Đồ án Truyền dẫn SDH trên vi ba số

Tài liệu Đồ án Truyền dẫn SDH trên vi ba số: mục lục Trang lời giới thiệu :....................................................................................................................3 chương 1 : tổng quan về SDH ............................................................................ 1.1 Giới thiệu chung..................................................................................... 1.2 Đặc điểm của PDH và SDH.................................................................... 1.2.1 Phân cấp truyền dẫn cận đồng bộ PDH.................................... 1.2.2 Phân cấp truyền dẫn đồng bộ SDH........................................... 1.3 Một số khuyến nghị chính của CCITT về SDH..................................... 1.3.1 Khuyến nghị G-707................................................................... 1.3.2 Khuyến nghị G-708................................................................... 1.3.3 Khuyến nghị G-709................................................................... chương 2 :...

doc80 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Truyền dẫn SDH trên vi ba số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Trang lời giới thiệu :....................................................................................................................3 chương 1 : tổng quan về SDH ............................................................................ 1.1 Giới thiệu chung..................................................................................... 1.2 Đặc điểm của PDH và SDH.................................................................... 1.2.1 Phân cấp truyền dẫn cận đồng bộ PDH.................................... 1.2.2 Phân cấp truyền dẫn đồng bộ SDH........................................... 1.3 Một số khuyến nghị chính của CCITT về SDH..................................... 1.3.1 Khuyến nghị G-707................................................................... 1.3.2 Khuyến nghị G-708................................................................... 1.3.3 Khuyến nghị G-709................................................................... chương 2 : Tổ chức ghép kênh trong SDH ................................... 2.1 Các tiêu chuẩn ghép kênh SDH.............................................................. 2.2 Cấu trúc khung của STM - 1................................................................... 2.3 Ghép luồng 2,048 Mbps vào vùng tải trọng của STM-1........................ 2.4 Ghép luồng 34,368 Mbps vào vùng tải trọng của STM-1...................... 2.5 Ghép luồng 139,264 Mbps vào vùng tải trọng của STM-1..................... 2.6 Đồng bộ trong SDH................................................................................ chương 3 : Khái niệm về vi ba số ......................................................... 3.1 Giới thiệu chung..................................................................................... 3.1.1 Các loại hệ thống thông tin....................................................... 3.1.2 Giải tần số của các hệ thống Vi ba........................................... 3.1.3 Khái niệm về hệ thống Vi ba số............................................... 3.1.4 Các đặc điểm truyền sóng cơ bản............................................. 3.1.5 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống Vi ba................ 3.1.6 Sơ đồ khối cơ bản của hệ thống Vi ba số................................. 3.1.7 Các phương án tần số............................................................... 3.2 Các phương pháp điều chế trong Vi ba số............................................. 3.2.1 Khái quát chung....................................................................... 3.2.2 Điều chế tần số........................................................................ 3.2.3 Điều chế M-PSK..................................................................... 3.2.4 Điều chế biên độ vuông góc M-QAM.................................... 3.2.5 Vấn đề ISI và việc truyền không có ISI.................................. 3.3 So sánh các phương pháp điều chế ...................................................... 3.3.1 Hiệu suất băng thông.............................................................. 3.3.2 Hiệu suất công suất................................................................ 3.3.3 Mặt phẳng hiệu suất băng thông............................................. 3.4 Các biện pháp bảo đảm chất lượng hệ thống........................................ 3.4.1 Các tác động làm suy giảm chất lượng hệ thống.................... 3.4.2 Các biện pháp khắc phục........................................................ chương 4: Truyền dẫn SDH trên hệ thống vi ba số ............. 4.1 Các vấn đề cần giải quyết khi truyền SDH trên Vi ba số..................... 4.2 Các phương pháp điều chế được ứng dụng.......................................... 4.3 Các phương pháp tối ưu tần phổ.......................................................... 4.4 Các phương pháp điều chế sử dụng cho băng rộng............................. 4.1 Sử dụng các Byte trong SOH cho hệ thống Vi ba............................... chương 5: Giới thiệu thiết bị vi ba SDH/64 qam của hãng BOSCH telecom ................................................................... 5.1 Thông số kỹ thuật của thiết bị............................................................ 5.2 Phân bố hệ thống Anten..................................................................... 5.3 Mô tả thiết bị...................................................................................... 5.3.1 Điều chế................................................................................ 5.3.2 Giải điều chế......................................................................... 5.3.3 XPIC...................................................................................... 5.3.4 Máy phát............................................................................... 5.3.5 Máy thu................................................................................. chương 6: phân tích máy thu của thiết bị vi ba SDH của hãng BOSCH telecom ( drs 155/6800 - 64 qam )...... 6.1 Sơ đồ khối của máy thu...................................................................... 6.2 Nguyên lý hoạt động và chức năng các khối của máy thu ................ phần kết luận............................................................................................ lời giới thiệu Trong sự phát triển của xã hội, thông tin luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Điều đó khiến cho thông tin trên toàn thế giới nói chung và thông tin liên lạc Việt Nam nói riêng luôn luôn phát triển để phù hợp với nhu cầu của con người trong thời đại mới. Trong những năm của thập kỷ 80 và 90, khoa học công nghệ viễn thông thế giới đã có những phát triển kỳ diệu, trong đó có sự triển khai của công nghệ SDH ( Synchronous Digital Hierarchy - Phân cấp số đồng bộ ) đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực truyền dẫn. Với những ưu thế trong việc ghép kênh đơn giản, linh hoạt, giảm thiết bị trên mạng, băng tần truyền dẫn rộng, cung cấp giao diện tốc độ lớn hơn cho các dịch vụ trong tương lai, tương thích với các giao diện PDH hiện có, tạo ra khả năng quản lý mạng tập trung. Phân cấp số đồng SDH đã được tiêu chuẩn hoá về tốc độ : 155,52 Mbit/s , 4x155,52 Mbit/s, 16x155,52 Mbit/s, 64x155,52 Mbit/s, về cấu trúc khung, về mã đường v.v... Trong những năm gần đây SDH đã thâm nhập vào nước ta với tốc độ rất nhanh, mang đường trục Bắc-Nam đã có tốc độ 2,5 Gbit/s, mạng nội tỉnh và thành phố cũng ứng dụng ngày càng nhiều SDH có tốc độ 155,52 Mbit/s hoặc 622 Mbit/s với nhiều loại thiết bị truyền dẫn. Đặc biệt là truyền dẫn SDH trên các hệ thống vi ba băng rộng ( Do điều kiện địa hình, yêu cầu thoì gian triển khai nhanh...). Một yêu cầu tất yếu là phải duy trì được tính tương thích đối với hệ thống vi ba băng rộng PDH hiện có, không cần phải sửa đổi các phân bố tần số đang được áp dụng theo các khuyến nghị của CCIR. Sự nhất trí đầu tiên đạt được vào những năm 90 bởi tất cả các thành viên của ETSI, liên quan đến việc tiêu chuẩn hoá hệ thống vi ba dung lượng 1x155Mbit/s với phân bố tần số có phân cực thay đổi luân phiên và khỏng cách giữa các kênh là 40MHz. Điều này đã và đang được áp dụng cho hệ thống 6GHz, 7GHz, 8GHz ( Đối với mạng đường trục) và 13GHz ( Đối với mạng nội hạt, mạng vùng ). Vì vậy, việc phân tích và tìm hiểu hệ thống vi ba số truyền tải SDH là rất quan trọng và cần thiết. Trong bản Đồ án tốt nghiệp này, em xin trình bày những nội dung sau đây: - Tổng quan về SDH. - Tổ chức ghép kênh trong SDH. - Khái niệm về Vi ba số. - Vấn đề truyền dẫn SDH trên hệ thống Vi ba số. - Giới thiệu thiết bị vi ba SDH/64 QAM của hãng BOSCH TELECOM. - Phân tích máy thu thiết bị vi ba của hãng BOSCH LELCOM ( DRS 155/6800 -64QAM ). Qua đây em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Khắc Chư ( Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng tập thể Trung tâm ứng dụng công nghệ Viễn thông mới ( CT-IN ) trong việc giúp đỡ em hoàn thành bản Đồ án tốt nghiệp này. Hà nội, ngày tháng năm chương 1 tổng quan về sdh 1.1 đặc điểm của pdh và sdh 1.1.1. phân cấp truyền dẫn số cận đồng bộ pdh. a, Lịch sử phát triển của kỹ thuật truyền dẫn . Sự phát triển liên lạc viễn thông đã bắt đầu từ khi phát minh ra hệ thống điện tín hoạt động theo chế độ chữ số. Nghĩa là khi Morse phát minh ra máy điện tín năm 1835 và việc liên lạc viễn thông số bắt đầu bằng phát dòng chấm và gạch ngang năm 1876, việc sử dụng chế độ tương tự bắt đầu với phát minh điện thoại của A.G. Bell. Phương pháp truyền dẫn đa lộ cũng đã bắt đầu từ khi có dây dẫn ba mạch thực hiện ở Mỹ năm 1925 và qua phát triển cáp đồng trục có 240 mạch, hiện nay đã sử dụng phương pháp liên lạc cơ bản với cáp đồng trục có 3.600 - 10.800 mạch, FDM (Ghép kênh theo tần số) nhiều mạch 1.800 mạch bởi vi ba. Mặt khác từ năm 1930, phương pháp 24 mạch PAM (Điều chế biên độ xung) và PWM (Điều chế độ rộng xung) đã phát triển nhưng chưa phổ biến. Ngay sau đó A.H. Reeves phát huy PCM (Điều chế xung mã). Năm 1948, ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, thiết bị PCM để thí nghiệm đã được thiết kế và sản xuất ở Mỹ. Nhưng nó cũng không được thực hiện vì lúc đó ống điện tử chỉ là một phần tử tích cực và ống mã dùng cho mã hoá bị có nhiều vấn đề khi thực hành. Sự phát minh kỹ thuật bán dẫn tiếp theo phát minh chất bán dẫn đóng vai trò quyết định trong việc áp dụng PCM. Do đó hệ thống T1 (Bộ điện thoại 1) dùng trong liên lạc viễn thông công cộng sử dụng phương pháp PCM ở Chicago (Mỹ) trong năm 1962, phương pháp PCM-24 áp dụng ở Nhật năm 1965, phương pháp Châu Âu hiện nay (CEPT) đã phát triển và sử dụng trong những năm 1970. Hiện nay với việc phát triển phương pháp khả năng siêu đại FT-1.7G, F-1.6G v.v. Trong tương lai ngoài việc phát triển liên tục về ghép kênh và kỹ thuật liên lạc quang học như trên, chúng ta có thể phát triển kỹ thuật liên quan như truyền dẫn thuê bao số và phát triển kỹ thuật đấu nối, kỹ thuật CCC (Khả năng kênh xoá ) trên mạng đã có, kỹ thuật UNI (Giao tiếp mạng - Người sử dụng) về tiếng nói, số liệu, thông tin hình ảnh và kỹ thuật NNI (Giao tiếp nút - mạng), kỹ thuật tổ hợp siêu cao VLSI (Tổ hợp quy mô rất lớn) bao gồm các loại kỹ thuật mã hoá, kỹ thuật truyền dẫn số đồng bộ, mạng nối chéo, và bảo dưỡng mạng, IN (Mạng thông minh) và v.v. b. Thế nào là PDH ? Đầu năm 70, các hệ thống truyền dẫn số bắt đầu phát triển. Trên các hệ thống này chủ yếu sử dụng ghép kênh theo thời gian, điều xung mã. Nhờ điều xung mã mà tín hiệu thoại có băng tần ( 0,3 - 3,4 ) KHz được chuyển thành tín hiệu số có tốc độ 64Kbps . Các bước chuyển đổi tín hiệu Analog thành tín hiệu PCM được biểu diễn trên hình 1.1. Mã hóa Lượng tử Lấy mẫu ơ ư đ ¯ ơ Tín hiệu Analog có băng hữu hạn. ư Xung lấy mẫu PAM. đ Xung lượng tử. ¯ Tín hiệu số Hình 1.1 Các bước chuyển đổi tín hiệu thoại ( Kỹ thuật PCM ) Tuy vậy việc truyền riêng biệt mỗi kênh một kênh thoại trên một đôi dây đồng sẽ rất tốn kém. Vì vậy kỹ thuật ghép đồng bộ các tín hiệu 64Kbps thành luồng số có tốc độ 1,544 Mbps hoặc 2,048 Mbps đã ra đời. Từ các luồng cấp 1 này lại tiến hành ghép để được các luồng số có bậc cao hơn. Các cấp truyền dẫn số bậc cao theo kiểu như vậy gọi là truyền dẫn số cận đồng bộ PDH ( Plesiochronous Digital Hierachy ). Để hiểu rõ PDH , trước hết chúng ta xét nguyên lý hoạt động của PDH. Lấy ví dụ ghép các luồng 2,048 Mbps thành các luồng số bậc cao hơn. Vì các luồng 2,048Mbps được tạo ra từ các thiết bị ghép kênh hoặc từ các tổng đài điện tử số khác nhau nên các tốc độ bit khác nhau đôi chút. Trước khi ghép các luồng này thành một luồng số có tốc độ cao hơn thì phải hiệu chỉnh cho tốc độ bít của chúng bằng nhau nghĩa là phải đổi thêm các bit mang thông tin giả . Mặc dù tốc độ các luồng như nhau nhưng ở đầu thu không thể nhận biết được vị trí của mỗi luồng thành phần trong luồng có tốc độ cao hơn. Kiểu ghép như vậy gọi là ghép cận đồng bộ . Hiện nay các cấp truyền dẫn số cận đồng bộ đang tồn tại không thống nhất và phân theo 3 hệ thống phân cấp tốc độ số khác nhau: Hệ thống Bắc Mỹ, hệ thống Châu Âu và hệ thống Nhật Bản ( Hình1-2 ). Nhật Bản Bắc Mỹ Châu Âu 405Mbit/s 400MBit/s x 4 x 9 x 4 x 5 6,3MBit/s x 7 x 4 x 4 6,3MBit/s 8MBit/s x 4 1,5MBit/s 2MBit/s x 4 x 4 ........ ......... K1 K2 ........ K30 K1 K2 ......... K24 Ghép đồng bộ. Ghép không đồng bộ Hình 1-2 : Các hệ thống phân cấp số cận đồng bộ hiện nay. 32MBit/s 34MBit/s 45MBit/s 100MBit/s 139MBit/s Trên cơ sở phân tích hoạt động của PDH và dựa vào hệ thống phân cấp tốc độ hiện đang tồn tại song song có thể rút ra một số đặc điểm chung nhất về PDH. c. Các đặc điểm của PDH. Từ bản chất của PDH ta thấy hệ thống này có ưu điểm là có khả năng phục vụ đa dịch và đa tốc. Về lý thuyết không có một hạn chế nào về modul hoá các tốc độ cần chuyền với cùng một cơ câú truyền tin và chuyển mạch , đồng thời có thể cung cấp các dịch vụ mới không phụ thuộc tiến triển của mạng khi dung lượng của các dịch vụ mới không vượt quá dung lượng đã thiết kế cho các hệ thống hiện có. Tuy nhiên PDH cũng có nhiều nhược điểm cần khắc phục đó là : - Khó tách, ghép các tín hiệu thành phần, vì từ các tốc độ cao hơn muốn tách hoặc ghép các luồng cơ bản 2Mbps phải qua các cấp trung gian. Việc phải qua nhiều cấp tách ghép như vậy làm cho giá thành tăng, giảm độ tin cậy cũng như chất lương của hệ thống . - Phức tạp trong quản lý mạng bởi vì trong khung tín hiệu của các bộ ghép PDH không đủ các byte nghiệp vụ để cung cấp cho điều khiển, giám sát và bảo dưỡng hệ thống . - Xác suất tắc nghẽn khác không tại các nút mạng và tại hệ thống chuyển mạch. - Hiệu suất sử dụng các nguồn lực truyền thông (Bao gồm thiết bị và dung lượng kênh ) thấp do phải phải truyền các header lớn và do các hạn chế về tải do các vấn đề tắc nghẽn gây ra. Tồn tại không thống nhất các tiêu chuẩn phân cấp truyền dẫn khác nhau trên mạng Viễn thông Quốc tế . Vì vậy khó khăn và phức tạp cho việc hoà mạng. Sự tồn tại các hạn chế của PDH dẫn đến nhu cầu cần có một hệ thống phân cấp số thống nhất. Theo quan điểm kỹ thuật mạng, phương thức truyền nhiều đồng bộ kinh tế hơn. Do đó việc đồng bộ hoá mạng cần phải được tiến hành theo các hướng sau: - Hướng thứ nhất : Sử dụng cải tiến cấu trúc đa khung không đồng bộ hiện có với ý tưởng : + Ghép nhiều khung không đồng bộ vào một khung bội 125ms rồi truyền đồng bộ . + Ghép khung không đồng bộ vào một khung bội 125ms để truyền đồng bộ . - Hướng thứ hai : Thiết lập phân cấp số đồng bộ mới thống nhất toàn thế giới nhằm tạo trục quốc gia , xuyên quốc gia , xuyên lục địa và toàn cầu. Xuất phát từ những điều đã nêu ở trên, nhằm tạo hệ thống phân cấp đồng bộ thống nhất phục vụ cho việc xây dựng mạng B-ISDN (Broadband Intergrated Sevices Digital Network ) toàn cầu , đồng thời không ảnh hưởng các cấu hình và cơ sở hạ tầng đã có của các mạng khu vực, từ năm 1988 CCITT đã khuyến nghị về SDH (Synchronous Digital Hierchy - Phân cấp số đồng bộ) . 1.1.2 Hệ thống phân cấp truyền dẫn số đồng bộ SDH. Kiến trúc của hệ thống truyền dẫn đồng bộ SDH . - Các hệ thống truyền dẫn SDH được dựa trên kiến trúc mạng phân lớp. Các lớp cấu trúc mạng 3 lớp của SDH là : + Lớp mạch ( Circuit Layer ). + Lớp đường ( Path Layer ). + Lớp môi trường truyền dẫn ( Transmission ) Media Layer. Một mạch là một thực thể truyền tin chuyển tải các dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng . Môi trường là thực thể truyền tin cung cấp sự truyền tải của một mạch hoặc của một nhóm mạch. Môi trường truyền bao gồm các hệ thống liên lạc : Cáp quang , Vi ba.. b .Các đặc điểm của SDH. Cũng như các hệ thống truyền đồng bộ khác, hệ thống SDH cũng có các ưu điểm: +, Kinh tế do khả năng tiêu chuẩn hoá cao toàn mạng về giao diện, các thiết bị xen / rẽ kênh ( Add / Drop Multiplexer - ADM, nối chéo luồng số đồng bộ (Synchronous Digital Cross Connection - SDXC ) và đầu cuối tập trung ( Terminal Multiplexer - TM) nên dễ lắp đặt và bảo dưỡng . +, Khả năng tách ghép tải thành phần từ các tín hiệu toàn thể dễ dàng ( Trực tiếp chứ không phải hạ từng bước như PDH ) tại các giao diện Multiplexer . +, Hiệu quả sử dụng kênh cao do truyền đồng bộ ( Không phải truyền các Header lớn hơn ) . Thêm vào đó SDH còn có những ưu điểm : +, Cho phép thành lập mạng được quản lý hoàn toàn với kênh OA & M (Operation Administration & Mainternace ) có thể trực tiếp trên các giao diện vận hành, bảo dưỡng và quản lý . +, Mạng đồng bộ cao tốc có khả năng chuyển tải hiệu quả và mềm dẻo các dịch vụ băng rộng . Hạn chế của SDH liên quan đến mâu thuẫn giữa tín hiệu trong cấu trúc khung tín hiệu ( Việc ghép các tốc độ Bit khác nhau của các tải bất phân cấp ) và tính kinh tế do độ phức tạp của thiết bị tăng . 1-2. Các khuyến nghị của CCITT về SDH : Các tiêu chuẩn đầu tiên của về tốc độ, khuôn tín hiệu, các cấu trúc ghép và sắp xếp các nhánh nằm trong các khuyến nghị của CCITT : G.702 : Phân cấp tốc độ bit . G.703 : Các đặc tính . G.707 : Các tốc độ bit của phân cấp số đồng bộ . G.708 : Giao diện nút mạng cho phân cấp số đồng bộ . G.709 : Cấu trúc ghép kênh đồng bộ . G.773 : Giao thức phù hợp với các giao diện Q để quản lý các hệ thống truyền dẫn . G.782 : Các dạng và các chỉ tiêu kỹ thuật chung của thiết bị ghép kênh SDH G.783 : Chỉ tiêu kỹ thuật của các khối chức năng trong thiết bị ghép kênh SDH. G.874 : Quản lý SDH. G.955 : Các hệ thống tin cáp sợi quang có luồng cơ sở 1,544Mbps. G.956 : Các hệ thống thông tin cáp sợi quang có luồng cơ sở 2.048Mbps. G.987 : Cáp giao diện quang cho thiết bị và hệ thống liên quan đến SDH. G.958 : Hệ thống truyền dẫn số trên cơ sở SDH dùng cho cáp sợi quang. Trong một loạt các khuyến nghị được đưa ra ta thấy các khuyến nghị G-707, G-708, G-709 của CCITT là các tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu liên quan đến truyền dẫn đồng bộ . Riêng đối với SDH đã có nhiều ý kiến , đề nghị của các tổ chức khác nhau. Sự nhất trí cuối cùng đã đạt được vào năm 1988 khi mà T1X1 chấp nhận các thay đổi theo đề nghị của CCITT . Nhóm nghiên cứu của XVIII đã đưa ra được 3 khuyến nghị cơ bản cho SDH được ấn hành vào năm 1988. 1-2-1. Khuyến nghị G.707 . Khuyến nghị quy định về tốc độ truyền theo bit của SDH, được mô tả theo bảng 1-1. Cấp SDH STM Phân cấp tốc độ truyền ( Kbps ) 1 155.520 4 622.080 Bảng 1.1: Tốc độ truyền theo bit của các cấp SDH. Chú ý : Việc quy định rõ các cấp SDH cao hơn được quyết định trong quá trình nghiên cứu tiếp theo. Các đề suất có thể thực hiện là : Cấp Tốc độ truyền bit 8 1.244.160Kbps. 12 1.866.240Kbps. 16 2.488.320Kbps. 1-2-2. Khuyến nghị G.708 . Khuyến nghị G.708 mô tả cấu trúc khung ghép tín hiệu số tại giao diện nút mạng NNI (Network Node Interface ) của mạng thông tin số đồng bộ bao gồm cả mạng thông tin số đa dịch vụ ISDN (Intergrated Services Digital Network ) . Vị trí của NNI được mô tả trong hình 1.3 . Tại các NNI được tách ghép các tải tốc độ cao cũng như các tải không đồng bộ theo phân cấp quy định tại khuyến nghị G.702 thành tải đồng bộ STM-n được thực hiện . Nguyên lý ghép kênh cơ bản và các phần tử ghép kênh để tạo thành các cấu trúc ghép có thể thực hiện được minh hoạ trên hình 1.3. SM TR SM TR Line/ Radio Line/ Radio dsc/ea SM SM TR ã ã ã ã TR TR TR SM SM ãNNI ã TR TR Hình 1.3 : Vị trí của NNI trong mạng. Chú giải : TR: (Tributaries ) - Các luồng số PDH . SM : ( Sinchronous Multiplexer ) - Bộ ghép kênh đồng bộ . DCS : ( Digital Crossconect System ) - Hệ thống nố chéo số. EA : ( External Access Equipment ) - Thiết bị truy nhập bên ngoài. 1-2-3. Khuyến nghị G.709 . Khuyến nghị G-709 đưa ra 2 nội dung cơ bản là : Cấu trúc ghép kênh và giá trị hoạt động của các con trỏ ( cấu trúc ghép đồng bộ ) sẽ được mô tả ở trong chương trình sau . chương 2 tổ chức ghép kênh trong sdh 2.1 Các tiêu chuẩn ghép kênh sdh . Hiện nay các tiêu chuẩn SDH của CCITT kết hợp hai tiêu chuẩn SDH của Châu Âu cho ETSI và tiêu chuẩn SONET của Mỹ đưa ra . Các khác biệt giữa hai tiêu chuẩn này được cho ở bảng sau . Mức Tốc độ ( Mbps ) SONET ETSI Oc-1 STS-1 51,84 Oc-3 STS-3 STM-1 155,52 Oc-9 STS-9 STM-3 466,56 Oc-12 STS-12 STM-4 622,08 Oc-18 STS-18 STM-6 933,12 Oc-24 STS-24 STM-8 1244,16 Oc-36 STS-36 STM-12 1866,24 Oc-48 STS-48 STM-16 2488,32 Bảng 2-1: Các tiêu chuẩn SDH của SONET và ETSI Các ký hiệu của bảng trên như sau : SONET : Mạng quang đồng bộ. ETSI : Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu âu . OC : Optical Carrier ( Truyền dẫn quang ). STS : Synchronous Transport Signal ( Tín hiệu truyền tải đồng bộ ). STM : Synchronous Transport Module (Module truyền tải đồng bộ). Từ bảng trên ta thấy tốc độ luồng số của máy ghép kênh cơ sở STS-1 của SONET ( OC-1) là 51,84Mbps còn tốc độ của máy ghép kênh cơ sở STM-1của ETSI là 155,52Mbps . Các tốc độ cơ sở này đều là bội số của Byte, chẳng hạn : 51,84Mbps = 90 x 9 x 8000 Byte = 90 x 9 x 8000 x 8 Bit = 90 x 9 x 64Kbit và 155,52 Mbps = 270 x 9 x 8000Byte = 270 x 9 x 8000 x 8 Bit = 270 x 9 x 64Kbit . Lý do đưa ra các thừa số nói trên sẽ được sáng tỏ ở các phần sau. Ngoài ra tốc độ luồng cơ sở của STM-1 cũng gấp 3 lần tốc độ của luồng cơ sở STS-1. Từ bảng trên ta cũng thấy các STS-3 , STS-12 , STS-48 tương đương với các STM-1 , STM-4, STM-16. Hiện nay ở Việt nam chỉ sử dụng các máy ghép kênh của ETSI nên chúng ta cũng sẽ chủ yếu xét các loại máy ghép kênh này, vì trong các máy ghép kênh của ETSI cấu trúc khung của STM-1 là cơ sở nhất . 2-2 cấu trúc khung của stm-1 và stm-n. Cấu trúc khung của STM-1 và STM-N được biểu diễn ở hình 2.1 và hình 2.2. 270 cột ( Byte) 9 cột 261 cột RSOH AU PTR Các byte tải trọng STM-1 1 MSOH 9 dòng 9 125ms Hình 2.1 : Cấu trúc khung STM - 1 - Ký hiệu : F: khung ; FAS: Tín hiệu đồng bộ khung ; B : Byte = 8Bit RSOH: Regenerater Section Overhead- Mào đầu đoạn lặp. AU PTR : Con trỏ của đơn vị quản lý . MSOH : Multiplexer Section Overhead- Mào đầu đoạn ghép. Khung STM-1 có độ dài 125ms, gồm 9 dòng, mỗi dòng ghép 270 byte ( 270 cột). Thứ tự truyền các byte trong khung: Truyền theo dòng từ trên xuống và truyền các byte trong mỗi dòng từ trái qua phải. Dòng thứ 4 của cột 1 đến cột 9 dành cho con trỏ AU-4 PTR. Dòng 1,2,3,4,5,6,7,8,9 của cột 1 đến cột 9 ghép các byte SOH. Phần còn lại của khung dùng để ghép các byte tải trọng do AUG chuyển đến. Khung STM-N được tạo thành nhờ việc ghép các khung STM-1 với nhau theo nguyên tắc xen byte ( Hình 2.2). Như vậy trong khung STM-N có 9xN cột đầu tiên của 8 dòng dành cho SOH và 261xN cột dành cho các byte tải trọng của các STM-1. Tuy nhiên không phải tất cả các byte SOH trong các khung STM-1 đều được ghép hết vào khung STM-N. 270 cột ( Byte) x N 9cột x N 261cột x N RSOH AU PTR Các byte tải trọng của N x STM-1 1 MSOH 9 dòng 9 125ms Hình 2.2: Cấu trúc khung STM-N Các AU trong khung STM-N: Trường tin của khung STM-N gồm N trường tin STM-1, mỗi trường tin của khung STM-1 chứa một nhóm khối quản lý AUG, AUG này có thể là một AU-4 hoặc ba AU-3 . OO.....O J1 VC-4 X a. STM-1 chứa 1 AU-4 VC-n n=1,2,3 VC-n *, Chú thích: X: Con trỏ AU-n O: Con trỏ TU-n VC-3 VC-3 XX VC-3 b. STM-1 chứa VC-3 VC-n n=1,2 Hình 2.3 : Các AU trong STM-1 và cấu trúc tham chiếu 2 tầng. AU-4 thông qua VC-4 có thể được dùng tải một số TU-n (n=1,2,3) do đó tạo thành cấu trúc tham chiếu 2 tầng. VC tương ứng với các TU-n có độ lệch pha không cố định đối với đầu VC-4, nhưng vị trí con trỏ TU-n là cố định trong VC-4 và nó chỉ ra vị trí byte đầu tiên của VC-n đó, do đó vị trí VC-n trong VC-4 là hoàn toàn xác định. Luật nối các VC-11 được truyền qua các khối nhánh khác nhau ( Các khối TU-11 và TU-12 ) quy định dùng cấu trúc TU-11 . Do có một số cách khác nhau để điền đầy trường tin của STM-1 nên cần có một luật phải được sử dungj khi nối các STM-1 cấu trúc khác nhau . Luật nối hai AUG dựa trên cơ sở hai loại AU là AU-3 và AU-4 quy định dùng cấu trúc AU-4 . Điều này có ý nghĩa là AUG ghép từ các AU-3 sẽ được hạ kênh xuống mức TUG-2 hay VC-3 tuỳ theo loại trường tin rồi mới được ghép kênh lại theo đường TUG-3\ VC-4\ AU-4 . Từ hình vẽ 2.1 ta thấy luồng tổng của máy ghép kênh này được chia thành các đoạn có độ lâu là 125Ms . Các đoạn được gọi là các khung F , mỗi khung chứa 270 x 9 = 2430Byte . Để tiện biểu diễn khung này chúng ta thể hiện nó ở dạng khối chữ nhật có 270 cột và 9 hàng , trong đó mỗi cột và mỗi hàng là một Byte . Trình tự truyền dẫn của các Byte trong khối được thể hiện bằng các mũi tên trên hình vẽ . Do một Byteđược truyền trong 125Ms , nên tốc độ truyền dẫn là 64Kbps . Một khung được chia thành hai thành phần : phần tải trọng PAYLOAD và phần tín hiệu quản lý bổ xung OH ( Overhead) . Phần tải trọng chứa thông tin của các luồng nhánh cần truyền . Phần OH chứa các thông tin bổ xung dành cho quản lý và đồng bộ các thông tin chứa trong tải trongj . OH bao gồm tín hiệu đồng bộ khung , thông tin bổ xung dành cho quản lý các trạm tái sinh RSOH , con trỏ AU , thông tin bổ xung dành cho các trạm ghép kênh MSOH . Vùng tải trọng PAYLOAD chiếm một không gian bao gồm 261 x 9Byte = 2349Byte có dung lượng là 2349 x 64Kbps = 150,336Mbps ; 139,264Mbps . Tổ chức ghép các luồng nhánh này theo khuyến nghị G-709 của CCITT.Khuyến nghị này được biểu diễn theo dạng hình cây( hình vẽ 2.2Avà B ). AGG TRM A/ Sơ đồ khối đơn giản của máy ghép kênh . Ký hiệu : TR : Luồng nhánh có tốc độ : 1,544Mbps ; 2,048Mbps ; 6,312Mbps. AGG : Luồng tổng STM-1 có tốc độ : 155,52Mbps. AU-4 AUG AUG STM-1 TUG-3 VC-4 TUG-3 TUG-3 VC-3 AU-3 Vẽ hình 2.4 : Tổ chưcư luồng của STM-1 (A&B). &. chức năng các khối . Các khối trong sơ đồ có ký hiệu và chức năng sau : a/ C-n ( n=1+4)- Container. C-n là một cấu trúc thông tin có dung lượng truyền dẫn được tiêu chuẩn hoá để mangj tín hiệu PDH hoặc tín hiệu B-ISDN . Ngoài các Bit tin , C-n còn chèn thêm bit để đồng bộ hoá tín hiệu PDH theo đồng hồ SDH và độn thêm các bit khác ứng với mỗi tốc độ PDH tương ứng theo bảng 2-2 sau : Cấp tín hiệu PDH Loại gói Tốc độ vào Tín hiệu cấp 1 C-11 C-12 1.544Mbit/s 2,048Mbit/s Tín hiệu cấp 2 C-12 6,312Mbit/s Tín hiệu cấp 3 C-3 34,368Mbit/s 44,736Mbit/s Tín hiệu cấp 4 C-4 139,264Mbit/s Bảng 2-2 Các cấp tín hiệu PDH . b/ VC-n - Container ảo . VC-n là một cấu trúc thông tin để nối lớp tuyến . VC-n bao gồm C-n và phần mào đầu tuyến POH( Path Overhead ) dành cho quản lý tuyến nối các VC-n. VC-11, VC-12 và VC-2 là các VC bậc thấp. VC-3 và VC-4 là các VC bậc cao . Quá trình đưa tín hiệu các dịch vụ vào VC gọi là sắp xếp ( Mapping ). c/ TU-n -Đơn vị nhánh ( Tributary Unit-n). TU-n là một cấu trúc thông tin để thích ứng VC-n bậc thấp với VC-n bậc cao . Nó gồm VC-n bậc thấp và con trỏ (Pointer) TU. Con trỏ chỉ thị vị trí byte đầu tiên của khung VC-n đứng trước khung VC-n phía sau . Quá trình này gọi là đồng bộ ( Aligning ). d/TUG-n Nhóm đơn vị nhánh ( Tributary Unit Group-n ). TUG-n ghép một hoặc một số TU-n với nhau . TUG-2 gồm một tập hợp đồng nhất của TU-12 hoặc TU-2. TUG-3 gồm một tập hợp đồng nhất của TU-2 hoặc một TU-3 e/ AU-n - đơn vị quản lý ( Adminitstrative Unit-n ). AU-n là một cấu trúc thông tin để tìm thích ứng VC-n bậc cao và STM-n . AU-n gồm một VC-n bậc cao và con trỏ AU để chỉ thị vị trí byte đầu tiên khung VC-n bậc cao trong khung STM-N Au-4 gồm VC-4 và con trỏ AU-4 PTR và AU-3 gồm VC-3 con trỏ AU-3 PTR. d/ AUG - Nhóm đơn vị quản lý ( Sdmínttrative Unit Group ). AUG gồm một tập hợp đồng nhất của một AU-4 hoặc ba AU-3 được ghép xen byte để tạo thành AUG . g/ STM-N – Module truyền dẫn đồng bộ ( Synchrronous Transport Module-n). STRM-N là một cấu trúc thông tin để nối lớp đoạn STM-N gồm AUG và mào đầu đoạn để quản lý đoạn . STM - N cơ sở là STM-1 có tốc độ bit là 155,52 Mbit/s Tốc độ bit của STM -N (N = 4, 16,64) là bội lần của STM-1 Để hiểu quá trình ghép các luồng nhánh PDH thành tốc độ STM, ta lấy một số ví dụ sau: ( vẽ hình) Chú thích: PTR - con trỏ Các phần không tô bóng có pha cố định . Dịch pha giữa phần không tô bóng và phần tô bóng được chỉ ra bởi con trỏ. ( vẽ hình) 2.3 ghép các luồng 2 MBIT/s vào vùng tải trọng stm-1. Đối với mỗi loại tín hiệu có cách sắp xếp tương ứng , việc sắp xếp định rõ vị trí các bit chèn để điền đầy các trường tin , đồng thời cho phép bù sự lệch tần số giữa SDH và PDH bằng việc hiệu chỉnh . Các nhánh 2Mbit/s sẽ được ghép vào C-12 , C-12 chứa tín hiệu 2Mbit/s được đặt trong VC-12 . Một byte POH được cộng vào C-12 trong VC-12 . Các bit và byte chen được sử dụng để duy trì kích thước xác định cho một khung VC-12 là 140byte trong một đa khung TU 500Ms ( trong 4 khung STM-1 ) , có nghĩa là khung VC-12 sẽ được truyền hết sau 4 khung STM-1 . Điều này được mô tả như hình 2.5. Vẽ hình ( Hình 2.5 Sắp xếp 2 Mbit/s vào VC-12 ) Trong SDH có ba chế độ ghép có thể được sử dụng : * Ghép không đồng bộ . Luồng tín hiệu 2Mbit/s không được đồng bộ với luồng tín hiệu SDH . Trong mạng dùng chế độ này không thể truy nhập tới các kênh 64 Kbit/s một cách trực tiếp . Kiểu ghép này phù hợp với các luồng PDH hiện nay . * Ghép đồng bộ bit. Tốc độ bit được đồng bộ với tín hiệu SDH , không đồng bộ các tín hiệu nhận dạng khung . * Ghép đồng bộ byte . Cả tốc độ bit và tín hiệu đồng bộ khung 2Mbit/s đều được đồng bộ với tín hiệu SDH . Khung VC-12 được chia làm 4 đoạn , mỗi đoạn 35byte . Các byte được giải thích như sau : Byte V5:POH của VC-12 hay gọi là thông tin quản lý luồng bậc thấp . Byte này mang các thông tin cho việc quản lý đầu cuối tới đầu cuối luồng như : Thông tin cảnh báo , tình trạng truyền gói( có/không) , giám sát hoạt động , tình trạng chuyển mạch bảo vệ ... ta sẽ mô tả byte này kỹ hơn trong phần sau : I : Các bit thông tin R : Bit chèn cố định , các bit này không có nghĩa , chỉ được dùng để khớp kích thước của tín hiệu 2Mbit/s và tín hiệu SDH . O : Bit mang thông quản lý , hiện chưa được định nghĩa . Byte R* : Byte này có thể mang nội dung một khe thời gian O của tin hiệu 2Mbit/s SDH trong cách ghép đồng bộ byte . Nếu không cần thiết nó được dùng cho các bit chèn . SI,S2 : Các bit cơ hội hiệu chỉnh . Các bit này dùng để hiệu chỉnh sự lệch tần số giữa hệ thống PDH và SDH . CI,C2 : Để điều khiển việc hiệu chỉnh ( bằng các bit cơ hội hiệu chỉnh ) . Các bit C1 dùng để điều khiển S1 , C1C1C1 = 000 chỉ ra rằng S1 mang thông tin và C1C1C1 = 111 chỉ ra rằng S1chỉ là bit hiệu chỉnh ( bit chèn ) . Tại đầu thu việc quyết định S1 , S2 là thông tin hay bit chèn được xác định theo kiểu đa số trong trường hợp có một lỗi bit C . Byte PO , P1 : dùng cho việc báo hiệu CAS trong chế độ đồng bộ byte . Trong những khung có mang tín hiệu báo hiệu kênh kết hợp ở khe 15 và 30 , hai bit này có giá trị 1, trong trường hợp khác các bit này có giá tri O . Byte Z6,Z7 : Hiện nay chưa sử dụng . Byte.12 : Dùng để xác định điểm truy nhập luồng bậc thấp. Ta sẽ mô tả byte này kỹ hơn phần sau : Sau khi khung Vc-12 được tạo thành . Các con trỏ TU-12 sẽ được thêm vào để tạo thành TU-12 . Cấu trúc đa khung TU-12 được minh hoạ trong hình 2.6 Mỗi khung VC-12 gồm 36byte ( 9hàng x 4 cột ) . Byte đầu tiên của mỗi khung TU-12 được dành cho con trỏ . Vì mỗi VC-12 được xe4ếp vào 4 khung TU-12 nên phải xét ý nghĩa con trỏ trong một đa khung TU , tức là trong 4 khung STM liên tiếp . Hình 2.6 Ghép VC-12 vào TU-12 ( vẽ hình ). Con trỏ mang 3 byte V1 , V2 , V3 trên , trong đó chỉ V1 , V2 là thực sự mang giá trị con trỏ , còn V3 được sử dụng trong trường hợp có hiệu chỉnh dương và hiệu chỉnh âm . Byte V4 chưa được định nghĩa . Hai byteV1,V2 tạo thành 16 bit như sau : N N N N S S I D I D I D I D I D Trong đó NNNN : NDF ( Cờ dữ liệu mới ) . Khi có sự biểu , các bit này mang giá trị 0110 . Trong trường hợp giá trị con trỏ hoàn toàn đúng mới được dùng , các bit này mang giá trị 1001 , cờ này cũng được đánh giá theo kiểu đa số . Bit I , D : Các bit mang giá trị con trỏ . Bit I chiếm5 bit trong giá trị con trỏ . Nếu con trỏ tăng lên thì 5 bit này bị đảo ( kiểu chon đa số được dùng để tránh ảnh hưởng của lỗi bit ) . Trong trường hợp này xảy ra hiệu chỉnh dương và vị trí đầu VC-12 lùi lại 1 byte trong đa khung TU-12 . Trong đa khung tiếp theo giá trị con trỏ được tăng lên 1 đơn vị . Bit D chiếm 5 bit trong giá trị con trỏ . Nếu con trỏ giảm đi thì 5 bit này bị đảo ( kiểu chọn đa số được dùng để tránh ảnh hưởng của lỗi bit ). Trong trường hợp này xảy ra hiệu chỉnh âm và vị trí đầu VC-12 được tịch 1 byte về phía đa khung TU-12. Byte hiệu chỉnh âm V3 kế tiếp sau con trỏ được dùng trong đa khung tiếp theo giá trị con trỏ đươcj giảm đi 1 đơn vị . Bít SS : chỉ ra kiểu TU theo bảng sau : SS Kiểu TU Giá trị con trỏ hợp lệ 00 TU-2 0-427 10 TU-12 ( tín hiệu 2Mbit/s ) 0-139 11 TU-11( tín hiệu 1,2Mbit/s ) 0-103 Để truyền hết một đa khung TU-12 cần hết 4 khung VC-4 . Ta biết rằng 4 byte đầu tiên của 4 đoạn chứa giá trị V1,V2,V3,V4 nên cần tín hiệu cho biết đang nhận bit V vào > Tín hiệu đồng hồ đa khung được dùng cho mục đích này . Tin hiệu này được truyền đi trên byte H4 trong POH của VC-4 . Xem hình 2.7 ( vẽ hình 2.7 chỉ định đa khung dùng byte H4 ). 2.4 ghép luồng 34 mbit/s vào vùng tải trọng của stm-1. Khi hệ thống dùng để truyền tải tín hiệu 34 Mbit/s , tín hiệu này sẽ được xếp vào gói VC-3 , POH này và C-3 tạo nên gói gói ảo VC-3 như hình 2-8 dưới đây . ( vẽ hình 2-8 ghép tín hiệu 34 Mbit/s . Gói ảo VC-3 gồm 9 byte POH và một trường tin 9 hàng x84 cột chia thành 3 khung con , mỗi khung gồm : + 143 thông tin + 2 bộ 5 bit điều khiển hiệu chỉnh (C1 , C2 ). + 2bit cơ hội hiệu chỉnh ( S1,S2 ) . + 5773 bit nhồi cố định ( R ) . Các bit C1 , C2 được dùng để điều khiển lần lượt S1 và S2 . C1C1C1C1C1 = 00000 chỉ ra rằng S1 là thông tin . C1C1C1C1C1= 11111 chỉ ra rằng S1 là bit hiệu chỉnh . C1 cũng điều khiển S2 một cách tương tự . Trong trường hợp có lỗi bit C thì kiểu đánh giá theo đa số được sử dụng . VC-3 được xếp vào TU-3 , mỗi TU xếp vừa một TUG-3 , TUG-3 hay TU-3 là một khối 86 cột dữ liệu , mỗi cột có chứa 9 byte . Cột thứ nhất chứa con trỏ TU-3 . Con trỏ này xác định điểm bắt đầu của VC-3 trong 85 còn lại . 2.5 ghép luồng 140 mbit/s vào vùng tải trọng của stm-1. Khi luồng tín hiệu PDH 140 Mbit/s được đưa vào mạng SDH , được xếp vào VC-4 . Một VC-4 sẽ được lấp đầy hoàn toàn tín hiệu 140 và byte quản lý của nó (POH) như trong hình 2-9 sau . ( Vẽ hình 2-9 ghép 140 Mbit/s vào VC-4). Mỗi VC-4 gồm 9 byte ( 1 cột ) POH và một trường tin 9 x 260 byte trường tin này dùng để tải tín hiệu 140 Mbit/s được chia thành 9 hàng , mỗi hàng được chia thành 20 khối , mỗi khối gồm 13 byte như hình vẽ trên . Trong mỗi hàng có bit cơ hội hiệu chỉnh (S) và 5 bit hiệu chỉnh (C) . Byte đầu của mỗi khối gồm : + 8 bit thông tin (byte W ) hoặc + 8 bit nhồi cố định (byte R ) hoặc + Một bit điều khiển hiệu chỉnh (C) , 5 bit nhồi cố định (R) và 2 bit mào đầu (O) (byteX) hoặc . + 6 bit thông tin 1 , một bit cơ hội hiệu chỉnh (S) và một bit nhồi cố định (R) (byteZ). + 12 byte còn lại của các khối chưa thông tin . ( vẽ hình ).. W : 1 1 1 1 1 1 1 1 1Y : R R R R R R R R X : C R R R R R O O OZ : 1 1 1 1 1 1 S R Chú thích : I : Bit thông tin R : Bit chèn côc định O: Bit quản lý S : Bit cơ hội hiệu chỉnh S : Bit điều khiển hiệu chỉnh Hình 2.10 : Trường tin của luồng 140 Mbit/s. Các bit O được dùng cho thông tin quản lý trong tương lai. Bộ 5 bit điều khiển hiệu chỉnh được dùng để điều khiển việc sử dụng bit S : CCCCC = 00000 chỉ ra S là bit thông tin và CCCCC = 11111 chỉ ra S là bit hiệu chỉnh . 2.5.I các chế độ ghép tín hiệu khác . Trên đây ta đẫ mô tả các cách ghép các tín hiệu PDH 2Mbit/s , 34Mbit/s và 140 Mbit/s đang được dùng . Ngoài ra trong các khuyến nghị của ITU-T còn đề cập đến một số cách ghép khác như ghép tín hiệu PDH 1,5Mbit/s ,6Mbit/s , 45Mbit/s , ghép luồng tế bào ATM..vv a. Ghép kênh SDH . Trong cấu trúc ghép kênh của ETSI , hệ thống SDH luôn sử dụng tin hiệu VC-4 , do đó trong phần này ta chỉ trình bày việc ghép tín hiệu vào VC-4. * Ghép các TU vào VC-4 + Ghép TU-12 vào TUG-2 : Mỗi TU-12 như đã nói trên mang một đoạn 35 byte của VC-12 và con trỏ TU-12 ( trong chế độ động ) TUG-2 là một cấu trúc 9 hàng x 12 cột chứa đủ 3 x TU-12 . Trong TUG-2 , vị trí các VC-12 được xác định bởi các con trỏ , vị trí của các VC trong TUG-2 có thể thay đổi ( dịch lên hay dịch xuống ) còn vị trí các con trỏ là hoàn toàn xác định . Cách ghép VC-12 vào TUG-2 được minh hoạ trong hình vẽ 2.11. ( Vẽ hình ghép các TU-12 vào TUG-2 ). + Ghép TU-3 vào TUG-3 Kích thước của TUG-3 gồm 9 hàng x 86 cột vừa vặn cho một TU-3 . Cột đầu tiên của TUG-3 sẽ chứa các byte nhồi cố định và con trỏ TU-3 , con trỏ này sẽ chỉ ra dịch pha giữa VC-3 và TUG-3 . Hình vẽ 2.12 mô tả quá trình ghép TU-3 vào TUG-3. Vẽ hình 2.12 : Ghép TU-3 vào TUG-3 . * Ghép TUG-2 vào TUG-3 Một TUG-3 có thể chứa được 7 TUG-2 , khi đó 2 cột đầu tiên của TUG-3 sẽ chứa các bit nhồi cố định , 84 cột còn lại được chia đều cho 7 TUG-2 . Vị trí các con trỏ TU-2 trong trường hợp này cũng là cố định đối với khung TUG-3 . Trong các hình vẽ trên ta chỉ đưa ra khái niệm về cách sắp xếp dung lượng các khối nhỏ vào khối lớn hơn , thực tế các khối được xếp với nhau theo kiểu xen byte . Quá trình ghép TUG-2 vào TUG-3 được mô tả qua hình 2.13. + Ghép TUG-3 vào VC-4 Trường tin của 1 x VC-4 có thể điền đầy bằng 3 TUG-3 . Cách ghép 3 TUG-3 vào VC-4 được minh hoạ ở hình vẽ sau . Trường tin của VC-4 có thể được coi là một khối 9 hàng x 260 cột , 2 cột đầu tiên được điền đầy các bit nhồi . Ba TUG-3 được xếp theo kiểu xen byte điền đầy 9 hàng x 258 cột còn lại của trường tin VC-4 . Vị trí các con trỏ của các TUG-3 là hoàn toàn xác định so với khung Vc-4 . Vị trí của khung Vc-4 tương ứng tương đương với AU-4 được chỉ ra bởi con trỏ AU-4 . Quá trình ghép TUG-2 vào TUG-3 được mô tả qua hình 2.13 . Fix stuff : Các bit chèn cố định . Vẽ hình 2.13 . Ghép 7 TUG-2 vào TUG-3 . Vẽ hình 2.14 : ghép các TUG-3 vào VC-4. b.Ghép các AU vào STM - n. Sự sắp xếp N x AUG trong một khung STM-n được minh hoạ trong hình 2.21. Mỗi AUG là một cấu trúc gồm 9 hàng x 261 cột cộng thêm 9 byte ở hàng thứ tư ( cho con trỏ TU-n) . Khung STM-n gồm SOH của khung đó và cấu trúc 9 hàng với N x 261 cột mỗi hàng và N x 9 byte hàng thứ tư . N x AUG được xếp theo kiểu xen byte vào cấu trúc đó và có pha cố định tương ứng với khung STM-N ( vị trí của các AUG trong khung STM-N là xác định ) . Vẽ hình 2.15 ghép các AUG vào khung STM-N. Một AU-4 có thể ghép vừa vặn một AUG.9 byte ở đầu hàng thư tư được dùng cho con trỏ AU-4 , 9 hàng x 261 cột còn lại được dùng cho VC-4 . Pha của VC-4 so với AU-4 là không cố định ( vị trí không cố định ) . Vị trí byte đầu tiên của VC-4 được chỉ ra bởi giá trị con trỏ AU-4 . Đánh số AU-N và TU-N . Để dễ dàng và thuận tiện xác định tổng dung lượng các nhánh ( số nhánh bậc thấp cung được ) , các cột trường tin trong trường tin của VC-4 được gán cho một giá trị khe thời gian ( TS-Time Slot) . Số khe thời gian cho một luồng nhánh trong mỗi khung được xác định qua cấu hình trường tin . Các khe thời gian được đánh số từ trái sang phải . Với các TU-12 : TS 1 bắt đầu ở cột 10 , TS 2 ở cột 11 ,...tới TS63 ở cột 72 Với các TU-2 : TS 1 bắt đầu ở cột 10 , TS 2 ở cột 11 ,...tới TS21 ở cột 30 Với các TU-3 : TS 1 bắt đầu ở cột 4 , TS2 ở cột 5 ,.....tới TS3 ở cột 6 Các cột trong trường tin được đánh địa chỉ bởi 3 số K , L , M. Trong đó : K biểu diễn số thứ tự TUG-3 L biểu diễn số thứ tự TUG-2 M biểu diễn số thứ tự TU-1 Vẽ hình ( hình 2.16 Ghép các TU-12/TUG-2. 2.5.2. các con trỏ. Trong mạng SDH , vẫn có thể có sự dịch pha xảy ra do chênh lệch độ dịch đường truyền và nhiều lý do khác, cũng có thể do sự chênh lệch tần số tại điểm kết nối giữa các mạng SDH . Để bù lại sự sai lệch đó , hệ thống SDH sử dụng con trỏ . *. Con trỏ AU-n. a . Mô tả con trỏ . Con trỏ AU dùng để xác định vị trí byte đầu tiên của VC-4 trong trường tin STM-1 , cho phép căn chỉnh vị trí của VC-4 trong khung AU-n một cách mềm dẻo. Vị trí bắt đầu VC-4 được xác định bởi 3byte , vị trí 0 bắt đầu ngay sau 9 byte con trỏ , số vị trí cao nhất là 782 . Để mô tả ta xem hình 2.17 sau : Chú thích : 1* Byte toàn bit 1 Y : 1001SS11 . vẽ hình ( hình 2.17 . Đánh số vị trí hiệu chỉnh của con trỏ AU-4 ) Con trỏ AU-4 nằm trong 3 byte H1, H2 và H3 trong đó giá trị thực của con trỏ trong 2 byte H1 và H2 và H3 được dành cho hiệu chỉnh . Hai byte H1 , H2 tạo thành một từ nhị phân16 bit được mô tả như sau : N N N N S S I D I D I D I D I D I D Trong đó : NNNN : Cờ dữ liệu mới NDF . Trong trạng thái cấm ( hoạt động bình thường ) cờ này có giá trị 0110 chỉ ra rằng không có thay ddổi lớn trong nội dung con trỏ . Trong trường hợp nội dung con trỏ được thay đổi hoàn toàn mới , cờ này đặt ở trạng thái cho phép , giá trị cờ khi đó là 1001 . Trong cả hai trường hợp ,kiểu đánh giá theo đa số được áp dụng để tránh ảnh hưởng lỗi bit ( tức là phải có 3bit trùng với giá trị được định nghĩa , các trường hợp còn lại được coi là các giá trị không hợp lệ ). SS : Xác định kiểu AU/TU dùng trong truyền dẫn : SS Kiểu AU-n/TU-n 10 AU-4, AU-3 , AU-3 ID : 10 bit mang giá trị con trỏ thực , được sử dụng như sau : + I : Gồm 5 bit trong nội dung con trỏ . Trong trường hợp xảy ra hiệu chỉnh dương , giá trị con trỏ được tăng lên một đơn vị , khi đó 5 bit này bị đảo , các byte hiệu chỉnh dương sau con trỏ bị bỏ qua . Trong khung tiếp theo con trỏ có giá trị mới được tăng lên 1 đơn vị . + D : gồm 5 bit trong nội dung con trỏ . Trong trường hợp xảy ra hiệu chỉnh âm , giá trị con trỏ phải giảm đi một đơn vị , khi đó 5 bit này bị đảo . Trong khung tiếp theo con trỏ có giá trị mới được giảm lên 1 đươn vị . Giá trị tối đa của con trỏ AU-4 là 782 . Trong cả hai trường hợp , kiểu đánh giá theo đa số được sử dụng để tránh ảnh hưởng của lỗi bit . Trong bảng dưới đây ta minh hoạ một ví dụ : Giá trị con trỏ H1 H2 ( Thập phân ) N N N N S S I D I D I D I D I D 654 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 1 1 0 Tăng 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 655 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 1 1 1 Trường hợp nối chiều AU-4 , các bit ID đều mang giá trị 1 . Ngoài ra cũng có quy định rằng sự thay đổi nội dung con trỏ trong các trường hợp khác các khả năng kể trên có thể được thực hiện trong trường hợp tại đầu thu nhận được một giá trị con trỏ giống nhau trong ba khung liên tiếp , trong trường hợp đó , giá trị mới sẽ được sử dụng không kể đến trường hợp tăng giảm kkể trên. b- Sự hiệu chỉnh . Trong trường hợp có sự chênh lệch tốc độ giữa tốc độ khung AUG và tốc độ khung VC-4 , giá trị con trỏ sẽ được hiệu chỉnh luôn luôn chỉ đúng vào đầu VC-4 . Giả sử tốc độ tín hiệu luông bậc cao VC-4 chậm hơn AUG ( phần ghép kênh của hệ thống ) , khi đó luồng VC-4 sẽ chưa sẵn sàng cung cấp byte thông tin cho truyền dẫn khi phần ghép kênh đã sẵn sàng . Để khắc phục tình trạng này ,người ta sử dụng biện pháp hiệu chỉnh dương . Khi hiệu chỉnh dương , vị trí khung VC-4 sữ được trượt lùi lại 3byte , đồng thời các bit 1 của con trỏ AU-4 được đảo chỉ ra có hiệu chỉnh dương và cần tăng giá trị con trỏ trong khung tiếp theo . Khi đó luồng VC-4 sẽ có thêm thời gian cho 3byte để chuẩn bị cung cấp thông tin cho truyền dẫn . Các byte hiệu chỉnh dương là 3 byte tính từ vị trí định vị bởi con trỏ , nội dung của các byte này được bỏ qua tại đầu thu . Trong trường hợp con trỏ đã đạt tối đa là 782 , giá trị sau hiệu chỉnh sẽ là 0 như hình vẽ 2.18. Ngược lại , khi tốc đọ luồng AU-4 nhanh hơn tốc độ AUG , sự hiệu chỉnh âm này sẽ xảy ra . Lúc này vị trí VC-4 sẽ đẩy lên 3 byte đồng thời các bit D trong con trỏ AU-4 được đảo để chỉ ra phải giảm giá trị con trỏ 1 đơn vị trong khung tiếp theo . Trong trường hợp vị trí khung VC-4 bắt đầu ngay sau khi byte H3 của con trỏ ,các byte H3 sẽ được dùng cho hiệu chỉnh âm ( tức là các byte H3 sẽ chứa thông tin ). nếu giá trị con trỏ đã về tới 0 , giá trị con trỏ trong khung tiếp theo là giá trị tối đa (782) . Xem hình vẽ 2.19 . ITU-T cũng quy định rằng việc hiệu chỉnh nội dung con trỏ chỉ được thực hiệnu tối đa 4 khung một lần (500Ms). Vẽ hình... ( Vẽ hình 2.18 và 2.19 hoạt động hiệu chỉnh dưong và âm của con trỏ AU-4) c. Nối các AU-4. Nhiễu AU-4 có thể được móc nối lại tạo thành một AU-4 . Xe để phục vụ ứng dụng yêu cầu dung lượng lớn hơn VC-4 . Lúc này các bit ID trong con trỏ AU-4 đầu tiên đều có giá trị I , NDF = 1001 , 2 bit SS không xác định . Khi ấy AU-4-Xc sẽ chưa một VC-4-Xc , VC-4-Xc này được coi như một gói trong truyền dẫn ( có một POH và được chỉ tới một con trỏ AU-4-Xc ) . Con trỏ khi đó sẽ được xử lý như AU-4 đầu tiên . *. Con trỏ TU-3. a.Mô tả. Cũng như con trỏ AU , con trỏ TU-3 cho phép hiệu chỉnh lệch pha các VC-3 trong khung TU-3 một cách mềm dẻo . Con trỏ này có vị trí cố định trong khung TU-3 và luôn chỉ tới đầu VC-3 . Một VC-4 có chứa 3 TU-3 . Ta có thể thấy vị trí con trỏ TU-3 nằm trong các byte H1, H2 . H3 như trong hình 2.20 sau . Các bit te trong con trỏ này cũng được mô tả như đối với con trỏ AU ở trên . Giá trị tối đa của con trỏ TU-3 là 764 . b. Sự hiệu chỉnh . Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa tốc độ TU-3 và VC-3 , giá trị con trỏ được tăng hay giảm đồng thời với việc dịch tới/lui khung VC-3 so với khung TU-3 . Các lần thay đổi giá trị con trỏ liên tục phải cách nhau ít nhất 3 khung ( trong 3 khung ấy giá trị con trỏ là không thay đổi ) , nói cách khác chỉ được thay đổi giá trị con trỏ tối đa 4 khung một lần . Hình 2.20 dưới được minh hoạ các vị trí hiệu chỉnh của con trỏ TU-3 trong khung VC-4 . Khi tốc độ VC-3 chậm hơn tốc độ khung TU-3 , hiệu chỉnh dương được sử dụng . Khi đó , khung VC-3 sẽ được trượt lùi lại 1 byte và các bỉttong con trỏ TU-3 được đảo chỉ ra cần tăng giá trị con trỏ lên 1 đơn vị trong khung tiếp theo . Lúc này 1 byte hiệu chỉnh dương sẽ xuất hiện ngay sau byte H3 của TU-3 có con trỏ bị thay đổi giá trị . Nếu giá trị con trỏ đã đạt tới giá tối đa , trong khung tiếp theo giá trị con trỏ sẽ là 0 . Khi tốc độ VC-3 nhanh hơn tốc độ khung TU-3 , hiệu chỉnh âm sẽ được sử dụng . Khi đó , khung Vc-3 sẽ được trượt dịch lên 1 byte và các bit D trong con trỏ TU-3 được đảo chỉ ra cần giamr giá trị con trỏ đi 1 đơn vị trong khung tiếp theo , lúc này nếu khung VC-3 bắt đầu ngay từ byte H3 thì 1 byte hiệu chỉnh âm sẽ được đặt ngay trong byte H3 của TU-3 có con trỏ bị thay đổi giá trị . Nếu giá trị con trỏ đã đạt tới giá trị 0 , trong khung tiếp theo giá trị con trỏ sẽ là 764 . Ngoài ra cũng như con trỏ AU , ITU-T quy định rằng sự thay đổi nội dung con trỏ trong các trường hợp khác các khả năng kể trên có thể được thực hiện trong trường hợp tại đầu thu nhận được giá trị con trỏ giống nhau trong 3 khung liên tiếp , trong trường hợp đố giá trị mưói sẽ được sử dụng không kể đến các trường hợp tăng giảm kể trên . ( Vẽ hình 2.20.Đánh số vị trí hiệu chỉnh của con trỏ TU-3 trong khung VC-4). *. Con trỏ TU-12. Như đã nói đến trong phần ghép kênh 2Mbit/s , con trỏ TU-12 nằm trong 2 bit V1 và V2 của đa khung TU-12 . Trong phần đó ta cũng đã mô tả ý nghĩa các bit trong con trỏ này , ở đây ta chỉ nói thêm về hoạt động của con trỏ khi thực hiện hiệu chỉnh . Khi có hiệu chỉnh dương xảy ra , khung VC-12 sẽ được trượt lùi lại một byte , 1 byte hiệu chỉnh dương sẽ xuất hiện ngay sau byte V3 đồng thời các bit 1của con trỏ TU-12 được đảo để chỉ ra giá trị con trỏ cần tăng giá trị con trỏ 1 đơn vị trong đa khung sau . Khi có hiệu chỉnh âm , khung VC-12 sẽ được dịch lên một byte , byte V3 sẽ được dùng cho hiệu chỉnh , thông tin này sec được ghi lên đó như hình vẽ 2.21 dưới đây . Các quy định về thay đổi và điều chỉnh giá trị con trỏ đã nêu trong phần trên cũng được áp dụng cho con trỏ TU-12 . Vẽ hình 2.21 . Con trỏ TU-12 2.5.3 . mào đầu . a. Các loại mào đầu . TRong SDH các thông tin quản lý được gửi đi trong các mào đầu , có loại mào đầu chính : mào đầu luồng POH và mào đầu SOH . Hình 2.22 dưới đây minh hoạ khái niệm mào đầu luồng và đoạn trong SDH . Đoạn đường truyền nằm giữa hai trạm ghép kênh SDH gọi là Multiplex Section (MS) . Đoạn đường truyền dẫn nằm giữa hai trạm lặp hoặc hiữa hai trạm ghép kênh SDH và trạm lặp gọi là Regenerater Section (RS). Luồng theo định nghĩa của ITU-T , được tính từ nơi thông tin được hạ kênh trở về gói ảo ban đầu . Luồng có thể gồm một hay nhiều đoạn . Vẽ hình 2.22 . Khái niệm đoạn và luồng. b. Mô tả mào đầu đoạn (SOH). * Mào đầu đoạn (SOH ) Mào đầu đoạn được gắn thêm vào tải trọng tạo nên khung STM-N . Nó mang các thông tin quản lý khung và các thông tin bảo dưỡng cùng một số chức năng khác . SOH được chia làm hai loại : MSOH và RSOH . * MSOH ( Multiplexer Section Overhead ). Được truyền đi trên đoạn giữa hai trạm hgép kênh , MSOH có các chức năng sau : - Giám sát lỗi hoạt động - Cung cấp kênh thoại cho quản lý điều hành mạng - Cung cấp kênh số liệu riêng cho quản lý ( 576 Kbit/s) - Truyền cảnh báo . *Rsoh ( Regenerater Section Overhead ). Được tạo ra hay kết cuối tại trạm lặp , mang thông tin để quản lý trạm lặp , nó có thể được kết cuối tại trạm lặp hay tại trạm ghép kênh . RSOH có các chức năng sau : - Từ thông tin nhận dạng khung - Từ mã nhận dạng khung - Cung cấp kênh thoại cho quản lý điều hành mạng - Cung cấp kênh số liệu riêng cho quản lý ( 192 Kbit/s ). * Định vị các byte SOH . ( Vẽ hình 2.23 . Định vị các byte SOH của khung STM-N ). Vị trí các byte được xác định bởi 3 tham số toạ độ ( a, b , c ) trong đó a ( 1 đến 9 ) là số hàng , b ( 1 đến 9 ) là số cột và c(1 đến N là vị trí STM-1 được xác định trong khung ghép STM-N . Ví dụ byte K1 trong khung STM-1 được xác định tại toạ độ (5,41) . Ta có công thức : Hàng = a ; cột =N x (b-1)+c . Dưới đây là minh hoạ của khung STM-1 . Vị trí của các byte SOH được chỉ ra trong hình 2.24 sau : X: Các byte dành cho các ứng dụng quốc gia. A : Byte chỉ môi tường truyền dẫn . * Các byte không trộn . ( Vẽ hình 2.24. SOH của khung STM-1 ). * Mô tả các byte SOH. - Byte A1 , A2 : được đặt tại đầu khung STM-N dùng để nhận dạng khung . Giá trị của 2 byte này như sau : A1 = 11110110 A2 = 00101000 - Byte Jo : Byte này nằm tại ( 1, 7, 1 ) trong khung STM-N dùng để theo dõi đoạn lặp . Nội dung của byte này chưa được định nghĩa . - Các vị trí từ ( 1, 7 , 2 ) tới ( 1,7 , N ) gọi là các byte XO , hiện chưa được định nghĩa . Khi hoat động trong mạng cùng các thiết bị sử dụng chức năng nhận dạng đoạn lặp của SDH , các bit ZO được gọi là các bit nhận dạng khung STM-1 . Các bit C1 mang giá trị nhị phân chỉ ra khung đố là khung thứ mấy trong khung ghép ( tham số C ) . Trong trường hợp không theo dõi đoạn lặp xử dụng thiết bị mới , byte jo có giá tri là 00000001 ( không chỉ định ) . - Byte D1 – D12 : dùng làm kênh số liệu (DCC-Dat Communication Channel ). - Byte D1-D3 : Kênh truyền dẫn 192Kbit/s dành cho việc quản lý thông tin các trạm lặp . - Byte D4-D12 : Kênh truyền dẫn số 576 Kbit/s để truyền các thông tin quản lý các bộ ghép kênh SDH. - Byte E1 , E2 : dùng làm kênh nghiệp vụ ( dưới dạng tín hiệu thoại ) với tần số lặp 8000 Hz , tốc độ kênh truyền cho mỗi byte cho mỗi byte cung cấp là 64 Kbit/s. Khi ghép nhiều STM-1 để tạo ra STM-N thì các byte này chỉ có mặt trong tín hiệu STM-1 thứ nhất , nghĩa là giữa các STM-N cũng chỉ có tối đa 2 kênh nghiệp vụ . - Byte E1 : cung cấp kênh thoại cho RSOH và được truy nhập tại các trạm lặp. - Byte E2 : Cung cấp kênh thoại cho MSOH và được truy nhập tại các trạm đầu cuối . - Byte F1 : Kênh của người sử dụng (User Channel ) . Byte này dành cho người điều hành mạng . Byte này chỉ có mặt trong STM-1 thứ nhất của tín hiệu STM-N . - Byte B1 : Giám sát lỗi bit của từng đoạn lặp .Dùng để kiểm tra chẵn lẻ chèn bit ( Bit Interleaved Parity - BIP ) , ở đây BIP-8 được sử dụng . BIP-8 được tính toán dựa trên tất cả các khung STM-N liền trước sau khi trộn và đặt vào byte B1 của khung STM-N hiện tại , trước khi trộn . Byte B1 được giám sát và tính toán tại mỗi bộ tái sai . - 3 byte B2 : Giám sát lỗi bit của đoạn ghép . là các bit kiểm tra chẵn lẻ . Phương pháp BIP-24 được sử dụng . Sự hình thành tư mã này cũng tuân thủ quy tắc hình thành từ mã BIP-N . khác với BIP-8, BIP-24 tính toán cho các bit của khung STM-1 liền trước , trừ 3 dòng đầu tiên của SOH ( A1 đến D3 ) và đặt vào các byte B2 trước khi trộn . Mặt khác từ mãBIP-24 không phải tính toán lại mỗi lần qua một trạm lặp . Các byte của BIP-24 được cung cấp cho tất cả tín hiệu STM-1 trong tín hiệu STM-N . - Byte K1 , K2 : Dành cho kênh tự động chuyển mạch bảo vệ , nó dùng cho báo hiệu chuyển mạch bảo vệ APS ( Automatic Protection Switching ) để bảo vệ đoạn truyền dẫn giữa hai trạm ghép kênh . Byte K2 : bit6 7,8 của byte K2 là các bit chỉ thị sự cố truyền dẫn đầu xa MS-RDI ( Multiplex Section Remote Defect Indication ) được dùng để báo cho đầu phát biết đầu thu nhận được tín hiệu đoạn hỏng hay cảnh báo đoạn MS-AIS-MS-RDI được nhận khi bit 6,7,8 của byte K2 mang mã 110 sau khi phải trộn . - Byte S1 : Chỉ thị trạng thái đồng bộ . Bit 5+8 của byte S1 ( 8,1,1) được dùng cho thông báo về trạng thái đồng bộ . Các mã này chỉ ra các mức chất lượng không đồng bộ do các nhà sản xuất quyết định . Ngoài các mã 000 báo hiệu rằng chất lượng đồng bộ là không xác định , mã 111 không được dùng cho đồng bộ vì chuỗi mã này trùng với chuỗi mã tín hiệu cảnh báo AIS . Byte : Chỉ thị lỗi đoạn truyền dẫn đầu xa MS-REI ( dự phòng) một byte được dành cho tín hiệu lỗi đoạn truyền đẫn MS=REI ( Multiplex Section Remote Error Indication ) . ở mức STM-N byte này chứa tổng số ( O+n ) các khối bit được phát hiện là có lỗi . Mỗi khối trong số n khối bit xen này được điều khiển bằng mã phát hiện lỗi BIP-24 . Khối thư i được điều khiển bởi các byte ( 5,1,i ) , (5,3,i ) và ( 5,3,i ) ( trong hàng cột 15,i1 , 15 ,n + 11 và 15,2n+i1). - Byte Z1 , Z2 : Các byte dự trữ có mang tất cả STM-1 của tín hiệu STM-N, chức năng của chúng chưa được quy định . 2.5.4. mô tả poh. a. poh . Mào đầu luồng POH của các gói ảo cho phép quản lý , trao đổi thông tin giữa điểm đầu và điểm cuối của luồng . Có hai loại POH được định nghĩa . - Mào đầu luồng bậc thấp (VC-1/VC-2 POH ) : được gắn vào gói ảo bậc thấp ( VC-1/VC-2 ) . Các chức năng của loại mào đầu này là : + Giám sát hoạt động của luồng + Báo hiệu cho bảo dưỡng + Chỉ thị trạng thái cảnh báo - Mào đầu luồng bậc cao ( VC-3/VC-4 POH ) VC-3 POH được gắn vào một nhóm TUG-2 hay một gói C-3 để tạo thành gói ảo VC-4 . Chức năng của loại mào đầu này như sau : + Giám sát hoạt động của luồng. + Báo hiệu cho bảo dưỡng + Chỉ thị trạng thái cảnh báo + Chỉ thị cấu trúc ghép . b. Mào đầu luồng bậc cao ( VC-4-Xe/VC-4/VC-3 POH ). POH của VC-4-Xe nằm ở cột đầu tiên của khung VC-4-Xe ( 9hàng x 261 cột ). POH của VC-4 nằm ở cột đầu tiên của khung VC-4( 9 hãng261 cột) Các POH trên gồm các byte J1 , B3,C2,F2,H4,Z3,K3 và Z5 các byte này được phân loại như sau . - Các byte (bit) dùng cho liên lạc giữa đầu cuối tới đầu cuối : J1,B3,C2,G1,K3 ( bít 1+4 ). - Các byte xác định kiểu tải tin : H4 ,F2 , Z3 - Các bit dành cho chuẩn quốc tế trong tương lai : K3 ( bit 5 - 8) - Một byte có thể ghi đè bởi người điều hành khu vực : Z5. J1 B3 C2 G1 F2 H4 Z3 K3 Z5 Đồng bộ trong SDH . a . Đồng hồ ( CLOCK ). Đồng hồ của các nút truyền dẫn trong mạng SDH phải được đồng bộ với . Về cơ bản đồng bộ dựa trên nguyên lý “ chủ , tớ “ và được tổ chức theo các cấp sau : Loại đồng hồ Các khuyến nghị của CCTT có liên quan Đồng hồ chuẩn sơ cấp PRC Đồng hồ tớ ( nút quá giang ) Đồng hồ tớ ( nút nội hat ) Đồng hồ phần tử mạng SDH G.811 G.812 G.812 Đang xác định G.81s Việc phân phối tín hiệu đồng bộ được chia thành hai cấp : - Phân bố đồng hồ giữa các nút mạng theo dạng hình cây như trong hình 2.25. Vễ hình 2.25 Phân bố đồng hồ theo hình cây. - Phân bố đồng hồ trong nội bộ thiết bị SDH tại trạm theo dạng hình sao như hình 2-6-2 . Vễ hình 2.26 . Phân bố đồng hồ theo dạng hình sao Ta thấy tất cả đồng hồ trong mạng SDH đều được đồng bộ với một đồng hồ chuẩn sơ cấp ( PRC ) Một vấn đề cần quan tâm là đồng hồ mạng SDH phải thồng nhất với các cấu trúc đồng mạng PDH hiện có . Hiện nay các đồng bộ tại các nút mạng hoặc là đặt riêng rẽ hoặc kết hợp chung với tổng đài . Trong tương lai đồng hồ nút mạng cũng có thể được kết hợp vào trong bản thân một số thiết bị SDH , ví dụ như các bộ nối chéo số SDH ( SDXC ). Đồng hồ của một phần tử mạng SDH có thể được đồng bộ theo hai cách : - Đồng bộ đồng hồ của phần tử mạng MST ( Master Timing Signal ) theo một tín hiệu STM -n. Khi phần tử mạng SDH là một phần của nút mạng SDH , người ta thường sử dụng phương pháp đồng bộ theo nguồn đồng bộ bên ngoài . Đồng bộ của nút được đồng bộ với PRC thông qua các tín hiệu đồng bộ bao gồm : + Tín hiệu STM-n. + Tín hiệu 2,048 Mbps + Tín hiệu 2,048 MHz ( tín hiệu nay thường được dùng trong mạng PDH ) Nếu một trong các tín hiệu trên bị sự cố , đồng hồ nút mạng xẽ đồng bộ theo các tín hiệu còn lại . Nếu phần tử mạng SDH bị mất đồng bộ , nó xẽ có khả năng lấy đồng hồ ngay bên trong của thiết bị để thay thế đồng hồ ngoài . Chế độ này được gọi là chế độ chạy tự do ( Free Running). Ngoài ra phần tử mạng còn có khả năng bám theo trạng thái cuối của đồng hồ chủ ( sau khgi đồng hồ chủ đẫ bị mất ) bằng các mạch PLL , chế độ này gọi là chế độ tự duy trì ( Hold Over ) . Lúc đó mạng SDH sẽ có khả năng duy trì dịch vụ bình thường trong một thời gian . Trong các byte Overhead người ta dùng byte Z1 thứ nhất trong khung STM-n ở vị trí S (9,1,1) để truyền đi các bản tin về trạng thái đồng bộ . Các bản tin này đặc trưng cho cho mức độ đồng bộ của tín hiệu . Bảng dưới đây cho thấy mẫu chuỗi 4 bit để xác định trạng thái đồng bộ đã được CCITT thông qua . Các bite Z1 5 6 7 8 Mức chất lượng đồng bộ SDH ( QL ) mô tả tính năng 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Không thừa nhận Dự phòng G.811 Dự phòng G.812 quá giang Dự phong Dự phòng Dự phòng G.812 nội tại Dự phòng Dự phòng Nguồn định thời thiết bị đồng bộ Dự phòng Dự phòng Dự phòng Không sử dụng cho đồng bộ c.- ngẫu nhiên hoá . Như ta đẫ biết bản thân các luồng tín hiệu dữ liệu không trực tiếp mang thoong tin về đồng hồ . khôi phục đồng hồ dựa trên tín hiệu thu được . Nếu tín hiệu phát đi mang một chuỗi dài các số “O” hoặc “I” . Phía thu đã biết các thuật toán này , sau khi khôi phục đồng hồ sẽ thực hiện giải ngẫu nhiên để tách ra số liệu . Nguyên lý thực hiện ngẫu nhiên hoá và giải ngẫu nhiên hoá cũng giống như thực hiện với PDH . d.Jitter . Jitter là sự biến đổi trong khoảng ngắn tức thời về mặt thời gian của tín hiệu số từ vị trí lý tưởng của nó . Tuỳ thuộc vào giá trị biến đổi , Jitter có thể gây nhân sai tín hiệu ở đầu thu. Vẽ hình : hình 2.27 Jitter. Khi sử dụng phương pháp chèn tín hiệu trong các hệ thống truyền dẫn số như các cấu trúc chèn của PDH hoặc khi ghép tín hiệu PDH vào SDH sẽ làm xuất hiện Jtter do việc chèn thêm các bit phụ . Các bit tách luồng ( Demultiplexer ) của hệ thống có khả năng làm giảm bớt ảnh hưởng của các bít phụ , tuy vậy khả năng có Jitter vẫn xảy ra . Vấn đề Jitter cũng xuất hiện với khái niệm con trỏ : Khi mà 8 hoặc 24 bit được thêm vào hay tách ra từ luồng số liệu . Giới hạn Jitter trong hệ thống truyền dẫn SDH được chỉ rõ trong các khuyến nghị G.783 , G.958 và trong tương lai là G.825 của CCTT , còn giới hạn Jitter của hệ thống PDH được chỉ định trong G.823 chương 3 - khái quát về vi ba số 3.1. giới thiệu chung . 3.1.1. các loại hệ thống thông tin . Ngày nay , theo phương tiện truyền dẫn ,các hệ thống thông tin ( HTTT ) bao gồm các loại hệ thống chủ yếu sau : + HHTT dùng cáp đồng trục , trong đó môi trường truyền dẫn là cáp đồng trục . + HTTT sóng cực ngắn ( Microwave ) với môi trường truyền dẫn vô tuyến trên giải sóng cực ngắn , bao gồm các loại hệ thống thông tin vệ tinh , thông tin vô tuyến tiếp sức ( radiỏ-elay) và thông tin di động . + HTTT quang sợi ( fiber - optic ) với môi trường truyền dẫn là cáp sợi quang học ( gọi tắt là cáp quang ). Hệ thống cáp quang có dung lượng lớn nhất , giá rẻ ( theo kinh phí tính trên kênh thoại ) do đố thường được sử dụng làm đường trục quốc gia , xuyên lục địa . Nhược điểm cơ bản của HTTT cáp quang là khả năng cơ động hệ thống kém , chi phí lắp đặt ban đầu khá cao , vì vậy trong một số trường hợp cụ thể thì việc triển khai được xem là rất khó khăn . Các hệ thống sử dụng cáp đồng trục có dung lượng không cao , cự ly khoảng lặp ngắn và khả năng cơ động kém . Các hệ thống loại này đang dần được thay thế vàđược sử dụng chỉ trong những tình huống cụ thể nhất định Các hệ thống thông tin vệ tinh có dung lượng trung bình song bù lại có cự ly liên lạc lớn đéen rất lớn . Các hệ thống này được sử dụng làm trục xuyên lục địa hoặc phục vụ cho các tuyến khó triển khai các loại hình liên lạc khác . Ngoài ra, các hệ thống thông tin địa tĩnh còn được sử dụng cho các hệ thống phát quảng bá truyền hình . Trong tương lại gần khi các hệ thống các vệ tinh quỹ đạo thấp và trung bình được triển khai , các hệ thống vệ tinh có thể được sử dụng cho cả thông tin di động phủ sóng toàn cầu . Các hệ thống thông tin di động phục vụ các đầu cuối di động là ưu thế lớn nhất của các hệ thoóng này . Các hệ thống vô tuyến tiếp sức mặt đất có dung lượng từ thấp đến cao , có khả năng thay thế tốt các tuyến cáp đồng trụ c trong các mạng nội hạt lẫn đường trục . Với thời gian triển khai tuyến nhanh , tính cơ động của hệ thống vô tuyến tiếp sức số mặt đất hơn hẳn một số loại hệ thống khác . Một đặc điểm nữa của các hệ thống này là rất dễ triển khai ngay cả trong các điều kiện địa hình gây nhiều trở ngại cho việc triển khai các loại hệ thống dung lượng cao khác như trong các đô thị , với cự ly liên lạc từ 10 tới vài chục km . 3.1.2. giải tần số của hệ thống vi ba . Về lý thuyết , giải sóng dùng cho hệ thống Vi ba là từ 300 MHz cho tới 60/80GHz . trong thực tế đối với các hệ thống Vi ba ở dạng thương phẩm thường làm việc trên giải sóng từ 300MHz đến 20Hz , các hệ thống công tác ở giải tần số cao hơn ( 60-80GHz ) hiện vẫn đang còn trong giai đoạn thử nghiệm . Các băng sóng dành cho Vi ba đang được quy định bởi CCIR ( Uỷ ban tư vấn Quốc tế về Vô tuyến ) như sau : ứng dụng Băng sóng ( GHZ ) Các HT chặng dài (long haul ) 2 4 6 8 11 13 17 Các HT chặng ngán ( Short haul ) 1,5 15 23 28 (60) Bảng 3-1 . Giải tần của hệ thông Vi ba . 3.1.3 . khái niệm về hệ thống vi ba số . Theo tín hiệu được đưa đến đầu vào của hệ thống để truyền đi , các hệ thống Vi ba được chia thành các loại Vi ba tương tự và Vi ba số . Trong mạng thông tin số , các hệ thống Vi ba số nhận tín hiệu số tổng đài số hoặc từ các nguồn tin số khác ( Tín hiệu truyền hình đã được mã hoá thành dạng số chẳng hạn ) , thực hiện điều chế số sau đố thực hiện trộn tần chuyển phổ tín hiệu đã điều chế lên tần số vô tuyến công tác rồi chuyển đi bằng anten định hướng . Theo dung lượng ( Tốc độ bit tổng cộng bởi đầu vào ) các hệ thống Vi ba số được phân thành : + Các hệ số dung lượng thấp : B<10Mb/s . + Các hệ thống dung lượng trung bình : B ~ ( 10+100 Mb/s ). + Các hệ thống dung lượng cao : B>100 Mb/s . 3.1.4 . Các đặc điểm truyền sóng cơ bản trong các hệ thống vi ba số . Cũng như các hệ thống Vi ba analog , các hệ thống Vi ba số cũng hoạt động trên nguyên tắc truyền sóng vô tuyến theo tia nhìn thẳng LOS (Line - Of - Singht ) . Các antenna phát và thu nhìn thấy nhau và được định hướng nhằm vào nahu . Do có sự phản xạ sóng từ bề mặt đất , từ các chướng ngại địa hình , tự các bất đồng nhất của bầu khí quyển dọc tuyến , tín hiệu nhận được antenna thu gồm nhiều thành phần được truyền tới theo nhiều tia bao gồm tia sóng chính LOS và nhiều tia phụ . Sự lan truyền theo nhiều tia như thế gây ra hiện tượng pha-đing phẳng . Tác động của pha-đing này cùng với sự hao đường truyền , tổn hao do mưa và hơi nước sinh ra có thể khắc phục được nhờ tăng công suất phát tới một mức nhất định . Đối với các hệ thống dung lượng lớn và trung bình , do phổ tín hiệu tương đối rộng , pha-đing nhiều tia mang tính chọn lọc theo tần số , tức là trong băng tần tín hiệu được truyền đi , tiêu hao do pha-đing không như nhau đối với các tần số khác nhau . 3.1.5. các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với hệ thống vi ba . Đối với các hệ thống thông tin số hiện tại , các tín hiệu số là các tín nhận giá trị trong tạp hữu hạn các giá trị có thể và có thời gian tồn tại hữu hạn . Khi tập các giá trị có thể có của tín hiệu gồm hai phần tử O và I thì hệ thống được gọi là nhị phân và tín hiệu khi đố được gọi là bít . Gọi giá trị của bít thứ K là DK và thời gian tồn tại của nó là TK(TK=T và là hằng số với mọi K ) . ở đầu thu tín hiệu khôi phục lại là DK và có độ rộng là TK, nếu DK khác DK thì tín hiệu thứ K được gọi là bít lỗi , nếu TK khác T tín hiệu thứ K được gọi là có Jitter . Cũng như các hệ thống thông tin khác , chỉ tiêu chất lượng cơ bản của hệ thống Vi ba số là xác suất bít lỗi và Jitter ( rung pha hay còn được gọi là trượt trong một số tài liệu ) . Xác suất lỗi bít BER ( Bit-Error Ratio ) được định nghĩa là : BER = P(DK=DK) ,với P (.) là xác suất . (1) Khi TK = T + &T thì ! &.T! được gọi là Jitter (2) Tuỳ từng loại dịch vụ mà các hệ thống có các đòi hỏi khác nhau về BER và Jitter . Đối với các hệ thống truyền thoại , yêu cầu BER 10 thì hệ thống được xem như gián đoận liên lạc . Jitter được xem là lớn hơn O.O5T ( giá trị đỉnh - đỉnh ) . Thực tế người ta còn sử dụng một số thông số chất lượng dẫn xuất khác nhau các giây không lỗi , các giây bị lỗi , các giây bị lỗi trầm trọng , các phut suy giảm chất lượng ... để đánh giá hệ thống Vi ba số . 3.1.6. sơ đồ cơ bản của hệ thống vi ba số . Sơ đồ khối cơ bản tuyến phát và thu . Encoder MOD Bandpass Filter Mixture Khuyếch đại công suất BPF ~ ~ Oscillator Oscillator Hình 3.1 Sơ đồ cơ bản tuyến phát BPF Receiver DEM Regener-ator Decoder Clock -Reg Clock Data Hình 3.1 Sơ đồ khối cơ bản tuyến thu - Sơ đồ khối cơ bản của hệ thống Vi ba số Encoder MOD Bandpass Filter Mixture RF – Amplifier Decoder RE-GENERAT OR DEM IF-Amplifier Mixture IF-PreAmp SM SD TCC QC SB SW ~ ~ ~ Lọc phân đường OSC OSC OSC Clock Data Data Clock Thiết bị nghiệp vụ -Hình 3.3 Sơ đồ khối ví dụ một trạm đầu cuối . Một trạm đầu cuối bao gồm các thành phần : Phần sử lý tín hiệu băng gốc , phần vô tuyến , phần nghiệp vụ và phần hệ thống phi đơ, anten . Ký hiệu : SM ( Service Multiplexing ) : Ghép tín hiệu nghiệp vụ . SD ( Service Demultiplexing ) : Tách tín hiệu nghiệp vụ . TCC ( tele-Controll Comand ) : Điều khiển từ xa trạm trung gian. SBSW ( Stand- by Switching ) : Chuyển mạch dự phòng. RF ( Radio Freqency ) : Tần số vô tuyến. 3.1.7. các phương án tần số . - Cấu hình tuyến : Một tuyến Vi ba số bao gồm hai trạm đầu cuối , một số trạm chính có thể rẽ và ghép các luồng thông tin và các trạm lặp . Cầu hình của một tuyến được mô tả trên hình sau Trạm đầu cuối Trạm chính Trạm chuyển tiếp Hình 3.4 Cấu hình một tuyến vi ba - Phương án tần số cho các trạm đa luồng vô tuyến : + Kế hoạch luân phiên ( Interleaved Plan ). V(H) H(V) n 1 2 3 Go V(H) H(V) n 1’ 2’ 3’ Return Hình 3.5 Kế hoạch tần số luân phiên + Kế hoạch tái dụng tần số ( CO – Chamel Plan Go V(H) H(V) f Returnn Hình 3.5 Kế hoạch tần số luân phiên - Bố trí tần số cho các trạm lặp : + Kế hoạch tần số : Tại một trạm lặp sử dụng hai tần số sóng mang cho liên lạc hai hướng . Máy thu trên cả hai hướng cùng làm việc trên tần số f1 trong khi đó máy phát trên cả hai hướng cùng làm việc trên tần số 12 . RX TX TX RX f1 f2 f2 f1 RX TX TX R f1 f2 f1 f2 Hình 3.8 Phương án bố trí tần số R T TX R f1 f2 f2 f1 RX TX TX RX f1 f2 f1 f2 Hình 3.7 Phương án bố trí hai tần số + kế hoạch 4 tần số : Tại một trạm lặp A , theo một hướng thu trên tần số f1 phát trên tần số 12 , theo hướng ngược lại phát trên tần số f3 thu theo tần số f4 . Đối với phương án tần số thì thiết bị phức tạp hơn do phải làm việc trên 4 tần số song bù lại xuyên nhiễu giữa các hướng thu phát rất nhỏ . 3.2. các phương pháp điều chế thông thường trong vi ba số . 3.2.1 . khái quát chung . - chức năng và một số loại điều chế thông thường . Điều chế là một quá trình biến đổi tín hiệu số thành dạng sóng phù hợp . Để giảm bớt bề rộng phổ tín hiệu ( nâng cao hiệu quá sử dụng phổ tần số ) , trong các hệ thống Vi ba người ta sử dụng sơ đồ điều chế nhiều mức ( M mức ) . Điều chế M mức là việc ghép từng K bít thành các cụm bít ( K=2 : dibít , M=4 ; K=3 : tribit ,M=8 ; K=4 : tetrabit , M16..) rồi biến các cụm bít thành các dạng sóng thích hợp . Mỗi một cụm bít như thế được gọi là ký hiệu hay dấu ( symbol) nhận các giá trị từ một tập hợp hưũ hạn gồm M= 2k phần tử . Như vậy , điều chế M mức là việc ghép từng K bít thành symbol rồi biến các symbol thành các dạng sóng thích hợp . Hệ thống điều chế M mức do đố có cả thảy M dạng sóng cho M symbol . Các sơ đồ điều chế thường sử dụng trong Vi ba số bao gồm : + Điều chế pha nhị phân BPSK hay M mức M-PSK ( Binary Phase Shìt Keying hay : Mary Phase Shìft Keying ) . + Điều chế tần số FSK ( Frrequency Khift Keying ). + Điều chế biên độ vuông góc M-QAM ( Mary Quadrature Amplitude Modulation ), M-4,16,64,256, ( 1024)... ( hiện chưa có máy Vi ba 1024 – QAM ) . Các hệ thống Vi ba số PSK có tín hiệu với đường bao không đổi , do đố ít nhạy cảm với méo phi tuyến gây bởi bộ khuếch đại công suất phát . Các hệ thống PSK thường có dung lượng thấp và trung bình . Các hệ thống FSK cũng có tín hiệu đường bao không đổi song nhìn chung chỉ dùng trong các hệ thôngs có dung lượng thấp . Các hệ thống M-QAMdo là điều biên nên khá nhạy cảm với méo phi truyến và đòi hỏi đọ phi tuyến cao trên toàn hệ thống . Với M lớn các hệ thống M-QAM có thể đạt tới dung lượng khá lớn . * khái niệm contellation. Đối với thông tin số , tin tức được truyền đi được hình thành từ một tạp hữu hạn , mỗi một tin được biến đổi thành một dạng sóng để truyền đi . Do tính hữu hạn ,việc biểu diễn các tin tức ( hay các dạng sóng ) dưới dạng các véctơ tín hiệu D chiều ( D< M ) là rất thuận tiện cho việc phân tích hệ thống . Trong không gian tín hiệu (KGTH) D chiều này , mỗi một tín hiệu dùng để truyền một tin sẽ ứng với một véctơ và do đố sẽ ứng với điểm mút của vecstoe tín hiệu . Biểu đồ các điểm mút véctơ tín hiệu trong KGTH được gọi là constellation của tín hiệu . khi D lớn ( thường thấy trong các hệ thống điều tần , trong đó mỗi một tần số tín hiệu ứng với một chiều ) phổ do tín hiệu chiếm sẽ rất lớn , vì vậy trong thực tế ngoại trừ các hệ thống ít kênh mới sử dụng sơ đồ điều chế PSK còn các hệ thống có dung lượng trung bình đến cao thường sử dụng sơ đồ điều chế PSK hay QAM , khi đố D=2 và KFTH là một mặt phẳng . Constelltion của QPSK ( Quatermary PSK ) và 16-QAM được mô tả trên hình 3.9 làm ví dụ . S2 S1 S4 S3 QPSK Hình 3.9: Constellation của một số tín hiệu d 16-QAM * Thu tín hiệu số . Việc xác định xem phần phát đẫ gửi đi tín hiệu nào khi đã nhận được một tín hieẹu đã bị méo dạng do méo đường truyền , do tạp âm và can nhiễu được gọi là quá trình quyết định . Việc thu được thực hiện bằng cách chia không gian tín hiệu thành M miền ( mỗi miền ứng với một tín hiệu ), nếu tín hiệu thu được rơi vào miền nào thì máy thu sẽ quyết định là phần phát đã gửi đi tín hiệu ấy ( hình 3.9) . Hiển nhiên , nếu các tín hiệu cần truyền đi suất như nhau thì việc chia không gian tín hiệu thành các miền đều nhau sẽ là tối ưu . Lỗi thu một tín hiệu nào đó xảy ra khi phần phát đã gửi đi một tín hiệu nào đố song do méo đưoừng truyền , tạp âm , can nhiễu ... tín hiệu thu được lại rơi vào miền quyết định của tín hiệu khác . * Một số tính chất . + Xác suất lỗi hệ thống không phụ thuộc vào dạng sóng cụ thể nào được sử dụng để truyền tín hiệu mà chỉ phụ thuộc dạng constellation , cụ thể chỉ phụ thuộc vào khoảng cách d là khoảng cách từ điểm tín hiệu trên constellation tới biên quyết định ( hình 3.9). + Với cùng một BER cho trước và cùng M thì : - Khi M < 8 , sơ đồ điều chế PSK lợi công suất hơn QAM. - Khi M > 8 , sơ đồ điều chế QAM lợi công suất hơn PSK . Điều này có thể thấy được như sau . Để đạt được cùng mức BER , cả sơ đồ điều chế PSK lẫn QAM cần phải có cùng khoảng cách d , tức là phải có d = d . Tuy nhiên , từ hình 3.9 ta có thể được : công thức : dQ =.EP .sin..........( Viết công thức ) (3) Trong đó EP , EQ lần lượt là năng lượng của tín hiệu PSK và QAM . Cho d=d ta thu được : EQ =2 ( ........ (4) Như vậy ,với M>8 , EQ sẽ nhỏ hơn EP cần thiết để đạt được cùng một BER đã cho ( với M=64 độ lợi này sữ đạt tới 6,27 dB ). Như vậy , Với các dung lượng lớn ( có tốc độ bit lớn ) , để tiết kiệm phổ tần người ta cần sử dụng các sơ đồ điều chế với M cao và do hệ thống M-QAM là hẹe thống lợi hơn về công suất nên thường được sử dụng trong thực tế . Khi dung lượng hệ thống vừa hoặc nhỏ , số mức điều chế M không cần lớn thì người ta cần sử dụng điều chế PSK vừa lưọi về công suất , vừa ít nhạy cảm với méo phi tuyến gây bởi bộ khuyếch đại công suất phát . Trong thực tế các loại hệ thống Vi ba PSK thường có số mức điều chế M=2, 4 ,8.... , còn các hệ thống QAM thì thường có M-4, 16,64 ... cần lưu ý rằng 4 – QAM thì tương đương với 4-PSK do constellation của chúng hoàn toàn giống nhau . Đối với các hệ thống rất ít kênh thì người ta mới sử dụng sơ đồ FSK ( đơn giản song phổ tần chiếm rộng ). 3.2.2 điều chế tần số . Tín hiệu điều chế tần số có dạng : s1 (t) = ....... (5) Thông thường trong các hệ thống Vi ba FSK ít kênh , M thường bằng 4. Sơ đồ điều chế và giải điều chế 4-FSK cho trên hình 3.10 . Nhóm từng hai bit thành dibit Bộ giao động (OSC) Các mạch lọc các tần số từ f0-f3 Giải mã Data Si(t) Hình 3.10 Sơ đồ điều chế và giải điều chế 4 - FSK 3.2.3 . điều chế m-pak . Tín hiệu điều chế pha tổng quát có dạng : S1 (t) = ............ (6) Trong đó O1 = ( i-l).2 /M. Sơ đồ điều chế và giải điều chế 4-PSK được trình bày trên hình 3.11. Đối với sơ đồ hình 3.11, m1 (t) và m2 (t) là các tín hiệu nhị phân nhận các giá trị +1 , do đó tín hiệu lối ra có dạng ; s(t) = ............. (7) Chú giải : - S/P : Biến đổi nối tiếp song song - P/S : Biến đổi song song / nối tiếp - BPF :( Bandpass Fitter ) : Bộ lọc thông giải - LPF : ( Lowpass Fiter ) : lọc thông thấp - Kpsm : Mạch khôi phục sóng mang S/P ~~~~~~~ X~~~~~~ 900 +~~~~~~ BPF X~~~~~~ Data S(t) X~~~~~~ LPF Sam Kpsm 900 X~~~~~~ Sam LPF S/P BPF Clock b p Data Hình 3.11: sơ đồ điều chế (a) và sơ đồ giải điều chế 4-PSK (b) a 3.2.4 điều chế biên độ vuông góc m-qam . Tín hiệu điều chế M-QAM có dạng : s1(t) = ............. (8) Trong đó : a(t), b(t) =.......... Sơ đồ điều chế M-QAM được vẽ trên hình 3.12 S/P ~~~~~~~ X~~~~~~ 900 +~~~~~~ X~~~~~~ Data S(t) Hình 3.11: Sơ đồ khối bộ điều chế M-QAM a LPF LPF 2/L 2/L b(t) a(t) 3.2.5. Vấn đề íi và việc truyền không có íi . * Xuyên nhiễu giữa các dấu ( ISI : Inter Symbol Interference ). Mỗi một symbol được hình thành từ k bít và có thời gian tồn tại bằng k lẫn thời gian tồn tại của một bít , do vậy các dạng sóng điều chế dùng để truyền chúng cũng có độ dài hữu hạn bằng độ dài của k bít . Do các dạng sóng có độ dài hữu hạn , phổ của chúng sẽ trải ra vô hạn trên miền tần số . Để hạn chế phổ tần để nhằm tăng số hệ thống có thể cùng công tác trên một băng sóng cho trước , người ta sưe dụng các mạch lọc . Do vậy , hàng truyền tổng cộng của hệ thống sẽ có tính như của mạch lọc với phản ứng xung trải ra vô hạn trên miền thời gian . Phản ứng xung của một hệ thống thí dụ có đặc tính lọc Butterwo rth được vẽ trên hình 3.13 . ở đầu ra hệ thống, do phổ bị hạn chế bởi đặc tính lọc của hệ thống nên tín hiệu thu ddwowcj của một symbol sẽ trải ra vô hạn về thời gian , dẫn đến các symbol lân cận ảnh hưởng đến nhau , hiện tượng này trong thông tin số được gọi xuyên nhiễm giữa các dấu (ISI). * Vấn đề truyền không có ISI . Tại đầu ra của bộ giải điều chế ở máy thu , các symbol được lấy mẫu rồi đưa vào mạch quyết định để xác định xem symbol nào đã được phân phát gửi đi . Do có ISI nên tại thời điểm lấy mẫu của một symbol nào đó , ảnh hưởng từ các symbol lân cận sẽ làm kết quả của việc lấy mẫu trở nên không chính xác và vì vâỵ làm tăng xác suất lỗi của hệ thống . -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1.5 1.5 1 0,5 0 -0.5 0.5 Lmh (t) Reh (t) Hình 3.13 Phản ứng xung của một hệ thống có đặc tính lọc Butterworth Vấn đề là liệu có thể thực hiện hạn phổ của tín hiệu điều chế như thế nào trước khi gửi đi sao cho phần khi lấy mẫu một symbol thì ảnh hưởng ( tại thời điểm lấy mẫu ) gây bởi các symbol lân cận tới symbol đang lấy mẫu đều bằng không , tức là ISI bị triệt tiêu . Trong các hệ thống Vi ba số , đặc tín lọc thường được sử dụng nhằm triệt tiêu ISI là đặc tính cóin tăng ( Rai sd-cosine ) : Phản ứng xung của nó được vẽ trên hình 3.14 . c(t) =O tại mọi thời điểm t=KT , ngoại trừ K=O . Do vậy , ngoại trừ symbol đang lấy mẫu ( tại thời điểm lấy mẫu ứng với K = O) là có phản ứng xung bằng 1 , phản ứng của các symbol lân cận tại thời điểm lấy mẫu này sẽ bằng không , tức là ISI gây bởi các symbol lân cận tới synbol đang được lấy mẫu sẽ bằng không . trong thực tế , đặc tính lọc cóin tăng được thực hiện băng hai bộ lọc phát và thu , mỗi bộ lọc có đặc tính căn bậc hai cóin tăng . ở phần phát , các bộ lọc này được thực hiện ở phần điều chế dưới dạng lọc thông thấp . Các bộ phận lọc thông thấp ( LPF : LowPass Filter ) trên sơ đồ hình 3.12 là một ví dụ . Vẽ hình – hình 3.13 Phản ứng xung của bộ lọc Cóin tăng . -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1.5 1.5 1 0,5 0 -0.5 0.5 Lmh (t) Reh (t) Hình 3.13 Phản ứng xung của bộ lọc Cosin tăng 3.3 so sánh các phương thức điều chế . 3.3.1. hiệu suất băng thông . Hiệu suất băng thông n của một phương thức điều chế được định nghĩa là tỷ số tốc độ bít với độ rộng băng thông truyền dẫn : R n = ............ ( bít/s/HZ) (9) B Có nhiều phương pháp so sánh hiệu suất băng thông của các phương thức điều chế . hai phương pháp thường dùng là so sánh với độ rộng băng thông tối thiểu ( hệ số uốn lọc @ = 0 ) ; hoặc so sánh với độ rộng băng thông búp sóng chính của phổ tín hiệu - là độ rộng băng thông O-O ( null-to-null bandwidth) của mật độ phổ công suất vì độ rộng băng thông O-O tính toán khá đơn giản mà kết quả tương đối chính xác . Từ các phần trên , bảng 3-2 liệt kê hiệu suất băng thông theo độ rộng truyền dẫn tối thiểu của các phương thức điều chhé ứng với các giá trị M xác định trong đó với M-QAM thì M nhận các giá trị = 4, 16 , 64 ..... Loại tín hiệu Theo thông số băng thông O-O Theo độ rộng băng thông truyền dẫn ttối thiểu OOK 0,50 1 BOSK 0,50 1 DPSK 0,50 1 FSK giữ pha 0,40 0,67 FSK không giữ pha 0,33 0,50 QAM 1 2 QPSK/OQPSK 1 2 MSK 0,40 0,67 NPSK 1/2Log2M n = log2M MQAM 1/2log2M n = log2M MFSK giữ pha 2log2M(M+3) 2log2M/(M+1) MFSK Không giữ pha 2log2M(M+1) log2M/M Bảng 3.2 . Hiệu suất băng thông của các tín hiệu điều chế số . M MPSK MQAM MFSK giữ pha MFSK không giữ pha 2 1 0,67 0,50 4 2 0,80 0,50 8 3 0,67 0,38 16 4 0,47 0,25 32 5 0,30 0,16 64 6 0,18 0,09 Bảng 3.3 . Hiệu suất băng thông theo độ rộng băng thông truyền dẫn tối thiểu . Nhận xét : Hiệu suất băng thông của các phương thức điều chế MPSK và MQAM tăng khi có mức trạng thái m tăng ; ngược lại hiệu suất băng thông MFSK giảm khi M tăng . 3.3.2. hiệu suất công suất . Hiệu suất công suất của một phương thức điều chế được xác định qua giá trịyêu cầu Fb/No tại một giá xắc suất lỗi bit nhất định . Bảng 3.4 lệt kê hàm xác suất lỗi bít Pe theo biến Eb/No của các pjương thức điều chế cơ bản . Các hàm xắc suất lỗi bít Pe được minh hoạ trong hình 3.14 . Từ các đồ thị của hệ thống M trạng thái , nhận xét hiệu suất công suất của các phương thức điều chế MPSK và MQAM giảm khi số mức trạng thái M tăng . Bảng 3.4 . Hàm xắc suất lỗi P , theo biến E1/No của các phương thức điều chế cơ bản. Chú giải : Q(.) là hàm tích phân Laplace cho ở dạng bảng . 3.3.3. mặt phẳng hiệu suất băng thông . Để so sánh đồng thời hiệu suất băng thông và tín hiệu công suất của các phương thức điều chế khác nhau , mặt phẳng hiệu suất băng thông thường được sử dụng xuất phát từ các định lý Shannon về giới hạn dung lượng kênh C (bits/s) :Xác suất dữ liệu tốc độ R ( bits/s ) trên kênh truyền AWGN có thể tiến về O nếu R<C , với C được tính từ phương trình : S C = log2 ( 1 + ...... ) ( 3.10) N B(Hz) là độ rộng băng thông kênh truyền và S/N là tỷ số tín hiệu trên tạp âm tại đầu vào của máy thu R<C = B log2 ( ...... (3.11) hay ..... Đường cong phương trình ( 3.10) được vẽ trên hình 3.14 , chia mặt phẳng ra làm 2 miền và đường giới hạn Eb/No = loge 2 = 0,683 = - 1,6dB gọi là giới hạn Shannon . Để định lượng hiệu suất băng thông , so sánh băng thông Nyquyst là băng thông truyền dẫn tối thiểu tại một giá trị xác suất lối nhất định . Hình 3.14 minh hoạ các tín hiệu MPSK , MQAM và và MFSK không giữ pha trong mặt phẳng hiệu suất băng thông với xác suất lỗi bit Pe = 10 . 256-QAM Eb/N0 (db) Miền R < C FSK Không giữa pha Giới hạn Shanon EB/N0=-1,6db R/B(bit/s/Hz) 0.05 0.1 0.2 0.5 2 4 6 8 10 Hình 3.14 Mặt phẳng hiệu suất băng thông Từ hình 3.14 , hiệu suất băng thông R/B của MPSK và MQAM tăng khi M tăng nhưng cần phải có Eb /No lớn hơn tại cùng một xác suút lỗi , trong khi MFSK thì ngược lại . Từ hình 3.14 , xác suất lỗi bit của điều chế DPSK và BPSK gần bằng nhau , mạch giải điều chế DPSK ít phức tạp hơn BPSK nên DPSK thường được dùng trong thực tế . Với cùng giá trị Eb /No , QPSK(M=4) có hiệu suất băng thông là 2 bit/sHz gấp hai so với BPSK (M=2) nên điều chế QPSK thường được sử dụng . Điều chế FSK nhị phân (M=2) tuy cùng hiệu suất băng thông với 4-FSK , nhưng FSK nhị phân cần phải có Eb /No lớn hơn tại cùng một giá trị Pe nên ít được sử dụng . Xác suất lỗi bít của điều chế FSK không giữ pha gần bằng với FSK giữ pha.Do việc thiết kế giải điều chế FSK không giữ pha đơn giản hơn FSK giữ pha và nhất là để khắc phục tình trạng pha tín hiệu thu không giữ pha nên được do pha-đinh nhiều tia , cần phải sử dụng kỹ thuật tách sóng không giữ pha nên FSK không giữ pha được sử dụng nhiều trong thực tế . Nhờ hiệu suất băng không cao , PSK thường được dùng nhiều hơn FSK , tuy nhiên với tần số RF lớn hơn 10Hz ,vấn đề trượt pha có tác động lớn , quan trọng hơn so với hiệu quả tần phổ , nên FSK thường được dùng nhiều hơn . M-QAM có hiệu quả sử dụng tần phổ và công suất cao nên M-QAM thường được dùng nhiều hơn MQSK với M lớn , song mạch sẽ phức tạp hơn và giá thành cao hơn . Vì vậy M-QAM thường được sử dụng trong hệ thống truyền dẫn dung lượng vừa và lớn . Trong các hệ thống thông tin tốc độ 2 Mbit/s có dải tần RF dưới 3GHz thì phương thức điều chế QPSK/OQPSK thường được sử dụng vì có nhiều ưu điểm về hiệu quả phổ tần và công suất cũng như việc thiết kế mạch không phức tạp . Tương quan về tần phổ và công suất được so sánh rõ hơn qua đồ thị tỉ số tín hiệu trên tạp âm (C/N) theo hiệu suất băng thông . Năng lượng của một bit được cho bởi Eb = CTb với C là công suất tín hiệu và Tb là thời gian yêu cầu để gửi một bit tín hiệu . Với B là độ rộng băng thông của máy thu : C Eb/Tb Eb R ----- = ------ = ---- x ---- ( 12) N NoB No B Từ đồ thị E o/No theo hệ số băng thông ở hình 3.14 và biểu thức (12) chuyển sang đồ thị C/N theo hiệu suất băng thông với B là băng thông truyền dẫn tối thiểu . Xét điều chế MPSK và MQAM : R/B = n = log2M hay C/N(dB) = EoNo(dB) + 10log10(log2M) . Giá trị sai biệt hiữa C/N và EoNo là : OdB M = 2 3dB M = 4 4,77dB M = 8 6dB M = 16 7,8dB M = 64 8,45dB M = 128 9,0dB M = 256 Ví dụ như với BPSK và QPSK , tại BER = 10 : ( Eb/No)BPSK = ( Eb/No)QPSK = 10,8 dB nên (C/N)BPSK = 10,8dB và (C/N)QPSK = 10,8 + 3 = 18,8dB . Từ các biểu thức trong bảng 3.4, bảng 3.5 cho các giá tẹi BER = 10 với hiệu suất băng thông tính theo độ rộng băng thông tối thiểu . M Loại điều chế C/N(dB) tại BER = 10 R/B(bít/s/Hz) 4 QAM 13,8 2 16 16QAM 20,9 4 64 64QAM 27,2 6 256 256QAM 34,1 8 2 BPSK 10,8 1 4 QPSK/OQPSK 13,8 2 8 8PSK 19,0 3 16 16PSK 24,8 4 Bảng 3.5. Các giá trị tại BER = 10 với hiệu suất băng thông tính theo độ rộng băng thông tối thiểu . Đồ thị C/N theo hiệu suất băng thông của các phương thức điều chế MPSK và MQAM như hình 3.15 . 35 30 25 20 15 10 5 0 1 2 3 4 6 8 C/N (db) 2-PSK 4-PSK 8-PSK 16-PSK 16-QAM 64-QAM 256-QAM 4-QAM Hình 3.15 Mặ phẳng hiệu suẩt băng thông Mức ngưỡng ( Threshold) lý thuyết của máy thu Pth ứng với một giá trị xásất lỗi bit nhất định có thể xác định được với các phương thức điều chế khác nhau . Với N là tạp âm nhiệt đầu ra máy thu : - N = 10log ( FKTB ) (3.13) - F là hệ số tạp âm của máy thu - K là hằng số Boltzmann (1,38 x 10 ) - T là nhiệt độ Kelvin - B là độ rộng giải thông IF của máy thu Mức ngưỡng lý lý thuyết của máy thu P1h được tính từ biểu thức : P1h/N = C/N tại giá trị BER nhất định hay PTH = (C/N ) + 10log(FKTB) P1h((dBm) = C/N –174(dBm) + F(dB) + 10logB (3.14) Ta có thể tính mức ngưỡng PTh của các phương thức điều chế . Ví dụ như với hệ thống QPSK truyền dẫn tốc độ 2Mbit/s , có hệ số tạp âm máy thu F dB và hệ số biến đổi của bộ lọc cosin tăng & = 0,3 . Độ rộng băng thông truyền dẫn sẽ là ; B = 2(1 + 0,3)log2 4 = 1,3MHz . Giá trị lý thuyết của thiết bị tại BER = 10 sẽ là : PTH = 13 – 174 + 3 + 10log(1,3 x 10 ) = -96 dBm. - Tính tương tự ta có mức ngưỡng lý thuyết của máy thu P1h có hệ số tạp âm máy thu F = 3dB truyền dẫn dữ liệu 2Mbit/s và có hệ số biến đổi của bộ lọc cosin tăng & =0,3 ứng với một giá trị BER = 10 với các phương thức điều chế khác nhau như bảng 3.6 sau : M Loại điều chế B(MHz ) PTh (dBm) tại BER = 10 4 QAM 1,30 -96 16 16QAM 0,65 -92 64 64QAM 0,43 -87 256 256QAM 0,33 -82 2 PBSK 2,60 -96 4 QPSK/OQPSK 1,30 -96 8 8PSK 0,87 -93 16 16PSK 0,65 -88 Bảng 3.6. Mức ngưỡng lý thuyết của máy thu ứng với BER = 10 Với các hệ số tạp âm khác nhau, các giá trị lý thuyết trong bảng 3.5 sẽ thay đổi .Trong thực tế , các hãng sản xuất thường xuyên bảo đảm mức ngưõng của máy thu của thiết bị tại một giá trị có trị số kém hơn trong khoảng 3dB so với số lý thuyết . 3.4 . các biện pháp bảo đảm chất lưọng hệ thống. 3.4.1 Các tác dụng làm suy giảm chất lưọng hệ thống Các yếu tổ làm giảm chất lưọng hệ thống vi ba số bao gồm: + Méo tuyến tính do chế tạo các bộ lọc không chính xác và gây bởi pha- đinh chọn lọc theo tần số ( pha-đinh nhiều tia trong các hệ thống dung lưọng lớn và trung bình ) + Méo phi tuyến gây bởi các phần tử phi tuyến trong hệ thống như bộ khuếch đại công suất phát (KĐCS) hay các mạch hạn biên . + Nhiễu từ các kênh lân cận hoặc từ kênh cùng tần số sóng mang song khác phân cực , hoặc từ các hệ thống vô tuyến khác . + Sai lệch pha sóng mang ( đối với các hệ thống coherent như PSK , QAM...) và sai lệch tín hiệu đồng hồ . Các loại méo tuyến tính và phi tuyến đều tính đều dẫn đến làm thay đổi đặc tính truyền đạt tổng cộng của hệ thống ( đã đưọc thiết kế có dạng cosin tăng ), do đó gây ra ISI. 3.42 các biện pháp khắc phục Đối với các loại méo phi tuyến ( là sự sai lệch giữa đưòng cong hàm truyền tổng cộng của hệ thống với đưòng cong hàm truyền đã thiết kế có dạng cosin tăng , gây bởi chế tạo các bộ lọc không chính xác và pha-đinh chọn lọc ) biện pháp khắc phục bao gồm : + sử dụng các mạch san bằng thích nghi . + phân tập theo không gian , theo tần số hay theo góc ( chống pha-đinh ) . đối với méo phi tuyến gây bởi KĐCS , trong thực tế các biện pháp sau thưòng được sử dụng : + dùng mạch méo trước. + chọn điểm công tác của KDCS sao cho các tín hiệu được khuếch đại trong đoạn tuyến tính của đường đặc tuyến khuếch đại . Điều này được thực hiện nhờ chọn back-off là chênh lệch giữa công suất tín hiệu ra tại điểm công tác với giá trị công suất bão hoà của bộ KDCS . Can nhiễu từ các kênh lân cận luân phiên phân cực hoặc từ kênh cùng tần số sóng mang song khác phân cực được thực hiện nhờ sử dụng các bộ triệt xuyên nhiễu phân cực chéo XPD ( Cross-polarization Discrimination ) cao . can nhiếu từ các hệ thống vô tuyến khác loại bỏ được nhờ sử dụng ăng ten có búp sóng hẹp ( do vậy có tính định hưóng cao ) hoặc dùng các mạch lọc thích hợp . Sai lệch sóng mang cũng như sai lệch tín hiệu đồng hồ có thể khắc phục được bằng cách sử dụng các mạch tự động điều chình tần số và điểu chỉnh pha thường được gọi các mạch vòng khoá pha PLL ( Phase Locked Loop ) . chưong 4 - vấn đề truyền dẫn sdh trên hệ thống vi ba số 4.1 các vấn đề cần giải quyết khi truyền dẫn sdh trên hệ thống vi ba số . Qua phân tích đặc điểm về cấu trúc của sdh cho thấy hạn chế lớn nhất khi ứng dụng sdh vào mạng B-ISDN là mâu thuẫn giữa tính kỹ thuật và tính kinh tế , cụ thể là để đảm bảo được tính mềm dẻo trong cấu trúc khung tín hiệu ngưòi ta phải trả giá cho việc độ phức tạp của thiết bị . Về mặt kỹ thuật SDH cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong việc tương thích giữa các hệ thông truyền dẫn hiện có ( hệ thống cáp quang , vô tuyến tiếp sức bởi vì tốc độ bit cấp 1 (STM-1) tăng khoảng 10% ( cụ thể là từ 140Mbit/s lên 155,52Mbit/s ).Trong hệ thống cáp quang do giải thông truyền dẫn rất lớn cho nên việc tăng tốc độ không phải là vấn đề quan trọng bởi vậy hệ thống truyền dẫn tín hiệu quang cấp 1 hoàn toàn có thể mở rộng đựoc đối với mạng truyền dẫn đồng bộ SDH. Trong khi đó các hệ thống vô tuyến tiếp sức có hiệu quả sử dụng phổ rất cao và tối ưu vì vây độ dự trữ có thể sử dụng được rất nhỏ để thích ứng với việc tăng tốc độ truyền dẫn như đã nêu ở trên . Đây là những vấn đề cần phải chú ý của những nhà sử dụng và sản xuất hệ thống vô tuyến tiếp sức có dung lượng cao bởi vì ngày nay hệ thống vô tuyến sóng cực ngắn là một trong những phần tử quan trọng nhất của mạng B-ISDN đảm bảo thiết lập mạng viễn thông kinh tế và chắc chẵn theo xu hướng toàn cầu . Vì thế yêu cầu truyền dẫn SDH trên hệ thông vô tuyến tiếp sức số là tất yếu . Điều cần thiết tiếp theo là tìm ra các giải pháp để sử dụng các hệ thống vô tuyến tiếp sức tiêu chuẩn hiện có theo mục đích trên . Tương tự như các phưong tiện truyền dẫn khác , hệ thống vô tuyến tiếp sức có thể nối với mạng SDH tại các điểm giao diện tiêu chuẩn . Tuân theo thủ tục ghép đựoc chỉ định bởi CCIR và điểm đầu vào băng cơ bản trùng với các điểm giao diện NNI , hệ thống vô tuyến SDH cần phải tuân theo các quy định sau : - Nó chỉ nhận tín hiệu đầu vào của SDH mà không cần biết những thay đổi , hiệu chỉnh trong các byte tải trọng của SDH. - Nó có thể làm việc trực tiếp với các thiết bị được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau . - Nó có thể truyền toàn bộ tín hiệu đánh giá tại NNI như một bộ ghép kênh . Các chức năng hiệu chỉnh lỗi , cấp tín hiệu bảo vệ chuyển mạch ,...phải được ghép thêm mà không dùng các byte đặc biệt trong SOH . - Có nhiều cách khác nhau để thực hiện các yêu cầu trên . Có thể dùng các byte quốc gia để sửa lỗi đảm bảo tham số quan trọng nhất của hệ thống truyền dẫn là tỷ lệ lỗi Bit BER . Tuy nhiên các byte dự trữ trong SOH không thể dùng cho mục đích này , bởi vì mã FEC ( Foward error Correction) để có thể sửa được các lỗi đơn hoặc các lỗi kép phải tăng từ 3% đến 5% về tốc độ trong khi tổng số phần trăm không sử dụng của SOH là khoảng 1,56% ( 2,432Mbit/s trên 155,2Mbit/s). Thậm chí khi tăng FEC không quá 1,5% trên tốc độ tổng thì phần dự trữ trong SOH cũng không thể dùng cho vai trò của FEC vì nó còn dùng cho mục đích chung của hệ thống vô tuyến và cáp quang nếu không thì không thể đảm bảo đầu ra tương thích giữa hai môi trường truyền. Việc truyền các tải SDH có thể thực hiện được nếu tăng dung lượng với hệ số 2 : Dùng 512QAM , & 35dB), triệt được phân cực chéo đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật phải đảm bảo tương ứng . Một số phương pháp bổ trợ quan trọng nhằm tăng khả năng cũng như hiệu quả của hệ thống với các chỉ tiêu theo yêu cầu được áp dụng là : + Sắp đặt lại tần số vô tuyến. + Dùng khuếch đại bán dẫn trường loại Gaas có độ tuyến tính cao. + ứng dụng mã BCH (239/255) trong vai trò FEC... Một nghiên cứu khác chỉ ra hệ thống có thể truyền 2 tải trọng STM-1 khi sử dụng 64-QAM , tần số khuếch lân cận 40MHz , hệ số làm cong của bộ lọc khoảng 0,35 . Phương pháp tái dụng tần số và mã phối hợp điều chế MMC ( Modulation Matched Coding ) cũng đòi hỏi phải được sử dụng để đảm bảo sử dụng hiệu quả phổ cao (7,8bit/s/Hz). Tất cả những cân nhắc trên nhằm mục đích không thể chỉ đưa ra sự mở đầu của SDH-DRRS ( SDH-Digital Racdio Relay System : hệ thống vô tuyến tiếp sức số SDH ) mà còn đưa ra hướng phát triển trong tương lai . 4.2. các phương pháp điều chế được ứng dụng . Khi sử dụng hệ thống vô tuyến chuyển tiếp cần đặc biệt quan tâm tới băng tần hiện có và khoảng cách các kênh trong băng tần . Đối với hệ thống băng rộng PDH , ví dụ 140Mbit/s , để thích ứng với băng tần và các kênh trong băng đã được cho trước , người ta phải lựa chọn các phương pháp điều chế thích hợp : M-QAM . Không có khả năng thay đổi khoảng cách giữa các kênh đã được thừa nhận trong phạm vi quốc tế . Như vậy là hệ thống STM-1 , hay hệ thống 140Mbit/s ở trong các băng tần thấp hơn 15GHz sẽ có khoảng cách giữa các kênh là 30 hay 40MHz . Khi chuyển từ PDH sang SDH , công nghệ thông tin vô tuyến chuyển tiếp sẽ có nhiệm vụ truyền dẫn tín hiệu STM-1 hoặc 2 x STM-1 , 4 x STM-1 trong băng tần đã được tiêu chuẩn hoá bởi ITU-R . Băng tần GHz Dải tần GHz Khuếch đại của ITU-R Khoảng cách giữa các kênh(MHz) 4 3,4-4,2 3,8-4,2 635 382 10 29 5 4,4-5,5 40 L6 5,925- 6,425 383 29,65 U7 6,425 - 7,125 384 40 7 7,125 - 7,725 7,425 - 7,725 385,phụ lục 3 385,phụ lục 1 28 7;14;28 8 8,2 - 8,5 7,725 - 8,275 7,725 - 8,275 ,275 - 8,5 386 386,phụ lục 1 386,phụ lục 2 386,phụ lục 3 11,662 29,65 40,74 14,7 10 10,38 - 10,68 10,5-10,86 10,55 - 10,68 746,phụ lục 4 746,phụ lục 1 5;2 7;3,5 5; 2; 5 ;1,25 11 10,7 – 11,7 387,phụ lục 1 và2 40 13 12,75 – 13,25 497 28;7 ; 3;5 14 14,25 – 14,5 14,25 – 14,5 746, phụ lục 6 446 ,phụ lục 7 28;14;7;3,5 20 15 14,4 – 15,25 G36 28;14;7;3,5;2,5 18 17,7 – 19,7 17,7 – 19,7 595 595, phụ lục 1 220;110; 55;27,5 5 ;13; 75 ;20;110 23 21,2 – 23,6 20,0- 23,6 G37 G37,PHụ Lục 1 3,4;2,5 5,5 Bảng 4.1. Những tiêu chuẩn băng tần. 4.3 . phương pháp tối ưu tần phổ . Việc sử dụng phân bổ tần số với khoảng cách giữa các kênh là 28MHz; 29MHz ; 29MHx gần đây đã được giới hạn cho hệ thống 64-QAM hoặc 128-QAM . Hệ thống hoạt động trong băng tần đã được ấn định , khoảng cách giữa các kênh PF được phát đi trên cùng một ăng ten dùng chế độ kênh thay đổi phân cực luân phiên . Khi sử dụng phân bổ tần số này , hệ thống phải có khả năng khử phổ ghép giữa 2 kênh lân cận , cùng với khử ghép phân cực ghép phân cực của ăng ten có thể cho phép đạt được chất lượng truyền dẫn tương tự như hệ thống cáp quang ngay cả khi có pha ding . Vẽ hình . Sự khử phổ ghép của hệ thống đối với các kênh lân cận trên cùng một phân cực sẽ đạt được nếu khoảng cách giữa các kênh lớn hơn hoặc bằng độ rộng phổ RF như được mô tả theo phương trình dưới đây : BR f = fBR x ( 1 + a ) : IdM Trong đó : RRE : Độ rộng băng tần fBR : Tốc độ bit tổng cộng Id : logarit cơ số 2 M : Số mức điều chế & : Hệ số làm uốn Nếu đạt được sự sử dụng tối ưu phân bố tần số a sẽ tiến tới không . Trong thực tế giá trị cực tiểu của nằm trong khoảng 0,1 – 0,15 do các hạn chế về mặt kỹ thuật . Tốc độ bit tổng được tính theo công thức sau : fBR = x ( I + e ) Trong đó : - fb : Tốc độ của băng tần cơ sở - n : Số các đầu vào của băng tần cơ sở - a : Over-head giành cho phép kênh - fzi : Tốc độ mục đầu dòng ( SOH ) từ 0,01 - 0,02 - e : Dự phòng dành cho sửa lỗi hướng đi FEC ( thường từ 0,02 - 0,05 ) đối với mã sửa lỗi không đầu cuối ( tích chập ). Như vậy , đối với tốc độ truyền đẫn đã định trước , số mức điều chế là hệ số chính để xác định khoảng cách giữa các kênh lân cận. Hình 4.1 cho mối quan hệ giữa tốc độ bit đầu vào và khoảng cách giữa các kênh lân cận cùng phân cực ( khoảng cách các kênh lân cận đồng phân cực ). Đối với hệ thống SDH , tốc độ của SOH cũng được tính là một phần của tốc độ bit đầu vào (FEC: 3,85% , hệ số cắt: 0,2) Vẽ hình Hình 4.1 Quan hệ giữa tốc độ bít vào khoảng cách giữa các kênh lân cận 4.4. các phương pháp điều chế sử dụng cho băng rộng . Hình 4.1 cho ta thấy hệ thống STM – 1/64 QAM ( Tốc độ bit tổng có.... 161,5Mbit/s không thể thực hiện được ở chế độ kênh cùng ohân cực với .... cách kênh vào khoảng 29MHz . Chế độ kênh lân cận cùng phân cực chỉ .... được nếu dùng 128-QAM trở lên khi mà độ rộng băng RF(với tốc đọ bitMbit/s) sẽ nhỏ hơn 29Mhz . Khi sử dụng các mức điều chế QAM các nguyên lý có thể tạo nên sự thay đổi từ phân bố tần số thay đổi phân cực ... sang phân cực đồng kênh và kết quả là dung lượng truyền dẫn sẽ tăng gấp ...... cùng một băng tần . Ví dụ trong băng 6,2GHz , chỉ có 8 kênh điều chế 64-QAM phân bổ tần số thay phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM . Khi dùng 128QAM sẽ có một ...... chế độ phân cực luân phiên , trong khi đó ,theo nguyên lý .... 16 kênh công tác nếu điều chế 128-QAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccong nghe SDH 80.doc
Tài liệu liên quan