Đề tài Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp

Tài liệu Đề tài Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Hải Phòng nằm trên tuyến du lịch của khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với lượng khách du lịch hằng năm khoảng 10.000 người. Bên cạnh đó, lượng khách nước ngoài đến Hải Phòng như thuỷ thủ tàu viễn dương, quan chức cơ quan ngoại giao, đại diện các hãng và các đoàn thương nhân nước ngoài đến Hải Phòng bằng đường hàng không, đường bộ không phải là nhỏ. Do đó, việc phát triển hệ thống khách sạn và tổ chức các trò chơi giải trí cho khách nước ngoài đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch Hải Phòng nói riêng và đối với các cấp, các ngành của Hải Phòng nói chung. Trên cơ sở đó,Thành phố Hải Phòng cũng đã nâng cấp và tổ chức xây dựng mới một số khách sạn kèm theo các trò chơi giải trí và tham quan du lịch quần đảo Cát Bà, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do các phương tiện phục vụ và trình độ có hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao về mặt nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của khách quốc tế,vì vậy lượng khách du lịch đế...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hải Phòng nằm trên tuyến du lịch của khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với lượng khách du lịch hằng năm khoảng 10.000 người. Bên cạnh đó, lượng khách nước ngoài đến Hải Phòng như thuỷ thủ tàu viễn dương, quan chức cơ quan ngoại giao, đại diện các hãng và các đoàn thương nhân nước ngoài đến Hải Phòng bằng đường hàng không, đường bộ không phải là nhỏ. Do đó, việc phát triển hệ thống khách sạn và tổ chức các trò chơi giải trí cho khách nước ngoài đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch Hải Phòng nói riêng và đối với các cấp, các ngành của Hải Phòng nói chung. Trên cơ sở đó,Thành phố Hải Phòng cũng đã nâng cấp và tổ chức xây dựng mới một số khách sạn kèm theo các trò chơi giải trí và tham quan du lịch quần đảo Cát Bà, Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, do các phương tiện phục vụ và trình độ có hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao về mặt nghỉ ngơi và vui chơi giải trí của khách quốc tế,vì vậy lượng khách du lịch đến Hải phòng còn ít, chưa xứng với tiềm năng du lịch của thành phố, nguồn thu ngoại tệ của ngành du lịch còn rất thấp. Để giải quyết khó khăn nói trên, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho phép thành lập Công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng với mục đích cùng nhau liên doanh xây dựng một trung tâm giải trí quốc tế với Casino tại khu du lịch Đồ Sơn kèm theo việc xây dựng mới một khách sạn quốc tế 4 sao và cải tạo nâng cấp nhà hàng Vạn Hoa, khu giải trí Hòn Dáu. Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn của cô giáo cũng như sự giúp đỡ của công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng, em nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của Bên Việt Nam trong công ty Liên doanh nói chung và công ty Liên doanh du lịch Quốc tế nói riêng là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này sẽ phục vụ tốt cho quá trình học tập và làm việc của em sau này và cũng là góp phần nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu là “Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - thực trạng, bài học và giải pháp” với đối tượng nghiên cứu là Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Do đó, luận văn đi nghiên cứu trong phạm vi công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đồng thời kết hợp tham khảo một số công ty khác để đề tài có sức thuyết phục hơn. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày làm 3 chương: Chương I. Những vấn đề cơ bản của Doanh nghiệp liên doanh Nước ngoài Chương II: Thực trạng vai trò của bên Việt Nam ở công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, việc các thành phần kinh tế khác quốc gia cùng nhau hợp tác đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Sự hình thành các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, … đã chứng tỏ điều này. Trong các hình thức đó thì hình thức doanh nghiệp liên doanh là nổi bật hơn cả, nó chiếm phần lớn trong số những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở Việt Nam. Để có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Liên doanh nói riêng, dưới đây em đi nghiên cứu về doanh nghiệp Liên doanh, từ đó mới xây dựng nền tảng cho việc nghiên cứu Công ty liên doanh quốc tế Hải Phòng. 1. Doanh nghiệp liên doanh: Khái niệm và những đặc trưng cơ bản 1.1. Khái niệm Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. ở bất kỳ các quốc gia nào, doanh nghiệp liên doanh cũng là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp phù hợp với luật pháp của nước sở tại. Tuy nhiên, do có xuất phát điểm khác nhau, sự nghiên cứu trên các giác độ khác nhau mà xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp liên doanh, như định nghĩa của Hoa Kỳ, của tổ chức OECD …. Khi bàn về doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, chúng ta thấy doanh nghiệp liên doanh được xác định rất rõ trong nghị định 24/CP của chính phủ và luật đầu tư ngước ngoài sửa đổi năm 2000. ở đây, doanh nghiệp liên doanh được hiểu như là một doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hay nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước khác). Để có thể hiểu sâu hơn nữa về hình thức doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam, chúng ta đi xem xét một hình thức kinh doanh quốc tế nữa cũng phổ biến ở Việt Nam, đó là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Như vậy, về bản chất thì doanh nghiệp Liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn khác nhau, nếu ở doanh nghiệp Liên doanh là theo cơ chế hợp tác giữa hai bên thông qua các công việc như cùng góp vốn, cùng chia sẽ rủi ro, cùng hưởng lợi nhuận, … thì ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có hiện tượng tự góp vốn, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm trước kết qủa kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài. Trên đây là khái niệm chung về doanh nghiệp liên doanh, khái niệm doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam và để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp liên doanh chúng ta xem xét những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh. 1.2. Những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài: Khi đi tìm hiểu bất kỳ một hình thức đầu tư quốc tế nào, vấn đề đầu tiên mà chúng ta phải nghiên cứu, đó chính là khía cạnh pháp lý. Theo luật pháp quốc tế nói chung và luật Việt Nam nói riêng thì khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp liên doanh được thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới được thành lập ở nước sở tại, nó là một thực thể kinh doanh hoàn toàn độc lập, chịu sự chi phối của pháp luật của nước sở tại và pháp luật quốc tế có liên quan. Mặt khác, doanh nghiệp là một doanh nghiệp hoạt động theo đúng luật liên doanh và điều lệ doanh nghiệp của chính doanh nghiệp đó đề ra. Tại Việt Nam, hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng tuân thủ ở luật pháp quốc tế, có nhiều là doanh nghiệp liên doanh cũng mang tư cách pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo hợp đồng liên doanh và điều lệ liên doanh, tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam, … Khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp liên doanh là rất quan trọng, nó chi phối tới hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về doanh nghiệp liên doanh, chúng ta không thể không nghiên cứu tới khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Về mặt bản chất, việc hình thành doanh nghiệp liên doanh chính là phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đây chính là khía cạnh đúng trong toàn bộ những đặc trưng của doanh nghiệp liên doanh. Trước hết, khi nghiên cứu về khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh, chúng ta phải thấy một đặc trưng cơ bản là trong doanh nghiệp liên doanh có việc cùng nhau góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp liên doanh. ở đây, các bên liên doanh có thể cùng nhau góp vốn vào liên doanh theo một tỷ lệ vốn nhất định. Ở Việt Nam, bên tham gia liên doanh của phía Việt Nam góp ít nhất 20% tổng số vốn pháp định. Các bên trong doanh nghiệp liên doanh tham gia góp vốn không nhất thiết bằng tiền mà có thể góp vốn bằng máy móc, đất đai, nhà xưởng, kinh nghiệm, uy tín của công ty, … Bên Việt Nam thường tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do có sự cùng sở hữu về vốn ở doanh nghiệp liên doanh, vì vậy xuất hiện yếu tố cùng tham gia quản lý trong doanh nghiệp liên doanh. ở bất kỳ một doanh nghiệp liên doanh nào, các bên tham gia liên doanh cũng đều cử người tham gia trong hội đồng quản trị của liên doanh. Thông thường, việc quy định số thành viên của từng bên tham gia liên doanh là phụ thuộc vào tỷ lệ vốn của bên đó trong tổng số vốn pháp định, do đó tính chất quyết định các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh cũng phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Ở Việt Nam, các Bên liên doanh không chỉ góp vốn vào Hội đồng quản trị và còn phân công người vào ban điều hành của doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ vốn góp. Bên nào có tỷ lệ vốn cao hơn thì được cử người giữ chức Tổng giám đốc ( hoặc giám đốc ) còn bên kia giữ chúc Phó tổng giám đốc thứ nhất (hoặc Phó giám đốc). Cũng do yếu tố cùng góp vốn, các bên tham gia lao động cũng cùng kinh doanh với nhau. Trong quá trình tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do vậy các bên liên doanh sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro, mạo hiểm trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Lại do yếu tố cùng góp vốn, nên các bên tham gia trong doanh nghiệp liên doanh cùng nhau phân phối lợi nhuận. Thông thường, việc phân phối lợi nhuận này cũng chia theo tỷ lệ vốn góp, trừ những ngành kinh doanh có lợi nhuận siêu nghạch mà các bên có thể chia không nhờ tỷ lệ vốn góp. Việc phân chia lợi nhuận này được thực hiện sau khi doanh nghiệp liên doanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính đối với nước sở tại. Ngoài ra, một trong những khía cạnh không thể thiếu được của bất kỳ một doanh nghiệp liên doanh nào chính là khía cạnh văn hoá. Do doanh nghiệp liên doanh là sự hợp tác của các bên tham gia liên doanh có quốc tịch khác nhau, do vậy doanh nghiệp liên doanh là nơi hội tụ nhiều nền văn hoá khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Do vậy, trong doanh nghiệp liên doanh thường xảy ra những bất đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Trong doanh nghiệp liên doanh, yếu tố văn hoá này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, nếu chúng ta biết tôn trọng, hiểu biết văn hoá của nhau thì thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp là 1 , nếu chúng ta không biết tôn trọng văn hoá của nhau thì nó gây bất lợi cho hoạt động của doanh nghiệp là 10. Như vậy, ta có thể thấy vai trò to lớn của yếu tố văn hoá trong hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. 1.3. Phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài: Nhằm mục đích thuận tiện cho việc nghiên cứu, các nhà kinh tế đã tiến hành việc phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài. Khi tiến hành phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các nhà kinh tế phân chia doanh nghiệp liên doanh theo các tiêu thức như về mặt pháp lý, về lĩnh vực kinh doanh, về các giai đoạnh của quá trình sản xuất. Khi tiến hành phân loại doanh nghiệp liên doanh theo lĩnh vực kinh doanh, các nhà kinh tế học chia doanh nghiệp liên doanh nướcngoài thành các loại doanh nghiệp như doanh nghiệp chế tạo lắp ráp, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai. Việc phân loại này cho ta biết rõ về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, như vậy tạo thuận lợi cho việc giám sát, quản lý của nước sở tại đối với liên doanh, đồng thời cũng giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát nhất về doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân loại này cũng không thể chỉ ra cho chúng ta loại hình kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh, do đó cũng gặp một số bất lợi. Để khắc phục điểm yếu này, các nhà kinh tế phân chia doanh nghiệp liên doanh nước ngoài theo các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, bao gồm các loại sau: doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, … Như vậy, việc phân chia doanh nghiệp liên doanh nước ngoài theo căn cứ các này đã chỉ rõ loại hình kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, cho ta cái nhìn rõ hơn về doanh nghiệp liên doanh mà ta đang quan tân, song việc phân chia này vẫn chưa thực sự rõ cho việc nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp Liên doanh. Cũng với khái niệm, những đặc trưng cơ bản củ doanh nghiệp liên doanh, việc phân loại doanh nghiệp liên doanh nước ngoài cho chúng ta cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, tuy nhiên việc nghiên cứu này chỉ có tính sơ lược. Điểu hiểu rõ hơn về doanh nghiệp liên doanh, chúng ta đi xem xét bộ máy tổ chức của doanh nghiệp liên doanh nói chung và doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nói riêng. 2.Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh là một vấn đề không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp liên doanh, nó đóng một vai trò cũng quan trọng trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để hình thành được một bộ máy quản lý hợp lý thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc như nguyên tắc thống nhất mục tiêu, nguyên tắc hiệu lực điều hành, nguyên tắc hiệu qủa kinh tế. Ở đây, nguyên tắc thống nhất mục tiêu được thể hiện là việc hình thành bộ máy quản lý sao cho phải đạt được mục tiêu chung, đã xác định của doanh nghiệp, còn nguyên tắc hiệu lực điều hành thì yêu cầu việc hình thành và tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo tốt việc điều hành từ trên xuống dưới và ngược lại. Đối với nguyên tắc hiệu quả kinh tế thì yêu cầu việc hình thành bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo thực hiện hiệu quả cao nhất, tức là chi phí nhỏ nhất nhưng thuận lợi nhất cho hoạt động – kinh doanh, đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc tổ chức bộ máy doanh nghiệp. Hiện nay, nguyên tắc hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng, nó đóng vai trò quyết định trong việc hình thành bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, thông thường một doanh nghiệp liên doanh thường hình thành bộ máy quản lý như sau: Hình 1: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh Ban Giám đốc Hội đồng quản trị Bộ phận quản trị nghiên cứu thiếp thị Bộ phận quản trị kỹ thuật công nghệ Bộ phận quản trị vật tư Bộ phận quản trị nhân sự Bộ phận quản trị tài chính Bộ phận quản trị sản xuất Để hiểu rõ hơn về hội đồng quản trị, ban Giám đốc và các bộ phận của doanh nghiệp liên doanh, dưới đây chúng ta đi nghiên cứu kỹ từng vấn đề có thể thấy rõ được bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị Nói về Hội đồng quản trị là nói về cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, là đại diện về mặt sở hữu của doanh nghiệp, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Theo nghị định số 24/ CP và luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 2000, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh có những chức năng sau: * Định hướng các vấn đề quan trọng như: xây dựng chiến lược kinh doanh, hoạt động tài chính, công nghiệp sản xuất và các mối quan hệ với số chiến lược trong và ngoài nước. * Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ quản lí và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. * Quy định các cán bộ chủ chốt của công ty như: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Hội đồng quản trị là một tập thể bao gồm nhiều thành viên, bao gồm người đại diện của các bên đối tác, số lượng người tương ứng với phần vốn góp, do đó từng thành viên trong Hội đồng quản trị không thể ra được quyết định, không thể ra lệnh cho nhân viên mà phải thông qua quyết định của Hội đồng quản trị. Từng thành viên trong Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về công việc được phân công. Hội đồng quản trị bao gồm là chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị. Trên nguyên tắc thoả thuận và được sự cho phép của cơ quan chủ quản, Bộ kế hoạch đầu tư, Thủ tướng Chính phủ thì sẽ quyết định được Chủ tịch hội đồng quản trị và Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.Thông thường thì nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị là người nước ngoài thì Phó chủ tịch Hội đồng quản trị là người Việt Nam và ngược lại. Ở đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm và quyền hạn đối với doanh nghiệp liên doanh như sau: * Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị. * Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị. Như vậy, về quyền hạn và trách nhiệm cũng tương đương như thành viên trong Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị không thể ra quyết định mà chỉ thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị; chỉ khác ở chỗ là chủ tịch Hội đồng quản trị là người triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Trên cơ sở chức năng, quyền hạn của Hội đồng quản trị và quyền hạn nghĩa vụ của các thành viên trong Hội đồng quản trị, cho nên việc ra quyết định của Hội đồng quản trị là quyết định có tính chất tập thể, được các bên đem ra thảo luận và cùng nhau ra quyết định. Việc ra quyết định của Hội đồng quản trị bao gồm 2 nguyên tắc sau: nguyên tắc nhất trí và nguyên tắc theo đa số. Những vấn đề quan trọng sau đây thì phải được Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của Hội đồng quản trị: * Sửa đổi, bổ xung điều lệ của doanh nghiệp. * Bổ nhiệm, miễn nhiệm Ban điều hành gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp.Tuy nhiên, nếu các bên liên doanh có thể thoả thuận với nhau về các vấn đề khác, tuân theo nguyên tắc nhất trí thì có thể ghi trong điều lệ của doanh nghiệp liên doanh. Các vấn đề khác ngoài vấn đề tuân theo nguyên tắc nhất trí thì sẽ tuân theo nguyên tắc đa số. Đối với các vấn đề được tuân theo nguyên tắc nhất trí nhưng không đạt được sự nhất trí giữa các thành viên trong Hội đồng quản trị, gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh ngiệp thì Hội đồng quản trị có thể lựa chọn các phương án sau đây: - Đưa vấn đề này ra Hội đồng hoà giải. Hội đồng này được thành lập theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên liên doanh gồm có các thành viên đại diện cho mỗi bên với số lượng ngang nhau và đại diện của Bộ kế hoạch và đầu tư tham gia với tư cách là chủ tịch Hội đồng hoà giải. Quyết định của Hội đồng hoà giải phải được thông qua theo nguyên tắc đa số và là quyết định cuối cùng; được các bên tham gia chấp thuận. - Đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư làm hoà giải. Như vậy, quyết định của Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ là quyết định cuối cùng, buộc các bên tham gia phải chấp thuận. Bên cạnh đó Hội đồng quản trị cũng phải có một quy chế hoạt động. Hội đồng quản trị họp mỗi năm một lần.Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do chính chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập; bất kì cuộc họp nào cũng phải có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị đại diện cho mỗi bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề được uỷ quyền. Chủ tịch Hội đồng quản trị được uỷ quyền cho Phó chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị. Nhiệm lỳ của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng không quá 5 năm. Ban giám đốc Trong doanh nghiệp liên doanh, nếu Hội đồng quản trị là đại diện về mặt sở hữu của doanh nghiệp thì ban giám đốc chính là nơi điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp hàng ngày. Ban giám đốc của doanh nghiệp gồm có Tổng giám đốc ,các Phó tổng giám đốc. ở đây, ban giám đốc là những người được ủy thác của Hội đồng quản trị nhằm mục đích quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo mục tiêu, phương hướng mà Hội đồng quản trị đã đề ra. Thực chất ở đây ban giám đốc có thể cho Hội đồng quản trị thuê nhưng đại đa số hiện nay thì ban giám đốc là do người của các bên liên doanh đề ra. Nếu như phía nước ngoài cử người giữ chức Tổng giám đốc thì phía Việt Nam cử người giữ chức Phó tổng giám đốc và ngược lại. Việc quyết định cho bên nào được cử người giữ chức Tổng giám đốc, bên nào được cử người giữ chức Phó tổng giám đốc là tuỳ thuộc vào Hội đồng quản trị quyết định và do sự thỏa thuận giữa các bên. Trên thực tế hiện nay việc quy định người làm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc là do tỷ lệ góp vốn giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Nếu bên Việt Nam góp số vốn chiếm đa số trong tổng số vốn thì phía Việt Nam được quyền đề cử chức Tổng giám đốc, còn phía nước ngoài được đề cử chức Phó tổng giám đốc và ngược lại. Trong trường hợp hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh quy định mỗi bên được đề cử người giữ chức vụ Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ I thì người của bên nào do bên đó có quyền thay thế khi cần thiết với điều kiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc đề cử này phải được thông báo bằng văn bản cho các bên khác ít nhất là 30 ngày trước khi thay thế. Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu các bên cử người thay thế người khác khi không đáp ứng nhu cầu Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ I có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp quyết định của Hội đồng quản trị không phù hợp với tình hình thực tế, tuỳ từng trường hợp cụ thể, nếu thấy cần thiết, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I có thể đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng quản trị đề xem xét, giải quyết. Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I có quyền từ chối chấp hành các quyết định của cá nhân các thành viên Hội đồng quản trị hoặc các quyết định trái pháp luật nước sở tại của Hội đồng quản trị. ở trong doanh nghiệp liên doan, Hội đồng quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân định quyền hạn giữa Tổng giám đốc và phó tổng giám đốcI. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm phân biệt trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I. Tuy nhiên, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I đều phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động sau: * Tổ chức triển khai, điều hành, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. *Thay mặt doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể với đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp phù hợp với các quy định của Nhà nước Việt Nam. *Trong phạm vi quyền hạn theo uỷ nhiệm của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I tiến hành tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các hợp đồng lao động, cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nhiên liệu năng lượng… *Đại diện cho doanh nghiệp trong giao dịch với các cơ quan Nhà nước, với các bên thứ ba và trước tòa án về tất cả mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ điều lệ doanh nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc cũng được phân chia quyền hạn rõ ràng. Tổng giám đốc thường là người đưa ra quyết định cuối cùng trong điều hành các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, do vậy Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, Tổng giám đốc cần phải trao đổi ý kiến với Phó tổng giám đốc trước khi quyết định các vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị, đặc biệt là những công việc sau đây: *Bộ máy tổ chức cán bộ, tiền lương, tiên thưởng cho công nhân của doanh nghiệp. *Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo của các bộ phận nhân sự chủ chốt. *Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình hàng năm. *Ký kết các hợp đồng kinh tế với các các nhân và tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I trong điều hành hoạt động của doanh nghiệp thì ý kiến của Tổng giám đốc là quyết định nhưng Phó tổng giám đốc thứ I nhưng Phó tổng giám đốc thứ I có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét và quyết định tại phiên họp gần nhất. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý rằng, ở đây quyền lợi và nghĩa vụ của Phó tổng giám đốc thứ I và Phó tổng giám đốc thứ II là khác nhau, Phó tổng giám đốc thứ I tương đương gần như Tổng giám đốc .Thật vậy, trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt, Phó tổng giám đốc thứ I được ủy quyền thay mặt Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các việc mình làm, Phó tổng giám đốc thứ II hoàn toàn xếp sau, không tương đương với Phó tổng giám đốc thứ I. Các bộ phận chức năng Để hoạt động của doanh nghiệp Liên doanh có hiệu qủa doanh nghiệp liên doanh cần có một số các phòng ban chức năng đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ cho ban giám đốc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của Hội đồng quản trị. Các phòng ban chức năng này tuỳ thuộc vào tình hình từng doanh nghiệp mà có số lượng các phòng ban khác nhau, song tựu chung lại thì nó bao gồm các bộ phận như: Bộ phận quản trị kỹ thuật – công nghệ, bộ phận quản trị nghiên cứu tiếp thị,… ở đây, bộ phận quản trị sản xuất thực hiện bố trí các dây truyền sản xuất sản phẩm bao gồm việc bố trí máy móc, thiết bị, bộ máy công nhân vào dây truyền, điều độ quá trình sản xuất và thực hiện các biện pháp an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, công nhân,…Do vậy, có thể nói bộ phận quản trị sản xuất là bộ phận điều hành sản xuất sao cho đạt hiệu qủa một cách cao nhất, chi phí sản xuất là nhỏ nhất. Bên cạnh bộ phận quản trị sản xuất, ở bộ máy tổ chức của doanh nghiệp liên doanh còn hình thành bộ phận quản trị tài chính- Kế toán. Bộ phận này có chức năng khai thác, lập kế hoạch tạo nguồn vốn và phân bổ cho các hoạt động của doanh nghiệp, điều hành, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, lập quỹ cho sản xuất-kinh doanh, thực hiện các công việc Kế toán, hạch toán, thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước và thanh toán các khoản tiền liên quan đến các loại hợp đồng của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói bộ phận quản trị tài chính- Kế toán thực hiện chức năng rất quan trọng, nó đóng vai trò đáng kể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ phận quản trị nhân sự cũng là phần cấu thành nên bộ máy tổ chức của doanh nghiệp liên doanh. Theo đó, bộ phận quản trị nhân sự có chức năng tuyển chọn, đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng lao động, tuyển chọn và sa thải lao động, thanh toàn tiền lương, tiền công lao động và thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động như luật lao động nước ngoài sở tại. Để bộ phận quản trị nhân sự này hoạt động có hiệu quả thì cần sự góp sức của tất cả các cán bộ và công nhân viên trong doanh nghiệp liên doanh, đồng thời có sự chỉ đạo tốt từ hội đồng quản trị và ban Giám đốc của doanh nghiệp liên doanh. Bên cạnh đó trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh còn có bộ phận quản trị vật tư. Bộ phận này có chức năng bảo đảm, điều độ vật tư cho quá trình sản xuất như các hoạt động mua bán vật tư, kiểm tra các loại máy mó thiết bị,…. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức năng cải tiến kỹ thuật công nghệ để sản xuất sản phẩm mới, chất lượng cao, thực hiện chuyển dao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới cải tiến sản phẩm….thì trong doanh nghiệp cần xây dựng bộ phận quản trị kỹ thuật – công nghệ. Chính nhờ bộ phận này mà hoạt động của doanh nghiệp mới trôi chảy hơn, tạo được hiệu qủa cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Cuối cùng, một bộ phận không thể thiếu hay bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh, đó chính là bộ phận quản trị nghiên cứu tiếp thị. Bộ phận này thực hiện các cấp việc nghiên cứu thị trường, tiến hành các hoạt động quảng cáo, chào hàng, xây dựng bộ máy tiếp thị, tiếp thu ý kiến phản hồi từ khách hàng,…Chính nhờ bộ phận này mà hoạt động của doanh nghiệp liên doanh mới được trôi chảy, tiêu thụ được nhiều sản phẩm và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Trên đây là những khái quát về các bộ phận chức năng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Cùng với hội đồng quản trị, ban Giám đốc, các bộ phận chức năng này góp phần tạo nên một bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh đó mạnh để đưa doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi ích cao nhất. 3.Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh Là một phận cấu thành nên bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh, bên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chính bộ máy đó. Việc nghiên cứu bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh là cần thiết, song việc nghiên cứu kỹ hơn về bên Việt Nam trong bộ máy quản lý đó lại càng cần thiết hơn, nó chỉ rõ cho chúng ta thấy được vai trò của bên Việt Nam trong bộ máy đó, qua đó tạo mọi điều kiện để nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Sở dĩ chúng ta phải nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh là do rất nhiều nguyên nhân. Trước tiên, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh là góp phần bảo vệ lợi ích của các bên tham gia doanh nghiệp, trong đó có lợi ích của bên Việt Nam. Bên Việt Nam trong hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc của doanh nghiệp liên doanh cùng với bên nước ngoài tham gia điều hành doanh nghiệp, họ cũng ra quyết định trong mọi vấn đề của doanh nghiệp liên doanh. Do đó bên Việt Nam đóng một vai trò không nhỏ trong việc ra quyết định đó, nhờ vậy mà bên Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của chính mình trong doanh nghiệp liên doanh. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, không phải bất kỳ một quyết định nào cũng có lợi cho bên Việt Nam, do vậy đòi hỏi vị thế của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh phải có đủ uy tín, đủ độ kiên quyết, có như vậy thì bên Việt Nam mới không bị thua thiệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta đi xem xét như doanh nghiệp liên doanh Cocacola, do vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp quá yếu, vì vậy bên Việt Nam không thể quyết định được hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là hoạt động Marketing do đó dẫn tới chi phí cho những việc này quá lớn, gây thua lỗ kéo dài ở doanh nghiệp, và do vậy bên Việt Nam phải bán cổ phần cho bên nước ngoài, biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Như vậy, chúng ta có thể thấy vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh là rất quan trọng, do đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như hoạt động Casino ở công ty liên doanh quốc tế Hải Phòng. Bên cạnh đó, việc bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chính là nguyên nhân nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh. ở đây, lợi ích của doanh nghiệp chính là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố phúc lợi xã hội,…Hoạt động của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh phải luôn có hiệu quả, luôn luôn tạo ra lợi nhuận như HĐQT đã đề ra,…, có như vậy thì doanh nghiệp liên doanh mới có thể tồn tại và phát triển. Bên Việt Nam là một phần của doanh nghiệp liên doanh, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh là rất cần thiết và chính nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh mới được trôi chảy. Song song với việc đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh cũng đã bảo đảm được lợi ích của người lao động nói riêng và tập thể người lao động nói chung. Một trong những vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh là phải đảm bảo được lợi ích của người lao động. Cùng với bên nước ngoài, bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh luôn luôn phải tham gia vào các hoạt động về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, có như vậy thì mới có thể đảm bảo được lợi ích của người lao động. Việc vai trò của bên Việt Nam được nâng cao hơn cũng không nằm ngoài mục đích là đảm bảo cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, điều kiện lao động, an toàn lao động…Một thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp liên doanh Việt Nam là hiện tưọng bên nước ngoài ngược đãi lao động Việt Nam, sở dĩ có điều này cũng là do bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh chưa có uy tín, không được coi trọng, do vậy việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh là rất cần thiết. Cuối cùng, một trong những nguyên nhân mà phải nâng cao vai trò của bên Việt Nam là bên Việt Nam luôn luôn phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Lợi ích của Nhà nước ở đây được hiểu là pháp luật Việt Nam, các chính sách về doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam, hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, và đặc biệt là đúng chủ trương đường lối của Đảng. Bên Việt Nam cùng với Bên Nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh luôn luôn phải đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp liên doanh luôn phải đi đúng hướng, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam…Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh là một trong các biện pháp chính để đảm bảo lợi ích Nhà nước Việt Nam, chủ quyền Quốc gia, qua đó ta thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh. Nói tóm lại, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh là thực sự cần thiết, một mặt nó bảo đảm được lợi ích của doanh nghiệp, mặt khác nó đảm bảo được lợi ích của chính bên Việt Nam, của người lao động và lợi ích Nhà nước Việt Nam. Để có thể thấy rõ hơn về vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh, dưới đây chúng ta đi xem xét các nhân tố tác động tới bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh. 4. Các nhân tố tác động tới việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh: Khi nghiên cứu các nhân tố tác động tới việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh, chúng ta nhận thấy có hai loại nhân tố, đó là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 4.1 – Những nhân tố khách quan: Nổi lên ở nhân tố khách quan này chính là yếu tố Nhà nước tác động tới vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Trong yếu tố Nhà nước này, bao gồm hai yếu tố là pháp luật Việt Nam và các cơ quan quản lý doanh nghiệp. Về yếu tố pháp luật Việt Nam thì chính luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật lao động Việt Nam là nguồn luật chính chi phối hoạt động của doanh nghiệp liên doanh và nó quyết định tới vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã quy định về quyền hạn và chức năng của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc Phó chủ tịch Hội đồng quản trị) là người Việt Nam, do đó có thể thấy vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh luôn được đảm bảo bằng luật pháp. Tuy nhiên, để nâng cao hơn vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh, pháp luật Việt Nam cũng dần từng bước quy định như việc phải 100% thành viên Hội đồng quản trị tán thành việc bổ nhiệm, bãi nhiệm ban điều hành, sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, ở một số doanh nghiệp liên doanh thì bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh không được coi trọng do bên nước ngoài coi thường pháp luật Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nét vai trò yếu kém của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh, đòi hỏi chúng ta phải dần từng bước thiết lập lại kỷ cương ở doanh nghiệp liên doanh và bằng mọi cách nâng cao vai trò bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Bên cạnh đó, các hoạt động quản lý doanh nghiệp liên doanh của các cơ quan Nhà nước, các bộ, các ngành cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Thông thường, trong doanh nghiệp liên doanh thì bên Việt Nam phải chịu trách nhiệm quan hệ với các ban, các ngành hữu quan của bên Việt Nam, do vậy việc các ban, ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên doanh hoạt động cũng góp phần nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh, nhưng ngược lại thì cũng ảnh hưởng không tốt tới vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh, ví dụ như vấn đề thuế,…. Bên cạnh yếu tố Nhà nước, yếu tố thông lệ Quốc tế cũng tác động tới việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh. Việc tuân thủ theo đúng thông lệ Quốc tế cũng góp phần nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Trên đây là những nhân tố khách quan tác động tới vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh, song còn những nhân tố chủ quan cũng tác động tới vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh. 4.2 – Những nhân tố chủ quan: Trước tiên, về năng lực, trình độ của bên Việt Nam quyết định vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Một khi bên Việt Nam có năng lực và trình độ thực sự, bên nước ngoài luôn luôn coi trọng bên Việt Nam, họ rất tôn trọng quyết định của bên Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Thực tế hiện nay, một phần do năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của bên Việt Nam có hạn mà vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh chưa được phát huy tới mức cần thiết. Mặt khác, nhân tố bên nước ngoài cũng tác động tới vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Nếu bên nước ngoài thực sự coi trọng pháp luật Việt Nam thì họ rất tôn trọng bên Việt Nam, do đó vai trò của bên Việt Nam cũng được nâng cao, còn ngược lại thì vai trò của bên Việt Nam không được phát huy. Tuy nhiên sở dĩ có hiện tượng bên nước ngoài thiếu tôn trọng bên Việt Nam cũng là do mối quan hệ của hai bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt, nhiều bất đồng nảy sinh. Ngoài ra, chính những quy định trong hợp đồng lao động, điều lệ liên doanh, các quyết định của Hội đồng quản trị cũng tác động tới vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh. Điều cần thiết ở đây là đòi hỏi bên Việt Nam luôn luôn phải tỉnh táo, song phải có tinh thần hợp tác, có như vậy thì việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh mới được thể hiện và phát huy. Trên đây là toàn bộ những lý luận cơ bản về doanh nghiệp liên doanh nói chung và vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng ta đi nghiên cứu vai trò của bên Việt Nam ở Công ty liên doanh Du lịch Quốc tế Hải Phòng, từ đó mới có cái nhìn thực tế hơn, toàn diện hơn về vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÊN VIỆT NAM Ở CÔNG TY LIÊN DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI PHÒNG 1.Khái quát về công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: 1.1.Sự hình thành công ty liên doanh: Công ty liên doanh quốc tế Hải Phòng được thành lập theo giấy phép đầu tư số 401/ GP ngày 06/08/1998 của Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) nay là Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI). Đây là liên doanh được thành lập giữa tập đoàn United Internation Bussinees (UIB – Hồng Kông) và công ty du lịch – dịch vụ Hải phòng (UNITOUR) Thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Trong quá trình triển khai dự án, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng đã ra quyết định số 874/QĐ - UB ngày 05/ 06/1997 về việc công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải phòng thay thế công ty du lịch – dịch vụ Hải phòng trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng. Sở dĩ có sự việc này là về bản chất công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng là liên doanh giữa tập đoàn UIB và khối kinh tế Đảng của thành phố Hải phòng. Do công ty du lịch - dịch vụ Hải phòng không thuộc khối kinh tế Đảng, vì vậy, công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu được chỉ định thay thế công ty du lịch – dịch vụ Hải phòng và đứng ra làm đối tác liên doanh với tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, công ty thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải phòng không còn trực thuộc khối kinh tế Đảng, vì vậy Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng đã ra quyết định về việc công ty du lịch – dịch vụ Vạn Hoa thay thế công ty thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải Phòng làm đối tác trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Trong khi đó, phía đối tác nước ngoài là tập đoàn UIB (Hồng Kông), thực chất họ bao gồm nhiều cổ đông. Hiện nay, tập đoàn STDM (Ma Cao) là cổ đông lớn nhất của công ty; họ chiếm tới 80% vốn của phía đối tác nước ngoài và là người trực tiếp điều hành công ty. Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, về bản chất thì công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng này là liên doanh giữa tập đoàn STDM (Ma Cao) và công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải phòng. Để nắm rõ hơn về phía đối tác nước ngoài, dưới đây là một vài nét phác thảo về tập đoàn STDM (Ma Cao) – cổ đông chính của công ty. Tập đoàn Sociedadede Turismo e Diversões de Macao, S. A. R. L (STDM) được thành lập vào năm 1962 (1 năm sau khi Macao thành lập), dưới sự điều hành của tiến sĩ Staney Ho, nay ông là chủ tịch tập đoàn STDM. Tập đoàn STDM là tập đoàn lớn nhất ở Ma cao, hằng năm họ đóng thuế bằng 50% ngân sách chính phủ Ma Cao, đồng thời tập đoàn cũng chính là người đóng góp chính cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Ma Cao. Hiện nay, tập đoàn STDM đang đầu tư xây dựng toà tháp Ma Cao với số vốn lên tới 1 tỷ HK$, đồng thời cũng đóng góp 500 triệu HK$ để xây dựng trung tâm văn hoá Ma Cao. ở Việt Nam, tập đoàn STDM cũng đang dự định đầu tư khoảng 225 triệu đô la Mỹ hoặc hơn nữa vào các lĩnh vực khánh sạn, nhà hàng hay các công trình hạ tầng khác theo yêu cầu của phía Việt Nam. Đặc biệt, tập đoàn còn cam kết cho Hải phòng vay 25 triệu USD, thời hạn 24 năm không lấy lãi và trả bằng hiệu quả kinh doanh của công ty của Casino Đồ sơn để thành phố xây dựng tuyến đường 14 Hải phòng - Đồ sơn , tuyến đường huyết mạch trong sự phát triển của thành phố Hải phòng. Qua đây ta có thể thấy, Tập đoàn STDM (Ma Cao) là tập đoàn có năng lực lớn về tài chính (thể hiện qua 60% các công trình ở Ma Cao là do tập đoàn này đầu tư xây dựng và việc họ đã phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước họ tham gia đầu tư : Mỹ, Hồng Công,…) họ có kinh nghiệm về phát triển sòng bạc, do vậy đây là một đối tác có đủ năng lực tài chính và năng lực pháp luật trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào đối tác này và có quyền hy vọng nhờ đối tác STDM mà công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng phát triển ngày càng mạnh trong sự phát triển của đất nước nói chung và thành phố Hải phòng nói riêng. Bên cạnh việc tìm hiểu các Bên tham gia liên doanh trong công ty du lịch quốc tế Hải phòng, chúng ta tìm hiểu về các lĩnh vực hoạt động và mục đích hoạt động của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng. Do bản chất là một công ty liên doanh, nên công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng (tên giao dịch quốc tế là: Hai phong joint – venture in ternational tourist corporation), hoạt động dưới hình thức là một công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, mỗi bên chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình. Thời hạn của liên doanh là 30 năm. Trong quá trình ký kết hợp đồng liên doanh, các Bên thoả thuận và thống nhất để thành lập công ty liên doanh tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích sau: + Xây dựng và khai thác trung tâm giải trí quốc tế với các hình thức giải trí khác nhau, bao gồm cả Hotel,Casino tại khu du lịch Đồ sơn – Hải phòng cho khách nước ngoài. + Xây dựng mới một khách sạn quốc tế 4 sao và nâng cấp một khách sạn cũ tại Đồ sơn để phục vụ khách nước ngoài. + Tổ chức các hình thức giải trí thích hợp cho khách du lịch quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch khu vực Hải phòng – Quảng ninh. + Quan hệ với các tổ chức du lịch quốc tế để tìm nguồn khai khác du lịch. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng, công ty kinh doanh chủ yếu trên 3 lĩnh vực: Casino, nhà hàng và khách sạn. Thực tế hiện nay, hầu như chỉ có hoạt động Casino là lĩnh vực hoạt động chủ đạo, phần lớn trong công ty liên doanh. Do đặc thù của ngành kinh doanh, trong hoạt động Casino của công ty liên doanh xuất hiện loại tiền “chip”-đây là loại tiền dùng để cho khách vui chơi tại Casino. Trong giai đoạn đầu hình thành, hoạt động Casino được chơi với 15 kiểu, bao gồm: 1-Slot Machine 9-Sever Card Poker 2-Roulette 10-Cussec 3-Boule 11-Fantan 4-Baccarat 12-Paikau 5-Black jack 13-Ma juang Paikau 6-3 King 14-Keno 7-Bingo 15-Hold’em 8-Các bàn chơi và trò chơi điện tử Trên đây là một số kiểu vui chơi mà chính phủ Việt nam cho phép hoạt động tại trung tâm Casino. Hiện tại, tổng số vốn đầu tư của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng là 25 triệu USD, trong đó vốn cố định là 24,3 triệu USD, vốn lưu động là 700.000 USD. Vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh do các bên đóng góp được xác định là 25 triệu USD, trong đó các bên đóng góp như sau: a)BênViệt Nam góp: 5 triệu USD Bằng 20 % vốn pháp định, gồm: + Quyền sử dụng đất: 44ha. + Cơ sở hạ tầng hiện có: 1 km đường và nhà hàng Vạn Hoa với mức giá như sau: 4USD/1m2/1 năm với đất xây dựng khách sạn và nhà hàng Vạn hoa. 1USD/1m2/1 năm với đất xây dựng khu giải trí ngoài trời, khu dịch vụ. 500USD/1m2/1năm với phần mặt nước, thung lũng và khu đảo Hòn Dáu. b)Bên nước ngoài góp: 20 triệu USD Bằng 80% tổng số vốn pháp định, gồm: + Tiền xây dựng khách sạn mới : 9.000.000 USD. + Tiền nâng cấp khách sạn cũ và thuê bao : 500.000 USD. + Trang thiết bị trung tâm giải trí với Casino : 4.500.000 USD. + Tiền nâng cấp nhà hàng Vạn Hoa : 800.000 USD. + Làng Camping : 600.000 USD. + Khu giải trí Hòn Dáu : 1.200.000 USD. + Công trình khác : 2.700.000 USD. + Vốn lưu động : 700.000 USD 1.2.Tổ chức bộ máy nhân sự trong công ty: Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của công ty liên doanh, Hội đồng quản trị của công ty đã tổ chức bộ máy nhân sự của mình theo sơ đồ sau(Hình 1). Bộ máy của công ty đã tổ chức rất phù hợp với mô hình mini Cáino. Tuy nhiên, khi cần thiết, công ty cũng có thể mở rộng thành nhiều phòng chức năng, như trong năm 1997,do nhu cầu phát triển kinh doanh mà công ty mở thêm phòng tiếp thị(hình 2) Trên đây là một vài nét về bộ máy tổ chức của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. HÌNH 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Tiếp thị& Quảng cáo An ninh& Bảo vê Ngân khố Hành chính KháchSạn Trungtâm giải trí casino Nhà hàng-Câu lạc bộ Làng Cam-ping Khu Hòn Dáu Dịch vụ khác 1.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: Sau khi được cấp giấy phếp kinh doanh,ngày 22/10/1994 công ty liên doanh bắt đầu bước vào hoạt động.Qua khảo sát hoạt động kinh doanh ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng,chúng ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 năm vừa qua: a.Kết quả kinh doanh của công ty liên doanh : Biểu 1. Doanh thu của Casino từ 1995-2000 STT Năm Doanh thu (1000VNĐ) Tốc độ tăng(%) Thu nhập sau thuế (1000 VND) Tốc độ tăng(%) 1 1995 16.937.940 10.070.365 2 1996 26.308.141 155,3 16.219.632 161 3 1997 20.586.500. -21,7 11.430.179 -29,53 4 1998 40.685.238 197,63 32.453.413 283,93 5 1999 51.450.246 126,46 41.695.587 128,48 6 2000 53.115.213 103,24 41.905.588 100,5 7 Tổng cộng 203.083.280 153.774.816 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của công ty năm 1994 tới năm 2000 Qua đây, chúng ta thấy được tình hình doanh thu và thuế nộp ngân sách tăng liên tục, thể hiện được sự phát triển của công ty. (Biểu 2) Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy hoạt động Casino thua lỗ từ năm 1995 tới 1997, song từ năm 98 trở lại đây hoạt động Casino bắt đầu có lãi, tuy nhiên gần đây lãi của Casino có giảm. Để phân tích rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, dưới đây chúng ta nghiên cứu kết quả kinh doanh của hoạt động nhà hàng khách sạn. (Biểu 3 +4) Biểu 2. Chi phí và hiệu quả kinh doanh của Casino từ 1995-2000 STT Năm Chi phí (1000VNĐ) Tốc độ tăng(%) Kết quả kinh doanh Lãi(+), Lỗ (-)(1000 VND) Tốc độ tăng(%) 1 1995 18.492.108 -8.421.743 2 1996 21.083.828 114 -4.864.196 157,76 3 1997 18.448.253 -12,5 -7.018.074 -55,72 4 1998 23.311.361 126,31 9.142.102 230,26 5 1999 27.385.559 117,48 14.310.027 156,53 6 2000 37.585.516 137,26 4.320.071 -30,19 7 Tổng cộng 146.306.628 7.468.188 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của công ty năm 1994 tới năm 2000 Biểu 3. Doanh thu của nhà hàng, khách sạn từ 1995-2000 STT Năm Doanh thu (1000VNĐ) Tốc độ tăng(%) Thu nhập sau thuế(1000 VND) Tốc độ tăng(%) 1 1995 2,889,474 2,637,621 2 1996 2,001,171 -30,74 1,693,403 -35,8 3 1997 1,188,851 -40,6 1,064,901 -37,11 4 1998 804,457 -32,33 743,189 -31,06 5 1999 488,331 -39,3 488,331 -33,49 6 2000 368,994 -24,44 368,994 -24,44 7 Tổng cộng 7,741,280 6,987,441 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của công ty năm 1994 tới năm 2000 Biểu 4: Chi phí và hiệu quả kinh doanh của nhà hàng, khách sạn từ năm 1995-2000 STT Năm Chi phí (1000VNĐ) Tốc độ tăng(%) Kết quả kinh doanh (1000VNĐ) Tốc độ tăng(%) 1 1995 4.340.055 -1.702.433 2 1996 4.100.355 -5,52 -2.406.951 -41,38 3 1997 3.061.149 -25,34 -1.996.248 17,06 4 1998 2.871.105 -6,2 -2.136.916 -7,05 5 1999 2.567.971 10,56 -2.079.639 2,75 6 2000 2.566.312 0,06 -2.197.317 3,45 7 Tổng cộng 19.506.949 -12.519.507 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của công ty năm 1994 tới năm 2000 Trên cơ sở đó, chúng ta tính được mức lãi (Lỗ) của hoạt động nhà hàng, khách sạn ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng . Như vậy, chúng ta nhận thấy hoạt động nhà hàng, khách sạn của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng luôn luôn thu lỗ suốt từ năm 1995-2000. Sở dĩ hiện tượng này là do công ty chưa xây dựng được khách sạn, phải đi thuê khách sạn, đồng thời có thể đây là chiến lược kinh doanh của công ty (thua lỗ ở hoạt động nhà hàng, khách sạn để lãi ở hoạt động Casino) Dưới đây, chúng ta đi xem xét toàn bộ kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian từ 1995-2000 (Biểu 5) Chúng ta nhận thấy thời gian gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty bước đầu có lãi (Từ năm 1998 tới năm 2000), song tính chung hoạt động kinh doanh của công ty vẫn thua lỗ (lỗ 6216237423 VND). Đây chính là một thách thức đối với Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của công ty và trong vấn đề này cần sự đóng góp không nhỏ của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng . Biểu 5. Kết quả kinh doanh của Công ty liên doanh Du lịch Quốc tế Hải Phòng từ năm 1995-2000 STT Năm Kết quả kinh doanh (VNĐ) Tốc độ tăng 1 1995 10,124,177,118 2 1996 7,271,148,055 -28,18% 3 1997 9,014,322,910 123,97% 4 1998 7,005,186,725 -22,29% 5 1999 12,230,387,571 174,59% 6 2000 2,122,754,192 -82,64% 7 Tổng cộng -6,216,237,423 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo của công ty năm 1994 tới năm 2000 b.Lượng khách của Casino: Biểu 8: Số lượng khách trung bình trongtháng qua các năm Số thứ tự Năm Bình quân người/ tháng 1 1995 400 2 1996 500 3 1997 800 4 1998 2700 5 1999 5100 6 2000 6200 Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng năm 94 tới năm 2000 Nhìn vào lượng khách đến vui chơi tại Casino, chúng ta có thể thấy lượng khách đã tăng lên một cách đáng kể trong thời gian hiện nay (98, 99). Lượng khách hiện nay chủ yếu là khách Trung Quốc, đi theo chuyến du lịch vào Việt Nam. Sở dĩ có hiện tượng hành khách đánh bạc là do những nguyên nhân sau: -Cho phép khách Trung Quốc vào Hải phòng, Hà nội bằng giấy thông hành. -Đơn giản hoá thủ tục cấp visa cho khách du lịch ở khu vực khác. -Đặc điểm của người á đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng là thích chơi đánh bạc, nhất là hoạt động hợp pháp như ở Casino. c.Lao động và tiền lương: Hiện nay, lực lượng lao động của công ty trong khoảng trên khoảng 500 người tuỳ theo tình hình hoạt động của công ty. Thu nhập bình quân của công nhân viên ổn định ở mức 1.200.000 đồng/ tháng. Về điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên chức không ngừng được cải thiện: Cán bộ công nhân viên chức đi làm có xe ôtô đưa đón từ nội thành ra Đồ sơn và ngược lại, được hưởng bữa ăn giữa ca miễn phí, được trang bị bảo hộ lao động theo quy định. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho công nhân viên chức luôn được sự quan tâm đúng mức. Công ty hiện có trạm y tế được trang bị thuốc men đầy đủ, thiết bị và bác sĩ để phục vụ công nhân viên chức và chuyên gia. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn đúng mức, không có mâu thuẫn. Chưa để xảy ra trường hợp đáng tiếc nào về quan hệ giữa chuyên gia và người lao động. Các quy định về quyền lợi, chế độ với người lao động được công ty thực hiện nghiêm túc. Do trong thời gian hiện nay công ty hoạt động thời gian hiện nay có hiệu quả, nên vào tháng 9 năm 1999, công ty đã tiến hành ký lại hợp đồng cho cán bộ công nhân viên.Theo hợp đồng mới ký này, toàn bộ chế độ và quyền lợi của người lao động được cải thiện, trong đó 200 cán bộ công nhân viên được điều chỉnh tăng lương, chính điều này đã tạo sự tự tin và hưng phấn trong công ty. Công ty đã tạo mối quan hệ tốt với Tổng liên đoàn và Liên đoàn lao động thành phố Hải phòng, đã được Tổng liên đoàn đánh giá cao về nỗ lực của công ty trong việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động. d. Một vài đánh giá về hoạt động của Casino: d1-Những mặt đạt được của công ty: + Trong những năm 98, 99 hoạt động của Casino đã bắt đầu có lãi, lãi ròng trong hai năm 98, 99 lên tới 9 – 10 tỷ đồng/ năm. Sở dĩ, hoạt động của Casino có lãi là do: - Thay đổi phương pháp tính thuế: Cục thuế Hải phòng đã áp dụng phương pháp tính thuế đúng hơn, do vậy hoạt động của công ty đã dần dần có lãi. - Lượng khách tăng lên một cách đáng kể: Từ năm 95 – 97, lượng khách chỉ từ 500 – 600 người/ tháng nhưng đã tăng lên gấp 3 lần vào năm 1998 (2.700 người/ tháng) và tăng lên gấp 10 lần vào năm 1999 (5100 người/ tháng). - Hoạt động Marketing hoạt động ngày càng hiệu quả: công ty đã chi cho hoạt động quảng cáo Casino tại nước ngoài, tỉ lệ % hoa hồng cho đại lý du lịch,....do vậy cũng thúc đẩy lượng khách tăng lên. -Ngoài ra, Thành uỷ, Uỷ ban nhân thành phố, các ban ngành hữu quan và Bên đối tác Việt Nam thường xuyên quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ. -Công đoàn làm tốt công tác giáo dục, vận động quần chúng và tham gia tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cho doanh nghiệp. - Đối tác nước ngoài trong liên doanh ngày càng hiểu và có ý thức chấp hành luật Việt Nam hơn. - Mối quan hệ giữa hai Bên đối tác ngày càng chặt chẽ, họ càng hiểu nhau hơn và cùng nhau phối hợp tốt hơn. - Cán bộ công nhân viên gần đây rất phấn khởi do công ty làm ăn ngày càng có lãi, chỗ làm ổn định, thu nhập không ngừng được cải thiện. + Công ty đã hoàn thành những nhiệm vụ nộp thuế đối với ngân sách nhà nước. + Công ty đã tạo ra hơn 500 chỗ làm ổn định, thu nhập tương đối cao. d2-Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty: Song song với những mặt chưa làm được, hiện nay công ty vẫn còn gặp một số khó khăn, cần phải tháo gỡ và giải quyết dứt điểm như sau: - Trong những năm gần đây, công ty hoạt động liên tục có lãi, song vẫn chưa bù đắp được khoản lỗ trong những năm 95 – 97 gây ra. - Công ty lãi xấp xỉ 9 – 10 tỷ đồng/ năm (98, 99), song lãi như thế là chưa đủ đối với hoạt động kinh doanh đặc biệt như Casino, cần phải có doanh thu và lãi nhiều hơn thế. -Hàng tháng, chi phí cho chuyên gia nước ngoài là rất lớn so với chi phí tiền lương. - Tuy hai Bên đối tác cũng đã hiểu nhau hơn, song vẫn có nhiều khúc mắc, khó khăn cần bàn bạc, giải quyết. - Điều lệ của công ty còn nhiều bất hợp lý, ví dụ như ở quyền hạn và những nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, song cho đến nay những điều lệ đó vẫn chưa được sửa chữa và thống nhất lại. - Có hiện tượng nhân viên thông đồng gây thiệt hại cho công ty về mặt tài chính, nội bộ chuyên gia mất đoàn kết. d3-Nguyên nhân của các tồn tại: *Nguyên nhân khách quan: - Từ năm 95 – 97, hiện tượng thua lỗ là lớn (hơn 20 tỷ đồng), do vậy đây vẫn là gánh nặng tài chính lớn của công ty. -Do đối tác là người nước ngoài, nên họ thường cử đại diện của tổng giám đốc nó gây khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty. -Luật đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều điểm không phù hợp với loại hình kinh doanh đặc biệt của công ty, ảnh hưởng tới mối quan hệ của các bên đối tác. *Nguyên nhân chủ quan: - Do trình độ người lao động Việt Nam chưa tiếp cận được trình độ chuyên gia Nước ngoài , làm cho chi phí của công ty tăng cao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. - Hoạt động Marketing dần từng bước có hiệu qủa, tuy nhiên chưa có đủ để thu hút khách nước ngoài vào. Hoạt động này chỉ dừng lại một nơi là Hồng Kông mà chưa mở rộng ra các khu vực khác. - Một số thành viên trong Hội đồng quản trị, trong Ban giám đốc chưa thống nhất được với nhau về nhiều mặt như hoạt động quản lý, điều hành, chấp hành pháp luật Việt Nam....vì vậy hoạt động của công ty có phần kém hiệu quả. -Nhân viên tuy có việc làm ổn định, song lại có hiện tượng bị mua chuộc bởi khách nước ngoài, do vậy làm thiệt hại kinh tế công ty. Đôi lúc, họ còn cho cả người việt Nam vào Casino để chơi sòng bạc, đó cũng là điều vi phạm pháp luật nước Việt Nam. 2.Thực trạng vai trò của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 2.1. Thực trạng về vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 2.1.1. Vai trò của bên Việt Nam trong hội đồng quản trị của công ty liên doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hội đồng quản trị của công ty liên doanh bao gồm hai phía là phía Việt Nam và phía nước ngoài. Là công dân Việt Nam, việc chúng ta đi phân tích vai trò của bên Việt Nam ở công ty liên doanh trong hội đồng quản trị là rất cần thiết, nó chỉ cho ta thấy những mặt làm được và chưa làm được của phía Việt Nam nói riêng và công ty liên doanh nói chung. Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao hơn nữa vai trò của phía Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh. Khi đi phân tích vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị thuộc một công ty liên doanh, chúng ta phải thấy được rằng, bên Việt Nam có vai trò mang tính chất quyết định trong việc ra những quyết định và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Theo nghị định số 24/ CP của chính phủ và luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2000, chúng ta nhận thấy việc ra quyết định đều phải có ý kiến từ bên Việt Nam. Khi Hội đồng quản trị ra quyết định tuân theo nguyên tắc nhất trí thì lúc đó ý kiến của bên Việt Nam là rất quan trọng, nó có thể phủ nhận hoặc chấp nhận nghị quyết của Hội đồng quản trị. Còn khi Hội đồng quản trị tuân theo nguyên tắc đa số, thì có thể ý kiến Bên Việt Nam không đồng ý nhưng Hội đồng quản trị vẫn thông qua (vì quá 50%), tuy nhiên ý kiến của phía Việt Nam vẫn rất quan trọng, nó rất có “trọng lượng” trong việc ra quyết định của Hội đồng quản trị. Thông thường, một Hội đồng quản trị của công ty liên doanh khi ra quyết định đều muốn các Bên nhất trí mặc dù nó tuân theo nguyên tắc nào đi nữa, do vậy một yêu cầu được đặt ra là Bên Việt Nam và Bên Nước ngoài đều xuất phát từ cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; đặc biệt là tôn trọng ý kiến của nhau. Trên cơ sở đó, Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển công ty liên doanh giúp hoạt động của công ty ngày càng có hiệu qủa. Bên cạnh đó, phía Việt nam trong Hội đồng quản trị còn thực hiện và tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam. Đây là vấn đề rất lớn mà cả đối tác nước ngoài, nhân dân và chính phủ Việt Nam đều rất quan tâm, nó là một vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và có ý kiến. Hiện nay, khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam, họ thường rất sợ pháp luật Việt Nam. Họ sợ pháp luật Việt Nam ở chỗ là pháp luật Việt Nam hay thay đổi, nhiều kẽ hở, vì vậy hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam cũng gặp phải nhiều khúc mắc, cản trở. Một trong những vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị là việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật Việt Nam cho phía đối tác nước ngoài, làm sao cho họ hiểu được rằng, pháp luật Việt Nam rất khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, rằng không sợ pháp luật Việt Nam quốc hữu hoá, rằng cơ chế đường lối Việt Nam rất mở cửa,....Có như vậy, phía đối tác mới có thể yên tâm làm ăn. Vai trò tuyên truyền, giáo dục của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị còn thể hiện qua việc Bên Việt Nam đóng góp của mình trên cơ sở hiểu biết luật pháp Việt Nam, làm cho Hội đồng quản trị không thể đưa ra những quyết định trái quy định và pháp luật Việt Nam, có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh vai trò tuyên truyền, giáo dục đối với Bên Nước ngoài trong Hội đồng quản trị, Bên Việt Nam còn thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của doanh nghiệp liên doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động của hội đồng quản trị nói riêng. Chức năng giám sát của phía Việt Nam là nhằm đảm bảo pháp luật của nước Việt Nam, hướng các hoạt động của công ty và các quyết định của Hội đồng quản trị theo đúng khuôn khổ pháp luật. Chức năng giám sát và chức năng tuyên truyền, giáo dục này đi song song, chúng luôn tồn tại bên nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là chúng đảm bảo cho doanh nghiệp liên doanh hoạt động một cách có hiệu của trên cơ tôn trọng pháp luật nước sở tại Đặc biệt là, vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của công ty liên doanh còn được thể hiện qua có mối quan hệ với các cơ quan quản lí vĩ mô. Do đó có thể thúc đẩy công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng hoạt động kinh doanh có hiệu qủa.ở đây, Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị đã có quan hệ với các Bộ như: Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công an,....và các cục như: Tổng cục hải quan, Tổng cục thuế,....nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, đồng thời cũng tìm mọi cách đưa các nghị quyết của Hội đồng quản trị đi vào nề nếp, ổn định và đúng luật. Ngoài ra, vai trò không thể thiếu ở bất kỳ Hội đồng quản trị nào là việc Bên Việt Nam tìm mọi cách thực hiện việc bảo vệ và phát triển vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Do có phần góp vốn của phía Việt Nam trong tổng số vốn pháp định của công ty liên doanh và mục đích kinh doanh chính của công ty liên doanh là lợi nhuận mà vai trò của Việt Nam trong Hội đồng quản trị nói riêng và trong công ty liên doanh nói chung là làm sao duy trì được nguồn vốn đã cấp, sau nữa mới nhằm mục đích phát triển vốn, nhằm tăng tỷ trọng vốn của bên Việt Nam lên. Trong Hội đồng quản trị, bên Việt Nam cần phải hết sức tỉnh táo trong quá trình ra các quyết nghị, tránh tình trạng quyết định sai gây thất thoát vốn, dần dần đến thua lỗ và bị phía Nước ngoài thôn tính. Trường hợp công ty Côcacôla là một điển hình: hoạt động kinh doanh của công ty này thua lỗ liên miên, do vậy phía Việt Nam nhận thấy không đủ tiềm lực tài chính để kinh doanh và phía đối tác nước ngoài mua luôn số vốn của phía Việt Nam với giá rất rẻ để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Trên đây là một số nét chính của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của một công ty liên doanh và qua đó chúng ta hãy xem xét kỹ hơn vai trò của phía Việt Nam trong Hội đồng quản trị thuộc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản trị công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng : Trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hợp đồng liên doanh và điều lệ liên doanh, Hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được xác định như sau: + Về mặt nhân sự: Hội đồng quản trị trong công ty du lịch quốc tế Hải Phòng bao gồm 9 người, trong đó 2 người phía Việt Nam và 7 người phía đối tác nước ngoài. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị chỉ định Chủ tịch hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người nước ngoài, như vậy Phó chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người Việt Nam.Bất kỳ Bên nào cũng có thể miễn nhiệm một thành viên của Hội đồng quản trị do Bên đó chỉ định tại bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo bằng văn bản cho hội đồng quản trị và gửi một văn bản cho bên kia trước 30 ngày. Trừ khi một thành viên của Hội đồng quản trị bị phát hiện có tham gia bất kỳ hành động hoặc chỉ đạo nào trái pháp luật cũng như vi phạm trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên đó sẽ không bị bãi miễn nếu không có sự chấp thuận của bên đề cử. Các thành viên Hội đồng quản trị không được công ty liên doanh trả lương trừ khi thành viên Hội đồng quản trị đó cũng đồng thời là một nhân sự điều hành, nhân viên hoặc cố vấn của liên doanh. +Về chức năng, vai trò của hội đồng quản trị ở công ty du lịch quốc tế Hải Phòng: Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Thông qua thoả thuận và tuân thủ theo luật đầu tư nước ngoài, hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng có thể qui định mọi vấn đề của công ty liên doanh Hải Phòng, trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đa số và nguyên tắc nhất trí.. Những vấn đề quan trọng sau đây thì phải được toàn thể các thành viên tong hội đồng quản trị qui định theo nguyên tắc nhất trí: * Kế hoạch sản xuất của công ty liên doanh Hải Phòng, ngân sách vay nợ. * Những sửa đỏi, bổ sung điều lệ công ty, thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động cuẩ công ty liên doanh như: thay đổi mục đích, phương hướng hoạt động đã đăng ký, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng hoạt động, giải thể công ty liên doanh Hải Phòng. * Chỉ định, thay đổi, bãi miễn chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng ban thanh tra, kế toán trưởng. * Uỷ quyền cho tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thhứ nhất giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp đặc biệt. Ngoài những vấn đề trên, những qui định khác của hội đồng quản trị tuân theo nguyên tắc đa số. Những vấn đề này chỉ có giá trị khi được 2/3 số thành viên của hội đồng quản trị chấp thuận. + Về mặt hoạt động: Hội đồng quản trị được họp ít nhất mỗi năm một lần, ngoài ra trong trường hợp cần thiết hội đồng quản trị cũng có thể tổ chức họp. Cũng giống như qui định của luật đầu tư nước ngoài, khi có 06 thành viên của hội đồng quản trị yêu cầu, hoặc tổng giám đốc, hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất yêu cầu thì hội đồng quản trị của công ty liên doanh Hải Phòng cũng có thể tiến hành họp để ra qui định , các cuộc họp đột xuất phải được báo trước cho các thành viên trước 15 ngày. Các thành viên của hội đồng quản trị có thể uỷ quyền văn bản cho một người đại diện tham gia vầ tiến hành biểu quyết thay mình (văn bản uỷ quyền phải tuân theo pháp luật Việt Nam). Người được uỷ quyền này không nhất thiết phải là 1 thành viên trong hội đồng quản trị, có các quyền lợi và quyền hạn tương tự như thành viên vắng mặt của hội đồng quản trị. Nếu thành viên hội đồng quản trị vắng mặt không chỉ định đại diện đến tham dự cuộc họp hoặc ký tên vào nghị quyết hội đồng quản trị thì thành viên đó được xem như là từ bỏ quyền bỏ phiếu của mình trong cuộc họp đó hoặc tham gia vào nghị quyết đó và các quyết định được lập ở cuộc họp nói trên sẽ ràng buộc thành viên này. Tuy nhiên, các thành viên hội đồng quản trị không được ủng hộ cho người mà theo ý kiến của hội đồng quản trị là có mối quan hệ với công ty, tổ chức hoặc các cơ quan nhà nước mà sẽ gây bất lợi về mặt thương mại cho công ty liên doanh Hải Phòng nếu họ tham dự cuộc họp hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, chúng ta đi nghiên cứu thực trạng về vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên du lịch quốc tế Hải Phòng. Như đã bàn ở phần trên, vai trò của Bên Việt Nam trong hoạt động của Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được thể hiện thông qua việc ra các quyết định của Hội đồng quản trị, hướng hoạt động của Hội đồng quản trị theo luật Việt Nam, quan hệ với các ban ngành hữu quan của Việt Nam và bảo vệ lợi ích Bên Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thật vậy, trong điều lệ của Công ty quy định rõ ràng rằng mọi vấn đề quyết định không thuộc nguyên tắc nhất trí thì phải tuân theo nguyên tắc đa số, có nghĩa là 4 vấn đề-sửa đổi điều lệ, bổ nhiệm và bãi nhiệm ban điều hành, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, uỷ quyền cho ban điều hành giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong trường hợp đặc biệt - thì tuân theo nguyên tắc nhất trí, còn lại theo nguyên tắc đa số. Trong thực tế, khi Bên Nước ngoài trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng cử ra ban dự thảo về quy chế con dấu của Công ty liên doanh Du Lịch Hải Phòng, thì nảy sinh ra những khúc mắc. ở ban dự thảo quy chế con dấu này mọi quyền được giữ dấu, đóng dấu thì đều do Tổng giám đốc quyết định “Con dấu khi đóng phải có chữ ký của Tổng giám đốc hoặc cả chữ ký của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất hoặc Phó tổng giám đốc thứ hai hoặc Kế toán trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị ”. Như vậy, ta có thể nhận thấy ở ban dự thảo con dấu của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng này, vai trò của Bên Việt Nam là không có, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào Bên Nước ngoài (cụ thể là Tổng giám đốc ) do vậy chúng ta đã phản đối trong cuộc họp của Hội đồng quản trị lần thứ VII. Tuy nhiên, vì vấn đề này không tuân theo nguyên tắc trí mà lại tuân theo nguyên tắc đa số ( trích điều lệ công ty- điều 7), do vậy với ý kiến phản đối 2/9 thì bản dự thảo này vẫn được Hội đồng quản trị thông qua. Đây chính là một khúc mắc, một vấn đề mà Bên Việt Nam không thể chấp nhận được. ở đây vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng không được phát huy. Nguyên nhân chính của khúc mắc này là do mâu thuẫn giữa điều lệ công ty và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, do vậy đòi hỏi bên Việt Nam phải đấu tranh sửa đổi điều lệ về vấn đề con dấu này sao cho bên Việt Nam cũng có thể quyết định được vấn đề này tránh tình trạng bên Việt Nam bị thua thiệt so với bên nước ngoài. Trên đây là một trong nhiều khúc mắc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, nó làm cho bên vai trò của Bên Việt Nam ở trong công ty khó phát huy tốt được như đáng lẽ nó phải có. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi vấn đề, vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh Du Lịch Quốc tế Hải Phòng cũng được phát huy, bên Việt Nam cũng được Bên Nước ngoài coi trọng. Hợp đồng liên doanh quy định rằng “Trách nhiệm của Bên Việt nam là đàm phán, làm thủ tục với Nhà nước về các loại thuế, các chế độ ưu đãi được hưởng của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng ”. Và trên thực tế, Bên Việt Nam đã thực hiện đúng như vậy. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đã trực tiếp bàn với Bộ tài chính, Cục thuế về các vấn đề như việc thu chi tiền hoa hồng, bàn về thuế quá cao,…, nhờ đó Bộ tài chính và Cục thuế có công văn thay đổi cách tính thuế,tạo thuận lợi tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Chính điều đó thể hiện vai trò không thể thiếu của Bên Việt Nam trong quá trình hoạt động của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng . Ngoài ra, để hiều rõ hơn về vấn đề này, chúng ta đi xem xét một ví dụ khác. Hợp đồng liên doanh quy định: “Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng pháp luật Việt Nam”. Do vậy, vấn đề như ông Hoàng Cộng- cựu Phó tổng giám đốc thứ nhất, đại diện cho Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị đề nghị Hội đồng quản trị ký hợp đồng cho 240 lao động đã được thông qua tại cuộc họp lần thứ V của Hội đồng quản trị hay vấn đề yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng khách sạnh 100 phòng ở Thung lũng xanh cũng được nhất trí thông qua. Như vậy, ta có thể thấy vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng là có trọng lượng , có tiếng nói trong Hội đồng quản trị. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, chúng ta đi xem xét tiếp. Điều lệ liên doanh quy định: “Vấn đề sửa đổi, bổ xung điều lệ công ty phải được sự nhất trí của các thành viên Hội đồng quản trị ”. Do vậy, tại kỳ họp Hội đồng quản trị lần VII có bàn về bản dự thảo sửa đổi điều lệ, trong đó có 2 điều cần chú ý là điều 8.3 và điều 8.4 quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất, trong đó điều 8.3 quy định rằng: “Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, phải thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị, điều hành các hoạt động thường ngày của công ty”, do đó thì Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị cũng nhất trí thông qua. Tuy nhiên, ở điều 8.4 thì lại quy định quyền hạn và chức năng của hai phó Tổng giám đốc là tương đương nhau “Khi Tổng giám đốc vắng mặt, Tổng giám đốc giao lại quyền hạn và nhiệm vụ của mình cho 1 trong 2 Phó tổng giám đốc nếu Tổng giám đốc thấy phù hợp”. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị không nhất trí thông qua, như vậy là vai trò của Bên Việt Nam được thể hiện khá rõ và khá có trọng lượng. Nói tóm lại, trong hoạt động thực tiễn này ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị tuy đã được coi trọng song chưa đủ mức cần thiết, do đó việc nâng cao hơn nữa vai trò Bên Việt Nam là yêu cầu bức bách của thực tiễn. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị cần thể hiện rõ hơn năng lực của mình, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có như vậy vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng mới được phát huy. Để thấy rõ hơn nữa vai trò của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng dưới đây chúng ta đi nghiên cứu vai trò của Bên Việt nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.2 Thực trạng vai trò của bên Việt Nam trong ban giám đốc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 2.2.1- Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: Trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Viẹt Nam, Hội đồng quản trị công ty Liên doanh Du lịch Quốc tế Hải Phòng đã chỉ định ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ II là người do phía Nước ngoài chỉ định, trong khi đó thì Phó tổng giám đốc thứ I là người do phía Việt Nam chỉ định. Ở điều lệ công ty khi chưa sửa đổi, công ty Liên doanh Du lịch Quốc tế Hải Phòng đã quy định quyền hạn và chức năng của ban giám đốc. Tuy nhiên, công ty liên doanh chỉ quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của cả tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I về các hoạt động sau: *Bảo đảm thực hiện kế hoạch được duyệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết đó. *Tuyển dụng lao động cho công ty thông qua hợp đồng lao động. *Ký các hợp đồng nhân danh công ty theo kế hoạch sản xuất đã được Hội đồng quản trị thông qua mà không cần giấy uỷ nhiệm của Hội đồng quản trị và thực hiện các hợp đồng đó. *Đại diện cho công ty trong quan hệ với các tổ chức cơ quan Nhà nước và tòa án của các nước thành viên tham dự liên doanh và các nước thứ 3 về tất cả các vấn đề thuộc hoạt động công ty Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Hội đồng quản trị của công ty liên doanh quốc tế Hải Phòng nhận thấy một điều bất cập là chưa phân định được rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc, do vậy dẫn tới hiện tượng chồng chéo trong công việc và gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy, tới tháng 6/ 2000 tại kỳ họp lần thứ 7 của Hội đồng quản trị, khi bàn về vấn đề này Hội đồng quản trị đã nhất trí đề ra nghị quyết chiến lược, nhiệm vụ của Ban giám đốc. Theo đó nhiệm vụ của Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty liên doanh, bao gồm các hoạt động sau: * Đề nghị một cơ cấu tổ chức hợp lý với nhu cầu của công ty liên doanh. * Đề ra các kế hoạch quản lý lao đông, thực hiện việc tuyển dụng và miễn nhiệm các nhân viên không thuộc cấp điều hành và công nhân của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm quyết định khen thưởng, kỷ luật, thăng chức và luơng bổng hợp lệ với luật pháp Việt Nam, các quy định, quy chế về lao động của công ty * Chịu trách nhiệm thiết lập các chương trình đào tạo nhân viên, thực hiện các chương trình đó. * Nộp báo cáo công việc cho Hội đồng quản trị theo định kỳ. * Chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại, ký kết hợp đồng và các tài liệu khác của công ty và đại diện của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng trước Toà án, trọng tài và các cơ quan nhà nước. * Tuyển dụng và thuê mướn các trợ lý cho các vị trí điều hành do Hội đồng quản trị đặt ra. * Chuẩn bị báo cáo quản lý hàng tháng, bao gồm các thông tin về tài chính và các thông tin khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị. * Chịu trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch hàng năm và ngân sách kinh doanh cung với các tài khoản có liên quan (ít nhất 2 tháng) trước khi kết thúc mỗi năm tài chính. Hội đồng quản phải họp và phê chuẩn kế hoạch đó (nếu cần thiết thì sửa đổi). * Giải quyết các vấn đề khác được Hội đồng quản trị giao phó cho Tổng giám đốc. Tuy nhiên khi bàn về quyền hạn và nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc thứ 1 và thứ 2, cùng kế toán trưởng, hai bên chưa nhất trí được với nhau, do đó Hội đồng quản trị đã quyết định trao toàn quyền cho Tổng giám đốc phân công cho các Phó tổng giám đốc thảo luận về các vấn đề này để trình Hội đồng quản trị nghiên cứu và thông qua. Như vậy đây là một vấn đề cần làm rõ trong khoảng thời gian gần đây. Khi xác định được chức năng, nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc thứ 2 thì chúng ta mới xác định được một cách chính xác vai trò của phía việt Nam trong Ban giám đốc của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, có như vậy chúng ta mới hiểu sâu, hiểu đúng vai trò của phía Việt Nam công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. 2.2.2 - Vai trò của phía Việt Nam trong Ban giám đốc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng : Là thành viên phía Việt Nam tham gia Ban giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam cần phải hội tụ đầy đủ các điều sau: Điều kiện 1: Chịu trách nhiệm trực tiếp và chue yếu trong việc điều hành quá trình thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị theo phương tức quản lý đã chọn. Điều kiện 2: Giữ vai trò độc lập tườn đối với Hội đồng quản trị trong các nhiệm vụ được uỷ thác nhưng không hoạt động trái ngược phương hướng,mục tiêu đã được uỷ thác,hoặc vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn cho phép. Khi phía Viêt Nam hội tụ đủ các điều kiện này thì tức là vai trò của phía Việt Nam đã dược phát huy, nâng cao (trong Ban Giám đốc). Đi sâu vao vai trò của phía Việt Nam trong Ban Giám Đốc của công ty liên doanh, chúng ta thấy nổi lên vai trò của phía Việt Nam là phối hợp với phía nước ngoài thực hiện các mục tiêu chung của cả hai phía trong Hội đồng quản trị & quản trị doanh nghiệp. Trên thực tế, hoạt động phối hợp giữa các bên là rất phức tạp, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, là do các nguyên nhân các nguyên nhân như: * Bất đồng quan điểm. * Bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán. * Bất đồng trong quản lý, điều hành,... Bất thường có sự bất đồng xảy ra mà thường xảy ra tình trạng thiếu tôn trọng lẫn nhau giữa các bên trong quá trình hoạt động. Thực tế cho thấy, đã có tình trạng giám đốc là người nước ngoài vượt quá quyền hạn cho phép của hội đồng quản trị, tiêu biểu là các vấn đề như vốn, chi phí, tiền lương, ... Như vậy, đòi hỏi ở đây là người phó tổng giám đốc phía Việt Nam phải có trình độ lý luận sâu sắc, am hiểu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, tình hình nội tại của liên doanh, mục tiêu và phương hướng phát triển của liên doanh, ..., có như vậy thì mới tỉnh táo trong các quyết định mà giám đốc đã giao, phải có ý kiến trong trường hợp cần thiết. Nếu xuất hiện có ý kiến khác nhau trong điều hành phải tuân thủ ý kiến của tổng giám đốc người nước ngoài nhưng sự bất đồng là phải được đưa ra trước Hội đồng quản trị để thảo luận, giải quyết đối với những vấn đề quan trọng. Mặc dù vậy, một yêu cầu rất cao trong liên doanh, đó chính là sự đồng thuận. Sự đồng thuận trong ban gián đốc hoạt động một cách có hiệu quả, đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thấy được phía Việt Nam phải thực hiện vai trò tuyên truyền, giáo dục và giám sát phía nước ngoài trong ban giám đốc về Luật pháp Việt Nam, giúp cho cách quản lý, điều hành hoạt động của liên doanh được thuận lợi và đúng pháp luật. ở đây, phía Việt Nam trong ban giám đốc vừa áp dụng biện pháp mềm dẻo là tuyên truyền, giáo dục, vừa áp dụng biện pháp rắn là giám sát, điều này nhằm cho phía nước ngoài hiểu luật pháp Việt Nam hơn và cách điều hành doanh nghiệp cũng trở nên linh hoạt hơn, thực hiện đúng luật hơn. Thực tế hiện nay có những liên doanh mà ban giám đốc thường áp dụng những cách quản lý đi ngược với luật pháp Việt Nam như phạt công nhân đứng nắng,…do vậy ở nơi đây vai trò của phía Việt Nam trong ban giám đốc mới cần được thể hiện. Phía Việt Nam cần phải nhắc nhở phía đối tác là hành động như thế là trái với luật lao động của Việt Nam, đồng thời phía Việt Nam trong ban giám đốc cũng phải giám sát, nếu có hiện tượng đó lặp lại thì liên lạc với các cơ quan, các cấp có thẩm quyền để xử lý. Một vai trò nữa của phía Việt Nam trong ban giám đốc là việc thể hiện mối quan hệ trực tiếp với các cơ quan, ban ngành chức năng trong quá trình hoạt động. Thông thường một doanh nghiệp liên doanh thì phía Việt Nam chính là người phải chịu nhiệm vụ liên lạc với các cơ quan của Việt Nam, học phải gặp gỡ, bàn bạc với các cơ quan ban ngành này nhằm xúc tiến hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Trong vai trò của phía Việt Nam Hội đồng quản trị, việc thể hiện mối liên hệ với các cơ quan ban ngành của Việt Nam chỉ là mang tính chất vĩ mô, không đi sâu, đi sát, tuy nhiên đối với vai trò của phía Việt Nam ở ban giám đốc thì thông qua hoạt động quản lý hàng ngày, mối quan hệ ở đây được thể hiện rõ hơn, và như vậy vai trò của phía Việt Nam cũng dược nâng lên một cách rõ rệt trong ban giám đốc. Để có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về vai trò của phía Việt Nam trong công ty liên doanh, dưới đây chúng ta hãy đi xem xét vai trò của phía Việt Nam trong ban giám đốc ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. 2.2.3 - Vai trò của phía Việt Nam trong ban giám đốc ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. Để có cái nhìn rõ hơn về vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc dưới đây chúng ta đi xem xét thực trạng về vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng . Vị trí của bên Việt Nam trong ban Giám đốc là phó tổng Giám đốc thứ nhất. Ông Hoàng Cộng(thời kỳ 1995 – 1997) và hiện nay là ông Nguyễn Chí Trung làm Phó tổng giám đốc thứ nhất- đại diện cho Bên Việt nam trong Ban giám đốc. Với chức năng chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát và thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đã thực hiện tốt vai trò này, trong đó vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc là không thể phủ nhận. Ví dụ như điều lệ liên doanh quy định “Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc bảo đảm thực hiện kế hoạch đã được duyệt, tổ chức thực hiện các nghị quýêt của Hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đó”. Xuất phát từ lý do đó,khi ông Hoàng Cộng – Phó tổng giám đốc thứ nhất – thông báo cho Bên Nước ngoài về việc chậm tiến độ xây dựng khách sạn và khu vui chơi giải trí trên đồi 72 so với thoả thuận ở nghị quyết thứ V của Hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, Bên Nước ngoài lập tức xem xét và Hội đồng quản trị đã giao việc cho Ban giám đốc xúc tiến công việc xây dựng. Như vậy, vai trò của Bên Việt Nam ở ban Giám đốc là rất quan trọng , bởi vì Phó tổng giám đốc thứ nhất làm đúng luật pháp và yêu cầu của Hội đồng quản trị. Chúng ta có thể thấy rằng, vai trò Bên Việt Nam trong công ty luôn được phát huy đúng mức. Để thấy rõ điều này, chúng ta đi xem xét ví dụ sau. Do điều lệ công ty quy định: “Ban Giám đốc là đại diện cho công ty trong quan hệ với các tổ chức cơ quan Nhà nước và toà án các nước thành việc tham gia liên doanh và các nước thứ 3 về tất cả vấn đề thuộc hoạt động của công ty trong phạm vi và quyền hạn do điều lệ này quy định”. Đồng thời, hợp đồng liên doanh cũng quy định “Bên Việt Nam có trách nhiệm đàm phán, là thủ tục với Nhà nước về các loại thuế, các chính sách ưu đãi được hưởng của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng ”. Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Chí Trung – Phó tổng giám đốc thứ nhất đã trực tiếp liên hệ với các tổ chức Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. ở đây, vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đã được phát huy triệt để. Mặc dù vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc ở công ty luôn được coi trọng, song cũng có lúc vai trò của Bên Việt Nam bị đối tác nước ngoài coi thường. Sở dĩ có điều này là do mâu thuẫn giữa bên Việt Nam và Bên Nước ngoài trong Ban giám đốc về hoạt động điều hành trong công ty, do sự khác biệt về văn hoá, … Hiện nay, trong điều lệ quy định Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc phải bàn bạc với nhau trong việc điều hành công ty liên doanh, song do có mâu thuẫn mà một số công việc hai bên không bàn bạc với nhau như vấn đề đặt bức tượng phật, thu chi tiền típ - tiều lưu hành trong hoạt động kinh doanh của Công ty,… do đó vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc cũng không được phát huy. Khi đi sâu về vấn đề này, chúng ta nhận thấy rằng, khi cả hai bên đã thực sự hiểu nhau thì moị hoạt động có thể phối hợp nhịp nhàng, do vậy chúng ta khẳng định rằng: việc nâng cao vai trò của Bên Việt Nam ở Ban giám đốc trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng phụ thuộc trước nhất vào Bên Việt Nam. Nếu Bên Việt Nam hiểu biết Bên nước ngoài hơn, tôn trọng hơn thì những mâu thuẩn giữa hai bên ít xảy ra hơn, và như vậy vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc cũng được nâng cao hơn. Trên đây chúng ta đi tìm hiểu thực trạng về vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, cũng thấy được những mặt tích cực của Bên Việt Nam, đồng thời cũng thấy được những yếu kém mà Bên Việt Nam cần phải khắc phục nếu muốn vai trò vị thế của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được nâng cao. Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, dưới đây chúng ta đi xem xét thêm về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.3.Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.3.1. Vài nét về người lao động Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: Trên cơ sở điều lệ của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, công ty đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn hơn 500 lao động, theo những tiêu chí sau: Việc ký kết hợp đồng lao động vào làm cho công ty trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài, đó là: Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp lao động, công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đã qui định: Khi bàn về tình hình nhân viên của công ty hiện nay, thực tế chúng ta thấy một vấn đề rằng hàng năm công ty luôn luôn tuyển dụng lao động, sa thải lao động .... . Đơn cử như năm 1999, công ty tuyển dụng thêm 16 người chủ yếu là người có chuyên ngành kỹ thuật (kiến trúc sư, lái xe, thợ sửa chữa xe); số lao động giảm 72 người trong đó 8 người xin nghỉ, chấm dứt hợp đồng 61 người, kỷ luật sa thải 03 người. Mọi việc giải quyết chế độ cho số nhân viên phải nghỉ việc này đã tuân theo qui định của luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thoả ước lao động tập thể, có sự tham gia nhất trí cao của công đoàn công ty. Sở dĩ có hiện tượng liên tục sa thải, tuyển chọn lao động trong công ty là do các nguyên nhân sau: Do yêu cầu của quá trình triển khai dự án cần nhiều công việc mới. Do lực lượng lao động không đáp ứng được nhu cầu của công ty. Do công ty luôn luôn cần đổi mới đội ngũ nhân viên nhằm tạo tính mới mẻ, trẻ trung cho công ty, bởi vì đặc thù của cônh ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng là Casino, nhân viên tiếp xúc với khách hàng rất nhiều, do vậy yếu tố ngoại hình của nhân viên là quan trọng. Do biến động về công việc theo mùa vụ . Bên cạnh đó thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị, công ty đã tiến hành ký lại hợp đồng lao động cho toàn thể cácn bộ công nhân viên. Nội dung của hợp đồng tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật và đã khắc phục cơ bản những bất hợp lý trước kia. Năm 1999 công ty đã điều chỉnh và tăng lương cho trên 200 cán bộ công nhân viên. Lương bình quân của cán bộ công nhân viên hiện nay là 1.200.000 đồng/người/tháng. Nếu kể cả tiền thưởng thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 1.400.000 đồng/người/tháng, việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên được thực hiện công khai, đúng hạn và thông qua hệ thống ngân hàng. 100% cán bộ công nhân viên của công ty được hưởng bữa ăn miễn phí. Công ty đã mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hoàn thành việc cấp sổ bảo hiểm xã hội cho toàn thể cácn bộ công nhân viên theo qui định. Chế độ làm đêm, thêm giờ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên,....đã được công ty thực hiệnđúng theo quy định của nhà nước kể từ tháng 5/ 1999. đặc biệt bắt đầu từ 01/ 01/ 2000 công ty đã bố trí cho 100 cán bộ công nhân viên khối Nhà hàng, Hành chính, Bảo vệ vòng ngoài tuần làm việc 5,5 ngày. như vậy đến nay hầu hết cán bộ công nhân viên (86%) công ty đã thực hiện tuần làm việc 42 hoặc 44h/ tuần. Hiện còn khoảng 60 nhân viên làm vườn, vệ sinh, đội sửa chữa,....công ty đang nghiên cứu phương án bố trí tuần làm 5,5 ngày. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được quan tâm thường xuyên. Cụ thể tổ chức khám sức khoẻ định kỳ được thực hiện đều đặn. Công tác bảo hộ vệ sinh, an toàn lao đọng được quan tâm. Đã thành lập Hội đồng hoà giải, Hội đồng bảo hộ lao động,....theo luật. Điều liện sinh hoạt, làm việc của công nhân không ngừng được cải thiện. Trạm y tế được củng cố và bổ xung thêm trang thiết bị khám chữa bệnh. Mặc dù là đơn vị liên doanh với nước ngoài, nhưng công ty đã cố gắng thực hiện tốt quy chế lao động dân chủ. Lãnh đạo công ty thường xuyên tổ chức gặp gỡ đối thoại với người lao động. Đối với các bộ phận quan trọng tổ chức gặp gỡ 2 lần/ năm. Các bộ phận còn lại 1 lần/ năm. Đã thành lập hòm thư góp ý tại nơi thuận tiện để cán bộ công nhân viêncó điều kiện góp ý cho lãnh đạo của công ty. Việc xem xét kỷ luật nhân viên khách quan, dân chủ, đúng luật. Kiên quyết xử lý với những trường hợp vi phạm. Đối với chuyên gia làm việc tại liên doanh lãnh đạo phía Việt Nam thường xuyên nhắc nhở, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt pháp luật Việt Nam. Tuy nhiênvới những người cố tình vi phạm nội quy của công ty, làm việc kém hiệu quả ban lãnh đạo kiên quyết yêu cầu đối tác điệu chuyên gia này về nước. Trên đây là một vài nét về tình hình lao động ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng trong thời gian qua. Với lực lượng lao động Việt Nam đông như vậy, đòi hỏi chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng về quyền lợi của người lao động, đặc biệt chúng ta phải quan tâm tới vai trò của phía Việt Nam đối với lực lượng lao động – nhất là tổ chức công đoàn công ty và chi bộ Đảng của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.3.2. Vai trò của công đoàn trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng Ngay từ đầu những năm 1992, sau khi dự án công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được triển khai, công đoàn của công ty đã được thành lập. Trong quá trình hoạt động của mình, công đoàn công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đã xây dựng được một hệ thống tổ chức công đoàn ở hầu khắp các bộ phận trong trong toàn công ty, bao gồm: 3 công đoàn bộ phận, 20 tổ công đoàn, kết làm 536 đoàn viên trong 3 năm, xây dựng mộtđội ngũ cán bộ công đoàn gồn 57 đồng chí, xây dựng được 5 ban quần chúng với 32 mạng lưới viên giúp việc, xây dựng được quy chế hoạt động ban chấp hành công đoàn công ty,… Ta có thể thấy rằng, tổ chức công đoàn công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng thực sự là một tổ chức chính trị của quần chúng mạng lưới hoạt động của tổ chức công đoàn rất rộng chính nhờ tổ chức công đoàn có mặt ở hầu hết các bộ phận trong toàn công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng mà vai trò của công đoàn trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng luôn được coi trọng. Thực chất hiện nay, giới chủ của công ty nói chung và bên nước ngoài nói riêng rất coi trọng công đoàn trong công ty, họ đã từng bước xác định tổ chức công đoàn là một bộ phận không thể thiếu trong công ty. Qua đây, chúng ta mới thấy đươc vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn nói riêng và vai trò của Bên Việt Nam nói chung trong hoạt động của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Ở đây, vai trò của tổ chức công đoàn thể hiện rất rõ qua việc công đoàn công ty giám sát, bảo vệ, thực hiện chính sách pháp luật và chăm lo đời sống đòan viên lao động. Thật vậy, cùng với Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, công đoàn công ty đã soạn thảo thoả ước lao động tập thể và tổ chức ký kết thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau nhiều lần trì hoãn, nhờ có sự đấu tranh tích cực của công đoàn, tới năm 1997 thoả ước lao động tập thể mới được ký kết giữa tập thể người lao động và giới lãnh đaọ công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Ngoài ra, công đoàn cũng đã kiến nghị với lãnh đạo công ty về việc xây dựng nội quy lao động công ty, trực tiếp tham gia soạn thảo xây dựng nội quy lao động xây dựng nội dung thành lập hội đồng bảo hộ lao động công ty, xây dựng quy định an tòan lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh lao động và đã được lãnh đạo công ty chấp thuận. Như vậy, vai trò của công đoàn trong công ty là rất to lớn, nó đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, công đoàn còn giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể thông qua các công việc như kiến nghị Ban giám đốc ký toàn bộ hợp đồng lao động, kiến nghị với Giám đốc thực hiện ngày nghỉ phép, ngày nghỉ lễ cho nhân viên, thanh toán lương thêm giờ, ca 3 đối với cán bộ công nhân viên, tăng thu nhập cho nhân viên thêm bình quân 100.000đ/người/tháng, đặc biệt là trong những vụ xử lý sa thải lao động sai như đối với nhân viện Hải, Hà thì công đoàn đã kiến nghị và Giám đốc đã rút lại quyết định của mình. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn còn đứng ra giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân viên. Đến năm 2000, công đoàn đã tiếp nhận được 48 đơn thư khiếu nại và kiến nghị Giám đốc giải quyết 80% số đơn phù hợp với lao động. Qua đây, vai trò của tổ chức công đoàn trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được thể hiện khá rõ nét và thực chất, đây là một tổ chức mạnh và tiêu biểu cho vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Ngoài ra, với chức năng là một tổ chức công đoàn, công đoàn công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng còn chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo sự đoàn kết trong đội ngũ lao động góp phần tạo môi trường để bên nước ngoài hiểu biết hết người lao động và pháp luật Việt Nam hơn,… Tuy nhiên hoạt động công đoàn công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng vẫn còn có nhiều tồn tại như vẫn có một số nhân viên chưa được nâng lương, vẫn còn mốt số ít lao động vi phạm kỹ luật, sinh hoạt số công đoàn còn hạn chế,… Sở dĩ có điều này là do hoạt động công đoàn công ty vẫn chưa bao quát hết được các bộ phận trong công ty, đòi hỏi càn bộ công đoàn công ty cần thực hiện tốt hơn vai trò và chức năng của mình. Nói tóm lại, vai trò của công đoàn công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng là rất đáng kể, nó đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Nhờ đó, vai trò của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng mới được phát huy và nâng cao thêm một bước nhằm tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, dưới đây chúng ta đi nghiên cứu vai trò của tổ chức Đảng (chi bộ Đảng ) ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.3.3. Vai trò của chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng Theo quyết định số 452/QĐ-TƯ của thành uỷ Hải phòng, chi bộ Đảng của công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng là trực thuộc Đảng uỷ của công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải phòng. Chi bộ Đảng của công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng được thành lập vào năm 1996 bao gồm 22 đảng viên. hàng tháng chi bộ Đảng của công ty hoạt động thường xuyên, định kỳ. Để hiểu rõ về chi bộ Đảng của công ty dưới đây chúng ta nghiên cứu chức năng, vai trò của chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng. Chức năng của chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng Chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng chính là hạt nhân chính trị, là cơ quan lãnh đạo thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, đảm bảo lợi ích của cả bên nước ngoài và bên phía Việt Nam. Thực chất, chi bộ Đảng của công ty chính là trung tâm đoàn kết, quy tụ lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội như Đảng, đoàn, công đoàn trong công ty. Chi bộ Đảng trong công ty phải có đội ngũ cán bộ Đảng viên gương mẫu, các đảng viên phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng, công tác quần chúng và xây dựng tổ chức Đảng, tuyên truyền người nước ngoài trong công ty thực hiện tốt mọi việc mà hội đồng quản trị đã đề ra Vai trò của chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng Trước tiên khi bàn về vai trò của chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng chúng ta nhận thấy một vai trò nổi bật là chi bộ Đảng trong công ty đã lãnh đạo cán bộ, nhân viên, người lao động Việt Nam thực hiện và tuyên truyền, vận động, giám sát phía nướcngoài thực hiện chính sách pháp luật của Việt Nam, các quy định giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh, điều lệ công ty, hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Chi bộ Đảng của công ty hàng tháng họp định kỳ, mỗi Đảng viên cũng có trách nhiệm tuyên truyềnphổ biến các chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, chi bộ Đảng của công ty thông qua các Đảng viên đã động viên công nhân lao động thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ sản xuất kinh doanh đồng thời chi bộ Đảng cũng lãnh đạo người lao động Việt Nam nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động. Thông qua chính những Đảng viên trong hội đồng quản trị, trong ban giám đốc mà chi bộ Đảng của công ty kiến nghị các cơ chế, chính sách tuyển chọn, giới thiệu những người đủ năng lực vào là việc trong doanh nghiệp và đề ra các kế hoạch đào tạo nhânv iên, người lao động tại doanh nghiệp, động viên mọ người làm việc tích cực, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao trình độ quản lý và nâng cao trình độ tay nghề, từng bước thay thế đội ngũ chuyên gia của Casino. Ngoài ra một vai trò cực kỳ to lớn của chi bộ Đảng trong công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng là việc lãnh đạo các cán bộ, nhân viên phía Việt Nam giữ gìn chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và tham gia các công tác xã hội ở địa phương. Song song đó chi bộ Đảng của công ty đã biết vận dụng thế mạnh của mình, kết hợp với chính quyền thànhphố Hải phòng bảo vệ công ty an toàn không có tệ nạn xã hội, phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật ở công ty. Hơn nữa, chi bộ Đảng trong công ty phải giáo dục người lao động Việt Nam hiểu và tự giác chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, nêu cao tinh thần yêu nước và tinh thần hợp tác giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong công ty. Để thực hiện được vai trò này, chi bộ Đảng trong công ty đã có kế hoạch tuyên truyền giáo dục người lao động trong từng năm, đồng thời chỉ thị cho mỗi Đảng viên trong công ty trực tiếp và thường xuyên làm công tác tư tưởng, báo cáo kịp thời cho chi bộ về những diễn biến tư tưởng của người lao động trong công ty, tổ chức học tập chính sách của Đảng… Điều đặc biệt là nhờ có chi bộ Đảng của công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng, người nước ngoài trong công ty cũng đã tham gia công tác xã hội. Đặc biệt một vai trò của chi bộ Đảng trong công ty liên doanh là việc thực hiện tốt của chi bộ đã góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch và vững mạnh. Chi bộ Đảng của công ty liên doanh đã xây dựng được một quy chế làm việc, chương trình công tác hàng tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL42.doc
Tài liệu liên quan