Đồ án Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên

Tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC -------  ------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN NGÀNH HỌC : MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH : 108 GVHD: PGS. TS. Đinh Xuân Thắng SVTH : Đỗ Khoa Việt MSSV : 02DHMT339 TP.HCM – 12/2006 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, cùng toàn thể các thầy cô Khoa môi trường và công nghệ sinh học, đã truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm học qua. Thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em có cơ hội học tập tốt. Để kết thúc khóa học, thầy cô cũng đã tạo điều kiện để em có thể làm đồ án tốt nghiệp. Đồ án là sự tổng hợp kiến thức trong suốt khóa học. Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Đinh Xuân Thắng. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và...

pdf121 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC -------  ------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN NGÀNH HỌC : MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH : 108 GVHD: PGS. TS. Đinh Xuân Thắng SVTH : Đỗ Khoa Việt MSSV : 02DHMT339 TP.HCM – 12/2006 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, cùng toàn thể các thầy cô Khoa môi trường và công nghệ sinh học, đã truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm học qua. Thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em có cơ hội học tập tốt. Để kết thúc khóa học, thầy cô cũng đã tạo điều kiện để em có thể làm đồ án tốt nghiệp. Đồ án là sự tổng hợp kiến thức trong suốt khóa học. Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Đinh Xuân Thắng. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đồ án này. Bên cạnh đó, cũng xin cảm ơn các bạn cùng khóa 2002 đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập và làm đồ án. TP HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2006 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTCN TP. HCM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ---O0O--- KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: ĐỖ KHOA VIỆT MSSV: 02DHMT339 NGÀNH: MÔI TRƯỜNG LỚP: 02MT2 1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên” 2. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp  Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa  Dự báo khối lượng rác sinh hoạt đến năm 2020.  Đề xuất các biện pháp quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 04/10/06 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/12/06 5. Họ tên người hướng dẫn: PGS. TS. Đinh Xuân Thắng Nội dung và yêu cầu Đồ Án Tốt Nghiệp đã được thông qua bộ môn. Ngày tháng năm 2006 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): ………………… Đơn vị: ……………………………………... Ngày bảo vệ: ………………………………. Điểm tổng kết: …………………………….. Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp: ……………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- .................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Điểm số bằng số __________Điểm số bằng chữ___________ TP.HCM, ngày……tháng……năm…… (GV hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên) DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BCL : Bãi chôn lấp CTRĐT : Chất thải rắn đô thị CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTR : Chất thải rắn CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa HTX :Hợp tác xã KHCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường KT-XH : Kinh tế xã hội KH&CN : Khoa học và công nghê MT : Môi trường QLCTR : Quản lý chất thải rắn TN&MT : Tài nguyên và môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng2.1: Nguồn gốc CTR đô thị 6 2 Bảng2.2: Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh 8 3 Bảng2.3: Thành phần của CTRĐT theo tính chất vật lý 8 4 Bảng2.4: Sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo mùa 9 5 Bảng2.5: Trọng lượng riêng, độ ẩm của CTRSH 10 6 Bảng2.6: Thành phần các nguyên tố trong CTR đô thị 13 7 Bảng2.7: Trị số hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại sau khi đốt của các thành phần CTRSH 14 8 Bảng2.8: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác 21 9 Bảng2.9: Diễn biến thành phần khí thải bãi rác 22 10 Bảng2.10: Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng 29 11 Bảng3.1: Nhiệt độ tối cao trung bình tháng và năm 37 12 Bảng3.2: Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng và năm 37 13 Bảng3.3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm 37 14 Bảng3.4: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng - năm 37 DANH MỤC CÁC BẢNG 15 Bảng3.5: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm 38 16 Bảng3.6: Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm 39 17 Bảng3.7: Số ngày không có nắng trung bình tháng và năm 39 18 Bảng3.8: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm 40 19 Bảng3.9: Độ ẩm tương đối thấp nhất tháng và năm 40 20 Bảng3.10: Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng và năm 40 21 Bảng3.11: Tổng lượng bốc hơi khả năng tháng và năm 41 22 Bảng3.12 : Bốc thoát hơi tiềm năng trung bình ngày 41 23 Bảng3.13: Chỉ số và phân bố mức độ ẩm ướt 42 24 Bảng3.14 : Một số đặc trưng mưa năm 42 25 Bảng3.15: Phân bố số ngày mưa các tháng trong năm 42 26 Bảng3.16: Dân số của các phường, xã trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa 44 27 Bảng3.17: Một số nguồn hoạt đông phát sinh ra các dạng chất thải 46 28 Bảng3.22: Vị trí điểm tập kết trên địa bàn Thành Phố TuyHòa 60 29 Bảng3.23: Khối lượng công việc vận chuyển rác trên các xe hàng tháng 61 30 Bảng4.1: Dự báo dân số tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 69 31 Bảng4.2: Dự báo tốc độ phát sinh rác sinh hoạt đến năm 2020 tại Thành Phố Tuy Hòa 70 DANH MỤC CÁC HÌNH 1 Hình3.16: Sơ đồ tổ chức Công Ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị 53 2 Hình3.19: Công nhân đang thu gom rác tại phường 2 Thành Phố Tuy Hòa 57 3 Hình3.20: Công nhân đang thu gom rác tại chợ trung tâm Thành Phố Tuy Hòa 58 4 Hình3.21: Rác mới được tập kết tại Điểm Quốc Lộ 1A - Kho xăng số 3 59 5 Hình3.24: Công nhân nhặt phế liệu tại điểm tập kết rác tại Thành Phố Tuy Hòa 62 6 Hình3.25: Người dân nhặt phế liệu tại bãi rác tại Thành Phố Tuy Hòa 63 7 Hình3.26: Hiện trạng bãi rác tại Thành Phố Tuy Hòa 64 8 Hình4.3: Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế tại Thành Phố Tuy Hòa 80 9 Hình4.4: Qui trình thu gom, phân loại và xử lý CTR công nghiệp 83 10 Hình4.5: Qui trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác 87 11 Hình4.6: Quy trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV 92 MỤC LỤC  Nhiệm vụ đồ án Nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2 Phạm vi của đề tài ........................................................................................... 2 1.3 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 1.5.1 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ............................................... 2 1.5.2 Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải ........................ 2 1.5.3 Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia ................................ 3 1.5.4 Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế) ............. 3 1.6 Phương pháp luận ............................................................................................ 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 2.1. Chất thải rắn .................................................................................................. 4 2.1.1Khái niệm ................................................................................................ 4 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn........................................ 4 2.1.3 Thành phần của chất thải rắn đô thị ......................................................... 7 2.1.4 Tính chất của chất thải rắn ...................................................................... 9 2.1.4.1 Tính chất lý học và chuyển hoá lý học trong chất thải rắn ............... 9 2.1.4.2 Tính chất hoá học và chuyển hoá hoá học trong chất thải rắn ......... 12 2.1.4.3 Tính chất sinh học và chuyển hoá sinh học trong chất thải rắn ........ 15 2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường .................................................. 19 2.2.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước ....................................... 19 2.2.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí ................................ 20 2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất ........................................... 22 2.2.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng .............. 23 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng chất thải rắn ................... 23 2.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn.. 23 2.3.2 Ảnh hưởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng ........................ 24 2.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải ....... 25 2.4 Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn .......................................................... 26 2.4.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn ........................................ 26 2.4.2 Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng ......................... 27 2.4.3 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn ..................................................... 30 2.4.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ...................................................... 30 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội .................................................................... 36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 36 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................... 42 3.2 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa .... 45 3.2.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa 3.2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 45 3.2.1.2 Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............................. 47 3.2.2 Hệ thống quản lý hành chánh tại Thành Phố Tuy Hòa ............................ 49 3.2.2.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyễn, xử lý rác .................... 49 3.2.2.2 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR ...................... 51 3.2.2.3 Sơ đố tổ chức công ty phát triển nhà và công trình đô thị ................ 53 3.2.3 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa .................................................................................................... 54 3.2.3.1 Lưu trữ tại nguồn ............................................................................ 54 3.2.3.2 Hệ thống thu gom ........................................................................... . 55 3.2.3.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển ............................................ 59 3.2.4 Hoạt động thu hồi, xử lý chất thải rắn...................................................... 61 3.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa....... 65 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ TUY HÒA ĐẾN NĂM 2020 4.1 Dự báo dân số và mức độ phát sinh thành phần và khối lượng rác tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 ......................................................................................... 68 4.1.1 Dự báo dân số tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 ............................. 68 4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh khối lượng rác sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 ........................................................................................................ 69 4.2 Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ........................ 70 4.2.1 Giải pháp về chính sách ......................................................................... 70 4.2.1.1 Cơ cấu quản lý ............................................................................... 70 4.2.1.2 Chính sách nhà nước và chính sách nghành ................................... 71 4.2.1.3 Chính sách về xã hội ...................................................................... 73 4.2.1.4 Phương pháp đào tạo ..................................................................... 73 4.2.1.5 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện ................................ 74 4.2.1.6 Thành lập thị trường trao đổi chất thải ............................................ 75 4.2.1.7 Khuyến khích tư nhân tham gia thu gom và xử lý rác ..................... 75 4.2.2 Giải pháp về kinh tế ................................................................................ 76 4.2.2.1 Hệ thống ký quỹ hoàn chi ............................................................... 77 4.2.2.2 Phí sản phẩm ................................................................................... 77 4.2.2.3 Các khoản trợ cấp ........................................................................... 77 4.2.2.4 Đền bù thiệt hại............................................................................... 78 4.2.3 Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 78 4.2.3.1 Đối với chất thải rắn y tế ................................................................. 78 4.2.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp ................................................... 81 4.2.3.3 Đối với rác sinh hoạt ....................................................................... 85 4.2.3.4 Đối với rác nông nghiệp .................................................................. 91 4.2.3.5 Đối với rác xây dựng ...................................................................... 92 4.2.4 Các giải pháp hổ trợ khác ........................................................................ 92 4.2.4.1Giải pháp về phân loại rác tại nguồn ................................................ 92 4.2.4.2 Giải pháp về truyền thông giáo dục ................................................. 96 4.2.4.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng ....................................................... 97 4.2.4.4 Chương trình giàm sát môi trường ................................................. 98 4.2.4.5 Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn ............................................ 99 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận .................................................................................................... 100 5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 1 - CHƢƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xưa kia nước ta nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chưa phát triển, lượng rác thải ra rất ít và ít có ai quan tâm đến vấn đề môi trường. Thế nhưng ngày nay dân số tăng lên rất nhanh, kinh tế xã hội rất phát triển đồng thời các đô thị mọc lên và mở rộng một cách nhanh chóng. Đi đôi với sự phát triển của đô thị thì ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề thời sự đang được quan tâm nhiều nhất. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Chính vì tốc độ phát triển KT- XH của tỉnh ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng càng tăng nên kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày càng một gia tăng. Bên cạnh lượng rác sinh hoạt với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào mùa vụ thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh. Riêng Thành Phố Tuy Hòa đang trong xu thế phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,... nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó việc tồn tại những yếu điểm trên là lý do em chọn đề tài này. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 2 - 1.2 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Do giới hạn về thời gian nên nội dung nghiên cứu nên đề tài này chỉ đưa ra tình trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Tuy Hòa và đề xuất thực hiện các giải pháp thu gom, phân loại và xử lý CTR tại Thành phố Tuy Hòa. 1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra và giảm chi phí quản lý chất thải rắn đô thị. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Tổng quan về chất thải rắn đô thị và các vấn đề có liên quan;  Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa;  Dự báo múc độ phát sinh thành phần và khối lượng rác CTR tại Thành Phố Tuy Hòa đến 2020;  Đề xuất các giải pháp thu gom, phân loại và xử lý CTR đến 2020. 1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích với phần mền Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word. 1.5.2 Phƣơng pháp đánh giá nhanh và ƣớc tính lƣợng chất thải Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính dân số gia tăng từ năm 2005 đến năm 2020 ( dựa trên số liệu thực tế của dân số năm 2005). Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian đó. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 3 - 1.5.3 Phƣơng pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thăm dò, phóng vấn, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng các cơ quan liên quan (Sở TN và MT, Sở KH và CN, Công ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa). 1.5.4 Phƣơng pháp thực địa (điều tra hiện trƣờng và khảo sát thực tế) Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển và bãi rác Thành Phố Tuy Hòa. Nghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động trên. Bên cạnh đó cũng tiến hành điều tra các học sinh và sinh viên bằng các câu hỏi đã được thống kê nhằm khảo sát về nhận thức môi trường nói chung và vần đề CTR nói riêng. 1.6 PHƢƠNG PHÁP LUẬN Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao. Với tốc độ gia tăng dân số diễn ra đó là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng tăng cả về số lượng và thành phần. Do đó chất thải rắn sinh hoạt đã và đang xâm phạm vào hệ sinh thái, môi trường gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người. Với điều kiện tự nhiên, KT – XH và thực trạng phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của tỉnh thì việc nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp tích cực hơn, để góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa trong công tác này, mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp đều góp tay bảo vệ môi trường, giúp tỉnh phát triển một cách bền vững. Cùng với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật thì song song đó vấn đề nhận thức của cộng đồng vẫn là yếu tố quyết định. Để đảm bảo tính khả thi, giải pháp đề xuất được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các hiện trạng vệ sinh môi trường của tỉnh, dự báo các dự án đầu tư sắp tới trong tương lai gần. Bên cạnh đó nghiên cứu áp dụng các qui định, tiêu chuẩn và phân tích có chọn lọc các phương pháp thực hiện đối với các địa phương. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 4 - CHƢƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 2.1 CHẤT THẢI RẮN 2.1.1 Khái niệm Chất thải rắn (Solid Waste) là thuật ngữ dùng để chỉ các chất thải thông thường ở dạng rắn được phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác của con người. CTR có thể bao gồm cả cặn bùn, nếu tỷ lệ nước trong cặn bùn ở mức độ cho phép, xử lý được cặn bùn như xử lý CTR. Chất thải rắn là những thành phần được thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hay trong quá trình sản xuất của con người. Chất thải rắn là một thuật ngữ để chỉ những chất tồn tại ở dạng rắn. Vật chất mà con ngưởi thải bỏ trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó được gọi là chất thải rắn. Chất thải đó được coi như chất thải rắn đô thị nếu như xã hội nhìn nhận nó là một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu gom và phân hủy. Chất thải rắn mặc dù có tác động tiêu cực đến môi trường sống, nhưng ngày nay, một phần đáng kể trong CTR có thể thu hồi, tái chế và tái sử dụng lại được. 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn đô thị Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở quan trọng trong việc thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các biện pháp QLCTR. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau, nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là: Rác hộ dân: Phát sinh từ hoạt động sản xuất của xí nghiệp, hộ gia đình các biệt thự. Thành phần rác thải bao gồm: thực phẩm, giấy Carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, các kim loại khác….ngoài ra các hộ gia đình còn có thể chứa một phần chất thải độc hại. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 5 - Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả thải. Thành phần của chúng có thể gồm các loại như cành cây và lá cây, giấy vụn bao nilong, xác động vật chết. Rác khu thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của cửa hàng bách hóa, nhà hàng khách sạn, siêu thị văn phòng, giao dịch, nhà máy in. Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh. Ngoài ra rác thương mại còn chứa một phần chất thải độc hại. Rác cơ quan công sở: Phát sinh từ cơ quan xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần rác ở đây giống như rác ở khu thương mại. Rác chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, quả, quả hư hỏng. Rác xà bần từ các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm như gỗ, thép, bêtông, gạch, thạch cao. Rác bệnh viện: Bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Rác y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các lọ thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom hợp lý, vận chuyển và xử lý riêng. Rác công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của xí nghiệp, nhà máy sản xuất xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chê biến thực phẩm). Thành phần của chúng bao gồm chất thải độc hại và không độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ chung với rác hộ dân. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 6 - Bảng2.1 Nguồn gốc CTR đô thị Nguồn phát sinh Họat động hoặc vị trí phát sinh CTR Lọai CTR 1. Khu dân cư Các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ chung cư Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm, tro, các kim lọai khác, các "chất thải đặc biệt" (bao gồm vật dụng to lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe…), chất thải độc hại. 2. Khu thương mại Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sữa chữa Giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim lọai, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại 3. Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan nhà nước Các lọai chất thải giống như khu thương mại. Chú ý, hầu hết CTRYT (rác bệnh viện) được thu gom và xử lý tách riêng bởi vì tính chất độc hại của nó 4. Công trình xây dựng và phá hủy Các công trình xây dựng, các công trình sửa chữa hoặc làm mới đường giao thông, cao ốc, san nền xây dựng và các mảnh vỡ của vật liệu lót vỉa hè Gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao, bụi… 5. Dịch vụ công cộng Hoạt động vệ sinh đường phối, làm đẹp cảnh quan, làm sạch các hồ chứa, bãi đậu xe và bãi biển, khu vui chơi giải trí Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây và lá cây, xác động vật chết… 6. Các nhà máy xử lý chất thải đô thị Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chấtt hải công nghiệp khác Bùn, tro 7. CTR đô thị Tất cả các nguồn kể trên Bao gồm tất cả các nguồn kể trên 8. Công nghiệp Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp nặng và nhẹ… Chất thải sản xuất nông nghiệp, vật liệu phế thải, chất thải độc hại, chất thải đặc biệt 9. Nông nghiệp Các họat động thu họach trên đồng ruộng, trang trại, nông trường và các vườn cây ăn quả, sản xuất sữa và lò giết mổ súc vật Các lọai sản phẩm phụ của quá trình nuôi trồng và thu họach hoặc chế biến như rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các lò giết mổ heo, bò… Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn - ĐHDL Văn Lang Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 7 - Căn cứ vào nguồn phát sinh, CTR được phân ra làm các loại chính như sau  Rác thải sinh hoạt: là CTR phát sinh từ các hộ gia đình, công sở, trường học, các chợ, từ các nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, cửa hàng tạp hóa ... Thành phần rác thải bao gồm: thực phẩm, giấy, các tông, plastic (nhựa), gỗ, thủy tinh, kim loại, da, cao su ...Trong rác thải sinh hoạt còn phân làm nhiều nguồn rác thải cụ thể hơn như: rác thải thương mại, rác thải đường phố và công viên, rác công sở...  Chất thải y tế: bao gồm rác thải sinh hoạt trong khu vực bệnh viện và chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong quá trình khám, chữa bệnh và xét nghiệm tại bệnh viện và các cơ sở y tế. Bao gồm: các ống tiêm, kim chích, các y cụ, các loại mô và cơ quan người, băng thấm dịch, băng thấm máu, các loại thuốc được loại ra do quá hạn hoặc kém phẩm chất...  Rác thải xây dựng: chủ yếu gồm các phế thải cứng được thải ra trong quá trình xây dựng dân dụng, công nghiệp cũng như hạ tầng kỹ thuật. Các loại chất thải nầy bao gồm: gỗ, sắt, thép, bê tông, gạch, bụi cát, bao bì xi măng ...  CTR công nghiệp: là các chất thải ra trong dây chuyền sản xuất của nhà máy hoặc xí nghiệp. Thành phần chúng đa dạng, phụ thuộc vào ngành sản xuất. CTR nông nghiệp: phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch các vụ mùa và cây ăn trái ...Chất thải nầy bao gồm các phụ phẩm của quá trình sản xuất chế biến như: rơm rạ, lá cây, thân cây, khoai hư. 2.1.3 Thành phần chất thải rắn đô thị Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 8 - Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia. Sau đây là các bảng miêu tả về thành phần chất thải rắn theo nguồn phát sinh, tính chất vật lý và theo mùa. Bảng2.2 Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh Nguồn chất thải % Trọng lượng Dao động Trung bình Nhà ở và khu thương mại 60-67 62,0 Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, bình điện) 3-12 5,0 Chất thải nguy hại 0,1-1,0 0,1 Cơ quan 3-5 3,4 Xây dựng và phá dỡ 8-20 14,0 Làm sạch đừờng phố 2-5 3,8 Cây xanh và phong cảnh 2-5 3,0 Lĩnh vực đánh bắt 1,5-3 0,7 Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3-8 6 Tổng cộng 100 (Nguồn George Tchobanaglous,etal, Mcgraw-Hill Inc,1993) Bảng2.3 Thành phần của CTRĐT theo tính chất vật lý Thành phần % trọng lượng Khoảng giá trị Trung bình Thực phẩm 6-25 15 Giấy 25-45 40 Bìa cứng 3-15 4 Chất dẻo 2-8 3 Vải vụn 0-4 2 Cao su 0-2 0,5 Da vụn 0-2 0,5 Sản phẩm vườn 0-20 12 Gỗ 1-4 2 Thủy tinh 4-16 8 Xốp 2-8 6 Kim loại không thép 0-1 1 Kim loại thép 1-4 2 Bụi tro gạch 0-10 4 Tổng cộng 100 (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ và cộng sự, Quản lý chất thải rắn, Hà Nội 2001) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 9 - Bảng2.4 Sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo mùa Chất thải % Khối lượng % Thay đổi Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng Thực phẩm 11,1 13,5 21,0 Giấy 45,2 40,6 11,5 Nhựa dẻo 9,1 8,2 9,9 Chất hữu cơ khác 4,0 4,6 15,0 Chất thải vườn 18,7 4,0 28,3 Thủy tinh 3,5 2,5 28,6 Kim loại 4,1 3,1 24,4 Chất trơ và chất thải khác 4,3 4,1 4,7 Tổng cộng 100 100 (Nguồn George Tchobanaglous và cộng sự) 2.1.4 Tính chất của chất thải rắn 2.1.4.1 Tính chất lý học và chuyển hóa lý học trong chất thải rắn Tính chất lý học: Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn bao gồm: khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén trong thành phần chất thải rắn. Khối lƣợng riêng. Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên 1 đơm vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở những trạng thái như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén,… nên khi báo cáo giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản lý. Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế. Khối lượng riêng của một chất thải đô thị biến đổi từ 180 – 400 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3. Tỷ trọng. Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng và có đơn vị là kg/m3. Đối với rác thải sinh hoạt, tỷ trọng thay đổi từ 120-590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép rác, tỷ trọng rác có thể lên đến 830 kg/m3. Độ ẩm. Độ ẩm chất thải rắn là tỷ số giữa lượng nước có trong một lượng chất thải và khối lượng chất thải đó. Ví dụ độ ẩm của rác thải y tế là 37-42%. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 10 - Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng 2 phương pháp: Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô. Phương pháp khối lượng ướt độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu. Phương pháp khối lượng khô độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như phần trăm khối lượng khô vật liệu. Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn bởi vì phương pháp có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau: M = ( w – d )/ w x 100 (2 - 1) Trong đó: M là độ ẩm, % W là khối lượng mẫu lúc lấy tại hiên trường, kg (g) D là khối lượng mẫu lấy sau khi sấy khô ở 105oC, kg (g) Bảng2.5 Trọng lƣợng riêng, độ ẩm của CTRSH Stt Thành phần Trọng lượng riêng Độ ẩm % khối lượng 1b/yd3 Khoảng giá trị Giá trị trung bình Khoảng giá trị Giá trị trung bình 1 Thực phẩm 220 - 810 490 50 - 80 70 2 Giấy 70 - 220 150 04 - 10 6 3 Carton 70 - 135 85 04 - 08 5 4 Plastic 70 -220 110 01 - 04 2 5 Vải 70- 170 110 06 - 15 10 6 Cao su 170 - 340 220 01 - 04 2 7 Da 170 - 440 270 08 - 12 10 8 Rác làm vườn 100 - 380 170 30 - 80 60 9 Gỗ 220 - 540 400 15 - 40 20 10 Thủy tinh 270 - 810 150 01 - 04 2 11 Can thiếc ( đồ hộp) 85 - 270 150 02 - 04 3 12 Nhôm 110 - 405 270 02 - 04 2 13 Kim lọai khác - - - 3 14 Bụi, tro, gạch - - - 8 Chú thích:1b/yd 3 x 0.5933 = kg/m 3 (Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn - ĐHDL Văn Lang) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 11 - Kích thƣớc và cấp phối hạt. Kích thước và cấp phối hạt của vật liệu thành phần trong chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính. Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã đƣợc nén. Tính dẩn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó sẽ chi phối và điều khiển sự di chuỵễn của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và các khí bên trong các bải rác. Khả năng tích ẩm của CTR. Khả năng giữ nước tại hiện trường của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lức. Khả năng giữ nước của CTR là một tiêu chuẩn quan trọng trong tính toán xác định lượng nước rò rĩ từ bải rác. Nước đi vào mẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rĩ. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng giữ nước 30 phần trăm theo thể tích tương đương với 30 inches. Khả năng giữ nước của hỗn hộp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại thường dao động trong khoảng 50 phần trăm đến 60 phần trăm. Chuyển hóa lý học Phân loại. Quá trình này để tách riêng các thành phần chất thải rắn nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp thành dạng tương đối đồng nhất để thu hồi các thành phần có thể tái sinh, tái sử dụng của chất thải rắn đô thị. Ngoài ra có thể tách những thành phần chất thải nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. Giảm thể tích cơ học. Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm thể tích chất thải, thường được sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận ép nhằm làm tăng khối lượng rác thu gom trong một chuyến. Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTR thường được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển. Đồng thời áp dụng phương pháp này sẽ tăng thời hạn sử dụng của BCL. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 12 - Giảm kích thước cơ học. Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp thể tích chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu. 2.1.4.2 Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong thất thải rắn Tính chất hóa học: Các thông tin về thành phần hoá học của các vật chất cấu tạo nên chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp, lựa chọn phương thức xử lý và tái sinh chất thải. Ví dụ như, khả năng đốt cháy vật liệu rác tùy thuộc vào thành phần hoá học của chất thải rắn. Nếu chất thải rắn được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì 4 tiêu chí phan tích hoá học quan trọng nhất là:  Phân tích gần đúng - sơ bộ;  Điểm nóng chảy của tro;  Phân tích cuối cùng (các nguyên tố chính);  Hàm lượng năng lượng của CTR.  Phân tích sơ bộ Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR đô thị bao gồm các thí nghiệm sau:  Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105oC trong 1 giờ);  Chất dễ cháy bay hơi (khối lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu chất thải rắn đã sấy ở 105oC trong 1 giờ đốt cháy ở nhiệt độ 950oC trong lò nung kín);  Carbon cố định (phần vật liệu còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi);  Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy ở lò hở).  Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ đốt cháy chất thải để tro sẽ hình thành một khối rắn (goi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ. Nhiệt độ nóng chảy dể hình thành clinker từ CTR trong khoảng 20000F -:- 220000F (11000c -:- 12000)  Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành CTR Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 13 - Phân tích cuối cùng các thành phần chất thải chủ yếu xác định phần trăm (%) của các nguyên tố C,H.O.N.S, và tro. Trong suốt quá trình đốt chất thải rắn sẽ phát sinh các hợp chất Clor hoá nên phân tích cuối cùng thường bao gồm phân tích xác định các halogen. Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả cac thành phần hoá học của chất hữu cơ trong chất thải rắn. Kết quả phân tích còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N của chất thải có thích hợp cho quá trình chuyển hoá sinh học hay không. Các số liệu phân tích cuối cùng của các thành phần CTRSH cho trong bảng sau. Bảng 2.6 Thành phần các nguyên tố trong CTR đô thị Stt Thành phần Phần trăm trọng lƣợng khô ( %) Carbon Hydro Oxy Nitơ Sulphur Tro 1 Thực phẩm Chất thải thực phẩm 48.0 6.4 37.6 2.6 0.4 5.0 Trái cây thải bỏ 48.5 6.2 39.5 1.4 0.2 4.2 Thịt thảo bỏ 59.2 9.4 24.7 1.2 0.2 4.9 2 Giấy 43.5 6.0 44.0 0.3 0.2 6.0 Carton 44.0 5.9 44.6 0.3 0.2 5.0 Tạp chí 32.9 5.0 38.6 0.1 0.1 23.3 Giấy in báo 49.1 6.1 43.0 < 0.1 0.2 1.5 Giấy tập 43.4 5.8 44.3 0.3 0.2 6.0 3 Plastic 60.0 7.2 22.8 - - 10.0 Polyetylen 85.2 14.2 - < 0.1 < 0.1 0.4 Polystyren 87.1 8.4 4.0 0.2 - 0.3 Polyetan 63.3 6.3 17.6 6.0 < 0.1 4.3 Polyvinylchloride 45.2 5.6 1.6 0.1 0.1 2.0 4 Vải 55.0 6.6 31.2 4.6 0.15 2.5 5 Cao su 78.0 10.0 - 2.0 - 10.0 6 Da 60.0 8.0 11.6 10.0 0.4 10.0 7 Ràc làm vƣờn 47.8 6.0 38.0 3.4 0.3 4.5 8 Gỗ Gỗ hỗn hợp 49.5 6.0 42.7 0.2 0.1 1.5 Gỗ vụn, cứng 48.1 6.8 45.5 0.1 < 0.1 0.4 9 Thủy tinh và khóang sản 0.5 0.1 0.4 < 0.1 - 98.9 10 Kim lọai hỗn hợp 4.5 0.6 4.3 < 0.1 - 90.5 11 Bụi, tro… 26.3 3.0 2.0 0.5 0.2 68.0 12 Các thành phần khác Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 14 - Rác văn phòng 24.3 3.0 4.0 0.5 0.2 68.0 Dầu, sơn 66.9 9.6 5.2 2.0 - 68.0 Dầu sử dụng 44.7 6.2 38.4 0.7 < 0.1 9.9 (Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn - ĐHDL Văn Lang)  Hàm lượng năng lượng của các thành phần CTR Hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị có thể được xác định theo một trong các cách sau:  Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn (full scale) như calorimeter;  Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm;  Bằng cách tính toán nếu công thức hóa học hình thức được biết. Do khó khăn trong việc trang bị một lò chưng cất qui mô lớn, nên hầu hết các số liệu về hàm lượng năng lượng của các thành phần hửu cơ của CTR đều dựa trên kết quả thí nghiệm sử dụng bình đo nhịệt trị trong phòng thí nghiệm. Các số liệu về hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại thành phần CTRSH được cho trong bảng sau: Bảng2.7 Trị số hàm lƣợng năng lƣợng và phần trơ còn lại sau khi đốt của các thành phần CTRSH Stt Thành phần Phần trơ còn lại% Hàm lượng năng lượng Btu/lb Khoảng giá trị Giá trị trung bình Khoảng giá trị Giá trị trung bình 1 Thực phẩm 02 - 08 5 1500 - 3000 2000 2 Giấy 04 - 08 6 5000 - 8000 7200 3 Carton 03 - 06 5 6000 - 7500 7000 4 Plastic 06 - 20 10 12000 - 16000 14000 5 Vải 02 - 04 2.5 6500 - 8000 7500 6 Cao su 08 - 20 10 9000 - 12000 10000 7 Da 08 - 20 10 6500 - 8500 7500 8 Rác làm vườn 02 - 06 4.5 1000 - 8000 2800 9 Gỗ 0.6 - 02 1.5 7500 - 8500 8000 10 Thủy tinh 96 - 99+ 98 50 - 100 60 11 Can thiếc 96 - 99+ 98 100 - 150 300 12 Nhôm 90 - 99 96 - - 13 Kim lọai khác 94 - 99 98 100 - 150 300 14 Bụi, tro, gạch 60 - 80 70 1000 - 5000 3000 Chú thích: Btu/lb * 2.326 = kJ/kg (Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn - ĐHDL Văn Lang) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 15 - Chuyển hóa hóa học Đốt. Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy với các thành phần hữu cơ trong chất thải, sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt. Chất hữu cơ + không khí( dư) CO2 + NO2 + không khí (dư) + NH3 + SO2 + Nox + tro + nhiệt. Lượng không khí cấp dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2, H2O, không khí dư và không cháy còn lại. Trong thực tế ngoài những thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất thải. Nhiệt phân. Hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung nóng. Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng và khí. Khí hóa. Quá trình bao gồm qúa trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu nguyên liệu cháy và khí CO, H2 và một số nguyên tố hydrocarbon trong đó có CH4. 2.1.4.3 Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong chất thải rắn Tính chất sinh học. Ngoài trừ nhựa, cao su và da, các thành phần hửu cơ của hầu hết CTRĐT có thể được phân loại về phương diện như sau:  Các phân tử có thể hoà tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và nhiều acid hữu cơ;  Bán cellulose: các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 carbon;  Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon;  Dầu, mỡ, và sáp: là những ester của alcohols và acid béo mạch dài;  Lignin: một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH3);  Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau;  Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid. Có lẻ tính chất sinh học quan trọng nhất trong của thành phần chất hửu cơ có trong CTRĐT là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 16 - thành khí, chất hữu cơ trơ và chất vô cơ. Sự hình thành mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tình dể phân hủy của các vật liệu hửu cơ trong CTR đô thị như rác thực phẩm. Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR. Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách đốt cháy chất thải rắn ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn. Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng bởi vì một vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân huỷ sinh học như là giấy in. Thay vào đó hàm lượng lignin của chất thải rắn có thể đựơc sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của chất thải rắn, và được tính toán bằng công thức sau: BF = 0,83 – 0,028LC (2 – 2) Trong đó: BF: tỉ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS; 0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm; LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô. Các chất thải rắn với hàm lượng lignin cao như: giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với các chất thải hữu cơ khác trong chất thải rắn đô thị. Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và phân huỷ nhanh. Sự hình thành mùi hôi. Mùi hôi có thể phát sinh khi chất thải rắn được lưu giữ trong khoảng thời gian dài ở một nơi giữa thu gom, trạm trung chuyển, và nơi chôn lấp. Sự phát sinh mùi tại nơi lưu trữ có ý nghĩa rất lớn, khi tại nơi đó có khí hậu nóng ẩm. Nói một cách cơ bản là sự hình thành của mùi hôi là kết quả của quá trình phân huỷ yếm khí với sự phân huỷ các thành phần hợp chất hữu cơ tìm thấy trong rác đô thị. Ví dụ, trong điều kiện yếm khí (khử), sunphat SO4 2- có thể phân huỷ thành sunfur S2- , và kết quả là S2- sẽ kết hợp với H2 tạo thành hợp chất có mùi trứng thối là H2S. Sự hình thành H2S là do kết quả của 2 chuỗi phản ứng hoá học. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 17 - 2CH3CHOHCOOH + SO4 2-  2CH3COOH + S 2- + 2 H2O + 2CO2 Lactate Sulfate Acid Acetic Sulfide ion 4H2 + SO4 2-  S2- + 4H2O S 2- + 2H +  H2S Ion sulfide (S 2-) có thể cũng kết hợp với muối kim loại như sắt, tạo thành các sulfide kim loại. S 2- + Fe 2+  FeS Nước rác tại bãi rác có màu đen là do kết quả hình thành các muối sulfide trong điều kiện yếm khí. Do đó nếu không có sự hình thành các muối sulfide thì việc hình thành mùi hôi tại bãi chôn lấp là một vấn đề ô nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng. CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH Methionine Metyl mercaptan Aminobutyric acid CH3SH + H2O  CH4OH + H2O Sự hình thành ruồi nhặng. Trong thời điểm mùa hè hay là trong khu vực khí hậu nóng ẩm, sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữ chất thải rắn. Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra. Đời sống của ruồi nhặn từ khi cịn trong trứng cho đến khi trưởng thành có thể được mô tả như sau:  Trứng phát triển 8-12 giờ  Giai đoạn I của ấu trùng (giòi) 20 giờ  Giai đoạn II của ấu trùng 24 giờ  Giai đoạn III của ấu trùng 3 ngày  Giai đoạn nhộng 4-5 ngày  Tổng cộng 9-11 ngày Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong sự phát triển của ruồi. Để hạn chế sự phát triển của ruồi thì các thùng lưu trữ rác nên đổ bỏ để thùnng rỗng trong thời gian này để hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng. +2H Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 18 - Chuyển hóa sinh học  Quá trình phân hủy kị khí Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong diều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước:  Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng;  Quá trình chuyển hoá các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn;  Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ, chủ yếu là CH4 và CO2.  Ưu điểm  Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lựợng dinh dưởng cao;  Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất;  Trong qúa trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ thấp. Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế.  Nhƣợc điểm  Thời gian phân hủy lâu 4-12 tháng;  Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe.  Qúa trình phân hủy hiếu khí Dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí có mặt của oxy. Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 450C, sau 6-7 ngày nhiệt độ đạt từ 70-750C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.  Ưu điểm  Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy thấp, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 19 -  Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất;  Chất thải phân hủy nhanh sau 2-4 tuần;  Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng;  Mùi hôi bị khử do quá trình ủ.  Nhược điểm  Chi phí xử lý cao;  Kỹ thuật khó, phức tạp;  Trong quá vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình ủ. 2.2 ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƢỜNG 2.2.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trƣờng nƣớc CTR, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rĩ. Nước rò rĩ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong nước rò rĩ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học ... Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rĩ rất cao ( COD: từ 3.000- 45.000mg/l, N-NH3: từ 10-800 mg/l, BOD5: từ 2.000-30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1.500 – 20.000 mg/l, Phosphorus tổng cộng: từ 1-70 mg/l... và lượng lớn các vi sinh vật). Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng ...) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước nầy phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển theo phương ngang, rĩ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men mêtan. Đó là do các axit béo mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyl vòng Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 20 - thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn ... Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như Ni, Pb, Cd và Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rĩ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm ... chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất nầy nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau. 2.2.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trƣờng không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng...), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35o C và độ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau: 2CH3CHOHCOOH + SO4 2-  2CH3COOH + S 2- + H2O + CO2 S 2- + 2 H +  H2 S Sulfide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể vi sinh vật. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải rắn có thể tạo thành các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axid amino butyric. CH3SCH2 CH2 CH(NH2)COOH  CH3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH. Methionine methyl mercaptan Aminobutyric acid Methyl mercaptan có thể bị thủy phân tạo ra methyl alcohol và H2S. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 21 - Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối, mốc xanh , mốc vàng... có mùi ôi thiu. Đối với các acid amin: tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí.  Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành axit hữu cơ và NH3 (gây mùi hôi). R- CH(COOH) - NH2  R - CH2 - COOH + NH3  Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2. R- CH(COOH) - NH2  R - CH2 - NH2 + CO2 Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí. Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí. Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện ở bảng 2.8 Bảng2.8 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác Thành phần khí % Thể tích - CH4 - CO2 - N2 - O2 - NH3 - SOx, H2S, Mercaptan... - H2 -CO - Chất hữu cơ bay hơi vi lượng 45-60 40-60 2-5 0,1-1,0 0,1-1,0 0-1,0 0-0,2 0-0,2 0,01-0,6 Nguồn: Handbook of Solid waste Management, 1994. Diễn biến thành phần khí thải bãi rác trong 48 tháng đầu tiên được thể hiện trong bảng 2.9 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 22 - Bảng 2.9 Cho thấy: nồng độ CO2 trong khí thải bãi rác khá cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng 30 - 36. Do vậy, đối với các bãi chôn rác có qui mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ khí CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực. Bảng 2.9 Diễn biến thành phần khí thải bãi rác Khoảng thời gian từ lúc hoàn thành chôn lấp (tháng) % Trung bình theo thể tích N2 CO2 CH4 0-3 5,2 88 5 3-6 3,8 76 21 6-12 0,4 65 29 12-18 1,1 52 40 18-24 0,4 53 47 24-30 0,2 52 48 30-36 1,3 46 51 36-42 0,9 50 47 42-48 0,4 51 48 Nguồn: Handbook of Solid waste Management, 1994. 2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trƣờng đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4... Với một lượng rác thải và nước rò rĩ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất nầy trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm nầy cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 23 - Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su,...) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. 2.2.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết... tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi .. sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng... tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao... Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các CTR nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa.... Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và công đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị. 2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THÀNH PHẦN KHỐI LƢỢNG CHẤT THẢI RẮN 2.3.1 Ảnh hƣởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn Việc giảm thiểu chất thải tại nguồn có thể được thực hiện qua các bước thiết kế, sản xuất và đóng sản phẩm sao cho lượng chất thải nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm chất thải cũng có thể xảy ra ở các gia đình và khu thương mại hoặc công nghiệp thông qua khuynh hướng Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 24 - mua một cách chọn lọc và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu. Hiện nay, giảm thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên khó có thể ước tính được ảnh hưởng thực sự của chương trình giảm thiểu chất thải tại nguồn đến tổng lượng chất thải sinh ra. Tuy nhiên, giảm thiểu chất thải tại nguồn trở thành yếu tố quan trọng của việc giảm thiểu khối lượng chất thải rắn trong tương lai. Ví dụ  Giảm thiểu đóng gói không cần thiết hoặc đóng gói quá thừa;  Phát triển và sử dụng các sản phẩm có tính bền vững khả năng phục hồi cao hơn;  Thay thế các loại sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng được;  Sử dụng ít nguyên liệu hơn;  Tăng lượng vật liệu có thể tái sinh được trong sản phẩm;  Phát triển các chương trình khuyến khích nhà sản xuất tạo ra ít chất thải; Tái Sinh Chương trình tái sinh chất thải của khu dân cư hoạt động sẽ ảnh hưởng đến lượng chất thải thu gom để tiếp tục xử lý hoặc thải bỏ. 2.3.2 Ảnh hƣởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng Cùng với chương trình giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn, quan điểm của quan điểm của quần chúng và luật pháp cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng chất thải sinh ra. Vai trò của quần chúng. Khối lượng chất thải sinh ra sẽ giảm đáng kể nếu người dân sẵn lòng thay đổi ý muốn của họ, thay đổi cách sống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm gánh nặng kinh tế liên quan đến quản lý CTR. Để có thể thay đổi quan điểm của quần chúng cần thực hiện chương trình giáo dục cộng đồng. Có thể nói yếu tố con người quyết định đến việc giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn. Việc thải bỏ chất thải sinh hoạt xảy ra mọi lúc, mọi nơi với khối lượng ngày càng tăng. Cùng vì lý do đó mà việc giảm thiểu chất thải từ nguồn chỉ có thể thực hiện được hiệu quả khi tất Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 25 - cả mọi người trong cộng đồng hiểu được những tác hại của việc không phân loại và lợi ích của việc phân loại. Chỉ trên cơ sở mọi tầng lớp với nghề nghiệp và cương vị khác nhau có nhận thức đúng đắng về lợi ích của việc phân loại tại nguồn, có ý thức thực hiện đầy đủ mọi chủ trương và thực hiện những biện pháp kỹ thuật phân loại tại nguồn do nhà nước đề ra thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn. Vai trò của luật pháp. Có lẽ yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhất đến sự phát sinh của một số loại chất thải là qui định của địa phương về việc sử dụng các loại vật liệu đặc biệt, nhất là vật liệu đóng gói và chất thải sinh hoạt hàng ngày. Cũng có thể áp dụng biện pháp như khuyến khích mua và bán vật liệu tái sinh bằng cách giảm giá bán từ 5-10%. 2.3.3 Ảnh hƣởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải Các yếu tố địa lý tự nhiên như vị trí, mùa trong năm, chu kỳ thu gom và đặc điểm của khu vực có thể ảnh hưởng đến lượng chất thải sinh ra và lượng chất thải thu gom. Vị trí địa lý. Vị trí địa lý khí hậu có thể ảnh hưởng đến khối lượng cả thời gian phát sinh của một số loại chất thải. Ví dụ, sự biến thiên khối lượng rác vườn sinh ra từ những nơi khác phụ thuộc vào khí hậu. Ở những vùng ấm áp, mùa trồng trọt sẽ dài hơn những nơi khác do đó, rác vườn thu gom được không những có khối lượng lớn hơn đáng kể mà thời gian phát sinh cũng lâu hơn. Do tính biến thiên khối lượng của một số thành phần của chất thải rắn theo khí hậu, nên cần phải thực hiện nghiên cứu trong từng trường hợp cụ thể nếu các giá trị này ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thiết kế. Mùa trong năm. Khối lượng của một số thành phần chất thải rắn cũng bị ảnh hưởng của mùa trong năm. Ví dụ, khối lượng rác thực phẩm liên quan đến mùa trồng rau và trái cây. Tần suất thu gom. Nhìn chung nếu dịch vụ thu gom không bị hạn chế, chất thải rắn sẽ được thu gom nhiều hơn. Tuy nhiên kết luận này không cho phép áp dụng để suy luận ra chất thải rắn sẽ nhiều hơn. Ví dụ nếu người chủ nhà hay là một hộ gia đình bị giới hạn 1 hoặc 2 thùng chứa rác thì người chủ nhà chỉ có thể chứa giấy báo hay các Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 26 - vật liệu khác. Còn khi dịch vụ thu gom không bị hạn chế thì người chủ nhà sẽ có xu hướng bỏ các vật lịệu khác nhiều hơn. Đặc điểm khu vực. Đặc điểm khu vực phục vụ có ảnh hưởng đến lượng chất thải rắn sinh ra. Ví dụ, lượng rác vườn sinh ra tính trên đầu người ở những vùng nông thôn sẽ nhiều hơn khu vực đô thị. 2.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Quản lý chất thải rắn: là những hoạt động cần thiết của xã hội bao gồm:  Ngăn ngừa và giảm thiểu CTR;  Tái sử dụng và tái chế CTR;  Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Nhằm để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của chúng đến môi trường sống. 2.4.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR từ nguồn sẽ mang lại nhiều ích lợi cho các hộ gia đình, các cơ sở, cũng như toàn xã hội do việc giảm các chi phí quan trắc, kiểm soát, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR...  Một số giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn  Sử dụng tối ưu nguyên liệu bằng cách hạn chế chất thải và tận dụng lại các nguyên liệu thừa, thay đổi công thức sản phẩm để tạo ra ít chất thải, nghiên cứu giảm lượng bao bì và đóng gói sản phẩm hoặc thay bằng các vật liệu dễ phân hủy, dễ tái chế (như bao bì giấy, gỗ...thay cho bao nylon hoặc các bao bì bằng nhựa tổng hợp).  Đối với các hộ dân, các cơ sở, trường học, công sở... cần tận dụng lại các sản phẩm, sử dụng tiết kiệm hơn vật dụng, năng lượng trong công việc và sinh hoạt hằng ngày để hạn chế việc phát sinh ra các chất thải.  Các cơ sở công nghiệp cần áp dụng qui trình sản xuất sạch hơn hoặc công nghệ sạch (thay đổi qui trình công nghệ, áp dụng công nghệ mới) với mục đích giảm thiểu các chất thải, giảm thiểu chi phí thu gom, vận chuyển chất thải và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 27 - 2.4.2 Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lƣợng  Tái sử dụng (reuse) hoặc tận dụng CTR: thu hồi CTR để dùng lại cho cùng một mục đích hoặc sử dụng cho mục đích khác. Ví dụ như tận dụng các chai lọ sau khi sử dụng để đựng các chất lỏng khác.  Tái chế (recycling) CTR: Tái chế chất thải để trở thành nguyên liệu ban đầu hoặc dùng làm nguyên liệu để tạo thành sản phẩm có giá trị hơn. Các phế liệu thường được tái chế: giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa ....  Thu hồi năng lượng: Nhiều chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (gỗ, trấu, cao su...), có thể được sử dụng như là nhiên liệu. Tận dụng được giá trị nhiệt lượng của CTR sẽ có lợi hơn so với việc thải bỏ đi.  Các vật liệu có thể thu hồi từ CTR dùng cho tái chế hoặc thu hối năng lượng Giấy và carton Giấy và carton thường chiếm tỉ lệ khoảng 1.2-:- 4,6 % trong tổng lượng CTR  Giấy và giấy báo: tái sinh bằng cách tẩy mực và in ấn sản xuất thành giấy mới hoặc carton mới, làm xốp carton, xốp trần nhà;  Giấy chất lượng cao: tái sinh để sản xuất giấy in, giấy trắng, giấy đáng máy, có thể trực tiếp thay thế bột gỗ;  Giấy hỗn hợp: gồm tất cả các loại giấy, được tái sinh để tạo ra một sản phẩm tương thích;  Thùng carton: là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế .Nguồn phát sinh chủ yếu làn những khu thưong mại (chợ, siêu thị, cơ quan, trường học, cửa hàng,…). Nhựa hay plastic Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển, tái sinh, tái chế các sản phẩm nhựa rẻ hơn so với kim loại và thủy tinh. Thành phần nhựa trong rác đô thị từ 1,2-:-4,2% .Như vậy nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giãm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết. Một số nguồn sử dụng nhựa như sau:  HDPE (High density polyethylene) hay lớp nhựa chống thấm ở bãi chôn lấp: nhựa này sau tái sinh và tái chế được dùng để chế tạo thành các loại khăn phủ, túi đựng hàng hóa, ống dẫn, thùng chứa nước, đồ chơi trẻ em. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 28 -  LDPE (Low density polyethylene): để tạo những bao bì nilon, tấm trải băng nhựa;  PVC (Polyvinyl chloride): để tạo ra hộp đựng thức ăn trong gia đình;  PP (polypropylene): để sản xuất pin ôtô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu của các chai lọ hoặc dùng để chế tạo những vật dụng để ngoài trời như hộp thư, tường rào…  PS (polystyrene): được dùng để chế tạo các loại bao bì thực phẩm, khay đựng thức ăn, ly uống nước, đồ dùng nhà bếp, hủ yaourt. Các nhà sản xuất sử dụng đặc tính của tất cả các loại nhựa trên để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng. Thủy tinh Trong thành phần CTR sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0 -:- 0.4% trong đó chủ yếu là miếng chai và chúng được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tinh mới. Lon, nhôm, thiếc Việc tái sinh lon nhôm và thiết hiện nay rất thành công ở Việt Nam. Nếu tái chế triệt để sẻ mang lại hiệu quả kinh tế vì nó tạo ra nguồn nhiên liệu trong nước ổn định. Nhưng cần lưu ý trong lúc thu gom không cho lẫn lộn những thành phần khác như cát, sỏi…vì lẫn tạp chất thì công nghệ tái chế sẻ tốn kém hơn. Kim loại màu Hầu hết kim loại màu chiếm từ 0,01% trong thành phần CTR sinh hoạt từ hộ gia đình chúng được thu hối từ các đồ dùng để ngoài trới, đồ dùng nhà bếp, dụng cụ, máy móc, vật liệu xây dựng (dây đồng, máng nước). Hầu như những phế phẩm của kim lọai màu đều được đem đi tái sinh thành các loại khác. Cao su Tất cả phế liệu cao su được thu hồi để tài chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường. Rác thực phẩm Rác thực phẩm chiếm khoảng 63-:- 69% trong tổng số CTR sinh hoạt, một số rác thực phẩm như: thực phẩm dư, lá cây, rau quả…nên phân loại để sản xuất phân compost, theo phương pháp kỵ khí hoặc hiếu khí. Nếu áp dụng phương pháp kỵ khí Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 29 - hoặc chôn lấp vệ sinh cần thu gom khí sinh học và tận dụng sản xuất điện hoặc sản xuất khí hóa lỏng. Pin gia dụng Pin gia dụng là một trong những loại chất thải nguy hại nên việc tái chế rất khó khăn vì hầu như có ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế nó. Thêm vào đó nó là sản phẩm rất khó phân loại như (pin tiểu, đặc biệt là đồng hồ đeo tay, pin viết chì bảng) và chúng có thể gây độc do hơi thủy ngân hay chì. Bảng 2.10 Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng Vật liệu có thể tuần hoàn Nguồn gốc và loại chất thải Giấy Giấy củ Quầy bán báo, báo thải từ hộ gia đình Carton Sản phẩm đóng gói từ các thùng hàng Giấy cao cấp Giấy in máy tính, giấy thải từ rác văn phòng Giấp hỗn hợp Hổn hợp giấy vụn, tạp chí, giấy in… Plastic các loại Polyethylene terephthalate(PETE/1) Chai lọ chứa nƣớc giải khát, dầu ăn thực vật và phim chụp ảnh Polyethylene trọng lƣợng cao(HDPE/2 ) Lọ đựng sữa, bình đựng nƣớc, bình chứ chất tẩy rữa và dầu ăn Polyvinyl chloride(PVC/3) Ống dẫn nƣớc, chai lọ và bao bì gói thực phẩm Polythylene trọng lƣợng thấp(LDPE/2) Giấp gói, bao bì và các vật liệu trong nghành phim ảnh Polypropylene(PP/5) Nhãn hiệu và bao bì cho các chai lọ, bình chứa, vỏ bọc ắc qui Polystyrene(PS/6) Bao bi các linh kiện điện - điện tử, bình chứ thức ăn nhanh, dao, muỗng, nĩa … Plastic hỗn hợp Kết hợp nhiều loại plastic trên Thủy tinh Chai lọ và bình nhựa Kim loại màu Can thiếc… Kim loại đen Nhôm, đồng, chì Nhôm Can chứa bia và các loại nƣớc giải khát Phân hữu cơ của CTR đô thị Thực phẩm chợ, động vật CTR xây dựng Bê tông, gỗ, kim loại Gỗ Thùng gỗ, pallet Dầu thải Dầu thải từ xe ô tô, xe tải Vỏ xe Vỏ xe ôtô, xe tải, honda, xe đạp Ac qui-chì Ắc qui xe ô tô, xe tải, Pin sử dụng trong gia đình Kẽm, thủy ngân, bạc (Nguồn: Giáo trình Quản lý CTR-ĐH Văn Lang) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 30 - 2.4.3 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn Hoạt động thu gom và vận chuyển CTR (đặc biệt là rác thải đô thị) phải đảm bảo nguyên tắc: rác thải trong ngày nào phải được thu gom và vận chuyển đi trong ngày đó. Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm rác thải, cự ly, thời gian, địa điểm của khu vực mà xây dựng phương án thu gom, vận chuyển thích hợp. 2.4.4 Xử lý chất thải rắn Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa trên các yếu tố sau:  Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ...), tính chất hóa học (hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, thành phần C, N, O, S....) và giá trị nhiệt lượng của chất thải rắn, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc tận dụng làm nhiên liệu;  Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng CTR hiện tại và tương lai;  Điều kiện về khả năng tài chánh;  Điều kiện về địa điểm xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng (điện, đường xá...);  Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, nhiệt , phân bón, khí đốt ... Chúng ta sẽ tham khảo một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay: 2.4.4.1 Phƣơng pháp xử lý nhiệt  Nhiệt phân (Pyrolysis) Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ nhất, được thực hiện ở các nước phát triển (Mỹ, Đan Mạch..). Nhiệt phân là quá trình phân hủy rác bằng nhiệt trong điều kiện thiếu oxy hoặc có oxy để phân hủy rác thành khí đốt theo các phản ứng: C + O2  CO2 C + H2O  CO + H2 C + ½ O2  CO C + H2  CH4 Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí, chủ yếu như: CH4, H2,, CO, CO2 và một số sản phẩm lỏng có chứa các hoá chất như: acid acetic, acetone, methanol... được tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có ích Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 31 - khác, tuy nhiên chỉ có 31-37% rác được phân hủy, phần còn lại được xử lý tiếp tục bằng phương pháp thiêu đốt.  Thiêu đốt rác (Incineration) Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình Oxi hóa CTR ở nhiệt độ cao để tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng: CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2 xCO2 + y/2 H2O Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi vinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, ít tốn nhiên liệu, có thể xử lý CTR có chu kỳ phân hủy lâu dài. Nhược điểm chính là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như: SO2 , HCl ,NOx,, CO... cho nên khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng kèm theo hệ thống xử lý khí thải. Việc sử dụng các lò thiêu đốt rác hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt lượng phục vụ các nhu cầu khác như: tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện... Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải là: lượng Oxy cung cấp, nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900 - 1300oC (hoặc cao hơn nữa tùy loại chất thải), thời gian đốt chất thải và mức độ xáo trộn bên trong lò. Ngoài ra còn phải chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao. Khí thải sau khi làm nguội có thể được xử lý bằng dung dịch kiềm để trung hòa các chất độc hại tạo thành sau khi nung. Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài. 2.4.4.2 Xử lý sinh học Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả, rẻ tiền, ít gây ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Công nghệ xử lý sinh học có thể chia làm 3 loại: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 32 -  Xử lý hiếu khí tạo thành phân (Composting) Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể được tiến hành ngay ở các hộ gia đình để bón phân cho vườn của mình. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra phân bón hữu cơ giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy phương pháp này được ưa chuộng ở các quốc gia nghèo và các nước đang phát triển. Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau: Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 Các chất đơn giản + CO2 + H2O + NH3 + SO4 Hiếu khí Phương pháp ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của Oxy. Thường chỉ sau 2 ngày nhiệt độ rác tăng lên khoảng 450C, sau 6-7 ngày đạt tới 70-750C. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động như: Oxy, độ ẩm, tỉ số C/N, pH và một số chất dinh dưỡng vô cơ như: phốt pho, lưu huỳnh, Kali, Nitơ... Sự phân huỷ hiếu khí diễn ra khá nhanh, sau 2 - 4 tuần rác được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ ủ tăng. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí. Độ ẩm tối ưu cho quá trình này là 50 - 60 0 C.  Xử lý kỵ khí (Anaerobic) Công nghệ ủ kỵ khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu thực hiện ở qui mô nhỏ). Quá trình xử lý kỵ khí, phản ứng xảy ra như sau: Vi khuẩn Chất hữu cơ + H2O Các chất đơn giản + CO2 + CH4 + NH3 + H2S Kỵ khí Công nghệ nầy có những ưu điểm:  Chi phí đầu tư ban đầu thấp;  Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân hầm cầu và phân gia súc Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 33 - cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao;  Đặc biệt là thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho các nhu cầu đun nấu, lò hơi... Tuy nhiên có một số nhược điểm:  Thời gian phân hủy lâu hơn xử lý hiếu khí (4- 12 tháng);  Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí là: H2S, NH3 gây mùi hôi khó chịu;  Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp.  Xử lý kỵ khí kết hợp với hiếu khí (Combined anaerobic and aerobic) Công nghệ này sử dụng cả 2 phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí.  Ƣu điểm:  Không có lượng nước thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí;  Sử dụng nước rò rỉ trong quá trình ủ để lên men kỵ khí;  Vừa tạo được lượng phân bón phục vụ nông nghiệp và tạo khí CH4 cung cấp nhiệt. 2.4.4.3 Xử lý hóa học Các giải pháp xử lý hóa học thường được ứng dụng để xử lý CTR công nghiệp. Các giải pháp xử lý hóa học hiện nay rất nhiều: oxy hóa, trung hòa, thủy phân... chủ yếu để phá hủy CTR hoặc làm giảm độc tính của các CTR nguy hại. Sử dụng vôi, kiềm làm giảm khả năng gây độc của các kim loại nặng do tạo thành các hydroxit không hòa tan. Đối với các CTR có tính axit có thể trung hòa bằng các chất kiềm và ngược lại. 2.4.4.4 Ổn định hóa Phương pháp ổn định hóa (cố định, đóng rắn) chủ yếu được sử dụng xử lý CTR độc hại, nhằm hai mục đích:  Giảm rò rỉ các chất độc hại bằng cách giảm bề mặt tiếp xúc, hạn chế ở mức cao sự thẩm thấu của chất thải vào môi trường; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 34 -  Cải thiện kích thước chất thải về độ nén và độ cứng. Ổn định chất thải là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn, tạo thành thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trức của vật rắn. Phương pháp nầy thường dùng để xử lý CTR của kim loại, mạ kim loại, chì, tro của lò đốt... tạo thành khối rắn dễ vận chuyển và chôn lấp trong hố hợp vệ sinh. 2.4.4.5 Chôn lấp rác  Đổ rác thành đống hay bãi hở (Open Dump) Đây là phương pháp xử lý rác cổ điển đã được loài người áp dụng từ lâu đời. Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam và một số nước khác vẫn còn đang áp dụng.  Phƣơng pháp này có nhiều nhƣợc điểm:  Tạo cảnh quan khó coi, gây khó chịu cho con người khi thấy chúng;  Là môi trường thuận lợi cho các động vật gặm nhấm, các loài côn trùng, vi trùng gây bệnh sinh sôi nẩy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người;  Gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Đây là phương pháp xử lý rác đô thị rẽ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi diện tích bãi thải lớn, không phù hợp những thành phố đông dân, quỹ đất đai khan hiếm.  Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill) Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ, Anh, Nhật...) áp dụng trong quá trình xử lý rác. Đây là phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít. Trong các bãi chôn lắp rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lắp chống thấm có lắp đặt hệ thống ống thu nước rò rĩ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Nước rò rĩ sẽ được thu gom và xử lý để đạt tiêu chuẩn qui định. Bãi chôn rác vệ sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏng rác, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên trên một lớp đất mỏng độ 15 cm. Công việc nầy cứ thể tiếp tục đến khi nào bãi rác đầy. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 35 -  Ƣu điểm của bãi chôn rác vệ sinh  Các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi... khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được phủ lớp đất;  Giảm mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy ngầm khó có thể xảy ra;  Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;  Chi phí vận hành không quá cao;  Tận dụng được khí CH4 làm chất đốt.  Một số nhƣợc điểm  Diện tích đất phải đủ lớn. Người ta đã ước tính với khu đô thị qui mô 10.000 dân, trong 1 năm sẽ thải ra lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha với chiều sâu khoảng 3m;  Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn;  Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí CH4 hoặc H2S được hình thành có khả năng gây cháy nổ hoặc gây ngạt. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 36 - CHƢƠNG III TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Thành phố Tuy Hòa là một thủ phủ của tỉnh Phú yên nằm về phía Đông của Tỉnh Phú Yên. Đây là Thành Phố trung tâm của Tỉnh Phú Yên trong đó:  Phía Bắc giáp huyện Tuy An  Phía Tây giáp huyện Phú Hòa  Phía Đông giáp biển Đông Thành phố Tuy Hòa có diện tích 10.682 ha gồm 10 phường và 4 xã với dân số là 143.802 người và nó còn là một Thành Phố trung tâm của Tỉnh Phú Yên Ngoài ra, trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa còn có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, có sân bay Đông Tác, cảng biển Vũng Rô, đất màu mỡ, dân cư đông đúc, phần lớn sống bằng nghề trồng lúa, đánh bắt hải sản và nghề làm muối và có nhiều điểm du lịch là một vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng hải sản. Điều kiện địa chất - thủy văn  Khí hậu Thành Phố Tuy Hòa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của đại dương. Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000mm. Khí hậu của Thành Phố Tuy Hòa chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8: khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng chế độ gió Tây Nam, ít có mưa, lượng mưa trong mùa khô từ 300 - 600mm chiếm 20 - 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo mưa, nhiệt độ thấp, mát mẻ, lượng mưa trong mùa khoảng 900 - 1.600mm, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Yếu tố này cộng với sông suối ngắn Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 37 - dốc nên dễ gây lũ tập trung, lũ quét. Trong đó: Nhiệt độ trung bình năm là 26,60C. Riêng các năm 1994 nhiệt độ trung bình là 26,9 0 C, 1995 là 26,7 0 C, và 1996 là 26,3 0 C Nhiệt độ tối cao năm là 30,70C Nhiệt độ tối thấp là năm 23,8oC Nhiệt độ không khí tại Thành Phố Tuy Hòa được thể hiện từ (bảng3.1 – 3.4) Bảng3.1: Nhiệt độ tối cao trung bình tháng và năm: (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm TP. Tuy Hòa 26,6 27,6 29,8 32,0 34,0 34,1 34,3 33,9 32,4 29,6 27,8 26,4 30,7 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên ) Bảng3.2: Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng và năm: (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm TP.Tu y Hòa 21, 1 21, 3 22, 5 24, 1 25, 4 26, 0 25, 8 25, 6 24, 7 24, 1 23, 3 21, 9 23, 8 (Nguồn sở tài nguyên và môi trƣờng Phú Yên) Bảng3.3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm: (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm TP.Tu y Hòa 23, 3 23, 8 25, 4 27, 3 28, 8 29, 2 29, 0 28, 7 27, 7 26, 4 25, 2 23, 8 26, 6 (Nguồn sở tài nguyên và môi trƣờng Phú Yên) Bảng3.4: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng - năm: (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm TP. Tuy Hòa 33,7 34,3 36,3 39,2 40,5 39,4 39,0 38,6 38,5 35,5 34,1 30,4 40,5 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên)  Mây và nắng Lượng mây tổng quan trung bình hàng năm ở Thành Phố Tuy Hòa khoảng 6 - 7/10, thời kỳ mùa mưa 7 - 8 phần, thời kỳ mùa khô 4 - 7 phần. Lượng mây phân bố Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 38 - tương đối như sau: vùng núi hay thung lũng nhiều hơn vùng đồng bằng ven biển, mùa khô ít hơn mùa mưa. Ở Thành phố Tuy Hòa lượng mây bắt đầu tăng lên từ tháng V và đạt cực đại vào tháng XI, tháng XII; sau đó giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng III, tháng IV năm sau. Sự biến đổi lượng mây có sự phù hợp tương đối với sự biến đổi của lượng mưa và độ ẩm không khí hàng năm. Bảng3.5: Lƣợng mây tổng quan trung bình tháng và năm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tuy Hòa 6,7 5,7 4,3 4,3 5,2 6,0 6,1 6,6 7,0 7,5 7,8 7,7 6,2 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờngPhú Yên) Số ngày trời ít mây (lượng mây trung bình ngày dưới 2/10 bầu trời) ở Thành Phố Tuy Hòa tương đối ít, chỉ chiếm 2 - 9,5% số ngày trong năm. Số ngày ít mây ở vùng núi hay thung lũng thấp hơn so với vùng ven biển. Trung bình hàng năm ở vùng ven biển có khoảng từ 30 - 40 ngày ít mây, vùng núi hay thung lũng chỉ có trên dưới 10 ngày. Tháng có nhiều ngày trời ít mây nhất ở vùng ven biển không quá 10 ngày, vùng thung lũng không quá 3 ngày. Đặc biệt trong những tháng mùa mưa, ở vùng núi hay thung lũng hầu như không có ngày trời ít mây. Do nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm độ dài ban ngày lớn, lại thêm hàng năm có cả một thời kỳ mùa khô trời quang mây kéo dài 5 - 6 tháng, nên Thành Phố Tuy Hòa là một trong những Thành phố có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2300 - 2500 giờ. Trong suốt 6 tháng từ tháng III đến tháng VIII, số giờ nắng trung bình mỗi tháng dao động từ 230 - 270 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 8 giờ. Tháng IV, tháng V là hai tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng có từ 250 - 270 giờ. Các tháng ít nắng là những tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng cũng trong khoảng 100 - 200 giờ, trung bình mỗi ngày 5 - 6 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng XII, trung bình hàng tháng từ 100 - 112 giờ nắng. Như vậy, số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ bằng một nửa số giờ nắng của tháng cực đại. Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự tương phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 39 - Bảng3.6: Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm: (Đơn vị: giờ) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tuy Hòa 175 199 259 270 268 233 241 228 201 202 128 127 2531 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờngPhú Yên) Số ngày không có nắng ở Thành Phố Tuy Hòa rất ít, trung bình hàng năm có khoảng 27 - 29 ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào tháng X đến tháng XII, mỗi tháng trung bình có từ 4 - 7 ngày. Những tháng còn lại có số ngày không nắng trung bình hầu hết dưới 2 ngày. Bảng3.7: Số ngày không có nắng trung bình tháng và năm: (Đơn vị: ngày) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tuy Hòa 2,8 1,3 0,6 0,4 0,6 1,9 1,0 1,9 1,8 4,3 5,6 6,4 28,6 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờngPhú Yên )  Độ ẩm và bốc hơi Độ ẩm tương đối: Trung bình 80 - 82%. Độ ẩm trung bình ở Thành Phố Tuy Hòa là 81% phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian (phạm vi và độ cao). Xét về độ cao ta thấy, lớp không khí ẩm thậm chí bão hòa xen kẽ với lớp không khí tương đối khô hơn mà bằng chứng là ta hay quan sát mây hình thành theo từng tầng, từng lớp. Nhưng qua phân tích số liệu những trạm lân cận (Đà Lạt, Bảo Lộc, Mađrăc, Sông Hinh và Nha Trang) từ 5m cho đến 1500m vào thời kỳ ít mưa độ ẩm giảm theo độ cao, thời kỳ mưa nhiều độ ẩm tăng theo độ cao hoặc ít thay đổi. Biến trình ngày của độ ẩm tương đối xảy ra ngược với biến trình ngày của độ ẩm tuyệt đối với một cực đại vào sáng sớm, một cực tiểu vào sau trưa. Điều này có vẻ phi lý, song thực tế khi nhiệt độ tăng lên kéo theo độ ẩm tuyệt đối cũng tăng nhưng vì sức trương hơi nước bão hòa (E) tăng nhanh hơn do đó độ ẩm tuyệt đối giảm đi. Trái lại nhiệt độ giảm kéo theo độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối tăng lên. Biên độ ngày của độ ẩm tương đối từ 20 - 35%, theo quy luật mùa mưa nhỏ hơn mùa khô, ven biển nhỏ hơn vùng núi. Biến trình năm của độ ẩm tương đối tương tự như biến trình mưa. Thời kỳ mùa mưa (tháng IX đến tháng XII) độ ẩm các tháng dao động từ 80 – 86%, lớn nhất tháng Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 40 - X và XII đạt 84 - 86%. Thời kỳ mùa khô, độ ẩm hàng tháng dao động từ 74 - 84%. Khi kết thúc mùa mưa, độ ẩm giảm liên tục và đạt cực tiểu vào tháng VII, sau đó lại tăng dần cho đến tháng X. Bảng3.8: Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng và năm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Thành Phố Tuy Hòa % 84 85 84 82 78 75 74 75 80 86 86 84 81 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờngPhú Yên) Độ ẩm trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch 1 - 2%, riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa độ ẩm không khí chênh lệch 5 - 7% . Biên độ năm của độ ẩm tương đối trung bình 12 - 15%. Bảng3.9: Độ ẩm tƣơng đối thấp nhất tháng và năm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Thành Phố Tuy Hòa % 51 50 43 35 30 38 43 40 43 52 55 48 30 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờngPhú Yên ) Độ ẩm tuyệt đối: Độ ẩm tuyệt đối ở vùng ven biển trung bình năm dao động từ 27 - 28mb, thung lũng vùng núi 26 - 27mb. Biến trình năm của độ ẩm tuyệt đối giống như biến trình năm của nhiệt độ, tháng IV đến tháng X độ ẩm hàng tháng dao động từ 28 - 30,5mb, trong các tháng đó lớn nhất vào tháng V đạt trên dưới 30mb. Từ tháng XI năm trước đến tháng III năm sau, độ ẩm tuyệt đối trung bình hàng tháng dao động từ 23 - 27mb nhỏ nhất vào tháng I đạt 23 - 24mb Bảng3.10: Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng và năm: (Đơn vị: mb) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Mặt đất 23,9 24,8 26,9 29,5 30,5 29,9 29,2 29,0 29,5 29,2 27,4 27,4 27,9 500m 19,9 20,7 22,4 24,6 25,4 24,9 24,3 24,2 24,6 24,3 20,7 22,8 23,2 1000m 16,6 17,2 18,7 20,5 21,2 20,7 20,3 20,1 20,5 20,3 19,0 17,2 19,4 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 41 - Lượng nước bốc hơi khả năng: Tổng lượng bốc hơi năm ở Thành Phố Tuy Hòa tương đối ổn định. Năm nhiều nhất và năm ít nhất không quá 30% so với tổng lượng bốc hơi trung bình. Hàng năm tổng lượng bốc hơi đạt từ 1100 - 1400mm, phân bố không đều trong các tháng. Từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau, tổng lượng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 50 đến dưới 100mm, trong đó thấp nhất là tháng X và XI chỉ đạt từ 73 - 78mm tháng. Từ tháng IV đến tháng IX, trung bình hàng tháng đạt 100 - 200mm, trong đó cao nhất là tháng VII, tháng VIII từ 150 - 200mm. Càng lên cao bốc hơi khả năng có xu hướng giảm. Bảng3.11: Tổng lƣợng bốc hơi khả năng tháng và năm: (Đơnvị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm TP.Tuy Hòa 88 78 95 105 140 167 177 171 111 73 78 85 1368 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên) Bốc hơi tiềm năng PET (mm). Bốc thoát hơi tiềm năng là lượng nước bốc hơi từ bề mặt có lớp cỏ dày đặc, cao đồng đều (8-15cm), sinh trưởng tốt và nguồn nước cung cấp không hạn chế. Đặc trưng này thường dùng cho nông nghiệp. Khi biết lượng bốc thoát hơi tiềm năng và hệ số sinh lý cây trồng, ta có thể tính được nhu cầu nước của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng nhằm chủ động tưới tiêu, hoặc căn cứ vào khả năng cấp nước để bố trí mùa vụ, giống cây hợp lý. Bảng3.12: Bốc thoát hơi tiềm năng trung bình ngày: (Đơn vị:mm/ngày) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm TP.Tuy Hòa 2,9 3,4 4,2 4,8 4,9 5,1 5,1 5,0 4,3 3,7 2,9 2,8 4,1 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên) Chỉ số ẩm ướt. Thành Phố Tuy Hòa có chỉ số ẩm nhưng phân bố không đều. Tháng I đến tháng VIII là những tháng khô hạn hoặc thiếu ẩm, tháng X và XI lại là những tháng quá thừa ẩm. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 42 - Bảng3.13: Chỉ số và phân bố mức độ ẩm ƣớt Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Chỉ số ẩm 53 23 37 29 67 36 24 33 259 899 704 253 153 Phân bố mức độ Trung bình Khô Thiếu ẩm Thiếu ẩm Trung bình Thiếu ẩm Khô Thiếu ẩm Quá ẩm Quá thừa Quá thừa Quá ẩm Ẩm ƣớt (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên) Chế độ mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm ở Thành Phố Tuy Hòa phân bố rất không đồng đều. Lượng mưa năm trung bình đo đạc được ở nơi nhiều mưa nhất và ít mưa nhất chênh lệch nhau 579mm. Bảng3.14: Một số đặc trƣng mƣa năm: (Đơn vị: mm) Trạm Mƣa trung bình năm Năm mƣa lớn nhất Năm xuất hiện Năm mƣa nhỏ nhất Năm xuất hiện Tuy Hòa 2090 3092 1993 1271 1982 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên) Bảng3.15: Phân bố số ngày mƣa các tháng trong năm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII khô mưa năm TP. Tuy Hòa 11 7 4 4 9 7 6 9 16 20 20 18 57 74 131 (Nguồn: Sở tài nguyên môi trƣờng Phú Yên) Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở Thành Phố Tuy Hòa mùa bão và áp thấp nhiệt đới trùng với mùa mưa (tháng 9 - 12). Theo số liệu nhiều năm cho thấy Thành Phố Tuy Hòa ít bão (hiếm khi chịu trên 02 cơn, có năm không có cơn bão nào). Từ năm 1995 đến nay, Thành Phố không có cơn bão và áp thấp nhiệt đới nào gây thiệt hại lớn, nhưng lại có mưa đá ở vùng núi cao. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Với vị trí địa lý thuận lợi Thành Phố Tuy Hòa đã không ngừng phát triển và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, Thành Phố Tuy Hòa trở thành Thành Phố có tiềm năng phát triển kinh tế và là nơi giao dịch tiếp cận khoa học quốc tế. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 43 - Trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa có các thành phần kinh tế bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Tại Thành Phố Tuy Hòa có 22% lực lượng lao động hoạt động trong nghành nông lâm thủy sản với những sản phẩm chính là lúa gạo và rau, sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và 29% lao động làm việc trong nghành kinh doanh và dịch vụ .Trong đó phát triển du lịch được coi là tầm quan trọng chiến lược và 20% lao động hoạt động trong nghành công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra Thành phố Tuy Hòa còn có các cơ sở về thương mại dịch vụ. Các đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cho mọi người mà còn góp phần kích thích công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thành phố phát triển. Bên cạnh đó Thành Phố Tuy Hòa còn có một số cơ sở công nghiệp nhỏ chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp như hạt điều, hải sản đông lạnh, thức ăn gia súc, chế biến gổ để xuất khẩu. Ngoài ra còn sản xuất bia Sài Gòn và đồ uống nhẹ, dệt để xuất khẩu, sản xuất xi măng, gạch và thủy tinh và 28% là lực lượng lao động cán bộ hành chính. Thu nhập bình quân ở Thành phố khoảng 300 USD/người/năm. Mức tăng GDP trong những năm vừa qua ở Thành Phố Tuy Hòa là 15% và ở tỉnh Phú Yên là 9 – 10 %. Dự báo mứa tăng trưởng dến năm 2005 là 16 – 17%, và ở tỉnh là 13%. GDP bình quân đầu người năm 2002 là 506 đo la Mỹ cao hơn so với GDP bình quân đầu người của cả tỉnh là 270 đô la. Năm 2002 có 6% số hộ gia đình ở Tuy Hòa được xếp vào loại nghèo. Tỷ lệ này đã giảm xuống từ mức 9.6% so vời năm 2001.Nguồn thu chính của các hộ nghèo là từ chăn nuôi, nông nghiệp, buôn bán nhỏ, lao động không thường xuyên và dịch vụ nhỏ. Hầu hết tất cả các hộ dân tại Thành Phố Tuy Hòa đều được cấp điện và 77% dân số sử dụng nguồn nước “phù hợp”. Trong đó có 45% người dân có nước máy, 43% người dùng nước giếng tương đối tốt, 77% dân số sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, và 56% có nhà tắm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Thành Phố Tuy Hòa là 5%. Tại các vùng nông thôn không có thất nghiệp nhưng tình trạng thiếu việc làm đang là một vấn đề. Sở thương binh và xã hội ước tính rằng số công việc tại vùng nông thôn chỉ đủ cho 76% lao động toàn bộ thời gian. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 44 - Thành Phố Tuy Hòa đã đóng góp phần một đáng kể vào giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ, xây dựng, xuất nhập khẩu của thành phố. Cụ thể các chỉ số kinh tế chính của Tuy Hòa vào năm 2002 như sau: GDP (giá trị hiện hành,tỷ đồng VND): 778.5%  Nông lâm ngư nghiệp: 14%;  Công nghiệp và xây dựng: 38%;  Thương mại và dịch vụ: 48%. Diện tích và dân số Dân số của Thành Phố Tuy hòa theo thống kê tính đến tháng 10 năm 2005 là 143.802 người trong đó 71.306 người là nam và 72.496 là nữ. Sống ở thành thị là 115.028 người còn ở nông thôn là 28.774 người với diện tích 10.682 ha gồm 10 phường và 4 xã. Bảng3.16 Dân số của các phƣờng, xã trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa TT DÂN SỐ 2005 THÀNH PHỐ TUY HÒA 143.802 1 Phường 1 7.211 2 Phường 2 10.399 3 Phường 3 7.001 4 Phường 4 10.206 5 Phường 5 10.413 6 Phường 6 8.98 7 Phường 7 8.726 8 Phường 8 8.426 9 Phường 9 12.985 10 Phường Phú Lâm 30.741 11 Xã AnPhú 8.154 12 Xã Bình Kiến 7.199 13 Xã Bình Ngọc 5.241 14 Xã Hòa Kiến 8.18 (Nguồn: Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị Thành Phố Tuy Hòa) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT - 45 - Theo thống kê năm 2002, Tại Tuy Hòa có 22% lực lượng lao động hoạt động trong nghành nông lâm thủy sản với những sản phẩm chính là lúa gạo và rau, sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và 29% lao động làm việc trong nghành kinh doanh và dịch vụ. Trong đó phát triển du lịch được coi là tầm quan trọng chiến lược và 20% lao động hoạt động trong nghành công nghiệp và xây dựng và 28% là lực lượng lao động cán bộ hành chính. Thành phố có nguồn lao động dồi dào với nhiều nghệ nhân truyền thống, nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo có khả năng tiếp ứng với nền kỹ thuật hiện đại. 3.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA 3.2.1 Thành phần và khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa 3.2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa Trong các quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên nhiên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành phụ phẩm hoặc là chất thải có khả năng gây ô nhiễm mội trường. Do đó, chất thải luôn được sinh ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy rác thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chung quy vẫn do hoạt động của con người mà có tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều lọai rác thải có tính chất độc hại khác nhau, đồng thời cũng chính con người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.pdf