Doanh nhân Việt Nam: từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xã hội”

Tài liệu Doanh nhân Việt Nam: từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xã hội”: Xó hội học, số 1(109), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 3 Doanh nhân Việt Nam: từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xã hội” Trịnh Duy Luân4TP0F∗ Đặt vấn đề Những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế trong thời kỳ Đổi mới ở nước ta luôn đi kèm với những biến đổi xã hội mạnh mẽ, trong đó có những biến đổi trong cơ cấu xã hội, được thể hiện tập trung ở sự xuất hiện các nhóm xã hội mới, với diện mạo ít nhiều rõ nét. Một “hiện tượng” nổi bật trong số đó chính là sự xuất hiện của nhóm doanh nhân. Họ đang hình thành và phát triển nhanh, có tiềm lực kinh tế, là nhóm xã hội năng động nhất và như một nguồn lực mới, đóng góp tích cực vào xu thế hội nhập và phát triển của đất nước. Có thể nói, doanh nhân, đặc biệt là doanh nhân tư nhân, chính là con đẻ của Đổi mới và của cơ chế thị trường. Hiện nay ở nước ta, doanh nhân đang được gọi bằng những cái tên khác nhau: “lực lượng”, “đội ngũ”, “nhóm xã hội ”, “giới” hoặc “tầng lớp”. Qua một số phỏng vấn cá nh...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nhân Việt Nam: từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xã hội”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 1(109), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 3 Doanh nhân Việt Nam: từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xã hội” Trịnh Duy Luân4TP0F∗ Đặt vấn đề Những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế trong thời kỳ Đổi mới ở nước ta luôn đi kèm với những biến đổi xã hội mạnh mẽ, trong đó có những biến đổi trong cơ cấu xã hội, được thể hiện tập trung ở sự xuất hiện các nhóm xã hội mới, với diện mạo ít nhiều rõ nét. Một “hiện tượng” nổi bật trong số đó chính là sự xuất hiện của nhóm doanh nhân. Họ đang hình thành và phát triển nhanh, có tiềm lực kinh tế, là nhóm xã hội năng động nhất và như một nguồn lực mới, đóng góp tích cực vào xu thế hội nhập và phát triển của đất nước. Có thể nói, doanh nhân, đặc biệt là doanh nhân tư nhân, chính là con đẻ của Đổi mới và của cơ chế thị trường. Hiện nay ở nước ta, doanh nhân đang được gọi bằng những cái tên khác nhau: “lực lượng”, “đội ngũ”, “nhóm xã hội ”, “giới” hoặc “tầng lớp”. Qua một số phỏng vấn cá nhân, theo một chuyên gia cao cấp thì “Doanh nhân tư nhân hiện nay là một tầng lớp xã hội, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong xã hội chúng ta hiện nay”. Trong khi đó, giám đốc một công ty tư vấn kinh doanh lại cho rằng: "Chúng ta chưa có tầng lớp doanh nhân, thậm chí chưa có nền kinh tế của riêng mình. Mọi cái mới được xây dựng ở mức độ khái niệm và thái độ của chúng ta là xây dựng các khái niệm cho nghiêm túc" (Tư liệu phỏng vấn, 2006). Như vậy, cần phải xác định rõ hơn khái niệm doanh nhân với tư cách là một tập hợp người trong cơ cấu xã hội nước ta hiện nay. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, "doanh nhân là người làm nghề kinh doanh"P1F1P. Tuy nhiên, định nghĩa này còn khá chung. Bách khoa thư Wikipedia đưa ra định nghĩa rõ ràng hơn: "Doanh nhân là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban giám đốc). Về tên gọi “tầng lớp doanh nhân", mặc dù được sử dụng khá thường xuyên, song cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ và chính xác cùng các tiêu chí để xác định như thế nào được gọi là một tầng lớp (chẳng hạn tầng lớp trí thức), và tầng lớp * GS.TS. Viện Xã hội học. Bài viết rút ra từ Báo cáo chuyên đề phục vụ nghiên cứu Đề tài: "Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020"; Mã số: KX.04.17/06-10, thuộc Chương trình Khoa hoc xã hội trọng điểm cấp Nhà nước: "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010" (mã số KX.04/06-10) do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì. 1. Hoàng Phê (chủ biên): Từ điển tiếng Việt. Trung tâm Từ điển học xuất bản, Hà Nội 2007, tr.218 Doanh nhõn Việt Nam từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xó hội” Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 4 khác giai cấp như thế nào. Về nhận thức, dường như “tầng lớp” là khái niệm thuộc thứ hạng thứ 2, sau khái niệm “giai cấp”. Song bản thân các định nghĩa giai cấp trong bối cảnh mới (khác với định nghĩa kinh điển của Lê NinP2F∗P trước đây) còn chưa được xác định rõ, thì định nghĩa về tầng lớp hay giai tầng vì thế cũng khó được thống nhất, vẫn ở dạng mở hay là chưa xác định. Những chỉ báo có thể được sử dụng để phản ánh đặc trưng của các giai cấp hay tầng lớp, vì vậy, cũng đang cần được nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện. Khái niệm “tầng lớp” dường như hiện vẫn được sử dụng theo thói quen, không cần định nghĩa. Hơn thế, một khi định gọi doanh nhân là một tầng lớp xã hội thì cần phải xác định rõ vai trò, vị trí hay vị thế xã hội của nó trong cấu trúc xã hội, tức là trong mối liên hệ của nó với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong xã hội ra sao. Doanh nhân Việt Nam chưa thể là một tầng lớp xã hội? Để xác định một tập hợp người là một tầng lớp hay một giai tầng trong cơ cấu xã hội, cần xem xét những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và những chiều cạnh khác của lực lượng này. Đối với doanh nhân, có thể tìm hiểu : - Về kinh tế, đóng góp của họ vào nền kinh tế quốc gia, vào GDP đạt tới một mức độ nào đó (thường được lượng hoá trong những chỉ báo nhất định). Về tổ chức, có thể tính đến số lượng và quy mô của những tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty và Công ty có sức mạnh ở các ngành công nghiệp, dịch vụ chủ chốt, trong đó khu vực tư nhân có tỷ lệ tương xứng. - Về xã hội, đóng góp của khu vực doanh nghiệp (doanh nhân) trong tạo việc làm, cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng thời, họ cũng sẽ được liên kết trong những hiệp hội và các tổ chức dân sự khác, có đóng góp và uy tín trong đời sống xã hội, được dư luận xã hội, công luận biết đến và đánh giá xứng đáng. - Về chính trị, các doanh nhân tham gia như thế nào vào đời sống chính trị, lĩnh vực quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại. Có quan hệ như thế nào với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các giai tầng khác trong xã hội? - Về văn hoá, có thể tính đến việc xây dựng và hình thành một “văn hoá doanh nhân Việt Nam” ổn định, có phong cách, có bản sắc trong quan hệ đối nội và đối ngoại với các đối tác bình đẳng và đặc biệt với các tầng lớp dân cư ?.... Căn cứ vào các số liệu chưa đầy đủ liên quan đến 4 chiều cạnh nêu trên, cùng với những quan sát thực tế, nếu nói một cách chính xác và chặt chẽ, thì đội ngũ ∗ Theo các định nghĩa có sử dụng tiêu chí về sở hữu trước đây, thì doanh nhân có thể tách ra những người lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước - gọi là các cán bộ/công chức quản lý (doanh nghiệp) và những chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước - đôi khi được gọi là "giới chủ", thậm chí "giới/tầng lớp hữu sản". Thời kỳ mở đầu của Đổi mới, có người còn đặt vấn đề về có "giai cấp tư sản" ở Việt Nam hay không, có lẽ ngụ ý nói về những doanh nhân loại này. Trịnh Duy Luõn 5 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn doanh nhân Việt Nam chưa thể là một tầng lớp xã hội. Lý do: - Số lượng doanh nhân ở nước ta còn ít, mới chiếm tỷ lệ khoảng 0,5% dân sốP3F2P. Một tính toán từ số liệu của các cuộc Điều tra mức sống dân cư các năm 2002, 2004 và 2006, cũng cho những con số gần như vậy. Bên cạnh đó, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp đều thuộc loại nhỏ và vừa. - Thời gian hình thành và phát triển của lực lượng này còn ngắn - mới chỉ 10 - 15 năm gần đây (so với tầng lớp doanh nhân mới ở Trung Quốc là 20 - 30 năm). (Phùng Thị Huệ. 2008, tr. 91) - Thuộc thế hệ đầu tiên, lớp doanh nhân Việt Nam ngày nay có nguồn gốc xuất thân rất đa dạng, do vậy, họ vẫn còn mang theo mình những cách nhìn nhận, những quan điểm, những tâm lý và tập quán của các thành phần xã hội mà từ đó họ bước vào kinh doanh. Với thời gian hình thành và phát triển còn khá ngắn, họ đang là một nhóm xã hội quá độ hơn là một tầng lớp xã hội đồng nhất. Những tập hợp lực lượng ban đầu của lớp doanh nhân này có lẽ mới nhằm mục tiêu tập dượt, hỗ trợ nhau và hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chưa có nhiều hoạt động nhằm vào các mục tiêu xã hội, chính trị, với tự ý thức như một tầng lớp. - "Văn hoá doanh nhân" là khái niệm còn đang được tranh luận sôi nổi trong quá trình hình thành trong điều kiện doanh nhân Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều nhóm khác nhau về đặc trưng, nguồn gốc, quy mô, ảnh hưởng, phong cách và văn hoá. Những luận giải trên đây có thể chỉ là những nhận định mang tính gợi mở và giả định. Còn cần có thêm nhiều số liệu định lượng, tổng thể và chính xác làm căn cứ để xác định vị thế và vai trò cũng như sự lớn mạnh toàn diện của giới doanh nhân Việt Nam hiện nay, và để đi đến khẳng định họ như một tầng lớp xã hội. Bản thân họ cũng cần nhiều thời gian để trưởng thành hơn nữa cả về chất và lượng. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu ban đầu... Đó là những số liệu được cập nhật về một vài chiều cạnh về sự đóng góp và tham gia của giới doanh nhân nước nhà. Chẳng hạn: Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu như năm 1992 cả nước mới chỉ có 4.086 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, thì đến cuối năm 2008, Việt Nam đã có 376.644 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trong đó có 236.843 doanh nghiệp đang hoạt động, cùng 3.748.138 hộ kinh doanh cá thể - trong đó có trên 1 triệu hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Ngoài ra, cả nước hiện có 14.500 hợp tác xã, trong đó có 7.860 hợp tác xã phi 2 Theo Phạm Xuân Nam, tính đến cuối năm 2006, nước ta có khoảng 13 vạn doanh nghiệp các loại và đội ngũ doanh nhân cả nước có khoảng 350.000 người. Xem: Phạm Xuân Nam. Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài: "Xu hướng bíên đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH" - Viện KHXH Việt Nam. Tháng 11/2008. tr.30. Doanh nhõn Việt Nam từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xó hội” Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 6 nông nghiệp. Khẳng định vai trò của đội ngũ doanh nhân đối với xã hội và nền kinh tế đất nước, Phó Chủ tịch ủy ban T.Ư. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - ông Hà Văn Núi cho biết: "Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nhân Việt Nam đã tạo ra cơ hội thu hút trên 15 triệu lao động có việc làm và thu nhập ổn định, tạo ra gần 50% giá trị GDP và 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu; đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, cho chương trình xoá đói giảm nghèo, cho sự ổn định chính trị - xã hội và cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Về vị thế của doanh nhân, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định: "Doanh nhân nước ta đang thực sự trở thành một tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết dân tộc, là lực lượng chủ lực, xung kích trong công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN". Một đề án "Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế" đã được Bộ Chính trị đã giao cho VCCI chủ trì và phối hợp với các bộ, ban, ngành T.Ư soạn thảoP4F3P. Ngoài đóng góp cho phát triển kinh tế, vai trò và vị thế của đội ngũ Doanh nhân còn được thể hiện tập trung ở sự tham gia vào các hoạt động của đời sống chính trị - xã hội. Đây là một chỉ báo, hay là một dấu hiệu rất quan trọng nói lên vị thế của họ như một tầng lớp xã hội thực sự trong cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Về vấn đề này, trước hết xin tham khảo trường hợp tầng lớp doanh nhân Trung Quốc. Như đã biết, Trung Quốc bắt đầu Cải cách mở cửa sớm hơn Đổi mới của Việt Nam hơn 10 năm. Lực lượng doanh nhân mới của Trung Quốc đã có 20 - 30 năm trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, do những đóng đóng góp to lớn về kinh tế, sự trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm quản lý, giai tầng chủ doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhận được sự đánh giá đúng mức của xã hội. Không chỉ có mức thu nhập ngày càng cao mà địa vị chính trị xã hội của họ cùng ngày càng nổi trội. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) lần thứ XVI (2002) đã chính thức thừa nhận giai tầng chủ doanh nghiệp tư nhân là lực lượng xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc; chính thức tuyên bố có thể và cần phải kết nạp những phần tử tiên tiến trong giai tầng này vào Đảng (Phùng Thị Huệ. 2008, tr. 90). Theo thống kê của Trung ương Đảng CSTQ, năm 2005 Trung Quốc có 1.512 chủ doanh nghiệp tư nhân ưu tú được kết nạp vào Đảng. Tính đến cuối năm 2006 đã có 2,86 triệu đảng viên là doanh nhân hoạt động trong các xí nghiệp phi quốc hữu. Còn theo kết quả điều tra tại các xí nghiệp tư nhân vào các năm 1993, 1995, 1997, 2000, 3 Diễn đàn "Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế", do VCCI và Báo Nhân Dân tổ chức, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.2009. Lao Động số 230 Ngày 12/10/2009. Trịnh Duy Luõn 7 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 2002, 2004 và 2006, tỷ lệ đảng viên là các chủ doanh nghiệp tư nhân trong tổng số đảng viên Đảng CSTQ lần lượt như sau: 13,1%; 17,1%; 16,6%; 19,8%; 29,9%; 33,9% và 32,2%. Tức là, số đảng viên là chủ doanh các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 1/3 tổng số Đảng viên toàn Trung Quốc (Phùng Thị Huệ. 2008, tr. 91). Kết quả điều tra năm 2003 cũng cho thấy, trong số 3.073 chủ doanh nghiệp tư nhân, có 1.495 người là đại biểu HĐND và uỷ viên Hội nghị hiệp thương chính trị từ cấp huyện trở lên, trong đó có 3 chủ tịch, 22 phó chủ tịch, 433 uỷ viên thường vụ. Trong số 2.985 uỷ viên Đại hội đại biểu nhân dân (cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước - hay là Quốc hội) Trung Quốc, có 55 chủ doanh nghiệp tư nhân (Phùng Thị Huệ. 2008, tr. 91). ở Việt Nam, trong lĩnh vực “tham chính” này, có thể nhận thấy bước chuyển đáng kể, cả trong nhận thức lẫn trong thực tế về sự tham gia của giới doanh nhân trong đời sống chính trị hiện nay. Chúng tôi đã xem xét và so sánh cơ cấu thành phần các đại biểu Quốc hội được bầu của 4 Khoá gần đây nhất (các Khoá IX, X, XI, XII - xem bảng dưới đây) và rút ra một số nhận định bước đầu. Cơ cấu Đại biểu Quốc hội Việt Nam 4 Khoá gần đây Khoá IX Khoá X Khoá XI Khoá XII Ngày bầu cử: 19-7-1992 Tổng số đại biểu: 395 Ngày bầu cử: 20-7-1997 Tổng số đại biểu: 450 Ngày bầu cử: 19-5-2002 Tổng số đại biểu: 498 Ngày bầu cử: 20-5-2007 Tổng số đại biểu: 493 - Trong lĩnh vực công nghiệp: 19 - Trong lĩnh vực nông nghiệp: 58 - Trong các lực lượng vũ trang: 38 - Cán bộ chính trị: 43 - Cán bộ quản lý Nhà nước: 123 - Trong lĩnh vực nghệ thuật: 20 - Trong lĩnh vực giáo dục: 24 - Công nhân, nông dân, trí thức: 36 (8%) - Lực lượng vũ trang nhân dân: 55 - Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhân sĩ, tôn giáo: 91 - Trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, pháp luật, văn hoá, giáo dục, y tế... 105 - Trong lĩnh vực doanh nghiệp: 5,02% - Nông dân: 1,20% - Công nhân : 0,40% - Trong các lực lượng vũ trang:11,4% - Đại biểu tự ứng cử: 0,40% - Đại biểu chuyên trách: 23,69% - Trong các cơ sở SXKD CN + NN+ DN TN + LD nước ngoài: 3,4% (Do tác giả tự tính toán trên cơ sở danh sách ĐBQH phân theo theo thành phần) Nguồn: Website Quốc hội: 5Twww.na.gov.vn5T; 5T Mặc dù các tiêu chí phân chia cơ cấu thành phần ĐBQH là không đầy đủ và rất khác nhau ở mỗi thời kỳ (mỗi Khóa), song ở 3 khóa X, XI, và XII, đều tính được tỷ lệ của một số bộ phận cấu thành đáng chú ý. Doanh nhõn Việt Nam từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xó hội” Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 8 ở Khóa X (1997 - 2002), số ĐBQH là công nhân, nông dân và trí thức gộp chung lại chiếm 8% (36 người/450 người). Từ Khóa XI (2002 - 2007), lần đầu tiên, trên trang web của Quốc hội ghi rõ tỷ lệ các ĐBQH là doanh nhân, được thể hiện tên gọi những ĐBQH làm việc “Trong lĩnh vực doanh nghiệp"- tuy chưa phân ra khu vực kinh tế nhà nước hay ngoài nhà nước, song đây chắc chắn phải là những người lãnh đạo các doanh nghiệp - hay thuộc nhóm "doanh nhân". (Nếu không, họ phải được xếp vào nhóm công nhân hay viên chức). Tỷ lệ này là 5,2%, trong khi tỷ lệ ĐBQH là nông dân chỉ có 1,2% và công nhân là 0,4%. Đến Khóa XII (2007 – nay), theo số liệu thống kê từ trang web chúng tôi tính được có 36 ĐBQH (chiếm 3,2% tổng số ĐBQH) là những người làm việc “trong các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, trong các doanh nghiệp tư nhân và liên doanh nước ngoài”, tức là có thể coi họ thuộc nhóm "doanh nhân". Như vậy, trong 2 Khóa gần đây, tức là từ năm 2002 đến nay, Doanh nhân đã có đại biểu của mình, bên cạnh đại biểu của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp khác trong cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Việt Nam. Và đây phải được xem là một bước chuyển lớn trong đời sống chính trị, và trong cơ cấu xã hội của xã hội Việt Nam và của chính lực lượng doanh nhân hiện nay. Như vậy, là một lực lượng kinh tế, doanh nhân còn đang tích cực tham gia xã hội, “tham chính, nghị chính”, nói tiếng nói của họ cùng tiếng nói của các tầng lớp dân cư khác trong khuôn khổ pháp luật và hệ thống chính trị. Đáng tiếc là việc xác định cơ cấu thành phần ĐBQH qua các khóa còn chưa thống nhất, nên đã hạn chế khả năng so sánh cũng như độ chính xác của các nhận định vừa nêu trên. Cũng như vậy, cần có thêm nhiều số liệu cụ thể, cập nhật về sự tham gia của giới doanh nhân trong các lĩnh vực chính trị xã hội, văn hóa khác mới có thể xác định cụ thể hơn, rõ hơn vị thế vai trò của đội ngũ doanh nhân như một "tầng lớp xã hội" trong CCXH nước ta hiện nay. Có thể dự báo qua một vài thập niên nữa, khi đội ngũ doanh nhân nước ta trưởng thành hơn cả về số lượng và chất lượng, lúc đó cái gọi là “tầng lớp doanh nhân” mới thực sự hình thành, trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu trong CCXH, và một bộ phần đáng kể của nó có thể tham gia vào cái gọi là “tầng lớp Trung lưu” của xã hội Việt Nam tương lai. Hiện nay, như đã nói, trong các văn bản chính thức và trên media, doanh nhân vẫn còn được bằng những gọi tên khác nhau: “doanh nhân”, “chủ doanh nghiệp”, “lực lượng”, “đội ngũ”, “nhóm” (trong các nghiên cứu XHH), “tầng lớp”, “giới”. Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế đất nước. “Đối với doanh nhân, tạo điều kiện phát huy tiềm năng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh; mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao Trịnh Duy Luõn 9 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn động; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng hóa Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam.2006, tr. 119). Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước” (Tạp chí Văn hóa doanh nhân số 1&2/2005). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đánh giá: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước.” (Tạp chí đã dẫn). Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20 - 9 - 2004 của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam cho thấy giới doanh nhân đã được công nhận như một chủ thể xã hội, có vị thế như nhiều nhóm xã hội khác. Tuy nhiên, trong hầu hết các văn kiện của Đảng và chính phủ hầu như chưa sử dụng thuật ngữ “tầng lớp” đối với doanh nhân, mà chủ yếu là các thuật ngữ “doanh nhân”, “doanh nghiệp”. Trong một số văn bản khác thì đã dùng các từ “lực lượng”/ “đội ngũ” doanh nhân. Hy vọng thập niên tới sẽ mở ra một thời kỳ mới, khi mà đội ngũ doanh nhân sẽ dần dần có được vị thế chính thức như một tầng lớp xã hội trong CCXH Việt Nam. Đương nhiên, cái quyết định vẫn là sự trưởng thành của những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của chính lực lượng quan trọng này trong thời kỳ Đổi mới, mở cửa hội nhập và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời gian tới. Mặc dù vậy, như đã nhận xét ở trên, cụm từ "tầng lớp doanh nhân" gần đây vẫn được sử dụng trong nhiều bài báo khoa học hay trên media, trở nên khá quen thuộc, cho dù cơ sở khoa học để gọi như vậy chưa được luận giải thoả đáng. Song điều này theo chúng tôi là chấp nhận được trong giai đoạn hiện nay. Nó thể hiện sự đề cao và kỳ vọng về một vị thế xã hội và tầm quan trọng tương xứng của đội ngũ doanh nhân trong công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước, góp phần tích cực đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hộị công bằng, dân chủ, văn minh trong những thập niên tới. Dự báo một tương lai Hai thập niên vừa qua, doanh nhân xuất thân trực tiếp từ các giai cấp và tầng lớp khác nhau. Từ kinh nghiệm của những nước phát triển thành công, tầng lớp doanh nhân ở Việt Nam phải phát triển gấp 2 - 3 lần nữa về quy mô trong những thập niên tiếp theo. Họ cũng sẽ có những điều kiện và môi trường thể chế mới để tiếp tục khẳng định mình có tư cách độc lập, tách dần khỏi ảnh hưởng của những thành phần xuất thân, và sẽ bắt đầu tự tái tạo chính họ. Những gia đình doanh nhân truyền thống, nhiều đời sẽ hình thành. Văn hóa doanh nhân chung và của các nhóm khác nhau trong đội ngũ doanh nhân sẽ được phát triển và khẳng định. Sự tham gia chính trị, tham gia xã hội của họ sẽ được tăng cường “từ tự phát đến tự giác”. Xu hướng phổ biến là sự di động xã hội giữa doanh nhân và các giai cấp, tầng Doanh nhõn Việt Nam từ “đội ngũ” đến “tầng lớp xó hội” Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 10 lớp khác sẽ diễn ra thường xuyên hơn so với các thập niên trước. Quan hệ của họ với một số giai cấp/tầng lớp sẽ đổi khác. Chẳng hạn với tầng lớp trí thức, đó sẽ là quan hệ hợp tác trong hoạt động kinh tế, là quá trình “trí thức hóa” một bộ phận doanh nhân. Với giới quản lý và chuyên môn cao, doanh nhân sẽ có thể sẽ có những quan hệ liên kết mang tính “trao đổi quyền lực” hay “liên kết quyền lực”, vốn là quy luật tất yếu trong mọi xã hội, đặc biệt trong cơ chế thị trường. Trong bối cảnh đó, đã đến lúc hệ thống chính trị cần đặc biệt chú ý, với những cách tiếp cận mới, đến sự trưởng thành, tiếng nói và vị thế chính trị - xã hội của lực lượng doanh nhân - các nhà quản lý lớn như các giám đốc các Tập đoàn, các Tổng Công ty, các Ngân hàng lớn,.... Sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng của họ đang ngày càng lớn mạnh và lan tỏa là những nhân tố mới có tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội trong những thập niên tới. Để hỗ trợ cho việc quản lý quá trình xã hội này, về phương diện nghiên cứu, cần tiếp tục tập trung phân tích sự hình thành và phát triển của đội ngũ doanh nhân hiện nay và các yếu tố tác động khách quan như: các chính sách của nhà nước, vai trò của nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước, cũng như các nhân tố chủ quan, nội tại của bản thân các doanh nhân và của khu vực tư nhân đang tham gia vào quá trình chuyển đổi quan trọng này. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. 2. Phạm Xuân Nam: Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài: "Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH" - Viện KHXH Việt Nam. Tháng 11/2008. 3. Trịnh Duy Luân (Chủ biên). Báo cáo Nhiệm vụ cấp Bộ năm 2007, Viện Xã hội học, Viện KHXH Việt Nam: "Diện mạo và vị thế xã hội của nhóm doanh nhân trong quá trình biến đổi xã hội ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới". 4. Phùng Thị Huệ. (Chủ biên). Biến đổi cơ cầu giai tầng ở Trung Quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa. Nxb KHXH. 2008. 5. Tập kết quả phỏng vấn sâu 20 đại diện. Tài liệu Viện XHH, năm 2004. 6. Diễn đàn "Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế", do VCCI và Báo Nhân Dân tổ chức, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.2009. Lao Động số 230 Ngày 12/10/2009 7. Website của Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam: 5Twww.na.gov.vn 5T;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2010_trinhduyluan_0292.pdf