Đồ án Tổ chức thi công - Nguyễn Đức Hiệp

Tài liệu Đồ án Tổ chức thi công - Nguyễn Đức Hiệp: Đồ án tổ chức thi công A/Nội dung công việc: Lập tiến độ thi công. Thiết kế mặt bằng thi công. B/Giới thiệu công trình: Số tầng nhà: 6 tầng. Số bước cột: 19 bước. Khoảng cách bước cột B: 3,6 m. Nhà có 4 nhịp: Hai nhịp biên L1= 5 m. Hai nhịp giữa L2 = 4,5 m. Chiều cao mỗi tầng: HT = 3,6 m. Tổng kích thước công trình: Chiều dài công trình: 68,4 m. Chiều rộng công trình: 19 m. Chiều cao công trình: 21,6 m. Kích thước cột: Cột bên và cột giữa có kích thước giống nhau: Cột tầng 5 +6 : 22x30 cm Cột tầng 3 +4 : 22x35 cm. Cột tầng 1+2 : 22x40 cm. Kích thước sàn: Chiều dày sàn 12 cm. Kích thước dầm: Dầm chính : 22x 50 cm. Dầm phụ : 22x 30 cm. Hàm lượng cốt thép trong bê tông: m = 1,5 %. C/ Các điều kiện thi công: Điều kiện thi công công trình không hạn chế mặt bằng rộng rãi. Thời gian không hạn chế. Điều kiện thi công không hạn chế. Phần 1: Tính toàn lập tiến độ thi công Khối lượng công việc: Công trình phần ngầm: Các hạng mục công việc: Đào đất và sửa móng thủ ...

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Tổ chức thi công - Nguyễn Đức Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tổ chức thi công A/Nội dung công việc: Lập tiến độ thi công. Thiết kế mặt bằng thi công. B/Giới thiệu công trình: Số tầng nhà: 6 tầng. Số bước cột: 19 bước. Khoảng cách bước cột B: 3,6 m. Nhà có 4 nhịp: Hai nhịp biên L1= 5 m. Hai nhịp giữa L2 = 4,5 m. Chiều cao mỗi tầng: HT = 3,6 m. Tổng kích thước công trình: Chiều dài công trình: 68,4 m. Chiều rộng công trình: 19 m. Chiều cao công trình: 21,6 m. Kích thước cột: Cột bên và cột giữa có kích thước giống nhau: Cột tầng 5 +6 : 22x30 cm Cột tầng 3 +4 : 22x35 cm. Cột tầng 1+2 : 22x40 cm. Kích thước sàn: Chiều dày sàn 12 cm. Kích thước dầm: Dầm chính : 22x 50 cm. Dầm phụ : 22x 30 cm. Hàm lượng cốt thép trong bê tông: m = 1,5 %. C/ Các điều kiện thi công: Điều kiện thi công công trình không hạn chế mặt bằng rộng rãi. Thời gian không hạn chế. Điều kiện thi công không hạn chế. Phần 1: Tính toàn lập tiến độ thi công Khối lượng công việc: Công trình phần ngầm: Các hạng mục công việc: Đào đất và sửa móng thủ công. Đổ bê tông lót móng và giằng. Đặt ván khuôn móng và giằng. Đặt cốt thép móng và giằng. Đổ bê tông móng và giằng. Tháo ván khuôn móng và giằng. Lấp đất lên móng. Kích thước móng: a=1/10L+10 * T (cm) L là nhịp nhà, L= 19 m ; T là số tầng nhà, T= 6 a= 1/10*1900+10 * 6=250 cm b=7/10 a -> b= 175 cm làm tròn b= 180 cm. Kích thước móng là: a x b = 250 x 180 cm. Độ sâu chôn móng: Hm = 3t = 120+m*10 = 120 +1*10 = 130 lớp lót là 10 cm 3t = 120 -> t = 40 cm Móng có hai bậc mỗi bậc cao 40 cm. Vậy kích thước bậc hai của móng : 170x100 cm. Chiều cao cổ móng là 40 cm. Móng có hình dáng sau: Kích thước hố móng: Đáy hố móng cách mép đáy móng 50 cm về các phía -> ta có kích thước đáy hố móng là : a = 250 + 2* 50 = 350 cm b = 180 + 2*50 = 280 cm Với nền đất có hệ số mái dốc m = 0,65 -> kích thước mặt hố móng là : c = a +2*m*Hm = 350 +2* 0,65* 130 = 520 cm d = b +2*m* Hm = 280 +2*0,65* 130 = 450 cm. Ta có kích thước hố móng như hình vẽ sau: Cách đào đất, và khối lượng đất đào của công trình: Ta xác định khoảng cách giữa các hố móng theo mặt bằng lưới cột. Khoảng cách giũa các cột là 5m theo phương ngang và 3,6 m theo phương dọc nhà nên với hố móng có kích thước bề mặt là 5,1x4,4 m thì biện pháp thi công đất là đào thành một ao lớn. Ao này sẽ có kích thước bề mặt là: c x d = 72,9 x 24,2 m. Vậy kích thước đáy ao là: a= 72,9 - 2x1,3x 0,65 =71,21 m. b= 24,2 - 2x1,3x 0,65 = 22,51 m Vậy khối lượng đất phải đào là: V1= H/6(a.b+(a+c)(d+b)+c.d)=1,3/6(71,21x22,51+(71,21+72,9)(22,51+24,2)+72,9x24,2) V1= 2188m3 Vậy tổng khối lượng đất phải đào là 2188 m3. Trong quá trình đào ta áp dụng hai phương pháp là đào máy và đào bằng thủ công, trong đó đào bằng máy chiếm khoang 95% công việc còn đào thủ công chiếm khoảng 5% còn lại. Vậy ta có khối lượng đào cho tưng loại là: Đào máy : Vm = 2079 m3 Đào thủ công :Vtc =109 m3 . Khối lượng công tác đắp đất và san nên : Khối lượng đất đắp lần 1: Đắp đất lần 1 khối lượng đất tính theo công thức lấy khoảng 2/3 khối lượng đào: Vđắp = 2/3 Vđào = 1459 m3. Khối lượng công tác san nền: Cốt 0.0 cách nền tự nhiên 2t=68 cm. Nền có cấu tạo ba lớp như hình vẽ sau: - Khối lượng bê tông cốt thép nền: Lớp bê tông cốt thép nền có chiều dày 12 cm. Tổng khối lượng bê tông là: V = 68,4 x 19 x 0,12 = 156 m3. - Khối lượng cốt thép bê tông nền: Theo đề bài cốt thép nền là f10 a150 vậy khối lượng cốt thép nền là: 10829 kg. - Khối lượng bê tông lót: Lớp bê tông lót có chiều dày 11 cm. Tổng khối lượng công tác là: V = 68,4 x 19 x 0,11 = 143 m3. - Khối lượng đắp cát tôn nền: Chiều dày lớp cát tôn nền là 45 cm. Khối lương cát tôn nền là: V = 68,4 x 19 x 0,45 = 585 m3. Phần mái: Chi tiết lớp mái: Diện tích mái toàn công trình là 19x68,4 =1300 m2.Mái gồm 3 lớp bên trên khối bê tông toàn khối gồm các lớp sau: Hai lớp gạch lá nem diện tích 1300 m2. Lớp chống thấm dày 5 cm bằng bê tông chống thống mác 200 thép f4 a200. Khối lượng bê tông là: 1300x0,05=65 m3. Lớp chống nóng dày 13 cm. Khối lượng bê tông là : 1300x0,13=169 m3 Các hạng mục công trình: Đổ bê tông chống nóng cho mái với khối lượng cho một tầng là:169 m3. Rải thép cho bê tông chống thấm f4 a200 khối lượng là: 1320 kg. Đổ bê tông chống thấm cho mái với khối lượng cho một tầng là:65 m3. Lát gạch lá nem với diện tích lát 1300 m2 cho một tầng. Phần hoàn thiện: Các hạng mục công việc: +Xây tường +Đục đường ống điện nước +Trát trần +Trát tường +Lát nền +Gắn cửa +Sơn tường Diện tích tường và cửa: Tường 220 (tường ngoài ): Diện tích bao ngoài của 1 tầng nhà chiều cao 3,6m là: S= (19+68,4)x2x3,6=630 m2. Do diện tích cửa ngoài chiếm 60% nên diện tích cửa ngoài sẽ là: SC=378 m2. Diện tích tường ngoài là : ST=252 m2. Tường 110 ( tường trong): Diện tích tường trong của 1 tầng nhà chiều cao 3,6 m trong đó diện tích cửa chiếm 10%: St=(19x3,6x18+68,4x3,6x3)x90%=1773 m2. Diện tích cửa trong là: Sc=197 m2. Tổng khối lượng xây tường 220 của 1 tầng là: 48 m3. Tổng khối lượng xây tường 110 của 1 tầng là: 2030 m2. Tổng diện tích cửa ngoài của 1tầng là: 327 m2. Tổng diện tích cửa trong của 1tầng là:225,4 m2. Diện tích trát và sơn: - Diện tích trát tường ngoài: 31,1 m2. - Diện tích trát tường trong: 4412 m2. - Diện tích trát trần : 1300 m2. - Diện tích sơn trường ngoài :31,1 m2. - Diện tích sơn tường trong: 4412 m2. - Diện tích sơn trần :1300 m2. Thi công lát nền: Diện tích nền cho một tầng là 1300 m2. Lát nền dầy 2 cm. Thi công điện nước: Định mức thi công điện nước là 0,32h công/1m2 sàn. Các bảng số liệu chung : Phân chia phân khu và khối lượng công việc và công nhân: Để đảm bảo quá trình thi công diễn ra liên tục theo phương pháp dây chuyền và việc đổ bê tông có mạch ngừng đúng chỗ ta tiến hành phân chia mặt bằng thành nhiều phân khu có khối lượng công tác sấp xỉ nhau như hình vẽ sau: Mặt bằng phân khu Phần II thiết kế tổng mặt bằng thi công Xác định hệ số luân chuyển ván khuôn Chu kỳ sử dụng ván khuôn được xác định theo công thức: Trong đó: thời gian đặt ván khuôn cho một phân đoạn, và bằng 1 ngày thời gian đặt cốt thép cho một phân đoạn, và bằng 2 ngày thời gian đổ bê tông cho một phân đoạn, và bằng 1 ngày thời gian được phép tháo dỡ ván khuôn cho một phân đoạn,bằng 18 ngày. thời gian tháo ván khuôn cho một phân đoạn, và bằng 1 ngày Thay vào công thức trên ta có: Ván khuôn chịu lực: (ngày) Số phân đoạn cần chế tạo ván khuôn Ván khuôn chịu lực: Tổng số phân đoạn trong phần thân là 42 (phân đoạn), thời gian thi công phần thân là 62 (ngày) ị Ta có hệ số luân chuyển ván khuôn (n) Với ván khuôn chịu lực : (lần) Chọn máy thi công Chọn máy vận chuyển lên cao Khối lượng cần vận chuyển trong một phân đoạn: Bê tông : (tấn) Ván khuôn : Cốt thép : Xà gồ : Cột chống : Vữa xây: Vữa trát: ị Tổng khối lượng vận chuyển cho một phân đoạn trong một ngày là: G=++++++=119,2 T Do chiều cao tầng nhà là 6 tầng nên dự kiến sẽ dùng một cẩu trục tháp chạy trên ray: Chiều cao cần thiết của máy Trong đó : : Độ cao công trình cần đặt cấu kiện, và bằng 21.6 m : Khoảng cách an toàn, và bằng 1 m : Chiều cao cấu kiện, và bằng 1,5 m : Chiều cao thiết bị treo buộc, và bằng 1,5 m Vậy ta có: Tầm với cần thiết của cần truc tháp Trong đó: e: khoảng cách an toàn 0,5-1 m r: bán kính đối trọng 6-8 m b: bề rộng dàn giáo 1,4 m L: chiều rộng công trình 19m Tải trọng một lần nâng: Vận chuyển thùng bê tông 1 m3 có tải trọng 2,5 tấn. ị Căn cứ vào các thông số trên ta chọn loại cần trục có số hiệu KB- 504 có các đặc tính kỹ thuật sau : Tải trọng nâng: 6,2 – 10(T) Tầm với: 25 - 40(m) Chiều cao nâng: 77 (m) Tốc độ: Tốc độ nâng : 60(m/phút) Tốc độ hạ vật: 3(m/phút) Di chuyển xe con: 27,5(m/phút) Di chuyển cần trục: 18,2(m/s) Tốc độ quay: 0.6(V/ph) + Tỉ số r/b: 8/7,5(m) Xác định năng suất của cần trục tháp Dùng cần trục tháp để vận chuyển : ván khuôn, cốt thép, cột chống, xà gồ, bê tông, vữa xây – trát Năng suất của cần trục tháp Xác định chu kỳ cần trục. Công thức: Trong đó: E: là hệ số kết hợp các động tác. E=1 đối với cần trục. giây: Thời gian thực hiện thao tác i, với vận tốc Vi thời gian nâng hàng, Thời gian quay cần trục cả lúc đi và về: Thời gian di chuyển cần trục: Thời gian thay đổi tầm với: Thời gian hạ cấu kiện xuống: thời gian đổ bê tông: Thời gian nâng móc treo lên: Thời gian di chuyển cần trục về vị trí cũ và hạ móc treo xuống: Vậy tổng thời gian cân trục tháp thực hiện một chu kỳ là: T=6,5 (phút). Chu ký làm việc tháp vận chuyển thùng dung tích 1 m3. Năng suất cần trục tháp là: Với: T: thời gian làm việc một ca và lấy bằng 8 giờ Q: tải trọng nâng trọn và k: hệ số sử dụng tải trọng và k= 0.8 : hệ số sử dụng thời gian và n: chu kỳ và Vậy năng suất cần trục tháp là: Khối lượng cần nâng là:119,2 T Vậy cần trục tháp chọn đã thoả mãn cho việc thi công công trình này Chọn hai vận thăng Để kết hợp với cần trục tháp vận chuyển vật liệu hoàn thiện cũng như dụng cụ làm việc. Ta chọn máy vận thăng mã hiệu TP – 12 có các thông số kỹ thuật sau: Độ cao nâng : H = 27(m) Sức nâng: Q = 0,5 (tấn) Vận tốc nâng : Vn = Vh = 3 (m/phút) Chiều dài sàn vận tải : l = 1 (m) Tầm với : R = 1,3 (m) Chọn máy trộn bê tông Khối lượng bê tông cho một phân khu lớn nhất trung bình là 37,5(m3).Vậy ta chọn máy trộn kiểu tự do di động có mã hiệu BS – 100, có thông số kỹ thuật như sau: Dung tích khối bê tông một mẻ trộn: 215(l) Dung tích sản xuất thùng trộn: 129(l) Tốc độ quay thùng: 28(V/ph) Năng suất động cơ: (KW) Trọng lượng: m=0,22 tấn Thời gian trộn một mẻ: 50 (giây) Đường kính lớn nhất của cốt liệu: Dmax = 40mm. Dẫn động nghiêng thùng bằng thủ công. Góc nghiêng thùng khi trộn là 120. Góc nghiêng thùng khi đổ là 400. Kích thước giới hạn dài là 1,25 m; rộng là 1,75 m. - Số mẻ trộn trong một giờ: (mẻ) Từ trên ta có năng suất sử dụng của máy trộn bê tông: Vậy năng suất một ca của một máy là: Vậy chọn hai máy trộn bê tông thoả mãn yêu cầu trộn bê tông cho thi công công trình này. Chọn máy đầm bê tông Sử dụng máy đầm chấn động trong (đầm dùi) để đầm bê tông cột và bê tông dầm, đầm bàn để đầm bê tông sàn. Khối lượng bê tông trong một phân đoạn: Cột và dầm : Sàn : Ta chọn máy đầm như sau 1 máy đầm dùi loại TT – 50 có năng suất 10 m3/ca 1 máy đầm bàn loại U – 7 có năng suất 20 m3/ca Chọn máy trộn vữa Ta chọn máy trộn vữa loại SO – 26 A có năng suất 2 m3/giờ ị Năng suất trong một ca làm việc : Cung ứng công trường Xác định lượng vật liệu dự trữ Lượng vật liệu dự trữ được xác định theo công thức Trong đó: P : là lượng vật liệu dự trữ Q : là lượng vật liệu tiêu thụ lớn nhất hàng ngày T : số ngày dự trữ , ta lấy t = 5 (ngày) Cốt thép : 4,46 (tấn/ngày) Bê tông : 37,5(m3) Đá : = 0.9 x 37,5=33,75 (m3/ngày) Cát vàng : = 0,48x37,5 = 18 (m3/ngày) Ximăng: = 350,5x37,5 =13143 (Kg) = 13,2 (tấn) Công tác xây : = 38,74 (m3/ngày) (321 m2/ngày) Gạch : =40 x321 = 12840 (viên) Cát xây : =1,09 x 38,74 =42,22 (m3) Ximăng : = 230 x38,74 = 8910 (Kg) = 8,91 (tấn) Công tác trát: = 24,48 (m3/ngày) Cát : = 1,06 x24,48 = 25,95 (m3) Ximăng : = 320x24,48=7834 (Kg) = 7,83 (tấn) Công tác cốp pha: Xà gồ, cột chống : = 10,03 (m3) Ván khuôn : = 12,1 (m3) Tổng = 22,1 (m3) Khối lượng các loại vật liệu dự trữ Đá: 33,75x5 = 168,75 (m3) Cát vàng : 18x5 = 90(m3) Cát đen : 8.2x5=41 (m3) Ximăng: 29,94x5 = 149,7 (tấn) Gạch :12840 x5 = 64200 (viên) Thép : 4,46x5 = 22,3 (tấn) Cánh cửa : 78,85x5 = 394,25 (m2) Cốp pha : 22,1x5 = 110,5 (m3) Tính toán diện tích kho bãi chứa vật liệu Căn cứ vào lượng vật liệu dự trữ để tính toán diện tích kho bãi F = pdự trữ /pi : pi là lượng vật liệu cho phép chứa bên 1 m2 Diện tích kho bãi : S = a.F (m2) a : là hệ số kể đến điều kiện bốc dỡ. TT Tên vật liệu Đơn vị Khối lượng Loại kho bãi Lượng VL/m2 Diện tích chứa (m2) a Diện tích kho bãi (m2) 1 Đá (m3) 169 Bãi lộ thiên 3-4 42.25 1.2 50,7 2 Cát vàng (m3) 90 Bãi lộ thiên 3 30 1.2 36 3 Cát đen (m3) 41 Bãi lộ thiên 3 13.667 1.2 16.40 4 Ximăng Tấn 150 Kho kín 1.3 115 1.5 173 5 Gạch Viên 64200 Bãi lộ thiên 700 91.7 1.2 110 6 Thép Tấn 22,3 Kho hở 4 5,58 1.5 8,36 7 Cánh cửa (m2) 394,25 Kho kín 45 8,76 1.5 13,14 8 Cốp pha (m3) 110,5 Kho hở 1.8 61,4 1.2 74 Tính toán lán trại tạm công trường Dân số công trường. (được chia thành 5 nhóm) Nhóm A : là nhóm công nhân xây dựng cơ bản dựa trên biểu đồ nhân lực trong tiến độ thi công ta tính được số công nhân lao động trung bình trên công trường =132 (Người) Nhóm B : là nhóm công nhân làm việc trong các xưởng gia công phụ trợ (Người) Nhóm C : là nhóm cán bộ công nhân viên kỹ thuật C=6%(A+B)=6%(132+33)=10 (người) Nhóm D : là nhóm cán bộ nhân viên hành chính quản trị (Người) Nhóm E : là nhóm nhân viên phục vụ (Người) ị Tổng số cán bộ công nhân viên công trường là (người) Hệ số 1,06 là kể đến 2% công nhân đau ốm và 4% công nhân nghỉ phép Tính toán diện tích nhà tạm Lán trại cho công nhân: Số công nhân ở trong lán trại là (người) Tiêu chuẩn nhà ở: 4m2/1 người Diện tích lán trại là: Nhà làm việc cho nhân viên kỹ thuật và hành chính quản trị: lấy nhóm C và D làm căn cứ: Tiêu chuẩn 4m2/người Diện tích nhà làm việc: Phòng làm việc chỉ huy trưởng: 1 người với tiêu chuẩn là 16 m2 Nhà tắm: tiêu chuẩn 25 người/1phòng tắm 2,5 m2 số phòng tắm là: tổng diện tích nhà tắm là: Nhà ăn: tiêu chuẩn 40 m2 cho 1000 người diện tích nhà ăn là: Nhà vệ sinh: tiêu chuẩn 25 người/1 hố rộng 2,5 m2 công trường gồm 8 nhà vệ sinh, tổng diện tích là Phòng y tế: tiêu chuẩn 0,04 m2/1 người diện tích phòng y tế Cung cấp nước cho công trường Lượng nước tổng cộng dùng cho công trường là: Q1 lượng nước dùng cho sản xuất Ai lượng nước tiêu chuẩn dùng cho trạm sản xuất thứ i trong một ca 1 trạm trộn bê tông : 37,5 .300 = 11250 (l/ca) 1 trạm trộn vữa : (4,64 + 24,48)x250=7280 l/ca) 1 trạm bảo dưỡng bê tông : 400 (l/ca) 1 trạm pha chế màu : 100(l/ca) 1 trạm rửa đá: 33,75 .900 = 30375 (l/ca) Tổng cộng là: 49405 (l/ca) là hệ số sử dụng nướv không điều hoà trong giờ là số giờ dùng nước là lượng nước dùng cho sinh hoạt ở công trường N là số công nhân trong ca đông nhất :N=283 người. B là lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở công trường ; là lượng nước dùng ở khu lán trại công nhân là số người ở trong lán trại là lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở khu lán trại là hệ số kể đến số người sử dụng nước đồng thời là lượng nước dùng cho cứu hoả Căn cứ theo độ dễ cháy và khó cháy của nhà Các kho, cánh cửa, cốp pha, ximăng và lán trại công nhân là những loại nhà dễ cháy Các kho thép là loại nhà khó cháy Từ bảng ta ước lượng được lượng nước dùng cho cứu hoả là : Lượng nước tổng cộng cho công trường là: Tính toán đường kính ống dẫn nước tạm Vậy ta chọn đường kính ống dẫn nước có đường kính 150 (mm) Nước được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố, chất lượng bảo đảm Đường ống được đặt sâu dưới đất 25 cm Những đoạn đường ống đi qua đường giao thông đều có tấm đan bảo vệ Đường ống nước được lắp đặt theo tiến triển của thi công và lắp đặt theo sơ đồ phối hợp vừa nhánh cụt vừa vòng kín. Cung cấp điện cho công trường Tính toán công suất điện Tổng công suất điện tiêu thụ trên công trường tính theo công thức là tổng lượng điện tiêu thụ cho các loại máy sử dụng điện động cơ Bao gồm: Máy trộn bê tông dung tích 250 (l) : Máy trộn vữa: Đầm dùi: Đầm bàn: Cần trục tháp: Hai vận thăng: Hệ số hiệu suất động cơ: Tổng lượng điện tiêu thụ cho các máy sử dụng điện trực tiếp Tổng lượng điện dùng cho chiếu sáng ngoài trời: lấy Tổng lượng điện cho chiếu sàng và sinh hoạt trong nhà: lấy các hệ số sử dụng điện không đồng thời phụ thuộc vào các nhóm thiết bị Thiết kế mạng lưới điện Chọn đường dây điện 3 pha (380V/220V). Dây điện làm bằng vật liệu nhôm Tiết diện dây dẫn được tính theo công thức: l là chiều dài dây điện từ điểm đầu đến nơi tiêu thụ. Ta bố trí đường điện chạy xung quanh công trình điện thế của dây = 380 (V) độ sụt thế cho phép = 5% điện dẫn suất của dây nhôm Công suất của trạm biến thế Tải trọng trên 1m chiều dài của đường dây dẫn điện là: Tổng các mô men tải trên một nhánh: tiết diện đường dây: Chọn tiết diện dây nhôm cho tất cả các dây dẫn điện ngoài trời Đường điện được chôn ngầm dưới đất , cách mặt đất 30 cm, nằm trong ống nhựa bảo vệ và được tránh nước Biện pháp thi công và an toàn lao động Biện pháp thi công Đặc điểm công trình Đây là công trình thi công toàn khối, do đó đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, chính xác, thi công nhanh chóng, liên tục. Thi công theo phương pháp dây chuyền, luân chuyển và thi công vào mùa hè vì vậy cần chú ý công tác dưỡng hộ bê tông, đồng thời phải đảm bảo được thời gian thi công cho từng dây chuyền để đảm bảo được tiến độ thi công đã đặt ra. Công tác ván khuôn Khi chế tạo ván khuôn cần đảm bảo những yêu cầu: Ván khuôn phải đảm bảo độ ổn định, độ cứng và độ bền, chắc chắn, kín kít, không cong vênh, đảm bảo đúng hình dạng, đúng kích thước theo bản vẽ thiết kế. Bề mặt ván khuôn phải nhẵn để hình dạng cấu kiện bê tông toàn khối không bị xấu và kém chất lượng. Giữa các ván khuôn ghép với nhau không được có kẽ hở để không bị chảy mất nước xi măng khi đổ bê tông, ván khuôn phải được tháo lắp và sử dụng lại nhiều lần. Ván khuôn cột Trước khi đặt cốt pha móng, ta cần xác định tim cột dọc ngang cho chính xác. Tiến hành ghép ván khuôn cột theo kích thước đã định. Khi ghép chú ý rằng ván khuôn cột phải được giữ chắc, nhưng dễ tháo lắp vầ tránh va chạm. Các ván khuôn cột được gia công thành 4 tấm ghép vào nhau theo đúng kích thước thiết kế, ở đỉnh cột có khoét lỗ để liên kết với cốt pha dầm, chân cột phải có lỗ cửa nhỏ để đảm bảo làm vệ sinh trước khi đổ bê tông. Với chiều cao mỗi 2.5m ta phải đặt một lỗ cửa để đổ bê tông. Vì bê tông đổ qua cao do rơi tự do sẽ bị phân tầng. Xác định tim ngang và dọc cột , ghim khung định vị ván khuôn cột lên móng hoặc sàn bê tông, khung định vị phải đặt đúng toạ dộ và cao trình qui định để lắp ván khuôn dầm vào ván cột được xác định. Dùng dây sợi kiểm tra tim và cạnh, chống và neo kỹ để giữ cho mang gỗ đã ghép vào đúng vị trí trước khi đổ. Ván khuôn dầm Trước hết ta lắp ván đáy và cột chống dưới trước, sau đó mới lắp ván thành. Các ván thành của dầm phải được lồng vào các lỗ liên kết ở đầu cột và cố định bằng các thanh xiên. Ván thành không được đóng đinh vào ván đáy để đảm bảo tháo dỡ ván thành dễ dàng, thuận tiện. Khi ván khuôn có chiều cao lớn, có thể bổ xung thêm giằng (bằng thép dây, bu lông..) để liên kết hai thành ván khuôn dầm. Tại vị trí giằng cần có các thanh cữ tạm thời ở trong hộp khuôn để cố định bề rộng ván khuôn dầm. Trong quá trình đổ bê tông các thanh cữ được lấy ra dần nếu đó là các thanh gỗ, còn nếu dùng thép làm thanh cữ thì ta để luôn trong đó khi đổ bê tông. Ván khuôn sàn Đặt xà gồ và cột chống vào đúng vị trí thiết kế, sau đó mới đặt giá vào ván diềm. Khi ván khuôn sàn đặt lên ván khuôn tường, nẹp đỡ dầm phải liên kết với sườn ván khuôn tường. Hoặc thay bằng dầm gỗ tựa lên hàng cột đặt song song sát tường để đỡ ván khuôn sàn ( áp dụng khi ván khuôn tường cần tháo dỡ trước ván khuôn sàn). Ván khuôn sàn yêu cầu phải kín, khít, tránh khe hở làm chảy nước xi măng. Yêu cầu gỗ phải phẳng, độ ẩm không quá 18%. Khi khoảng cách giữa các dầm sàn bê tông lớn, thường phải đặt thêm các cột chống ở dưới dầm đỡ sàn. Công tác cốt thép Cốt thép trước khi mang đi đặt để đổ bê tông cần phải được đánh gỉ, nắn thẳng. Cắt và uốn cốt thép thành hình dạng và kích thước theo đúng yêu cầu thiết kế cho từng thanh của mỗi loại cấu kiện. Trường hợp phải tăng khả năng chịu lực hoặc thép không đúng số hiệu phải thông qua cán bộ kỹ thuât để có biện pháp sử lý. Khung cốt thép được hàn và buộc bằng dây thép mềm có đường kính 1mm. Trường hợp khi nối buộc phải uốn mỏ và khoảng cách đoạn ghép nối = ( 30- 45) đường kính cốt thép. Trường hợp thanh thép có đường kính lớn hơn 22, để tiết kiệm thép và nâng cao chất lượng công trình đồng thời để rút ngắn thời gian thi công ta dùng phương pháp hàn nối. Khi nối hàn thì đầu thanh thép không cần uốn mỏ và khoảng cách ghép nối là ( 20- 30) đường kính cốt thép. Lớp bê tông có chiều dày bảo vệ phải đảm bảo chiều dày từ (2- 3)cm, cần phải chế tạo sẵn những miếng đệm bê tông hoặc băng nhựa. Đối với những cấu kiện thép cần uốn ta dùng vam hoặc thớt uốn. Trường hợp những thanh thép có < f12 thường uốn bằng tay, với f14 trở lên ta dùng thớt uốn. Với cốt thép cột sau khi làm vệ sinh, thép phải hàn (buộc) thành khung định hình rồi dựng lắp bằng cần cẩu hoặc bằng ròng rọc vào đúng vị trí, tiếp đó hàn hoặc buộc với các cốt thép chờ rồi mới lắp cốp pha. Với cốt thép dầm: sau khi làm vệ sinh, cắt uốn cốt thép định hình ta hàn (buộc thành khung) rồi đặt vào vị trí sau khi đặt ván đáy, tiếp sau mới ghép ván thành. Với cốt thép sàn ta tiến hành ghép cốp pha trước sau đó mới dán sắt hàn buộc thành lưới theo đúng khoảng cách thiết kế. Sau khi đặt xong cốt thép, cần phải kiểm tra kích thước cốt thép, khoảng cách giữa các lớp cốt thép, những chỗ giao nhau đã được buộc hoặc hàn hay chưa. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ (khoảng cách giữa lớp cốt thép và ván khuôn). Sai số cho phép không được vượt qua quy định. Khoảng cách, vị trí, số lượng các miếng kê. Kiểm tra độ vững chắc ổ định của khung cốt thép, đảm bảo không bị đổ, không bị biến dạng khi đổ và đầm bê tông. Công tác đổ bê tông Nguyên tắc chung Bê tông vận chuyển đến phải đổ ngay Đổ bê tông từ trên cao xuống, bắt đầu từ chỗ sâu nhất, không đổ bê tông rơi tự do quá 1.5m (gây phân tầng bê tông) gây vỡ ván khuôn. Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải đảm bảo đầm thấu suốt để bê tông được đặc chắc. Bê tông phải đổ liên tục, đổ đến đâu phải đầm đến đó, đổ từ đến gần. Ngoài ra còn phải tuân thủ qui trình, qui phạm về chất lượng vật liệu thành phần cấp phối đảm bảo đúng theo thiết kế, đúng tỷ lệ X:C:Đ:N. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra ván khuông, cốt thép làm vệ sinh ván khuôn, tưới nước cho ván khuôn nếu cần. Kiểm tra xem vữa bê tông có bị phân tầng hay không, nếu bị phân tầng thì các phương tiện vận chuyển cần phải kín khít để tránh không bị chảy nước xi măng. Qua trình vận chuyển vữa bê tông lên cao dùng cần trục và máy vận thăng, còn vận chuyển ở dưới ta dùng xe cải tiến. Một số chú ý Khi đổ bê tông theo hướng hắt tiến bê tông dễ bị phân tầng mà đổ từ xa tới gần, lớp sau úp lên lớp trước để tránh phân tầng Khi vận chuyển cần đảm bảo sự đồng nhất của vữa, vữa được vận chuyển trong thời gian ngắn nhất, sao thời gian ấy thì xi măng không bị đông kết. Dụng cụ đổ chứa bê tông khi vận chuyển đến chỗ đổ cần phải được đổ sạch sẽ, tránh những tạp chất lẫn trong cát, đá và phải xác định khối lượng chính xác. Trường hợp đổ bê tông ở độ cao 10m, phải dùng ống vòi voi, các phễu của ống phải bằng tôn dày (1.5- 2)mm hình tròn, cụt có đường kính từ (22- 23)cm, cao từ (50- 70)cm được nối với nhau bằng các móc. Khoảng cách từ miệng ống đến mặt đổ bê tông > 1.5m. Chiều dày mỗi lớp bê tông đổ phụ thuộc vào phương pháp trộn, khoảng cách vận chuyển, khả năng đầm và điều kiện khí hậu thường dày từ (20- 30)cm. Trong trường hợp đối với dầm dài, chiều cao từ 80cm trở lên thì không nên đổ 1 lớp hết chiều dài dầm, mà nên chia thành nhiều lớp đoạn gối lên nhau (đổ theo kiều bậc thang). Móng lớn cũng đổ theo kiều này. Mạch ngừng Trường hợp đang đổ bê tông mà phải nghỉ hoặc khi thi công khối lượng bê tông lớn, diện tích rộng mà không thể đổ liên tục thì không được ngừng tuỳ tiện mà phải để mạch ngừng ở những chỗ qui định. Đó là những chỗ mà nội lực nhỏ nhất để không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của kết cấu, mạch ngừng có thế để ở những nơi có sự thay đổi về ván khuôn và nhân công. Khi đổ bê tông cột, mạch ngừng được bố trí ở mạch trên của móng, ở phần phía trên góc nối giữa cột và dầm khung. Nếu dầm có chiều cao lớn hơn 80cm thì mạch ngừng bố trí ở trong dầm. Nếu hướng đổ bê tông vuông góc với dầm phụ thì mạch ngừng đắt cách dầm hoặc biên tường một đoạn bằng 1/4 nhịp dầm chính. Còn nếu hướng đổ bê tông song song với dầm phụ thì mạch ngừng đặt bằng 1/3 nhịp dầm phụ. Trong các sàn không sườn thì mạch ngừng đặt tại vị trí bất kỳ, song song với cạnh ngắn của sườn. Đầm bê tông Máy đầm bê tông làm việc theo nguyên lý chấn động bề mặt. Khi máy gây chấn động, lực ma sát giữa các hạt cốt liệu giảm đi. Do đó chúng lắng xuống và lèn chặt nhau tạo nên độ đặc chắc cho hỗ hợp bê tông. Đồng thời do chấn động, vữa, xi măng, cát được dồn lên trên mặt hoặc được dồn ra mặt ván khuôn tạo lớp bảo vệ bọc chắc chắn khối bê tông tránh được môi trường xâm thực làm gỉ cốt thép. Qua trình đầm phải đúng qui cách thời gian. Đầm đến khi bề mặt nổi váng xi măng thì đổi vị trí. Không đầm quá nhiều, dễ gây hiện tượng phân tầng. Với các kết cấu mỏng có chiều dày dưới 20cm ta dùng đầm bàn, còn > 20cm ta dùng đầm dùi. Trường hợp với cột ta có thể đầm bằng phương pháp thủ công. Khoảng cách đặt đầm dùi là 1.5R ( R là bán kính tác dụng của đầm) và mũi dùi phải đặt sâu xuống lớp bê tông trước ( dưới) từ (5- 10)cm để liên kết 2 lớp với nhau. Khi chuyển đầm dùi không được tắt động cơ và phải rút lên từ từ để tránh để lại lỗ hổng trong bê tông. Khi đầm tránh làm sai lệch cốt thép sẽ làm giảm khả năng liên kết của cốt thép và tránh hiện tượng đầm đến đâu mới kê thép đến đó. Bảo dường bê tông Để đảm bảo cho bê tông có điều kiện đông cứng thích hợp, làm cho cường độ của nó tăng lên ta phải tiến hành dưỡng hộ. Nếu sau khi đổ bê tông gặp thời tiết nắng, không khí khô, gió thổi sau khi đổ bê tông xong. Sau (2-3 h) ta phải dùng các tấm bao tải, mạt cưa, cát và tưới nước định kỳ với t= 150C trở lên phải tưới nước để thường xuyên giữ ẩm. Trường hợp gặp phải trời mưa to, mưa kéo dài phải sử dụng biện pháp che chắn, đậy cho kết cấu bê tông, tránh để nước mưa làm cho sói lở, sai cấp phối. Khi cường độ bê tông đạt 25% cường độ thiết kế thì tháo nước để lợi dụng nước mưa bảo quản dưỡng bê tông. Tháo dỡ ván khuôn Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê tông đã đạt được cường độ cần thiết. Tháo theo nguyên tắc sau: Với ván khuôn chịu lực: lắp trước thao sau Với ván khuôn không chịu lực: lắp sau tháo trước Phải tháo từ trên xuống. Các cột chống ván đáy của dầm cần để bê tông đạt 100% cường độ mới tháo hết. Đối với nhà nhiều tầng, có sàn bê tông đổ tại chỗ, khi tháo ván khuôn cần chú ý chỉ tháo ván khuôn của sàn An toàn lao động Để góp phần vào chất lượng công trình được tốt. Ngoài những yêu cầu về tốc độ thi công nhanh gọn, kết cấu phải được bố trí đúng kỹ thuật thì khâu an toàn trong thi công cũng là 1 vấn đề cần quan tâm chặt chẽ. Chúng ta biết rằng với những công trình đồ sộ, tai nạn rất dễ xảy ra, chỉ cần sơ xuất nhỏ sẽ đem lại hiệu quả quan trọng cho công trình cũng như cho công nhân xây dựng. Vì vậy đối với những người thi công công tình phải biết 1 số nội qui an toán trong quá trình thi công sử dụng, Phải sử dụng các khẩu trang bị như tất tay, ủng hoặc dày trong khi vận chuyển gạch, hồ và các vật liệu khác. Biết lắp đặt giàn giáo sao cho đảm bảo độ cứng không lung lay, dễ di chuyển trên đó. Biết sử dụng một số máy cần cho cẩu, lắp,đầm. Phải đeo mặt nạ khi hàn thép. Phải dùng tấm hạt bạt cỡ to bao quanh công trình và lưới đỡ dưới để đá hoặc bê tông rơi xuống trong quá trính thi công. Thi công các công việc trên cao như ghép ván khuôn , nối cốt thép trên cao.. công nhân phải đeo dây an toàn. Khi kéo thẳng cốt thép phải làm nơi có hàng rào. Khi đặt cốt thép vào dầm xà, người thợ không được đứng vào thành ván khuôn. Nơi đặt cốt thép có dòng điện chạy qua phải có biện pháp đề phòng điện hở. Vận chuyển vận liệu lên cao phải kiểm tra mối buộc trước khi cẩu. Phải kiểm tra bảo dưỡng dây cáp cẩu, thăng tải thường xuyên. Cần có biển thông báo, nhắc nhở ý thức an toàn cho mọi người. Chuẩn bị các họng cứu hoả đề phòng khi xảy ra sự cố cho công trường. Tóm lại: Để đảm bảo an toàn cho công trình thì người thi công cần tuân thủ một cách chặt chẽ, nghiêm túc mọi yêu cầu và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTCTC.doc
Tài liệu liên quan