Đề tài Tổng quan về Công ty chế biến thủy sản Đại Thành

Tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty chế biến thủy sản Đại Thành: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày COD: Nhu cầu oxy hóa học TSS: Tổng chất rắn lơ lửng T-N: Tổng Ni tơ T-P: Tổng Phốt pho MPN: Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh) TCVN: Tiêu chẩn Việt Nam SXSH: Sản xuất sạch hơn TKNL: Tiết kiệm năng lượng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CBTS: Chế biến thủy sản TNMT: Tài nguyên môi trường XN: Xí nghiệp CP: Cổ phần SLSP: Sản lượng sản phẩm ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kí hiệu, năng suất của máy móc thiết bị trong nhà máy 39 Bảng 2.2 và 2.3: Tổng kết lượng điện năng sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 49 Bảng 2.4: Suất tiêu hao năng lượng (STHNL) trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 53 Bảng 2.5 Thống kê các bóng đèn chiếu sán 57 Bảng 2.6 : Thống kê các máy nén lạnh 59 ...

doc131 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty chế biến thủy sản Đại Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày COD: Nhu cầu oxy hóa học TSS: Tổng chất rắn lơ lửng T-N: Tổng Ni tơ T-P: Tổng Phốt pho MPN: Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh) TCVN: Tiêu chẩn Việt Nam SXSH: Sản xuất sạch hơn TKNL: Tiết kiệm năng lượng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CBTS: Chế biến thủy sản TNMT: Tài nguyên môi trường XN: Xí nghiệp CP: Cổ phần SLSP: Sản lượng sản phẩm ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kí hiệu, năng suất của máy móc thiết bị trong nhà máy 39 Bảng 2.2 và 2.3: Tổng kết lượng điện năng sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 49 Bảng 2.4: Suất tiêu hao năng lượng (STHNL) trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 53 Bảng 2.5 Thống kê các bóng đèn chiếu sán 57 Bảng 2.6 : Thống kê các máy nén lạnh 59 Bảng 2.7 : Thống kê các động cơ 59 Bảng 2.8: Đánh giá tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượn 60 Bảng 2.9: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu 63 Bảng 2.10: Kết quả đo chất lượng không khí trong khu vực sản xuất 64 Bảng 2.11: Bảng kết quả đo lần 1 chất lượng nước thả 67 Bảng 2.12: Bảng kết quả đo lần 2 chất lượng nước thải 68 Bảng 2.13: Kết quả đo chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý 74 Bảng 3.1: Tóm tắt các dòng thải và khả năng SXSH 79 Bảng 3.2: Phân tích chi phí/lợi ích lắp biến tần cho bơm nước lạnh thuộc hệ thống điều hòa không khí 82 Bảng 3.3: Phân tích chi phí/lợi ích Lắp đặt biến tần cho hệ thống 2 bơm nước giải nhiệt của máy nén 93 Bảng 3.4: Tổng hợp giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống bơm  94 Bảng 3.5: Phân tích chi phí/lợi ích Lắp đặt biến tần cho hệ thống các quạt giải nhiệt dàn ngưng 97 Bảng 3.6: Phân tích sơ bộ mức tiết kiệm điện tiêu thụ 100 Bảng 3.7: Phân tích chi phí/lợi ích Lắp biến tần cho hệ thống máy nén lạnh 101 Bảng 3.8: Phân tích chi phí/lợi ích Thay thế các balast điện từ (10W/balast) bằng các balast điện tử (3W/balast) 105 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH 14 Hình 1.1: So sánh lợi ích kinh tế giữa sản xuất sạch và xử lý kinh tế cuối đường ống 28 Hình 2.1: Nhà máy Thủy Sản Đại Thành 40 Hình 2.2 : Hình cá fillet 42 Hình 2.3: Biểu đồ điện năng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 44 Hình 2.4: Biểu đồ Suất tiêu hao năng lượng trong sáu tháng cuối năm 2009 54 Hình 2.5: Biểu đồ Suất tiêu hao năng lượng trong sáu tháng đầu năm 2010 55 Hình 2.6: Số liệu đo đạc tại trạm biến áp có công suất 1600KVA 56 Hình 2.7: Biểu đồ phụ tải trạm biến áp 1600 kVA 57 Hình 2.8 : Biểu đồ phân bố tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượng điện .61 Hình 2.9: BOD5 của các dòng thải 70 Hình 2.10: COD của các dòng thải 70 Hình 2.11: Nồng độ SS của các dòng thải 71 Hình 2.12: Nồng độ Tổng Nitơ của các dòng thải 71 Hình 2.13: Nitơ tính theo NH4 của các dòng thải 72 Hình 2.14: Nồng độ Tổng Phospho của các dòng thải 72 Hình 2.15: Nồng độ Tổng dầu mỡ động thực vật của các dòng thải 73 Hình 2.16: Nồng độ Tổng coliform của các dòng thải 73 Hình 3.1: Bơm nước lạnh tuần hoàn trong xưởng 91 Hình 3.2: Hệ thống van xả của bơm nước cấp mở 100% 91 Hình 3.3: Nước xả tràn được thải ra tại miệng ống 93 Hình 3.4: Dàn ngưng 97 Hình 3.5: Hệ thống các quạt giải nhiệt dàn ngưng 97 Hình 3.6: Máy nén lạnh làm đá vẩy 98 Hình 3.7: Đồ thị phụ tải máy nén lạnh 99 Hình 3.8: Đồ thị phụ tải bơm nước lạnh 101 Hình 3.9: Đồ thị phụ tải quạt dàn ngưng 102 Hình 3.10: Đồ thị phụ tải bơm nước dàn ngưng nhỏ 102 Hình 3.11: Hệ thống đèn chiếu sáng phân xưởng 109 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Qui trình sản xuất cá fillet 77. Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cân bằng vật chất 82. MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với tốc độ phát triển nhanh chóng, do đó các cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các trung tâm kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản..…được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống đáp ứng nhu cầu của con người. Nhưng chính quá trình sản xuất đã gây ra các vấn đề về môi trường và sức khoẻ con người, làm cho môi trường suy thoái do chất thải sản xuất không được quan tâm và xử lý đúng mức. Trong đó nghành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thủy sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị Công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các nghành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường. Theo báo cáo: “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thủy sản ” thì tác động gây hại cho môi trường được xác định tổng lượng chất thải rắn ( đầu, xương, da , vây, vẩy …) ước tính khoảng 200.000 tấn/ năm. Số liệu điều tra cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá filet đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể đông lạnh >4 tấn. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu ( lúc mcá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá chế biến ít dẫn đến chế biến ít, nguyên liệu ít thì càng ít phế thải )…..kết hợp của hai yêis tố này đã gây hiện tượng lúc quá nhiều lúc quá ít chất thải, đó cũng là khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp. Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường bên trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ngoài ra nước thải của nghành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thủy sản bị chết, thối rữa…, và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến sự phát triển bền vững của nghành. Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của nghành đem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững bảo vệ sức khỏe nhân dân, người lao động và những người sản xuất ra vật nguyên liệu cho nhà máy thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môi trường qui định. Tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hơn, đầu tư thiết bị xử lý chất thải thực hành tiết kiệm nước , năng lượng…nhằm giảm thiểu chất thải cần xử lý. Sản xuất sạch hơn là một công cụ giúp giải quyết ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Công ty TNHH Đại Thành là một trường hợp cụ thể cần áp dụng SXSH. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu SXSH cho Công ty TNHH Đại Thành tỉnh Tiền Giang 3 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tìm hiểu về SXSH Tìm hiểu về Công ty TNHH Đại Thành Aùp dụng SXSH vào nhà máy chế biến Thủy Sản Đai Thành Đề xuất các giải pháp SXSH & TKNL 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình lập báo cáo sẽ sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra. Thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu. So sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu vực nhà máy. Đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy. Xem xét và phân tích các dữ liệu cần có, thảo luận các tồn tại cần cải thiện. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ XÃ HỘI SXSH có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp hiệu quả nhất. Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì loại bỏ. SXSH đáp ứng được một yêu cầu quan trọng của ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm. Việc áp dụng SXSH một cách liên tục là một chiến lược ngăn ngừa tổng hợp để giảm rủi ro cho con người và môi trường. Thực hiện SXSH là yêu cầu cấp bách đối với nền công nghiệp đất nước. Đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, giảm chi phí, cải thiện chất lượng, tăng lợi nhuận, nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho chính công nhân viên nhà máy, cho khách hàng, và tất cả người dân. 6. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Sau 3 tháng( 05/11/2010 – 24/01/2011) thực hiện khảo sát, đo đạc và đánh giá cơ hội SXSH ở nhà máy chế biến thủy sản Đại Thành, nhóm SXSH khẳng định nhà máy có nhiều cơ hội tiết kiệm với thời gian thu hồi vốn ngắn. Giải pháp SXSH được áp dụng sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí lớn, giảm được lượng thải bảo vệ môi trường, nâng cao uy tín cho công ty. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Kết cấu của luạn văn gồm có 3 chương : Chương 1: Tổng quan Chương 2: Tổng quan về Công ty chế biến thủy sản Đại Thành Chương 3: Nghiên cứu sản xuất sạch hơn ở nhà máy chế biến Thủy Sản Đại Thành CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN 1.1.1. Sơ lược về vị trí của ngành chế biến thủy sản trong ngành công nghiệp nước ta Ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp. Giai đoạn 5 năm 1995 -2000, GDP của ngành thủy sản tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần và năm 2003 là 24.327 tỷ đồng, đến 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,987 tỉ USD. Tại thị trường EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ 1, đạt 500 triệu USD, chiếm 25,17% thị phần về giá trị (năm 2006 là 22,84%). Còn ở thị trường Mỹ đã trở lại vị trí thứ 2, chiếm tỉ trọng 19,58% về giá trị (389,06 triệu USD). Thị trường Nhật Bản thì tụt xuống vị trí thứ 3, chiếm 18,70% về giá trị, đạt 371,5 triệu USD, nguyên nhân là do những tháng đầu năm Nhật Bản kiểm soát nghiêm ngặt đối với thuỷ sản Việt Nam. Xuất khẩu vào Hàn Quốc đạt giá trị 133,35 triệu USD (6,71% về giá trị), tăng 21,68% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN đạt 103,6 triệu USD, chiếm thị phần 5,21% về giá trị, tăng 33,14%so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tăng 25,04%, chiếm 93,24 triệu USD. Thị trường Nga đạt 63,96 triệu USD, nhưng sẽ tăng nhanh sau khi đã tháo gỡ vướng mắc về thủ tục xuất khẩu vào thị trường này. Mặt hàng tôm đông lạnh vẫn đứng đầu trong thuỷ sản xuất khẩu, với 670,29 triệu USD, nhưng thị phần lại giảm chút ít. Cá tra và cá ba sa tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2, đạt 534,45 triệu USD. Cá đông lạnh chiếm vị trí thứ 3, đạt 156,67 triệu USD. Mặt hàng nhuyễn thể các loại đứng thứ 4, tăng 20,31% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 177,98 triệu USD. Mặt hàng cá ngừ tăng 25,41% so với cùng kỳ 2006, đạt 87,13 triệu USD. 7 tháng đầu năm, khối lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt gần 500.000 tấn, tăng 14,97%, nhưng giá trị chỉ tăng 14,44%. Điều này cho thấy nếu thường xuyên tăng cường các biện pháp kiểm soát, loại trừ các hoá chất, kháng sinh bị cấm trong sản phẩm, xuất khẩu thuỷ sản có nhiều khả năng đạt được mục tiêu kế hoạch 3,6 tỉ USD. 1.1.2. Vai trò của ngành thủy sản Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông. Xóa đói giảm nghèo Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha. Năm 2001, diện tích đã nuôi được xác định là 239.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Tạo nghề nghiệp mới tăng hiệu quả sử dụng đất đai Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông thôn sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh. Nguồn xuất khẩu quan trọng Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2,7 tỷ USD, và đến 3,6 tỷ USD trong các năm tới. Đảm bảo chủ quyền quốc gia , an ninh quốc phòng nhất là vùng biển và hải đảo Ngành thủy sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tính đến nay có rất nhiều cảng cá quang trọng được xây dựng theo chương trình biển Đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của Tổ quốc. 1.1.3. Tình hình ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Thủy sản là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở ĐBSCL, góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH toàn vùng. Ước tính, mỗi năm các nhà máy đông lạnh khu vực ĐBSCL cho xuất xưởng khoảng 700 ngàn tấn thành phẩm thuỷ sản các loại, phần lớn là cá tra và tôm, chủ yếu dành cho xuất khẩu. Để sản xuất được lượng hàng hoá nói trên, các nhà máy phải sử dụng gần 40 triệu mét khối nước, phần nhiều được thải ra môi trường mà không qua xử lý đạt chuẩn cho phép. Nước thải ô nhiễm đã bắt đầu huỷ diệt môi trường sống của con cá, con tôm và của cả con người... Không phải cho đến bây giờ, từ nhiều năm trước, khi bắt đầu xuất hiện nhà máy chế biến thủy sản, việc xử lý chất thải từ các dây chuyền chế biến con tôm, con cá đã được đề cập đến. Những yêu cầu đặt ra đối với việc xử lý chất thải cứ bị "treo lơ lửng", thậm chí càng lúc càng tệ hại hơn. Đã có kiểm tra, xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đấy, tình trạng vi phạm cứ lặp đi, lặp lại... Đã xử phạt hàng loạt đầu tháng 9, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã ra 10 quyết định xử phạt 10 đơn vị doanh nghiệp và cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản với tổng số tiền là hơn 236 triệu đồng. Trước đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tổng số tiền 111 triệu 800 ngàn đồng... Theo BQL các KCN Tiền Giang, đến nay đã có khoảng 10 doanh nghiệp CBTS trong KCN Mỹ Tho xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt loại C, như: công ty CP Hùng Vương công suất hệ thống xử lý nước thải 150 m3/ngày đêm; công ty Badavina – 100 m3/ngày đêm; công ty CP thuỷ sản Vinh Quang – 400 m3/ngày đêm, công ty Hưng Phát – 60 m3/ngày đêm... Theo quy định, nước từ các hệ thống xử lý cục bộ của các doanh nghiệp (đạt loại C) được đưa về hệ thống xử lý tập trung của KCN để xử lý đạt loại A trước khi thải ra sông Tiền. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư hệ thống xử lý cục bộ cho có, chứ không đi vào hoạt động thực chất, bởi công suất xử lý quá thấp so với lượng nước thải ra thực tế, nhiều doanh nghiệp xây dựng chỉ để đối phó, chứ không đưa vào vận hành. Cuối năm 2008, Thanh tra Sở TNMT Tiền Giang - qua kiểm tra 12 doanh nghiệp CBTS, đã phát hiện và xử phạt 10 doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường bên ngoài vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại tỉnh Long An, hầu hết các cơ sở CBTS cũng chỉ xử lý nước thải đạt loại C trước khi thải ra sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Bà Huỳnh Thị Phép - Phó GĐ Sở TNMT Long An - cho biết, khi tiến hành kiểm tra, phần nhiều các cơ sở CBTS trong tỉnh đều vi phạm và bị phạt về việc nước thải không đạt loại A khi xả ra sông. Mức phạt phổ biến hiện nay là từ 5 triệu đồng tới khoảng 35 triệu đồng cho 1 lần vi phạm không đủ mức răn đe. Đợt thanh tra đột xuất do Sở TNMT Sóc Trăng tiến hành qua phản ánh của người sống quanh khu vực các nhà máy chế biến thủy sản vừa qua cho thấy, trong hàng loạt sai phạm có nhiều doanh nghiệp từng có "tiền sự" vi phạm: công ty CP thực phẩm Sao Ta (Fimex VN); Nhà máy bia Sài Gòn - Sóc Trăng; công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng; XN chế biến thực phẩm xuất khẩu Thái Tân; Cty TNHH Phương Nam; Cty CP thuỷ sản Sóc Trăng (Stapimex)... Qua kết quả phân tích mẫu nước thải tại các cơ sở chế biến hàng thuỷ sản thì hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt mức an toàn... Ở khu vực Long An, Tiền Giang, Bến Tre hầu như chưa có trường hợp nào doanh nghiệp bị phạt vì xả nước thải không đạt chuẩn hơn 1 lần trong 1 năm. Mức phạt này chẳng thấm tháp gì so với sự "hưởng lợi" của việc doanh nghiệp không đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc đầu tư nhưng không vận hành. Ông Nguyễn Văn Đạo - GĐ Cty Gò Đàng (KCN Mỹ Tho) - cho biết, chỉ với hệ thống xử lý nước thải đạt loại C công suất 300 m3/ngày đêm, doanh nghiệp không đã phải đầu tư 5 tỉ đồng. Chi phí vận hành cho xử lý nước thải đạt loại C vào khoảng 2.000đ/m3; chi phí trả cho xử lý nước loại C thành loại A vào khoảng 5.000đ/m3. Chỉ cần làm phép tính đơn giản cũng thấy, nếu doanh nghiệp không không đầu tư hệ thống xử lý, hoặc đầu tư để đối phó nhưng không vận hành, thà chấp nhận chịu phạt, họ sẽ có lợi về kinh tế rất nhiều so với phải đầu tư và vận hành hệ thống xử lý. Ở nhà máy chế biến thủy sản Đại thành, ban lãnh đạo nhà máy luôn quan tâm đến vấn đề giảm thiểu chi phí sản xuất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. Được sự quan tâm và giúp đỡ của Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Tiền Giang và nhà máy muốn đưa SXSH vào hoạt động sản xuất hằng ngày và tìm kiếm chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của nhà máy. Do vậy dự án sẽ được triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy thông qua sự tư vấn của các chuyên gia cùng với đội ngũ sản xuất sạch của nhà máy. 1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.2.1. Hiện trạng môi trường Việt Nam: Trong những năm vừa qua, với chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, quốc phòng. Đồng thời Nhà nước luôn quan tâm, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu kiềm chế được tốc độ tăng ô nhiễm, khắc phục một phần tình trạng suy thoái và cải thiện một bước chất lượng môi trường ở một số nơi, tạo tiền đề quan trọng để phát triển bền vững trong thời gian tới. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến môi trường cần được quan tâm. Độ bền vững của môi trường: thời gian công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Việt Nam còn rất ngắn so với nhiều nước, nhưng độ bền vững môi trường ở Việt Nam còn thấp so với những nước này. Chỉ số bền vững môi trường (ESI) năm 2005 của Việt Nam đạt 42,3 điểm, đứng thứ 8 trong các nước ASEAN, đứng sau cả Myanmar, Lào và Campuchia. Sở dĩ chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam thấp do tình trạng ô nhiễm còn nặng và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Vấn đề công nghiệp hoá và đô thị hoá: quá trình công nghiệp hoá cũng gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề nhất là đối với các ngành công nghiệp, giao thông, chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá cũng tạo ra sức ép đối với môi trường làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước. Vấn đề đa dạng hoá sinh học: đang đối mặt với các nguy cơ gây suy thoái do việc chuyển đổi sử dụng đất không đúng qui hoạch, khai thác và sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do thiên tai, hạn hán, cháy rừng… Ô nhiễm nguồn nước: cũng đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Hiện nay hạ lưu ở các con sông, đặc biệt là ở khu vực các thành phố có khu công nghiệp đang bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng dần cạn kiệt vào mùa khô. Tỷ lệ che phủ rừng: mới đạt 37,4%, diện tích đất tự nhiên được bảo tồn để duy trì đa dạng sinh học mới đạt 7,5%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường mới đạt 45%. Tỷ lệ số cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường mới đạt 50%. Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO mới 17%... 1.2.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn: 1.2.2.1. Nguyên nhân tạo ra chất thải Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chất thải, có thể liên quan đến một số lý do sau: Quản lý nội vi, nhận thức: Lựa chọn và chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào Kiểm soát qui trình sản xuất Thiết bị sử dụng cho sản xuất. Công nghệ dùng cho sản xuất. Đặc tính sản phẩm. Nguyên liệu, sản phẩm trung gian, thành phẩm bị lãng phí. Sử dụng năng lượng không hiệu quả. Sai sót trong quản lý. 1.2.2.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn (SXSH) Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm: Kiểm soát ô nhiễm: tập trung vào các vấn đề phải làm gì với các chất thải đã phát sinh trong quá trình sản xuất (hay gọi là xử lý cuối đường ống). Vì thế mà xử lý cuối đường ống chỉ là cách biến chất thải từ dạng này sang dạng khác. Nhược điểm lớn của cách nghĩ chỉ kiểm soát ô nhiễm là: Đắt tiền mà không hiệu quả; Tăng lượng chất thải rắn; Tổn thất nguyên liệu, sản phẩm và hoá chất để xử lý Sản xuất sạch hơn là một cách thức suy nghĩ mới và sáng tạo về các sản phẩm và các quy trình công nghệ sản xuất ra các sản phẩm này. Thực hiện sản xuất sạch hơn bằng cách áp dụng liên tục các chiến lược nhằm giảm thiểu các quá trình phát sinh ra các nguồn chất thải và khí thải. UNEP định nghĩa SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm: Bảo toàn nguyên liệu, và năng lượng, tăng hiệu suất. Loại trừ các nguyên liệu độc hại. Giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn. Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Các khái niệm tương tự với SXSH là: Giảm thiểu chất thải, Phòng ngừa ô nhiễm, và Năng suất xanh. Về cơ bản các khái niệm này rất giống với SXSH; đều có chung ý tưởng giúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh ít ô nhiễm hơn. Theo cách nghĩ mới, thì môi trường không chỉ là giải quyết chất thải cuối nguồn mà còn phải biết cách quản lý, kiểm soát, sản xuất hiệu quả ngay từ những công đoạn đầu. Chính vì vậy mà SXSH tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra. Sự khác biệt cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm (hay còn gọi là xử lý cuối đường ống) và SXSH là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “ phản ứng và xử lý”; trong khi đó SXSH là tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa”. Như chúng ta đã biết tốt nhất là nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh. SXSH không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải, hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất đi. Do đó xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, SXSH mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua việc SXSH, giảm nguyên liệu và năng lượng là một thành quả của cách tiếp cận này. SXSH phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi về kinh tế sao cho càng gần 100% càng tốt. Khi các ngành công nghiệp bị bắt buộc phải giảm chất thải hơn nữa thì chi phí cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm ngày càng trở nên mắc tiền. Trong nhiều trường hợp chi phí cho việc xử lý chất thải lớn hơn nhiều chi phí của nguyên liệu bị tổn thất trong chất thải. Một trong những quan niệm sai lầm là phải chịu phí tổn nếu quan tâm đến môi trường hay đó là một cái giá phải trả trong kinh doanh. Chất thải có thể là một nguồn tài nguyên và công ty không chỉ tăng uy tín mà còn tăng lợi thế cạnh tranh nhờ quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn. Chính vì vậy các ngành công nghiệp bắt đầu phải xem xét các giải pháp khác, trong số đó là giải pháp SXSH. Xử lý cuối đường ống THỜI GIAN CHI PHÍ Sản xuất sạch Hình 1.1: So sánh lợi ích kinh tế giữa sản xuất sạch và xử lý kinh tế cuối đường ống b) Bản chất của SXSH và tiết kiệm năng lượng (TKNL) là: Quản lý nội vi tốt. Thay đổi, tăng hiệu suất nguyên liệu, nhiên liệu. Thay đổi, thiết kế lại sản phẩm. Cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất Trong quá trình phát triển lâu dài đây là phương cách tốt nhất để kết hợp các lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường cho công ty. SXSH và TKNL không chỉ giúp tránh được các tác động của môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho công ty. 1.2.2.3. Ý nghĩa SXSH và TKNL Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, không phụ thuộc vào qui mô, mức độ tiêu thụ nguyên, nhiên liệu. Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng SXSH đều có thể giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ từ 10 đến 15%. SXSH tốt cho doanh nghiệp: các doanh nghiệp áp dụng SXSH là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Lợi ích của SXSH : Kinh ngiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích môi trường: Cải thiện hiệu suất sản xuất; Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải và khí thải; Tạo hình ảnh về công ty tốt hơn; Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng: Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản sử dụng với lượng lớn. Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong số đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hoạt động SXSH sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi phía công ty đã có những nỗ lực nhận thức về SXSH, công ty có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện SXSH và TKNL sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, ví dụ như ISO 14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO01 dễ dàng hơn. Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn. Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra được tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và an toàn ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua SXSH, công ty có thể làm tăng ý thức cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh. Tuân thủ môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các chỉ tiêu này thường yêu cầu lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. SXSH dẫn đến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải, thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn. 1.2.2.4. Giải pháp SXSH Sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các thay đổi được gọi là “các giải pháp sản xuất sạch hơn” có thể được chia thành các nhóm sau: Giảm chất thải tại nguồn; Tuần hoàn chất thải; Cải tiến sản phẩm. Giảm chất thải tại nguồn: Về cơ bản, ý tưởng của SXSH là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm. Quản lý nội vi: Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện được ngay sau khi xác định được các giải pháp. Ví dụ quản lý nội vi: khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như đào tạo nhân viên. Kiểm soát quá trình tốt hơn: Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình như: nhiệt độ, thời gian, áp suất, PH, tốc độ…cần được giám sát và duy trì càng gần tới điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn. Thay đổi nguyên liệu: Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên vật liệu đang sử dụng bằng các nguyên vật liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên vật liệu còn có thể là việc mua nguyên vật liệu có chất lượng tốt hơn để đạt hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp nhau. Cải tiến thiết bị: Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/ lạnh hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Công nghệ sản xuất mới: Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại có hiệu quả hơn. Ví dụ như lắp đặt nồi hơi có hiệu suất cao hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. Tuần hoàn: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất, hoặc bán ra như là một sản phẩm phụ. Tận thu, tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước từ một quá trình này cho quá trình khác. Tạo ra sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Ví dụ như lượng men bia thừa có thể sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm. Cải tiến sản phẩm: Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn. Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện cái nắp đó. Thay đổi bao bì: Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng. Các thay đổi về bao bì có thể là quan trọng. Vấn đề cơn bản là giảm thiểu lượng bao bì sử dụng đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Ví dụ như: sử dụng bìa cạc-tông cũ thay cho các xốp bảo vệ các vật dễ vỡ. 1.2.2.5. Đánh giá SXSH và vì sao phải đánh giá SXSH Tổng quan đánh giá SXSH: Để có thể xác định các cơ hội về SXSH, cần phải tiến hành đánh giá SXSH. Việc đánh giá SXSH tập trung vào 3 bước nhận thức trình tự : Thống kê tài nguyên: Nơi nào chất thải và khói thải sinh ra? Đánh giá nguyên nhân: Tại sao chất thải và khói thải sinh ra? Đưa ra giải pháp bằng cách nào thực hiện những giải pháp này? Đánh giá SXSH là một cách tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm. Cam kết của lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành công yêu cầu sự cam kết mạnh mẽ từ phía lãnh đạo cam kết này cần được sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự tham gia nghiêm túc được thể hiện trong hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói. Làm thế nào để được sự cam kết của lãnh đạo? Ước tính giá trị lượng tài nguyên mất mát dưới dạng chất thải; Chỉ rõ hậu quả môi trường (và tính pháp lý) của việc phát sinh dòng thải này; và Nhấn mạnh việc SXSH có thể cải thiện hiện trạng như thế nào. Sự tham gia của công nhân vận hành: những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ đầu đánh giá SXSH. Công nhân là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các biện pháp SXSH. Tiếp cận có hệ thống: để sản xuất sạch trở nên bền vững và có hiệu quả, cần thiết phải tuân thủ và áp dụng cách tiếp cận có hệ thống. Khi bắt đầu bằng các nhiệm vụ riêng lẻ, công việc có thể sẽ khá hấp dẫn và thấy các lợi ích ngắn hạn xuất hiện dần dần. Mặc dù vậy cảm giác này có thể sẽ giảm đi rất nhanh nếu không nhận ra được cái lợi ích lâu dài. Chính vì vậy mà cần phải có thêm thời gian cũng như nỗ lực để đảm bảo tuân thủ thực hiện theo cách tiếp cận này một cách có hệ thống và có tổ chức. Đánh giá nhanh SXSH Đánh giá nhanh SXSH mang lại cho các doanh nghiệp thông tin về: Các cơ hội tiến hành cải thiện ngay. Tiềm năng áp dụng SXSH: khả năng giảm chi phí thông qua áp dụng SXSH. Cách thức khởi động và thực hiện SXSH. Phạm vi ứng dụng: Dây chuyền sản xuất; Sử dụng năng lượng. SXSH có thể áp dụng với toàn bộ quá trình sản xuất hoặc cho một số công đoạn cụ thể. Quá trình đánh giá nhanh: Trong thời gian trung bình 2 ngày, các chuyên gia SXSH sẽ tập trung làm việc với ban lãnh đạo và cán bộ làm việc của doanh nghiệp, các hoạt động bao gồm: Khảo sát nhanh quá trình sản xuất; Xem xét và phân tích các dữ liệu cần có; Thảo luận các tồn tại cần cải thiện. Đánh giá nhanh giúp cho doanh nghiệp ước tính được lợi ích thông qua áp dụng SXSH, trước khi quyết định thực hiện đánh giá chi tiết. Thông qua đánh giá nhanh, doanh nghiệp sẽ có ý tưởng sơ bộ về cách thức áp dụng tiếp cận này và tiềm năng của SXSH. Tại sao cần phải đánh giá SXSH ? Giảm thiểu các chất thải phát sinh; Cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên; Cải thiện hệ thống quản lý sản xuất; Tạo tâm lý và thói quen tốt cho nhân viên; Tuyển chọn nguyên liệu; Kiểm soát tốt các quá trình sản xuất; Thay đổi công nghệ/ cải tiến thiết bị; Sử dụng tối đa các sản phẩm phụ; Cải thiện chất lượng sản phẩm/ thay đổi sản phẩm; Cải thiện hiện trạng môi trường; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải; …và các kế hoạch cải thiện khác. 1.2.2.6. Các bước chi tiết đánh giá SXSH và TKNL Đánh giá sản xuất sạch hơn (SXSH) và tiết kiệm năng lượng (TKNL) gồm 6 bước: Bắt đầu: 1) Khởi động. Phân tích: 2) Phân tích các bước qui trình sản xuất. 3) Phát hiện các cơ hội SXSH và TKNL. Cải tiến: 4) Chọn giải pháp SXSH và TKNL thực hiện. 5) Thực hiện giải pháp SXSH và TKNL. Kết hợp: 6) Duy trì SXSH và TKNL. BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG Trước tiên ban lãnh đạo cần phải cam kết với chương trình SXSH. Đánh giá SXSH sẽ yêu cầu một khoảng thời gian để thu thập thông tin và phát triển các giải pháp. Hơn nữa có thể cần một số chi phí như lắp đặt đồng hồ nước hoặc phân tích mẫu. Phân công nhóm SXSH: Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá SXSH. Khi thực hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thành viên trong nhóm cần có một số quyền hạn, kỹ năng và thời gian cần thiết để thực hiện đánh giá SXSH. Nhóm thực hiện nên bao gồm các thành phần: Cấp lãnh đạo; Kế toán hoặc thủ kho; Khu vực sản xuất; và Bộ phận kỹ thuật, ví dụ như bộ phận bảo dưỡng. Chuyên gia SXSH và TKNL. Các yêu cầu đối với nhóm SXSH: Nhóm phải có khả năng xác định các cơ hội, tìm ra giải pháp và thực hiện chúng. Qui mô và thành phần nên phù hợp với tổ chức của công ty. Các phòng ban/ bên liên quan nên có đại diện tham gia. Liệt kê các bước qui trình: Về cơ bản, nhóm sản xuất sạch hơn nên có một tổng quan về toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các qui trình sản xuất, đầu vào và đầu ra: Nêu tất cả các công đoạn, bao gồm sản xuất, xử lý và tồn trữ nguyên liệu, năng lượng… Đặc biệt quan tâm đến các qui trình không liên tục (vệ sinh…). Quan trọng nhất- xác định đầu vào và đầu ra, bao gồm nguyên liệu, năng lượng, nước, chất thải và khói thải. Xác định và lựa chọn các bước qui trình có thất thoát: Dựa trên sơ đồ và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm đánh giá sản xuất sạch hơn cần xác định được các công đoạn gây lãng phí: Công đoạn nào thất thoát nhiều nhất? Công đoạn nào có tiềm năng sản xuất cao? Xác định thất thoát tiền bạc với các dòng thải? Đánh giá các bước về lượng chất thải, độ nghiêm trọng của tác động, cơ hội SXSH, lợi ích ước lượng. Bước có tiềm năng SXSH cao nhất. BƯỚC 2:PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC TRONG QUI TRÌNH SẢN XUẤT Bao gồm: Chuẩn bị lưu đồ. Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng. Gán chi phí cho các dòng chất thải Xem lại các nguyên nhân chất thải. Kết quả trung gian: liệt kê các nguồn và nguyên nhân của chất thải trong qui trình. Chuẩn bị lưu đồ: Tập hợp lưu đồ qui trình để xác định trọng tâm kiểm toán. Xác định tất cả các hoạt động của các bộ phận. Liên kết hoạt của bộ phận và các dòng nguyên liệu. Ghép tất cả các đầu vào và đầu ra. Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng: Các nguồn dữ liệu: được thu thập từ Đo đạc tại chỗ. Dữ liệu lưu trữ mua bán. Dữ liệu lưu trữ sản xuất … và các dữ liệu khác. Đánh giá chất lượng dữ liệu: Tin cậy; Chính xác; Tính đại diện. Tính toán định lượng toàn bộ qui trình: Quá trình sản xuất Nguyên liệu thô Chất xúc tác nước/không khí điện năng Tái sinh Tái sử dụng trong hoạt động khác Khí thải Sản phẩm Sản phẩm phụ bao gồm chất thải thu hồi Nước thải Chất thải lỏng Chất thải rắn Các loại cân bằng có thể tiến hành: Cân bằng khối lượng. Cân bằng thành phần. Cân bằng lý thuyết. Cân bằng tổn thất. Cân bằng nước, dung môi. Cân bằng chất rắn. Hướng dẫn tính toán: Kiểm tra sự tương thích của các đơn vị sử dụng. Các vật liệu càng đắt tiền hay càng độc hại, thì bảng cân bằng cần phải chính xác. Các bảng cân bằng càng có ý nghĩa hơn nếu tiến hành cho mỗi nguyên liệu thành phần. Kiểm tra chéo có thể giúp tìm ra điểm không tương thích. NGUYÊN LIỆU VÀO + NGUYÊN LIỆU SINH RA NGUYÊN LIỆU RA + NGUYÊN LIỆU TIÊU THỤ = Gán chi phí cho các dòng thải: Chi phí tại chỗ: Thu gom và xử lý chất thải. Vận hành thiết bị xử lý. Thất thoát nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian. Chi phí bên ngoài: Phí thải; Thuế, phí cho giấy phép Ví dụ các khoản chi phí cho chất thải: Chi phí nguyên liệu thô; Chi phí nước; Chi phí sản xuất của nguyên liệu trong chất thải; Chi phí của sản phẩm trong chất thải; Chi phí của phụ phẩm trong chất thải Chi phí xử lý; Chi phí vận chuyển chất thải; Chi phí giải quyết chất thải; Chi phí năng lượng. Xem lại các nguyên nhân gây ra chất thải: Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích nguyên nhân tiềm ẩn của dòng thải. Chất thải sinh ra có thể do tác động của: đặc tính của sản phẩm; lựa chọn và chất lượng nguyên liệu; lựa chọn công nghệ sản xuất; do thiết kế, lắp đặt và bố trí thiết bị; hiệu suất qui trình; vận hành và bảo trì thiết bị. Qui trình xem xét để xác định các nguyên nhân gây nên chất thải: Liên quan đến thiết bị dùng cho sản xuất: Thiết kế thiết bị không phù hợp; Lựa chọn thiết bị không phù hợp; Xắp xếp thiết bị không đúng. Liên quan đến công nghệ sản xuất: Chọn qui trình sản xuất; Sử dụng công nghệ lạc hậu; Thực hiện các bước qui trình không cần thiết. Liên quan đến đặc tính sản phẩm. Liên quan đến nguyên liệu, sản phẩm trung gian và thành phẩm bị lãng phí: Nguyên liệu, sản phẩm trung gian và thành phẩm bị lãng phí. Thất thoát nguyên liệu có giá trị. Liên quan đến quản lý nội vi: Kiểm soát kém các thông số của qui trình. Vận hành và bảo trì thiết bị. Lưu trữ và giải quyết không đúng nguyên vật liệu. Liên quan đến lựa chọn và chất lượng nguyên liệu. Thiếu đặc tính chất lượng của nguyên liệu thô. Sử dụng quá mức nguyên liệu thô; Sử dụng nguyên liệu thô rẻ, không đạt tiêu chuẩn; Đặc tính lý hoá của nguyên liệu thô. Lựa chọn nguyên liệu. Liên quan đến kiểm soát qui trình sản xuất: Lựa chọn sai điều kiện qui trình. Hiệu suất qui trình kém. Sao lãng trong vận hành bảo trì. Liên quan đến tổn thất năng lượng: Vận hành thiết bị không cần thiết. Tải của thiết bị điện dưới mức tối ưu. Công suất thiết bị không phù hợp. Tổn thất năng lượng trong phân phối. Liên quan đến quản lý: Nhân viên chưa được đào tạo đúng mức. Công nhân thiếu động cơ làm việc. Thiếu cam kết và quan tâm của lãnh đạo cấp trên BƯỚC 3: PHÁT HIỆN CÁC CƠ HỘI SXSH VÀ TKNL Dựa trên kết quả đã làm ở những bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể làm được. Gồm 2 bước nhỏ: Phát triển các cơ hội SXSH. Lựa chọn các cơ hội SXSH có thể thực hiện được Phát triển các cơ hội SXSH.: Ta tiến hành kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH: Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH Giảm chất thải tại nguồn Tái sinh tại chỗ Điều chỉnh sản phẩm Tiết kiệm năng lượng Quản lý nội vi tốt Thay đổi qui trình Nguyên liệu đầu vào thay đổi Kiểm soát qui trình tốt hơn Tái sử dụng Thu hồi nguyên liệu Ứng dụng hữu ích Hiệu chỉnh thiết bị Thay đổi công nghệ Thiết kế lại sản phẩm Thay đổi thành phần sản phẩm Tiết kiệm điện năng Tiết kiệm nhiệt năng Hình 1.2: Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH Các nguồn thông tin để phát triển cơ hội SXSH: Suy nghĩ trong nhóm dự án: vượt rào cản, khuyến khích ý nghĩ sáng tạo và độc lập. Ý kiến bên ngoài nhóm dự án: khuyến khích tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp. Các giải pháp tham khảo: cơ sở dữ liệu, sổ tay, báo cáo SXSH trước đây… Khảo sát và chuẩn mức công nghệ. Lựa chọn các cơ hội SXSH có thể thực hiện được: Quá trình lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được: trước hết ta thực hiện các giải pháp hiển nhiên khả thi, sau đó loại bỏ các giải pháp hiển nhiên không khả thi, cuối cùng là tiến hành phân tích khả thi của các giải pháp còn lại. Sàng lọc: Giải pháp không có chi phí hoặc rủi ra kèm theo; Các giải pháp liên quan có thể gom thành nhóm; Qui trình nên đơn giản, nhanh chóng và thẳng thắn; Nếu có thể, dùng phương pháp định tính; Loại ra những giải pháp nào không thực tiễn. Vài câu hỏi cần suy ngẫm khi sàng lọc giải pháp: Giải pháp nào sẽ đạt mục tiêu SXSH tốt nhất? Những lợi ích chính của việc thực hiện là gì? Công nghệ cần thiết có dễ tiếp cận kkông? Dự kiến giải pháp sẽ tốn bao nhiêu? Những khu vực khác nào sẽ bị ảnh hưởng? BƯỚC 4: CHỌN GIẢI PHÁP SXSH VÀ TKNL Đối với các cơ hội SXSH phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi một cách chi tiết về các mặt kỹ thuật kinh tế và môi trường: Đánh giá khả thi kỹ thuật. Đánh giá khía cạnh môi trường. Đánh giá hiệu quả tài chính. Lựa chọn giải pháp để thực hiện. Đánh giá khả thi kỹ thuật: Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau: Thiết bị có sẵn và tin cậy; Yêu cầu về năng lượng dụng cụ kiểm soát, điều khiển qui trình, không gian; Các yêu cầu về bảo trì; Các yêu cầu về kỹ năng (người vận hành, kỹ thuật viên…); Các vấn đề về an toàn; Hiệu quả khi vận hành. Đánh giá khía cạnh môi trường: Đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi môi trường là điều hiển nhiên. Mặc dù vậy cần phải đánh giá xem có tác động môi trường tiêu cực nào vượt quá phần tích cực không. Đánh giá khía cạnh môi trường cần hướng tới việc GIẢM: Sinh ra các chất gây ô nhiễm; Tính độc hại của các chất gây ô nhiễm; Tiêu thụ năng lượng; Tiêu thụ nguyên liệu; Tiêu thụ nước; Tải lượng các chất gây ô nhiễm. Đánh giá hiệu quả tài chính: Tính khả thi về kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính. Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là: Thu thập dữ liệu: Vốn đầu tư: Thiết bị, xây dựng, linh tinh… Đào tạo khởi động… Chi phí và lợi ích của vận hành: So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như nhau. So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của cùng lựa chọn. Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế: Thời gian hoàn vốn: Nhỏ hơn 1-2 năm đối với các dự án đơn giản; Nhỏ hơn 3-4 năm đối với các dự án có chi phí trung bình; Lớn hơn 5 năm đối với các dự án có chi phí lớn. Suất hoàn vốn nội tại (IRR): Lớn hơn nhiều lãi suất ngân hàng. Giá trị hiện tại thuần (NPV): lớn hơn nhiều so với 0 (Sau thời gian khấu hao) Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp SXSH tập trung đầu tư, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn, ví dụ như IRR và NPV. Tính toán kinh tế. Lựa chọn giải pháp để thực hiện: Kết hợp các kết quả của đánh giá kỹ thuật, kinh tế và môi trường của các cơ hội SXSH. Lập hồ sơ chính xác các kết quả và lợi ích mong đợi cho mỗi giải pháp để tạo thuận lợi cho việc tìm vốn và giám sát kết quả thực hiện. Sắp thứ tự các giải pháp và thiết lập kế hoạch thực hiện. Thời gian thực hiện kế hoạch đã thiết lập là: Ngắn hạn: nhỏ hơn 3 tháng; Trung hạn: 3 đến 12 tháng; Dài hạn: trên 1 năm. BƯỚC 5: THỰC HIỆN GIẢI PHÁP SXSH Rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn ít chi phí ví dụ như sửa chữa chỗ rò rỉ, đóng vòi đang chảy khi không sử dụng hoặc đào tạo cán bộ cần phải được thực hiện ngay từ những bước đầu của đánh giá SXSH. Các giải pháp này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Để thực hiện các giải pháp SXSH ta theo các bước tiếp theo sau đây: Chuẩn bị để thực hiện: Chuẩn bị chi tiết: Viết ra các đặc tính kỹ thuật chi tiết của thiết bị; Chuẩn bị các kế hoạch xây dựng chi tiết; Đánh giá, so sánh và lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau; Lập kế hoạch để giảm thời gian lắp đặt. Yêu cầu: Phải có sự kết hợp tốt Ý thức trách nhiệm cao. Phổ biến thông tin. Kiểm tra: Các nhiệm vụ liên quan; Các cơ quan; Nơi liên hệ. Thực hiện các giải pháp SXSH: Giám sát xây dựng và lắp đặt: Kiểm soát tiến độ là việc; Kiểm soát đặc tính thiết bị và lắp đặt. Chuẩn bị khởi động: Mua hoá chất để khởi động, linh kiện,… Chuẩn bị thời gian biểu bảo trì ngừa hư hỏng. Đào tạo người vận hành, giám sát và kỹ thuật viên. Giám sát và đánh giá kết quả: Đánh giá tiến độ: So sánh lợi ích kinh tế thực tế đạt được với lợi ích mong muốn. Tìm cách để cải thiện thêm lợi ích kinh tế của việc lắp đặt. Đánh giá lắp đặt và vận hành theo đặc tính. Các xem xét để đánh giá tiến độ: Lựa chọn phương pháp đo: Thay đổi về lượng chất thải; Thay đổi về tiêu thụ tài nguyên; Thay đổi gia tăng lợi nhuận; Thay đổi tổng sản lượng sản xuất; Thay đổi sản phẩm. BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH Nếu như SXSH đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là nhóm SXSH không được để mất đà sau khi đã được thực hiện được một vài giải pháp SXSH. Quan trắc và đánh giá kết quả: Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Để duy trì SXSH cần quan trắc định kỳ ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất. Báo cáo các kết quả SXSH: Để duy trì các cam kết, các kết quả SXSH cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên. Chuẩn bị cho một đánh giá mới về SXSH: Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về SXSH cần được bắt đầu để đảm bảo sự cải thiện liên tục cho doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của SXSH. Liên tục đưa SXSH vào quản lý hàng ngày: Hình thành hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 có thể sẽ mang tính liên tục có giá trị của SXSH. 1.2.3. Tiết kiệm năng lượng 1.2.3.1. Hiện trạng sử dụng năng lượng Quá trình công nghiệp hóa bao gồm sự gia tăng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông và sự gia tăng một cách tự nhiên việc sử dụng các loại năng lượng hiện đại tại các hộ gia đình khi mà thu nhập ngày càng tăng lên, tất cả những điều này đã và sẽ dẫn đến nhu cầu năng lượng của nước ta tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù hiện nay có sự suy giảm của nền kinh tế thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong trung hạn là khả quan. Nếu GDP tăng trưởng khoảng 6,9%/năm trong giai đoạn 2009-2018 và mức độ đàn hồi năng lượng sử dụng trên GDP là 1,7 như đã xảy ra trong thập kỷ qua thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 12,1%/năm, giảm hơn một chút so với thập kỷ trước. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp ba lần trong khoảng 10 năm với tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng vượt quá 100 triệu TOE vào năm 2018. Lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp hơn ba lần trong giai đoạn 1999-2008 được cung cấp từ các nguồn năng lượng trong nước với chi phí năng lượng tương đối thấp. Tiêu thụ năng lượng cuối cùng nước ta có xuất phát điểm ở mức độ tương đối  thấp, khoảng 10,8 triệu TOE vào năm 1998, trong giai đoạn 1998-2008 đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu năng lượng trong nước lại tiếp tục tăng gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách thức quá lớn, lĩnh vực năng lượng sẽ gặp các vấn đề về phát triển các nguồn lực của mình để đáp ứng nhu cầu năng lượng và sẽ phải dựa năng lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, bao gồm cả than và dầu. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010-2020, đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Việt Nam chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và gây áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội và hậu quả về tác động môi trường của việc cung và sử dụng năng lượng cũng có thể ở mức nghiêm trọng hơn mức độ hiện nay. 1.2.3.2. Tổng quan về kiểm toán năng lượng Khái niệm KTNL: Kiểm toán năng lượng là quá trình đo đạc và rà soát các mức tiêu thụ năng lượng cho quá trình sản xuất hoặc qui trình nhằm đánh giá các cơ hội có thể tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại sao chúng ta cần sử dụng tiết kiệm và kiểm toán năng lượng: Bởi vì chúng ta sẽ giảm được nhiều chi phí về: Giá thành sản phẩm; Chi phí nguyên liệu; Chi phí năng lượng; chi phí nhân công; Chi phí năng lượng trên một sản phẩm thấp thì sản phẩm càng có khả năng cạnh tranh. Mục đích kiểm toán năng lượng: Nhận dạng các cơ hội nhằm giảm tiêu thụ năng lượng cho toàn bộ nhà máy hoặc một công đoạn nào đó của qui trình. Nhận dạng các công đoạn hoặc thiết bị cần thay đổi hay cải tiến. Kết quả của kiểm toán năng lượng sẽ giúp các nhà máy xem xét lại các vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng. Lợi ích về kinh tế và môi trường: Lợi ích kinh tế: Giảm chi phí sản xuất/ vận hành trở thành yếu tố then chốt cho sự tồn tại của ngành công nghiệp. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi ích môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường thông qua phát thải từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch. Góp phần bảo vệ môi trường. Những biện pháp tiêu biểu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong nhà máy: Tránh chạy không tải các thiết bị máy móc; Khắc phục các rò rỉ nước, hơi, khí nén, dầu; Thay thế nguồn nhiệt năng ít tổn thất cho sản xuất. Bọc cách nhiệt một cách hiệu quả; Thu hồi nhiệt tải; Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất sử dụng năng lượng hiệu quả năng lượng. 1.2.3.3. Quản lý năng lượng trong công ty: a) Các nguyên nhân sử dụng năng lượng kém hiệu quả: Đầu tư bị thiên về hướng mở rộng sản xuất. Dễ dàng đầu tư vào các thiết bị quá khổ trong khi đó khó khăn cho đầu tư để tăng hiệu suất. Văn hoá TQM không được áp dụng vào các thiết bị năng lượng. b) Các đề xuất về quản lý: Thiết lập một chương trình quản lý năng lượng: Không nên xem các thiết bị là những khoản phải chi để cắt giảm mà hãy xem chúng như là trung tâm lợi nhuận để tối ưu hoá bằng cách giảm tiêu hao. Đo đạc, hình tượng hoá và phổ biến số liệu. Chuyển đổi hệ thống đo lường dùng hiệu suất sang đo lường bằng tiền tệ. Thiết lập các mức ngưỡng thực hiện thấp nhất: phần thưởng cao hơn. Chúng ta phải đổ mồ hôi nhưng lợi nhuận ít, và tăng hiệu quả năng lượng là tăng lợi nhuận. Công nghệ và thiết kế biến động không ngừng. Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Yêu cầu và khuyến khích các nhà cung cấp thiết bị có hiệu suất cao: thưởng trên những tiết kiệm đo đạc được, không phải tốn kém. Không ngừng cải tiến. c) Khái niệm về quản lý năng lượng: Là việc sử dụng hiệu quả và khôn ngoan năng lượng sẽ tối đa hoá lợi nhuận (cực tiểu hoá chi phí) và tăng cường vị thế cạnh tranh. Ba nguyên tắc quản lý: Mua năng lượng với giá thấp nhất; Quản lý việc sử dụng năng lượng với hiệu suất cao nhất; Sử dụng công nghệ thích hợp nhất/chi phí thấp nhất. d) Quy trình quản lý năng lượng trong xí nghiệp công nghiệp: Nhận thức về các cơ hội tiết kiệm tiềm năng: Các biện pháp quản lý nội vi và nhận thức về thất thoát. Theo giõi số liệu tiêu thụ năng lượng và các số liệu chính. Xí nghiệp có chính sách, chủ trương đến việc giảm chi phí. Có khả năng làm việc với các dự án cải tiến. Cam kết của lãnh đạo cao cấp: Thiết lập các chế độ tiết kiệm năng lượng trong cơ cấu quản lý. Chỉ định người quản lý năng lượng; Khởi đầu qui trình hoạch toán năng lượng; Khởi đầu chương trình đào tạo. Kiểm toán năng lượng sơ bộ: Chuẩn bị và tổ chức tiết kiệm năng lượng; Phỏng vấn những người quan trọng; Cung cấp bản câu hỏi; Lắp đặt và kiểm tra thiết bị đo hiện có; Thu thập dữ liệu. Kiểm toán năng lượng chi tiết: Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng không cần chi phí hoặc chi phí thấp; Xác định các dự án đòi hỏi nhiều vốn. Thiết lập các biện pháp bảo dưỡng và vận hành: Thiết lập các qui trình vận hành và bảo dưỡng TKNL; Thiết lập các qui trình báo cáo. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Đại Thành chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 18/2/2008. Công ty tọa lạc tại Ấp Đông Hòa, Xã Song Thuận, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang với diện tích 32700 m2. Công ty nằm cạnh bên nhánh sông Tiền thoáng mát, rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa. Hình 2.1: Nhà máy Thủy Sản Đại Thành Công ty có một vùng nuôi khép kín với 50 ao, diện tích của mỗi ao là 5000 m2. với mật độ nuôi cho mỗi ao là 150 tấn nguyên liệu. 2.1.2. Hoạt động Có 1200 lao động phổ thông. Số giờ làm việc 1 ngày: 12h/ngày, bộ phận cấp đông và kho 24 h/ngày. Số giờ làm việc 1 năm: bình quân 330h 2.1.3. Nguyên liệu và thành phẩm Nguyên liệu: cá tra tươi sống nhập bằng đường sông. Thành phẩm: cá tra fillet và block đông lạnh. 2.1.4. Năng suất sản xuất và thị trường tiêu thụ Theo thiết kế là 150 tấn NL/1 ngày, hiện tại khoảng 90 tấn NL/1 ngày. Với 90 tấn nguyên liệu sản xuất ra khoảng 30 tấn thành phẩm 1 ngày. Thị trường : Châu Âu, USA, Trung Đông, Châu Úc, Châu Á Hình 2.2 : Hình cá fillet 2.1.5. Nhà xưởng và thiết bị Công ty có 1 xưởng sản xuất, 3 kho lạnh trong đó 2 kho nhỏ công suất chứa 450 tấn thành phẩm cho mỗi kho và một kho lớn với công suất chứa 3000 tấn thành phẩm trước khi xuất. Công ty cũng cho xây dựng 1 hệ thống xử lý nước thải với công suất 500 m2/ngày. Hệ thống máy móc thiết bị chính: 3 máy nén Mycom trục vít, 5 máy nén Mycom pittông 10 máy nén Bitzer 1 máy đá vẩy Geneglace 6 băng chuyền IQF, 3 tủ đông 3 dàn ngưng tụ Evanpco Bảng 2.1: Kí hiệu, năng suất của máy móc thiết bị trong nhà máy STT Kí hiệu Số lượng Công suất kW 1 Máy nén 8WBH 1 120 2 Máy nén K813H 6 11 3 Máy nén trục vít LMC2520 3 320 4 Máy nén N62WBH 6 90 5 Máy nén Bitzer 4 55 6 Bơm nước dàn ngưng 3 5,5 7 Bơm nước dàn ngưng kho lạnh 2 15 8 Quạt dàn ngưng 3 11 2.1.6. Sản phẩm phụ và phế phẩm Sau chế biến thải ra chủ yếu là đầu và xương cá. Hiện tại công ty bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua nhưng với việc đang cho xây dựng thêm 1 xưởng xay bột cá thì các phụ thải này sẽ được tận dụng triệt để. Bảng 2.2: Tổng kết sản lượng sản phẩm sáu tháng cuối năm 2009 và năm tháng đầu năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Tháng Sản lượng (kg) Tháng Sản lượng (kg) 7 706801,00 1 - 8 934.728,00 2 736.075,00 9 809.095,00 3 826.119,00 10 857.429,00 4 669.903,00 11 736.277,00 5 860.288,00 12 445.666,00 6 923.499,00 Tổng 4.489.996,00 Tổng 4.015.884,00 TB 748.332,67 TB 669.314,00 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Kg 7 8 9 10 11 12 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng cuối năm 2009 Sản lượng (Kg) 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Kg 1 2 3 4 5 6 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng đầu năm 2010 Sản lượng (Kg) 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Kg 1 2 3 4 5 6 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng đầu năm 2010 Sản lượng (Kg) 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Kg 7 8 9 10 11 12 Tháng Sản lượng (Kg) trong sáu tháng cuối năm 2009 Sản lượng (Kg) Hình 2.3 – Biểu đồ sản lượng sản phẩm sản xuất trong sáu tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 1 Nhận xét: Nhận xét: Sản lượng sản phẩm (SLSP) sáu tháng cuối năm 2009 và sáutháng đầu năm 2010. Sáu tháng cuối năm 2009 SLSP trung bình được sản xuất thấp hơn năm tháng đầu năm 2010 (7%), điều đó phụ thuộc vào đơn đặt hàng hàng tháng của Công ty …và số liệu SLSP giữa các tháng cuối năm năm 2009 và các tháng đầu năm 2010 thống kê được thể hiện ở biểu đồ trên khác biệt rất rõ riệt. Theo biểu đồ SLSP trong các tháng cuối năm 2009 cho thấy chiều hướng đi xuống còn trong các tháng đầu năm 2010 biểu đồ có chiều hướng đi lên, điều này cho thấy sự phát triển trong công việc kinh doanh cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty Đại Thành. SLSP được sản xuất nhiều nhất so với các tháng là tháng 08/2009, 10/2009, 05/2010 và tháng 06/2010. SLSP được sản xuất trung bình so với các tháng trong hai năm là tháng 07/2009, 11/2009, 02/2010 và tháng 03/2010. SLSP được sản xuất thấp nhất so với các tháng trong năm là tháng 12/2009, 01/2010. SLSP tháng 01/2010 không có vì trong tháng này Công ty không hoạt động. 2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.2.1. Sơ đồ khối : Tiếp nhận nguyên liệu Cắt tiết Filet – Rửa 1-Lạng da Định hình – Rửa 2 Kiểm ký sinh trùng Phân loại – Phân cỡ Rửa 03 – Xử lý phụ gia Phân loại – Phân cỡ Cân Rửa 4 (Chờ đông) Cấp đông Xếp khuôn Tách khuông – Bao gói Cân/Mạ băng – Bao gói PE Bao gói Carton – Ghi nhãn Bảo quản BLOCK IQF 2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ: Cắt tiết: cá sau khi tiếp nhận xong được chuyển sang công đoạn cắt tiết. Dùng dao Inox cắt đứt hầu cá cho máu chảy ra, sau đó ngâm cá vào thùng nước sạch thời gian từ 15-30 phút. Cá sau khi cắt tiết xong được chuyển sang công đoạn Fillet. Fillet-Rửa1-Lạng da: là khâu lóc lấy phần thịt cá đồng thời lạng bỏ đi phần da của cá và rửa sạch, khâu này tiêu tốn nhiều nước để rửa sạch cá. Định hình – Rửa 2: ở khâu này, công nhân dùng dao vanh bỏ phần thịt cá có màu đỏ, loại bỏ xương mỡ đồng thời chỉnh hình lại miếng cá cho đẹp theo đúng yêu cầu của khách hàng và rửa sạch cá trước khi chuyển sang bộ phận khác; Kiểm kí sinh trùng: trong khâu này, công nhân kiểm tra kí sinh trùng, loại bỏ những sản phẩm có ký sinh trùng. Phân loại – Phân cỡ: Cá được phân cỡ sơ bộ nhằm tạo cho sản phẩm đồng đều về kích cỡ, giúp quá trình xử lý phụ gia được đồng đều. Rửa 03 – Xử lý phụ gia: ở công đoạn này, sản phẩm được rửa sạch và được xử lý bằng các loại phụ gia nhằm tạo cho sản phẩm được đẹp hơn, hạn chế hao hụt trọng lượng sau rã đông. Phân loại – Phân cỡ: công nhân tiến hành phân loại sản phẩm đồng thời kiểm tra xem trọng lượng có phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay không, sau đó bỏ vào các khay có những sản phẩm phù hợp; Cân Rửa 4: ở công đoạn này, một lần nữa sản phẩm được đem cân để kiểm tra xem về mặt trọng lượng có đạt được yêu cầu của khách hàng hay không, sau khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Xếp Khuôn: Cá được xếp khuôn tạo hình cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chờ đông: Sản phẩm sau khi xếp khuôn xong nếu không được cấp đông ngay thì chuyển vào kho chờ đông. Mục đích của công đoạn này để ức chế sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế tối đa sự suy giảm chất lượng sản phẩm. Cấp đông: Cấp đông sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trữ cũng như phân phối sản phẩm trên thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cân/ mạ băng - Bao gói PE: (đối với sản phẩm cấp đông IQF) mạ băng nhằm tạo lớp băng bao bọc bề mặt sản phẩm, hạn chế hao hụt trọng lượng trong quá trình bảo quản và tiêu thụ. Cân để kiểm tra trọng lượng tổng (gross) sau mạ băng. Tách khuông – Bao gói: (đối với sản phẩm đông Block) sản phẩm đông Block sau khi cấp đông sẽ được chuyển đến khu vực tách khuôn và bao gói PE. Bao gói Carton – Ghi nhãn: sản phẩm đã được hoàn thành và được mang đi bao gói Carton đồng thời ghi nhãn, thời hạn sử dụng của sản phẩm. Bảo quản: sau khi sản phẩm được đóng gói Carton, được đem đi bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, kết thúc qui trình công nghệ sản xuất cá Fillet của Công ty TNHH Đại Thành. Bảng 2.2: Mô tả tóm tắt hoạt động và thông số kỹ thuật chủ yếu trong quy trình sản suất CÔNG ĐOẠN THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH MÔ TẢ Tiếp nhận nguyên liệu - Cá nguyên con còn sống, chất lượng tươi tốt. - Cá không bệnh, không khuyết tật. Trọng lượng 3500g/ con - Có giấy xác nhận không sử dụng kháng sinh cấm,ngưng sử dụng kháng sinh trước thu hoạch ít nhất 4 tuần - Cá sống được vận chuyển từ khu vực khai thác đến Công ty bằng ghe đục để cho cá còn sống. Từ bến cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng băng tải. Tại khu tiếp nhận QC kiểm tra chất lượng cảm quan (cá còn sống, không có dấu hiệu bị bệnh). Cắt tiết-rửa 1 - Cá không còn sống - Thao tác nhanh nhẹn - Cá được giết chết bằng cách cắt hầu. Cá sau khi giết chết cho vào bồn nước rửa sạch. Fillet - Miếng fillet phải nhẳn, phẳng. - Không sót xương, phạm thịt. - Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá : Tách thịt 2 bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng, không để sót thịt trong xương. Rửa 2 - Rửa bằng nước sạch, nhiệt độ thường. -  Rửa phải sạch máu. - Nước rửa chỉ sử dụng một lần. Mỗi lần rửa không quá 50 kg. - Miếng fillet được rửa qua 2 bồn nước sạch. Trong quá trình rửa miếng fillet phải đảo trộn mạnh để loại bỏ máu, nhớt & tạp chất. Lạng da - Không sót da trên miếng fillet. - Không phạm thịt hoặc rách thịt. - Dùng dao hoặc máy lạng da để lạng bỏ da. Thao tác nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để miếng fillet sau khi lạng da không được phạm vào thịt miếng cá, không làm rách thịt miếng cá.  Chỉnh hình - Không còn thịt đỏ, mỡ, xương. - Nhiệt độ bán thành phẩm t < 150C - Chỉnh hình nhằm loại bỏ thịt đỏ, mỡ trên miếng fillet. Miếng fillet sau khi chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách thịt, không sót xương, bề mặt miếng fillet phải láng. Kiểm kí sinh trùng - Không có ký sinh trùng trong mỗi miếng fillet. - Kiểm tra theo tần suất 30 phút/ lần. - Kiểm tra ký sinh trùng trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn soi. - Miếng fillet sau khi kiểm tra ký sinh trùng phải đảm bảo không có ký sinh trùng. Những miếng fillet có ký sinh trùng phải được loại bỏ. QC kiểm tra lại với tần suất 30 phút/ lần. Rửa 3 - Nhiệt độ nước rửa # 80C. - Tần suất thay nước : 200 kg thay nước một lần. - Sản phẩm được rửa qua 2 bồn nước sạch có nhiệt độ T0 < 80C. Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 200 kg thay nước một lần Quay thuốc (xử lý phụ gia) - Nhiệt độ dịch thuốc  3- 70C - Thời gian quay ít nhất là 8 phút - Nồng độ thuốc và muối tuỳ theo loại hoá chất tại thời điểm đang sử dụng - Nhiệt độ cá sau khi quay <150C - Sau khi rửa cân cá cho vào máy quay, số lượng cá 100¸ 400 kg/ mẽ tuỳ theo máy quay lớn hay nhỏ. Sau đó cho dung dịch thuốc (đá vẫy, muối + thuốc, nước lạnh nhiệt độ 3 - 7 0C)  vào theo tỷ lệ cá: dịch thuốc là 3 : 1. - Các loại thuốc : MTR79P, MTR80P, NaCl. Phân cỡ, loại - Phân cỡ miếng cá theo gram / miếng, hoặc theo yêu cầu khách hàng. Cho phép sai số# 2% - Cá được phân thành các size như : 60-120; 120-170; 170- 220; 220-Up (gram/ miếng) hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Cân 1 - Cân : trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. Đúng theo từng cỡ, loại. - Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. Rửa 4 - Nhiệt độ nước rửa # 80C. - Tần suất thay nước : 100kg thay nước một lần. - Sản phẩm được rửa qua 1 bồn nước sạch có nhiệt độ T0 < 80C. Khi rửa dùng tay đảo nhẹ miếng fillet. Rửa không quá 100 kg thay nước một lần. Xếp khuôn - Xếp khuôn theo từng cỡ, loại riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng - Sản phẩm rửa xong để ráo mới tiến hành xếp khuôn.Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm. Chờ đông - Nhiệt độ kho chờ đông : -10C đến 40C - Thời gian chờ đông # 4 giờ. - Nếu miếng fillet sau khi xếp khuôn chưa được cấp đông ngay thì phải chờ đông ở nhiệt độ và thời gian qui định. Hàng vào kho chờ đông trước phải được cấp đông trước, nhiệt độ kho chờ đông duy trì ở -1oC đến 4oC, thời gian chờ đông không quá 4 giờ. Cấp đông - Thời gian cấp đông # 3 giờ. - Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: # -180C. - Nhiệt độ tủ cấp đông: - 40 oC đến - 35oC. - Đối với tủ đông tiếp xúc phải chạy khởi động tủ đến khi có một lớp băng mỏng phủ trên các tấm Plate mới cho hàng vào cấp đông; thời gian cấp đông không quá 3 giờ. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt - 180C. Tách khuôn - Thao tác nhẹ nhàng tránh gãy sản phẩm - Sản phẩm sau khi cấp đông xong được tiến hành tách khuôn bằng cách dùng nước mạ phía dưới đáy khuôn để tách lấy sản phẩm ra đóng gói. Bao gói - Bao gói đúng cỡ, loại. - Đúng quy cách theo từng khách hàng. - Thông tin trên bao bì phải theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam hoặc theo quy định khách hàng. - Thời gian bao gói không quá 30 phút/ tủ đông. - Cho hai block cùng cỡ loại cho vào một thùng hoặc tuỳ theo yêu cầu khách hàng. - Đai nẹp 2 ngang 2 dọc. Ký mã hiệu bên ngoài thùng phù hợp với nội dung bên trong sản phẩm. Bảo quản - Nhiệt độ kho lạnh :         T0 = -200C ± 20C Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ tự, bảo quản ở nhiệt độ -200C ± 20C. 2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐẠI THÀNH 2.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng tại công ty 2.3.1.1 Điện năng Hệ thống cung cấp điện của Công ty bao gồm 3 trạm biến áp 15/0,4 kV có công suất lần lượt là 1600 kVA, 1000 kVA, 560 kVA mới lắp vào đầu năm 2008. Các trạm trên có lắp hệ thống bù tự động với 12 cấp bù hệ số công suất cos#... Ngoài ra Công ty còn có 1 máy phát dự phòng 650 kVA dùng cho việc chiếu sáng phân xưởng, chiếu sáng khu vực bảo vệ Công ty và cung cấp điện cho khu vực kho đông khi cúp điện. Hệ thống trạm biến áp cung cấp điện phục vụ chủ yếu cho sản xuất, cho phân xưởng làm cá Fillet, trạm xử lý nước thải và cho các hoạt động khác trong Công ty. a) Điện năng mua|: Bảng 2.1: Biểu giá điện Thời gian Lượng điện tiêu thụ (KWh) Đơn giá Thành tiền 6-12/2009 3.553.700,00 906,447 3.221.241.000,00 1-06/2010 3.757.450,00 1.060,42 3.984.460.250,00 b) Điện năng tự sản xuất: Nhà máy có 01 máy phát điện dự phòng diesel với công suất 650 kVA dùng cho xưởng sản xuất khi cúp điện. 2.3.1.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng điện năng Bảng 2.2 và 2.3: Tổng kết lượng điện năng sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 07-12/2009 01-16/2010 Tháng Điện năng tiêu thụ (KWh) Chi phí tiền điện (VNĐ) Tháng Điện năng tiêu thụ (KWh) Chi phí tiền điện (VNĐ) 7 475.000,00 441.750.000,00 1 169.700,00 162.252.800,00 8 543.000,00 421.290.000,00 2 530.200,00 531.730.100,00 9 599.700,00 557.721.000,00 3 674.000,00 675.598.000,00 10 740.800,00 688.944.000,00 4 777.300,00 848.192.950,00 11 623.800,00 580.134.000,00 5 760.900,00 817.303.850,00 12 571.400,00 531.402.000,00 6 845.350,00 949.382.550,00 Tổng 3.553.700,00 3.221.241.000,00 Tổng 3,757.450,00 3.984.460.250,00 TB 592.283,33 536.873.500,00 TB 626.241,67 664.076.708,33 Nhận xét Điện năng tiêu thụ trung bình trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng so với điện năng tiêu thụ trung bình trong 6 tháng cuối năm 2009 khoảng 5%. Chi phí tiền điện trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh so với chi phí điện năng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2009 khoảng 19%. Tóm lại lượng điện năng tiêu thụ và chi phí điện năng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2010 tăng việc này đồng nghĩa với SLSP cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2010 a) Biểu đồ Tiêu thụ điện năng 6 tháng cuối năm 2009 và 6 thàng đầu năm 2010 Tiêu thụ điện năng 6 tháng cuối năm 2009 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 KWh 7 8 9 10 11 12 Tháng Tiêu thụ điện năng 6 tháng đầu năm 2010 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 KWh 1 2 3 4 5 6 Tháng Hình 2.4 - Biểu đồ điện năng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 Nhận xét Qua biểu đồ điện năng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Điện năng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2010 cao hơn điện năng tiêu thụ trong những tháng cuối năm 2009 vào khoảng 5%, qua đó cho thấy SLSP trong năm 2010 tăng. Mặt khác sự tăng vọt điện năng tiêu thụ còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng sản xuất, điều này cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều thuận lợi trong thời buổi kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoãn kinh tế toàn cầu và có dấu hiệu hồi phục dần. Tình hình sản xuất của Công ty phát triển do đó lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng cũng tăng theo, điều này vô hình dung tạo ra cho Công ty những vấn đề về quản lý điện năng tiêu thụ đồng thời thiết lập chỉ tiêu giảm suất tiêu hao điện trên đơn vị sản phẩm năm nay so với năm sau. b) Biểu đồ suất tiêu hao năng lượng (STHNL) trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 - Suất tiêu hao điện năng là điện năng tiêu thụ cho một khối lượng sản phẩm tạo thành. Đơn vị: KWh/kg SP hoặc KWh/tấn SP - Ý nghĩa: Lượng điện cần tiêu tốn cho 1 tấn sản phẩm hoặc 1kg sản phẩm tạo thành. Tùy vào sự quản lý nhà máy thủy sản và mỗi loại sản phẩm khác nhau mà mức tiêu thụ điện cho sản xuất dao động trung bình từ 57-2.149KWh/tấn nguyên liệu và suất tiêu hao năng lượng là 324 - 4.412KWh/tấn SP. Bảng 2.4: Suất tiêu hao năng lượng (STHNL) trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 07-12/ 2009 01-06/ 2010 Tháng KWh/tháng KWh/Tấn SP Tháng KWh KWh/Tấn SP 7 475.000,00 672,04 1 169.700,00 - 8 543.000,00 580,92 2 530.200,00 720,31 9 599.700,00 741,20 3 674.000,00 815,86 10 740.800,00 863,98 4 777.300,00 1.160,32 11 623.800,00 847,24 5 760.900,00 884,47 12 571.400,00 1.282,13 6 845.350,00 915,38 Tổng 3.553.700,00 4.987,50 Tổng 3.757.450,00 4.496,34 TB 592.283,33 831,25 TB 626.241,67 899,27 Nhận xét Suất tiêu hao năng lượng trung bình trong sáu tháng cuối năm 2009 là: 831,25 Suất tiêu hao năng lượng trung bình trong sáu tháng đầu năm 2010 là: 899,27 tăng 8% so với năm 2009. Điện năng tiêu thụ trung bình trong sáu tháng cuối năm 2009 là: 3.553,700 KWh Điện năng tiêu thụ trung bình trong sáu tháng đầu năm 2010 là: 3.757,450 KWh tăng 5% so với sáu tháng cuối năm 2009 Sản lượng sản phẩm sản xuất trong sáu tháng đầu năm 2010 tăng 7% so với sáu tháng cuối năm 2009. KWh/Tấn SP 400000 KWh Suất tiêu hao điện 6 tháng cuối năm 2009 0 100000 200000 300000 500000 600000 700000 800000 Tháng - 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 Tháng Điện tiêu thụ KWh Suất tiêu hao (KWh/Tấn SP) 7 8 9 10 11 12 Hình 2.5 - Biểu đồ Suất tiêu hao năng lượng trong sáu tháng cuối năm 2009 Suất tiêu hao điện sáu tháng đầu năm 2010 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1 2 3 4 5 6 Tháng KWh 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 KWh/Tấn SP Tháng Điện tiêu thụ KWh Suất tiêu hao (KWh/Tấn SP) Hình 2.6 - Biểu đồ Suất tiêu hao năng lượng trong sáu tháng đầu năm 2010 Nhận xét: Qua biểu đồ suất tiêu hao điện trong những tháng cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, nhận thấy suất tiêu hao có sự chênh giữa các tháng, đặc biệt trong sáu tháng đầu năm 2010 suất tiêu hao trung bình tăng 8% so với năm 2009, các nguyên nhân dẫn tới điều này như sau: Do Công ty bắt đầu đi vào vận hành đầu năm 2009 nên quá trình sản xuất chưa ổn định, đồng thời đơn đặt hàng của khách hàng cũng chưa nhiều. Sau khi vận hành ổn định, trong những tháng đầu năm 2010 suất tiêu hao điện của Công ty tăng mạnh, điều này cho thấy đơn đặt hàng của khách hàng tăng đồng thời phát sinh những vấn đề về quản lý điện năng tiêu thụ còn chưa hợp lý, cụ thế như sau : Điện năng tiêu thụ trong tháng 02/2010 là 530,200 KWh giảm 2% so với điện năng tiêu thụ của tháng 08/2009 (543,000 KWh), trong khi đó SLSP giảm 21%, suất tiêu hao điện năng tăng 19%. Điện năng tiêu thụ trong tháng 03/2010 là 674,000 KWh tăng 11% so với tháng 09/2009 (599,700 KWh), sản lượng sản phẩm sản xuất trong 03/2010 là 826,119 Kg tăng 2% so với tháng 09/2009 (809,095 kg), suất tiêu hao tăng 9% so với tháng 09/2009. Điện năng tiêu thụ tháng 06/2010 là 845,350 KWh tăng 32% so với tháng 12/2009 (571,400 KWh), sản lượng sản xuất tăng 52% so với năm 2009. Điện năng tiêu thụ trong tháng 03/2010 là 777,300 KWh tăng 19% so với lượng điện năng tiêu thụ tháng 02/2010, sản lượng sản phẩm sản xuất giảm 19%. Điện năng tiêu thụ trong tháng 05/2010 là 760,900 KWh giảm 2% so với tháng 04/2010 là 777, 300 KWh, sản lượng sản xuất tăng 22%. Tình trạng hoạt động của các thiết bị. Tuỳ theo đơn đặt hàng các thiết bị vận hành với hiệu suất khác nhau. Tình trạng bảo trì, bảo dưỡng. Tình hình sản xuất của Công ty … Nếu sản lượng sản phẩm tăng, điện năng tiêu thụ giảm thì suất tiêu hao năng lượng giảm. Do đó Công ty nên quản lý lượng điện năng tiêu thụ một cách chặt chẽ hơn, cần thành lập một hệ thống quản lý điện năng tiêu thụ cho toàn Công ty, điều này sẽ được đề cặp trong phần cơ hội quản lý năng lượng. Theo tiêu chuẩn do Bộ công Thương áp dụng cho các danh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu, xuất tiêu hao điện từ 150,58 – 210,80 KWh/tấn sản phẩm, vì vậy so với tiêu chuẩn này thì hiện Công ty TNHH Đại Thành có xuất tiêu hao cao, do đó cơ hội tiết kiệm điện năng tiêu thụ được áp dụng cho Công ty là rất khả thi. Thí dụ :Ở trạm biến áp có công suất 1600 KWAb Hình 2.7: Số liệu đo đạc tại trạm biến áp có công suất 1600KVA Công suất hoạt động của các trạm biến áp tương đối non tải, một số thiết bị sản xuất trong phân xưởng hoạt động chưa hết công suất tuy nhiên, thời gian đo đạc quá ngắn chưa đủ 24h nên đây chỉ là nhận xét ban đầu. Các trạm đấu nối để phân chia cân bằng tải hợp lý. Đối với trạm 1600 kVA sử dụng 2 CB chính cung cấp điện cho các PX, số liệu trên đo đạc tại CB tổng của trạm. Hình 2.8 : Biểu đồ phụ tải trạm biến áp 1600 kVA Qua biểu đồ phụ tải trạm biến áp 1600 kVA, có công suất hoạt động với dung lượng thấp chiếm khoảng 20% dung lượng trạm, điều đó cho thấy vào thời điểm đo đạc thì trạm biến áp 1600 kVA hoạt động non tải và đủ khả năng gánh thêm tải cho các thiết bị sản xuất khác. 2.3.1.3.Thiết bị tiêu thụ điện năng trong hoạt động sản xuất a) Các hệ thống: Hệ thống chiếu sáng Bảng 2.5 Thống kê các bóng đèn chiếu sáng Loại đèn Quy cách công suất (W) Số lượng (bóng) Tổng công suất (kW) Số giờ sử dụng TB (h/ngày) Vị trí sử dụng Huỳnh quang (Neon 1.2m) (*) 46 1.326 60,95 12 Khu vực sản xuất Đèn natri cao áp 250 20 5 20 Kho Đèn compact 15 12 0,18 12 Kho Tổng cộng 66,13 Thiết bị tiêu thụ điện thuộc khối văn phòng. Loại đèn Quy cách công suất (W) Số lượng (bóng) Tổng công suất (kW) Số giờ sử dụng TB (h/ngày) Vị trí sử dụng Huỳnh quang (Neon 1.2m) (*) 46 140 6,44 4 Khối văn phòng Máy vi tính 45 22 0,99 8 Khối văn phòng Máy lạnh hai cục rời 1500 13 19,5 4 Khối văn phòng Thiết bị khác 15,8 4 Tổng cộng 42,73 (*) Công suất đèn huỳnh quang loại T8 (36W) và bao gồm balát điện từ 10W. b) Các thiết bị sản xuất: Bảng 2.6 : Thống kê các máy nén lạnh STT Tên thiết bị Kí hiệu Loại động cơ Số lượng Công suất máy (kW) Tổng công suất (kW) 1 Máy nén lạnh Máy nén N62WBH 3 pha 6 90 540 2 Máy nén lạnh Máy nén trục vít LMC2520 3 pha 3 320 960 3 Máy nén lạnh Bitzer 3 pha 4 55 549 4 Máy nén lạnh Máy nén K813H 3 pha 6 11 66 5 Máy nén lạnh Máy nén 8WBH 3 pha 1 120 132 Bảng 2.7 : Thống kê các động cơ STT Tên thiết bị Loại động cơ Số lượng Công suất máy (kW) Tổng công suất (kW) 1 Băng chuyền 3 pha 6 11 66 2 Bơm nước lạnh 3 pha 1 15 15 3 Bơm nước giải nhiệt 3 pha 5 5.5 27.5 4 Bơm nước giải nhiệt 3 pha 1 15 15 5 Bơm vi sinh 3 pha 2 15 30 6 Bơm điều hòa 3 pha 4 7.5 30 7 Bơm nước sản xuất 3 pha 3 11 33 8 Quạt dàn lạnh 3 pha 21 2.5 52.5 9 Quạt giải nhiệt 3 pha 2 5.5 11 10 Quạt giải nhiệt 3 pha 3 11 33 11 Máy lạng da 3 pha 8 2.5 20 12 Băng chuyền vận chuyển cá nguyên liệu 3 pha 4 3.5 14 13 Máy quay thuốc 3 pha 12 3.5 42 Bảng 2.8: Đánh giá tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượng Tên thiết bị % điện tiêu thụ Tổng điện năng KWh Hệ thống chiếu sáng 2% 282.387,60 Máy nén lạnh 80% 11.388.960,00 Bơm nước 5% 691.020,00 Hệ thống quạt 4% 587.400,00 Hệ thống máy công cụ phục vụ SX 8% 1.195.920,00 Khối văn phòng 1% 76.484,40 Tổng Cộng 100% 14.222.172,00 Hình 2.9 - Biểu đồ phân bố tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượng điện Qua biểu đồ phân bố tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượng theo khu vực từ cao xuống thấp như sau: Tiêu thụ điện của hệ thống các máy nén lạnh chiếm đến 80% lượng điện tiêu thụ toàn Công ty, do đó các cơ hội tiết kiệm điện năng tiêu thụ tập trung vào hệ thống này là chủ yếu. Trong hệ thống máy nén lạnh chúng tôi tập trung vào máy nén lạnh làm đá vẩy vì đây là hệ thống hoạt động 24 giờ/ngày, do đó thời gian hoàn vốn cũng như mức tiết kiệm điện rất cao, còn hệ thống máy nén lạnh chạy cho băng chuyền thì chúng tôi không đưa ra giải pháp vì hệ thống này hoạt động 12 giờ/ngày nên mức tiết kiệm thấp, thời gian hoàn vốn rất dài. Hệ thống các máy công cụ phục vụ cho quá trình sản xuất chiếm đến 8% trong tổng lượng điện tiêu thụ toàn Công ty, như do đặc thù của máy nên các giải pháp tiết kiệm điện không tập trung vào các bộ phận này. Hệ thống các bơm nước chiếm 5% (gồm các bơm nước giải nhiệt cho hệ thống máy nén lạnh, bơm nước tuần hoàn, bơm nước vào xưởng sản xuất), do đó các giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống này được ưu tiên thứ hai sau hệ thống các máy nén lạnh. Trong hệ thống bơm nước chúng tôi tập trung vào hệ thống bơm nước lạnh tuần hoàn, hệ thống bơm nước giải nhiệt dàn ngưng vì đây là hệ thống có mức tiết kiệm điện rất cao, còn hệ thống bơm nước khác mức tiết kiệm điện thấp, không khả thi. Hệ thống các quạt chiếm 4% (gồm hệ thống các quạt dàn lạnh, các quạt giải nhiệt dàn ngưng…) do đó cơ hội tiết kiệm điện cho hệ thống này được ưu tiên thứ ba sau hai hệ thống nêu trên. Trong hệ thống quạt, chúng tôi tập trung vào hệ thống quạt giải nhiệt dàn ngưng vì hệ thống này hoạt động 24 giờ/ ngày nên mức tiết kiệm điện khá cao và thời gian hoàn vốn ngắn. Hệ thống chiếu sáng phân xưởng sản xuất chiếm 2% lượng điện tiêu thụ toàn Công ty, giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống này là thấp. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện Lắp biến tần cho bơm nước cấp vào xưởng sản xuất nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho bơm đồng thời điều tiết lưu lượng nước cấp. Lắp đặt hệ thống máy nước nóng mặt trời để gia nhiệt nước cung cấp cho xưởng trong quá trình vệ sinh phân xưởng. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng dự tính thực hiện trong tương lai Khảo sát lắp biến tần cho hệ thống máy nén lạnh, hệ thống bơm nước cũng như hệ thống quạt giải nhiệt, quạt dàn ngưng. 2.3.2. Hiện trạng môi trường ở nhà máy. 2.3.2.1 Yếu tố vật lý Bảng 2.9: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu TT Thông số Đơn vị Phương pháp thử TCVN 3985:1999(a) TCVS 3733/2002(b) TCVN 6962:2001(c) K1-1 K1-2 K2-1 K2-2 32,8 33,7 32,7 33,5 Độ ẩm % 80(b) 68 70 74 70 Tốc độ gió m/s 2,0(b) 0,2-0,8 0,2-0,8 0,2-0,8 0,2-0,8 Độ ồn dBA TCVN 5964:1995 85(a,b) 88,5 87,8 76,1 76,4 Gia tốc rung* m/s2 TCVN 6963:2001 0,030(c) 0,010 0,010 0,010 0,010 K3-1 K3-2 K4-1 K4-2 Nhiệt độ oC TQKT YHLĐ & VSMT 2002 34,0(b) 26,0 26,7 26,7 26,5 Độ ẩm % 80(b) 75 76 76 77 Tốc độ gió m/s 2,0(b) 0,2-0,8 < 0,4 < 0,4 0,2-1,2 Độ ồn dBA TCVN 5964:1995 85(a, b) 84,8 82,2 81,4 80,8 Gia tốc rung m/s2 TCVN 6963:2001 0,030(c) 0,010 0,010 0,010 0,010 K5-1 K5-2 Nhiệt độ oC TQKT YHLĐ & VSMT 2002 34,0(b) 26,1 26,0 Độ ẩm % 80(b) 77 76 Tốc độ gió m/s 2,0(b) 0,6-1,2 0,4-1,0 Độ ồn dBA TCVN 5964:1995 85(a, b) 87,4 89,2 Gia tốc rung m/s2 TCVN 6963:2001 0,030(c) 0,010 0,010 2.3.2.2. Chất lượng không khí Bảng 2.10: Kết quả đo chất lượng không khí trong khu vực sản xuất TT Thông số Đơn vị Phương pháp thử TCVN 5937: 2005 TCVN 5938: 2005 K1-1 K1-2 K2-1 K2-2 Bụi PM10 µg/m3 TCVN 5067:1995 300 220 210 200 198 NO2 µg/m3 TCVN 6173:1996 200 64 66 50 55 SO2 µg/m3 TCVN 5971:1995 350 75 58 48 44 CO mg/m3 52 TCN 352-89 20 4,6 4,2 3,1 3,6 H2S µg/m3 TQKT YHLĐ & VSMT 2002 42 15 18 22 24 NH3 µg/m3 200 12,0 11,5 8,0 8,5 K3-1 K3-2 K4-1 K4-2 Bụi PM10 µg/m3 TCVN 5067:1995 300 KPH KPH KPH KPH NO2 µg/m3 TCVN 6173:1996 200 KPH KPH KPH KPH SO2 µg/m3 TCVN 5971:1995 350 KPH KPH KPH KPH CO mg/m3 52 TCN 352-89 20 KPH KPH KPH KPH H2S µg/m3 TQKT YHLĐ & VSMT 2002 42 KPH KPH KPH KPH NH3 µg/m3 200 KPH KPH KPH KPH K5-1 K5-2 Bụi PM10 µg/m3 TCVN 5067:1995 300 KPH KPH NO2 µg/m3 TCVN 6173:1996 200 KPH KPH SO2 µg/m3 TCVN 5971:1995 350 KPH KPH CO mg/m3 52 TCN 352-89 20 KPH KPH H2S µg/m3 TQKT YHLĐ & VSMT 2002 42 KPH KPH NH3 µg/m3 200 KPH KPH Ghi chú: Ki-1: Vị trí i lấy mẫu lần 1 Ki-2: Vị trí I lấy mẫu lần 2 K1: Khu vực máy nén khí K2:Khu vực băng tải cá n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van dai thanh hoan chinh nhu.doc