Góp phần xây dựng hệ thống An sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay

Tài liệu Góp phần xây dựng hệ thống An sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay: Xã hội học số 1 (93), 2006 3 góp phần xây dựng hệ thống An sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay Trịnh Duy Luân 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình thực hiện đ−ờng lối Đổi mới toàn diện đất n−ớc, cùng với việc xây dựng thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu nghiên cứu và nhận diện một mô hình phát triển xã hội tổng thể của Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng trở nên cấp thiết. Trong các lĩnh vực xã hội rộng lớn, đa dạng và phức tạp, một mô hình nh− vậy cần phản ánh đ−ợc những mối quan hệ xã hội chủ yếu, r−ờng cột nhất, để cùng với thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể dẫn đ−ờng cho những quyết sách nhằm h−ớng tới mục tiêu “dân giàu n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hệ thống an sinh xã hội có thể là một bộ phận, một công cụ quan trọng trong tiến trình đạt tới mục tiêu của mô hình phát triển xã hội nh− vậy. Trong lịch sử Việt Nam, từ khi nhà n−ớc dân chủ...

pdf11 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần xây dựng hệ thống An sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (93), 2006 3 góp phần xây dựng hệ thống An sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay Trịnh Duy Luân 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình thực hiện đ−ờng lối Đổi mới toàn diện đất n−ớc, cùng với việc xây dựng thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu nghiên cứu và nhận diện một mô hình phát triển xã hội tổng thể của Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng trở nên cấp thiết. Trong các lĩnh vực xã hội rộng lớn, đa dạng và phức tạp, một mô hình nh− vậy cần phản ánh đ−ợc những mối quan hệ xã hội chủ yếu, r−ờng cột nhất, để cùng với thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể dẫn đ−ờng cho những quyết sách nhằm h−ớng tới mục tiêu “dân giàu n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hệ thống an sinh xã hội có thể là một bộ phận, một công cụ quan trọng trong tiến trình đạt tới mục tiêu của mô hình phát triển xã hội nh− vậy. Trong lịch sử Việt Nam, từ khi nhà n−ớc dân chủ nhân dân đ−ợc thành lập (1945), những chính sách xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội đã đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc ta triển khai thực hiện và phát triển qua các thời kỳ. Chúng đã phát huy tác dụng hỗ trợ, đóng vai trò những đệm đỡ tr−ớc các cú sốc kinh tế và xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chiến l−ợc và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc, bảo đảm tăng tr−ởng kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, khó có thể gọi đó là những mô hình, hệ thống an sinh xã hội với nghĩa đầy đủ của từ này. Mới chỉ có các yếu tố, các hợp phần riêng lẻ, ch−a hội đủ các điều kiện để trở thành một hệ thống quốc gia an sinh xã hội thống nhất. Thực tế tăng tr−ởng và phát triển kinh tế của Việt Nam từ cuối những năm 1990 và quá trình hội nhập ngày càng tăng th−ờng đi kèm với nhiều rủi ro, đặc biệt đối với nhóm ng−ời nghèo và các nhóm dễ bị tổn th−ơng. Mặt khác, trong thời kỳ Đổi mới, Việt Nam cũng đang trải qua nhiều biến đổi xã hội đáng kể, trong đó có những thay đổi trong cơ cấu độ tuổi và cấu trúc gia đình, trong các loại hình việc làm và các quan hệ lao động. Đô thị hóa và bất bình đẳng giữa các vùng cũng đang gia tăng. Tất cả những điều này đòi hỏi phải có các chính sách xã hội nhằm quản lý hiệu quả hơn các rủi ro kinh tế - xã hội mới phát sinh. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay 4 Đã đến lúc cần từng b−ớc xây dựng một mô hình hệ thống an sinh xã hội tổng thể. Và với những biến đổi nhanh chóng trong quá trình phát triển và d−ới tác động của toàn cầu hóa nh− hiện nay, hệ thống an sinh xã hội quốc gia của Việt Nam cần phải đ−ợc thiết kế với kích cỡ của một “chiếc áo phòng lớn”, tức là có tính đến mọi khả năng phát triển, mở rộng theo những lộ trình có thể có, cùng với những kinh nghiệm quốc tế phong phú. Nh− vậy, cần có đủ những căn cứ lý thuyết cũng nh− những điều kiện thực tế đang biến đổi để thiết kế nên mô hình an sinh xã hội cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và các chặng trên lộ trình tiếp theo. Từ góc độ của các nghiên cứu xã hội học, cần phải chỉ ra những vấn đề đang xuất hiện trong/giữa các lĩnh vực, các hợp phần hoặc yếu tố của hệ thống này trong quá trình xây dựng và hoàn thiện của chúng. Thông qua nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, xã hội học có thể hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách thiết kế và vận hành một hệ thống an sinh xã hội quốc gia tổng thể, đáp ứng những mục tiêu và chức năng nhiệm vụ trong khuôn khổ của mô hình phát triển xã hội Việt Nam hiện nay và trong t−ơng lai. 2. Nhận thức qua những khái niệm và thuật ngữ Đã có khá nhiều khái niệm và thuật ngữ đ−ợc sử dụng trong lĩnh vực an sinh xã hội. Những khái niệm và thuật ngữ này có thể đã phổ biến, quen dùng, cũng có thể ít gặp, ít dùng và đã từng gây không ít nhầm lẫn và tranh cãi. Cũng đã có những cố gắng tập hợp, hiệu chỉnh và thống nhất cách hiểu và cách dùng các khái niệm và thuật ngữ này. Có lẽ nguyên do là bởi chúng ta quá câu nệ và lệ thuộc vào các thuật ngữ đ−ợc vay m−ợn từ n−ớc ngoài (chủ yếu từ tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc). Trong khi thực tiễn Việt Nam lại không khớp hoặc không hoàn toàn khớp với nội hàm của các thuật ngữ đó (Nguyễn Mạnh C−ờng, 2005). Rõ ràng là rất khó khăn khi phải dụng những thuật ngữ có sẵn, hoặc vay m−ợn để gán cho một thể chế hay những yếu tố/hợp phần của nó. Trong khi cách tốt vẫn nhất là phải xuất phát từ bản chất của thể chế hay các hợp phần của nó để đặt tên cho chúng. Định nghĩa đ−ợc sử dụng phổ biến hiện nay trong các văn bản về an sinh xã hội là định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "An sinh xã hội là một hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp đ−ợc áp dụng rộng rãi để đ−ơng đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, th−ơng tật do lao động, mất sức lao động hay tử vong; chăm sóc y tế; và trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ". (ILO, 1984). Theo định nghĩa này thì an sinh xã hội gắn nhiều hơn với mức độ an toàn, với việc quản lý các rủi ro để bảo đảm cho các cá nhân, các nhóm ng−ời không bị rơi vào hoàn cảnh sống kém hơn mức trung bình của xã hội. Có một khái niệm khác, đôi khi vẫn đ−ợc dùng lẫn vào (hoặc gần nghĩa với) khái niệm an sinh xã hội - đó là khái niệm "phúc lợi xã hội". Thực ra thì khái niệm phúc lợi xã hội gắn nhiều hơn với nghĩa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 5 là sự đáp ứng các nhu cầu (đa dạng, phong phú, có thể bao gồm cả các nhu cầu về an sinh) của các tầng lớp dân c− trong một xã hội, hoặc dễ liên t−ởng đến khái niệm "nhà n−ớc phúc lợi" (welfare state) ở Bắc Âu. Theo ý nghĩa cơ bản này, khái niệm an sinh xã hội đang đ−ợc bàn đến ở đây là hẹp hơn khái niệm phúc lợi xã hội. Còn hàng loạt các thuật ngữ khác nh− bảo hiểm, cứu trợ, bảo trợ, bảo đảm, trợ giúp, −u đãi xã hội, th−ờng đ−ợc xem nh− là các yếu tố bộ phận, hợp phần của an sinh xã hội, hiện đang đ−ợc sử dụng và cần đ−ợc xem xét cụ thể trong quá trình xây dựng một hệ thống an sinh xã hội quốc gia, tổng thể, thống nhất. Từ thực trạng trên, khi xây dựng hệ thống an sinh xã hội mới, có lẽ không nên lệ thuộc quá nhiều vào các thuật ngữ n−ớc ngoài (mà nhiều khi cũng mang những nội hàm khác nhau tuỳ theo quốc gia, thời gian, thậm chí của các tác giả khác nhau) mà chỉ cần có một số ít hơn các thuật ngữ, đ−ợc Việt Nam hóa, để phản ánh và phân biệt trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam. Kinh nghiệm xây dựng và cải cách hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc cho thấy: Giới nghiên cứu và hoạch định chính sách Trung Quốc đã không quá chú trọng những định nghĩa mang tính lý luận, trừu t−ợng về các khái niệm cơ bản của Hệ thống an sinh xã hội đang trong quá trình cải cách. Họ th−ờng đ−a ra những nội dung chủ yếu (t−ơng đối chi tiết, cụ thể hơn) mà lĩnh vực an sinh xã hội cần phải thực hiện. Trên cơ sở đó, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và cần tiếp tục giải quyết. Các khái niệm sẽ đ−ợc định nghĩa và đ−ợc thao tác hóa, cụ thể hóa từng b−ớc, trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Đồng thời, có những khái niệm ch−a đ−ợc kiểm nghiệm, còn tranh luận, ch−a đ−ợc thống nhất, ch−a đ−ợc định nghĩa rõ ràng thì đ−ợc để ngỏ và thử nghiệm thêm. Một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, hoàn chỉnh cũng chỉ là một mẫu hình lý t−ởng. Nó luôn mang tính "mở", trong quá trình xây dựng và hoàn thiện có một số hợp phần/tiểu hệ thống đã cơ bản hình thành, còn một số khác vẫn ch−a hình thành và ch−a đủ điều kiện để thực hiện. Điều này càng đúng với Việt Nam, khi chúng ta mới bắt đầu chuẩn bị xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, đầy đủ, thống nhất. Cần xác định đây là một quá trình từng b−ớc tìm tòi, thử nghiệm và tổng kết trên cả thực tiễn và lý luận. Không nên quá tập trung nghiên cứu và tranh luận những vấn đề thuần túy “khái niệm” học thuật mà nên từng b−ớc tiến hành tổng kết thực tiễn và rút ra những vấn đề “lý thuyết” khi đã chín muồi. Tính thực tiễn, hợp lý và tính khả thi cần phải đ−ợc chú trọng. (Xem thêm: Patricia Justino, 2005). 3. Bản chất và chức năng của hệ thống an sinh xã hội Hệ thống an sinh xã hội nh− mô tả ở trên có thể đ−ợc nhìn nhận nh− một thiết chế xã hội cơ bản quan trọng, với các mục tiêu và vai trò của nó, bên cạnh các thiết chế khác nh− kinh tế (thị tr−ờng) hay chính trị (nhà n−ớc). Việc xây dựng và vận hành thiết chế xã hội này là khác nhau trong những điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội khác nhau. Sự vận hành của hệ thống an sinh xã hội nh− một thiết chế nhằm thực hiện ít Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay 6 nhất 2 chức năng chính: phân phối lại thu nhập và quản lý các rủi ro đối với các thành viên của xã hội. Từ cách tiếp cận vĩ mô, hệ thống an sinh xã hội thực hiện quá trình phân phối lại bằng hai cách: chuyển một phần tiền mặt từ các nhóm thu nhập cao sang các nhóm thu nhập thông qua nguồn thuế luỹ tiến; và thông qua hệ thống trả tiền (bảo hiểm, trợ cấp) khi đến l−ợt giữa các thế hệ, từ ng−ời đang làm việc sang cho ng−ời cao tuổi vào thời điểm hiện tại. Việc thực hiện quá trình phân phối lại này là con đ−ờng để giảm thiểu bất bình đẳng xã hội (mặc dù trên thực tế, không phải hệ thống an sinh xã hội nào cũng thực hiện đ−ợc hiệu quả mục tiêu này). Chức năng thứ hai là quản lý các rủi ro cho mọi thành viên của xã hội, đặc biệt là hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn th−ơng, nhóm thiệt thòi. Những rủi ro và tổn thất về kinh tế nh− bệnh tật, mất mùa, thất nghiệp, tai nạn, thiên tai,xảy ra khá phổ biến ở tất cả các bộ phận trong xã hội nên các chi phí về kinh tế và chính trị có thể rất lớn. Để thực hiện chức năng này, hệ thống an sinh xã hội phải huy động sự tham gia của rất nhiều chủ thể, tác nhân bao gồm: nhà n−ớc, doanh nghiệp, xã hội dân sự, gia đình và cộng đồng, cá nhân và thị tr−ờng. Nhiều nguyên tắc đã đ−ợc thiết lập trong mối quan hệ giữa các chủ thể/tác nhân này của hệ thống an sinh xã hội. Mặt khác, trong cơ cấu của hệ thống an sinh xã hội, các tiểu hệ thống, các hợp phần đều có mục tiêu, nội dung, đối t−ợng, phạm vi bao phủ, chức năng, nguyên tắc hoạt động riêng, đồng thời lại có mối quan hệ t−ơng hỗ với nhau trong toàn bộ hệ thống. 4. Cấu trúc, các hợp phần của hệ thống an sinh xã hội Một cách rộng nhất, hệ thống an sinh xã hội có thể có cấu trúc nhiều hợp phần, đa dạng và mở, và có thể đ−ợc phân loại theo một số tiêu chí chính nh−: Chính thức và không chính thức; Nhà n−ớc/xã hội/công cộng và phi nhà n−ớc; cơ bản (định h−ớng) và cao cấp (đầy đủ); cá nhân và các tổ chức (Doanh nghiệp, Nghiệp đoàn), Rõ ràng là để xây dựng một hệ thống an sinh xã hội quốc gia tổng thế, cần xử lý t−ơng quan giữa các hợp phần này trên nền tảng thực tiễn, trong các tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo một lộ trình hợp lý. Trong các hệ thống an sinh xã hội (đặc biệt ở các xã hội phát triển), trong thời gian đầu, ng−ời ta th−ờng tập trung vào các phân hệ chính thức, thậm chí thu hẹp trong phạm vi của bảo hiểm xã hội hoặc một vài cơ cấu thể chế thực tiễn. Tuy nhiên đối với các quốc gia nghèo, chậm phát triển và ở ph−ơng Đông nh− Việt Nam, không thể bỏ qua vai trò của các thể chế phi chính thức, bao gồm gia đình, dòng họ và cộng đồng. Gia đình và cộng đồng đã từng là xuất phát điểm ra đời của hệ thống an sinh xã hội “sơ cấp” phi chính thức, mang tính truyền thống. Trong điều kiện các thể chế an sinh xã hội chính thức ch−a bao phủ đ−ợc các nhóm xã hội rộng lớn ở nông thôn, các thiết chế phi chính thức này đóng vai trò khá quan trọng (tuy thời gian qua có suy giảm nhiều). Đối với Việt Nam, điều này còn gắn liền với truyền thống nhân ái, t−ơng trợ lẫn nhau của dân tộc ta đ−ợc thể hiện qua các cách nói dân Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 7 gian nh−: “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi th−ơng lấy bí cùng” Thuộc khu vực phi nhà n−ơc (chính thức, không chính thức) còn có thể kể đến sự tham gia của các thiết chế của xã hội dân sự nh− các tổ chức xã hội ở cơ sở, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các tôn giáo (nhà thờ, chùa,..). Các doanh nghiệp cũng là một chủ thể quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, theo quy định của Luật Lao động và các bộ luật khác. Chúng có trách nhiệm pháp lý đối với ng−ời lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, và thuộc hợp phần chính thức của hệ thống. Các cơ quan truyền thông đại chúng có thể đóng vai trò cầu nối, cung cấp thông tin về hệ thống an sinh xã hội, thu hút sự quan tâm, định h−ớng d− luận của công chúng trong các hoạt động hỗ trợ, quyên góp, huy động sự đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng dân c− trong các hoạt động cứu trợ đột xuất, cho các đối t−ợng đặc biệt. Thị tr−ờng Bảo hiểm th−ơng mại mới xuất hiện sau này cũng cần đ−ợc xem nh− một hợp phần trong hệ thống an sinh xã hội theo nghĩa rộng nhất (vì ở đây sự can thiệp của nhà n−ớc khá hạn chế, thông qua cơ chế thị tr−ờng). Bảo hiểm con ng−ời với các dịch vụ đa dạng, đ−ợc cung cấp bới các công ty bảo hiểm trong n−ớc và quốc tế, với hàng triệu khách hàng rõ ràng là đang đóng góp một phần cho mục tiêu quản lý rủi ro cho một số nhóm xã hội. Thị tr−ờng này tr−ớc hết đang nhằm vào các khách hàng - sử dụng dịch vụ thuộc nhóm khá giả, với nguyên tắc hoàn toàn h−ởng theo sự đóng góp. 5. Mô hình lý t−ởng và lộ trình xây dựng hệ thống an sinh xã hội Nói đến một mô hình lý t−ởng của hệ thống an sinh xã hội từ góc độ thực tế, có lẽ cần nhìn từ kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia phát triển ở ph−ơng Tây, nhiều thế kỷ qua cũng là thời gian tìm tòi, thử nghiệm của các quốc gia này, để xác lập một hệ thống an sinh xã hội ngày một hoàn thiện với những biến thể khác nhau. Trong thành phần cơ cấu của hệ thống an sinh xã hội nh− đã nêu ở trên, các ch−ơng trình bảo hiểm xã hội nổi lên nh− là những trụ cột chính phục vụ cho những nhu cầu quan trọng nhất của công dân trong cuộc đời họ. Đó là cơ cấu thể chế với 2 ch−ơng trình: trợ cấp d−ỡng lão (h−u trí) và trợ cấp ốm đau (y tế) bằng tiền mặt. Hai ch−ơng trình này đáp ứng các đặc điểm cơ bản của hoàn cảnh mỗi con ng−ời: đó là tính tất yếu của tuổi già và nguy cơ bệnh tật (khác với loại hình bảo hiểm thất nghiệp và tai nạn nghề nghiệp, có nguy cơ xảy ra rất khác nhau tuỳ theo các điều kiện cụ thể). Ngoài ra, còn có các dịch vụ xã hội cơ bản, nh−ng chúng th−ờng không đ−ợc xem nh− là những bộ phận của hệ thống an sinh xã hội. Chúng ta hãy tham khảo các mô hình điển hình lý t−ởng của các thể chế bảo hiểm xã hội ở ph−ơng Tây, đã đ−ợc các tác giả Walmer Korpi và Joakim Palme (Viện Nghiên cứu xã hội Thụy Điển) tổng kết trên cơ sở thực tiễn lịch sử phát triển theo trật tự thời gian của các n−ớc ph−ơng Tây. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay 8 Nguồn: Walmer Korpi và Joakim Palme. 1998. Nghịch lý của việc tái phân phối và các chiến l−ợc bình đẳng: Các thể chế phúc lợi xã hội, sự bất bình đẳng và nghèo đói ở các n−ớc ph−ơng Tây. Bản dịch từ bài viết đăng trên American Sociological Review, Vol. 63, No.5 (Oct. 1998, 661-687). Không đi vào những chi tiết phức tạp của các mô hình này, có thể hình dung ra những cố gắng của các quốc gia ph−ơng Tây trong việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình bảo hiểm xã hội (an sinh xã hội) quốc gia nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của tất cả các nhóm xã hội với các chính sách và thể chế t−ơng ứng. Có những loại hình trợ cấp có định h−ớng ban đầu cho những nhóm ng−ời nghèo, khó khăn (t−ơng tự nh− các ch−ơng trình mục tiêu của Việt Nam). Đồng thời, cũng có những mô hình cung cấp bảo hiểm xã hội cơ bản cho mọi ng−ời dân, mô hình của các nghiệp đoàn (nh− của các ngành) hay mô hình bảo đảm lợi ích cho cả các tầng lớp nghèo bằng trợ cấp cơ bản và cho cả các tầng lớp trung l−u, khả giả, tùy theo mức thu nhập hay đóng góp. Nh− vậy, một mô hình lý t−ởng điển hình của hệ thống an sinh xã hội có thể hiểu đó là một hệ thống các mô hình/thể chế bao phủ đ−ợc hầu hết các tầng lớp dân c−, các nhóm xã hội với các hình thức bảo hiểm xã hội khác nhau, đạt đ−ợc tất cả các mục tiêu chủ yếu đã đặt ra cho hệ thống này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 9 Đáng chú ý và khá lý thú là kết quả nghiên cứu của nhóm học giả Thụy Điển nói trên rút ra từ thực tiễn của các xã hội t− bản chủ nghĩa phát triển. Kết luận từ nghiên cứu của họ là những mô hình cơ chế bảo hiểm xã hội càng đầy đủ thì càng có hiệu quả hơn cho công cuộc giảm nghèo và giảm bất bình đẳng xã hội. (Walmer Korpi và Joakim Palme, 1998) Tuy nhiên trong điều kiện của các n−ớc nghèo và đang phát triển nh− Việt Nam, trong suốt lộ trình phát triển của mình, sẽ còn là quá xa để đạt tới mô hình cơ chế bảo hiểm xã hội đầy đủ nh− vậy. Đó chỉ có thể là những thí dụ để tham khảo cho t−ơng lai dài hạn. Để chuẩn bị xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cung cấp cho chúng ta những bài học khá gần gũi. Sau khi bắt đầu Cải cách, Trung Quốc đã mất khoảng 15 năm (1978-1992) tìm tòi để cải cách hệ thống an sinh xã hội. Hơn một thập niên tiếp theo, từ 1993 đến nay, hệ thống an sinh xã hội đ−ợc xem nh− là một trong 5 hệ thống lớn trong mô hình kinh tế thị tr−ờng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Cùng với việc cải cách các bộ phận đơn lẻ của an sinh xã hội, Trung Quốc đã sơ bộ hình thành khung bậc tổng thể của hệ thống an sinh xã hội thích ứng với nền kinh tế thị tr−ờng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác một lộ trình thích hợp cũng cần đ−ợc tính đến. Cũng kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, cần bắt đầu từ cứu trợ xã hội với tiêu chuẩn thấp nhất của an sinh xã hội, dần dần xây dựng đầy đủ hơn các hạng mục của hệ thống bao phủ rộng rãi tới mọi ng−ời. Xu h−ớng chung là sẽ giảm vừa phải gánh nặng của chính phủ, phát huy vai trò bảo hiểm th−ơng mại. 6. Thực trạng hệ thống an sinh xã hội Việt Nam Cho đến nay, an sinh xã hội Việt Nam đang đ−ợc quan niệm gồm các hợp phần nh−: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chính thức và các ch−ơng trình trợ cấp xã hội. Các ch−ơng trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả Ch−ơng trình 135) cũng chứa đựng những bộ phận, những hoạt động có thể đ−ợc xếp vào nh− là các hoạt động/hợp phần của hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Tuy nhiên, bản thân hệ thống cũng nh− sự tiếp cận tới hệ thống này còn khá nhiều hạn chế. Đây là một trong số các lý do tác động tới mức độ bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đối t−ợng tham gia và h−ởng lợi còn khá hạn hẹp. Mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân c− tiếp cận đ−ợc và h−ởng lợi từ hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Trong năm 2004, −ớc tính chỉ có 15% số dân đ−ợc h−ởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội. Trong khi đó còn có khoảng 40% dân số dễ bị tổn th−ơng theo nghĩa đang nằm ở mức gần sát (trên hay d−ới) ng−ỡng nghèo. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội và các ch−ơng trình mục tiêu đã không hoàn toàn thành công trong việc tiếp cận đúng tới các nhóm −u tiên là những ng−ời nghèo nhất và dễ bị tổn th−ơng nhất. (Xem bảng d−ới đây). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay 10 Tiếp cận lợi ích mục tiêu năm 2002 Phần trăm những ng−ời thụ h−ởng là Phần trăm những ng−ời nghèo là ng−ời thụ h−ởng Phân bố thụ h−ởng theo ngũ vị phân % các hộ gia đình có/là Không nghèo Nghèo Nghèo thành phố Trong những ng−ời nghèo Trong những ng−ời nghèo thành phố Nghèo nhất Nghèo Trung bình Giàu Giàu nhất Giấy chứng nhận hộ nghèo 3,8 27,4 72,6 36,9 9,5 12,8 58,5 24,7 9,1 6,5 1,1 Thẻ Bảo hiểm y tế 4,0 28,6 71,4 42,0 9,9 15,5 57,8 20,8 13,6 4,6 1,3 Tiếp cận với tín dụng −u đãi 2,2 25,1 74,9 37,9 5,8 7,1 60,2 20,4 13,7 4,4 1,3 Miễn giảm học phí 5,5 30,2 69,8 39,8 13,2 20,0 56,9 23,3 11,6 6,5 1,9 Sống trong các xã của Ch−ơng trình 135 14,8 44,8 55,2 30,1 28,2 41,0 43,5 22,6 15,1 13,6 5,3 Nguồn: DFID, Mekong Economics. Báo cáo về bất bình đẳng của Việt Nam: Đánh giá và những lựa chọn chiính sách. 8/2005 Các ch−ơng trình hỗ trợ xã hội này cũng th−ờng không có các công cụ tin cậy để giám sát việc lựa chọn đối t−ợng thụ h−ởng có phù hợp và có nhận đ−ợc sự hỗ trợ hay không. Từ đó, xét từ góc độ quản lý rủi ro và bảo vệ những nhóm dễ bị tổn th−ơng, thì hệ thống an sinh xã hội cần h−ớng tới 2 nội dung: mở rộng tầm bao phủ (có chú ý đến tính khả thi trong điều kiện các nguồn lực hạn chế) và tăng c−ờng tính hiệu quả của việc tiếp cận các nhóm mục tiêu (xác định chính xác hơn các nhóm dễ bị tổn th−ơng và −u tiên h−ởng lợi từ hệ thống, xây dựng chính sách thống nhất, phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành). Việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010 và tới 2020. Những điều kiện đặc thù của xã hội Việt Nam truyền thống, của thời kỳ sau chiến tranh và những chuyển đổi trong thời kỳ Đổi mới sẽ là những cơ sở thực tiễn xuất phát điểm cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội mới. Chẳng hạn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm sắp tới có thể mang đến nhiều rủi ro hơn, nhiều nhóm xã hội dễ bị tổn th−ơng hơn và sẽ tác động tới lộ trình và nhịp độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 11 xã hội quốc gia. Cấu trúc các hợp phần của hệ thống cũng sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác nh−: cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu dân số- lao động đang biến đổi, mô hình phát triển xã hội, các khuôn mẫu/giá trị, văn hóa truyền thống (nhất là trong khu vực nông thôn),.... Trong bối cảnh đó, lại cần phải kết hợp các tầm nhìn chiến l−ợc, dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thật cụ thể. Nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong lĩnh vực này cho rằng, Việt Nam nên cố gắng phát triển và đầu t− vào hệ thống an sinh xã hội quốc gia thống nhất, trong đó sẽ xác định một cách có hệ thống những nhóm dân c− dễ bị tổn th−ơng và xây dựng năng lực hoạt động để phối hợp và thực hiện các chính sách. Cần xác định sự −u tiên tốt hơn cho những nhóm dễ bị tổn th−ơng và tăng c−ờng tính hiệu quả cho những nhóm mục tiêu đã đ−ợc xác định. Tính khả thi và sự −u tiên trong các thiết kế ngắn hạn và trung hạn là những điểm đáng l−u ý trong khi xây dựng hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay. 7. Nghiên cứu xã hội học hỗ trợ nhận diện và xây dựng hệ thống trong giai đoạn hiện nay và tới 2010 - 2020 Căn cứ theo thực trạng của an sinh xã hội và khả năng của nguồn lực, nhìn từ phía các nhóm đối t−ợng tham gia và thụ h−ởng trong hệ thống này, việc định h−ớng phát triển một hệ thống an sinh xã hội đầy đủ và hợp nhất của Việt Nam hiện nay có 2 mục tiêu cơ bản tr−ớc mắt. Đó là mở rộng diện bao phủ đối với một số loại hình bảo hiểm cơ bản (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và xác định đúng đối t−ợng cho các loại hình trợ cấp xã hội. Để hỗ trợ thiết thực cho việc hoạch định các khuôn khổ chính sách và lộ trình thực hiện các mục tiêu cụ thể này, rất cần phải nghiên cứu kỹ các nhóm dân c− sau: - Nhóm đối t−ợng lẽ ra đã đ−ợc tham gia vào hệ thống, nh−ng hiện nay ch−a thực hiện đ−ợc. - Nhóm cá nhân và các hộ gia đình hiện ch−a tham gia vào các ch−ơng trình - Nhóm đối t−ợng đã tham gia nh−ng sử dụng các dịch vụ không hiệu quả Với mỗi nhóm đối t−ợng "tiềm năng" nh− vậy, từ cách tiếp cận xã hội học, hoàn toàn có thể xác định đ−ợc những đặc điểm của mỗi nhóm và phát hiện ra các nhu cầu về an sinh xã hội, khả năng tham gia (chấp nhận, chi trả để h−ởng lợi) và những khó khăn, thách thức đối với họ, trên cả các địa bàn nông thôn, đô thị, vùng miền khác nhau. Vai trò của khu vực an sinh xã hội chính thức và sự biến đổi của vai trò đó trong giai đoạn hiện nay, nhất là với các nhóm đối t−ợng ở khu vực nông thôn cũng là một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa cả về học thuật lẫn thực tiễn. Nhu cầu truyền thông cho lĩnh vực này và trong chừng mực nào đó, tác động xã hội của hệ thống an sinh xã hội, của các hợp phần riêng lẻ của nó tới toàn xã hội và các nhóm xã hội khác nhau cũng có thể là chủ đề nghiên cứu dài hạn của xã hội học. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở n−ớc ta hiện nay 12 Một số gợi ý về các chủ đề nghiên cứu ứng dụng: 1. Những vấn đề an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) cho ng−ời lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhu cầu và các vấn đề đáp ứng. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong vấn đề bảo đảm nhu cầu an sinh xã hội cho ng−ời lao động tại các doanh nghiệp này. Bảo hiểm xã hội cho lao động tự do, ng−ời nhập c− ở đô thị: nhu cầu, quy mô và xu h−ớng phát triển. Những định h−ớng để họ có thể tham gia vào hệ thống? 2. Bảo hiểm y tế: Hiệu quả sử dụng (tác dụng) của bảo hiểm y tế với các nhóm đối t−ợng khác nhau (cán bộ công chức ở đô thị, các mức bảo hiểm theo đóng góp, dân nghèo với bảo hiểm y tế miễn phí,...). Khả năng mở rộng diện bao phủ (qua bảo hiểm y tế tự nguyện, trong nhóm dân c− khác ở đô thị và nông thôn,..). Những nhóm có tiềm năng nhất để mở rộng độ bao phủ trong những năm tới. 3. Ng−ời dân nông thôn, nông dân: Bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm y tế tự nguyện: nhận thức, nhu cầu, khả năng đóng góp và chi trả của họ. Có thể có các nghiên cứu thử nghiệm từ các địa bàn cận đô thị, hoặc nông thôn đồng bằng, với các nhóm thuần nông, phi nông hoặc hỗn hợp. 4. Gia đình, dòng họ và cộng đồng, xã hội dân sự trong hệ thống an sinh xã hội: Vị trí, vai trò, đặc tr−ng, các nhóm đối t−ợng và hoàn cảnh. Xu h−ớng sút giảm vai trò của chúng và dự báo sự thay thế bằng các thể chế chính thức trong thập niên tới. 5. Truyền thông về an sinh xã hội hỗ trợ nhận thức và sự tham gia của các nhóm xã hội vào xây dựng hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội quốc gia thống nhất, hoàn thiện và hiệu quả là một quá trình hoạch định chính sách lâu dài và th−ờng xuyên. Xã hội học có thế đóng góp phần mình trên cơ sở thế mạnh về nghiên cứu các nhóm xã hội, các quan hệ xã hội có liên quan, cũng nh− đánh giá các t−ơng tác/tác động của hệ thống an sinh xã hội tới các bộ phận còn lại của xã hội. Đồng thời, cần có sự phối hợp, kết nối giữa các kết quả nghiên cứu xã hội học với các nhà hoạch định chính sách, nhằm tăng c−ờng những cơ sở lý luận và thực tiễn luận chứng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiện nay và trong t−ơng lai. Tài liệu tham khảo 1. Walmer Korpi và Joakim Palme. 1998. Nghịch lý của việc tái phân phối và các chiến l−ợc bình đẳng: Các thể chế phúc lợi xã hội, sự bất bình đẳng và nghèo đói ở các n−ớc ph−ơng Tây. Bản dịch từ bài viết đăng trên American Sociological Review, Vol. 63, No.5 (Oct. 1998, 661-687). 2. DFID, Mekong Economics Ltd. 2005. Báo cáo về bất bình đẳng của Việt Nam: Đánh giá và những lựa chọn chính sách. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 13 3. Nguyễn Hải Hữu, 2005. Quan niệm về hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo khoa học: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, do UNDP, Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, 22/7/2005. 4. Patricia Justino. 2005. Ngoài xoá đói giảm nghèo: Khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia hợp nhất ở Việt Nam. UNDP. Văn kiện đối thoại chính sách. 5. Jonathan Pincus. 2005. H−ớng tới một khuôn khổ hợp nhất cho an sinh xã hội ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo khoa học: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, do UNDP, Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/7/2005. 6. Bùi Thế C−ờng. 2005. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay. Báo cáo chuyên đề “Những vấn đề xã hội bức thiết hiện nay” - đóng góp vào việc soạn thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ X. 7. Đỗ Thiên Kính. 2005. Hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (Báo cáo tổng thuật chuyên đề). Viện Xã hội học. 8. D−ơng Chí Thiện. 2005. Tìm hiểu hệ thống An sinh xã hội Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. (Báo cáo tổng thuật chuyên đề). Viện Xã hội học. 9. Nguyễn Mạnh C−ờng. 2003. Một số ý kiến đề xuất về các khái niệm và định nghĩa trong lĩnh vực xã hội. Bài trình này tại Hội thảo về an sinh xã hội do Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội và GTZ tổ chức tại Hà Nội tháng 4 năm 2003. 10. Phạm Văn Bích. 2005. An sinh xã hội qua tổng quan một số tài liệu. Viện Xã hội học. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2006_trinhduyluan_6016.pdf
Tài liệu liên quan