: Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lèo... (Mùa thu uống rượu) Hay: 42 Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật Quyền a hữu thị nhân thanh náo, Góc núi họp chợ, tiếng người huyên náo Cổ tự vô tăng thảo sắc nhàn. Chùa cổ không sư, cỏ cây vắng lặng (Vịnh núi An Lão) Hình tượng một cuộc sống xã hội thanh bình, người dân được tự do sinh hoạt và làm ăn như vậy không chiếm số lượng nhiều trong sáng tác của nho sĩ ẩn dật. Vì như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân căn bản nhất khiến những nho sĩ ẩn dật từ quan quy ẩn chính là chế độ chính trị đương thời bất như ý đối với họ. Vì thế cái nhìn của họ đối với chế độ chính trị này thông thường là cái nhìn tiêu cực với thái độ phê phán và phủ định. Góp phần bộc lộ cái nhìn ấy ở nho sĩ, cuộc sống xã hội đương thời đã hiện lên với tất cả những mặt tiêu cực của nó: một bầu không khí xã hội thê lương, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh, chết chóc, nhân dân đói khổ lầm than, tha phương cầu thực... Khắc họa hình tượng cuộc sống như thế, nho sĩ ẩn dật khi trực tiếp, khi gián tiếp quy trách nhiệm cho vua chúa, quan lại đương thời. Ví dụ: Hồng nhạn bi minh tán lâm tẩu, Đàn hồng nhạn kêu thương bay tản trong rừng, trong đầm lầy Sài lang hoành hành đương lộ khê. Lũ sài lang nghênh ngang trên các nẻo đường lối suối (Trư điểu đề -Tiếng chim lợn kêu) - Ngô Thế Lân [8;206] Vô cô dân cửu ly đồ độc, Bất sát thuỳ năng uý hễ tô. (Cảm hứng thi) (Nhân dân vô tội gặp phải cảnh cay cực, độc ác từ lâu/ Hỏi ai là kẻ nhân từ không ham giết người, thoả được lòng dân chờ cứu sống - Thơ cảm hứng, bài 5 - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Chỗ khác, cuộc sống xã hội được Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc tả rõ nét hơn: Lưu ly khí đồng trĩ, Lưu ly vứt bỏ trẻ nít Lung lão chuyển câu hác. Già ốm lăn xuống ngòi rãnh Ngã biểu chúc lư lý, Chết đói nằm đầy cổng làng Bất xí điểu phần sào. Chẳng khác chim bị cháy mất tổ Đãi đồng phường trinh vĩ, Giống hệt cá bị máu dồn xuống đuôi Thử thời tư vi cực... Lúc ấy đến như thế là cùng cực... Nguyên dã tác chiến trường, Đồng ruộng biến làm chiến trường Tỉnh ấp biến tặc luỹ. Làng xóm khắp là luỹ giặc. (Cảm hứng, tam bách cú - Cảm hứng, 300 câu) Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng được một hình tượng cuộc sống xã hội qua các hình ảnh ẩn dụ mà ở đó là sự tranh giành, cướp tróc lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé, thế đạo nhân tâm bị đồng tiền chi phối... Lời thơ của ông ở đây phát triển theo chiều hướng suy tư, khái quát mang ý nghĩa triết học nhân sinh: Thớt có tanh tao, ruồi dạm miệng, Ang không mật mỡ, kiến đem thân? (Thơ Nôm, số 65) Hay: Giàu sang người đến đăm chiêu, Bần tiện, ai kẻ trọng yêu? 43 Lê Văn Tấn (Thơ Nôm, số 58) Cuộc sống xã hội đến thời của Nguyễn Khuyến cũng đảo điên, quay cuồng. Những giá trị truyền thống bị huỷ hoại trước sức mạnh của thực dân phong kiến. Đạo đức xã hội xuống cấp, trộm cắp khắp nơi, lòng người bạc đen khó lường...: Ở goá, thế gian nào mấy mụ? Đi ve, thiên hạ thiếu chi thầy! Yêu con cũng muốn cho thầy dạy, Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây! (Thầy đồ ve gái goá) Hay: Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế! Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. (Hội Tây) Đặc biệt, thành công trong việc xây dựng hình tượng cuộc sống xã hội theo chiều hướng tiêu cực phải kể đến Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục. Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu hiện lên khung cảnh chiến tranh khiến cho nhân dân đói khổ: “Bấy giờ binh lửa rối ren, đường sá hiểm trở, phải lận đận hàng tuần mới vào được Nghệ An...” [4;218-219]. Hay như trong Truyện tướng Dạ Xoa, Nguyễn Dữ có nói đến cảnh tượng thê thảm của người dân như sau: “Sống chẳng gặp thời, chết không phải số. Đói không có thứ gì cấp dưỡng, lui không có chỗ nào tựa nương. Trong gò xương trắng rầu rĩ cỏ rêu, trên đống cát vàng lạnh lùng sương gió... Chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ tựa nương thường họp lại thành từng đàn lũ...”... Với những nét phác thảo như vậy, hình tượng cuộc sống xã hội dưới con mắt của nhà nho Nguyễn Dữ là một bức tranh với gam màu tối, thê lương ảm đạm. Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ phê phán gay gắt những tệ lậu của xã hội phong kiến đương thời. 3. Kết luận Trở lên có thể thấy rằng, mặc dù không được nhắc đến nhiều song hình tượng người dân lao động và hình tượng cuộc sống xã hội trong sáng tác của tác giả nhà nho ẩn dật vẫn có nhiều điểm độc đáo. Thông qua cách thức phản ánh, tác giả ẩn dật đã thể hiện được một cách sinh động sự quan tâm đến chính trị thời cuộc đương thời cũng như đời sống, hạnh phúc, no ấm của người dân. Đó chính là một trong những phương diện giá trị làm nên nội dung hiện thực và nhân đạo trong văn chương của loại hình tác giả này trong lịch sử văn học dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Duy Anh dịch và chú giải, 1976. Nguyễn Trãi toàn tập, in lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Khảo sát và trích dẫn thơ Nguyễn Trãi đều lấy từ đây. [2] Đào Phương Bình, Phạm Đức Duật, Trần Nghĩa,..., 1978. Thơ văn Lý Trần, tập 3. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Khảo sát và trích dẫn thơ Trần Nguyên Đán và Chu Văn An đều lấy từ bộ sách này. 44 Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật [3] Nguyễn Sĩ Cẩn, 1978. Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Nxb Nghệ An, Vinh. Khảo sát và trích dẫn thơ Nguyễn Thiếp đều lấy từ đây. [4] Cù Hựu, Nguyễn Dữ, 1999. Tiễn đăng tân thoại - Truyền kì mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu, chỉnh lý. Nxb Văn học, Hà Nội. Khảo sát và trích dẫn tác phẩm Truyền kì mạn lục đều lấy từ đây. [5] Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, biên dịch và giới thiệu, 1984. Nguyễn Khuyến tác phẩm. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Khảo sát và trích dẫn thơ Nguyễn Khuyến đều lấy từ đây. [6] Đinh Gia Khánh, Hồ Như Sơn, Bùi Duy Tân biên soạn, 1983. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nxb Văn học, Hà Nội. Khảo sát và trích dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đều lấy từ đây. [7] Nhiều tác giả, 2007. Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Nguyễn Lộc chủ biên, 1993. Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 9A. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Khảo sát và trích dẫn thơ Ngô Thế Lân đều lấy từ đây. [9] Trần Nho Thìn, 1994. Mối quan hệ giữa cái tôi nhà nho và thực tại trong văn chương thời cổ. Tạp chí Văn học, số 2, tr. 32 - 37. [10] Trần Nho Thìn, 1999. Phản ánh cuộc sống trong văn chương nhà nho: công thức và sáng tạo. Tạp chí Văn học, số 11, tr. 55 - 63. ABSTRACT The image of peasants and social life in the works of reclusive scholarly authors The reclusive scholarly author is a unique type of author. It is not only a product of Vietnamese culture, literature, it is also a product of East Asia in general. They are resigned for many objective and subjective reasons, depending on the specific social context, personal circumstances and conditions of each scholar. Some of the most well-known are Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí and Nguyễn Khuyến. Choosing seclusion led to peculiar aesthetic concepts, topics, theme systems and art center image systems in the genre and language of literature. In terms of image system, in addition to the image of a reclusive person, the image of natural imagery, peasants and social life also appeared quite lively. Our article discusses this issue. Keywords: Reclusive scholar author, Vietnamese literature, aesthetic concepts, art image, the image of peasants, the image of social life. 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4037_lvtan_1774_2132810.pdf
Tài liệu liên quan