Đồn điền cà phê ở tỉnh ninh bình thời thuộc Pháp

Tài liệu Đồn điền cà phê ở tỉnh ninh bình thời thuộc Pháp: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0057 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 55-61 This paper is available online at ĐỒN ĐIỀN CÀ PHÊ Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI THUỘC PHÁP Hồ Công Lưu Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, đây cũng là một trong những địa bàn trọng tâm người Pháp tiến hành cướp đất, lập đồn điền sau quá trình đẩy mạnh khai thác ở lục tỉnh Nam Kì. Bằng các hình thức khác nhau, những đồn điền nông nghiệp ở Ninh Bình đã được lập ra, cùng với đó là sự hình thành trung tâm cà phê của Bắc Kì, đem lại lợi nhuận cho các điền chủ. Từ khóa: Cà phê, Ninh Bình, đồn điền, thuộc địa. 1. Mở đầu Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển nông, lâm nghiệp, được khai phá từ lâu trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đây cũng là một trong những địa bàn thực dân Pháp chú trọng tiến hành cướp đất, mở rộng diện tích, lập đồn điền, nhất là đồn điền sản ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồn điền cà phê ở tỉnh ninh bình thời thuộc Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0057 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 55-61 This paper is available online at ĐỒN ĐIỀN CÀ PHÊ Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI THUỘC PHÁP Hồ Công Lưu Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, đây cũng là một trong những địa bàn trọng tâm người Pháp tiến hành cướp đất, lập đồn điền sau quá trình đẩy mạnh khai thác ở lục tỉnh Nam Kì. Bằng các hình thức khác nhau, những đồn điền nông nghiệp ở Ninh Bình đã được lập ra, cùng với đó là sự hình thành trung tâm cà phê của Bắc Kì, đem lại lợi nhuận cho các điền chủ. Từ khóa: Cà phê, Ninh Bình, đồn điền, thuộc địa. 1. Mở đầu Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển nông, lâm nghiệp, được khai phá từ lâu trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đây cũng là một trong những địa bàn thực dân Pháp chú trọng tiến hành cướp đất, mở rộng diện tích, lập đồn điền, nhất là đồn điền sản xuất, kinh doanh cà phê sau quá trình đẩy mạnh khai thác ở lục tỉnh Nam Kì. Kế thừa một số luận điểm trong các công trình của Marius Borel: "La culture du caférier au Tonkin” (Nghề trồng cà phê ở Bắc Kì, năm 1913; “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì 1884 – 1918”, xuất bản năm 1996 và cuốn “Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc Kì từ 1919 đến 1945” xuất bản năm 2001 của tác giả Tạ Thị Thúy. Nghiên cứu có tính hệ thống của chúng tôi về trường hợp đồn điền cà phê ở một tỉnh đồng bằng cụ thể sẽ tiếp tục bổ sung đầy đủ và làm sáng rõ hơn về biện pháp khai thác, cũng như diện tích, sản lượng cà phê, góp phần lí giải khoa học về nguyên nhân thất bại trong chính sách kinh tế đồn điền của Pháp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (1884 - 1945). 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số chính sách, biện pháp khai thác kinh tế đồn điền cà phê ở Ninh Bình Cà phê Arabica (cà phê chè) được du nhập vào Việt Nam từ 1886. Đây là loại cà phê có chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, năng suất cao hơn một số loại cà phê khác trên cùng một diện tích. Anh em điền chủ Guillaume là những người đầu tiên mang 3000 cây giống cà phê Arabica từ các cây con được gieo trồng ở Hà Nội đến với đồn điền Hà Nam, Ninh Bình, từ đó cà phê được nhân giống, phát triển. Qua khảo cứu tài liệu chúng tôi nhận thấy, giai đoạn đầu, từ việc trồng đến chế biến sản phẩm, kĩ thuật hầu như còn ở trình độ thủ công, chủ yếu bằng sức người. Trên các đồn điền trồng Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Hồ Công Lưu, e-mail: congluu8981@yahoo.com 55 Hồ Công Lưu cà phê thường được chia theo tỉ lệ 1/5 để trồng, 4/5 để làm đồng cỏ cho gia súc tương đương. Công tác phá hoang, đào hố, trồng cây, xới đất đều được thực hiện bởi công cụ thô sơ và bàn tay của người dân bản xứ. Phân hóa học rất ít sử dụng, chủ yếu bón bằng phân chuồng. Điều này cũng lí giải cho việc có những đồn điền đa canh kết hợp giữa trồng cà phê và chăn nuôi. Đa số phụ nữ đảm nhiệm việc hái, chọn, phơi cà phê, để bóc vỏ người ta dùng cối đạp chân (cối gỗ) hoặc giã bằng chày tay. Bước ngoặt trong chính sách đồn điền trồng cà phê ở Ninh Bình là vào năm 1913, Trạm côn trùng Chợ Ghềnh được thành lập dưới sự kiểm soát của Phòng Canh nông Bắc Kì. Sau năm 1918, Trạm côn trùng Chợ Ghềnh được sát nhập với Trạm Phú Hộ (Phú Thọ) để nghiên cứu và hạn chế bọ rầy ở cây cà phê. Trạm tiến hành thí nghiệm trong việc chọn giống, bón phân, đốn ghép và thuần hóa một số giống cà phê nhập từ bên ngoài [16;38]. “Trước kia, các chủ đồn điền thường chỉ bón phân chuồng (khoảng 30kg/gốc/2 năm), dẫn dần họ kết hợp giữa bón phân chuồng với phân hóa học. Công thức phổ biến cho 1 cây cà phê trong 1 năm là: 10 đến 15 kg phân chuồng, 0,2 kg phosphat bicalcique, 0,15 kg sulphate amoniacque, 0,1 kg sulphate potasse. . . Theo chế độ này, 1 ha có thể cho từ 375 kg đến 680 kg cà phê hàng hóa, trung bình 527 kg/ha/năm” [16;321-322]. Năm 1924, Trạm Phú Hộ xây dựng xưởng cơ khí chế biến chè và cà phê, nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu. Không riêng lĩnh vực trồng cây cà phê mà trong hoạt động của kinh tế đồn điền nông nghiệp nói chung, các điền chủ ở Ninh Bình bước đầu áp dụng kĩ thuật mới, theo hướng sản xuất hàng hóa... Họ mua sắm một số máy móc phục vụ sản xuất như máy bơm, ô tô vận tải, cày bừa cải tiến, máy chọn hạt, máy sấy và máy chế biến cà phê. Tuy vậy, sự đầu tư này còn nhỏ giọt, dè chừng, những công cụ thô sơ truyền thống của nông dân địa phương như gầu, guồng, cày, bừa, liềm, hái, sức kéo bằng trâu, bò, ngựa. . . vẫn sử dụng phổ biến. Trên các đồn điền cà phê, hình thức kết hợp giữa tá canh với hình thức khai thác trực tiếp (tức sử dụng công nhân) được áp dụng phổ biến. Đối với hình thức sử dụng nhân công (culi), người lao động làm thuê hay còn gọi là người làm công ăn lương. Theo hình thức này thì điền chủ khai thác đất bằng việc sử dụng người lao động rồi trả lương cho họ bằng tiền hay bằng hiện vật theo ngày tháng hay theo công việc. Số công nhân này được tuyển mộ ngay tại các vùng nội tỉnh với giá rẻ mạt hơn hẳn so với Trung Kì hay Nam Kì: “Công ti Nông nghiệp Chợ Gành sử dụng nhân công ăn lương để trồng cà phê và nuôi 500 đầu gia súc. Lương trả cho những người công nhân này là từ 0,50 đồng đến 0,25 đồng/ngày cho đàn ông, từ 0,15 đồng/ ngày đến 0,18 đồng/ ngày cho đàn bà và từ 0,10 đồng đến 0,15 đồng/ ngày cho trẻ con” [8]. Hay Công ti Lyon “các culi được trả 0,18 đồng/ 1 ngày làm việc” [15;234]. Mức độ sử dụng nhân công thực tế chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 27%, so với hơn 73% tá điền. Hình thức phổ biến vẫn là sử dụng tá điền để khai thác đồn điền, đem lại cho các điền chủ Pháp nhiều lợi ích lớn và đảm bảo nhất. Điền chủ chia đất thành từng lô rồi giao cho các gia đình tá điền để những người này tự trồng, cấy, thu hoạch. Đổi lại chính những gia đình này phải đảm bảo nhân công thường xuyên cho việc phát triển sản xuất trồng cà phê và nuôi gia súc trên đồn điền. Việc chủ yếu sử dụng hình thức tá điền trong khai thác đồn điền chứng tỏ khi du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp vùng Bắc Kì nói chung, thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu lỗi thời nhằm đảm bảo lợi nhuận cao cho chúng, đồng thời cản trở sự phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Năm 1929, ngân hàng Nông Phố được thành lập, tạo điều kiện cho các chủ đồn điền cà phê trong tỉnh vay vốn ưu đãi, mở mang sản xuất. “Số tiền cho vay của Nông Phố năm 1930 ở Bắc Bộ là 4500000$” [4;177]. Ở Ninh Bình “Công ti nông nghiệp Chợ Gành vay 200000$ để trồng cà phê và chè. Công ti nông nghiệp Phúc Lương (Nho Quan) vay 28000$ trồng lúa, cà phê, chăn nuôi 500 56 Đồn điền cà phê ở tỉnh Ninh Bình thời thuộc Pháp con bò, 7 trâu, 30 cừu. Đồn điền Lacombe ở Châu Sơn (Nho Quan) vốn 60000$ cho hơn 500 ha trồng cà phê, lúa [4;15-16]. 2.2. Số lượng, diện tích đồn điền cà phê Theo thống kê bước đầu của chúng tôi đồn điền cà phê luôn chiếm số lượng và diện tích lớn trong hệ thống đồn điền ở tỉnh Ninh Bình. Trong đó, giai đoạn 1884 – 1918 có khoảng 12 đồn điền cà phê chuyên canh và đa canh, với tổng diện tích khoảng 5.181,5 ha [đại đồn điền chiếm ưu thế, chỉ có 3 đồn điền loại nhỏ (tức dưới 50 ha)]. Bảng 1. Số lượng, diện tích đồn điền cà phê ở Ninh Bình giai đoạn 1884 – 1918 [2, 7, 16] STT Điền chủ Diện tích Vị trí Ghi chú 1 Guillame 35 ha Làng Vân Lung – Gia Viễn chuyên canh 2 Pasquier 500 ha Làng Yên Lại – Phụng Hóa chuyên canh 3 Moulte 45 ha Làng Diễm Hạ – Yên Hóa chuyên canh 4 Liên doanh Kalicher và Lafeuille 200 ha Làng Phúc Lương – Nho Quan đa canh 5 Eugène Jung 404 ha Làng Châu Sơn – Nho Quan đa canh 6 Công ti nông nghiệp Chợ Gành 130 ha Làng Lý Nhân – Yên Mô đa canh 7 Công ti Yên Lại (Bernard) 625 ha Trại Phú Ốc – Yên Mô đa canh 8 Công ti Lion 2422,5 ha Làng Phú Vệ (Phụng Hóa) &Làng Phúc Lai (Nho Quan) đa canh 9 Yvoir 25 ha Làng Quang Sỏi – Yên Mô đa canh 10 Magnan 220 ha Làng Đề Cốc – Nho Quan đa canh 11. Lévy 330 ha Làng Khả Luật – Yên Hóa đa canh 12. Guyot d’Asnier de Salin 245 ha Làng Diêm Hạ – Nho Quan đa canh Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiếp tục tăng cường cướp đoạt ruộng đất để cấp nhượng cho tư sản Pháp, người Âu, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Ngoài số lượng và diện tích chúng tôi đã thống kê ở trên, có thêm 3 đồn điền chuyên canh cây cà phê của người Pháp, diện tích tăng lên 730,98 ha: Bảng 2. Số lượng, diện tích đồn điền cà phê ở Ninh Bình sau chiến tranh thế giới thứ nhất [16] STT Điền chủ Diện tích Vị trí Ghi chú 1 Chouquet Edouard (Phúc Lương) 159,98 ha Huyện Nho Quan chuyên canh 2 Ellies Mathée 467 ha Đồng Giao chuyên canh 3 Công ti nông nghiệp Chợ Gành 104 ha Huyện Yên Mô chuyên canh Một trong những điểm đáng chú ý là việc các địa chủ, tư sản người Việt cũng được cấp nhượng đất lập đồn điền. “Tuy nhiên, ở Ninh Bình các điền chủ người Việt không có đồn điền chuyên canh cà phê, chỉ có một đồn điền chuyên canh cây lấy dầu chiếm diện tích 30,19 ha. Có 1 đồn điền của Bùi Đình Bách đa canh giữa cà phê và những loại cây trồng khác như trẩu, chè, sắn, nuôi 55 con trâu, bò” [16;229]. Các đồn điền người Việt nói chung phần lớn đều duy trì hoạt động đến năm 1945 và những năm sau đó. 2.3. Sản lượng cà phê Trong “bản đồ ruộng đất do thực dân Pháp chiếm đoạt ở Bắc Bộ” [4;74], chúng tôi nhận 57 Hồ Công Lưu thấy đồn điền trồng cà phê xuất hiện ở một số tỉnh như Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, riêng Ninh Bình mật độ cây cà phê dày, lớn (T.G). Giống cà phê Arabica trồng ở Ninh Bình và một số ít ở các tỉnh Bắc Kì đã trở thành thương hiệu “cà phê Bắc Kì” nổi tiếng. Các tài liệu ghi chép không hệ thống vẫn cho thấy những thành công bước đầu của đồn điền cà phê ở Ninh Bình: Hình 1. Bản đồ diện tích ruộng đất trồng cà phê ở Bắc Bộ thời Pháp thuộc Năm 1901 diện tích trồng cà phê ở Ninh Bình là 1000 ha, với 427000 gốc cà phê và 80000 cây giống [1, năm 1902]. Trên 330 ha của đồn điền Lévy có 100 ha trồng 50000 cây cà phê vào năm 1902. Công ti Phúc Lương trồng 80000 cây vào năm 1902 [1]. Năm 1904, Công ti Yên lại thu 400 tấn cà phê hạt, tương đương 50 tấn cà phê hàng hóa, năm 1906 Công ti đã bán ra thị trường 100 tấn cà phê thô. Năm 1905, đồn điền của Guillaume có 118000 gốc cà phê, điền chủ Daurelle trồng 12000 cây cà phê, điền chủ Pasquier có 131000 cây cà phê, điền chủ Lévy trồng 171 cây cà phê... [1,2] Bảng 3. Sản lượng cà phê cà phê ở Ninh Bình giai đoạn 1919 – 1940 [16] Điền chủ 1921 1925 1929 1937 Charlet (Chợ Gành) 70000 gốc Công ti nông nghiệp Chợ Gành 365000 gốc 166ha,400000 gốc 410 ha 25ha, 85000 gốc Công ti Ellies, Mathée (Đồng Giao) 10000 gốc 80000 gốc,100 ha 90 ha Chouquet 40 ha, 45000gốc 70 ha 65 ha Monpezat 70 ha 96 ha “Năm 1914, Bắc Kì có 1270000 gốc cà phê, trong đó Ninh Bình chiếm 490000 gốc (40%), 58 Đồn điền cà phê ở tỉnh Ninh Bình thời thuộc Pháp Hà Nam và Nam Định 527000 gốc (41%), còn lại rải rác ở các tỉnh khác” [5;197]. Giai đoạn 1919 – 1940, cà phê tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu, cung cấp cho thị trường Le Havre. Bên cạnh đó, người bản xứ cũng dần có thói quen sử dụng cà phê, nó trở thành mặt hàng khá phổ biến ở thị trường nội địa, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. “Sản lượng cà phê năm 1925 toàn tỉnh Ninh Bình đạt 155 tấn, năm 1928 đạt 150 tấn, năm 1931 đạt khoảng 169 tấn, năm 1934 là 45 tấn. Số liệu năm 1929 cho biết thêm về năng suất của một số đồn điền cà phê ở Ninh Bình: Đồn điền Chợ Gành trồng 410 ha cà phê, năng suất trung bình hàng năm đạt 100 tấn. Công ti Phúc Lương trồng 70 ha cà phê, năng suất trung bình hàng năm khoảng 10 tấn. Đồn điền Lévy trồng 35 ha cây cà phê, năng suất đạt 8 tấn/ năm” [4;15-17]. Năm 1929, có trên 675 ha được dùng vào việc trồng cà phê. Những năm 1934 – 1940, diện tích trồng cây cà phê luôn từ 300 ha trở lên. Ở Ninh Bình, bên cạnh việc trồng để lấy hạt làm hàng hóa, cây cà phê còn được ươm trồng và bán cây con giống cho các đồn điền trong tỉnh và các đồn điền khu vực lân cận. Một số đồn điền ở Ninh Bình, nhất là Nho Quan, Tam Điệp đã có cơ sở chế biến cà phê, chè khô và ép dầu. Chính quyền thực dân Pháp thực hiện rất nhiều những chính sách thúc đẩy phát triển của cây cà phê như chính sách khen thưởng, chính sách cho vay vốn lãi suất thấp, chính sách thuế... Cà phê cũng là loại cây trồng duy nhất được miễn thuế trong 6 năm đầu sau khi đã báo chính xác cho Tòa công sứ, đến hết hạn thì mức thuế chỉ phải nộp ở Hạng 4 (0,8đ/ha/năm). Chính vì vậy, “có thời điểm, số lượng cà phê vùng Nam Định, Ninh Bình đảm bảo tới 20% sản lượng cà phê xuất khẩu của Đông Dương” [6;23]. Thành tích xuất khẩu đạt được như trên là không thể phủ nhận, tuy vậy sản lượng và năng suất cà phê trong các đồn điền ở Ninh Bình vẫn thiếu tính ổn định, diện tích cây trồng có xu hướng bị thu hẹp, việc sản xuất cà phê bị ngừng trệ. Không riêng ở Ninh Bình mà hầu hết cà phê xuất khẩu của Bắc Kì nói chung mới ở dạng hạt hay bóc vỏ, chưa được chế biến. Bảng 4. Diện tích cà phê cà phê ở Ninh Bình thời Pháp thuộc [9-14] Năm Tổng diện tích canh tác (ha) Diện tích thực trồng cà phê (ha) Ghi chú 1934 486 350 1935 462 323 1937 787 348 1938 730,88 330 1939 730 295 1940 730 295 Dù chính quyền thực dân đã có đầu tư khoa học kĩ thuật nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết, kĩ thuật bảo dưỡng còn rất sơ đẳng, cà phê Ninh Bình nói riêng luôn ở trong tình trạng bị sâu bệnh tấn công hay thiên tai phá hủy: “Giữa lúc cà phê ra hoa thì gặp mưa lớn, thế là hoa cà phê bị nước cuốn trôi. Hay cả một vùng cà phê rộng lớn bị bọ rầy tấn công có thể mất trắng. Trạm côn trùng Chợ Gành thành lập từ 1913 nhưng chẳng đưa ra được một giải pháp kĩ thuật nào khả dĩ” [16;323 ]. Từ năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp từng bước nhượng bộ đến đầu hàng, tầng lớp nhân dân Ninh Bình phải tiếp tục sống trong cảnh một cỗ hai tròng, làm nô lệ cho Pháp, Nhật. Chúng không quan tâm đến việc xây dựng, đầu tư ở lĩnh vực kinh tế đồn điền mà chủ yếu vơ vét, bóc lột triệt để để phục vụ cho chiến tranh. Thống kê của Lịch sử Đảng bộ Ninh Bình cho biết, đầu năm 1945 có đến 37936 người chết đói, trong đó rất nhiều người là công nhân, nông dân tá điền trong các đồn điền [3]. 59 Hồ Công Lưu 3. Kết luận Giai đoạn 1884 – 1918, tỉnh Ninh Bình có 580 ha chuyên canh cây cà phê, sang giai đoạn 1919 – 1945, diện tích chuyên canh cà phê đã tăng lên 730,98 ha. Trên các đồn điền đa canh thì cây cà phê vẫn là cây trồng chính được các chủ đồn điền lựa chọn. Diện tích sản xuất lúa, chè, rau, đậu, sắn, khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu giải quyết nhu cầu sản xuất và đời sống của đồn điền trong tỉnh, còn bán ra thị trường có khối lượng rất ít, tất cả nhằm mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh cây cà phê cho thu lãi cao. Thậm chí tính chính trị của việc trồng cây cà phê còn được tính đến: “những điền chủ chuyên canh cây cà phê được đặt vào vị trí tốt nhất để phổ biến ảnh hưởng của Pháp và nhất là để cung cấp những thông tin về những gì có thể xảy ra trong dân chúng bản xứ” [15;94]. Đây là nét nổi bật của đồn điền ở Ninh Bình bên cạnh các điểm chung khác của đồn điền ở Bắc Kì. Nghiên cứu đồn điền cà phê ở tỉnh Ninh Bình thời thuộc Pháp góp phần minh chứng rõ hơn diện mạo mới của kinh tế, xã hội: “Cái mà người Âu đến đây tìm kiếm không phải là một lô đất để tự trồng cấy. Đó là một cơ sở kinh doanh lớn để điều khiển” [15;12]. Sự hiện diện yếu tố của nền sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa thể hiện rõ trên nhiều khía cạnh: quy mô lớn về sở hữu đất đai, lựa chọn đưa giống cà phê tốt vào trồng, bước đầu đầu tư vốn, kĩ thuật vào sản xuất, thu hoạch, từ chỉ hình thức lao động địa tô tá điền đã xuất hiện hình thức lao động nhân công, việc sản xuất sản phẩm có giá trị thương mại cao trên quy mô lớn... Có điều bản chất bóc lột thực dân cuối cùng đã làm bần cùng hóa người nông dân nơi đây, họ vắt kiệt sức lao động cho sự giàu có của các ông chủ. Trong khi, sự hiện diện của công nhân lao động làm thuê trên các đồn điền rất hạn chế, chính sách đầu tư vốn, kĩ thuật nhỏ giọt, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không phát triển được, để lại hậu quả nặng nề, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích cho phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến thắng lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] AFC, 152, Etats statistiques des concessions agricoles dans les provinces du Tonkin, 1902, 1903. [2] AFC, 15203, Etats statistiques des concessions agricoles dans les provinces du Tonkin, 1905, 1906. [3] BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, 1996. Lịch sử đảng Bộ Ninh Bình, tập 1 (1930 - 1945). Ninh Bình. [4] Nguyễn Kiến Giang, 1959. Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nxb Sự thật, Hà Nội. [5] Henri Brenier, 1914. Essai d’Atlas statistique de l’Indochine francaise. IDEO, Hnoi – HaiPhong. [6] Merlo, 1929. Notice sur la province de Ninh Binh. M10363, TVQG HN. [7] RST, 36554, Rapport annuel des provinces et des Territoires militaires 1923 – 1924. [8] RST, 74398, Rapport économique de l’année 1934 de la province de Ninh Binh. [9] RST, 74399, Rapport économique de l’année 1935 de la province de Ninh Binh. [10] RST, 74400, Rapport économique de l’année 1937 de la province de Ninh Binh. [11] RST, 74401, Rapport économique de l’année 1938 de la province de Ninh Binh. [12] RST, 74402, Rapport économique de l’année 1939 de la province de Ninh Binh. [13] RST, 74403, Rapport économique de l’année 1940 de la province de Ninh Binh. [14] Tạ Thị Thúy, Đồn điền của Pháp Ở Bắc Kì (1884 – 1918), NXB Thế giới, HN, 1996. 60 Đồn điền cà phê ở tỉnh Ninh Bình thời thuộc Pháp [15] Tạ Thị Thúy, 2001. Việc nhượng đất, khẩn hoang ở Bắc Kì từ 1919 đến 1945. Nxb Thế Giới, Hà Nội. [16] Tạ Thị Thúy, 2006. Việc nhượng đất lập đồn điền ở Ninh Bình (cuối thế kỉ XIX – giữa thế kỉ XX). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4/2006. ABSTRACT Coffee plantations in Ninh Binh Province during the French colonial period Ninh Binh is situated at the southernmost part of the North Delta Region. In this central province, the French took land from the peasants to establish coffee plantations after the expanded mining operations in six southern provinces. Agricultural plantations in Ninh Binh were created and a coffee center was created in the north, both of which were highly profitable for the landowners. Keywords: Coffee, Ninhbinh, plantations, colony. 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3653_hcluu_9715_2178515.pdf
Tài liệu liên quan