Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện

Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện: LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trên con đường đổi mới phát triển và đi lên, chúng ta đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá. Bây giờ mỗi khi nhắc đến Việt Nam bạn bè quốc tế sẽ không chỉ nhắc đến một Việt Nam kiên cường trong chiến tranh mà họ đã còn biết thêm rằng chúng ta có một nền chính trị ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh. Để có được những thành tựu đó chúng ta đã và đang phải rất cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nước mà bộ mặt đất nước ta đang thay đổi từng ngày từng giờ. Xây dựng cơ bản là một hoạt động mang tính chất tiền đề để tạo nên cơ sở vật chất cho quá trình tái sản xuất sản phẩm cho xã hội, hay nó tạo ra tài sản cố định quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế đó. Cùng với xây dựng cơ bản, lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông phát triển...

docx73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trên con đường đổi mới phát triển và đi lên, chúng ta đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá. Bây giờ mỗi khi nhắc đến Việt Nam bạn bè quốc tế sẽ không chỉ nhắc đến một Việt Nam kiên cường trong chiến tranh mà họ đã còn biết thêm rằng chúng ta có một nền chính trị ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh. Để có được những thành tựu đó chúng ta đã và đang phải rất cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nước mà bộ mặt đất nước ta đang thay đổi từng ngày từng giờ. Xây dựng cơ bản là một hoạt động mang tính chất tiền đề để tạo nên cơ sở vật chất cho quá trình tái sản xuất sản phẩm cho xã hội, hay nó tạo ra tài sản cố định quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế đó. Cùng với xây dựng cơ bản, lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông phát triển trên nền tảng tiến bộ của xã hội.Trong những năm gần đây, các hệ thống thông tin được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đáp ứng được phần nào sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới. Nó đã đem lại rất nhiều tiện ích cho con người và chúng ta đang từng ngày thấy được sự ảnh hưởng của nó đến từng người, từng lĩnh vực và trong từng thời điểm.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế đó, các công trình viễn thông đang được xây dựng rộng rãi trải rộng từ Nam ra Bắc. Lĩnh vực XDCB được coi là một ngành kinh doanh đặc thù vì vậy trong một thời gian phát triển nhu cầu có 1 chế độ kế toán phù hợp với những đặc điểm riêng của ngành. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách đó ngày 16/12/1998 Bộ Tài Chính đã cho ban hành chế độ kế toán trong doanh nghiệp XDCB theo QĐ 1864/QĐ/CĐKT ban hành “Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp” áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp từ 01/01/1999. Chính quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kế toán ở doanh nghiệp xây lắp. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào kế toán luôn là công cụ quản lý hữu hiệu nhất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin quản trị cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng nhất trong hệ thống kế toán ở doanh nghiệp.Cũng giống như các ngành sản xuất khác, khi sản xuất, doanh nghiệp xây lắp cần biết các hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ vào quá trình sản xuất và kết tinh vào công trình là bao nhiêu. Do vậy, việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả đồng thời đảm bảo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp. Hơn thế nữa, nó còn góp phần tích cực vào việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải hướng tới hai mục tiêu hàng đầu:lợi nhuận và vị thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp luôn phải tìm biện pháp hạ giá thành sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó để tính giá thành một cách chính xác, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chi phí sản xuất và tìm cách tiết kiệm chi phí. Xuất phát từ ý nghĩa thiết thực của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện với mong muốn tìm hiều về tình hình thực tế và làm nền tảng cho công việc của em sau này, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Trong luận văn tốt nghiệp của mình em xin trình bày thành 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Tình hình thực tế và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện. Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện. Trong khoảng thời gian gần 2 tháng qua, mặc dù đã được các cô, chú, anh, chị tại phòng tài chính kế toán của công ty tạo điều kiện trong việc tìm hiểu và học hỏi về hoạt động công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn nhưng thời gian thực tập có hạn nên điều kiện đi sâu tìm hiểu về đề tài còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa do trình độ còn chưa đầy đủ và sâu sắc, nên dù đã rất cố gắng luận văn tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Em hi vọng nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè, để em có thể nâng cao hiều biết hơn và có thể vận dụng những kiến thức đó vào công việc trong tương lai. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước tiên em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Học Viện Tài Chính, khoa Kế Toán đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường từ năm 1999 đến năm 2003 Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Nghiêm Thị Thà đã hướng dẫn cho em chọn đề tài và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, đặc biệt là cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện TRẦN THU QUYÊN CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 1.1.1. Đặc điểm của ngành Xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có tính chất công nghiệp nhằm tái sản xuất TSCĐ cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng nội lực cho nền kinh tế của đất nước. Ngày nay, công tác xây dựng cơ bản không ngừng phát triển cả về chiều rộng và lẫn chiều sâu, mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và tương đối ổn định. Thế nhưng trong cơ chế thị trường, khi mà Nhà nước chỉ thực hiện giao quyền sử dụng vốn còn trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn có hiệu quả đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Qua cơ chế mới này, các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức huy động vốn và tổ chức hạch toán phù hợp với yêu cầu quản lý, kiểm tra của Nhà nước. Đây là khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp vì như vậy họ phải đối mặt với việc thiếu vốn hoạt động và phải tự tìm kiếm các công trình khi mà ngân sách và vốn cấp trên rót xuống chỉ có hạn. Biện pháp giải quyết khó khăn này đó là các doanh nghiệp Nhà nước quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhưng đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cơ bản cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khau của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Chính vì có những đặc điểm riêng mà nó ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản lý và hạch toán, đặc biệt đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Ta có thể thấy những đặc điểm khác với các ngành công nghiệp khác đó là: - Sản phẩm xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Do vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục. Do sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình,kể cả khi công trình thi công theo thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm khác nhau. Vì thế tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt.Thông thường, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình . - Sản phẩm xây lắp thường có qui mô lớn cả về kích thước lẫn tiền vốn, thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm nhưng lại sử dụng nhiều vật tư tiền vốn. Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng theo dõi chặt chẽ quá trình thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng công trình. Do thời gian thi công dài các doanh nghiệp xây lắp và chủ đầu tư không thể chờ đến khi xây dựng xong mới tính toán và thanh toán. Chính vì thế,căn cứ vào dự toán, tiến độ thi công và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành, bên A (chủ đằu tư) sẽ thanh toán cho bên B (bên nhận thi công). Các công trình xây lắp thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình, tránh phát sinh thêm chi phí ngoài dự toán. - Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Nó chịu tác động của nơi xây dựng công trình về các mặt như giá vật liệu tại chân công trình, giá nhân công,... Mặt khác việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất, thuỷ văn, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Khi công trình hoàn thành, điều đó có nghĩa người công nhân sẽ không còn việc gì ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí xây dựng tạm thời cho công nhân và cho máy móc thi công. Đặc điểm này khiến cho các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời. - Sản phẩm của ngành xây lắp hoàn thành không nhập kho mà thường được tiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư. Do đó tính chất hành hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Bao gồm giá trị vật kết cấu, giá trị thiết bị: ống nhựa, ống sắt, xi măng,sắt, thép, nắp đan, cột,... Trong nền kinh tế thị trường,lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu và đây thực sự là vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, để trúng thầu các doanh nghiệp xây lắp phải xây dựng được giá tham gia đấu thầu vừa hợp lý trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, vừa phải xem xét đến giá mang tính cạnh tranh dựa trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp về tổ chức quản lý, tiến độ thi công. Đặc biệt là việc phấn đấu hạ chi phí đảm bảo việc nếu nhận thi công công trình phải có lãi. Chính vì cạnh tranh quá mạnh mẽ như thế, khiến cho một số doanh nghiệp xây lắp đã xây dựng giá nhận thầu thấp, để thắng thầu hoặc là cắt bớt chi phí trong quá trình thi công. Đây thực sự là một biểu hiện sai trái mà các cấp, các ngành, các đơn vị chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây lắp cần phải lựa chọn kỹ các đơn vị đấu thầu, và kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công. Qua các đặc điểm trên đòi hỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây lắp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào đồng thời phải tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý. Đặc biệt đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tính đúng, tính đủ chi phí, phải xác đinh chính xác giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành, từ đó cung cấp thông tin tài liệu cần thiết để phân tích tình hình thực hiện dự toán giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Yêu cầu quản lý, vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1.2.1. Yêu cầu quản lý và vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Sự ra đời và quá trình phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nền sản xuất của xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng. Với chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình tài sản, tình hình hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, kế toán trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được coi như “nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp” (theo khái niệm về kế toán của Liên đoàn kế toán quốc tế), hay “kế toán là ngôn ngữ của việc kinh doanh” (theo Giáo sư, tiến sĩ Robert Anthony - Đại học Harvard). Kế toán là công cụ hạch toán chính xác các chi phí sản xuất thông qua tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất. Trong khi đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng, đóng vai trò trung gian trong toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nhờ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể nhanh chóng, kịp thời, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, lao động tiền vốn ở từng đơn vị, từng công trình và từ đó có thể thực hiện công tác quản lý việc hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành, đồng thời có thông tin để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Đây là những thông tin hết sức quan trọngđối với công tác chỉ đạo và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời trên cơ sở đó khai thác thế mạnh, tiềm năng để khắc phục những mặt yếu kém, nâng cao năng suất lao động, hạ bớt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh được các nhà quản lý hết sức quan tâm, nên công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là nội dung cơ bản, trọng tâm của toàn bộ tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp và nó giữ những vai trò rất quan trọng: - Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm cung cấp thông tin về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản lý kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm soát việc sử dụng chi phí nhằm nâng cao hiệu quả của chi phí, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong quản lý. - Kế toán giúp các nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, từng công trình, từng hoạt động và của từng bộ phận để xác định chi phí cần bù đắp để thực hiện tái sản xuất, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí và kế hoạch giá thành. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý tính toán, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành đúng đắn và phù hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định . - Xác định phương pháp kế toán và quy nạp các chi phí vào các đối tượng một cách thích ứng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu kiểm soát tập hợp chi phí và kiểm tra các dự toán, các định mức chi phí . - Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành sản phẩm đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm hoàn thành. - Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các kế hoạch giá thành, phát hiện kịp thời các khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. * Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp: Ngày nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương thức đấu thầu xây dựng. Chính vì thế mà các sản phẩm xây lắp thường được xác định giá trị ngay từ đầu. Vậy công việc xác định giá trị xây lắp để có thể tiến hành tham dự đấu thầu, doanh nghiệp xây lắp phải tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp. Thêm vào đó trong quá trình thi công do đặc điểm của các sản phẩm xây lắp có khối lượng lớn, chi phí phát sinh liên quan đến nhiều, có tính đơn chiếc chính vì thế mà cần thiết phải tiến hành theo dõi tập hợp chi phí sau đó tính giá thành sản phẩm để có thể so sánh được với giá trị xây lắp đã được dự toán từ đầu. Chính vì thế phải khẳng định rằng, trong doanh nghiệp xây lắp thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết giúp cho lãnh đạo công ty có thể bám sát tình hình thực tế để đưa ra được các quyết định nhanh chóng phù hợp và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà các sản phẩm đó vẫn đảm bảo chất lượng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra như vũ bão 1.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 1.2.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.2.1.1. Khái niệm, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) với sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí về lao động sống) sẽ trở thành các sản phẩm, công trình... Qua quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố đó. Chính vì vậy, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo nên giá trị sản phẩm xây lắp là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Như vậy, ta có thể hiểu chi phí sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, thi công và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một kỳ nhất định. Trong đó chi phí về lao động sống gồm: Chi phí tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí về lao động vật hoá gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định,... Tuy nhiên trên góc độ quản lý khác nhau sẽ có các cách thể hiện, cách hiểu khác nhau về chi phí sản xuất: - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Chi phí sản xuất kinh doanh là tổng số tiền phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. - Đối với kế toán: chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn kiền với một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và các chi phí đó phải là chi phí thực. Trong doanh nghiệp xây lắp ta cần phải xem xét kỹ đâu là chi phí thực, vì thế cần phải phân biệt hai khái niệm và chi tiêu(expenditure) và chi phí (expense). Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại một thời điểm tiêu dùng. Nói cách khác, chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ gồm: chi tiêu mua sắm nguyên vật liệu hàng hoá, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. Cụ thể hơn, đó là các khoản chi tiêu làm tăng (giảm) tài sản này nhưng lại làm giảm (tăng) một tài sản khác, do đó không làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hay giảm đi. Còn chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một kỳ kinh doanh. Ta thấy rằng chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chi tiêu là cơ sở của chi phí. Không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu khác nhau về lượng, về thời giá, chẳng hạn có những khoản mục chi tiêu kỳ này nhưng được tính chi phí cho nhiều kỳ sau (xuất dụng cụ, công cụ dụng cụ nhưng phân bổ vào chi phí nhiều kỳ TK1421 “chi phí trả trước”), hay có những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế lại chưa chi tiêu (TK335 “chi phí phải trả”) Như vậy, việc phân biệt chi phí và chi tiêu không chỉ có ý nghĩa trong việc hiểu rõ bản chất của chi phí mà còn để xác định đúng nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Độ lớn của chi phí sản xuất xây lắp là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời kỳ nhất định. - Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công (tiền lương) của một đơn vị lao động đã hao phí. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không giống nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp . 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu và mục đích của công tác quản lý. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị xây lắp. Thông thường chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau: Biểu 01 1.2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo quan hệ đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp. Theo tiêu thức này thì chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ, Căn cứ vào tính chất kinh tế và hình thái nguyên thuỷ, chi phí ban đầy được chia thành các yếu tố chi phí, không kể chi phí đó dùng để làm gì, phát sinh ở đâu, đối tượng nào chịu chi phí. Các yếu tố chi phí ban đầu gồm: + Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng... + Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động trong doanh nghiệp xây lắp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Chi phí ban đầu gồm các yếu tố chi phí có nội dung kinh tế khác biệt không thể phân chia được nữa về nội dung kinh tế. Vì vậy, mỗi yếu tố chi phí là các yếu tố đơn nhất. - Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh do quá trình phân công hợp tác giữa các bộ phận, các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chi phí luân chuyển nội bộ là chi phí tổng hợp được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức quan hệ đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vĩ mô và quản trị doanh nghiệp. + Chi phí ban đầu theo yếu tố là cơ sở lập dự toán và kiểm tra việc thực hiện các dự toán chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, lao động... trong doanh nghiệp + Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của doanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế quôc dân. 1.2.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Cách phân loại này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xác định nguồn bù đắp chi phí . Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Còn chi phí sản phẩm chỉ phải tính để xác định kết quả ở kỳ mà sản phẩm đó được tiêu thụ, không phải ở kỳ mà chúng phát sinh. 1.2.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo mối quan hệ chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí cơ bản và chi phí chung. Phân loại chi phí sản xuất theo phương thức này giúp các nhà quản lý doanh nghiẹp xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với chi phí cơ bản là các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ, thiếu chúng không thể sản xuất được sản phẩm, vì thế không thể tiết kiệm bằng cách cắt bỏ mà phải phấn đấu hạ thấp định mức tiêu hao, cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tìm kiếm vật liệu thay thế. Còn đối với chi phí chung phải tiết kiệm, hạn chế thậm chí loại trừ các chi phí không cần thiết. 1.2.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí Theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp: đối với doanh nghiệp xây lắp thì chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất một công trình, hạng mục công trình, một hoạt động sản xuất xây lắp hoặc một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình, hoạt động hay địa điểm đó. - Chi phí gián tiếp: là chi phí phát sinh đến nhiều công trình, hạng mục công trình, hoạt động hoặc địa điểm nhất định. Vì thế mà không thể hạch toán, quy nạp trực tiếp được mà được tính cho các đối tượng liên quan bằng các phương pháp phân bổ gián tiếp. Ta cần phân biệt cặp chi phí cơ bản và chi phí chung với cặp chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí cơ bản thường là chi phí trực tiếp nhưng chi phí cơ bản cũng có thể là chi phí gián tiếp trong trường hợp có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình, hoạt động xây lắp, địa điểm sản xuất ...Hay chi phí chung là chi phí gián tiếp nhưng cũng có thể là chi phí trực tiếp nếu chi phí đó chỉ phát sinh liên quan đến một công trình, một hạng mục công trình.. Cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh này có ý nghĩa thuần tuý với kỹ thuật hạch toán. Đối với chi phí trực tiếp có thể căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí. Đối với chi phí gián tiếp nếu có liên quan nhiều đối tượng chịu chi phí thì bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ. Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí. 1.2.1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Nó giúp các nhà quản lý trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, cách phân loại này giúp các nhà quản lý xác định đúng đắn phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh. Đối với biến phí cần tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho mỗi đơn vị khối lượng hoạt động.Còn đối với định phí cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các nhà quản lý còn có thể sử dụng một số thuật ngữ như: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí chênh lệch... 1.2.2.Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.2.2.1. Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm xây lắp. Trong doanh nghiệp xây lắp ta có thể hiểu bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm ( công trình, hạng mục công trình) được hoàn thành. Nếu chưa có sự chuyển dịch này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Để đánh giá chất lượng của việc tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất phải được xem trong mối quan hệ với kết quả mà nó tạo ra. Đó chính là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp phải bỏ ra để hoàn thành công trình, hạng mục công trình theo quy định. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp. Vì thế mà giá thành có những chức năng đặc thù riêng có:chức năng bù đắp chi phí, chức năng lập giá và chức năng đòn bẩy kinh tế. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, để công tác kế toán tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc thù riêng của ngành. Đồng thời tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, quản lý giá thành sản phẩm chặt chẽ hơn tránh thất thoát lãng phí chi phí dẫn đến tính sai giá trị công trình, hạng mục công trình, cần phải phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. * Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm. - Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài mang tính chất đơn chiếc, do đó công trình, hạng mục công trình đều có giá trị dự toán riêng. Giá thành dự toán đều được xác định trên cơ sở các định mức và đơn giá quy định của Nhà nước. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp, đó chính là giá nhận thầu của đơn vị xây lắp . Như vậy, giá thành dự toán là tổng các chi phí dự toán, được xác định như sau: Giá thành dự toán Giá trị dự toán xây lắp sau thuế Thuế GTGT Thu nhập chịu thuế tính trước _ = _ Giá trị dự toán xây lắp: là chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất. Giá trị dự toán xây lắp sau thuế bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT. Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản thu nhập mà doanh nghiệp xây lắp được hưởng tính vào chi phí xây lắp ngay trên bảng dự toán công trình từ khi đấu thầu. Theo quy định, do giá trị của sản phẩm xây lắp được tính ngay từ khi tham gia đấu thầu nên doanh nghiệp có thể xác định ngay khoản lợi nhuận định mức mà doanh nghiệp có được khi thi công công trình. - Giá thành kế hoạch:giá thành kế hoạch được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một xí nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán Mức hạ giá thành dự toán Khoản bù chênh lệch vượt dự toán + = _ Giá thành kế hoạch nhỏ hơn giá thành dự toán một lượng bằng mức hạ giá thành dự toán và lớn hơn giá thành dự toán khoản bù chênh lệch dự toán để trang trải các chi phí không tính đến trong dự toán. Với các doanh nghiệp không có giá thành dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây lắp là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp xây lắp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành. Tuy nhiên, khi tính giá thành kế hoạch, việc quan trọng nhất là xác định đúng số tiết kiệm do hạ giá thành dự toán nhờ các biện pháp kỹ thuật. - Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm: chi phí định mức, vượt định mức, và các chi phí khác (gồm những chi phí thực tế phát sinh như mất mát, bội chi vật tư... do nguyên nhân chủ quan của bản thân doanh nghiệp). Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp chỉ có thể tính toán được sau khi hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định. Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để tiến hành quá trình sản xuất và là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp. * Mối quan hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế: Xuất phát từ đặc điểm xây dựng và để đáp ứng được công tác quản lý về chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi thành: giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng hoàn thành quy ước. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật, đúng thiết kế, đúng hợp đồng, bàn giao và đã được bên A (chủ đầu tư) nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước: là giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Sau đó tiến hành kiểm kê những chi phí thực tế phát sinh và điều chỉnh kịp thời ở những giai đoạn sau khi phát hiện được nguyên nhân gây tăng giảm chi phí. *Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành. Theo các phân loại này, chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp như; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp. Theo các phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình, hạng mục công trình chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu vì việc phân bổ rất phức tạp do không có một tiêu thức cụ thể để tiến hành phân bổ. 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm của ngành xây dựng, sản phẩm của ngành là những công trình, hạng mục công trình mang tính đơn chiếc. Mỗi một sản phẩm có dự toán thiết kế, dự toán thi công riêng nên mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công cũng không giống nhau (về mức chi phí và kết cấu chi phí). Các yếu tố lao động, thiết bị máy móc thi công không có tính chất cố định như đối với sản xuất sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, trong giá thành sản phẩm xây lắp , chi phí máy thi công cũng coi như khoản mục chi phí trực tiếp giống như khoản mục: vật liệu, nhân công, sản xuất chung. Và chi phí máy thi công là chi phí chỉ phát sinh ở các doanh nghiệp xây lắp. Như vậy, nội dung chi phí của bốn khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp có điểm khác với nội dung ba khoản mục chi phí: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, theo quyết định 1864/TC/CĐKT ngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính thì giữa 3 khoản mục chi phí và 4 khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ thể hiện ở biểu 1: Hơn thế nữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tổng hợp những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá trong một kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm lại tổng hợp các hao phí đó gắn liền với một khối lượng sản phẩm xây lắp được hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao. Vì thế ta còn có thể xây dựng một mô hình khác tổng quát về mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuât dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trongkỳ _ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Trong trường hợp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ hoặc chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tuy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau. Đó là: Chi phí sản xuất không những chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ tới. Nhưng nó lại bao gồm những chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm giúp cho công tác quản lý được dễ dàng hơn. Vì mức tiết kiệm hay lãng phí các nguồn lực sẽ ảnh hưởng tới giá thành dẫn đến kết quả tài chính (lãi – lỗ) khi thi công công trình. Như vậy tính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sản xuất xây lắp. 1.3. PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.3.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp. Khi chuẩn bị tiến hành một hoạt động, ta cần xác định rõ mục đích, đối tượng của hoạt động. Vì thế mà công việc hạch toán chi phí sản xuất cần phải được xác định rõ đối tượng của nó. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí phát sinh được tập hợp theo đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm . Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Nơi phát sinh chi phí:như là tổ, đội, xưởng, các xí nghiệp, công trường xây dựng. - Nơi gánh chịu chi phí đó là công trình, hạng mục côngtrình, khối lượng xây lắp.... Như vậy việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định phạm vi hay giới hạn của chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí một cách kịp thời và chính xác cho từng đối tượng để làm tiền đề cho việc tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tương tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào:Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất như sản xuất giản đơn hay phức tạp,liên tục hay song song; Loại hình sản xuất là đơn chiếc hay hàng loạt;Đặc điểm tổ chức sản xuất là chuyên môn hoá theo sản phẩm mỗi đơn vị đảm nhận một khâu hay là theo đơn đặt hàng..; và căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu tổ chức hạch toán chi phí ..; đối tượng tính giá. Do có những đặc điểm đặc thù nên đối tượng tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp XDCB có những điểm khác biệt so với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào. Đặc điểm công tác xây lắp là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ cao, loại hình sản xuất đơn chiếc. Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, mục đích phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm không phải chỉ là để phục vụ cho việc xác định giá thành mà còn mục đích kiểm tra, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. Vì thế mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được xác định là từng công trình, từng hạng mục công trình. 1.3.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh nghiệp sản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành là côngviệc đầu tiên quan trọng trong toàn bộ côngtác tính giá thành sản phẩm .Đối tượng tính giá thành có tính đa dạng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, vì thế kế toán phải căn cứ vào các đặc điểm, tính chất sản phẩm và yêu cầu quản lý để xác định đối tượng tính giá thành một cách thích hợp. Trong doanh nghiệp xây lắp, do tính chất sản phẩm là đơn chiếc, mỗi sản phẩm có lập dự toán riêng đối tượng tính giá thành thông thường là: hạng mục công trình, công trình hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành, kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành để tính giá thành và giá thành đơn vị nếu có. Như vậy, kỳ tính giá thành có thể không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó, việc phản ánh và giám sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc. Xác định đối tượng là cơ sở để kế toán lập phiếu tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thưc jhiện kế hoạc giá thành, các định hiệu quả sản xuất kinh doanh để có kế hoạch, biện pháp giảm giá thành. Việc xác định đối tượng tính giá sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, nó đáng giá việc tập hợp chi phí có chính xác và phù hợp không và nó là nền tảng cho việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với từng công trình, hạng mục công trình hay khôi lượng công tác xây lắp. 1.3.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Qua hai khái niệm trên ta thấy đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí có những điểm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lập các biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. Tuy nhiên giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Về bản chất, đối tượng tập hợp chi phí là tiền đề, là cơ sở và căn cứ để tính giá thành. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành biểu hiện theo ba trường hợp sau: - Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một đối tượng tính giá thành - Tương ứng với nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí có một đối tượng tính giá thành - Tương ứng với nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí có nhiều đối tượng tính giá thành Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao. 1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là phương pháp thể hiện cách thức tập hợp, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong một kỳ sản xuất kinh doanh theo các đối tượng đã được xác định trước. Thông thường kế toán tập hợp chi phí theo hai cách sau: 1.3.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này. 1.3.2.1. Phương pháp phân bổ gián tiếp. ∑Ti × = ∑C Ci Ti Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, và khôngthể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý cho từng đối tượng liên quan theo công thức: Trong đó: - Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng thứ i - ∑C: Tổng chi phí phát sinh cần phân bổ - ∑ Ti: Tổng đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ - Ti: Đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i. Việc lựa chọn tiêu chuẩn dùng để phân bổ gián tiếp phải sao cho phù hợp chính xác tuỳ thuộc vào đối tượng. Độ tin cây của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Trong các doanh nghiệp xây lắp tuỳ vào đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình có tính chất đơn chiếc và được lập dự toán trước khi tiến hành thi công, vì thế việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo các khoản mục chi phí nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành được chính xác và công tác kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. Chính vì vậy mà phương pháp tập hợp chi phí tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí: + Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công là các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình thường được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Nếu các chi phí này liên quan đến nhiều công trình thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu chuẩn hợp lý của từng khoản mục chi phí. Ví dụ như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể phân bổ theo định mức tiêu hao, khối lượng xây lắp hoàn thành; Chi phí nhân công trực tiếp có thể phân bổ theo định mức giờ công lao động, khối lượng xây lắp hoàn thành; đối với chi phí máy thi công phân bổ theo ca máy, khối lượng xây lắp hoàn thành... + Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí chung là các chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh ở các tổ đội, xí nghiệp, xưởng sản xuất. Trường hợp nếu thực hiện sản xuất thi công một công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất chung là chi phí trực tiếp và được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Còn trường hợp thi công nhiều công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất chung phát sinh được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Theo nguyên tắc thì mỗi một nội dung trong chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu chuẩn phân bổ khác nhau. Điều này đảm bảo kết quả phân bổ chi phí đúng đắn và đáng tin cậy nhưng việc tính toán phân bổ rất phức tạp, khối lượng phân bổ rất lớn. Vì thế mà trên thực tế, việc phân bổ chi phí chung được áp dụng phương pháp đồng nhất và tiêu chuẩn phân bổ là phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung... 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Việc kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên cho phép kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh, tại bất kỳ thời điểm nào các hoạt động nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm. 1.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp . Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu chuẩn hợp lý.Các tiêu chuẩn đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể là định mức tiêu hao nguyên vật liệu,.. - Nguyên liệu vật liệu trực tiếp sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế (giá bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước,... ). Chứng từ gốc dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:các phiếu xuất kho, mẫu phiếu xin cấp vật tư, mẫu bảng tổng hợp nguyên liệu vật liệu mua ngoài dùng cho công trình, hoá đơn GTGT..v..v. - Tài khoản kế toán sử dụng là TK 621 “Chi phí nguyên liệu trực tiếp”Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo từng công trình xây lắp: công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp có dự toán riêng. và các tài khoản liên quan: TK152, TK111, TK331,TK 133..v..v.. -Trình tự hạch toán (xem biểu 02) 1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí mà doanh nghiệp trả cho công nhân xây lắp các công trình - Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK này phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp công trình, công nhân phục vụ lắp đặt (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong mặt bằng thi công). Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp.. và có các tài khoản liên quan: TK334, TK111, TK112,TK 338..v..v.. - Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công là bảng chấm công mẫu được lập hàng tháng cho từng đội sản xuất, từng bộ phận sản xuất; hợp đồng giao khoán mẫu. Hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoán cần phải xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiềnlương đối với từng loại công việc một cách hợp lý = x Khối lượng công việc giaokhoán hoàn thành Đơn giá tiền lương Tiền lương phải trả Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giáo khoán và các chứng từ khác có liên quan, kế toán làm bảng thanh toán lương theo tổ, đội sản xuất, và kiểm tra việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Trong chi phí của công nhân xây lắp, các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ tính theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung. -Trình tự hạch toán: xem biểu 02 1.3.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công -Máy thi công là các loại xe, máy có động cơ được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình xây dựng như: máy trộn bê tông, máy đào đất, máy khoan đường, xúc đất, ô tô vận chuyển đất đá, gạch, cát trong công trường,... Các loại phương tiện máy thi công doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ngoài hoặc tự trang bị để khai thác sử dụng lâu dài. Chi phí sử dụng máy thi công gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động, khấu hao và chi phí bằng tiền trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong xây lắp mà chi phí máy còn chia làm hai loại: + Chi phí tạm thời: là những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử, van chuyển,... máy thi công và chi phí về những công trình tạm thời phục vụ máy thi công. Chi phí này được phân bổ dần theo thời gian máy ở công trường. + Chi phí thường xuyên là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy móc thi công gồm tiền khấu hao máy móc, tiền thuê xe máy, lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, nhiên liệu động lực phục vụ khác dùng cho máy... - Tài khoản sử dụng là TK623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Tài khoản này chi sử dụng trong những doanh nghiệp xây lắp tổ chức thi công xây lắp hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Còn nếu doanh nghiệp thực hiện thi công hoàn toàn bằng máy (sản xuất chính là máy thi công) thì mọi chi phí sản xuất cho máy hoạt động tập hợp vào TK 621, 622, 627 cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” Không được hạch toán vào TK 623 chi phí về trích BHXH,BHYT,KPCĐ tính theo lương công nhân điều khiển máy và tiền ăn ca, các khoản này được hạch toán vào TK 627 Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 6 khoản cấp hai: + TK6231 “Chi phí nhân công” + TK6232 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu” + TK 6233 “ Chi phí dụng cụ sản xuất” + TK 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công” + TK 6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” + TK 6238 “Chi phí bằng tiền khác” ngoài ra để theo dõi khoản chi phí máy thi công còn có các tài khoản liên quan: TK152,TK334, TK214...v..v.. -Trình tự hạch toán; xem biểu 02 1.3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp xây lắp là các chi phí liên quan đến việc quản lý công trình, trong phạm các phân xưởng, các đội thi công xây lắp và ở các công trường xây dựng. Chi phí sản xuất chung thi công xây lắp bao gồm chi phí về tiền công nhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỉ lệ quy định trên tổng số lương công nhân viên chức của đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội, chi phí về vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý các công trường, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. - Tài khoản sử dụng là TK627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này phản ánh những chi phí sản xuất chung phục vụ xây lắp tại các đội, các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Các khoản chi phí chung thường được hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, tổ đội công trình. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Các khoản chi phí chỉ liên quan đến một công trình, hạng mục công trình sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 6 tiểu khoản: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác và các tài khoản liên quan: TK 152, TK 334, TK111,TK 214,...v..v.. - Trình tự hạch toán: xem biểu 02 1.3.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp thường được căn cứ vào đối tượng kế toán chi phí sản xuất Chí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí đã được xác định tương ứng để tiến hành hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất - Căn cứ vào đối tượng hạch toán đã xác định mở sổ hoặc thẻ chi tiết chi phí sản xuất và khi chi phí phát sinh trong tháng liên quan tới đối tượng kếtoán nào thì ghi vào sổ, thẻ của đối tượng đó. Đối với các chi phí cần phân bổ phải được tập hợp riêng và tính phân bổ cho từng đối tượng có liên quan. Cuối tháng, quý tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đối tượng cụ thể là cho từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp. - Tài khoản kế toán sử dụng là TK154 “ Chi phí sản xuất dinh doanh dở dang” để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, lao vụ trong các doanh nghiệp xây lắp. Tài khoản này mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình và theo từng nơi phát sinh chi phí. Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp hai: + TK 1541: Xây lắp + TK 1542: Sản phẩm khác + TK 1543: Dịch vụ + TK1544: Chi phí bảo hành xây lắp Để có cái nhìn khái quát về toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên xem biểu 02: 1.3.3.6. Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 Báo cáo sản xuất, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. xem sơ đồ khái quát biểu 03 Biểu 03: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Sổ kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, vốn bằng tiền, phải trả.v..v. Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 627 Sổ kế toán tổng hợp TK 154 Chứng từ, tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi định kỳ, cuối kỳ Phân bổ chi phí sxC Kết chuyển CP sx chung chi phí trực tiếp Báo cáo chi phí sản xuất ,báo cáo giá thành Tài liệu hạch toán về khối lượng xây lắp 1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.3.4.1 Đánh giá sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp Các sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công lâu có công trình từ 5 – 10 năm nên nắm được giá thành của sản phẩm xây lắp tại các kỳ hạch toán, định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đang làm dở dang hay cả những công trình đã được hoàn thành. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm làm dở dang và tính giá thành . Xác định sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang tròn quá trình sản xuất hoặc là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định. Phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên giao thầu và nhận thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì giá thành sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ báo cáo. Nếu quy định thành toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thi giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt được điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính giá theo chi phí thưc tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Và việc xác định được chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phân tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong những phương pháp sau: 1.3.4.1.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán. Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ = + + Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ Chi phí thựctế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ x Chi phí khối lương xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: 1.3.4.1.2. Phương pháp đánh sản phẩm làm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở dang của công tác lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ Chi phí của KL lắp đặt bàn giao trong kỳ theo dự toán Giá trị dự toán của KL lắp đặt DD cuối kỳ Chi phí thực tế củaKLlắp đặt DD đầu kỳ Chi phí thực tế của KL lắp đặt thực hiện trong kỳ Chi phí theo dự toán KLlắp đặt DD cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương + x = + 1.3.4.1.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ Chi phí thực tế của KL thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán của KLXLhoàn thành bàn giao trong kỳ Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán của KLXL DD cuối kỳ Chi phí KL XL DD đầu kỳ + x + = 1.3.4.1.4. Phương pháp đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh Phương pháp này áp dụng đối với các đối tượng xây lắp là công trình, hạng mục công trình được quy định thành toán một lần sau khi hoàn thành toàn bộ. Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm xây lắp dở dang ở thời điểm cuối kỳ là tổng chi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ báo cáo. 1.3.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành thực tế của sản phẩm , công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã xác định. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: 1.3.4.2.1. Phương pháp giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp) Theo phương pháp này được áp dụng trong các xí nghiệp xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất tương đối ngắn không có hoặc chỉ có ít sản phẩm dở dang. Z = Dđk + C – Dck Trong đó: Z : Là tổng giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao Dđk : Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ C : Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Dck : Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 1.3.4.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thích hợp khi thực hiện các công trình, giai đoạn côngviệc phức tạp, và được áp dụng với các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, theo đơn đặt hàng. Khi bắt đầu khởi công một công trình theo đơn đặt hàng, bộ phận kế toán mở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuát theo tưng khoản mục giá thành. Trong hạch toán hàng ngày, các chi phí sản xuất cơ bản được căn cứ trực tiếp từ các chứng từ gốc ghi trực tiếp vào từng đơn đặt hàng. Các chi phí gián tiếp, chi phí chung thường được tập hợp theo từng nơi phát sinh ra chi phí đó, sau đó định kỳ sẽ phân bổ vào giá thành của đơn đặt hàng có liên quan theo một tiêu chuẩn nhất định. Tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi mỗi đơn đặt hàng này được hoàn thành xong. Việc định giá thành như vậy không định kỳ, kỳ tính giá thành nhất trí với chu kỳ sản xuất nhưng không nhất trí với kỳ báo cáo của hạch toán. Sau khi đơn đặt hàng đã hoàn thành các đối tượng kế toán làm giáy báo hoàn thành, lập biên bản nghiệm thu công trình hoặc biên bản đánh giá công trình dở dang, bộ phận kế toán tiến hành tính giá thành của đơn đặt hàng đã hoàn thành. 1.3.4.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức. Giá thành theo phương pháp này được xác định theo công thức: Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm ± Chênh lệch thoát ly định mức ± Chênh lệch thay đổi định mức Để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả đòi hỏi quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định, các loại định mức về vật tư, lao động, có căn cứ kỹ thuật hợp ly, chế độ quản lý theo định mức đã kiện toành ở tất cả các khâu, đội xây dựng, các bộ phận chức năng quản lý đã đi vào nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng.Đặc biệt công tác hạch toán ban đầu có sự chi đạo chặt chẽ từ giám đốc đến các phòng ban, tổ đội sản xuất, các cán bộ công nhân viên. Phương pháp tiến hành như sau: - Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính giá thành định mức của sản phẩm - Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: khi có sự thày đổi định mức cần phải tính toán lại giá thành định mức. Việc tính toán thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với số sản phẩm dở đầu kỳ, về chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ là theo định mức cũ. Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ (-) định mức mới. Chênh lệch do thoát ly định mức = Chi phí thực tế (theo từng khoản mục) + Chi phí định mức (theo từng khoản mục) - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly định mức là chênh lệch do tiết kiệm hoặc vượt chi. Việc xác định chênh lệch do thoát lý định mức được xác định như sau Sau cùng khi đã tính toán được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và thoát ly định mức, sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm. 1.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG TIN HỌC. Sự bùng nổ thông tin đã trở thành cuộc cách mạng công nghệ của toàn thế giới. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về thu thập và xử lý thông tin, bảo quản thông tin trên máy vi tính là một việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán. Kế toán trên máy vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Hệ thống thông tin trên máy cần có : - Thiết bị phần cứng Phần mềm Con người điều hành và sử dụng. Trong đó phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng đểư lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình cuả kế toán sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Khi áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toấn thì bộ phân kế toán trong đơn vị không còn phải thực hiện một cách thủ công một số khâu như: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán; mà chỉ phải thực hiện các công việc phân loại, bổ sung thông tin chi tiết vào chứng từ gốc, nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy, kiểm tra, phân tích sổ liệu trên các sổ, báo cáo kế toán để có thể đưa ra các quyết định phù hợp. Như vậy thực chất việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán chính là việc nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt máy tính và kỹ thuật tin học; đông thời mang lại các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thòi và có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dung thông tin. Tuy nhiên việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán là điều kiện cần thiết, song việc sử dụng và điều khiển máy tính vẫn là con người, những nhân viên kế toán có chuyên môn nghiệp vụ. Nhận thức vị trí, vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác kế toán, để khẳng định việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính vẫn phải tuân theo các nội dung và yêu cầu của tổ chức công tác kế toán thủ công. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán trên máy * Tổ chức mã hoá các đối tượng cần quản lý Mã hoá là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý. Việc mã hoá các đối tượng này, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, mặt khác tăng tộc độ xử lý, chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ. Để đạt được điều đó, khi tiến hành mã hoá các đối tượng cần phải đảm bảo mã hoá đầy đủ, đồng bộ cho tất cả các đối tượng cần quản lý, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán. Thông thường các đối tượng như sau cần phải được mã hoá để quản lý: danh mục chứng từ; danh mục vật tư,sản phẩm, hàng hoá; danh mục khách hàng; danh mục khoản mục chi phí, danh mục tài sản cố định * Tổ chức chứng từ kế toán: Tổ chức chứng từ kế toán là khâu đầu tiên của công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin đầu vào, làm cơ sỏ dữ liệu cho hệ thống thông tin biến đổi thành thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Việc tổ chức trong điều kiện ứng dụng phần mềm tin học phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: xây dựng hệ thống danh mục chứng từ, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức kiểm tra thông tin trong chứng từ kế toán, tổ chức luân chuyển chứng từ. Trình tự luân chuyển chứng từ cần phải đảm bảo tính hợp lý và dễ kiểm tra, dễ đối chiếu giữa các bộ phận kế toán có liên quan, song cuối cùng chứng từ kế toán phải được chuyển về bộ phận máy tính hoặc viên kế toán của từng phần hành để tiến hành nhập liệu. * Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, yêu cầu quản lý vật tư, tài sản, công nợ, tài sản cố định, trình độ quản lý của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành chi tiết cấp III, cấp IV, cấp V... cho từng đối tưọng cần quản lý chi tiết. Khi xây dựng danh mục tài khoản chi tiết cần phân tích và quán triệt các yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp. * Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Trong điều kiện hiện tại có hình thức Nhật ký chung và hình thức Chứng từ ghi sổ có nhiều đặc điểm phù hợp và thuận lợi cho quá trình thực hiện kế toán máy Thông thường qúa trình xử lý hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động được thực hiện theo quy trình sau: Các tài liệu gốc được cập nhập vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu trữ dưới dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, sau đó được chuyển vầo các tệp sổ cái để hệ thống hoá các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán. Để xử lý tệp dữ liệu, có thể theo hai chế độ xử lý là: xử lý theo lô và chế độ trực tiếp Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán Chứng từ gốc Nhập dữ liệu Xử lý tự động theo vào máy tính phần mềm kế toán Quy trình xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động Báo cáo kế toán, sổ sách kế toán Tệp số liệu tổng hợp tháng Tệp sổ cái Tệp số liệu chi tiết Chứng từ kế toán Nhập dữ liệu Tự động chuyển sổ Tổng hợp dữ liệu cuối tháng Đối với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện trên máy vi tính sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân lực và cho kết quả chính xác cao. Vì thế mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đã và đang tiến hành tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính theo quy trình hạch toán cơ bản: Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, do đó việc thực hiện kế toán máy là cần thiết để đem lại hiệu quả và có thể quản lý tốt hơn các chi phí phát sinh, đồng thời cung cấp các thông tinh quản trị nhanh nhất, chính xác nhất. Tuy nhiên khi đề cập đến tập hợp chi phí và tính giá thành đối với hình thức chứng từ ghi sổ kế toán sử dụng các sổ: sổ cái tài khoản 621, 622, 623, 627, hay các sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết về nhân công trực tiếp, sổ chi tiết về chi phí máy,.. bảng tổng hợp , phân tích giá thành, sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp, các bảng phân bổ chi phí sản xuất. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện có tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Post & Telecommunications construction & Installation Joint Stock Company. - Tên viết tắt là: HACISCO - Có trụ sở chính đặt tại: 51 đường Vũ Trọng Phụng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. - Số điện thoại giao dịch: 8585684 Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội tiền thân là một đội xây dựng của Bưu Điện Hà Nội. Năm 1979 đội được đổi tên thành công ty Xây dựng Bưu Điện Hà Nội. Đến ngày 18/12/1996, công ty Xây lắp Bưu Điện Hà Nội được chính thức thành lập theo QĐ số 4351/QĐ/TCCB của Tổng công ty Bưu Chính viễn thông Việt Nam (VNVT), trở thành một trong 15 thành viên chính thức của Bưu Điện Hà Nội, hạch toán kinh tế phụ thuộc. - Tháng 7 năm 2000 công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo QĐ 950/ QĐ- TCCB ngày 13/10/2000 của tổng công ty Bưu Chính Viễn ThôngViệt Nam. Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quyết định của pháp luật và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103000234 ngày 22/1/2001 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư của thành phố Hà Nội. Chỉ trong 2 năm tiến thành cổ phần hóa doanh nghiệp, công ty đã dần dần khẳng định vị trí to lớn của mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của đất nước đó chính là nhờ sự năng động sáng tạo của đội ngũ hội đồng quản trị, ban giám đốc và của các cán bộ làm công tác quản lý, cùng với sự đoàn kết yêu nghề hết lòng vì công ty của tập thể cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội là công ty đầu tiên thuộc khối xây lắp của Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam nhưng do có một tiền thân vững chắc là công ty xây lắp Bưu Điện thuộc Bưu Điện Hà Nội, đồng thời có kinh nghiệm nhiều năm trong thi công xây lắp trong địa bàn thành phố, hiện đã mở rộng loại hình thi công và địa bàng thi công trên toàn quốc, trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ sản xuất thi công cũng như quản lý được ưu tiên đầu tư hiện đại, nên công ty ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình không chỉ trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt thi công các công trình BCVT mà ngày nay công ty đã mở rộng hoạt động của mình ra một số lĩnh vực dân dụng khác. Dưới đây là một số ngành, lĩnh vực mà công ty đang và sẽ tổ chức thực hiện đã được đăng ký kinh doanh: - Thiết kế, thi công công trình Bưu chính viễn thông - Thiết kế, thi công cơ điện lạnh và giao thông. - Thiết kế, thi công công trình xây lắp dân dụng. - Thiết kế, thi công công trình phát thanh truyền hình. Hai đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp Thiết kế công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội Xí nghiệp Xây lắp BCVT phía Nam; địa chỉ: 297, đường Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh Ngoài ra công ty còn tự sản xuất vật tư để thi công những công trình ở trên. Qua 2 năm, hoạt động chủ yếu của công ty tập trung vào các công trình BCVT,các công trình này chiếm 80% - 90% tổng doanh thu. Còn các ngành khác công ty đang chờ cơ hội để nhanh chóng được phát huy. Thị phần của công ty ước tính chiếm khoảng 8% - 8,5% thị trường xây lắp bưu chính viễn thông. Vốn điều lệ của công ty khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp là: 12.000.000.000 đồng Việt Nam, chia thành 120.000 cổ phiếu mỗi cổ phiếu giá trị: 100.000 đồng . Trong đó có 84.000 cổ phần phổ thông; 36.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Tỷ lệ cổ phần Nhà Nước: 30% vốn điều lệ Bán cho người lao động trong công ty: 27% vốn điều lệ Bán cho người lao động ngoài công ty: 43%vốn điều lệ Nguồn vốn kinh doanh khi tiến hành cổ phần hoá là: trên 6 tỷ chiếm một nửa vốn điều lệ. Cổ tức năm 2002 là: 14%năm Nộp ngân sách từ 1,45-1,55 tỷ đồng Thu nhập bình quân của 1 CNV:2.500.000 đồng/tháng Khi bắt đầu cổ phần hoá công ty đã được hưởng một số ưu đãi theo giấy chứng nhận Ưu đãi đầu tư số 2197 BKH/DN 11/04/2001 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký +Công ty được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là :25% +Miễn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp cho 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế +Không phải nộp thuế thu nhập bổ sung theo điều khoản I điều 10 của luật thuế TNDN Một tin mừng đã đến với công ty trong dịp cuối năm 2002 vừa rồi.Đó là 19/12/2002 cổ phiếu của công ty có tên là: HAS đã được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đây cũng là thách thức to lớn đối với công ty vì bên cạnh việc nâng cao vị thế, uy tín của mình trong lĩnh vực đầu tư XDCB mà còn là áp lực mạch mẽ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Qua bảng dưới đây ta có thể thấy sự trưởng thành của doanh nghiệp qua các thời kỳ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 41.530 49.815 60.198 Lợi tức 3.750 4.200 4.751 Các công trình đã thi công: Công trình cáp sợi quang Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: Thi công hơn 700 Km cáp sợi quang, lắp đặt 24 trạm máy Công trình cáp sợi quang Hà Nội- Hải Phòng – Quảng Ninh: thi công trên 100 Km cáp sợi quang Công trình cáp sợi quang Qui Nhơn – Pleiku thi công trên 44 km Thi công các tuyến cáp quang liên Đài trên địa bàn Hà Nội, mạng cáp điện thoại TP Hà Nội Các công trình cột cao đã thi công: cột Vũ áng Hà Tĩnh, cột Ngọc Hiển Cà Mau, cột An Hữu Cái Bè Tiền Giang, cột Tân Ba Bình Dương... Số lượng các công trình công ty thi công không ngừng tăng lên đến năm 2002 là 300 công trình. Hiện nay công ty đã có công trình ở 31 tỉnh, thành phố. Khách hàng truyền thống của công ty là các đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh các sản phẩm chủ yếu là xây lắp các công trình Bưu Điện, từ năm 2000 công ty đã phát triển thêm hoạt động kinh doanh vật tư và thiết kế thi công. Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất vật liệu chuyên sản xuất các cấu kiện phục vụ thi công như khung bể, nắp đan, cột bê tông, cột ăng ten và các cấu kiện bê tông với chất lượng cao, đảm bảo phục vụ mọi công trình. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá công ty cũng đã chủ động đầu tư các thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiện đại trong thi công: máy hàn cáp quang FSM- 30S; máy khoan cần trục đứng đa năng; Máy đo cáp quang OPT- 30.. ngoài ra công ty còn có đội xe cơ giới mạnh với 19 xe, trong đó có 12 xe tải 2,5 tấn . Từ khi tiến hàng cổ phần hóa, công ty đã nhanh chóng tạo lập cho mình một bộ máy quản lý hợp lý, một mô hình quản lý thống nhất gọn nhẹ và đang nhanh chóng phát huy hiệu quả Tính tới thời điểm năm 2002 công ty đã có 170 cán bộ CNV trong biên chế, và chia thành 2 khối chức năng: khối văn phòng có 40 cán bộ chiếm 23,5%, khối sản xuất có 130 người chiếm 76,5% Qua việc tìm hiểu về công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện chúng ta có thể những bước trưởng thành không ngừng của công ty Bằng việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, doanh nghiệp đã thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn. Cùng với việc cổ phiếu được giao dịch sẽ là một thách thức mới cho công ty về hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới sự giám sát chặt chẽ của UBCK Nhà nước, TT giao dịch CK, các cổ đông và đặc biệt là của công luận báo chí. Thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới, mục tiêu của công ty đó là phấn đấu mở rộng phạm vi hoạt động hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc, tiếp tục đầu tư máy móc kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ để nâng cao năng lực, tập trung chủ lực vào mảng xây lắp chuyên ngành, từ đó nâng cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động và tích cực hoàn thành nghĩa vụ với Nhà Nước 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây lắp BĐ Hà Nội Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện là công ty xây lắp và chủ yếu thực hiện các công trình Bưu chính Viễn thông. Vì thế nên công ty có các sản phẩm mang tính của ngành nên có những đặc điểm riêng: đó là những sản phẩm có tính kỹ thuật cao, mang tính đặc thù nên công nhân phải được đào tạo chuyên ngành, địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước do đó việc theo dõi tổ chức quản lý phải được thực hiện theo từng đội, từng xí nghiệp và theo từng công trình, hạng mục công trình. Các hoạt động chính của công ty hiện nay: Xây lắp các công trình chuyên ngành Bưu chính Viễn thông như: thi công các công trình cáp thông tin đường dài, cáp loại cáp đồng, cáp sợi quang Sản xuất và lắp đặt các cột anten tự đứng, bệ bê tông lắp đặt các loại anten vô tuyến, lắp đặt các trạm vi ba băng rộng, băng hẹp. Để thấy được quy trình xây lắp các công trình xây lắp của công ty xin xem biểu 04 2.1.3. Đặc điểm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần, mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, được phép sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại hoặc giải thể công ty Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định chính sách thị trường, công nghệ; Bổ nhiệm , miễn nhiệm, quyết định mức lương và một sô lợi ích khác đối với tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị và nhiệm kỳ Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ trong 3 năm Ban kiểm soát: của công ty gồm 3 thành viên do Đại hội đại biểu cổ đông bầu, trong đó ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán.Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban và trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty. Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty kiểm tra vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt đông của công ty Ban lãnh đạo của công ty gồm : Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng Giám đốc sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quyết định của pháp luật và điều lệ của công ty. Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố vấn và thực hiện điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh về các mặt kỹ thuật Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh:là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố vấn và thực hiện điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty Khối văn phòng chia thành các phòng ban: phòng kế hoạch kinh doanh; phòng tài chính; phòng kỹ thuật; phòng tổng hợp Chức năng nhiệm vụ của phòng tổng hợp -Chức năng:Phòng tổng hợp là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc công ty quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tổng hợp của công ty - Nhiệm vụ:tổ chức lao động tiền lương; công tác tổng hợp; công tác hành chính. Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh: -Chức năng:Phòng kinh doanh là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc tổ chức quản lý, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. - Nhiệm vụ chính: + Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch; theodõi công trình đầu tư theo từng chủ đầu tư + Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Dự thảo hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt gồm : hợp đồng mua bán vật tư trang thiết bị, hợp đồng giao nhận thầu thi công xây lắp, hợp đồng giao nhận thi công xây lắp... Lập hồ sơ quyết toán công trình + Quản lý kho vật tư, bán thành phẩm của công ty; tập hợp các bảng thanh toán vật tư mua ngoài của các đội sản xuất, chủ nhiệm công trình lãnh đạo công ty ký duyệt. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính – kế toán - Phòng tài chính – kế toán là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ thực hiện và hướng dẫn các xí nghiệp, đội, ban điều hành dự án thực hiện phương pháp kế toán, các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời xây dựng kế hoạch và khai thác thì trường vốn, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, đam bảo luôn bảo toàn và phát triển vốn. Cuối kỳ phòng tài chính kế toán phải tổng hợp báo cáo kế toán trong toàn công ty để phục vụ báo cáo cấp trên và quyết toán theo đúng chế độ hiện hành Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật - Phòng kỹ thuật là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc tổ chức quản lý và giám sát kỹ thuật thi công; hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng các quy trình quy phạm, tổ chức kỹ thuật của ngành và của công ty. - Nhiệm vụ chủ yếu: Xin giấy phép làm thủ tục ban đầu trong XDCB; thăm dò khảo sát thi công; lập luận chứng kinh tế kỹ thuật; lập thiết kế dự toán cho công trình được giao; hướng dẫn, kiểm tra giám sát các đơn vị sản xuất, thi công theo đúng quy trình kỹ thuật và các đề án thiết kế; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động trong thi công; lập hồ sơ hoàn công; tổ chức và tham gia nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành hoặc toàn bộ công trình hoàn thành;tư vấn, thiết kế thi công các công trình xây lắp do công ty đảm nhận. Chức năng nhiệm vụ của đội xe - Đội xe là 1 đơn vị sản xuất của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc quản lý các xe và tổ chức thực hiện kế hoạch vận chuyển của công ty - Nhiệm vụ: chở NVL cho các công trình, vận chuyển đất thừa đi đổ, trở máy đi hàn cáp quang, thực hiện nhiệm vụ của tổng giám đốc (Chức năng và nhiệm vụ của phòng tài chính sẽ được đề cập ở Phần 2:Khái quát về công tác kế toán ở công ty ) Khối sản xuất chia thành Đội xây lắp số 1, Đội xây lắp số 4, Chủ nhiệm công trình, xí nghiệp thiết kế, Xí nghiệp xây lắp BCVT phía Nam và Xưởng sản xuất NVL Chức năng nhiệm vụ của đội sản xuất, chủ nhiệm công trình Chức năng:Các đội sản xuất, chủ nhiệm công trình, các xí nghiệp xây lắp là các đơn vị trực thuộc công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thi công các hạng mục công trình được giao 2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đồng thời là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng của ngành Bưu chính Viễn thông nên tổ chức bộ máy kế toán vừa phải phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vừa phải thích ứng với thực tiễn ngành xây dựng. Vì thế để có thể tập hợp chứng từ, xử lý chứng đó phù hợp với chế độ. Bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp tổ chức gọn nhẹ cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và tình hình thực tế của công ty. Bộ máy kế toán gồm 8 người được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung tại phòng tài chính kế toán của công ty Chức năng và nhiệm vụ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính: - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ hướng dẫn và chỉ đạo chung, kiểm tra công việc do nhân viên kế toán thực hiện. Ngược lại các nhân viên phòng kế toán phải cung cấp các thông tin kế toán để kế toán trưởng có biện pháp xử lý và chỉ đạo kịp thời. -Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra tổng hợp báo cáo của kế toán chi tiết, phân bổ tập hợp chi phí tính giá thành công trình,lập báo cáo tài chính hàng quí, hàng năm, thanh toán thuế, nộp thuế. - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thanh toán mọi khoản chi tiêu của văn phòng, các đội; theo dõi phải trả người cung cấp , phải trả nội bộ, theo dõi thuế đầu ra - Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ kế toán bán hàng, tổng hợp doanh thu hàng tháng, khoản phải thu của khách hàng theo từng công trình và chủ đầu tư - Kế toán vật tư tài sản: có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất tồn vật tư hàng hoá của từng loại vật tư, theo dõi tăng giảm TSCĐ , tính giá thành vật tư công trình, tính khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC hàng tháng. - Kế toán tiền lương và nhân công: có nhiệm vụ trích tiền lương hàng tháng của các đội các chủ nhiệm công trình và khối văn phòng, phân bổ tiền lương, BHXH, KPCĐ; Theo dõi tổng hợp chi phí đền bù của từng công trình - Kế toán thống kê tại các đội, khối chủ nhiệm công trình: có nhiệm vụ tập hợp chứng từ ban đầu ở các đội, phòng kỹ thuật sau đó chuyển xuống phòng TC- KT. Ngoài 8 cán bộ kế toán tập trung còn có 9 người nữa nằm ở các đội, xí nghiệp, chủ nhiệm công trình Kế toán tiền mặt và thanh toánh công nợ phải trả KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán đội, xí nghiệp, chủ nhiệm công trình Kế toán vật tư và TSCĐ Kế toán tiền lương và chi phí đền bù Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu Kế toán tổng hợp Kế toán phụ trách khối miền Nam Thủ quỹ - Thủ quĩ - Kế toán theo dõi hoạt động của khối miền Nam: Trong năm 2001-2002 công ty đã thực hiện tổ chức một khối công xây lắp tại thành phố Hồ Chí Minh và khối nay đang thực hiện hạch toán phụ thuộc theo công ty. Nhưng do khối lượng công việc ngày càng lớn nên xu hướng trong năm tới công ty sẽ tách khối này ra tiến hành hạch toán độc lập để phù hợp với nhu cầu mới của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo được tính khả thi của chế độ kế toán trong thực tiễn hoạt động của công ty, giúp cho việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên góc độ tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức một bộ máy kế toán như trên đảm bảo nguyên tắc tối thiểu và không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong phân công kế toán 2.2.2. Đặc điểm tổ chức hình thức kế toán tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội. - Phương pháp tính khấu hao:phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được xác định phù hợp với QĐ số 166/1999/QĐ ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 của năm - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:Phương pháp kê khai thường xuyên - Đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp: Nhập trước xuất trước. - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Đồng tiền sử dụng để hạch toán ghi sổ là :VNĐ Xuất phát từ đặc trưng đó là ngành xây dựng cơ bản cần có một chế độ hạch toán phù hợp không thể áp dụng y nguyên chế độ kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Đáp ứng được yều cầu nên công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành Theo QĐ số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính về chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. Hệ thống chứng từ kế toán và sổ kế toán công ty sử dụng theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất yêu cầu của quản lý, công ty đã áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ” để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mọi nhiệm vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp. Sổ kế toán tổng hợp: sổ cái TK Sổ chi tiết: sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết vật tư, Đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng các sổ chi tiết TK621, Tk622, Tk623, TK627,và các sổ cái của các TK này, ngoài ra kế toán còn sử dụng các bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành công trình hạng mục công trình, thẻ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp và các bảng kê chứng từ, bảng tính tổng hợp tiền lương, bảng kê xuất vật tư... tất cả đều được sử dụng phục vụ theo dõi công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và quản lý các chi phí đó để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. Kể từ khi cổ phần công ty, để giúp cho mọi hoạt động của công ty có hiệu quả hơn công ty đã ứng dụng tin học vào công tác kế toán. Hiện nay phòng kế toán của công ty đang dùng phần mềm kế toán ENTER® Professional Accounting của công ty Hỗ trợ – Tư vấn và phát triển công nghệ - SND. Từ khi đưa tin học vào công tác kế toán của công ty, công việc tập hợp, xử lý chứng từ và ghi sổ được linh hoạt nhanh gọn, chính xác hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn khi khối lượng công tác xây lắp ngày càng lớn và khó xử lý hơn. - Quy trình tổ chức hệ thống kế toán luân chuyển chứng từ: + Khi công trình đã được ký kết với chủ đầu tư, ban giám đốc căn cứ vào năng lực của các đội, các chủ nhiệm công trình hay xí nghiệp xây lắp mà giao cho tổ đội để thi công, khi đó chủ nhiệm công trình sẽ được tạm ứng( tạm ứng vật tư, thiết bị, tạm ứng tiền nếu vật tư, thiết bị mua ngoài, và trả tiền thuê nhân công). Thực tế khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tê ở công trường, cán bộ kinh tế của các đội, xí nghiệp, khối chủ nhiệm công trình ghi chép, phân loại chi phí, tập hợp chứng từ, lập báo cáo thi công gửi về phòng kế toán công ty + Khi nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán kiểm tra, đối chiếu với khoản dự toán chi phí trong “Giấy đề nghị tạm ứng” đã được phê duyệt đầu kỳ. Sau khi được chấp nhận, kế toán phần hành căn cứ vào số liệu trên các chứng từ gốc để ghi các sổ chi tiết. Cuối quý hoặc khi công trình hoàn thành, kế toán lập bảng tập hợp chi phí và tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra đối chiếu( hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc đã được kiểm tra đối chiếu, hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại) kế toán lập chứng từ ghi sổ, bảng kê chứng từ, từ bảng kê chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái các tài khoản. Các chứng từ gốc sau khi được làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ sẽ được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối quý hoặc khi công trình hoàn thành, kế toán khoá sổ kế toán và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ để vào bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành cho từng công trình. Đồng thời số liệu trên chứng từ gốc cũng được sử dụng để lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, bảng kê chứng từ, kê toán vào sổ cái TK621,TK 622, TK623, TK627, Tk154. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái với số liệu trên sổ thẻ kế toán chi tiết và bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo tài chính. Ngay từ khi tiến hành công tác tập hợp chứng từ gốc, kế toán xử lý theo từng nội dung của các nghiệp vụ phát sinh bằng cách nhập liệu vào màn hình kế toán theo từng công trình nơi phát sinh các chi phí đó, sau đó đến cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành, kế toán từng phần hành liên quan đến các khoản mục chi phí tập hợp thực hiện lập bảng, tính toán vào sổ và kết chuyển các chi phí tập hợp được vào sổ cái và kế toán tổng hợp dựa trên các sổ, bảng kê chứng từ của các phần hành khác tính giá thành cho công trình, hạng mục công trình. 2.3. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI. 2.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây lắp và sản phẩm xây lắp, các sản phẩm thường rất phức tạp, thời gian thi công dài. Hơn nữa việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà Nước, việc các doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp khoán sản phẩm xây lắp đã đem lại nhiều hiệu quả trong cả khâu quản lý lẫn khâu sản xuất thi công. Việc khoán sản phẩm xây lắp tuỳ theo điều kiện thực tế của các đơn vị và loại công trình để vận dụng hình thức khoán phù hợp, cụ thể là có hai hình thức khoán đang được áp dụng đó là khoán gọn công trình và khoán theo từng khoản mục chi phí. - Hình thức khoán gọn thực chất là đơn vị giao khoán khoán toàn bộ chi phí cho bên nhận khoán. Khi công trình hoàn thành bàn giao, công ty hay là bên giao khoán quyết toán toàn bộ giá trị công trình, hạng mục công trình - Hình thức khoán theo từng khoản mục chi phí: đơn vị giao khoán sẽ khoán những khoản mục chi phí khi thoả thuận với bên nhận khoán. Bên nhận khoán chi chịu trách nhiệm đối với những khoản mục chi phí thực tế nhận khoán, bên giao khoán phải kiểm tra giám sát về kỹ thuật về chất lượng công trình Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội tuy mới cổ phần được 2 năm nhưng là một công ty năng động, linh hoạt thích ứng với cơ chế quản lý mới của Đảng và Nhà nước, và do công ty có công trình phân tán ở nhiều địa phương trong cả nước nên công ty đã giao khoán công trình cho các đội, các chủ nhiệm công trình hay các xí nghiệp xây lắp. Hiện nay công ty có 2 đội xây lắp , 18 chủ nhiệm công trình và 1 xí nghiệp xây lắp phía Nam, 1 xí nghiệp thiết kế và một xưởng cơ khí. Khi trúng thầu, Ban giám đốc sẽ căn cứ vào năng lực của từng đội, của các chủ nhiệm công trình, hay xí nghiệp mà giao công trình theo hình thức khoán gọn với toàn bộ giá trị dự toán của từng công trình. Sau đó các đội, chủ nhiệm công trình hay xí nghiệp được công ty giao một phần tài sản, máy móc thiết bị, đơn vị được giao phải lập kế hoạch về vật tư, về tiền vốn trình lên giám đốc, nếu giám đốc phê duyệt đơn vị có thể được tạm ứng qua tài khoản 141, khi có “giấy xin lĩnh vật tư”, hay có báo cáo về nhu cầu vật liệu mua ngoài, đơn vị nhận khoán phải xin giám đốc và sau đó phải nộp lại cho phòng kế toán để phòng kiểm tra và đối chiếu khi thực tế có phát sinh, tối đa không được vượt dự toán công trình. Đơn vị giao khoán phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp kế toán sử dụng các tài khoản: TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công”, TK 627 “ chi phí sản xuất chung”, TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. 2.3.2. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội. 2.3.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty . Do tính chất quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, đơn vị thi công là các công trường, đơn vị tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình xây lắp hoàn thành bàn giao. Đối với công trình cáp: thông thường đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình. Tuy nhiên có những công trình lớn hach toán rất phức tạp vì vậy trong khi thi công các đội phải chia thành các hạng mục công trình: cáp chôn, cáp treo, cáp sợi quang. Đối với công trình xây dựng hệ thống cột anten (cột vi ba) thông thường chia thành các hạng mục công trình: xây dựng cột anten tổ chức nghiệm thu qui cách có đúng theo thiết kế được duyệt không, sau đó lắp đặt thiết bị sau khi công trình hoàn thành mới tổng hợp chi phí toàn công trình. Kế toán mở sổ chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao. Chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp theo khoản mục giá thành, dự toán xây lắp được lập theo từng hạng mục công trình, phân tích theo các khoản mục chi phí, xác định đối tượng tập hợp chi phí là cơ sở để tính toán giá thành của các công trình, hạng mục công trình. Từ đó xác định kết quả kinh doanh ở từng công trình. Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện luôn xác định giá trị dự toán trước khi khởi công công trình. dự toán này sẽ do phòng kế hoạch của công ty lập để công ty mang đi dự thầu. Nếu công ty trúng thầu thi chi phí dự toán cho công trình, hạng mục công trình cũng là giá trị xây lắp kế hoạch của công ty. Tuy nhiên công ty lại không theo dõi chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh của từng khoản mục so với giá trị dự toán của các khoản mục tương ứng đã được lập từ trước khi thi công. Vì thế mà chất lượng thông tin kế toán phục vụ công tác quản trị chi phí và giá thành chưa cao. Các đội trưởng, các chủ nhiệm công trình, giám đốc xí nghiệp trên cơ sở giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình do công ty giao mà lập kế hoạch cung ứng vật liệu, huy động nhân lực cũng như máy móc và vốn lưu động để quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi theo đúng dự toán thiết kế và tiến độ thi công. Vì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các sản phẩm xây lắp rất phức tạp nên để có thể tìm hiểu thực tế về công tác này của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện em đã chọn công trình: Hệ thống thông tin cáp sợi quang Hà Nội - Điện Biên Phủ; hạng mục: Lắp đặt đoan tuyến cáp quang Sơn La – Bình Thuận để minh hoạ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Như vậy hiện nay, tại công ty đã thực hiên giao khoán công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx18 KT1-226.docx
Tài liệu liên quan