Địa danh tỉnh Tiền Giang dưới góc nhìn văn hóa học

Tài liệu Địa danh tỉnh Tiền Giang dưới góc nhìn văn hóa học: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 67 ĐỊA DANH TỈNH TIỀN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC Võ Văn Sơn1 1Trường Đại học Tiền Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/04/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 14/07/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2018 Title: Toponomy of Tien Giang province from the cultural perspective Keywords: Toponymy, language, Tien Giang province, culture Từ khóa: Địa danh, ngôn ngữ, tỉnh Tiền Giang, văn hóa ABSTRACT Toponymy research is a crucial and necessary field in the study of culture and area. Because toponymy is a linguistic form, it has intrinsic relationships, influence, or interactions with the local culture, history, geography, and people. Hence, toponymy is "the eyes of culture" since it reflects the particular characteristics of the place. From the cultural perspective, this paper focuses on highlighting the cultural marks of the toponymy in Tien Giang province as well as p...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa danh tỉnh Tiền Giang dưới góc nhìn văn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 67 ĐỊA DANH TỈNH TIỀN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC Võ Văn Sơn1 1Trường Đại học Tiền Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/04/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 14/07/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2018 Title: Toponomy of Tien Giang province from the cultural perspective Keywords: Toponymy, language, Tien Giang province, culture Từ khóa: Địa danh, ngôn ngữ, tỉnh Tiền Giang, văn hóa ABSTRACT Toponymy research is a crucial and necessary field in the study of culture and area. Because toponymy is a linguistic form, it has intrinsic relationships, influence, or interactions with the local culture, history, geography, and people. Hence, toponymy is "the eyes of culture" since it reflects the particular characteristics of the place. From the cultural perspective, this paper focuses on highlighting the cultural marks of the toponymy in Tien Giang province as well as presents the cultural life of this new area’s residents. TÓM TẮT Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu khu vực. Bởi vì, địa danh là một dạng thức ngôn ngữ, về bản chất có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng hay tác động qua lại với văn hóa, lịch sử, địa lý, dân cư nơi nó tồn tại. Do đó, địa danh còn là “cửa sổ văn hóa” để tìm hiểu diện mạo của một vùng đất. Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết tập trung phác họa làm rõ các dấu ấn văn hóa thể hiện qua các địa danh ở tỉnh Tiền Giang như chủ thể văn hóa, thời gian văn hóa, không gian văn hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa danh học là một ngành của Ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn. Nghiên cứu địa danh có thể chỉ ra các phương thức, nguyên tắc tạo địa danh đặc thù gắn với mỗi vùng phương ngữ và các khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, địa danh còn cung cấp nguồn tư liệu quý cho nhiều ngành khoa học khác như Dân tộc học, Địa lý học, Lịch sử học, Khảo cổ học, Văn hóa học. Địa danh được sinh ra, phát triển cùng văn hoá và cũng là một hiện tượng văn hóa. Bởi vì, ngôn ngữ là sản phẩm/thành phần của văn hóa. Chính vì thế, “địa danh phản ánh nhiều khía cạnh của văn hóa như chủ thể văn hóa, thời gian văn hóa, không gian văn hóa” (Võ Văn Sơn, 2017, trang 49). Vì thế, địa danh và văn hóa còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện được khả năng tư duy của người địa phương. Do đó, địa danh giống như “những tấm bia lịch sử - văn hóa của đất nước” (Lê Trung Hoa, 2006, trang 213). Chính vì thế, vấn đề địa danh từ lâu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu ở nước ta quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về địa danh từ những góc độ khác nhau của các tác giả tiêu biểu như: Đinh Xuân Vịnh, Nguyễn Văn Âu, Hoàng Thị Châu, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai... Tuy nhiên, tính đến hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách định nghĩa riêng tùy cách lập luận và hướng tiếp cận An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 68 của mình. Trong bài viết của mình, chúng tôi sử dụng định nghĩa của tác giả Lê Trung Hoa: “Địa danh là những từ hoặc ngữ được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ” (Lê Trung Hoa, 2006, trang 18). Tiền Giang là vùng đất được khai phá sớm ở Nam bộ. Trong quá trình khai hoang và lập ấp, nhân dân Tiền Giang đã tạo ra một hệ thống địa danh rất phong phú và đa dạng. Đó là địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên hay còn gọi là địa danh chỉ địa hình (bưng, cồn, láng, sông, rạch, vàm, xẽo), địa danh chỉ công trình xây dựng (ao, cầu, đường, bến đò, chợ, cống), địa danh hành chính hay còn gọi là địa danh chỉ đơn vị dân cư (ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn, huyện, thị, thành) và địa danh vùng. Theo quy luật tất yếu của cuộc sống, nhiều địa danh vẫn bền vững theo thời gian dẫu có bao thăng trầm nhưng cũng có những địa danh dần dần ít được nhắc đến rồi đi vào quên lãng. Nhìn chung, các công trình viết về địa danh ở Tiền Giang cũng không nhiều. Có thể kể ra một số tác phẩm sau đây: Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, Định Tường (Mỹ Tho) xưa (2001) của Huỳnh Minh, Địa chí Tiền Giang (2005, 2007), Tìm hiểu nguồn gốc một số địa danh tiêu biểu ở Tiền Giang (2010) và Địa danh chợ ở Tiền Giang (2015) của Võ Văn Sơn, Những đặc điểm của địa danh Tiền Giang (2011) của Nguyễn Thị Kiều Oanh Vận dụng những lý thuyết về Ngôn ngữ học và Văn hóa học, chúng tôi muốn khắc họa khái quát về bức tranh địa danh ở tỉnh Tiền Giang từ góc nhìn Văn hóa học. Trên cơ sở kế thừa những người nghiên cứu trước, bài viết này góp phần tìm hiểu những đặc trưng về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của vùng đất và con người Tiền Giang qua các thời kỳ khác nhau. 2. NỘI DUNG 2.1 Khái quát kết quả thu thập và phân loại địa danh ở tỉnh Tiền Giang Dựa vào đối tượng (hay loại hình), bài viết phân loại địa danh ở tỉnh Tiền Giang theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên. Chúng tôi thu thập được 3.000 địa danh với 4 đối tượng (địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh chỉ các công trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vị hành chính và địa danh chỉ vùng). Kết quả thu thập địa danh ở tỉnh Tiền Giang chủ yếu từ hai nguồn: nguồn thứ nhất là theo các văn bản hành chính, bản đồ các loại, các tài liệu lưu trữ tại địa phương, các công trình viết về Tiền Giang; nguồn thứ hai từ kết quả điều tra điền dã theo sự tồn tại thực tế của các địa danh trong cộng đồng dân cư. Bảng 1. Thống kê kết quả phân loại địa danh ở tỉnh Tiền Giang theo đối tượng (Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả năm 2018) - Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: có 624 địa danh chỉ địa hình, chiếm tỉ lệ 20,8%. Địa danh tự nhiên thường đứng sau những tiền từ như: ao, bãi, bàu, bưng, cồn, cù lao, láng, hóc, gò, giồng, sông, rạch, tắt, xẽo, vàm. Cụ thể, sơn danh (gò, giồng) có 20 địa danh (ví dụ như: gò Táo, gò Trâm Bầu - huyện Gò Công Tây, giồng Tha La, giồng Kiến Định - huyện Châu Thành, gò Đôi, giồng Cai Lậy, giồng Quản Tú, giồng Bù Lu - huyện Cai Stt Tiêu chí Đối tượng địa danh Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tự nhiên Địa danh chỉ địa hình tự nhiên 624 20,8 2 Không tự nhiên Địa danh chỉ các công trình xây dựng 1.200 40,0 Địa danh chỉ các đơn vị hành chính 1.161 38,7 Địa danh chỉ vùng 15 0,5 Tổng cộng 3.000 100 An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 69 Lậy) chiếm 0,7%; thủy danh có 604 địa danh (ao, bãi, bàu, bưng, cồn, cù lao, láng, tắt, rạch, sông, vàm, xẽo) chiếm tỉ lệ 20,1% (ví dụ như: ao Trường Đua - thị xã Gò Công, bàu Giai Cạn - huyện Cái Bè, bến Tắm Ngựa - thành phố Mỹ Tho, cù lao Tân Thới - huyện Tân Phú Đông, rạch Xoài Hột - huyện Châu Thành, rạch Ban Chón - huyện Cai Lậy, vàm Kỳ Hôn - huyện Chợ Gạo). - Địa danh chỉ công trình xây dựng: có 1.200 địa danh chỉ công trình xây dựng, chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số địa danh được thu thập, thường đứng sau các tiền từ như: bến đò, bến xe, bùng binh, cảng cá, cầu, chợ, công viên, cống, đập, đường, kênh, mương, lộ, nghĩa trang, mương, quãng trường, quốc lộ... Đó là các địa danh: bến xe Mỹ Tho, bùng binh Trung Lương, cảng Vàm Láng, cầu Rạch Miễu, công viên Lạc Hồng, đường Hùng Vương, ngã ba Ông Văn, kênh Chợ Gạo, chợ Gạo, chợ Gò Công, quốc lộ 1A). Trong đó, công trình giao thông có 920 địa danh, chiếm tỉ lệ 31%; công trình xây dựng khác có 280 địa danh, chiếm tỉ lệ 9,1%. - Địa danh chỉ các đơn vị hành chính: Tiền Giang có 1.161 địa danh hành chính, chiếm tỉ lệ 38,7%, thường đứng sau các tiền từ như: tổ, ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn, huyện, thị, thành, tỉnh. Ví dụ: ấp Bắc (xã Tân Phú, huyện Cai Lậy); xã Thới Sơn, phường Tân Long (thành phố Mỹ Tho); thị trấn Cái Bè (huyện Cái Bè); thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây So với địa danh chỉ công trình xây dựng thì địa danh hành chính có số lượng ít hơn nhưng lại cao hơn số lượng địa danh chỉ địa hình và địa danh chỉ vùng. - Địa danh chỉ vùng: Tiền Giang có 15 địa danh, chiếm tỉ lệ 0,5%, gồm các địa danh đứng sau các tiền từ như: khu, vùng, xóm. Ở Tiền Giang địa danh vùng chiếm số lượng không nhiều. Ví dụ: xóm Vuông, xóm Chà Là (xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy); xóm Giá Trên, xóm Giá Dưới (xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông); xóm Thủ, xóm Dừa (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây). 2.2 Địa danh tỉnh Tiền Giang từ góc nhìn không gian, thời gian và chủ thể văn hóa 2.2.1 Địa danh tỉnh Tiền Giang từ góc nhìn không gian văn hóa - Địa hình: giống như các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang được đánh giá là vùng đất sở hữu nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt (sông, rạch, kênh, xẽo, khém, hóc) cho nên có rất nhiều địa danh ra đời phản ánh rất rõ tính chất, đặc điểm và diện mạo của miền sông nước gồm tên sông, tên rạch, tên kênh, tên xẽo, tên vàm: sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại (huyện Gò Công Đông); rạch Giao Miệng Lớn, rạch Giao Miệng Nhỏ, rạch Cổ Cò (huyện Cái Bè); kênh Bắc Đông, vàm Bánh Tét (huyện Tân Phước). Do phù sa bồi đắp, Tiền Giang còn có nhiều gò và giồng đất/cát lớn. Các gò và giồng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân như sinh sống, làm ăn, trồng hoa màu cho nên những địa danh ra đời gắn liền với các con giồng đã phản ánh được một vùng đất giàu phù sa này. Tiêu biểu là địa danh Ba Giồng (chữ Hán gọi là Tam Phụ) là tên gọi chỉ vùng đất từ phía Nam sông Vàm Cỏ Tây đến sông Tiền: giồng Dứa, giồng Cát hay giồng Giữa, giồng Thuộc Nhiêu (huyện Châu Thành, huyện Cai Lậy). Ngoài ra, Tiền Giang còn có nhiều gò, giồng khác: giồng Ông Huê, gò Lân (huyện Gò Công Đông); giồng Mồ Côi (huyện Cai Lậy); giồng Tha La (huyện Châu Thành); gò Cát (thành phố Mỹ Tho) - Động vật: địa danh chỉ các loại động vật ở tỉnh Tiền Giang khá phong phú và đa dạng. Đó là những loài động vật quen thuộc và phổ biến trong dân gian, gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người: rồng, rắn, An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 70 hổ, ngựa, rùa, cá mắm, chim muông Hiện nay vẫn còn lưu lại dưới nhiều địa danh như: cồn Rồng (thành phố Mỹ Tho); láng Chim, tràm Cá Sặc (huyện Tân Phước); rạch Cả Rắn (huyện Cai Lậy); ấp Cá, cầu Trâu (huyện Châu Thành); cầu Cựa Gà, rạch Kiến (huyện Chợ Gạo); gò Rùa (thị xã Gò Công); bàu Sấu, cầu Cá Thu, láng Lộc, trại Cá (huyện Gò Công Đông); chợ Cá Chốt, rạch Cò (huyện Gò Công Tây). - Thực vật: lấy tên thực vật (cây cỏ, hoa lá) để đặt địa danh và nhân danh (tên người) là một hiện tượng rất phổ biến của người dân Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Ví dụ như: cầu Cây Sung, rạch Cây Dông, rạch Cây Cam (huyện Cái Bè); bưng Bồn Bồn, rạch Mù U, chợ Ba Dừa, đường Cây Trâm (huyện Cai Lậy); bàu Bèo, kênh Tràm Mù (huyện Tân Phước); cống Cây Da, rạch Xoài Mút, rạch Rau Răm, đường Bờ Cỏ Sả (huyện Châu Thành); giồng Lức, giồng Nâu, gò Me, ấp Cây Bàng (huyện Gò Công Đông). - Nguyên vật liệu: Tiền Giang không có nhiều khoáng sản quý hiếm, chỉ có một số khoáng sản phi kim loại như đất sét và cát, dùng để làm đồ gốm và vật liệu xây dựng. Nhiều địa danh ở Tiền Giang đã dựa vào đặc trưng nổi bật trên của đối tượng để đặt tên như: cầu Đất Sét (xã Hậu Thành, huyện Cái Bè); láng Cát (xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước); rạch Gò Cát (xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho); giồng Cát (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây). - Màu sắc, ánh sáng và tính chất của đối tượng: màu sắc, ánh sáng và tính chất cũng là một đặc trưng để đặt tên cho địa danh ở Tiền Giang. Tuy nhiên, tên gọi phản ánh màu sắc, ánh sáng ở vùng đất này không nhiều lắm: cầu Trắng (xã Bình Phú, huyện Cai Lậy); ấp Cây Xanh (xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành); chợ Đèn Đỏ (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông); ấp Xóm Đen (xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông). Ngoài ra, một số địa danh gọi theo đặt điểm tính chất của đối tượng địa danh như: cầu Nước Đục (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè); chợ Gò Công Cũ, chợ Gò Công Mới (thị xã Gò Công); rạch Giao Miệng Lớn (xã An Hữu, huyện Cái Bè); cửa Tiểu, cửa Đại, kênh Rạch Lớn (xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông); cầu Sắt (xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành); cầu Vĩ (xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho). - Vị trí của đối tượng: ở tỉnh Tiền Giang, việc dựa vào đối tượng để đặt tên rất phổ biến và số lượng từ ngữ chỉ phương hướng, vị trí được sử dụng tương đối khá làm tăng thêm tính đa dạng, phong phú của vùng đất này. Ví dụ tên hành chính của các ấp, xã: ấp Đông, ấp Tây, ấp Bắc, ấp Thượng, ấp Hạ (thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây); xã An Thái Đông, xã An Thái Trung, xã Mỹ Đức Đông, xã Mỹ Đức Tây (huyện Cái Bè); xã Tân Lý Tây, xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành); hay tên các công trình xây dựng (kênh, cầu, cống, đường,): đường Nam Tân Long, đường Bắc Tân Long (thành phố Mỹ Tho); kênh Chà Trên, kênh Chà Dưới (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè). Bên cạnh địa danh Hán Việt, có các địa danh Hán Việt kết hợp các số hoặc chữ cái nhằm phân biệt chúng với nhau, chẳng hạn: ấp Tân Bình 2A, ấp Tân Bình 2B (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo); xã Mỹ Lợi A, xã Mỹ Lợi B (huyện Cái Bè); xã Tân Lập 1, xã Tân Lập 2 (huyện Tân Phước). 2.2.2 Địa danh tỉnh Tiền Giang từ góc nhìn thời gian văn hóa Địa danh phản ánh các giai đoạn lịch sử: Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử và xã hội cụ thể. Theo nhà Ngôn ngữ học người Pháp Rostaing (1965) thì địa danh trở thành “vật hóa thạch”, ghi lại những cái mốc quan trọng của lịch sử theo dòng thời gian như quá trình di cư, làm ăn và sinh sống của một tộc người nào đó, hay qua địa danh, chúng ta biết An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 71 về tiến trình lịch sử của một địa bàn, những biến cố chính trị của vùng đất, những sự kiện lịch sử của dân tộc. Tác giả Lê Trung Hoa cho rằng địa danh là “những tấm bia lịch sử ghi lại, nó ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định nên địa danh mang dấu ấn của thời đại mà nó chào đời” (Lê Trung Hoa, 2003, tr. 213). Có thể nói địa danh như là “một nhân chứng sống” tái hiện lịch sử của một vùng đất ở mỗi thời kỳ. Một số địa danh tiêu biểu của Tiền Giang phản ánh những chiến công kiên cường, oanh liệt của người dân. Đó là: Rạch Gầm - Xoài Mút (xã Kim Sơn, huyện Châu Thành) là tên hai con rạch đổ ra sông Tiền; cũng nơi đây dân và quân Đàng Trong dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đánh tan 5 vạn quân Xiêm vào ngày 19 và 20/1/1785. Lũy Pháo Đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông) là một thành đất được đắp từ thời Minh Mạng, để canh giữ vùng đất có tính chiến lược, vị trí quân sự quan trọng của vùng cửa Tiểu. Lộ Ma (đường Thái Sanh Hạnh ở thành phố Mỹ Tho ngày nay) là con đường trung tâm của thành Định Tường xưa được triều Nguyễn xây dựng vào năm 1792 từng làm pháp trường xử bắn tội nhân. Đám Lá Tối Trời (huyện Gò Công Đông) là căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của nghĩa quân Trương Định trong những năm 1861 - 1864 (Gò Công anh dũng tuyệt vời/ Ông Trương “Đám Lá Tối Trời” đánh Tây). Bến đò Phú Mỹ (quầy bán thịt người) là di tích lịch sử cách mạng (huyện Tân Phước) ghi dấu tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta vào những năm 1945 - 1949; chúng đã dùng búa chặt đầu những đồng chí, những người dân nghèo khó mà chúng tình nghi có quan hệ kháng chiến, rồi bêu trên các cọc tre và bày thịt người ở bờ kênh ép mọi người đi ngang qua phải mua. Đường Ấp Bắc đặt tên theo chiến thắng Ấp Bắc (xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy) vào ngày 2/1/1963 của quân và dân Tiền Giang đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa. Bên cạnh đó, địa danh còn cho chúng ta thấy được các di chỉ, các công trình xây dựng ra đời trong công cuộc chống ngoại xâm, cho dù theo thời gian chúng còn tồn tại hay không tồn tại thì đó cũng là những chứng tích có giá trị cho các nhà khảo cổ học, lịch sử học nghiên cứu. Đó là các địa danh: gò Lũy, đường Bảy Liệt Sĩ (huyện Châu Thành); kênh Kho Đạn (thành phố Mỹ Tho); vịnh Đôi Ma, đầm Vạn Thắng (huyện Gò Công Đông); đập Ông Chưởng (huyện Gò Công Tây); chợ Mãnh Ma (thị xã Gò Công); vàm Kỳ Hôn (huyện Chợ Gạo); kinh Kháng Chiến (huyện Cai Lậy); kênh Cặp Rằn Núi (huyện Tân Phước). Địa danh phản ánh các thay đổi về hành chính: Qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức hành chính ở Tiền Giang theo từng chế độ, đến nay đã có rất nhiều tên gọi đơn vị hành chính khác nhau. Nhiều tên gọi được sử dụng trước kia đã không còn được sử dụng và bị chìm vào quên lãng như: đạo, dinh, hạt, phủ, thành, tổng, quận, thôn, trại, trấn, (đạo Trường Đồn, dinh/thành Trấn Định, trấn Định Tường, hạt thanh tra Mỹ Tho, phủ Kiến An, tổng Phong Hòa, quận Sầm Giang). Qua việc đổi tên, thành lập một số địa danh, chúng ta biết rõ được tình hình chính trị, những sự kiện lịch sử của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, phần lớn tên đường phố ở Tiền Giang của thời kỳ trước 1954, đều được gọi theo tên của người Pháp như: Alexandre De Rhodes (nay là Nguyễn Tri Phương), Albery Puissiers (nay là Lãnh Binh Cẩn), Delfosse (nay là Lý Thường Kiệt), Delibes (nay là Thiên Hộ Dương), Boulevard Joffre (nay là Lý Tự Trọng), Landes (nay là Lê Đại Hành), Pigneaux de Béhaine (nay là Lãnh Binh Cẩn), Pigneau de Behaine (nay là đường Đốc Binh Kiều), Savorgnan de Brazza (nay là đường Học Lạc). Sau năm 1975, tên đường phố của Tiền Giang đều có xu hướng được nhà nước ta đặt theo tên các danh nhân có công lớn đối với quê hương, hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng, mang ý An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 72 nghĩa thiết thực trong việc giáo dục truyền thống cách mạng và lòng tự hào dân tộc. Phần lớn, những tên đường, phố ở Tiền Giang tập trung nhiều nhất ở khu vực thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy như: 30 tháng 4 (trước là đường Ngô Tùng Châu), Huyện Toại (trước là đường Trần Văn Trần), Trương Định (trước là đường Đỗ Hữu), Nguyễn Văn Côn (trước là đường Joffre), Trương Định (trước là đường Phạm Đăng Hưng), Võ Duy Linh (trước là đường Huyện Tri). 2.2.3 Địa danh tỉnh Tiền Giang từ góc nhìn chủ thể văn hóa - Địa danh phản ánh các tộc người cư trú trên địa bàn: Vùng đất Tiền Giang là nơi cộng cư của nhiều dân tộc (Việt, Hoa, Khmer, Chăm). Do đó, địa danh ở tỉnh Tiền Giang còn được tạo ra và kết tinh từ ngôn ngữ của các tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này và để lại dấu tích đến ngày nay. Cư dân Tiền Giang đã tiếp thu văn hóa Khmer, Hoa và Pháp trong quá trình cộng cư với các dân tộc này. Đối với văn hóa Khmer và Hoa, người Tiền Giang tiếp nhận một số địa danh của người Khmer, Hoa để đặt tên địa danh. Cụ thể, các địa danh mang dấu ấn Khmer: “Mỹ Tho” có nguồn từ tiếng Khmer “Mê Sor” có nghĩa là “xứ có những cô gái có làn da trắng đẹp”, chợ Bưng (huyện Châu Thành) thì “Bưng” có nghĩa là “vùng đất sâu và rộng ở giữa đồng”, rạch Tham Rôn thì “Tham Rôn” có nghĩa là “cây trôm”, rạch Ba Rài thì “Ba Rài” có nghĩa là “hồ chứa nước ngọt”. Một số địa danh mang dấu ấn Hoa: Mỹ Tho Đại Phố (chợ Phố Lớn Mỹ Tho), huê viên Lạc Hồng (vườn hoa Lạc Hồng). Đối với văn hóa Pháp, người Tiền Giang chấp nhận sử dụng tên các nhà khoa học chân chính, quan lại đã có những đóng góp trong việc đào kênh để phát triển kinh tế của Pháp để đặt tên địa danh như: đường Yersin (thành phố Mỹ Tho), kênh Canal Duperrée (huyện Chợ Gạo), kênh Salicatte, kênh Champeaux (huyện Gò Công Đông). Ngoài ra, các từ ngữ gốc Pháp đã được sử dụng trong ngôn ngữ hằng ngày cũng được dùng làm địa danh ở Tiền Giang, như: ấp Ga (gare), kênh Xáng (chaland), cầu Bót (poste)... Ngoài ra, một số địa danh khác nói lên nguồn gốc của nhiều cư dân đến từ các vùng khác như: xóm Cà Mau (huyện Cai Lậy), xóm Huế (huyện Tân Phước), xóm Bắc (huyện Châu Thành). - Địa danh phản ánh tên người: • Cũng giống các thành phố, tỉnh thành khác ở Việt Nam, vùng đất Tiền Giang có nhiều địa danh mang tên những người có công với đất nước, các bậc hiền tài hay các anh hùng liệt sĩ thường tập trung ở tên đường phố. Địa danh giúp chúng ta càng tự hào và thêm yêu vùng đất nơi mình sinh sống, về các nhân vật lịch sử. Nhóm thứ nhất gắn với lịch sử dân tộc: Hùng Vương, Trưng Trắc, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ. Nhóm thứ hai gắn với lịch sử địa phương: Trương Định, Võ Tánh, Thủ Khoa Huân, Tứ Kiệt, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Văn Nguyễn, Lê Thị Phỉ, Học Lạc, Hoàng Việt, Phùng Há. • Địa danh đặt theo tên của những người địa phương (thường mang yếu tố “ông” và “bà”) đã từng sống trên vùng đất này. Họ là có thể là những người đầu tiên khai hoang, lập ấp, xây đựng đường xá, cầu cống. Đó là các địa danh: chợ Bà Đắt, rạch Bà Hậu, rạch Bà Xã, cầu Ông Hưng, sông Ông Vẽ (huyện Cái Bè); rạch Ông Bảo, tắt Bà Khoa, cầu Bà Trần, chợ Bà Tồn (huyện Cai Lậy); rạch Bà Lý, chợ Ông Văn, cầu Bà Thể (huyện Chợ Gạo); kênh Ông Chủ, cầu Bà Rảnh (huyện Tân Phước); rạch Bà Tiên, cầu Bà Từ (huyện Tân Phú Đông). - Địa danh phản ánh tâm lý tộc người: Phần lớn địa danh hành chính ở Tiền Giang (chiếm gần 80) là từ Hán Việt thể hiện ước An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 73 vọng của người dân về ước vọng bình an, ước vọng đổi đời, ước vọng thịnh vượng, giàu có. Qua đó, phản ánh nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Tiền Giang gửi gắm, ký thác vào vùng đất mà mình đang sinh sống. • Ước vọng đổi đời: Khi mở một vùng đất mới, người dân mong muốn mọi thứ đến với mình đều mới mẽ hơn. Điều đó thể hiện qua từ “Tân” (mới, bắt đầu) đối lập với “cũ”. Nhiều tên làng, xã ở Tiền Giang có từ “Tân” ở đầu địa danh, như xã: Tân Bình Thạnh, Tân Thuận Bình (huyện Chợ Gạo); Tân Điền, Tân Phước, Tân Tây, Tân Thành, Tân Trung (huyện Gò Công Đông); Tân Thạnh, Tân Phú, Tân Thới (huyện Tân Phú Đông), Tân Hòa Đông, Tân Hòa Tây, Tân Hòa Thành (huyện Tân Phước). • Ước vọng an bình, thịnh vượng: Các từ “An, Bình, Định, Hòa, Hội, Long, Phú, Thạnh, Thuận” trong địa danh phản ánh tâm tư, ước vọng một cuộc sống bình an, tốt đẹp trong mọi phương diện. Ví dự tên các xã, phường và thị trấn: An Cư, Hội Cư (huyện Cái Bè); Phú An, Long Khánh, Long Tiên, Thạnh Hòa (huyện Cai Lậy); Long An, Phước Thạnh (Châu Thành); Trung An, Đạo Thạnh (thành phố Mỹ Tho); Bình Đông, Bình Xuân, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận (thị xã Gò Công); Bình Ân, Bình Nghị, Gia Thuận (huyện Gò Công Đông); Thạnh Nhựt, Thạnh Trị (huyện Gò Công Tây). • Ước vọng giàu có: Các từ “Lộc, Lợi, Phát, Phú, Hưng, Phước, Vĩnh...” thể hiện mơ ước một cuộc sống giàu có về vật chất và về tinh thần.Ví dụ tên các xã: Thạnh Lộc, Bình Phú, Phú Cường (huyện Cai Lậy); Hòa Hưng, Tân Hưng (huyện Cái Bè); Đăng Hưng Phước, Phú Kiết (huyện Chợ Gạo); Hưng Thạnh, Mỹ Phước, Phước Lập (huyện Tân Phước); Long Hưng, Phú Phong, Thạnh Phú (huyện Châu Thành); Phú Đông, Phú Tân (huyện Tân Phú Đông); hay là tên chợ, cầu, cống: chợ/cầu Bình Phú (huyện Cai Lậy), chợ/cầu Vĩnh Kim (huyện Châu Thành), chợ/bến đò Phú Mỹ (huyện Tân Phước). • Ước vọng cuộc sống tươi đẹp: Khi đến định cư ở vùng đất mới, những lưu dân luôn mong muốn mọi thứ đến với họ tươi đẹp và hoàn mỹ. Tiền Giang có nhiều địa danh bắt đầu bằng yếu tố “Mỹ”, như xã: Mỹ Lương, Mỹ Phú, Mỹ Tân, Mỹ Trung (huyện Cái Bè); Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Phước Tây (thị xã Cai Lậy); Mỹ Phong (thành phố Mỹ Tho); Mỹ Phước (huyện Tân Phước). • Ước vọng về cuộc sống giàu lễ nghĩa, nhân ái như: xã Thiện Trí, xã Thiện Trung (huyện Cái Bè); ấp Hội Nhơn, ấp Hội Lễ, ấp Hội Nghĩa, ấp Hội Trí, ấp Hội Tín (xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy); ấp Hòa Nhơn, ấp Hòa Nghĩa, ấp Hòa Trí (xã Long Khánh, huyện Cai Lậy); ấp Quý Chánh, ấp Quý Lợi, ấp Quý Phước, ấp Quý Thành (xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy). • Tâm lý kiêng kỵ: Tâm lý kiêng kỵ là một trong những biểu hiện văn hóa ứng xử của con người trong cuộc sống. Người Việt thường kiêng gọi tên những con vật linh thiêng; kiêng húy tên các nhân vật hoàng tộc, quan lại và những người có công với đất nước trong xã hội đương thời, để tỏ lòng thành kính hoặc để không bị “trừng phạt”. Một số ít địa danh ở Tiền Giang phản ánh điều này như: cầu/chợ Ông Hổ (huyện Châu Thành), gò Sơn Qui (thị xã Gò Công), khu Lăng Cá Ông (huyện Gò Công Đông). • Thích dùng số thứ tự: Người dân Nam bộ nói chung và người dân tỉnh Tiền Giang nói riêng có tâm lý thường hay dùng số thứ tự và chữ cái để gọi tên, đặt biệt là An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 74 thứ bậc kèm theo tên, có lẽ do dễ đọc, dễ nhớ và gần gũi. Ví dụ: cầu Hai Thỏ, kênh Hai Xẹt, kênh Bảy Đèo (huyện Cái Bè); cầu Ba Vùng, kênh Tám Dư, rạch Hai Tân, rạch Năm Trinh, rạch Năm Truyền, rạch Ông Mười (huyện Cai Lậy); rạch Hai Sanh, ấp Bà Lẫy 1, ấp Bà Lẫy 2 (huyện Gò Công Đông); kênh Hai Đạt, kênh Chín Hấn, kênh 1000, cầu 500 (huyện Tân Phước). Bên cạnh còn xuất hiện một số địa danh dùng số là từ Hán Việt: xã Nhị Quý, xã Nhị Mỹ, xã Tam Bình, xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy); xã Nhị Bình, xã Tam Hiệp (huyện Châu Thành). Đồng thời, dùng cách ghép số thứ tự và chữ cái để gọi tên cống N8 (huyện Gò Công Tây); cầu K.120, ấp 3A, 3B (thành phố Mỹ Tho); tỉnh lộ 866B, quốc lộ 1A. Có thể nói, tâm lý chung của người dân Tiền Giang là thích dùng những gì gần gũi có ở xung quanh họ để đặt tên cho thuận tiện và dễ nhớ nhất. - Địa danh tỉnh Tiền Giang phản ánh về mặt kinh tế và xã hội: Địa danh phần nào lột tả được bộ mặt kinh tế và xã hội của người dân Tiền Giang qua nhiều giai đoạn khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau, cho ta thấy được sự cần cù, thông minh của con người trong mọi hoàn cảnh sống. • Tên chợ: Trong sinh hoạt kinh tế, chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Chợ đi vào địa danh chiếm số lượng khá nhiều. Hiện nay, ở Tiền giang có 176 chợ. Những chợ tiêu biểu như: chợ nổi Cái Bè, chợ An Hữu, chợ Cà Dăm, chợ Thiên Hộ Dương (huyện Cái Bè); chợ Cai Lậy, chợ Xoài Tư, chợ Bưng Môn (thị xã Cai Lậy); chợ Bưng, chợ Thuộc Nhiêu, chợ Rạch Gầm, chợ Giữa Vĩnh Kim (huyện Châu Thành); chợ Mỹ Tho, chợ Thạnh Trị, chợ Vòng Nhỏ (thành phố Mỹ Tho); chợ Ông Văn, chợ An Thạnh Thủy (huyện Chợ Gạo); chợ Gò Công Cũ (thị xã Gò Công); chợ Rạch Giá, chợ Vàm Láng, chợ Xã Lới (huyện Gò Công Đông); chợ Vĩnh Bình, chợ Long Bình (huyện Gò Công Tây); chợ Rạch Vách, chợ Pháo Đài (huyện Tân Phú Đông). • Nghề nghiệp và sản vật: Địa danh chỉ nghề nghiệp, sản vật thường gặp ở tên các đơn vị hành chính và tên địa hình tự nhiên. Ví dụ: rạch Cái Cối, bánh phồng Cái Bè, xoài cát Hoà Lộc, bưởi long Cổ Cò (huyện Cái Bè); sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy); chợ Lò Gạch, làng hoa Mỹ Phong, hủ tiếu Mỹ Tho, gạo Gò Cát, mận hồng đào Trung Lương (thành phố Mỹ Tho); cầu Rượu, xóm Kiệu, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, làng chiếu Long Định, nước mắm Bình Đức (huyện Châu Thành); rạch Lò Vôi, xóm Bún, thanh long Chợ Gạo (huyện Chợ Gạo); mắm tôm chà Gò Công, sơ ri Gò Công, ấp Lò Gạch, ấp Xóm Lưới, rạch Làng Nứa (huyện Gò Công Đông); bánh giá Chợ Giồng (huyện Gò Công Tây); khóm Tân Phước (huyện Tân Phước). Đây có thể xem đây là một đặc điểm riêng của Tiền Giang so với địa bàn khác. - Địa danh tỉnh Tiền Giang phản ánh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo: • Địa danh gắn với hoạt động tín ngưỡng: Tín ngưỡng là một biểu hiện của văn hóa trong địa danh. Theo đó, tín ngưỡng có thể thể hiện trong địa danh qua quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người sống trên mảnh đất Tiền Giang hay qua tâm lý linh thiêng hóa một nhân vật, một đối tượng mà con người gởi vào đó đức tin và lòng tôn kính của mình. Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, người dân Tiền Giang tập trung phản ánh ở địa danh liên quan đến hoạt động tín ngưỡng: cầu Rạch Miễu, đường Miễu Cây Dong, lộ Đình (thành phố Mỹ Tho); rạch Miễu, cầu An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 75 Rạch Miễu (huyện Cái Bè); ấp Miễu Hội, đường Miễu Bà (huyện Châu Thành); rạch Đình, cầu Rạch Đình (huyện Tân Phước); giồng Đình (huyện Gò Công Đông). • Địa danh gắn với hoạt động tôn giáo: Tiền Giang hiện có 231.000 tín đồ (theo các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài...), chiếm 13% dân số toàn Tỉnh. Nhiều địa danh phản ánh khá rõ nét sự hiện tồn của các văn hóa vật thể (chùa, thánh thất, nhà thờ) như: kênh Nước Chùa (huyện Cái Bè); cầu Cống Chùa, rạch Chùa (huyện Cai Lậy); rạch Bến Chùa, chợ Bến Chùa, đường Nhà Thờ (huyện Châu Thành); đường Chùa Một Cột, xóm Chùa Chà (thành phố Mỹ Tho); cầu Chùa Phật Đá (huyện Tân Phước); xóm Chùa Cây Me (huyện Gò Công Đông). 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Trên cơ sở vận dụng kiến thức của Ngôn ngữ học và Văn hóa học, chúng tôi nhận thấy địa danh ở tỉnh Tiền Giang khá phong phú, đa dạng về đối tượng phương thức, về ngôn ngữ (chủ yếu thuần Việt và Hán Việt), về phương thức cũng như hình thức cấu tạo. Có thể nói, địa danh ở tỉnh Tiền Giang là sự kết tinh của ngôn ngữ và văn hóa, của cái trừu tượng và cái cụ thể. Đa số địa danh của tỉnh Tiền Giang đều có nguồn gốc dân gian và phản ánh đậm nét hiện thực về đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử phát triển của vùng đất, những thay đổi về hành chính, đặc điểm tâm lý và khả năng tư duy của các tộc người sinh sống trên địa bàn. Chính những đặc trưng đó tạo cho địa danh vùng đất này khá đặc biệt và thú vị. 3.2 Khuyến nghị • Thứ nhất, để “giải mã” một địa danh nào đó, người nghiên cứu cần phải vận dụng và kết hợp kiến thức của các ngành khoa học như: ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, dân tộc, xã hội để phân tích và hiểu đúng một địa danh. Đồng thời, người nghiên cứu phải đứng trên phương diện lịch đại, đồng đại để tìm ra giá trị phản ánh hiện thực của địa danh phản ánh, góp phần đào sâu những tầng văn hóa ẩn chứa đằng sau các địa danh qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử của một vùng đất. • Thứ hai, thay thế hoặc giảm bớt những địa danh bằng số hay bằng chữ cái. Mặc dù, địa danh bằng số tiện dụng là ngắn gọn, nhưng nó là con số vô hồn, không phản ánh được nét văn hóa nào trong đó. Nên chăng chỉ dùng số thứ tự (1, 2, 3) hay chữ cái (A, B, C) ở các đơn vị hành chính (dưới cấp ấp, cấp khu phố) hoặc các công trình xây dựng (đường, cầu, cống) ở những khu dân cư mới xây dựng trong thời gian chờ đặt tên chính thức bằng chữ. • Thứ ba, khảo sát toàn diện những đối tượng địa lý ở tỉnh Tiền Giang chưa có tên gọi chính thức, thống kê phân loại và đề xuất cách đặt tên sao cho phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa của địa phương. Điều chỉnh (chuẩn hóa) lại các địa danh bị sai lạc về âm và chữ viết để nhận diện chính xác về các giá trị phản ánh hiện thực của chúng. • Thứ tư, để đặt tên cho các địa danh mới, các cơ quan chức năng cần phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định. Đó là “tính dân tộc, tính truyền thống; tính chính trị, tính đạo đức; tính lịch sử, tính địa phương; tính tiện dụng, tính đại chúng và tính thẩm mỹ” (Lê Trung Hoa, tr. 231 - 235); song song đó, cần phải An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 67 – 76 76 lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia cũng như người dân địa phương. • Thứ năm, cần có những nghiên cứu tiếp theo để đào sâu, khai thác và nhận diện các lớp trầm tích “hóa thạch” trên địa danh. Đồng thời, căn cứ vào kết quả địa danh đã thu thập, các cơ quan chức năng cần hướng đến xây dựng “Từ điển Từ nguyên địa danh tỉnh Tiền Giang”, góp phần giúp cho mọi người tìm hiểu về bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Tiền Giang. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Trung Hoa. (2003). Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Lê Trung Hoa. (2006). Địa danh học Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Nguyễn Thị Kiều Oanh. (2011). Những đặc điểm của địa danh Tiền Giang. (Luận văn Thạc sĩ không xuất bản). Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trần Hoàng Diệu & Nguyễn Anh Tuấn. (2007). Địa chí Tiền Giang (Quyển 2). Tiền Giang: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang. Trần Thị Ngọc Lang. (1995). Phương ngữ Nam Bộ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Trịnh Hoài Đức. (1972). Gia Định thành thông chí (Tập hạ). (Tu Trai Nguyễn Tạo dịch). Sài Gòn: Nha Văn Hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa. (Quyển sách gốc được xuất bản năm 1820). Võ Văn Sơn. (2010). Tìm hiểu nguồn gốc một số địa danh tiêu biểu ở Tiền Giang. (Đề tài nghiên cứu khoa học không xuất bản). Trường Đại học Tiền Giang, Tiền Giang, Việt Nam. Võ Văn Sơn. (2017). Đặc điểm địa danh ở thành phố Mỹ Tho. Tạp chí Ngôn ngữ, 6, 49 - 50. Vương Hồng Sển. (1999). Tự vị tiếng nói miền Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1569813926_07_vo_van_son_xpdf_8899_2189588.pdf
Tài liệu liên quan