Hiệu quả mô hình phục hồi lồng ghép người khuyết tật do bệnh phong tại Cà Mau năm 2016

Tài liệu Hiệu quả mô hình phục hồi lồng ghép người khuyết tật do bệnh phong tại Cà Mau năm 2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 61 HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHỤC HỒI LỒNG GHÉP NGƯỜI KHUYẾT TẬT DO BỆNH PHONG TẠI CÀ MAU NĂM 2016 Ngô Thanh Tân*, Văn Thế Trung** ,Nguyễn Tất Thắng**. TÓM TẮT Mở đầu: Người khuyết tật do phong có nhiều nguy cơ sức khỏe. Vì vậy, xây dựng mô hình can thiệp hỗ trợ điều trị tàn tật và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng là cần thiết. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả mô hình phục hồi lồng ghép dành cho người khuyết tật do bệnh phong tại Cà Mau năm 2016. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Điều tra tất cả những người khuyết tật do phong, đang được Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống phong quản lý và đang cư trú tại Cà Mau trong thời gian nghiên cứu tại 3 xã can thiệp (18 người) và 3 xã đối chứng (15 người).Nhóm can thiệp nhận được hỗ trợ về y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội và trao quyền. Kết quả: Cải thiện tình trạng suy giảm chức năng ở nhóm sau can thiệp, tại các vị trí mắt ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả mô hình phục hồi lồng ghép người khuyết tật do bệnh phong tại Cà Mau năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 61 HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHỤC HỒI LỒNG GHÉP NGƯỜI KHUYẾT TẬT DO BỆNH PHONG TẠI CÀ MAU NĂM 2016 Ngô Thanh Tân*, Văn Thế Trung** ,Nguyễn Tất Thắng**. TÓM TẮT Mở đầu: Người khuyết tật do phong có nhiều nguy cơ sức khỏe. Vì vậy, xây dựng mô hình can thiệp hỗ trợ điều trị tàn tật và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng là cần thiết. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả mô hình phục hồi lồng ghép dành cho người khuyết tật do bệnh phong tại Cà Mau năm 2016. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Điều tra tất cả những người khuyết tật do phong, đang được Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống phong quản lý và đang cư trú tại Cà Mau trong thời gian nghiên cứu tại 3 xã can thiệp (18 người) và 3 xã đối chứng (15 người).Nhóm can thiệp nhận được hỗ trợ về y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội và trao quyền. Kết quả: Cải thiện tình trạng suy giảm chức năng ở nhóm sau can thiệp, tại các vị trí mắt phải, mắt trái, bàn tay phải, bàn tay trái là rõ rệt so với nhóm chứng. NKTDP nhóm can thiệp sử dụng BHYT cao gấp 1,5 NKTDP nhóm chứng sử dụng BHYT. Tất cả 100% NKTDP ở nhóm can thiệp nhận được sự hỗ trợ dịch vụ y tế, trong khi chỉ có 40% NKTDP ở nhóm chứng. Không có NKTDP nào ở nhóm can thiệp bị cộng đồng kỳ thị, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 6,7%. Nhu cầu của NKTDP nhóm chứng cao hơn rõ rệt với nhu cầu của nhóm can thiệp. Kết luận: Cần tiếp tục triển khai mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng cho NKTDP tại Cà Mau, trong các năm tới và nhân rộng mô hình này ra toàn quốc. Từ khóa: Can thiệp, lồng ghép, dựa vào cộng đồng, người khuyết tật do phong, Cà Mau. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF INTEGRATION MODEL FOR RECOVERY FOR PEOPLE WITH LEPROSY IN CAMAU IN 2016 Ngo Thanh Tan, Van The Trung , Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 1 - 2017: 61- 66 Background: People with disabilities due to leprosy have many health risks. Therefore, building intervention models that can support treatment and integration into community is essential. Objective: To evaluate the effectiveness of integration model for recovery for people with disabilities caused by leprosy, in Ca Mau, 2016. Methods: Intervention study design with control group. We recruited all people with disabilities due to leprosy who are being managed by the Leprosy National Target Program and were living in Ca Mau during the study period, at 3 intervention communes (18 people) and 3 control communes (15 people). Intervention group received support for health, education, economic, society integration and authority hand over. Results: Improved functioning in intervention group at right eye, left eye, right hand, and left hand was statistically significant compared to control group. People with disabilities due to leprosy in intervention group used health insurance 1.5 times higher than control group. All (100%) people with disabilities due to leprosy in the intervention group received the support from health services, while 40% of those in the control group did. No * Trung tâm Phòng, chống các Bệnh xã hội Cà Mau **Bộ môn Da Liễu, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Ngô Thanh Tân ĐT: 0913.767.869 Email: bsthanhtancm@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 62 one in the intervention group was stigmatized; this figure was 6.7% in the control group. The needs of people with disabilities by leprosy in the control group were significantly higher than intervention group. Conclusion: There is a need to continue the model of community-based interventions for people with disabilities due to leprosy in Ca Mau in the next years and replicate the model nationwide. Key words: interventions, integration, community-based, people with disabilities due to leprosy, Ca Mau. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây ra dẫn đến tổn thương chủ yếu ở da và thần kinh ngoại biên. Năm 1996 chương trình phòng, chống phong trở thành chương trình mục tiêu quốc giavới mục tiêu 100% người được chăm sóc, không để người bệnh bị tàn tật hoặc biến chứng thêm và phục hồi dần di chứng tàn tật, để người người khuyết tật do bệnh phong (NKTDP) sớm hòa nhập với cộng đồng(6). Kể từ đó, chương trình quốc gia hướng đến loại trừ bệnh phong tại Việt Nam và đến cuối năm 2008 đã có 41/63 tỉnh thành đạt được mục tiêu này. Tại Cà Mau, năm 2010 có 11 bệnh nhân mới mắc bệnh phong và số người tàn tật do phong cần được phục hồi chức năng là 393 người(5). Mặc dù tỉ lệ người khuyết tật do phong (NKTDP) tại Cà Mau (0,025%) thấp hơn cả nước (0,03%) nhưng hậu quả để lại do di chứng của bệnh vẫn còn đáng kể về mặt chăm sóc y tế, hỗ trợ xã hội và NKTDP vẫn có những gánh nặng, khó khăn trong hòa nhập cộng đồng cũng như có chất lượng cuộc sống thấp. Từ năm 2011, tại Cà Mau triển khai mô hình phục hồi lồng ghép cho NKTDP bao gồm hỗ trợ về y tế, giáo dục, sinh kế và văn hóa từ đó từng bước giúp NKTDP tham gia hòa nhập cộng đồng một cách bền vững và tự lực. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ dành cho NKTDP vẫn gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị đối với NKTDP và sự tự kỳ thị ở chính NKTDP. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để có được bức tranh tổng thể hiệu quả mô hình chăm sóc phục hồi chức năng, hỗ trợ kinh tế xã hội cho NKTDP và gia đình của họ. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu can thiệp có đối chứng được tiến hành vào năm 2016 trên NKTDP đang được quản lý, điều trị và cư ngụ tại Cà Mau. Trong 6 xã tham gia có 3 xã can thiệp là xã Tắc Vân (xã thành phố), xã Trí Phải (xã kinh tế trung bình), xã Nguyễn Phích (xã kinh tế khó khăn có rừng, sông nước) và 3 xã đối chứng tương ứng với cùng đặc điểm là xã Lý Văn Lâm, xã Tân Lộc, và xã Khánh Thuận. Tất cả NKTDP tại các xã được lựa chọn, bao gồm 18 người tại các xã can thiệp và 15 người tại các xã đối chứng. Cả hai nhóm nghiên cứu đều được phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Nhóm can thiệp được hỗ trợ thêm về y tế, giáo dục, sinh kế, xã hội và trao quyền. Về y tế, chúng tôi cung cấp các dịch vụ điều trị bệnh phong miễn phí như phẫu thuật, điều trị vết loét, vật lý trị liệu, hướng dẫn NKTDP chăm sóc tàn tật và phục hồi sức khỏe sau điều trị, hỗ trợ các thiết bị điều trị và phục hồi. Chúng tôi hướng dẫn các bài tập co, duỗi, ngâm tay, chân trong nước thường xuyên, được cấp giày chống lỗ đáo, được hỗ trợ làm chân giả và kiểm tra định kỳ. Trường hợp khuyết tật nhiều, lỗ đáo tiến triển xấu, bệnh nhân được hỗ trợ toàn bộ chi phí liên quan đến điều trị. Ngoài ra chương trình can thiệp còn cấp giày chuyên dụng, lắp chân giả và kiểm tra định kỳ, cấp xe lăn. Về giáo dục, chúng tôi hỗ trợ học phí và sách vở cho học sinh, là con của NKTDP. Về sinh kế, chúng tôi dạy nghề cho NKTDP, hỗ trợ NKTDP tìm việc, giới thiệu việc làm cho NKTDP và hỗ trợ vay vốn xóa đói giảm nghèo. Về xã hội, chúng tôi giúp NKTDP hòa nhập cộng đồng, giảm sự kỳ thị của cộng đồng với NKTDP. Về trao quyền, chúng tôi hỗ trợ thành lập các nhóm tự lực và câu lạc bộ cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 63 NKT, động viên và giới thiệu NKTDP, tham gia các hoạt động xã hội. Số liệu sau khi thu thập thì được mã hóa và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Các phép kiểm Chi bình phương, Fisher được dùng khi thích hợp để so sánh các đặc điểm và hiệu quả can thiệp trên hai nhóm nghiên cứu. Kết quả kiểm định được xem là có ý nghĩa thống kê và khác biệt giữa hai nhóm khi p < 0,05. KẾT QUẢ Về khác biệt trong hai nhóm can thiệp, trong số 18 NKTDP nhóm can thiệp thì 94,4% là bệnh nhân nhóm nhiều vi khuẩn trong khi tỉ lệ này trong 15 NKTDP nhóm chứng là 80,0%. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 1. Nhận được dịch vụ y tế của nhóm can thiệp và nhóm chứng Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Sử dụng BHYT Có 17 94,4 9 60,0 <0,05 Không 1 5,6 6 40,0 Nhận được các dịch vụ phục hồi chức năng Điều trị vết loét 1 5,6 1 6,7 <0,05 Dụng cụ hỗ trợ 4 22,2 0 0,0 Chăm sóc y tế 13 72,2 5 33,3 Không nhận được gì 0 0,0 9 60,0 Có 94,4% NKTDP nhóm can thiệp sử dụng BHYT cao gấp 1,5 NKTDP nhóm chứng sử dụng BHYT (60,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không có NKTDP nào ở nhóm can thiệp là không nhận được sự hỗ trợ dịch vụ y tế, trong khi có 60,0% NKTDP ở nhóm chứng không nhận được hỗ trợ gì. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05 (Bảng 1). Tất cả (100%) NKTDP ở nhóm can thiệp có tình trạng mắt bình thường (độ 0), trong khi nhóm chứng có 3 bệnh nhân chiếm 20,0% suy giảm chức năng mắt độ 1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cải thiện tình trạng khuyết tật ở tay phải và tay trái của NKTDP tại nhóm can thiệp cũng tốt hơn nhiều nhóm chứng. Tỷ lệ suy giảm chức năng tay phải độ 2 ở nhóm chứng là 60,0% cao gấp 3,5 lần nhóm can thiệp (16,7%). Suy giảm chức năng tay trái độ 2 ở nhóm chứng là 53,3% cao gấp 4,8 lần tỷ lệ này ở nhóm can thiệp (11,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cải thiện tình trạng suy giảm chức năng ở bàn chân phải và bàn chân trái của nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (Bảng 2). Bảng 2. Tình trạng suy giảm chức năng của NKTDP ở nhóm can thiệp và chứng Suy giảm chức năng Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Mắt phải Độ 0 18 100,0 12 80,0 <0,05 Độ 1 0 0,0 3 20,0 Mắt trái Độ 0 18 100,0 12 80,0 <0,05 Độ 1 0 0,0 3 20,0 Bàn tay phải Độ 0 6 33,3 3 20,0 <0,05 Độ 1 9 50,0 3 20,0 Độ 2 3 16,7 9 60,0 Bàn tay trái Độ 0 7 38,9 4 26,7 <0,05 Độ 1 9 50,0 3 20,0 Độ 2 2 11,1 8 53,3 Bàn chân phải Độ 0 10 55,6 4 26,7 >0,05 Độ 1 4 22,2 5 33,3 Độ 2 4 22,2 6 40,0 Bàn chân trái Độ 0 11 61,1 3 20,0 >0,05 Độ 1 4 22,2 3 20,0 Độ 2 3 16,7 9 60,0 Bảng 3. Hỗ trợgiáo dục, kinh tế, xã hội của nhóm can thiệp và nhóm chứng Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Được dạy nghề Có 11 61,1 1 6,7 <0,05 Không 7 38,9 14 93,3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 64 Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Nhận được các trợ cấp xã hội Có 7 100,0 4 57,1 <0,05 Không 0 0,0 3 42,9 Tổng 7 100,0 7 100,0 Có trẻ em được hỗ trợ học bổng đi học Có 6 33,3 1 6,7 <0,05 Không 12 66,7 14 93,3 Được vay vốn xóa đói giảm nghèo Có 13 72,2 8 53,3 >0,05 Không 5 27,8 7 46,7 Tham gia các hoạt động xã hội Có 12 66,7 6 40,0 >0,05 Không 6 33,3 9 60,0 Địa phương có nhóm, câu lạc bộ cho NKTDP Có 12 66,7 0 0,0 <0,05 Không 6 33,3 15 100,0 Có 61,1% NKTDP nhóm can thiệp được dạy nghề, tỷ lệ này ở nhóm chứng chỉ là 6,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tất cả NKTDP đủ tiêu chuẩn đều được nhận trợ cấp xã hội, cao gần 2 lần tỷ lệ này ở nhóm chứng là 57,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Có 33,3% NKTDP ở nhóm can thiệp có trẻ em được nhận học phí, học bổng, sách vở, quần áo khi đi học; cao hơn nhiều tỷ lệ này ở nhóm chứng là 6,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Có 66,7% NKTDP ở nhóm can thiệp tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, tỷ lệ này ở nhóm chứng chỉ là 40,0%. Không có NKTDP ở nhóm chứng cho rằng địa phương không có tổ chức, nhóm, câu lạc bộ nào cho NKTDP, tỷ lệ này ở nhóm can thiệp là 66,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 3). Bảng 4. Lao động, việc làm ở nhóm can thiệp và nhóm chứng Khả năng lao động kiếm thu nhập của NKTDP Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Có, thu nhập đủ cho bản thân và gia đình 7 38,9 1 6,7 <0,05 Có, thu nhập chỉ đủ cho bản thân 10 55,6 7 46,7 Có, nhưng thu nhập không đủ cho bản thân 1 5,6 3 20,0 Không có khả năng lao động 0 0,0 4 26,7 Có 38,9% NKTDP ở nhóm can thiệp có lao động và kiếm tiền đủ cho bản thân và gia đình trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng là 6,7%. Không có NKTDP nào ở nhóm can thiệp không có khả năng lao động, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 26,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 4). Bảng 5. Sự kỳ thị, dịch vụ miễn phí cho NKTDP ở nhóm can thiệp và nhóm chứng Điều kiện sống Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Bị cộng đồng kỳ thị Có 0 0,0 1 6,7 >0,05 Không 18 100,0 14 93,3 Có dịch vụ miễnphí cho NKTDP Có 10 55,6 0 0,0 <0,05 Không 8 44,4 15 100,0 Không có NKTDP nào ở nhóm can thiệp bị cộng đồng kỳ thị. Tỷ lệ này ở nhóm chứng là 6,7%. Có 55,6% NKTDP ở nhóm can thiệp nhận được dịch vụ miễn phí, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 0,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 5). Bảng 6. Nhu cầu của NKTDP nhóm can thiệp và nhóm chứng Nhóm can thiệp (n=18) Nhóm chứng (n=15) P SL % SL % Chăm sóc y tế, sức khỏe 14 77,8 13 86,7 >0,05 Vay vốn 5 27,8 10 66,7 <0,05 Hỗ trợ phương tiện sản xuất 4 22,2 8 53,3 >0,05 Tham gia hoạt động xã hội 1 5,6 7 46,7 <0,05 Nhu cầu của NKTDP nhóm chứng cao hơn rõ rệt với nhu cầu của nhóm NKTDP. Trong đó, 66,7% NKTDP nhóm chứng có nhu cầu vay vốn, tỷ lệ này ở nhóm can thiệp là 27,8%. Ngoài ra,46,7% NKTDP ở nhóm chứng có nhu cầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 65 tham gia các hoạt động xã hội, tỷ lệ này ở nhóm can thiệp là 5,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Tuy nhiên, không có khác biệt về nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe và hỗ trợ phương tiện sản xuất giữa hai nhóm (p>0,05) (Bảng 6). BÀN LUẬN Cải thiện tình trạng khuyết tật ở tay và mắt của NKTDP ở nhóm can thiệp tốt hơn nhiều nhóm chứng. Điều này cho thấy hiệu quả của can thiệp, với những bệnh nhân được phát hiện suy giảm chức năng ở nhóm can thiệp, chúng tôi đã hỗ trợ bệnh nhân điều trị và phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cải thiện chức năng mắt ở nghiên cứu của chúng tôi là rõ rệt so với nghiên cứu của Lê Văn Thuận(3) và nghiên cứu của Nguyễn Kiều Quỵnh(4) và cho ra kết quả: với tỷ lệ tổn thương ở mắt trái là 20,72%, tỷ lệ tổn thương ở mắt phải là 20,27%. Tuy nhiên, không có khác biệt về suy chức năng chân trong hai nhóm nghiên cứu. Điều này là do tại Cà Mau, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội đã triển khai chiến dịch làm sạch và chăm sóc lỗ đáo bàn chân từ năm 2002 và luôn duy trì đến nay. Cho nên các bàn chân của người khuyết tật do phong có vấn đề loét bàn chân, đều được cắt lọc, làm sạch và chăm sóc loét lỗ đáo, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng một cách toàn diện nhất. Hầu hết (94,4%) NKTDP nhóm can thiệp sử dụng BHYT cao gấp 1,5 NKTDP nhóm chứng sử dụng BHYT (9 người chiếm 60,0%). Không có NKTDP nào ở nhóm can thiệp là không nhận được sự hỗ trợ dịch vụ y tế, trong khi có 9 NKTDP chiếm 60,0% ở nhóm chứng không nhận được hỗ trợ gì. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Ghi nhận kết quả trên, càng cho thấy rõ hiệu quả của nhóm được can thiệp, với những bệnh nhân được hỗ trợ bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế khác ở nhóm chứng không được hỗ trợ. Với NKTDP trong đó việc suy giảm chức năng không thể hồi phục thì hỗ trợ y tế và BHYT là thật sự cần thiết vì NKTDP cần được chăm sóc điều trị y tế lâu dài. Đa số (61,1%) NKTDP nhóm can thiệp được dạy nghề, tỉ lệ này ở nhóm chứng chỉ là 6,7%. Điều này đánh giá kết quả tốt nhóm được can thiệp bằng cách hỗ trợ kinh phí, đi học nghề phù hợp với tàn tật so với nhóm chứng, không được hỗ trợ kinh phí đi học nghề. Ngoài ra, đa số (66,7%) NKTDP ở nhóm can thiệp tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, tỷ lệ này ở nhóm chứng chỉ là 40,0%. Không có NKTDP nào ở nhóm chứng cho rằng địa phương không có tổ chức, nhóm, câu lạc bộ nào cho NKTDP, tỷ lệ này ở nhóm can thiệp là 66,7%. Ở nhóm can thiệp, chúng tôi đã hỗ trợ nhóm này làm các thủ tục xin phép chính quyền địa phương, ra quyết định thành lập nhóm tự lực, gồm các người khuyết tật trong ấp họ thích gia nhập, không phân biệt khuyết tật do nguyên nhân gì. Hàng tháng, nhóm tự lực họp lại, sinh hoạt với nhau, cùng trao đổi công việc sản xuất, nuôi trồng, chăn nuôi, nộp lãi suất, góp tiền tiết kiệt để cho người trong nhóm mượn số tiền ấy, những thành viên trong nhóm tự lực, ai có kinh nghiệm nào cùng chia sẻ. Họ cũng không quên trao đổi việc tự tập vật lý trị liệu, tự chăm sóc các tàn tật của mình. Nhóm tự lực này không có ở nhóm chứng. Không có NKTDP nào ở nhóm can thiệp bị cộng đồng kỳ thị. Tỷ lệ này ở nhóm chứng là 6,7%. 55,6% NKTDP ở nhóm can thiệp nhận được dịch vụ miễn phí, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 0,0%. Ở một số nước người bệnh phong bị tàn tật gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử(1). Thành kiến của xã hội đối với bệnh phong xuất phát từ tàn tật và biến dạng của cơ thể trong bệnh phong và do các quan niệm không đúng về bệnh như bệnh phong do di truyền, bệnh dễ lây, do bị nguyền rủa, do trời đày(2). Vì vậy, các chương trình giáo dục sức khỏe để giảm sự kỳ thị của cộng đồng cũng sẽ góp phần hỗ trợ NKTDP. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 66 Mặc dù nhu cầu của NKTDP nhóm chứng về vay vốn và tham gia hoạt động xã hội cao hơn rõ rệt so với nhóm can thiệp, nhưng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe và hỗ trợ phương tiện sản xuất là như nhau ở hai nhóm. Điều này gợi ý rằng có thể hỗ trợ vốn vay để NKTDP có thể tự chủ động sản xuất kinh doanh hơn là cung cấp phương tiện sản xuất nhất định nào đó. Tuy nhiên, mặc dù tỉ lệ sử dụng bảo hiểm y tế ở nhóm chứng rất thấp như trình bày bên trên, nhưng cả hai nhóm đều không có nhu cầu về chăm sóc y tế. Đây là điều đáng ngạc nhiên bởi hơn ai hết, NKTDP vốn cần các dịch vụ y tế để đảm bảo sức khỏe và từ đó có cuộc sống, chất lượng sống tốt đẹp hơn. Có khả năng, sự hạn chế hiểu biết về các dịch vụ y tế sẵn có cho NKTDP trong chương trình y tế quốc gia, sự tự kỳ thị bản thân đã góp phần vào sự hạn chế nhu cầu về chăm sóc y tế. KẾT LUẬN Can thiệp về y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội và trao quyền trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả rõ rệt trên nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tuy nhiên, sự kỳ thị với NKTDP vẫn còn, cao hơn trong nhóm chứng. Ngoài ra, nhu cầu của NKTDP nhóm chứng cao hơn rõ rệt với nhu cầu của nhóm can thiệp. Vì vậy, các can thiệp tương tự là cần thiết cho NKTDP tại Cà Mau và các địa phương tương tự tại Việt Nam nhằm hỗ trợ NKTDP tốt hơn nữa sau khi đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh phong. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Heijnders ML (2004), "The dynamics of stigma in leprosy", Int J Lepr Other Mycobact Dis. 72, pp. 437–447. 2. Kaur H và Van Brake W (2002), "Dehabilitation of leprosy- affected people–a study on leprosy-affected beggars", Lepr Rev. 73, pp. 346–355. 3. Lê Văn Thuận (2007), Nghiên cứu các loại hình tàn tật và biện pháp điều trị phục hồi cho bệnh nhân phong ở tỉnh Phú Yên. 4. Nguyễn Kiều Quỵnh (2011), Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân phong đang được quản lý và các yếu tố liên quan đến phát hiện muộn tại tỉnh Phú Yên. 5. Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau (2011), Báo cáo quản lý chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh phong tại Cà Mau năm 2010. 6. Văn phòng điều phối người tàn tật Việt Nam (2004), Báo cáo công tác năm 2004 và chương trình công tác năm 2005, Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 14/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_mo_hinh_phuc_hoi_long_ghep_nguoi_khuyet_tat_do_benh.pdf
Tài liệu liên quan