Đề tài Tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề: LỜI MỞ ĐẦU Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu. Tôi có may mắn là được người hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp của tôi - TS Lâm Mỹ Dung gợi ý và tạo mọi điều kiện cho tôi vào Duy Xuyên - Quảng Nam để tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề truyền thống ở đây. Lần đầu tiên đặt chân đến miền Trung và với mục đích tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề, do kiến thức cá nhân còn ít ỏi và điều kiện thời gian thực tế hạn hẹp, nên dù đã có được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy cô và bạn bè trong quá trình tìm kiếm tư liệu và cũng như khi hoàn thành luận văn nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong có sự chỉ dẫn, góp ý thêm. Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô của Bộ môn Lịch sử Văn hoá và Khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH&NV HN - nơi tôi đã và đang học tập; cảm ...

docx69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu. Tôi có may mắn là được người hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp của tôi - TS Lâm Mỹ Dung gợi ý và tạo mọi điều kiện cho tôi vào Duy Xuyên - Quảng Nam để tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề truyền thống ở đây. Lần đầu tiên đặt chân đến miền Trung và với mục đích tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề, do kiến thức cá nhân còn ít ỏi và điều kiện thời gian thực tế hạn hẹp, nên dù đã có được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy cô và bạn bè trong quá trình tìm kiếm tư liệu và cũng như khi hoàn thành luận văn nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong có sự chỉ dẫn, góp ý thêm. Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô của Bộ môn Lịch sử Văn hoá và Khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH&NV HN - nơi tôi đã và đang học tập; cảm ơn Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên, đặc biệt là chú Dương Đức Quí và chị Nguyễn Thị Tuyết; cảm ơn thầy Nguyễn Chiều đã góp ý và cung cấp tư liệu cho tôi; cảm ơn Ban dân chính, các cụ phụ lão và bà con thôn Châu Hiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực tập ở đây. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với TS Lâm Mỹ Dung - giáo viên hướng dẫn của tôi - người đã dẫn dắt và chỉ bảo cho tôi không chỉ trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này. 1. Mục đích nghiên cứu Người Việt từ xưa (và cho đến nay) đa phần là nông dân. Môi trường sống của họ là Nông thôn - Nông nghiệp - Xóm làng. Phổ xã hội Việt Nam truyền thống là Gia đình - Họ hàng - Làng nước. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã có một vai trò hết sức to lớn. Nó là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là môi trường sinh tụ và hoạt động của nông dân Việt Nam. Mỗi bước thăng trầm của dân tộc thường để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống làng xã. Làng nghề truyền thống là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần được bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn thể hiện nền văn hoá, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. "Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) "dân biết mặt, nước biết tên", tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ... trở thành di sản văn hoá dân gian"[36.372]. Sau một thời gian mai một, hiện nay làng nghề đã và đang được quan tâm phát triển. Sự đổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước từ Đại hội VI (năm 1986) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói riêng. Sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một xu hướng tất yếu khách quan. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít các làng nghề chưa phục hồi được sản xuất, nhiều nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm. Các làng nghề cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ...[2.235]. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu các làng nghề truyền thống, phải có một cái nhìn toàn thể về nó. Từ đó mới có thể hoạch định những phương hướng, cách thức bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Bảo tồn làng nghề truyền thống cũng chính là bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Muốn bảo tồn và phát triển các làng nghề thì trước hết, chúng ta phải tìm hiểu những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề. Bởi "văn hoá" được coi "là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội" như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (Khoá VII) đã đề ra. Những yếu tố truyền thống đó kết hợp với những yếu tố hiện đại như thế nào và vai trò của nó trong sự phát triển của làng nghề? Như vậy mới có thể bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của luận văn tốt nghiệp "Làng dệt Mã Châu - xưa và nay". Khi đặt Xưa (truyền thống - theo cách hiểu thông thường là những giá trị văn hoá từ xưa để lại) và Nay (hiện đại), tôi không có ý định so sánh, mà dựa trên tinh thần "ôn cố tri tân" (tìm cũ để biết mới). Bởi chỉ có hiểu biết sâu sắc về làng nghề và những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề thì khi gia nhập vào công cuộc CNH-HĐH chúng ta mới có thể phát huy tốt vai trò của làng nghề mà không làm mất đi những giá trị văn hoá riêng đặc sắc của nó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Làng xã là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Lịch sử và nhiều ngành khoa học khác với diện nghiên cứu đa dạng và phong phú. Đến nay việc nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả. Các công trình nghiên cứu chung hoặc mang tính chất chuyên khảo về làng nghề cũng đã được nhiều người công bố. Làng dệt Mã Châu và làng xã vùng Duy Xuyên- Quảng Nam nói chung, vì nhiều lý do, việc nghiên cứu mới có những kết quả chung có tính chất khái quát, ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Và về làng nghề Mã Châu chỉ có một số bài viết chung, gián tiếp đề cập đến. - Bài viết: Câu ca làng nghề của Văn Thành Lê đăng trên tạp chí Văn hoá Quảng Nam số 18 tháng 12.1999. Trên cơ sở tìm hiểu nghề dệt ở Duy Xuyên, ông nói đến ảnh hưởng của nghề dệt với đời sống cư dân ở đây. - Bài báo: Duy Xuyên ngày mai xanh lại những biền dâu? của Hoàng Thơ trên báo Quảng Nam chủ nhật ngày 9.3.2003. Từ những số liệu của nghề dâu tằm ở Duy Xuyên trong những năm gần đây, tác giả khẳng định khả năng phát triển của nghề dệt ở vùng này. - Bài viết: Ông Cửu Diễn - người du nhập kỹ thuật dệt mới vào Duy Xuyên (tư liệu của chị Nguyễn Thị Tuyết - Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên) nói về sự cải tiến kỹ thuật dệt ở Duy Xuyên hồi đầu thế kỷ XX. 3. Các nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: 3.1. Tư liệu chữ viết 3.1.1. Thư tịch cổ gồm có: - Thuỷ kinh chú [9] - Đại Việt sử ký toàn thư [3] - Phủ biên tạp lục [8] - Đại Nam nhất thống chí [19] - Đồng Khánh địa dư chí [5] 3.1.2. Tư liệu chữ viết sưu tầm tại địa phương gồm có: - Quy ước văn hoá thôn Châu Hiệp [20] - Dự thảo tộc ước làng mã Châu [1] - Tóm tắt lược sử các chư phái tộc làng Mã Châu [32] - Gia phả họ Phạm thôn Mã Châu Thượng (chữ Hán) - Gia phả họ Trịnh thôn Mã Châu Đông (cả phần chữ Hán và bản dịch) 3.2.Tư liệu điền dã Trong điều kiện làng nghề Mã Châu mới chỉ có những bài nghiên cứu chung, mang tính chất nền tảng bước đầu, chưa có sự đi sâu, tìm hiểu toàn diện thì tư liệu điền dã là một nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi thu thập thông tin để phục vụ cho luận văn. Phương pháp điền dã được sử dụng để lấy những loại thông tin: - Nghề dệt truyền thống (với những công đoạn trông dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa). - Phong tục tập quán và sinh hoạt văn hoá của cư dân làng Mã Châu. - Các hoạt động trao đổi, buôn bán... Trong đó nguồn tư liệu hồi cố của các cụ già trong làng là một nguồn tư liệu vô cùng quý báu vì luận văn chủ yếu nghiêng về khía cạnh văn hoá của làng. 4. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu đã được tôi sử dụng để hoàn thành luận văn gồm: Phương pháp điền dã dân tộc học và phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong thời gian khảo sát và sưu tầm tư liệu tại địa phương. Đây là những phương pháp chủ yếu được tôi sử dụng để thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn. Dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được tôi đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp tư liệu. Từ đó hệ thống hoá những tư liệu đã thu thập được để đưa vào hoàn thành luận văn. Phương pháp tiếp cận liên ngành là phương pháp quan trọng được tôi sử dụng từ khi khảo sát điền dã lấy tư liệu cho tới khi hoàn thành luận văn. Bởi văn hoá làng là "một phức thể thống nhất trong đa dạng"[36.25] cần được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều hướng. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu (6 trang); Phần nội dung (52 trang) và phần kết luận (3 trang). Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên-lịch sử, xã hội và con người. - Chương 2: Làng nghề truyền thống. - Chương 3: Đôi nét về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu. Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, sách dẫn và phụ lục gồm 20 trang. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-LỊCH SỬ, Xà HỘI VÀ CON NGƯỜI 1.1. Điều kiện tự nhiên Làng Mã Châu (theo tên địa giới hành chính là thôn Châu Hiệp) thuộc thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km đi theo Quốc lộ 1A, đoạn từ Đà Nẵng đi Tam kỳ - Quảng Nam. Vị trí địa lý của làng Mã Châu, phía Tây tiếp giáp sông Cầu Chìm (một đoạn của sông Bà Rén, vì ở đoạn sông này có cây cầu Chìm bắc qua sông nên gọi như vậy), bên kia sông là Ngũ xã Trà Kiệu. Phía Đông - Nam giáp làng Mậu Hoà cũng cách nhau ở nhánh thượng lưu sông Bà Rén. Phía Bắc tiếp giáp với làng Trung Lương (thôn Xuyên Tây 1) lấy đường gianh giới là con đường tỉnh lộ 610 (chạy từ Bàn Thạch đến Mỹ Sơn). Mã Châu nằm ở phía đỉnh tam giác đồng bằng châu thổ Duy Xuyên, nơi chia dòng giữa hai con sông Thu Bồn và Bà Rén. Làng Mã Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 126 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 46 ha, diện tích đất thổ cư là 43 ha, phần còn lại là diện tích ao hồ, sông suối và đất bồi ở ven sông. Với 560 hộ, dân số là 2692 người. Quảng Nam là vùng đất có nhiều sông ngòi >1km/1km2 nhưng sông ngòi ở đây ngắn và dốc "từ nguồn suối núi rừng đến vịnh cửa sông đổ ra biển chỉ cách nhau khoảng 100 - 150 km đường chim bay. Nước sông thường trong xanh và như thế có nghĩa là ít phù sa và những đồng bằng do chúng tạo thành thì không lớn. Tuy nhiên so với Bình Trị Thiên Trung Trung bộ, ở đất Quảng đường cốt núi lùi vào trong hơn vì thế mà đồng bằng lại rộng ra, đồng thời còn phát triển sâu vào trong vùng đồi ngược theo các thung lũng sông nhỏ. Chính vì thế mà ở đất Quảng núi - đồi - đồng bằng dính liền với nhau khá chặt"[37.424]. Quảng Nam có hai nguồn sông lớn là sông Vu Gia và sông Thu Bồn gặp nhau tại vùng Giao Thuỷ (Đại Lộc) và đến Duy Xuyên thì chia thành hai nhánh cùng đổ ra cửa Đại là nhánh sông Thu Bồn ở phía Bắc và nhánh sông Bà Rén ở phía Nam nhỏ hơn. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh (cao 2.859m), nằm giáp giữa huyện Trà My và Kon Tum, nơi có lượng mưa trung bình 4000 mm/năm [26.34]. Do vậy, sông Thu Bồn và Vu Gia là hai dòng sông lớn đã hợp lưu với nhau bồi đắp nên vùng đất đai trù phú Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên... nhưng càng về phía Đông càng pha nhiều cát biển và phải chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Những vùng khác như đồng bằng sông Ly Ly, Tam Kỳ, đất pha nhiều cát và nghèo hơn đất vùng sông Thu Bồn, do sông nhỏ, nước lũ không lớn, phù sa không nhiều, không đủ nước tưới cho ruộng đồng về mùa hạn [37.418-431]. Nó đã được tổng kết trong câu thơ dân gian: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm GS TrÇn Quèc V­îng ®· m« h×nh ho¸ miÒn Trung thµnh mét h×nh hép ch÷ nhËt vµ mçi xø, vïng lµ nh÷ng h×nh hép ch÷ nhËt ngang víi nh÷ng thµnh tè: Nói ®åi - §Ìo - S«ng - §Çm ph¸ - C¶ng ven s«ng, ven biÓn - H¶i ®¶o vµ c¸c thµnh tè Nói - BiÓn - S«ng - §Ìo tuy cã yÕu tè chia c¾t c¸c vïng miÒn song l¹i mang yÕu tè g¹ch nèi nhiÒu h¬n [37.309-340]. Do tính chất sông ngòi như vậy mà đất đai ở đây xưa kia phần lớn là đất khô cằn, nước tưới tiêu cho đồng ruộng hoàn toàn phụ thuộc vào "nước trời". Duy chỉ có vùng hạ lưu các sông, đặc biệt là hạ lưu sông Thu Bồn (vùng Duy Xuyên, Điện Bàn) nhờ phù sa hàng năm bồi đắp nên hai bên bờ sông tạo thành những đồng ruộng phì nhiêu thuận lợi cho việc canh tác, trồng trọt, nhất là trồng lúa, trồng dâu [22.202]. Huyện Duy Xuyên nằm dọc về phía bờ Nam sông Thu Bồn, địa hình trải dài từ núi ra biển, có bốn nhánh sông lớn là Vu Gia, Thu Bồn, Bà Rén và Trường Giang. Đất đai ở đây được thừa hưởng nguồn phù sa dồi dào từ thượng nguồn các nhánh sông Thu Bồn đổ về làm cho màu mỡ, dần dần đẩy lùi nước biển từ bãi cát Tây An, xã Duy Trung tạo thành những giải đất phì nhiêu kéo dài từ miếu Thành Hoàng Mã Châu cho đến Phụng Châu, Long Châu, Triều Châu... của xã Duy Phước, Duy Vinh ngày nay. Làng Mã Châu với địa thế ở đỉnh tam giác châu lại được bao quanh bởi sông Bà Rén nên hàng năm, sau mỗi mùa lũ đã nhận được một lượng phù sa đáng kể, rất thuận lợi cho sự phát triển nghề nông tang ở đây. Nói chung, địa hình ở Duy Xuyên đồi núi, sông hồ, đầm phá gắn kết với nhau khá chặt chẽ. Vùng đồng bằng sông Thu Bồn sông hồ lầy lội, đi ghe thuyền tiện hơn đi chân. Việc đặt tên các xứ đất ở Mã Châu: Đồng Rẫy, Lục Nhơn, Bàu Trước, Bàu Tự, Bàu Răm, Bàu Mạn, Bàu Tỉnh, Bàu Khế, Bàu Chùa, đất bồi xóm bãi (Thượng tự phù sa đồng canh xứ)... cũng đã phần nào nói nên điều này. Mã Châu trong bối cảnh Duy Xuyên - Quảng Nam nói chung thuộc đới khí hậu Á xích đạo, với lượng cân bằng bức xạ 95 kcal/cm2/năm (tổng nhiệt độ 9500°C). Đất Quảng Nam nằm trong gianh giới vĩ tuyến 14°B đến 16°B, không có mùa khô rõ rệt do tác dụng bức chắn của khối núi Bắc Kon Tum. Cũng vì vậy mà trong mùa gió Đông Bắc, Quảng Nam vẫn giữ được một lượng mưa đáng kể. Nhiệt độ trung bình các tháng đều >20°C nên ở Quảng Nam không có mùa Đông lạnh. Mùa mưa ở đây "lệch pha" so với hai đầu Nam Bắc, bắt đầu từ tháng 9, tháng 10, giảm dần về cuối năm và kết thúc vào tháng 1. Từ tháng 5 đến tháng 8, do ảnh hưởng của gió Lào làm khí hậu khô nóng. Đại Nam nhất thống chí, mục Quảng Nam tỉnh chép: "Khí trời nóng nực, nhiều lạnh ít mưa; chất đất phù bạc, nhiều khô hạn ít màu mỡ. Hết tháng chạp thì gió Đông nổi, tiết kinh chập thì mưa xuân phần; gió Nam mạnh về mùa Hạ, gió Bắc rét về mùa Đông; mùa Thu gió mát mà hay mưa lụt (các tháng 8, 9, 10 thường hay mưa lụt), mưa Đông hết lụt thì bãi sông bằng (mùa Đông sau khi mưa lụt thì bãi sông bằng phẳng tức là hết kỳ mưa lụt)... Thỉnh thoảng cũng có gió bão"[19.337]. Do ảnh hưởng của khí hậu Á xích đạo nên thành phần sinh vật mang nhiều đặc điểm Mã Lai, Iđônêsia... 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng Mã Châu. Làng Mã Châu (mà theo tên hành chính là thôn Châu Hiệp, xã Duy An cũ hay thi trấn Nam Phước mới thành lập năm 1995) trong bối cảnh toàn vùng Duy Xuyên và mở rộng hơn là xứ Quảng - Quảng Nam là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời. Nó đã được GS Trần Quốc Vượng khái quát: "Ở xứ Quảng - Quảng Nam - Việt Nam lại có sự xếp tầng (stratigraphi) xếp lớp văn hoá, quá trình lắng đọng - trầm tích (sédimentation) văn hoá qua diễn trình lịch sử kể từ dưới lên trên: 7 - Văn hoá Quảng Nam hiện đại. 6 - Văn hoá Kinh - Việt. 5 - Văn hoá Chămpa - Ấn. 4 - Văn hoá Sa Huỳnh - Đại Lộc. 3 - Văn hoá tiền Sa Huỳnh (Bàu Trám, Phúc Hoà). 2 - Văn hoá Bãi Ông (Cù Lao Chàm). 1 - Văn hoá Bàu Dũ hậu Hoà Bình (hay truyền thống Hoà Bình)... [22.35]. Năm 1981 di chỉ Khảo cổ học Bàu Dũ thuộc thời đại đá mới ở thôn Bút Đông, xã Tam Xuân, huyện (nay là thị xã) Tam Kỳ được phát hiện và khai quật. Bàu Dũ là một di chỉ cồn sò điệp, căn cứ vào cấu tạo tầng văn hoá, được xếp vào loại hình di tích đống rác bếp. Bàu Dũ có nhiều nét tương tự với văn hoá Hoà Bình ở miền Bắc (có niên đại 15000 đến 8-6000 năm cách ngày nay) bởi kỹ thuật chế tác và công cụ đá; và di tích văn hoá Quỳnh văn ở ven biển Nghệ An (đầu thời đại đá mới) ở hình thức mộ táng (huyệt tròn, trôn người bó gối trong đống vỏ sò điệp). Những hiện vật khai quật được ở Bàu Dũ cho biết nền kinh tế của cư dân Bàu Dũ là kinh tế săn bắt (bắn), hái lượm theo phổ rộng của hệ sinh thái bờ biển. Địa bàn cư trú của họ là những vùng cửa sông ven biển. Tại đây đã thu lượm được một số lượng lớn xương cốt động vật và vỏ nhuyễn thể (nhưng chưa thấy di cốt của loài vật đã được thuần dưỡng) cho thấy trước đây vùng này là vùng rừng xen lẫn với những trảng cỏ rộng lớn và những bàu nước ngọt như Bàu Dũ, Bàu Mê, Bàu Trám... [33]. Quảng Nam hiện nay vẫn là nơi phân bố dày đặc nhất những di tích khảo cổ học của văn hoá Sa Huỳnh. Tính riêng ở huyện Duy Xuyên đã phát hiện hàng chục di chỉ trong vòng vài năm gần đây. Những di tích này được phát hiện ở những khu vực sinh thái đa dạng: núi, đồi, gò, ven sông... với mật độ chum mộ và đồ tuỳ táng dày đặc. Đa số các di tích phân bố ở trên những cồn cát cổ, dọc theo các con sông Thu Bồn và Bà Rén. Các di tích Sa Huỳnh ở Duy Xuyên tìm thấy, đặc biệt phân bố rất dày đặc ở các cồn cát cổ ven theo bờ Nam sông Bà Rén, thuộc khu vực thôn Mậu Hoà, xã Duy Trung (tức là cách làng Mã Châu hiện nay một bờ sông) như: gò Mả Vôi, gò Miếu Ông (đã được khai quật), gò Tây An, gò Cấm, gò Bờ Rang, gò Bà Hòm, gò Ông Nhan... [14]. Mộ táng Sa Huỳnh ở đây có nhiều táng thức khác nhau, với những loại hình: mộ chum, mộ vò và mộ huyệt đất, nhưng phổ biến nhất là mộ chum. Chum mộ hình cầu với những kiểu biến thể ở miệng, thân, đáy thành hình trái xoan, trái đào, hình trứng... mộ chum kép (chum đôi lồng nhau), với nắp đậy hình nón cụt hoặc hình lồng bàn. Đồ gốm ở đây rất đa dạng về loại hình cũng như hoa văn trang trí như: nồi, bát bồng, đèn, cốc chân cao, bình, vò... với đồ án hoa văn phức tạp kết hợp khắc vạch, tô màu... Khiếu thẩm mỹ của người Sa Huỳnh rất phong phú được thể hiện qua cách sử dụng đồ trang sức với những chất liệu: mã não, thuỷ tinh, vàng, đá, nephrit... Bộ sưu tập đồ đồng và đồ sắt cũng rất phong phú với những loại hình: rìu, lao, dao, đục... Các hiện vật tìm được đã cho thấy ở đây từ rất sớm, người Sa Huỳnh đã mở rộng giao lưu văn hoá với các vùng khác. Bộ sưu tập đồ đồng ở gò Mả Vôi cho thấy sự giao lưu với văn hoá Đông Sơn, còn bộ sưu tập đồ đồng ở gò Dừa lại cho thấy sự giao lưu mạnh mẽ với văn hoá Hán [14.32]. Kết quả nghiên cứu còn cho biết cư dân Sa Huỳnh là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng đồng bằng duyên hải. Họ đã biết trồng lúa và một số loại cây lương thực khác như: khoai, sắn, lạc, đậu... Có thể cây lấy sợi như bông, đay, gai đã được cư dân Sa Huỳnh trồng để phát triển nghề dệt sợi. Các dọi xe sợi đã nói lên sự phát triển của nghề thủ công này trong văn hoá Sa Huỳnh. Việc buôn bán trao đổi của họ cũng rất phát triển. Nghề đi biển đã được người Sa Huỳnh biết đến và yếu tố biển đã ăn sâu vào đời sống của họ. Do vậy cốt lõi của nghệ thuật Sa Huỳnh là miêu tả thiên nhiên mà chủ yếu là biển cả [35.445]. Trong đó Hội An với vai trò của một cảng thị sơ khai là minh chứng cho sự giao thương và giao lưu văn hoá giữa Sa Huỳnh và những nền văn hoá khác qua đường biển. Trên nền tảng văn hoá bản địa, kế thừa những di sản từ văn hoá Sa Huỳnh, tiếp thu những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, cùng nhiều yếu tố khác của các nền văn hoá láng giềng, dân tộc Chăm trên chặng đường dài 14 thế kỷ đã sáng tạo nên nền văn hoá riêng, độc đáo của mình. Chămpa có niên đại khởi đầu vào cuối thế kỷ II theo thư tịch cổ Trung Quốc. Gắn liền với sự kiện năm 192 Khu Liên nổi dậy chống nhà Hán, lập nước Lâm Ấp (ở vùng đất Quảng Nam ngày nay) Thêi S¬ B×nh nhµ hËu H¸n (190 - 192) Khu Liªn, mét c«ng tµo huyÖn T­îng L©m ®· lîi dông lóc nhµ H¸n suy yÕu, næi dËy chiÕm quËn NhËt Nam vµ x­ng Vua ë T­îng L©m-mét huyÖn cùc Nam cña quËn NhËt Nam, lËp ra n­íc L©m Êp. Tªn L©m Êp cã thÓ do b¾t nguån tõ ch÷ T­îng L©m (rõng voi). Cßn tªn Ch¨mpa th× kh«ng biÕt ra ®êi tõ khi nµo, bia ký sím nhÊt nh¾c ®Õn tªn nµy lµ bia ®­îc lËp vµo thÕ kû VI [33.9-10]. . Đó là vương quốc Chămpa của người Chăm với đô thành Sư Tử (Simhapura), nay là Trà Kiệu - Duy Xuyên. Tại đây, trên ngọn núi Bửu Châu - ở giữa kinh đô Trà Kiệu, trong một lần đi điền dã từ đầu thập kỷ 80, GS Trần Quốc Vượng đã "đốn ngộ" ra mô hình quy hoạch các tiểu quốc Chămpa như sau: Núi Sông Thu Bồn Tây Thánh địa Thành Sư Tử Cảng thị Hội An Biển Đông Tiền cảng Mỹ Sơn (Simhapura) (Chămpapura) (Cù Lao Chàm) Trong đó sông biển, sông nước là yếu tố kết nối giữa các thành tố trên [37.322]. Duy Xuyên với diện tích 27.533 ha với địa hình trải dài từ Tây sang Đông theo hình hộp chữ nhật với phức thể địa hình Núi - Đồi - Đồng bằng - Duyên hải - Biển với yếu tố kết nối là dòng sông Thu Bồn, đã mang trong mình Thánh địa Mỹ Sơn - trung tâm tôn giáo của tiểu vùng Amaravâti (Quảng nam), mà theo GS Trần Quốc Vượng thì ngoài chức năng tôn giáo, thánh địa Mỹ Sơn còn có chức năng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Chămpa và các dân tộc thiểu số ở vùng núi; Kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) nơi đóng đô của Vương quốc Chămpa từ thế kỷ III đến thế kỷ IX - X. Việc khai quật thành Trà Kiệu đã được Khoa Sử trường ĐH KHXH&NV Hà Nội tiến hành (lần một năm 1989 và lần hai vào tháng 3 năm 2003). Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là ngôi thành được xây dựng bằng gạch đầu tiên ở Việt Nam với một kỹ thuật xây thành rất cao Theo ý kiÕn cña thÇy NguyÔn ChiÒu vµ c« L©m Mü Dung trong cuéc khai quËt thµnh Trµ KiÖu vµo th¸ng 3 n¨m 2003 do Khoa Sö - §H KHXH&NV Hµ Néi vµ Phßng V¨n ho¸ huyÖn Duy Xuyªn - Qu¶ng Nam tiÕn hµnh. ; Vùng đồng bằng Duy Xuyên đất đai màu mỡ do được các con sông Vu Gia - Thu Bồn bồi đắp, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và các con sông Thu Bồn - Bà Rén lại cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng nên việc canh tác nông nghiệp ở đây thuận lợi, không phải phụ thuộc vào "nước trời" như những vùng đồng bằng khác ở Quảng Nam; Sông Thu Bồn là sợi dây nối liền núi Chúa - kinh đô Trà Kiệu với cảng thị Hội An (Đại Chiêm hải khẩu - Chămpapura) và xa hơn nữa là Cù Lao Chàm - hòn đảo tiền tiêu của những cư dân vùng biển theo kiểu liên kết: Ai về nhắn với nậu/bạn nguồn Mít non/măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên. Ở Mã Châu còn một giếng Chăm cổ mà người dân ở đây gọi là "giếng bốn trụ". Trong lòng giếng được kè đá hình tròn, sâu hơn 6m, dưới đáy giếng được đóng bốn cây gỗ lim chống sụt. Phía trên thành giếng được làm hình vuông với bốn cây trụ đá ở bốn góc cao khoảng 1m, kết hợp với tám thanh đá ngang dài khoảng 80cm tạo thành một bộ khung và bốn phía được ghép bốn phiến đá. Nước giếng trong và ngọt, người dân trong làng cho đến gần đây vẫn còn sử dụng nước ở giếng này. Ở xung quanh giếng còn rải rác những mảnh vỡ của một số viên gạch Chăm. Vùng đồng bằng Duy Xuyên - Quảng Nam là nơi đã có dấu tích cư dân sinh sống từ lâu đời. Tuy nhiên chỉ khi có người Việt di cư đến "vùng đất mới" (ùng với người Chăm), "khai hoang" lập nghiệp, thì mới hình thành nên làng Việt với những tên làng, tên xã như hiện nay. Xứ Quảng - Quảng Nam trước kia vốn là vùng đất của Vương quốc Chămpa nhưng trong quá trình "Nam tiến" của mình, người Việt đã để lại đây những dấu ấn từ rất sớm trong lịch sử. Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 1) đã ghi lại: "Năm 982 sau khi đánh bại quân Tống. Lê Hoàn quyết định đem quân đánh Chămpa, tiến thẳng đến kinh đô, phá huỷ thành trì rồi rút quân về"[40.26]. Lịch sử Chămpa cũng đã lưu lại trường hợp người Việt là Lưu Kế Tông - quân Quản Giáp trong quân đội đi đánh Chiêm Thành của Lê Hoàn đã trốn ở lại, chiếm ngôi vua Chămpa từ năm 986 đến năm 988, khi vua Chămpa Inđravarman chết vào năm 986 [12.26]. Năm 1069 Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành,vua Chiêm Ruđravarman II phải cắt ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (nay là Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) cho nhà Lý. Đến thời Trần, năm 1305 vua Trần (Nhân Tông) gả Huyền Chân Công Chúa cho vua Chămpa là Chế Mân và thu nhận lễ vật là hai châu Ô, Rí (nay là đất Thừa Thiên). Năm 1402 nhà Hồ đánh Chiêm, Chiêm dâng đất Chiêm Động, Hồ Quý Ly bắt phải dâng cả đất Cổ Luỹ (từ Quảng Nam đến Phú Yên) và đặt bốn châu Thăng - Hoa - Tư - Nghĩa. "Lại bắt người dân có của mà không có ruộng ở các lộ khác đem vợ con vào ở, để khai khẩn đất ở những châu ấy, bởi vì khi vua Chiêm nhường đất Chiêm Động và Cổ Luỹ, người CHiêm đều bỏ đất ấy mà đi cả"[34.184]. GS Trần Quốc Vượng đã nhận xét quá trình "Nam tiến" của người Việt có chiến tranh, có chết chóc nhưng không hề có sự khu trục người Chàm ra khỏi vùng Thuận Hoá - Quảng Nam. Lịch sử đã ghi lại nhiều cuộc hôn nhân Việt - Chăm (đặc biệt là thời kỳ đầu, người Việt vào đây chủ yếu là đàn ông - những người lính thú, những phạm nhân bị đi đày viễn xứ (tội lưu viễn châu) họ đã kết hôn với những phụ nữ người Chăm), có nhiều dòng họ Việt gốc Chàm (Ông, Ma, Chà, Chế...) và thậm chí cho đến nay vẫn tồn tại các ốc đảo người Việt gốc Chăm ở Quảng Nam [37.447]. Tuy nhiên trên thực tế những vùng đất đó vẫn là đất của Chămpa và nó chỉ thực sự được sát nhập vào Đại Việt với sự kiện năm 1470 Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành và lập nên đạo thừa tuyên thứ 13 là Đạo thừa tuyên Quảng Nam. Theo Nguyễn Xuân Hồng và Trần Thị Thu Hà thì ở Quảng Nam có những đợt di dân lớn sau: 1 - Đợt di dân theo Huyền Trân Công Chúa. 2 - Đợt di dân theo cuộc viễn chinh của Lê Thành Tông. 3 - Đợt di dân từ miền Bắc vào khi Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Quảng vào giữa thế kỷ XVII (chủ yếu là người Thanh - Nghệ - Tĩnh. TG). 4 - Đợt di dân từ Quy Nhơn và miền Nam ra thời Tây Sơn và thời đầu Vương triều Nguyễn. 5 - Di dân từ miền Bắc vào năm 1954, 1955. 6 - Di dân từ Huế vào thập kỷ 60 và sau ngày giải phóng. Trong các đợt di dân đó thì đợt di dân thời kỳ các chúa Nguyễn là lớn nhất, ồ ạt và đáng quan tâm nhất. Bởi vì nó góp phần quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo của cư dân vùng Thuận Quảng [22.102]. Ở Duy Xuyên thì mảnh đất nơi người Việt đặt chân đến đầu tiên (theo tài liệu địa phương) là Trà Kiệu, vào năm 1470. Tức là quân binh theo Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm ở lại khai hoang lập làng. Đến nay Ngũ Xã Trà Kiệu vẫn còn lưu giữ được bốn đạo sắc phong đề năm Khải Định thứ 9 cho Tiền hiền, Thứ thế tiền hiền và Hậu hiền đã có công khai cư lập xã [10]. Mã Châu trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp - Mỹ, cư dân ly tán, rồi lại "chống mê tín" nên những tư liệu về làng đã bị thất lạc không còn. Tuy nhiên theo hồi cố của các cụ già thì làng Mã Châu được lập ra sau làng Trà Kiệu gần một thế kỷ và có liên quan đến 13 vị Hậu hiền ở Trà Kiệu (tới Trà Kiệu năm 1578) 13 vÞ HËu hiÒn cã c«ng khai canh lËp x· Trµ KiÖu ®­îc S¾c phong n¨m Kh¶i §Þng thø 9 gåm: Lª §øc Khoan, NguyÔn V¨n Xø, NguyÔn V¨n §­¬ng, Ph¹m V¨n Hoa, NguyÔn ViÕt TuÕ, Lª Ph­íc §Ö, §oµn C«ng Khóc, NguyÔn ViÕt Dòng, Lª V¨n D­, §Æng Ngäc §µi, Tr­¬ng V¨n Tèt, Lª V¨n Hîp, NguyÔn C¶nh V¹n [10]. , thời điểm ra đời của làng vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Thời điểm này cũng phù hợp với lần di dân "Bắc địa tùng vương" của Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Quảng năm 1558 N¨m 1558 ®Ó tr¸nh sù ¸m h¹i cña ng­êi anh rÓ lµ TrÞnh KiÓm, NguyÔn Hoµng ®· xin vµo lµm TrÊn thñ ThuËn Ho¸, mét vïng ®Êt ®Çy khã kh¨n hiÓm trë víi hi väng "Hoµnh s¬n nhÊt ®¸i, v¹n ®¹i dung th©n". TrÞnh KiÓm lóc ®ã ®ang cã ý ®Þnh lo¹i bá ¶nh h­ëng cña hä NguyÔn, thÊy ®©y lµ vïng ®Êt ngÌo, ®Çy rÉy khã kh¨n nªn ®· ®ång ý. . Mã Châu được bao bọc bởi sông Bà Rén, lại được dòng sông Thu Bồn bồi đắp phù sa hàng năm nên ngay sau khi người Việt đến đã lập nên những làng xóm trù phú. Người Việt khi đến vùng đất này, khi lập làng thường đặt tên theo thế đất, theo những gì mình mong ước hoặc là lấy tên làng quê cũ của họ. Tên làng Mã Châu ( ) có lẽ được đặt theo thế đất, tức là mảnh đất hình con ngựa, cũng như một số làng khác lấy tên Long Châu - mảnh đất hình con rồng, Phụng Châu - mảnh đất hình chim Phượng, Bửu Châu - hòn ngọc báu, Hoàn Châu - viên ngọc tròn... Vì cư dân ở vùng này trù mật nên thời Minh Mạng cải cách hành chính đã chia làng Mã Châu thành bốn thôn là Mã Châu Đông, Mã Châu Thành, Mã Châu Tây và Mã Châu Thượng thuộc tổng Đông An, huyện Duy Xuyên. Sự phân chia địa giới hành chính ở đây vào thời Minh Mạng chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu hồi cố của các cụ già trong làng do nguồn tư liệu chữ viết của làng trước cách mạng tháng 8 không còn Còng thêi nµy, lµng Trµ KiÖu ®­îc chia thµnh 5 th«n: §«ng, Nam, T©y, Th­îng vµ Trung; Lµng Thi Lai còng ®­îc chia thµnh: Thi Lai T©y, Thi Lai §«ng vµ Thi Lai Th­îng... Nã còng phï hîp víi nh÷ng ghi chÐp trong §ång Kh¸nh ®Þa d­ chÝ, môc Duy Xuyªn - Qu¶ng Nam. . Đồng Khánh địa dư chí, mục huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và Phú ý của họ Trịnh (đây là bản Phú ý chữ Hán duy nhất còn giữ lại được nguyên vẹn. Họ Phạm ở thôn Mã Châu Thượng cũng còn Phú ý chữ Hán nhưng chỉ còn một phần nhỏ), bản chữ Hán hiện được lưu trong nhà thờ họ Thịnh ở thôn Mã Châu Đông, đề soạn vào năm Duy Tân thứ 2 thì Mã Châu gồm bốn thôn (Đông - Thành - Tây - Thượng) thuộc tổng Đông An Tæng §«ng An cã 20 x·, th«n, gi¸p: M· Ch©u Th­îng, M· Ch©u Thµnh, M· Ch©u §«ng, M· Ch©u T©y, Thi Lai T©y, Thi Lai §«ng, Thi Lai Th­îng, Trung L­¬ng, An L©n, CÇu B¸, Hoµ Mü, Cæ Th¸p, Trung Mü, Trung Th¸i, Nam Yªn, Cæ Yªn, LÖ Tr¹ch, VÜnh Trinh, Thanh Ch©u, gi¸p T©y §«ng Yªn [5]. , huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hoà bình lập lại làng Mã Châu có tên hành chính là thôn Châu Hiệp thuộc xã Duy An (từ 1995 đổi thành thị trấn Nam Phước), huyện Duy Xuyên. Ở đây đã diễn ra quá trình cộng cư giữa người Việt với người Chăm, trong đó yếu tố Việt giữ vai trò chủ đạo và xuyên suốt chiều dài lịch sử, người Việt đã dần dần "Việt hoá" người Chăm, nhưng đồng thời cũng hấp thụ những nét văn hoá đặc sắc của người Chăm ở đây để tạo thành một vùng văn hoá độc đáo vận hành trên cơ tầng Chăm và cơ chế Việt. 1.3. Xã hội và con người. Nguồn gốc cư dân tạo nên làng mạc xứ Quảng từ thế kỷ XV về sau, ngoài một bộ phận cư dân Chăm lưu lại thì nguồn bổ xung chủ yếu là cư dân từ nhiều làng quê khác nhau ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ di chuyển vào mà đông đảo nhất là vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Các đợt di dân khá quy mô, có tổ chức thời Lê, thời Chúa Nguyễn bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Dù ở giai tầng nào, họ vẫn mang theo trong mình những tập quán, nếp sống ở những làng quê cũ. Họ cùng góp những vốn liếng riêng của mỗi làng quê đó để xây dựng lên một cấu trúc làng xóm, một nối làm ăn, một nền văn hoá cộng đồng mới. Sự kế thừa, giao lưu và tiếp nhận các di sản văn hoá từ cộng đồng Chăm, sự tổng hợp của sắc thái các làng quê xứ Bắc, Bắc Trung Bộ tạo nên diện mạo của làng mạc xứ Quảng [21.128-129]. Cách thức bố trí của làng Mã Châu đại thể, giống các làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ nhưng thoáng hơn. Trong quá trình sinh sống cư dân Mã Châu đã tổ chức thành 9 xóm theo khu vực cư trú là: tứ Phú (Phú Khương, Phú Thuận, Phú Bình, Phú Hoà), tứ Bình (Bình Khương, Bình Thuận, Bình Yên, Bình Hoà) và Hợp Thành. Các xóm xếp cạnh nhau thành những ô bàn cờ và tách nhau bằng những lối đi tương đối thẳng. Mỗi xóm có một cuộc sống riêng của nó với một sự cộng cảm riêng, kết tinh lại quanh việc thờ phụng ở miếu của mỗi xóm. Tên xóm thể hiện ước vọng bình dị của những người dân làng Mã Châu phú yên, phú thuận, bình khương, bình hoà... và ở đây xóm đơn thuần chỉ là một đơn vị văn hoá, một đơn vị tụ cư chứ không phải là một đơn vị hành chính hay đơn vị kinh tế. Bộ máy lý dịch thời Trung - Cận đại ở Mã Châu cũng tương đối giống làng xã ở Bắc Bộ với các chức danh: - Lý trưởng: là người về nguyên tắc, được uỷ quyền và thay mặt dân làng giao tiếp với chính quyền phong kiến. Lý trưởng phụ trách chung về các mặt chia ruộng, thu thuế và các việc liên quan đến vấn đề hành chính. - Hương Kiểm (Trương Tuần, Tuần Châu ở Bắc Bộ): là người đặc trách đảm bảo an ninh trật tự cho làng xóm bằng cách chủ yếu là tổ chức canh gác, tuần tra... - Hương Mục (Thủ Bạ): đảm trách vấn đề dân số của làng. - Hương Bộ (Thủ Bạ): đảm trách vấn đề ruộng đất. Các tầng lớp xã hộ ở Mã Châu trên đại thể, có ba tầng lớp chính là: + Quan viên - chức sắc: là những người có bằng cấp hoặc chức tước của chính quyền phong kiến. + Lão nhiêu: là những người già cả trong làng. + Dân đinh: là những người dân ở làng, hầu như khôngg phân biệt dân ngụ cư. Nếu một người đến làng lập nghiệp, dựng nhà, lấy vợ, sinh con, tự nguyện tham gia các sinh hoạt và tuân thủ các sinh hoạt của làng thì chậm nhất đến đời con anh ta là được nhận vào làng và trở thành "người làng". Từ sau khi đất nước thống nhất thì mô hình quản lý làng xã ở Mã Châu (ũng như những làng xã khác trong cả nước) là sự kết hợp giữa bộ máy hành chính, chính quyền (Ban dân chính thôn, chi bộ Đảng...) và những tổ chức đoàn hội tập thể (Hội cựu chiến binh, hội phụ lão, hội phụ nữ, hội nông dân tập thể, đoàn thanh niên...) đã tạo nên sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn thôn làng. Mã Châu nằm trong vùng đất mới của Đại Việt, người Việt đi "khai hoang, lập nghiệp" vào đây có nhiều lý do: là lưu binh, do ngèo khó, những người hưởng ứng việc mộ dân vào vùng đất mới của nhà nước phong kiến, những người phạm tội bị đi đày (tội lưu)... Họ ở những làng quê khác nhau, cùng vào sinh sống ở nơi thiên nhiên khắc nghiệt vì vậy họ phải vật lộn với tự nhiên trong mưu sinh. Trong khi đó hành trang của họ vào vùng đất mới có lẽ không có gì khác hơn là nghị lực cứng cỏi, tính cách ngang tàng và lòng tin vào sức mình, tin vào tương lai. Hệ quả của nó là người dân ở đây dũng cảm và cần cù, bản tính giản dị, thẳng thắn và tôn trọng sự thật. Họ là những người dân đi lập nghiệp nên sống cởi mở và phóng khoáng hơn. Đại Nam nhất thống chí đã nhận xét về cư dân vùng Quảng Nam: "Tục ưa xa xỉ, ít kiểm thúc, hát xướng không tiếc của, ăn mặc tất lượt là, thêu dệt tinh khoé, sa trừu không kém gì Quảng Đông"[19.399]. Và cư dân ở Duy Xuyên nhìn chung "Phong tục kiệm ước mà quê mùa, ăn ở giản dị ít văn háo. Còn như các lễ hôn, tang, tế, hội hè, yến ẩm... thì tuỳ nơi theo tục nhưng vẫn giữ lễ ý" và "khi gặp việc khánh hỷ thì những người giàu có, phần nhiều hay thích hát xướng thờ thần"[5]. Là những con người ở những miền quê khác nhau, vì điều kiện sinh tồn nên họ phải tập hợp tại đây. Vì vậy họ luôn mang trong lòng tâm trạng hoài cổ: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Bởi "người Việt thích sống trong một môi trường trong đó quan hệ máu mủ, quan hệ xóm giềng được duy trì cho dù điều này cản thở một phần quan hệ công việc"[17.63]. Trong môi trường mới người dân ở đây lại càng đoàn kết gắn bó với nhau hơn "nhân dân trong hạy, hễ khi gặp có lễ thờ thần, cúng phật hoặc hôn tang... bao giờ cũng theo sức mình mà làm, giúp đỡ lẫn nhau"[5]. Mã Châu trong bối cảnh xứ Quảng với truyền thống "Ngũ phụng tề phi" "Ngò phông tÒ phi": Khoa thi §×nh n¨m MËu TuÊt 1898 niªn hiÖu Thµnh Th¸i, n¨m ng­êi ë Qu¶ng Nam ®i thi ®Òu ®ç cao lµ: Ph¹m LiÖu, Phan Quang, Ph¹m TuÊn (TiÕn sÜ), Ng« Tu©n, D­¬ng HiÓn TiÕn (Phã b¶ng). vốn từ trước là đất có học, là đất có lễ [22.38]. "Học trò chăm học hành, nông phu chăm đồng ruộng, siêng sản xuất mà ít đem cho; vui làm việc nghĩa, sốt sắng việc công"[19.339]. Ở Mã Châu từ trước và cho đến hiện nay, việc học hành vẫn luôn được đặt nên hàng đầu, dù ở đây đã có nghề dệt. Không học được nữa thì mới chuyển sang làm nghề khác. Cũng có trường hợp nhà nghèo quá không thể nuôi con em ăn học nên phải bỏ dở, nhưng đa số là nếu còn có thể thì cho con đi học chứ không bắt đi làm nghề quá sớm. Và trong lịch sử, từ thời Thiệu Trị trở đi, làng Mã Châu cũng có nhiều người đỗ Cử nhân và một người đõ Phó bảng. Trong đó dòng họ Phạm là dòng họ có truyền thống học hành nhất ở làng với nhiều đời cha con, anh em tiếp nối nhau đỗ đạt Theo sè liÖu thèng kª ch­a ®Çy ®ñ cña «ng NguyÔn HiÒn T©m, ng­êi lµng ®· s­u tÇm vµ cung cÊp cho t«i th× ë M· Ch©u cã 11 ng­êi ®ç Cö nh©n lµ: Ph¹m Thanh Ch©n, Huúnh Kim Minh (®ç n¨m ThiÖu TrÞ 1:1841), TrÇn Minh H­íng, Ph¹m Thanh Nh· (ThiÖu TrÞ 6: 1846), TrÇn ThiÖn (Tù §øc 14: 1861), Ph¹m Thanh Thôc (Tù §øc 17:1864), L­¬ng V¨n B¸ (Tù §øc 23: 1873), Phan Thanh Nghiªm (Tù §øc 26: 1837), Ph¹m Cung L­¬ng (KiÕn Phóc 1: 1884), Vò Thøc (Thµnh Th¸i 9:1897), Ph¹m Thanh Tóc (Thµnh Th¸i 12: 1900). Riªng Ph¹m Thanh Nh· l¹i ®ç Phã b¶ng Khoa T©n Hîi thêi Tù §øc thø 4; gi÷ chøc Tri huyÖn Duy Xuyªn, HuÊn ®¹o Duy Xuyªn, Tri huyÖn H­¬ng Trµ, Gi¸m s¸t ngù sö, Viªn ngo¹i lang bé L¹i. . Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước. Ngay từ giai đoạn cách mạng 1930-1931, trên địa bàn thôn đã thành lập được chi bộ Đảng cộng sản gồm 8 Đảng viên do Hồ Duy Từ làm Bí thư, đã lãnh đạo nhân dân trong thôn, phối hợp cùng nhân dân cả nước đứng lên chống giặc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Ba Phong, Miếu Nhỏ (trong chiến tranh đã bị phá mất, hiện chỉ còn nền cũ)... là những địa điểm an toàn nuôi dấu những đồng chí hoạt động cách mạng như: Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng, Hồ Mân Đệ, Võ Tấn Bản... Chương 2: LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2.1. Sông Thu Bồn - Bà Rén với đời sống của cư dân Mã Châu. Xuất phát từ đỉnh Ngọc Linh đổ ra cửa Đại, sông Thu Bồn là cái gạch nối, nối liền Thánh địa Mỹ Sơn - Kinh đô Trà Kiệu và cảng thị Hội An của thiểu quốc Amaravâti - Chămpa xưa kia; là con đường giao lưu Kinh tế - Văn hoá - Xã hội giữa "miền xuôi" và "miền ngược"; và trong lòng đất trên đôi bờ các con sông Thu Bồn - Bà Rén còn ẩn chứa nhiều di tích thuộc văn hoá Sa Huỳnh như Quế Lâm, Bình Yên (Quế Phước), Quế Lộc, Phú Đa, Thu Bồn, Mậu Hoà, Hậu Xá... đó là các khu cư trú cổ, các khu mộ chum có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 đến 2500 năm. Quảng Nam có bốn dòng sông lớn, ba bắt nguồn từ Hoà Vang, một từ nguồn Thu Bồn, Quế Sơn; đều chảy đến thôn Giao Thuỷ huyện Diên Phúc thì hợp dòng. Đến huyện Duy Xuyên thì chia dòng: sông Bà Rén ở phía Nam và sông Thu Bồn ở phía Bắc cùng chảy cửa Đại - Hội An. Đại Nam nhất thống chí chép: "Sông Dưỡng Mông ở cách huyện Quế Sơn hai dặm về phía Bắc ra từ nguồn Chiên Đàn (nguồn sông Thu Bồn- TG) qua địa giới huyện Lê Dương, đến bãi Thi Lai huyện Duy Xuyên thì thành một nhánh riêng đến xã Dưỡng Mông. Tục gọi là sông Bà Rén, chạy về phía Đông Nam qua chợ Thi Lai rồi chuyển sang Đông đổ vào sông Bàn Thạch"[19.362-363]. Sông Bàn Thạch (Trường Giang) lại chảy về phía Đông đổ ra cửa Đại Chiêm. Làng Mã Châu nằm ở đoạn thượng lưu sông Bà Rén và đây là con sông có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến đời sống của cư dân Mã Châu. Sông Thu Bồn - Bà Rén bồi đắp phù sa tạo nên vùng đồng bằng phì nhiêu Duy Xuyên, Điện Bàn... "ruộng đồng rộng rãi, các thứ lúa xanh tốt"[16.337]. Ở đây từ rất sớm sử cũ đã ghi lại lúa hai vụ, tằm tám lứa tơ một năm. Sách Thuỷ kinh chú chép: "Ruộng gọi là "Bạch điền" (ruộng trắng) thì giống lúa trắng, tháng 7 đốt rẫy thì tháng 10 có lúa chín; ruộng gọi là "Xích điền" (ruộng đỏ) thì giống lúa đỏ, tháng chạp làm thì tháng tư có lúa chín; người ta gọi lúa hai mùa là thế. Còn như có nơi nảy mầm, hoa màu thay lúa, lúa sớm lúa muộn tháng nào cũng tốt. Cày giống công nhiều, mà thu hoạch lợi ít, vì mùa màng chóng chín. Gạo không phân tán ra ngoài nên trong nước thường nhiều gạo. Việc tằm tang thì một năm tám lứa kén chín. Trong bài Tam đô phú bảo là tơ tám lứa tằm là thế"[9.114]. Đại Nam nhất thống chí cũng ghi lại ở đây: "thổ nghi mùa màng thì có năm bậc; ruộng Hạ thì mùa Đông cấy, mùa Hạ gặt; ruộng Thu thì mùa Hạ cấy, mùa Đông gặt; ruộng Hạ, ruộng Thu (ở miền Trung và Nam thì ruộng Hạ là ruộng Mùa, ruộng Thu là ruộng Chiêm, khác với miền Bắc - chú thích của người dịch) đã gặt về mùa Hạ lại gặt về mùa Thu... Phần nhiều theo thời tiết mà cày cấy"[19.338]. Mã Châu với vị trí sát sông Bà Rén nên có thuận lợi chủ động được nước tưới, việc nông tang ít phải phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Người Việt vào đây đã kết hợp hệ thống thuỷ lợi của người Việt và người Chăm để đưa nước vào đồng ruộng. Họ đặt ở sông những guồng quay nước dùng sức trâu hoặc sức người kéo, đưa nước từ kênh mương vào chứa ở những ao chứa nước được đào ở góc đầu mỗi thửa ruộng và sau đó người ta dùng gầu tre để tát nước vào ruộng. Hệ thống kênh mương ở đây có từ rất sớm, "nước trời" là một nguồn nước quan trọng nhưng không phải là chủ yếu. Sau này, khi có điện, người dân ở đây đã chuyển sang dùng máy bơm nước bằng dầu và sau đó là xây dựng những trạm bơm; Xây dựng và sửa chữa lại hệ thống kênh mương để "dẫn thuỷ nhập điền". Hệ thống thuỷ lợi hiện nay đã đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho các thửa ruộng và một phần cho các bãi đất trồng màu. Về giống lúa, trước đây người Chăm và sau đó là người Việt vào đây đều cấy giống lúa Chiêm, bởi giống lúa này chịu hạn tốt nhưng cho năng suất thấp. Khi hệ thống thuỷ lợi được cải tiến, đồng ruộng ít phải phụ thuộc vào thời tiết thì ở đây, những giống lúa cho năng suất cao bắt đầu được đem vào sử dụng, ví dụ như giống lúa Chiêm III (vụ hè thu), lúa La (vụ đông xuân), các giống lúa lai... Do chủ động được nước tưới nên ở Mã Châu, sau ngày giải phóng đã có thời kỳ trồng 3 vụ lúa/năm. Sau do thấy quỹ thời gian quay vòng của đất quá nhanh, vì vậy năng suất và sản lượng lúa thấp nên người ta bỏ vụ thứ ba và quay lại trồng 2 vụ lúa/năm. Xen kẽ giữa hai mùa lúa, và đặc biệt là ở những bãi bồi ven sôngBà Rén, người dân ở đây trồng những cây hoa màu như: ngô, khoai, đậu... hoặc/và trồng dâu để phát triển nghề nuôi tằm, ươm tơ. Nay làng chuyển sang chuyên làm nghề dệt vải thì thì những bãi bồi đó người ta chuyên trồng ngô, đậu với những loại giống cho năng suất và sản lượng cao như: giống ngô Bioxit 8,9; ngô VN 10; đậu Côve... Tuy nhiên việc trồng hoa màu ở các bãi bồi ven sông phải phụ thuộc vào thời tiết vì hệ thống thuỷ lợi hiện nay mới chỉ đủ cung cấp nước tưới cho các thửa ruộng và một phần cho các đồng màu. Phân bón dùng trong nông nghiệp, trước đây người ta bón ruộng bằng phân chuồng, phân xanh và sau là những loại phân "công nghiệp" như: đạm, lân, kali... Ở đây người ta không dùng phân Bắc để bón ruộng như ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Điều này có lẽ liên quan đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng của những người dân từ thời mới đi khai hoang lập nghiệp. Về chăn nuôi, ở đây gà vịt được nuôi nhiều. Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Hiện nay người dân sử dụng máy cày, việc nuôi trâu vì thế cũng dần dần ít hơn. Bò được nuôi để lấy thịt và trong những năm gần đây đang có xu hướng phát triển ở các hộ nông dân. Thủ công nghiệp, trước đây vùng Duy Xuyên có nghề trồng dâu nuôi tằm và trồng mía đường nổi tiếng. Từ Gò Nổi đến tận Hà Mật, Thi Lai có nhiều chợ búa và thị trấn nhỏ, hàng tơ lụa, tuýt xo đến những chợ vải, chợ hàng, lò đường san sát. Đời sống của người dân ở đây do vậy cũng tương đối sung túc. Khắp vùng Điện Bàn, Duy Xuyên trước kia khắp nơi chỉ thấy cây lúa, cây dâu. Vào thập niên 40, ông Võ Diễn ở Duy Xuyên chế tạo được khung cửi khổ rộng, tạo nên sản phẩm vải đẹp với những hoa văn mới lạ và năng suất cao hơn trước kia. Thực ra từ những năm 70 của thế kỷ XIX, tơ lụa Quảng Nam đã được Nguyễn Thành Ý mang sang Pháp dự đấu xảo, mà kỹ thuật dệt từ thời đó đến nay đã có sự khác nhau xa. Ngược lại, nghề đường mía, do thiếu một bộ óc tiên phong như Võ Diễn để làm đường cát trắng mịn hơn nên nghề mía đường ở đây đã dần dần tàn lụi [22.281]. Cơ cấu bữa ăn của cư dân Mã Châu cũng giống như cơ cấu bữa ăn của người Việt là: Cơm - Rau - Cá. Khác với miền Bắc, ở Mã Châu và miền Trung nói chung, món rau không luộc lấy nước mà họ chế biến theo nhiều cách khác nhau như xào, nấu... và nếu có luộc rau thì họ cũng không ăn nước luộc. Nếu như ở miền Bắc, rau muống là loại rau phổ biến thì rau lang là loại rau thường dùng của người dân vùng này và ngoài rau lang còn có các loại rau diếp cá, khổ qua (mướp đắng)... Có sự khác biệt này là do rau muống là loại cây ưa nước, thích hợp với khí hậu đất đai ở vùng châu thổ Bắc Bộ; còn ở miền Trung khí hậu khô nóng, lại có nhiều diện tích đất bãi bồi pha nhiều cát sông, cát biển thuận lợi cho sự phát triển của cây khoai lang. Cây khoai lang ở đây một năm được trồng lại hai lần theo mùa vụ. Vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 9, người ta làm đất thành luống trồng khoai để tạo những rãnh thoát nước, chống ngập úng. Khoảng đầu tháng 3, người ta dỡ khoai ở luống và san bằng đất trồng vụ khoai thứ hai để chống mất nước trong mùa khô. Người Việt khi tới đây đã tiếp nhận cái nhìn hướng biển cùng những yếu tố biển trong nền văn hoá của người Chăm nên trên bàn ăn của họ thường có những món ăn chế biến từ hải sản như: tôm, cua, cá... và đặc biệt là món mắm. "Mắm có tảng nền là thuỷ sản, để nguyên con hay giã nhỏ, muối mặn (salé) và để một quá trình lên men (fermenté) bằng gạo thính có khi cho thêm ít rượu - để "thơm" và thúc đẩy quá trình lên men, rồi khi ăn chắt thành nước (nước mắm cá, nước mắm cáy, nước mắm sò), hay ăn nguyên con (mắm cá cơm) hay đánh nhuyễn thịt (mắm tôm - tép - moi - mắm cá thu). Mắm và nước mắm... chỉ phát triển ở miền ven biển mà chủ yếu là ở miền Trung - Nam, thuỷ sản nước ngọt không nhiều nhưng hải sản vô cùng phong phú. Vậy cái nôi của mắm là miền Trung - Nam nhưng thịnh nhất là miền Trung - xứ sở của người Chăm cổ và ngôn ngữ melayu"[36.416]. Vùng Mã Châu trước đây có trồng mía đường, sản phẩm làm ra là đường mật rỉ, đường muống. Ngoài ra đường còn được chế biến làm các món ăn như: Đường non kẹp bánh tráng nướng, rải thêm ít hột đậu phộng rang hoặc khoai lang tươi xắt lát, sâu lại đem nhúng vào nồi đường non nóng chín ăn vừa ngọt, vừa bùi lại rất thơm ngon. Sông ngòi ở đây "cá trôi (Hoàn ngư) sống ở các khe, hàng năm nước lũ mùa Thu; nước xuống đến đâu cá theo đến đấy, người ta chài lưới được hàng ngàn... Cá gáy (Lý ngư), sông ngòi các nơi đều có; nước lũ mùa Thu, người ta chài lưới được nhiều"[19.399]. Sông ngòi lắm cá, nên ở Mã Châu có nhiều hộ gia đình làm nghề đánh cá, đặc biệt ở làng có họ Trần Văn ở bến đò Tơ nhiều đời sống bằng nghề này. Vì vậy mà ông Hiền Tâm đã có bài thơ nói về ngư nghiệp: Sông dài Sông rộng Sông sâu Cha chài Chú rỡ Chị nhủi Em câu. Người Việt di cư vào đây cũng mang theo cách làm nhà ở như tại những vùng quê cũ của họ nhưng đã có sự biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Họ phải chọn một kiểu dáng, nột giải pháp khả thi trong kết cấu bộ khung nhà làm nơi trú ngụ, thuận lợi sinh hoạt trong việc nông tang hàng ngày mà khung nhà phải đề cao các công năng như: chống mưa to, bão lớn, lũ lụt...[22.377]. Vật liệu cổ truyền để xây dựng nhà cửa ở đây là tre, gỗ vì vậy qua thời gian, ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, chiến tranh, mối mọt... mà đa số đã bị hư hỏng. Theo khảo sát về nhà dân dụng cổ truyền ở huyện Duy Xuyên của Viện nghiên cứu Kiến trúc thì ở Mã Châu còn lại một căn nhà có niên đại từ thế kỷ XVIII [41]. Ở Mã Châu cũng có nhiều ngôi nhà khung gỗ, tre mới được dựng trong vài chục năm gần đây. Những ngôi nhà này về cơ bản vẫn bảo lưu những kỹ thuật và mang hình ảnh của những ngôi nhà cổ truyền ngày trước. Đa số các ngôi nhà này đều có mặt bằng sinh hoạt giống nhau. Ngôi nhà thường làm ba gian hai trái hoặc ba gian chính và hai gian hồi. Gian giữa dùng để thờ cúng (phần trong) và để tiếp khách (phần ngoài), hai gian bên để nghỉ ngơi hoặc dùng để học tập, làm việc. Hai gian đầu hồi dùng để chứa đồ (lúa gạo và những đồ dùng gia đình). Nhà bếp và công trình phụ làm bên cạnh, vuông góc với nhà chính và cách nhau vách ngăn, thường được gọi là nhà ngang [22.377-378]. Khuôn viên nhà được đặt trong một không gian rộng, phía mặt tiền ngôi nhà là một khoảnh sân, ba phía còn lại là vườn, bao quanh là một hàng rào sơ sài bằng một hàng cây hay chỉ dấp một vài cành tre. Nhà xí thường được đặt riêng ở một góc vườn, cách khá xa nhà ở và nhà bếp. Những nhà làm nghề nông thì đằng sau bếp có làm một "khu chăn nuôi" gồm chuồng trâu, chuồng bò, chuồng lợn, gà... Còn với những nhà làm nghề dệt thì thường làm một căn nhà ngang rộng rãi hoặc là làm một xưởng riêng ở cạnh nhà để đặt khung dệt. Cổng vào nhà thường được đặt lệch với cửa nhà. Người xưa thường tránh không bao giờ làm cổng ngõ lại để con đường soi thẳng vào nhà. Nếu vị trí ngôi nhà bắt buộc phải trông thẳng ra con đường, chủ nhà sẽ dùng bình phong để ngăn những con mắt tò mò không thể nhìn thẳng vào căn nhà được. Bình phong là đồ vật để che gió, nhưng ở đây được sử dụng để ngăn cách nhà với bên ngoài [31.106]. Hiện nay đời sống của cư dân Mã Châu khá hơn, nhà ở thường làm nhà xây lợp ngói hoặc nhà mái bằng được xây dựng theo nhiều kiểu thức kiến trúc khác nhau, tuy nhiên cách sử dụng nhìn chung là ít thay đổi. Với nhà một tầng, gian giữa vẫn để bàn thờ tổ tiên và tiếp khách. Với nhà hai, ba tầng thì bàn thờ được đặt trên gác và có riêng một gian ngoài để tiếp khách, có buồng riêng để sinh hoạt. Nhà ngang ở bên dưới được xây dựng làm bếp hoặc xưởng dệt. Công trình phụ được quy hoạch, hố xí tự hoại được làm ngay ở sau bếp. Nhà cửa ở đây được xây dựng với quy mô vừa phải, không gian sinh hoạt trong nhà đủ dùng chứ không làm nhiều gian rồi bỏ không (tâm lý đói không gian) như ở các làng xã ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Mã Châu nằm trong vùng đất phù sa mới được bồi đắp của hai con sông Thu Bồn và Bà Rén, địa hình khá lầy lội nhiều sông hồ nên "đi ghe thuyền tiện hơn đi chân"[8], giao thông đường thuỷ phát triển với hệ thống ghe bàu đi sông, đi biển "HÖ ghe bµu lµ mét ®Æc tr­ng v¨n ho¸ cña xø Qu¶ng. Tõ B¾c ®Ìo H¶i V©n trë ra B¾c kh«ng cã ghe bµu ®i biÓn mµ chØ cã thuyÒn cËn duyªn thon dµi (trõ SÇm S¬n cã hÖ thèng m¶ng ®Æc tr­ng). Tõ nguån gèc tªn gäi (bµu - Prau perahu), cã thÓ dÔ dµng thÊy ghe bÇu cã nguån gèc Ch¨m.Melayu" [22.36]. , mà hiện nay vẫn có thể thấy ở ven sông Thu Bồn. Thương nghiệp ở đây rất phát triển do đường sông thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với Chiêm cảng Hội An và cử Hàn (Touran - Đà Nẵng). Đồng thời Mã Châu nằm trong vùng có nghề thủ công nghiệp trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng ở ven hai bờ sông Thu Bồn và Bà Rén từ Thi Lai - Duy Trinh đến Long Châu - Duy Vinh. Nhờ những điều kiện đó mà vùng này có sự giao thương buôn bán rất nhộn nhịp với nhiều chợ và bến sông như: Chợ Dõ, Bến đò Tơ ở Mã Châu; Chợ và bến đò Thi Lai - Duy Trinh; Chợ Trà Kiệu... đã được nhắc đến từ lâu trong lịch sử [5].[19]. Từ Hội An có thể đi theo hai đường để đến vùng này buôn bán là đi ngược sông Thu Bồn lên; hoặc là đi vào sông Trường Giang rồi theo sông Bà Rén đi ngược lên đến Trà Kiệu. Những thế kỷ trước, khi sông Bà Rén chưa bị phù sa bồi lấp làm cạn như ngày nay thì khi mùa lũ đến, ngưòi ta thường đi theo sông Bà Rén. Vì vào mùa lũ, sông này chảy "hiền" hơn sông Thu Bồn; còn mùa cạn thì đi theo sông Thu Bồn ngược lên buôn bán. Trước đây, nối liền sông Hàn và sông Thu Bồn là sông Vĩnh Điện (GS Trần Quốc Vượng đã tìm ra vết tích cũ của nó). Đó là "một dòng sông chạy vòng vèo dọc bờ biển, nối cửa Hàn với Hội An, dân gian xứ Quảng đến nay vẫn gọi là sông Cổ Cò, nay đã bị lấp nhiều, chỉ còn từng đoạn mà trên từng đoạn ấy (nhất là phía gần Hội An) vẫn có thể đi thuyền được"[24.16]. Sông Câu Nhí - Vĩnh Điện vốn là một dòng sông tự nhiên nối sông Thu Bồn với sông Cẩm Lệ để mở ra cửa Hàn. Theo Quảng Nam nhất thống chí (tỉnh Quảng Nam) thì: "sông ấy khuất khúc, lâu ngày bị bồi lấp, năm Minh Mạng thứ ba (1824)... khai nhân sông cũ mà đào từ xã Câu Nhi đến xã Cẩm Sa (thôn Cu Đê)". Phần sông Cổ Cò nối với sông Thu Bồn ở ngay gần cầu Câu Lâu (nơi sông Thu Bồn cắt ngang đường Quốc lộ 1, phía dưới thị trấn Nam Phước khoảng 2 km) và đây cũng chính là "cửa vào" của dòng sông Cổ Cò [24.18]. Như vậy ngoài việc giao thương buôn bán với Hội An, những làng nghề ở ven hai bờ sông Thu Bồn và Bà Rén còn có thể giao thương buôn bán với Đà Nẵng thông qua sông Cổ Cò. Điều đó lý giải tại sao khi cảng thị Hội An đã mất đi vai trò của nó nhưng việc giao thương buôn bán và nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở đây vẫn tiếp tục phát triển. Mã Châu từ khoảng thế kỷ XVII đã hình thành nên một vùng buôn bán nhộn nhịp, hưng thịnh với cảnh trên bến dưới thuyền rất náo nhiệt ít nơi sánh kịp. Đó là Bến đò Tơ và chợ Dõ [20]. Bến đò Tơ nằm ở phía Đông Nam của làng Mã Châu, bên bờ Bắc sông Bà Rén. Nhìn sang bên kia sông là những cồn cát cổ thuộc thôn Mậu Hoà xã Duy Trung, nơi chứa các di tích văn hoá Sa Huỳnh như: gò Miếu Ông, gò Mả Vôi... Về tên gọi Bến đò Tơ là do tại bến đò này, trước kia thuyền buôn các nơi về Mã Châu buôn bán tơ lụa đỗ ở đây, nên gọi như vậy. Thế kỷ XVII nhờ sự thông thương của các cảng Đàng Trong (cảng Hội An và sau là cửa Hàn - Đà Nẵng) thuyền bè đi lại dập dìu xuôi ngược về Bến đò Tơ thuộc làng Mã Châu. Bến đò Tơ xưa kia được xem là thương cảng của Duy Xuyên, từ đây tàu thuyền, ghe bàu, thúng chai trong nước và nước ngoài thường xuyền lui tới mua bán và trao đổi hàng hoá, phẩm vật dần dần biến nơi đây trở thành trù phú [1.6]. Do sự đổi dòng của thượng lưu sông Bà Rén nên bến đò Tơ đã bị phù sa bồi lấp, hiện nay bến đò Tơ trở thành vùng bãi bồi trồng ngô, khoai (Trước có trồng dâu nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nghề dâu tằm không đủ sống nên mới bị phá bỏ gần đây). Chợ Dõ (chợ Dọ): từ bến đò Tơ đi vào làng khoảng 100m thì đến chợ Dõ. Chợ họp ở trước cửa Đình Mã Châu Thượng trước kia (Đình này đã bị phá trong chiến tranh). Mặc dù bến đò Tơ bị bồi lấp từ lâu nhưng chợ này cho đến trước kháng chiến chống Pháp vẫn còn họp chợ, tuy nhiên các mặt hàng buôn bán ở đây chủ yếu là nông sản phẩm như chợ làng ở những nơi khác. Trong chiến tranh chợ này không họp và đến khi hoà bình lập lại, người ta chuyển sang họp chợ ở phía đầu làng, gần đường 610 hiện nay. Tên chợ Dõ là do trước đây chợ sinh hoạt đông đúc, trộm cắp ở các nơi về nhiều. Lý trưởng và Hương Kiểm phải ra đình làng ngồi bảo vệ an ninh trật tự. khi bắt được kẻ trộm thì thường nhốt vào cái dọ để sẵn ở sân đình. Từ đó có tên chợ Dõ (tiếng miền Trung). Theo như hồi cố của các cụ già, khi chợ phồn thịnh thì các món ăn ngon vật lạ, nhộng trộn trong làng, mỳ bún Phú Chiêm, cá tươi, rau sống cửa Đại - Hội An xuôi về bến giá, chất đốt (củi) Duy Trung gánh qua, trên nguồn đổ xuống ... đều phần lớn đổ về chợ quận, đường làng, tiêu thụ rất mạnh mà chủ yếu là sức mua của dân làng dệt Mã Châu [1.8]. Nhìn chung dòng sông Thu Bồn và Bà Rén có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của cư dân làng Mã Châu, bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, là con đường giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng khác. 2.2. Nghề dệt: Nguồn gốc và sự phát triển. 2.2.1. Nguồn gốc nghề dệt. Đồng bằng Duy Xuyên là vùng có nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa từ lâu đời. Các nhà Khảo cổ học đã chứng minh chủ nhân văn hoá Sa Huỳnh là cư dân trồng lúa, trồng màu. Các dọi xe sợi trong các di chỉ Sa Huỳnh đã nói nên sự phát triển của nghề dệt trong văn hoá Sa Huỳnh. Cư dân Sa Huỳnh đã biết trồng các loại cây như bông, đay, gai... để lấy sợi dệt vải. Đất Quảng không có mùa Đông nên việc trồng dâu nuôi tằm, một loại sâu nhiệt đới có thể tiến hành quanh năm. Đến đầu công nguyên sử cũ đã chép đất Nhật Nam (Trung và Bắc Trung bộ) tằm tơ một năm tám nứa kén chín. Truyền thống "dâu tằm" là truyền thống lâu đời của đất Quảng, do biết vận dụng thời tiết và khí hậu. Bên cạnh đó là việc "trồng bông", dệt vải lụa, nhuộm vải lụa nhiều màu (cư dân cổ Sa Huỳnh là những chuyên gia về chất liệu màu, đã tìm thấy ở nhiều di tích Sa Huỳnh những "con lăn" bằng đất nung) [37.429]. Tiếp thu cơ cấu sẵn có tuy chưa hoàn chỉnh của hệ thống văn hoá Sa Huỳnh trước đó, người Chăm đã có một nền kinh tế đa thành phần mà trước hết là nghề nông trồng lúa nước, dâu tằm - hoa màu, nghề rừng, nghề biển, nghề thủ công (rèn sắt, dệt vải lụa, làm gốm, chế tạo đồ thuỷ tinh...), phát triển nghề buôn bán đường biển, đường sông và đường núi [35.155]. Trong Luận án Phó Tiến sĩ Dân tộc học của tác giả Lâm Bá Nam khảo về nghề dệt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, thì ông tổ nghề dệt ở các làng làm nghề dệt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ba nguồn gốc như sau: 1- Tổ nghề dệt có nguồn gốc từ phương Bắc như mười làng La ở Hà Tây. 2 - Tổ nghề dệt có nguồn gốc từ người Chăm như Công chúa Thụ La ở phường Nhược Công, bà chúa lĩnh Phan Thị Ngọc Đô ở Trích Sài. 3 - Tổ nghề dệt là cư dân người Việt [7.131]. Trong số những vị tổ nghề người Chăm đó thì Bà chúa lĩnh Phan Thị Ngọc Đô đến truyền nghề dệt cho cư dân ở Trích Sài vào thời Lê Thánh Tông. Và theo Maspero, người Chàm xưa trồng dâu để nuôi tằm và trồng bông... người ta lấy bông rồi kéo sợi để dệt vải thô, vải thô đan chuội đi trông giống như vải nhỏ. Nhuộm đi dệt thành vải ngũ sắc và vải có màu lốm đốm... phụ nữ dệt lụa và vải, những vải tàng trữ trong các kho vua xưa chứng tỏ họ dệt rất khéo"[23.295]. Như vậy, trước khi người Việt đến "khai hoang lập nghiệp" thì ở vùng này đã có nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, dệt lụa phát triển khá cao. Người Việt từ xưa vốn đã biết trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa (ở các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên cách nay 4000 - 3500 năm đã tìm được rất nhiều dọi xe sợi, đồng thời các dấu vải rất mịn ở đồ gốm Phùng Nguyên cũng chứng tỏ nghề xe soẹi dệt vải đã phát triển khá cao), khi vào tới vùng đất mới, bên những bãi dâu ngút ngàn ven đôi bờ sông Thu Bồn, họ đã tiếp thu (cũng góp phần cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật dệt) và tiếp tục phát triển nghề dệt từ người Chăm và của người Chăm, tạo nên những làng nghề dệt truyền thống của người Việt ở đây. Ở Mã Châu, theo hồi cố của các cụ già trong làng thì có nhiều dòng họ, từ trước đến nay chỉ chuyên sống bằng nghề dệt. Văn tế của họ Nguyễn (theo tộc phả thì người gốc Thanh Hoá, đến làng mã Châu lập nghiệp được 15 đời), khi thờ cúng tổ tiên ở nhà thờ họ có câu: "Đem nghề tơ lụa vẻ vang cho con cháu nối truyền hậu thế". Cũng phần nào cho thấy sự giao thoa, kết hợp và phát triển kỹ thuật dệt Việt - Chăm ở đây. Nghề dệt từ xưa, không chỉ có riêng ở Mã Châu mà mở rộng khắp vùng Duy Xuyên, Điện Bàn. Lê Quý đôn từ thế kỷ XVIII đã nhận xét: "Dân ở phủ Thăng Hoa và phủ Điện Bàn thuộc tỉnh hạt Quảng Nam thì có nhiều người biết dệt vải lụa, thái đoạn, lăng la, các hàng hoa khác vừa tinh xảo, vừa đẹp mắt, không thua kém gì các thứ hàng bên tỉnh Quảng Đông"[8]. Nghề dệt chạy dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn và Bà Rén từ đỉnh tam giác đồng bằng Duy Xuyên là Thi Lai (Tam Thi), Đông Yên - Duy Trinh qua Mã Châu, Trung Lương của thị trấn Nam Phước đến Long Châu - Duy Vinh, điều này được thể hiện qua các câu ca làng nghề: Mã Châu tơ lụa mỹ miều Ban mai cửi mắc, chiều chiều lụa giăng. với nhiều biến thể: Thi Lai tơ lụa mỹ miều... Đông Yên tơ lụa mỹ miều... và trở thành câu ca cho toàn vùng: Duy Xuyên tơ lụa mỹ miều... Theo sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An thì ở phủ Điện Bàn: "Long Châu sản xuất nhiều lụa trắng"[22.43]. Đại Nam nhất thống chí, mục thổ sản cũng chép: "Lụa - sản ở xã Thăng Bình huyện Diên Phước thì chất dày, sản ở Mã Châu huyện Duy Xuyên thì chất mỏng". Vải các huyện đều có. Lời nhận xét dân ở đây "tục ưa xa xỉ, ít kiến thức, ăn mặc tất lượt là, thêu dệt tinh khoé, sa trừu không kém gì Quảng Đông" [19.336-339] cũng cho thấy nghề dệt ở đây rất tinh xảo. 2.2.2. Trồng dâu nuôi tằm Mã Châu nằm trong vùng trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa dọc theo hai bên bờ sông Bà Rén, hàng năm sông Bà Rén bồi đắp phù sa cho làng sau mùa lũ lụt, đất được bồi tụ thường xuyên, thuận lợi cho việc trồng dâu nuôi tằm phát triển. Trước đây diện tích đất bãi được chia đều cho các thành viên trong làng. đất được dùng để trồng lúa, trồng dâu (chủ yếu là trồng dâu). làng Mã Châu đã sớm phân chia thành những hộ chuyên làm nghề trồng dâu nuôi tằm và những hộ chuyên làm nghề dệt. Ít có hộ gia đình đảm nhận từ khâu đầu đến khâu cuối. Cây dâu ở đây được trồng vào tháng 10, trên bãi đất bồi bằng những cành nhỏ (miền Bắc gọi là hom dâu). Cây dâu sau khi trồng thì 10 đến15 năm sau mới phải trồng lại. Mỗi năm vào tháng 11, người ta chặt hết cành dâu và chờ nảy ra vụ mới. Đó cũng là mùa nước lũ, nước sông Bà Rén dâng cao đem lại một nguồn dinh dưỡng lớn để nuôi cây dâu. Cây dâu ở đây có khả năng chịu hạn cao. Tháng 3, lá dâu lên tốt cũng là lúc bước vào vụ tằm. Một năm ở đây nuôi được tám lứa tằm, trong đó có một lứa tằm xuân vào tháng 3. Từ tháng 4, tháng 5 bắt đầu vào vụ, kết thúc vào tháng 11 và tháng 7, tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để nuôi tằm. Tằm ở đây là giống tằm đa hệ, tức là một năm có thể đẻ nhiều lượt trứng liên tục (Khác với giống tằm đơn hệ - đẻ một lứa trứng một năm và giống tằm lưỡng hệ - đẻ hai lứa trứng một năm mới được nhập từ nước ngoài vào). Mỗi lứa tằm từ 20 - 22 ngày. Bệnh tằm trước đây thường gặp là bệnh gai: Con tằm bình thường toàn thân trơn láng, màu xanh lơ, khi bị bệnh thì nổi gai trên các khoang, tằm từ màu xanh lơ chuyển sang màu bạc. Bệnh này do vi rút gây bệnh có từ trong trứng. Vì vậy người nuôi tằm trước kia rất sợ, bởi nếu lứa tằm nào gặp bệnh này thì coi như bỏ đi. Hiện nay công nghệ hiện đại đã sử lý được trứng tằm do vậy bệnh này hầu như đã bị loại bỏ. Nhìn chung, cứ 20kg lá dâu/1kg kén. Khi tằm làm kén chuyển sang ngày thứ ba thì phải bán cho người ươm tơ (người nuôi tằm không sản xuất đến khâu cuối). Tơ tốt hoặc lứa kén tốt phải được "9 kén, 1 tơ" (9kg kén được 1kg tơ). Người ta đánh giá chất kượng tơ tốt hay không ngay từ khi cầm con kén trên tay, tức là phải hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ được trong quá trình nuôi tằm. Do cơ chế thị trường, người dân Mã Châu đi chuyên vào nghề dệt vải, lụa mà không phát triển nghề nuôi tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm của Mã Châu, hiện nay đã di chuyển sang làng Trung Lương. Mã Châu hiện nay có khoảng 3/4 dân số sống bằng nghề dệt và 1/4 dân số sống bằng nghề nông và các nghề khác. 2.2.3. Ươm tơ dệt lụa Sau khi kén chín thì bắt đầu công việc kéo tơ. người ta nhúng kén vào nồi nước sôi, quấy đều sau đó bóc vỏ ngoài của kén và kéo sợi. Theo kinh nghiệm dân gian, kén chín vừa thì kéo sợi trơn và nhẹ tay, kén sống thì kéo nặng tay, kén chín quá thì sợi tơ nẫu ra không kéo được. Kéo sợi xong, trước khi đưa vào dệt người ta tiến hành hồ sợi. Hồ để hồ sợi phải nấu không đặc và cũng không được loãng quá, hồ nấu đặc thì sẽ bị gai sợi và hồ nấu không kỹ thì sợi sẽ bị mốc. Nguyên liệu để nấu hồ là gạo tẻ, bột dong... được xay thành bột, sau đó rây lọc bã và nấu. Sợi sau khi hồ, được đem phơi và quàng lên xa, cuộn vào các ống gọi là đánh ống. Tuy nhiên khâu hồ chủ yếu được tiến hành đối với sợi dọc. Sợi ngang sau khi phân loại, cho vào suốt là tiến hành dệt được. Trước đây người ta dệt bằng khung dệt khổ hẹp độ 0,4m có một lá go, người thợ dệt cuốn chỉ vào con suốt, bỏ vào thoi làm bằng sừng trâu, ném qua lại bằng tay. Sau mỗi làn ném thoi thì đập lá go vào, giống như đan phên tre lóng mốt. Cứ vậy đến khoảng quá tầm tay thì dừng lại để cuộn vải vào, người thợ giỏi nhất cũng chỉ dệt được từ 3,5 -4m vải một ngày [15]. Sản phẩm dệt ra được phân loại theo nguyên liệu tơ. Người làm nghề dệt ở Mã Châu thường phân chia sản phẩm theo hai loại tơ tốt hay xấu. Nếu dùng nguyên liệu tơ tốt thì dệt ra vải lanh giá trị cao, phần lớn bán cho các nơi. Còn dùng tơ thô thì dệt ra loại vải tít xo với giá rẻ hơn. Thực ra hàng tơ lụa ở đây được phân ra làm nhiều loại sản phẩm tuỳ theo chất lượng tơ và cách dệt như bài ca công nghệ đã mô tả: Làm ra đủ thứ mặt hàng Hàng đơn, hàng kép dọc ngang tinh tường Lượt, là, lĩnh, lụa, xuyến, lương Ấy là những thứ mặc thường của ta Thứ trơn rồi lại thứ hoa Quế, vân, gấm, vóc, băng, sa, kỳ cầu Lụa hoa mỗi thứ một màu Đọ vào nào kém hàng Tàu, hàng Tây. Hiện nay loại khung cửi trên không còn ở Mã Châu và những làng dệt xung quanh nhưng dựa vào bức tranh vẽ về nghề dệt ở trước cửa Đình Tiền hiền Mã Châu hiện nay (Bản ảnh 6) thì khung dệt cổ truyền ở Mã Châu khá giống loại khung dệt cổ truyền của các làng dệt ở châu thổ Bắc Bộ. Làng Mã Châu trước còn có nghề nhuộm. Hiện nay người ta dùng thuốc nhuộm hoá học. Nhưng trước kia, khi chưa có thuốc nhuộm hoá học thì có thể họ sử dụng cách nhuộm như người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam hiện nay vẫn còn bảo lưu. Người Cơ Tu dùng những bộ phận của cây rừng làm thuốc nhuộm. Muốn có màu đỏ họ dùng củ cây ahứ giã nát, nấu lấy nước làm thuốc; màu vàng thì lấy rễ cây vàng đắng, một loại cây dây leo (angoăn mrớt); màu đen thì dùng lá cây tarâm giã nát, ngâm lâu ngày. Riêng màu trắng thì có khi để nguyên màu trắng của bông nhưng tông màu này bị chói, nên họ lấy vỏ ốc dưới suối nướng chín giã thành bột và nhuộm để chúng không còn màu trắng loá nưã [28.20]. Đầu thế kỷ XX, ông Cửu Diễn (tên thật là Võ Diễn - ở thôn Thi Lai Tây - làng Thi Lai - Duy Trinh hiện nay) đã phát minh ra phương pháp cải tiến khung cửi do học được công nghệ từ những xưởng máy dệt của Pháp đầu tư. Máy dệt được cải tiến tương đối giống máy dệt hiện nay ở Mã Châu và khung dệt khổ vải được mở rộng từ 0,8 - 1m. Với loại máy này người dệt vải không phải đưa con suốt qua lại và mỗi lần đưa qua phải đập lá go xuống mà chỉ phải đạp chân để chạy các bánh nhông chuyền làm cho các con suốt và lá go tự chạy qua lại. Lúc bấy giờ điều kiện vật tư thiếu thốn, nhất là các bánh nhông chuyền bằng gang như hiện nay không có. Ông Cửu Diễn đã chế ra các bánh nhông răng cưa bằng những lát gỗ mít cưa tròn. Con thoi thì dùng hai đầu nhọn của sừng trâu hoặc sừng bò ghép lại, mài nhẵn để khỏi cưa đứt canh dọc [15]. Máy dệt lúc đầu dệt với một lá go sau cải tiến thành hai rồi bốn lá go nhằm tạo dáng mặt hàng đẹp hơn. Loại khung dệt này có năng xuất gấp ba, bốn lần so với khung dệt ném tay và đã nhanh chóng phát triển ra toàn vùng Duy Xuyên. Khi vùng này có điện thì người ta chuyển sang dùng khung dệt chạy bằng mô tơ. Khung dệt được cải tiến, mở rộng đến 1,2 - 1,5m. Từ đây mở ra cho ngành dệt Quảng Nam nói chung, Thi Lai, Mã Châu nói riêng một bước phát triển mới về mẫu mã, chất lượng sản phẩm như: tuyết, satin, nhung, crêpe... nhất là kaki, cita, vải tám thời kỳ kháng chiến và phục vụ tiêu dùng. Thịnh hành nhất là thời kỳ 1956 - 1960 sợi tơ bóng của Nhật, sợi bông của Ấn Độ, thuốc nhuộm hoá chất được nhập vào cảng Sài Gòn, tràn về Duy Xuyên. Trong chiến tranh vùng này bị tàn phá, dân cư ly tán (chủ yếu là đi Sài Gòn và đem theo nghề dệt vào đây). Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà nước với cơ chế kinh tế bao cấp đã lập ra ở đây 4 hợp tác xã (HTX), trong đó có 3 HTX dệt và 1 HTX ươm dệt để sản xuất đồ Katê (đồ vải bông sợi nhập từ nước ngoài) và vải lụa do nhà nước bao thầu thu mua. Sau 1986, khi chuyển sang cơ chế thị trường thì 3 HTX dệt bị giải thể, những người dân làm nghề dệt ở đây cũng chuyển sang sinh sống bằng nghề khác. Từ năm 1995 người dân Mã Châu quay lại với nghề dệt. Khung dệt gỗ thì mua lại những khung dệt cũ từ Sài Gòn, mang về đóng lại rồi đưa vào sản xuất. Máy dệt khung sắt ở đây cũng mới xuất hiện năm từ 2000 do người dân mua từ các nhà máy dệt Hà Nội, Sài Gòn, Nam Định do họ chuyển giao công nghệ. Trồng dâu nuôi tằm hiện nay người dân Mã Châu không làm, chỉ còn một vài hộ ươm tơ dệt lụa, còn lại đa số người dân dệt hàng Katê (sợi bông vải và sợi tổng hợp); Nguyên liệu mua từ HTX ươm dệt thị trấn Nam Phước hoặc từ các đại lý trong làng. Ở Mã Châu có 24 đại lý cung cấp nguyên liệu và bao mua sản phẩm dệt của người dân làm ra. Từ các đại lý này hàng dệt được đưa đi các thị trường ở trong và ngoài nước. Nghề dệt ở Mã Châu hiện nay đang bắt đầu khởi sắc do sự quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương tỉnh, huyện, thị trấn. Ngày ra mắt làng nghề truyền thống 30.3.2003 vừa qua, đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của nghề dệt ở đây. 2.3. Nghề dệt với đời sống văn hoá của cư dân Mã Châu. Khác với những làng nghề miền Bắc coi nghề thủ công là nghề phụ, ở Mã Châu, người dân coi nghề dệt là nghề chính. Làm ruộng ba năm (không bằng) nuôi tằm một lứa. Nhiều hộ gia đình và đặc biệt là một số dòng họ ở Mã Châu chỉ chuyên làm nghề dệt. Hiện nay có 3/4 lao động của làng tham gia vào nghề dệt, còn lại 1/4 là sản xuất nông nghiệp và làm các nghề khác. Nghề dệt đã ăn sâu vào đời sống và chi phối mọi hoạt động của những người dân nơi đây. Họ đã tự hào: Làng nghề truyền thống Mã Châu Ươm tơ dệt lụa, trồng dâu nuôi tằm. Nghề dệt là một nghề vất vả, họ phải gắn mình bên khung cửi hàng ngày và gắn bó đời mình với nó, họ phải thức khuya dậy sớm để làm nghề chỉ với mong ước có một cuộc sống ổn định. Sự cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của họ đã khiến một thi sĩ phải thốt lên: “Ơi cô thợ dệt nhà bên Thức chi sớm vậy bầu trời sáng sao Tôi còn nhớ giấc chiêm bao Sáng mai cô dậy gọi tôi với nào”. (Thơ ông Hiền Tâm). Nghề dệt ở đây không chỉ là nghề riêng của người phụ nữ, đàn ông cũng tham gia vào nghề dệt và cả việc buôn bán sản phẩm đi các vùng khác. Nhờ nghề dệt mà Mã Châu có một diện mạo khá trù phú. Nghè dệt đã thúc đẩy sự giao thương buôn bán giữa Mã Châu với các vùng xung quanh. Nơi đây từ rất sớm đã trở thành một điểm giao thương sầm uất, hàng hoá đi về tấp nập. Hàng đi là những cây vải, tơ lụa được sản xuất từ Mã Châu, được các thương nhân từ nơi khác tới mua hoặc người dân ở đây đem đi bán: Tơ, cau thuốc trở đầy ghe Hội An buôn bán tiếng nghe xa gần. Hàng đến là các loại sản vật ở các vùng, các làng khác đem đến để cung cấp cho nhu cầu của cư dân Mã Châu. Với 3/4 dân số làm nghề dệt dẫn đến việc sản xuất nông nghiệp ở Mã Châu không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của người dân nơi đây. Vì vậy người dân ở đây cũng có nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các vùng khác. Mặt khác, nghề dệt cùng sự giao thương tấp nập đã làm cho đời sống kinh tế của cư dân Mã Châu tương đối ổn định và người dân có mức sống khá cao. Trong thời kỳ phát triển nhất của làng thì Mã Châu là nơi tập hợp những của ngon vật lạ, những đặc sản của các vùng xung quanh. Là làng chuyên nghề dệt nên đời sống của cư dân ở đây cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc buôn bán sản phẩm. Khi sản phẩm làm ra bán được thì cuộc sống của họ tương đối ổn định nhưng khi sản phẩm làm ra không bán được hoặc buôn bán thua lỗ thì đời sống của họ cũng rất vất vả, cơ cực. Nó được thể hiện qua câu ca dao hóm hỉnh: Con gái có chồng về đất Mã Châu Cái bụng xẹp lép, áo quần láng o. Truyền thuyết dân gian ở Mã Châu cho biết nghề dệt là do những bậc Tiền hiền khai canh mang từ miền Bắc tới; nhưng cũng có truyền thuyết rằng nghề dệt là do bà Mã Chấu - một người Chăm, dạy cho cư dân ở đây (và tên làng Mã Châu cũng là tên Mã Chấu nhưng do lâu ngày đọc chệch nên thành Mã Châu) VÒ sù h×nh thµnh lµng M· Ch©u theo truyÒn thuyÕt nµy, do t×nh tr¹ng thiÕu t­ liÖu th­ tÞch vµ nh÷ng t­ liÖu tr­íc n¨m 1945 vÒ lµng nªn t«i ch­a kiÓm chøng ®­îc. . Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", người dân Mã Châu tuy không nhớ nguồn gốc xuất xứ của vị tổ nghề dệt nhưng họ vẫn thờ phụng tổ nghề dệt tại Đình, chung với các vị Tiền hiền khai canh. Mỗi năm một lần họ tổ chức tế lễ (lễ này làm chung với lễ ở đình thờ Tiền hiền khai canh vào mungf mười tháng 3 Âm lịch) và ở mỗi nhà, mỗi khi đưa một khung cửi mới vào hoạt động hoặc khi hết một trục sợi, họ thường có một đĩa bánh trái, hoa quả và vài nén hương được đặt ngay trên khung cửi để báo với tổ nghề phù hộ cho công việc của họ. Đối với những người có công với sự phát triển của nghề dệt, tuy không có thờ cúng nhưng người dân ở đây vẫn truyền miệng cho nhau nghe về sự đóng góp của họ cho nghề dệt như bà Đoàn Quý Phi, người đã có công mở rộng nghề dệt ra khắp vùng đồng bằng Quảng Nam; Ông Trần Văn An, người làng Mã Châu đã cùng ông Cửu Diễn người làng Thi Lai đưa loại khung dệt mới có năng suất cao hơn về vùng Duy Xuyên. Hiện nay với công cuộc CNH - HĐH đất nước, nghề dệt ở Mã Châu đã và đang phát triển mạnh, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cho những người dân làng Mã Châu và tạo công ăn việc làm cho hơn 300 lao động từ những làng xung quanh đến đây. Đó là chưa kể những lao động ở các làng khác đến học và đem nghề dệt phát tán đi những vùng xung quanh. Việc phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở đây. Đa số các hộ gia đình ở làng đã có nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như: ti vi, tủ lạnh, quạt điện, xe máy... Cả làng hiện chỉ có 14% hộ nghèo, chủ yếu là những hộ mất sức lao động, leo đơn già cả, đông con và những hộ làm nông nghiệp. Nghề dệt cũng góp phần ngăn chặn những tệ nạn xã hội đang theo "cơ chế thị trường" len lỏi vào khắp nơi như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm... Do đặc điểm của nghề dệt có thể tận dụng nguồn lao động trẻ, nhàn rỗi (ở làng người ta học nghề và biết dệt từ khi 13 -14 tuổi ). Nên giới thanh niên ở đây có công ăn việc làm từ rất sớm dẫn đến hạn chế được những tiêu cực xã hội (tuy nhiên cũng phải kể đến những ảnh hưởng của sự giáo dục trong gia đình, họ hàng và cộng đồng làng xóm thể hiện qua những Quy ước văn hoá, Tộc ước văn hoá... của làng). Chính vì nghề dệt đã ăn sâu vào đời sống của người dân nơi đây. "Đã mang lấy cái thân tằm. Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ" nên qua bao thăng trầm lịch sử, làng nghề Mã Châu nói riêng và nghề dệt trên toàn vùng Duy Xuyên- Quảng Nam nói chung vẫn tồn tại và phát triển. GS Trần Quốc Vượng đã tiên đoán: Trong tương lai Nam Trung Bộ là vùng bông đặc sản của cả nước, cũng như vùng dâu tằm ven sông Thu Bồn cũ sẽ thịnh vượng như xưa và hơn xưa [37.429]. Chương 3: ĐÔI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CƯ DÂN Mà CHÂU Người Việt đến vùng đất mới đã giao lưu và tiếp thu những yếu tố văn hoá của người Chăm. Đồng thời trong quá trình giao lưu buôn bán, người Việt cũng đã tiếp thu một số yếu tố văn hoá của người Hoa để từ đó tạo nên một bản sắc văn hoá riêng, đặc sắc, góp phần hình thành nên diện mạo của xứ Quảng - Quảng Nam. 3.1. Sự thờ cúng. 3.1.1. Thờ Tiền Hiền khai canh. Hơi khác với những làng Việt ở miền Bắc, đình làng ở Mã Châu (và miền Trung nói chung) dùng để thờ Tiền hiền, Hậu hiền - những người có công đến khai canh, khai cư thành lập làng. Theo hồi cố của các cụ già trong làng thì trước đây ở bốn thôn (Đông - Thành - Tây - Thượng) mỗi nơi có một ngôi đình thờ Tiền hiền riêng và ngôi đình (Tiền hiền Tứ Mã) thì ở trong khuôn viên của HTX ươm dệt Nam Phước hiện nay. Trong chiến tranh tất cả các ngôi đình đã bị tàn phá và các đồ vật trong đình cũng đã bị thất lạc hết. Ngôi đình Tiền hiền Tứ Mã hiện nay được làm mới vào năm 2001. Đình được xây theo kiểu nhà ngang, các cột và trên nóc đình có trang trí rồng, phượng. Phía ngoài, trước cửa đình qua một khoản sân có một bức bình phong, một góp sân có bàn thờ thổ địa và phía ngoài cùng là cổng tam quan. Cách bài trí ở trong đình: có năm bàn thờ, ở giữa thờ Tiền hiền Mã Châu; bàn thờ hai bên tả hữu thờ Hậu hiền và tổ nghề dệt; hai bàn thờ ở ngoài cùng, một bên thờ những người đỗ đạt thời phong kiến và một bên thờ những anh hùng, liệt sỹ - con em của làng Mã Châu có công với nước; Phía trên bàn thờ, ở gian giữa treo bức hoành phi đề bốn chữ "Tuấn mã hoa lưu" (Hoa Lưu : là tên một con ngựa trong số tám con ngựa tốt của Chu Mục vương). Hàng năm đến ngày mùng 10/3 Âm lịch dân làng tổ chức cúng tế. Trước ngày đó dân làng họp lại và bầu ra ban trị sự lo việc chung (đó là những cụ già cao tuổi, giàu kinh nghiệm) và một ban tế (một số cụ già cao tuổi nhất hoặc có kinh nghiệm nhất và thầy cúng). Sáng ngày 10/3 lễ tế được tiến hành, người ta bầy biện toàn bộ các lễ vật lên bàn gồm: Hương đăng, hoa quả, giấy tiền, vàng mã, heo gà... Ban tế mặc khăn đóng áo dài, chủ tế mặc áo đỏ, hai người bồi tế mặc áo xanh. Trước khi tế người ta kiểm tra lại lễ vật lần cuối, sau đó các thành viên trong ban tế đứng vào vị trí để làm lễ. Quá trình hành lễ tiến hành theo mệnh lệnh của người nội xướng (người đọc các quá trình làm lễ). Lễ tế được tiến hành theo trình tự: - Đánh ba hồi trống, ba hồi chiêng và cử nhạc lễ. - Chủ tế tiến lên dâng hương. - Chủ tế và bồi bái lạy bốn lạy. - Chủ tế dâng rượu. - Đọc văn tế. - Chủ tế dâng rượu lần hai, sau đó lui ra để dân làng vào lễ. - Tại lễ, ban lễ lạy bốn lạy và nổi chiêng trống kết thúc quá trình tế lễ. - Đốt vàng mã. Trong văn tế Tiền hiền Mã Châu có đoạn: "Nhân tùng bắc địa, trạch thử nam thiên, quy dân lập xã, thất thổ khai điền, dũ nhân dân chi lạc lợi, thuỳ đức hạnh di diên niên: Tư nhân kỵ nhật, kính dõng (dũng) hương yên, thượng kỳ gián giám..." . (Tạm dịch: Người từ đất Bắc, đến ở phía Nam, quy dân lập xã, vỡ đất làm rộng, làm lợi cho nhân dân, để đức hạnh muôn đời: Ngày kỵ hôm nay, kính dâng nén hương, mong ở trên chứng giám...). Sau khi tế mọi người cùng ra Đình ngồi ăn uống. Thứ tự ở đình, gian giữa dành cho ban tế và các cụ già, còn hai bên là dân đinh trong làng. Vì là lễ lớn cho cả làng nên phụ nữ cũng phải ra đình làm cỗ, nhưng họ chỉ được ở nhà sau để chuẩn bị cỗ bàn. Lễ tế Tiền hiền Mã Châu là một dịp để tưởng nhớ công ơn của những người đi trước, thể hiện đạo nghĩa "uống nước nhớ nguồn" của những người dân ở đây và cũng là dịp để mọi người trong làng gặp gỡ, thăm hỏi nhau và củng cố thêm sự cố kết trong cộng đồng. 3.1.2. Thờ tổ tiên trong các dòng họ. Làng Mã Châu có hơn 20 dòng họ với 16 nhà thờ họ. Tuy nhiên trong chiến tranh những nhà thờ họ cũ đã bị phá huỷ, những nhà thờ họ hiện nay mới được xây dựng lại từ năm 1992. Các nhà thờ họ hiện nay có kiến trúc giống nhau, nhà xây theo kiểu ba gian hai mái, lợp ngói, có trang trí rồng phượng, lân... ở các cột nhà và trên mái nhà. Phía ngoài sân là bức bình phong là một cây hương ở góc sân để thờ thổ địa. Bên trong nhà thờ họ thường có ba gian thờ: gian giữa thờ ông tổ dòng họ; hai gian bên thờ cúng các chi tộc và những người đỗ đạt hoặc anh hùng liệt sĩ - người của dòng họ. Phía trên, gian giữa thường treo một bức hoành phi và hai bên bàn thờ treo (nay là viết) các câu đối. Trên bàn thờ chính giữa có đặt phú ý (gia phả) của dòng họ. Tuy nhiên ở Mã Châu chỉ còn dòng họ Trịnh và họ Phạm còn giữ được bản gia phả từ trước năm 1945. Trong đó chỉ có gia phả của họ Trịnh còn ghi chép đầy đủ và có ghi năm lập gia phả là vào niên hiệu Bảo Đại thứ 6. Ở đây việc xây dựng nhà thờ họ không câu nệ, không nhất thiết người đứng ra xây dựng nhà thờ họ phải là người con trưởng mà người ở trong họ nếu ai có điều kiện thì đứng ra xây dựng (tất nhiên phải thông qua việc họp họ và được cả họ nhất trí) và nhà thờ họ phải được xây dựng ở chỗ thuận lợi cho việc họp họ. Nhà thờ họ nhìn chung được xây dựng để đáp ứng yếu tố tâm linh. Là nơi để con cháu tụ họp và tưởng nhớ tổ tiên thông qua công việc giỗ chạp, tế lễ trong họ, từ đây tinh thần cố kết của dòng họ được củng cố và nâng cao. Đồng thời cư dân ở đây vốn mang trong mình tâm lý hoài cổ của những người dân đi "khai hoang lập nghiệp" trước kia và nhà thờ họ là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Hiện nay việc xây dựng nhà thờ của họ còn đáp ứng một nhu cầu khác - hơi tiêu cực - đó là "thi đua" với các dòng họ khác trong làng. Việc thờ cúng ở nhà thờ của các họ trong làng tương đối giống với việc thờ cúng ở Đình Tiền hiền Mã Châu. Có lẽ lúc đầu, đình Tiền hiền mang ý nghĩa là nhà thờ họ chung của cả làng, là nơi thờ những tổ họ, những người đầu tiên có công khai cư lập làng Mã Châu. Bởi khi mới vào đây, do nhiều lý do nên những người đầu tiên đến khai canh, khai cư không có điều kiện ghi chép lại tên họ nên những thế hệ sau không nhớ rõ họ tên của những người tổ họ Khi t«i ®i t×m hiÓu vÒ c¸c dßng hä ë lµng M· Ch©u th× thÊy r»ng nh÷ng dßng hä l©u ®êi nhÊt ë lµng hiÖn nay ë ®©y ®­îc 17 ®êi, nh­ng lu«n lu«n kh«ng râ hä tªn cña kho¶ng bèn ®Õn n¨m thÕ hÖ ®Çu tiªn cña c¸c dßng hä. . Vì vậy những người dân làng lập nên nhà thờ họ chung này và nó cũng đáp ứng nguyện vọng, tâm lý uống nước nhớ nguồn của những người dân ở đây. Nhưng qua thời gian, cùng sự phát triển của làng, đình Tiền hiền trở lại với đúng nghĩa của nó là trung tâm của làng, là nơi hội họp, sinh hoạt và thể hiện mối cộng cảm chung của cư dân làng Mã Châu. 3.1.3. Thờ Thành Hoàng. Tục thờ thần Thành Hoàng ở Bắc Bộ, khi vào đây được tích hợp với những yếu tố Chăm và thờ Thành Hoàng là Cao Các - Nam Hải đại vương (thờ cá ông, cá voi). Đây là một tín ngưỡng phổ biến của cư dân đi biển ở vùng ven biển miền Trung. Người Việt khi tới "vùng đất mới" đã tiếp thu nghề đi biển của người Chăm. Khi đi biển, họ thường xuyên phải đối mặt với sóng gió mà không có cách gì để chống chọi lại với hiểm nguy vì vậy lòng tin vào các thế lực siêu nhiên càng mạnh, nhiều lăng Ông, lăng Bà được dựng lên để cầu mong sự bình yên. Cá voi được xem là một vị thần cứu mạng của cư dân, do vậy có tục thờ cá Ông ở vùng ven biển. Hàng năm cư dân đều tổ chức cúng bái, tạ ơn thánh thần và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên biển. Các Các - Nam Hải đại vương được thờ ở miếu Thành hoàng, trong chiến tranh miếu này bị tàn phá, hiện nay chỉ xác định được miếu nằm trong khuôn viên trường cấp II Sào Nam. Trước đây tế ở miếu vào 10/3 Âm lịch, khi miéu mất, việc tế lễ cũng không còn. Nếu như thần Thành Hoàng là vị thần quan trọng nhất ở các làng Bắc Bộ thì ở Mã Châu và mở rộng ra vùng Duy Xuyên - Quảng Nam nói chung việc thờ Tiền Hiền khai canh chiếm vị trí chủ đạo, nó chi phối rất mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của cư dân nơi đây. Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Mã Châu vẫn được lưu giữ nhưng đã lui xuống hàng thứ yếu, đồng thời lại hoà nhập vào với yếu tố tín ngưỡng Chăm. Nó thể hiện ở việc thờ Thành hoàng Cao Các ở miếu thờ của làng Mã Châu. 3.1.4. Miếu thờ. Miếu thờ ở Bắc Bộ có chức năng chính là nơi thờ thổ địa, là nơi thờ cúng của từng xóm [38.34]. Nhưng ở Mã Châu và vùng Duy Xuyên nói chung, miếu thờ Ngũ đức hay Ngũ hành tiên nương, một tín ngưỡng phổ biến ở vùng này. Ngũ hành tiên nương gồm: - Kim đức thánh phi tôn thần. - Mộc đức thánh phi tôn thần. - Thuỷ đức thánh phi tôn thần. - Hoả đức thánh phi tôn thần. - Thổ đức thánh phi tôn thần. Tuy nhiên khi giải thích về việc thờ ở miếu thì người làng Mã Châu nói rằng trước kia ở vùng này thiên tai, nạn hoả hoành hành nên người ta phải thờ cúng những hiện tượng gây tai hoạ và gọi chung là thờ Nhương bà. Ở Mã Châu có chín miếu của chín xóm là tứ Bình, tứ Phú và Hợp Thành. trước kia còn có miếu Nhỏ nhưng nay đã bị phá huỷ và chỉ còn lại nền gạch ở phía đầu làng. Miếu ở đây kiến trúc khá giống nhau và rất đơn giản, được xây dựng ở khu đất nhỏ hình chữ nhật ở đầu hoặc ở cuối xóm. Trong miếu có một bát hương ở chính giữa thờ Nhương bà và hai bát hương ở hai bên, thấp hơn để thờ chư thần. Phía ngoài là bức bình phong, bên cạnh là cây hương thờ thổ thần. Lễ thức ở các miếu tương đối giống nhau, thường cúng vào mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Lễ vật do cả thôn cùng đóng góp. Xóm cắt hai nhà trong thôn (gọi là ông Trùm) có trách nhiệm lo lễ vật, chuẩn bị lễ cúng và ngày Rằm, mùng một phải ra miếu thắp hương. Lễ vật gồm năm mâm, một mâm để ở giữa miếu cúng Nhương bà, hai mâm ở hai bên tả hữu để cúng chư thần, một mâm cúng thổ địa và một mâm đặt trước tấm bình phong mời "bằng hữu" - thần ở những vùng xung quanh. Người cúng là người già nhất xóm và được mọi người trọng vọng. Khi cúng mặc áo the, khăn xếp. Quá trình cúng tế nhìn chung cũng giống như lễ tế ở đình làng và mức độ to nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của từng xóm. Nội dung của văn tế thường như sau: "Kim ngân, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi cẩn cáo vu... Thượng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần, sắc phong nhân huyền dực bảo trung ngưng tôn thần. Tập bộ hạ thần đẳng chủng đồng lai thụ hưởng. Viết cung di tôn thần. Ngũ sắc hề thượng bạch, ngũ hành hề thuộc kim... Miếu tiền thiết tế, thượng kỳ lai hưởng như lai hâm. Vô nhứt tiêu phong nạn hoả, tai quái chi trưng bất tác hựu nhất ấp dân khương dật phụ" (Văn tế ở miếu Bình Hoà). (Tạm dịch: Kim ngân, hương đăng, thanh trước vật phẩm đã bầy. Kính báo... Thượng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần. Sắc phong nhân huyền dực bảo trung ngưng tôn thần. Cùng chư thần bộ hạ cùng đến thụ hưởng. Kính viết: Tôn thần. Trong ngũ sắc là màu trắng, trong ngũ hành thuộc kim... Trước miếu tế lễ, ở trên tới hưởng, không gây tiêu phong nạn hoả, không tác oai tác quái để dân trong ấp được bình yên.) Sau khi lễ tạ, mọi người kéo đến nhà ông Trùm ăn uống, tổng kết công việc trong năm và cắt cử công việc cho năm tới. Trong việc tế ở miếu này, người phụ nữ chỉ chuẩn bị đồ tế lễ ở nhà còn ra miếu là đàn ông ở xóm. Việc tế lễ ở miếu của mỗi xóm có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cư dân ở đây. Nó tạo nên một sự “cộng cảm”, “cộng mệnh”, củng cố tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của mọi người trong thôn xóm, tạo điều kiện cho mọi người gặp gỡ và vui chơi để từ đó họ có thể hiểu nhau hơn. 3.1.5. Thờ Phật. Chùa Ba Phong (Hoa Phong tự - tiếng miền Trung đọc Hoa thành Ba) nằm ở phía Tây Nam của làng, phía gần bờ sông. Chùa do nhân dân Mã Châu xây dựng đã nhiều lần bị hư hỏng phải tu sửa, thậm chí phải làm lại hoàn toàn. Chùa cũ không rõ được dựng từ bao giờ, năm 1930 bị đổ và được nhân dân xây dựng lại bằng nhà tranh tre. Năm 1945 bị đổ, đến năm 1960 chùa được khởi công xây dựng bằng gạch, lợp ngói. Trong kháng chiến chống Mỹ lại bị sập. Năm 1989 chùa được làm lại như hiện nay, do người dân làm nghề dệt ở Mã Châu quyên góp mà xây dựng lên. Trong chùa, gian ngoài chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca, phía hữu (từ ngoài vào) thờ Bồ Tát Địa Tạng, phía tả thờ Quan Âm Nam Hải. Gian trong thờ Tiền Hiền Mã Châu (do trước đây khi đình cũ sập, người ta đưa bài vị Tiền Hiền vào chùa thờ, đến khi dựng đình mới, người ta vẫn để chân nhang ở chùa), Bồ Đề Đạt Ma và là nơi để hậu của các phật tử. Mỗi tháng vào ngày rằm, mùng một nhà chùa làm lễ, các Phật tử, đạo hữu đến lễ chùa. Bình thường vào buổi tối, phật tử và các cụ già thường đi tụng kinh niệm phật. Người dân ở đây đi chùa vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là đi chùa để cầu an, cầu phúc... Ngày Phật Đản (lễ Vu Lan Bồn ngày 15/7 Âm lịch) là ngày lễ lớn nhất của chùa. Chùa làm lễ rất lớn để cúng các vong hồn không siêu thoát được. Ngày này Phật tử các nơi về làm lễ rất đông. Khác với chùa chiền ở miền Bắc được bố chí theo kiểu thờ cúng "tiền Phật, hậu Thánh" với một hệ thống các ban thờ khá "phức tạp" như Ban thờ Mẫu, Ban thờ Đức Ông ở trong chùa. Chùa Ba Phong và chùa ở vùng Duy Xuyên - Quảng Nam, nhìn chung là chỉ thờ Phật (các chân nhang của Tiền Hiền Tứ Mã cũng mới được đưa vào chùa thờ), không có Ban thờ Mẫu và ban thờ Đức Ông. Chùa chiền ở đây khá "thuần nhất" chứ không có sự thờ cúng "phức tạp" như ở miền Bắc. 3.1.6. Thờ Thổ địa. Thần Thổ địa là một vị thần quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân làng Mã Châu. Việc thờ thần có ở khắp mọi nơi tuy rằng về mặt kiến trúc thì nơi thờ thần rất đơn giản, chỉ là một cây hương đặt ở góc sân đình, chùa, nhà thờ họ, góc vườn của gia đình, cũng có khi là bát hương ở cổng ngõ mỗi nhà, thậm trí người ta còn cắm hương vào gốc cây hay/và cắm thẳng hương xuống đất... Việc thắp hương cho thần ngõ (thần Thổ địa) vào ngày Rằm, mùng một vào lúc đầu tối, sau khi thắp hương cho tổ tiên ở bàn thờ trong nhà. Thờ Thổ công là một tín ngưỡng chung, phổ biến của người Việt với quan niệm "đất có Thổ công, sông có Hà Bá". Thổ công là vị thần trông coi nhà, định phúc hoạ và coi giữ không cho ma quỷ đến quấy nhiễu gia đình tín chủ [30.78]. Ở vùng này tín ngưỡng thờ Thổ công, thổ địa phát triển mạnh hơn. Nó liên quan đến việc trước đây người Việt coi vùng này là vùng "ma thiêng nước độc". 3.1.7. Thờ Thần Nông. Liên quan đến tục thờ Thần Nông có hai Lễ chính là lễ Cơm mới và lễ Hạ đồng. - Lễ Cơm mới: hàng năm vào tháng 10, sau khi thu hoạch mùa vụ, những người làm nông nghiệp trong làng cùng đóng góp để làm lễ cúng Thần Nông ở bàn Mục Đồng. Trên mâm lễ, người ta lấy những hạt lúa đầu mùa làm cơm cúng thần cùng với gà hoặc thủ lợn, hương đèn, trầu rượu, hoa quả... mục đích để cảm tạ Thần Nông đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt và cầu mong vụ sau được "mưa thuận gió hoà" để mùa màng được "phong đăng hoà cốc". Bàn Mục Đồng nằm ở phía ngoài đồng, gần chùa Ba Phong, được xây dựng đơn giản trên một mô đất cao hơn mặt ruộng khoảng 2m. Trong chiến tranh, bàn Mục Đồng đã bị tàn phá nhưng đã được xây dựng lại ngay sau đó. - Lễ Hạ đồng: cúng vào tháng riêng theo từng cánh đồng. Lễ vật gồm hương đăng, hoa quả, xôi gà... xếp thành ba mâm phân chia theo thứ tự trên dưới, được đặt ở ven cánh đồng. Lễ chung cho cả cánh đồng thì do một người đứng ra làm chủ lễ, sau đó các gia đình đi làm lễ ở ruộng của mình, mục đích cũng là cầu cho mùa màng tươi tốt. 3.2. Phong tục tập quán. 3.2.1. Hội làng. Hội làng diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch. Trước đây, khi chưa bị chiến tranh tàn phá thì đình Tiền hiền Mã Châu và miếu Thành Hoàng nằm ở trên một khu đất (mà nay là khuôn viên trường cấp II Sào Nam và HTX ươm dệt thị trấn Nam Phước). Sau khi tế lễ ở đình, miếu người dân Mã Châu tổ chức những trò chơi như: hát bội, hát bài chòi, hò khoan đối đáp, thi bơi thuyền trên sông Bà Rén... Sau khi đình Tiền và miếu Thành Hoàng bị phá thì hội làng cũng mất đi. Hiện nay đình Tiền Hiền Tứ Mã đã được xây dựng lại, nhưng mới khôi phục lại được phần tế lễ còn phần hội thì do nhiều nguyên nhân (mà nguyên nhân chủ yếu là người dân làng Mã Châu hiện nay quá bận bịu với nghề dệt) nên chưa khôi phục lại được. Thiết nghĩ hội làng là một hình thức sinh hoạt văn hoá rất bổ ích, mong rằng chính quyền các cấp cùng bà con thôn Châu Hiệp - làng Mã Châu (càng sớm càng tốt) có kế hoạch khôi phục lại nét đẹp văn hoá này, nhất là hiện nay, khi Mã Châu vừa làm lễ ra mắt làng nghề truyền thống và trở thành một điểm trong "Tua" du lịch của huyện Duy Xuyên và mở rộng ra là Quảng Nam. 3.2.2. Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm, bắt đầu từ lúc giao thừa, tức là lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nhưng thực ra lễ tết đã bắt đầu từ trước đó nhiều ngày với những lễ: - Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp. - Lễ dựng nêu: Người ta quan niệm những ngày cuối năm, ông Công, ông Táo đi vắng ma quỷ thường đến quấy nhiễu và vì nơi đây xưa kia là vùng đất của ma lai, ma hời, là nơi "rừng thiêng, nước độc". Vì vậy phải dựng nêu để chống quỷ dữ. Cây nêu là một cây tre, còn để phần lá trên ngọn, được trồng ở trước nhà, trên ngọn tre có tấm phên đan bốn thanh dọc, năm thanh ngang biểu thị cho lá bùa để xua đuổi quỷ dữ. Tín ngưỡng về "ma lai, ma hời" ở Mã Châu được thể hiện rất rõ qua cách "đi đồng" của cư dân nơi đây. Trước đây (chưa lâu lắm), khi muốn "giải quyết" người ta thường đi ra đồng. Xong việc, người ta cắm một cái que lên trên đống “sản phẩm” của mình. Người ta giải thích là làm như vậy để cho ma lai, ma hời thấy mình "đánh dấu" rồi thì nó không dám ăn và như vậy, nó không gây được tai hoạ, bệnh tật cho con người. Sau này, trước khi có hố xí tự hoại, người dân ở đây làm nhà xí rất đơn giản. Họ đào một cái hố ở góc vườn, trên hố đan một cái phên tre đậy lên và bốn xung quanh được che tạm bằng phên, lá hoặc nilông... Khi thải đầy hố, người ta lại đào một cái hố mới và lấp cái hố cũ đi chứ không dùng loại phân đó cho sản xuất. Họ lý giải nếu đem bón phân cho cây thì khi con người ăn phải sẽ bị bệnh tật. Điều này liên quan tới tín ngưỡng, của những người Việt trước đây khi mới vào vùng đất này khai hoang lập làng. - Bữa cơm tất niên: ngày 30 tết người ta thường đi thăm mộ tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết với gia đình. Sau đó họ về dọn dẹp nhà cửa và làm cơm tất niên. Người ta làm hai mâm cơm cúng: một mâm đặt ở trên bàn thờ tổ tiên; một mâm đặt ở ngoài sân để cùng những âm hồn không nơi nương tựa. Mâm ở ngoài sân phải có muối, gạo khi cúng xong thì vãi ra đất gọi là "phát chẩn". Mâm cơm cúng ông bà tổ tiên nhất thiết phải có bánh tráng (bánh đa) phủ lên trên mâm cơm. Truyền miệng nói rằng trước đây vùng đất này là đất của ma lai, ma hời sinh sống, người Việt vào khai hoang, đánh đuổi nó đi, làm chúng không có chỗ nương thân, chết đói, chết khát, khi thấy mâm cơm cúng tổ tiên, nó định đến cướp nhưng nhìn thấy bánh tráng thì nó sợ mà bỏ chạy. - Cúng giao thừa: Sau bữa cơm tất niên, người ta chuẩn bị cho việc cúng giao thừa (tiễn năm cũ, đón năm mới). Bàn thờ được đăt ở giữa sân, có một đỉnh trầm hoặc một bát hương, hai bên là hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: một con gà trống giò, bánh tổ (bánh trưng), bánh kẹo, hoa quả, trầu cau, rượu, nước, vàng mã... Sau khi cúng giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ ở các đình, chùa, miếu để cầu mong thần phật phù hộ cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta xin quẻ đầu năm, xin lộc ở các đền, chùa, miếu... với hy vọng gặp may mắn và làm ăn phát đạt quanh năm. Trong ngày tết có rất nhiều tục lệ: - Chọn người xông nhà. - Đi chúc tết ông bà, cha mẹ và hàng xóm láng giềng. - Chọn hướng xuất hành. - Mừng tuổi (thường là lì xì cho trẻ em)... - Lễ Hạ nêu: từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng người ta làm lễ hạ nên. Mọi công việc hàng ngày, người ta chỉ bắt đầu sau lễ này. Trong ngày tết ở đây nhất định phải có bánh tổ (bánh trưng), bánh tét (Bánh làm bằng gạo nếp, được gói bằng lá chuối hay lá dong, hình tròn và ở giữa có nhân đậu xanh), bánh in (làm từ gạo nếp được xay thành bột và nhào với đường cám, đem in vào khuôn sau đó cho vào lò hay cho lên bếp sấy khô). 3.2.2. Hôn lễ. Hôn nhân là một trong những việc quan trọng nhất của đời người (Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà). Đó không phải chỉ là chuyện riêng tư của đôi lứa, mà còn là chuyện của hai bên cha mẹ, họ hàng nữa. Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống là nguyên tắc không thể thiếu. Người ta rất coi trọng việc dựng vợ, gả chồng cho con cái. Ở Mã Châu, trong việc cưới xin thì có tục cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Nhưng trước khi “đặt”, cha mẹ có tham khảo ý kiến của con cái chứ không áp đặt, bắt con cái phải tuân theo. Việc hôn nhân được tiến hành theo trình tự, đầu tiên khi nhà trai chọn được một cô gái nào đó, họ nhờ ông mai đến dò hỏi ý kiến của nhà gái, tức là nhà trai nhờ người (thông thường là người hàng xóm, có quen thân với cả hai gia đình) đến nhà gái đặt vấn đề cho đôi trẻ tự do đi lại tìm hiểu nhau. - Lễ đính hôn (Ăn hỏi): nhà trai và nhà gái chọn ngày lành tháng tốt để nhà trai đến nhà gái ăn hỏi. Lễ vật phải có sáu quả, bên trong đựng hoa quả, bánh trái, trầu cau, thuốc... - Lễ thỉnh kỳ: hai nhà bàn bạc chi tiết về ngày cưới đã được thoả thuận từ trước và tiến hành chuẩn bị lễ cưới. - Lễ cưới (lễ Thành hôn): thường được tổ chức ở nhà gái trước, sau đó đưa dâu về nhà trai và đến lượt nhà trai tổ chức. Họ nhà trai đi đón dâu, trước khi đến có cử một người đại diện bưng khay trầu rượu đi trước để báo tin. Đoàn đón dâu của nhà trai vừa tới thì nhà gái nổ pháo nghênh tiếp. Lễ vật của nhà trai được đặt lên trên bàn thờ nhà gái. Sau đó cô dâu chú rể, dưới sự hướng dẫn của người chủ hôn, tới lễ gia tiên và cha mẹ đôi bên. Lễ xong, đôi bên cha mẹ, họ hàng lần lượt tới tặng quà cưới và chúc đôi trẻ hạnh phúc. Sau khi xong tiệc ở nhà gái, nhà trai xin đón dâu về. Tại nhà trai, cô dâu chú rể cũng phải làm những lễ thức như đã tiến hành ở bên nhà gái. Trường hợp lấy vợ, lấy chồng ở ngoài làng thì nhà trai, nhà gái phải nộp cho làng một khoản lễ nhỏ để làm lễ báo. Trước đây gọi là nộp cheo. Đám cưới tổ chức to, nhỏ tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình nhưng trước đây nhìn chung thường tổ chức linh đình, tốn kém. Hiện nay thực hiện theo nếp sống văn hoá mới, nhiều lễ nghi rườm rà được xoá bỏ và thay vào đó là những tục lệ đơn giản, ít tốn kém hơn nhưng vẫn giữ được những tập tục vốn có của nó. 3.2.4. Tang lễ. Người Việt Nam nói chung, cho rằng người chết đi chỉ là phần thể xác còn phần linh hồn vẫn sống mãi. Nên khi gia đình có người qua đời, công việc chuẩn bị cho người chết hết sức chu đáo. Đây cũng thể hiện lòng kính trọng của gia đình đối với người đã khuất. Khi trong nhà có người qua đời thì gia chủ phải đi thông báo cho họ hàng, làng xóm biết để mọi người tới giúp đỡ. Gia đình tang chủ phải phó thác hết công việc tang ma cho bà con hàng xóm và không ai trong gia đình được động vào người chết. Thông thường khi gia đình có người chết, người ta không tự lo liệu được công việc tang ma do đau buồn, thương xót, sợ không đủ sáng suốt để lo liệu nhiều công việc trong cùng một lúc nên phải nhờ cậy hàng xóm láng giềng. Trước giờ khâm niệm, người ta tắm rửa, thay quần áo và đặt vào miệng người chết 3 hạt gạo, 3 đồng tiền kẽm. Sau đó người ta buộc hai ngón chân cái của người chết lại với nhau và đặt thi hài vào trong quan tài. Linh cữu người chết được đặt ở giữa nhà, đầu quay vào trong, chân hướng ra cửa. Phía trước linh cữu người ta lập một hương án làm chỗ để thờ và để mọi người đến viếng dâng hương. Bên cạnh bàn thờ cheo một khổ giấy màu đỏ ghi tên, tuổi, quê quán của người chết, gọi là Triệu. Thông thường người ta để quan tài trong nhà 2 đến 3 ngày, sau đó đem chôn. Tuy nhiên có trường hợp gặp ngày hung thì người ta để quan tài trong nhà có khi đến 5 - 6 ngày, cũng có khi người ta đào hai huyệt khi chôn người chết, người ta đặt linh cữu vào một huyệt rồi chuyển sang huyệt thứ hai rồi chôn chứ không để lâu ngày trong nhà. - Lễ thành phục (bịt khăn): Sau khi khâm liệm người chết, gia đình tang chủ bắt đầu làm lễ đeo khăn tang. Để có một nơi yên nghỉ tốt đẹp cho người đã khuất, gia chủ mời một vị thầy địa lý đến chọn đất. Khi chọn được đất, gia chủ phải làm mâm cơm yết cáo với thổ thần nơi đó để xin phép đào huyệt. Người chết được chôn ở bãi tha ma của làng, trên những gò cát, đầu hướng lên đỉnh gò, chân phía dưới ruộng và bia mộ thường được đặt ở dưới chân mộ. Những gia đình khá giả thường thuê ông Tổng. Ông Tổng là người chỉ huy, điều khiển và sắp xếp mọi việc trong gia đình người chết, từ việc khâm liệm đến việc điều khiển, chỉ huy đám tang đưa người chết về nời an nghỉ cuối cùng. Ông Tổng thay mặt gia đình tiếp đón những người đến viếng, giúp gia đình kể lể sự xót thương của thân quyến trong gia đình đó với người đã khuất mà tự họ không thể bày tỏ được. Nếu ông Tổng là người giỏi thì có thể làm giảm nhẹ nỗi đau của gia đình có người đã khuất. Lúc hạ huyệt, mọi người tiến đưa người quá cố bằng một nắm đất vứt nhẹ xuống quan tài. Ở đây mộ táng một lần, không cải táng. - Lễ mở cửa mả: Sau ba ngày, người ta làm lễ mở cửa mả. Lễ gồm hai phần: Cúng tạ thổ thần nơi mộ được chôn cất và sửa sang lại ngôi mộ. Sau đó người ta cúng cơm tại gia đình và mời bà con hàng xóm - những người đã tận tình giúp đỡ gia đình trong lúc tang lễ đến để cảm ơn. Người ta cúng vì quan niệm linh hồn người chết, đến trước lễ mở cửa mả vẫn chưa sang được thế giới bên kia, vì vậy cứ đến bữa phải cúng cơm trên bàn thờ người chết. Liên quan đến người chết còn có một số tục lệ như tục: Cầu hồn, son môi... - Tục cầu hồn: Gia đình người chết sau một thời gian họ mời một thầy cúng đến gọi hồn người chết về để hỏi xem ở thế giới bên kia người chết có được yên ổn không và có cần gì không để gia đình gửi cho. Có tục lệ này là vì người ta vẫn quan niệm có thế giới bên kia và thầy cúng là người có thể giao tiếp được với những người đã khuất. - Tục son môi: Người ta quan niệm người chết " ngã nước" (chết đuối trên sông, trên biển) thì linh hồn không được siêu thoát và không đến được thế giới bên kia. Vì vậy người ta làm lễ để cầu cho linh hồn người đó được siêu thoát. Hiện nay, việc tang ma có nhiều thay đổi. Tang lễ làm gọn nhẹ, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm. Những hủ tục như cầu hồn, son môi, để người chết trong nhà nhiều ngày... đã bị bãi bỏ. Việc cám ơn hàng xóm láng giềng được làm nhỏ chứ không kèm theo ăn uống ồn ào như trước. KẾT LUẬN Mã châu là vùng đất có một quá trình lịch sử lâu đời. Nơi đây đã in đậm dấu ấn của cư dân văn hoá Sa Huỳnh, rồi văn hoá Chămpa dù rằng tên làng Mã Châu như hiện nay mới chỉ xuất hiện sớm nhất, vào giữa thế kỷ XVI khi đoàn người Việt "Bắc địa tùng vương" theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đây khai cơ lập nghiệp. Làng Mã Châu được thành lập trên vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, nằm ở phía đỉnh tam giác châu của đồng bằng Duy Xuyên mà sông Thu Bồn và sông Bà Rén là hai cạnh của tam giác đó. Mã Châu lại được bao bọc bởi sông Bà Rén, nhờ vậy Mã Châu luôn được phù sa bồi đắp, đồng ruộng chủ động được nước tưới, các bãi bồi thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, đường sông thuận lợi cho việc giao thương buôn bán... Làng Mã Châu được thành lập do những cư dân người Việt từ nhiều vùng quê khác nhau ở Bắc và Bắc Trung Bộ, mà đông đảo nhất là cư dân người vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh vào đây khai hoang lập nghiệp. Cư dân Mã Châu đã mang trong mình những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi làng quê và cùng nhau bắt tay để xây dựng vùng quê mới. Đồng thời, tới vùng đất mới cư dân Mã Châu ít bị ràng buộc bởi "lệ làng, phép nước", cái đã giữ trặt lấy những người nông dân ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Họ sống cởi mở hơn, phóng khoáng hơn. Những lễ giáo phong kiến cũ vẫn được họ giữ gìn nhưng họ lại không bị bó buộc và ít bị lệ thuộc vào nó. Vì vậy đã tạo ra những nét văn hoá riêng, đặc sắc của những cư dân nơi đây. Trong quá trình "Nam tiến" của mình, người Việt khi tới đây dã cùng chung sống hoà bình với cư dân bản địa, họ tiếp nhận nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc của người Chăm, cùng người chăm xây dựng làng xóm và tạo nên giá trị văn hoá rất đặc trưng góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của xứ Quảng - Quảng Nam nói chung. Làng Mã Châu căn bản là làng Việt được ra đời, phát triển trên cơ tầng làng mạc Chăm. Yếu tố văn hoá Chăm tiềm ẩn, đan xen trong đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của cộng đồng cư dân mới, tập hợp, dung hoà từ nhiều miền quê lại. Nghề dệt ở Mã Châu là một nghề thủ công có bề dày lịch sử từ lâu đời. Những chứng tích của nghề dệt đã được tìm thấy từ nền văn hoá Sa Huỳnh thời đại kim khí với những dọi xe chỉ. Những ghi chép trong thư tịch cổ về Chămpa. Nghề dệt càng phát triển rực rỡ hơn và được "dân biết mặt, nước biết tên" từ khi người Việt vào tiếp thu nghề dệt từ người Chăm cùng với những kỹ thuật trong nghề dệt của người Việt, đã đưa Mã Châu trở thành vùng "thêu d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDL07.docx