Giáo án lớp 5 môn khoa học: Sự sinh sản

Tài liệu Giáo án lớp 5 môn khoa học: Sự sinh sản

doc36 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 môn khoa học: Sự sinh sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn: 1 Thø ngµy th¸ng n¨m 200 M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 1: sù sinh s¶n I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK) - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng: Em bé Bố (mẹ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Giới thiệu bài: Ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khoẻ của con người cũng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là “Sự sinh sản”. Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người. Hoạt động 1 TRÒ CHƠI: “BÉ LÀ CON AI ?” - GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh, ảnh) và phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố (mẹ) của các em, dựa vào đặc điểm của mỗi người các em hãy tìm bố mẹ cho từng em bé, sau đó dán hình vào phiếu cho đúng cặp. - Lắng nghe. - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm. - Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé. - Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát. - Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Yêu cầu đại diện của 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)? - HS hỏi - trả lời: Ví dụ: + Đây là hai mẹ con vì họ cùng có tóc xoăn giống nhau. + Đây là hai bố con vì họ cùng có nước da trắng giống nhau. - GV hỏi để tổng kết trò chơi: - Trao đổi theo cặp và trả lời: + Nhò đâu các em tìm được bố (mẹ) cho từng em bé? + Nhờ em bé có các đặc điểm giống với bố mẹ của mình. + Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? + Trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta cũng có thể nhận ra bố mẹ của em bé. - Lắng nghe. Hoạt động 2 Ý NGHĨA CỦA SỰ SINH SẢN Ở NGƯỜI - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau: - HS làm việc theo cặp như hướng dẫn của GV. - Các câu trả lời đúng: + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh. + Hình vẽ gia đình bạn Liên. Lúc đầu gia đình bạn Liên có hai người. Đó là bố, mẹ bạn Liên. + HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời. + Hiện nay gia đình bạn Liên có bao nhiêu người. Đó là bố, mẹ bạn Liên và bạn Liên. + Khi HS 2 trả lời HS 1 phải khẳng định được bạn nêu đúng hay sai. + Sắp tới gia đình bnạ Liên có bốn người, mẹ bạn Liên sắp sinh em bé. mẹ bạn Liên đang có thai. - Treo các tranh minh hoạ (không có lời nói của nhân vật). Yêu cầu HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên. - 2 HS (cùng cặp) nối tiếp nhau giới thiệu. - GV hỏi HS cả lớp: + Gia đình bnạ Liên có mấy thế hệ? + Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên. + Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình? + Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. - Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt,... tạo thành dòng họ. Hoạt động 3 LIÊN HỆ THỰC TẾ: GIA ĐÌNH CỦA EM - GV nêu yêu cầu: Các em đã tìm hiểu về gia đình bạn Liên, bây giờ các em hãy giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người. - Lắng nghe và làm theo yêu cầu. - Vẽ hình vào giấy khổ A4. - Yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình. - 3 đến 5 HS dán (hoặc giơ) hình minh hoạ, kết hợp giới thiệu về gia đình. - Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, thuộc bài ngay tại lớp. - Dặn HS về nhà ghi vào vở và đọc kỹ mục Bạn cần biết; vẽ bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4. TuÇn:1 M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 2 - 3: nam hay n÷? I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: Phân biệt được nam hay nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội. * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ. * Thái độ: - Không phân biệt đối xử giữa nam và nữ. - Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi ngời, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh họa trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to (nếu có điều kiện). - Giấy khổ A4, bút dạ. - Phiếu học tập dẽ sẵn nội dung 3 cột: Nam Cả nam và nữ Nữ cho trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” theo cột. - HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước). - Mô hình người nam và nữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Trong gia đình, em giống bố hay mẹ? + Em hãy cho biết ý nghĩa của sự sinh sản? + Nếu con người không có khả năng sinh sản thì sẽ dẫn đến điều gì? - HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV. - Giới thiệu bài mới: Trong lớp ta, em nào là nam? Em nào là nữ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa 2 giới. Hoạt động 1 SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp với hướng dẫn như sau: - 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp cùng làm việc theo hướng dẫn. Ví dụ vẽ kết quả làm việc: + Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ? + Vẽ bạn nam và bạn nữ khác nhau vì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác nhau. + Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giông và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ. + Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm,... nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau như nam thường cắt tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ lại dịu dàng... + Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? + Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - 1 cặp HS báo cáo, các cặp khác nêu bổ sung các ý kiến không trùng lặp. - GV cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong SGK. - HS cùng quan sát. - GV yêu cầu: Ngoài những điểm cô đã nêu em hãy cho thêm ví dụ về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. - 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp. Ví dụ: + Nam: cơ thể thường rắn chắc, khỏe mạnh, cao to hơn nữ. + Nữ: cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam. Hoạt động 2 PHÂN BIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH HỌC VÀ Xà HỘI GIỮA NAM VÀ NỮ - GV yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”. - HS cùng đọc SGK. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam (nữ) hay đặc điểm chung của cả nam và nữ sau đó dán vào cột thích hợp trong bảng. Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng đúng, nhanh, có giải thích hợp lí về các đặc điểm trong mỗi phiếu. - HS nghe GV hướng dẫn cách chơi, sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi. Kết quả bảng dán đúng: Nam Cả nam và nữ Nữ - Có râu -Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng - Dịu dàng - Mạnh mẽ - Kiên nhẫn - Tự tin - Chăm sóc con - Trụ cột gia đình - Đá bóng - Giám đốc - Làm bếp giỏi - Thư kí - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - Mang thai - Cho con bú - HS cả lớp làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc và nêu kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội. Hoạt động 3 VAI TRÒ CỦA NỮ - GV cho HS quan sát hình 4 trang 9, SGK và hỏi: Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? - HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình. Ví dụ: Ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho nam như nhiều người vẫn nghĩ. - GV nêu: Như vậy không chỉ nam và nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng). - HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 ví dụ. + Trong trường: nữ làm Hiệu trưởng, Hiệu phó, dạy học, Tổng phụ trách... + Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó,... + Ở địa phương: nữ làm giám đốc, chủ tịch ủy ban nhân dân, bác sĩ, kĩ sư,... - GV hỏi: Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? - Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi: + Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội. Hoạt động 4 BÀY TỎ THÁI ĐỘ VỀ MỘT SỐ QUAN NIỆM Xà HỘI VỀ NAM VÀ NỮ - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao? - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng thảo luận và bày tỏ ý kiến. Ví dụ: 1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ. 1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái không phải là công việc của riêng phụ nữ. Phụ nữ hằng ngày cũng phải làm để xây dựng kinh tế gia đình nên nam giới hãy chia sẻ với nữ giới công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Chăm sóc con cái còn là thể hiện tình yêu thương của cha mẹ. 2. Đàn công là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. 2. Đàn ông không phải là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. Việc kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình. 3. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 3. Nghề nghiệp là sự lựa chọn theo sở thích và năng lực của mỗi người. Con gái cũng có thể làm kĩ thuật giỏi, con trai cũng có khả năng trở thành những đầu bếp tài giỏi. Vì thế công việc nội trợ và kĩ thuật thì cả con trai và con gai đều nên biết. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của nhóm mình về một ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có tinh thần học, tham gia xây dựng bài. Hoạt động 5 LIÊN HỆ THỰC TẾ - GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lí không? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể về những sự phân biệt, đối xử giữa nam và nữ mà các em biết, sau đó bình luận, nêu ý kiến của mình về các hành động đó. - Gọi HS trình bày. Gợi ý HS lấy ví dụ trong lớp, trong gia đình, hay những gia đình mà em biết. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp. - Dặn HS về nhà đọc kỹ mục Bạn cần biết (trang 7, trang 9 SGK) và chuẩn bị bài sau. š&› ……................... TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 4: c¬ thÓ chóng ta ®­îc h×nh thµnh nh­ thÕ nµo? I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. * Kĩ năng: - Mô tả khái quát quá trình thụ tinh. - Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. * Thái độ: Biết ơn các đấng sinh thành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện). - Các miếng giấy ghi từng chú thích của quá trình thụ tinh và các thẻ ghi: 8 tuần 5 tháng 5 tuần Khoảng 9 tháng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + HS1: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? + HS2: Hãy nói về vai trò của phụ nữ? + HS3: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - Giới thiệu bài: Hằng ngày các em học tập, vui chơi. Có khi nào các em tự hỏi cơ thể mình được hình thành như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó. Hoạt động 1 SỰ HÌNH THÀNH CƠ THỂ NGƯỜI - GV nêu câu hỏi - HS tiếp nối nhau trả lời, nếu sai HS khác trả lời lại. + Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? + Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người. + Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì? + Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. + Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì? + Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. + Bào thai được hình thành từ đâu/ + Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng. + Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra? + Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ. - Giảng giải: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng của người bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra. - Lắng nghe. Hoạt động 2 MÔ TẢ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THỤ TINH - Yêu cầu HS làm việc theo cặp: Cùng quan sát kĩ hình minh họa sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợ với hình nào. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích thích hợp trong SGK. - Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm. - 1 HS lên bảng làm bài và mô tả. - Gọi HS dưới lớp nhận xét. - Nhận xét. - Gọi 2 HS mô tả lại - 2 HS mô tả lại. - Kết luận: (Chỉ vào từng hình minh họa). Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh. + Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng. + Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng. + Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. Hoạt động 3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI - GV nêu yêu cầu: Hãy đọc mục Bạn cần biết trang 11 SGK và quan sát các hình minh họa 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai nhi được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng. - HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp. - GV gọi HS nêu ý kiến - 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. + Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng. + Hình 3: Thai được 8 tuần. + Hình 4: Thai được 3 tháng. + Hình 5: Thai được 6 tuần. + Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh. - Kết luận: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra. - Lắng nghe. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp. - Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì. š&› TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 5: cÇn lµm g× ®Ó c¶ mÑ vµ em bÐ ®Òu kháe? I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: - Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. - Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên khác trong gia đình phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. * Thái độ: Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 12, 13 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + HS 1 trả lời câu hỏi: Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào? + HS 2 trả lời câu hỏi: Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh? + HS 3 trả lời câu hỏi: Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi? - HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV. - Nhận xét và cho điểm từng HS - Giới thiệu bài: Sức khỏe của người mẹ và em bé rất cần sự quan tâm chăm sóc của mọi người trong gia đình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem “cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?”. Hoạt động 1 PHỤ NỮ CÓ THAI NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM GÌ? - GV chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS thảo luận theo hướng dẫn sau: - HS chia nhóm theo yêu cầu. Sau đó cùng thảo luận và viết vào phiếu thảo luận ý kiến của nhóm mình. - Các em hãy cùng quan sát các hình minh họa trang 12 SGK và dựa vào các hiểu biết thực tế của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm Nên Không nên - Ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm: tôm, cá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng, ốc, cua,... - Ăn nhiều hoa quả, rau xanh. - Ăn dầu thực vật,vừng lạc. - Ăn đủ chất bột đường, gạo, mì, ngô,... - Đi khám thai định kì. - Vận động vừa phải. - Có những hoạt động giai trí. - Luôn tạo không khí, tinh thần vui vẻ, thoải mái. - Làm việc nhẹ,... - Cáu gắt. - Hút thuốc lá. - Ăn kiêng quá mức. - Uống rượu, cà phê. - Sử dụng ma túy và các chất kích thích. - Ăn quá cay, quá mặn. - Làm việc nặng. - Tiếp xúc trực tiếp với phân bón, thuốc trừ sâu, các hóa chất độc hại. - Tiếp xúc với âm thanh quá to, quá mạnh. - Uống thuốc bừa bãi. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 12. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. Hoạt động 2 TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Gợi ý: Quan sát hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và cho biết các thành viên trong gia đình đang làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai? Hãy kể thêm những việc khác mà các thành viên trong gia đình có thể làm để giúp đỡ người phụ nữ khi mang thai. - Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung, GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. - Trình bày, bổ sung. + Người chồng: Làm giúp vợ việc nặng, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ, động viên, an ủi vợ, chăm sóc vợ từng việc nhỏ,... + Con: Cần giúp mẹ những việc phù hợp với khả năng và lứa tuổi của mình: Nhặt rau, lau nhà, lấy quần, áo, bóp chân tay, ngoan ngoãn, học giỏi để mẹ vui lòng, hát hoặc kể chuyện cho mẹ nghe những lúc mệt mỏi,... + Những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ khỏe mạnh, vui vẻ, em bé sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh. Hoạt động 3 TRÒ CHƠI: ĐÓNG VAI - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai diễn và diễn trong nhóm. - Hoạt động trong nhóm. Đọc tình huống, tìm cách giải quyết, chọn bạn đóng vai, diễn thử, nhận xét, sửa chữa cho nhau. - Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học, ai cũng mệt mỏi. Xe buýt quá chật, bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe. Chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. - Gọi các nhóm lên trình diễn trước lớp. - 4 nhóm cử diễn viên lên trình diễn. - Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, ghi tóm tắt những ý chính vào vở. - Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. - Dặn HS sưu tầm ảnh chụp của mình hoặc trẻ em ở các giai đoạn khác nhau. š&› ……................... TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 6: tõ lóc míi sinh ®Õn tuæi dËy th× I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: - Kể được một số đặc điểm chung của trẻ em ở một số giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. - Nêu được đặc điểm của tuổi dậy thì. * Thái độ: - Không lo sợ trước những biến đổi của cơ thể. - Có ý thức giúp đỡ những em nhỏ trong giai đoạn đầu của cuộc đời. * Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ 1, 2, 3 trang 14 photo và cắt rời từng hình; 3 tấm thẻ cắt rời ghi: Từ 3 đến 6 tuổi Từ 6 đến 10 tuổi Dưới 3 tuổi - Giấy khổ to, bút dạ. - HS sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khỏe mạnh? + Tại sao nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người. + Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? - HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV. - Nhận xét và cho điểm từng HS - Giới thiệu bài: Năm nay em bao nhiêu tuổi? Các em đang ở lứa tuổi nào? Hôm nay cả lớp ta sẽ cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của cơ thể “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”. - Lắng nghe và có định hướng về nội dung bài học. Hoạt động 1 SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU ẢNH - Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ. - Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp. Gợi ý: Đây là ai? Ảnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào? - 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp. Hoạt động 2 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ - GV chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi: - HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho GV. + Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi tranh vào ô thông tin vào một tờ giấy. + Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc. - GV cho HS báo cáo kết quả trò chơi trước lớp. - Nhóm làm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Hoạt động 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TUỔI DẬY THÌ ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI MỖI NGƯỜI - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau: - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời. + Đọc thông tin trong SGK trang 15. + Trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi người? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp. - Hoạt động theo yêu cầu của GV. + Cử 1 HS làm chủ tọa, 1 HS làm thư kí. Ví dụ: + Hướng dẫn chủ tọa nêu câu hỏi, HS dưới lớp phát biểu, thư kí ghi lại ý kiến. Gợi ý cho chủ tọa các câu hỏi: + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào? + Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không? + Chủ tọa: Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào? + Trả lời: Tuổi dậy thì xuất hiện ở con gái thường bắt đầu vào khoảng 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu vào khoảng từ 13 đến 17 tuổi. + Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? + Chủ tọa: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của mỗi con người? + HS: Đến tuổi dậy thì cơ thể mỗi người phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. + Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. + Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hòa nhập cộng đồng. + Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về tâm sinh lí. - Yêu cầu thư kí đọc ý kiến của các bạn. - Thư kí đọc trước lớp. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà ghi nhớ đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì và tìm hiểu những đặc điểm của con người trong từng giai đoạn: vị thanh niên, trưởng thành, tuổi già. š&› ……................... TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 7: tõ tuæi vÞ thµnh niªn ®Õn tuæi giµ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: - Kể được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào. * Kiến thức: Nhận thấy được ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển cơ thể của con người. * Thái độ: Có ý thức tôn trọng người lớn tuổi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh họa 1, 2, 3, 4 photo và cắt rời từng hình; các tờ giấy ghi đặc điểm của các lứa tuổi; giấy khổ to kẻ sẵn 3 cột: Giai đoạn Hình minh họa Đặc điểm bổi bậc - HS sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và nghề nghiệp khác nhau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Gọi HS lên bảng bắt thăm các hình vẽ 1, 2, 3, 5 của Bài 6. - 5 HS lên bảng bắt thăm và nói về các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Yêu cầu HS bắt thăm được hình vẽ nào thì nói về lứa tuổi được vẽ trong hình đó: Đây là lứa tuổi nào? Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ấy? + Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài: Cuộc đời của mỗi con người chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Bài trước các em đã biết được đặc điểm chung nổi bật của lứa tuổi từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm kiến thức về giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. - Lắng nghe và có định hướng về nội dung bài học. Hoạt động 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI Ở TỪNG GIAI ĐOẠN: VỊ THÀNH NIÊN, TRƯỞNG THÀNH, TUỔI GIÀ - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bộ các hình 1, 2, 3, 4 như SGK và nêu yêu cầu. - HS làm việc theo nhóm, cử 1 thư kí để dán hình và ghi lại các ý kiến của các bạn vào phiếu. + Các em hãy quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Tranh minh họa giai đoạn nào của con người? + Nêu một số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó. (Cơ thể của con người ở giai đoạn đó phát triển như thế nào? Con người có thể làm những việc gì?) (Lưu ý: Yêu cầu HS chưa mở SGK) - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. - 1 nhóm HS hoàn thành phiếu sớm dán phiếu lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó cho HS mở SGK đọc các đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của con người. - 3 HS lần lượt đọc trước lớp đặc điểm của 3 giai đoạn: tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - GV cho HS kết hợp cả kết quả thảo luận và SGK để nêu lại đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của con người. - 3 HS lần lượt nêu trước lớp. Hoạt động 2 SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI TRONG ẢNH - Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì? - Hoạt động trong nhóm. - Gọi HS giới thiệu trước lớp. - 5 đến 7 HS nối tiếp nhau giới thiệu về người trong ảnh mình sưu tầm được. - Nhận xét, khen ngợi những HS ghi nhớ ngay nội dung bài học, giới thiệu hay, có hiểu biết về các giai đoạn của con người. Hoạt động 3 ÍCH LỢI CỦA VIỆC BIẾT ĐƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI - Yêu cầu HS làm việc theo cặp và trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi: - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. + Biết được các giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì? - Tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp. - Hoạt động cả lớp. + Làm trọng tài cho HS khi cần thiết. - Yêu cầu thư kí đọc ý kiến của các bạn. - Đọc biên bản tổng kết. - Nhận xét, khen ngợi những HS luôn hăng hái tham gia xây dựng bài. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có ý thức tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà đọc kĩ các giai đoạn phát triển từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. š&› ……................... TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 8: vÖ sinh ë tuæi dËy th× I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. * Kiến thức: - Biết cách giữ vệ sinh và làm vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới). - Biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới). * Thái độ: Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh họa trang 18, 19 SGK. - Phiếu học tập cá nhân (hoặc theo cặp). - Một số quần áo lót phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Con người trải qua mấy giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già? + Nêu đặc điểm của con người ở từng giai đoạn? + Vì sao chúng ta cần biết đặc điểm con người ở từng giai đoạn? - 5 HS lên bảng bắt thăm và nói về các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. + Nhận xét, cho điểm từng HS. - Giới thiệu bài: + Hỏi: Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Hằng ngày, ai giúp em lựa chọn quần áo và làm vệ sinh cá nhân? - HS nêu câu trả lời: Ví dụ: + Ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay tuổi dậy thì. + Em tự làm vệ sinh cá nhân và lựa chọn quần áo. + GV nêu: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe và thể chất của mình ở giai đoạn này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó. Hoạt động 1 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ GIỮ VỆ SINH CƠ THỂ Ở TUỔI DẬY THÌ - GV hỏi: + Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể? - GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng. - Tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần 1 việc. Ví dụ: + Thường xuyên tắm giặt, gội đầu. + Thường xuyên thay quần áo lót. + Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục... - Phát phiếu học tập cho từng HS (lưu ý phát đúng phiếu học tập cho HS nam và HS nữ) và yêu cầu các em tự đọc, tự hoàn thành các bài tập trong phiếu. - Nhận phiếu và làm bài. - GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn. PHIẾU HỌC TẬP VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ – VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC NAM Ghi chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai. 1. Cần rửa bộ phận sinh dục: a. Hai ngày một lần. b. Hằng ngày. 2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú ý: a. Dùng nước sạch. b. Dùng xà phòng tắm. c. Dùng xà phòng giặt. d. Kéo báo quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu và quy đầu. 3. Khi thay quần lót cần chú ý: a. Thay hai ngày một lần. b Thay mỗi ngày một lần. c. Giặt và phơi quần lót trong bóng râm. d. Giặt và phơi quần lót ngoài nắng. PHIẾU HỌC TẬP VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ – VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ Ghi chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai. 1. Cần rửa bộ phận sinh dục: a. Hai ngày một lần. b. Hằng ngày. c. Khi thay đồ trong những ngày có kinh nguyệt. 2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú ý: a. Dùng nước sạch. b. Dùng xà phòng tắm. c. Dùng xà phòng giặt. d. Rửa vào bên trong âm đạo. e. Không rửa bên trong, chỉ rửa bên ngoài. 3. Khi đi vệ sinh cần chú ý: a. Lau từ phía trước ra phía sau. b Lau từ phía sau lên phía trước. 4. Khi có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh: a Ít nhất 4 lần một ngày. b. Ít nhất 3 lần một ngày. c. Ít nhất 2 lần một ngày. - Gọi HS trình bày. GV đánh dấu vào phiếu to dán lên bảng. Hoạt động 2 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE TUỔI DẬY THÌ - Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. - Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Nhóm hoàn thành phiếu sớm nhất lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất về các việc nên và không nên làm như sau: - Nhận xét kết quả thảo luận của HS, khen ngợi những HS có hiểu biết về sức khỏe tuổi dậy thì. Nên Không nên - Ăn uống đủ chất. - Ăn nhiều rau, hoa quả. - Tăng cường luyện tập thể dục thể thao. - Vui chơi, giải trí phù hợp. - Đọc truyện, xem phim phù hợp với lứa tuổi. - Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi. - Ăn kiêng khem quá. - Xem phim, đọc truyện không lành mạnh. - Hút thuốc lá. - Tiêm chích ma túy. - Lười vận động. - Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet,... Kết luận: Tuổi dậy thì rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Do vậy, các em cần có những việc làm vệ sinh, cách ăn uống, vui chơi hợp lí để đảm bảo sức khỏe cả về vật thể lẫn tinh thần. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hiểu biết, hăng hái tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, sưu tầm tranh, ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 9: thùc hµnh: nãi "kh«ng !" ®èi víi c¸c chÊt g©y nghiÖn I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: - Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện. * Thái độ: Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Hình minh họa trang 22, 23 SGK. - Phiếu ghi các tình huống. - Phiếu ghi các tình huống. - Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện. - Cây ảnh to, phần thưởng (nếu có), cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em nên làm gì? + Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? + (Nữ) Khi có kinh nguyệt, em cần lưu ý điều gì? - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm HS. - Kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - Giới thiệu bài: + Rượu bia, thuốc lá, ma túy là những chất gây nghiện có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Vì vậy chúng ta hãy “Nói không đối với các chất gây nghiện”. - Lắng nghe. Hoạt động 1 TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN - GV chia HS thành 6 nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho HS và nêu yêu cầu hoạt động: + Đọc thông tin trong SGK. - HS hoạt động theo nhóm. Nhóm 1, 2 hoàn thành phiếu về tác hại của thuốc lá; Nhóm 3, 4 làm phiếu về tác hại của rượu bia; Nhóm 5, 6 làm phiếu về tác hại của ma túy. + Kẻ bảng và hoàn thành bảng về tác hại của thuốc lá hoặc rượu bia hoặc ma túy. - Gọi nhóm 1, 3, 5 dán phiếu lên bảng. GV ghi nhanh vào phiếu để có những thông tin hoàn chỉnh về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Các nhóm 1, 3, 5 trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh. - 3 HS tiếp nối nhau đọc. TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh - Mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch... - Hơi thở hôi, răng vàng, da xỉn, môi thâm. - Mất thời gian, tốn tiền. - Hít phải khói thuốc lá cũng dẫn đến bị các bệnh như người hút thuốc lá. - Trẻ em bắt chước và dễ trở thành nghiện thuốc lá. TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh - Dễ mắc các bệnh: viêm và chảy máu thực quản, dạ dày, ruột, viêm gan, ung thư gan, rối loạn tim mạch, ung thư lưỡi, miệng, họng. - Suy giảm trí nhớ. - Mất thời gian, tốn tiền. - Người say rượu bia thường bê tha, quần áo xộc xệch, đi loạng choạng, ói mửa, dễ bị tai nạn; không làm chủ được bản thân. - Dễ bị gây lộn. - Dễ mắc tai nạn giao thông khi va chạm với người say rượu. - Tốn tiền. TÁC HẠI CỦA MA TÚY Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh - Sử dụng ma túy dễ mắc nghiện, khó cai. - Tốn tiền, kinh tế gia đình suy sụp. - Sức khỏe giảm sút. - Thân thể gầy guộc, mất khả năng lao động - Tốn tiền, mất thời gian. - Không làm chủ được bản thân: dễ ăn cắp, giết người. - Chích quá liều sẽ bị chết. - Nguy cơ lây nhiễm HIV cao. - Mất tư cách, bị mọi người khinh thường. - Con cái, người thân không được chăm sóc. - Tội phạm gia tăng. - Trật tự xã hội bị ảnh hưởng. - Luôn sống trong lo âu, sợ hãi. Hoạt động 2 THỰC HÀNH KĨ NĂNG TỪ CHỐI KHI BỊ LÔI KÉO, RỦ RÊ SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và hỏi: Hình minh họa các tình huống gì? - HS cùng quan sát hình minh họa và nêu: Hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy. - GV chia HS thành 3 nhóm yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành 1 đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp. - HS làm việc theo nhóm để xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của GV. Ví dụ về các đoạn kịch HS có thể đóng. Nhóm 1 – Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan. Tùng ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là Tùng em sẽ ứng xử thế nào? Tình huống 2 – nhóm 2: Mình và anh họ đi chơi. Anh họ Minh nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Anh rủ Minh hút thuốc cùng anh. Tình huống 3 – Nhóm 3: Một lần có việc phải đi ra ngàoi vào buổi tối, Nam gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là Nam bạn sẽ ứng xử ra sao? CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hiểu biết, hăng hái tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, sưu tầm tranh, ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. š&› TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 10: thùc hµnh: nãi "kh«ng !" ®èi víi c¸c chÊt g©y nghiÖn (TT) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kĩ năng: - Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện. * Thái độ: Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Hình minh họa trang 22, 23 SGK. - Phiếu ghi các tình huống. - Phiếu ghi các tình huống. - Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện. - Cây ảnh to, phần thưởng (nếu có), cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm HS. - Kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - Giới thiệu bài: + Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành “Nói không đối với các chất gây nghiện”. - Lắng nghe. Hoạt động 1 TRÒ CHƠI: HÁI HOA DÂN CHỦ Cách tiến hành: Nghe GV hướng dẫn. - GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy vào từng mảnh giấy cài lên cây. + Chia lớp theo tổ. + Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo. + Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi, có sự hội ý. Sau đó trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 4 điểm, sai trừ 2 điểm. - Tổ chức cho HS chơi. - Tổng kết cuộc thi. - Nhận xét, khen ngợi HS đã nắm vững những tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia. Hoạt động 2 TRÒ CHƠI: CHIẾC GHẾ NGUY HIỂM - Hỏi: Nghe tên trò chơi, em hình dung ra điều gì? + Đây là một cái ghế rất nguy hiểm, đụng vào sẽ bị chết. - Lấy nghế ngồi của GV, phủ một cái khăn màu trắng lên ghế. - Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn. - Giới thiệu: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu ai đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Bây giờ các em hãy xếp hàng từ ngoài hành lang đi vào. - Cử 5 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy. - 5 HS đứng quan sát, HS cả lớp xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp, vào chỗ ngồi của mình. - GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát - HS nói những gì mình quan sát thấy. - Nhận xét, khen ngợi HS quan sát tốt. Ví dụ: + Các bạn đều đi rất thận trọng. + Bạn A đẩy mạnh làm bạn B ngã chạm vào ghế. Bạn C đứng sau B chạm vào tay B. Những bạn đi sau cố gắng không chạm vào C. + Bạn D, E sờ tay nhẹ vào ghế. + Bạn M rất sợ không dám bước vào. - Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. 1. Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? 1. Em cảm thấy rất sợ hãi. + Em không thấy sợ vì em nghĩ mình sẽ cẩn thận để không chạm vào ghế. + Em thấy tò mò, hồi hộp muốn xem thử xem chiếc ghế có nguy hiểm thật không. 2. Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng? 2. Vì em rất sợ chạm vào chiếc ghế. Nó thực sự nguy hiểm. Em không muốn chết 3. Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm vào ghế? 3. Em vô tình bước nhanh làm bạn ngã thôi ạ. + Em thử xem chiếc ghế có nguy hiểm thật không. Nếu nguy hiểm thì bạn sẽ chết trước. 4. Tại sao khi bị xô vào ghế, em cố gắng để không ngã vào ghế? 4. Vì em biết chắc chiếc ghế đó rất nguy hiểm. Em không muốn chết. 5. Tại sao em lại thử chạm tay vào ghế? 5. Em muốn biết chiếc ghế này có nguy hiểm thật không? 6. Sau khi chơi trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm”, em có nhận xét gì? 6. Khi đã biết những gì là nguy hiểm, chúng ta hãy tránh xa. Chúng ta phải thận trọng, tránh xa những nơi nguy hiểm. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc. š&› TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 11: dïng thuèc an toµn I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. * Kĩ năng: - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc. - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. * Thái độ: Có ý thức sử dụng thuốc an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Những vỉ thuốc thường gặp: Ampixilin, Pênixilin,... - Phiếu ghi sẵn từng câu hỏi và câu trả lời tách rời cho hoạt động 2. - Các tấm thẻ ghi: Tiêm vitamin Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin Uống vitamin Uống canxi và vitamin Tiêm canxi Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa canxi và vitaminD - Giấy khổ to, bút dạ. - HS sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Nêu tác hại của thuốc lá. + Nêu tác hại của rượu, bia. + Nêu tác hại của ma túy. + Khi bị người khác lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào? - 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài: Thuốc là sản phẩm rất cần thiết cho con người khi bị bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần phải sử dụng đúng cách để khỏi bị nguy hiểm đến tính mạng. Bài học hôm nay giúp ta hiểu rõ điều đó. - Lắng nghe. Hoạt động 1 SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI THUỐC - Kiểm tra việc sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc của HS. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - GV nêu yêu cầu: Hằng ngày, các em có thể đã sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào? - 5 đến 7 HS đứng tại chỗ giới thiệu. - Hỏi: Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào? - Một số HS nêu ý kiến trước lớp: + Em sử dụng thuốc cảm khi bị cảm, sốt, đau họng. + Em sử dụng thuốc ho bổ phế khi bị ho. + Em sử dụng thuốc Becberin khi bị đau bụng, có dấu hiệu đi ngoài. Hoạt động 2 SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp để cùng giải quyết vấn đề sau - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Dùng bút chì nối vào SGK. + Đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời trang 24. + Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. - 1 HS lên bảng sử dụng các bảng từ GV chuẩn bị sẵn để gắn câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi. Đáp án: 1.d 2.c 3.a 4.b. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần). - Kết luận lời giải đúng. - 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Hỏi: Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn? + Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ y tế. - Nhận xết câu trả lời của HS. + Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc. Hoạt động 3 TRÒ CHƠI: “AI NHANH, AI ĐÚNG ?” - GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi như sau: + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. + Hoạt động trong nhóm. + Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu hỏi trong SGK, sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. + Yêu cầu nhóm nhanh nhất dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Phiếu đúng: 1. Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần: 1c. Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin. 2a. Uống vitamin. 3b. Tiêm vitamin. VD: + Tại sao bạn lại cho rằng ăn thức ăn chứa nhiều vitamin là cách tốt nhất để cung cấp vitamin cho cơ thể? + Tại sao bạn lại cho rằng uống vitamin thì tốt hơn tiêm? 2. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ cần: 1c. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa canxi và vitaminD. 2b. Uống canxi và vitaminD. 3a. Tiêm canxi. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực học tập. - Dặn HS về nhà học thuộc và ghi lại mục Bạn cần biết vào vở, tìm hiểu về bệnh sốt rét. š&› ……................... M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 12: phßng bÖnh sèt rÐt I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: Biết được những việc nên làm để phòng bệnh sốt rét. * Kĩ năng: - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét. - Nêu được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng bệnh sốt rét. * Thái độ: Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi để phòng tránh sốt rét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 26, 27 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Em chỉ nên dùng thuốc khi nào? + Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, chúng ta cần làm gì? + Khi mua thuốc, ta cần lưu ý điều gì? - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài: Các em đã bao giờ nhìn thấy người bị sốt rét chưa? Bệnh sốt rét thường xuất hiện ở vùng nào? Bệnh sốt rét có những dấu hiệu như thế nào? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. - Lắng nghe. Hoạt động 1 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH SỐT RÉT - Thảo luận nhóm 4. - HS làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi, sau đó ghi câu trả lời ra giấy. Câu trả lời tốt là: 1. Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? (Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh thường có biểu hiện như thế nào?) 1. Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện như: Cứ 2, 3 ngày lại sốt một cơn; Lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; sau đó là sốt cao kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt. 2. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? 2. Đó là một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh. 3. Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào? 3. Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành. 4. Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 4. Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Người mắc bệnh nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét. Hoạt động 2 CÁCH ĐỀ PHÒNG BỆNH SỐT RÉT - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn. - Tiến hành thảo luận nhóm. + Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời về 1 hình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung. 1. Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì? 1. Hình 3: Một người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét. - Hình 4: Mọi người đang quét vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết. - Hình 5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. làm như vậy để muỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành. 2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh? 2. Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần: - Mắc màn khi đi ngủ. - Phun thuốc diệt muỗi. - Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. - Chôn kín rác thải. - Dọn sạch những nơi có nước đọng, vũng lầy. - Thả cá cờ vào chum, vại, bể nước. - Mặc quần áo dài tay vào buổi tối. - Uống thuốc phòng bệnh. - Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi: + Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen? + Muỗi a-nô-phen to, vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên. + Muỗi a-nô-phen sống ở đâu? + Muỗi a-nô-phen sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. Muỗi a-nô-phen thường đẻ trứng ở cống rãnh, những nơi nước đọng, ao tù hay ngay trong mảnh bát, chum vại,... có chứa nước. + Vì sao chúng ta phải diệt muỗi? + Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành. Muỗi sinh sản rất nhanh. Hoạt động 3 CUỘC THI: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT RÉT - GV tổ chức cho 3 đến 4 HS đóng vai tuyên truyền viên để tuyên truyền về bệnh sốt rét và cách phòng, tránh bệnh. - 4 HS lần lượt tuyên truyền trước lớp. (Gợi ý: Nói theo 4 nội dung thảo luận ở hoạt động 1 và cách phòng bệnh ở hoạt động 2). CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. - Dặn dò HS về nhà học kỹ mục Bạn cần biết . Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết. TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 13: phßng bÖnh sèt xuÊt huyÕt I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: Biết tác hại của muỗi vằn và nêu được cách tiêu diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt. * Kĩ năng: - Nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết. - Nhận biết sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. * Thái độ: - Có ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết. - Tuyên truyền và vận động mọi người cùng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 29 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét? + Nêu cách đề phòng bệnh sốt rét? - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm HS. - Giới thiệu bài: Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. - Lắng nghe. Hoạt động 1 TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT - GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK. + Gọi HS đọc các thông tin (đọc lời của mẹ cháu bé; đọc lời bác sĩ, đọc thông tin về bệnh). - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu học tập. + Yêu cầu 3 HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để chọn các câu trả lời đúng cho phiếu. + Gọi HS báo cáo kết quả thực hành. Đáp án. 1 – b; 2 – b; 3 – a; 4 – b; 5 – b. - Nhận xét kết quả thực hành của HS. - Gọi HS đọc lại thông tin trang 28. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời. - Tiếp nối nhau trả lời. 1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì? 1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút. 2. Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào? 2. Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành. 3. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? 3. Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Hoạt động 2 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trao đổi, thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi các việc nhóm tìm được các phiếu. Ví dụ về các việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết; + Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết; Đi đến cơ sở y tế gần nhất. Uống thuốc, nghỉ ngơi theo yêu cầu của bác sĩ hoặc cán bộ y tế. Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây bệnh sang người khác. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. + Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở. Đi ngủ phải mắc màn. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. Bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. - Gọi HS nhắc lại những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết. Hoạt động 3 LIÊN HỆ THỰC TẾ - Yêu cầu HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy theo gợi ý: - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau nói về các cách diệt muỗi và bọ gậy. + Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng chống bệnh sốt rét. Gợi ý: HS có thể nói những việc mà trong tranh minh họa giới thiệu. - Nhận xét HS trình bày. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm não. š&› ……................... TuÇn: M«n: khoa häc (TiÕt: ) Bµi 14: phßng bÖnh viªm n·o I. MỤC TIÊU: Giúp HS: * Kiến thức: - Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. - Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não. * Kĩ năng: - Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não. * Thái độ: - Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 30, 31 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Kiểm tra bài cũ: + Bệnh sốt xuất huyết do tác nhân nào gây nên? + Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? + Nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết. - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét, cho điểm từng HS. - Giới thiệu bài: Bệnh viêm não rất nguy hiểm. Nó không chỉ có khả năng tử vong mà còn có thể để lại di chứng lâu dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về bệnh viêm não: Tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm, con đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm não. - Lắng nghe. Hoạt động 1 TÁC NHÂN GÂY BỆNH, CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM NÃO - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” trang 30 SGK. + GV chia nhóm HS, phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ. - HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 6 HS cùng trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. + GV hướng dẫn cách chơi: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc các câu hỏi và câu trả lời sau đó ghép đôi câu hỏi với câu trả lời tương ứng và ghi kết quả vào 1 tờ giấy. Nhóm nào xong thì phất cờ và mang nộp đáp án cho cô. Nhóm thắng cuộc là nhóm nhanh và đúng nhất. - GV cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình. - Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1, 2, 3,... - GV đọc đáp án của các nhóm, đồng thời cho HS chọn đáp án đúng nhất. - HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất đáp án đúng: 1.c 3.b 2.d 4.a - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc, sau đó yêu cầu HS trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi trong bài. - HS trả lời theo tinh thần xung phong. Hoạt động 2 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh họa trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau. + Người trong hình minh họa đang làm gì? + Làm như vậy có tác dụng gì? - Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một hình. - 4 HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến. Hình 1: Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt, phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não do muỗi truyền bệnh. Hình 2: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não. Hình 3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có nắp đậy, có chỗ thoát nước, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Chuồng gia súc đẻ xa nhà ở, bể nước để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người. Hình 4: Mọi người đang cùng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chôn rác thải. Làm như vậy để muỗi không có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến. + Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì? + Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy. Ngủ trong màn. Hoạt động 3 THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO - GV nêu tình huống: Bác sĩ Lâm là một bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng huyện. Hôm nay bác phải về xã A tuyên truyền cho bà con hiểu và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. Nếu em là bác sĩ Lâm em sẽ nói gì với bà con xã A. - GV cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích các HS dưới lớp đặt câu hỏi thêm cho bạn. - Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm gan A. š&› ……................... ……...................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa hoc 1-14.doc
Tài liệu liên quan