Giáo án môn mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi vui chơi

Tài liệu Giáo án môn mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi vui chơi: Bài 1: Xem tranh thiiếu nhi vui chơi I- Mục tiêu: - Cho học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại ...) 2- Học sinh: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu các bức tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi để các em nhận biết được hình vẽ và màu sắc của các bức tranh đó và nhận biết được vẽ đẹp của các bức tranh. Hoạt động1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi: - Giáo viên giới thiệu để học sinh quan sát. Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích...

doc70 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi vui chơi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Xem tranh thiiếu nhi vui chơi I- Mục tiêu: - Cho học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại ...) 2- Học sinh: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu các bức tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi để các em nhận biết được hình vẽ và màu sắc của các bức tranh đó và nhận biết được vẽ đẹp của các bức tranh. Hoạt động1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi: - Giáo viên giới thiệu để học sinh quan sát. Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh. Ví dụ: Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: Nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi ... + Cảnh vui chơi ngày hè cũng có rất nhiều hoạt động khác nhau: Thả diều, tắm biển, tham quan du lịch ... - Giáo viên nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn. Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh. - Giáo viên treo các tranh mẫu có chủ đề vui chơi hoặc hướng dẫn HS quan sát và đặt các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dụng các bức tranh. + Bức tranh vẽ những gì? + Em thích bức tranh nào nhất? + Vì sao em thích bức tranh đó? - Giáo viên dành thời gian từ 2 đến 3 phút để học sinh quan sát các bức tranh trước khi trả lờì các câu hỏi trên. - Giáo viên tiếp tục đặt các câu hỏi khác để học sinh tìm hiểu thêm về bức tranh. + Trên tranh có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là chính? + Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? + Trong tranh có những màu nào? + Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? - Giáo viên lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cho từng bức tranh. - Giáo viên khen ngợi động viên, khích lệ các em. Nếu HS trả lời chưa đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm. Hoạt động 3: Tóm tắt kết luận: GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh. Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của bức tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. * Dặn dò: - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị cho bài sau. bài 2: Vẽ nét thẳng I- Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được các loại nét thẳng - Biết cách vẽ nét thẳng - Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng. - Một bài vẽ minh họa. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu các đồ dùng có nét thẳng để các em nhận biết nét thẳng được vận dụng ở rất nhiều các đồ dùng trong cuộc sống. Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong Vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng. + Nét thẳng “ngang” (nằm ngang) + Nét thẳng “ nghiêng” (xiên). + Nét thẳng “đứng”. + Nét “gấp khúc” (nét gãy). - Giáo viên có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng ... để HS thấy rõ hơn về các nét “thẳng ngang”, “thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng... - Giáo viên cho HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng (ở quyển vở, cửa sổ ...) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - Giáo viên vẽ các nét lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: + Vẽ nét thẳng như thế nào? - Nét thẳng “ngang” nên vẽ từ trái sang phải. - Nét thẳng “nghiêng” nên vẽ từ trên xuống - Nét “gấp khúc” có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình ở Vỡ tập vẽ 1 để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng. - Giáo viên vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì? + Hình a: * Vẽ núi: Vẽ gấp khúc * Vẽ nước: nét ngang + Hình b: * Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng * Vẽ đất: nét ngang - Giáo viên tóm tắt: Dùng nét thẳng đúng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải ở Vỡ tập vẽ 1 - GV hướng dẫn tìm ra các cách vẽ khác nhau: + Vẽ nhà vào hàng rào. + Vẽ thuyền, vẽ núi . - Giáo viên gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình đề bài vẽ sinh động hơn. - Giáo viên gợi ý để HS vẽ màu theo ý thích vào các hình. Chú ý: - Vẽ nét bằng tay (không dùng thước), nét thẳng chỉ là tương đối. Yêu cầu học sinh cầm bút nhẹ nhàng, đưa nét thoải mái. - Khuyến khích học sinh có điều kiện vẽ thêm hình và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài vẽ đã hoàn thành và yêu cầu các em nhận xét xếp loại bài vẽ. - Giáo viên nhận xét động viên chung. * Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau. bài 3: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản I- Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết 3 màu: Đỏ, vàng, lam - Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không (hoặc ít) ra ngoài hình vẽ. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam. - Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam như hộp sáp màu, quần áo, hoa quả v.v. - Bài vẽ của HS các năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh các hình vẽ màu đơn giản để các em nhận biết được các màu sắc trong hình vẽ đó. Hoạt động 1: Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam. - Giáo viên cho HS quan sát hình 1, bài 3 Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi: + Hãy kể tên các màu sắc ở hình 1, bài 3 Vở tập vẽ 1 - Giáo viên nhắc lại 3 màu sắc chính. + Yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam. HS có thể kể: * Mũ màu đỏ, màu vàng, màu lam. * Quả bóng màu đỏ, màu vàng, màu lam. * Màu đỏ ở hộp sáp, hộp chì. * Màu xanh ở cỏ cây, hoa trái. * Màu vàng ở giấy thủ công. - Giáo viên kết luận: + Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. + Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. + Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ màu vào hình đơn giản (H.2, H.3, H.4, Bài 3, Vở tập vẽ 1). - Giáo viên đặt các câu hỏi để học sinh nhận ra các hình ở hình 2, hình 3, hình 4 và gợi ý về màu của chúng: + Lá cờ Tổ quốc (nền cờ màu đỏ, ngôi sao màu vàng). Yêu cầu học sinh vẽ đúng màu cờ. + Hình quả và dãy núi. Yêu cầu học sinh vẽ màu theo ý thích: * Quả xanh hoặc quả chín * Dãy núi có thể là màu tím, màu xanh lá cây, màu lam ... - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm bút và cách vẽ màu: + Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng + Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau. - Giáo viên theo dõi và giúp học sinh: + Tìm màu theo ý thích + Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá: -Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn các em nhận xét. + Bài nào màu đẹp? + Bài nào màu chưa đẹp, ví dụ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài vẽ nào đẹp mà mình thích. * Dặn dò: - Quan sát mọi vật và gọi tên màu của chúng (lá, cây, hoa, quả ...) - Quan sát tranh của bạn Quỳnh Trang, xem bạn đã dùng những màu nào để vẽ. Bài 4: Vẽ hình tam giác I- Mục tiêu: 1- Học sinh nhận biết được hình tam giác 2- Học sinh biết cách vẽ hình tam giác 3- Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số hình vẽ có dạng hình tam giác (H1,2,3 ... bài 4, Vở tập vẽ 1). - Cái êke, cái khăn quàng. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì đen, chì màu, sáp. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh,ảnh có dạng hình tam giác để các em nhận biết được hình tam giác như thế nào. Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ ở bài 4, Vở tập vẽ 1, và đồ dùng dạy học, đồng thời đặt câu hỏi để các em nhận ra: + Hình vẽ cái nón + Hình vẽ cái êke + Hình vẽ mái nhà - Giáo viên vẽ lên bảng và yêu cầu học sinh gọi tên của các hình đó. + Cánh buồm + Dãy núi + Con cá ... - Giáo viên tóm tắt: Có thể vẽ nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác: - Giáo viên đặt câu hỏi: Vẽ hình tam giác như thế nào? Đồng thời giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh quan sát cách vẽ. + Vẽ từng nét + Vẽ nét từ trên xuống + Vẽ nét từ trái sang phải (vẽ theo chiều mũi tên). - Giáo viên vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho học sinh quan sát. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước ... vào phần giấy bên phải (Bài 4, Vở tập vẽ 1). Có thể vẽ hai, ba cái thuyền buồm to nhỏ khác nhau. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khá, giỏi. + Vẽ thêm hình mây, cá ... + Vẽ màu theo ý thích, có thể là: * Mỗi cánh buồm một màu * Tất cả các cánh buồm là một màu. * Màu buồm của mỗi thuyền khác nhau. * Màu thuyền khác với màu buồn * Vẽ màu mặt trời, mây. - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ màu trời và nước. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - Giáo viên thu một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn các em nhận xét và xếp loại của bạn mình. - Học sinh chọn ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên động viên, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Quan sát quả cây, hoa, lá. Bài 5: Vẽ nét cong I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết nét cong - Biết cách vẽ nét cong - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số đồ vật có dạng hình tròn - Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong (cây, dòng sông, con vật ...) 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì đen, bút dạ, sáp màu ... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh, đồ vật có dạng nét cong để các em nhận ra được cách vẽ nét cong như thế nào. Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cong: - Giáo viên vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín ... và đặt câu hỏi để học sinh trả lời (nhận xét về các loại nét). - Giáo viên vẽ lên bảng: Quả, lá cây, sóng nước, dãy núi ... - Giáo viên gợi ý để học sinh thấy các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ nét cong: - Giáo viên vẽ lên bảng để học sinh nhận ra: + Cách vẽ nét cong + Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong (H.2, bài 5, Vở tập vẽ 1). Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên gợi ý học sinh thực hành. + Vẽ vào phần giấy ở Vở bài tập 1 những gì học sinh thích nhất, như: * Vườn hoa; * Vườn cây ăn quả * Thuyền và biển * Núi và biển - Học sinh làm bài tự do. Bài vẽ có thể chỉ là một vài hình: cây, hoa hoặc quả ... - Giáo viên giúp học sinh làm bài, cụ thể: + Gợi ý để học sinh tìm hình định vẽ + Yêu cầu học sinh vẽ hình to vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1. + Vẽ thêm những hình khác có liên quan. + vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về hình vẽ, màu sắc. - Học sinh chọn ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên khen ngợi một số học sinh và nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng và màu sắc của cây, hoa, quả. Bài 6: vẽ hoặc nặn quả dạng tròn I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết đặc điểm, hình sáng và màu sắc một số quả dạng tròn (cam, bưởi, hồng, táo). - Vẽ hoặc nặn được một vài quả dạng tròn. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số ảnh, tranh vẽ về các loại quả dạng tròn - Một vài loại quả dạng tròn khác nhau để học sinh quan sát - Một số bài vẽ hoặc nặn của học sinh về quả dạng tròn. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1. - Màu vẽ hoặc đất màu, đát sét. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho các em hát bài hát về các loại quả và yêu cầu học sinh gọi tên các loại quả trong bài hát đó. Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn: - Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ và mẫu thực. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn. Ví dụ: + Quả táo tây hình dáng gần tròn: Có loại màu xanh,màu vàng,màu đỏ hay tím đỏ. + Quả bưởi hình dáng nhìn chung là tròn: Màu chủ yếu là xanh hoặc vàng. + Quả cam tròn hoặc hơi tròn:Màu da cam, vàng hay xanh đậm... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ, cách nặn: - Giáo viên vẽ một số hình quả đơn giản minh hoạ trên bảng, hoặc lấy đất màu hay đất sét nặn một quả dạng tròn nào đó để cả lớp quan sát cách vẽ, cách nặn theo các bước như sau: + Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết và vẽ màu sau. Chú ý bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1). + Nặn đất theo hình dáng quả: Tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của quả, sau đó tìm các chi tiết còn lại như: Núm, cuống, ngấn múi ... Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập:Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn. Yêu cầu: - Vẽ hình quả tròn vào phần giấy trong Vở tập vẽ 1: Có thể vẽ 1 hoặc 2 loại quả dạng tròn khác nhau và vẽ màu theo ý thích (quả to, quả nhỏ có thể che khuất nhau hoặc cách nhau một chút). - Nặn 1 hoặc 2 quả bằng đất màu hay đất sét (H.1, H.2). + Giáo viên cho các em xem bài vẽ, bài nặn của các bạn năm trước để các em học tập. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài vẽ, nặn đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Hình dáng + Màu sắc - Giáo viên nhận xét chung và động viên học sinh. * Dặn dò: - Quan sát hoa, quả (hình dáng và màu của chúng). Bài 7: Vẽ màu vào hình quả (trái) cây I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết màu các loại quả quen thuộc - Học sinh biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số quả thực (có màu khác nhau). - Tranh hoặc ảnh về các loại quả. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giới thiệu tranh hoặc ảnh về một số loại quả để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc các loại quả đó. Hoạt động 1: - Giới thiệu quả: - Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số quả thực (quả xoài, quả bầu, quả bí, quả táo ,,,) hoặc yêu cầu học sinh xem hình 1, 2, bài 7,Vở tập vẽ 1 và nêu lên một số câu hỏi như: + Đây là quả gì? + Quả có màu gì? ... (Nhằm giúp học sinh nhận ra hình dáng và màu sắc của các loại quả). Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài tập: - Giáo viên hướng dẫn các em làm bài tập. * Bài vẽ màu: Vẽ màu quả cà và quả xoài. (H.3,Vở tập vẽ 1). - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận ra các loại quả và màu sắc của chúng. - Giáo viên tóm tắt: Đây là hình vẽ quả cà và quả xoài. Có thể vẽ màu như em thấy (quả xanh hoặc quả chín). - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ màu vào hình vẽ. * Bài xé dán: Giáo viên giới thiệu bài xé dán (H.2,Vở tập vẽ 1) và gợi ý để học sinh nhận ra quả gì, màu gì? - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài: + Chọn màu: Học sinh tự chọn giấy màu để xé. Ví dụ: * Quả cam: Màu xanh là quả chưa chín, màu da cam là quả chín. * Quả xoài: Màu vàng ... * Quả cà: Màu tím... + Cách xé: Ước lượng hình quả để xé giấy cho vừa (hình không to quá, nhỏ quá so với giấy làm nền). + Dán hình đã xé: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách bôi hồ và đặt hình vào nền sau đó xoa nhẹ tay lên hình. - Giáo viên cho các em xem các bài tập vẽ và xé dán của các bạn năm trước để các em tham khảo thêm. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ hoặc xé dán quả vào hình 4. - Giáo viên hướng dẫn các em thực hành. + Yêu cầu: - Chọn màu để vẽ hoặc xé dán. - Cách vẽ màu: Nên vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ. - Cách xé hình và cách dán. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài đẹp để hướng dẫn học sinh nhận xét và xếp loại bài vẽ của bạn mình. - Học sinh chọn ra một số bài đẹp theo ý của mình. - Động viên, khuyến khích học sinh có bài đẹp. * Dặn dò: - Quan sát màu săc của hoa, quả ... Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết hình vuông và hình chữ nhật. - Học sinh biết cách vẽ các hình trên. - Học sinh vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật. - Hình minh hoạ để hướng dẫn cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật (chuẩn bị trước hay vẽ trên bảng). 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì đen, bút dạ, sáp màu ... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật để các em nhận biết được đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật. Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật: Cái bảng, quyển vở, mặt bàn, viên gạch lát nhà ... và gợi ý để học sinh nhận ra: + Cái bảng là hình chữ nhật + Viên gạch lát nền nhà là hình vuồng. - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình minh hoạ trong Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời. + Hình vẽ trong sách vẽ gì? (Vẽ hình ngôi nhà). + Có những hình nào vẽ nên ngôi nhà? (hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật). - Giáo viên kết luận: Để vẽ được hình vuông và hình chữ nhật đẹp các em phải tuần tự theo các bước. - Bây giờ cô sẽ hướng dẫn cho các em cách vẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật: - Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau, cách đều nhau. - Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại. - Giáo viên gọi 2 - 3 em lên bảng trực tiếp vẽ lên bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Vẽ thêm cửa sổ, cửa ra vào ở hình nhà và vẽ màu. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập: + Vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở hai ngôi nhà. + Vẽ thêm hình để bài vẽ phong phú hơn (hàng rào, mặt trời, mây, cây ...). + Vẽ màu theo ý thích - Học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài đã hoàn thành (bài vẽ đẹp) - Giáo viên cho học sinh xem các bài vẽ đẹp và tuyên dương một số học sinh làm bài tốt. -Yêu cầu học sinh tự nhận xét về các bài vẽ. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng của mọi vật xung quanh (cái bàn, cái bảng, cái cốc, hộp bút ...) Bài 9: Xem tranh phong cảnh I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh. - Học sinh yêu mến cảnh đẹp quê hương. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, cảnh đồng ruộng, phố phường ...) - Tranh phong cảnh của thiếu nhi và tranh ở Vở tập vẽ 1 - Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh hoặc ảnh phong cảnh để các em nhận biết được hình ảnh và màu sắc của bức tranh. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh phong cảnh: - Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh hoặc tranh ở bài 9, Vở tập vẽ, giáo viên giới thiệu với học sinh: + Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền ... + Trong tranh phong cảnh còn có thế vẽ thêm người và các con vật (gà, trâu ...) cho sinh động. - Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng chì màu, sáp màu, bút dạ và màu bột... Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh: Tranh 1: Đêm hội (Tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Chương, 10 tuổi). - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ những gì? * Tranh vẽ những ngôi nhà cao, thấp với mái ngói màu đỏ. * Phía trước là cây. * Các chùm pháo hoa nhiều màu trên bầu trời... + Màu sắc của tranh như thế nào? * Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp: Màu vàng, màu tím, màu xanh của pháo hoa, màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây. * Bầu trời màu thẫm làm nổi bật màu của pháo hoa và các mái nhà. + Em nhận xét gì về tranh Đêm hội? - Giáo viên tóm tắt: Tranh Đêm hội của bạn Hoàng Chương là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là một "Đêm hội". Tranh 2: Chiều về (tranh bút dạ của Hoàng Phong, 9 tuổi). - Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời: + Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ ban ngày hay ban đêm? (vẽ ban ngày) + Tranh vẽ cảnh ở đâu? (vẽ cảnh nông thôn: Có nhà ngói, có cây dừa, có đàn trâu ...) + Vì sao bạn Hoàng Phong lại đặt tên tranh là "Chiều về"? (Bầu trời về chiều được vẽ bằng màu da cam; đàn trâu đang về chuồng). + Màu sắc của tranh thế nào? (Màu sắc tranh tươi vui: Màu đỏ của mái ngói, màu vàng của trường, màu xanh của lá cây ...) -Giáo viên gợi ý: Tranh của bạn Hoàng Phong là bức tranh đẹp, có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc rực rỡ, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn. Hoạt động 3: Giáo viên tóm tắt: - Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh. Có nhiều loại cảnh khác nhau: + Cảnh nông thôn (đường làng, cánh đồng, nhà, ao, vườn ...) + Cảnh Thành phố (nhà, cây, xe cộ ...). + Cảnh sông, biển (sông, tàu thuyền ...). + Cảnh núi rừng (núi đồi, cây, suối ...). - Có thể dùng màu thích hợp để vẽ cảnh vào buổi sáng, trưa, chiều, tối ... - Hai bức tranh vừa xem là những tranh phong cảnh đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên nhận xét tiết học * Dặn dò: - Quan sát cây và các con vật. - Sưu tầm tranh phong cảnh. Bài 10: Vẽ quả (Quả dạng tròn) I- Mục tiêu: - Học sinh biết được hình dáng, màu sắc một vài loại quả - Biết cách vẽ quả, vẽ được hình một loại quả và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số quả: Bưởi, cam, táo, xoài ... - Hình ảnh một số qỉa dạng tròn - Hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ quả 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1. - Bút chì, chì màu, sáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho các em hát 1 bài hát về quả . - Yêu cầu các em nhắc tên quả trong bài hát đó. Hoạt động 1: Giới thiệu các loại quả: - Giáo viên giới thiệu hình các loại quả và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Đây là quả gì? + Hình dạng của quả? + Màu sắc của quả? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm một vài loại quả mà các em biết như: + Quả xoài màu vàng + Quả dưa lê (quả dưa tây) màu trắng ngà + Quả cam màu vàng đậm + Quả dưa hấu màu xanh đậm ... - Giáo viên tóm tắt (có thể dùng hình ảnh hoặc vẽ lên bảng): + Có nhiều loại quả có dạng hình tròn với nhiều màu phong phú. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ quả: - Vẽ hình bên ngoài trước: Quả dạng tròn thì vẽ hình gần tròn (quả bí đỏ); quả đu đủ có thể vẽ hình tròn. - Nhìn mẫu vẽ cho giống quả - Học sinh nhận xét màu của quả. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Vẽ quả mà em thích: - Giáo viên bày mẫu: bày một số quả lên bàn để học sinh chọn mẫu vẽ: Mỗi mẫu một quả, loại có hình và màu đẹp. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn mẫu và vẽ vào phần giấy còn lại trong Vở tập vẽ1 (không vẽ to quá hay nhỏ quá). - Giáo viên giúp học sinh: + Cách vẽ hình, tả được hình dáng của mẫu + Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài đã hoàn thành để nhận xét một số bài về hình vẽ và màu sắc (hình đúng, màu đẹp). - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài về hình vẽ và màu sắc (hình đúng, màu đẹp). - Giáo viên bổ sung nhận xét. - Giáo viên khen ngợi, động viên và nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng và màu sắc của các loại quả. Bài 11 Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết thế nào là đường diềm - Học sinh biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Các đồ vật có trang trí đường diềm như: Khăn, áo, bát, giấy khen ... - Một số hình vẽ đường diềm. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ (bút dạ, sáp màu, chì màu). III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm: Khăn, áo, bát, giấy khen và một số hình trang trí đường diềm để các em nhận biết được trang trí đường diềm ứng dụng và vận dụng. Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và gợi ý để học sinh nhận biết: + Các hình hoạ tiết trong bài trang trí đường diềm. + Các hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ. + Màu sắc trong bài trang trí đường diềm. Giáo viên tóm tắt để học sinh biết những hình trang trí kéo dài lặp đi lặp lại ở xung quanh giấy khen, ở miệng bát, ở diềm cổ áo ... được gọi là đường diềm. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm thêm một số đồ vật có dạng trang trí đường diềm. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét đường diềm ở hình 1, bài 11, Vở tập vẽ 1. + Đường diềm này có những hình gì, màu gì? * Có hình vuông, xanh lam * Hình thoi, màu đỏ cam + Các hình sắp xếp như thế nào? * Các hình sắp xếp xen kẽ nhau và lặp đi lặp lại. + Màu nền và màu hình vẽ như thế nào? * Màu nền và màu hình vẽ khác nhau. Màu nền nhạt, màu hình vẽ đậm. - Giáo viên cho xem hình vẽ màu ở đường diềm của lớp trước để các em học tập cách vẽ màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ màu vào đường diềm hình 2 hoặc hình 3, bài 11, Vở tập vẽ 1. + Chọn màu: Chọn màu theo ý thích + Cách vẽ: Có nhiều cách vẽ màu * Vẽ màu xen kẽ nhau ở hình bông hoa * Vẽ màu hoa giống nhau * Vẽ màu nền khác với màu hoa. Chú ý: Không nên dùng quá nhiều màu (2-3 màu là đủ). - Không vẽ màu ra ngoài hình. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ màu đúng và đẹp. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài nào có màu đẹp. * Dặn dò: Tìm và quan sát đường diềm ở một vài đồ vật, khăn vuông, giấy khen, áo, váy ... Bài 12: Vẽ tự do I- Mục tiêu: - Học sinh biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích - Học sinh vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ về nhiều đề tài, thể loại khác nhau. - Tìm một số tranh của học sinh về các thể loại như tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung .... 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, tẩy và màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số hình vẽ có đề tài khác nhau để các em nhận biết được: + Tên của bức tranh đề tài. + Hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong bức tranh. + Màu sắc trong bức tranh. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Vẽ tranh tự do (hay vẽ theo ý thích) là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như: Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật ... - Giáo viên giới thiệu các bức tranh đề tài khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét: + Tên của bức tranh đề tài. + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bức tranh. + Màu sắc trong bức tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh để các em nhận biết về nội dung, cách vẽ hình, cách vẽ màu, đồng thời gây cảm hứng cho học sinh trước khi vẽ. - Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhận xét: + Tranh này vẽ những gì? + Màu sắc trong tranh thế nào? + Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh? Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên gợi ý để học sinh chọn đề tài - Yêu cầu: Học sinh nhớ lại các hình ảnh gần với nội dung của tranh như: Người, con vật, nhà, cây, sông, núi, đường sá ... - Vẽ các hình chính trước, hình phụ sau. Không vẽ to hay nhỏ quá so với khổ giấy. Vẽ xong hình, vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài có hình vẽ và màu sắc thể hiện được nội dung đề tài, cụ thể là: - Hình vẽ: + Có hình chính, hình phụ + Tỷ lệ hình cân đối - Màu sắc: + Tươi vui,. trong sáng + Màu thay đổi, phong phú. - Nội dung: Phù hợp với đề tài. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của mọi vật xung quanh: Cỏ cây, hoa trái, các con vật.  Bài 13: Vẽ cá I- Mục tiêu: + Giúp Học sinh: - Nhận biết hình dáng và các bộ phận của con cá - Biết cách vẽ con cá - Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại cá - Hình hướng dẫn cách vẽ con cá. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, bút dạ, sáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên cho các em quan sát một số tranh ảnh về cá để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của các loại cá. Hoạt động 1: Giới thiệu với học sinh về cá: - Giáo viên giới thiệu hình ảnh về cá và gợi ý để học sinh biết có nhiều loại cá với nhiều hình dạng khác nhau. Gợi ý và hỏi học sinh: + Con cá có dạng hình gì? (Dạng hình tròn, dạng hình quả trứng hoặc gần như hình thoi ...) + Con cá gồm các bộ phận nào? (đầu, mình, đuôi, vây ...) + Màu sắc của con cá như thế nào? (có nhiều màu khác nhau). - Giáo viên yêu cầu học sinh kể về một vài loại cá mà các em biết. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cá: - Giáo viên vẽ trực tiếp lên bảng để học sinh rõ: + Vẽ mình cá trước (Cá có nhiều loại hình nên mình cá cũng có nhiều dạng hình khác nhau, không nhất thiết phải vẽ giống nhau). + Vẽ đuôi cá. (Đuôi cá có thể vẽ khác nhau). + Vẽ các chi tiết: mang, mắt, vây, vẩy. - Giáo viên chỉ cho học sinh xem màu của cá và gợi ý các em cách vẽ màu: + Vẽ một màu ở con cá. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ tranh đàn cá,. Yêu cầu: + Vẽ một con cá to vừa phải so với phần giấy còn lại ở Vở tập vẽ 1. + Vẽ một đàn cá với nhiều loại con to, con nhỏ và bơi theo các tư thế khác nhau (con bơi ngang, con ngược chiều, con cúi xuống, con ngược lên ...). + Vẽ mày theo ý thích - Giáo viên theo dõi giúp học sinh làm bài: + Vẽ hình con cá và các chi tiết của cá + Vẽ màu tuỳ ý Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: + Hình vẽ + Màu sắc - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra bài vẽ nào mình thích nhất và đặt câu hỏi tại sao để các em suy nghĩ, trả lời theo cách cảm nhận riêng. * Dặn dò: Quan sát các con vật xung quanh mình. Bài 14: Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông I- Mục tiêu: - Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí hình vuông - Học sinh biết cách vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Khăn vuông có trang trí - Viên gạch hoa (vật thực hoặc ảnh) - Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật hay ảnh dạng hình vuông hoặc hình 1, 2 bài 14, Vở tập vẽ 1, và cho học sinh xem viên gạch chưa trang trí (gạch trơn) hoặc khăn vuông không vẽ hình, sau đó so sánh viên gạch hoa và cái khăn vuông có trang trí hoạ tiết, màu sắc để các em thấy trang trí sẽ làm cho mọi vật thêm đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu: - Giáo viên giúp học sinh nhận ra các hình vẽ trong hình vuông (H.5,Vở tập vẽ 1). + Hình cái lá ở 4 góc + Hình thoi ở giữa hình vuông + Hình tròn ở giữa hình thoi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình 3,4 để các em biết cách vẽ màu: Các hình giống nhau nên vẽ cùng một màui như hình 3, không nên vẽ màu khác nhau ở góc 4 như hình 4. - Giáo viên gợi ý học sinh lựa chọn màu để vẽ vào hình 5 theo ý thích. Ví dụ: + Bốn cái lá vẽ cùng một màu + Bốn góc vẽ cùng một màu, nhưng khác màu của lá. + Vẽ màu khác ở hình thoi + Vẽ màu khác ở hình tròn. - Giáo viên có thể dùng phấn màu vẽ minh hoạ trên bảng để giới thiệu cách vẽ màu cho cả lớp: + Có thể vẽ xung quanh trước, ở giữa sau + Vẽ đều, gọn, không ra ngoài hình + Vẽ có màu đậm, màu nhạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ màu và hình vuông. + Yêu cầu: - Học sinh tự chọn màu để vẽ vào các hoạ tiết ở hình 5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một vài bài vẽ đẹp về: - Cách chọn màu: Màu tươi sáng, hài hoà. - Vẽ màu có đậm, nhạt, tô đều, không ra ngoài hình vẽ. * Dặn dò: Quan sát màu sắc xung quanh (gọi tên màu ở các đồ vật và hoa lá, quả cây). Bài 15: Vẽ cây I- Mục tiêu: + Giúp học sinh: - Nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng. - Biết cách vẽ một vài loại cây quen thuộc - Vẽ được hình cây và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các loại cây: Cây tre, cây phượng, cây dừa ... - Hình vẽ các loại cây - Hình hướng dẫn cách vẽ. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì đen, chì màu, sáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh, ảnh một số cây: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh một số cây và gợi ý để học sunh quan sát, nhận biết về hình dáng, màu sắc của chúng: + Tên cây ... + Các bộ phận của cây - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm một số cây khác - Giáo viên tóm tắt: Có rất nhiều loại cây: Cây phượng, cây dừa, cây bàng ... Cây gồm có: Vòm lá, thân và cành. Nhiều loại cây có hoa, có quả. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cây: - Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh cách vẽ cây theo từng bước sau: + Vẽ thân, cành. + Vẽ vòm lá (tán lá). + Vẽ thêm chi tiết. + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh xem một vài bài dễ cây của hoạ sĩ, của thiếu nhi. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh cây theo ý thích. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: + Có thể vẽ 1 cây + Có thể vẽ nhiều cây thành hàng cây, vườn cây ăn quả (có thể vẽ nhiều loại cây, cao, thấp khác nhau). + Vẽ hình cây vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1. + Vẽ màu theo ý thích. * Lưu ý: Vẽ hình tán lá, thân cây theo sự quan sát, nhận biết ở thiên nhiên, không nên chỉ vẽ tán lá tròn hay thân cây thẳng, khiến hình dáng của cây thiếu sinh động. - Vẽ màu theo ý thích, ví dụ: Màu xanh non (lá cây mùa xuân); xanh đậm (lá cây mùa hè); màu vàng, cam , đỏ (lá cây mùa thu, đông ...). Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên giới thiệu một số bài và hướng dẫn học sinh nhận xét về: Hình vẽ: Cách sắp xếp hình, màu sắc. - Học sinh chọn bài vẽ mà mình ưa thích. * Dặn dò: Quan sát cây ở nơi mình ở về hình dáng, màu sắc. Bài 16: Vẽ hoặc xé dán lọ hoa I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa - Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm tranh vẽ, ảnh chụp một vài kiểu dáng lọ hoa khác nhau - Một số lọ hoa có hình dáng, chất liệu khác nhau - Một số bài vẽ lọ hoa của học sinh. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Giấy màu, chì màu, sáp màu.... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu kiểu dáng của lọ hoa: - Giáo viên cho học sinh xem những đồ vật đã chuẩn bị để các em nhận biết các kiểu dáng lọ hoa.Ví dụ như: + Có lọ dáng thấp, tròn + Có lọ dáng cao, thon + Có lọ cổ cao, thân phình to ở dưới... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ, cách xé dán lọ hoa: - Cách vẽ: + Vẽ miệng lọ + Vẽ nét cong của thân lọ + Vẽ màu - Cách xé dán: + Gấp đôi tờ giấy màu + Xé hình thân lọ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ hoặc xé dán lọ hoa. + Yêu cầu: + Vẽ lọ hoa sao cho phù hợp với phần giấy trong Vở tập vẽ . + Vẽ màu vào lọ + Chọn giấy, gấp giấy. + Xé theo hình miệng thân lọ và dán cho phù hợp với khuôn hình. - Giáo viên gợi ý một số học sinh: Có thể trang trí vào hình lọ hoa đã được vẽ hoặc xé dán. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét và xếp loại những bài vẽ đẹp về hình và màu. - Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: Quan sát ngôi nhà của em. Bài 17: Vẽ tranh ngôi nhà của em I- Mục tiêu Giúp học sinh: - Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà của em. - Vẽ được tranh có ngôi nhà và cây ... sau đó vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh phong cảnh có nhà, có cây - Hình minh họa cách vẽ - Một vài tranh phong cảnh của họa sĩ và của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, chì màu, bút dạ .... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài và cách vẽ tranh: - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh phong cảnh hoặc hình vẽ ở Bài 17, Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi cho học sinh quan sát, nhận xét: + Bức tranh, ảnh này có những hình ảnh gì? + Các ngôi nhà trong tranh, ảnh như thế nào? + Kể tên những phần chính của ngôi nhà + Ngoài ngôi nhà, tranh còn vẽ thêm những gì? - Giáo viên tóm tắt: Em có thể vẽ 1 - 2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi ...và vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên hướng dẫn cho các em cách vẽ: + Vẽ ngôi nhà: phải vẽ mái ngói trước + Vẽ tường, vẽ cửa ra vào, cửa sổ. + Có thể thêm cây cối, ông mặt trời ... cho bức tranh thêm sinh động. - Giáo viên cho xem một số bài của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ ngôi nhà của em. + Yêu cầu: - Vẽ hình vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1. - Vẽ màu theo ý thích. - Hoàn thành bài tại lớp. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét một vài bài đẹp về hình, về màu, về cách sắp xếp các hình ảnh. - Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: Quan sát cảnh nơi mình ở. Bài 18: Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản. - Biết vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một vài đồ vật: Khăn vuông có trang trí, viên gạch hoa (gạch bông) ... - Một số bài mẫu trang trí hình vuông (cỡ to). - Một số bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản: ( ở hình 1,2,3,4, bài 18 trong Vở tập vẽ 1). - Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông để học sinh thấy được: + Vẻ đẹp của những hình vuông trang trí. + Có nhiều cách vẽ hình và vẽ màu khác nhau ở hình vuông. - Gợi ý để học sinh nhận ra sự khác nhau của: + Cách trang trí ở hình 1 và hình 2 + Cách trang trí ở hình 3 và hình 4. - Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy: Các hình giống nhau trong hình vuông thì vẽ bằng nhau. - Gợi ý học sinh về cách vẽ màu: + Có thể vẽ màu như hình 1, 2. + Hoặc như hình 3, 4. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - Giáo viên nêu lên yêu cầu bài tập: + Vẽ hình: Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở hình 5. + Vẽ màu: Tìm chọn 2 màu để vẽ. * Màu của bốn cánh hoa * Màu nền. + Yêu cầu vẽ màu: * Nên vẽ cùng một màu ở 4 cánh hoa trước * Vẽ màu cho đều, không ra ngoài hình vẽ. - Giáo viên cho xem các bài vẽ màu và hình vuông của lớp trước để các em học tập cách vẽ màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông. Giáo viên theo dõi và giúp học sinh: - Vẽ hình cánh hoa sao cho đều nhau: + Vẽ theo nét chấm + Vẽ cân đối theo đường trục - Tìm và vẽ màu theo ý thích: + Màu của cánh hoa có thể là một màu + Màu của nền có thể là 1 hoặc 2 màu (như ví dụ ở hình 1, hình 2 trong Vở tập bẽ 1). Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét về: + Cách vẽ hình (cân đối) + Vẽ màu sắc (đều, tươi sáng ...) - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ mà em thích. * Dặn dò: Tìm tranh vẽ con gà. Bài 19: Vẽ gà I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái - Biết cách vẽ con gà - Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh gà trống và gà mái - Hình hướng dẫn cách vẽ con gà. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, bút dạ, dáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu con gà: - Giáo viên giới thiệu hình ảnh các loại gà và mô tả để học sinh chú ý đến hình dáng và các bộ phận của chúng: + Con gà trống: * Màu lông rực rỡ; * Mào đỏ, đuôi dài cong, cánh khỏe; * Chân to, ca; * Mắt tròn, mỏ vàng * Dáng đi oai vệ. + Con gà mái: * Mào nhỏ; * Lông ít màu hơn; * Đuôi và chân ngắn. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con gà: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ con gà ở Vở tập vẽ 1 và hình hướng dẫn cách vẽ và gợi ý học sinh: Vẽ con gà như thế nào? - Giáo viên vẽ phác lên bảng các bộ phận chính của con gà (đầu, mình, đuôi, chân). Chú ý tạo dáng khác nhau của các con gà. - Vẽ các nét chi tiết và vẽ màu theo ý thích. + Giáo viên cho xem một số bài vẽ nhà của lớp trước để các em học tập cách tạo dáng và cách vẽ màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ tranh đàn gà + Yêu cầu: - Xem tranh (H.2) của A. Bọt ở Vở tập vẽ 1. - Vẽ con gà vừa với phần giấy quy định. - Vẽ hình đầu gà trước, thân hình gà vẽ sau. - Vẽ chi tiết mắt, mào, cánh, đuôi. - Vẽ màu theo ý thích. * Chú ý: Khi vẽ màu không được tô màu đen. - Có thể vẽ thêm cảnh vật cây cối cho tranh thêm sinh động. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành - Yêu cầu học sinh nhận xét và xếp loại một số bài vẽ về: + Hình vẽ + Màu sắc - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp theo ý mình * Dặn dò: Quan sát gà trống, gà mái, gà con và tìm ra sự khác nhua của chúng. Bài 20: Vẽ hoặc nặn quả chuối I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tập nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối - Vẽ hoặc nặn được quả chuối gần giống với mẫu thực. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại quả khác nhau: Chuối, ớt, dưa chuột, dưa gang ... - Vài quả chuối, qảu ớt thật - Đất sét, đất màu để hướng dẫn 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, bút dạ, sáp màu - Đất sét hoặc đất màu để nặn. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu cách nặn quả chuối: - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh hay một số quả thực để các em thấy được sự khác nhau về: + Hình dáng. + Màu sắc - Giáo viên yêu cầu 2 - 3 học sinh lên bảng chỉ vào tranh hay mẫu vật, gọi tên và màu sắc của các loại quả đó. - Giáo viên củng cố lại cho các em rõ hơn về đặc điểm, hình dáng, màu sắc các loại quả đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ, cách nặn: - Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau: a) Cách vẽ: - Vẽ hình dáng quả chuối. - Vẽ thêm cuống, núm ... cho giống với quả chuối hơn. - Có thể vẽ màu quả chuối như sau: + Màu xanh (quả chuối xanh) + Màu vàng (quả chuối đã chín). Chú ý: Vẽ hình vừa với khuôn giấy ở Vở tập vẽ 1. b) Cách nặn: - Dùng đất sét mềm, dẻo hoặc đất màu để nặn - Trước tiên nặn thành khối hình hộp dài. - Sau đó nặn tiếp cho giống hình quả chuối. - Nặn thêm cuống và núm. Chú ý: Nếu nặn bằng đất sét phải để ở chỗ mát, để khi khô hình nặn không bị nứt, sau đó mới vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên cho xem một số sản phẩm nặn, bài vẽ quả chuối của lớp trước để các em học tập cách nặn, cách vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ quả chuối và vẽ màu theo ý thích. + Yêu cầu: - Quan sát kỹ hình quả chuối - Nặn hoặc vẽ vừa phải, cân đối (không vẽ to quá, không vẽ nhỏ quá). - Vẽ màu vào quả chuối ( khi chuối non vẽ màu xanh, khi chuối chín vẽ màu vàng) - Giáo viên giúp học sinh hoàn thành bài theo hướng dẫn ở phần cách vẽ, cách nặn, yêu cầu học sinh vẽ vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1 và vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và yêu cầu học sinh nhận xét và xếp loại một số bài vẽ và nặn: + Hình dáng chung có giống quả chuối không? + Những chi tiết, những đặc điểm, màu sắc của quả chuối như thế nào? + Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Quan sát một số quả cây để thấy được hình dáng, màu sắc của chúng. Bài 21: Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách vẽ màu - Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích - Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh phong cảnh - Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh, ảnh : - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh, ảnh phong cảnh đã chuẩn bị trước à gợi ý để học sinh nhận biết: + Đây là cảnh gì? (cảnh phố, cảnh biển...) + Phong cảnh có những hình ảnh nào? + Màu sắc chính trong phong cảnh là màu gì? - Giáo viên tóm tắt: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố, phường, cảnh đồng quê, miền núi ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu: - Giáo viên giới thiệu hình vẽ (phong cảnh miền núi ở H.3) trong Vở tập vẽ để học sinh nhận ra các hình như: + Dãy núi + Ngôi nhà sàn + Cây + Hai người đang đi - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ màu (H.2) + Vẽ màu theo ý thích + Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: Núi, mái nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây, quần, áo, váy ... + Không nhất thiết phải vẽ màu đều, nên có chỗ đậm, chỗ nhạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh. + Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên quan sát và gợi ý để học sinh tìm màu và vẽ màu: - Tự chọn màu và vẽ vào hình có sẵn. - Vẽ màu toàn bộ các hình ở bức tranh. * Giáo viên phóng to hình 3 bài 21, vở tập vẽ 1 và yêu cầu học sinh vẽ theo nhóm 4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh nhận xét về cách vẽ màu. + Màu sắc phong phú + Cách vẽ màu thay đổi: Có thưa, có mau, có đậm, có nhạt ... - Giáo viên cho học sinh tìm một số bài vẽ màu đẹp theo ý mình. * Dặn dò: Quan sát các vật nuôi trong nhà (trâu, bò, gà, lợn, chó, mèo ... )về hình dáng, các bộ phận và màu sắc. Bài 22: vẽ vật nuôi trong nhà I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc một vài con vật nuôi trong nhà. - Biết cách vẽ con vật quen thuộc. - Vẽ được hình hoặc vẽ màu một con vật theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh ảnh con gà, con mèo, con thỏ ... - Một vài tranh vẽ các con vật - Hình hướng dẫn cách vẽ. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì đen, chì màu, sáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu các con vật : - Giáo viên giới thiệu hình ảnh các con vật và gợi ý để học sinh nhận ra: + Tên các con vật + Các bộ phận của chúng - Giáo viên yêu cầu học sinh kể một vài con vật nuôi khác (con trâu, con lợn, con chó, con mèo, con thỏ, con gà ,...) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con vật: - Giáo viên giới thiệu cách vẽ: + Vẽ các hình chính: Đầu, mình trước. + Vẽ các chi tiết sau. + Vẽ màu theo ý thích - Giáo viên cho học sinh tham khảo một vài bài vẽ các con vật. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ vật nuôi trong nhà - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài tập: + Vẽ 1 hoặc 2 con vật nuôi theo ý thích của mình. + Vẽ con vật có các dáng khác nhau (không nên vẽ như ảnh chụp H.1 trong Vở tập vẽ 1). + Có thể vẽ thêm một vài hình khác (nhà, cây hoa ...) cho bài vẽ sinh động hơn. + Vẽ màu theo ý thích + Vẽ to vừa phải với khổ giấy (không nên vẽ nhỏ quá) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: + Hình vẽ + Màu sắc - Yêu cầu học sinh tìm ra bài vẽ mà mình thích * Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. Bài 23: xem tranh các con vật I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết được vẻ đẹp của tranh. - Thêm gần gũi và yêu thích các con vật. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh vẽ các con vật của một số hoạ sĩ - Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh các con vật để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng màu sắc các con vật đó. Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh : - Giáo viên giới thiệu tranh vẽ các con vật, tranh ở Vở tập vẽ 1 và gợi ý để học sinh quan sát, nhận xét. a) Tranh Các con vật sáp màu và bút dạ của Phạm Cẩm Hà - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: + Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào? + Những hình ảnh nào nổi rõ nhất ở trong tranh? + Những con bướm, con mèo, con gà ... trong tranh như thế nào? + Trong tranh còn có những hình ảnh nào nữa? + Nhận xét về màu sắc trong tranh? + Em có thích tranh của bạn Cẩm Hà không? Vì sao? b) Tranh Đàn gà sáp màu và bút dạ của Thanh Hữu. + Tranh vẽ những con gì? + Những con gà ở đây như thế nào? (các dáng vẻ của chúng) + Em cho biết đâu là gà trống, gà mái, gà con? + Em thích tranh Đàn gà của Thanh Hữu không? Vì sao? Hoạt động 2: Giáo viên tóm tắt kết luận: Các em vừa xem những bức tranh đẹp. Hãy quan sát các con vật và vẽ tranh theo ý thích của mình. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá: Giáo viên nhận xét giờ học, khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng và màu sắc các con vật - Vẽ một con vật mà em yêu thích. Bài 24: vẽ cây, vẽ nhà I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết hình dáng của cây và nhà - Biết cách vẽ cây, vẽ nhà - Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh môt số cây và nhà - Hình vẽ minh hoạ một số cây và nhà. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, bút dạ, dáp màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu hình ảnh cây và nhà: - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh có cây có nhà để học sinh quan sát và nhận xét: + Cây: * Lá, vòm lá, tán lá (màu xanh, màu vàng ...). * Thân cây, cành cây (màu nâu hay đen ...) + Ngôi nhà: * Mái nhà ( hình thang hay hình tam giác). * Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào. - Giáo viên giới thiệu thêm một số tranh ảnh về phong cảnh (có cây, có nhà, đường đi, ao hồ ...) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cây và nhà:: - Giáo viên hướng dẫn trên bảng cách vẽ cây và nhà: + Vẽ cây: Nên vẽ thân cành trước, vòm lá sau + Vẽ nhà: Nên vẽ mái trước, tường và cửa sau - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh ở Vở tập vẽ 1 trước khi vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: + Bài tập: Vẽ một bức trang phong cảnh. - Giáo viên gợi ý cách vẽ: Vẽ cây và nhà theo ý thích trong khuôn khổ đã cho. - Giáo viên theo dõi giúp học sinh: + Vẽ cây, nhà to vừa phải so với khổ giấy + Vẽ thêm các hình ảnh khác như trời, mây, người, các con vật ... + Gợi ý học sinh chọn màu và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: - Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ - Cách vẽ màu. * Dặn dò: Quan sát cảnh vật xung quanh nơi ở (về hình dáng và màu sắc). Bài 25: vẽ màu vào hình tranh dân gian I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm quen với tranh dân gian - Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy - Bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một vài tranh dân gian( nếu có tranh in bằng giấy dó càng tốt) - Một số bài vẽ màu vào hình tranh dân gian của học sinh lớp trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ: Sáp màu, bút dạ, chì màu ... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian: - Giáo viên giới thiệu một vài bức tranh dân gian để học sinh thấy được vẻ đẹp của tranh qua hình vẽ, màu sắc (tranh đàn gà, lợn nái). - Cho học sinh biết tranh Lợn ăn cây ráy là tranh dân gian của làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ màu: - Để vẽ màu đạt kết quả tốt, giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra các hình vẽ: + Hình dáng con lợn: (mắt, mũi, tai, hình xoáy âm dương, đuôi ...) + Cây ráy + Mô đất + Cỏ - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ màu: + Vẽ màu theo ý thích (nên chọn màu khác nhau để vẽ các chi tiết nêu ở trên). + Tìm màu thích hợp để vẽ nền để làm nổi hình con lợn. - Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ màu của học sinh các lớp trước để giúp các em vẽ màu đẹp hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: + Bài tập: Vẽ màu vào hình vẽ "Lợn ăn cây ráy" tranh dân gian Đông Hồ. a) Từng học sinh: - Giáo viên hướng dẫn sinh tìm chọn và vẽ màu thay đổi. Không vẽ màu ra ngoài hình vẽ. b) Theo nhóm học sinh: - Giáo viên phóng to hình vẽ "Lợn ăn cây ráy" rồi cho các nhóm vẽ màu. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để chọn màu và phân công nhau vẽ sao cho nhanh, đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ của cá nhân hoặc của nhóm như: Màu sắc: Có đậm, nhạt, phong phú, ít ra ngoài hình vẽ. - Học sinh tự tìm bài vẽ mình thích. * Dặn dò: Tìm thêm và xem tranh dân gian. Bài 26: vẽ chim và hoa I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa. - Vẽ được tranh có chim và hoa (có thể chỉ vẽ hình). II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh về một số loài chim và hoa. - Hình minh hoạ về cách vẽ chim và hoa. - Một vài tranh của học sinh về đề tài này. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, chì, màu, bút dạ... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: - Giáo viên giới thiệu một số loài chim, hoa bằng tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận ra: + Màu sắc của các loại hoa + Các bộ phận của hoa (đài hoa, cánh hoa, nhị hoa...). + Tên của các loài chim (chim sáo, chim bồ câu, chim yến...). + Các bộ phận của chim (đầu, mình, cánh, đuôi, chân ...) + Màu sắc của chim. - Giáo viên tóm tắt: Có nhiều loài chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc riêng và đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên gợi ý cho học sinh cách vẽ tranh: + Vẽ hình + Vẽ màu + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ về chim và hoa ở Vở tập vẽ 1. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: Bài tập: Vẽ một bức tranh chim và hoa. Giáo viên theo dõi và giúp học sinh làm bài: - Hướng dẫn học sinh vẽ hình chim và hoa vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1 - Gợi ý học sinh tìm thêm hình ảnh cho bài vẽ sinh động hơn. - Hướng dẫn học sinh vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về: + Cách thể hiện đề tài (bằng nhiều cách nhưng vẫn rõ nội dung). + Cách vẽ hình (hình dáng sinh động, có hình chính, hình phụ...) + Màu sắc tươi vui, trong sáng. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài vẽ đẹp theo ý mình. * Dặn dò: Về nhà vẽ một tranh chim và hoa trên giấy khổ A4 (khác với tranh ở lớp). Tuần 27 Ngày soạn: Bài 27 vẽ hoặc nặn cái ô tô I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật - Vẽ hoặc nặn được một chiếc ô tô theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh một số kiểu dáng ô tô hoặc ô tô đồ chơi. - Bài vẽ ô tô của học sinh các năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, tẩy, màu hoặc đất nặn... III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về các loại ô tô để học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, các bộ phận của chúng như: + Buồng lái + Thùng xe: (để chở khách, chở hàng) + Bánh xe (hình tròn) + Màu sắc ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ, cách nặn: a) Cách vẽ ô tô: - Vẽ thùng xe - Vẽ buồng lái - Vẽ bánh xe - Vẽ cửa lên xuống, cửa kính - Vẽ màu theo ý thích. b) Cách nặn ô tô: - Nặn thùng xe - Nặn buồng lái - Nặn bánh xe ... - Gắn các bộ phận thành ô tô. + Giáo viên cho xem một số sản phẩm nặn, vẽ ô tô của lớp trước để các em học tập và tự tin hơn trước khi vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: Bài tập: Vẽ hoặc nặn cái ô tô. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hoặc nặn. a) Vẽ một kiểu ô tô vào Vở tập 1. - Giáo viên giúp học sinh: + Vẽ hình: Thùng xe, buồng lái (đầu), bánh xe vừa với phần giấy trong Vở tập vẽ 1. Cần vẽ ô tô có tỷ lệ cân đối và đẹp. + Vẽ màu: Vẽ màu thùng xe, buống lái, bánh xe theo ý thích trang trí để ô tô đẹp hơn. b) Nặn cái ô tô: - Giáo viên giúp học sinh tạo dáng ô tô bằng cách nặn đất hoặc lắp ghép các vỏ hộp, nắp chai... + Nặn: Nặn các bộ phận và gắn lại thành cái ô tô + Lắp ghép: * Tìm hộp để lắp ghép thành thùng, buồng lái tạo các dáng ô tô theo ý thích. * Tìm nắp chai gắn vào làm bánh xe * Trang trí cho ô tô thêm đẹp (vẽ màu) - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ kiểu dáng ô tô như đã hướng dẫn. - Giáo viên gợi ý học sinh trang trí ô tô của mình. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một vài kiểu ô tô (vẽ hoặc nặn) về: + Hình dáng (chú ý các kiểu lạ có tính sáng tạo). + Cách trang trí. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những ô tô mà mình thích. * Dặn dò: Quan sát ô tô (về hình dáng, màu sắc, cấu trúc). Bài 28: vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông, đường diềm I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí - Biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm. - Vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số bài trang trí hình vuông (có hình mảng lớn) - Một số bài trang trí đường diềm và hình vuông đẹp của học sinh lớp 1 các năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông và đường diềm: - Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và đường diềm để học sinh nhận ra vẻ đẹp của chúng về hình vẽ, màu sắc. - Giáo viên tóm tắt: + Có thể dùng cách trang trí hình vuông hay đường diềm bằng nhiều cách khác nhau. + Có thể dùng cách trang trí hình vuông và đường diềm để trang trí nhiều đồ vật như: Cái khăn quàng, cái thảm, viên gạch hoa, diềm ở áo, váy. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 2 vở tập vẽ và gợi ý để các em biết cách làm bài: - Giáo viên gợi ý cho học sinh cách vẽ màu: + Tìm màu và vẽ màu theo ý thích + Các hình giống nhau cần vẽ cùng một màu + Màu nền khác với màu của các hình vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ tiếp hình và vẽ màu theo ý thích vào hình 2 vở tập vẽ 1. - Học sinh vẽ tiếp hình và vẽ màu theo ý thích vào hình 2,vở tập vẽ1 - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài. Chú ý đến cách vẽ hình và độ đậm nhạt của các màu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về cách vẽ màu ở một vài bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý mình. * Dặn dò: Làm bài ở hình 3 vào buổi chiều (nơi học 2 buổi/ngày) hoặc ở nhà (nơi học 1 buổi /ngày). Bài 29: vẽ tranh đàn gà I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ghi nhớ hình ảnh về những con gà - Biết chăm sóc vật nuôi trong nhà - Vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh học sinh vẽ về đề tài trên. - Tranh, ảnh về đàn gà - Tranh gà (tranh dân gian Đông Hồ). 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, tẩy và màu. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh con gà để học sinh nhận thấy: - Gà là vật nuôi rất gần gũi với con người. - Có gà trống, gà mái và gà con, mỗi con có vẻ đẹp riêng. - Những con gà đẹp đã được thể hiện nhiều trong tranh (trang giân dan, tranh thiếu nhi, tranh của các hoạ sĩ). Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên cho học sinh xem tranh ở bài 23, vở tập vẽ và gợi ý để học sinh nhận xét về: + Đề tài của tranh + Những con gà trong tranh + Xung quanh con gà còn có những hình ảnh gì? + Màu sắc, hình dáng và cách vẽ các con gà trong tranh như thế nào? - Giáo viên gợi ý cho học sinh về đặc điểm của con gà (hình dáng, màu sắc của gà trống, gà mái, gà con). - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ: + Vẽ một con gà hay đàn gà vào phần giấy ở vở tập vẽ 1 cho thích hợp. + Nhớ lại cách vẽ con gà ở bài 19, vở tập vẽ 1 và vẽ phác chì trước để có thể tẩy sửa theo ý của mình. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: Bài tập: Vẽ tranh đàn gà. Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh vẽ hình và vẽ màu. - Vẽ nhiều dáng gà khác nhau để bức tranh thêm sinh động - Trong đàn gà có thể vẽ cả gà trống, gà mái, gà con. - Chọn các hình ảnh phù hợp vẽ thêm vào tranh như cây, ngôi nhà, đống rơm, nhưng hình ảnh đàn gà vẫn là chủ yếu. - Chọn màu và vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành qua cách thể hiện: + Hình dág ngộ nghĩnh, thay đổi, mô tả được đặc điểm của gà trống, gà mái. + Có thêm hình ảnh phụ + Màu tươi sáng - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra tranh mà mình yêu thích. * Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. Bài 30: xem trang thiếu nhi về đề tài sinh hoạt I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Làm quen tiếp xúc với tranh cẽ của thiếu nhi - Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh. - Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với các nội dung chủ đề kể về nhau. Ví dụ: Tranh vẽ về cảnh sinh hoạt gia đình, các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh hoạt động trong các ngày lễ hội .... - Tranh trong vở tập vẽ 1. 2- Học sinh: - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt. - Vở tập vẽ 1 III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh: - Giáo viên giới thiệu một số tranh để học sinh nhận ra: - Cảnh sinh hoạt trong gia đình (bữa cơm, học bài, xem ti vi...) - Cảnh sinhh hoạt ở phố phường, làng xóm (dọn vệ sinh, làm đường ...) - Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội (đấu vật, đua thuyền, chọi gà, chọi trâu ...) - Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi (kéo co, nhảy dây, chơi bi ...) Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh: - Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý để học sinh nhận ra: + Đề tài của tranh (học sinh tự đặt tên cho bức tranh) + Các hình ảnh trong tranh + Sắp xếp các hình vẽ (bố cục) + Màu sắc trong tranh. - Giáo viên tiếp tục gợi ý để học sinh tìm hiểu kỹ hơn về bức tranh: + Hình dáng động tác của các hình vẽ + Hình ảnh chính (thể hiện rõ nội dung của bức tranh) và các hình ảnh phụ (hỗ trợ làm rõ nội dung tranh). + Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm). + Những màu chính được vẻ trong tranh? + Em thích nhất mày nào trên bức tranh của bạn? - Học sinh trả lời câu hỏi - Giáo viên bổ sung. Hoạt động 3: Tóm tắt và kết luận: Giáo viên hệ thống lại nội dung các câu trả lời và nhấn mạnh: Những bức tranh các em cừa xem là tranh đẹo. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiết học - Động viên, khuyến khích những học sinh có ý kiến nhận xét tranh. * Dặn dò: - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh - Chuẩn bị cho bài học sau. Bài 31: vẽ cảnh thiên nhiên I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tập quan sát thiên nhiên - Vẽ được cảnh thiên nhuên theo ý thích - Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh phong cảnh: Nông thôn, miền núi, phố phường, sông, biển ... - Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh biết được sự phong phú của cảnh thiên nhiên. + Cảnh sông biển + Cảnh đồi núi + Cảnh đồng ruộng + Cảnh phố phường + Cảnh hàng cây ven đường + Cảnh vườn cây ăn quả, công viên, vườn hoa. + Cảnh góc sân nhà em + Cảnh trường học ... - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên: + Biển, thuyền, mây, trời ... (ở cảnh sông biển) + Núi đồi, cây, suối, nhà ... (ở cảnh đồi núi) + Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu (ở cảnh nông thôn) + Nhà, đường phố, rặng cây, xe cộ ... (ở cảnh phố phường) + Vườn cây, căn nhà, con đường ... (ở cảnh công viên). + Căn nhà, cây, giếng nước, đàn gà ... (ở cảnh nhà em). Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - Giáo viên gợi ý để học sinh vẽ tranh . Ví dụ: Vẽ tranh về phố phường: + Các hình ảnh chính (nhà, cây, đường...) + Vẽ hình chính trước (vẽ to vừa phải) + Vẽ thêm những hình ảnh cho tranh sinh động hơn (vườn hoa, hồ nước, ô tô ...). - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm màu vẽ theo ý thích: + Tìm màu thích hợp vẽ vào các hình. + Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh + Vẽ màu thay đổi: Có đậm, có nhạt. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: Bài tập: Vẽ cảnh thiên nhiên. - Giáo viên gợi ý để học sinh làm bài: + Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên (miền núi, đồng bằng ...). + Sắp xếp vị trí các hình trong tranh. + Vẽ mạnh dạn, thoải mái. - Giáo viên gợi ý để các em bổ sung hình ảnh và tìm màu vẽ cho hợp với đề tài và ý thích, khả năng của học sinh, không gò ép theo ý của mình. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Hình vẽ và cách sắp xếp + Màu sắc và cách vẽ màu * Dặn dò: - Làm tiếp bài ở nhà (nếu chưa xong) - Quan sát quang cảnh nơi ở của mình. Bài 32: vẽ đường diềm trên áo, váy I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi). - Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy - Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in: Thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm. - Một số hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm: - Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật đã chuẩn bị (áo, váy, vải dệt hoa, túi có trang trí đường diềm) để hướng các em vào bài học. - Đường diềm được trang trí ở đâu? (có cổ áo, gấu áo...) - Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy đẹp hơn không? -Trong lớp ta áo, váy của bạn nào có trang trí đường diềm? Giáo viên giúp học sinh nhận ra đường diềm được sử dụng nhiều trong công việc trang trí quần áo, váy và trang phục của các dân tộc miền núi. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đường diềm: Giáo viên giới thiệu cách vẽ đường diềm: - Vẽ hình + Chia khoảng (cố gắng chia đều): + Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau: - Vẽ màu +Vẽ màu đường diềm theo ý thích. * Vẽ màu vào hình vẽ * Vẽ màu nền của đường diềm (khác với màu hình vẽ). + Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích. * Vẽ màu tùy ý. * Có thể không vẽ màu (để trắng). Chú ý: - Màu áo, váy: Tự chọn và khác với màu đường diềm - Chọn màu sao cho hài hoà và nổi bật. Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: Bài tập: Vẽ đường diềm trên áo váy. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích. - Giáo viên theo dõi giúp học sinh chia khoảng, vẽ hình và chọn màu.Chú ý gợi ý để mỗi học sinh có cách vẽ hình, vẽ màu khác nhau (dù là đường diềm đơn giản). Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về: + Hình vẽ (các hình giống nhau có đều không) + Vẽ màu (không ra ngoài hình vẽ) + Màu nổi, rõ và tươi sáng. - Giáo viên cho học sinh tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình. * Dặn dò: Quan sát các loại hoa (về hình dáng và màu sắc). Bài 33: vẽ tranh bé và hoa I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết đề tài Bé và Hoa - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên. - Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và Hoa. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài Bé và Hoa - Tranh minh hoạ trong vở tập vẽ 1 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu đề tài: Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh thấy: - Bé và Hoa là bài vẽ mà các em sẽ rất hứng thú. Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc. Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở cửa hàng bách hoá, chợ hoa ... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà học sinh sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. Ví dụ: + Màu sắc và kiểu quần áo của em bé + Em bé đang làm gì? + Hình dáng các loại hoa + Màu sắc của hoa + Tự chọn loại hoa mà em thích - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.Bài này có thể vẽ: + Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác. + Bé trai bà bé gái mặc quần áo đẹp pử trong vườn hoa + Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm... + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:: Bài tập: Vẽ tranh bé và hoa. - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình và vẽ màu. - Giáo viên giúp học sinh vẽ hình vừa với khổ giấy ở vở tập vẽ 1, màu sắc tươi sáng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh và hướng dẫn các em nhận xét về: + Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài) +Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lý hay rời rạc). + Hình dáng (ngộ nghĩnh, vui ...) + Màu sắc của tranh (rực rỡ, tươi sáng ...) - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài vẽ mình thích. * Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sai (xem các bài vẽ ở vở tập vẽ 1). Bài 34: vẽ tự do I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tự chọn được đề tài để vẽ tranh - Vẽ được tranh theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: Một số tranh của hoạ sĩ, của học sinh về phong cảnh, chân dung, tĩnh vậtm sinh hoạt ... với các chất liệu như chì sau, sáp màu, bút dạ, màu bột, màu nước. 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát (chọn nội dung đề tài):: - Giới thiệu một số tranh cho học sinh xem để các em biết các loại tranh: Phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung. - Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để học sinh chọn đề tài theo ý thích của mình - Gợi ý một số đề tài. Ví dụ: + Gia đình: * Chân dung: Ông, bà, cha mự, anh chị em hay chân dung mình * Cảnh sinh hoạt gia đình: Bữa cơm gia đình; đi chơi ở công viên, cho gà ăn ... + Trường học: * Cảnh đến trường: Học bài; lao động trồng cây; nhảy dây... * Mừng ngày 20/10; ngày khai trường ... + Phong cảnh: Phong cảnh biển, nông thôn, miền núi... + Các con vật: Con gà, con chó,con trâu... - Giúp đỡ, động viên học sinh làm bài Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - Học sinh lựa chọn đề tài và vẽ theo ý thích. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ: + Chọn nội dung đề tài + Vẽ hình ảnh chính trước + Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt). Chú ý: Khi vẽ màu các em nên dùng màu tươi sáng để làm nổi bật chủ đề của bức tranh. Hoạt động 3: Bài tập thực hành: Bài tập: Vẽ tranh đề tài tự do - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập + Chọn đề tài mà mình thích. + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài vẽ đã hoàn thành. -Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ: +Cách chọn đề tài + Cách sắp xếp hình ảnh + Cách vẽ màu - Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình. * Dặn dò: Chọn một số bài vẽ đẹp trong năm học để chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAMT1-ngang.doc
Tài liệu liên quan