Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - Bùi Thị Bình

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - Bùi Thị Bình: 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nghiên cứu - Trao đổi GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Bùi Thị Bình*, Nguyễn Thị Bình*, Hồ Đức Hiệp** TÓM TẮT chuyển biến sâu sắc với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội hiện nay; và xem đó là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự thành công cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Từ khóa: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế Theo Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vào đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện ki...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - Bùi Thị Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nghiên cứu - Trao đổi GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Bùi Thị Bình*, Nguyễn Thị Bình*, Hồ Đức Hiệp** TÓM TẮT chuyển biến sâu sắc với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội hiện nay; và xem đó là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự thành công cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Từ khóa: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế Theo Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vào đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngày càng cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải có sự SOLUTIONS TO IMPROVE TRAINING QUALITY, FOSTERING TO PUBLIC SERVANTS, OFFICIALS TO MEET INTERNATIONAL INTEGRATION ABSTRACT * ThS. Giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Cơ sở tại TP.HCM. ** ThS. Giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Cơ sở tại TP.HCM. Điện thoại: 0909.231.007 & 0971.307.668; Email: hoduchiep2000@yahoo.com According to Resolution No.29 on basic renovation, all-sided comprehensive education to training, meeting the requirements of industrialization and modernization in conditions of socialist-oriented market economy and international integration requires the quality of training and fostering of cadres and civil servants has been increased to meet the requirements of social-economic development, contributing significantly to the renewal and building of the country which the Party and the State have put forward. 93 Therefore, the training and fostering of cadres and civil servants is paid special attention by the Party and the State, requiring the training and fostering of cadres and civil servants, which need to be deeply transformed with reality happening in the present society; this is an important task for the success of the process of building a socialist rule-of- law state, promoting the State administrative reform and international integration. In addition, the Party, the State and the Government are also very interested in the work of building a contingent of cadres and civil servants with good moral qualities, having strong political skills, ability, level and high professionalism, dedicated service to the people. Keywords: training, fostering cadres and civil servants, industrial revolution 4.0, national integration 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững và khẳng định vị trí, uy tín của nước ta trước bạn bè quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được Đảng và Nhà nước đặc biệt rất quan tâm chú trọng đến và xem đó là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự thành công cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước và hội nhập quốc tế. Nhưng thực tế, nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chức năng chưa nhận thức sâu sắc và thực hiện đầy đủ quan điểm “giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “đầu tư cho giáo dục-đào tạo là đầu tư phát triển”. Trong xu thế toàn cầu hóa, yếu tố hội nhập và phát triển không ngừng biến đổi khó lường, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến đổi xã hội văn minh theo chiều hướng tự động hóa và con người dần dần được thay thế bằng “robot”. Nếu lực lượng cán bộ, công chức không nắm vững tri thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm vị trí công việc cũng như tri thức khoa học tổ chức lãnh đạo hiện đại thì sẽ không thể theo kịp thời đại mới-thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ từ khâu bắt đầu đến kết thúc, nội dung còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, và có mặt xa rời thực tế, chạy theo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức và trách nhiệm học tập là suốt đời. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vẫn còn dàn trải, hình thức và một số cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện việc tổ chức đấu thầu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại đơn vị mình thay vì hợp tác với các trường, viện có chuyên môn sâu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho đơn vị của mình. Hệ thống giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào tạo. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa được quan tâm. Chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc cho cán bộ, công chức. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất... Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức. Phương tiện giảng dạy còn thiếu thốn, đầu tư cho giáo dục còn mang tính bình quân, cào bằng. Quỹ đất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức... 94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật dành cho phát triển giáo dục còn hạn hẹp, chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng với mục tiêu và Nghị quyết 29 đề ra: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội...” Quản lý giáo dục và đào tạo bồi dưỡng còn nhiều bất cập, nguồn nhân lực chưa đáp ứng và theo kịp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều lúng túng và còn nhiều hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển cán bộ, công chức, thi nâng ngạch, bồi dưỡng các loại chứng chỉ chậm được khắc phục, gây bức xúc xã hội hiện nay. Các chủ trương về đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn chậm được cụ thể hóa và triển khai có hệ thống, đồng bộ. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa được coi trọng đúng mức. Theo Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đặt câu hỏi về chất lượng, hiệu quả thực tế của các kỳ thi. “Nhiều công chức có kinh nghiệm giỏi, nhưng cứ đi thi là rớt. Kết quả kỳ thi có các tiêu cực như dư luận phản ánh”, và “Tôi đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu vấn đề này theo hướng, có tiếp tục tổ chức thi nâng ngạch công chức hay không? Hay là xét nâng ngạch công chức, viên chức theo những tiêu chí rõ ràng, minh bạch, công khai, chính xác về trình độ, nâng lực, đạo đức, kinh nghiệm, năm công tác? Vấn đề này tôi đã trao đổi với đồng chí Bộ trưởng nhiều lần và đồng chí rất ủng hộ”. Những hạn chế, yếu kém của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là: Tư duy về chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ví dụ: Một số cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành vẫn còn tư duy chậm đổi mới, chậm hội nhập, vẫn còn lợi ích cục bộ khi tham mưu lãnh đạo ban hành văn bản cài cắm câu chữ đặc biệt, việc gì không quản lý nổi là “cấm”!?. 2. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ. Người cho rằng: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Chính vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” nên việc lựa chọn cán bộ phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định như phải có đạo đức cách mạng, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân; có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, hiểu biết nhân dân, luôn chú ý đến lợi ích của nhân dân; người cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, có trí tuệ, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, chí công vô tư... Những đòi hỏi này có thể coi là những tiêu chuẩn cơ bản chung nhất của người cán bộ cách mạng trong tất cả các thời kỳ, ở tất cả các cấp, ở tất cả các địa bàn. Với những yêu cầu này, các cấp, các ngành, các địa phương có thể vận dụng để đề ra tiêu chuẩn cụ thể để 95 lựa chọn cán bộ cho ngành mình, địa phương mình, cấp mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân, và chăm lo rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bức thư có đoạn: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân nghĩa là để gánh vác chung cho dân chứ không phải đè đầu dân... Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh...”. Theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xem công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức gắn liền với việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tình hình mới trong thời đại công nghệ số là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cụ thể: “Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ” và, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025, và Nghị định số 101/2017/NĐ- CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Sau đây là một số phương hướng giải pháp đột phá mang tính bền vững về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: – Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Bên cạnh đó cần có sự kế thừa, phát huy những thành tựu, những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, và phải kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc và thực hiện các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp để hội nhập với thế giới. – Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu số lượng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, đạo đức và kết hợp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. – Đẩy nhanh quá trình đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở thực chất, tự chủ toàn diện để theo kịp với thời đại mới nhằm tạo cơ hội cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức được học tập suốt đời và chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, và có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phát triển giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. – Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo với tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển, đồng thời xem công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước, phù hợp với Hiến pháp 2013. – Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần quan tâm, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức và người dân học tập suốt đời, đặc biệt cần đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng ‘’mở thực chất’’ và có chính sách khen thưởng, động viên tinh thần cán bộ, công chức giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức... 96 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tự học tập, tự nghiên cứu, hỗ trợ bán phần hay toàn phần kinh phí khi tham gia các khoá học, bồi dưỡng với mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thay vì bắt họ (Cán bộ, công chức, viên chức) phải thực hiện các quy trình ‘’xin-cho’’ nếu muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Việc tự học tập, tự nghiên cứu, được hỗ trợ bán phần hoặc tự túc kinh phí khi tham gia các khoá học, và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức sẽ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách của Nhà nước và hạn chế được những lãng phí tiền ngân sách Nhà nước là điều chúng ta nên khuyến khích, ủng hộ khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang kêu gọi các cơ quan từ trung ương đến địa phương và người dân hãy tiết kiệm và chống lãng phí 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Để nhấn mạnh tới tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hồ Chủ tịch đã nêu ra thông điệp “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc qua các nhiệm kỳ và đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề hết sức cấp thiết không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong thực thi nhiệm vụ, chuyên môn, thực sự hiệu quả Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn luôn chỉ đạo thường xuyên, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Thứ nhất, xem xét, hạn chế việc cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và tiếp tục đổi mới căn bản cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút các nguồn tài trợ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ các tổ chức viện trợ không hoàn lại. Đồng thời thực hiện bãi bỏ những văn bản nghiêm cấm và không thừa nhận việc tự học nâng cao trình độ, chuyên môn ngoài giờ hành chính của cán bộ, công chức, viên chức hoặc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức về việc tự ý học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ ngoài giờ hành chính và tự trang trải kinh phí khi chưa được sự cho phép của cơ quan như hiện nay là không phù hợp với tinh thần học tập suốt đời, cản trở động lực học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức điều đó là vi phạm quyền học tập suốt đời theo Hiến pháp 2013. 97 Thứ hai, cần quan tâm, củng cố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị dạy và học hiện đại đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Nhà nước quản lý nhằm bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng phù hợp với từng thời kỳ, và cho phép cán bộ, công chức, viên chức được quyền lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, thiết thực với nhu cầu công việc. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam, đặc biệt trong môi trường 4.0 việc đổi mới toàn diện, căn bản các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng là yếu tố vô cùng quan trọng trong xu thế hội nhập. Khuyến khích các tổ chức đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo trực tuyến để giảm ngân sách Nhà nước. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt đến các bộ, ngành nhanh chóng đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thứ ba, Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống thể chế và chỉ đạo quyết liệt đến các bộ sớm ban hành khung đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng thông lệ quốc tế. Tiếp tục đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sớm hoàn thiện các văn bản luật về đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với cơ chế tự chủ và hội nhập quốc tế theo hướng minh bạch, công khai và có lộ trình cụ thể về thời gian, đồng thời sớm ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật và loại bỏ những văn bản vi phạm Hiến pháp 2013 và những văn bản không còn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt sớm cụ thể hóa các văn bản để khuyến khích, động viên và công nhận trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn suốt đời mà không cần phải xin phép cơ quan khi học ngoài giờ hành chính và tự túc kinh phí. Thứ tư, sớm xây dựng, bổ sung và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên, các chuyên gia về các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời tăng cường các hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho giảng viên theo Đề án cụ thể và công khai về việc đưa giảng viên đi thực tế tại cơ sở để có cơ hội thực tiễn, học tập kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và ngày càng đi vào chiều sâu, có chất lượng, phù hợp với tình hình đang diễn ra trong thời kỳ hội nhập. Quan tâm, xem xét chế độ phụ cấp, tiền lương, ưu tiên xét nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác cho đội ngũ giảng viên. Ngoài ra, cần bổ sung và hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đi học phù hợp với tình hình mới để cán bộ, công chức yên tâm học tập nâng cao trình độ. Công khai, minh bạch việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả học tập, bồi dưỡng hàng năm và những việc đã làm được theo bảng phân công nhiệm vụ công việc để làm tiêu chuẩn xem xét khen thưởng, nâng ngạch, chuyển ngạch, xét tặng, phong danh hiệu cho cán bộ, công chức, viên giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức... 98 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chức nhằm động viên kịp thời sự cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và có nhiều đóng góp cho tổ chức. Thứ năm, sáp nhập, giải thể, tinh gọn và củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp từ cấp trung ương đến địa phương, cụ thể: chỉ nên giao việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Nội vụ Hà Nội, các Trường bồi dưỡng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thứ sáu, có biện pháp chế tài nghiêm khắc và mạnh dạn tinh giản biên chế hoặc loại ngay khỏi bộ máy Nhà nước đối với những cán bộ, công chức yếu kém năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức khi tham mưu cho lãnh đạo ký ban hành những văn bản cài cắm câu chữ, lợi ích nhóm, gây phản ứng xã hội không tốt giữa người dân với Nhà nước, giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp, và Nhà nước ta với các tổ chức phi Chính phủ, các nước trên thế giới. Tinh giản ngay những cán bộ, công chức cố ý làm chậm quá trình hội nhập quốc tế và cố ý tạo rào cản để tạo cơ chế “xin” và “cho”, gây khó khăn để trục lợi hoặc việc gì “khó” thì “cấm” đi ngược lại với tinh thần của Chính phủ: “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân’’ và, “Các cấp chính quyền phải phấn đấu trở thành chính quyền đối thoại, có tư duy đổi mới, sáng tạo. Chính quyền từ cấp tỉnh đến huyện, xã phải chủ động, đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, Thủ tướng nói và lưu ý tránh tình trạng “trên trải thảm đỏ, dưới rải đinh’’ - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Thứ bảy, lựa chọn những cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch cán bộ nguồn cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn đạt kết quả học tập tốt để xem xét làm căn cứ bổ nhiệm cho phù hợp với vị trí việc làm. Ngoài ra, để tạo sự cạnh tranh bình đẳng và tạo cơ hội đều cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc được giao. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần có chính sách bình đẳng, minh bạch, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ, công chức, viên chức không thuộc diện quy hoạch cán bộ nguồn có cơ hội phấn đấu, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu tự nâng cao trình độ chuyên môn. 4. KẾT LUẬN Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình xây dựng, kiện toàn, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức một cách hợp lý, phù hợp với vị trí việc làm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, hạn chế cơ cấu, đưa hoặc cử cán bộ, công chức, viên chức không đủ chuẩn đi học hay vào các chức danh theo hướng ‘’thần tốc’’. Sớm hoàn thiện chế độ chính sách, hệ thống thể chế và kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp từ cấp trung ương đến địa phương. Chính phủ cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị dạy và học hiện đại, và tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đặc biệt, đẩy nhanh quá trình phát triển hướng giáo dục mở và ủng hộ mạnh mẽ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin đào tạo trực tuyến để tiết kiệm chi phí, ngân sách nhà nước. 99 Để cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Chính phủ cần sớm hoàn thiện, bổ sung, bãi bỏ những văn bản vi phạm Hiến pháp 2013, Bộ luật, luật và những văn bản không còn phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã chính thức có trao đổi thương mại với trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, và đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do và là nước thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như: Liên hợp quốc, ASEAN, WTO, IMF, WB mới đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện về Tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) được ký tại Chi-lê. Chính phủ cần có biện pháp xử lý kịp thời những Bộ, Ngành nợ đọng văn bản, tư duy chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ cần có biện pháp chế tài các Bộ, Ngành chưa thực sự quan tâm đúng mức, còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội gây cản trở quá trình hội nhập và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người dân. Sau cùng, Chính phủ cần triển khai đồng bộ, nhanh chóng và kịp thời tiến trình hội nhập quốc tế để tạo lợi thế và cơ hội cho các doanh nghiệp, người dân được hưởng lợi từ các chính sách khi hội nhập, đặc biệt là tìm kiếm việc làm của người dân được thuận lợi hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2]. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Nghị quyết số 39-NQ/TW Ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. [3]. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia. [4]. Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008. [5]. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2019 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. [6]. Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2013 thực hiện Kết luận 51-KL/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành. [7]. Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 về kế hoạch của chính phủ thực hiện nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thủ tướng Chính phủ. [8]. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ. [9]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia. [10]. www.dangcongsan.vn [11]. www.moj.gov.vn [12]. www.vanban.chinhphu.vn [13]. www.baomoi.com giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf66_5849_2136196.pdf
Tài liệu liên quan