Tài liệu Hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về đái tháo đường của người cao tuổi mắc đái tháo đường type 2 tại thành phố Cần Thơ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 396
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Dương Thị Minh Tâm*, Nguyễn Ngọc Duy*, Nguyễn Thị Thùy*, Nguyễn Thị Tuyết Vân*,
Mai Tiến Thành*, Võ Hoàng Phương*, Lê Đình Trọng Nhân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại thành phố Cần Thơ, điều tra của Trung tâm Y tế dự phòng năm 2013 cũng cho thấy có tới
60% người bị bệnh đái tháo đường týp 2 không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc triển khai mô hình can
thiệp giúp cải thiện tình trạng đái tháo đường của bệnh nhân là việc làm cần thiết.
Mục tiêu: Nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng và tự kiểm soát ĐTĐ, thực hành dinh dưỡng cũng như
thực hành vận động thể lực của bệnh nhân ĐTĐ tại 4 phường/xã tại thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang can thiệp tập huấn kiến thức về ĐTĐ. Mỗi phường/xã
chọn ra toàn bộ những bện...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về đái tháo đường của người cao tuổi mắc đái tháo đường type 2 tại thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 396
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Dương Thị Minh Tâm*, Nguyễn Ngọc Duy*, Nguyễn Thị Thùy*, Nguyễn Thị Tuyết Vân*,
Mai Tiến Thành*, Võ Hoàng Phương*, Lê Đình Trọng Nhân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại thành phố Cần Thơ, điều tra của Trung tâm Y tế dự phòng năm 2013 cũng cho thấy có tới
60% người bị bệnh đái tháo đường týp 2 không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc triển khai mô hình can
thiệp giúp cải thiện tình trạng đái tháo đường của bệnh nhân là việc làm cần thiết.
Mục tiêu: Nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng và tự kiểm soát ĐTĐ, thực hành dinh dưỡng cũng như
thực hành vận động thể lực của bệnh nhân ĐTĐ tại 4 phường/xã tại thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang can thiệp tập huấn kiến thức về ĐTĐ. Mỗi phường/xã
chọn ra toàn bộ những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ĐTĐ trong đợt tầm soát bệnh không lây năm 2017 và
năm 2018 tại thành phố Cần Thơ. Trước can thiệp tất cả bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt về
kiến thức chung về bệnh tiểu đường, kiến thức chế độ dinh dưỡng, và thực hành dinh dưỡng, thực hành vận
động thể lực của bệnh nhân. Ngoài ra dữ liệu về mức đường huyết và BMI của bệnh nhân cũng được thu thập.
Bệnh nhân sau đó sẽ được tập huấn kiến thức về bệnh và dinh dưỡng cho người đái tháo đường đồng thời được
phát tài liệu tập huấn. Sau tập huấn 1 tháng, bệnh nhân sẽ được đánh giá lại kiến thức và đo lại mức đường
huyết của bệnh nhân.
Kết quả: Tổng cộng có 197 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam (73,1% so với
26,9%). Độ tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 60-69 (49,7%) và < 60 tuổi (35,5%). Sau can thiệp hầu hết các kiến
thức đều cải thiện (> 70%) trừ các kiến thức về vai trò nhóm thực phẩm (66,7%), kiến thức về đọc nhãn thực
phẩm (2,0%) và kiến thức về vận động thể lực (46,7%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi vận động
thể lực (p< 0,001).
Kết luận: Can thiệp tập huấn nâng cao kiến thức cho bệnh nhân ĐTĐ tại thành phố Cần Thơ mang lại hiệu
quả nhất định. Bệnh nhân có sự cải thiện về kiến thức chung về ĐTĐ và kiến thức về dinh dưỡng dành cho bệnh
nhân ĐTĐ.
Từ khóa: đái tháo đường, người cao tuổi, tập huấn, kiến thức, thực hành
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF A TRAINING PROGRAM ON DIABETES KNOWLEDGE
TO TYPE 2 DIABETES ELDERLY IN CAN THO CITY
Duong Thi Minh Tam, Nguyen Ngoc Duy, Nguyen Thi Thuy, Nguyen Thi Tuyet Van, Mai Tien
Thanh, Vo Hoang Phuong, Le Dinh Trong Nhan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 396 - 402
Background: According to a survey of Can Tho Preventive Health Center, there were up to 60% of type 2
diabetes patients not knowing they had gotten the disease. Therefore, it was necessary to implement an
intervention program to diabetes patients.
*Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Dương Thị Minh Tâm ĐT: 0903172012 Email: duongthiminhtam@iph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 397
Objectives: To improve knowledge of diabetes and nutritional diet, practices of diet and physical activity
among diabetes patients in 4 communes in Can Tho City.
Methods: A cross-sectional study was carried out in Can Tho City. All diabetes patients monitored in four
selected communes were enrolled in the study. Prior to training program, all patients were interviewed about
their knowledge and practices of diabetes and nutritional diet and were measured BMI and blood glucose. After
one month, they took part in a two-days training course and were received training materials. One month later,
we reevaluated patients’ knowledge and practices.
Results: There were a total of 197 patients enrolled in the study. Females were predominated in the study
(73.1%). Most of patients aged under 60 (35.5%) and from 60 to 69 (49.7%). After intervention, most of
knowledge were improved (> 70%), except for knowledge of roles of food elements (66.7%), of reading of
nutritional fact label (2.0%), and of physical activity (46.7%). There was a significant difference on practice of
physical activity of patients between prior and after intervention (p< 0.001).
Conclusion: The training program on improvement of knowledge of diabetes patients in Can Tho City had
brought a relative effectiveness. Patients had improvements on general knowledge of diabetes and nutritional diet.
Keywords: diabetes, elderly, training course, knowledge, practice
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc đái tháo
đường (ĐTĐ) cũng gia tăng nhanh chóng. Theo
kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung
ương tỷ lệ đái thái đường trên toàn quốc là 5,7%
dân số. Nếu so sánh với năm 2002 thì tỷ lệ này
đã tăng lên 211%. Dự báo đến năm 2025, số
người đái tháo đường sẽ tăng xấp xỉ 3 triệu
người(4).
Tại thành phố Cần Thơ, điều tra của Trung
tâm Y tế dự phòng năm 2013 cũng cho thấy có
tới 60% người bị bệnh đái tháo đường týp 2
không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc
triển khai mô hình can thiệp giúp cải thiện tình
trạng đái tháo đường của bệnh nhân là việc làm
cần thiết, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác
phòng ngừa bệnh tật và đặc biệt các yếu tố nguy
cơ của bệnh, hạn chế số người mắc bệnh trong
cộng đồng, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và
giảm quá tải tại các bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng,
thực hành dinh dưỡng cũng như thực hành vận
động thể lực của bệnh nhân ĐTĐ tại 4
phường/xã tại thành phố Cần Thơ với mục tiêu:
Có 70% bệnh nhân ĐTĐ có kiến thức đúng
về chế độ dinh dưỡng và tự kiểm soát đường
huyết sau can thiệp.
Có 70% bệnh nhân thực hành dinh dưỡng
đúng sau can thiệp.
70% bệnh nhân thực hành vận động thể lực
đầy đủ sau can thiệp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là người dân trên 40 tuổi mắc ĐTĐ sinh
sống tại 04 phường/xã: huyện Cờ Đỏ (xã Thới
Xuân, và xã Trung An), quận Bình Thủy
(phường Long Tuyền và phường Thới An
Đông). Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2018 –
tháng 12/2018.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang can thiệp tập huấn
kiến thức về ĐTĐ.
Mỗi phường/xã chọn ra toàn bộ những bệnh
nhân trên 40 tuổi đã được chẩn đoán mắc ĐTĐ
trong đợt tầm soát bệnh không lây năm 2017 và
năm 2018 tại thành phố Cần Thơ. Trước can
thiệp tất cả bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp
mặt đối mặt về: (1) kiến thức chung về bệnh tiểu
đường, (2) kiến thức chế độ dinh dưỡng; (3) thực
hành dinh dưỡng; (4) thực hành vận động thể
lực của bệnh nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 398
Ngoài ra dữ liệu về mức đường huyết và
BMI của bệnh nhân trước thời điểm can thiệp
(được quản lý bởi trạm y tế phường/xã) cũng
được thu thập. Bệnh nhân sau đó sẽ được tổ
chức 1 buổi tập huấn nhóm về kiến thức về bệnh
và dinh dưỡng cho người đái tháo đường đồng
thời được phát tài liệu tập huấn với các nội
dung: (1) Tập huấn nâng cao kiến thức về bệnh
đái tháo đường; (2) Tập huấn kiến thức về dinh
dưỡng đái tháo đường; (3) Tập huấn về tự kiểm
soát đường huyết; (4) Tập huấn về thay đổi hành
vi. Sau tập huấn 1 tháng, bệnh nhân sẽ được
đánh giá lại kiến thức và đo lại mức đường
huyết của bệnh nhân.
Kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng và tự
kiểm soát đường huyết: bệnh nhân có kiến thức
đúng khi trả lời đúng >70% các câu hỏi kiến
thức. Thực hành đúng về chế biến thực phẩm:
bệnh nhân có thực hành đúng khi thực hành
>70% các phương pháp chế biến thực phẩm
đúng dành cho bệnh nhân ĐTĐ.
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 197 bệnh nhân tham gia
nghiên cứu. Sau đây là đặc điểm của bệnh nhân
trước khi can thiệp.
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dân số học của bệnh nhân (n=197)
Đặc điểm n %
Giới
Nam 53 26,9
Nữ 144 73,1
Tuổi
< 60 70 35,5
60-69 98 49,7
70-79 23 11,7
≥ 80 6 3,1
Trình độ học vấn
Mù chữ 22 11,2
Biết đọc, biết viết 18 9,1
Cấp 1 115 58,4
Cấp 2 23 11,7
Cấp 3 12 6,1
Trung cấp/cao đẳng/đại học 7 3,5
Tình trạng hôn nhân
Có gia đình 156 80,0
Độc thân / Ly thân / Ly dị 7 3,6
Đặc điểm n %
Góa vợ/chồng 32 16,4
Thời gian mắc ĐTĐ
< 1 năm 28 14,2
1-5 năm 82 41,6
> 5 năm 87 44,2
Nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam (73,1% so với
26,9%). Độ tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 60-69
(49,7%) và <60 tuổi (35,5%). Đa số (58,4%) bệnh
nhân có trình độ học vấn cấp 1, và có 11,2% mù
chữ. Có 97% là dân tộc Kinh. Có đến 80% bệnh
nhân có gia đình và chỉ có 3,1% độc thân.
Hầu hết bệnh nhân là người già hoặc hưu trí
hoặc nội trợ (62,4%). Thu nhập gia đình trung
bình của các bệnh nhân vào khoảng 3,4 ± 3,4
triệu/tháng. Chỉ có 9/197 bệnh nhân (4,6%) đã
từng tham dự lớp tập huấn về chế độ ăn dành
cho người ĐTĐ. Trong số này có 77,8% được tập
huấn tại trạm y tế xã/phường.
Có 44,2% và 41,6% bệnh nhân có thời gian
mắc ĐTĐ >5 năm và 1-5 năm. Thời gian điều trị
của các bệnh nhân cũng từ 1-5 năm (40,8%) và >5
năm (42,9%). Hiện có 89,9% bệnh nhân đang sử
dụng thuốc đường uống và 4,5% vừa sử dụng
insulin và thuốc uống. Có 71,9% bệnh nhân
không có người thân mắc ĐTĐ. Tuy nhiên cũng
có 11,2% có anh/chị/em ruột mắc ĐTĐ trước đó.
Tình trạng sức khỏe bệnh nhân trước và sau
can thiệp
Bảng 2: Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước và
sau can thiệp
Đặc điểm
Trước can
thiệp
(TB ± ĐLC)
Sau can
thiệp
(TB ± ĐLC)
p
BMI (kg/m2) 22,9 ± 3,3 23.3 ± 3.2 0,27
Đường huyết (mmol/l) 8,4 ± 2,6 8,7 ± 9,2 0,73
Không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về
chỉ số BMI và đường huyết của bệnh nhân trước
và sau can thiệp (p >0,27). Trước can thiệp BMI
của bệnh nhân là 22,9 còn sau can thiệp là 23,3.
Đường huyết trước can thiệp là 8,4 và sau can
thiệp là 8,7 (Bảng 2).
Kiến thức của bệnh nhân trước và sau can thiệp
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến
thức chung đái tháo đường, dưỡng chất chính,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 399
vai trò nhóm thực phẩm, quy tắc nấu nướng,
kiến thức về vận động trước và sau can thiệp
trên bệnh nhân (p <0,001) (Bảng 3).
Có sự cải thiện kiến thức của bệnh nhân sau
can thiệp (p <0,001). Sau can thiệp hầu hết các
kiến thức đều cải thiện (>70%) trừ các kiến thức
về vai trò nhóm thực phẩm (66,7%), kiến thức về
đọc nhãn thực phẩm (2,0%) và kiến thức về vận
động thể lực (46,7%) (Bảng 4).
Bảng 3: Kiến thức của bệnh nhân trước và sau can thiệp
Đặc điểm
Trước can thiệp
(TB ± ĐLC)
Sau can thiệp
(TB ± ĐLC)
p
Kiến thức chung về đái tháo đường 11,6 ± 5,7 23.3 ± 3.2 < 0,001
Kiến thức về dưỡng chất chính 3,8 ± 6,9 11,8 ± 6,9 < 0,001
Kiến thức về vai trò các nhóm thực phẩm 5,9 ± 4,2 7,9 ± 4,1 < 0,001
Kiến thức về chế độ ăn 9,1 ± 4,9 12,8 ± 2,9 < 0,001
Kiến thức về quy tắc nấu nướng 3,8 ± 1,9 4,5 ± 1,5 < 0,001
Kiến thức về đọc nhãn thực phẩm 0,1 ± 1,2 0,2 ± 1,4 0,47
Kiến thức về vận động thể lực 0,3 ± 0,5 0.5 ± 0.5 < 0,001
Bảng 4: So sánh kiến thức đúng của bệnh nhân trước và sau can thiệp
Kiến thức
Thời điểm can thiệp
Trước can thiệp Sau can thiệp RR KTC 95% p
Kiến thức chung về đái tháo đường 102 (51,8) 133 (85,8) 1,65 1,42-1,92 < 0,001
Kiến thức về dưỡng chất chính 57 (28,9) 113 (95,8) 3,31 2,65-4,13 < 0,001
Kiến thức về vai trò các nhóm thực phẩm 102 (51,8) 100 (66,7) 1,28 1,07-1,53 0,005
Kiến thức về chế độ ăn 121 (61,4) 132 (85,2) 1,38 1,21-1,57 < 0,001
Kiến thức về quy tắc nấu nướng 118 (59,9) 118 (76,1) 1,27 1,1-1,46 0,001
Kiến thức về đọc nhãn thực phẩm 7 (3,5) 3 (2,0) 0,57 0,15-2,17 0,4
Kiến thức về vận động thể lực 61 (31,0) 71 (46,7) 1,50 1,15-1,97 0,003
Hành vi của bệnh nhân trước và sau can thiệp
Bảng 5: Hành vi của bệnh nhân trước và sau can
thiệp
Hành vi
Trước can
thiệp
(TB ± ĐLC)
Sau can thiệp
(TB ± ĐLC)
p
Hành vi dinh dưỡng 6,2 ± 2,2 6,5 ± 2,2 0,21
Hành vi vận động thể
lực
1,4 ± 1,2 1,9 ± 0,8 <0,001
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành
vi vận động thể lực (p <0,001). Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi dinh dưỡng
của bệnh nhân trước và sau can thiệp (p=0,21)
(Bảng 5).
Bảng 6: So sánh hành vi đúng của bệnh nhân trước
và sau can thiệp
Hành vi
Thời điểm can thiệp
Trước can
thiệp
Sau can
thiệp
p
Hành vi dinh dưỡng 86 (43,6) 79 (51,0) 0,17
Hành vi vận động thể lực 90 (45,7) 92 (68,7) < 0,001
Hành vi vận động thể lực và hành vi tự kiểm
soát có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê sau can
thiệp (p< 0,001). Sau can thiệp hai hành vi dinh
dưỡng và vận động thể lực có sự cải thiện 51,0%
và 68,7% (Bảng 6).
BÀN LUẬN
Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Trong nghiên cứu này nữ chiếm đa số
(73,1%). Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng
cho thấy nữ có xu hướng mắc ĐTĐ cao hơn so
với nam. Một nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai
Hà Nội cho thấy trong 135 bệnh nhân ĐTĐ thì tỷ
lệ nữ chiến đến 61,4%(7). Tương tự như vậy một
nghiên cứu trong vòng 2 năm tại Hậu Giang cho
thấy tỷ số nam: nữ mắc ĐTĐ là 1:1,5(6). Tuy nhiên
một số nghiên cứu khác lại cho thấy nam có
nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn nữ. Một nghiên cứu
quy mô lớn trên 1.456 bệnh nhân sinh sống tại
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nam chiếm tỷ
lệ cao hơn so với nữ về khả năng mắc ĐTĐ.
(8,2% so với 5,5%)(3). Một nghiên cứu khác tiến
hành tại ba tỉnh là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà
Nẵng trên 900 công nhân cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 400
nam là 58,9% cao hơn so với nữ (41,1%)(5). Báo
cáo toàn cầu cũng cho thấy rằng trong vòng vài
thập niên của thế kỷ trước, nữ là đối tượng chính
mắc ĐTĐ với số mắc cao hơn so với nam. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, các nhà khoa
học nhận thấy có sự dịch chuyển nhẹ về tỷ lệ
mắc ĐTĐ từ nữ sang nam. Điều này được giải
thích là do ngày càng có nhiều nam được chẩn
đoán mắc ĐTĐ hơn và tuổi thọ của nam cũng
tăng dần lên dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân nam mắc
ĐTĐ sống sót cũng tăng lên.
Trong nghiên cứu này có 35,5% bệnh nhân
có độ tuổi < 60 và 49,7% có độ tuổi 60-69. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy ĐTĐ được
xem như là bệnh đi kèm với dân số người cao
tuổi(10); với độ tuổi dễ mắc ĐTĐ rơi vào nhóm
tuổi 45-60(1). Tại Việt Nam, bệnh nhân người
trưởng thành mắc ĐTĐ cũng chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số ca ĐTĐ. Nghiên cứu của Phạm(7)
cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân mắc
ĐTĐ là 59,4 ± 15,6, trong khi nghiên cứu của
Nguyễn(6) chỉ ra rằng trên 1 nửa bệnh nhân
(52,8%) có độ tuổi > 55. Một nghiên cứu trên
1800 bệnh nhân béo phì cho thấy hầu hết bệnh
nhân ĐTĐ (43%) đều thuộc nhóm tuổi 50-59(8).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cũng lưu
ý rằng các trường hợp ĐTĐ xảy ra ở bệnh nhân
trẻ tuổi cũng ngày càng tăng lên. Một nghiên
cứu tại 3 tỉnh thành cho thấy 42,1% đối tượng
nghiên cứu thuộc nhóm tuổi 30-44 và 50,1%
thuộc nhóm tuổi 45-54(5). Nghiên cứu của Đỗ(3)
kết luận rằng số hiện mắc ĐTĐ ở nhóm tuổi 30-
70 vào năm 2008 cao gấp 2 lần so với năm 2007
(7,1% so với 3,7%).
Tình trạng hôn nhân cũng được khảo sát
trong nghiên cứu này và kết quả cho thấy có
80,0% đối tượng lập gia đình và 16,4% góa bụa.
Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và ĐTĐ
cho đến nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Một nghiên cứu trên 41.379 đàn ông tuổi 40-70
cho thấy những người góa vợ thường có nguy cơ
tăng cao mắc ĐTĐ type 1 so với những người có
gia đình vì những người góa vợ thường có
những thay đổi về lối sống, chế độ ăn theo chiều
hướng tiêu cực. Tuy nhiên các nghiên cứu khác
tại nhiều quốc gia không phát hiện thấy mối liên
quan giữa ĐTĐ và tình trạng hôn nhân(2).
Về bản chất, ĐTĐ là bệnh mạn tính trong
đó bệnh nhân phải sống chung với bệnh suốt
cuộc đời. Trong nghiên cứu này có 41,6% bệnh
nhân có thời gian mắc ĐTĐ 1-5 năm và 44,2%
có thời gian mắc >5 năm. Kết quả của nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Trần(9) trong đó bệnh nhân có thời gian mắc
ĐTĐ từ 1-5 năm điều trị tại bệnh viện Bạch
Mai chiếm tỷ lệ 54,67%. Tuy nhiên, một nghiên
cứu cũng được tiến hành tại bệnh viện Bạch
Mai báo cáo chỉ có 28,6% bệnh nhân mắc ĐTĐ
với thời gian từ 1-5 năm(7). Sự khác biệt này có
thể là do khác biệt về phân bố dân số nghiên
cứu của hai nghiên cứu này.
Sự thay đổi về tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân sau tập huấn
Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá
BMI và đường huyết của bệnh nhân trước và sau
tập huấn. Kết quả ghi nhận không có sự thay đổi
nhiều về BMI và đường huyết của bệnh nhân
sau tập huấn. Điều này có thể giải thích là do
thời gian tập huấn và đánh giá lại của chúng tôi
ngắn, chỉ sau 1 tháng tập huấn chúng tôi đánh
giá lại. Do đó có thể không thấy được sự thay
đổi đáng kể về BMI và đường huyết. Bên cạnh
đó, vì các bệnh nhân hiện nay đều đang sử dụng
thuốc hàng ngày do đó, lượng đường huyết luôn
ở mức duy trì ổn định, không thay đổi nhiều.
Sự thay đổi về kiến thức của bệnh nhân sau tập
huấn
Chúng tôi đánh giá kiến thức chung của
bệnh nhân về ĐTĐ dưới các khía cạnh triệu
chứng, mức đường huyết cao, cách điều trị bệnh
v.v. Kết quả khảo sát cho thấy sau tập huấn kiến
thức chung về ĐTĐ của bệnh nhân cải thiện
đáng kể (11,6 trước tập huấn và 23,3 sau tập
huấn). Điều này cho thấy tập huấn đã mang lại
hiệu quả khi kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ
đã được cải thiện.
Các kiến thức về dinh dưỡng bao gồm về
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 401
dưỡng chất chính (các nhóm dưỡng chất
carbonhydrate, protein và chất béo, vai trò nhóm
thực phẩm trong kiểm soát đường huyết, chế độ
ăn có sự cải thiện nhiều sau khi tập huấn. Đặc
biệt kiến thức về dưỡng chất chính tăng lên từ
3,8 trước can thiệp lên 11,8 sau can thiệp. Điều
này cho thấy các bệnh nhân đã nhận thức tốt
hơn về các thành phần dinh dưỡng có thể làm
tăng đường huyết hoặc giảm đường huyết. Bên
cạnh đó kiến thức về chế độ ăn cũng cải thiện
nhiều từ 9,1 trước can thiệp lên 12,8 sau can
thiệp cho thấy bệnh nhân cũng đã có kiến thức
tốt hơn trong việc ăn uống thường ngày.
Kiến thức về quy tắc nấu nướng của bệnh
nhân không có sự cải thiện đáng kể. Điều này
xuất phát từ thực tế đa số bệnh nhân đều không
tham gia vào việc nấu nướng tại nhà. Việc nấu
nướng thường do con cái hoặc người thân khác
trong gia đình phụ trách do đó theo quan điểm
của họ “con cái nấu gì thì ăn đó” hoặc “nấu
nướng đơn giản vì mình bị ĐTĐ”. Do đó hầu hết
bệnh nhân không quan tâm nhiều đến quy tắc
nấu nước dành cho bệnh nhân ĐTĐ.
Đối với người Việt Nam, đọc nhãn dinh
dưỡng có thể là một thực hành ít phổ biến. Thực
vậy hầu hết các thực phẩm trong siêu thị đều có
nhãn dinh dưỡng trên bao bì. Tuy nhiên hầu hết
người tiêu dùng không quan tâm đến nội dung
nhãn vì các từ trong nhãn thường viết bằng chữ
tiếng Anh, và điều này làm phần lớn người dân
không thể đọc. Các bệnh nhân trong nghiên cứu
của chúng tôi cũng có kiến thức về đọc nhãn
thực phẩm trước tập huấn rất thấp chỉ có 0,1.
Mặc dù được tấp huấn về đọc nhãn thực phẩm,
tuy nhiên sau tập huấn kiến thức của họ cũng cải
thiện không nhiều. Nguyên do như đã nói ở
trên, bệnh nhân không quan tâm nhiều đến
nhãn thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.
Ngoài ra, đa số bệnh nhân cũng không là người
đi mua thực phẩm nên việc tiếp xúc với các nhãn
thực phẩm cũng không cao.
Tương tự như kiến thức về đọc nhãn thực
phẩm, kiến thức về vận động thể lực cũng cải
thiện không đáng kể. Trong thực tế, đa số bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là người
cao tuổi, do biến chứng của ĐTĐ như đau nhức
chân, thấp khớp v.v. dẫn đến họ ít vận động thể
lực. Số bệnh nhân tập thể dục, chơi thể thao rất
thấp. Thay vì vậy họ chủ yếu đi bộ trong nhà,
làm việc nhà hoặc đi dạo xung quanh xóm làng.
Chính điều này dẫn đến việc mặc dù được tập
huấn nhưng bệnh nhân cũng không quan tâm
ghi nhớ để thực hành trong cuộc sống.
Sự thay đổi về hành vi sau can thiệp
Đối với hành vi dinh dưỡng, sau can thiệp
không có sự thay đổi đáng kể. Điều này là do
trước khi tập huấn đa số bệnh nhân vì tình
trạng bệnh tật của mình đã tuân theo một chế
độ ăn uống khá thích hợp dành cho bệnh nhân
ĐTĐ. Mặc dù không có một nền tảng kiến thức
về chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhưng dựa trên
những lời khuyên của bác sỹ, họ cũng đã áp
dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp như ăn
nhiều bữa, ăn ít cơm nhiều rau v.v. Do đó, sau
khi tập huấn kiến thức về chế độ dinh dưỡng
có thể tăng lên nhưng việc áp dụng vào thực tế
cũng không nhiều.
Hành vi vận động thể lực của bệnh nhân
cũng không có sự cải thiện đáng kể sau tập
huấn. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, hầu
hết bệnh nhân đều có hạn chế về vận động, do
đó trước tập huấn họ cũng ít vận động thể lực.
Sau tập huấn, tình trạng này cũng không thay
đổi nhiều.
Hạn chế của đề tài
Việc đánh giá sau can thiệp trong nghiên
cứu chúng tôi gặp hạn chế do thời gian nghiên
cứu không cho phép, khiến cho nghiên cứu
đánh giá thiếu chính xác hơn so với các nghiên
cứu can thiệp đánh giá nhiều giai đoạn (sau 1,
3 và 6 tháng).
Việc không lựa chọn các đối tượng chăm sóc
trực tiếp các bệnh nhân ĐTĐ vào chương trình
can thiệp cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu
quả thực tế mà chương trình can thiệp mang lại.
KẾT LUẬN
Can thiệp tập huấn nâng cao kiến thức cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 402
bệnh nhân ĐTĐ tại thành phố Cần Thơ mang
lại hiệu quả so với mục tiêu nghiên cứu. Bệnh
nhân có sự cải thiện về kiến thức chung về
ĐTĐ và kiến thức về dinh dưỡng dành cho
bệnh nhân ĐTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danaei G, et al (2011). "National, regional, and global trends in
systolic blood pressure since 1980: Systematic analysis of health
examination surveys and epidemiological studies with 786
country-years and 5.4 million participants". Lancet, 377:568–577.
2. Daneshpajouh P, Pirhaji O (2011). "Is prevalence of type 2
diabetes mellitus related to education, marital status and
urbanization in Isfahan, Iran?". The First International & 4th
National Congress on health Education & Promotion, pp.23-56.
3. Đỗ Ngọc Định và cộng sự (2008). "Dịch tễ học bệnh đái tháo
đường tại TP.HCM và một số yếu tố liên quan". Đề tài cấp cơ sở,
pp.45-67.
4. Hoàng Kim Ước (2008). “Dịch tể học bệnh đái tháo đường, các
yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý đái
tháo đường trong phạm vi toàn quốc. Một số công trình nghiên
cứu khoa học thực hiện tại Viện nội tiết”. Nhà xuất bản Y học,
pp.21
5. Lê Phương, Trần Văn Dĩnh (2013). "Điều tra, khảo sát thực trạng
bệnh đái tháo đường trong một số doanh nghiệp ngành công
thương và biện pháp phòng chống". Đề tài cấp cơ sở.
6. Nguyễn Văn Lành (2014). "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở
người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện
pháp can thiệp". Luận văn Tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây
nguyên
7. Phạm Văn Khoa (2011). "Thực hành tư vấn dinh dưỡng, nuôi
dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường
tại bệnh viện Bạch Mai". Luận án Chuyên khoa cấp II, pp.45-78.
8. Phan Huỳnh Dương và cộng sự (2013). "Tỷ lệ đái tháo đường,
tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ ở người quá cân
béo phì tại bốn phường của thành phố Hải Phòng". Y học Dự
phòng, 7(143):75-78.
9. Tran LG (2007) Nghiên cứu thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân
ĐTĐ tại bệnh viện Bạch Mai, luận văn cử nhân Y tế công cộng,
Trường Đạo Học Y Hà Nội.
10. WHO (1994). Prevention of diabetes mellitus. Report of a study
group Geneva No. 844. URL.
https://apps.who.int/iris/handle/10665/39374
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 396_2715_2212118.pdf