Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Người đi săn và con vượn

Tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Người đi săn và con vượn: Tuần 32 Tập đọc –kể chuyện Người đi săn và con vượn I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi … Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: - GDHS ý thức bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ ...

doc42 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 môn tập đọc: Người đi săn và con vượn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Tập đọc –kể chuyện Người đi săn và con vượn I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi … Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: - GDHS ý thức bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Con cò Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? + Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò. + Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên: Chuyện gì sẽ xảy ra cho vượn mẹ khi mũi tên của người thợ săn phóng ra. Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Người đi săn và con vượn” qua đó các em sẽ rút cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: Đoạn 1: giọng kể khoan thai Đoạn 2: giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương ( giật mình, căm giận, không rời ) Đoạn 3: giọng cảm động, xót xa Đoạn 4: giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tận số, nỏ, bùi nhùi Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi : + Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ? + Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ? Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ cảnh hai mẹ con nhà vượn đang ôm nhau. Xa xa, một bác thợ săn đang giương nỏ nhắm bắn vượn mẹ. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Học sinh đọc thầm. Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn là con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc. Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống. Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn nghề thợ săn. Học sinh trả lời theo suy nghĩ. Không nên giết hại muông thú. Phải bảo vệ động vật hoang dã. Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. Giết hại loài vật là độc ác… Tập đọc –kể chuyện Người đi săn và con vượn I/ Mục tiêu : *Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Phương pháp: Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? Giáo viên lưu ý học sinh: bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bác thợ săn, ta cần xưng hô là tôi. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ). Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Câu chuyện được kể theo lời của bác thợ săn. Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng. Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá. Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương. Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn. Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính. Rèn luyện kĩ năng giải toán. Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và kĩ năng giải toán nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: Thi đua, trò chơi Bài 1: đặt tính rồi tính : GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: Có : 235 hộp bánh Một hộp có : 6 bánh Một bạn được : 2 bánh Số bạn có bánh : … bạn ? + Để tính được có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ta làm như thế nào ? + Ngoài ra còn có cách giải nào khác ? Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được tổng số bánh nhà trường đã mua trước, sau đó mới tính được số bạn được chia bánh. Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét Hoạt động 2: củng cố Bài 4 : Tính nhẩm ( theo mẫu ): GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Mỗi tuần lễ có mấy ngày ? + Vậy nếu thứ hai tuần này là ngày 20 thì thứ hai tuần sau là ngày mấy ? + Vậy thứ hai tuần trước là ngày nào ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài. Giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ thể hiện các ngày thứ hai của tháng 11 Thứ hai Thứ hai Thứ hai Thứ hai 6 13 20 27 Giáo viên nhận xét Hát HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài 4182 x 4 x 4182 4 16728 16728 : 4 16728 07 32 08 0 4 4182 62146 : 3 62146 021 04 16 1 3 20715 Lớp nhận xét. Học sinh nêu HS đọc Nhà trường mua 235 hộp bánh, mỗi hộp có 6 cái bánh. Số bánh này đem chia hết cho học sinh, mỗi bạn được 2 cái bánh. Hỏi có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ? Để tính được có tâùt cả bao nhiêu bạn được chia bánh ta lấy tổng số bánh nhà trường đã mua chia cho số bánh mỗi bạn được nhận. Ta có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh. HS làm bài Bài giải Cách 1: Tổng số bánh nhà trường đã mua: 6 x 235 = 1410 ( bánh ) Số bạn được nhận bánh là 1410 : 2 = 705 ( bạn ) Đáp số: 705 bạn Cách 2: Mỗi hộp chia được cho số bạn là: 6 : 2 = 3 ( bạn ) Số bạn được nhận bánh là 3 x 235 = 705 ( bạn ) Đáp số: 705 bạn Học sinh nêu Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 36cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 36 : 2 = 18 ( cm ) Diện tích hình chữ nhật là: 36 x 18 = 648 ( cm2 ) Đáp số: 648cm2 HS đọc Ngày 20 tháng 11 là thứ hai. Hỏi những ngày thứ hai trong tháng đó là những ngày nào ? Mỗi tuần lễ có 7 ngày Vậy nếu thứ hai tuần này là ngày 20 thì thứ hai tuần sau là ngày : 20 + 7 = 27 Vậy thứ hai tuần trước là ngày: 20 – 7 = 13 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Chính tả Ngôi nhà chung I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; v/d. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2 HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: bạc phếch, con rết, kết hoa, mũi hếch. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung. Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; v/d. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung Phương pháp: Vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ? + Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là gì ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: hàng nghìn, bảo vệ, đói nghèo Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Đọc cho học sinh viết GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 13’ ) Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; v/d Phương pháp: Thực hành, thi đua Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Xen vào giữa những đám đá tai bèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo. Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn: Thằng Năm về ! Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy tụt ra đường. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Nhận xét Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con ( 20’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất. Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống nghèo đói, bệnh tật. Đoạn văn trên có 4 câu Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Điền vào chỗ trống l hoặc n: Điền vào chỗ trống v hoặc d: Đọc và chép lại các câu văn sau: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tập đọc Mè hoa lượn sóng I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: mè hoả mè hoa, ăn nổi, rễ cỏ, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: mè hoa, đìa, đó, lờ. Hiểu được nội dung bài thơ: Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các loài cua cá, tôm, tép. Thái độ:- Học sinh nhận biết cuộc sống của các loài vật . II/ Chuẩn bị : 1. HS: SGK 2.GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Người đi săn và con vượn ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Người đi săn và con vượn và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì, có những con vật nào? Giáo viên: Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Mè hoa lượn sóng” sẽ giúp các em biết về cuộc sống dưới nước rất nhộn nhịp của mè hoa và các loài cua cá, tôm tép. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng vui, nhanh. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ GV kết hợp giải nghĩa từ khó Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi : + Mè hoa sống ở đâu ? + Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước. + Xung quanh mè hoa còn có những loài vật nào? Những câu thơ nào nói lên đặc điểm của mỗi loài vật ? + Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hoá mà em thích. Hoạt động 3: Học thuộc lòng ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Mè hoa lượn sóng Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Tranh vẽ cảnh các con vật dưới nước có con cá, cua càng, tép. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Mè hoa sống ở ao, ở ruộng, ở đìa. Ùa ra giỡn nước, chị bơi đi trước, em lượn theo sau. Cá mè ăn nổi, cá chép ăn chìm, con tép lim dim, con cua áo đỏ … Học sinh nêu một, hai hình ảnh nhân hoá mà em thích. Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Cuốn sổ tay. Toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo) I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( tiếp theo )( 1’ ) Hoạt động 1: hướng dẫn giải bài toán Mục tiêu: giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị Phương pháp: giảng giải, đàm thoại Bài toán 1: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ? Giáo viên cho học sinh đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: 35l : 7 can 10l : … can? + Để tính được 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can trước hết ta phải làm như thế nào ? + Muốn tìm số lít mật ong đựng trong 1 can ta làm như thế nào ? + Biết 5l mật ong thì đựng trong 1 can, vậy muốn tìm 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can ta làm như thế nào ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên chốt: câu trả lời, phép tính và kết quả có tên đơn vị trong dấu ngoặc; đáp số ghi đầy đủ cả số và tên đơn vị + Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ? + Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán liên quan đến rút về đơn vị đã học ? Giáo viên chốt: khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, ta thường tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau ( thực hiện phép chia ) Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị ( thực hiện phép chia ) Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước liên quan đến rút về đơn vị. Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành Mục tiêu: giúp học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 16kg : 8 hộp 10kg : … hộp ? + Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Để tính được 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp ta làm như thế nào ? + Muốn tìm số kẹo trong mỗi hộp ta phải làm phép tính gì ? + Biết mỗi hộp có 2 kg kẹo, muốn tìm 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp ta phải làm phép tính gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 20 cái : 5 phòng 24 cái : … phòng? + Muốn biết có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học ta làm như thế nào ? + Biết 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần, muốn tìm mỗi phòng có bao nhiêu quạt trần ta phải làm phép tính gì ? + Biết mỗi phòng có 4 quạt trần, muốn biết 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học ta phải làm phép tính gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: củng cố Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Cho học sinh thi đua sửa bài. Hát ( 13’ ) HS đọc Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ? Để tính được 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can trước hết ta phải tìm số lít mật ong đựng trong 1 can Muốn tìm số lít mật ong đựng trong 1 can ta thực hiện phép chia 35 : 7 = 5 (lít) Biết 5l mật ong thì đựng trong 1 can, vậy muốn tìm 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can ta lấy 10 : 5 = 2 ( can ) Bài giải Số lít mật ong trong mỗi can có là : 35 : 7 = 5 ( lít ) Số can cần để đựng 10l mật ong là : 10 : 5 = 2 ( can ) Đáp số: 2 can Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. Bước tính thứ hai, chúng ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia. Cá nhân ( 13’ ) HS đọc Có 16kg kẹo đựng đều trong 8 hộp. Hỏi 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp như thế ? Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị Để tính được 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp ta phải tìm số kẹo trong mỗi hộp. Ta làm phép chia: 16 : 8 = 2 ( kg kẹo ) Phép chia 10 : 2 = 5 ( hộp ) Bài giải Số kẹo trong mỗi hộp có là : 16 : 8 = 2 ( kg kẹo ) Số hộp cần để đựng 10kg kẹo là : 10 : 2 = 5 ( hộp ) Đáp số: 5 hộp HS đọc Các phòng học đều được lắp số quạt trần như nhau. Có 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần. Hỏi có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học? Muốn biết có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học ta phải tìm số cái quạt trần trong mỗi phòng. Ta làm phép chia: 20 : 5 = 4 ( cái ) Muốn biết 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học ta phải thực hiện phép chia 24 : 4 = 6 ( cái ) Bài giải Số cái quạt trần mỗi phòng có là : 20 : 5 = 4 ( cái ) Số phòng cần để lắp 24 cái quạt trần là : 24 : 4 = 6 ( cái ) Đáp số: 6 cái HS đọc Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài 32 : 4 : 2 = 8 : 2 S S Đ Đ = 4 32 : 4 : 2 = 32 : 2 = 16 18 : 2 x 3 = 18 : 6 = 3 18 : 2 x 3 = 9 x 3 = 27 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Luyện từ và câu Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm I/ Mục tiêu : Kiến thức: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm. Kĩ năng: Học sinh tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được tiếp tục học bài Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm Ghi bảng. Hoạt động 1: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Phương pháp: thi đua, động não Bài tập 1a: Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm: Bồ Chao kể tiếp : Đầu đuôi là thế này : Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi : “Kìa, hai cái trụ chống trời!” Nhận xét Bài tập 1b: Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm: + Trong bài có mấy dấu hai chấm ? + Dấu hai chấm thứ nhất được đặt trước gì ? + Dấu hai chấm này dùng để làm gì ? + Dấu hai chấm thứ hai dùng để làm gì ? + Dấu hai chấm thứ ba dùng để làm gì ? Giáo viên: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý đứng trước. Hoạt động 2: Dấu chấm, dấu hai chấm (17’) Mục tiêu: giúp học sinh bước đầu nắm được cách dùng dấu phẩy Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi : “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp : “Bác học không có nghĩa là ngừng học.” Hoạt động 3: củng cố Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan. Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi tay khéo léo của mình. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình. Hát Học sinh sửa bài Khoanh tròn các dấu hai chấm trong đoạn văn sau: Học sinh làm bài Mỗi dấu hai chấm được dùng để làm gì ? Học sinh làm bài Trong bài có 3 dấu hai chấm Dấu hai chấm thứ nhất được đặt trước câu nói của Bồ Chao Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời nói của nhân vật. Dấu hai chấm thứ hai dùng để giải thích sự vật. Dấu hai chấm thứ ba dùng để dẫn lời nhân vật Tu Hú. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào ô trống trong đoạn văn sau: Học sinh làm bài Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”: Học sinh làm bài Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Tự nhiên xã hội Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp HS có khả năng: Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản. Thực hành biểu diễn ngày và đêm Kĩ năng: học sinh biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ Thái độ : Biết được ý nghĩa của hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 120, 121 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất ( 4’ ) Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng chiều hay ngược chiều ) Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Ngày và đêm trên Trái Đất ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 17’ ) Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 và 2 trong SGK trang 120, 121 trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ? + Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? + Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? + Tìm vị trí của Hà Nội và La Ha-ba-na trên quả địa cầu. + Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm? Kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm. Hoạt động 2: thực hành theo nhóm ( 16’ ) Mục tiêu: Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh thực hành như sau: dùng ngọn đèn ( nến ) tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất, đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt ngọn đèn và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng. Giáo viên yêu cầu một vài học sinh lên làm thực hành trước lớp. Kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Hoạt động 3: củng cố Mục tiêu: Giúp học sinh biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên đánh dấu một điểm trên quả địa cầu Giáo viên quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ ( nhìn từ cực Bắc xuống ) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ. Giáo viên nói: thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày Giáo viên hỏi: + Một ngày có bao nhiêu giờ ? + Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? Kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Một ngày có 24 giờ. Hát Học sinh quan sát Bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu vì nó hình cầu nên bóng đèn chỉ chiếu sáng một phía, chứ không chiếu sáng được toàn bộ quả địa cầu cùng một lúc. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban đêm. Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là đêm vì La Ha-ba-na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất. Học sinh chia nhóm và thực hành theo yêu cầu của Giáo viên. Một vài học sinh lên làm thực hành trước lớp Các học sinh khác nghe và nhận xét phần làm thực hành của bạn. Học sinh theo dõi. Một ngày có 24 giờ Nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bài 64: Năm, tháng và mùa. Tập viết Ôn chữ hoa : I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa X Viết tên riêng: Đồng Xuân bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa X viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu V, tên riêng: Đồng Xuân và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Văn Lang Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa X, tập viết tên riêng Đồng Xuân và câu ứng dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Ghi bảng: Ôn chữ hoa: X Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa V, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ X trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ X gồm những nét nào? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Đ, T Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ Đ, T hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ X hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ Đ, T hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Đồng Xuân Giáo viên giới thiệu: Đồng Xuân là tên một chợ lớn, có từ lâu đời ở Hà Nội. Đây là nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng ở nước ta. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Đồng Xuân là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu Đ, T Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Đồng Xuân 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Tốt, Xấu Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa X viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp: thực hành Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ X : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ Đ, T: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Đồng Xuân: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ứng dụng: 5 dòng Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Hoạt động 3: củng cố Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Xuân Lộc”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là: X, T, Đ Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ Đ, X, g cao 2 li rưỡi, chữ ô, n, u, â cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Cá nhân Chữ T, g, h, X cao 2 li rưỡi ; chữ ô, ơ, n, ư, c, s, â, i, e, ê, o cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi ; chữ đ, p cao 2 li Câu ca dao có chữ Tốt, Xấu được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Tập đọc Cuốn sổ tay I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: quyển sổ, toan cầm lên, nhỏ nhất,.. Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Biết đọc bài với giọng vui, hồn nhiên ; phân biệt lời các nhân vật. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được đặc điểm của một số nước được nêu trong bài. Nắm được công dụng của sổ tay ( ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết,… trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc,… Biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. 3. Thái độ: - GDHS thói quen ghi vào sổ tay những điều cần nhớ. II/ Chuẩn bị : GV : bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài; hai, ba cuốn sổ tay đã có ghi chép. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Mè hoa lượn sóng ( 4’ ) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài Mè hoa lượn sóng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên: Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cuốn sổ tay” qua đó các em sẽ biết được cách dùng sổ tay và công dụng của sổ tay. Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn Bài chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến Sao lại xem sổ tay của bạn? Đoạn 2: tiếp theo đến những chuyện lí thú Đoạn 3: tiếp theo đến rộng hơn nước ta trên 50 lần Đoạn 4: còn lại. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó Giáo viên cho học sinh chỉ bản đồ để biết vị trí của các nước: Mô-na-cô, Va-ti-căng, Nga, Trung Quốc. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu: giúp học sinh những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài. Phương pháp: diễn giải, đàm thoại Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài văn và hỏi : + Thanh dùng sổ tay làm gì ? + Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh. + Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ? Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên đọc mẫu bài và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên cho học sinh hình thành nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, tự phân các vai: Lân, Thanh, Tùng và người dẫn chuyện Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất Hát Học sinh đọc bài Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang trò chuyện trên sân trường. Tất cả đang chăm chú theo dõi một bạn đọc điều gì đó được ghi từ cuốn sổ tay nhỏ. Học sinh lắng nghe Học sinh đọc Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm và trả lời Thanh dùng sổ tay để ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú. Có những điều lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất. Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay, người ta có thể ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự. Học sinh lắng nghe HS đọc bài theo hướng dẫn của GV Học sinh tự hình thành nhóm và phân vai Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Cóc kiện trời. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị, rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong biểu thức số. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị, rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong biểu thức số nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 10 học sinh : 5 bàn 36 học sinh : … bàn ? + Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Muốn biết có 36 học sinh cũng phân như thế cần bao nhiêu bàn học ta làm như thế nào ? + Biết cứ 10 học sinh thì phân đều vào 5 bàn học, muốn tìm mỗi bàn có bao nhiêu học sinh ta phải làm phép tính gì ? + Biết mỗi bàn có 2 học sinh, muốn biết có 36 học sinh cũng phân như thế cần bao nhiêu bàn học ta phải làm phép tính gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 60 cái cốc : 10 bàn 78 cái cốc: … bàn ? + Muốn biết có 78 cái cốc thì xếp đều vào bao nhiêu bàn như thế ta làm như thế nào ? + Biết 60 cái cốc thì xếp đều vào 10 bàn, muốn tìm mỗi bàn có bao nhiêu cái cốc ta làm như thế nào? + Biết mỗi bàn có 6 cái cốc, muốn tìm 78 cái cốc thì xếp đều vào bao nhiêu bàn như thế ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét Hoạt động 3: củng cố Bài 3: Nối mỗi biểu thức với giá trị của biểu thức đó ( theo mẫu ): GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” Giáo viên nhận xét Hát ( 4’ ) HS đọc Cứ 10 học sinh thì phân đều vào 5 bàn học. Hỏi có 36 học sinh cũng phân như thế cần bao nhiêu bàn học ? Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị Muốn biết có 36 học sinh cũng phân như thế cần bao nhiêu bàn học ta phải tìm số học sinh có trong mỗi bàn. Muốn tìm mỗi bàn có bao nhiêu học sinh ta phải làm phép tính chia: 10 : 5 = 2 (học sinh ) Phép chia 36 : 2 = 18 ( bàn ) Bài giải Số học sinh có trong mỗi bàn là : 10 : 5 = 2 (học sinh ) Số bàn 36 học sinh phân được là : 36 : 2 = 18 ( bàn ) Đáp số: 18 bàn. HS đọc Người bán hàng tính rằng cứ 60 cái cốc thì xếp đều vào 10 bàn. Hỏi có 78 cái cốc thì xếp đều vào bao nhiêu bàn như thế ? Muốn biết có 78 cái cốc thì xếp đều vào bao nhiêu bàn như thế ta phải tìm số cái cốc trong mỗi bàn. Muốn tìm mỗi bàn có bao nhiêu cái cốc ta lấy số cái cốc của 10 bàn chia cho 10 60 : 10 = 6 ( cái cốc ) Ta lấy 78 cái cốc chia cho số cái cốc của 1 bàn Bài giải Số cái cốc trong mỗi bàn có là : 60 : 10 = 6 ( cái cốc ) Số bàn cần để xếp 78 cái cốc là : 78 : 6 = 13 ( bàn ) Đáp số: 13 bàn Học sinh đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài. 48 : 6 : 2 40 : 5 x 2 3 16 12 4 403 90 20 x 4 : 2 18 : 3 x 2 36 : 6 : 2 15 x 3 x 2 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập Chính tả Hạt mưa I/ Mục tiêu : Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một bài thơ: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Hạt mưa. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n ; v/d. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Hạt mưa HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Hạt mưa. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n ; v/d. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nhớ - viết Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Hạt mưa Phương pháp: vấn đáp, thực hành Hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên đọc bài thơ cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào ? + Đoạn thơ có mấy khổ ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? + Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ? + Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ? Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: gió, sông, mỡ màu, trang, mặt nước, nghịch,… Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này. Học sinh nhớ viết chính tả GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Chấm, chữa bài Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n ; v/d Phương pháp : thực hành Bài tập 1: Điền vào chỗ trống các từ: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta: Nơi tận cùng ở phía nam Trái Đất, quanh năm đóng băng: Một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc: Hoạt động 3: củng cố Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Màu của cánh đồng lúa chín: Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi: Loài thú lớn ở rừng nhiệt đới, có vòi và ngà: Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. ( 24’ ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn thơ có 4 khổ Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài Hạt mưa ủ trong vườn, Thành mỡ màu của đất./ Hạt mưa trang mặt nước, Làm gương cho trăng soi. Hạt mưa đến là nghịch … Rồi ào ào đi ngay. Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Lào Nam Cực Thái Lan Chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Màu vàng Cây dừa Con voi Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị, Luyện tập bài toán về lập bảng thống kê. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị, luyện tập bài toán về lập bảng thống kê nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 14 phút : 7km 36 phút : … km? + Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Muốn biết trong 36 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào ? + Biết trong 14 phút đi được 7km, muốn tìm mỗi ki-lô-mét người đó đi được bao nhiêu phút ta phải làm phép tính gì ? + Biết mỗi km người đó đi được 2 phút, muốn biết trong 36 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta phải làm phép tính gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 56kg kẹo : 8 hộp 35kg kẹo : … hộp ? + Muốn biết phải lấy mấy hộp để được 35kg kẹo ta làm như thế nào ? + Biết 56kg kẹo chia đều vào 8 hộp, muốn tìm mỗi hộp có bao nhiêu kg kẹo ta làm như thế nào? + Biết mỗi hộp có 7 kg kẹo, muốn biết phải lấy mấy hộp để được 35kg kẹo ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét Bài 3: Điền dấu x, : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Hoạt động 2: củng cố Bài 4: Hãy viết số thích hợp vào ô trống GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài Giáo viên cho 2 tổ cử đại diện thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Hát ( 4’ ) HS đọc Một người đi xe máy trong 14 phút đi được 7km. Hỏi nếu cứ đi đều như vậy trong 36 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? Bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị Muốn biết trong 36 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta phải tìm số phút người đó đi được trong 1 km. Muốn tìm mỗi ki-lô-mét người đó đi được bao nhiêu phút ta phải làm phép tính chia: 14 : 7 = 2 ( phút ) Muốn biết trong 36 phút thì người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta phải làm phép tính chia 36 : 2 = 18 ( km ) Bài giải Số phút người đó đi 1 km là: 14 : 7 = 2 ( phút ) Số ki-lô-mét đi trong 36 phút là : 36 : 2 = 18 ( km ) Đáp số: 18 km. HS đọc Có 56kg kẹo chia đều vào 8 hộp. Hỏi phải lấy mấy hộp đó để được 35kg kẹo ? Muốn biết phải lấy mấy hộp để được 35kg kẹo ta phải tìm số kg kẹo trong mỗi hộp. Muốn tìm mỗi hộp có bao nhiêu kg kẹo ta lấy số kg kẹo chia cho số hộp 56 : 8 = 7 ( kg ) Muốn biết phải lấy mấy hộp để được 35kg kẹo ta lấy 35kg kẹo chia cho số kg kẹo của 1 hộp Bài giải Số kg kẹo trong mỗi hộp có là : 56 : 8 = 7 ( kg ) Số hộp cần lấy để được 35kg kẹo là 35 : 7 = 5 ( hộp ) Đáp số: 5 hộp Học sinh đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài. 48 : 6 : 2 = 4 27 : 9 x 3 = 9 48 : 6 x 2 = 16 27 : 9 : 3 = 1 Học sinh đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài. Lớp 3A 3B 3C Tổng Số học sinh giỏi 9 10 9 28 Số học sinh khá 18 19 20 57 Số học sinh trung bình 5 6 4 15 Tổng 32 35 33 100 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập chung Thủ công Làm quạt giấy tròn (tiết 1) I/ Mục tiêu : Kiến thức: Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn. Kĩ năng : Học sinh làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn Kéo, thủ công, bút chì, sợi chỉ, hồ dán. HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Làm đồng hồ để bàn Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài: Làm quạt giấy tròn ( 1’ ) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết cách làm quạt giấy tròn Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên giới thiệu cho học sinh quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, giới thiệu: đây là mẫu quạt giấy tròn. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh quan sát và nhận xét: + Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1. + Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm. + Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng. Nêu tác dụng của quạt giấy tròn Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu Mục tiêu: giúp học sinh làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật (14’ ) Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên treo tranh quy trình làm quạt giấy tròn lên bảng. Bước 1: cắt giấy. Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để gấp quạt. Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu có chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt. Bước 2: gấp, dán quạt. Đặt một tờ giấy thủ công hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buột chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt. Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt. Bôi hồ vào 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt. Chú ý: dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô. Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn Giáo viên tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm quạt giấy tròn . Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp quạt giấy tròn theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Hoạt động 3 : củng cố - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để thực hiện xếp một cái quạt giấy tròn. Hát Học sinh quan sát Học sinh quan sát và nhận xét Nhận xét, dặn dò: ( 1’ ) Chuẩn bị : Làm quạt giấy tròn ( tiết 2 ) Nhận xét tiết học Tập làm văn Nói, viết về bảo vệ môi trường I/ Mục tiêu : Kiến thức: Nói, viết về bảo vệ môi trường. Kĩ năng: Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên. Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng. Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý; tranh, ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Giáo viên nhận xét Bài mới : Giới thiệu bài: ( 1’ ) Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào gợi ý trong SGK để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, sau đó viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành ( 20’ ) Mục tiêu: Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Phương pháp: thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường Giáo viên cho học sinh nói tên đề tài mình chọn kể Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK và hướng dẫn học sinh trả lời: + Em đã làm việc gì tốt để góp phần bảo vệ môi trường ? + Em đã làm việc tốt đó ở đâu ? Vào khi nào ? + Em đã tiến hành công việc đó ra sao ? + Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó ? Giáo viên cho học sinh chia thành nhiều nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. Cho vài học sinh thi kể trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay Hoạt động 2: củng cố Giáo viên thu một số bài học sinh làm nhanh. Chấm, sửa lỗi Đọc cho cả lớp nghe bài làm hay Hát Học sinh đọc Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường Học sinh lắng nghe. Học sinh nói tên đề tài mình chọn + Dọn vệ sinh sân trường. + Nhặt cỏ, bắt sâu, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. + Nhặt rác trên đường phố, đường làng bỏ vào nơi quy định. + Tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm + Nhắc nhở các hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. + Giữ sạch nhà, lớp học,… Em đã chăm sóc bồn hoa trước lớp cùng các bạn trong tổ./ Em nhắc nhở, ngăn chặn các bạn không được bẻ cành, hái hoa… Em đã làm việc tốt đó ngay tại trường vào ngày chủ nhật vừa qua./ Em đã làm việc tốt đó ở công viên Tao Đàn khi được đi chơi cùng với bố mẹ vào sáng chủ nhật tuần trước … Khi đến giờ dọn vệ sinh lớp học, em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch lớp. Chúng em quét rất cẩn thận, vừa làm việc chúng em vừa trò chuyện nên rất vui mà công việc vẫn hoàn thành xong. Em cảm thấy rất vui … Học sinh tiến hành thảo luận, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm Học sinh thi kể Cả lớp theo dõi và nhận xét Học sinh làm bài Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Nói, viết về bảo vệ môi trường. Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số. Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị. Kĩ năng: học sinh rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số và giải toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức số và giải toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: Tính giá trị biểu thức: GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh làm bài Giáo viên hỏi: + Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào? GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV Nhận xét Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết năm 2005 gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta làm như thế nào ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: 8 xe : 16 560 viên gạch 3 xe : … viên gạch ? + Bài toán thuộc dạng gì ? + Muốn biết 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào ? + Biết 16560 viên gạch xếp đều lên 8 xe tải, muốn tìm mỗi xe chở bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào? + Biết mỗi xe chở 2070 viên gạch, muốn tìm 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2: củng cố Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Hãy nhận xét về số đo của chu vi hình vuông. + Muốn tính diện tích hình vuông ta phải làm gì trước ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét GV gọi HS đọc yêu cầu Hát HS nêu Học sinh thi đua sửa bài Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau. HS thi đua sửa bài ( 10728 + 11605 ) x 2 ( 45728 – 24811 ) x 4 40435 – 32528 : 4 82915 – 15283 x 3 = 22333 x 2 = 44666 = 20914 x 4 = 83668 = 40435 – 8132 = 32303 = 82915 – 45849 = 37066 Học sinh đọc Năm 2005 có 365 ngày. Hỏi năm đó gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ? Ta lấy 365 : 7 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Bài giải Ta có : 365 : 7 = 52 ( dư 1 ) Vậy năm đó có 52 tuần lễ và 1 ngày Đáp số : 52 tuần lễ và 1 ngày. Lớp nhận xét HS đọc Có 16560 viên gạch xếp đều lên 8 xe tải. Hỏi 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch ? Bài toán trên thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị Muốn biết 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch ta phải tìm số viên gạch xếp đều lên mỗi xe. Muốn tìm mỗi xe chở bao nhiêu viên gạch ta lấy 16560 viên gạch chia cho 8 xe tải 16560 : 8 = 2070 ( viên gạch ) Muốn tìm 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch ta lấy số viên gạch 1 xe chở nhân cho 3 2070 x 3 = 6210 ( viên gạch ) Bài giải Số viên gạch 1 xe chở là : 16560 : 8 = 2070 ( viên gạch ) Số viên gạch 3 xe chở là : 2070 x 3 = 6210 ( viên gạch ) Đáp số: 6210 viên gạch Học sinh nêu Một hình vuông có chu vi 3dm 2cm Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? Số đo của chu vi hình vuông tính theo xăng-ti-mét Muốn tính diện tích hình vuông ta phải đổi số đo chu vi hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét Bài giải 3dm 2cm = 32cm Cạnh hình vuông là : 32 : 4 = 8 ( cm ) Diện tích hình vuông là 8 x 8 = 64 ( cm2 ) Đáp số: 64 cm2 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Kiểm tra. Tự nhiên xã hội Bài 64: Năm, tháng và mùa I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp học sinh biết : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. Một năm thường có bốn mùa. Kĩ năng : học sinh biết đặc điểm khí hậu của bốn mùa. Thái độ : Tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 122, 123 trong SGK, một số quyển lịch. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Ngày và đêm trên Trái Đất ( 4’ ) Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? Một ngày có bao nhiêu giờ ? Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Năm, tháng và mùa ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 9’ ) Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát lịch, thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ? + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ? Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho học sinh biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Giáo viên hỏi: + Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ? Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp ( 9’ ) Mục tiêu: Biết một năm thường có bốn mùa Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK trang 123, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ? + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. + Tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu. + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? Tại sao ? Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: mùa xuân thường từ tháng 1 đến tháng 4, mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 8, mùa thu thường từ tháng 9 đến tháng10, mùa đông thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. Hoạt động 3:củng cố: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông Mục tiêu: Học sinh biết đặc điểm khí hậu của bốn mùa Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên hỏi học sinh đặc trưng khí hậu 4 mùa: + Khi mùa xuân, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa hạ, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa thu, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa đông, em cảm thấy như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Khi nói mùa xuân thì học sinh cười. + Khi nói mùa hạ thì học sinh lấy tay quạt. + Khi nói mùa thu thì học sinh để tay lên má. + Khi nói mùa đông thì học sinh xuýt xoa. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm chơi hay. Hát Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Mỗi năm gồm 12 tháng Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày. Những tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11 Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi Học sinh tìm và chỉ trên quả địa cầu Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung. ( 8’ ) Khi mùa xuân, em cảm thấy ấm áp Khi mùa hạ, em cảm thấy nóng nực … Khi mùa thu, em cảm thấy mát mẻ Khi mùa đông, em cảm thấy lạnh, rét … Học sinh lắng nghe Học sinh chơi theo nhóm. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 65 : Các đới khí hậu. Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa X, T, Đ nhỏ Cho học sinh viết: Xuân Lộc Cho HS luyện viết ở vở HS viết bảng con. HS viết vào vở. Ôn Toán GV giúp học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 16kg : 8 hộp 10kg : … hộp ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 20 cái : 5 phòng 24 cái : … phòng? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. HS đọc Có 16kg kẹo đựng đều trong 8 hộp. Hỏi 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp như thế ? Bài giải Số kẹo trong mỗi hộp có là : 16 : 8 = 2 ( kg kẹo ) Số hộp cần để đựng 10kg kẹo là : 10 : 2 = 5 ( hộp ) Đáp số: 5 hộp HS đọc Các phòng học đều được lắp số quạt trần như nhau. Có 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần. Hỏi có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học? Bài giải Số cái quạt trần mỗi phòng có là : 20 : 5 = 4 ( cái ) Số phòng cần để lắp 24 cái quạt trần là 24 : 4 = 6 ( cái ) Đáp số: 6 cái Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp học sinh tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm Bài 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm: Dũng nói với Cường : Cậu dạy tớ bơi nhé! Được rồi. Trước khi xuống nước, cậu phải làm những việc này : bỏ bớt áo, chỉ mặc quần cộc, chạy nhảy một lúc cho cơ bắp quen với hoạt động. Được, tớ sẽ làm theo lời cậu. Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong mỗi câu sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong Seagame 22 được tạo nên bằng công sức của các huấn luyện viên và cầu thủ toàn đội. Cô giáo em động viên học sinh học tập bằng những lời ân cần và dịu dàng. Nhân dân ta xây dựng đất nước bằng hàng triệu bàn tay lao động và hang triệu khối óc. Học sinh đọc HS làm bài và thi đua sửa bài Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài và thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Ôn Tập làm văn Giáo viên giúp học sinh viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài + Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường + Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ? Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,…). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường. Học sinh lắng nghe. Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 4 tổ thi tổ chức cuộc họp Ôn Chính tả GV giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: rong ruổi rong chơi thong dong trống giong cờ mở gánh hàng rong Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình cười rũ rượi nói chuyện rủ rỉ rủ nhau đi chơi lá rủ xuống mặt hồ Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó: Học sinh làm bài và sửa bài Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi. Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách. Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ. Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên. Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 332.doc