Đề tài Tìm một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An

Tài liệu Đề tài Tìm một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An: lời nói đầu Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu làm cho tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Các doanh nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu của mình thì phải tiến hành nghiên cứu thị trường để sản phẩm sản xuất ra có đủ chất lượng với giá cả hợp lý. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực, việc giảm chi phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hộ gia đình kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh đều coi đó là nhiệm vụ chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh nghiệp có k...

doc65 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu làm cho tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Các doanh nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu của mình thì phải tiến hành nghiên cứu thị trường để sản phẩm sản xuất ra có đủ chất lượng với giá cả hợp lý. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực, việc giảm chi phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hộ gia đình kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh đều coi đó là nhiệm vụ chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh nghiệp có khác nhau ngoài mục đích chung trên là lợi nhuận . Đối với doanh nghiệp nhà nước, trước đây trong thời kỳ bao cấp , hoàn toàn sản xuất theo mệnh lệnh, kế hoạch nhà nước rót xuống. Sau đại hội VI của đảng (1986) và tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới trong các đại hội VII và VIII, doanh nghiệp nhà nước ngày càng được tự chủ hơn. Do đó với các doanh nghiệp này việc giảm chi phí kinh doanh không ngoài mục đích tăng lợi nhuận ( với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh), mang lại sản phẩm rẻ có chất lượng tốt cho mọi người (với doanh nghiệp nhà nước công ích) và tiết kiệm chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực cuả quốc gia. Còn với loại hình doanh nghiệp khác, quản lý được tốt các chi phí cũng đều là tiền đề của hạ giá thành sản phẩm. Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp nào có mức giá hợp lý sẽ bán được nhiều hơn và từ đó thu hồi vốn nhanh và tăng lợi nhuận. Mặt khác nó giúp doanh nghiệp kiểm soát được các nguồn lực của mình để sử dụng có hiệu quả . Như vậy có thể nói, với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn phải nghĩ đến phương trình kinh tế cơ bản nhất, đơn giản nhất nhưng cũng không dễ giải. Đó là : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Để tăng lợi nhuận thì hoặc là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc mức tăng doanh thu phải lớn hơn mức tăng chi phí. Trong đó việc giảm chi phí vẫn được coi là linh hồn, nhân tố chất lượng của phương trình này. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An nói riêng. Bằng những kiến thức đã học ở nhà trường và nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Phạm Văn Dũng, cùng các cô chú trong Công ty em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Hoàng An”. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương I : Lý luận chung về chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chương II : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An Chương III : Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An Do trình độ lý luận và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, và các cô chú trong Công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 27 tháng 02 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Hồng Vân Chương I Lý luận chung về Chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1. Chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp a. Khái niệm Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp là tạo ra những sản phẩm nhất định và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Nhưng bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng đều phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước hết là các chi phí cho việc sản xuất sản phẩm. Trong khi tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải tiêu hao các vật tư như: Nguyên vật liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, các công cụ dụng cụ, các khoản chi phí về tiền lương hay tiền công cho người lao động. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài việc sản xuất, chế biến còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình này doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: Chi phí về bao gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, bảo quản. Ngoài ra để giới thiệu rộng rãi sản phẩm cho người tiêu dùng, cũng như để hướng dẫn người tiêu dùng hoặc thăm dò khảo sát thị trường nhằm đề ra những quyết định có tính chất tối ưu đối với việc sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các chi phí về nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu hay bảo hành sản phẩm. Ngoài những chi phí sản xuất và chi phí sinh hoạt, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp còn bỏ ra những khoản chi phí phục vụ cho những hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp có liên quan đến quá trình kinh doanh. Như vậy, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh tốt đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có doanh thu từ hoạt động kinh doanh bù đắp, trang trải được toàn bộ chi phí kinh doanh và thu được lợi nhuận cao. Điều này cho thấy không phải khoản mục chi phí nào cũng được đưa vào chi phí hoạt động mà chúng ta phải xét đến tính chất, đặc điểm của nó. Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng. Qua xem xét chỉ tiêu này có thể đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh, mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến vấn đề quản lý chi phí, bởi lẽ mỗi đồng chi phí không hợp lý đều làm tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó hạ thấp chi phí kinh doanh là một điều kiện để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình và đảm bảo cho sự tồn tại và đi lên của doanh nghiệp. b. Đặc điểm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp kinh doanh khác nhau thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn mà chi phí cần tập hợp nhằm phục vụ cho việc thông tin kiểm tra chi phí và tính giá thành sản phẩm . Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần thiết cho công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và mở sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng kế toán chi phí đã xác định. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong ngành sản xuất nói chung và trong kinh doanh xây lắp nói riêng thường căn cứ vào: - Đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm (việc sản xuất sản phẩm là giản đơn hay phức tạp, liên tục hay song song) - Loại hình sản xuất sản phẩm ( sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt) - Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . - Đặc điểm tổ chưc bộ máy quản lý (hay yêu cầu quản lý ). - Đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp Tổ chức sản xuất là quá trình sản xuất thi công của các doanh nghiệp XDCB có những đặc điểm riêng so với những ngành nghề khác nên đối tượng kế toán chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, bộ phận thi công hay đơn đặt hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp xây lắp hiện nay thường tập hợp chi phí theo công trình hoặc hạng mục công trình. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết và quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đối tượng hạch toán, tập hợp chính xác các khoản chi phí phát sinh phù hợp với đặc điểm tổ chức và sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt công tác chi phí. 1.1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí phải trả trong năm tài chính bao gồm nhiều khoản chi phí. Các chi phí này khác nhau về nội dung kinh doanh, tính chất của chi phí, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Để tạo điều kiện cho công tác quản lý và hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm từ đó tính đúng kết quả từng loại hoạt động kinh doanh thì việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức là rất cần thiết. Để phân loại chi phí sản xuất người ta có rất nhiều tiêu thức khác nhau nhưng về mặt cơ bản người ta dùng ba tiêu thức chủ yếu: Một là, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế. Theo cách phân loại này chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí cùng một nội dung kính tế không phân biệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực nào. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 5 loại: Chi phí vật tư mua ngoài là toàn bộ giá trị vật tư mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh; các khoản chi phí trích nộp theo lương như chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số tiền khấu hao các loại tài sản cố định trích trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp như: dịch vụ điện, nước… Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản đã nêu trên. Phân loại các chi phí của doanh nghiệp thành các yếu tố chi phí như trên có ý nghĩa lớn trong quản lý chi phí. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố ở Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn đầu tư cho kỳ sau. Hai là, phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí. Cách phân loại này dựa vào mục đích công dụng của chi phí nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí để phân chia chi phí sản xuất thành các khoản mục khác nhau. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ sản xuất trực tiếp dùng vào việc chế tạo sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí được sử dụng ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh như: Tiền lương và phụ cấp lương của quản đốc, nhân viên phân xưởng, chi phí tài sản cố định thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí vât liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ỏ phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như: Chi phí tiền lương, phụ cấp trả lương cho công nhân bán hàng, tiếp thị, vận chuyển, bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác (như: Bảo hành sản phẩm, quảng cáo). Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: Khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, các chi phí khác phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp (như: Tiền lương và các khoản phụ cấp lương trả cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý), chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp. Các khoản chi phí dự phòng giảm gía hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, công tác phí, các chi phí giao dịch, đối ngoại… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính gía thành cho từng loại sản phẩm, quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh để khai thác khả năng hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Ba là, phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định: Là các chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuộc loại chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định (theo thời gian); chi phí tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý, chuyên gia, lãi tiền vay phải trả, chi phí cho thuê tài chính, văn phòng. Chi phí biến đổi: Là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất. Thuộc loại chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ được cung cấp (như: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…) Do đặc điểm của từng loại chi phí nêu trên khi quy mô sản xuất kinh doanh càng tăng thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ càng giảm. Riêng đối với chi phí biến đổi, việc tăng hoặc giảm hay không thay đổi khi tính chi phí này cho một đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tương quan biến đổi giữa quy mô sản xuất kinh doanh và tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hoà vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất. 1.1.2.Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giá thành sản phẩm Trong sản xuất kinh doanh chí phí mới là mặt thứ nhất thể hiện sự hao phí đã chi ra. Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản trong quá trình sản xuất. Đó là, kết quả sản xuất thu được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu “Giá thành sản phẩm”. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm nhất định. Có nhiều loại doanh nghiệp sản xuất ra cùng sản phẩm nhưng do trình độ quản lý khác nhau, giá thành sản phẩm đó sẽ khác nhau. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm mang tính cá biệt đối với từng doanh nghiệp. Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, giá thành sản phẩm có một ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện trên các mặt sau: Giá thành là thước đo mức hao phí về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn lựa chọn sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, gía cả thị trường và mức hao phí sản xuất loại sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả sản xuất loại sản phẩm đó để lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất tối ưu. Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản phẩm, phát hiện và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. 1.1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ bao gồm: Chi phí vật tư trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá thành toàn bộ sản phẩm đã tiêu thụ gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định gồm: Giá thành sản xuất của sản phẩm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Đứng trên góc độ kế hoạch hoá, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp còn được chia thành: Giá thành kế hoạch: Việc xác định gía thành kế hoạch được xây dựng trước khi bước vào chu kỳ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ gía thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức được tính trên cơ sở các chi phí hiện hành và chi phí đơn vị sản phẩm. Nó là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho việc đánh gía đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành thực tế: Được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được xác định trên cơ sở lượng chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thực tế phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để xây dựng giá thành kế hoạch cho kỳ sau, đảm bảo cho giá thành kế hoạch ngày càng sát thực và hợp lý. 1.1.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. *Phương pháp thứ nhất: Phương pháp tính giá thành giản đơn : Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp CPSX, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo . Ví dụ tính giá thành sản phẩm điện, nước, bánh kẹo, than quặng, kim loại ... . Z Q Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang & không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu CPSX đã tập hợp trong kỳ & chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức: Z = C + Dđk - Dck Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau: z= Trong đó: Z, z: Tổng giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế. C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng. Dđk, Dck: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ & cuối kỳ. Q: Sản lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít & ổn định nên không cần tính chi phí của sản phẩm dở thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: Z = C. *Phương pháp thứ hai: Phương pháp hệ số: Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những DN trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu, vật liệu, nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như DN sản xuất hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong. Khi đó đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành, trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm & hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng1). Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i Qi là sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn Q = ∑Qi x Hi Trong đó Q: Tổng sản lượng thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Tính tổng giá thành & giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Dđk + C - Dck x QiHi Q Zi = Zi Qi zi = *Phương pháp thứ ba: Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cất, quy cách khác nhau như sản xuất nhóm ống nước với nhiều kích thước đường kính & độ dài khác nhau, sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau, sản xuất chè hương với nhiều phẩm cấp khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành sẽ là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để tính giá thành thực tế cho từng quy cách của sản phẩm có thể áp dụng phương pháp tính hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính ra tỷ lệ tính giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức. Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm. Cách tính như sau: Tỷ lệ tính giá thành từng khoản mục = Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm (theo từng khoản mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục) Giá thành thực tế = Tiêu chuẩn phân bổ của từng x Tỷ lệ tính giá thành từng qui cách (theo từng khoản mục) khoản mục. Sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Ví dụ nhà máy đường cung một qui trình công nghệ ngoài sản phẩm chính là đương kính, còn thu được sản phẩm phụ là rỉ đường; nông trường chăn nuôi lợn thịt thì ngoài sản phẩm chính là sản lượng lợn thịt, còn có sản phẩm phụ là phân bón. Trong qui trình sản xuất, kêt quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng qui định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành. Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Trong các trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ. Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành, phải lấy tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp loại trừ chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm, chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ. Công thức tính giá thành của sản phẩm là: Z = C + Dđk - Dck - Clt Trong đó: Z: Là tổng giá thành của đối tượng tính giá thành. C: Là tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp. Dđk và Dck: Là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Clt: Là chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành của các đối tượng tính giá thành. Để đơn giản tính toán chi phí loại trừ (Clt) thường được tính như sau: Đối với sản phẩm phụ có thể tính giá thành theo giá thành kế hoạch hoặc có thể lấy giá bán phụ trừ lợi nhuận định mức. Đối với sản phẩm hỏng tính theo giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ vào quyết định xử lý của lãnh đạo. Đối với sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch, hoặc tính theo chi phí ban đầu. *Phương pháp thứ tư: Phương pháp cộng chi phí: Phương pháp cộng chi phí áp dụng đối với doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất (bước chế biến) có sản phẩm dở dang như: Doanh khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí, chế tạo, may măc. Đối tượng hạch toán chi phí là qui trình công nghệ của từng giai đoạn ( từng bước chế biến). Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến giá thành sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí đã phát sinh ở các bước chế biến và tính như sau: Nếu gọi C1, C2.....Cn là chi phí tổng hợp được ở giai đoạn sản xuất. Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck z = z/Qtp *Phương pháp thứ năm: Phương pháp tính giá thành liên hợp: Là kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cộng chi phí, phương phương pháp tính giá thành liên hợp áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc. *Phương pháp thứ sáu: Phương pháp tính giá thành theo định mức: Ap dụng: Doanh nghiệp xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh. ztt= zđm ± chênh lệch do thay đổi định mức ± chênh lệch thoát ly định mức. 1.2. Chi phí quản lý kinh doanh và giá thành sản phẩm 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Trong công tác quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất của từng bộ phận, từng khoản mục, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Qua đó để đánh giá phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có quyết định quản lý phù hợp. Còn về chỉ tiêu giá thành, đây là thước đo hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ xác định hiệu quả kinh doanh. Để quyết định sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu thị trường, giá cả và mức hao phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả của sản phẩm đó và quyết định khối lượng sản xuất để đạt được lợi nhuận tối đa. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động đến hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Phát hiện và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các chi phí phát sinh không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chính sách giá cả đối với từng sản phẩm. 1.2.2. Nội dung công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm Để quản lý tốt chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm thì công tác hạch toán kế toán phải được đặt lên hàng đầu. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Để đảm bảo phát huy tác dụng của công cụ kế toán đối với doanh nghiệp cần thiết phải có sự tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành. Đây cũng là điều kiện cho việc phân tích đánh giá, tổ chức quản lý và sản xuất hợp lý nâng cao hiệu quả quản trị đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Riêng đối với ngành XDCB việc hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đủ giá thành càng trở nên quan trọng và có tính quyết định bởi sự tác động của những đặc điểm như giá cả biến động trong những thời điểm khác nhau của xây dựng, nhu cầu công nhân khác nhau, nhu cầu xây dựng cơ bản không như nhau. Thông qua chỉ tiêu giá thành ta có thể xác định được kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tòi phương án giải quyết công việc có hiệu quả. Để phát huy hết vai trò của mình, việc tổ chức hạch toán kinh tế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đạt được những yêu cầu: - Phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất . Tính toán chính xác, phân bổ kịp thời giá thành xây lắp theo đối tượng tính giá thành . - Phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục vào các đối tượng tập hợp chi phí, áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật liệu, lao động sử dụng máy, kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản mục chi phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch, đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. - Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí, theo từng hạng mục công trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. - Thông qua ghi chép, phản ánh tính toán để đánh giá có hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí và lập giá thành theo quy định của cơ quan chủ quản cấp trên. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm Với các yêu cầu trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất thích hợp - Xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. - Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy định trình tự công việc, phân bổ chi phí cho từng đối tượng, từng sản phẩm chi tiết. 1.3. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 1.3.1. ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Cơ chế thị trường hình thành và phát triển ở Việt Nam đã đẩy các doanh nghiệp từ chỗ được bao cấp hoàn toàn sang việc hạch toán độc lập lời ăn lỗ chịu theo đúng quy luật của thị trường. Từ chỗ chỉ lo làm kế hoạch không phải lo đầu vào, đầu ra cũng không phải trả lời câu hỏi sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào? Cho ai? các doanh nghiệp hiện nay đã phải trả lời câu hỏi này và phải xem xét, phận tích đánh giá vấn đề này một cách kỹ lưỡng. Muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt thì doanh nghiệp phải tự khẳng định mình. Cơ chế thị trường khó bán hơn mua thì sự cạnh tranh quyết liệt để bán được hàng là điều tất yếu. Để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường doanh ngiệp cần đổi mới, cải tiến sản xuất kinh doanh, mở rộng nâng cấp trang thiết bị cũ, tổ chức lại bộ máy quản lý cũ và điều quan trọng hơn là doanh nghiệp cần có hạch toán thu chi một cách chính xác và có các quyết định đúng đắn kịp thời. Để đạt được các điều kiện trên doanh nghiệp cần phải có các thông tin kinh tế cần thiết. Thông tin kinh tế này có hai loại: +Thông tin phục vụ bên ngoài + Thông tin phục vụ bên trong Các thông tin phục vụ bên ngoài chủ yếu phục vụ các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước, cơ quan chủ quản do đó mang tính bắt buộc thống nhất kiểm tra được, Ngoài ra các thông tin kinh tế phuc vụ cho nhiều đối tượng khác nhau: bạn hàng , khách hàng… Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải hiểu biết hết sức rõ ràng về bản thân mình thì mới có các quyết định đúng đắn. Về bản chất thì hoạt động quản trị chi phí kinh doanh là quá trình chuẩn bị và ra các quyết định quản trị do vậy bộ máy quản trị cần nắm rõ các thông tin hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định quản trị Như vậy, có thể nói thông tin bên trong đặc biệt quan trọng hay quản trị chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp thông tin kinh tế bên trong bộ máy quản trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định quản trị nên nó trở thành một công cụ chủ yếu không thể thiếu của quản trị doanh nghiệp. Quản trị là quan trọng do vậy khi ra quyết định mà quản trị phải đảm bảo tính chính xác và có hiệu quả của quyết định đề ra. Muốn làm được điều đó cần phải tính đến các vấn đề chi phí kinh doanh mà bản chất nó là mô tả các quá trình có ý nghĩa kinh tế diễn ra trong kinh doanh. Trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực thì doanh nghiệp ngoài việc cạnh tranh với nhau bằng chất lượng còn cạnh tranh cả về giá cả mà đấu thầu trong xây dựng là một điển hình. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí để hạ giá thành mà vẫn đảm bảo được chất lượng để có thể cạnh tranh, tồn tại và đứng vững trên thị trường. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải quan tâm là giảm chi phí sản xuất. Hạ thấp chi phí không những chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn là nguồn tích luỹ chủ yếu cho nền kinh tế. Con đường duy nhất để doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường là phải thường xuyên cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ được giá thành. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hạ giá thành là con đường cơ bản để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường kể cả trong và ngoài nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người lao động. Ta có thể thấy ý nghĩa cụ thể của việc hạ giá thành là: Hạ giá thành sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận, nếu giá thành sản phẩm thấp so với giá bán trên thị trường thì doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Mặt khác, gía thành sản phẩm thấp thì doanh nghiệp có thể hạ được giá bán nhờ đó mà tăng khối lượng tiêu thụ, thu được nhiều lợi nhuận. Hạ giá thành là cơ sở cho doanh nghiệp giảm bớt lượng vốn lưu động đã sử dụng vào sản xuất, khi hạ giá thành sản phẩm tức là doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí quản lý. Nghĩa là với khối lượng sản xuất như cũ doanh nghiệp chỉ cần một lượng vôn ít hơn. Trong điều kiện đó doanh nghiệp có thể rút bớt vốn lưu động trong sản xuất hoặc mở rộng tăng thêm khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Việc hạ giá thành sản phẩm được thực hiện thông qua hai chỉ tiêu: mức hạ gía thành và tỷ lệ hạ giá thành. Khi xem xét việc hạ giá thành sản phẩm cần kết hợp cả hai chỉ tiêu này và chỉ xem xét cho những sản phẩm so sánh được. n i =1 Mz Mz = ∑[(si1 x Zi1) – (Si1 x Zio)] ∑(Si1 x Zio ) n Tz = i =1 Trong đó: Mz: Mức hạ giá thành sản phẩm hàng hóa so sánh được Zi0: Giá thành đơn vị kỳ báo cáo Zi1: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Si1: Số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch Tz: Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được Như vậy, trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của các ngành nghề sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội. Nó sẽ làm tăng tổng số lợi nhuận của các doanh nghiệp đồng thời cũng làm tăng ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề quan tâm của các nhà sản xuất mà nó còn là mối quan tâm của từng ngành và toàn xã hội. 1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý không chỉ cần phải nắm vững nội dung, bản chất và kết cấu của các khoản mục trong chi phí sản xuất kinh doanh mà còn phải thấy được các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh. Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến chi phí, song có thể quy lại một số nhân tố chủ yếu sau: a. Nhân tố tiến bộ khoa học và công nghệ Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều tạo nên khả năng lớn cho việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuât sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ gía thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. b. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp Nếu trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại mà quản lý lại không tốt thì chi phí không có xu hướng giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Do vậy, phải tổ chức quản lý chi phí sản xuất sao cho hợp lý, bố trí các khâu sản xuất ăn khớp với nhau sẽ hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng điện lực. Mặt khác, tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt bộ máy quản lý phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được phương án sản xuất tối ưu làm cho lượng chi phí bỏ ra hợp lý nhất; phân công bố trí lao động đúng ngành, đúng năng lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản phẩm. Việc phát huy đầy đủ vai trò của quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đầy đủ vốn, đảm bảo kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nhất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối, sử dụng hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có tác động đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. c. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiện khai thác có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại. d. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng nhiều đến chi phí kinh doanh. Do đặc điểm của các sản phẩm xây dựng là làm theo đơn đặt hàng là chủ yếu do đó đòi hỏi những người tiến hành sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời tránh được những sai sót có thể phải phá đi làm lại vừa gây lãng phí vừa gây tốn kể cả thời gian và tiền bạc. Để làm tốt việc này đòi hỏi những nhà quản lí không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý con người nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lưọng sản phẩm , đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy chất lượng sản phẩm ảnh hưỏng không nhỏ đến việc hạ thấp chi phí và giảm giá thành sản phẩm. e. Nhân tố giá cả Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán mà nó còn thể hiện quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Do thị trường được coi là môi trường kinh doanh. Nó là nơi tập trung đầy đủ nhất những gì mà con người đã và sẽ cần đáp ứng cung cầu về hàng hoá và thị trường còn là yếu tố quan trọng nhất trực tiếp quyết định đến giá cả. Mà đặc biệt là giá cả thị trường nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Khi giá cả thị trường tăng lên làm chi phí kinh doanh cũng tăng theo dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng. Ngược lại, khi giá cả thị trường giảm xuống sẽ là điều kiện hạ thấp chi phí kinh doanh do đó giá thành sản phẩm cũng giảm. Trong điều kiện thị trường luôn biến động, giá cả hàng hoá tiêu thụ cũng biến động theo. Sự thay đổi của giá cả hàng hoá sẽ làn ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất chi phí vì nó ảnh hưởng đến doanh số bán. Sự ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ đến tỉ suất chi phí là một nhân tố khách quan do sự điều tiết của thị trường. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của giá đến tổng mức phí và tỉ suất phí được thực hiện trên cơ sỏ tính toán chi tiết. Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có phạm vi và mức độ tác động khác nhau, làm sao hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tích cực nhằm có biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Chương II Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH xây dựng và thương mại hoàng an 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH XD và thương mại Hoàng An 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: công ty tnhh xây dựng và thương mại hoàng an Tên giao dịch: hoang an construction and trading company limited Tên viết tắt: HOANG AN C& TCO., LTD Trụ sở chính: Số 10, ngõ 358/55/20, phố Bùi Xương Trạch, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Công ty Hoàng An C& TCO., LTD thành lập ngày 16/ 09/ 2003 theo quyết định số 10457/QĐ-TC với tên “Công ty TNHH XD và TM Hoàng An”, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102009898 cấp ngày 16/ 09/ 2003 tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các thành viên là các ông Nguyễn Ngọc Lương, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Ngọc Tuấn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 10/ 02/ 1999. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty Là một doanh nghiệp mới được thành lập, dù còn rất mới nhưng công ty luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp kinh doanh, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu khai thác triệt để khả năng và tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm “ Đơn vị giỏi một nghề, Công ty đa ngành nghề”, Công ty TNHH XD và TM Hoàng An luôn đổi mới đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Khảo sát thiết kế thi công xây dựng nền móng các công trình dân dụng và công nghiệp Buôn bán vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu, thiết bị, linh kiện phục vụ cho ngành nông nghiệp và công nghiệp Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi Sản xuất bao bì, in bao bì Trang trí nội, ngoại thất công trình Vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách ( bao gồm cả vận chuyển khách du lịch ) Buôn bán, lắp đặt hệ thống thang máy, hệ thống máy điều hoà không khí Dịch vụ kỹ thuật: Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì, cung cấp linh kiện, thiết bị phụ tùng thay thế của hệ thống thang máy, hệ thống máy điều hoà không khí Buôn bán linh kiện điện, điện tử, điện lạnh, giấy và vật tư ngành giấy, máy móc thiết bị đồng bộ và phụ tùng thay thế phục vụ cho ngành xây dựng, giao thông vận tải Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy Sản xuất vật liệu xây dựng Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh Đặc điểm hoạt động của công ty Công ty căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và căn cứ vào nhu cầu thị trường để chủ động đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Trên cơ sở các luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, Công ty tổ chức nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp. Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư trang thiết bị, lực lượng lao động… đạt hiệu quả tốt nhất. 2.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác quản lý kế toán Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Để tăng cường bộ máy quản lý có hiệu lực, đảm bảo quản lý chặt chẽ trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tiếp tham mưu với cấp trên. Việc quản lý của công ty do Giám đốc của công ty trực tiếp điều hành bao gồm các phòng ban và các đội sản xuất. Số cán bộ nhân viên thuộc cơ quan công ty hiện nay có khoảng từ 20 đến 25 người, công ty hiện đang thực hiện chính sách ưu tiên những cán bộ có năng lực quản lý và có sức khoẻ bố trí điều hành các dự án trọng điểm. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ban Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 chicccchính Phòng tổ chức cán bộ Phòng thiết bị kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng kinh tế kế hoạch Cơ cấu bộ máy quản lý công ty như sau: Ban Giám đốc: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Phó giám đốc 1: Là người phụ trách về kỹ thuật sản xuất và xây dựng, trực tiếp theo dõi các phòng vật tư, kế hoạch, kỹ thuật thiết bị. Phó giám đốc 2: Là người làm công tác tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp theo dõi phòng tài chính- kế toán, phòng kinh doanh. Phó giám đốc 3: Là người điều hành nội chính phụ trách đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên, trực tiếp theo dõi các phòng tổ chức cán bộ và lao động, phòng hành chính bảo vệ. Nhiệm vụ các phòng ban Phòng tổ chức hành chính: Đảm nhiệm công tác quản lý lao động, theo dõi thi đua, công tác văn thư, tiếp khách, bảo vệ tài sản. Ngoài ra còn làm công tác tuyển dụng lao động, quản lý theo dõi bổ sung nhân viên của toàn công ty. Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán tài vụ cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức thực hiện việc ghi chép, xử lý, cung cấp số liệu về tình hình kinh tế, tài chính, phân phối và giám sát vốn, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán trong công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất, giá thành kế hoạch của sản phẩm, ký kết hợp đồng sản xuất, quyết toán sản lượng, tham gia đề xuất với giám đốc các quy chế quản lý kinh tế áp dụng nội bộ. Phòng thiết bị kỹ thuật: Phụ trách vấn đề xây dựng và quản lý các quy trình trong sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất, tổ chức hướng dẫn nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân, tăng khả năng nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, điều hành mọi phương tiện thiết bị được giao cho toàn công ty. Phòng kinh doanh: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước, trong và sau khi sản xuất, thiết lập mối quan hệ với các cấp, lập toàn bộ hồ sơ dự toán công trình, định giá và lập phiếu giá thanh toán, làm tham mưu bảo đảm tính pháp lý của mọi hoạt động kinh tế, kiểm tra bản vẽ thiết kế, tổng hợp khối lượng công trình, bám sát kế hoạch, tiến độ, biện pháp thi công và tham gia nghiệm thu. Như vậy, mỗi phòng ban trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ dưới sự điều hành của ban giám đốc công ty nhằm đạt lợi ích cao nhất cho công ty. Về tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An là đơn vị thi công xây lắp nên việc tổ chức sản xuất phải chịu ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản. Sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình dân dụng. Sản xuất mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Hoạt động xây lắp tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Do vậy, vấn đề sinh hoạt cho người công nhân và an ninh cho người lao động cũng như phương tiện máy móc rất được công ty quan tâm. Để phù hợp với điều kiện xây dựng và đảm bảo ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ngày càng gọn nhẹ mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, việc tổ chức sản xuất thành các đội sản xuất một cách hợp lý giúp cho công ty trong việc quản lý lao động và phân công lao động của công ty thành nhiều vị trí khác nhau với nhiều công trình khác nhau có hiệu quả. Cơ cấu sản xuất của công ty gồm các đội sản xuất mỗi đội sản xuất có đội trưởng quản lý. Ngoài các đội này còn có đội xe cơ giới có nhiệm vụ bảo dưỡng phục hồi các loại xe, máy, đảm bảo vận chuyển vật liệu, máy móc thiết bị đến nơi cần thiết, phục vụ trực tiếp cho quá trình thi công xây dựng sản xuất có hiệu quả. Về tổ chức lao động Xuất phát từ đặc điểm của ngành Xây dựng cơ bản, mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, đơn vị xây lắp phải di chuyển vật tư, lao động theo mặt bằng và vị trí thi công mà vị trí thi công thường rải rác khắp nơi cách xa trụ sở công ty. Do vậy, số lao động trong công ty thường thay đổi theo khối lượng công việc mà công ty nhận thầu. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của công ty, bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. Phòng Tài chính – kế toán của công ty thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của tổ, đội và gửi những chứng từ kế toán đó về để hạch toán và xử lý. Từ đó, đưa ra các thông tin tài chính, kế toán tổng hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. Tất cả các phần hành kế toán trong công ty đều tuân thủ chung một hệ thống kế toán đã ban hành theo QĐ1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 và các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Hình thức sổ kế toán tại công ty: Hình thức kế toán được Công ty áp dụng là hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Phòng Tài chính – Kế toán của công ty có 3 người, đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng trưởng Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thanh toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán tổng hợp (phó phòng) Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông tin tài chính kế toán. Kế toán tổng hợp: tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của vật liệu, xác định chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình. Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, vật tư, phản ánh chính xác tình hình TSCĐ, khấu hao TSCĐ. Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng công trình, hạng mục công trình và theo dõi các khoản công nợ. Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện các phần liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng, cùng thủ quỹ đi rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng, lập các kế hoạch vay vốn tín dụng và lập các phiếu thu, phiếu chi. Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Thanh toán số lương phải trả trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỷ lệ % quy định hiện hành, kế toán tiền lương tính ra số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng duyệt quỹ lương của các đội và của khối gián tiếp của công ty, kế toán tiến hành tập hợp bảng thanh toán lương, kiểm tra bảng chấm công. Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. 2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty. 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty Vốn là linh hồn của doanh nghiệp. Một công ty muốn chớp được cơ hội trong kinh doanh thì cần phải đảm bảo về vốn. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để một đồng vốn bỏ ra thu được lợi nhuận tối đa. Biểu 1: Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh loch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 Vốn lưu động 2259207573 36,56 1324799321 32,14 -934408252 -41,36 45,41 2 Vốn bằng tiền 289681569 4,68 145999511 3,54 -143682058 -49,6 6,98 3 Các khoản phải thu 2686560873 43,48 429581083 10,42 -2256979790 -84,01 1,09 4 Hàng tồn kho 1901745 0,03 0 0 -1901745 0 0,09 5 TSLĐ khác - - - 1438894801 6 Vốn cố định 3820494714 61,83 2797172774 100 -1023321940 -26,1 49,73 7 Tổng nguồn vốn 6179457282 100 4121745090 100 -2057730192 -33,3 100 8 Nợ phải trả 3521866008 56,6 1715853119 41,41 -1806012889 -51,28 9 Nợ ngắn hạn 412758456 6,63 412758456 9,96 0 0 0 10 Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 11 Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0 12 Nguồn vốn CSH 2697173030 43,37 2427455727 58,58 -269717303 -10 100 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn kinh doanh đầu năm 2004 của công ty là 6179457282đ, đến cuối năm thì tổng vốn kinh doanh của Công ty là 4121745090đ. Như vậy, trong năm 2004 tổng vốn kinh doanh của Công ty đã giảm 2057730192 đ tương ứng với -33,3% đi sâu phân tích từng khoản mục ta thấy: Tổng Vốn lưu động giảm 934408252đ tương ứng với -41,36% trong đó: Vốn bằng tiền của Công ty cuối năm 2004 so với đầu năm giảm 143682058đ tương ứng với –49,6%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty đã giảm. Giá trị các khoản phải thu đến cuối năm 2004 so với năm 2003 giảm 2256979790đ tương ứng với - 84,01%. Điều này cho thấy các khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp đã giảm rất nhiều và tỷ trọng các khoản phải thu giảm đi khá nhiều trên tổng vốn lưu động. Giá trị hàng tồn kho của Công ty đến cuối năm 2004 là 0đ so với đầu năm đã giảm 1901745đ. Tài sản lưu động khác, số cuối năm 2004 tăng 1438894801đ so với đầu năm. Giá trị Vốn cố định của Công ty cuối năm 2004 là 2797172774đ, giảm 1023321940đ so với năm 2003 hay giảm 26,1% . Tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm 1327517485đ. Điều này có thể là do trong năm công ty đã tiến hành bán một số tài sản cố định. Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm 2057730192đ tương ứng với - 33,3% so với năm 2003. Tổng nợ phải trả giảm đi 1806012889đ hay –51,28%% trong đó: Riêng các khoản nợ ngắn hạn đã được công ty thanh toán hết hay giảm 100%. Mặc dù nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng việc thanh toán hết nợ ngắn hạn đã giúp công ty giảm khoản nợ phải trả đi rất nhiều. Các khoản nợ dài hạn của công ty không thay đổi vì công ty không sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm 269717303đ ứng với 10% cho thấy dấu hiêu phát triển chưa được tốt của Công ty. Ngoài ra các khoản khác không biến động nên không có ảnh hưởng gì. 2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Công ty đã đạt được một số thành tựu khả quan chứng tỏ con đường mà công ty lựa chọn là đúng đắn. Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: đồng TT Tên chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch TL(%) 1 Doanh thu thuần 7410261117 19698074625 12287813508 165,8 2 Lợi nhuận trước thuế 120981990 767566532 646584542 534,4 3 Thuế và các khoản phải nộp 88284155 533463956 445179801 504,3 4 Lợi nhuận sau thuế 32697835 234102576 201404741 615,9 5 Thu nhập bình quân người lao động 750 850 Qua bảng kết quả trên ta thấy doanh thu của công ty năm 2004 tăng 12287813508đ so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng là 165,8%. Lợi nhuận đạt được của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 615,9% tương ứng với số tiền là 201404741đ. Nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước tăng 504,3% với số tiền là 445179801đ. Đây là một bước tiến thực sự quan trọng của công ty. Là một đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nên thu nhập của người lao động tuy chưa cao song từng bước được cải thiện. Người lao động có công ăn việc làm ổn định, được sự quan tâm sâu sắc của đoàn thể quần chúng và được tạo mọi điều kiện để chứng tỏ mình. Những kết quả sản xuất kinh doanh trên phần nào đã nói lên sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ chức thi công và nghiệm thu công trình. 2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của Công ty. 2.3.1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành ở Công ty Đối tượng tập hợp chi phí Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng những tờ kê chi tiết chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác. * Nội dung các khoản mục chi phí Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như: Vật liệu xây dựng: Là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… Vật liệu khác: Bột màu, đinh, dây … Nhiên liệu: xăng, dầu diezel… Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn… Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: Thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm … (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị). Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dụng cụ gồm: Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ… Tiền lương phụ của các công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như: Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công, kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy thi công. Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công. Chi phí về sữa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả trước cho nhà thầu. Chi phí quản lý máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác (trừ những chi phí trực tiếp kể trên) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công trường thi công, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng… Chi phí vật liệu: Gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời. Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: Gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, ván khuân và các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất và quản lý đội xây dựng. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. * Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành xây lắp là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành là theo năm. Đối với các công trình được giao (hay chỉ định thầu): Căn cứ vào bản thiết kế kỹ thuật và khối lượng công việc chủ yếu, đơn giá do cơ quan Nhà nước ban hành thì Phòng kế hoạch lập dự toán, xác định giá dự toán công trình. Giá dự toán được sử dụng để hai bên xem xét, ký hợp đồng (bên chỉ định và bên được chỉ định). Đối với công trình tham gia dự thầu: Khi nhận được thông tin mời thầu thì Công ty cùng với các phòng ban liên quan tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định rõ giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu Phòng Tài chính – kế toán tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sở ký kết hợp đồng, xác định giá trị hợp đồng. Trong quá trình lập và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty lấy giá trị dự toán làm giá trị sản lượng kế hoạch do đó trong kết cấu giá thành sản xuất kế hoạch công trình gồm: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung * Phương pháp lập kế hoạch giá thành Do hoạt động trong ngành xây lắp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có sự khác biệt về nhiều mặt: Đặc điểm về chủng loại, số vật liệu, thời gian tiêu hao. Nên công tác lập kế hoạch ở Công ty là theo từng công trình cụ thể, đảm bảo tính toán giá thành chính xác, sát với thực tế. Trước hết dựa vào bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công để xác lập vốn đầu tư xây dựng và quản lý chi phí xây dựng công trình. Những công trình thiết kế kỹ thuật theo từng đợt thì tổng dự toán được lập theo từng đợt. Căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản của từng địa phương, định mức hao phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công cho một khối lượng đơn vị. Bảng tính tiền lương ngày công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo cấp bậc do phòng Tài chính – kế toán lập. Bảng cước giá nguyên vật liệu xây dựng của định mức giai đoạn xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình mà chi phí đang thi công tại thời điểm tính toán. Ngoài ra còn căn cứ vào tổ chức mặt bằng thi công, cự ly, cấp đường từ những căn cứ đó và khối lượng thi công theo kế hoạch tính các khoản mục hay công trình. Kế hoạch giá thành năm được lập trên cơ sở tổng giá thành kế hoạch các công trình đang xem xét trong năm và kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.3.2. Tình hình công tác quản lý chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Để thấy rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An, đánh giá được cụ thể đâu là nguyên nhân chính ảnh hưởng, những nhân tố tích cực, những tồn tại cần được giải quyết. Do các công ty xây dựng có nhiều công trình khác nhau nên em chỉ thực hiện phân tích một công trình là công trình ép cọc Trung tâm thương mại Thăng Long. Giá thành quyết toán được xác định căn cứ vào chi phí chung và chi phí trực tiếp trong giá trị quyết toán. Trong khi phân tích tình hình thực hiện giá thành trong một công trình thực hiện cần phải đi sâu phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ở công trình đó. Phương pháp phân tích này phù hợp với tính chất là chi phí chung, phù hợp với đặc điểm xây dựng cơ bản có chu kỳ sản xuất dài, một số chi phí thuộc nhóm chi phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra một lần cho cả quá trình thi công, phù hợp với đặc điểm công tác lập kế hoạch giá thành xây dựng đó là hai bộ phận: Kế hoạch giá thành sản phẩm xây lắp riêng biệt và chi phí quản lý doanh nghiệp. Biểu 3: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công trình TTTM- Thăng Long Đơn vị tính: VNĐ Diễn giải Kế hoạch (dự toán) Thực tế So với kế hoạch Mứctăng(+) Mức hạ (-) Tỷlệ % 1 2 3 4 5 = 4 – 3 6=5/3 A Chi phí vật liệu 6531624500 5975275533 -556348967 -8,51 B Chi phí nhân công 310245563 299046858 -11198705 -3,6 C Chi phí máy 1388589562 1291466756 -97122806 -6,994 D Chi phí chung 24614257 23019133 -1595124 -6,48 E Giá thành SX E=A+B+C+D 8255073882 7588808280 -666265602 -8,07 F Chi phí QLDN 169946172 151547013 -18399159 -10,82 G Giá thành toàn bộ G = E + F 8425020054 7740355293 -684664761 -8,12 Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành sản xuất. ở công trình này, giá thành sản xuất thực tế so với kế hoạch giảm 684.664.761 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 8,12%. Tỷ lệ hạ là khá cao, vì thế Công ty đã tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn cho quá trình thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Điều đó phản ánh một sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, sự năng động sáng tạo, phấn đấu không ngừng nghỉ. Công ty đã thực sự quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm và từng bước thành công, đây là thành tích cần phát huy. Tuy nhiên để đánh giá xem Công ty đã phát huy hết khả năng hạ giá thành sản phẩm của mình chưa, các mặt mạnh yếu trong cách thức quản lý từng khoản mục chi phí thì ta cần đi sâu phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu Khoản chi phí nguyên vật liệu phu thuộc vào hai yếu tố là khối lượng vật tư tiêu hao và giá vật liệu xuất dùng. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về tiêu hao một số vật liệu chính của công trình này, có thể xem qua sự biến động về định mức tiêu hao trong đơn giá chi tiết. Biểu 4: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong đơn giá chi tiết công trình Đơn vị tính: VNĐ TT Khoản mục đơn vị Tiêu hao định mức So sánh thực tế/kế hoạch Kế hoạch Thực tế Tăng(+) giảm(-) Tỷ lệ % 1 đá khan 4*6 M3 0,883 0,723 -0.16 -18,1 2 Đá dăm đệm M3 1,30 1,21 -0.09 -8,7 3 Xi măng PC40 Kg 469,45 468,11 -1.34 -0,3 4 Thép tấm Kg 3,6 3,54 -0,06 -1,7 5 thép hình Kg 1,56 1,57 +0,01 +0,6 6 Que hàn Kg 0,165 0,165 0 0 7 Dầu bôi trơn Kg 0,52 0,5 -0,02 -0,039 8 Bu lông M28*105 Cái 0,62 0,62 0 0 9 Tà vẹt gỗ 14*22 Thanh 0,14 0,14 0 0 10 Đăng tơ Cái 0,032 0,03 -0,02 -6,25 Qua biểu 4 ta thấy việc quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu của Công ty thực hiện tương đối tốt, tiêu hao nguyên vật liệu thực tế có xu hướng giảm xuống so với kế hoạch. Đạt được điều đó là Công ty đã quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong sản xuất do vậy đã tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạn chế được lượng nguyên vật liệu tiêu hao. Về khâu quản lý thực hiện định mức, Công ty tiến hành theo dõi giữa việc xuất nguyên vật liệu đem sử dụng và quá trình sản xuất ở từng bộ phận, tổ đội sản xuất, xí nghiệp trên cơ sở đó phát hiện những bộ phận không hoàn thành định mức kế hoạch. Xác định số chi phí tăng lên do không hoàn thành định mức tiêu hao nguyên vật liệu và thực hiện khấu trừ vào lương của bộ phận đó. Đối với bộ phận hoàn thành tốt định mức, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu thì Công ty có biện pháp khuyến khích vật chất kịp thời. Khoản mục chi phí nhân công Qua biểu 3 ta thấy chi phí nhân công thực tế so với kế hoạch giảm 11198705 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ 3,6%. Công ty đã hoàn thành kế hoạch về khoản mục chi phí nhân công, đây là một nỗ lực lớn cần phát huy. Xem xét cụ thể nguyên nhân thực tế do: Giá thành công trình được lập trên cơ sở khối lượng công tác và đơn giá Nhà nước ban hành. Công ty đã sử dụng đơn giá do sở xây dựng thành phố Hà Nội lập trong đó đơn giá công nhân khá cao như tiền lương bình quân thợ bậc 3,5/7 là 35 nghìn đồng/ngày chưa kể các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được hưởng theo quy định về lao động trong biên chế của Nhà nước. Trong khi đó đơn giá tiền công bình quân công nhân tay nghề 3,5/7 trên thị trường trong thời gian thi công công trình thường thấp hơn đặc biệt là các công trình ở xa. Có những nơi giá thuê lao động chỉ ở mức 15 – 20 nghìn đồng/ngày. Sự chênh lệch quá lớn về đơn giá tiền công lao động là lý do cơ bản nhất làm giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. Lựa chọn công nhân phù hợp với yêu cầu công việc kết hợp với hình thức trả lương theo thời gian, giảm đáng kể chi phí nhân công trực tiếp và chi phí cho bộ máy quản lý cồng kềnh trước đây đã giảm đáng kể khoản mục chi phí này. Tuy nhiên, phải xem xét yêu cầu về mặt kỹ thuật của công trình đó có đảm bảo không. Mặt khác, để hạn chế sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp, Công ty đã áp dụng biện pháp khoán công nhân cho các đội sản xuất, tỷ lệ giao khoán thường là 112%. Với phương pháp này một mặt tạo điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm, tay nghề trình độ công nhân viên tổ, đội. Tại các tổ, đội phụ thuộc lại thực hiện phân chia theo lương cho từng tổ căn cứ vào định mức lao động và đơn giá tiền lương theo từng công việc của quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm, thực hiện trả lương theo doanh thu đối với bộ phận quản lý. Điều này đã gắn liền lương với thành quả lao động của từng cán bộ, công nhân viên, nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Một nguyên nhân nữa là do Công ty trong những năm vừa qua đã đưa vào một lượng lớn máy móc thiết bị, thay thế những công việc nặng nhọc cho công nhân viên đảm bảo chất lượng nâng cao hiệu quả sản xuất. Khoản mục chi phí máy thi công Qua số liệu biểu 3 ta thấy công ty đã hoàn thành kế hoạch khoản mục chi phí máy thi công. Chi phí máy thực tế so với kế hoạch giảm 97122806 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ 6,994%. Ta phải ghi nhận rằng gần đây Công ty đã quan tâm chú ý nhiều hơn tới vệc giảm chi phí máy thi công. Đó là do: Công ty đã gia tăng áp dụng hình thức khoán gọn cho các tổ, đội trong việc tổ chức công tác quản lý thi công, xắp xếp mặt bằng thi công và phương tiện thi công hợp lý. Chi phí máy móc giảm ở đây có phần đóng góp không nhỏ từ việc sử dụng máy móc có hiệu quả, bố trí hợp lý, khai thác tận dụng công suất máy thi công. Do mặt bằng thi công tương đối tốt nên Công ty đã tận dụng tốt việc sử dụng máy móc thay thế lao động thủ công nên đã đẩy nhanh tiến độ thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Trong quá trình thi công phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nhưng với máy móc hiện đại nên đã giảm được một lượng khá nhiều. Còn một yếu tố nữa là Công ty đã biết thuê ngoài một số loại máy móc thi công với giá dự toán đã được lập tương đối sát với giá thực tế. Nhờ vậy đã giảm được khoản mục chi phí này. Tuy nhiên, cũng cần hết sức chú ý tới sự biến động giá cả trên thị trường không để giá dự toán thấp hơn giá thực tế phải thuê làm độn khoản chi phí này lên và phải tăng cường công tác quản lý máy thuê tránh phải đền bù do hư hỏng… Nhưng giá thuê trên thị trường hiện nay là khá cao nên cũng không giúp nhiều cho Công ty khi phải thi công những công trình ở xa, thời tiết nước ta không thuận lợi cho việc bảo quản máy với thời gian thi công dài… Khoản mục chi phí sản xuất chung Qua biểu 3 ta thấy giá thành thực tế so với kế hoạch giảm 1595124 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 6,48%. Như vậy, Công ty đã hoàn thành kế hoạch về khoản mục chi phí sản xuất chung. Có thể do hai nguyên nhân sau đây: Do công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế. Thời gian thi công công trình ở vào khoảng 7 tháng và địa điểm công trình lại trong địa bàn Hà Nội nên trong quá trình thi công không phát sinh thêm nhiều loại chi phí như: Giao dịch, tiếp khách địa phương, chi phí đi lại, công tác phí cho cán bộ quản lý ngoài kế hoạch. Để tiết kiệm chi phí này ngoài việc lên kế hoạch quản lý chặt chẽ, Công ty và đội sản xuất đã có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. Với công trình này, chi phí chung chiếm tỷ trọng nhỏ do đã tiết kiệm một số khoản như: Tiếp khách, ăn ở, đi lại, công tác phí, phí điện thoại đã chi tiêu hợp lý. Công ty trong quá trình thi công phải chuyển công nhân, máy móc cần thiết đến chân công trình. Chi phí cho công tác này đã được quản lý tốt, đã áp dụng hình thức thuê một số máy móc tại ngay gần nơi thực hiện công trình nên đã giảm được chi phí. Nhưng việc di chuyển máy móc và xây lều lán cho công nhân vẫn là một vấn đề tương đối khó đối với Công ty, làm sao phải tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành toàn bộ cả về mức hạ và tỷ lệ hạ, với mức hạ giảm 684.664.761 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 8,12%. Nguyên nhân cơ bản là do chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm. Biểu 5: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp của công trình Đơn vị tính: VNĐ TT Nội dung chi phí QLDN Giá trị Tỷ trọng% 1 Chi phí nhân viên quản lý 41932671 27,67 2 Chi phi vật liệu đồ dùng QL 17914897 11,82 3 Chi phí công cụ đồ dùng VP 3937340 2,6 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 43901341 28.97 5 Thuế và lệ phí 4331074 2,86 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 25592710 16,89 7 Chi phí khác bằng tiền 14746998 9,19 Cộng 151547013 100 Theo số liệu biểu 3 ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế giảm so với kế hoạch là 18.399.159 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 10,82%. Có thể nói đó cũng là dấu hiệu cho thấy công tác quản lý khoản mục chi phí này là rất tốt. Qua biểu 5 ta thấy khoản mục chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng không cao trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Để đạt được thành quả như vậy phải kể đến việc công ty đã khắc phục được sự thiếu vốn lưu động trong sản xuất mặc dù chi phí lãi vay Ngân hàng hiện nay là rất cao. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia đấu thầu và thắng thầu, khả năng tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. Theo biểu 3 thì giá thành toàn bộ công trình theo kế hoạch là 8425020054 đồng còn thực tế là 7740355293 đồng. Như vậy, so với kế hoạch thì giá thành toàn bộ thực tế đã giảm 684.664.761 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 8,12%. Ta có thể thấy rằng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hạ giá thành và tỷ lệ hạ là khá cao. Thực sự cho thấy họ đã quan tâm sát sao và nghiêm túc trong quá trình thi công. Tất cả các khoản mục chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công đều hạ với đánh giá là tốt. Có thể nói khó có công trình nào có được tỷ lệ hạ giá thành cao như vậy và thực sự đây là một thành công rất đáng khích lệ của công ty. Việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, đẩy nhanh tiến độ thi công hơn nữa và tổ chức tốt việc cung ứng vật tư đã giúp cho công ty đạt được mục tiêu hạ giá thành một cách xuất sắc. 2.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Những ưu điểm: Công ty đã thực sự quan tâm đến công tác hạ giá thành sản phẩm: Quá trình thi công được tổ chức khoa học, tổ chức mặt bằng thi công hợp lý, đơn giản hoá dần bộ máy quản lý tại công trường. Công ty cũng quan tâm giáo dục đội ngũ lao động có ý thức tiết kiệm chi phí, tinh thần thi đua sáng tạo trong sản xuất. Do đó đại bộ phận các công trình có mức tiêu hao nguyên vật liệu thấp hơn dự toán, chi phí sử dụng máy giảm tương đối, chi phí sản xuất chung giảm rõ rệt. Đây là một thành tích nổi bật của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Mặt khác, bằng hình thức tăng cường hơn máy móc, giảm lao động hợp đồng, sử dụng lao động thuê ngoài, đặc biệt là biện pháp khoán việc đối với các đội sản xuất buộc các đội phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả hoạt động mà cụ thể là hạch toán chi phí chính xác, nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra một điểm phải kể đến là công tác khuyến khích phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã góp phần không nhỏ trong công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý của Công ty đã khuyến khích cán bộ công nhân viên tìm tòi đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất mà đây là một ưu điểm cần phát huy. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong công tác lập dự toán chi phí và thực hiện dự toán chi phí. Công tác quản lý ở Công ty đã chú trọng hướng vào tiết kiệm từng khoản mục chi phí trong đó đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy và nhân công. Nếu như trong những năm trước đây, việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đối với các doanh nghiệp xây lắp là một thách thức lớn. Nhưng hiên nay, Công ty đã khắc phục được từ khâu lựa chọn nguồn hàng cho đến khâu lựa chọn phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển bốc dỡ tại chân công trình… đưa ra áp dụng hiệu quả làm giảm đáng kể chi phí thu mua và đảm bảo cung cấp thường xuyên đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất. Để giảm khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao, các biện pháp của Công ty hướng vào giảm hao hụt trong khâu vận chuyển, bảo quản và hao hụt trong khâu thu mua bàn giao, thực hiện đúng định mức sử dụng không để xảy ra hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công cũng là một khoản mục mà Công ty có sự điều chỉnh hợp lý và đã thu được kết quả khả quan. Bằng phương pháp khoán là chủ yếu và thuê nhân công ngoài thì chi phí nhân công đã giảm đi. Công ty đã tiết kiệm được đáng kể chi phí, đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập của công nhân ngày càng được cải thiện. Việc đưa máy móc thiết bị mới vào sử dụng, cơ giới hoá các công việc đã làm thực sự thay đổi tình hình sản xuất. Chi phí máy móc tăng về tỷ trọng nhưng vẫn hoàn thành được kế hoạch sản xuất đề ra. Những hạn chế cần khắc phục: Trong công tác xây dựng kế hoạch giá thành mặc dù các khoản mục chi phí thực tế đều hạ thấp so với kế hoạch nhưng vẫn còn có thể đạt được tốt hơn nữa đặc biệt là đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công chưa sát với thực tế phát sinh tại công trường. Giá nguyên vật liệu trong dự toán được tính theo đơn giá và hồ sơ điều chỉnh mà Nhà nước ban hành nhưng trên thực tế thì hệ số này còn một khoảng cách so với sự biến động giá cả trên thị trường. Trong quá trình thi công việc lập kế hoạch thu mua dự trữ nguyên vật liệu đặc biệt là các nguyên vật liệu chủ yếu còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến giá thành thực tế các công trình còn lên xuống theo sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Quá trình cung cấp nguyên vật liệu còn gặp khó khăn. Việc thu và cấp phát nguyên vật liệu ngay tại chân công trình có thuận lợi là giảm chi phí dự trữ, bảo quản nhưng dẫn đến tình trạng phụ thuộc quá lớn vào thị trường. Đặc biệt vào mùa khô, mùa xây dựng thường xảy ra các cơn sốt giá cả nguyên vật liệu. Một số công trình áp dụng phương pháp khoán đối với chi phí nhân công nhưng ở những công trình này chi phí nhân công so với kế hoạch vẫn cao bởi vì chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cung ứng vật tư, đội sản xuất. Chưa tạo điều kiện cho người lao động làm việc dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Mặt khác, đối với phương pháp khoán tồn tại hai nhược điểm cơ bản là trình độ kỹ thuật và ý thức tổ chức lao động của công nhân thuê ngoài thị trường mà số lao động thuê ngoài thường là lao động phổ thông có trình độ tay nghề thấp làm việc theo kinh nghiệm, không có kiến thức cơ bản do đó đối với những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao họ không làm được hoặc làm lãng phí vật liệu, giờ máy thi công. Ta cũng biết rằng phần lớn các lao động thuê ngoài là nông dân các tỉnh lân cận Hà Nội tìm việc, do vậy chỉ ràng buộc với Công ty trong các hợp đồng ngắn hạn. Khi vào mùa vụ nông nghiệp, họ tự ý bỏ về gây cản trở cho việc đẩy mạnh tiến độ thi công và kéo dài thời gian xây dựng làm tăng chi phí quản lý công trình cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp. Lực lượng lao động chưa được bố trí hợp lý, chưa thực sự tinh giảm. Công ty chưa khai thác có hiệu quả lực lượng lao động thuê ngoài trên thị trường, lao động tại địa phương. Về khoản mục chi phí sản xuất chung Công ty đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Do công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế. Thời gian thi công công trình tương đối dài nên trong quá trình thi công thường phát sinh thêm nhiều loại chi phí làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Việc quản lý và sử dụng các máy móc thiết bị và tài sản cố định khác chưa có hiệu quả, đây là một nhân tố tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc khai thác sử dụng máy móc chưa hiệu quả nhiều tháng hoạt động rất ít trong khi đó Công ty vẫn phải tính khấu hao, quản lý và trả lãi vay Ngân hàng. Công ty chưa quan tâm đúng mức đến công tác hạ giá thành sản phẩm. Công tác lập dự toán giá thành chỉ dừng lại ở mức tính giá thành và giá trị dự toán mà không xác định chỉ tiêu hạ giá thành, mức hạ giá thành kế hoạch trong từng công trình. Chương III phương hướng và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty tnhh xây dựng và thương mại hoàng an 3.1. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới Phương hướng hay chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nếu chiến lược sản xuất kinh doanh là định hướng, là mục tiêu của công ty cần đạt tới thì công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng nhất để biến những “khát vọng” ấy thành hiện thực. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải xem xét chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, coi đó như là một kim chỉ nam cho việc tìm kiếm giải pháp tăng cường quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty thể hiện trên các phương diện chủ yếu: 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty mạnh lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, sửa chữa thiết bị thi công… Phát huy mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. 3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty Trên cơ sở những định hướng phát triển, Công ty đã đưa ra những mục tiêu thực hiện như sau: + Phấn đấu trở thành Công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao. + Phấn đấu giá trị tăng trưởng kinh tế hàng năm về lợi nhuận đạt từ 15-20%. + Bảo toàn và phát triển vốn điều lệ đến hết năm 2010 đạt giá trị 10 tỷ đồng. + Đảm bảo đủ việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty + Thu nhập bình quân tăng từ 10-15%. + Tổ chức khai thác sử dụng tối đa các phương tiện vận tải thuỷ, bộ sẵn có để vận chuyển vật tư thiêt bị phục vụ các công trình. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 3.2.1. Những thuận lợi của công ty + Mặc dù công ty mới được thành lập, nhưng lãnh đạo công ty lại là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, vì vậy công ty có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đó là tiền đề, là cơ sở vững chắc tạo điều kiện trong kinh doanh. + Được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và các ngành chức năng như: Ngân hàng, tổ chức Tài chính tín dụng, chính quyền địa phương… + Công ty có tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần cách mạng vượt qua mọi thử thách, hăng hái thi đua liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Cán bộ công nhân viên trong công ty đều là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình và có đầy đủ trình độ chuyên môn để phục vụ cho công ty. Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển là đổi mới phương thức quản lý điều hành, đầu tư thiết bị, công nghệ tiến tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứng các yêu cầu cao nhất của khách hàng, Công ty cam kết thực hiện dựa trên những nguyên tắc: - Không ngừng phát triển, đầu tư đổi mới, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng và tổng hợp của khách hàng. - Luôn quan tâm và liên hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất. - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. - Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 3.2.2. Những khó khăn của công ty Thứ nhất là: Nền kinh tế thị trường đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tìm kiếm và giải quyết việc làm cho người lao động, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm công nghiệp sẽ còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thứ hai là: Sự biến động bất thường của giá nguyên vật liệu gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện kế hoạch gía thành các công trình, nhất là trong năm 2003 và 2004 giá nguyên vật liệu tăng, giảm nhanh đến bất ngờ. Thứ ba là: Hoạt động của công ty có tính chất lưu động, trong quá trình sản xuất phải thường xuyên di chuyển máy móc, công cụ, người lao động. Từ đây làm nảy sinh những khó khăn trong việc quản lý chi phí cũng như làm phát sinh thêm một số chi phí phụ làm tăng giá thành sản phẩm. Thứ tư là: Quá trình xây dựng thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu nên dễ bị gián đoạn gây ứ đọng vốn. Thứ năm là: Sản phẩm hoàn thành theo từng đơn đặt hàng, do đó phải lập dự toán trước về giá thành, tính toán cẩn thận trước khi tham gia đấu thầu. Thứ sáu là: Việc phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ với đội sản xuất đôi lúc, đôi chỗ còn chưa chặt chẽ chưa nhịp nhàng. 3.3. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH xây dựng và thương mại hoàng an. Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và phân tích tình hình thực tế trong công tác quản lý – lập và thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Để hạ giá thành sản phẩm, các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp nhiều cấp, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của công ty. Song do khả năng có hạn và giới hạn của đề tài, em xin nêu một số biện pháp cơ bản như sau: 3.3.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu Một công trình xây dựng cần rất nhiều nguyên nhiên vật liệu do vậy phòng kế hoạch cần làm tốt hơn chức năng tư vấn trong công tác cung ứng nguyên vật liệu, xác định giá cả một số loại chính, quy trần giá để không đội nào mua với giá cao hơn (trừ những công trình do bên A cung cấp). Những công trình thi công trên địa bàn tỉnh khác thì tận dụng nguyên vật liệu của địa phương để giảm chi phí. Để giảm giá thành vật liệu công ty nên đặt mua khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân năm. Việc này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí thông qua giảm chiết khấu, không phải ứng tiền trước, đồng thời chủ động về nguyên vật liệu. Hàng năm Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, chẳng hạn: Với vật liệu Xi măng thì số lượng bình quân cho công tác xây lắp trực tiếp không kể do bên A cung cấp khoảng trên 100 tấn. Do các công trình thi công nằm ở các địa bàn khác nhau nên việc cung ứng tương đối phực tạp. Song thị trường vật liệu phong phú, nhiều loại nếu như tận dụng tốt thì đây là một thuận lợi. Ví dụ: Xi măng Hoàng Thạch giá 830 đồng/kg tại kho người bán, 850 đồng/kg tại chân công trình. Xi măng Bỉm Sơn: của Vinaximex giá 770 đồng/kg tại kho người bán, còn tại chân công trình là 850 đồng/kg. Của công ty vật tư kỹ thuật giá 790 đồng/kg tại kho người bán, 830 đồng/kg tại chân công trình. Nếu mua với số lượng lớn từ 25 tấn trở lên thì được giảm 50 đồng/kg. Mặt khác, các loại Xi măng trên địa bàn có tính chất tương tự nhau nhưng giá thành tương đối khác biệt. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, công ty đã sử dụng trên 45 tấn. Như vậy, việc lựa chọn đúng nguồn cung ứng nguyên vật liệu sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho công tác hạ giá thành. Chẳng hạn nếu chọn Xi măng PC30 (Bỉm Sơn) của Công ty Vinaximex thì mức tiết kiệm là: (830 – 770) x 45.000 – 50 x 45.000 = 4.950.000 đồng so với Xi măng Hoàng Thạch. (790 – 770) x 45.000 + 50 x 45.000 = 3.150.000 đồng so với Xi măng của công ty vật tư. Thông qua việc ký hợp đồng với số lượng lớn ở mức sử dụng bình quân hàng năm, giao hàng nhiều đợt, giúp Công ty chủ động trong việc cung ứng nguồn hàng; mặt khác giúp công ty tiết kiệm được chi phí dự trữ, bảo quản. Công ty có thể xem xét tương tự với các nguyên vật liệu khác như: Sắt, thép, sỏi, đá. 3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công Khi tiến hành một công trình cấn rất nhiều nhân công vì vậy công ty nên xem xét tiến hành xây dựng biểu đồ nhân lực hợp lý trước khi khởi công công trình, từ đó xác định số lao động cần thiết, biết được tình hình thừa thiếu để chủ động điều tiết. Bố trí đúng người, đúng việc, tránh sự chồng chéo. Với những công việc đòi hỏi yêu cầu về mặt kỹ thuật, mỹ thuật thì nhất thiết phải được những người có tay nghề cao đảm nhiệm. Ngược lại, những công việc giản đơn khác thì lao động phổ thông cũng có thể làm được. Hiện nay, thị trường lao động có rất nhiều lao động nhàn dỗi đang cần việc do đó công ty có thể thuê họ làm theo thời vụ. Cho nên công ty cần phải xây dựng các đội khung, những đội này bao gồm các công nhân có tay nghề cao, nằm trong biên chế, còn số lao động giản đơn thì tiến hành thuê ngoài theo nhu cầu riêng của từng công trình thi công. Số lao động giản đơn này chỉ chịu sự trực tiếp chỉ đạo của tổ trưởng tổ đội chứ không ràng buộc về mặt hành chính với công ty. Việc làm này sẽ góp phần làm giảm quỹ lương, qua đó trực tiếp hạ giá thành công trình. Tuy nhiên hạn chế căn bản khi sử dụng lao động thuê ngoài là công nhân có trình độ thấp, ý thức kỷ luật kém. Để khắc phục hạn chế này cần thực hiện một số biện pháp: - Có chính sách đào tạo bồi dưõng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật nòng cốt là những lao động làm việc lâu năm ở công ty, có kế hoạch điều động xuống phụ trách đội. - ở từng đội sản xuất trực tiếp cần phải phân tổ sản xuất thành những nhóm nhỏ, ở mỗi nhóm cử một người phụ trách. Sử dụng hình thức khen thưởng, kỷ luật bằng tiền đối với nhóm trưởng để gắn trách nhiệm của họ trong việc điều hành lao động trong nhóm, tránh lãng phí mất mát vật liệu và tự ý bỏ việc của công nhân 3.3.3. Tăng cường công tác quản lý vật liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành Giá nguyên vật liệu tính vào giá thành công trình bao gồm: Giá mua, chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản… Trong giá thành các công trình, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng từ 80 – 85%, do đó việc giảm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn tới công tác hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên, để quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu thì Công ty cần nỗ lực phấn đấu trên tất cả các mặt, các khâu sau: + Trong thiết kế kỹ thuật, phải có phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn nguyên vật liệu có giá thành hạ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Nên sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay thế nhập khẩu, nguyên vật liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển vừa có lợi cho công ty vừa kích thích sản xuất trong nước. + Trong qúa trình lập dự toán, phải xác định được nguồn cung cấp nguyên vật liệu, xây dựng định mức nguyên vật liệu trên cơ sở đơn giá của Nhà nước và phù hợp với thực tiễn, sát với giá cả thị trường nhằm hạn chế biến động tiêu cực. Đồng thời trong quá trình thi công, phải xác định phương pháp cung ứng nguyên vật liệu thích hợp. + Coi trọng công tác bảo quản nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, tránh cấp thừa không đúng chủng loại. Thực hiện chế độ khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời xử lý nghiêm túc những vi phạm. + Phát huy chế độ khoán công việc, hạng mục cho các đội sản xuất đồng thời đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành, rút kinh nghiệm. 3.3.4. Tăng cường công tác quản lý và khai thác TSCĐ Bất kể một công ty xây dựng nào cũng đòi hỏi công ty phải mua sắm những tài sản cố định có giá trị lớn do đó để tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm thì đòi hỏi công ty phải quản lý và khai thác tốt các tài sản cố định này. Mỗi công trình đòi hỏi những máy móc thiết bị khác nhau nhưng công ty không thể đủ vốn để mua sắm hết các máy móc thiết bị vì vậy công ty có thể đi thuê máy móc ở ngoài, còn những máy móc thiết bị mà công ty đã đầu tư mua thì phải sử dụng cho hết khấu hao và công suất của nó. Khi công ty chưa có công trình để sử dụng máy móc này mà công ty khác cần ta có thể cho thuê tránh tình trạng máy móc để không. Để máy móc hoạt động hết công suất thì đòi hỏi phải có công nhân chuyên vận hành máy móc thiết bị và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Phải có sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận tránh tình trạng tính nhiều lần cho một TSCĐ và tài sản đã khấu hao hết rồi mà vẫn được tính khấu hao. 3.3.5. Khắc phục khó khăn về vốn dài hạn tạo điều kiện đầu tư Đối với một công ty hoạt động trong ngành xây dựng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và lâu dài để khắc phục được khó khăn về lượng vốn dài hạn này đòi hỏi công ty phải lựa chọn phương thức huy động vốn có hiệu quả như: * Từ nguồn vốn vay: - Đa dạng hoá các kênh vay vốn nhằm tránh lệ thuộc vào một số ít ngân hàng khi có thời cơ kinh doanh đến. - Đăng ký vay vốn từ các quỹ hỗ trợ phát triển - Đối với những kế hoạch đầu tư vào dây truyền công nghệ hoặc các thiết bị máy móc công ty nên chú trọng đến hình thức thuê tài chính tỏ ra rất có hiệu quả đối với những doanh nghiệp đang thiếu vốn. * Từ nguồn vốn tự có: Công ty có thể tăng tỷ trọng vốn tự có bằng cách: - Tăng cường kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận ròng - Tiến hành cổ phần hoá dần một số thành viên nhằm kêu gọi vốn từ bên ngoài đầu tư vào công ty. - Tăng cường quản lý tài chính hiệu quả nhằm mục tiêu đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi từ các quỹ, các khoản vốn lưu động chưa cần đến vào chứng khoán ngắn hạn, dài hạn có lợi. * Từ nguồn liên doanh: Với những dự án đầu tư lớn thì công ty có thể tiến hành kêu gọi góp vốn liên doanh nhằm giảm gánh nặng về vốn. 3.3.6. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý Doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.Trong đó chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất gồm các khoản chi trả lãi vay đầu tư, lãi vay vốn lưu động và các chi phí khác. Ngoài việc tính toán, dự trù các khoản vay vốn sao cho phù hợp với lãi suất, tránh được mức lãi suất cao và phù hợp với khả năng thanh toán, Công ty cần kiểm soát các chi phí hoạt động của bộ phận quản lý bằng cách khoán chi theo công việc cần thiết cho các bộ phận căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cần thiết đã lập kế hoạch và căn cứ vào mức chi kỳ trước để điều chỉnh cho phù hợp, để đảm bảo bộ máy hoạt động tích cực và tiết kiệm chi phí cho Công ty. Cần quản lý chặt chẽ các khoản chi bằng tiền phục vụ đối ngoại, giao dịch. Để giảm lãi vay ngân hàng tìm mọi biện pháp để làm tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn, tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi như: Bảo hiểm xã hội, quỹ lương của cán bộ công nhân viên, tiền khấu hao chưa sử dụng đến. Kết luận Nước ta hiện đang là một trong những nước nghèo. Chiến tranh đã tàn phá đất nước trong hơn một trăm năm. Trong quá trình xây dựng, kiến thiết đất nước lại gặp phải những khó khăn, vấp phải những sai lầm nên càng làm cho nền kinh tế bị tụt hậu với thế giới. Năm 1986, Đảng ta đã quyết định đúng khi chuyển nền kinh tế từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường còn non trẻ của nước ta, các doanh nghiệp đang phải chịu một sức ép rất nặng nề của sự cạnh tranh. Sản phẩm của mỗi một doanh nghiệp làm ra phải có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nếu không muốn bị “tiêu diệt”. Bất kể một doanh nghiệp nào nếu như muốn sản phẩm của mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường thì việc tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố rất cần thiết. Trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất luôn phát sinh với muôn hình muôn vẻ, vì thế xác định một phương pháp quản lý chi phí sản xuất và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp luôn là mục tiêu của các nhà quản trị. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, ngay từ khi về thực tập tại Công ty em đã tích cực tìm hiểu tình hình quản lý chi phí sản xuất cũng như phương pháp hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Nhìn chung Công ty đã rất cố gắng trong công tác quản lý chi phí, lập cũng như đề ra một số phương pháp nhằm làm hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, hơn nữa vấn đề quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải hội tụ được rất nhiều kiến thức không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn nên chuyên đề của em thực sự còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Em biết bài viết này chưa thể góp một phần dù là nhỏ bé vào việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của Công ty cũng như việc quản lý chi phí giá thành chung, nhưng việc nghiên cứu về chi phí và giá thành thực sự là mong muốn của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Phạm Văn Dũng cùng các cô chú anh chị Phòng tài chính – kế toán của Công ty đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Điều lệ quản lý và đầu tư xây dựng.. 2. Giáo trình “ Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại” của trường Đại học Thương Mại xuất bản năm 2003. 3. Giáo trình “Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng” của trường ĐH Xây dựng Hà Nội xuất bản năm 2002. 4. Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp thương mại” trường đại học thương mại. 4. Một số vấn đề về công tác quản lý tài chính trong tình hình hiện nay 2002. 5. Quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp – Hà Nội 6. Tạp chí “Doanh nghiệp” 7. Tạp chí “Tài chính” 8. Tạp chí “Xây dựng” 9. Cùng một số tài liệu khác có liên quan. Mục LụC Trang Lời nói đầu 1 Chương 1: Lý luận chung về chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 4 1.1. Chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 4 1.1.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 4 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 4 a. Khái niệm 4 b. Đặc điểm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 7 1.1.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 10 1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giá thành sản phẩm 10 1.1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm 11 1.1.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 12 1.2. Chi phí quản lý kinh doanh và giá thành sản phẩm 17 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 17 1.2.2. Nội dung công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm 18 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm 19 1.3. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 19 1.3.1. ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 19 1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 22 a. Nhân tố tiến bộ khoa học và công nghệ 22 b. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp 23 c. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 24 d. Chất lượng sản phẩm 24 e. Nhân tố giá cả 24 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An 26 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty 27 2.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác quản lý kế toán 28 2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty 33 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty 33 2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua 35 2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT150.doc
Tài liệu liên quan