Đề tài Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao vốn lưu động tại công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí

Tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao vốn lưu động tại công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí: Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thương chú trọng đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có nghĩa là một đồng vốn được sử dụng một cách tối ưu, nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả sử dụng đồng vốn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh, được các doanh nghiệp quan tâm. Nói đến vốn kinh doanh thì không thể không nói tới vốn lưu động- một thành phần quan trọng của vốn kinh doanh và là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Làm được điều này tức là doanh nghiệp phải tự tổ chức, đảm bảo nguồn vốn lưu động và đồng thời phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Chính vì tầm quan trọng của vốn lưu động cả về mặt lý luận và thực tiễn nên sau khi tiếp thu được kiến thức ...

doc41 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao vốn lưu động tại công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thương chú trọng đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có nghĩa là một đồng vốn được sử dụng một cách tối ưu, nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả sử dụng đồng vốn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh, được các doanh nghiệp quan tâm. Nói đến vốn kinh doanh thì không thể không nói tới vốn lưu động- một thành phần quan trọng của vốn kinh doanh và là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Làm được điều này tức là doanh nghiệp phải tự tổ chức, đảm bảo nguồn vốn lưu động và đồng thời phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Chính vì tầm quan trọng của vốn lưu động cả về mặt lý luận và thực tiễn nên sau khi tiếp thu được kiến thức cơ bản ở trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí, em đã di sâu nghiên cứu đề tài “ Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao vốn lưu động tại công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ” . Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Chương II: Tình hình tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật liệu điện Dụng cụ cơ khí. Chương 1 Cơ sở lý luận về vấn đề quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp I. Vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư vào 3 yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái ban đầu, nó chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất và giá trị của nó chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động, về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động. Trong các doanh nghiệp, tài sản lưu động thường được chia thành 2 bộ phận là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông . +Tài sản lưu động sản xuất : bao gồm toàn bộ vật tư dự trữ cho sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục như : nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm +Tài sản lưu động lưu thông: là những thành phẩm đã nhập kho chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và chuyển hoá lẫn nhau. Chính đặc điểm mang tính quy luật này làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp phải có một số vốn tiền tệ ứng trước để hình thành các tài sản lưu động đó. Số vốn ứng trước này được gọi là vốn lưu động. Vì tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện và giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên sự vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối của đặc điểm này. Thực vậy, vốn lưu động luôn vận động không ngừng qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanhư: dự trữ, sản xuất và lưu thông và lần lợt chuyển hoá từ hình thái này sang hình thái khác cho đến khi trở về hình thái ban đầu. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp đi lặp lại có tính chu kỳ gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Đối với doanh nghiệp sản xuất, khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là vốn tiền tệ được dùng để mua sắm các vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất. Sau đó, vật tư được xuất cho quá trình sản xuất. Thông qua quá trình này, vật tư được chuyển thành bán thành phẩm và thành phẩm. Cuối cùng, những sản phẩm đó được đem đi tiêu thụ và thu được tiền bán hàng về. Kết thúc vòng tuần hoàn, hình thái hiện vật lại được chuyển sang hình thái vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu. Sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất được khái quát theo sơ đồ: TLLĐ + ĐTLĐ T –H …sx … H’…T’ SLĐ Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn so với các doanh nghiệp sản xuất. Đối với những doanh nghiệp này, họ cũng phải ứng trước vốn tiền tệ để mua hàng hoá, sau đó họ đem bán và thu tiền về. Ta có sơ đồ khái quát: T-H-T’ ( T’= T+ΔT ) Trong thực tế sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn lưu động không phải diễn ra một cách tuần tự như trên mà các giai đoạn vận động của nó được đan xen vào nhau. Trong khi một bộ phận của vốn lưu động được chuyển hoá thành vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang thì một bộ phận khác của vốn lưu động lại được chuyển từ sản phẩm thành phẩm sang vốn tiền tệ. Cứ như vậy, các chu kỳ sản xuất được tiếp tục lặp lại, vốn lưu động được liên tục tuần hoàn và chu chuyển. Do phương thức vận động có tính chất chu kỳ, lặp lại như trên nên được gọi là sự tuần hoàn của vốn. Qua những phân tích ở trên cho thấy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm các tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. 1.1.1. Phân loại vốn lưu động và kết cấu vốn lưu động Hiệu quả sử dụng VLĐ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả thì công việc trước tiên mà DN phải làm là phân loại VLĐ. Sau đây là các cách phân loại VLĐ phổ biến: * Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất, người ta phân loại ra thành: + VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ, giá trị vật đóng gói bao bì… + VLĐ trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, phí tổn chờ phân bổ. + VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị của thành phẩm đã nhập kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán của DN. Cách phân loại này cho phép nhận biết các loại vốn theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất. Qua đó, thấy được vai trò của từng bộ phận VLĐ và có thể xem xét, đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình sản xuất. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh kết cấu VLĐ sao cho hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất. Đồng thời, đây là cơ sở để xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp trực tiếp. * Căn cứ vào hình thái biểu hiện của VLĐ: + Vốn vật tư hàng hoá: là khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể: nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… + Vốn bằng tiền: là khoản VLĐ có hình thái biểu hiện ra bằng vốn tiền tệ gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn… Cách phân loại này cho phép nhận biết các loại vốn theo hình thái biểu hiện và vai trò của từng loại vốn. Đồng thời, đây là căn cứ để tính toán xác định mức dự trữ từng bộ phận cho phù hợp và xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các biện pháp quản trị thích hợp và cụ thể đối với từng khoản mục. * Căn cứ và thời gian huy động và sử dụng vốn ta có các nguồn sau: Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành TSLĐ thường xuyên. Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn VLĐ có tính chất ngắn hạn dưới 1 năm, chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong kỳ kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn phát sinh tự động. Cách phân loại này giúp cho DN xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp và tổ chức quản lý sử dụng VLĐ có hiệu quả nhất. * Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn lưu động Nguồn vốn chủ sở hữu: VLĐ thuộc vốn chủ sở hữu là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của chủ DN, DN có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Với bộ phận vốn này, DN không có nghĩa vụ và cũng không cần thiết phải cam kết thanh toán trong suốt thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu của DN được hình thành thừ những nguồn sau: Nguồn vốn hình thành ban đầu: là lượng tiền vốn DN có được khi thành lập Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do DN tự bổ sung trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu khác: là các khoản vốn có được do chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá chưa xử lý. Các khoản nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà DN phải trả, phải thanh toán: các khoản vốn vay của ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác, vốn vay dưới hình thức trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán… Như vậy, DN có thể huy động vốn từ các nguồn trên để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc huy động phải dựa trên nguyên tắc là các DN phải huy động tối đưa các nguồn vốn bên trong, các nguồn vốn tự có sau đó nếu còn thiếu thì mới huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. 1.1.2. Nhu cầu vốn lưu động và cách xác định nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu thường xuyên ở mức cần thiết thấp nhất đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục.Xác định nhu cầu VLĐ là cơ sở quan trọng để DN tổ chức các nguồn tài trợ ngắn hạn, đáp ứng một cách đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Nếu xác định nhu cầu vốn quá cao sẽ gây nên tình trạng dư thừa ứ đọng vật tư hàng hoá, không khuyến khích DN khai thác các khả năng tiềm tàng của mình về vốn và tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, làm vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết. Ngược lại, nếu DN xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nên tình trạng thiếu vốn giả tạo, gây căng thẳng về vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh không được bảo đảm liên tục, gây nên thiệt hại do ngừng sản xuất sản xuất dẫn đến không thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, từ đó mất uy tín trong quan hệ mua bán. Mặt khác, DN thiếu vốn sẽ phải đi vay đột xuất với lãi suất cao, do đó làm giảm lợi nhuận của DN. * Xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu VLĐ là cơ sở để phân phối VLĐ hợp lý vào các khâu sản xuất, tạo điều kiện cho VLĐ luân chuyển nhịp nhàng thuận lợi. * Xác định đúng nhu cầu VLĐ còn là một trong những căn cứ để Ngân sách Nhà nước cấp phát vốn cho DN Nhà nước, đặc biệt là khi DN Nhà nước mới thành lập. Tuy nhiên, nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như : + Quy mô sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời kỳ. + Sự biến động giá cả các loại vật tư hàng hoá mà DN sử dụng trong sản xuất. + Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với người lao động trong DN. + Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn của DN trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối nhu cầu VLĐ không cần thiết, DN cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất. Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, DN có thể sử dụng một trong các phương pháp sau tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của mìnhư: PHƯƠNG PHáP TRựC TIếP: Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu từng khoản VLĐ trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ thành nhu cầu VLĐ của DN. k n Công thức tổng quát nh sau: Vnc = Σ Σ ( Mij X Nij ) i =1 j =1 Trong đó: j : Các khoản VLĐ ở từng khâu M : Mức tiêu dùng bình quân một ngày N : Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán Vnc : Nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch i = 1,3 : Các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh * Ưu điểm: Phương pháp này xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng. * Nhược điểm: Do vật tư sử dụng có nhiều loại, quá trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu vì thế việc tính toán nhu cầu vốn theo phương pháp này tương đối phức tạp, mất nhiều thời gian phương pháp gián tiếp Nội dung của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự như sau: Xác định số dư bình quân các khoản phải thu, vật tư tồn kho Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần cả năm, trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động. Xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ sau M1 Công thức tính toán như sau: Vnc = VLĐ0 x ( 1+t ) M0 Trong đó: Vnc : Nhu cầu vốn năm kế hoạch M1,M0 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo VLĐ0 : Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo t : Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo k1-k0 t = 100 k0 Trong đó: k1,k0 : Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo Trên thực tế để dự đoán nhu cầu VLĐ năm kế hoạch, có thể sử dụng công thức M Vnc = — L1 Trong đó: L1 : Số vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch. * Ưu điểm: phương pháp này tương đối đơn giản, giúp DN ước tính nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp và kịp thời. * Nhược điểm: độ chính xác của kết quả tính toán bị hạn chế. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ * Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư: Phụ thuộc vào khoảng cách giữa DN với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. * Các nhân tố về mặt sản xuất: phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của DN, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất. * Các nhân tố về mặt thanh toán như : Phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán… Nhân tố khách quan: + Nền kinh tế lạm phát(hoặc giảm phát): Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá các loại vật tư hàng hoá. Vì vậy, nếu DN không điều chỉnh kịp thời giá trị của vật tư hàng hoá thì sẽ làm cho VLĐ của DN bị giảm theo tốc độ trượt giá của đồng tiền. + Rủi ro: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN có thể gặp phải những rủi ro bất thường như : hoả hoạn, thiên tai…làm mất vốn. Ngoài những rủi ro của tự nhiên trên, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng làm tăng thêm nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. + Sự tác động trên tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua các chính sách, chế độ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nhân tố chủ quan Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên, các nhân tố chủ quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng VLĐ: + Do việc xác định nhu cầu VLĐ không chính xác dẫn đến tình trạng thừa, thiếu VLĐ trong sản xuất kinh doanh làm lãng phí VLĐ hoặc làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. + Trình độ quản lý sử dụng VLĐ trong các khâu dự trữ, sản xuất và tiêu thụ làm cho doanh nghiệp có thể bị thất thoát một lượng vốn lớn. Hoặc do kinh doanh thua lỗ kéo dài của các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là DN nhà nước do chưa thích ứng được với cơ chế mới. Điều này dẫn đến tình trạng mất vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. + Do trình độ áp dụng khoa công nghệ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, do quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp hoặc sử dụng những máy móc thiết bị không phù hợp… dẫn đến vật tư bị tiêu hao quá mức mà tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm kéo theo sự tăng giá bán của sản phẩm làm sản phẩm khó tiêu thụ, khó cạnh tranh. Hoặc do doanh nghiệp mua các loại vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn và chất lượng quy định dẫn đến lãng phí vật tư. + Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau hiện rất phổ biến trong các doanh nghiệp đặc biệt nợ không có khả năng thu hồi được rất lớn dẫn đến vốn có nguy cơ bị mất dần. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Tùy điều kiện của từng doanh nghiệp mà trong quá trình hoạt động còn có thể phát sinh các nhân tố làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi tới hiệu quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực để sao cho một đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra mang lại kết quả cao nhất. 1.2.1. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước không còn bao cấp vốn cho sản xuất kinh doanh của DN. Doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa là phải tự trang trải chi phí sản xuất và kinh doanh có lãi, hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như vậy, việc tổ chức đảm bảo VLĐ cho hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng VLĐ phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường vì khi VLĐ được sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng vốn, giảm giá thành sản phẩm kinh doanh để có nhiều lợi nhuận. Do đó: Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Trong bất kỳ điều kiện sản xuất kinh doanh như thế nào một lượng VLĐ cần thiết cũng phải được cung cấp đầy đủ và kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có sự cạnh tranh, đòi hỏi DN phải chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm thu hồi vốn nhanh, đảm bảo kinh doanh có lãi và bảo toàn được vốn. 1.2.2. Một số biện pháp quản lý và bảo toàn VLĐ trong kinh doanh: * Lựa chọn dự án kinh doanh, dự án sản xuất sản phẩm. * Xác định chính xác nhu cầu VLĐ cần thiết trong kỳ. * Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ VLĐ. * Quản lý tốt quá trình sử dụng VLĐ, kịp thời đưa ra những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn. Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, DN phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tới từng bộ phận của VLĐ. Cụ thể: + Quản lý tốt vốn bằng tiền: xác định mức tồn quỹ hợp lý. Với một lượng tìên mặt hợp lý tại quỹ doanh nghiệp có thể được hưởng chiết khấu mua hàng, hoặc kịp thời chớp lấy cơ hội kinh doanh và giảm thiểu được những rủi ro bất ngờ xảy ra. Doanh nghiệp nên tránh tình trạng để một " lượng tiền chết" quá nhiều tại quỹ vì số tiền này không có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải dự đoán và quản lý các nguồn nhập, xuất quỹ. Nguồn nhập quỹ bao gồm nguồn thu nhập từ kết quả kinh doanh, nguồn đi vay và các nguồn tăng vốn khác. Nguồn xuất quỹ bao gồm các khoản chi như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tư, các khoản chi trả tiền lãi, nộp thuế... Sau đó so sánh các luồng nhập và luồng xuất quỹ để thấy được quỹ dư hay bị thâm hụt. Từ đó có biện pháp điều chỉnh sao cho cân bằng thu chi ngân quỹ. + Quản lý tốt các hoạt động thanh toán: Công tác này phản ánh chất lượng công tác tài chính của doanh nghiệp. Để có được chính sách tín dụng thương mại hợp lý, doanh nghiệp cần xem xét mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp... nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp trong chính sách bán chịu của mình đồng thời tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Doanh nghiệp nên có chính sách bán chịu đúng đắng đối với từng khách hàng . Khi bán chịu phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, đa ra các điều khoản ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng như phải đặt cọc hoặc bị phạt nếu quá thời hạn... đối với những khoản phải thu, doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết, lập kế hoạch thu nợ và thường xuyên đôn đốc để không bị khách hàng chiếm dụng quá lâu, quá nhiều. + Quản lý tốt vốn tồn kho dự trữ: Việc lưu giữ một lượng hàng tồn kho luôn làm phát sinh các chi phí bổ sung. Vì vậy, vốn tồn kho dự trữ càng lớn thì các chi phí này sẽ tăng thêm như chi phí bản quản, chi phí bảo hiểm kho hoặc những rủi ro do giảm chất lượng nguyên liệu hoặc sản phẩm tồn kho. Do đó có rất nhiều mô hình được đưa ra để quản lý hàng tồn kho với chi phí thấp nhất. một trong những mô hình được nhiều ngời sử dụng là mô hình " tổng chi phí tối thiểu" với quan diểm là các doanh nghiệp cần đưa ra mức dự trữ hợp lý để giảm tới mức thấp nhất tổng chi phí dự trữe tồn kho. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thích hợp đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ít mặt hàng. + Quản lý khoản phải thu: Trong hoạt động kinh doanh thường xuyên nảy sinh việc doanh nghiệp xuất giao thành phẩm hàng hoá cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền. Tình hình đó làm nảy sinh khoản phải thu từ khách hàng. Quản lý khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, bởi những lẽ sau: - Việc quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ tới việc tiêu thụ sản phẩm và từ đó tác động không nhỏ dến doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Khi doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá bán chịu sẽ làm tăng khoản nợ phải thu, nhưng có khả năng tăng thêm được lượng hàng hoá bán ra, do đó, có thể tăng được lợi nhuận. - Việc quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. Để quản lý tốt nợ phải thu từ khách hàng cần chú ý một số biện pháp sau: * Xác định chính sách bán chịu và mức độ nợ phải thu * Kiểm soát nợ phải thu và các biện pháp chủ yếu thu hồi nợ. 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Trong cơ cấu vốn kinh doanh, VLĐ chiếm tỷ trọng không nhỏ, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, để phát huy được những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực thì trong công tác tổ chức quản lý sử dụng VLĐ cần phải thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: *Tốc độ luân chuyển VLĐ: Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể được đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển vốn( số vòng quay VLĐ) hoặc kỳ luân chuyển vốn( số ngày một vòng quay vốn): Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. M Công thức tính: L = VLD Trong đó: L : Số lần luân chuyển ( số vòng quay) của VLĐ trong kỳ M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ VLD: VLĐ bình quân trong kỳ - Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay VLĐ. Công thức tính như sau: 360 K = L Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình mua sắm vật tư, dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả và ngược lại. + Mức tiết kiệm VLĐ: do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn, song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô VLĐ. Công thức xác định: Mức tiết kiệm(-) hoặc lãng phí(+) M1 VLĐ do ảnh hưởng của tốc độ = [ K1- K0 ] luân chuyển VLĐ 360 Trong đó : M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động K1, K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động + Hiệu suất sử dụng VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VLĐ = VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Trong đó : Doanh thu thuần = tổng doanh thu tiêu thụ – các khoản giảm trừ – thuế gián thu ( nếu có) VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ được xác định bằng 1 trong 2 cách sau: Vdq1+ Vcq1 + Vcq2+ Vcq3+ Vcq4 2 2 Hoặc: VLD = 4 VLDdk+ VLDck Hoặc: VLD = 2 + Hàm lượng VLĐL ( Mức độ đảm nhận VLĐ): Số VLĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VLĐ = Doanh thu thuần Là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ +Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( hoặc sau thuế) + Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn + Hệ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp mà không phải dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ - vốn vật tư hàng hoá tổng nợ ngắn hạn + Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Tiền và tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn + Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ = hàng hoá tồn kho 2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số vòng quay trung bình của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng 360 = quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho + Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của DN. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Số dư bình quân các Các KPT đầu kỳ +Các KPT cuối kỳ = khoản phải thu(KPT) 2 + Kỳ thu tiền trung bình: phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. 360 Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Chương 2 Tình hình tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí I. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh của công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí được thành lập theo quyết định 820/VT- QĐ ngày 22-12-1971 của Bộ trưởng Bộ vật tư, với tên gọi là Công ty Vật liệu điện, trực thuộc Tổng công ty Hoá chất – Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Sau khi sáp nhập Bộ vật tư và Bộ thương nghiệp, Công ty được thành lập lại theo quyết định số 613/tm-tccb ngày 28-5-1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại. Hiện nay, Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Công ty được phép sử dụng con dấu riêng và được phân công tổ chức sản xuất kinh doanh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Tên giao dịch của công ty là ELMACO có trụ sở chính được đặt tại 240 Tôn Đức Thắng, Đống Đa- Hà Nội. Ngoài ra, Công ty có 2 cơ sở sản xuất là Nhà máy dây cáp điện và Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện đóng tại Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội. * Chức năng của Công ty ELMACO Là một DN nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, lưu thông hàng hoá, chuyên cung cấp vật tư thiết bị và dụng cụ về ngành điện, Công ty có chức năng: - Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá thuộc ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. - Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng vật liệu điện – dụng cụ cơ khí, vật tư liên quan để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. - Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng vật liệu điện – dụng cụ cơ khí, và các sản phẩm hàng hoá khác. - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm đại lý các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty. - Tổ chức sản xuất, gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo nguồn hàng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu * Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chính - Sản xuất: Cáp, dây điện từ, máy hàn điện, đèn cao áp, quạt chống nắng… - Kinh doanh: Nguyên liệu, lốp ô tô, quặng, vòng bi, băng tải, kẽm, đồng, nhôm, công tơ, que hàn, dây điện từ, bộ PVC… 1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm 110 CBCNV được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới theo mô hình trực tuyến tham mưu. Đây là mô hình quản lý dọc trực tiếp với chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi mặt hoạt động của Công ty, đại diện cho quyền lực và nghĩa vụ của toàn Công ty trước cơ quan cấp trên và pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc có 3 Phó giám đốc phụ trách từng mảng công việc do Giám đốc phân công. Ngoài ra còn có Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác thống kê, hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Các phòng ban chuyên môn: - Phòng tổ chức: Quản lý trực tiếp các công việc liên quan đến nhân sự,c hoạt động xã hội khác và quản lý hoàn chỉnh. - Phòng Tài chính – Kế toán:Tổ chức công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của Công ty theo chế độ qui định. - Trung tâm kinh doanh: Có nhiệm vụ vạch ra chiến lược và tìm kiếm bạn hàng cho Công ty. - Trung tâm hoá chất và xuất khẩu: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình xuất nhập khẩu. - Các xí nghiệp, nhà máy chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh theo chuyên ngành được phân công, - Các cửa hàng, các chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm nguồn hàng, bạn hàng cho Công ty Tại công ty ELMACO, bộ phận tài chính và bộ phận kế toán được tổ chức chung thành một phòng: phòng Tài chính – Kế toán. Đứng đầu là trưởng phòng và 3 phó phòng trong đó 1 phó phòng phụ trách về bộ phận tài chính. 2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002-2003 2.1.1 Kết quả hoạt động của công ty năm 2002-2003 Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002-2003 Đơn vị: 1000 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ % Số tiền 1.Tổng doanh thu 439.079.000 427.297.000 -2.68 -11.781.000 Trong đó: -DT nội bộ 7.874.000 25.253.000 220.7 17.379.000 -DT xuất khẩu 5.253.000 12.253.000 141.6 7.439.000 -DT trực tiếp 425.903.000 389.300.000 -8.59 -36.603.000 -DT đại lý 49.000.000 52.000.000 6.1 3.000.000 2.Các khoản giảm trừ 110.000.000 3.000.000 -93.7 -107.000.000 -Giảm giá hàng bán 17.000.000 3.000.000 -82.35 -14.000.000 -Hàng bán bị trả lại 77.000.000 3.DT thuần 438.969.000 427.000.000 -2.66 -11.675.000 4.Giá vốn hàng bán 416.224.000 406.052.000 -2.44 -10.172.000 Trong đó chi phí mua 1.836.000 5.LN gộp 22.745.000 21.242.000 -6.6 -1.503.000 6.Chi phí bán hàng 10.327.000 11.461.000 10.98 1.134.000 7.Chi phí QLDN 3.197.000 3.278.000 2.53 81.000.000 8.LN từ HĐKD 9.221.000 6.503.000 -29.47 -2.718.000 9.Doanh thu HĐTC 2.494.000 2.273.000 -8.86 -221.000.000 10.Chi phí HĐTC 12.007.000 8.801.000 -26.7 -3.206.000 Trong đó lãi vay phải trả 8.500.000 11.LN từ HĐTC -9.513.000 -6.528.000 31.38 2.985.000 12.Thu nhập khác 1.067.000 902.000.000 -13.77 -147.000.000 13.Chi phí khác 618.000.000 418.000.000 -32.36 -200.000.000 14.LN khác 449.000.000 502.000.000 11.8 53.000.000 15.Tổng LN trước thuế 157.000.000 477.000.000 203.8 320.000.000 16.Thuế TNDN phảinộp 49.000.000 153.000.000 209.7 103.360.000 17.Lợi nhuận sau thuế 108.000.000 324.000.000 201.1 216.640.000 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: - ELMACO là một Công ty kinh doanh có lãi, năm 2003 là 477.000.000 tăng 203,8% so với năm 2002 là 157.000.000. - Công ty kinh doanh không những có lãi mà còn đảm bảo thực hiện đầy đủ những chỉ tiêu chủ yếu: + Vốn kinh doanh năm 2003 là 150.955.000 tăng 4,23% so với năm 2002 trong đó vốn chủ sở hữu là 10.021.000 tăng 8,59% so với năm 2002. + Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2003 là 153.000.000 tăng 209,7% so với năm 2002 là 49.000.000. Biểu: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của ELMACO Đơn vị: 1000 Chỉ tiêu 2002 2003 2003/2002 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (%) Tổng lợi nhuận trước thuế 157.000.000 100% 477.000.000 100% 203,8% Lợi nhuận từ HĐKD 9.221.000 587,4% 6.503.000 136,4% -29,47% Lợi nhuận HĐTC -9.513.000 -605,9% -6.28.000 -136,9% 31,38% Lợi nhuận hoạt động bất thường 449.000.000 118,5% 502.000.000 100,5% 11,8% Qua biểu trên ta thấy: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2003 là 6.503.000 giảm 29,47% so với năm 2002. Tỷ trọng lãi giảm từ 578,4% năm 2002 xuống còn 136,4% năm 2003. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2003 bị lỗ -2.985 triệu, giảm lỗ 32,38% so với năm 2002. Tỷ trọng lỗ giảm từ -605,9% năm 2002 xuống còn -136,9% năm 2003. - Lợi nhuận bất thường năm 2003 là 502.000.000 tăng 118,5% so với năm 2002 nhưng tỷ trọng giảm từ 118,5% năm 2002 xuống còn 100,5% năm 2003. Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã giảm, nhưng do hoạt động tài chính không có lợi nhuận đã làm lợi nhuận trước thuế tuy có tăng nhưng không nhiều. Công ty kinh doanh tuy có lãi nhưng lãi không cao. 2.2. Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại ELMACO 2.2.1. nguồn vốn sản xuất kinh doanh và nguồn VLĐ 2.2.1.1. nguồn vốn sản xuất kinh doanh Tình hình nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện trên bảng số liệu sau Bảng 02: Tài sản và nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đến ngày 31/12/2003 Đơn vị:1000 Tài sản Số tiền % Nguồn vốn Số tiền % A- Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn 109.363.367 88,54 A-Nợ phải trả -Nợ ngắn hạn 116.535.687 112.491.677 94,34 96,53 B-Tài sản cố định đầu tư dài hạn 14.157.930 11,46 -Nợ dài hạn B-Nguồn vốn chủ sở hữu 4.044.010 6.985.610 3,47 5,66 Tổng cộng 123.521.297 100 Tổng cộng 123.521.297 100 Bảng số liệu cho thấy: Tính đến ngày 31/12/2003 tổng số vốn Công ty đưa vào sản xuất kinh doanh là 123.521.297. Trong đó, vốn cố định là 14.157.930 chiếm tỷ trọng11,46%, VLĐ là 109.363.367 chiếm tỷ trọng là 88,54%. Để có được số vốn này, Công ty huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu là 6.985.610 và từ các khoản nợ vay là 116.535.687. Từ số liệu trên cho phép ta tính toán được một số chỉ tiêu sau: Tổng nợ phải trả 116.535.687 Hệ số nợ (Hv) = = = 94,34% Tổng nguồn vốn 123.521.297 Hệ số vốn chủ sở hữu (Hc) = 1- Hv = 5,66% Kết quả tính toán được cho thấy: Năm 2003, một đồng vốn huy động vào sản xuất có 0,9434 đồng vốn vay nợ và 0,0566 đồng vốn chủ sở hữu. Nếu đánh giá từ góc độ tài chính có thể khẳng định Công ty không có tính độc lập, tự chủ về tài chính vì hầu hết số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đều do các khoản vay nợ tài trợ. Đây là một yếu tố làm gia tăng rủi ro trong kinh doanh. Vì Hv quá lớn, Công ty phải chịu sức ép nặng nề từ phía các chủ nợ và Công ty phải luôn lo đối phó với việc trả lãi vay. Nếu trong trường hợp Công ty không có khả năng tạo ra một tỷ lệ lãi đủ lớn bù đắp lãi vay thì không những doanh lợi vốn chủ sở hữu bị giảm sút mà Công ty có thể bị rơi vào tình trạng mất tự chủ về tài chính, mất khả năng thanh toán và nguy cơ của sự phá sản là không tránh khỏi. Xét về tính ổn định của nguồn vốn ta thấy: Nguồn vốn ổn định thường xuyên của Công ty bao gồm tổng nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nợ dài hạn là 11.029.620 chiếm 8,93% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tạm thời của Công ty là 112.491,677 chiếm 91,07% tổng nguồn vốn . Về nguyên tắc, các tài sản có tính chất thường xuyên phải được tài trợ bằng nguồn vốn ổn định. Có nghĩa là toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn (ĐTDH) phải được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Nhưng như trên cho thấy, nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm 8,93% tổng nguồn vốn trong khi đó TSCĐ và ĐTDH đã chiếm tới 11,46% tổng tài sản. Như vậy, một phần TSCĐ và ĐTDH được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn. Cho thấy, việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty có sự bất hợp lý vì TSCĐ&ĐTDH được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này sẽ mang lại rủi ro cho Công ty, Công ty luôn phải đối phó với việc trả nợ các nguồn vốn này. Việc sử dụng nợ ngắn hạn sẽ kéo theo một nhu cầu phải thường xuyên tái tài trợ với những tỷ lệ lãi suất có thể dao động rất lớn. Bên cạnh đó, khả năng cung cấp tài chính cho cho đầu tư của DN bị phụ thuộc vào khả năng thu hút các khoản nợ ngắn hạn được gia hạn thường xuyên. Vào những thời điểm phải đương đầu với khó khăn tạm thời, Công ty có thể phải đối mặt với một sự gia tăng đột ngột các chi phí tín dụng ngắn hạn hay thậm chí một sự từ chối gia hạn toàn bộ nợ ngắn hạn. Như vậy Công ty có thể rơi vào tình trạng không trả được nợ. Tóm lại, qua những phân tích ở trên ta đi đến nhận xét sau: - Hệ số nợ của Công ty quá cao, khả năng tự chủ về tài chính thấp, đe doạ sự an toàn về tài chính của Công ty. - Nguồn vốn ổn định chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ có 8,93% sẽ gây nhiều khó khăn cho Công ty trong việc sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. 2.2.1.2 Nguồn vốn lưu động và tình hình sử dụng VLĐ Bảng 03: nguồn vốn lưu động và sử dụng VLĐ của Công ty đến 31/12/2003 Đơn vị: 1000 VLĐ Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn VLĐ Số tiền Tỷ lệ (%) 1-Vón bằng tiền 3.081.434 2,82 1-Nguồn vốn CSH 4.385.821 4,01 2-Các khoản phải thu 62.317.910 56,98 +Ngân sách NN cấp 3,426.748 78,13 3-Hàng hoá tồn kho 38.910.467 35,58 +Tự bổ sung 959.073 21,87 4- TSLĐ khác 5.053.556 4,62 2-Nguồn vốn chiếm dụng 29.947.572 27,38 +Phải trả người bán 24.505.531 81,83 +Người mua trả trước 433.474 1,45 +Phải nộp NN -198.737 -0,66 +Phải trả công nhân viên 321.494 1,07 +Phải trả phải nộp khác 4.885.809 16,31 3-Nguồn vay ngắn hạn 75.029.974 68,61 Tổng cộng 109.363.367 100 Tổng cộng 109.363.367 100 Tính đến ngày 31/12/2003, tổng nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ của Công ty là 109.363.367 trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 4,01%. Trong nguồn vốn này, Ngân sách Nhà nước cấp chiếm 78,13%. Từ năm 1997 đến nay, Ngân sách Nhà nước không cấp bổ sung vốn nên số VLĐ trên Công ty phải tự bảo toàn và phát triển. Đồng thời, để đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng năm Công ty phải tự bổ sung VLĐ, số vốn tự bổ sung này được huy động từ quỹ đầu tư phát triển và từ nguồn lợi nhuận sau thuế và vốn khác ( như vốn khấu hao) mà Công ty chưa có nhu cầu sử dụng. Năm 2003, số vốn này chiếm 21,87% nguồn vốn chủ sở hữu Khoản tài trợ thứ hai cho VLĐ của Công ty là nguồn vốn chiếm dụng. Đây là nguồn VLĐ mà Công ty không phải chịu chi phí sử dụng vốn. đến cuối năm 2003 số vốn này là 29.947.572 chiếm 27,38% tổng nguồn VLĐ trong đó nguồn quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn chiếm dụng của nhà cung cấp, chiếm 81,83% tổng nguồn vốn chiếm dụng. Qua số liệu này ta có thể thấy uy tín của Công ty đối với bạn hàng ngày càng được củng cố, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ và tạo được niềm tin với bạn hàng, vì thế họ cho Công ty mua chịu và thanh toán chậm. Ngoài nguồn vốn trên, Công ty còn khai thác từ các nguồn chiếm dụng khác như : phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp v.v.. Đây là các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán, nên Công ty tạm thời sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Sau khi huy động đến mức tối đa nguồn vốn tự có và nguồn vốn chiếm dụng nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu VLĐ Công ty mới tiến hành vay ngắn hạn ngân hàng. Tuy nhiên đây lại là nguồn hình thành chủ yếu VLĐ tại Công ty. Nguồn vốn vay này là 75.029.974 chiếm 68,615 tổng nguồn VLĐ. Qua đây cho thấy Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn . Với khoản tiền vay lớn như vậy cộng với lãi suất vay là 0,7%/tháng và thời gian vay có hạn thì đây thực sự là một vấn đề nan giải, Công ty sẽ luôn phải đối phó với việc trả nợ. Tóm lại, Công ty tuy hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá có quy mô kinh doanh lớn nhưng lại luôn gặp khó khăn về VLĐ. Việc huy động VLĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phần lớn phụ thuộc vào bên ngoài, nguồn VLĐ tự có rất ít gây khó khăn không nhỏ cho Công ty trong việc tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính. 2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của DN. Vì vậy, nó luôn được coi trọng trong công tác quản lý tài chính. Với các công ty hoạt động kinh doanh thương mại như Công ty ELMACO, vốn kinh doanh chủ yếu là VLĐ thì hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu được phản ánh thông qua hiệu quả sử dụng VLĐ. Bởi vậy ta cần đi vào xem xét tình hình quản lý và sử dụng VLĐ trên các mặt sau: Bảng 04 : Cơ cấu vốn lưu động của công ty Đơn vị :1000 Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Tổng vốn lưu động 67.413.865 100 109.363.367 100 41.949.502 100 I- Vốn bằng tiền 1.123.941 1,67 3.081.434 2,82 1.957.493 174,16 1. Tiền mặt 607.311 54,03 637.447 20,69 30.136 4,96 2. Tiền gửi ngân hàng 516.630 45,96 2.443.987 79,31 1.927.357 373,06 II- Các khoản phải thu 37.052.974 54,96 62.317.910 59,68 25.264.936 68,19 1. Phải thu khách hàng 33.796.559 91,21 58.492.024 93,86 24.695.465 73,07 2. Trả trước người bán 1.871.356 5,05 1.897.221 3,04 25.865 1,38 3. Thuế VAT được khấu trừ 851.934 2,3 675.756 1,08 - 176.178 - 20,68 4. Phải thu nội bộ 11.102 0,03 11.102 0,02 5. Phải thu khác 522.023 1,41 1241.807 2 III- Hàng hoá tồn kho 25.669.284 38,08 38.910.467 35,58 13.241.183 51,58 1. NVL tồn kho 761.014 2,96 697.249 1,79 - 63.765 - 8,83 2. Công cụ dụng cụ 130.863 0,51 112.390 0,3 - 18.473 - 14,12 3. Chi phí sx kinh doanh dở dang 1.788.797 6,97 12.319.259 31,66 10.530.462 588,69 4. Thành phẩm tồn kho 2.566.398 10 5.054.112 12,99 2.487.714 96,93 5. Hàng hoá tồn kho 20.280.490 79,01 20.577.681 52,88 297.191 1,47 6. Hàng gửi bán 141.722 0,55 149.776 0,38 8.054 5,68 IV- TSLĐ khác 3.567.666 5,29 5.053.556 4,62 1.485.890 41,65 1- Tạm ứng 1.306.360 36,61 1.706.847 33,78 400.487 30,66 2- Chi phí trả trước 242.716 6,8 319.493 6,32 76.777 31,63 3- Chi phí chờ kết chuyển 779.674 21,85 779.674 15,43 4- Tài sản thiếu chờ xử lý 1282 0,04 10.328 0,2 9046 705,62 5- Các khoản thế chấp ký cược ngắn hạn 1.237.634 34,7 2.237.214 44,27 999.580 80,77 Tổng cộng 67.413.865 100 109.363.367 100 41.949.502 62,22 2.2.2.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền Vốn bằng tiền cuối năm 2003 là 3.081.434 chiếm tỷ trọng 2,82% tăng 1.957.493 với tỷ lệ tăng 174,16% so với cùng kỳ năm 2002 trong đó tiền gửi ngân hàng tăng 373,06% với số tiền tương ứng 1.927.357 Như trên đã đề cập, Công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, lãi suất vay trung bình ở các ngân hàng là 0,7%/tháng (Ngân hàng EXIMBANK là 0,63%/tháng, ngân hàng TECHBANK là 0,75%/tháng…) nên Công ty cứ chậm trả tiền ngày nào thì tiền lãi vay phải trả lại tăng lên. Do vậy, nếu gửi tiền vào ngân hàng thì lãi tiền gửi thu được cũng không đủ bù đắp lãi vay. Vì thế, khi thu được tiền về Công ty thương chuyển trả ngay ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng cuối năm 2003 tăng như vậy trùng với thời điểm khách hàng trả tiền nên Công ty chưa kịp làm thủ tục chuyển trả nợ vay Ngân hàng. 2.2.2.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu Trong thực tế kinh doanh các khoản phải thu, phải trả thường xuyên phát sinh, các DN thương chiếm dụng vốn lẫn nhau nhằm tăng thêm vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu các khoản công nợ này chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và gây khó khăn cho tình hình tài chính của DN. Chính vì thế, giảm công nợ phải thu nhanh chóng thu hồi tiền hàng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý VLĐ tại ELMACO. Các khoản phải thu năm 2003 là 62.317.910 chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 56,98%) so với tổng giá trị TSLĐ trong đó phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và được Công ty đặc biệt quan tâm. Tình hình quản lý các khoản phải thu được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 05: Tình hình các khoản phải thu Đơn vị:1000 Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Phải thu khách hàng 33.796.559 91,21 58.492.024 93,86 24.695.465 73,07 Trả trước người bán 1.871.356 5,05 1.897.221 3,04 25.865 1,38 Thuế VAT được khấu trừ 851.934 2,3 675.756 1,08 - 176.178 - 20,68 Phải thu nội bộ 11.102 0,03 11.102 0,02 Các khoản phải thu khác 522.023 1,41 1.241.807 2 719.784 137,88 Tổng cộng 37.052.974 100 62.317.910 100 25.264.936 68,19 Qua bảng ta thấy tổng các khoản phải thu đến 31/12/2003 là 62.317.910 tăng 68,19% so với cùng thời điểm năm 2002 với số tiền tương ứng là 25.264.936 . Công nợ phải thu tăng lên chủ yếu là do ảnh hưởng của nợ phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác. Nợ phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ phải thu. Đến cuối năm 2003, khoản nợ này là 58.492.024, tăng so với năm 2002 là 24.695.465 với tỷ lệ tăng là 73,07% chiếm 93,86% tổng các khoản phải thu. Nguyên nhân dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng cao như vậy chủ yếu là do chính sách tín dụng thương mại của Công ty đối với khách hàng trong năm qua. Thông thường, Công ty cho phép khách hàng thanh toán chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể: + Đối với khách hàng có quan hệ lâu năm, mua không thông qua hợp đồng, Công ty cho thanh toán chậm trong vòng 5 ngày. Doanh số bán chịu cho đối tượng này không nhiều. + Đối với khách hàng mua từng lô, giá trị tương đối lớn và mua thông qua hợp đồng thì thời gian trả chậm trung bình một tháng. Doanh số bán chịu cho đối tượng này chiếm 20% tổng doanh thu. + Còn lại, Công ty đặc biệt chú trọng vào hoạt động bán buôn, đặc biệt cung cấp vật tư, thiết bị cho các dự án trúng thầu, doanh thu và lợi nhuận đạt được rất lớn, bằng vài chục hợp đồng kinh tế khác Ví dụ: năm 2003, Công ty trúng hai gói thầu CP1 và CP3 của Tổng công ty Điện lực với trị giá hàng 100 tỷ. Đối với những đối tượng này, Công ty cho thanh toán chậm trong vòng 3 tháng. Sở dĩ như vậy là vì trong khoảng thời gian này, các dự án phải tiến hành lắp đặt và chạy thử các vật tư thiết bị do Công ty trúng thầu cung cấp. Đồng thời, đây cũng là thời gian bảo hành của Công ty. Mặt khác, các lô thầu lớn mà Công ty trúng trong những năm qua đều là của những công ty Nhà nước mà những công ty này phải chờ vốn từ Ngân sách cấp mới có tiển chi trả cho Công ty nên để bán được hàng Công ty phải chấp nhận bán chịu, trả chậm. Tuy nhiên, doanh số bán chịu cho đối tượng này chiếm hơn 70% doanh thu. Chính vì vậy, trong khi doanh thu mà Công ty đạt được tăng 78.713.405 so với năm 2002 với tỷ lệ tăng là 32,13% thì các khoản phải thu tăng lên 73,07% với số tiền là 24.695.465, tốc độ tăng của các khoản nợ phải thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này phần nào nói lên sự bất hợp lý trong chính sách tín dụng thương mại của Công ty. Đi sâu vào xem xét ta thấy trong tổng số công nợ phải thu đến ngày 31/12/2003 là 62.317.910 thì số nợ quá hạn, nợ khó đòi khá lớn cần xử lý là 5.011.939. Riêng nợ khó đòi năm 2002 là 1.351.826 thì năm 2003 chỉ còn là 475.779. Việc nợ khó đòi năm 2003 giảm là do Công ty tiến hành xoá nợ, chuyển sang nợ không có khả năng đòi, do người nợ phá sản, không thể trả được nợ, đã chết hoặc bỏ trốn. Bảng 06: Trích biên bản kiểm kê công nợ 0h ngày 31/12/2003 Đơn vị tính:1000 Chỉ tiêu Trong đó, đối tượng cần xử lý Quá hạn Trên 1 năm Trên 2 năm Trên 3 năm Khó đòi 1-Phải thu khách hàng 3.305.884 296.710 305.172 139.741 475.779 2-Phải thu khác 19.104 20.997 276.642 Tổng cộng 3.305.884 487.724 326.196 416.383 475.779 Công nợ phải thu khách hàng đến nay quá hạn khó đòi là do: + Khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc bỏ trốn. + Một số cán bộ, công nhân viên đã bán hàng và thu được tiền nhưng do sự quản lý lỏng lẻo của Công ty nên vẫn chưa nộp quỹ Công ty. + Một số khoản nợ phát sinh do thay đổi công tác, thủ tục bàn giao không chặt chẽ từ người này sang người khác, từ năm này sang năm khác đến nay không xác định được nội dung khoản thu. + Khách hàng mua hàng từ những năm trước không có khả năng chi trả bị toà án tuyên phạt, nay đã chết. + Những hàng hoá mất mát từ lâu không tìm ra nguyên nhân . Hiện nay, đối với những khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, Công ty đang tích cực áp dụng những biện pháp như : gia hạn nợ, giảm nợ nhằm thu hồi được một phần công nợ. Nhưng theo đánh giá của Công ty, nguy cơ mất vốn lưu động là 400 triệu đồng. Tồn tại này một phần là do Công ty không có sự thẩm định uy tín khách hàng, không phân tích vị thế tác dụng của khách hàng kỹ lưỡng và không xem xét khả năng thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu. Một phần cũng là do Công ty không quản lý nhân viên bán hàng tốt nên gây thất thoát vốn. Ngoài ra, chính sách bán chịu, bán trả chậm trong thời gian vừa qua có thể coi là nguyên nhân chính làm các khoản phải thu tăng lên. Tuy nhiên, trong khi bị khách hàng chiếm dụng vốn thì Công ty phải đi vay vốn ngắn hạn, phải trả lãi vì khoản vốn đó. Tình hình này gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm vốn chậm luân chuyển và làm gia tăng mức độ rủi ro về tài chính. Hệ số nợ phải trả, Các khoản đi chiếm dụng = nợ phải thu Các khoản bị chiếm dụng. Bên cạnh khoản nợ phải thu khách hàng tăng mạnh thì khoản phải thu khác tăng cũng nhiều. Tuy khoản này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá trị các khoản phải thu nhưng năm 2003, khoản này tăng 137,88% (+719.784) so với năm 2002 . Khoản phải thu khác chủ yếu là khoản cho thuê TSCĐ ( cửa hàng lớn nằm tại 240 – Tôn Đức Thắng cạnh Công ty). Hiện nay, Bách Hoá Giầy Tôn Đức Thắng đang thuê Công ty cửa hàng này để kinh doanh nhưng chậm trả tiền thuê cho Công ty. Như vậy, trong năm 2003, do quản lý không chặt chẽ nên số nợ phải thu tăng lên. Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý các khoản phải thu, ta đi phân tích thêm một số chỉ tiêu: Số dư bình quân Số phải thu đầu năm + Số phải thu cuối năm = các khoản phải thu 2 Bảng 07: Các chỉ tiêu về tình hình quản lý các khoản phải thu (KPT) Đơn vị: 1000 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1-Doanh thu thuần 438.969.000 427.294.000 -11.675.000 -2,66 2-Số d bình quân các KPT 34.661.499 49.685.442 15.023.943 43,34 3-Vòng quay các KPT (1:2) 12,66 8,59 -4,07 4-Kỳ thu tiền TB (360:3) 28,4 41,9 13,5 Qua số liệu trên cho thấy, hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty năm 2003 giảm so với 2002. Công ty để khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn làm vòng quay các khoản phải thu giảm từ 12,66 vòng năm 2002 xuống 8,59 vòng năm 2003 làm cho số ngày để thu được các khoản phải thu tăng lên từ 28,4 ngày năm 2002 lên 41,9 ngày năm 2003, tăng 13,5% (+4 ngày). Do đó, ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển VLĐ. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải nâng cao công tác quản lý các khoản này để thu hồi vốn nhanh, giảm được các khoản vay nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngVLĐ. 2.2.2.3. Tình hình quản lý hàng tồn kho tại Công ty. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều dự trữ một lượng hàng hoá nhất định phù hợp với đặc điểm, quy mô kinh doanh và khả năng về vốn của mình. Tại ELMACO, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (35,58%) trong tổng VLĐ. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Tại Công ty, do kinh doanh hàng trăm mặt hàng đòi hỏi lượng hàng dự trữ tối thiểu từ 10-15 tỷ đồng chủ yếu là hàng mẫu ở hệ thống các cửa hàng, chi nhánh. Bên cạnh chức năng kinh doanh, Công ty còn có chức năng sản xuất các mặt hàng vật liệu điện phục vụ nhu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất không bị gián đoạn, Công ty đã xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một tháng. Đồng thời, Công ty cũng tạo quan hệ với nhiều nguồn cung cấp, đưa số là những bạn hàng có uy tín và đã làm ăn lâu năm với Công ty để khi có hợp đồng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đây là việc làm tất yếu trong kinh doanh nếu Công ty không dư thừa vốn. Bảng 08 : Kết cấu hàng tồn kho Đơn vị: 1000 Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) 1- NVL tồn kho 761.014 2,96 697.249 1,79 -63.765 -8,38 2- Công cụ, dụng cụ 130.863 0,51 112.390 0,3 -18.473 -14,12 3- Chi phí SXKD3 1.788.797 6,97 12.319.259 31,66 10.530.462 588,69 4- Thành phẩm TK 2.566.398 10 5.054.112 12,99 2.487.714 96,93 5- Hàng hoáTK 20.280.490 79,01 20.577.681 52,88 297.191 1,47 6- Hàng gửi bán 141722 0,55 149.776 0,38 8054 5,68 Tổng cộng 25.669.284 100 38.910.467 100 13.241.183 51,58 Tính đến ngày 31/12/2003, giá trị hàng tồn kho của Công ty là 38.910.467 chiếm 35,58% tổng VLĐ của Công ty tăng 51,58%. Trong đó, chủ yếu là giá trị hàng hóa tồn kho với giá trị 20.577.681 chiếm 52,88% giá trị hàng tồn kho tăng 1,47% so với 2002. Tiếp đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 31,66% với giá trị là 12.319.259 tăng 588,69% và thành phẩm tồn kho chiếm 12,99% với giá trị là 5.054.112 tăng 96,93% so 2002. Cuối cùng, các khoản nguyên vật liệu tồn kho, hàng gửi bán, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Một nguyên nhân không thể không kể đến làm cho hàng tồn kho nhiều là do chất lượng hàng tồn kho. Theo số liệu hạch toán chi tiết về kiểm kê đánh giá hàng tồn kho, trong tổng lượng hàng tồn kho cuối năm 2003 là 38.910.476 thì số lượng hàng ứ đọng, kém mất phẩm chất là 4.996.220 chiếm 12,84% tổng hàng tồn kho( năm 2002 là 17,63%). Thực tế trong năm, nhiều ngành hàng kinh doanh đã phải chấp nhận lỗ để giải quyết một phần hàng chậm bán, kém mất phẩm chất nhằm thu hồi VLĐ. Bên cạnh đó, Công ty áp dụng nhiều hình thức bán hàng như : bán thanh toán chậm, thanh toán ngay được giảm giá… để đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng nhằm giải phóng hàng tồn đọng. Số hàng tồn kho này ảnh hưởng lớn đến chi phí mà Công ty phải bỏ ra như : chi phí tồn kho, chi phí lưu kho, bãi… những chi phí này làm tăng tổng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của Công ty. Các mặt hàng tồn kho chủ yếu được tập trung ở bảng 09 Bảng 09 : Các mặt hàng tồn kho chủ yếu Đơn vị : 1000 Tên hàng Giá trị Hàng lưuân chuyển Hàng đọng chậm LC Hàng kém phẩm chất Hàng mất phẩm chất Cáp điện 14.654.257 13.880.809 687.326 67.842 18.280 Dây điện từ 667.774 193.241 456.027 18.506 Carton 1.561.134 1.469.847 91.287 Công tơ 187.179 179.289 1342 4750 1798 Que hàn 313.955 310.133 3822 Máy nén khí 290.020 274.190 13.830 2000 Băng tải 181.219 176.350 4869 Đá mài 17.877 17.877 Lốp 1.031.416 1.030.757 659 Vòng bi 1.164.206 807.135 356.039 1032 Đây là những mặt hàng tồn kho của Công ty từ những năm trước để lại. Hiện nay, việc tiêu thụ những mặt hàng này trên thị trường gặp nhiều khó khăn. Song Công ty cũng đang thực hiện chủ trương là thu hẹp mặt hàng lỗi thời, đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng chủ chốt, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng đọng bằng cách giảm giá bán, chỉ đạo các đơn vị bố trí mức cơ cấu tồn kho hợp lý, ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi thực hiện các hợp đồng mua bán ngay nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn. Để nắm được thực trạng tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty thời gian qua, ta đi xem xét các chỉ tiêu sau: Bảng 10 : Các chỉ tiêu về tình hình quản lý hàng tồn kho Đơn vị : TĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Nămm 2003 Chênh lệch 1- Giá vốn hàng bán 416.224.000 406.052.000 -10.172.000 2- HTK đầu kỳ 26.017.390 25.669.284 3- HTK cuối kỳ 25.669.284 38.910.467 4- HTK bình quân 25.843.337 32.289.876 6.446.539 5- Số vòng quay HTK 16,1 12,5 -3,6 6- Số ngày một vòng quay HTK(360:5) 22,3 28,8 6,5 Dựa vào bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho giảm từ 16,1 vòng xuống 12,5 vòng làm cho số ngày một vòng hàng tồn kho tăng 6,5 ngày. Việc giảm vòng quay hàng tồn kho đã khiến Công ty lãng phí một lượng VLĐ là : Mức lãng phí VLĐ do 38.910.467 = x 6,5 = 702.550 ngày quay 1 vòng tồn kho tăng 360 Điều đó chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho của Công ty trong năm 2003 giảm hơn so với năm 2002. Tóm lại, công tác quản lý hàng tồn kho chưa đạt được những bước tiến khả quan. Hơn nữa, việc để một lượng hàng tồn đọng như vậy là tương đối lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần bố trí lại cơ cấu vốn hàng tồn kho cho phù hợp để tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. 2.2.3.1. Đánh giá về khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là mạnh hay yếu được thể hiện trước hết ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đối với ELMACO, việc phân tích khả năng thanh toán ngoài mục đích để các đối tác kinh doanh nhất là bạn hàng và những nhà cung cấp tín dụng xem xét, đánh giá và đưa ra những quyết định tài chính khi quan hệ với Công ty, mà còn giúp Công ty tự đánh giá, điều chỉnh lại tình hình tài chính của mình nhằm mục đích ổn định và phát triển vững chắc. Thông qua bảng cân đối kế toán ta tính các chỉ tiêu sau: Bảng 11: Tình hình khả năng thanh toán của Công ty Đơn vị: 1000 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1-Khả năng thanh toán hiện thời 67.413.865 = 0,96 70.196.368 109.363.367 = 0,97 112.491.677 2-Khả năng thanh toán nhanh 41.744.581 = 0,59 70.196.368 70.452.900 = 0,63 112.491.677 3-Khả năng thanh toán tức thời 1.123.941 = 0,016 70.196.368 3.081.434 = 0,027 112.491.677 Qua kết quả tính toán được cho thấy: + Khả năng thanh toán hiện thời năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng nói chung thì độ an toàn của tình hình tài chính của Công ty không cao bởi toàn bộ tài sản lưu động không đảm bảo hết các khoản nợ ngắn hạn. Nếu trong kỳ Công ty có chuyển đổi toàn bộ tài sản lưu động thành tiền cũng không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thanh toán. + Khả năng thanh toán nhanh năm 2003 cao hơn năm 2002 nhưng cả hai năm đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là thấp. Vào lức cần Công ty có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán một số tài sản lưu động khác mới đủ tiền thanh toán. + Khả năng thanh toán tức thời của Công ty là rất kém tuy có tăng hơn so với năm 2002. Công ty gặp phải khó khăn lớn trong việc thanh toán công nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Tóm lại, những kết quả thanh toán trên cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là thấp và tình hình tài chính đang gặp khó khăn. vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần căn cứ vào tình hình cụ thể để có những biện pháp phù hợp đưa Công ty thoát khỏi tình trạng trên. 2.2.3.2. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty nên hiệu quả sử dụng VLĐ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Chính vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ phần nào đánh giá được tình hình thực tế về sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của Công ty. Bảng 12: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Chỉ tiêu Đvt Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1- Tổng doanh thu 1000 439.079.000 427.297.000 -11.781.000 2- Doanh thu thuần Nt 438.969.000 427.294.000 -11.675.000 3- Lợi nhuận thuần nt 108.000.000 324.000.000 216.640.000 4- Giá vốn hàng bán Nt 416.224.000 406.052.000 -10.172.000 5- VLĐ bình quân nt 65.214.613 88.388.616 23.174.003 6- Hàng tồn kho bình quân nt 25.843.337 32.289.876 6.446.539 7- Số d bình quân các KPT nt 34.661.499 49.685.442 15.023.943 8- Vòng quay VLĐ (2:5) Vòng 6,73 4,83 -1,9 9- Vòng quay hàng tồn kho (4:6) Vòng 16,1 12,5 -3,6 10- Vòng quay KPT (2:7) Vòng 12,66 8,59 -4,07 11- Kỳ lưuân chuyển VLĐ (360:8) Ngày 53,49 74,5 21,01 12- Kỳ thu tiền trung bình (360:10) Ngày 28,4 41,9 13,5 13- Số ngày một vòng quay HTK Ngày 22,3 28,8 6,5 14- Doanh lợi VLĐ (3:5) 1,65 3,66 2,01 Những số liệu ở bảng trên cho thấy: trong năm 2003, Công ty đã sử dụng VLĐ không hiệu quả bằng năm 2002, vì các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ đều giảm. Cụ thể: + Số vòng quay VLĐ năm 2003 giảm 1,9 vòng dẫn đến số ngày thực hiện một vòng quay VLĐ tăng lên 21,01 ngày. Điều này có nghĩa là cứ đầu tư bình quân một đồng VLĐ thì chỉ tạo ra được 4,83 đồng doanh thu thuần, giảm 1,9 đồng so với năm 2002. + Số vòng quay hàng tồn kho năm 2003 giảm 3,6 vòng nên số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng 6,5 ngày. + Vòng quay các khoản phải thu năm 2003 giảm 4,07 vòng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, Công ty để khách hàng chiếm dụng nhiều. Điều này dẫn đến kỳ thu tiền trung bình tăng 13,5 ngày so năm 2002. + Doanh lợi VLĐ năm 2003 tăng 2,01, tức là một đồng VLĐ có thể tạo ra được 3,66 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy kết quả sử dụng VLĐ không cao. + Tóm lại, tình hình quản lý VLĐ của Công ty ELMACO năm 2003 có sự giảm sút so với năm 2002. Kết quả này là do tổng hợp các thành phẩm VLĐ không được quản lý tốt như phân tích ở trên. 2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và nâng cao kết quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Trong năm qua, tuy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được không nhiều ( năm 2002: 108 triệu, năm 2003: 324 triệu) và lợi nhuận do một đồng VLĐ mang lại thấp( năm 2002: 1,65 đồng, năm 2003: 3,66 đồng) nhưng xét theo điều kiện và đặc điểm kinh doanh thì Công ty đã có cố gắng trong việc quản lý và sử dụng VLĐ. Cụ thể: + Thực hiện phương án khoán cho các đơn vị tham gia kinh doanh trong toàn Công ty trên cơ sở mọi hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ đều có phương án tính đủ các chi phí, nộp nghĩa vụ với Nhà nước, đặc biệt có lãi ở mức tối thiểu cho phép, quy rõ trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân tham gia phương án, quy định mức thưởng phạt về vật chất đối với hiệu quả của từng phương án kinh doanh. Chính vì vậy, không còn nhiều những tồn đọng hàng hóa, thanh toán dây dưa công nợ như những năm trước. + Hai chủng loại hàng Công ty sản xuất là dây cáp điện và máy hàn điện nói chung đảm bảo chất lượng và quy cách giữ được tín nhiệm đối với khách hàng. Chính vì vậy trong năm qua có nhiều địa chỉ nhận tiêu thụ hàng do Công ty sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng, nhiều đơn vị ký hợp đồng giao thầu cho Công ty sản xuất. + Có chính sách bán hàng rộng mở( cho thanh toán chậm). Đồng thời có sự tìm kiếm khai thác bạn hàng mới, giữ vững quan hệ với bạn hàng cũ nên doanh số bán tăng 32,13% so với năm 2002. + Công ty đã biết linh hoạt huy động nguồn vốn tái đầu tư TSCĐ khấu hao và các khoản chi tiêu khác chưa có nhu cầu sử dụng để bổ sung tạm thời nguồn VLĐ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty chú trọng nâng cao uy tín trong kinh doanh, quan hệ tốt với các ngân hàng nhằm huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định. Cụ thể: + Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, VLĐ chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ không đủ tài trợ cho TSCĐ. Do VLĐ không có nguồn vốn lâu dài đề bổ sung và một phần TSCĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn nên ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không những Công ty bị thiếu độc lập về tài chính mà còn phải chịu gánh nặng về chi phí tiền vay dẫn đến lợi nhuận giảm đáng kể. + Cơ cấu VLĐ bất hợp lý trong đó tỷ trọng công nợ phải thu quá cao dẫn đến khả năng thanh toán của Công ty thấp. Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhất là việc thanh toán nhanh các khoản nợ. Nếu Công ty thu hồi được khoản vốn bị chiếm dụng này sẽ giảm đáng kể số tiền vay ngân hàng và số chiếm dụng nhà cung cấp. + Lượng hàng tồn kho còn ở mức tương đối cao, đặc biệt là số lượng hàng kém mất phẩm chất, lỗi thời ứ đọng vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể(12,84% tổng vốn hàng tồn kho năm 2003, năm 2002 là 17,63%). Hàng kém phẩm chất nhiều nên giá trị của chúng bị mất đi so với giá trị được ghi trên sổ sách làm thất thoát VLĐ. + Nhu cầu VLĐ của Công ty lớn trong khi nguồn VLĐ thuộc sở hữu không nhiều. + Việc phân cấp quản lý còn nhiều tầng lớp trung gian dẫn đến việc phối hợp giữa các đơn vị còn nhiều hạn chế. Công ty giao nhiệm vụ bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ và chi nhánh trực thuộc trong khi việc nhập hàng do các phòng chuyên doanh quyết định. Vì vậy, khi các cửa hàng có nhu cầu về bán hàng thì phòng kinh doanh thường không nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường nên một số mặt hàng nhập về không bán được hay bán rất chậm dẫn đến tồn kho. + Mặc dù các khoản phải thu ở mức rất cao nhưng Công ty không lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi. Vì vậy, tình hình tài chính của Công ty bị ảnh hưởng vì nợ khó đòi hiện còn rất nhiều. Trong trường hợp các khoản phải thu không thu được, kế toán của Công ty hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp năm qua tăng cao, làm cho lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, các quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quỹ dự phòng tài chính cũng không được trích lập để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. + Kế toán đã hạch toán toàn bộ chi phí thu mua hàng vào tài khoản “ giá vốn hàng bán” – TK632 mà không hề tính theo công thức phân bổ dẫn tới giá vốn lượng hàng bán ra trong kỳ tăng và ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho. Chương 3 một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí Bất cứ một doanh nghiệp nào khi đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh đều mong muốn đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, tức đồng vốn đó phải mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong tổng vốn sản xuất kinh doanh thì VLĐ là một bộ phận quan trọng, hiệu quả sử dụng VLĐ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, lợi ích kinh doanh đòi hỏi các khả năng phải sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn từng đồng VLĐ bỏ ra đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Sau khi xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty ELMACO trong 2 năm 2002-2003 cho thấy trong điều kiện hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nhưng Công ty đã đạt được một số thành tích. Song bên cạnh đó, Công ty vẫn bộc lộ một số tồn tại đã nêu ở chương 2. Vì lý do đó cần thiết phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, hạn chế những tồn tại nêu trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty. Xuất phát từ những vấn đề mang tính lý luận và từ thực tiễn của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ: Thứ nhất: xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sản xuất kinh doanh Công ty ELMACO xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp gián tiếp. Tuy phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ước tính nhanh chóng nhu cầu VLĐ song lại thiếu độ chính xác. Vì vậy, Công ty có thể xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là phương pháp dự đoán nhu cầu vốn ngắn hạn dựa vào mối quan hệ giữa tài sản, tiền vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: bố trí hợp lý hơn cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh và cơ cấu nguồn VLĐ. Như trên đã phân tích, Công ty ELMACO đã dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ và TSLĐTX. Đây là một tồn tại lớn từ lâu của Công ty khiến vốn bị ứ đọng, chậm luân chuyển. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, Công ty rất dễ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Mặc dù được Nhà nước cho phép chủ động và linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn nhưng  thực tế trên của Công ty là bất hợp lý. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, khả năng thanh toán của Công ty và nguy cơ của sự phá sản là khó tránh khỏi. Vậy, muốn có nhiều vốn bổ sung cho VLĐ thì không còn cách nào khác là Công ty phải tìm mọi cách, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó lợi nhuận mới tăng lên được. Để có được điều này trong thời gian tới Công ty phải : + Đối với hai nhà máy sản xuất là Nhà máy dây cáp điện và Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện thì điều quan trọng là phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Công ty phải có kế hoạch đào tạo, tuyển thêm công nhân có trình độ, kiện toàn khâu tổ chức sản xuất và tổ chức khâu tiêu thụ. Nếu các biện pháp được thực hiện đồng bộ thì chắc chắn giá trị sản lượng của hai nhà máy sẽ tăng lên. + Đối với hoạt động kinh doanh, Công ty nên ưu tiên đầu tư vốn cho các mặt hàng có doanh số và lợi nhuận cao. Đồng thời, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, tăng thêm quy cách, chủng loại mặt hàng đã có. Với ưu thế về hệ thống các cửa hàng, các đại lý, các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc thì đa dạng hóa sẽ đem lại nhiều kết quả tốt cho Công ty. + Bên cạnh việc thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Công ty cần khai thác các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như gia công chế biến các mặt hàng cơ khí theo hợp đồng, sửa chữa thu đổi thiết bị công nghiệp, lắp đặt điện nội thất, điện chiếu sáng công cộng… làm được điều này, không những Công ty tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động mà còn giúp Công ty tăng doanh, thu tăng lợi nhuận. Thứ ba: dự trữ hợp lý vốn bằng tiền. Thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh là một khó khăn lớn nhất từ trước tới nay của Công ty. Chính vì vậy, Công ty thường hạn chế để tiền mặt tồn quỹ với khối lượng lớn. Thay vì để tiền “ chết” một chỗ, Công ty thường đầu tư phục vụ kinh doanh nhằm sinh lời, hoặc trả bớt nợ ngắn hạn ngân hàng để giảm chi phí sử dụng tiền vay. Song một thực tế như phân tích ở chương 2 cho thấy, hầu hết các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty đều thấp, đặc biệt hệ số khả năng thanh toán tức thời là quá thấp do khoản tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng VLĐ ( 2,82%). Công ty cần lập và phân tích chính xác Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, xác định các khoản thu, chi bằng tiền cho phù hợp theo từng loại hoạt động. Từ đó có được số liệu chi tiết về các khoản tiền, đưa ra được lượng tiền cần sử dụng, đề ra được mức tiền dự trữ hợp lý giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. `Thứ tư : tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho + Đối với hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, kém mất phẩm chất, Công ty tiếp tục hạ giá bán, chấp nhận chịu lỗ để giải phóng số hàng trên. với những nhân viên chịu trách nhiệm tiêu thụ số hàng này, Công ty có thể khuyến khích họ bằng cách cho họ hưởng phí bán hàng với mức phí khác nhau để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Nếu khách hàng vẫn không mua, Công ty có thể mở rộng mạng lới kinh doanh đến các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và bán với giá rẻ chắc chắn sẽ giải phóng được một khối lượng lớn hàng ứ đọng. Bởi vì mấy năm trở lại đây, công tác cơ giới hoá, điện khí hoá ở nông thôn đang được thực hiện đồng bộ, toàn diện và rộng khắp trong cả nước. Đồng thời, nhu cầu cải tạo hệ thống mạng lới đường dây điện ở nông thôn cũng tăng lên. + Công ty cần thường xuyên đáng giá chất lượng hàng tồn kho và thực hiện kiểm kê để nắm bắt được khối lượng tồn kho của từng mặt hàng, từ đó có kế hoạch nhập mua cho phù hợp. Thông qua việc kiểm kê, Công ty sẽ nắm được những mặt hàng nào tồn kho nhiều, những mặt hàng nào tồn kho ít, những mặt hàng nào dễ mất giá, mất phẩm chất. Từ đó thông báo với biện pháp nghiên cứu thị trường để có quyết định nhập mua hợp lý, giảm lượng hàng tồn kho không đáng có giúp đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho. + Công ty có thể quản lý hàng tồn kho theo mô hình tổng chi phí tối thiểu đối với những mặt hàng phát sinh nhiều chi phí. + Công ty cần tổ chức tốt khâu tiêu thụ hàng hóa. + Công ty cần xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý trong kỳ. Căn cứ vào nhu cầu đã xác định và số nguyên vật liệu tồn kho để xác định thời gian cần đặt mua bổ sung nguyên vật liệu nhằm vừa cung cấp đầy đủ kịp thời cho sản xuất, vừa giảm được tồn đọng. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, xác định những loại nguyên vật liệu hư hỏng mất phẩm chất để có biện pháp xử lý kịp thời. Thứ năm: Công ty cần tiến hành phân tích tình hình sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu như vòng quay VLĐ, số vòng quay hàng tồn kho… để biết được tiến độ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng VLĐ trong từng thời kỳ, từ đó rút ra kinh nghiệm cho kỳ sau. Thứ sáu: Công ty cần tiến hành trích lập các quỹ dự phòng phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc trích lập các quỹ này sẽ giúp cho Công ty có nguồn tài chính bù đắp cho những khoản thiếu hụt vốn do nợ phải thu không thu hồi được hoặc phải giảm giá để tiêu thụ hàng hoá tồn kho, thu hồi vốn nhanh, nhằm bảo toàn VLĐ nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Kết luận Vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không còn là một vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí cùng sản xuất kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Thực tế trong những năm qua, Công ty đã có nhiều cố gắng trong kinh doanh và đảm bảo làm ăn có lãi. Tuy nhiên, trong hoạt động Công ty cũng bộc lộ một số hạt hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó đòi hỏi Công ty cần phấn dấu nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ , bảo toàn và phát triển vốn làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở. Sau thời gian thực tập tại Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, em đã nắm được phần nào về tình hình thực tế ở Công ty và tiếp thu được một số kiến thức cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp. Em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty. Do hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tế, cộng với thời gian thực tập có hạn nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Trọng Khoái và các thầy cô giáo khoa tài chính – kế toán trường ĐH QLKD đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này Mục lục Lời mở đầu Chương I : một số vấn đề chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp I. Vốn lưu động của doanh nghiệp ……..…………..……………… 1.1. Khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp………………….. 1.1.1. Phân loại vốn lưu động và kết cấu vốn lưu động…………………. 1.1.2. Nhu cầu vốn lưu động và cách xác định nhu cầu vốn lưu động …. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ………………….. 1.2.1. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN…… 1.2.2. Một số biện pháp quản lý và bảo toàn VLĐ trong kinh doanh…. 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ…………………. Chương II: tình hình tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí I. Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty…….. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty…………………………. 1.2. Đặc điểm ngành hàng kinh doanh của Công ty……………………… 2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002-2003 2.1.1. Kết quả hoạt động của Công ty năm 2002-2003…………………….. 2.2. Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty…………….. 2.2.1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh và tổ chức nguồn vốn lưu động tại Công ty……………………………………………………………………… 2.2.1.1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty…………………….. 2.2.1.2. Nguồn vốn lưu động của Công ty………………………………….. 2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty……………… 2.2.2.1. Tình hình quản lý vốn bằng tiền……………………………………. 2.2.2.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu………………………………. 2.2.2.3. Tình hình quản lý hàng tồn kho tại Công ty………………………… 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty……………… 2.2.3.1. Đánh giá về khả năng thanh toán……………………………………. 2.2.3.2. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ………………………... 2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và nâng cao kết quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty……………………………………………….. kết luận tài liệu tham khảo “Quản trị tài chính doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Tài chính – 1999 “Quản trị tài chính doanh nghiệp” – Nguyễn Hải Sản – Nhà xuất bản trẻ “Quản trị doanh nghiệp” – Nguyễn Hải Sản – Nhà xuất bản thống kê - 1996 “Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS. Ngô Thế Chi và TS. Vũ Công Ty – Nhà xuất bản thống kê - 6/2001 “Phân tích hoạt động kinh tế” – Nhà xuất bản tài chính - 1997 “Tài chính học” – Nhà xuất bản tài chính – 2000 “Hệ thống kế toán doanh nghiệp” – Nhà xuất bản tài chính – 2000 “Kế toán doanh nghiệp” – Nhà xuất bản tài chính – 1999 Một số báo, tạp chí tài chính. Sơ đồ : Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ELMACO Giám đốc Phó giám đốc Các đơn vị phụ thuộc Phòng KH tổng hợp Phòng Kho vận Phòng KD DC CK Phòng tổ chức Phòng TCKT Phòng thanh tra Phòng KD VLĐ Phòng KD NXK Phòng KD TH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12120.DOC