Đề tài Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình

Tài liệu Đề tài Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình: 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oryza Sativa-L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất cho sự sống của con người. Cùng với các cây lương thực khác, cây lúa được thực tế sản xuất hết sức quan tâm, vì vậy nó được trồng phổ biến trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Ở Việt Nam, gần 100% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, việc không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi... đã làm tăng năng suất đáng kể. Trong các yếu tố đó, phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng đối với năng suất lúa. Với giống lúa mới chọn tạo thì 3 nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali là các nguyên tố đa lượng chủ yếu và cơ bản nhất mà các công trình nghiên cứu đều đề cập tới. Riêng giống lúa PC6 là giống lúa chất lượng cao mới được Viện...

doc93 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oryza Sativa-L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất cho sự sống của con người. Cùng với các cây lương thực khác, cây lúa được thực tế sản xuất hết sức quan tâm, vì vậy nó được trồng phổ biến trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Ở Việt Nam, gần 100% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, việc không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi... đã làm tăng năng suất đáng kể. Trong các yếu tố đó, phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng đối với năng suất lúa. Với giống lúa mới chọn tạo thì 3 nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali là các nguyên tố đa lượng chủ yếu và cơ bản nhất mà các công trình nghiên cứu đều đề cập tới. Riêng giống lúa PC6 là giống lúa chất lượng cao mới được Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm chọn tạo, cho năng suất và chất lượng khá đang được sản xuất quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu về liều lượng phân bón hợp lý. Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết: lượng bón đạm, lân, kali là bao nhiêu; bón như thế nào để có năng suất cao, chất lượng tốt? Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình". 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích của đề tài - Xác định được liều lượng phân bón cho hiệu quả cao nhất cho giống lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được tác dụng của các công thức bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của lúa PC6 - Xác định một số chỉ tiêu dinh dưỡng đất trước và sau khi bón phân - Xác định được hiệu quả kinh tế của các công thức bón 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa Như Đào Thế Tuấn năm 1970 viết “Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực vật để bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư thực vật của 6 – 20 ha mới có đủ dinh dưỡng cung cấp cho 1ha thâm canh”. Vì vậy, nền nông nghiệp này cũng không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với yêu cầu của con người [35]. Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới đều đã, đang trải qua các hình thức phát triển và sử dụng phân bón theo Bùi Huy Đáp, 1980[10]: - Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không đáp ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng. - Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi sinh vật đất cung cấp dinh dưỡng cho cây… Việc bón phân cho cây thì chỉ bón các loại phân thiên nhiên. Nền nông nghiệp này cho năng suất cây trồng thấp, việc cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng lại bấp bênh do phụ thuộc vào sự phân giải của vi sinh vật. Kinh nghiệm canh tác của nhân dân ta, cùng nhiều nghiên cứu về cây lúa đã cho thấy: để đạt năng suất lúa 5 tấn/ha cần phải cung cấp từ 100 – 120 kg N/ha. Vì vậy nếu chỉ bằng phân chuồng hoặc phân hữu cơ thì phải bón 30 tấn mới đủ lượng đạm. Như vậy, rất khó khăn trong việc chuẩn bị đủ lượng phân hữu cơ. Theo Bùi Huy Đáp (1980) nếu dựa vào chăn nuôi thì lượng thóc sản xuất được 5 tấn/ha, vừa đủ nuôi đàn lợn để có 30 tấn phân chuồng [10]. Theo Vũ Hữu Yêm ( 1995) : thì nền nông nghiệp hữu cơ tuy có làm độ phì của đất suy giảm chậm hơn nhưng nhìn tổng thể thì độ phì của đất vẫn bị suy giảm đáng kể. Kết quả thử nghiệm sau 30 năm của FAO cho thấy: “Nếu tận dụng hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại để bón ruộng mà không bón phân hoá học, năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, đất bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, một số cây giống mới (giống lai) cần có một lượng phân bón thích hợp thì mới đạt được năng suất tối đa" [38]. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Đúng như nhận định của Yang trong hai năm 1998 - 1999: “Không có phân hoá học, nông nghiệp thế giới không thể nào trong 50 năm qua sản lượng tăng gấp 4 lần và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các nước văn minh” [52,54]. Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của nhà nông, nhưng đất có thể bị suy kiệt đến mức độ không thể sản xuất được nữa nếu chúng ta không quan tâm đến bón phân cho cây trồng. Trong quá trình sử dụng có những yếu tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi không cần bù trả lại vì hàm lượng của chúng quá nhiều trong đất. Đất có thể bị suy kiệt dần nếu chỉ quan tâm trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch. Vì trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, mùn (chất hữu cơ) bị phân huỷ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời các chất dinh dưỡng khác có thể bị rửa trôi hay bay hơi dẫn đến mất chất dinh dưỡng từ đất. Việc duy trì hàm lượng mùn hợp lý trong đất có tác dụng rất rõ cho việc nâng cao hệ số sử dụng phân bón của cây trồng. Ngoài ra còn làm cơ sở cho việc tính lượng phân bón nhằm duy trì độ phì nhiêu của đất trong trồng trọt, đồng thời cũng mở đường cho việc phát triển sản xuất và việc sử dụng phân bón hoá học nhằm đạt hiệu quả trồng trọt ngày càng cao hơn. 2.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không có phân bón thì không thể cho năng suất cao. Theo Nguyễn Văn Luật năm 2001 cho thấy phân bón có khả năng tăng năng suất từ 25 – 50% so với đối chứng không bón phân [21]. Theo Bùi Đình Dinh vào các năm 1995 - 1999 cho thấy: Trong thực tiễn, năng suất cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh vật của chúng. Nếu năng suất lúa ở mức 43,3 tạ/ha, so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30 – 40%. Muốn đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử dụng phân bón là hữu hiệu nhất [13,14]. Còn Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng, đối với sản xuất nông nghiệp thì phân bón được coi là vật tư quan trọng [11]. Ca dao Việt Nam có câu: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Câu ca dao trên cha ông ta khẳng định rằng từ thời xưa đã coi phân bón trong sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng để tăng năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới cho năng suất cao còn có sự bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm tăng 50% năng suất cây trồng so với năng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu tại các nước Tây Âu. Và đến những năm 1970 – 1985 thì năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới lần thứ nhất [10,12]. Theo FAO thì trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phân bón đóng vai trò vào tăng năng suất nông nghiệp toàn cầu khoảng 50% (FAO 1984), ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 75%. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó chủ yếu là tăng cường sử dụng phân bón hoá học mà năng suất cây trồng nông nghiệp đã tăng 2 – 3 lần trong vòng 60 năm [3,47]. Ở Việt Nam, năng suất cây lúa đã tăng từ 12,1 tạ/ha/vụ trong những năm 30 lên 31,7 tạ/ha/vụ trong những năm 90 của thế XX, tức là đã tăng 2,6 lần [4]. Như vậy: “Không có phân hoá học, nông nghiệp trong vòng 50 năm qua không thể tăng năng suất gấp 4 lần, sử dụng phân bón có tác dụng sâu xa đến cân bằng dinh dưỡng trong đất, đóng vai trò quyết định tương lai nền văn minh của loài người [14]. 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đều có nhu cầu dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Các yếu tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali cần thiết cho cây lúa trong toàn bộ đời sống của nó, số lượng chênh lệch nhau tương đối nhiều tuỳ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, chế độ canh tác và cách bón phân. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là nhân tố quyết định việc cần bón nguyên tố nào, số lượng bao nhiêu cho cây. Những năm gần đây do diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các biện pháp canh tác chưa hợp lý nên đã dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất làm giảm độ màu mỡ của đất nhanh chóng, đặc biệt là ở vùng đồi núi. Do vậy để đảm bảo năng suất lúa cần phải hiểu rõ tính chất của đất. Hiện nay nhờ thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chọn lọc và chọn tạo giống, cho nên các giống lúa mới chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao hơn các giống lúa cũ đã được đưa vào sản xuất. Vì vậy dựa vào đặc điểm của giống để cung cấp phân bón cho lúa là cần thiết. Tuy nhiên các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau thì xác định thời kỳ bón, lượng phân bón khác nhau [7,9,17] 2.3.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ nhánh mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít. Nếu bón không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, đòng nhỏ, từ đó làm cho năng suất giảm. Nếu bón thừa đạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu bệnh, dễ lốp đổ, đẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra chiều cao cây phát triển mạnh, trỗ muộn, năng suất giảm. Theo Bùi Huy Đáp năm 1980, đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết được tác dụng [10]. Và Lê Văn Tiềm năm 1986 thì khi cây lúa được bón đủ đạm nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng [33]. Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, là thành phần cơ bản của protein. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzym. Các bazơ có đạm, thành phần cơ bản của axit Nuclêic trong các AND, ARN của nhân bào, nơi chứa các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Do vậy, đạm là một yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tích cực đến việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác. Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón thừa đạm [18,27,28,29] Theo nghiên cứu của Broadlen năm 1979 và các nghiên cứu của Đỗ Thị Tho và PhạmVăn Cường năm 2004 thì đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của cây lúa. Đạm giữ vị trí quan trọng trong việc tăng năng suất, là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hoá học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và hạt. Trong các vật chất khô của cây trồng có từ 1 – 5% đạm tổng số. Người ta thấy trong các bộ phận non của cây hàm lượng đạm nhiều hơn trong các bộ phận già, đạm có trong các protit, các acid nucleic của các cơ quan trong cây [32,40,41]. Còn Nguyễn Như Hà năm 2006 cũng cho rằng: đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác: số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Đạm còn làm tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo. Lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc từ 17 đến 25 kgN, trung bình cần 22,2 kgN. Ở các mức năng suất cao, lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc càng cao [16]. 2.3.2. Nhu cầu về lân của cây lúa Theo Lê Văn Căn năm 1964 cho rằng: lân là một trong những chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cây, lân có mặt trong các chất hữu cơ quan trọng nhất đối với cây [5]. Các hợp chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân chia tế bào qua quá trình trao đổi chất béo, protein cụ thể là Glyxerophotphat, ATP, ADN, ARN, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Lân làm tăng khả năng hút đạm cho cây và hấp phụ Fe làm giảm nồng độ Fe trong đất, có thể làm giảm nồng độ độc trong đất. Trong thời kỳ chín của cây lúa, hàm lượng lân vô cơ giảm nhanh và hoạt động của enzym photphorilaza tăng đến 16 ngày sau khi thụ tinh của hạt sau đó giảm xuống. Từ đó ta có thể thấy lân là một thành phần dinh dưỡng rất cần thiết đối với cây trồng [50] Theo Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Ngọc Nông, Võ Đình Quang trong các năm từ 1992 đến 1999 cho rằng: lân là thành phần chủ yếu của acid nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào, trong vật chất khô của cây có chứa hàm lượng lân từ 0,1 - 0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ và chín sớm hơn [6,23,24]. Lân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và số dảnh lúa, ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của cây lúa. Lân còn làm cho lúa trỗ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất hạt. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần hút khoảng 7,1kg P2O5, trong đó tích lũy chủ yếu vào hạt. Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng, nhưng xét về cường độ thì cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh [16] Theo Kobayshi, Nguyễn Tử Siêm, Mai Văn Quyền, và Nguyễn Như Hà thì khi thiếu lân lá cây có màu xanh đậm, phiến lá nhỏ, hẹp, mềm, yếu, mép lá có màu vàng, thân mềm, dễ đổ. Thiếu lân ở thời kỳ đẻ nhánh làm cho lúa đẻ nhánh ít, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, thời kỳ trỗ và chín kéo dài nên hạt lép nhiều hơn, chất lượng dinh dưỡng hạt thấp, bông nhỏ và năng suất không cao. Lân đối với lúa là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng một cách rõ rệt [16,25,26,45]. 2.3.3. Nhu cầu về kali của cây lúa Theo Nguyễn Vi năm 1974 thì kali được cây hút dưới dạng ion K+, kali được hút nhiều như đạm, nếu thừa kali lúa bị hại. Vai trò của kali là xúc tiến sự di chuyển của các chất đồng hoá và gluxit trong cây vì vậy nếu lúa thiếu kali thì hàm lượng tinh bột trong hạt sẽ giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng. Trong điều kiện thời tiết xấu, trời âm u, ánh sáng yếu thì kali có vai trò như ánh sáng mặt trời, xúc tiến sự hình thành gluxit, cho nên để chống rét cho mạ xuân ở miền Bắc người ta thường bón một lượng kali. Ngoài những vai trò như trên, kali còn cần thiết cho sự tổng hợp protein, có quan hệ mật thiết với quá trình phân chia tế bào, cho nên ở gần đỉnh sinh trưởng của cây hàm lượng kali tương đối nhiều. Kali còn làm cho sự di động của sắt trong cây tốt hơn do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô hấp của cây [37]. Theo Nguyễn Như Hà năm 2006 thì cho rằng: kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất như: số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt. Vì vậy, kali là yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ tới năng suất và chất lượng lúa. Kali còn thúc đẩy hình thành lignin, xelulo làm cho cây cứng cáp hơn, chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây lúa thấp, phiến lá hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối. Khi thiếu kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu nâu đỏ, lá khô dần từ dưới lên trên. Lúa thiếu kali dễ bị lốp đổ, sâu bệnh dễ tấn công (nhất là khi được cung cấp nhiều đạm), số hạt ít, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng, phẩm chất gạo giảm. Để tạo ra 1 tấn thóc trung bình cây lúa hút 31,6 kg K2O, trong đó chủ yếu tích luỹ trong rơm rạ 28,4 kg [16]. 2.3.4. Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây lúa Silic làm tăng tính chống chịu đối với các điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại cho cây lúa, làm cho lá lúa thẳng và quang hợp tăng thêm nên làm tăng năng suất lúa. Lúa là cây hút nhiều Si, để tạo 1 tấn thóc cây lúa lấy đi từ đất và phân bón là 51,7kg Si. Trên đất cát, đất xám trồng lúa thì magie thể hiện rõ vai trò, đặc biệt là với những giống mới năng suất cao. Nhu cầu magie để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa lấy đi từ đất và phân bón 3,94kg MgO. Cây lúa có nhu cầu canxi không cao, xong trên đất chua; đất phèn; đất xám hoặc đất nghèo canxi thì việc bón các loại phân có canxi là cần thiết. Để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa cần 3,94kg CaO. Cây lúa thiếu lưu huỳnh thì các lá chuyển màu vàng, giảm chiều cao, đẻ nhánh kém và đòng ngắn lại. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần 0,94kg S. Lúa cần sắt nhiều hơn so với các cây trồng khác, mỗi tấn thóc cây lúa cần 0,35kg Fe. Thiếu sắt làm cho lúa bị vàng lá, sinh trưởng phát triển kém, thường xuất hiện ở những chân ruộng có địa hình cao, thoát nước mạnh, giữ nước kém, pH cao. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần 40g Zn. Khi thiếu kẽm cây lúa hồi xanh chậm, đẻ nhánh kém, còi cọc, có lá nhỏ và thường có màu trắng ở các lá non, còn các lá già chuyển màu vàng với nhiều đốm nâu trên khắp mặt lá. Thiếu nhiều kẽm cây lúa có các lá dưới bị khô, kéo dài thời gian sinh trưởng và có thể bị chết. Hiện tượng thiếu kẽm thường xảy ra trên đất có pH, hàm lượng kali, lân và chất hữu cơ cao. Thiếu đồng làm tăng số lượng hạt phấn bất dục, tăng tỷ lệ hạt lép, giảm trọng lượng hạt. Để tạo 1 tấn thóc lúa hút khoảng 27g Cu. Hiện tượng cây lúa thiếu đồng thường xảy ra trên đất cát có pH cao và đất chứa quá nhiều chất hữu cơ, đất than bùn. Bo cần thiết cho việc đảm bảo sức sống hạt phấn của lúa, tăng khả năng thụ phấn, tăng quá trình vận chuyển chất hữu cơ về hạt. Hiện tượng thiếu Bo thường xuất hiện trên đất quá chua, đất phèn. Để tạo mỗi tấn thóc, cây lúa cần khoảng 32g B Tóm lại: Để tạo thành 1 tấn thóc, thì lượng dinh dưỡng cây lúa hút Bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng lấy đi để tạo ra 1 tấn thóc Chất dinh dưỡng Lượng dinh dưỡng lấy đi (kg) để tạo ra 1 tấn thóc Tổng cộng Hạt Rơm rạ N 22,2 14,6 7,6 P2O5 7,1 6,0 1,1 K2O 31,6 3,2 28,4 CaO 3,9 0,1 3,8 MgO 4,0 2,3 1,7 S 0,9 0,6 0,3 Si 51,7 9,8 41,9 Cl 9,7 4,2 5,5 Chất dinh dưỡng Lượng dinh dưỡng lấy đi (g) để tạo ra 1 tấn thóc Tổng cộng Hạt Rơm rạ Cu 27,0 20,0 7,0 Fe 350,0 200,0 150,0 Mn 370,0 60,0 310,0 B 32,0 16,0 16,0 (Nguồn: Trung tâm TTKHKT hoá chất 1998 - Theo tài liệu của Nguyễn Như Hà[16] 2.4. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho cây lúa trên thế giới và tại Việt Nam 2.4.1. Nghiên cứu trên thế giới Phân bón có từ rất lâu đời cùng với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt đầu bằng việc sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng, ở Trung Quốc đã biết bón phân xanh và phân bón đã được bắt đầu sử dụng từ các phân của động vật và mở rộng ra các loại phân hữu cơ khác [14] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến kiểu cây của các giống lúa Indica và Japonica, Jennin có nhận định: Các giống lúa thuộc loại phụ Indica thường cây cao, lá xanh nhạt, khả năng chịu phân kém, dễ bị lốp đổ dẫn đến năng suất thấp. Thích nghi với điều kiện thâm canh thấp. Theo Patrich năm 1968 và Kobayshi năm 1995: Khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết: phản ứng với điều kiện phân bón khác nhau cho thấy cây có tính thích ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng số lượng cây con ở mỗi đối tượng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại nghiêm trọng trong điều kiện trồng trọt bình thường, điều đó có nghĩa là giống khoẻ (Hokariki 52) sẽ làm hại nhiều cho giống yếu (Yamakogame) khi không bị thiếu phân bón [45,47]. Theo Shi và cộng sự năm 1986 cho rằng: phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp. Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón tăng. Khi bàn về năng suất tác giả cho biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón và biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với phân bón [49]. Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair năm 1989: Hiệu suất bón đạm cho lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 – 23 kg thóc [50]. Thí nghiệm của Ying năm 1998 cho thấy: sự tích luỹ đạm, lân và kali ở các cơ quan trên mặt đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tích luỹ tiếp ở các giai đoạn tiếp theo của cây [54]. Theo Yang năm 1999: Ở nhiều nước trên thế giới thường hay bón phân chuồng và phân ủ cho lúa để làm tăng độ phì nhiêu cho đất như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các nước vùng Đông Nam Á. Trong thời gian gần đây phân khoáng đã được dùng phổ biến và phân chuồng được dùng bón lót làm tăng năng suất lúa và tăng hiệu quả của phân khoáng [52]. Trong cuốn “Bàn về lúa sinh thái nhiệt đới” Alosin cho rằng: “Đạm ở dạng amon có tác dụng tốt đến cây lúa thời kỳ non. Còn đạm dạng nitrat có ảnh hưởng đến cây lúa ở giai đoạn sau của quá trình sinh trưởng. Lúa cần một lượng đạm cần thiết chủ yếu ở thời kỳ đẻ nhánh và chín sữa, cho đến giai đoạn chín sữa cây lúa đã hút tới 80% lượng đạm cần thiết, vì vậy thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến cuối chín sữa là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng đạm đối với cây lúa. Theo Koyama năm 1981 và Sarker năm 2002 thì: “Đạm là yếu tố xúc tiến quá trình đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc độ đẻ nhánh lớn nhưng lụi đi cũng nhiều” [46, 48]. Các công trình nghiên cứu của Koyama, Vlek, De Datta và Sinclair trong các năm 1981 - 1989 cho rằng: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali, là cơ sở để tăng năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây trồng, người ta dựa vào hàm lượng lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu quả đứng thứ hai sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo dinh dưỡng thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên, bón phân lân cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm và đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và làm đòng phân lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng của phần trên mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng của trọng lượng thân cây giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu quả của phân lân đối với năng suất lúa không lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây và tăng khả năng chống đổ [43,46,50,51]. Theo Sarker năm 2002 khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa được đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng. Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa” [48]. Các thí nghiệm của Patrick năm 1968 đều cho thấy kali có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước và sau làm đòng, thiếu kali ở giai đoạn này năng suất lúa giảm mạnh [47]. Trên thế giới, vai trò của kali đã được nghiên cứu và khẳng định. Theo Gia-côp khi nghiên cứu về vai trò của kali cho thấy: cường độ quang hợp càng mạnh khi hàm lượng kali trong tế bào càng lớn. Song muốn có cường độ quang hợp cao cần phải có đủ ánh sáng. Khi thiếu kali nồng độ sắt trong tế bào hạ thấp, quá trình tổng hợp tinh bột, protein chậm… Do quá trình sinh trưởng chậm lại, nếu thiếu kali sẽ làm giảm sự tổng hợp tinh bột và các hợp chất cấu tạo lên màng tế bào như xenlulô, làm độ cứng của thân [40] Theo quan điểm của Koyama năm 1981: Kali xúc tiến tổng hợp đạm trong cây. Thiếu kali cây lúa dễ bị bệnh tiêm lửa, đạo ôn, thối rễ, bạc lá, thân cây yếu dễ bị đổ. Lúa được bón đầy đủ kali, lá chuyển màu xanh vàng, lá dài hơn và trỗ sớm hơn 2 – 3 ngày. Kali có tác dụng làm tăng số nhánh hữu hiệu, tăng chiều cao cây, bông dài hơn và phẩm chất hạt tốt hơn [46]. Theo Yang năm 1999, kali đẩy mạnh sự đồng hoá cácbon của cây lúa, xúc tiến việc chuyển hoá và vận chuyển sản phẩm quang hợp. Thiếu kali hoạt động của sắt bị ảnh hưởng, do đó ảnh hưởng tới quang hợp dẫn đến lá bị vàng. Bón đủ kali, diệp lục và các sắc tố đều tăng (tuy nhiên, kali không phải là thành phần của sắc tố), việc hình thành gluxit được đẩy mạnh, trọng lượng lá tăng, kali tham gia vào quá trình chuyển hoá đường thành gluco. Khi đủ kali thì tỷ lệ saccaroza và tinh bột đều cao [52]. Theo Ying năm 1998 khi nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, kỹ thuật bón phân cho lúa lai năng suất cao ở Bắc Kinh cho thấy: Đối với lúa ngắn ngày, giai đoạn trỗ cây lúa hút 43,1% lượng kali và tổng lượng kali cần để đạt năng suất cao là 217,7kg/ha. Còn đối với lúa dài ngày, cây hút lượng kali tương đối đều ở các giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn lúa trỗ bông hút 31,9% và tổng lượng cần là 263,75 kg/ha. Tác giả cho thấy, bón kali ở giai đoạn khác nhau cũng cho hiệu quả khác nhau [54]. Khi nghiên cứu về lúa lai các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng: “Với cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thu lượng đạm và lân thấp hơn lúa thuần, ở mức 75 tạ/ha lúa lai hấp thu thấp hơn lúa thuần 4,8% về đạm, hấp thu P2O5 thấp hơn 18.2% nhưng hấp thu K2O cao hơn 4,5 % [28]. Theo kết quả nghiên cứu của Sarker năm 2002 từ khi cây bắt đầu bén rễ đến cuối đẻ nhánh, đối với vụ sớm và vụ muộn đều hút một lượng kali tương đối như nhau. Từ khi phân hoá đòng đến lúc bắt đầu trỗ, cây lúa hút kali nhiều nhất và sau đó lại giảm, nhưng từ khi trỗ đến thời kỳ hạt chắc và chín thì tỷ lệ hút kali ở vụ muộn lại cao hơn vụ sớm [48]. Thí nghiệm của Kobayshi năm 1995 cho thấy: khi bón đủ kali, giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến phân hoá đòng có tốc độ hút kali cao nhất sau đó giảm [45]. Bạo Văn Khuê và cộng sự năm 1959 cùng đưa ra kết luận: bón phân kali khi lúa phân hoá đòng có thể làm tăng số hạt trên bông. Theo nguồn tư liệu của Đại học Nông nghiệp Keralt (1998) ở vùng Kutlanad và Onattukaza (Ấn Độ) khi nghiên cứu về bón kali cho cây lúa chịu hạn, trung bình nên bón 50% K2O trước khi cấy và 50% K2O vào thời gian 5-7 ngày trước khi lúa trỗ. Theo Shi M.S và Deng.J.Y năm 1986 khi nghiên cứu về kali cho thấy: kali là nguyên tố dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng so với Ca và Mg, kali ở trong đất lại chứa ở dạng khó tiêu nên cây trồng khó hút, do đó nhu cầu của cây lúa về bón kali cần nhiều hơn so với Ca và Mg [49]. Kết quả nghiên cứu của Sinclair năm 1989 lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh có tác dụng làm tăng số bông, số hạt, ở thời kỳ làm đòng làm tăng số hạt và tăng trọng lượng nghìn hạt. Vì vậy, thiếu kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh. Đây cũng là cơ sở cho biện pháp kỹ thuật bón kali [50]. Theo kết quả nghiên cứu của Sarker năm 2002: ở giai đoạn đầu hiệu suất của kali cao sau đó giảm dần và đến giai đoạn cuối lại cao. Do lúa cần lượng kali lớn nên cần bón kali bổ sung đến giai đoạn trỗ, đặc biệt ở giai đoạn hình thành hạt là rất cần thiết [48]. Khi nghiên cứu về vai trò của kali, S.Yoshida (1981) cho biết ở đất trũng ít khi bị thiếu kali. Hàm lượng kali thấp hoặc thiếu kali thường đi kèm với ngộ độc sắt trong đất đỏ, chua, phèn… 2.4.2. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa tại Việt Nam Nông dân Việt Nam đã dùng phân hữu cơ từ rất lâu đời, việc phát nương làm rẫy, đốt rơm rạ trên nương để lại lớp tro rồi chọc lỗ bỏ hạt. Việc cày vặn ngả dạ (làm dầm) mục đích để rơm rạ được ủ nát thành phân ngay tại ruộng, người nông dân đã biết tận dụng ngay tại chỗ nguồn phân bón kết hợp với thu gom phân trâu bò, tro bếp... để bón ruộng [33]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, Bùi Huy Đáp cho biết: “Phân hoá học cung cấp từ 1/3 đến 1/2 lượng phân đạm cho lúa”. Những năm gần đây việc bón phân chuồng cho lúa đã không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây, nên con người đã sử dụng phân đạm hoá học để bón. Mỗi giống lúa khác nhau cần một lượng phân bón nhất định vào các thời kỳ cây đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm dần khi cây lúa đứng cái [11]. Theo Lê Văn Căn năm 1964, ở đất phù sa Sông Hồng nếu bón đơn thuần phân đạm mà không kết hợp với phân lân và kali vẫn phát huy được hiệu quả của phân đạm, lượng phân lân và kali bón thêm không làm tăng năng suất đáng kể, nhưng nếu cứ bón liên tục sau 3 – 4 năm thì việc phối hợp bón lân và kali sẽ làm tăng năng suất rõ rệt trên tất cả các loại đất. Phân đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất nên việc sử dụng phân đạm đã làm tăng năng suất rất lớn. Tuy nhiên phân đạm có thể tạo lập độ phì nhiêu cho đất nên khi sử dụng không cân đối giữa đạm với nguyên tố khác sẽ làm suy thoái đất. Qua nghiên cứu về phân bón cho thấy: ở Việt Nam, trên đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được 40 – 50 kg N/ha, nếu bón lân cây trồng sẽ hút 120 – 130 kg N/ha. Do vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái thì về nguyên tắc phải bón trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng tương đương lượng dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi. Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng lại không chỉ hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng cây trồng hút từ đất và phân bón, mà phải dựa vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây [5]. Đối với nhiều loại đất, ngay từ đầu cần phải bón đạm kết hợp với lân mới cho năng suất cao. Theo Lê Văn Căn năm 1964 cho rằng: Lúa yêu cầu đạm ngay từ lúc nảy mầm và gần như đến cuối cùng của thời kỳ sinh trưởng sinh thực [5]. Theo Đinh Văn Lữ (1979) thì tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất khô ở các thời kỳ như sau: thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng 3.06%, cuối làm đòng 1,95%, trổ bông 1,17% và chín 0,4%. Sự tích lũy đạm, lân, kali ở các cơ quan trên mặt đất không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tiến hành ở giai đoạn tiếp theo của cây. Tuy nhiên, từ khi cây bắt đầu đẻ nhánh đến làm đòng, cây lúa phản ứng mạnh với dinh dưỡng N, K2O ở mức độ cao. Như vậy việc bón phân thúc đẻ và thúc đòng là rất cần thiết và sẽ có hiệu lực cao và lượng đạm có liên quan chặt chẽ đến năng suất [5]. Còn Đào Thế Tuấn năm 1970 sau nhiều nghiên cứu đã kết luận: “Vụ lúa chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả ai mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ giữa (đẻ nhánh rộ) [35]. Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón vào các thời kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ đòng. Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Cần tập trung lượng đạm vào thời kỳ đẻ nhánh vì đây là thời kỳ khủng hoảng đạm lớn nhất của cây lúa. Nếu bón đạm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh sẽ kích thích cây lúa đẻ nhiều và tập trung, do đó số nhánh hữu hiệu tăng lên. Đây chính là yếu tố quyết định năng suất của lúa [13]. Theo Phạm Văn Cường và Phạm Quang Duy năm 2004 cho thấy hầu hết các công trình nghiên cứu: Nếu chỉ bón đơn độc đạm cho cây lúa thì cây sinh trưởng quá mạnh và chỉ đạt được năng suất khá trong vài vụ đầu, dần dần năng suất sẽ bị giảm, nếu bón kết hợp với lân và kali thì cây lúa sinh trưởng cân đối, cho năng suất cao và ổn định. Trong bón phân, phương pháp bón cũng rất quan trọng. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khi bón phân thì hiệu quả mới cao, cây lúa mới hút được dinh dưỡng tối đa [42,44] Theo Nguyễn Vi [37], khi bón đơn độc phân lân với lượng không cao và không bón đạm thì sẽ xúc tiến quá trình đẻ nhánh ban đầu nhưng lại kìm hãm quá trình đẻ nhánh về sau. Bởi vậy, khi bón phân lân đơn độc số nhánh không tăng mà lại lụi đi nhiều, do đó cần bón kết hợp đạm, lân và kali. Theo Bùi Huy Đáp năm 1980: lân được hút chậm hơn đạm trong thời kỳ dinh dưỡng đầu và được hút nhanh từ khi phân hoá đòng đến lúa vươn lóng. Phần lớn lân trong gạo là tích luỹ trong thân và lá trước khi trỗ rồi chuyển về bông vì sau khi trỗ lúa thường không hút nhiều lân nữa, Khi bón quá nhiều lân, đất sẽ giữ lân lại, do đó ruộng ít bị xẩy ra hiện tượng thừa lân. Ruộng lúa ngập nước sẽ làm tăng độ dễ tiêu của lân, tăng hiệu quả của phân bón cho cây lúa. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng vì vậy có thể bón lót hết lượng lân dành cho cả vụ [10]. Cây lúa gắn bó từ lâu đời với nhân dân ta. Vấn đề nghiên cứu về phân bón cho cây lúa từ lâu đã được mọi người quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể. Kali không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn ảnh hưởng tới chất lượng nông sản: Theo Lê Văn Căn năm 1964: Khi bón một lượng đạm lớn là 50 – 60 kg, nhất là các giống lúa mới thì hiện tượng thiếu kali xảy ra chủ yếu là khô đầu lá và hạt bị lép. Nếu bón kali trên nền đạm cao kết hợp kỹ thuật bón lót và bón thúc kali lúc lúa sắp đứng cái sẽ cho hiệu quá tốt hơn rất nhiều. Tại hội nghị khoa học về nghiên cứu phân bón toàn miền Bắc tháng 12/1959 tổng kết nhìn chung đất Việt Nam giàu kali và sự phục hồi kali khá nhanh chóng. Trừ đất bạc màu nghèo kali còn các loại đất khác hiệu suất sử dụng kali 3 – 5 kg thóc/1kg K2O [5]. Hiện nay ở Việt Nam, bón phân kali đã cho mùa màng bội thu, có trường hợp vượt cả đạm và lân. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ cho thấy: Bội thu do có đạm và lân trên đất phù sa là 11,7 tạ/ha trên đất bạc màu với lượng tương tự chỉ cho 1,2 tạ/ha. Nguyên nhân ở đây là do trong đất phù sa giàu kali, cây trồng khi đã đủ đạm và lân tự cân đối nhu cầu về kali trong đất nên có bón thêm kali bội thu không cao. Ngược lại trên đất bạc màu dự trữ kali ít nếu không bổ sung kali từ phân bón thì cây trồng không sử dụng đạm được dẫn đến năng suất thấp. Từ kết quả trên ông đưa ra khuyến cáo, trên đất phù sa nếu bón dưới 150 N + 4 tấn phân chuồng thì bón kali không có hiệu quả, xong nếu lượng bón trên 12 kg đạm/sào Bắc Bộ thì nhất thiết phải bón kali. Trên đất bạc màu, nếu không bón kali chỉ nên bón tối đa 7 – 9 kg đạm/sào Bắc Bộ. Võ Minh Kha (1966) khi nghiên cứu quan hệ giữa năng suất với lượng kali bón cho thấy: hiệu lực của kali còn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên đất phù sa sông Hồng khi năng suất dưới 2,5 tấn/ha hiệu lực của kali thường không rõ; năng suất từ 2,5 – 4,5 tấn/ha, bón 20 – 30 kg K2O có hiệu lực rõ; năng suất lớn hơn 4,5 tấn/ha nhất thiết phải bón kali. Theo Võ Minh Kha (1966) trên ruộng lúa năng suất 8 tấn/ha số lượng kali lấy đi trong hạt thóc khoảng 40 – 45 K2O. Nếu vùi trả lại rơm rạ và bón 10 tấn phân chuồng thì sự thâm hụt về kali không lớn, vì vậy nước tưới có thể là nguồn kali chính cho lúa. Hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40ppm có thể đáp ứng nhu cầu kali cho lúa ở mức năng suất 10 tấn/ha [15]. Kali là một trong ba yếu tố quan trọng cần thiết cho cây trồng. Khác với đạm và lân, kali không phải là phần tử cơ cấu của các sinh chất chính nhưng kali cũng rất cần cho quá trình tổng hợp protit, cần thiết khi cây tổng hợp đường thành tinh bột, thông qua ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà xúc tiến sự hình thành gluxit, hydratcacbon tổng số và sự vận chuyển các chất vào cơ quan dự trữ [10]. Nếu thiếu Kali, cây lúa quang hợp kém, lượng gluxit giảm. Chất khô kém đi trong thân lá, lượng tinh bột dự trữ cũng bị giảm, các chất xenlulô, lignin cần thiết để hình thành bộ khung vững chắc cho cây bị giảm xuống. Kali đẩy mạnh quá trình quang hợp nên khi thiếu ánh sáng thì tác dụng của kali rất rõ rệt. Kali cần thiết khi tổng hợp protein nên lượng kali cây hút có thể ngang với lượng đạm ở ruộng cấy, thời kỳ đẻ nhánh rộ là thời kỳ hút đạm mạnh nhất và cũng hút kali mạnh nhất (Đinh Văn Lữ 1979) (Bùi Huy Đáp 1980). Cây lúa cần kali trong suốt thời kỳ sinh trưởng và cần kali nhiều hơn các yếu tố dinh dưỡng khác: gấp 1,5 lần so với đạm; gấp 3,5 lần so với lân [38]. Thiếu kali lá có màu xanh đậm, cây thấp, lúa trỗ sớm hơn, năng suất giảm. Thiếu kali quá trình tổng hợp protein bị trở ngại, đạm amin và đạm hoà tan trong cây tăng lên, sức chống chịu của cây bị giảm. Như vậy, kali là yếu tố dinh dưỡng quan trọng và cần thiết đối với cây lúa, nhất là đối với các giống lúa có bộ rễ khoẻ mạnh, hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều để tạo ra năng suất cao. Khi nghiên cứu hiệu lực của kali trên đất bạc màu trong vụ mùa ở Ninh Bình, trên nền phân bón 120N : 90P2O5 khi không bón kali năng suất đạt 62,0 tạ/ha. Khi bón ở mức 90 - 120 K2O/ha năng suất đạt 73 - 73,5 tạ/ha. Nguyễn Như Hà năm 1998 đưa ra kết luận: khi năng suất lúa vượt trên 5 tấn/ha (vụ mùa) và trên 6 tấn/ha (vụ xuân), lượng kali cây hút vượt quá khả năng tối đa của đất có thể cung cấp, nhất thiết phải bón kali sẽ có hiệu quả cao [15]. Trên cơ sở thực tế sản xuất đã có nhiều khuyến cáo về mức bón phân kali cho lúa. Ở Việt Nam liều lượng phân kali khuyến cáo sử dụng cho lúa ở đồng bằng sông Hồng còn chưa được thống nhất, thường dao động từ 60 – 120 K2O/ha đối với lúa thường, 90 – 120 K2O /ha đối với lúa lai, tùy theo mức độ đạm bón và lượng phân chuồng được sử dụng (Bùi Đình Dinh 1993, Nguyễn Văn Bộ 2000, Võ Minh Kha 1966). Như vậy muốn tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa thì cần phải có một lượng phân bón thích hợp trên từng loại đất. Phải biết phối hợp cân đối giữa các loại phân bón theo đúng tỷ lệ để cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.5. Tình hình sử dụng phân bón lá cho cây lúa Những năm gần đây, phân bón lá đă được sử dụng rộng rãi. Loại phân này chứa nhiều nguyên tố đa lượng, vi lượng và một số chất điều hòa sinh trưởng. Nó thực sự cần thiết cho quá tŕnh sinh trưởng và h́nh thành năng suất. Phân bón lá đă được biết đến từ đầu thế kỷ 20, nhưng chưa được sử dụng rộng răi, cho đến sau năm 1980 nó mới được lưu hành rộng răi và nó được sử dụng như một cách nhanh chóng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (Anonymuos,2001). Phun phân bón lá cây trồng sẽ hấp thụ ngay được các chất dinh dưỡng mà cây cần. Trong khi đó, nếu bón vào đất một lượng lớn phân cây không sử dụng được. Ví dụ: 80% lân bón qua các loại phân bón thông thường sẽ bị cố dịnh trong đất, nhưng ngược lại 80% lân trong phân bón lá sẽ được cây trồng hấp thụ trực tiếp (Denelon,2005). Silberbush (2002) cho rằng sử dụng phân bón lá là một cách để điều chỉnh những thiếu hụt dinh dưỡng do bón phân qua gốc. Phân bón lá (Foliar fertilizer): Ngày nay nhờ có những tiến bộ kỹ thuật về hóa học, về sinh học, các dạng phân bón qua lá đã được cải tiến và sử dụng có hiệu quả [8]. Phân bón lá được sử dụng như một phương tiện cung cấp dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, kích thích sinh trưởng, và những chất cần thiết cho cây. Những ảnh hưởng quan sát được của việc bón phân qua lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chịu bệnh và sâu bệnh của cây, phản ứng của cây trồng phụ thuộc vào giống, dạng phân bón, nồng độ và số lần bón, cũng như từng giai đoạn phát triển của cây trồng [53]. Một trong những tác dụng của phân bón lá là tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất. Tác dụng này dựa trên cơ sở là phân bón lá làm tăng khả năng tổng hợp (hút) đường và các dịch rỉ khác từ hệ rễ. Các vi khuẩn hữu ích (có lợi) trong vùng rễ kích thích làm tăng hàm lượng của dịch rỉ. Sau đó, sự hoạt động mạnh của các vi sinh vật đã làm tăng các chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ bị bệnh, tăng các loại vitamin và các yếu tố có lợi khác cho cây trồng. Đó là một cách hợp lý để tăng cường mức độ sử dụng phân bón lá trong các nông trại hữu cơ. Hầu hết các loại nguyên liệu phân bón hòa tan thông thường đều có thể dùng làm phân bón qua lá. Các công thức trộn hỗn hợp giữa các nguyên tố đa lượng, vi lượng, các vitamin và các hoocmon kích thích sinh trưởng ở dạng lỏng và khô (ví dụ như các sản phẩm của Miracle-Gro) thường được ưu tiên sử dụng vì chúng dễ tan trong nước và ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cần tránh dùng các loại phân bón chứa hàm lượng lớn Chlorine để tránh gây tác hại đến cây trồng. Gần đây có rất nhiều chế phẩm phân bón qua lá đuợc các nhà khoa học khảo nghiệm hiệu lực đối với các loại cây trồng khác nhau và trên các loại đất khác nhau. Kết quả khảo nghiệm về hiệu lực của một số phân bón qua lá: PHALA-R, PHALA-V, PHALA-C, của Công ty TNHH thương mại Thanh Điền trên một số loại cây trồng [2]. Phân bón lá PHALA-R l phân bón lá dạng lỏng, được điều chế từ N, P2O5, K2O là yếu tố đa lượng cơ bản, kết hợp với nguyên tố vi lượng cần thiết là Fe, Cu, Zn, và B, bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật GA3, có thành phần hoạt hoá như sau: N: 5%, P2O5: 3%, K2O: 2, Fe: 0,05%, Cu: 0,02%, Zn: 0,05%, B: 0,02%, GA3: 0,05%. Phân bón lá PHALA-V l - phân bón lá dạng viên sủi, được điều chế từ N, P2O5, K2O là yếu tố đa lượng cơ bản, kết hợp với nguyên tố vi lượng cần thiết là Fe, Cu, Zn, B và Mo, bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật GA3, có thành phần hoạt hoá như sau: N: 5%, P2O5: 5% K2O: 3 Fe: 0,05%, Cu: 0,02%, Zn: 0,05%, B: 0,02%, Mo: 0,005%, GA3: 0,05%. Phân bón lá PHALA-C l- phân bón lá dạng lỏng, có thành phần gồm các nguyên tố với hàm lượng: B: 0,5% và Mg: 10%, bổ sung thêm chất điều hoà sinh trưởng Nitrophenol với hàm lượng 0,4%. Kết quả khảo nghiệm cả ba loại phân trên cho thấy năng suất tăng 13 -20% đối với cây ngô và lúa Bảng 2.2. Thành phần tính chất của 3 loại phân bón lá PISOMIX của công ty TNHH Thái Dương [2]. Thành phần Đơn vị PISOMIX-101 PISOMIX-102 PISOMIX-105 N P2O5 K2O Mg Mn Cu S Zn B K- Humate GA3 NAA % % % ppm ppm ppm ppm ppm ppm % ppm ppm 6 30 30 800 300 500 1000 400 200 - - - 10 40 20 1500 50 400 800 1000 200 - - - 6 4 5 1000 200 200 800 400 3000 15 400 250 Báo cáo kết quả khảo nghiệm hiệu lực các loại phân bón lá PISOMIX do công ty TNHH Thái Dương sản xuất bằng việc phối trộn các hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng thông thường (Potassium nitrat, Mono aminium Phosphate, Urea, Amonium sulphate, Magiesium sulphate) theo những tỷ lệ khác nhau. Các nguyên tố vi lượng được phối trộn trong phân dưới dạng chelate, ngoài ra còn được bổ sung thêm các chất điều hoà sinh trưởng GA3, K-humate. Kết quả khảo nghiệm 3 loại phân PISOMIX-101, PISOMIX-102, PISOMIX-105 trên cây lúa làm tăng số bông/m2 và số hạt chắc/bông so với đối chứng. Năng suất thực thu tăng từ 15-17%. Chế phẩm phân bón lá HT5: 7-4-5 có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của bộ rễ, tăng sức đề kháng cho cây, tiết kiệm 50% lượng phân đạm, thân thiện với môi trường... HT5: 7-4-5 còn giúp phục hồi và cải tạo đất nhanh chóng, dùng để trồng rau chất lượng cao, phục hồi vườn cà phê bị bệnh...[39]. Lê Văn Tri và cộng sự (2007) thấy rằng so với đối chứng, cây lúa ở các công thức sử dụng phân bón lá Fito - Lúa: thân và lá lúa cứng hơn. Khi phun chế phẩm vào giai đoạn trước trỗ 5-7 ngày giúp cây lúa trỗ thoát trong vòng 5-6 ngày trong khi đó đối chứng không phun thời gian trỗ kéo dài 7-9 ngày. Đó là một ưu điểm vượt trội mà các nông hộ đều nhận thấy, điều này đã giúp cây lúa ít bị nhiễm các loại sâu, bệnh. Kết quả thử nghiệm tại một số xã thuộc huyện Phú Xuyên - Hà Nội + Vụ xuân 2006 công thức thí nghiệm đạt 62,3 tạ/ha tăng so với đối chứng 6,9 tạ/ha tương đương 12,5%. + Vụ mùa 2006, tại Văn Nhân công thức thí nghiệm đạt 52,6 tạ/ha tăng so với đối chứng 6,7 tạ/ha tương đương 10,2% (LSD 0.05=3,34). Tại Nam Triều, CT3 đạt 45,7 tạ/ha tăng so với đối chứng 4,1 tạ/ha + Vụ xuân 2007, công thức thí nghiệm đạt 59,2 tạ/ha tăng so với đối chứng 5,9 tạ/ha tương đương 11,3% (LSD 0.05= 4,37). + Vụ mùa 2007, công thức thí nghiệm đạt 62,3 tạ/ha tăng so với đối chứng 8,1 tạ/ha tương đương với 12,9% (LSD 0.05 = 110,5%). Chất lượng cảm quan của nông sản đã được cải thiện rõ rệt, hạt thóc có màu vàng sáng, chắc mẩy. Năng suất tăng lên kéo theo hiệu quả kinh tế của công thức phun chế phẩm cùng tăng từ 1,22 - 2,13 triệu đồng/ha [34] Như vậy, nếu nắm được đặc điểm sinh lý của cây trồng, biết được khả năng cung cấp nguyên tố vi lượng dễ tiêu của đất sẽ là những điều kiện cần thiết đầu tiên để sử dụng phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng hiệu quả. Những điều kiện tiếp sau là bón với liều lượng hợp lý và có biện pháp sử dụng đúng đắn, phù hợp với đất trồng và sự đòi hỏi của cây trong quá trình sinh trưởng phát triển mới đem lại hiệu quả cao. Từ những kết quả trên cho thấy: chất kích thích sinh trưởng, axít amin, nguyên tố trung - vi lượng là những yếu tố dinh dưỡng có vai trò sinh lý quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự cấu thành năng suất chất lượng sản phẩm. Sử dụng một cách khoa học và hợp lý các yếu tố dinh dưỡng đó sẽ đem lại hiệu quả cao về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Cây trồng: giống lúa PC6 - Phân bón: các loại phân khoáng bón cho lúa và phân bón lá Fito - Lúa 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tại xã Liên Hồng - huyện Gia Lộc - Hải Dương. 3.1.3. Thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện trong vụ mùa năm 2009: từ tháng 6 đến tháng 11 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Xác định tính chất đất trước và sau khi bón phân - Thành phần cơ giới - OM% - pH - Đạm tổng số - Lân tổng số và dễ tiêu - Kali tổng số và dễ tiêu 3.2.2. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lúa - Động thái đẻ nhánh - Động thái tăng trưởng chiều cao cây - Chỉ số diện tích lá - Tổng thời gian sinh trưởng 3.2.3. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất - Số bông/khóm - Số hạt/bông - Tỷ lệ hạt chắc - Trọng lượng 1000 hạt 3.2.4. Các chỉ tiêu xác định chất lượng hạt gạo - Chất lượng xay xát bao gồm tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên - Chất lượng thương phẩm như: chiều dài, tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo, độ bạc bụng của gạo. - Chất lượng nấu nướng: hàm lượng amylose - Chất lượng dinh dưỡng bao gồm: Nitơ tổng số 3.2.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân - Tổng thu - Chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp - Công lao động - Giá trị ngày công - Hiệu quả đồng vốn 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) - Số lần nhắc lại: 3 lần - Tổng số ô thí nghiệm: 21 ô - Diện tích 1 ô thí nghiệm: 20 m2 (4m x 5m) - Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1 CT3 CT5 CT7 CT2 CT4 CT6 Dải bảo vệ CT7 CT5 CT3 CT1 CT6 CT4 CT2 Dải bảo vệ CT2 CT4 CT6 CT1 CT3 CT5 CT7 Dải bảo vệ Kỹ thuật chăm sóc và bón theo quy trình của Viện CÂY LƯƠNG THỰC - CÂY THỰC PHẨM - Gia Lộc - Hải Dương - Các công thức bón phân: + Công thức 1 (CT1): Công thức đối chứng (ĐC) không bón phân + Công thức 2 (CT2): 100N: 100P2O5: 50K2O + Công thức 3 (CT3): 100N: 100P2O5: 50K2O, phun Fito - Lúa + Công thức 4 (CT4): 120N: 120P2O5: 60K2O + Công thức 5 (CT5): 120N: 120P2O5: 60K2O, phun Fito - Lúa + Công thức 6 (CT6): 140N: 140P2O5: 70K2O + Công thức 7 (CT7): 140N: 140P2O5: 70K2O, phun Fito – Lúa - Sử dụng các loại phân + Phân đạm Ure: 46%N + Phân lân super phosphat: 16%P2O5 + Phân kali clorua: 60%K2O + Phân bón lá Fito - Lúa - Cách bón phân + Bón lót: 50% N: 100% P2O5: 50%K2O + Bón thúc đợt 1: 30% N: 20%K2O + Bón thúc đợt 2: 20% N: 30%K2O - Fito - Lúa được phu vào 2 giai đoạn: * Lúa đẻ nhánh rộ: 30g/360m2 - 833g/ha/vụ * Lúa trỗ hoàn toàn: 30g/360m2 - 833g/ha/vụ 3.3.2. Điều kiện thí nghiệm - Đất đai: Thí nghiệm tiến hành trên đất phù sa sông Thái Bình không được bồi đắp hàng năm, đất 2 lúa không trồng màu. Đất được cày, bừa kỹ, san phẳng. - Ngày gieo mạ: 21/06/2009 - Ngày cấy: 10/07/2009 - Tuổi mạ: 20 ngày - Số dảnh cấy: 2 dảnh/khóm - Mật độ cấy: 50 khóm/m2 3.3.3. Phương pháp theo dõi *) Giai đoạn từ cấy – thu hoạch - Các chỉ tiêu sinh trưởng Theo dõi 10 khóm cố định có đánh dấu/ô thí nghiệm, 7 ngày tiến hành đo đếm 1 lần (tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa). + Chiều cao cây: đo từ cổ rễ đến múp lá hoặc múp bông cao nhất. + Động thái đẻ nhánh: tính trung bình 10 khóm + Thời gian sinh trưởng phát triển của lúa PC6 + Chỉ số diện tích lá (LAI)(m2lá/m2 đất) đo bằng phương pháp cân nhanh + Sự tích lũy chất khô (g/m2 đất): lấy cả khóm, rửa sạch, thấm khô rồi đem sấy. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Trên 10 khóm đã theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng đo đếm các chỉ tiêu: + Số bông/ khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm, sau đó tính trung bình. + Tổng số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc: Đếm tổng số hạt và số hạt chắc của tất cả các bông trên khóm, sau tính tỷ lệ hạt chắc (%). + Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 10 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 3% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó. + Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) NSLT = A*B*C*D*10-4 A: Số bông/m2 B: Tổng số hạt/bông C: Tỷ lệ hạt chắc (%) D: Khối lượng 1000 hạt (g) + Năng suất thực thu (tạ/ha): Gặt riêng từng ô, quạt sạch, đo độ ẩm, cân tổng khối lượng thóc rồi qui về độ ẩm 14%. PA* (100 – A) P14% = 100 – 14 Trong đó: P14%: Khối lượng hạt ở độ ẩm 14% PA: Khối lượng hạt ở độ ẩm A% A: Độ ẩm khi thu hoạch 3.3.4. Các phương pháp phân tích đất Các chỉ tiêu Phương pháp phân tích pH pH meter OM% Phân tích bằng phương pháp Walkley-Black Công phá các chất tổng số Bằng phương pháp công phá ướt với hỗn hợp hai axit H2SO4 và HClO4 Đạm tổng số (%) Xác định bằng phương pháp Kjendhal Kali tổng số (%K2O) Xác định bằng quang kế ngọn lửa Kali dễ tiêu (ldl/100g đất) Phương pháp Maxlova, K trong dịch chiết được định lượng bằng quang kế ngọn lửa Lân tổng số (% P2O5) Xác định bằng phương pháp so màu xanh molipden Lân dễ tiêu (ldl/100g đất) Xác định bằng phương pháp Oniani 3.3.5. Phương pháp xác định chất lượng gạo * Chất lượng xay xát Tỷ lệ gạo lật = Khối lượng gạo lật x 100 Khối lượng thóc Tỷ lệ gạo nguyên = Khối lượng gạo nguyên x 100 Khối lượng gạo xay xát * Chất lượng gạo thương phẩm - Xác định chiều dài, chiều rộng hạt gạo (mm), tỷ lệ D/R đo bằng thước Panmes. - Xác định độ bạc bụng: Cắt ngang 20 hạt gạo xác định mức độ bạc bụng theo thang điểm IRRI. Xếp loại hạt đục khi phần bạc bụng lớn hơn 1/2 hạt. Hạt không bạc bụng hay hạt trong khi không có phần bạc bụng hoặc phần bạc bụng rất ít nằm ở giữa. Hạt nửa trong khi phần bạc bụng nhỏ hơn 1/2 hạt. * Chất lượng nấu nướng - Xác định hàm lượng Amylose theo phương pháp Juliano, so màu trên máy quang phổ Helios Alpha – Thermal Spectronic * Chất lượng dinh dưỡng - Xác định hàm lượng Nitơ tổng số trong hạt gạo của các giống lúa theo phương pháp Kjendahl 3.3.6. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế: thông qua các chỉ tiêu - Tổng thu = Năng suất thực thu x Giá thành - Chi phí trung gian : Là các chi phí vật chất bao gồm tiền thuê làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các khoản chi khác - Công lao động - Thu nhập hỗn hợp = (Tổng thu - Chi phí trung gian) - Giá trị ngày công lao động Giá trị ngày công = Thu nhập hỗn hợp Công lao động - Hiệu quả đồng vốn Hiệu quả đồng vốn = Thu nhập hỗn hợp Chi phí trung gian 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và Irristat 5.0 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm của giống lúa PC6 *) Nguồn gốc: Giống lúa PC6 do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển lúa thuần, Viện CÂY LƯƠNG THỰC - CÂY THỰC PHẨM - Viện KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VAAS) chọn tạo. *) Những đặc tính chủ yếu: Giống lúa PC6 có kiểu hình thâm canh với các đặc trưng: thân lá gọn, lá đòng đứng, chiều cao cây trung bình 95cm, màu sắc lá xanh trung bình, khả năng đẻ nhánh khá, số hạt/bông cao (160 hạt), khối lượng 1.000 hạt là 22,3g. Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày trong điều kiện vụ Mùa và 120-125 ngày ở vụ Xuân. Năng suất đạt 55 – 68 tạ/ha (vụ Xuân) và 50-60 tạ/ha (vụ Mùa). *) Hướng sử dụng: Vụ Xuân nên áp dụng hai phương thức gieo - cấy: Gieo vãi hoặc gieo bằng công cụ sạ hàng, thời vụ gieo từ ngày 5/2 - 28/2, thu hoạch từ ngày 10 - 25/6. Gieo mạ sân, mạ trên nền đất cứng, mạ dày xúc hoặc mạ khay, thời vụ gieo từ ngày 20/1 - 10/2, cấy khi mạ 3 – 4 lá. Vụ Mùa ở đồng bằng sông Hồng hoặc vụ Hè Thu (ở Bắc Trung Bộ): nên gieo mạ sân để tranh thủ thời vụ trồng các cây vụ Đông sớm (ngô, bí xanh, hành tỏi, bắp cải...), thời vụ gieo từ ngày 1 - 10/6, cấy khi mạ ngày 7 - 9 ngày tuổi, thu hoạch từ ngày 1 - 10/9. Mật độ cấy: 40 - 50 khóm/m2. 4.2. Một số tính chất đất thí nghiệm Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Các đặc tính lý, hóa học có trong đất là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Do vậy, chúng tôi tiến hành phân tích một số tính chất lý, hóa học của đất thí nghiệm. Các kết quả phân tích đất thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.1 sau: Bảng 4.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm Chỉ tiêu Giá trị pH H2O 5,7 KCl 4,4 Các chất tổng số (%) N 0,092 P2O5 0,082 K2O 0,83 OM 0,89 Dinh dưỡng dễ tiêu (mg/100g đất) P2O5 8,15 K2O 11,32 Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy: Đất tại khu thí nghiệm có phản ứng chua ít (pH(H2O): 5,7); pH(KCl): 4,4); hàm lượng chất hữu cơ thấp (OM% < 1,0%); đạm tổng số nghèo (N% < 0,1%); lân và kali tổng số ở mức trung bình; lân dễ tiêu ở mức nghèo và kali dễ tiêu ở mức trung bình. Như vậy, với các tính chất đất như trên thì đất này thích hợp cho việc canh tác lúa nhưng phải tăng cường tỷ lệ đạm trong cơ cấu phân bón. 4.3. Ảnh hưởng của các công thức bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa PC6. Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa có liên quan tới các yếu tố ngoại cảnh như nước, phân bón, đất đai, kỹ thuật canh tác … và phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Ngày nay, có rất nhiều các loại phân bón cho lúa và tất cả đều có tác dụng ít nhiều đến khả năng sinh trưởng - phát triển của lúa. Tất cả các giống lúa đều trải qua hai thời kỳ chính trong chu kỳ sống của mình: Đó là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng bắt đầu từ lúc cây lúa nảy mầm đến lúc cây lúa bắt đầu phân hóa đòng; thời kỳ sinh trưởng tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ lúc cây lúa phân hóa đòng và kéo dài đến lúc lúa chín. Chính vì những đặc điểm trên, chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm của cây mạ trước khi cấy trong vụ mùa của giống PC6. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.2 Bảng 4.2. Đặc điểm cây mạ PC6 trước khi cấy vụ mùa 2009 TT Chỉ tiêu theo dõi Giá trị 1 Tuổi mạ (ngày) 20 ngày 2 Chiều cao cây (cm) 20 3 Số lá 2 - 3 4 Màu sắc lá Xanh nhạt 5 Sâu bệnh (điểm theo thang điểm của IRRI) 0 6 Khả năng chịu rét (điểm) 1 - 3 4.3.1 Ảnh hưởng của các công thức bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa. Mức độ tăng trưởng chiều cao của cây trồng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh như chế độ ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ nước... và đặc biệt là các mức phân bón. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ngay trong cùng một giống lúa, nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các loại phân bón khác nhau thì sự biểu hiện tốc độ tăng trưởng của cây lúa khác nhau. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Theo dõi sự sinh trưởng chiều cây của giống lúa PC6 ở các công thức bón khác nhau thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.3 và hình 4.1. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các công thức bón tới động thái tăng trưởng chiều cao của cây lúa PC6 vụ mùa năm 2009 Đơn vị: cm CT Giai đoạn sinh trưởng của cây Đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Trỗ Trỗ hoàn toàn Thu hoạch 1 28,3 48,1 65,3 81,2 91,9 2 31,1 50,4 69,7 84,0 96,1 3 31,9 52,9 73,1 86,3 95,8 4 34,5 57,2 77,8 90,2 101,9 5 35,3 58,5 79,1 92,6 103,5 6 33,9 53,6 74,2 88,9 103,5 7 33,8 54,5 75,2 89,9 105,0 CV% 7,6 5,4 5,6 4,1 4,7 LSD 05 4,4 5,2 7,3 6,4 8,3 Hình 4.1. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chiều cao cây lúa PC6 Qua bảng 4.3 và hình 4.1 chúng tôi nhận thấy: Cây lúa có sự thay đổi về chiều cao theo chiều tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng. Trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ. Tại các công thức bón phân khác nhau có sự phát triển chiều cao cây của giống lúa PC6 khác nhau. Chiều cao cuối cùng tại các công thức bón dao động từ 91,9 cm đến 105,0cm. Trong đó, cao nhất là tại công thức 7 là 105,0cm và thấp nhất tại công thức đối chứng với 91,9cm. Tại các công thức bón phân, sự khác biệt chỉ xuất hiện ở công thức có liều lượng phân bón thấp với công thức có liều lượng phân bón cao nhất. Cụ thể với giá trị LSD05 là 8,3 ở giai đoạn trỗ hoàn toàn thì sự sai khác có ý nghĩa chỉ ở công thức 7 (140N:140P2O5:70K2O có phun Fito - Lúa) so với công thức 2 và 3 có nền phân bón vô cơ là 100N:100P2O5:50K2O. Như vậy, tại các công thức phân bón khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lúa PC6 khác nhau. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tỷ lệ thuận với lượng phân bón qua các công thức. Sự sai khác có ý nghĩa chỉ xảy ra ở các công thức có nền phân bón thấp (không bón phân và bón 100N: 100P2O5:50K2O) với công thức có nền phân bón cao (140N:140P2O5:70K2O). 4.3.2. Ảnh hưởng của các công thức bón đến động thái đẻ nhánh của cây lúa. Đẻ nhánh là một đặc tính của cây lúa, cây lúa chỉ đẻ nhánh được khi sinh trưởng tốt, được đảm bảo đầy đủ các nhu cầu thiết yếu như nước; dinh dưỡng; ánh sáng.... Đặc tính đẻ nhánh là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa, vì cây lúa đẻ nhánh nhiều và khỏe sẽ có số bông trên một đơn vị diện tích cao. Những giống lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ nhánh kéo dài sẽ cho số nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng nuôi những nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông. Theo dõi quá trình đẻ nhánh của giống lúa PC6 ở các công thức phân bón khác nhau thu được kết quả ở bảng 4.4 và hình 4.2. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các công thức bón tới động thái đẻ nhánh của cây lúa PC6 vụ mùa năm 2009 Đơn vị: nhánh/khóm CT Động thái đẻ nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng của cây Đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Trỗ Trỗ hoàn toàn Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ % nhánh hữu hiệu 1 3,2 5,6 5,5 5,1 3,4 60,7 2 3,6 6,1 5,8 5,5 3,6 59,0 3 3,7 6,2 6,1 5,5 3,9 62,9 4 3,9 7,8 7,6 7,1 5,3 67,9 5 3,7 7,9 7,6 7,2 5,9 74,7 6 3,7 6,8 6,6 6,2 4,6 67,6 7 3,7 6,8 6,6 6,2 4,8 70,6 CV% 5,3 6,1 6,0 5,7 8,9 LSD 05 0,3 0,7 0,7 0,6 0,7 Hình 4.2. Số nhánh hữu hiệu của giống lúa PC6 Qua bảng 4.4 và hình 4.2 chúng tôi thấy: Động thái đẻ nhánh của giống lúa PC6 tăng từ giai đoạn đẻ nhánh tới giai đoạn đẻ nhánh rộ, sau đó số nhánh giảm dần cho đến lúc lúa trỗ hoàn toàn. Trong đó, tăng nhanh nhất là giai đoạn từ đẻ nhánh đến giai đoạn đẻ nhánh rộ. Số nhánh tối đa ở các công thức bón phân khác nhau dao động từ 5,6 đến 7,9 dảnh/khóm, cao nhất là công thức 4 và công thức 5, thấp nhất là công thức 1. Số nhánh hữu hiệu dao động từ 3,4 đến 5,9 dảnh/khóm. Trong đó cao nhất là công thức 4 và công thức 5 đạt từ 5,3 - 5,9 dảnh/khóm và tỷ lệ nhánh hữu hiệu từ 67,9 - 74,6%, thấp nhất là công thức 1 đạt 3,54 dảnh/khóm, tỷ lệ nhánh hữu hiệu chỉ có 64,36%. Tại các nền phân bón khác nhau đều có ảnh hưởng tích cực tới số nhánh hữu hiệu ở mức sai khác ý nghĩa. Đạt cao nhất ở công thức 4 và 5 có nền phân bón là 120N:120P2O5:60K2O. Trong cùng một nền phân bón vô cơ, phân bón lá Fito - Lúa không có tác dụng lớn tới số lượng nhánh hữu hiệu. Như vậy, ở các mức phân bón khác nhau đều ảnh hưởng tới động thái đẻ nhánh của cây lúa. Tất cả các công thức có bón phân đều có số dảnh/khóm cao hơn công thức đối chứng (công thức 1). Tại các công thức có bón phân thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê tới số nhánh hữu hiệu giữa các nền phân bón; cao nhất là nền phân bón (120N:120P2O5:60K2O) và (120N:120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa); thấp nhất là nền phân bón (100N:100P2O5:50K2O). 4.3.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa dài hay ngắn tùy theo bản chất di truyền của mỗi giống lúa, phụ thuộc vào điều kiện thời vụ; thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác và phân bón là một trong các yếu tố đó. Phân bón quy định một phần thời gian sinh trưởng, các loại phân bón khác nhau có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng. Thời gian sinh trưởng của cây lúa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất của giống lúa. Thời gian sinh trưởng được tính từ khi cây lúa nảy mầm cho tới khi hạt lúa chín hoàn toàn. Trong toàn bộ thời gian sinh trưởng của lúa được chia thành hai thời kỳ là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ khi gieo cho đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, thời kỳ này quyết định số bông/khóm lúa. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi hạt lúa chín hoàn toàn, thời kỳ này quyết định việc hình thành số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Có thể xem thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 ở các công thức phân bón khác nhau chúng tôi thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.5 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 vụ Mùa năm 2009 Đơn vị: ngày CT Gieo – cấy Cấy – trỗ hoàn toàn Trỗ hoàn toàn – chín hoàn toàn Thời gian sinh trưởng 1 20 49 26 95 2 20 49 26 95 3 20 48 28 96 4 20 49 26 95 5 20 47 29 96 6 20 49 26 95 7 20 48 28 96 Qua bảng 4.5 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 ở giai đoạn mạ tại 7 công thức phân bón đều là 20 ngày. Bước sang giai đoạn từ lúc cấy cho đến khi cây lúa trỗ hoàn toàn, thời gian sinh trưởng giữa các công thức phân bón khác nhau đã có sự khác biệt và dao động từ 47 đến 49 ngày. Giai đoạn từ trỗ hoàn toàn đến chín hoàn toàn dao động trong khoảng 26 - 29 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 là 95 - 96 ngày Như vậy, ở các công thức bón phân khác nhau thì tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa PC6 dao động rất nhỏ. Chứng tỏ, các công thức bón phân khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lúa PC6. 4.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới đặc điểm sinh lý của giống lúa PC6 4.4.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chỉ số diện tích lá Lá lúa là bộ phận quan trọng của cây, lá lúa còn tiêu biểu cho sự sống của cây. Lá lúa góp phần cơ bản tạo ra sản phẩm quang hợp của cây trồng và quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng. Do vậy việc tăng hay giảm chỉ số diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp tới quang hợp, tích lũy chất khô và năng suất cây trồng. Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của quần thể ruộng lúa. Chỉ số diện tích lá thay đổi tùy từng giống và các biện pháp kỹ thuật về mật độ cấy; phân bón; điều kiện thời tiết.... Do đó, khi bón các loại phân khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá tăng dần trong suốt quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, tăng nhanh nhất vào giai đoạn đẻ nhánh và đạt trị số tối đa vào thời kỳ đòng già. Kết quả theo dõi sự thay đổi chỉ số diện tích lá của giống PC6 trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.3 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6 Đơn vị: m2 lá/m2 đất CT Thời kỳ Đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Đòng già Trỗ hoàn toàn 1 1,9 2,9 4,6 2,6 2 1,9 3,5 4,7 2,7 3 1,9 3,6 4,8 2,8 4 2,3 5,7 6,0 3,7 5 2,3 5,7 6,0 3,8 6 2,1 5,2 5,7 3,5 7 2,1 5,4 5,7 3,6 CV% 3,8 6,4 5,5 8,8 LSD 05 0,1 0,5 0,5 0,5 Hình 4.3. Chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6 Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.6 và hình 4.3 cho thấy Chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6 ở tất cả các công thức tăng từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến giai đoạn đòng già, sau chỉ số diện tích lá giảm từ giai đoạn đòng già cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn. Trong đó, chỉ số diện tích lá cao nhất ở giai đoạn đòng già, đây là giai đoạn tập trung các chất dinh dưỡng để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các bộ phận thân, bẹ lá của cây. Giai đoạn trỗ hoàn toàn chỉ số diện tích lá giảm đi là do trong giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi hạt, nhiều lá vàng và lụi đi. Tại các nền phân bón khác nhau, chỉ số diện tích lá có sự sai khác ý nghĩa giữa công thức 7 với công thức đối chứng và công thức 2,3. Khi nâng mức phân bón từ các nền 100N:100P2O5:50K2O trong công thức bón 2 và 3 lên mức phân bón cao hơn trong các công thức 4,5 với nền 120N:120P2O5:60K2O và công thức 6,7 với nền (140N:140P2O5:70K2O) đều cho thấy sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê. Trong cùng một nền phân bón, tác dụng của phân bón lá Fito - Lúa không có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số diện tích lá. Như vậy, chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6 chỉ sai khác ở mức ý nghĩa thống kê khi tăng từ nền phân bón thấp (đối chứng hoặc có nền bón 100N:100P2O5:50K2O) lên nền phân bón cao hơn (120N:120P2O5:60K2O và 140N:140P2O5:70K2O). 4.4.2. Ảnh hưởng của các công thúc bón phân đến sự tích lũy chất khô trong cây lúa PC6 Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển vật chất trong cây là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Hàm lượng chất khô tăng dần từ thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh cho đến thời kỳ trỗ hoàn toàn. Kết quả theo dõi sự ảnh hưởng của các công thức bón tới sự tích lũy chất khô trên giống lúa PC6, được thể hiện trong bảng 4.7 và hình 4.4 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các công thức bón tới sự tích lũy chất khô trên giống lúa PC6 vụ mùa năm 2009 Đơn vị: g/m2 đất CT Thời kỳ Đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ Bắt đầu trỗ Trỗ hoàn toàn 1 152,9 253,8 405,8 641,7 2 161,1 272,0 473,4 717,0 3 160,4 270,8 477,8 733,6 4 171,0 327,7 531,4 847,4 5 171,6 335,9 540,6 854,1 6 165,8 306,0 490,4 779,2 7 166,0 305,8 495,5 788,8 CV% 2,5 3,5 3,9 3,1 LSD 0.5 7,3 18,3 33,6 41,8 Hình 4.4. Sự tích lũy chất khô của giống lúa PC6 giai đoạn trỗ hoàn toàn vụ Mùa 2009 Qua bảng 4.7 và hình 4.4 cho thấy: Khả năng tích lũy chất khô của giống lúa PC6 ở các công thúc khác nhau tăng từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn. Khả năng tích lũy chất khô tăng nhanh nhất là giai đoạn lúa trỗ hoàn toàn. Giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn sự tích lũy chất khô diễn ra chậm. Sự tích lũy chất khô trong giai đoạn này dao động từ 152,9 đến 171,6 g/m2 đất. Trong đó, cao nhất là công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa) đạt 171,6 g/m2 đất, thấp nhất là công thức 1 đạt 152,9 g/m2 đất. Các công thức phân bón khác nhau có sự tích lũy chất khô khác nhau và đều cao hơn công thức đối chứng. Giai đoạn đẻ nhánh rộ, sự tích lũy chất khô trong giai đoạn này dao động từ 253,8 đến 335,9g/m2 đất, cao nhất là công thức 5 và thấp nhất là công thức 1 (công thức đối chứng). Giai đoạn trỗ, khả năng tích lũy chất khô trong giai đoạn này dao động trong khoảng từ 405,8 đến 540,6 g/m2 đất. Cuối cùng là giai đoạn trỗ hoàn toàn có sự tích lũy chất khô tại các công thức phân bón là cao nhất; dao động trong khoảng 641,7 đến 854,1 g/m2 đất. Các công thức bón phân có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng ở khả năng tích lũy chất khô. Sự sai khác ở mức ý nghĩa về khả năng tích lũy chất khô của giống PC6 còn xảy ra khi thay đổi các nền phân bón vô cơ khác nhau (từ nền 100N:100P2O5:50K2O sang các nền 120N:120P2O5:60K2O và nền 140N:10P2O5:70K2O) Như vậy, sự tích lũy chất khô tăng dần từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn, cao nhất là giai đoạn trỗ hoàn toàn. Các công thức bón phân đều cho thấy sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức đối chứng (không bón phân) và giữa các nền phân bón vô cơ với nhau. Khả năng tích lũy chất khô mạnh nhất tại các công thức 4 (120N:120P2O5:60K2O) và công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa) 4.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa PC6 Đối với cây lúa nói riêng và các cây ngũ cốc nói chung, năng suất hạt là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa tốt hay xấu được đánh giá bằng năng suất. Năng suất của lúa được cấu thành bởi các yếu tố như: Số bông/khóm, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc (%) và khối lượng 1000 hạt (g). Các yếu tố này được hình thành trong các thời điểm khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của các điều kiện khác nhau xong chúng lại có mối quan hệ lẫn nhau và đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh (đất đai, khí hậu), giống, phân bón, các kỹ thuật canh tác… Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây về các chỉ tiêu sinh lý, do đó nó ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một giống. Vì vậy muốn đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì phân bón đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón khác nhau tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa PC6 được trình bày trong bảng 4.8 và hình 4.5 như sau: Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa PC6 vụ Mùa năm 2009 CT Chỉ tiêu Số bông/khóm Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) 1 3,1 136,3 80,0 20,7 35,8 21,3 2 3,3 138,9 80,0 21,2 39,1 31,0 3 3,5 140,6 81,4 21,3 41,8 34,0 4 4,1 146,1 86,1 24,0 60,9 48,5 5 4,4 150,3 87,4 25,0 71,2 52,5 6 3,9 143,3 82,0 22,1 50,3 40,6 7 4,0 147,0 85,7 22,3 55,7 43,9 CV % 8,8 5,4 7,2 9,6 10,0 LSD 0.5 0,6 13,7 2,9 8,7 6,9 Hình 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa PC6 vụ Mùa 2009 Qua bảng 4.8 và hình 4.5 cho thấy : Số bông/khóm và khóm/m2: Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông/khóm là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Tại các nền phân bón khác nhau có ảnh hưởng tới số bông/khóm khác nhau, dao động trong khoảng từ 3,1 đến 4,4 bông/khóm. Sai khác có ý nghĩa chỉ có từ công thức 4, 5 của nền phân bón 120N:120P2O5:60K2O với công thức đối chứng và các công thức có nền phân bón 100N: 100P2O5:50K2O. Khi nâng mức bón từ nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O trong các công thức 4 và 5 lên nền phân bón là 140N: 140P2O5:70K2O trong các công thức 6 và 7 thì không làm tăng số lượng bông/khóm Số hạt/bông của giống lúa PC6 trong từng công thức cũng dao động trong khoảng 136,3 đến 150,3 hạt/bông. Trong đó, cao nhất là công thức 5, thấp nhất là công thức 1. Các mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới số hạt/bông. Tỷ lệ hạt chắc (%): Các loại phân bón khác nhau thì tỷ lệ hạt chắc khác nhau. Tỷ lệ trong các công thức bón phân khác nhau dao động từ 80,0 đến 87,4%. Tỷ lệ hạt chắc bắt đầu có sự sai khác rõ rệt khi tăng liều lượng phân bón từ nền bón 100N: 100P2O5:50K2O lên mức bón 120N: 120P2O5:60K2O. Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Tuy nhiên khối lượng 1000 hạt có thể thay đổi khi điều kiện dinh dưỡng và điều kiện sinh thái thay đổi. Sự chênh lệch về khối lượng 1000 hạt của giống lúa PC6 giữa các công thức phân bón khác nhau là từ 20,7 đến 25,0g. Sự sai khác chỉ xuất hiện ở nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa với công thức đối chứng và công thức 2, 3 với nền phân bón là 100N:100P2O5:50K2O. Năng suất lý thuyết (NSLT): được cấu thành bởi số bông/khóm, số khóm/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc (%) và khối lượng 1000 hạt (g). Qua việc xác định năng suất lý thuyết được trình bày ở bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy: Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến NSLT và NSLT dao động từ 35,8 đến 71,2 tạ/ha. Các nền phân bón khác nhau đều có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê, bắt đầu thấy sự sai khác khi tăng từ nền phân bón là 100N:100P2O5:50K2O lên nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O và nền 140N: 140P2O5:70K2O. Trong đó nền phân bón có năng suất lý thuyết cao nhất là nền 120N: 120P2O5:60K2O tại hai công thức 4 và 5. Năng suất thực thu (NSTT): NSTT là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh năng suất chính xác nhất ở các công thức thí nghiệm. Qua việc xác dịnh năng suất thực thu ở các công thức bón khác nhau trên giống PC6 chúng tôi nhận thấy: Các công thức bón phân khác nhau đã ảnh hưởng đến NSTT, NSTT ở các công thức phân bón khác nhau dao động từ 21,3 đến 52,5 tạ/ha. Trong đó, sự sai khác có ý nghĩa thống kê chỉ xảy ra giữa các nền phân bón vô cơ khác nhau. Cao nhất là nền phân bón ở công thức 4 và 5 (120N: 120P2O5:60K2O). Phân bón lá Fito- Lúa không ảnh hưởng nhiều tới năng suất thực thu trong cùng một nền phân bón. Như vậy, các hai công thức 4 (120N: 120P2O5:60K2O) và công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa) ở tất cả các chỉ tiêu đều cho giá trị cao nhất. 4.6. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng gạo của giống lúa PC6 Chất lượng gạo của một giống lúa không chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống lúa mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác như: Điều kiện ngoại cảnh; chế độ canh tác; điều kiện chăm sóc; điều kiện thổ nhưỡng, chế độ dinh dưỡng và loại phân bón cho lúa. Phân bón có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng gạo. Bao gồm chất lượng thương phẩm, chất lượng xay xát, chất lượng nấu nướng và chất lượng dinh dưỡng của giống lúa lúa PC6 4.6.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6 Chất lượng thương phẩm là nhóm chỉ tiêu quan trọng được các nhà sản xuất gạo chú ý nhiều. Chất lượng thương phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc quyết định giá thành sản phẩm. Chất lượng thương phẩm được phản ánh bởi các chỉ tiêu sau: Chiều dài hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng, độ bạc bụng. Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy hình thái hạt gạo ở cả 7 công thức thể hiện như sau: Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6 CT Chỉ tiêu Chiều dài hạt gạo (mm) Tỷ lệ dài/rộng (D/R) Xếp loại chiều dài Độ bạc bụng (điểm) Xếp loại nội nhũ CT1 6,8 2,4 TB 6,4 trắng trong CT2 6,7 2,5 TB 7,9 trắng trong CT3 6,7 2,5 TB 8,0 trắng trong CT4 7,0 2,7 TB 11,0 trắng trong CT5 7,0 2,7 TB 11,5 trắng trong CT6 6,9 2,7 TB 12,3 trắng trong CT7 7,0 2,7 TB 12,4 trắng trong CV % 6,0 4,2 9,0 LSD 0.5 0,5 0,1 1,6 Qua bảng 4.9 cho thấy: Chiều dài hạt gạo của các công thức là tương đương nhau, có chiều dài hạt gạo trong khoảng 6,7 - 7,0mm, như vậy được xếp vào nhóm có chiều dài hạt gạo trung bình. Công thức 4, công thức 5 và công thức 7 có chiều dài hạt gạo cao nhất là 7,0mm. Tỷ lệ dài/rộng (D/R) từ công thức 4 đến công thức 7 có giá như nhau là 2,7, thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 2,4. Cả 7 công thức đều có tỷ lệ dài/rộng nằm trong khoảng (2<D/R<3), các công thức này đều được xếp vào nhóm có dạng hạt thon trung bình. Độ bạc bụng của 7 công thức không có sự khác biệt nhiều, đều có tỷ lệ bạc bụng dao động trong khoảng từ 6,4 đến 12,4. Và đều được xếp trong nhóm có nội nhũ trắng trong. Theo kết quả trên cho thấy chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6 ít phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh trong đó có yếu tố phân bón. Như vậy, các chỉ tiêu này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. 4.6.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng xay xát của giống lúa PC6 Chất lượng xay xát của giống lúa rất được sự quan tâm không những của nhà chọn tạo giống lúa, mà còn là sự quan tâm của các nhà sản xuất gạo. Chất lượng xay xát của gạo rất có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hạt gạo. Chất lượng xay xát bao gồm nhóm chỉ tiêu như tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.10. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ gạo lật ở các công thức thay đổi không nhiều. Tuy nhiên so sánh giữa các công thức với nhau cũng có sự thay đổi đáng kể. Thấp nhất là công thức 1 (không bón phân) tỷ lệ này là 76,2%, cao nhất là công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa) là 85,1%. Tỷ lệ gạo xát cũng khác nhau qua các công thức phân bón dao động trong khoảng 69,6 đến 74,7%. Và tỷ lệ gạo nguyên hạt dao động từ 78,6 đến 82,5%. Các công thức có tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên hạt cao nhất là công thức 4 (120N:120P2O5:60K2O) và công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa) Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng xay xát của giống lúa PC6 CT Tỷ lệ % Gạo lật Gạo xát Gạo nguyên hạt CT1 76,2 69,6 78,6 CT2 77,7 70,3 80,5 CT3 78,6 70,6 80,8 CT4 84,5 73,3 82,0 CT5 85,1 74,7 82,5 CT6 82,4 72,2 81,0 CT7 82,5 72,9 81,8 CV % 4,8 3,6 3,5 LSD 0.5 6,9 4,6 5,1 Như vậy từ các công thức phân bón cho thấy tỷ lệ gạo lật, gạo nguyên, gạo xát chỉ xuất hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi nâng liều lượng phân bón từ nền vô cơ là 100N: 100P2O5:50K2O lên nền phân bón cao hơn 120N: 120P2O5:60K2O; từ nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O lên nền phân bón 140N: 140P2O5:70K2O thì sự sai khác không có ý nghĩa. Trong cùng một nền phân bón thì sự ảnh hưởng của phân bón lá Fito - Lúa không có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ gạo sát, gạo lật và gạo nguyên. 4.6.3. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6 Ngày nay, với mức sống của xã hội ngày càng được nâng cao thì nhu cầu ăn ngon của người dân cũng tăng lên. Bởi vậy trong tất cả các yếu tố chất lượng thì yếu tố chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng đang là những yếu tố được quan tâm hàng đầu của rất nhiều nhà chọn tạo giống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khó tính. Chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nước bao gồm nhóm chỉ tiêu sau: Nitơ tổng số, Nitơ protein, Protein, tinh bột và Amylose. Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu đại diện cho chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng là Nitơ tổng số và amylose số liệu được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.11 như sau: Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6 vụ mùa 2009 CT Hàm lượng Protein tổng số (%) Hàm lượng amylose (%) CT1 7,9 12,5 CT2 8,1 12,4 CT3 8,2 12,3 CT4 8,3 12,1 CT5 8,3 12,0 CT6 8,5 12,3 CT7 8,5 12,2 CV % 3,2 8,0 LSD 0.5 0,5 1,1 Qua bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy hàm lượng protein tổng số ở các công thức không có sự sai khác nhiều dao động trong khoảng 7,9 đến 8,5%, hàm lượng amylose của các công thức cho thấy tỷ lệ này giảm dần từ công thức 1 đến công thức 5. Cụ thể công thức 1 là cao nhất 12,5%, công thức 5 là thấp nhất 12,0%. Nhưng nhìn chung, tại các công thức phân bón khác nhau đều không ảnh hưởng nhiều tới sự sai khác về chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6. 4.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm Khi tiến hành tiến hành một thí nghiệm thì hiệu quả kinh tế sẽ là yếu tố quan trọng nhất để từ đó đưa ra các loại phân bón thích hợp nhất cho từng giống cây trồng. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho từng công thức bón khác nhau được trình bày trong bảng 4.12 như sau: Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân khác nhau trên giống lúa PC6 vụ Mùa 2009 CT Năng suất (tạ/ha) Tổng thu CPTG TNHH Công LĐ, công/ha/vụ GTNC (1000 đồng/công) HQĐV lần Triệu đồng 1 21,3 13,82 11,25 2,58 100 25,78 0,23 2 31,0 20,17 14,57 5,61 120 46,72 0,38 3 34,0 22,08 14,62 7,46 124 60,15 0,51 4 48,5 31,50 15,23 16,28 126 129,19 1,07 5 52,5 34,15 15,28 18,87 130 145,13 1,23 6 40,6 26,39 15,89 10,51 130 80,81 0,66 7 43,9 28,56 15,94 12,62 134 94,15 0,79 Qua bảng 4.12 chúng tôi nhận thấy: - Tổng thu nhập dao động 13,82 đến 34,15 triệu đồng/ha. So sánh các công thức có bón thì thấp nhất là ở công thức 2 (100N:100P2O5:50K2O) với 20,17 triệu đồng/ha và cao nhất là công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa) với 34,15 triệu đồng/ha. - Chi phí trung gian dao động từ 11,25 - 15,94 triệu đồng/ha tại các công thức có bón phân, cao nhất là công thức 7 (140N:140P2O5:70K2O có phun Fito - Lúa) và thấp nhất là công thức 2 (100N:100P2O5:50K2O). - Thu nhập hỗn hợp dao động từ 2,58 - 18,87 triệu đồng/ha. Trong các công thức có bón phân thì thu nhập hỗn hợp của các công thức 4 và 5 với nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O là cao nhất 16,28 - 18,87 triệu đồng/ha. - Giá trị ngày công dao động 25,78 - 145,13 (1000đồng/công) tại các công thức có bón phân. Trong đó giá trị ngày công lao động của các công thức bón phân đều cao hơn so với công thức đối chứng. So sánh giá trị ngày công giữa các nền phân bón thì nền phân bón có giá trị ngày công lao động cao nhất là nền phân bón tại công thức 4 và 5 (120N: 120P2O5:60K2O). - Hiệu quả đồng vốn dao động từ 0,23 - 1,23 lần tại các công thức bón phân khác nhau. Cao nhất là công thức 5 với nền phân bón là 120N: 120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa. Như vậy, tại các công thức bón phân khác nhau thì có hiệu quả kinh tế khác nhau. Trong các công thức bón phân, thì tại công thức 5 (120N: 120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa) là thích hợp nhất với các chỉ tiêu: về hiệu quả kinh tế cao nhất; thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công cũng như hiệu quả đồng vốn cao nhất. 4.8. Một số tính chất đất sau thí nghiệm Do thí nghiệm chỉ được tiến hành trong vụ mùa năm 2009, nên chưa đủ điều kiện để kết luận về tính chất đất có thay đổi hay không. Nhưng chúng tôi cũng đã tiến hành phân tích một số tính chất đất: pH, dinh dưỡng dễ tiêu (P2O5, K2O) so với tính chất đất trước thí nghiệm. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.13 Bảng 4.13. Một số tính chất đất trước và sau thí nghiệm Công thức pH Dinh dưỡng dễ tiêu (mg/100g đất) H2O KCl P2O5 K2O Trước TN 5,7 4,4 8,15 11,32 ĐC 5,5 4,3 5,63 7,54 CT2 5,6 4,3 6,12 8,42 CT3 5,6 4,3 6,24 8,55 CT4 5,7 4,5 8,22 11,33 CT5 5,7 4,5 8,35 11,38 CT6 5,5 4,4 9,41 12,46 CT7 5,6 4,4 8,67 12,51 Qua bảng trên cho thấy một số chỉ tiêu dinh dưỡng dễ tiêu tại các công thức bón phân có thay đổi ít nhiều. Đất trước và sau thí nghiệm có giá trị pH hầu như không thay đổi Tại các công thức không bón phân và bón ít phân (công thức 1,2,3) thì lượng dinh dưỡng dễ tiêu sau thí nghiệm đã giảm xuống so với đất trước thí nghiệm. Chứng tỏ, tại công thức này cây lúa đã phải huy động dinh dưỡng trong đất. Tại các công thức bón từ nền vô cơ (120N: 120P2O5:60K2O) trở đi, không thấy sự thay đổi về lượng dinh dưỡng dễ tiêu so với trước thí nghiệm. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây lúa PC6: Khi tăng liều lượng phân bón từ 120N:120P2O5:60K2O trở lên mới có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây (chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, chỉ số diện tích lá, sự tích lũy chất khô). 5.1.2. Ảnh hưởng của các công thức bón tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa PC6. Trong các công thức bón phân, công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O, kết hợp phun Fito - Lúa) cho các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa cao nhất. 5.1.3. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng gạo - Chất lượng thương phẩm của giống gạo PC6 không chịu ảnh hưởng từ các công thức bón - Chất lượng xay xát: Khi nâng liều lượng phân bón từ 120N: 120P2O5:60K2O trở lên thì thấy xuất hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê trên các chỉ tiêu về % gạo lật; % gạo xát và % gạo nguyên. - Các công thức phân bón khác nhau không cho thấy sự ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6 5.1.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân Trong các công thức bón phân, công thức 5 (120N: 120P2O5: 60K2O có phun Fito - Lúa) cho hiệu quả kinh tế cao nhất với tổng thu nhập 34,15 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp là 18,87 triệu đồng/ha; giá trị ngày công là 145 nghìn đồng và hiệu quả đồng vốn là 1,23 lần. 5.1.5. Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chất lượng đất khu thí nghiệm: Sau một vụ thí nghiệm chúng tôi chưa thấy sự ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng đất khu thí nghiệm. 5.2. Kiến nghị Do thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ dừng lại nghiên cứu trong một vụ mùa năm 2009. Chúng tôi tạm kiến nghị nên sử dụng nền phân bón với liều lượng là: 120N: 120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa cho giống lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Bộ (1995 - 1997). Cơ chế hiệu lực Kali bón cho lúa. Báo cáo đề tài KN01 - 10 Nxb Nông nghiệp tr. 214. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện ứng dụng công nghệ, chi nhánh tp Hồ Chí Minh (2006). Kết quả khảo nghiệm chế phẩm phân bón lá PISOMIX - 101, PISOMIX - 102, PISOMIX - 105, 8/2006 3. Nguyễn Văn Bộ (1998). Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón đến năm 2010 ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội nghị hóa học toàn quốc lần thứ 3. Hà Nội 01 - 02/10/1998. Hội hóa học Việt Nam 4. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Công Thức (1998). Hiện trạng sử dụng phân bón của các hộ nông dân miền Bắc Việt Nam, hội thảo "Quan điểm về quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở miền Bắc Việt Nam". Hà Nội 26 - 27/05/1998 5. Lê Văn Căn (1964). Tình hình sử dụng phân lân bón cho lúa ở các nước. Nghiên cứu đất phân, tập IV - Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 6. Nguyễn Xuân Cự (1992). Thành phần và động thái photpho trong đất phù sa trồng lúa tỉnh Thái Bình - Tạp chí Khoa Học Đất, tr 61 -66 7. Cục khuyến nông và khuyến lâm (1998). Phân bón cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 8. Dương Doãn Đảm (1994). Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng. Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội 9. Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Ngọc Nông (1995). Xác định yếu tố hạn chế năng suất lúa trên đất dốc tụ thung lũng phía Bắc. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp khắc phục, yếu tố hạn chế năng suất và chiến lược quản lý cây trồng. Đề tài KN 01 - 10 - Viện thổ nhưỡng nông hóa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 112 - 121 10. Bùi Huy Đáp (1980). Cây lúa Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 11. Bùi Huy Đáp (1999). Một số vấn đề về cây lúa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 12. Trương Đích (2002). Kỹ thuật trồng các giống lúa mới. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 13. Bùi Đình Dinh (1995). Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng và chiến lược quản lý dinh dưỡng để phát triển nông nghiệp bền vững. Viện thổ nhưỡng nông hóa. Đề tài cấp nhà nước KN 01 - 10-5. 14. Bùi Đình Dinh (1999). Quản lý sử dụng phân bón hóa học trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện thổ nhưỡng nông hóa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 236 - 241 15. Nguyễn Như Hà (1998). Phân bón cho lúa ngắn ngày, thâm canh trên đất phù sa sông Hồng. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. 16. Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình bón phân cho cây trồng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 17. Võ Minh Kha (1996). Hướng dẫn sử dụng phân bón, Nxb Nông nghiệp 18. Nguyễn Thị Lẫm (1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa. Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam 19. Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2005). Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội 20. Phan Thị Láng (1996). Sử dụng phân kali từ đất và phân bón cho giống lúa lai. Trung tâm thông tin Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21. Nguyễn Văn Luật (1998). Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho lúa, hội thảo "Quản lý dinh dưỡng để nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm ở Việt Nam - Những thách thức và cơ hội". Nha Trang 16 - 18/06/1998 22. Nguyễn Văn Luật (2001). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 23. Nguyễn Ngọc Nông (1995). Nghiên cứu hiệu lực của lân đối với lúa trên đất dốc tụ tỉnh Bắc Thái. Luận án tiến sĩ nông học. 24. Võ Đình Quang (1999). Trạng thái lân trong đất Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 3 - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 151 -163 25. Mai Văn Quyền (2002). 160 câu hỏi - đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa. Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh 26. Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải (1996). Hóa học lân trong đất Việt Nam. Khoa học đất, 7, tr 92 - 97. 27. Trần Thúc Sơn (1996). Nâng cao hiệu quả phân đạm bón cho lúa nước thông qua quản lý dinh dưỡng tổng hợp. Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 2 - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 120 - 139 28. Trần Thúc Sơn (1999). Các dạng đạm trong một số loại đất trồng lúa chính ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 3 - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 139 - 150 29. Trần Thúc Sơn (1999). Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 3 - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nxb Nông nghiệp, tr 250 - 267 30. Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997). Giáo trình cây lương thực, tập 1, Cây lúa. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 31. Phạm Chí Thành (1988). Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 32. Đỗ Thị Tho (2004). Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và một số dảnh cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa VL20. Báo cáo luận văn thạc sỹ nông nghiệp, TĐNNI, Hà Nội 33. Lê Văn Tiềm (1986). "Sự cân đối lân đạm trong đất lúa". Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 4/1986 34. Lê Văn Tri và cộng sự (2007). “Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm phân bón lá Fito-humat nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Hà Tây”. Đề tài mã số 12-10/2006-2007/ĐC-KHCN 35. Đào Thế Tuấn (1970). Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Nxb Khoa học kỹ thuật 36. Đào Thế Tuấn (1980). Sinh lý ruộng lúa có năng suất cao. Nxb Nông thôn, Hà Nội 37. Nguyễn Vi, Trần Khải (1974). Một số kết quả nghiên cứu về kali trong đất miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đất - phân, tập IV. Nxb Khoa học và kỹ thuật 38. Vũ Hữu Yêm (1995). Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 7. 39. Tài liệu tiếng nước ngoài 40. Broadlent. F.E (1979). Minenralization of organic nitrogen in paddy soil. In: Nitrogen and rice IRRI, PO.BOX 933. Manila, Philipines, pp 105 - 118 41. Cuong Van Pham, Murayama,S, and Kawamitsu,Y (2004), Heterosis for photosynthesis, dry matter production and grain yield in F1 hybird rice (Oriza sativa L.), from themo – sensitive gennic male sterile line cultivated at different soil nitrogen levels, Journal of Environ, Control in Biology, Page Number 335 – 345. 42. Cuong Van Pham, Murayama,S Ishimine.Y, Kawamitsu, Y.Motomura, K.and Tsuzuki (2004), Sterility of TGMS line, heterosis for grain yield and related characters in F1 hybrid rice (Oriza sativa L.), Journal of plant production Science, Page Number 22 – 29. 43. De Datta S.K, Burush R.J, (1989), Inteqrated nitrogen management in lowland rice. Adv. Soil science. 10. 143 – 169. 44. Pham Quang Duy, Mitsugu Hirano, Satoru Sagawa and Eiki Kuroda (2004), Analysis of the dry matter production process related to yield components of rice plant grown under practice of nitrogen – free basal dressing accompanied with sparse planting density. Plant Production Science 7 (2): 155 – 164. 45. Kobayshi, M, Kubota, F; Hirao, K.and Agata, W, (1995), Characteristic of photosynthesis and matter partitioning in leading hybrid rice, Oryza sativa L; Bred in China. J.Fac. Agr; Kyushu Univ. 39 (3 – 4). 175 – 182 46. Koyama J. (1981). The transformation and balance of nitrogen in Japanese paddy fields – Fert. Res 2: pp 261 – 278. 47. Patrick J.W.H; Mahapitra I.C, (1968), Transformatiens and availability to nitrogen and phosphorus in waterlogged soils Advances in Agronomy, 24, 323 – 259 48. Sarker, M.A.Z; Murayama, S; Ishimine, Y. and Tsuzuki, E.2002. Effect of nitrogen fertilization on photosynthetic characters and dry matter production in F1 hybrids of rice (Oryza sativa L.).Plant Prod.Sci.5: 131 – 138. 49. Shi M.S, Deng.J.Y (1986), The discovery, determination and utilization of the Huibei photosensitive genic male Sterili rice, Ozyza stiva L. Subsp. Japonica, Acta Genet, Sin. 13, (2), pp.105 – 112 50. Sinclair, T.R.and Horie, T. 1989. Leaf nitrogen, photosynthesis, and crop radiation use efficiency: A review. Crop Sci. 29: 90 – 98. 51. Vlek PLG. Bumes B.H (1986), The efficiencecy and loss of fertilizer – N in lowland rice. Fert Res. 9: Pages 131 - 147 52. Yang, X., Zhang, W. and Ni, W. 1999. Characteristics of nitrogen nutrition in hybrid rice. In Hybrid Rice. IRRI, Los Banos. 5 – 8. 53. Jeaninine M. Davis, Department of horticultural science, college of agriculture and life science, North caralina state University, htt://www cesnsu edu (depts / hort/hie/ hill - 50) 54. Ying, J; Peng, S; Yang, G; Zhou, N; Visperas, R.M.and Cassman, K.G, 1998, Coparison of high – yield rice in tropical and subtropical environments. II. Nitrigen accumulation and utilization efficiency. Field crop Research. 57: 85 – 93 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh về chuẩn bị ô thí nghiệm và cấy Phụ lục 2: Hình ảnh cây lúa giai đoạn trỗ hoàn toàn Phụ lục 3: Nhãn mác chế phẩm phân bón lá Fito - Lúa Phụ lục 4: Thang điểm đánh giá sâu bệnh của IRRI STT Sâu bệnh hại Điểm Mức độ 1 Bọ trĩ 1 1/3 lá thứ nhất về phía ngọn bị cuộn lại 3 1/3 diện tích lá về phía ngọn của lá thứ nhất và lá thứ 2 bị cuộn lại 5 ½ diện tích lá về phía ngọn lá thứ nhất, 2, 3 bị cuộn lại 7 Toàn bộ lá bị cuộn lại, lá biến vàng rõ rệt 9 Toàn cây bị héo, sau đó biến vàng 2 Sâu cuốn lá nhỏ 0 Không bị hại 1 0-10% 3 11-20% 5 21- 35% 7 36-50% 9 51-100% 3 Sâu đục thân 0 Không bị hại 1 0-10% 3 11-20% 5 21-30% 7 31-60% 9 61-100% 4 Bệnh khô vằn 0 Không co triệu chứng 1 Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây 3 20 - 30% 5 31- 45% 7 46 - 65% 9 66 - 100% 5 Bệnh đạo ôn 0 Không có vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vành cuống bông 1 Vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vành cuống bông hoặc nhánh thứ cấp 3 Vết bệnh trên vài gié sơ cấp hoặc phần giữa của trục bông 5 Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông (đốt) hoặc phần ống ra phía của trục bông 7 Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần trục bông gần cổ bông có hơn 30% hạt chắc. 9 Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần ống rạ cao nhất hoặc phần trục bông số hạt chắc nhỏ hơn 30% Phụ lục 5: Chi phí vật tư và chi phí khác năm 2009 Loại chi phí Loại vật tư Đơn vị tính Đơn giá Vật tư Giống PC6 đồng/kg 15.000 Thóc thịt PC6 đồng/kg 6.500 Phân bón Đạm Ure đồng/kg 7.000 Supe lân đồng/kg 1.400 Kali Clorua đồng/kg 11.000 Fito - Lúa đồng/gói 2.000 Thuốc trừ sâu Validacin đồng/gói 1.500 Sát trùng đan đồng/gói 1.500 Sec Sài Gòn đồng/gói 3.000 Actara đồng/gói 3.500 Siuphit đồng/gói 3.000 Thuê lao động Làm đất đồng/sào 200.000 Cấy đồng/sào 100.000 Gặt đồng/sào 100.000 Phụ lục 6: Thành phần và cách sử dụng phân bón STT Loại phân bón Thành phần Cách sử dụng 1 Fito - Lúa - Đa lượng: N, K2O, P2O5 - Vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mo, Mn, Mg ... - Các chất điều hòa sinh trưởng - Pha 1 gói 30g với 10 lít nước phun trên 1 sào Bắc Bộ - phun vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát - Có thể pha thêm dung dịch thuốc trừ sâu bệnh, các loại có tính kiềm cao Phụ lục 7: Số liệu xử lý thống kê CHIỀU CAO BALANCED ANOVA FOR VARIATE DN FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 DN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 6 104.763 17.4605 2.82 0.060 3 2 LANLAP$ 2 25.7895 12.8948 2.08 0.166 3 * RESIDUAL 12 74.3371 6.19476 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 204.890 10.2445 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DNR FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 DNR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 6 235.372 39.2287 4.61 0.012 3 2 LANLAP$ 2 63.5581 31.7790 3.73 0.054 3 * RESIDUAL 12 102.142 8.51183 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 401.072 20.0536 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE BDT FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 BDT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 6 407.039 67.8398 4.06 0.019 3 2 LANLAP$ 2 102.094 51.0471 3.06 0.084 3 * RESIDUAL 12 200.512 16.7094 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 709.646 35.4823 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE THT FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 THT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 6 283.306 47.2176 3.61 0.028 3 2 LANLAP$ 2 34.6982 17.3491 1.33 0.302 3 * RESIDUAL 12 156.829 13.0690 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 474.832 23.7416 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TH FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 VARIATE V007 TH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONGTHUC$ 6 450.676 75.1127 3.44 0.033 3 2 LANLAP$ 2 97.2771 48.6385 2.22 0.149 3 * RESIDUAL 12 262.350 21.8625 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 810.303 40.5151 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 MEANS FOR EFFECT CONGTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CONGTHUC$ NOS DN DNR BDT THT CT1 3 28.3333 48.0667 65.3000 81.2000 CT2 3 31.1000 50.4000 69.6667 84.0000 CT3 3 31.9333 52.9333 73.1000 86.2667 CT4 3 34.4667 57.1667 77.8333 90.2000 CT5 3 35.3333 58.4667 79.1000 92.6000 CT6 3 33.9000 53.5667 74.1667 88.9000 CT7 3 33.8000 54.4667 75.2333 89.9000 SE(N= 3) 1.43698 1.68442 2.36004 2.08719 5%LSD 12DF 4.42783 5.19028 7.27209 6.43133 CONGTHUC$ NOS TH CT1 3 91.9000 CT2 3 96.1333 CT3 3 95.8000 CT4 3 101.900 CT5 3 103.467 CT6 3 103.533 CT7 3 104.967 SE(N= 3) 2.69953 5%LSD 12DF 8.31818 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LANLAP$ ------------------------------------------------------------------------------- LANLAP$ NOS DN DNR BDT THT 1 7 31.3286 51.3143 70.7571 85.9143 2 7 32.7143 53.8857 73.5428 87.7857 3 7 34.0429 55.5429 76.1571 89.0429 SE(N= 7) 0.940726 1.10271 1.54501 1.36638 5%LSD 12DF 2.89870 3.39783 4.76070 4.21030 LANLAP$ NOS TH 1 7 96.6286 2 7 101.129 3 7 101.257 SE(N= 7) 1.76726 5%LSD 12DF 5.44553 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CHIEUCAO 10/ 7/10 0:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONGTHUC|LANLAP$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN |$ | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DN 21 32.695 3.2007 2.4889 7.6 0.0598 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuyen_27_10_1505.doc