Đề tài Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước

Tài liệu Đề tài Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước: ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước Lớp K13M Nhóm: 7 Gồm các SV: SV1: Hà Vĩnh Phước SV2: Lâm Huỳnh Phú SV3: Phạm Long Hải SV4: Vũ Quốc Thắng SV5: Đồng Quang Trung TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 Mục lục Lời nói đầu 3 Phần 1. Giới thiệu chung Bối cảnh nghiên cứu 4 Địa điểm, khu vực nghiên cứu 4 Vấn đề quan tâm 4 Nội dung thực hiện báo cáo gồm các vấn đề chính sau đây 5 Phần 2. Xây dựng đề cương nghiên cứu 2.1 Tên đề tài nghiên cứu 6 2.2 Cơ quan quản lý 6 2.3 Cơ quan phối hợp cùng tham gia 6 2.4 Tình hình nghiên cứu 6 2.5 Mục tiêu của đề tài 11 2.5.1 Mục tiêu lâu dài 11 2.5.2 Mục tiêu cụ thể 11 2.6 Các nội dung nghiên cứu chính 11 2.6.1 Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường 11 2.6.2 Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực 12 2.6.3 Điều tra hiện trạ...

doc28 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước Lớp K13M Nhóm: 7 Gồm các SV: SV1: Hà Vĩnh Phước SV2: Lâm Huỳnh Phú SV3: Phạm Long Hải SV4: Vũ Quốc Thắng SV5: Đồng Quang Trung TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 Mục lục Lời nói đầu 3 Phần 1. Giới thiệu chung Bối cảnh nghiên cứu 4 Địa điểm, khu vực nghiên cứu 4 Vấn đề quan tâm 4 Nội dung thực hiện báo cáo gồm các vấn đề chính sau đây 5 Phần 2. Xây dựng đề cương nghiên cứu 2.1 Tên đề tài nghiên cứu 6 2.2 Cơ quan quản lý 6 2.3 Cơ quan phối hợp cùng tham gia 6 2.4 Tình hình nghiên cứu 6 2.5 Mục tiêu của đề tài 11 2.5.1 Mục tiêu lâu dài 11 2.5.2 Mục tiêu cụ thể 11 2.6 Các nội dung nghiên cứu chính 11 2.6.1 Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường 11 2.6.2 Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực 12 2.6.3 Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.HCM 12 2.6.4 Nghiên cứu về tác động của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước đến môi trường 12 2.6.5 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động 12 2.6.6 Xây dựng báo cáo ĐTM 12 2.6.7 Bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lí môi trường cấp Thành phố 12 2.7 Phương pháp nghiên cứu 12 2.8 Dự toán kinh phí 13 2.9 Sản phẩm của đề tài 14 2.10 Tiến độ thực hiện 14 Phần 3. Nội dung đề tài nghiên cứu 3.1 Tổng quan về báo cáo ĐTM 15 3.1.1 Cơ sở pháp lý 15 3.1.2 Mục Tiêu 15 3.1.3 Quy Mô Xây Dựng 16 3.1.4 Tổ Chức Thực Hiện 16 3.2 Miêu tả dự án 16 3.2.1 Vị trí dự án 16 3.2.2 Mục tiêu kinh tế xã hội 16 3.2.3 Diện tích, qui mô các công trình cơ sở hạ tầng 16 3.2.4 Qui mô chung của dự án 16 3.3 Hiện trạng môi trường khu vực 17 3.3.1 Môi trường vật lí 17 3.3.2 Môi trường sinh học 19 3.3.3 Điều kiện KT – XH của vùng dự án 20 3.4 Đánh giá tác động môi trường do dự án 20 3.4.1 Trong giai đoạn tiền xây dựng 20 3.4.2 Trong giai đoạn xây dựng 21 3.4.3 Trong giai đoạn hoạt động 23 3.4.4 Giai đọan đóng cửa bãi 23 3.4.5 Giai đoạn tái sử dụng mặt bằng 23 3.4.6 Đánh giá tác động hệ động thực vật 24 3.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động 24 3.5.1 Xây dựng mục tiêu bảo vệ môi trường 24 3.5.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tiền xây dựng 24 3.5.3 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng 25 Kết luận 26 Kiến nghị 26 Tài liệu tham khảo 26 Lời nói đầu Trong những năm gần đây, chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn đề môi trường được quan tâm nhiều nhất của các nhà môi trường và các nhà lãnh đạo, quản lý thành phố Hồ Chí Minh. Với tốc độ tăng trưởng ổn định trên 10%/năm trong vòng vài năm qua cộng với việc gia tăng dân số do việc di dân nên lượng rác sinh hoạt của thành phố ngày càng tăng. Hiện nay, lượng rác thải ra hang ngày tại thành phố Hồ Chí Minh hơn 6000 tấn/ngày. Tại một số nơi, rác được thải thẳng ra kênh rạch nên làm ô nhiễm đáng kể hệ thống kênh rạch. Phương pháp xử lý phổ biến hiện nay là chôn lấp, nhưng việc chôn lấp không hợp vệ sinh nên gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí tại khu vực xung quanh bãi chôn lấp. Sự ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, hệ sinh thái và nhiều vấn đề khác. Nhiều dự án lớn của thành phố như: Đầu tư nâng cấp chất lượng công trường dử lý Gò Cát, Đánh giá tác động môi trường của bãi chôn lấp Tam Tân,….Có thể nói tất cả các dự án đều được thực hiện từ đội ngũ các chuyên gia môi trường của thành phố nhằm góp phần giải quyết các vần đề về rác thải của thành phố. Việc xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước góp phần giải quyết phần nào lượng rác của thành phố, cũng như rác được xử lý thông qua quy trình kép kín và tạo ra các loại năng lượng sạch. Nhưng ngoài các vấn đề tốt trên, không phải không có vấn đề. Để hiểu rõ hơn các vấn đề tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước chúng ta cần đánh giá các tác động của Khu liên hiệp đến các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội,… Phần 1 Giới thiệu chung Bối cảnh nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,239 km2, có dân số là 7.123.340 người (2009) là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn (CTR). CTR sinh hoạt sinh ra từ hoat động hàng ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, cơ quan nhà nước,…. Có thể nói rằng, hiện nay, CTR là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để quản lý khối lượng CTR khổng lồ (khoảng 6000 tấn/ngày) với mức tăng 10 -15%/năm, TPHCM đã hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị với sự tham gia của gần 30 công ty nhà nước, 3 - 5 công ty TNHH, 1 hợp tác xã, hàng trăm cơ sở tái sinh tái chế tư nhân, hàng ngàn tổ dân lập và khoảng 30.000 người họat động trong lĩnh vực này (trong đó, hơn 6.000 người hoạt động trong hệ thống thu gom, vận chuyển, chôn lấp; hơn 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực phân loại, thu gom, mua bán phế liệu). Điểm “tập kết” cuối cùng của mọi hoạt động trong hệ thống quản lý kỹ thuật CTRĐT từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý và tiêu hủy đều là bãi chôn lấp. Nói như vậy để thấy rằng, việc xử lý bằng cách chôn lấp một lượng lớn chất thải rắn hàng ngày tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường sống cũng như sức khỏe của người dân. Do đó, đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước” được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà dự án này gây ra – một điển hình cho những bãi chôn lấp hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm, khu vực nghiên cứu Địa điểm Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh). Khu vực nghiên cứu Dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước nằm trong khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh. Trong khu vực cù lao, đất tương đối thấp, được bao quanh bởi hệ thống sông rạch: - Phía Tây giáp rạch Ngã Cạy, - Phía Bắc giáp sông Rạch Chiếu, - Phía Đông giáp rạch Bà Lào, - Phía Nam giáp rạch ngã Ba Đình. Khu vực này có mật độ dân cư thấp, diện tích đất chủ yếu dùng để canh tác lúa hoặc để hoang Vấn đề quan tâm Đánh giá tác động của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước đến môi trường xung quanh. Nội dung thực hiện báo cáo gồm các vấn đề chính sau đây Phần 1: Giới thiệu. Phần 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết. Phần 3: Trình bày nội dung nghiên cứu. Phần 2 Xây dựng đề cương nghiên cứu 2.1 Tên đề tài nghiên cứu “VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC”. 2.2 Cơ quan quản lý Phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh. 2.3 Cơ quan phối hợp cùng tham gia UBND thành phố Hồ Chí Minh. UBND huyện Bình Chánh. Sở Giao thông công chánh Tp. Hồ Chí Minh. Công ty Môi trường đô thị Tp.Hồ Chí Minh. … 2.4 Tình hình nghiên cứu 10 nghiên cứu liên quan đến đề tài: Ngoài nước _ “Xử lý và quản lý bãi chôn lấp chất thải ở Hàn Quốc” – TS. Lê Đang Hoan. Trung tâm Môi trường Công nghiệp. Theo www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan. _ “Công nghệ mới của Virdis về chôn lấp chất thải, đây là giải pháp xanh và chi phí – hiệu quả” – INFOTERRA VN (XL  theo Warmer Bulletin Enews, 1/2008) _ Đề tài nghiên cứu “Healths and social needs of waste pickers in Vietnam” của Nguyen H.T.L., Chalin C.G., Lam T.M., Maclaren V.W (Việt Nam và Canada phối hợp). Đề tài này nghiên cứu về sức khỏe của những người nhặt rác trên các bãi chon lấp. _ “Tokyo’s landfill waste disposal sites today” của “Tokyo metropolitan government environment bureau”. _ “Landfill leachates – a possible source of toxic contaminants for Sai Gon – Dong Nai River” của Prof. Tarradellas của CECOTOX phối hợp cùng Prof. Huỳnh Thị Minh Hằng của viện tài nguyên và môi trường Việt Nam. Trong nước _ “Công nghệ xử lý nước thải bãi rác” – Thời báo kinh tế Việt Nam 12/11/2006. _ “Triển khai hệ thống xử lý nước rò rỉ ở bãi rác Gò Cát” – 09/07/2002. _ “Phương pháp mới xử lý chất thải bằng vi sinh” – 14/2/2005 _ “Xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin” – Đức Hải – Hoàng Sơn, báo Hà Nội mới, 14/09/2008, _ “VWS nhập nhằng chuyện đất ở bãi rác Đa Phước” – www.phapluattp.vn – 25/09/2009 _ “Gần 90% bãi chôn lấp rác không đảm bảo” – Thanh Trầm – – 17/04/2009 _ “Vấn đề xử lý nước rỉ rác ở thành phố Hồ Chí Minh” – Yến Tuyết – _ “Ô nhiễm không khí khu vực bãi rác: Cần có chương trình giám sát chặt chẽ” – Thanh Hoa. – (05/06/2009). _ “Bùng phát ổ ruồi tại bãi rác Đa Phước - TP.HCM: Ai là thủ phạm ?” – Anh Đức – Phan Vũ – 5 nghiên cứu gần nhất với đề tài: a/ “Ô nhiễm không khí khu vực bãi rác: Cần có chương trình giám sát chặt chẽ” – Thanh Hoa – (05/06/2009) Bối cảnh nghiên cứu: ô nhiễm môi trường không khí ở bãi rác Đa Phước ảnh hưởng đến người dân quanh khu vực. Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí quanh bãi rác Đa Phước. Cách nghiên cứu: nghiên cứu thực tế chôn lấp và trình trạng ô nhiễm không khí tại khu vực bãi rác Đa Phước, các nhà khoa học VITTEP đề xuất về xây dựng chương trình giám sát. Cụ thể, cần ưu tiên giám sát các thông số gây ô nhiễm mùi như H2S, NH3, mercaptan; nhóm chất hữu cơ có nguy cơ gây cháy nổ như CH4. Ngoài ra có thể giám sát các chỉ tiêu nấm, mốc trong không khí. Tần suất giám sát tối thiểu nên là 1 tháng/lần (đối với các bãi chôn lấp đang trong giai đoạn vận hành cho tới 2 năm sau khi đóng cửa). Tần suất giám sát sẽ giảm dần còn 3 tháng/lần với các bãi rác đóng cửa được 3 - 5 năm; giám sát 6 tháng/lần sau khi bãi chôn lấp được 6 - 10 năm. Về vị trí cần giám sát, nên chia theo các khoảng cách lấy trung tâm bãi chôn lấp làm tâm điểm có thể chia theo các lưới ô vuông hoặc chia theo các vòng tròn đồng tâm theo các khoảng cách phù hợp (cách nhau từ 50 - 100 m, điểm giám sát xa nhất dưới hướng gió 1.000 m). Ưu tiên giám sát các điểm nằm dưới gió, các điểm có khu dân cư trong vòng bán kính 1.000 m. Các điểm trên gió chỉ giám sát 1 - 2 điểm, điểm tại trung tâm bãi rác bắt buộc thường xuyên giám sát. Số điểm giám sát sẽ thay đổi và giảm dần sau khi đóng cửa. Để giảm thiểu ô nhiễm, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ. Trong quá trình vận hành bãi rác, khống chế mùi tại các nguồn phát sinh. Ở khâu tiếp nhận rác cần rải bokashi và phun dung dịch EM ngay lên rác mới tại sàn phân loại để khử mùi hôi, có biện pháp thu gom nước rỉ rác đưa về hệ thống xử lý nước thải chung. Trong khâu chôn lấp chất thải thì sau khi đổ rác phải san ủi, đầm nén ngay. Sau đó cần tiến hành phủ bạt nylon lên để hạn chế mùi hôi và tránh nước mưa. Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp cần được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn quy định mới được phép xả ra ngoài nguồn tiếp nhận. Một công nghệ mới hiện nay đang được nghiên cứu áp dụng để khử mùi là sử dụng một số tinh dầu thực vật đặc biệt phun vào không khí tại các khu vực cần xử lý, với nồng độ thích hợp. Các hạt tinh dầu này sẽ tác dụng với các phân tử gây mùi tạo thành các chất mới không có mùi và không độc hại. Ngoài ra có thể tiến hành khống chế mùi hôi bằng các biện pháp thu gom khí. Với thành phần của rác thải ở các khu vực đô thị hiện nay, kết hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, rác sẽ bị phân hủy rất nhanh. Vì vậy với những bãi rác hợp vệ sinh, có các hệ thống thu gom khí đã hạn chế được đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành xử lý rác. Kết quả đạt được : khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bãi rác Đa Phước. Kết luận và định hướng: cần xây đụng hệ thống thu khí hiện đại xử lý được khí gây mùi hoặc phun các chế phẩm khử mùi để giảm mùi hôi nhằm cải thiện cuộc sống người dân xung quang khu vực bãi rác. b/ “Vấn đề xử lý nước rỉ rác ở thành phố Hồ Chí Minh” – Yến Tuyết Bối cảnh của nghiên cứu : bãi chôn lấp thường phát sinh một khối lượng nước rỉ rác rất lớn, nhất là trong mùa mưa. Mục tiêu của nghiên cứu : giải quyết mùi hôi thối do nước rỉ rác gây ra và đề ra biện pháp khắc phục ô nhiễm do nước rỉ rác gây ra. Cách nghiên cứu : . Với hàng ngàn tấn rác được chôn lấp hàng ngày, Công ty Môi trường đô thị Thành phố đã dùng nhiều biện pháp xử lý và khắc phục ô nhiễm như phun các chế phẩm sinh học chống phát tán mùi, chống ruồi... Nhờ vậy, môi trường của bãi rác cũng được cải thiện rất nhiều so với những năm trước. Nhưng cứ 10 tấn rác được chôn lấp trong một ngày/đêm, rỉ ra 1m3 nước rác với đủ các tạp chất và mùi hôi thối. Do đó, tại các bãi chôn lấp thường phát sinh một khối lượng nước rỉ rác rất lớn, nhất là trong mùa mưa. Giải pháp được tính đến ngay từ đầu là phủ lớp vải địa kỹ thuật dưới đáy các hố chôn lấp để tránh nguy cơ thẩm thấu nước rác vào đất và mạch nước ngầm, sau đó bơm dẫn nước ra khu xử lý riêng, trước khi thải ra ngoài môi trường. Trước tình hình này, Công ty Môi trường đô thị đã tăng cường phun xịt các chế phẩm EM xử lý mùi hôi và thay thế toàn bộ bạt phủ bằng tấm nhựa HDPE để ngăn nước mưa. Có lúc, Công ty còn dùng xe bồn vận chuyển khoảng 800 m3 nước rỉ rác từ bãi rác Gò Cát về bãi rác Đông Thạnh để xử lý. Nhưng đây cũng không phải là phương án hợp lý, vì hồ chứa nước rác ở Đông Thạnh cũng sắp quá tải. Để giải quyết triệt để nước rỉ rác, mới đây Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép Công ty SEEN nghiên cứu xây dựng một hệ thống riêng biệt tại Gò Cát để xử lý toàn bộ lượng nước rỉ rác tồn đọng với công suất 200 m3/ngày. Trước đó, Công ty này đã xây dựng thành công một nhà máy xử lý nước rác tại bãi rác Nam Sơn - Hà Nội, vận hành tự động theo cơ chế kết hợp công nghệ sinh học và hóa học, phù hợp với sự thay đổi thành phần và hợp chất của nước rỉ rác đầu vào, đảm bảo có thể xử lý một cách tiết kiệm nhất. Công suất tối đa của nhà máy là 700m3 nước thải/ngày, đêm. Chi phí xử lý nước rác theo tính toán trong mùa khô cũng như mùa mưa chỉ khoảng 30-40.000 đồng/m3, bằng 1/3 so với công nghệ nước ngoài. Nước rỉ rác sau khi xử lý đã đạt tiêu chuẩn loại B và được phép thải ra môi trường. Bên cạnh việc làm trên, thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư nhiều tiền của công sức để biến các bãi chôn lấp rác trở thành các “Công trường xử lý chất thải” hợp vệ sinh. Nhiều nhà máy xử lý chất thải rắn, nhà máy chế tạo phân bón và tái chế rác đang được xây dựng, nhằm phấn đấu giảm dần tỷ lệ chôn lấp đến năm 2010 còn 50%, và đến năm 2015 còn 30%. Việc quy hoạch, đền bù thu hồi đất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu liên hợp xử lý chất thải rắn cũng đang được xúc tiến như khu liên hợp xử lý chất thải rắn ở tây bắc Củ Chi có diện tích 822 ha; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước diện tích 640 ha; Khu quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ Thừa (Long An) diện tích 1.760 ha. Nhiều khu đang trồng cây xanh trong khi chờ lập dự án đấu thầu thiết kế, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được: hầu hết các bãi chôn lấp đều có hệ thống thu nước rỉ rác,đồng thời kết hợp phun hóa chất để giảm mùi,bên cạnh đó đã xây dựng thành công nhà máy xử lý nước rác Kết luận và định hướng: cần xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng gây rò rỉ nước nước rỉ rác gây mùi hôi khó chịu cho người dân và tìm cách khắc phục nhanh chóng để cải thiện môi trường sống và góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. c/ “Bùng phát ổ ruồi tại bãi rác Đa Phước - TP.HCM: Ai là thủ phạm ?” – Anh Đức – Phan Vũ – Bối cảnh của nghiên cứu: phát sinh dịch ruồi là từ bãi chôn lấp rác Đa Phước. Mục tiêu của nghiên cứu: để xem xét quy trình xử lý rác nhằm tìm ra nguyên nhân phát sinh ruồi và tìm phương án khắc phục. Cách nghiên cứu: Trong buổi làm việc sáng qua tại Cty VWS, bà Hoàng Thị Ngọc Ngân, Trưởng khoa sức khỏe cộng đồng (Trung tâm Y tế dự phòng TP), thành viên đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu: Cty VWS đưa quy trình xử lý rác để phân tích các công đoạn xử lý. Từ đó, có thể tìm ra nguyên nhân phát sinh ổ ấu trùng ruồi tại công đoạn nào và có biện pháp xử lý. Thế nhưng, trả lời cho yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành, ông Kevin Moore, GĐ điều hành Cty VWS cho rằng: Không thể đưa ra quy trình vì là tài liệu tiếng Anh chưa dịch ra tiếng Việt. Và đề nghị sẽ trình bày “miệng” về quy trình xử lý rác. Bên cạnh đó, ông Kevin Moore cho rằng: Tháng 5 vừa qua, Cty đã sử dụng 3.000 lít hóa chất đậm đặc diệt ruồi và cho rằng thời điểm này quy trình xử lý rác không cần phải cải tiến. Vài ngày tới, Cty sẽ còn nhập từ Mỹ thêm 2 máy phun hóa chất tự động để xử lý sự phát triển của ấu trùng ruồi. Cty VWS thừa nhận có phát sinh ruồi tại khu vực chôn lấp rác nhưng lại chưa thừa nhận những ổ ấu trùng tại bãi rác là nguyên nhân gây ra dịch ruồi ảnh hưởng đến những người dân đang sinh sống tại 3 xã thuộc huyện Bình Chánh. Theo VWS, bùng phát dịch ruồi là còn do các nguyên nhân khác. Kết quả đạt được: tìm ra những công đoạn nào trong quy trình xử lý chưa có hiệu quả để phát sinh ổ ấu trùng ruồi,đề xuất được các biện pháp khắc phục, để xử lý triệt để ruồi tại các khu vực xung quanh bãi rác Đa Phước. Kết luận và định hướng : tìm ra nguyên nhân để khắc phục một cách triệt để tình trạng bùng phát ổ ruồi muỗi ở bãi rác Đa Phước góp phần cải thiện môi trường sống xung quang của người dân ngày càng tốt hơn. d/ “VWS nhập nhằng chuyện đất ở bãi rác Đa Phước” – www.phapluattp.vn (25/09/2009) Bối cảnh nghiên cứu: bãi rác Đa Phước chưa hoàn thành những hạng mục quan trọng như là sàn trung chuyển, nhà máy phân loại tái chế rác, nhà máy sản xuất phân compost, nhà máy xử lý nước rỉ rác 1.000m3/ngày. Mục tiêu của nghiên cứu: để tìm hiểu rõ vì sao nhiều hạng mục quan trọng tại dự án khu xử lý rác Đa Phước chưa được đưa vào hoạt động, trách nhiệm tại ai, cơ quan chức năng TP.HCM hay chủ đầu tư ? Nước rỉ rác tại bãi rác Đa Phước đi đâu ? Cách nghiên cứu: Báo cáo của Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM gửi các đại biểu HĐND TP tại buổi giám sát cho biết diện tích đất giai đoạn 1 của dự án được giao cho VWS - chủ đầu tư khu xử lý rác Đa Phước - là 73ha. Theo UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM), phần diện tích đất này đã bàn giao hoàn tất cho chủ đầu tư. Báo cáo của Sở Tài nguyên - môi trường TP cũng khẳng định VWS đã sử dụng khoảng 30ha xây dựng ô chôn lấp rác, còn 28ha đất khác đã được giao đủ thì đang tiếp tục xây dựng một ô chôn lấp rác. Ngoài hai phần diện tích này, một khoảnh đất rộng khoảng 15ha đã được giao từ lâu để bố trí xây dựng nhà máy phân loại tái chế, sàn trung chuyển, nhà máy sản xuất phân compost, hệ thống xử lý nước rỉ rác. Ngày 24-9, trao đổi thêm với PV một số nội dung liên quan đến tiến độ đầu tư nhiều hạng mục quan trọng ở dự án khu xử lý rác Đa Phước, ông Huỳnh Công Hùng - phó trưởng Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP - nói thực tế có việc giao đất chậm (hiện còn khoảng 50ha chưa giao), nguyên nhân do chưa giải tỏa được dân. Tuy nhiên, phần đất chưa giao thuộc giai đoạn 2 của dự án. “Việc một số hạng mục quan trọng đảm bảo tính đồng bộ của dự án chưa hoàn thành, theo tôi, không phải do giao đất chậm, không nên đổ thừa cho nguyên nhân này” - ông Hùng nói. Vẫn theo ông Hùng, đợt giám sát năm trước và đầu năm nay đã lưu ý nhà đầu tư tập trung xây dựng các hạng mục công trình quan trọng để đưa nhà máy vào vận hành đồng bộ. Nhà đầu tư đã hứa nhưng đến nay vẫn chưa làm xong, còn lý do chưa hoàn thành thì chưa nêu rõ ràng. Kết quả đạt được: chưa thấy Sở Tài nguyên - môi trường TP khẳng định tính hợp lý và hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên đất. Báo cáo của Sở Tài nguyên - môi trường TP thừa nhận một số hạng mục công trình xử lý rác của bãi rác Đa Phước đã chậm so với tiến độ cam kết. Nhưng cũng không thấy Sở Tài nguyên - môi trường TP lý giải theo hợp đồng ký kết, việc chậm trễ này có bị chế tài hay không. Kết luận và định hướng: cần đề xuất với các cơ quan chức năng hoặc ban ngành có liên quan để các dự án sớm được đưa vào hoạt động tránh bỏ phí tài nguyên đất tại thành phố ngày càng suy giảm do các dự án treo. e/ “Gần 90% bãi chôn lấp rác không đảm bảo” – Thanh Trầm – (17/04/2009) Bối cảnh nghiên cứu: Đó là báo cáo được đưa ra tại cuộc họp với các Bộ, ngành hữu quan và Ngân hàng Phát triển Việt Nam về xây dựng Đề án Chương trình đầu tư các dự án xử lý rác thải giai đoạn 2009 – 2020. Mục tiêu của nghiên cứu: tìm ra giải pháp hướng khắc phục hiệu quả để góp phần cải thiện môi trường ở các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Cách nghiên cứu: xây dựng Đề án Chương trình đầu tư các dự án xử lý rác thải giai đoạn 2009 - 2020. Tại đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ, cần thực hiện thí điểm dự án xử lý rác thải quy mô cấp vùng, từ đó sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực trên cả nước. Phó Thủ tướng yêu cầu trong xây dựng Đề án Chương trình, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phân kỳ để triển khai với các kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu cơ bản là tạo được cơ chế phù hợp để các dự án khả thi về tài chính, nhà đầu tư có lợi, thu hút được các nguồn vốn xã hội. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ trực tiếp duyệt dự án cũng như phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho các dự án. Kết quả đạt được: Các công nghệ xử lý rác của nước ngoài cho thấy phần lớn đều không hiệu quả vì không phù hợp với đặc thù rác thải rất phức tạp, chưa phân loại đầu nguồn ở Việt Nam. Hiện nay, Nhà nước  vẫn chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư trong nước áp dụng công nghệ xử lý rác được nghiên cứu trong nước để đầu tư xây dựng dự án xử lý rác thải đô thị. Tuy nhiên, do chi phí cho một nhà máy xử lý rác thải rất lớn, mà chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay chưa hợp lý, cách tính để nhà đầu tư thu hồi được vốn lại rất phức tạp, lòng vòng nên nhà đầu tư không mặn mà trong lĩnh vực này. Kết luận và định hướng: tóm lại hiện nay tình trạng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh là rất lớn vì thế chúng ta cần nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng trên nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp bảo vệ đời sống của chúng ta hôm nay và mai sau. Tính cần thiết của nghiên cứu: Hiện nay khu vực xung quanh bãi chôn lấp Đa Phước bị ô nhiễm bởi quá trình hoạt động của BCL như: quá trình vận chuyển rác tới BCL, quá trình xử lý rác thải trong BCL,… Mức độ ô nhiễm hiện nay gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt là sức khỏe người dân. Để bảo đảm đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường xung quanh, cần phải nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh các công trình của BCL cũng như đảm bảo tính an toàn cho môi trường xung quanh BCL. 2.5 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của để tài là đánh giá được các tác động của dự án đến môi trường xung quanh từ đó xem xét các mặt lợi và hại của dự án để đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. 2.5.1 Mục tiêu lâu dài _ Tìm hiểu và áp dụng luật bảo vệ môi trường vào đề tài. _ Cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường để giám sát và quản lí các bãi chôn lấp tương tự. Đồng thời nghiên cứu này giúp cơ quan thực hiện dự án có những thông tin thích hợp để có các giải pháp quản lý tối ưu Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước, lựa chọn công nghệ xử lý và thiết bị kiểm soát ô nhiễm tốt nhất. 2.5.2 Mục tiêu cụ thể _ Xác định và nghiên cứu các tác động tiềm năng của dự án tới môi trường xung quanh . _ Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm. _ Đánh giá năng lực xử lý và tổng hợp thông tin của cá nhân và làm việc tập thể _ Áp dụng vào thực tiễn. 2.6 Các nội dung nghiên cứu chính 2.6.1 Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường Môi trường vật lý _ Địa hình, khí hậu, khí tượng ( to, độ ẩm, mưa, độ bốc hơi…). _ Chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm nước. _ Các bản đồ địa hình. Môi trường sinh học Danh mục các loại động thực vật sống quanh khu vực dự án (hệ sinh thái trên cạn và dưới nước). Các vấn đề kinh tế xã hội _ Đặc điểm dân số, mức thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn. _ Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất. _ Giáo dục và y tế cộng đồng. _ Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2.6.2 Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực _ Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng nước ngầm và nước mặt. _ Khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu động vật phiêu sinh và thực vật ở các con rạch xung quanh dự án. _ Khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng không khí. 2.6.3 Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.HCM _ Phỏng vấn khoảng 500 hộ gia đình sống xung quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước. _ Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua UBND xã Đa Phước. _ Phân tích và đánh giá tổng hợp về hiện trạng, nguyện vọng và phản ánh của dân về môi trường sống xung quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước. 2.6.4 Nghiên cứu về tác động của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước đến môi trường _ Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa. _ Đánh giá, dự báo khả năng lan truyền mùi từ Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước. _ Đánh giá khả năng tác động của bụi, mùi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình thực hiện dự án. _ Đánh giá ảnh hưởng đến động thực vật sống xung quanh. _ Đánh giá ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trong kênh rạch xung quanh khu vực dự án. _ Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. 2.6.5 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động _ Đề xuất các biện pháp giảm thiểu do di dời, giải tỏa. _ Đề xuất biện pháp giảm thiểu sự phát tán mùi hôi trong không khí. _ Đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình thực hiện dự án. _ Đề xuất các biện pháp chống ô nhiễm hệ thống kênh rạch. _ Đề xuất biện pháp xử lý nước rỉ rác (thiết kế sơ bộ hệ thống xử lý). _ Các phương pháp phòng ngừa sự cố môi trường. 2.6.6 Xây dựng báo cáo ĐTM _ Theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ban hành ngày 23-05-2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. _ Theo Luật bảo vệ môi trường 2005. 2.6.7 Bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lý môi trường cấp Thành phố Đảm bảo giải trình đầy đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. 2.7 Phương pháp nghiên cứu Thu thập, phân tích tổng hợp số liệu. Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Khảo sát, phân tích Khảo sát, phân tích các thành phần môi trường theo các phương pháp tiêu chuẩn đã được công nhận của từng ngành. Đánh giá tổng hợp. Sử dụng phương pháp lập ma trận, kiến thức chuyên gia để đánh giá tác động môi trường. 2.8 Dự toán kinh phí Kinh phí để thực hiện dự án được báo cáo chi tiết trong bảng sau: Bảng 2.1 Bảng dự tính kinh phí thực hiện dự án STT Nội dung nghiên cứu Kinh phí dự kiến (1000 VNĐ) 1 Thu thập thông tin số liệu 1.1  Qua mạng internet 50 1.2  Qua sách báo 100 1.3  Công tác phí (nghiên cứu thực hiện trong 1 tuần) 500 Tổng cộng 650 2 Khảo sát tại vùng dự án và chung quanh 2.1 Khảo sát hệ sinh thái và môi trường xung quanh 2,000 2.2 Lập phiếu khảo sát và phỏng vấn các hộ dân sống xung quanh khu vực dự án 1,000 2.3 Khảo sát chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án (10 mẫu/chỉ tiêu) Bụi lơ lửng 1000 CO 1000 NO2 1000 SO2 1000 CO2 800 Độ ồn 800 Tổng cộng 8,600 3 Nghiên cứu đánh giá tác động của dự án tới môi trường 3.1 Đánh giá tác động do di dời giải tỏa (xử lý phiếu điều tra và báo cáo) 4,000 3.2 Đánh giá, dự báo khả năng ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực dự án 20,000 3.3 Đánh giá, dự báo khả năng lan năng truyền mùi từ dự án 10,000 3.4 Đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh dự án 4,000 3.5 Đánh giá các tác động khác như chất thải rắn, tiếng ồn, rung,… 5,000 3.6 Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội 4,000 Tổng cộng 47,000 4 Nghiên cứu các đề xuất khống chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực và quản lý môi trường 4.1 Đề suất các biện pháp do di dời, giải tỏa 4,000 4.2 Đề suất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (nước rỉ rác, không khí) 10,000 4.3 Các giải pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 2,000 4.4 Các giải pháp phòng chống sự cố môi trường 5,000 4.5 Đề xuất biện pháp thu gom và xử lý rác thải 5,000 4.6 Đề xuất chương trình quản lý môi trường cho dự án 5,000 Tổng cộng 31,000 5 Xây dựng báo cáo Phân tích, xử lý số liệu và xây dựng báo cáo tổng hợp 2,000 In tài liệu, vẽ bản đồ 500 Mua bút, giấy, tài liệu liên quan 100 Tổng cộng 2,600 6 Chi phí thực địa Tiền xe đi khảo sát 100.000 đ/lần.người x 5 người x 7 lần 3,500 Chi phí phụ cấp 20.000 đ/lần.người x 5 người x 7 lần 700 Tổng cộng 4,200 7 Các chi phí khác Chuẩn bị tài liệu (phiếu khảo sát, tài liệu họp, tài liệu tuyên truyền, tập huấn…) 2,000 Điện, điện thoại, gửi tài liệu 1,000 Tổng cộng 3,000 Tổng 97,050 Kết luận _ Tổng dự toán kinh phí 97.050.000 đồng (Chín mươi bảy triệu không trăm năm mươi ngàn đồng). _ Nguồn kinh phí công ty TNHH Văn Lang. _ Nội dung chi phí trong bảng kèm theo. 2.9 Sản phẩm của đề tài Báo cáo “Vấn đề ô nhiễm môi trường ở bãi chôn lấp Đa Phước” 2.10 Tiến độ thực hiện Ngày bắt đầu: 27/05/2010. Ngày hoàn tất: 10/06/2010. Tuần thứ 1 (27/05 – 03/06/2010) Tuần thứ 2 (04/06 – 10/06/2010) Tìm hiểu và chọn đề tài nghiên cứu Thu thập thông tin và đánh giá tác động Nghiên cứu các tác động của BCL đến cuộc sống của người dân Xây dựng báo cáo hoàn chỉnh Phần 3 Nội dung đề tài nghiên cứu 3.1 Tổng quan về báo cáo ĐTM 3.1.1 Cơ sở pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau: - Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (thi hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP). - Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01 tháng 06 năm 1998. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ngày 18/12/2006. - Hệ thống QCVN: 2008/2009 - Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng. - Quyết định số 13/2006/QĐ/BTNMT ký ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư 05/2005/TT-BTNMT ban hành ngày 22/07/2005 về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại ngày 26/12/2006. - Các quy trình qui phạm hiện hành. 3.1.2 Mục Tiêu Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là với môi trường sống của người dân. 3.1.3 Quy Mô Xây Dựng _ Xây dựng các khu vực xử lý phù hợp tiêu chuẩn. _ Xây dựng hệ thống đường nội bộ và các khu nhà điều hành Khu liên hiệp. _ Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu khí. _ Xây trạm quan trắc gió, mùi,… _ Tái định cư cho các hộ dân nằm trong vành đai an toàn của Khu liên hiệp. 3.1.4 Tổ Chức Thực Hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường được tổ chức thực hiện dưới sự chủ trì của Công ty TNHH Văn Lang với sự tư vấn thiết kế của nhóm PHT. Thành viên nhóm tham gia nghiên cứu: Hà Vĩnh Phước Phạm Long Hải Lâm Huỳnh Phú Vũ Quốc Thắng Đồng Quang Trung 3.2 Miêu tả dự án 3.2.1 Vị trí dự án Dự án nằm trong khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh, trong khu vực cù lao, đất tương đối thấp và thường xuyên ngập triều được bao bọc bởi các hệ thống kênh rạch: rạch Ngã Cậy, rạch Chiếu, rạch Bà Lào. Khu vực có mật độ tập trung dân cư thấp. Diện tích đất chủ yếu dùng để canh tác lúa và để hoang. 3.2.2 Mục tiêu kinh tế xã hội _ Mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề chất thải rắn ở thành phố hồ chí minh, cụ thể là sau khi hoàn thành bãi rác sẽ tiếp nhận rác từ các quận 5, 6,8 ,huyện Bình Chánh, khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng. _ Áp dụng các công nghệ cao, hợp vệ sinh trong kỹ thuật chôn lấp chất thải rắn. _ Nâng cao trình độ trong công tác quản lý chất thải rắn. _ Mục tiêu quan trọng trước mắt là giải quyết một khối lượng rác lớn của thành phố đang ngày càng tăng nhanh. 3.2.3 Diện tích, qui mô các công trình cơ sở hạ tầng Với phạm vi phục vụ của dự án này là khu vực Nam thành phố. Căn cứ nghị định 52 của chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng cùng các sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành thì qui mô công trình xây dựng Khu liên hợp xử lý rác Đa Phước thuộc nhóm B- loại 2 với tổng mức vốn đầu tư từ 20-400 tỉ đồng. 3.2.4 Qui mô chung của dự án Diện tích xây dựng khu liên hợp xử lý rác Đa Phước: 73,64 ha Diện tích đền bù, giải tỏa, tái định cư : 73,64 ha Diện tích đầu tư xây dựng giai đoạn I: 34,14 ha Công suất tiếp nhận và xử lý rác: 3000 tấn/ngày đêm Thời gian hoạt động: 4 năm Các hạng mục công trình: Ô chôn rác: 27,9 ha Đê bao chắn rác: 4000m Đê ngăn nước mưa:1000m Hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ: 200 m2 Ống nhựa HDPE D150 & D300: 5.100m Trạm xử lý nước rò rỉ công suất: 800 m3/ngđ Hệ thống thu gom và xử lý khí Công trình kỹ thuật phụ trợ Đê chắn lũ: 4300m Sàn phân loại rác: 8000m2 Hệ thống quan trắc Công trình Hạ tầng kỹ thuật (Đường giao thông, Cầu cảng, Hệ thống cấp điện, Hệ thống cấp nước, Hệ thống thoát nước mưa, Phòng thí nghiệm ) Khu hành chính và xưởng cơ khí Khu hành chính-quản lý và phục vụ công nhân1600m2 Bảo vệ: 16m2 Nhà kho + xưởng cơ khí: 1000m2 Sàn rửa xe: 1200m2 Trạm cân Cổng, tường rào Trang thiết bị phục vụ Tường gạch cao 6m: 900m Rào kẽm gai cao 2m: 4000m Cổng chính cao 6m: 10m Cổng phụ cao 6m: 4m Hàng rào di động: 100m Hệ thống cây xanh: 50000m2 Trang thiết bị phục vụ 3.3 Hiện trạng môi trường khu vực 3.3.1 Môi trường vật lí a/ Địa lý Dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước nằm trong khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh. Trong khu vực cù lao, đất tương đối thấp, được bao quanh bởi hệ thống rạch Ngã Cậy, rạch Chiếu, rạch Bà Lào. Khu vực này có mật độ dân cư thấp, diện tích đất chủ yếu dùng để canh tác lúa hoặc để hoang. b/ Địa chất, thủy văn Về mặt địa chất thủy văn, mực nước ngầm trong khu vực này chịu ảnh hưởng của mực nước sông. Qua kết quả khảo sát mực nước xuất hiện ở độ sâu từ 0,5 – 1,0 m. Mực nước ổn định ở độ sâu cách mặt đất hiện hữu từ 0,3 – 0,6 m. Mực nước ngầm là một yếu tố quan trọng trong vấn đề thiết kế nền móng, nhất là việc lựa chọn cao trình đặt đáy ô chôn rác. Mực nước ngầm cao nhất vào giữa mùa mưa là + 0,1 m, cuối mùa khô có thể hạ xuống còn – 0,4 m so với cốt mặt đất. Đặc điểm địa tầng Theo kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất khu vực được cấu tạo bởi các trầm trích hỗn hợp song – biển – đầm lầy tuổi Holoxen với thành phần gồm bùn sét, cát pha sét. Bề mặt trầm tích này dày đến 45 m. Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo sát là 25 m, cấu tạo địa chất khu vực dự án có 7 lớp đất chính. c/ Khí hậu, thời tiết Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình cao °C (°F) 32 33 34 34 33 32 31 32 31 31 30 31 -90 -91 -93 -93 -91 -90 -88 -90 -88 -88 -86 -88 Trung bình thấp °C (°F) 21 22 23 24 25 24 25 24 23 23 22 22 -70 -72 -73 -75 -77 -75 -77 -75 -73 -73 -72 -72 Lượng mưa mm (inch) 14 4 12 42 220 331 313 267 334 268 115 56 (0.6) (0.2) (0.5) (1.7) (8.7) -13 (12.3) (10.5) (13.1) (10.6) (4.5) (2.2) Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London 26 tháng 2 năm 2008. Nhiệt độ Điều đáng lưu ý nhất với nhiệt độ là sự dao động nhiệt độ trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 100C/ ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn còn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phất triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Tp HCM cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam 1 – 1,50C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa Mưa ở Tp HCM mang tính mưa rào nhiệt đới : mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, thường một cơn mưa không kéo dài quá 3 giờ nhưng cường độ mưa khá lớn và dồn dập. Diễn biến lượng mưa các năm đo đạc tại trạm Tân sơn Nhất được trình bày trong bảng sau. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Độ ẩm tương đối Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. Lượng bốc hơi Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn khoảng 1,4 m. Lượng bốc hơi lớn trong các tháng mùa khô, bình quân trong các tháng nắng: 5 – 6 mm/tháng ( tháng 3, 4). Gió, bão, lũ lụt Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Khu liên hiệp Đa Phước không thuộc vùng không có gió bão. Bức xạ Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày trong cả năm 365,5 calo/cm2. Tổng lượng bức xạ mặt trời các tháng mùa khô các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2/phút, cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng 3 và 4 trong năm từ 0,8 – 1 calo/cm2/phút, xảy ra từ 10 giờ đến 14 giờ chiều. Số giờ nắng Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. d/ Chất lượng nước Chất lượng nước ngầm Số liệu khảo sát các giếng khoang xung quanh khu vực dự án cho thấy chất lượng nước ngầm mạch sâu rất tốt. Chỉ có chỉ số sắt tổng hơi cao so với tiêu chuẩn. Do các tầng nước nông hơn không thể sự dụng được cho mục đích sinh hoạt, hầu hết các giếng khoang hiện sử dụng đều khai thác ở độ sâu hơn 200 m. Để đánh giá một cách tương đối chính xác hiện trạng chất lượng nước ngầm trong khu vực, các dữ liệu được đánh giá theo phượng pháp thống kê trên cơ sở kết quả phân tích các mẫu nước ngầm được thu tại các giếng nước của các hộ gia đình cách xa khu vực dự án (hiện tại trong khu vực dự án không có giếng khoang). Chất lượng nước mặt Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước mặt trong khu vực dự án (rạch Bà Lào, rạch Chiếu, nước mặt ở các vị trị ngập) cho thấy tất cả các nguồn nước mặt trong khu vực ít bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các mẫu phân tích có nồng độ COD = 17 – 43 mg/L và BOD5 = 2 – 4 mg/L, thấp hơn so với các giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942 – 1995). Nồng độ oxy hòa tan trong các mẫu phân tích không cao 3 – 4 mg/L. Nồng độ ammonia trong các mẫu phân tích thấp (từ 0,0 – 2,69 mg/L). Các chỉ tiêu tổng chất rắn hòa tan, độ cứng, và độ đục khá cao, chứng tỏ nguồn nước khu vực này ảnh hưởng nhiều bởi chất vô cơ rửa trôi. Các số liệu về kim loại nặng cũng như dư lượng thuốc trừ sâu thấp. e/ Chất lượng không khí Do khu vực dự án nằm xa đường giao thông (1 km) nên môi trường không khí trong khu vực dự án không bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm từ giao thông trên quốc lộ 50. Kết quả khảo sát lưu lượng xe lưu thông trên đoạn đường này cũng cho thấy mật độ xe không lớn (53 ôtô/h ở khu vực quốc lộ 50 – đường ra vào khu vực dự án và 460 xe ô tô/h qua cầu Nhị Thiên Đường vào giờ cao điểm) vì vậy lượng khí thải sinh ra từ các loại phượng tiện vận chuyển trên không lớn. Nồng độ bụi giao động trong khoảng 0,22 – 0,29 mg/m3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường khi xung quanh (nồng độ cho phép trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3). Ở tất cả các vị trí khác trong khu vực dự án các chỉ tiêu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. 3.3.2 Môi trường sinh học Khu đất Đa Phước hiện nay là một vùng nông nghiệp. Diện tích tự nhiên toàn xã là 1.610 ha, trong đó một phần lớn đất được sử dụng cho nông nghiệp như trồng dừa nước, mãng cầu và một phần diện tích rất nhỏ để trồng lúa nước (1vụ/năm), tuy nhiên, thường xuyên thất thu do ảnh hưởng của triều mặn. Khu vực Dự án có khá nhiều lau sậy và một số loại cỏ cây nhưng không nhiều về chủng loại, đại diện cho vùng nước lợ, ngoài ra còn có đất thổ vườn, đất công trình công cộng và một ít đất hoang chưa sử dụng. Về hệ động vật, có xuất hiện gà nước, vịt trời với số lượng ít. Thủy động vật không nhiều. Nhìn chung, hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nghèo nàn về số lượng, tuy nhiên khi thực hiện dự án, các vấn đề về môi trường vẫn phải được quan tâm đặc biệt, để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. 3.3.3 Điều kiện KT – XH của vùng dự án Trên địa bàn xã hiện có 29 cơ sở sản xuất nhỏ, 242 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có 05 cơ quan về Y tế, giáo dục như: Trạm y tế, Trường cấp 2-3 Đa Phước, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, Trường mẫu giáo Ngọc Lan.Tại xã tọa lạc 4 ngôi chùa, 5 đình đền, 1 thánh thất. Từ năm 1995 chương trình nước sạch của UNICEP đến nay toàn xã đă có giếng khoan phục vụ nước sạch cho nhân dân. Đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp mở rộng mặt bằng 4m trải sỏi đỏ và đá dăm 3027m đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển, trải nhựa tuyến đường Đa Phước và liên ấp 4-5 dài 6040m các tuyến còn lại mặt bằng 3m đều được trải sỏi đỏ. Năm 2004 xã được đầu tư 1 tỉ 800 triệu xây dựng trạm y tế quy mô lớn và xây dựng trường tiểu học Nguyễn Văn Trân quy mô đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện chương trình XĐGN đến nay cơ bản xã không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo theo chuẩn mới 6.000.000đ/người/năm, xã cơ bản không còn nhà dột nát, một số hộ xây nhà cấp 3, toàn xã 95% nhà ngói và nhà tole. Tuy nhiên số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn rất ít chỉ 7 cơ sở có số công nhân trên 100 còn lại cơ sở nhỏ mang tính gia đình. Bộ mặt Đa Phước nhìn chung đến nay đại bộ phận nhân dân còn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa mạnh. 7% địa bàn xã các hộ dân đều được sử dụng điện sinh hoạt và 90% hộ có phương tiện 7 cơ sở có số công nhân trên 100 còn lại ccông nghiệp chưa mạnh. Cho đến nay Đa Phước chưa được đầu tư mộ dự án nào về phát triển kinh tế xã hội. 3.4 Đánh giá tác động môi trường do dự án 3.4.1 Trong giai đoạn tiền xây dựng Giai đoạn đền bù giải tỏa Anh hưởng đến việc định cư sau giải tỏa: không có đất định cư sau giải tỏa, giá đất cao, chỗ ở mới không đảm bảo cuộc sống như ở hiện tại. nảy sinh các vấn đề xã hội nan giải như: Kinh tế gia đình, Tập quán sinh sống. Sức khỏe, An ninh,Giáo dục… Tất cả các tác động trên sẽ gây một sự xáo trộn xã hội mạnh mẽ từ đời sống kinh tế đến văn hóa, phong tục tập quán, vui chơi giải trí và cả giáo dục của họ… Giai đoạn san lấp mặt bằng _ Tác động đến môi trường xung quanh như phá hủy lớp phủ thực vật, phá hủy tòan bộ hệ sinh thái cũ, kết hợp với nước mưa sẽ tạo nước chảy tràn, nước sông làm sạc lở bờ làm bồi lắng bùn đất ở vùng hạ lưu dẫn đến xáo trộn hệ sinh thái dưới nước, trầm trọng hơn là ô nhiễm trên diện rộng theo dòng các con sông kênh, rạch. _ Ảnh hưởng do tập trung máy móc san ủi gây ra: tiếng ồn, khí thải chứa các chất có hại như NOx, SOx, CO, bụi … xăng dầu chảy tràn xuống các dòng chảy. _ Tác động đến sức khỏe người công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng. Vận chuyển vật liệu Do công cụ lao động: bụi, khói, tiếng ồn, dầu nhớt… Do vật liệu: rơi vãi ra đường, xuống dòng chảy… Phá hủy hệ sinh thái và ô nhiễm đất, nước, khí… ở nơi lấy vật liệu… a/ Các tác động đến người công nhân trực tiếp lao động trên công trường _ Các tác động chính lên người lao động trong giai đoạn này bao gồm: _ Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi: chủ yếu đất đá sẽ tác động trực tiếp đến người công nhân điều khiển các phương tiện san ủi, người công nhân làm việc trên công trường. _ Công việc đổ đất san nền cũng sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như gia tăng mật độ xe vận chuyển đất đá, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường giao thông tại khu vực,… _ Tai nạn lao động cũng có thể xảy ra như đối với công trường xây dựng. b/ Các tác động đến môi trường xung quanh Các ảnh hưởng đến môi trường từ quá trình này bao gồm: Bụi: các loại bụi dạng hạt (đất, cát) này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống ở khu vực lân cận. Ảnh hưởng này cũng giống như ảnh hưởng đến công nhân thi công trên công trường. Bụi bay làm ô nhiễm không khí, sa lắng xuống nước gây ô nhiễm nước. Ảnh hưởng đến cây cối quanh khu vực. Tiếng ồn: là một tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình san lấp. Ảnh hưởng lên thính giác của công nhân thi công và người dân xung quanh khu vực. Thi công vào ban đêm tiếng ồn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Tác động lên hệ sinh thái khu vực: quá trình thi công san lấp mặt bằng làm biến đổi hệ sinh thái khu vực. 3.4.2 Trong giai đoạn xây dựng Bao gồm các công trình: đường, xây cầu, đê bao, nền, hệ thống xử lý nước, khí, nhà chứa xe, trạm tiếp nhận rác, trạm cân, sàn phân loại, văn phòng, nhà ở cho công nhân… Giai đoạn này gây ra các tác động cũng như san lấp và vận chuyển vật liệu nhưng với mức độ và phạm vi gây ra lớn hơn nhiều, đặt biệt viêc làm tích tụ vật liệu quá nhiều sẽ làm tắt nghẽn dòng chảy gây ngập úng các vùng xung quanh, tích tụ phèn, mặn ở các vùng trũng… Đặt biệt qua khảo sát thực tế với những người dân ở vùng lân cận, việc xây dựng con đường từ quốc lộ 50 vào bãi đã làm cho một vùng trồng lúa hai bên đường không còn khả năng cầnh tác như xưa, một số phải bỏ hoang… Trong giai đoạn ây dựng các công trình một tác động đáng lưu ý nữa là việc tập trung số lượng lớn công nhân gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh, các vấn đề xã hội khác… a/ Tác động đến môi trường không khí Ô nhiễm do bụi Bụi có thể gây ảnh hưởng cho khu vực lân cận công trường xây dựng trong phạm vi 200 (m). trong khoảng cách này, vào mùa khô và vào những giờ cao điểm trong xây dựng, chất lượng không khí xung có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khu vực dự án hiện nay có nhiều dân cư sông xung quanh nên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân trong khu vực. Bụi cát, đất, đá phát sinh trong quá trình đào đắp, vận chuyển nguyên nhiên liệu, thiết bị và máy móc xây dựng ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Hầu hết các loại bụi này có kích thước lớn nên không phát tán xa. Vì vậy, chúng chỉ ô nhiễm cục bộ tại khuc vực thi công và ở khu vực cuối hướng gió. Bụi còn có thể bao phủ thảm thực vật, cây xanh làm giảm sự tăng trưởng của cây. Bụi làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của máy móc, thiết bị, vật dụng của người dân và công nhân trên công trường. Chất lượng vệ sinh an toàn trong khu vực cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hàm lượng cao trong không khí. Tác động do khí thải trong thời gian thi công Khí thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng cải tạo kênh chủ yếu là NOx và SOx. Ở nồng độ cao, các hợp chất này có trong khói thải gây ô nhiễm môi trường không khí gây tác hại đến sức khỏe người lao động trực tiếp trên công trường. Các tác động của khí thải là: Khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng. Khí thải của máy móc xây dựng. Khí thải của máy phát điện. Khí thải của phượng tiện giao thông và máy móc xây dựng bao gồm các loại xe: xe máy, xe ô tô vận chuyển vật liệu, xe ủi, xe múc, xe lu, … Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu Diesel, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí như NOx, SOx, CxHy, CO, CO2,… Khí thải của máy phát điện: Máy phát điện cho xây dựng có công suất 500 KVA. Khí thải của máy phát điện có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao so với nồng độ không khí xung quanh. Khí thải này có nồng độ cao trong giai đoạn khởi động máy nhưng chỉ thải ra trong thời gian ngắn với nồng độ không cao. Tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và các máy móc xây dựng như xe vận chuyện vật liệu chạy trên đường gây chấn động ở nơi có nền đất yếu. Tiếng máy nổ của xe, máy phát điện, máy đóng cọc gây ra tiếng ồn. b/ Tác động đến môi trường nước Trong giai đoạn thi công có hai loại nước thải chính là nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước mưa: Nước mưa trên toàn bộ diện tích xây dựng, trong khi xây dựng các hạng mục có đào, cuốc đất khi mưa, nước mưa sẽ kéo theo một số các chất bẩn, đất cát, rác thải…Về nguyên tắc nước mưa là loại nước thải có tính chất là sạch, nhưng vì kéo theo bụi bẩn nên bị ô nhiễm nhẹ vần cần được xử lý sơ bộ như lắng cát tại có thể thải trực tiếp vào dòng kênh. Nước thải sinh hoạt xuất phát từ: _ Nước thải từ sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng công trình. _ Nước thải từ khu vực xung quanh xả vào kênh. Nước thải cần phải được thu gom và xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường, không thải trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng tới hệ sinh thái kênh. d/ Chất thải rắn và chất thải nguy hại Trong quá trình thi công có rác sinh hoạt của công nhân, vỏ bao bì vật liệu thải ra. Rác thải này có thành phần chủ yếu là thực phẩm, giấy bao xi măng,… Chất thải nguy hại cần phải được kiểm soát như xăng dầu, nhớt thải từ máy móc xây dựng, xe vận chuyển. e/ Sự cố môi trường có thể phát sinh Sự cố cháy nổ Các sự cố cháy nổ đa số là do bất cẩn trong khi sử dụng nhiên liệu đốt, do máy móc chạy không an toàn gây ra cháy nổ, sử dụng các thiết bị hàn. Sự cố về an toàn lao động: _ Bất cẩn trong khi làm việc _ Vận hành máy móc không đúng kỹ thuật _ Không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định. 3.4.3 Trong giai đoạn hoạt động Hoạt động tiếp nhận, phân loại rác Gây ra tiếng ồn, các khí của động cơ chuyên chở. Mùi hôi do khí phát ra từ rác hữu cơ phân hủy. Phát tán vi sinh vật từ rác hữu cơ. Rác rơi vãi trong lúc vận chuyển, phân loại, tiếp nhận. Hoạt động rửa xe cuốn các vật liệu dơ bẩn xuống dòng chảy. Hoạt động chôn lấp Ảnh hưởng tiếng ồn, khí thải của động cơ đưa rác vào ô chôn lấp, xe đầm nén rác, xe chở vật liệu che lấp rác… Việc lấy và chuyên chở vật liệu lấp rác từ nơi khác đến (do không có nguồn vật liệu tại chỗ) gây ảnh hưởng đến vùng cung cấp vật liệu: mất thảm thực vật, xói mòn đất, bồi tụ bùn đất vào vùng trũng… Trong quá trình chôn lấp gặp trời mưa khi chưa hoàn tất các công đoạn, thì nước chảy tràn sẽ cuốn các chất ô nhiễm xuống dòng chảy. Quá trình phân hủy rác Tác hại gây ra là do các chất phân hủy từ rác. Chất khí sinh ra rừ phân hủy chất hữu cơ: CH4, NH3, H2S, …gây mùi khó chịu, gây các căn bệnh đường hô hấp… Nước rỉ từ rác: các chất hữu cơ, kim loại, các hợp chất hóa học độc hại, khó phân hủy, chất phóng xạ, các vi sinh vật gây bệnh… 3.4.4 Giai đọan đóng cửa bãi Giai đoạn này không tiếp nhận rác nữa nhưng sản sinh các sản phẩm phân hủy với cường độ mạnh nhất, thời gian kéo dài 10-15 năm cho nên tác động đến môi trường nhiều nhất. Có nhiều nguy cơ xảy ra các sự cố nhất, khi lượng nước rác quá nhiều gây rò rỉ ra môi trường, hay khí quá nhiều gây cháy nổ, mặt khác các hệ thống xử lý đã qua thời gian sử dụng có thể đã giảm chất lượng sẽ tăng khả năng xảy ra sự cố. 3.4.5 Giai đoạn tái sử dụng mặt bằng Trên nguyên tắc giai đọan này mọi quá trình trong bãi rác: tiếp nhận, phân hủy, xử lý… đã ngưng hoạt động. Người ta sử dụng mặt bằng bãi rác vào các mục đích khác như: làm công viên, sân phơi, bãi đậu xe… Tuy nhiên vẫn có các khả năng có hại như vẫn còn các chất độc phân hủy chưa hoàn toàn, các sinh vật gây bệnh, các khí vẫn còn phát ra, nước rác vẫn còn rỉ ra. Tuy nhiên, những xác xuất các tác hại trên rất thấp 3.4.6 Đánh giá tác động hệ động thực vật Thực vật: Thảm thực vật trong khu vực chủ yếu là dừa nước, mắm, lúa, cây ăn trái và một số loài cây dại khác, trong quá trình xây dựng toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực sẽ bị phá huỷ toàn bộ. Tuy nhiên diện tích cây ăn trái bị ảnh hưởng nhẹ vì nằm ngoài khu vực xây dựng dự án, mặt khác diện tích cây ăn trái cũng chiếm tỉ lệ nhỏ không nhiều. Ảnh hưởng nhiều nhất là diện tích dừa nước và diện tích canh tác lúa do hai yếu tố chủ yếu: Khu đất sinh trưởng bị san ủi. hay đổi môi trường sinh sống do xây dựng các công trình và thải các chất gây hại không thể sinh trưởng hoặc có hại cho người khi thu hoạch. Tóm lại tác động đáng kể nhất khi xây dựng bãi chôn lấp đối với hệ thực vật ở đây là phá huỷ sinh cảnh, cảnh quan. từ đó có thể dẫn đến thay đổi vi khí hậu, thay đổi hệ sinh thái canh tác nông nghiệp, làm mất khả năng canh tác. Động vật: Động vật ở đây chủ yếu hệ thuỷ sinh, trong đó chủ yếu là cá, cá trong môi trường tự nhiên và cá được nưôi trong ao và ruộng. Vịt trời, gà nước với số lượng ít. Khi xây dựng, môi trường nước sẽ bị thay đổi tính chất và động lực dòng chảy, do vậy môi trường sống của thuỷ sinh sẽ bị thay đổi. Số lượng cá sẽ bị suy giảm do môi trường sống không thích hợp và diện tích sống bị thu hẹp. Ngược lại khả năng suy giảm về chủng loài không đáng kể do khu vực không có loài đặc chủng và số lượng loài không đa dạng. 3.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động 3.5.1 Xây dựng mục tiêu bảo vệ môi trường Ngày nay khi đất nước ngày càng hội nhập, kéo theo đó là việc thúc đẩy phát triển công nghiệp và mức sống của người dân cũng được nâng cao. Nhưng do việc chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế - công nghiệp nên đã buông lỏng quản lý môi trường, làm cho môi trường ngày càng xuống cấp trầm trọng. Để đảm bảo cho môi trường được trong sạch và bảo vệ sức khỏe của người dân cần thiết phải xây dựng mục tiêu bảo vệ môi trường theo phương hướng lâu dài. Bãi rác Đa Phước đang gây ô nhiễm tới các khu vực xung quanh cực kì nghiêm trọng do mùi hôi, nước rỉ rác chảy ra kênh rạch. Sở dĩ tình trạng trở nên nghiêm trọng như ngày nay là do sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng, để hàng ngàn hộ dân sống trong ô nhiễm trong một thời gian dài mà không có biện pháp gì. Do đó để cải thiện môi trường sống của người dân, hiện nay các cơ quan chức năng đang cố gắng kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng và hoạt động của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước. 3.5.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tiền xây dựng Giai đoạn đền bù giải tỏa: trong giai đoạn đền bù nhà dân thì không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội nên không cần các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Giai đoạn san lấp mặt bằng: che chắn thi công kĩ lưỡng. Tưới nước thường xuyên ngăn chặn bụi phát tán vào môi trường không khí. 3.5.3 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng Ô nhiễm bụi: Che chắn các công trình đang thi công kĩ lưỡng. Bố trí tập kết nguyên vật liệu thích hợp, thuận tiện cho việc thi công tránh tập kết nguyên vật liệu tại nơi không hợp lý, cùng lúc gây khó khăn cho thi công và cũng phát sinh lượng bụi nhiều. Phun nước trên các khu vực đang thi công. Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân. Đối với các xe chuyên chở vật liệu xây dựng ra vào công trường: + Sử dụng bạt phủ trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. + Xe ra khỏi công trường phải được làm sạch tất cả các bánh xe. Ô nhiễm khói thải: Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ. Hạn chế sử dụng máy sinh nhiều khói trên công trường. Ưu tiên sử dụng lưới điện quốc gia, hạn chế sử dụng máy phát điện chạy bằng năng lượng đốt. Ưu tiên sử dụng các máy móc mới. Ô nhiểm tiếng ồn, độ rung: Các tác động này chỉ xảy ra trong quá trình ngắn, và khó khắc phục triệt để. Tuy nhiên để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, dự án sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây ra tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bêtông bằng búa thủy lực (nếu có) sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ. Ô nhiểm nước thải: Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom và xử lý qua các bể tự hoại hiện có để không gây ô nhiễm môi trường. Nước rửa các phương tiện do có lưu lượng nhỏ và chủ yếu là đất, cát và 1 ít dầu mỡ nên có thế thải luôn ra môi trường. Không cần xây hệ thống xử lý cho tốn kém. Nước mưa chảy tràn thì sẽ tạm thời được dẫn chung với nước kênh trong mương đào tạm kế bên. Quản lý rác thải thích hợp để tránh nước mưa chảy tràn qua các khu vực tập kết rác gây ô nhiễm môi trường nước. Không để nước thải và nước cấp sử dụng cho quá trình thi công xây dựng chảy tràn ra lề đường và lòng đường gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm do chất thải rắn: Chất thải rắn cần phải được thu gom, lưu trữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. Giáo dục ý thức về vấn đề quản lý chất thải rắn cho người lao động trực tiếp trên công trường. Sự cố trên công trường: Công nhân nên mang đủ đồ bảo hộ, và được học cách đảm bảo an toàn lao động. Các máy móc thiết bị nên được kiểm tra, bão dưỡng thường xuyên. Tránh sử dụng máy móc quá cũ. Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn điện. Quản lý chặt chẽ các loại máy móc, thiết bị sử dụng điện và các loại nguyên, vật liệu dễ cháy nổ. Công nhân vận hành phải được huấn luyện và thực tập xử lý các trường hợp xảy ra sự cố theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị sơ cứu cần thiết cần được trang bị sẵn và chỉ thị rõ ràng. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích vấn đề môi trường của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước có thể đưa ra một số kế luận như sau: Trong điều kiện hiện nay ô nhiễm tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước đang trong tình trạng nghiêm trọng do đó việc khắc phục và hoàn thành các công trình còn lại của Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước là việc gấp rút cần làm trong lúc này để bảo vệ đời sống sức khỏe người dân sống xung quanh và bảo vệ môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường mang tính giả thuyết nhiều, chưa gắn sát với thực tế. Xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thành phố về việc xử lý các loại chất thải. Tác động nhiều đến hệ sinh thái xung quanh. Kiến nghị Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu tổng hợp, các tác động môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, công nhân lao động, hệ sinh thái cần phải thực hiện những giải pháp đúng yêu cầu để đảm bảo an toàn các tiêu chí sau: Đảm bảo an toàn lao động trong khi xây dựng. Không làm ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh. Bảo vệ môi trường trước, trong khi và sau xây dựng. Tài liệu tham khảo Các bài báo cáo ĐTM: - Bãi chôn lấp Phước Hiệp – Củ Chi - Ô nhiễm từ các bãi chôn lấp – Vấn đề cần quan tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhóm 7.doc