Giải phẫu học động mạch khối ta tụy

Tài liệu Giải phẫu học động mạch khối ta tụy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH KHỐI TÁ TỤY Nguyễn Hoàng Vũ*, Dương Văn Hải*, Bùi Văn Ninh* TÓM TẮT Chúng tôi tiến hành phẫu tích cấu trúc của khối tá tụy dựa trên 40 xác (gồm 27 nam, 13 nữ) người Việt Nam trưởng thành được ướp, ngâm formol tại Bộ Môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tụy và tá tràng được cấp máu bởi hai nguồn chính là động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên. Đầu tụy và tá tràng có cùng nguồn cung cấp máu là hai cung động mạch trước và sau đầu tụy. Vì vậy khó giữ được tá tràng trong phẫu thuật cắt đầu tụy. Thân và đuôi tụy được cấp máu bởi các nhánh xuất phát từ động mạch lách (nhánh của động mạch thân tạng) và động mạch mạc treo tràng trên. Các nhánh này độc lập với các nhánh cung cấp cho đầu tụy ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải phẫu học động mạch khối ta tụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH KHỐI TÁ TỤY Nguyễn Hoàng Vũ*, Dương Văn Hải*, Bùi Văn Ninh* TÓM TẮT Chúng tôi tiến hành phẫu tích cấu trúc của khối tá tụy dựa trên 40 xác (gồm 27 nam, 13 nữ) người Việt Nam trưởng thành được ướp, ngâm formol tại Bộ Môn Giải Phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tụy và tá tràng được cấp máu bởi hai nguồn chính là động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên. Đầu tụy và tá tràng có cùng nguồn cung cấp máu là hai cung động mạch trước và sau đầu tụy. Vì vậy khó giữ được tá tràng trong phẫu thuật cắt đầu tụy. Thân và đuôi tụy được cấp máu bởi các nhánh xuất phát từ động mạch lách (nhánh của động mạch thân tạng) và động mạch mạc treo tràng trên. Các nhánh này độc lập với các nhánh cung cấp cho đầu tụy và tá tràng. Trong đó, động mạch tụy dưới có thể có nguyên ủy rất đa dạng, chủ yếu từ động mạch mạc treo tràng trên. SUMMARY ANATOMY OF THE VASCULAR SUPPLY OF PANCREATODUODENAL BLOCK Nguyen Hoang Vu, Duong Van Hai, Bui Van Ninh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 3 * 2004: 41 – 48 We have performed dissection of the pancreatoduodenal block of the 40 murtured Vietnamese mummies which have been formolly treated at the Department of Anatomy, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City. Result: The pancreas and duodenum are supplied mainly by celiac and superior mesenteric arteries. The head oof pancreas and duodenum have the same source of blood supply that is the anterior and posterior arterial arcades of the head of pancreas. Therefore, it might be difficult to preserve the duodenum when performing cephalic pancreatectomy. The body and tail of pacreas are supplied by the branches derived from splenic artery and superior mesenteric artery. These branches are dependent from those of the head of pancreas and duodenum. The inferior pancreatic artery might have a variety of origin which mainly from the superior mesenteric artery. ĐẶT VẤN ĐỀ Tụy tạng là một tuyến vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, nằm trong ổ bụng nhưng sát thành bụng sau. Tá tràng là đoạn đầu tiên của ruột non, ôm chặt lấy đầu tụy và được cung máu bởi cùng nguồn với đầu tụy. Giải phẫu học tụy đã được các tác giả nước ngoài nghiên cứu rất nhiều, nhưng hầu như chưa có tác giả trong nước nào đề cập. Bài này chúng tôi giới hạn mô tả kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hệ thống động mạch của tụy. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 xác đã được ngâm tại Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Tá tràng và tụy nói chung được cung cấp máu từ hai nguồn chính là động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên. Nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát nguyên ủy, đường kính, sự phân nhánh của các động mạch chính của tụy và tá tràng. * Đại học Y Dược TP.HCM Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 41 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Động mạch cho đầu tụy và tá tràng Các động mạch tá tụy trước Mặt trước đầu tụy có hai động mạch nối nhau tạo nên cung động mạch cung cấp máu cho mặt trước đầu tụy và tá tràng. Hai động mạch này có tên là động mạch tá tụy trên trước, thường xuất phát từ động mạch vị tá tràng và động mạch tá tụy dưới trước, thường xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp 3/40 trường hợp (7,5%) cung động mạch mặt trước đầu tụy chỉ hình thành từ động mạch tá tụy trên trước (không có động mạch tá tụy dưới trước). Động mạch tá tụy trên trước Động mạch tá tụy trên trước thường xuất phát từ động mạch vị tá tràng(97,5%), ngay trên cổ tụy, đi theo hướng xuống dưới và sang phải mặt trước đầu tụy và cho các nhánh đến phần trên và mặt trước của 2/3 trên phần xuống tá tràng, phía trên mặt trước đầu tụy. Động mạch này thường cho 6 đến 10 nhánh, các nhánh này đến tá tràng nhiều hơn đến tụy. Đường kính trung bình của động mạch tá tụy trên trước là 2,31 ± 0,47 mm; nhỏ nhất là 1,27 mm; lớn nhất là 3,18 mm. Động mạch tá tụy dưới trước Thông thường, nơi xuất phát của động mạch tá tụy dưới trước ở sau đầu tụy. Sau đó, động mạch này hướng sang phải, chạy giữa phần ngang tá tràng và đầu tụy. Tại đây, động mạch thường bị che bởi tụy ở trước. Khi đến gần góc dưới tá tràng, động mạch mới ra trước tụy và lúc này ta mới dễ dàng nhìn thấy động mạch từ phía trước. Động mạch tá tụy dưới trước nói chung thường nhỏ hơn và cho nhánh ít hơn động mạch tá tụy trên trước, thường 5 đến 7 nhánh, chủ yếu đến phần ngang và một phần ba dưới của phần xuống tá tràng. Các nhánh đến tụy cũng ít hơn đến tá tràng. Đường kính trung bình của động mạch tá tụy trước dưới là 1,83 ± 0,38 mm; nhỏ nhất là 1,15 mm; lớn nhất là 2,93 mm. Các động mạch tá tụy trước. (ĐM: động mạch; ĐKTB: đường kính trung bình) Động mạch Nguyên ủy ĐK TB (mm) ĐM tá tụy trên trước ĐM vị tá tràng (97,5%) ĐM thân tạng (2,5%) 2,31± 0,47 ĐM tá tụy dưới trước ĐM tá tụy dưới chung (75%) ĐM mạc treo tràng trên (15%) ĐM thân tạng (2,5%) Không có (7,5%) 1,83 ± 0,38 ĐM tá tụy dưới trước Cung động mạch trước đầu tụy chỉ có động mạch tá tụy trên trước ĐM tá tụy trên trước Hình 1: Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 42 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học Các động mạch tá tụy sau Tương tự như mặt trước, mặt sau đầu tụy và tá tràng cũng có hai động mạch tạo nên cung động mạch phía sau. Đó là động mạch tá tụy trên sau và động mạch tá tụy dưới sau. Tuy nhiên cũng có trường hợp cung động mạch này thiếu một trong hai động mạch kể trên. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 4/40 (10%) trường hợp thuộc dạng này. Trong đó, 1/40 (2,5%) trường hợp cung này chỉ có động mạch tá tụy dưới sau và có 3/40 (7,5%) trường hợp chỉ có động mạch tá tụy trên sau. Động mạch tá tụy trên sau Từ nơi xuất phát, ngay phía sau và dưới phần trên tá tràng, động mạch ở bên phải ống mật chủ. Sau đó, động mạch bắt chéo sau ống mật chủ tại khoảng giữa phần xuống tá tràng rồi sang bên trái ống mật chủ. Lúc này, ống mật chủ nằm hơi trước động mạch. Động mạch tá tụy trên sau tiếp tục chạy theo hình vòng cung, hướng xuống dưới, sang trái rồi vòng lên trên và nối với động mạch tá tụy dưới sau. Động mạch tá tụy trên sau cho khoảng 8 đến 10 nhánh cho phần trên, phần xuống tá tràng và mặt sau nửa trên đầu tụy. Tuy nhiên, các nhánh cho tá tràng phong phú hơn là cho tụy. Đường kính trung bình của động mạch tá tụy trên sau là 2,04 ± 0,51 mm; nhỏ nhất là 1,08 mm; lớn nhất là 3,12 mm. Động mạch tá tụy dưới sau Động mạch tá tụy dưới sau xuất phát trực tiếp từ động mạch mạc treo tràng trên hoặc từ động mạch tá tụy dưới chung ở sau đầu tụy và phần lên tá tràng. Động mạch chạy sau đầu tụy, ôm theo phần lên rồi phần ngang tá tràng rồi nối với động mạch tá tụy trên sau. Động mạch tá tụy dưới sau cho khoảng 7 đến 10 nhánh nhỏ cho phần lên, phần ngang tá tràng và mặt sau phần dưới của đầu tụy. Và, các nhánh cho tá tràng vẫn nhiều hơn cho tụy. Đường kính trung bình của động mạch tá tụy dưới sau là 1,89 ± 0,39 mm; nhỏ nhất là 1,34 mm; lớn nhất là 2,68 mm. ĐM tá tụy trên sau ĐM tá tụy dưới sau ĐM vị tá tràng ĐM mạc treo tràng trên Ống mật chủ (được kéo sang bên) Các động mạch tá tụy sau Hình 2: Cung động mạch (ĐM) mặt sau đầu tụy Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 43 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Động mạch Nguyên ủy ĐK TB (mm) ĐM tá tụy trên sau ĐM vị tá tràng (92,5%) ĐM thân tạng (2,5%) ĐM gan riêng (2,5%) Không có (2,5%) 2,04 ± 0,51 ĐM tá tụy dưới sau ĐM tá tụy dưới chung (75%) ĐM mạc treo tràng trên (17,5%) Không có (7,5%) 1,89 ± 0,39 Nhận xét: Đầu tụy và tá tràng được cung cấp máu bởi hai cung động mạch, cung trước và cung sau. Cung trước tạo bởi động mạch tá tụy trên trước nối với động mạch tá tụy dưới trước. Động mạch tá tụy trên trước chiếm ưu thế hơn (lớn hơn và cho nhiều nhánh hơn) động mạch tá tụy dưới trước. Mặt khác, động mạch tá tụy trên trước ban đầu cách tá tràng khoảng 1,5cm, sau đó mới chạy chếch sang phải càng ngày càng gần tá tràng. Trái lại, động mạch tá tụy dưới trước thì chạy rất sát tá tràng, giữa tá tràng và đầu tụy, ban đầu nó còn ở hơi sau đầu tụy, sau đó mới dần chạy ra trước. Cung sau tạo bởi động mạch tá tụy trên sau nối với động mạch tá tụy dưới sau. Hai động mạch này tương đương nhau về kích thước và đều cách tá tràng khoảng 1cm. 30/40 (75%) trường hợp động mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá tụy dưới sau xuất phát chung thân với nhau, từ động mạch tá tụy dưới chung, nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Số còn lại xuất phát riêng biệt. Ngoài hai cung động mạch trên, tá tràng còn được cung cấp máu bởi: + Các động mạch trên tá tràng, xuất phát từ động mạch vị tá tràng, tại phía trên của phần trên tá tràng rồi cho các nhánh đi ở mặt trước và mặt sau phần trên tá tràng. + Động mạch quặt ngược tá tràng, có từ 2 đến 3 nhánh xuất phát từ động mạch vị tá tràng (gần nơi xuất phát của động mach tá tụy trên trước) hoặc từ động mạch tá tụy trên trước, rồi quặt ngược lên trên cho những nhánh nhỏ vào mặt trước hành tá tràng. Các nhánh này có đường kính trung bình là 2,57 ± 0,53mm. Hình 3: Các nhánh động mạch cho phần trên tá tràng Các nhánh quặt ngược Các nhánh trên tá tràng Đầu tụy ĐM tá tụy trên trước Các động mạch cho thân và đuôi tụy Động mạch tụy lưng Động mạch tụy lưng xuất phát từ động mạch lách và gần nguyên ủy của động mạch lách, chạy thẳng xuống dưới trong mô tụy hoặc sau tụy rồi cho các nhánh nuôi mô tụy. Động mạch này có thể ngắn, chỉ đến gần bờ dưới tụy rồi cho hai nhánh phải và trái. Đôi khi nhánh trái trở thành động mạch tụy dưới (động mạch tụy ngang) chạy đến đuôi tụy. Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 44 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học Đường kính trung bình của động mạch tụy lưng đo tại nguyên ủy là 1,58±0,52 mm; nhỏ nhất là 0,64 mm; lớn nhất là 3,25 mm. Nguyên ủy của động mạch tụy lưng Nguyên ủy Tần suất Tỷ lệ ĐM lách 38/40 95% ĐM gan chung 1/40 2,5% Không có 1/40 2,5% Động mạch tụy lớn Tất cả các mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều có động mạch tụy lớn và tất cả đều xuất phát từ động mạch lách tại khoảng giữa thân tụy. Sau khi xuất phát, động mạch tụy lớn đi xuống vào mô tụy cho các nhánh nhỏ vào mô tụy rồi tận hết bằng cách chia hai nhánh: nhánh phải nối với động mạch tụy lưng và nhánh trái chạy về phía đuôi tụy. Đường kính của động mạch tụy lớn trung bình là 1,83 ± 0,51 mm; nhỏ nhất là 0,7 mm; lớn nhất là 2,8 mm. Động mạch tụy dưới Động mạch tụy dưới còn có tên là động mạch tụy ngang, vì nó chạy theo trục ngang so với cơ thể, tức là dọc chiều dài tụy, theo bờ dưới. Nguyên ủy: Rất đa dạng, có thể xuất phát từ động mạch tụy lưng, động mạch lách, động mạch thân tạng,... Nhưng thông thường nhất là từ động mạch mạc treo tràng trên. Động mạch tụy dưới bắt đầu từ bờ dưới cổ tụy, cho hai nhánh: nhánh phải và nhánh trái. Nhánh phải hường về phía đầu tụy, có thể nối với động mạch tá tụy trên trước. Nhánh trái chạy dọc theo bờ dưới tụy, hướng về phía đuôi tụy. Trên đường đi, nó cho các nhánh nhỏ vào mô tụy. Đường kính trung bình của động mạch tụy dưới là 2,02 ± 0,48 mm; nhỏ nhất là 1,15 mm; lớn nhất là 3,31 mm. Nguyên ủy của động mạch tụy dưới Nguyên ủy Tần suất Tỷ lệ ĐM mạc treo tràng trên 17/40 42,5% ĐM tụy lưng 12/40 30% ĐM thân tạng 4/40 10% ĐM vị tá tràng 2/40 5% ĐM tá tụy dưới chung 1/40 2,5% ĐM gan chung 1/40 2,5% ĐM kết tràng giữa 1/40 2,5% ĐM tá tụy dưới sau 1/40 2,5% Không có 1/40 2,5% ĐM mạc treo tràng trên (ĐMMTTT) Góc tá - hỗng tràng Hình 4: Động mạch tụy dưới xuất phát từ ĐMMTTT; Nhánh (T) Nhánh (P) của ĐM tụy dưới Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 45 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Động mạch đuôi tụy: Về số lượng: 32/40 (80%) mẫu có 1 động mạch đuôi tụy; 6/40 (15%) mẫu có 2 động mạch đuôi tụy; 2/40 (5%) mẫu có 3 động mạch đuôi tụy. Nguyên ủy: Động mạch đuôi tụy có thể xuất phát từ động mạch lách, động mạch vị mạc nối trái hay động mạch tụy lớn. Cụ thể kết quả chúng tôi thống kê được, có 3/40 (7,5%) trường hợp động mạch đuôi tụy xuất phát từ động mạch tụy lớn; 5/40 (12,5%) trường hợp xuất phát từ động mạch vị mạc nối trái. Số còn lại, thì động mạch đuôi tụy xuất phát từ động mạch lách. Đặc biệt, có một mẫu có ba động mạch thì trong đó có một từ động mạch lách, hai động mạch còn lại xuất phát từ động mạch vì mạc nối trái. Về đường kính động mạch: Rất thay đổi, trung bình là 1,26 ± 0,41 mm; nhỏ nhất là 0,64 mm; lớn nhất là 2,5 mm. ĐM lách ĐM đuôi tụy Hình 5: BÀN LUẬN Các động mạch cho tá tràng và đầu tụy Kết quả của chúng tôi cũng có hai cung động mạch và thành phần tạo nên hai cung động mạch đó như đa số các tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên có vài điểm khác nhau về nguyên ủy của các động mạch. Động mạch tá tụy trên trước Nguyên ủy của động mạch tá tụy trên trước theo nghiên cứu này, 100% xuất phát từ động mạch vị tá tràng. Theo Petrén, động mạch này có thể xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên nhưng hiếm (1/28 trường hợp, 3,6%)(2,3). Shapiro và cộng sự có gặp 1 trường hợp (trong 62 mẫu) xuất phát từ động mạch tụy dưới(2). Động mạch tá tụy trên sau Nguyên ủy của động mạch tá tụy trên sau đa số xuất phát từ động mạch vị tá tràng. Tuy nhiên, động mạch này ở sau đầu tụy, ngay trên cổ tụy, rất gần với các mạch máu lớn khác như động mạch lách, động mạch gan chung, động mạch gan riêng,... Vì vậy nó cũng có thể xuất phát từ những động mạch này. Kết quả của chúng tôi gặp trường hợp động mạch tá tụy trên sau là nhánh của động mạch lách, động mạch gan riêng với tỷ lệ là 1/40 (2,5%) cho mỗi trường hợp. Nghiên cứu của Woodburne và Olsen cho thấy động mạch này còn xuất phát từ động mạch gan chung (2,7%), nhánh động mạch gan phải (3,4%), và động mạch tụy lưng (1,3%)(18). Petrén gặp hai trường hợp (trong 28 mẫu) xuất phát từ động mạch lách(2). Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 46 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học Nguyên ủy bất thường của động mạch tá tụy trên sau Woodburne và Olsen Petren Chúng tôi ĐM gan chung (2,7%) ĐM gan phải (3,4%) ĐM tụy lưng (1,3%) ĐM lách (7,14%) ĐM lách (2,5%) ĐM gan riêng (2,5%) Đỗ Xuân Hợp(1) mô tả hệ thống động mạch cho tá tràng và đầu tụy cơ bản cũng giống như các tác giả khác nhưng cách gọi tên có khác. Hai nhánh xuất phát từ động mạch vị tá tràng, ông gọi lần lượt là động mạch tá tụy phải trên (giống động mạch tá tụy trên sau) và động mạch tá tụy phải dưới (giống động mạch tá tụy trên trước như chúng tôi đã nêu). Động mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá tụy dưới sau Nguyên ủy của động mạch tá tụy dưới trước và dưới sau đều được nêu là xuất phát từ động mạch tá tụy dưới (chung), nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Nhưng theo kết quả của chúng tôi, chỉ có 75% trường hợp hai động mạch này xuất phát từ cùng động mạch tá tụy dưới (chung) như thế, 25% trường hợp còn lại thì xuất phát riêng biệt (nhưng đều từ động mạch mạc treo tràng trên). Đỗ Xuân Hợp gọi động mạch xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên là động mạch tá tụy trái, tương ứng với động mạch tá tụy dưới chung. Sau đó, động mạch tá tụy trái chia hai nhánh: nhánh trên và nhánh dưới, hai nhánh này tương ứng với động mạch tá tụy dưới sau và và động mạch tá tụy dưới trước. Như vậy, theo Đỗ Xuân Hợp, 100% trường hợp động mạch tá tụy dưới trước và động mạch tá tụy dưới sau xuất phát từ chung một thân là động mạch tá tụy trái (tức là động mạch tá tụy dưới chung). Sau khi hình thành, hai cung động mạch trước và sau đầu tụy sẽ cho những nhánh nhỏ vào mô tụy và tá tràng, mà theo nhận xét của chúng tôi lúc phẫu tích, các nhánh đến tá tràng thường nhiều hơn và lớn hơn các nhánh đến tụy. Đây có lẽ là một trong những yếu tố bắt buộc phẫu thuật viên phải lấy cả tá tràng trong phẫu thuật cắt đầu tụy. Tóm lại, kết quả của chúng tôi về mô tả nguyên ủy, đường đi của các động mạch cho tá tràng và đầu tụy không có gì khác với các tác giả khác. Về đường kính cũng như số nhánh con của các động mạch này thì chúng tôi không có tài liệu để so sánh. Như phần kết quả, chúng tôi có mô tả động mạch trên tá tràng và động mạch quặt ngược tá tràng vào mặt trước phần trên tá tràng. Các động mạch cho thân và đuôi tụy Cũng như các tài liệu chúng tôi tham khảo được, động mạch tụy lưng, động mạch tụy lớn và động mạch đuôi tụy của chúng tôi không có gì khác biệt. Nghĩa là chúng xuất phát từ động mạch lách. Riêng động mạch đuôi tụy có thể xuất phát từ động mạch vị mạc nối trái. Kết quả của chúng tôi cũng gặp trường hợp này với tỷ lệ là 12,5%. Ngoài ra chúng tôi còn gặp 7,5% trường hợp động mạch đuôi tụy là nhánh của động mạch tụy lớn. Điều này chúng tôi không thấy tài liệu nào nêu lên. Sự khác biệt nhiều nhất về động mạch của thân và đuôi tụy giữa kết quả của chúng tôi và các tài liệu trước đây xảy ra ở động mạch tụy dưới (động mạch tụy ngang). Các tác giả trước đây hầu như cho rằng động mạch tụy dưới xuất phát trực tiếp từ động mạch lách hoặc do động mạch tụy lưng khi đi xuống đến bờ dưới tụy rồi chạy ngang mà đổi tên thành. Woodburne và Olsen thống kê thấy 84% trường hợp động mạch tụy dưới xuất phát từ động mạch tụy lưng(18). Số còn lại có thể từ động mạch tá tụy trên trước, động mạch tá tụy dưới trước, động mạch mạc treo tràng trên, động mạch tụy lớn,...Còn Đỗ Xuân Hợp thì cho rằng động mạch tụy dưới xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên(1). Theo kết quả mà chúng tôi thu được thì động mạch tụy dưới có thể xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên hoặc nhánh của động mạch này, từ động mạch tụy lưng, động mạch thân tạng, hoặc từ động mạch gan chung,...Trong đó thường gặp nhất là từ động mạch mạc treo tràng trên (hoặc nhánh của động mạch này), 17 trong 40 mẫu, tương đương 42,5%. Dạng nguyên ủy mà các tác giả khác gặp nhiều nhất là từ động mạch tụy lưng thì chúng tôi chỉ Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 47 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 gặp 12 trên 40 mẫu, tương đương 30%. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận là động mạch tụy dưới thường là động mạch lớn nhất trong các động mạch của thân và đuôi tụy. ĐK trung bình của một số động mạch của thân tụy Động mạch ĐK trung bình (mm) ĐK lớn nhất (mm) ĐK nhỏ nhất (mm) ĐM tụy lưng 1,58±0,52 3,25 0,64 ĐM tụy lớn 1,83 ± 0,51 2,8 0,7 ĐM tụy dưới 2,02 ± 0,48 3,31 1,15 Trong khi đó, Goss cho rằng động mạch tụy lớn là động mạch lớn nhất trong các động mạch đến thân và đuôi tụy, với đường kính là 2 đến 4mm(2). Chúng tôi thấy động mạch tụy dưới còn cho nhánh phải đến đầu tụy, có thể nối với động mạch tá tụy trên trước. Điều này không thấy đề cập đến trong các tài liệu trước đây. Về đường kính của các động mạch thân và đuôi tụy cũng chưa có tác giả nào đề cập đầy đủ nên chúng tôi không bàn luận ở đây. KẾT LUẬN Tụy và tá tràng được cấp máu bởi hai nguồn chính là động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên. Đầu tụy và tá tràng có cùng nguồn cung cấp máu là hai cung động mạch trước và sau đầu tụy. Vì vậy khó giữ được tá tràng trong phẫu thuật cắt đầu tụy. Thân và đuôi tụy được cấp máu bởi các nhánh xuất phát từ động mạch lách (nhánh của động mạch thân tạng) và động mạch mạc treo tràng trên. Các nhánh này độc lập với các nhánh cung cấp cho đầu tụy và tá tràng. Trong đó, động mạch tụy dưới có thể có nguyên ủy rất đa dạng, chủ yếu từ động mạch mạc treo tràng trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Xuân Hợp: Tá tràng và tụy, trong Giải phẫu bụng, Nhà Xuất bản Y học 1985, (trang 125 - 144). 2. Hollinshead W. H.: The Stomach, Duodenum, Pancreas, and Spleen, in Anatomy For Surgeons,V.2, Paul B.Hobber Inc, NewYork 1956 (p.382 – 460). 3. Hollinshead W. H: The Stomach, Duodenum, Pancreas, and Spleen, in Anatomy For Surgeons V.2, Paul B.Hobber Inc, NewYork, 1971, (p. 381-436). Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phau_hoc_dong_mach_khoi_ta_tuy.pdf
Tài liệu liên quan