Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất

Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất: Lời mở đầu: Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đàng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Việt nam đang lỗ lực để tham gia các tổ chức kinh tế như AFTA và WTO. Điều này có ý nghĩa làđặt ra cho Việt Nam những trước những thách thức phải mở cửa cho nướcngoài vào đầu tư ở một số nghành. Để tồn tại và phát triển được trong khu vực thị trường có sự cạnh tranh giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp nói chung là sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong đIều kiện đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được đầy đủ tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Việt nam nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển ,do đó công việc chuyển giao công nghệ từ nứơc phát triển về Việt Nam có nhiều thuận lợi và sinh lợi nhuận. Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất (CIRI) luôn đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, cơ hội chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam sẽ tạo lợi nhuận và sức phát triển cho do...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu: Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đàng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Việt nam đang lỗ lực để tham gia các tổ chức kinh tế như AFTA và WTO. Điều này có ý nghĩa làđặt ra cho Việt Nam những trước những thách thức phải mở cửa cho nướcngoài vào đầu tư ở một số nghành. Để tồn tại và phát triển được trong khu vực thị trường có sự cạnh tranh giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp nói chung là sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong đIều kiện đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được đầy đủ tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Việt nam nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển ,do đó công việc chuyển giao công nghệ từ nứơc phát triển về Việt Nam có nhiều thuận lợi và sinh lợi nhuận. Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất (CIRI) luôn đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, cơ hội chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam sẽ tạo lợi nhuận và sức phát triển cho doanh nghiệp . Cũng như các doanh nghiệp khác CIRI luôn xác định không ngừng vươn lên và chấp nhận cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế thị trường với khái niệm “nhất vệ tinh, nhất thân vinh” trong khu vực và quốc tế để chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế AFTA và WTO. CIRI sằn sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước luôn tìm tiếng nói chung với các đối tác trên cớ sở bình đẳng đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh . CIRI cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất khác khi tiến hành sản xuất đều phải có nguyên vật liệu là cơ sở để sản xuất nếu thiếu nó sẽ như con người sống thiếu lương thực. Nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên việc phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển có lãi được. Muốn vậy ngoài máy móc kỹ thuật hiện đại thì nguyên vật liệu phải cung cấp đầy đủ phù hợp, khoa học, hợp lý. Kế toán nguyên vật liệu là công cụ sắc bén để hạch toán chính xác tình hình xuất nhập nguyên vật liệu để phục vụ kịp thời sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm bền đẹp giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường . Sau thời gian ngắn thực tập tại công ty tôi thấy tổ chức công tác kế toán của công ty cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty tuy đã tương đối tốt và hoàn thiện xong em còn thấy có một số tồn tại cần hoàn thiện vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Quan hệ Quốc tế đầu tư sản xuất”. Phần 2: Kết cấu chung. Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp. I.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. I.1.1. Đặc đIểm vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là thứ mà con người bằng sức lao động của mìnhđã tác động vào nó để thay đổi nó thành sản phẩm có ích cho con người. Khác với TSCĐ, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, về mặt hiện vật không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, về mặt giá trị thì gía trị nguyên vật liệu được dịch chuyển một lần toàn bộ vào trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm và gía trị nguyên vật liệu là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh . Từ đặc điểm cơ bản của NVL ta có thể thấy được vị trí quan trọng của nó trong quá trình sản xuất nó là cơ sở vật chất để tạo ra sản phẩm mới .Do đó kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo đầy đủ kịp thời . Mặt khác chất lượng sản phẩm có được đảm bảo hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu bởi vì nguyên vật liệu là thực thể cấu thành nên sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Ví dụ: giá thành sản phẩm cơ khí chiếm tỷ trọng 50%-60%, trong công nghiệp chế biến chiếm 80%, trong công nghiệp nhẹ chiếm 70%. Qua đó thấy việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vậy phải quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ ở tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản, sử dụng nhằm hạ thấp chi phí giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Vậy có thể nói nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu về cả số lượng, chủng loại , gía cả và chất lượng.Trong quá trình quản lý để kịp thời cung cấp được đồng bộ nguyên vật liệu ngăn ngừa làm hư hỏng mất mát, thất thoát nguyên vật liệu do đó kế toán nguyên vật liệu là không thể thiếu đựơc. I.1.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu . Quản lý nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu được trong bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau, quy mồ doanh nghiệp khác nhau nên mức độ phương pháp quản lý NVL cũng khác nhau. Muốn hạ được giá thành tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu đó là yếu tố khách quan và cũng là yêu cầu trong kinh doanh của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm đem lại những hiệu quả kình tế cao giúp các doanh nghiệp trong nước không những tồn tại và phát triển được mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu xã hội ngày càng tăng do đó khối lượng sản xuất công nghiệp và các nghành kinh tế quốc dân khác cũng tăng theo. Trong điều kiện nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nguyên vật liệu cả về số lượng chất lượng. Nên một số nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài vào do trong nước chưa tự sản xuất được. Việc nhập nguyên vật liệu lại gặp rất nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp. Trong điều kiện xuất khẩu không cân đối( nhập siêu) thì việc quản lý nguyên vật liệu lại càng phải chặt chẽ tận dụng tối đa, triệt để, tiết kiệm. Nền kinh tế nước ta hiện nay chưa phát triển , nguồn cung cấp nguyên vật liệu chưa dồi dào, chưa ổn định do đó yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu càng trở lên khó khăn phức tạp, phải quản lý NVL ở tất cả các khâu, thu mua, bảo quản đến sử dụng. ở khâu thu mua: Mỗi loại nguyên vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng khác nhau, và tỷ lệ hao mòn trong quá trình sản xuất cũng khác nhau do đó khi thu mua nguyên vật liệu phải sao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, tránh mua thừa NVL này mà NVL cần dùng thì lại thiếu. Tiếp đó là phẩm chất NVL phải tốt, giá cả phải phù hợp, chỉ cho phép hao hụt trong định mức, đặc biệt phải quan tâm đến chi phí thu mua, nơi mua giúp hạ được chi phí. Tránh trường hợp mua sai nguyên vật liệu và mua nguyên vật liệu với giá cả cao, chất lượng lại không đảm bảo dẫn đến tăng chi phí . ở khâu bảo quản : Phải đảm bảo theo đúng quy định của từng nguyên vật liệu, phải tổ chức xắp xếp những nguyên vật liệu có cùng tính chất lý hoá giống nhau ở cùng một nơi riêng, tránh tình trạng để lẫn vào nhau gây ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Để đảm bảo được điều này thì phải tổ chức tốt hệ thống kho tàng bến bãi sao cho hợp ký giúp dễ dàng vận chuyển thuận tiện cho việc nhập kho xúât kho và kiểm tra. Các thiết bị để vận chuyển bảo quản nguyên vật liệu phải đúng tiêu chuẩn giúp nguyên vật liệu không bị hư hại trong quá trình dự trữ tại kho. ở khâu dự trữ: ở khâu này đòi hỏi phải xác định được mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách chính xác do tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu là rất lớn trong tổng chi phí. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm, uy tín sản phẩm, hình ảnh mẫu mã trên thị trường phải đặt lên hàng đầu, không được tiết kiệm nguyên vật liệu quá định mức cho phép .Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất khác nhau, sản xuất các loại sản phẩm khác nhau nên việc sử dụng nguyên vật liệu cũng khác nhau, phải sử dụng đúng loại nguyên vật liệu phải vận dụng linh hoạt giữa khâu quản lý và sử dụng đúng nguyên vật liệu của doanh nghiệp mình không dập khuôn máy móc. Mỗi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ NVL như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp mình cũng là để tránh tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều hoặc không đủ dẫn đến thiếu NVL làm gián đoạn quá trình sản xuất . Tóm lại: Chi phí nguyên vật liệu là khoản chi phí rất lớn thuộc tài sản lưu động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh. Nên việc quản lý nguyên vật liệu là một khâu quan trọng trong công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp, vậy phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu. I.1.3 Nhiệm vụ của kế toán. Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý kinh tế tài chínhở các doanh nghiệp trong đó kế toán nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu . Kế toán nguyên vật liệu giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình vật tư để chỉ đạo sản xuất . Hạch toán nguyên vật liệu có phản ánh đầy đủ kịp thời số liệu thì lãnh đạo mới nắm được đầy đủ toàn diện quá trình thu mua nhập xuất và dự trữ nguyên vật liệu. Tính chính xác của kế toán này lại ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác tính gía thành, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu và từ vị trí của kế toán trong công tác quản lý kinh tế tài chính nói chung và quản lý nguyên vật liệu nói riêng ta thấy vai trò của kế toán thể hiện qua các điểm sau. -Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua bảo quản, tình hình nhập xuất và tồn kho.Tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu mua về nhập kho của doanh nghiệp , kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua về các mặt số lượng, chủng loại, giá cả… nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. -áp dụng đúng đắn các phương pháp kỹ thuật hạch toán nguyên vật liệu hướng dẫn kiểm tra các bộ phận đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu( lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở sổ kế toán, thẻ kế tóan chi tiết…), thực hiện hạch toán đúng phương phá , quy định nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý kế toán, trong phạm vi nghành kình tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu, kiểm tra tình hình xuất nhập để kịp thời phát hiện và đề ra các biện pháp xử lý. Tính toán và xác định chính xác số lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, giúp lập được một định mức tiêu hao NVL phù hợp với từng doanh nghiệp. Tham gia kiểm tra đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ nhà nước đã quy định, lập báo cáo vật tư tiến hành phân tích tình hình thu mua, quản lý , sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và giảm được chi phí toàn bộ . I.1.4. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu . Trong các doanh nghiệp khác nhau thì quy trình sản xuất cũng khác nhau do đó mồ hình tổ chức bộ máy kế toán cũng khác nhau xuất phát từ vị trí và vai trò của kế toán ta có thể khẳng định kế toán nguyên vật liệu là không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất, bởi thiếu phần hành kế toán này cũng như con người thiếu các bộ phận trên cơ thể, do đó cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu Thông qua kế toán NVL giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt nguyên vật liệu đáp ứng đầy đủ cho sản xuất. Vậy kế toán nguyên vật liệu đã đảm bảo yêu cầu quản lý cả về mặt hiện vặt và giá trị . Kế toán còn giúp tính toán xác định được chi phí NVL phục vụ cho việc hạch toán tính giá thành. Kế toán nguyên vật liệu giúp cho công tác lập kế hoạch tiết kiệm chi phí hạ giá thành, tăng tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệ , góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tăng hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường . Chính vì thế việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu và không ngừng hoàn thiện củng cố nâng cao hơn nữa để tạo sự phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tình hình chung của nền kinh tế. Do nhu cầu xã hội là phong phú đa dạng và ngày càng nâng cao đòi hỏi cung cấp nhiều sản phẩm có chất lượng do đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sẽ có nhiều loại, nhóm, số lượng cũng lớn vậy doanh nghiệp phải lập được danh đIểm vật tư để giúp cho việc hạch toán sử dụng được khoa học. Phải phân loại nguyên vật liệu theo tính chât lý hoá khác nhau để có kế hoạch bảo quảnxử lý cho phù hợp. Kế toán nguyên vật liệu phải có sự liên kết chặt chẽ với tất cả các phòng ban , các bộ phận trong đơn vị giúp nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác thu mua, xuất nhập, bảo quản, dự trữ . Vậy kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng phảI được đào tạo và trang bị đầy đủ về tay nghề và trình độ chuyên môn . Vậy việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu góp phần xây dựng lên văn hoá doanh nghiệp . I.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu . I.2.1. Phân loại. Trong mỗi doanh nghiệp do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, và mỗi loại lại có tính chất lý hoá khác nhau do đó phải phân loại vật tư. Việc phân loại vật tư là cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng giúp quản lý và có tổ chức việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho quản trị doanh nghiệp . Phân loại nguyên vật liệu giúp biết loại nào được dùng để sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào là phù hợp. Nó còn giúp kế toán hạch toán được nguồn cung cấpcho phù hợp về giá cả, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển giúp tính toán được chính xác giá vốn nhập kho . Phân loại nguyên vật liệu thông qua việc lập danh điểm vật tư, mã hoá vật tư được sử dụng thống nhất giữa tất cả các bộ phận liên quan trong toàn doanh nghiệp nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý và sử dụng vật tư của toàn doanh nghiệp .Vậy việc phân loại vật tư là hết sức quan trọng và cần thiết trong hầu hết các doanh nghiệp *Phương pháp phân loại, nội dung phân loại và tác dụng của cách phân loại đó. 1. Phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị. - N V L chính là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm ,nó chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi phí sản phẩm . Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng các loại vật tư khác nhau, vậy nguyên vật liệu có thễ coi là nguyên vật liệu chính ở doanh nghiệp này nhưng lại là NVL phụ ở doanh nghiệp khác. Do đó các doanh nghiệp khác nhau thì cũng có các cách phân loại khác nhau. Ví dụ: Trong cácdoanh nghiệp cơ khí thì nguyên vật liệu chính là sắt, thép, gang, đồng… Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì NVL chính là đường , bột, trứng… Doanh nghiệp sản xuất mía đường thì nguyên vật liệu chính lại là mía. Vật liệu phụ là những vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ dụng cụ hoạt động bình thường . Ví dụ: Trong các doanh nghiệp dệt vải thì thuốc tấy thuốc nhuộm là nguyên vật liệu phụ giúp tăng giá trị của sản phẩm. Trong các doanh nghiệp cơ khí thì dẻ lau, dầu nhớt cũng là vật liệu phụ giúp bảo dưỡng duy trì hoạt động của máy móc . -Nhiên liệu là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như xăng, dầu, than, củi, ga... Phụ tùng thay thế là những loại phụ tùng chi tiết được thay thế để sửa chữa các máy móc thiết bị,phương tiện vận tải… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm vật liệu, thiết bị, công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng trong công tác xây dựng cơ bản như giàn, ráo, côt pha… Vật liệu khác: là các loại vật liệu chưa được xếp vào các loại vật liệu trên, thường là các phế liệu thu hồi sau khi thanh lý tài sản, hay vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất. Tác dụng của cách phân loại này là cơ sở để xác định được mức tiêu hao , định mức dự trữ cho từng loại từng thứ vật tư, là cơ sở để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của doanh nghiệp, giúp cho việc hạch toán chi phí . Căn cứ vào nguồn hình thành. -Nguyên vật liệu được nhập từ bên ngoài: là những nguyên vật liệu do mua ngoài,hoặc do nhận góp vốn liên doanh, được biếu tặng , được cấp. -Nguyên vật liệu nhập do tự chế: là do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc gia công chế biến. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất chè có tổ đội sản xuất và trồng chè, tự cung cấp chè tươi cho bộ phận chế biến để sản xuất chè khô và chè xuất khẩu. Tác dụng: giúp doanh nghiệp lập được kế hoạch thu mua nguyên vật liệu từ các nguồn khác nhau với giá cả phù hợp hoặc lập được kế hoạch sản suất, chế biến Việc phân loại nguyên vật liệu nay là cơ sở để hạch toán xác định gía trị vốn thức tế nhập kho. II.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị nguyên vật liệu ở những thời đIểm nhất định theo nguyên tắc quy định. Ví dụ: đánh giá nguyên vật liệu ở thời đIểm nhập kho, xuất kho, tồn kho. 1. Nguyên tắc chuẩn mực kế toán áp dụng . -Nguyên tắc giá gốc( chuẩn mực 02- hàng tồn kho). Nguyên vật liệu đánh gía theo giá gốc, giá gốc hay còn gọi là giá vốn thực tế, đó là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại . -Nguyên tắc thận trọng:nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc nhưng trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện đựơc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được . Giá trị thùân có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm, là chi phí ước tính cho việc tiêu thụ chúng . Thực hiện nguyên tắc này bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho qua hai chỉ tiêu: trị giá vốn thực tế và dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Nguyên tắc nhất quán :. Các phương pháp kế toán áp dụng để đánh giá vật tư phảI được đảm bảo nhất quán tức là kế toán lựa chọn phương pháp nào thì phảI nhất quán trong niên độ kế toán đó. Nếu doanh nghiệp thay đổi phương pháp thì phảI trình bày lý do và phảI cung cấp thôn g tin đầy đủ , hợp lý , trung thực. Sự hình thành trị gía vốn thực tế của nguyên vật liệu ở các thời điểm. ở thời điểm mua thì xácđịnh trị giá vốn thực tế của vật liệu mua, ở thời điểm nhập kho thì xác định trí giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho . Việc đánh giá giá trị nguyên vật liệu nhằm mục đích xác định được chính xác giá trị nguyên vật liệu ở từng thời điểm theo yêu cầu . Ví dụ việc đánh giá giá trị nguyên vật liệu ởi thời điểm nhập kho giúp tính được chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu giúp cho viêc tính toán được chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ .Tính được giá trị NVL trong kho là bao nhiêu có thể biết được số vốn lưu động hiện có của doanh nghiệp là bao nhiêu. Việc xác định được trị giá nguyên vật liệu xuất kho giúp việc xác định được chi phí sản xuất bỏ ra trong kỳ là bao nhiêu và nó còn phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra việc đánh giá nguyên vật liệu còn giúp cho công tác lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch dự phòng giảm giá nguyên vật liệu . Nội dung đánh giá NVL . Xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo từng nguồn nhập. Nhập do tự mua ngoài Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồmgiá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản, các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu trừ đi các khoản triết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm chất. Nếu mua nguyên vật liệu sử dụng cho đối tượng không chịu thuế VAT, nộp VAT theo phương pháp khấu trừ hoặc dùng cho phúc lợi dự án thì giá bao gồm cả VAT. - Nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn nhập kho là giá thành sản xuất hay tự gia công chế biến. -Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến . Giá trị nhập kho là giá vốn thực tế vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến cộng với chi phí thuê gia công chế biến. -Nhập kho do nhận góp vốn liên doanh . Trí giá vốn thực tế nhập kho là giá do hội đồng liên doanh đánh giá cộng với chi phí đưa về nhập kho. -Nhập kho do được cấp, biếu tặng. Giá trị vốn nhập kho là giá ghi trên hợp đồng giao nhận cộng với một số các chi phí khác phát sinh. 2.2. Xác định trị giá vốn thực tế xuất kho. N V L được nhập từ nhiều nguồn khác nhau , ở các thời điểm khác nhau nên có giá trị cũng khác nhau . Khi xuất kho nguyên vật liệu tuỳ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, yêu cầu trình độ quản lý , phương tiện máy móc ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho cũng khác nhau . *Phương pháp tính theo giá đích danh. Theo phương pháp này khi xuất kho nguyên vật liệu thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho . *Phương pháp bình quân gia quyền . TGNVL tồn kho đầu kỳ+TGNVL thực tế nhập trong kỳ Đơn giá bình quân gia quyền Trị gía vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền . = Số lượng NVL tồn đầu kỳ+số lượng NVL nhập trong kỳ Đơn giá bình quân thường được tính cho từng thứ vật tư. -Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ gọi là giá bình quân cố định. - -Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập gọi là đơn giá bình quân di động, *Phương pháp nhập trước, xuất trước . phương pháp này dựa trên giả định nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất trước và theo đơn giá nhập đó . Do đó trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được căncứ vào đơn giá của những lần nhập sau cùng. *Phương pháp nhập sau, xuất trước . Phương pháp này dựa trên giả định nguyên vật liệu nào được nhập sau thì sẽ được xuất trước và căn cứ vào đơn giá của lần nhập đó. Do vậy giá trị vốn thực tế của nguyên vật liệu còn tồn kho cuối kỳ căn cứ vào đơn giá của những lần nhập đầu tiên . . I.3. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu Khâu sản xuất là một trong những khâu cơ bản của quắ trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu lại là yếu tố cơ bản của khâu sản xuất. Để cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình nhập , xuất , tồn kho nguyên vật liệu theo từng nơI bảo quản, sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị thì nhất thiết phảI tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu. I.3.1 Kế tóan chi tiết nguyên vật liệu . Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán chi tiết bằng cách kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị , các doanh nghiệp phảI tổ chức lập hệ thống chứng từ , mở các sổ chi tiết và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu . Đầu tiên kế toán phảI lập chứng từ một cách hợp lý đầy đủ chính xác theo đúng chế độ quy định , là cơ sở để ghi chép thẻ kho, trên sổ kế toán nhằm thực hiệnquản lý có hiệu quả nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh . Chứng từ kế toán sử dụng . Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ1141/TC/QĐ/CĐKT ngay 1/11/1995 của Bộ Trưởng Bộ TàI Chính chứng từ kế toán nguyên vật liệu gồm: -Phiếu nhập kho(mẫu 01-VT). -Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT). -phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT). -Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá( mẫu 08-VT). -hoá đơn giá trị gia tăng (MS 01 GTKT-2LN). -hoá đơn bán hàng (MS02 GTKT-2LN). -hóa đơn cứơc vận chuyển (MS 03 –BH). Yêu cầu chứng từ phảI lập đầy đủ theo quy định về mẫu biể u, nội dung, phương pháp lập, người lập chứng từ phảI chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,chứng từ phảI được sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, ngoàI ra các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn như: -phiếu xuất nhập vật tư theo hạn mức(MS 04- VT). -Biên bản kiểm nghiệm(Ms05- VT). -Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (MS 07-VT). Các phương pháp kế toán chi tiết . *Phương pháp ghi thẻ song song . -ở kho: thủ kho sẽ dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được chứng từ nhập xuất kho vật tư thủ kho phải chỉ ra tính hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi số thực nhận thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối kỳ tính toán số còn lại cuối kỳ ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi chứng từ nhập xuất đã phân loại cho kế tóan. -ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ và thẻ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập xuất nguyên vật liệu theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng kế toán lập bảng kê xuất nhập tồn sau đó đối chiếu sổ kế tóan chi tiếtvới thẻ kho. Đối chiếu số liệu trên dòng xuất, nhập, tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và đối chiếu số liệu kế toán trên sổ kế toán chi tiết với tài liệu kế toán thực tế . Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Ghi cuối tháng đối chiếu hàng tháng Ghi hàng ngày Sổ kế toán tổng hợp Bảng kê xuất nhập tồn Sổ kế toán chi tiết *Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển. ở kho :Thủ kho dùng thẻ kho hàng ngày nếu có nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu thì thủ kho phảI ghi chép đầy đủ về số lượng . ở phòng kế toán thì định kỳ sau nhận được chứng từ xuất, nhập từ thủ kho kế toán sẽ hoàn thiện chứng từ sau đó tổng hợp tất cả các chứng từ nhập, xuất vật tư theo từng nhóm loại để lập bảng kê xuất nhập tồn. Sổ đối chiếu luân chuyển được kế toán lập cho cả năm và được ghi vào cuối mỗi thấng. Sổ được theo dõi cả về số lượng và số tiền, mỗi thứ nguyên vật liệu được ghi một dòng. Kế toán phảI đối chiếu số liệu trên sổ kế toán , sổ đối chiếu luân chuyển và trên thẻ kho. Thẻ kho Phiếu xuất Phiếu nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng kê nhập Ghi cúôi tháng Ghi hàng ngày Sổ kế toán tổng hợp *phương pháp ghi sổ số dư. ở kho: thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi khối lượng nhập, xuất, cuối tháng phảI ghi số liệu vào sổ số dư để có số liệu tồn cuối tháng cho từng thứ vật tư. Sổ số dư được mở cho cả năm . Phòng kế toán : Định kỳ kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập, xuất sau đó phải ký xác nhận vào từng thẻ kho và từng phiếu giao nhận chứng từ. Tại phòng kế toán thì kế toán phải tiến hành hoàn chỉnh chứng từ sau đó tổng hợp giá trị nguyên vật liệu theo từng nhóm loại xuất nhập để ghi vào cột thành tiền của phiếu giao nhận. Số liệu thành tiền trên phiếu giao nhận chứng từ được ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn .Thủ kho phải chuyển sổ số dư sau khi có sổ ssố dư kế toán căn cứ vào cột số dư về số lượng và đơn giá của từng nguyên vật liệu tương ứng để ghi vào cột số dư bằng tiền . ưu điểm: của phương pháp này giảm khối lượng ghi chép so với hai phương pháp trên, kế toán thực hiện kiểm tra thường xuyên hơn công việc của thủ kho , công việc được thực hiện đều đặn trong tháng. Nhược điểm : kế toán chưa theo dõi được chi tiết đến từng thứ vật tư , việc kiểm tra phát hiện nhầm lẫn sai sót giữa thủ kho và phòng kế toán vẫn còn phức tạp . áp dụng: với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, nguyên vật liệu thường xuyên nhập xuất và có áp dụng phần mềm kế toán . Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ xuất Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Bảng luỹ kế xuất Bảng luỹ kế nhập Sổ kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng đối chiếu hàng ngày I.3.2. Kế toán tổng hợp . Phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho xuất kho, tồn kho của nguyên vật liệu trên tài khoản kế toán hàng tồn kho. Việc xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp khác nhau, và trị giá vốn được ghi trên tàI khoản sổ kế toán được xác định ở bất cứ thời đIểm nào trong kỳ kế toán . Tài khoản sử dụng tài khoản 152 (Nguyên vật liệu). Tài khoản 152 được mở chi tiết cho từng thứ nguyên vật liệu như: TK152.1;TK152.2….. Sơ đồ kế toán nhập xuất nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tk 111,112,114,331 Tk 133 Vat khấu trừ NVL xuất kho cho vay tạm thời Tk 136,138.1,138.8 Giá trị NVL đem góp vốn liên doanh Tk 128,222 Giá trị NVL tính vào các chi phí Thuê ngoài gia công chế biến Xuất nvl để tự chế , Tk 154 Tk 632,157 NVL xuất bán trực tiếp , gửu bán Tk 627,641,642 NVL xuất trực tiếp cho chế tao sản phẩm Tk 621 NVL phát hiện thừa kiểm kê Tk 338.1 Vốn liên doanh NVL nhập kho từ góp Tk 128,222 Gia công NVL nhập kho do tự chế Tk 154 Nhận góp vốn liên doanh Tk 411 Nhập kho hàng đi đường kỳ trước Tk 151 Thuế nhập khẩu NVL Tk333.3 Gt NVL nhập kho do mua ngoài Tổng giá thanh toán Tk 152 2. Phương pháp kiểm kê định kỳ. Là phương pháp kế tóan không tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ xuất nhập kho. Giá trị vốn thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ cuối kỳ mới được phản ánh vào tài khoản hàng tồn kho . Giá trị vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập , xuất kho trong kỳ được phản ánh trên tàI khoản mua hàng . Việc xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho không căn cứ vào số lượng trong chứng từ xuất nhập mà căn cứ vào số lượng kiểm kê cuối kỳ. GTNVL tồn cuối kỳ GTNVL nhập trong kỳ Giá trị NVL tồn đầu kỳ = Giá trị NVL xuất kho - + GT NVL tồn đầu kỳ đang đi TK 151,152 TK611 Cuối kỳ kết chuyển gt nvl gtGTNVL Tk 151,152 đường được kết chuyển Tk333 Tồn kho đang đi đường Tk11,112,331 Thuế nhập khẩu NVL Nvl đem góp vốn liên doanh Tk128,222 Nvl đem xuất bán trực tiếp Tk632 Các chi phí Gt nvl tính vào Tk621,627,641,642 Gt nvl được giảm trừ,khi mua NVL nhập do tự chế,thuê gia công Tk631 Nhận góp vốn liên doanh , đươc tặng Tk411,711 Nhập do mua ngoài VAT được khấu trừ Tk 133 Tổng thanh toán Tk111,112,3311 I.3.3. Hệ thống sổ kế toán . Các doanh nghiệp khác nhau thì áp dụng hình thức kế toán khác nhau có thể là: Nhật ký sổ cái, nhật ký ghi sổ, nhật ký chứng từ, nhật ký chung… Ví dụ: trong hình thức nhật ký chứng từ thì sử dụng các sổ kế toán : -Sổ chi tiết số 2 (sổ TK 331-phải trả người bán) sổ chi tiết số 2 được mở chi tiết cho từng người bán hoặc chung cho từng khách hàng không thường xuyên. Việc ghi sổ chứng từ số 2 theo nguyên tắc mỗi hoá đơn chứng từ ghi một dòngtheo thứ tự thời gian mà nó về phòng kế toán và phải theo dõi cho đến khi xong hoá đơn chứng từ đó. Cuối tháng tiến hành cộng số theo từng người bán , từng tờ sổ để có số liệu ghi nhật ký chứng từ số 5. -Nhật ký chứng từ số 5 ( ghi có TK331). Nó phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp và người cung ứng vật tư việc ghi vào sổ kế toán này được ghi vào cuối tháng và mỗi người bán được ghi một dòng. Cuối tháng tiến hành cộng sổ đối chiếu ssố liệu với sổ cáI tàI khoản 152. bảng tổng hợp nhập xuất tồn , phản ánh tổng quát giá trị nguyên vật liệu đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ. ngoài ra còn có thể có bảng kê số 4,5. Sổ cái TK152 Chương 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất(CIRI). II.1. Đặc đIểm sản xuất kình doanh, quản ký sản xuất kinh doanh . II.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. CIRI là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8- Bộ giao thông vận tải được thành lập theo quyết định số 2030/2001/QĐ/BGTVTngày 26/6/2001 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải trên cơ sở chuyển đổi trung tâm quan hệ quốc tế và đầu tư. Có trụ sở chính: 508, đường Trường chinh - Đống Đa-HàNội. Đ thoại: 8533410 FAX:5631780 Tên giao dịch quốc tế viết tắt CIRI. Mã số thúê: 0110147055 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 113263 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố HN cấp ngày 17/7/2001. Hoạt động kinh doanh thương mại của công ty từ năm 1997-1999 chiếm tỷ trọng lớn. Từ năm 2000 đến nay công ty đã xây dựng được một cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và lắp ráp kinh doanh xe máy dạng IKD từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Hàng năm doanh thu của xe máy chiếm trên 90% tổng doanh thu của công ty . Tuy nhiên với phương trâm đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh cùng với sự nhạy bén của ban lãnh đạo, CIRI đã có sự chuyển hướng kính doanh cho phù hợp , không ngừng tìm kiếm những nguồn hầng mới những lĩnh vực kinh doanh mới. Do lĩnh vực kinh doanh xe máy có phần chững lạivà giảm dần bởi các yếu tố khách quan tác động như quy định của nhà nước trong việc hạn chế đăng ký gíây tờ xe, áp dụng một số các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tai nạngiao thông trên khắp các vùng trong cả nước. Công ty đã có sự chuyển đổi sang một số đối tượng kinh doanh khác: Bất động sản, cổ phiếu , trái phíêu, tiến hành xây dưng nhà ở để bán và cho thuê.Trên cơ sở có giấy phép xuấtkhẩu lao động số70 /LĐTBXXH-GPHĐ ngày 31/3/19999 sau đó là số 151/LĐTBXXH-GP số 308/TCCB-LĐ về việc uỷ quyền và giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu lao độngcho CIRI của tổng công ty XDCTGT8 công ty đã tích cực quan hệ hợp tác với nhiều đối tượng trên thế giới để tìm hiểu thị trường xuất khẩu lao động. CIRI áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tê ISO 9001/2000do tổ chức BVQI của vương quốc anh ngày1/8/2001. các sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nên công ty đã đạt huy chương vàng hội trợ triển lãm EXPO2001, cúp ngôi sao chất lượng tại hàng cơ khí điện tử . Thêm đó với thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước giải quyết việc làm nâng cao đời sống người lao động. CIRI đẫ được nhận nhiều bằng khen của UBNDTPHN, bằng khen của bộ giao thông vận tải, của tổng liên đoàn lao động VN, của thủ tướng chính phủ. Nhìn chung CIRI đã không ngừng xây và phát triển theo hướng trở thành doanh nghiệp mạnh, kinh doanh đa nghành nghề với đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề giỏi, năng động sáng tạo, CIRI sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong và ngoài nước. II.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của CIRI bao gồm 1.Tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ. -Tư vấn lập dự án công trình xây dựng không do công ty thi công -Lập dự án chuyển giao công nghệ về VN do công ty trực tiếp làm chủ đầu tư hoặc chuyển giao dự án đó cho các doanh nghiệp khác làm chủ đầu tư. 2. Xây dựng công trình. -Quần thể đô thị đồng bộ, khu nhà tầng khu biệt thự , khu vui chơI giảI trí. -Khu công nghiệp. - Công trình giao thông cầu đường , công trình giao thông thuỷ lợi quốc phòng. 3. Kinh doanh bất động sản . -Đầu tư kinh doanh hạ tầng nhà đất . Khu công nghiệp. Khu vui chơi giải trí. Hạ tầng giao thông … 4. Sản xuất công nghiệp . Công nghiệp cơ khí : +sản xuất phụ tùng lắp ráp xe môt ô hai bánh. +Sản xuất phụ tùng lắp ráp xe du lịchloại nhỏ, xe tải nhỏ. +Sản xuất và nội địa hóa một phần dây truyền thiết bị đồng bộ khi chuyển giao công nghệ theo dự án vào VN. Sản xuất lắp ráp thiết bị điện lạnh, điện tử bán dẫn, thang máy. Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoá : sản phẩm dược, sản phẩm gỗ công nghiệp , sản phẩm tôn lợp cách điện , cáp điện. Sản xuất lắp ráp vận hành thiết bị phục vụ thông tin điệk tử tin học viễn thông, cung cấp các dịch vụ liên quan, gia công và sản xuất các phần mềm tin học. 5. Đào tạo và xuất khẩu lao động đi nước khác bao gồm có lao động phổ thông, lao động kỹ thuật, các chuyên gia. 6. Kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị . Các dây truyền thiết bị đồng bộ kèm theo dự án chuyển giao công nghệ, các thiết bị thi công, các vật tư thiết bị máy móc khác. 7. Tổ chức kinh doanh du lịch, các dịch vụ thể thao, vui chơI giảI trí… II.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh . Xuất phát từ chức năng và quyền hạn kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trrực tuyến tham mưu . Theo mô hình này quyền lực tập trung ở trong tay giám đốc và ban lãnh đạo. Chịu trách nhiệm chính ở các phòng ban là các trưởng phòng. Trưởng phòng vẫn chụi sự chỉ đạo kiểm tra gíam sát của giám đốc và ban lãnh đạo. Các phòng ban của CIRI làm việc theo nguyên tắc độc lập tự chủ tự chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Tuy nhiên giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết công việc chung của toàn công ty. Chính điều này đã tạo đIều kiện cho các bộ phận chức năng hoạt động một cách thuận lợi có hiệu quả. CIRI chịu sự kiểm tra giám sát của tổng công ty về mọi mặt hoạt động , của cơ quan tài chính về các hoạt động tài chính, quản lý vốn tài sản, của nhà nước và cơ quan thuế về nghĩa vụ thực hiện nộp ngân sách, nộp thuế, và của các bộ ngành liên quan . 3.1. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty CIRI được bố trí theo sơ đồ Các ban XK LĐ 1,2,3 Các đội xây dựng 1,2,3 X.SX Lắp ráp đồng hồ XM Xưởng SX sản phẩm Nhựa XM Xưởng SX lắp Ráp động cơ XM Xưởng Sản Xuất Lắp Ráp khung xe Xưởng Sản Xuất Khung Xe Máy Xí Nghiệp Lắp ráp Xe Máy Ban giám đốc Ph . án đầu tư Ph. Vật tư xe Máy Ph. XD Kinh Doanh Nhà đất Ph. Kỹ Thuật Chi Nhánh TP HCM Văn Phong đại diện tại nước ngoài Trung Tâm đào tạo XK LĐ Ph.kế toán Tổng hợp Thị Trường Phòng kế toán P. tổ chức cán bộ LĐ P. hành chính quản trị Mối quan hệ giữa các phòng ban . 1. Quan hệ giữa các phòng ban và bên ngoài công ty. +Quan hệ phối hợp với cấp trên theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty phục vụ các chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị +Phòng kế toán có mối quan hệ nghành dọc với các bộ phận quản lý tài chính và tổ chức hạch toán cấp trên phục vụ chức năng giám sát kinh tế của nhà nước ở công ty. + Có quan hệ đối ngoại với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước các đối tác theo sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty và theo quy định chung của nhà nứơc phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. 2. Quan hệ của phòng kế toán với các phòng ban của công ty . + Về mặt nghiệp vụ: các phòng và các bộ phận nghiệp vụ, các xưởng sản xuất trực thuộc công ty chịu sự kiểm tra hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của phong tài chính kế toán theo trình tự phối hợp chặt chẽ về tất cả các mặt hiện vật giá trị, luân chuyển chứng từ, hạch toán kế toán được đề ra cụ thể là các quy trình này có thể được thay đổi theo từng thời đIểm sao cho phù hợp với đặc đIểm sản xuất kinh doanh +Quan hệ phối hợp và tổ chức thông tin trao đổi thông tin và bổ sung thông tin cho nhau theo các quy chế tổ chức thông tin của công ty. 3. Quan hệ với các tổ chức có liên quan : có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng trong việc hạch toán các khoản thu chi qua ngân hàng, quan hệ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Kê khai nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước. Tóm lại: để đạt được mục tiêu đưa công ty phát triển đI lên các phòng ban không ngừng quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ củă phòng ban mình mà còn luôn luôn cùng nhau cố gắng để vươn ra và tìm đến với thị trường bạn bè trong nước và quốc tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ. -Giám đốc công ty là người do tổng giám đốc công ty đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm , miễm nhiệm, khen thưởng , kỷ luật . Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước công ty trước hội đồng quản trị , tổng giám đốc công ty và trước pháp luật về sự đIều hành hoạt động của công ty . Giám đốc có quyền ký nhận vốn cấp, đất đai, tàI nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước của tổng công ty sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ của nhà nước của tổng công ty giao. Giám đốc có quyền đề nghị tổng giám đốc công tyquyết định thành lập bộ máy quản lý , bồ máy quản lý sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốcđiều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc giao. Các bộ phận nghiệp vụ của công tycó chức năng tham mưu giúp cho giám đốc trong quản lý điều hành công việc . Phòng hành chính là bộ phận chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về tổ chức lao động và công việc hành chính văn phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty. Phòng kế toán tài chính là phòng quản lý của công ty thực hiện chức năng nhiệm vụ giám đốc giao đồng thời thực hiện kế hoạch kế toán và tổng hợp kế toán theo pháp luật thống kê và điiêù lệ kế toán doanh nghiệp. Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của giám đốc và kế toán trưởng. -Các phòng ban chức năng khác cũng chịu sự kiểm tra giám sát của giám đốc và giúp giám đốc hoàn thành nhiệm vụ được giao. -Phụ trách phòng là người giúp việc cho giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán , thống kê tổng hợp thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của đơn vị đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vviên kinh tế tài chính của nhà nước tại đơn vị. _Phó phòng kế toán là người giúp việc cho kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý phòng theo sự phân công của kế toán trưởng. Bên cạnh đó phó phòng có chức năng hướng dẫn kế toán tổng hợp lê n quyết toán tài chính và các biểu mẫu tài chính có liên quan. II.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Phụ trách phòng Phó phòng Kế toán TSCĐvàCCDC Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán bán hàng ,theo dõi thúê Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Ban kế toán tại các đơn vị trực thuộc Nhân viên kế toán tại các phòng ban, nghiệp vụ đội xây dựng Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp -Phụ trách phòng ( trưởng phòng kế toán) là người giúp việc cho giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê tổng hợp thông tin kinh tế , hạch toán kinh tế của đơn vị đồng thời thực hiện kiểm soát viên kinh tế tài chính của nhà nước tại đơn vị. -Phó phòng kế toán là người giúp việc cho kế toán trưởng thực hiện quyền được giao phó phòng có trách nhiệm hướng dẫn kế toán tổng hợp lên quyết định tài chính lập các biểu mẫu liên quan . -Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, tiền tạm ứng của công ty. Theo dõi lượng tiền hàng tháng để kịp thời phát hiện thừa thiếu thông báo cho ban lãnh đạo. -Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi công nợ phát sinh và đôn đốc việc thu hồi nợ. Kế toán tổng hợp đôn đốc cập nhập kế toán vào chương trình kế toán , lập các báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm. Kế toán các nghiệp vụ bán hàng và theo dõi thuế có nhiệm vụ theo dõi tài khoản doanh thu và lập báo cáo thuế GTGT đầu vào, đầu ra. Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ giao dịch và theo dõi tình hình biến động đến tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ của ngân hàng. Kế toán tài sản cố định và CCDC có nhiệm vụ theo dõi tình hình tồn, xuất, nhập kho vật tư, máy móc, thiết bị toàn công ty. Đồng thời theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ, quản lý hợp đồng đầu tư mua sắm TSCĐ. Thủ quỹ chịu trách nhiệm trực tiếp về các khoản thu chi theo dõi chi tiết trên sổ quỹ các nghiệp vụ có liên quan. Kế toán vật tư theo dõi chi tiết việc xuất nhập mua bán vật tư hàng hoá và ghi chép chi tiết vật tư hàng hoá. 4.2 Hình thức kế toán. Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất áp dụng hình thức kế toán "nhật ký chứng từ". Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ gốc, bảng phân bổ để phân loại, ghi vào nhật ký chứng từ theo trình tự thời gian . Để giúp cho công việc kế toán công ty đã sử dụng phần mềm kế toán CADS 2003. Trên cơ sở chứng từ gốc và bảng phân bổ các cán bộ kế toán nghiệp vụ nhập dữ liệu vào máy vi tính, phần mềm sẽ tự động sử lý các thông tin này và lưu vào các sổ kế toán tổng hợp , sổ kế toán chi tiết, báo cáo kế toán, giúp kế toán in, xem các bảng biểu sổ sách kế toán cho phù hợp. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc ban đầu và các bảng phân bổ Thẻ, sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc ban đầu và các bảng phân bổ 4.3. Chính sách kế toán . *Chuẩn mực kế toán : Các báo cáo tài chính được lập theo chế độ kế toán số 167/2000/QĐ-BTC, ban hành theo quyết định 1141TC/CĐKT ngày1-11-1995 và thông tư 89/2002 TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính VN. *Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại công ty là VNĐ. Do vậy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải là VNĐ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán. *Phương pháp kế toán tài sản cố định . -Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo tỷ giá thực tế. -Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng theo nghị quyết 166/BTC và một số TS đơn vị trích khấu hao nhanh theo quyết định 7025/TC/TCDN ngày 1/8/2001. *Phương pháp kế toán hàng tồn kho . -Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước. -Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: giá thực tế. -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. *Mô hình tổ chức công tác kế toán: tập trung. *Thời gian lập báo cáo tài chính là cuối mỗi năm kế toán (lập báo cáo tài chính năm) II.2 Thực trạng tình hình tổ chức công tác kế toán NVL ở CIRI. Do số liệu kế toán của công ty năm 2004 đã được hoàn chỉnh đầy đủ, đúng nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Còn số liệu kế toán của quý 1 năm 2005 chưa hoàn chỉnh đầy đủ, và cũng là để đảm bảo an toàn bí mật tài liệu của công ty theo quy định của công ty. Do đó em xin phép được trình bày số liệu của năm 2004 và cũng là để góp phần nâng cao công tác kế toán của công ty. II.2.1. Đặc điểm NVL của công ty. Công ty CIRI là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập kinh doanh xuất khẩu tổng hợp các mặt hàng xong chủ yếu là sản xuất lắp ráp xe gắn máy. Trong thời gian qua công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển theo hướng trở thành một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh đa ngành nghề như: lắp ráp xe máy , xây dựng kinh doanh nhà đất, đào tạo và xuất khẩu lao động. Nên NVL được xem là yếu tố đầu vào cơ bản cho quá trình sản xuất vì vậy việc hạch toán NVL là tương đối quan trọng trong công tác kế toán của đơn vị. II.2.2. Phân loại và đánh giá NVL. NVL là một bộ phận quan trọng của đối tượng lao động mà con người bằng sức lao động của mình dùng công cụ dụng cụ, để tác động lên nó biến chúng thành các sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Có rất nhiều cách phân loại NVL xong công ty phân loại NVL theo nội dung kinh tế. -Nguyên vật liệu chính: là những NVL cấu thành nên bộ phận chính của sản phẩm chiếm chi phí lớn trong tổng chi phí sản phẩm như: Nhóm 1:linh kiện động cơ; Nhóm 2: đồ nhựa; Nhóm 3: vật tư khung; Nhóm 4:bộ phận truyền động; Nhóm 5:vật tư điều khiển; Nhóm 6: hề thống điện. -Nguyên vật liệu phụ: chỉ có tác dụng tăng chất lượng của sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho công cụ dụng cụ được hoạt động bình thường như: dầu nhờn, dầu nhớt, dẻ lau, dầu bóng, hộp bọc xe... -Một số phụ tùng thay thế: thiết bị rửa, xì khô, thiết bị trợ giúp bảo quản.. -Nhiên liệu : xăng, dầu, ga. *Cụ thể như phòng kinh doanh số 1 thì NVL dùng để sản xuất linh kiện xe máy được phân loại là: +NVL chính: nhóm linh kiện động cơ, nhóm vật tư khung, nhóm truyền động bánh xe, nhóm hệ thống điện.. +Vật liệu phụ: đồ nhựa, các bộ phận khác. Vì số lượng NVl trong công ty có nhiều loại và công ty lại có phòng sản xuất sử dụng các NVL khác nhau nên em xin phép đánh giá tình hình nhập xuất một số NVL ở phòng kinh doanh số 1. NVL nhập kho ở phòng kinh doanh số là các linh kiện xe máy, công ty cũng có thể sản xuất được một số xong chủ yếu là do mua ngoài. NVL ở phòng kinh doanh số 1 thì chủ yếu là để sản xuất và lắp ráp xe máy, còn các phòng khác của công ty có thể là để sản xuất các thiết bị điện tử, thiết bị bán dẫn, tôn lợp cách điện, cáp điện... Chi phí vận chuyển thu mua Thuế nhập khẩu (nếu có) Giá trị thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài Các khoản khấu trừ Giá mua ghi trên hoá đơn + = + + VD.1: Ngày 15/1/2004 thủ kho nhận được phiếu nhập kho vật tư số 42266 của động cơ với số lượng là 400 bộ, đơn giá là 2147141 (đ) mua của công ty liên doanh xe máy Lifan-VN, chi phí vận chuyển do bên bán chịu và 600 bộ có đơn gía2218241(đ). Giá trị thực tế của số động cơ nhập kho =số lượng x đơn giá. =400*2147141+600*2218241 =858856400+1330944348 =2189800748. Giá trị NVL xuất kho để tự chế Giá trị thực tế NVL nhập kho do tự chế Chi phí tự chế + = =Gía thành sản xuất. VD2:Ngày 9/1/2004 thủ kho nhân được phiếu nhập vật tư số 44333 là ăc quy do công ty tự sản xuất với số lượng là 500 cái đã tính được đơn giá chính là giá thành sản xuất 72727/ 1cái. Giá trị thực tế ắc quy nhập kho= 500*72727=36363500. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính được giá trị thực tếNVL xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và đơn giá chính là đơn giá của lần nhập. Theo phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ có 185 bộ động cơ còn tồn kho có gía trị 403554190 đơn giá 2181374/ 1bộ . Ngày 30/1/2004 phòng vật tư kinh doanh số 1 có phiếu xuất kho số lượng 314 bộ . Theo phương pháp nhập trước xuất trước tính được giá trị thực tế của NVl xuất kho là :185*2181374+129*2147141 =403554190+276981189 =680535379. II.2.3. Kế toán chi tiết NVL tại công ty. *Thủ tục cần thiết khi nhập kho. ` ở công ty việc cung ứng vật tư chủ yếu là do mua ngoài nên công ty quyết định tất cả các NVL nhập kho đều phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho. Khi NVL về cán bộ cung tiêu( nhân viên thu mua) đem hoá đơn (hoá đơn đỏ), lên phòng kế hoạch vật tư( trong hoá đơn bên bán phải ghi rõ các chỉ tiêu: quy cách sản phẩm, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT). Khi đó thành lập ban kiểm nghiệm vật tư, ban kiểm nghiệm sẽ tiến hành xem nội dung hoá đơn. Nếu nội dung hoá đơn đúng với NVL mua về, đúng với hợp đồng mua bán thì cho nhập khovật tư đó. Đồng thời ban kiểm nghiệm sẽ lập phiếu nhập kho NVL cán bộ cung tiêu đề nghị thủ kho nhập kho. Ban kiểm nghiệm vật tư gồm: - Đại diện phòng kế hoạch vật tư xe máy -Đại diện KCS -Thủ kho. Ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra vật tư về số lượng, chất lượng, chủng loại của từng NVL ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Nếu vật tư đủ điều kiện thì làm thủ tục nhập kh. Trước khi nhập kho phải xem cụ thể NVl về số lượng chất lượng, chủng loại... Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên do phòng vật tư xe máy lập. -Liên 1: lưu ở phòng vật tư xe máy. -Liên 2: thủ kho giữ lại để ghi thẻ rồi chuyển cho phòng kế toán. -Liên 3: Cán bộ cung tiêu giữ cùng với hoá đơn mua NVL rồi đưa lên phòng kế toán để thanh toán. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho ghi vào thẻ kho cho từng NV . Trên phiếu nhập kho ghi cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị còn trên thẻ kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng. NVL nhập kho đúng quy cách số lượng thủ kho phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp NVL trong kho một cách khoa học hợp lý đảm bảo thuận tiện cho xuất kho để sử dụng. *Quá trình nhập kho NVL có thể khái quát theo sơ đồ sau: Phiếu nhập kho Kho Hoá đơn đỏ Kiểm nghiệm Phòng VT-XM NVL Biên bản kiểm nghiệm Sau đây em xin mô tả quá trình luân chuyển chứng từ kế toán của một số NVL VD : Ngày 15/1/2004 công ty mua NVL là động cơ của công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan-VN có các chứng từ sau: Biểu số 1 Hoá đơn(GTGT) (liên 2 giao khách hàng) Ngày 15/1/2004. Mẫu số 01GTKT-3LL. Số 6753 Đơn vị bán hàng : Công ty liên doanh chế tạo xe máy lifan-VN Địa chỉ:HN Điện thoại:... Số TK:... Mã số:... Họ và tên khách hàng: Lê Văn Huy phòng vật tư xe máy. Địa chỉ : 508 Trường Chinh-Đống Đa- HN Hình thức thanh toán : Thanh toán sau. STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng ĐG Thành tiền 1 Động cơ(MS1001) Bộ 400 2147141 858856400 2 động cơ(MS 1001) Bộ 600 2218241 1330944348 3 Cộng tiền hàng 2189800748 4 Thuế suất GTGT 10% 218980074.8 5 Tổng thanh toán 2408780822.8 Bằng chữ : hai tỷ bốn trăm linh tám triệu bảy trăm tám mươi mốt nghìn Ngày 15/1/2004phòng vật tư xe máy nhận được hoá đơn GTGT số 6753 về việc mua động cơ đã tiến hành kiểm nghiệm, nhập kho NVL mua về theo hoá đơn. Biểu số 2 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Biên bản kiểm nghiệm (vật tư- sản phẩm-hàng hoá) Ngày 15/1/2004. Số : 26 Ban kiểm nghiệm gồm: Ông Nguyễn Đức Long :trưởng ban Bà Nguyễn Thị Thơm:uỷ viên Bà Trần thị Kim Oanh: uỷ viên Đã kiểm nghiệm loại: động cơ STT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư ĐVT Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm SL đúng quy cách SL không đủ quy cách 1 động cơ,1001 Bộ 1000 1000 0 Ghi chú : tốt Y kiến của ban kiểm nghiệm: Số NVL trên là tốt đủ điều kiện nhập kho Đại diện kỹ thuật KCS Thủ kho (ký) Trưởng ban (ký) (ký họ tên) Ngày 15/1/2004. Sau khi xác nhận NVL đủ điều kiện nhập kho ban kiểm nghiệm lập phiếu nhập kho. Biểu số 3 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Phiếu nhập kho Ngày 15/1/2004 Số: 42266 N:152.1 C:331.5 Họ và tên người giao hàng: Lê văn Huy phòngVTXM. Theo hợp đồng số:6753 ngày15/1/2004. Nhập tại kho vật tư kinh doanh số 1. Công ty: liên doanh chế tạo xe máy lifan -VN Số TT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư, hàng hoá ĐVT Số lượng ĐG Thành tiền SL theo chứng từ SL thực nhập 1 động cơ Bộ 400 400 2147141 858856400 2 động cơ Bộ 600 600 2218241 1330944348 3 Tổng Bộ 1000 1000 2189800748 Người nhận ký Kế toán ký Phụ trách cung tiêu ký Thủ trưởng ký Thủ kho ký *Thủ tục xuất kho NVL. CIRI là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc xuất kho NVL chủ yếu là phục vụ sản xuất chế tạo sản phẩm cụ thể là xe máy, xe ô tô loại nhỏ, xe nông cơ, xe du lịch, các sản phẩm điện tử khác...Các phân xưởng lập một danh mục các NVL cần cho sản xuất chi tiết số lượng, chủng loại...NVL xuất dùng cho sản xuất được kế toán ghi sổ theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn để biết được chính xác NVL đã xuất dùng cho sản xuất. ơ phòng vật tư xe máy sẽ lập phiếu xuất kho làm 3 liên, một liên lưu lại ở phòng vật tư xe máy . Đơn vị lĩnh vật tư mang 1 liên đến bộ phận liên quan (giám đốc, kế toán ký ) mang xuống lĩnh vật tư. Thủ kho ký xác nhận 1 liên lưu ở kho, cuối tháng thủ kho tính tổng số vật liệu xuất dùng và ghi vào sổ có liên quan. Biểu số 4 Phiếu lĩnh vật tư Ngày 30/1/2004 Tên vật tư: động cơ Mã số:1001 Nợ: TK621 Tên đơn vị : phòng sản xuất kinh doanh số 1 Có :TK152.1 Lĩnh tại kho: kho vật tư STT Tên vật tư ĐVT Số lượng ĐG Thành tiền SL theo chứng từ SL thực nhận 1 động cơ Bộ 185 185 2181374 403554190 2 động cơ Bộ 129 129 2147141 276981189 3 Tổng Bộ 314 314 680535379 Người nhận ký Kế toán ký Thủ kho ký Trưởng phòng VT-XM Sau khi có phiếu lĩnh vật tư đem xuống đưa thủ kho, thủ kho làm thủ tục để xuất kho NVL Biểu số 5 Đơn vị :Công ty CIRI Địa chỉ:508 Trường chinh HN phiếu xuất kho số:01/KD Ngày 30/1/2004 Mẫu số 02-VT Họ và tên người nhận: Hoàng Minh Tuấn Lý do xuất kho : để sản xuất xe máy Xuất tại kho: Kho vật tư kinh doanh số 1 STT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Động cơ 1001 Bộ 314 314 680535379 Người nhận ký Kế toán ký Thủ kho ký Phụ trách cung tiêu ký Thủ trưởng Ký *Hạch toán chi tiết NVL. CIRI áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL . Việc hạch toán chi tiết NVL được thực hiện song song giữa thủ kho và phòng kế toán do công ty áp dụng phần mềm máy tính CASD/2001. Để phản ánh chính xác kịp thời tình hình tăng giảm NVL làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và kiểm tra giám sát mọi biến động của chúng. Kế toán sử dụng chứng từ là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. ơ kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất , tồn của từng NVL. Mỗi NVL được ghi trên một thẻ kho theo từng thán. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất NVL thủ kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, đối chiếu số liệu ghi trên phiếu nhập kho với số liệu thực nhập, thực xuất. Cuối tháng tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn của thẻ kho. VD: Ngày 3/1/2004 thủ kho nhận được phiếu nhập kho số 33253 của bầu lọc gió số lượng 200 đơn giá 17273 thành tiền 3454600. Ngày 7/1/2004 thủ kho nhận được phiếu nhập kho số 33260 cua bầu lọc gió số lượng 400 đơn giá 17273 tổng tiền 6909200. Sau mỗi lần nhập thủ kho phải nhập số lượng bầu lọc gió vào đúng cột số lượng ở thẻ kho ( cột nhập). Ngày 30/1/2004 xuất 400 để sản xuất thì thủ kho ghi vào cột xuất ở thẻ kho theo phiếu xuất kho số 02/KD. Biểu số 6 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất thẻ kho Tháng 1/2004 Tờ1 Tên nhãn hiệu quy cách VT: Bầu lọc gió. mã: 6018 Đơn vị tính: chiếc TT Chứng từ Diễn giải Ngày Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số Ngày Nhập Xuất Tồn 1 Ngày 1/1 485 2 33253 3/1 3/1 nhập kho N 200 3 33260 7/1 7/1 nhập kho N 400 4 02/KD 30/1 30/1 xuất kho SX X 400 Tổng 600 400 685 Thủ kho ký VD Ngày 15/1/2004 công ty mua động cơ có phiếu nhập kho số 42266 số lượng tổng là 1000, tổng tiền 2189800748. Ngày 30/1/2004 đã xuất kho 314 động cơ để phục vụ quá trình sản xuất phiếu xuất kho 01/KD Biểu số 7 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất thẻ kho Ngày lập thẻ 1/1/2004 Tên nhãn hiệu quy cách vật tư:động cơ Mã số 1001 Đơn vị tính : bộ Tờ số 1 TT Chứng từ Diễn giải Ngày Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số Ngày Nhập Xuất Tồn 1 1/1 185 2 42266 15/1 15/1 nhập kho N 1000 3 01/KD 30/1 30/1 xuất kho SX X 314 4 31/1 871 Các NVL khác cũng được mở riêng thẻ kho cho từng loại khi có các nghiệp vụ nhập xuất cũng được ghi chép tương tự như NVL trên. ơ phòng kế toán: Từ các chứng từ nhập, xuất NVL kế toán phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ rồi đối chiếu với số liệu đã được ghi chép trên thẻ kho, rồi ký xác nhận vào thẻ kho. Khi có được chứng từ nhập xuất NVL kế toán phân loại chứng từ theo danh điểm vật liệu để thuận tiện cho việc lập bảng luỹ kế xuất, nhập. "Sổ số dư" do kế toán lập cho từng kho được mở cho cả năm, số tồn kho cuối tháng của từng thứ vật tư được ghi vào sổ số dư. Trên sổ đó vật tư được sắp xếp thành nhóm, loại. Mỗi nhóm loại có dòng tổng cộng nhóm, loại. Biểu số 8 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Sổ số dư:Nguyên vật liệu Kho: kho vật tư phòng kinh doanh 1 Năm: 2004 Đơn vị : đ NVL Mã ĐVT Đg định mức dự trữ Số sư đầu năm Số dư cuối tháng 1 Số dư cuối tháng 2.... TT TĐ SL ST Sl ST Linh kiện động cơ 1001 Bộ ... ... 185 2181374 871 1912819559 ... ... ... ... ... .... ... ... ... ... .... Cộng nhóm 1 Bộ 3705 669959288 3646 642073519 .... Bầu lọc gió 6018 Chiếc 17273 485 8817785 685 11909185 ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... ... Cộng nhóm2 Chiếc ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. Tổng cộng 52291 1966995174 55525 5955493038 ... Giá ghi sổ số dư là giá gốc của NVL . Sau khi kiểm tra chứng từ nhập xuất kế toán ký xác nhận vào thẻ kho, trên cơ sở đơn giá từng thứ vật tư (giá ghi trong hoá đơn hay giá gốc) để kế toán ghi vào cột số tiền ở phiếu giao nhận chứng từ. Số liệu này được chuyển vào bảng kê luỹ kế nhập và bảng kê luỹ kế xuất vật tư. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê luỹ kế nhập và bảng kê luỹ kế xuất để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Biểu số 9 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Phiếu giao nhận chứng từ Nhập xuất vật tư Từ ngày 1/1 đến5/1 đơn vị : đ Nhóm hàng Nhập Xuất Số lượng CT Số hiệu CT Số tiền Số lượng CT Số hiệu CT Số tiền Nhóm 1 5 12234,... 344440900 4 01/KD 319634359 Nhóm 2 4 33253,... 67167520 4 02/KD 85177818 ... ... .... ..... ... ... ... Nhóm 6 4 23410,... 30576605 7 03/KD 24101970 Tổng cộng 24 1547460082 21 1112417157 Biểu số 10 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Bảng kê luỹ kế nhập vật tư Tháng 1/2004 đơn vị :đ Nhóm hàng Từ ngày 1-5 6-10 11-15 ... Cộng tháng 1 Nhóm 1 344440900 252632469 ... ... 15373240528 Nhóm 2 67167520 81656354 ... .... 2904024379 ... ... ... ... .... ... Nhóm 6 30576605 24337527 ... .... 1264342915 Tổng cộng 1547460082 946900179 ... .... 26299142383 Biểu số 11 Công ty quan hệ quốc tế bảng kê luỹ kế xuất vật tư đầu tư sản xuất Tháng 1/2004 ĐVT:đ Nhóm hàng Từ ngày 1-5 6-10 11-15.... Cộng tháng1 Nhóm 1 319634359 212306402 ... 11722126297 Nhóm 2 85177818 94892294 ... 2438067526 ... ... ... ... ... Nhóm 6 24101970 12102514 ... 1229431014 Tổng cộng 1112417157 607892707 ... 22310644519 Biểu số 12 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Chứng từ ban đầu và các bảng phân bổ bảng kê tổng hợp nhập- xuất -tồn Tháng 1/2004 ĐVT: đ Số liệu bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn căn cứ vào: -Cột đầu kỳ lấy số liệu cột cuối kỳ ở bảng tổng hợp nhập xuất tồn cuối tháng trước . -Cột nhập trong kỳ lấy số liệu ở cột tổng cộng cuối tháng ở bảng kê luỹkế nhập vật tư. -Cột xuất trong kỳ lấy số liệu ở cột tổng cộng cuối tháng ở bảng kê luỹ kế xuất vật tư. -Cột số dư cuối kỳ =tồn đầu kỳ+ nhập trong kỳ -xuất trong kỳ. II.2.4. Kế toán tổng hợp xuất NVL. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, giúp hạch toán một cách thường xuyên liên tục giá trị NVL nhập, xuất, tồn kho. Công ty áp dụng hình thức kế toán " Nhật ký chứng từ" với chương trình phần mềm kế toán được thiết kế giúp xử lý và hệ thống hoá thông tin, hệ thống hoá sổ kế toán tự động trên máy vi tính. Xử lý phần mềm MT Chứng từ trên máy Nhập chứng từ vào máy Chứng từ gốc Mã hoá NKCT số1 NKCT số2 NKCT số5 sổ cái tk152 sổ cái tk133 các báo cáo Với nghiệp vụ phát sinh ngày 15/1/2004 mua NVL của công ty liên doanh chế tạo xe máy lifan-VN kế toán làm phiếu nhập kho trên cơ sở hoá đơn GTGT số 6753 thì kế toán máy tự động ghi số liệu vào NKCT số 5 và hoá đơn GTGT số4374 và 4392 ngày 3/1/2004 và ngày 7/1/2004 mua bầu lọc gió của công ty TNHH nhựa Hồng Hà thì số liệu sẽ tự ghi vào NKCT số5. Bảng số 13 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Sổ nhật ký chứng từ số 5 Ghi có TK 331: Phải trả người bán Tháng 1/2004 TT Ngày Tên đơn vị Số dư đầu kỳ Ghi có TK331, ghi nợ TK liên quan Ghi nợ TK 331, ghi có TK liên quan. Sư cuối kỳ N C TK152 TK133 ... Cộng có TK331 TK111 TK112 Cộng nợ TK331 1 CTTNHH Hồng Hà 3454600 345460 ... 38000060 3800060 3800060 2 CTTNHH Hồng Hà 69092000 690920 ... 7600560 7600560 7600560 3 CTLD Lifan-VN 2189800748 2189800074 ... 2408780822 2000000000 2000000000 .... .... ... ... ... ... Cộng 2914271100 291427110 ... 3205698210 11400620 2864297590 2875698210 330000000 Căn cứ vào hoá đơn mua NVI số 2864 ngày 3/1/2004 và số 2917 ngày 7/1/2004 của công ty TNHH nhựa cơ khí Hồng Hà công ty đã trả cho người bán bằng tiền mặt ( phiếu chi số 175 ngày 20/1/2004) ta có số liệu phản ánh ở chứng từ số 1 Bảng số 14 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111:TK tiền mặt Tháng 1/2004 Chứng từ Ghi có TK 111, nợ TK liên quan Cộng có TK 111 Số Ngày TK113 TK 152 TK 331 TK 133 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... ... ... .... ... 175 20/1 11400620 11400620 Cộng 9079713 90797134 235239296 Bảng số 15 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Nhật ký chứng từ số 2 Ghi có TK 112: tiền gửi ngân hàng Tháng 1/2004 Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 112, nợ TK liên quan Cộng có TK 112 Số Ngày TK 152 ... TK 331 5314 12/1 Mua bộ săm lốp CT cao su INOUE 424297590 424297590 6453 25/1 Mua động cơ CTLD lifan-VN 2000000000 2000000000 ... ... ... ... ... 6941 30/1 Mua IC của CT Tiến quốc 40000000 40000000 ...... ... ... Tổng 2864297590 Cơ sở để ghi sổ nhật ký chứng từ số 2 là các giấy báo có của ngân hàng. Cuối năm căn cứ vào NKCT số 5 kế toán tự động in ra hai loại sổ cái có liên quan là sổ cái TK 331 và sổ cái TK 152. Biểu số 16 Công ty quan hệ Quốc Tế đầu tư sản xuất sổ cái tài khoản Từ ngày 1/1/2004-31/12/2004 TK 152: Nguyên vật liệu Ngày ghi sổ Chứng từ Trích yếu TK Số tiền S N Nợ Có Dư đầu năm 49433250753 Tổng phát sinh 144339504851 167746725694 Dư cuối năm 2026029910 TS thiếu chờ sử lý 138.1 3333436026 Chi phí trả trước 142.1 1345671956 NVL chính 152.1 9318097168 9318097168 Vật liệu phụ 152.2 1360000 1360000 CP sản xuất KD dở dang 154 530167000 107927217752 Phải trả người bán 331.1 32449604246 28127367424 Phải trả người bán P. KHTT 331.2 39155071813 1769393414 Phải trả người bán P.XM 331.3 12066337724 814503157 Phải trả người bán P.dự án đầu tư 331.5 29449213345 6427754575 Phải trả người bán P.KD 1 331.5 19704194751 1812582993 Phải trả người bán tổ kỹ thuật 331.6 306817000 Chênh lệch đánh giá lại TS 412 263318288 Giá vốn hàng bán 632 729848 5839454897 Ngày..tháng...năm Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Biểu số 17 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất sổ cái tài khoản Từ ngày 1/1/2004-31/12/2004 Tài khoản 331: Phải trả người bán Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK Số tiền S N N C Số dư đầu năm 720819720 Số phát sinh trong kỳ 128131238900 133131238900 Phải trả người bán 153 32449604246 Gửi trả bằng tiền gửi ngân hàng 112 100874238900 Phòng KHTT mua NVL 152 39155071813 Phòng XM mua TSCĐ 211 12066337724 Phòng dự án đầu tư mua NVL 152 2944923345 Phòng kinh doanh 1 mua NVL 152 19704194751 Tổ kỹ thuật mua hàng hoá 156 306817000 Gửi trả người bán bằng tiền 111 2257000000 Vay NH gửi trả 311 20000000000 Trả bằng việc thanh toán khấu trừ 131 5000000000 Dư cuối kỳ 5720819720 Ngày ...tháng...năm Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Ngoài ra giá trị của NVL tồn đầu năm cuối năm còn được thể hiện trong bảng cân đối kế toán. Biểu số 18 Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất bảng cân đối kế toán Ngày 31/12/2004 Đvt: đồng Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 I.Tiền 110 II.Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 IV.Hàng tồn kho 140 1.Hàng mua đang đi đường 141 2.Nguyên vật liệu tồn kho 142 49433250753 26026029910 ... ... Ngày tháng năm Giám đốc Ký , đóng dấu Kế toán trưởng ký Người lập biểu ký . Chương III : Phương pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở CIRI III.1. Nhận xét đánh giá, khái quát về tình hình tổ chức công tác kế toán ở Công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức kế toán NVL là không thể thiếu được trong công ty, nên công ty đã tiến hành tổ chức công tác kế toán một cách khoa học hợp lý và ngày càng hoàn thiện nên công ty đã đạt được một số ưu điểm. Việc bố trí công việc ở phòng kế toán rất khoa học và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của từng người. Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán máy 1 cách đồng bộ giúp cho công việc kế toán được tiến hành kịp thời, phù hợp yêu cầu nhành nhạy của thị trường. Giúp tự hệ thống hoá đồng bộ trong toàn bộ công ty. Công ty lại không ngừng cho các bộ phòng kế toán nói riêng và ở tổng công ty nói chung đi học tập bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Nhìn chung công tác kế toán của công ty đã đi vào ổn định tương đối, hệ thống sổ kế toán của công ty cũng đầy đủ rõ ràng có sự phù hợp giữa kế toán thuế GTGT, kế toán NVL với các phần hành kế toán khác. Cụ thể là công tác quản lý ở công ty là tương đối chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản đến sử dụng. ở khâu thu mua. Mọi nhu cầu mua NVL đều phải lập kế hoạch, việc lập kế hoạch đề mua vật tư phải do bộ phận trực tiếp có nhu cầu sử dụng đề xuất trưởng phòng liên quan đề nghị, giám đốc phê duyệt, ta có thể thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty với NVL là chặt chẽ. Công ty giao trách nhiệm mua vật tư cho phòng kế hoạch, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ cho sản xuất kinh doanh thông qua việc kiểm tra hoá đơn chứng từ để được khấu trừ thuế GTGT. Quản lý giá : Nếu tổng giá trị vật tư trên 10 triệu trở lên phải có ít nhất ba báo cáo giá của ít nhất ba khách hàng khác nhau phòng tài chính trực tiếp chịu trách nhiệm và lựa chọn phương án giá. Ký hợp đông : Các lần mua có giá trị từ 5 triệu trở lên cần có hợp đồng kinh tế cần có sự điều chỉnh theo giá cả thị trường ở các lần mua. Thủ tục thanh toán : NVL mua vào có giá thị trên 100.000 đồng phải có hoá đơn của bộ tài chính ban hành, nếu không có hoá đơn thì phải có giám đốc ký trước. Người mua phải yêu cầu bên bán ghi đầy đủ các yếu tố trong hoá đơn, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về tính đúng đắn hợp pháp về hoá đơn do mình thanh toán. Cán bộ kế toán phải có kiểm tra hoá đơn, trường hợp pháp hiện hoá đơn có dấu hiệu không hợp pháp phải báo cáo lãnh đạo xem xét sử lý. Phải gửi hợp đồng kinh tế có chữ ký đóng dấu của 2 bên để phòng TCKT quản lý. Quản lý khâu nhập kho, dự trữ trong kho. Mọi NVL mua về đều phải nhập kho nếu chưa đủ điều kiện hoặc không phải NVL của Công ty gửi vào kho, phải có phiếu gửi hàng, việc gửi hàng vào kho phải báo cáo và có sự đồng ý của giám đốc. Thủ kho phải có trách nhiệm kiểm tra số lượng và chất lượng chủng loại NVL so với hợp đồng kinh tế và hoá đơn ghi kiểm nghiệm lúc nhập vào kho. Thủ kho chịu trách nhiệm bồi thường mất mát do chủ quan mình gây ra. Thủ kho chịu trách nhiệm an toàn NVL trong kho, sắp xếp bảo quản theo yêu cầu. Nếu có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự an toàn của NVL phải báo cáo ngay cho người phụ trách trực tiếp xử lý. Công ty đã xác định khối lượng NVL tồn kho dự trữ hợp lý cho quá trình sản xuất được liên tục không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Đồng thời bố trí hệ thống kho tàng hợp lý khoa học cho việc sắp xếp bảo quản và lấy ra sử dụng. Xuất kho để sử dụng. NVL xuất kho phải có phiếu xuất kho có đầy dủ chữ ký của người có trách nhiệm. Nghiêm cấm thủ kho cho vay mượn tạm thời NVL mà không làm thủ tục xuất kho. Vật tư giao giữa các đơn vị nội bộ phải có biên bản bàn giao nhận ghi rõ số lượng, chất lượng và giá trị có chữ ký của 2 bên làm căn cứ hạch toán. Kiểm kê và sử lý tổn thất. Định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý Công ty kiểm kê vật tư có hội đồng kiểm kê, kết thúc phải có biên bản kiểm kê chênh lệch thừa thiếu phải xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Công ty xử lý kết quả kiểm kê theo nguyên tắc : Vật tư thừa ghi tăng thu nhập vật tư thiếu thì người có trách nhiệm phải bồi thường. Người ra quyết định xử lý phải có trách nhiệm quyết định xử lý. Việc tổ chức công tác kế toán NVL được thực hiện đầy đủ hoàn chỉnh. Kế toán NVL áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên do đó theo dõi thường xuyên tình hình nhập xuất tồn vật tư, tiền vốn. III.2. Các vấn đề hoàn thiện công tác kế toán NVL ở CIRI Mặc dù Công ty có nhiều thành công và sự hoàn thiện trong công tác tổ chức kế toán. Xong phần kế toán NVL theo em Công ty nên có những sửa đổi để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán máy xong kế toán NVL theo phương pháp ghi sổ số dư do đó không theo dõi được việc hạch toán chi tiết từng NVL do vậy việc lập sổ danh điểm vật tư là tương đối cần thiết. Do nguyên nhân NVL mua về đa dạng về chủng loại, quy cách phẩm chất khác nhau cho nên việc quản lý rất khó khăn không thể phân biệt đến từng chi tiết do đó Công ty nên xây dựng sổ danh điểm vật tư giúp cho việc quản lý và sử dụng vật tư có hiệu quả hơn. Mọi NVL khi nhập kho hay xuất kho đều phải làm thủ tục nhập xuất kho theo yêu cầu định mức. Xong có trường hợp khi xuất kho để sản xuất xong trong quá trình sản xuất lại thiếu NVL với một lượng nhỏ, không làm thủ tục xuất kho, thủ kho lại cho vay mượn tạm thời. Tình hình này làm ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng vật tư, việc nắm bắt về số lượng nhập, xuất và tồn ở kho của phòng kế toán là không chính xác ở mọi thời điểm có thể dẫn đến việc hạch toán không chính xác, hoặc hiện tượng NVL sản xuất xong thừa với số lượng không lớn do đó không thể làm thủ tục nhập lại kho mà lại để lại ở phân xưởng sản xuất gây thiếu xót mất mát NVL. Có tình trạng trên là do Công ty chưa xây dựng một định mức hư hỏng, hao hụt NVL cho sản xuất. Công ty phải thiết lập được định mức hao hụt cho từng loại sản phẩm, thông qua sự phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế toán và phân xưởng sản xuất. NVL phần lớn là Công ty mua về để phục vụ sản xuất kinh doanh nên người bán phần lớn là “khách quen” mọi thoả thuận về chủng loại, giá cả, chất lượng và hình thức thanh toán đều được ghi trên hợp đồng, hoá đơn. Công ty nên lập sổ chi tiết thanh toán với người bán giúp cho Công ty theo giõi được tình hình nợ giữa Công ty với người bán sau từng lần nhập NVL. III.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL ở Công ty. 3.1 ý kiến về xây dựng sổ điểm danh vật tư. NVL đáp ứng nhu cầu sản xuất rất nhiều về số lượng lớn (hơn 200 loại vật tư khác nhau) với số lượng lớn như vậy thì việc lập sổ điểm danh vật tư là tương đối cần thiết giúp tránh nhầm lẫn VD: NVL ở Công ty được chia theo từng loại NVL ở phòng sản xuất kinh doanh có nghĩa từng phòng sản xuất kinh doanh có các loại NVL khác nhau phù hợp với sản phẩm do mình sản xuất. Từng phong sản xuất kinh doanh lại chia các loại NVL thành từng nhóm, mỗi nhóm lại chia thành các thứ NVL khác nhau. Mỗi NVL phải được mã hoá và có ký hiệu riêng giúp cho việc tìm kiếm đến từng NVL là nhanh chóng dễ dàng việc xây dựng sổ danh điểm vật tư dựa trên ký hiệu TK cấp 1,2 và chữ cái ký hiệu. Từng phòng kinh doanh sẽ lập sổ danh điểm vật tư cho phòng mình. Sau đó phòng kế toán sữ lập sổ danh điểm vật tư tổng hợp. VD Sổ định điểm vật tư Công ty QHQT Phòng sxkd 1 đầu tư sx Stt Loại NVL Kd1 Mã nhóm Mã thứ Số lượng N X T 152.1 152.2 152.3 152.4 152.5 152.6 152.1.A 152.2.B 152.1… 152.2.A 152.2.B …. Tổng 152.1 : Nhóm linh kiện động cơ 152.4 : Nhóm bộ phận chuyển động 152.2 : Nhóm đồ nhựa 152.5 : Nhóm vật tư điều khiển 152.3 : Nhóm vật tư khung 152.6 : Nhóm hệ thống điện 3.2 ý kiến về lập bảng định mức NVL Có sự kết hợp giữa các kỹ thuật viên và các cán bộ ở phòng sản xuất có đặc điểm vật lý hoá học như thế nào để xác định được một định mức hao hụt NVL cho hợp lý. Bảng định mức hao hụt NVL được lập chung cho tất cả các NVL trên cơ sở sổ danh điểm vật tư đã mã hoá cho từng thứ vật tư. Bảng định mức hao hụt NVL Công ty quan hệ QT đầu tư sản xuất. Stt Mã loại NVL Mã nhóm NVL Mã thứ NVL Số lượng Cần dùng Tỷ lệ hao hụt Cần xuất 1 KD1 152.1 152.1.A 152.1.B 500 chiếc 7.000 bộ 0,4% = 2 Chiếc 0,1% = 7 bộ 502 7007 3.3 ý kiến lập sổ chi tiết thanh toán với người bán Việc lập sổ chi tiết thanh toán với người bán giúp công ty biết được tình hình thanh toán với người bán sau mỗi lần nhập NVL, giúp công ty có kế hoạch thu mua và kế hoạch lập phương án thanh toán theo các hình thức cho phù hợp. Giúp cho công ty có kế hoạch về tài chính giúp thanh toán các khoản nợ đến hạn tránh tình trạng để quá hạn nợ, có thể gây mất uy tín của công ty Sổ chi tiết phải trả cho người bán Công ty quan hệ QT TK: 331.A phải trả người bán. A công ty Lifan VN đầu tư sx Năm 2004 Stt Chứng từ Diễn giải Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Số phát sinh Có Số dư CK S N 1 Dư đầu kỳ 687042100 2 6753 15/1 Mua động cơ NK 2408780822 3095822922 3 ... 25/1 Gửi trả bằng TGNH 2000000000 1095822922 4 ... Kế toán trưởng ký Thủ trưởng ký 3.4. Một số ý kiến về lập bảng kê xuất dùng. Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu để tiến hành các hoạt động sản xuất mà các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lại đa dạng và phong phú. Mỗi lần xuất NVL có thể là xuất nhiều loại NVL và số lượng NVL của mỗi lần xuất cũng nhiều do đó theo tôi lên lập bảng kê xuất dùng. Việc lập bảng kê xuất dùng có ý nghĩa tương đối quan trọng , nó giúp cho các nhà quản lý biết rõ được NVL xuất dùng cho mục đích nào và số lượng cần dùng là bao nhiêu, cần dùng các loại NVL nào. Bảng kê xuất dùng NVL được lập riêng cho từng phòng do mỗi phòng sử dụng các loại NVL khác nhau. Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất Bảng kê xuất dùng NVL Phòng kinh doanh số 1 Tháng 1/2004 STT Tên vật tư Mã số ĐVT Khối lượng Mục đích sử dụng 1 Vật liệu A ... Xuất để sản xuất XM 2 Vật liệu B ... 3 Vật liệu C ... ... ... Kế toán trưởng ký Thủ kho ký Nhìn chung qua thời gian thực tập tìm hiểu ở công ty em thấy công tác tổ chức công tác kế toán của công ty nói chung và công tác kế toán NVL của công ty là tương đối hoàn thiện. Bộ máy quản lý , cơ cấu kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động tốt có hiệu quả. Nên những nhận xét đánh giá của em để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của công ty hoàn toàn chỉ là quan điểm mang tính chất cá nhân , nên có thế có những thiếu sót. Và những ý kiến đóng góp của em có thể chỉ là bản tham khảo giúp công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kết toán của công ty. Kết luận Mỗi vật khi sinh ra nó đều mang giá trị và giá trị sử dụng riêng, cũng như mỗi công việc khi nó có trên thực tế nó đều có mục đích và tác dụng riêng.Và có thể vật này, công việc này có tác dụng với người này xong không có tác dụng với người khác. Nhưng có thể nói rằng tổ chức công tác kế toán NVL là không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất cũng như trong công ty CIRI.Vì thế em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài này. Do thời gian thực tập ở công ty không nhiều, nên có thể sự hiểu biết về công ty còn hạn chế. Cộng với phạm vi hiểu biết và kiến thức kế toán của em còn chưa đầy đủ. Nên quá trình nghiên cứu làm đề tài của em sẽ không thể không tránh khỏi những thiếu sót , chưa hoàn thiện. Em rất mong được sự thông cảm giúp đỡ của các thầy cô giáo giúp em hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Để hoàn thiện được đề tài này em đã được sự giúp đỡ chân thành của cô giáo hướng dẫn "Trần Thị Biết" cùng các anh chị trong phòng kế toán của công ty. Một lần nữa em xin gửu lời cám ơn chân thành đến ban giám đốc ban lãnh đạo, và đặc biệt là phòng kế toán đã bảo ban giúp đỡ em tận tình, chỉ bảo và cung cấp số liệu cho em hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện đề tài Sinh viên: Trần thị Uyên Đơn vị: Lớp K 39/21/13 Phụ lục: Phần 1: Lời mở đầu. Phần 2: Kết cấu chung. Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán NVL ở các doanh nghiệp. I.1 : Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất. I.1.1: Khái niệm vai trò của NVL trong doanh nghiệp, trong nền kinh tế. I.1.2: Yêu cầu quản lý NVL. I.1.3: Nhiệm vụ của kế toán. I.1.4: Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp . I.2: Phân loại và đánh giá NVL. I.2.1: Phân loại NVL. I.2.2: Đánh giá NVL. I.3: Tổ chức công tác kế toán NVL. I.3.1. Kế toán chi tiết NVL I.3.2. Kế toán tổng hợp NVL Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kiểm kê định kỳ I.3.3. Hệ thống sổ kế toán Chương II: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán NVL ở công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. II.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh. II.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty II.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh II.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty CIRI 3.2. Mối quan hệ từng phòng ban 3.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ II.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 4.1 Cơ cấu bộ máy kế toán 4.2 Hình thức sổ kế toán 4.3 Chính sách kế toán II.2. Thực trạng tình hình tổ chức công tác kế toán NVL ở CIRI II.2.1. Đăc điểm NVL ở công ty II.2.2. Phân loại và đánh giá NVL II.2.3. Kế toán chi tiết NVL II.2.4. Kế toán tổng hợp NVL Chương III: Phương pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở công ty CIRI III.1 Nhận xét đánh giá khái quát về tình hình tổ chức công tác kế toán ở công ty III.2 Các vấn đề cần hoàn thiện công tác kế toán NVL ở công ty III.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL ở công ty 3.1. ý kiến về xây dựng sổ danh điểm vật tư. 3.2. ý kiến về lập bảng định mức tiêu hao NVL 3.3. ý kiến về lập sổ chi tiết thanh toán với người bán. 3.4. ý kiến về việc lập bảng kê xuất dùng NVL. Phần cuối : Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA11.doc
Tài liệu liên quan