Giá trị dự đoán độ ác tính u buồng trứng của mô hình Iota Adnex tại Bệnh viện Từ Dũ

Tài liệu Giá trị dự đoán độ ác tính u buồng trứng của mô hình Iota Adnex tại Bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 207 GIÁ TRỊ DỰ ĐOÁN ĐỘ ÁC TÍNH U BUỒNG TRỨNG CỦA MÔ HÌNH IOTA ADNEX TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Lê Ngọc Diệp*, Tô Mai Xuân Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của mô IOTA ADNEX (International Ovarian Tumor Anaysis) ở ngưỡng cắt 10% trong dự đoán độ ác tính u buồng trứng tại Bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Thử nghiệm chẩn đoán. Tất cả phụ nữ có chỉ định phẫu thuật vì khối u buồng trứng từ tháng 01/01/2018 đến 10/05/2018, được siêu âm sử dụng mô hình IOTA- ADNEX đánh giá độ ác tính trước phẫu thuật. Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật u buồng trứng được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá độ chính xác của siêu âm sử dụng mô hình IOTA-ADNEX. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 522 phụ nữ đồng ý tham gia nghiên cứu, với 578 khối u, bao gồm 70 bệnh ung thư buồng trứng (13,4%) và 452 phụ nữ có u buồng trứng lành tính (86,6%). Có 56 bệnh nhân có u buồng trứng 2 bên trong...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị dự đoán độ ác tính u buồng trứng của mô hình Iota Adnex tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 207 GIÁ TRỊ DỰ ĐOÁN ĐỘ ÁC TÍNH U BUỒNG TRỨNG CỦA MÔ HÌNH IOTA ADNEX TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Lê Ngọc Diệp*, Tô Mai Xuân Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của mô IOTA ADNEX (International Ovarian Tumor Anaysis) ở ngưỡng cắt 10% trong dự đoán độ ác tính u buồng trứng tại Bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Thử nghiệm chẩn đoán. Tất cả phụ nữ có chỉ định phẫu thuật vì khối u buồng trứng từ tháng 01/01/2018 đến 10/05/2018, được siêu âm sử dụng mô hình IOTA- ADNEX đánh giá độ ác tính trước phẫu thuật. Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật u buồng trứng được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá độ chính xác của siêu âm sử dụng mô hình IOTA-ADNEX. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 522 phụ nữ đồng ý tham gia nghiên cứu, với 578 khối u, bao gồm 70 bệnh ung thư buồng trứng (13,4%) và 452 phụ nữ có u buồng trứng lành tính (86,6%). Có 56 bệnh nhân có u buồng trứng 2 bên trong nhóm nghiên cứu chiếm tỉ lệ 10,7%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 38,7 ± 14,4, trong đó độ tuổi sinh sản chiếm 55,6%. Ở ngưỡng cắt 10%, mô hình IOTA ADNEX có: Khả năng dự đoán đúng: 89,8% (KTC 95%: 87,3-92,3%), độ nhạy: 94,7% (KTC 95%: 89,7-99,8%), độ đặc hiệu: 89,4% (KTC 95%: 86,8-92,1%), diện tích dưới đường cong ROC: 0,965 (KTC 95%: 0,948 – 0,982). Kết luận: Mô hình siêu âm IOTA ADNEX có hay không có CA125 ở ngưỡng cắt 10% có thể được dùng để dự đoán độ ác tính của u buồng trứng tại bệnh viện Từ Dũ. Từ khóa: IOTA ADNEX, ung thư buồng trứng ABSTRACT EVALUATION OF IIOTA-ADNEX MODEL FOR PREDICTING OVARIAN CANCER IN TU DU HOSPITAL Le Ngoc Diep, To Mai Xuan Hong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 207 - 213 Objectives: Determine the diagnostic test of IOTA ADNEX (International Ovarian Tumor Anaysis) model in the cut-off point at 10% for predicting ovarian cancers in Tu Du hospital. Method: Diagnostic test. All women who were indicated an operation from January 1st, 2018 to May 10th, 2018, have performed an ultrasound using IOTA-ADNEX for prediction the presence of ovarian cancers in the pre-operation. Histopathology is considered as a gold standard for evaluating the precision of IOTA-ADNEX model in ultrasound for ovarian cancers. Results: 522 women gave their consent to join in the research and there were 578 ovarian masses included 70 cases of ovarian cancers (13.4%) and 452 cases of benign masses (86.6%), and 56 cases of bilateral ovarian masses (10.7%). The average age of present women is 38.7 ± 14.4 years old, and 55% of them were in the reproductive age. CA125 are indicated in all research women and 63.8% of them is less than 35 IU /ml. IOTA ADNEX model at the cut-off point of 10% has showed the high positive predictive value 89.8% (95% CI: 87.3- 92.3%), sensitivity 94.7% (95% CI: 89.7-99.8%), specificity 89.4% (95% CI: 86.8-92.1%), and AUC 0.965 (95% CI: 0.948 – 0.982). Conclusion: IOTA ADNEX models with and without CA125 at cut-off point of 10% can routinely *Bệnh viện Từ Dũ, **Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Tô Mai Xuân Hồng ĐT: 0903727069 Email: tomaixuanhong@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 208 implement for predicting ovarian cancers in the Tu Du hospital. Keywords: IOTA-ADNEX models, ovarian cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Chẩn đoán tính lành ác của một khối u buồng trứng trước phẫu thuật là một thách thức trong thực hành lâm sàng phụ khoa vì có liên quan đến việc tiên lượng dự đoán phẫu thuật. Nếu u buồng trứng lành tính, phẫu thuật nội soi thường được áp dụng nhưng nếu nghi ngờ u buồng trứng ác tính, cần phải có một hướng can thiệp đầy đủ và đúng mức để cải thiện tỉ lệ sống còn và chất lượng cuộc sống. Siêu âm được xem như một phương tiện đầu tay trong đánh giá tính chất u buồng trứng lành tính và ác tính trước phẫu thuật. Từ năm 1999, nhóm nghiên cứu khối u buồng trứng quốc tế gọi tắt là IOTA ra đời với mục tiêu nhằm đồng thuận về thuật ngữ, định nghĩa và phép đo để mô tả đặc tính siêu âm của u buồng trứng. Mô hình ADNEX là một trong các mô hình được nhóm IOTA xây dựng được nhắc đến với độ chính xác cao và là mô hình tiên đoán đa lớp đầu tiên về giai đoạn của ung thư buồng trứng(2,3). Mô hình IOTA ADNEX được chính thức triển khai từ năm 2016 tại bệnh viện Từ Dũ. Trên thực tế, mô hình ADNEX đòi hỏi những chuyên gia siêu âm được đào tạo cũng như một máy siêu âm chất lượng để đảm bảo giá trị tiên đoán của mô hình. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tập trung về giá trị của mô hình khi ứng dụng tại đây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giá trị chẩn đoán u buồng trứng ác tính của mô hình IOTA ADNEX tại bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu” để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: giá trị của mô hình này khi ứng dụng tại bệnh viện Từ Dũ là như thế nào? Mục tiêu Xác định giá trị chẩn đoán của mô hình IOTA ADNEX ở ngưỡng cắt 10% trong dự đoán độ ác tính u buồng trứng tại Bệnh viện Từ Dũ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm chẩn đoán. Dân số mục tiêu Tất cả bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ vì khối u buồng trứng. Dân số nghiên cứu Tất cả phụ nữ đến khám, nhập viện vì lý do u buồng trứng và có chỉ định phẫu thuật từ 01/01/2018 đến 5/2018 tại bệnh viện Từ Dũ. Dân số chọn mẫu Tất cả bệnh nhân phẫu thuật vì khối u buồng trứng tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/01/2018 đến 10/05/2018 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn nhận vào Tất cả bệnh nhân phẫu thuật vì khối u buồng trứng từ 01/01/2018 đến 10/05/2018 có kết quả siêu âm sử dụng mô hình IOTA- ADNEX trước phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ, và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Các tổn thương xác định không phải là u buồng trứng khi phẫu thuật hay khi có kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh nhân có tiền căn ung thư buồng trứng. Bệnh nhân có thai. Bệnh nhân dưới 18 tuổi. Bệnh nhân có u buồng trứng trong các ca mổ cấp cứu. Trường hợp không thu nhận được mẫu gửi giải phẫu bệnh. Cỡ mẫu Mẫu toàn bộ và liên tục từ 01/01/2018 đến 10/05/2018. Địa điểm Khoa Phụ, Khoa Nội Soi, khoa Ung bướu phụ khoa- Bệnh viện Từ Dũ. Quy trình thực hiện nghiên cứu Bước 1 Thu nhận tất cả bệnh nhân được nhập viện phẫu thuật u buồng trứng có siêu âm tại bệnh viện áp dụng mô hình ADNEX IOTA. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 209 Bước 2 Giải thích cho bệnh nhân để có được sự đồng ý tham gia nghiên cứu và sau đó phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, kết hợp thu thập hồ sơ bệnh án. Bước 3 Các bệnh nhân sau phẫu thuật có kết quả giải phẫu bệnh là u thực thể buồng trứng được đưa vào nghiên cứu có đối chiếu với kết quả siêu âm. KẾT QUẢ Có 522 phụ nữ tham gia nghiên cứu với 578 khối u, bao gồm 70 bệnh ung thư buồng trứng (13,4%) và 452 cá thể có u buồng trứng lành tính (86,6%). Có 56 bệnh nhân có u buồng trứng 2 bên trong nhóm nghiên cứu chiếm tỉ lệ 10,7%. Tuổi trung bình của quần thể nghiên cứu là 38,7 ± 14,4, nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi và lớn nhất là 84 tuổi. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Trong nhóm nghiên cứu, số u buồng trứng không có phần đặc chiếm 54,5%. U đặc chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,9%) (Bảng 1). Trong nhóm ung thư buồng trứng nguyên phát, ung thư biểu mô chiếm tỉ lệ cao nhất (71,1%), tiếp theo đó là u ác tế bào mầm (15,8%), u ác mô đệm dây giới bào (9,2%), u di căn hỗn hợp ác tính (1,3%). Loại u có giải phẫu bệnh giáp biên ác gồm 24 u, chiếm tỉ lệ 31,6%. Có 1 bệnh nhân với u buồng trứng 2 bên do thứ phát từ đường tiêu hóa (Bảng 2). Bảng 1. Phân loại khối u buồng trứng trên siêu âm theo IOTA của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần số (N= 578) Tỷ lệ (%) U đơn thùy U đơn thùy đặc U đa thùy U đa thùy đặc U đặc 153 130 162 93 40 26,5 22,5 28,0 16,1 6,9 Bảng 2. Giải phẫu bệnh của nhóm u ác tính Loại u Tần số (N=76) Tỷ lệ (%) U biểu mô 54 71,1 Carcinom tuyến dịch trong 2 2,6 Carcinom tuyến dịch nhầy 10 13,2 U bọc dịch trong giáp biên ác 9 11,8 U bọc dịch nhầy giáp biên ác 11 14,5 Carcinom tuyến dạng nội mạc tử cung 12 15,8 Carcinom tế bào sáng U Brenner ác 9 1 11,8 1,3 U tế bào mầm 12 15,8 U nghịch mầm U túi noãn hoàng 4 3 5,3 3,9 U quái không trưởng thành 5 6,6 U mô đệm dây giới bào 7 9,2 U tế bào hạt 2 2,6 U sợi giàu tế bào 4 5,3 U tế bào Sertoli-Leydig biệt hóa kém 4.U hỗn hợp Tế bào trung mô và biểu mô ác tính 5.U di căn từ nơi khác Tế bào nhẫn 1 1 1 2 2 1,3 1,3 1,3 2,6 2,6 Tổng cộng 76 100 Giá trị của mô hình IOTA ADNEX Bảng 3. Đặc điểm phân bố các yếu tố trong mô hình IOTA ADNEX theo giai đoạn phẫu thuật ung thư buồng trứng Lành tính (N= 502) Giáp biên ác (N=24) Giai đoạn I (N= 37) Giai đoạn II-IV (N=17) Di căn thứ phát (N=2) Tuổi TV (TPV) 35 (27-46) 46 (37-62) 43 (27-53) 52 (48-67) 57 CA 125 TV (TPV) 23,1 (13,8-49,4) 26,7 (13,5-105) 55 (32,9-108,4) 71,1 (25,9-277,2) 242 Đường kính lớn nhất của khối u TV (TPV) 78,5 (62-100) 105 (65-157) 137 (94-167) 103 (80-137) 93,5 Có hiện diện mô đặc Số lượng (%) 144 (28,7) 15 (37,5) 32 (86,5) 17 (100) 2 (100) Tỉ lệ mô đặc (nếu có) TV (TPV) 0,39 (0,26-0,68) 0,51 (0,37-1) 0,45 (0,26-0,77) 0,61(0,47-0,83) 1 (1) Có nhiều hơn 10 thùy Số lượng (%) 50 (10) 14 (58,3) 19 (51,4) 5 (29,4) 0 (0) Số nhú: 0 1 2 3 >3 Số lượng (%) 470 (93,6) 12 (2,4) 13 (2,6) 4 (0,8) 3 (0,6) 17 (70,8) 1 (4,2) 1 (4,2) 1 (4,2) 4 (16,7) 14 (37,8) 7 (18,9) 0 (0) 1 (2,7) 15 (40,5) 6 (35,3) 6 (35,3) 0 (0) 0 (0) 5 (29,4) 2 (100) 0 0 0 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 210 Lành tính (N= 502) Giáp biên ác (N=24) Giai đoạn I (N= 37) Giai đoạn II-IV (N=17) Di căn thứ phát (N=2) Có bóng lưng Số lượng (%) 150 (29,9) 1 (4,2) 5 (13,5) 0 (100) 0 (100) Có dịch ổ bụng Số lượng (%) 8 (1,6) 3 (12,5) 7 (18,9) (35,3) 0 (100) TV: Trung vị - TPV: Tứ phân vị Bảng 4. Giá trị của mô hình ADNEX có CA 125 tại ngưỡng cắt 10% ADNEX có CA 125 Ác Lành Tổng XN (+) ≥10% 72 (56,7) 55 (43,3) 127 XN (-) <10% 4 (0,89) 447 (99,1) 451 Tổng 76 502 578 Khả năng dự đoán đúng: 89,8% (KTC 95%: 87,3-92,3%). Độ nhạy: 94,7% (KTC 95%: 89,7 - 99,8%). Độ đặc hiệu: 89,4% (KTC 95%: 86,8 - 92,1%). Giá trị tiên đoán dương: 57,0% (KTC 95%: 48,2 - 65,7%). Giá trị tiên đoán âm: 99,1% (KTC 95%: 98,2-100%). Bảng 5. Giá trị của mô hình ADNEX không có CA125 tại ngưỡng cắt 10% ADNEX không có CA125 Ác Lành Tổng XN (+) ≥10% 70 (56,9) 53 (43,1) 123 XN (-) <10% 6 (1,3) 449 (98,7) 455 Tổng 76 502 578 Khả năng dự đoán đúng: 89,8% (KTC 95%: 87,3-92,3%). Độ nhạy: 92,1% (KTC 95%: 86,0-98,2%). Độ đặc hiệu: 89,0% (KTC 95%: 86,3-91,8%). Giá trị tiên đoán dương: 56,7% (KTC 95%: 48,1-65,3%). Giá trị tiên đoán âm: 98,7% (KTC 95%: 97,6-99,7%). Bảng 6. Diện tích dưới đường cong ROC của mô hình ADNEX có CA 125 và mô hình ADNEX không có CA 125 Mô hình ADNEX Diện tích dưới đường cong ROC KTC 95% P Có CA 125 0,965 0,948 – 0,982 <0,001 Không có CA 125 0,961 0,943 – 0,978 <0,001 Kết quả kiểm định Hanlay –McNeil: Không có sự khác biệt AUC giữa hai mô hình ADNEX và ADNEX không có CA125 với Z = 0,4 và p=0,34. Giá trị chẩn đoán ung thư buồng trứng của hai mô hình là tương đương nhau. Hai mô hình này có giá trị tương đồng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng lành ác với diện tích dưới đường cong ROC của 2 mô hình như nhau (p=0,34). Ở ngưỡng cắt khuyến cáo của nghiên cứu IOTA ADNEX (10%), khả năng chẩn đoán đúng của cả 2 mô hình là 89,8%. Biểu đồ 1. So sánh diện tích dưới đường cong ROC của mô hình ADNEX có sử dụng yếu tố CA125 và không có sử dụng yếu tố CA 125. BÀN LUẬN Về điểm cắt 10% Ngưỡng cắt 10% là ngưỡng cắt được kiểm nghiệm ở trung tâm trong nhóm IOTA và ngoài nhóm IOTA, thực hiện bởi người siêu âm ở những trình độ khác nhau vẫn cho kết quả đáng tin cậy(4). Vì thế, chúng tôi khảo sát giá trị của mô hình IOTA ADNEX khi thực hiện tại bệnh viện Từ Dũ với ngưỡng cắt 10%. Bảng 7 cho thấy, so với ngưỡng cắt do IOTA đề nghị, ngưỡng cắt tối ưu trong nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt, đây là cơ sở cho việc đề xuất chọn ngưỡng cắt này trong thực hành, nhằm đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán ung thư trước phẫu thuật trong một đơn vị y tế chuyên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 211 khoa phụ sản nhưng cũng có chuyên khoa ung thư như bệnh viện Từ Dũ(4). Bảng 7. Giá trị của mô hình siêu âm ADNEX tại ngưỡng cắt tối ưu ADNEX có CA 125 ADNEX không có CA 125 Diện tích dưới đường cong (KTC 95%) 0,965 (0,948 – 0,982) 0,961 (0,943 – 0,978) Điểm cắt tối ưu 10,4% 8,85% Độ nhạy 94,7% 94,7% Độ đặc hiệu 89,2% 88,6% Hệ số Youden 0,839 0,833 Likelihood ratio (+) 8,77 8,31 Nhóm IOTA cũng không đề xuất một cách chung thuật toán áp dụng với các ngưỡng cắt cố định, vì nhóm cho rằng, mô hình sẽ được sử dụng trong hoàn cảnh lâm sàng nào là rất quan trọng(3,4). Diện tích dưới đường cong ROC Chúng tôi ghi nhận diện tích dưới đường cong ROC của mô hình ADNEX có và không có CA 125 là 0,965 và 0,961 cho thấy cả 2 mô hình này đều có giá trị cao. Giá trị chẩn đoán của siêu âm IOTA ADNEX có CA 125 và không có CA 125 Khi so sánh giá trị của mô hình ADNEX có CA 125 và không có CA125 nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,691) mặc dù độ nhạy của mô hình có CA 125 có cao hơn mô hình không có CA 125. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, mô hình ADNEX có CA 125 bỏ sót 4 trường hợp ác tính, mô hình ADNEX không có CA125 bỏ sót 5 trường hợp ác tính. Nếu chúng ta càng ít bỏ sót trường hợp ác tính, bệnh nhân càng có lợi và về mặt lâm sàng, vì vậy mô hình CA125 có lợi hơn. Thực tế lâm sàng tại bệnh viện Từ Dũ, tất cả các bệnh nhân đều được thực hiện xét nghiệm CA125 huyết thanh. Tuy vậy, nhóm IOTA cũng khuyến cáo, nếu không có sẵn xét nghiệm CA125, có thể thực hiện 2 bước: (1) dùng mô hình ADNEX để đưa các bệnh nhân có nguy cơ ung thư ở ngưỡng mong đợi, thường là 10%, (2) làm thêm xét nghiệm CA125, nhằm phân định rõ nguy cơ ung thư theo các nhóm giai đoạn để có kế hoạch can thiệp tùy năng lực của cơ sở y tế. Nghiên cứu của Van Calster và cộng sự(5) cho thấy: Việc thiếu giá trị của CA125 ít có tác động về việc phân biệt giữa các khối u lành tính và ác tính: diện tích dưới đường cong khi có CA125 là 0,943 và là 0,932 khi CA125 không được đưa vào mô hình như một yếu tố dự đoán. Mức chênh lệch diện tích dưới đường cong ROC ở mô hình có và không có CA125 rất thấp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này là không có ý nghĩa, tương tự như các nghiên cứu của Van Calster, A Sayasneh. Mặc dù mô hình ADNEX tiên lượng nguy cơ ung thư buồng trứng dựa trên các yếu tố bao gồm cả mức CA 125 trong huyết thanh, nhưng các ứng dụng trực tuyến và điện thoại di động cho phép tính toán rủi ro mà không có thông tin này. Khi đó, chương trình đưa ra cảnh báo: “Tính toán kết quả không có mức CA125 huyết thanh? Điều này tùy chọn nhưng sẽ làm giảm sự phân biệt giữa các khối u giai đoạn II-IV và các phân nhóm ác tính khác”. Theo nhóm IOTA, xét nghiệm CA125 huyết thanh không phải lúc nào cũng sẵn có tại bệnh viện. Thực tế trong nghiên cứu của nhóm IOTA, trong giai đoạn xác thực của nghiên cứu IOTA ADNEX, có 31% số ca không có xét nghiệm này. Vì vậy, nếu thiếu dữ liệu của CA125, trước tiên hãy áp dụng mô hình ADNEX không có CA125 huyết thanh và sử dụng những dự đoán nguy cơ này để phân biệt các khối u ở 2 mức: lành tính và ác tính. Sau đó, nếu nguy cơ mắc bệnh ác tính cao, CA-125 có thể được đưa vào để cập nhật các dự đoán nguy cơ của u giáp biên, ung thư giai đoạn I, giai đoạn II-IV và ung thư di căn thứ phát(5,6). Bằng cách này, việc đo nồng độ CA-125 trong huyết thanh có thể chỉ giới hạn ở những bệnh nhân có nguy cơ ung thư buồng trứng. Phân tích những trường hợp âm tính giả Có 4 trường hợp u giáp biên bị bỏ sót trước phẫu thuật theo ngưỡng cắt 10% của mô hình ADNEX, trong đó có 3 u bọc dịch trong và 1 u bọc dịch nhầy. Không có u nào là u đa thùy đặc hay u đặc. Cả 4 u đều không có chồi và không có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 212 phần đặc trong u. Trong đó, có 3 u có nhiều hơn 10 thùy. Nguy cơ ác tính của các u này từ 2,6- 6,1%. Khi sử dụng mô hình không có CA 125, có 6 u bị bỏ sót, trong đó có 1 u đặc theo siêu âm. Tất cả các u này đều là u giáp biên ác. Phân biệt u giáp biên từ các khối u lành tính hoặc ung thư giai đoạn I có thể là một thách thức đối với các nhà giải phẫu bệnh, sự không đồng thuận trong đánh giá kết quả giải phẫu bệnh có thể cho kết quả chẩn đoán không chính xác cho mô hình ADNEX trong những trường hợp này(6). Nghiên cứu của Wouter Froyman thực hiện loại các u giáp biên ác ra khỏi phân tích. Tác giả nhận định: có khó khăn trong phân loại u giáp biên thành lành tính hay ác tính, mặt khác, các khối u buồng trứng giáp biên hiếm khi đứng trước nguy cơ ung thư biểu mô buồng trứng xâm lấn. Trong nghiên cứu của Sayasneh A(3) ông giải thích là giải phẫu bệnh được đọc tại các trung tâm ung thư. Nếu có sự sai khác biệt, mẫu được kiểm chứng tại một trung tâm của trường đại học. Phân tích những trường hợp dương tính giả Dương tính giả của mô hình ADNEX trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở nhiều loại u như bọc dịch trong, bọc dịch nhầy, u bì, u quái trưởng thành, u quái giáp, u sợi lành, u vỏ bào lành, lạc nội mạc tử cung buồng trứng và gặp trong cả 5 phân loại của IOTA. Mô hình có CA125 có nhiều hơn 5 ca dương tính giả so với mô hình không có CA125. Có 3/55 trường hợp dương tính giả có nhiều hơn 3 chồi trong u. 81% các u bị chẩn đoán nhầm ác tính ở ngưỡng cắt 10% có phần đặc trong u. 43/55 ca không có bóng lưng và 3 ca có dịch ổ bụng. Đây là các yếu tố làm dự đoán nguy cơ không lành tính cao lên. Mục đích của sàng lọc ung thư buồng trứng là làm giảm tử vong do ung thư buồng trứng. Để thực hiện điều này, việc sàng lọc cần phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, tức là tỷ lệ phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn I-II nên cao. Tuy nhiên, sự thay đổi chiến lược trong phát hiện sớm ung thư buồng trứng chỉ được thể hiện ở hai trong số ba thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về sàng lọc ung thư buồng trứng, và không có nghiên cứu nào cho thấy có bằng chứng về việc làm giảm tử vong do ung thư buồng trứng trong nhóm được sàng lọc. Trong hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã hoàn thành về sàng lọc ung thư buồng trứng, siêu âm theo đánh giá chủ quan của người đọc. Kết quả là, nhiều bệnh nhân bị bệnh lành tính được lên kế hoạch phẫu thuật, tức là, một số lượng lớn các ca phẫu thuật đã được thực hiện để phát hiện một ca ung thư. Wouter Froyman(1) dự đoán rằng giá trị tiên đoán dương của tầm soát có thể được cải thiện nếu các phương pháp IOTA được sử dụng để xác định kết quả tầm soát bất thường. Cho đến nay, mô hình IOTA chưa được thực hiện trong việc sàng lọc ung thư buồng trứng trong dân số. Phân tích trên nhóm có u buồng trứng 2 bên có đặc tính lành ác khác nhau Mô hình siêu âm ADNEX có các yếu tố như tuổi, trung tâm ung thư hay không, CA125, dịch ổ bụng sẽ giống nhau khi phân tích 2 u buồng trứng trên cùng 1 bệnh nhân. Trên 4 bệnh nhân có u hai bên có đặc tính lành ác khác nhau, chỉ có 1 trường hợp dương tính giả cho u lành tính. Các trường hợp còn lại đều cho dự đoán tỉ lệ ung thư phù hợp tại ngưỡng cắt 10%. Các tác động lên quyết định lâm sàng của mô hình ADNEX cũng giống với bất kỳ các xét nghiệm khác: không áp dụng một quy tắc cố định duy nhất để đưa ra một kết luận cho mọi bệnh nhân. Các mô hình rủi ro nhằm cung cấp các ước tính nguy cơ chính xác cho từng bệnh nhân. Các ước tính này được sử dụng như thế nào, thảo luận với bệnh nhân hoặc đưa ra quyết định phụ thuộc vào nhiếu yếu tố khác, như mong muốn của bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm, các quy định y tế của mỗi địa phương. Về phương pháp nghiên cứu Một hạn chế của nghiên cứu của chúng tôi là các phương pháp chẩn đoán đã được xác nhận trên những bệnh nhân trải qua phẫu thuật. Giới hạn thứ hai là chúng tôi không đọc đối chứng giữa các bác sĩ siêu âm. Các bác sĩ đọc siêu âm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 213 theo mô hình ADNEX trong nghiên cứu đều có trên 10 năm kinh nghiệm và được xác nhận qua việc cho phép thực hiện tại khoa sau huấn luyện. Theo nghiên cứu của nhóm IOTA về mô hình ADNEX, mô hình này vẫn giữ nguyên giá trị khi ứng dụng ra ngoài nhóm(5). Một nghiên cứu khác về ứng dụng mô hình ADNEX trên nhóm bác sĩ siêu âm và cả bác sĩ phụ khoa trải qua đào tạo huấn luyện cũng cho thấy mô hình giữ nguyên được giá trị(3). KẾT LUẬN Qua phân tích 522 bệnh nhân với 578 khối u buồng trứng được phẫu thuật từ 3/01/2018 đến 10/05/2018 tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Ở ngưỡng cắt 10%, dùng giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để xác nhận đặc tính lành ác của khối u, mô hình IOTA ADNEX có: Khả năng dự đoán đúng: 89,8% (KTC 95%: 87,3-92,3%). Độ nhạy: 94,7% (KTC 95%: 89,7 - 99,8%). Độ đặc hiệu: 89,4% (KTC 95%: 86,8 - 92,1%). Diện tích dưới đường cong ROC: 0,965 (KTC 95%: 0,948 – 0,982). Mô hình siêu âm IOTA ADNEX có CA125 và mô hình siêu âm IOTA ADNEX không có CA125 có giá trị tương đồng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng lành ác với diện tích dưới đường cong ROC của 2 mô hình như nhau (p=0,34). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Froyman W, Wynants L, Landolfo C et al (2017). "Validation of the Performance of International Ovarian Tumor Analysis (IOTA) Methods in the Diagnosis of Early Stage Ovarian Cancer in a Non-Screening Population". Diagnostics, 7: 32. 2. Meys EMJ, Jeelof LS, Achten NMJ et al (2017). "Estimating risk of malignancy in adnexal masses: external validation of the ADNEX model and comparison with other frequently used ultrasound methods”. Ultrasound Obstet Gynecol. Medscape, 49(6): 784-792 3. Sayasneh A, Ferrara L, De Cock B, Saso S, Al-Memar M, et al. (2016), "Evaluating the risk of ovarian cancer before surgery using the ADNEX model: a multicentre external validation study". Br J Cancer, 115(5): 542-8. 4. Tô Thị Thục Trang (2014). Giá trị của HE4 trong chẩn đoán ung thư biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Từ Dũ, Đại học Y Dược. Luận văn chuyên khoa 2, Đại học Y Dược, tr 57 5. Van Calster B, Van Hoorde K, Valentin L, Testa AC, Fischerova D et al (2014). "Evaluating the risk of ovarian cancer before surgery using the ADNEX model to differentiate between benign, borderline, early and advanced stage invasive, and secondary metastatic tumours: prospective multicentre diagnostic study". BMJ: British Medical Journal, pp.349. 6. Van Gorp T, Cadron I, Despierre E, Daemen A, Leunen K et al. (2011). "HE4 and CA125 as a diagnostic test in ovarian cancer: prospective validation of the Risk of Ovarian Malignancy Algorithm". Br J Cancer, 104 (5): 863-70. Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_du_doan_do_ac_tinh_u_buong_trung_cua_mo_hinh_iota_ad.pdf
Tài liệu liên quan