Đề tài Tìm hiểu nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Mô hình tổ chức của công ty 4 Đồ thị 3.1: Doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008 41 Đồ thị 3.2: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm: 43 Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô 12 Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch 12 Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008 13 Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008: 14 Bảng 5: Doanh thu của xí nghiệp xe điện Hà Nội qua các năm 29 Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008 36 Bảng 7 : Doanh thu của xí nghiệp qua các năm 40 Bảng 8: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm 42 Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 46 Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 47 Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 47 Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ 48 Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 49 Bảng ...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Mô hình tổ chức của công ty 4 Đồ thị 3.1: Doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008 41 Đồ thị 3.2: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm: 43 Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô 12 Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch 12 Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008 13 Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008: 14 Bảng 5: Doanh thu của xí nghiệp xe điện Hà Nội qua các năm 29 Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008 36 Bảng 7 : Doanh thu của xí nghiệp qua các năm 40 Bảng 8: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm 42 Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 46 Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 47 Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 47 Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ 48 Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 49 Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 51 Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty 52 Bảng 16: Số liệu thống kê vi phạm của lao động 54 LỜI NÓI ĐẦU Giao thông là một trong những vấn đề tối quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các thành phố lớn luôn phải đối mặt với tình trạng ách tắc giao thông. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Ở nước ta hệ thống xe buýt đã xuất hiện từ hơn thập kỷ nay, đã phần nào đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và giảm bớt tình hình tắc nghẽn giao thông. Từ đó đến nay hệ thống xe buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội luôn được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển trong đó xí nghiệp xe điện Hà Nội là 1 trong những công ty thực hiện nhiệm vụ này. Với hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ công cộng nên xí nghiệp luôn đặt mục tiêu công ích xã hội lên hàng đầu. Để đạt mục tiêu đưa nghành kinh doanh vận tải buýt có thể tự hoạt động không cần sự trợ cấp của nhà nước Xí nghiệp đang từng bước hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Có được kết quả đó là nhờ vào những phương pháp quản trị đứng đắn của bộ máy lãnh đạo Xí nghiệp từ việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích này em xin được tìm hiểu về đề tài: “Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008” Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên để thực tập của em gồm ba chương: Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp qua ba năm (2006-2008) và một số kiến nghị giải pháp giúp Xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Trong thời gian thực tập vừa qua được sự hướng dẫn của thầy Trần Ngọc Phác và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế hoạch của Xí nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do kiến thức có hạn nên em chưa thể phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách đầy đủ và tốt nhất. Trong chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em xin được thầy sửa bảo để chuyên đề của em được tốt hơn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Ngọc Phác, ban lãnh đạo, phòng kế hoạch của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội. Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà Nội I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội: 1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp: Ngày 13/12/2008 vừa qua xí nghiêp xe điện Hà Nội kỷ niệm tròn 100 năm thành lập. Xí nghiệp được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là công ty Thổ địa Bắc Kỳ, thuộc sự quản lý điều hành của chính phủ bảo hộ Pháp. Trong quá trình tồn tại và phát triển xí nghiệp đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Sở xe điện Hà Nội(1954), xí nghiệp xe điện Hà Nội(1955), quốc doanh xe điện Hà Nội(1959), công ty xe điện Hà Nội(1969) và cuối cùng lại trở về với tên gọi xí nghiệp xe điện Hà Nội(2001), hiện trực thuộc tổng công ty Vận tải Hà Nội. Ngày 25/12/1985 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5484/QĐ-UB về việc tháo bỏ đường xe điện tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ để thử nghiệm vận chuyển công cộng bằng xe buýt. Ngày 27/4/1993 tuyến buýt bánh hơi Bồ Hồ-Hà Đông chính thức đi vào hoạt động. Đó cũng là khởi đầu của nghành xe buýt hiện đại thủ đô hiện nay. Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, xí nghiệp đã định hướng kinh doanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng sửa chữa...đến vận chuyển hành khách đều nằm trong hệ thống của xí nghiệp. Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước hiện nay xí nghiệp có khoảng 2000 cán bộ công nhân viên, với 301 xe chạy trên 18 tuyến buýt. Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Mô hình tổ chức của công ty BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÁC ĐIỂM ĐỖ GIA THỤY Các tuyến:10,40,54 Tổ bảo vệ Tổ rửa xe DEPOT THỤY KHUÊ Gara BDSC Các tuyến: 22, 32, 47, 48 Tổ bảo vệ Tổ rửa xe DEPOT NAM THĂNG LONG Gara BDSC Các tuyến 07,2,25,27,34,35,53,55,56 TUYẾN XE BUÝT KẾ CẬN 204,206 DỊCH VỤ TAXI ĐỘI QL CSHT BUÝT DICH VỤ KHÁC Vui chơi Trông giữ bến bãi Dịch vụ khác TỔ DỰ ÁN PHÒNG KH-ĐIỀU ĐỘ PHÒNG ĐT-KT-VẬT TƯ ĐỘI KTGS PHÒNG TC-KẾ TOÁN Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận 2. Phòng nhân sự: * Chức năng: Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực hiện các công tác về tổ chức nhân sự và thực hiện chính sách đối với người lao động. * Nhiệm vụ: - Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động - Tổ chức thực hiện các chế độ về tiền lương,nâng bậc lương hàng năm cho người lao động trong công ty. - Tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ và các chế độ liên quan khác. - Lập hồ sơ và trình hội đồng kỷ luật công ty xét sử với những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế công ty đã ban hành. - Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng và theo dõi thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế khác khi có yêu cầu. - Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc cho người lao động. 3. Phòng kế hoạch điều độ: * Chức năng Là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập kế hoạch,đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh va điều phối xe chạy các tuyến. * Nhiệm vụ - Lập kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ kế hoạch (dài hạn,trung hạn,ngắn hạn). Cuối kỳ có báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm. - Chủ động phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất kinh doanh để xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, áp dụng cho các mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có. - Tham mưu cho Lãnh đạo công ty giao kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị.Theo dõi, đôn đốc và quyết toán trong từng kỳ kế hoạch. - Điều phối số xe chạy các tuyến. - Nghiên cứu xây dựng và trình Lãnh đạo công ty cac phương án mở rộng sản xuất cho phù hợp trong từng thời kỳ kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Quản lý theo dõi tình trạng thiết bị và phương tiện công ty có. Lập kế hoạch và chỉ đạo và thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sủa chữa các thiết bị và phương tiện này. - Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng với các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Theo dõi việc thực hiện và quyết toán các hợp đồng đã ký, phù hợp với pháp lệnh hợp đồng kinh tế Nhà nước đã ban hành. 4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán * Chức năng - Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. - Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan. - Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. - Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thong tin quản lý năng động, hữu hiệu * Nhiệm vụ - Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban giám đốc công ty. 5. Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư 5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo * Tham mưu cho Giám đốc xí nghiệp về công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên chức tại đơn vị. - Phối hợp với phòng Nhân sự tham mưu cho Giám đốc về chiến lược và kế hoạch dài hạn đào tạo phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. - Trên cơ sở nhu cầu đào tạo hàng năm của toàn đơn vị do phòng Nhân sự tổng hợp và cung cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo theo năm, tháng, quý, và trình Giám đốc phê duyệt. * Triển khai tổ chức đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt theo quy định của Tổng công ty, của đơn vị - Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cần thiết để triển khai các khóa đào tạo do đơn vị tổ chức. - Đối với các khóa đào tạo do đơn vị trực tiếp giảng dạy: Tổ chức lớp học, phân công giảng dạy, theo dõi đánh giá việc học tập, tổ chức thi, đánh giá cấp chứng chỉ. - Phối hợp với phòng Nhân sự đề xuất Giám đốc về đối tượng tham gia khóa đào tạo do Tổng công ty và bên ngoài tổ chức. * Chủ trì và phối hợp với phòng Nhân sự của Xí nghiệp tổ chức các kỳ thi tuyển dụng, thi nâng bậc theo phân cấp và các quy trình, quy định của Tổng công ty - Quản lý bộ đề thi theo các nội dung được phân cấp cho đơn vị. - Chủ trì tổ chức các kỳ thi, chấm thi, báo cáo kết quả thi theo sự phân cấp. * Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và tổng hợp báo cáo Giám đốc đơn vị, Tổng công ty qua Trung tâm đào tạo theo quy định. 5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ * Quản lý kỹ thuật và đăng kiểm phương tiện - Quản lý kĩ thuật phương tiện, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, giám sát chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện. - Chủ trì phối hợp với gara hoặc bộ phận khác có liên quan.Tiến hành kiểm tu, chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật của phương tiện và lập phương án sửa chữa trình lãnh đạo xí nghiệp phê duyệt và giám sát thực hiện - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm phương tiện. - Tham gia xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy định bảo dưỡng sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, đinh ngạch sử dụng vật tư, phụ tùng… cho phương tiện toàn xí nghiệp. - Đề xuất áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao chất lượng phương tiện và chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa - Theo dõi, quản lý cập nhật hồ sơ lý lịch phương tiện * Quản lý trang thiết bị nhà xưởng, phòng chống cháy nổ - Quản lý toàn bộ trang thiết bị nhà xưởng và hồ sơ lý lịch trang thiết bị - Xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát việc sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị nhà xưởng và thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ theo quy định - Đề xuất thay thế hoặc bổ sung các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai. * Công tác bảo hiểm, an toàn - Xây dựng kế hoach, theo dõi việc mua bảo hiểm cho phương tiện, đảm bảo phương tiện được bảo dưỡng đúng quy dịnh trong suốt thời gian hoạt động - Phối hợp với lái xe, các tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyết các vấn đề an toàn giao thông. - Tham gia xây dựng và theo dõi việc thực hiện các quy trình, quy định, nội quy liên quan đến các vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp. * Quản lý, ứng dụng công nghệ - Tham mưu, tư vấn và phối hợp triển khai thực hiện đầu tư thiết bị công nghệ, tin học phục vụ sản xuất và điều hành hoạt động vận tải của đơn vị. - Hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị công nghệ, tin học phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phối hợp thực hiện công tác quản lý thương hiệu trên các phương tiện. 5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư * Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu. - Xây dựng và tổ chức kế hoạch mua sắm, đặt hàng vật tư phụ tùng phục vụ bảo dưỡng sửa chữa theo quy định của Xí nghiệp, Tổng công ty - Thực hiện mua sắm vật tư phụ tùng theo kế hoach và theo phân công của giám đốc xí nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình, quy định của Nhà nước và của tổng công ty có liên quan. - Đề xuất tham mưu lãnh đạo xí nghiệp trong việc ký kết hợp đồng mua sắm vật tư, phụ tùng, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị theo phân cấp. * Quản lý cấp phát phụ tùng nguyên nhiên vật liệu - Theo dõi thống kê việc cấp phát sử dụng vật tư nguyên nhiên liệu trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa cho từng phương tiện theo quy định. Theo dõi việc thu hồi, phục hồi tái sử dụng vật tư cũ. - Theo dõi việc cấp phát nhiên liệu cho từng đầu xe và tổng hợp tiêu hao nhiên liệu theo định mức và các điều chỉnh nếu có, tiêu hao nhiên liệu thực tế cho từng đầu xe và toàn xí nghiệp 6. Đội kiểm tra giám sát * Là công cụ của giám đốc xí nghiệp để giám sát toàn bộ các khâu có liên quan đến chất lượng dịch vụ của đơn vị - Giúp giám đốc xí nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác quản lý điều hành và hợp đồng trách nhiệm giữa tổng giám đốc với giám đốc xí nghiệp - Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chống thất thoát doanh thu; kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế, các tiêu chí phục vụ của công nhân lái xe và nhân viên bán vé trong quá trình thực hiện trên tuyến. - Kiểm tra chất lượng dịch vụ của đoàn phương tiện (vệ sinh, trang thiết bị nội ngoại thất trên xe…) và kiểm tra công tác quản trị thương hiệu. * Hỗ trợ công tác điều hành tuyến trong quá trình tác nghiệp theo sự chỉ đạo của giám đốc xí nghiệp. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có cơ chế phối hợp thông tin với bộ phận điều hành tuyến để đảm bảo công tác điều hành kịp thời. - Kịp thời thông tin đến giám đốc hoặc bộ phận được giám đốc ủy quyền về tình hình giao thông trên tuyến. II. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 1. Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô: Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2008 Thực hiện năm 2008 %TH/KH 1 Lượt xe Lượt 1.118.326 1.111.928 99,43 - Tuyến đặt hàng Lượt 957.950 951.809 99,36 - Tuyến xã hội hóa Lượt 160.376 160.119 99,84 2 Khách vé lượt HK 26.538.660 26.757.707 100,83 - Tuyến đặt hàng HK 24.819.364 25.001.431 100,73 - Tuyến xã hội hóa HK 1.719.296 1.756.276 102,15 3 Doanh thu vé lượt 1.000đ 86.843.018 87.419.883 100,66 - Tuyến đặt hàng 1.000đ 81.685.130 82.151.055 100,57 Chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch: Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch TT Nội dung Lượt bỏ Nguyên nhân bỏ lượt Tắc đường Hỏng xe LX,BV/ĐĐ Khác 1 Trong năm 2008 4.166 2.723 298 1.145 * Thực hiện chuyến lượt. - Về chuyến lượt đạt 99,43% so với kế hoạch Tổng công ty giao,nguyên nhân là do: + Tổng số chuyến lượt không thực hiện trong năm 2008 là: 4.166 lượt xe, nguyên nhân do tắc đường là chủ yếu, đặc biệt là những ngày mưa lớn gây ngập úng đầu tháng 11/2008. + Do lượt xe kế hoạch của tuyến 32: Tổng công ty giao kế hoạch quý III bình quân 01 ngày là 370 lượt xe, nhưng triển khai thực hiện là 348 lượt xe, giảm 22 lượt/ngày. * Thực hiện sản lượng vé lượt. - Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách năm 2008 là: 26.757.707 lượt hành khách, đạt 100,83% so với kế hoạch điều chỉnh tăng trong quý IV và đạt 101,25% so với kế hoạch tổng công thức giao chính thức. 2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận: a). Tuyến kế cận 204: Một số chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008: Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008 TT Chỉ tiêu KH năm 2008 TH năm 2008 So với kế hoạch %TH/KH (%) Giátrịtăng(+) giảm(-) 1 Lượt xe 30.012 25.288 84,26 -4.724 2 HKvận chuyển 847.350 630.047 74,35 -217.303 -Vé kế cận 322.219 266.519 82,71 -55.700 -Vé suốt tuyến 525.131 363.528 69,23 -161.603 3 Khách bq/lượt 28,2 24,9 88,25 -3,3 4 D. thu (1000 đ) 8.149.624 7.539.766 92,52 -609.858 + Thực hiện chuyến lượt. - Về chuyến lượt đạt 84,26% so với kế hoạch. + Thực hiện sản lượng, doanh thu vé lượt. - Sản lượng thực hiện đạt 74,35%KH, doanh thu vé lượt đạt 92,5% so với KH năm 2008. Nguyên nhân: Tổng công ty giao kế hoạch 6 tháng cuối năm 2008 lượng khách tăng 55% trên tuyến 204 so với 6 tháng đầu năm khi đưa xe buýt mới B60 vào thay thế xe Tanda. Do tình hình khó khăn về vốn đầu tư nên tạm thời Tổng công ty chưa đầu tư phương tiện mới thay thế. b). Tuyến kế cận 206: Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008: TT Chỉ tiêu KH năm 2008 TH năm 2008 So với kế hoạch %TH/KH (%) Giátrị tăng(+) giảm(-) 1 Lượt xe 26.352 28.558 108,37 2.206 2 HK vận chuyển 989.100 947.092 95,75 -42.008 Vé chặng 200.230 246.756 123,24 46.526 Vé kế cận 337.534 312.908 92,70 -24.626 Vé suốt tuyến 451.336 387.428 85,84 -63.908 3 Khách bq/lượt 37,5 33,2 88,36 -4,37 4 D. thu (1000 đ) 8.840.126 10.399.026 117,63 1.558.900 + Thực hiện chuyến lượt. - Về chuyến lượt đạt 108% so với kế hoạch đã được Tổng công ty duyệt. + Thực hiện sản lượng, doanh thu vé lượt. - Thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách đạt 95,7%KH. - Doanh thu đạt 117,6%KH, nguyên nhân Xí nghiệp đã điều chỉnh tăng giá vé theo giá xăng dầu. c). Tổng chuyến lượt, sản lượng của 2 tuyến buýt kế cận thực hiện năm 2008: - Tổng chuyến lượt thực hiện là: 53.846 lượt xe, đạt 95%KH - Tổng sản lượng vé là: 1.577.139 lượt HK, đạt 86,1%KH - Doanh thu vé lượt là: 17,93 tỷ đồng, đạt 105,6%KH Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp I. Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 1 Nhóm chỉ tiêu chi phí: 1.1 Lao động: a. Khái niệm: Số lượng lao động là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương. b. Phân loại: Theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, ta có thể phân lao động làm hai bộ phận: lao động trực tiếp sản xuất và lao động làm công khác. Lao động trực tiếp sản xuất: là những người lao động mà hoạt động lao động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất, kinh doanh. Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm công nhân lái xe và nhân viên ban vé - Lao động làm công khác: bao gồm tất cả những lao động làm công ăn lương còn lại ngoài lao động trực tiếp. Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm các nhân viên trong bộ phận quản lý hành chính, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ… Tác dụng: cách phân loại này giúp chúng ta tìm ra cơ cấu hợp lý giữa các loại lao động, tạo điều kiện tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm lao động. Quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu như: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động... Muốn vậy doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng hợp lý, có sự quan tâm đúng mức đến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu không khí làm việc thoả mái góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Vốn sản xuất kinh doanh Về bản chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện đầu tiên, điều kiện tiên quyết, quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Yêu cầu của yếu tố vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất, tức là làm thế nào để đồng vốn luân chuyển nhanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được hình thành từ hai loại vốn cơ bản là vốn cố định và vốn lưu động. +Vốn cố định: "Là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng." Như vậy đặc điểm cơ bản nhất của vốn cố định là sự hao mòn hữu hình và vô hình. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức sử dụng vốn cố định và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến độ bền lâu dài như chất lượng chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, khi đó hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ của khoa học công nghệ và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Vốn cố định có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp phù hợp để quản lý nguồn vốn này. + Vốn lưu động: "Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục." Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vốn tiền tệ... Tài sản lưu động khác với tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị sản phẩm của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như TSCĐ mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Một đặc điểm khác là TSLĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối bộ phận rất có ý nghĩa đối với yêu cầu thường xuyên, liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. 2. Nhóm chỉ tiêu kết quả: 2.1 Giá trị sản xuất (GO) a. Khái niệm Giá trị sản xuất của hoạt động giao thông vận tải là toàn bộ giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định. b. Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu - Ý nghĩa: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp. Là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng(VA), giá trị gia tăng thuần(NVA) và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp - Nội dung: GO của doanh nghiệp vận tải bao gồm: Doanh thu vận chuyển, bốc xếp hàng hóa Doanh thu vận chuyển hành khách hành lý Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển, bến bãi, kho chứa và phương tiện bảo quản hàng hóa Doanh thu về quản lý cảng vụ, bến bãi Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu, dẫn dắt tàu thuyền, hướng dẫn đường bay Doanh thu, tạp thu khác liên quan đến các hoạt động vận tải Doanh thu phụ không bóc tách đưa vệ nghành phù hợp c. Cách tính GO của doanh nghiệp GO của doanh nghiệp là doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách 2.2 Giá trị gia tăng(VA) a. Khái niệm Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của hoạt động kinh doanh vận tải được lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời gian nhất định. b. Ý nghĩa Là cơ sở để tính GDP, GNP và thuế VAT Là cơ sở để phân chia lợi ích giữa người lao động(V) với doanh nghiệp (M) và Nhà nước(VAT) c. Phương pháp tính Chỉ tiêu VA được tính theo 2 phương pháp: - Phương pháp sản xuất: Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian (VA) (GO) (IC) - Phương pháp phân phối: Giá trị Thu nhập Thu nhập Thu nhập Khấu gia tăng lần đầu lần đầu lần đầu hao tài của doanh = của người + của doanh + của chính + sản cố nghiệp lao động nghiệp phủ định (VA) (V) (M1) (G) (C1) Trong đó: V: Thu nhập lần đầu của người lao động bao gồm: - Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động(có thể nhận bằng tiền mặt hoặc hiện vật) - Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày công của người lao động - Các khoản doanh nghiệp nộp hộ người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… - Các phụ cấp: phụ cấp độc hại, phụ cấp công tác… M: Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp bao gồm: -Lãi trả tiền vay ngân hàng hoặc các khoản vay mà doanh nghiệp phải trả lãi -Tiền lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp G: thu nhập lần đầu của chính phủ bao gồm: - Các khoản thuế và các khoản phí phải nộp cho nhà nước C1: khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.3 Doanh thu: a. Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động dịch vụ vận tải của doanh nghiệp trong kỳ tính toán Thực chất ở xí nghiệp thì đó là số tiền bán vé thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách b. Công thức tính: DT = giá vé x số lượng hành khách 3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả 3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W) W= Trong đó: - Q là kết quả sản xuất kinh doanh: có thể tính bằng sản phẩm hiện vật hoặc tính bằng tiền tệ (GO,VA,NVA,DT,LN) Chỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong kỳ kinh doanh . Chỉ tiêu năng suất lao động gồm: + Năng suất lao động sống : Là năng suất lao động tính theo GO W = + Năng suất lao động xã hội : Là năng suất lao động tính theo GDP (VA) W = + Năng suất lao động vật hoá : Phản ánh tiết kiệm chi phí trung gian (IC), biểu hiện việc so sánh tỷ trọng IC/GO kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc * Nếu chênh lệch dương, phản ánh sự lãng phí chi phí trong sản xuất kinh doanh. * Nếu chênh lệch âm, phản ánh sự tiết kiệm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. W= hoặc W= - Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đơn vị chi phí tiền lương H= Trong đó : Q : Kết quả sản xuất kinh doanh F : Tổng quỹ lương Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền chi phí tiền lương chi ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền kết quả . 3.2 Hiệu quả sử dụng vốn a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn -Hiệu năng sử dụng tổng vốn HTV = Trong đó: Q :Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: sản phẩm hiện vật(q), tiền tệ: GO, VA, NVA, DT,DTT TV :Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả - Tỉ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn: RTV = (Đơn vị: triệu đồng/ triệu đồng) RTV = .100 (Đơn vị %) Chỉ tiêu này cho biết: Cứ 1 triệu đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận Hoặc cho biết: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn trong kỳ đạt bao nhiêu % - Vòng quay tổng vốn: LTV = Đơn vị vòng hoặc lần. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. b) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu năng vốn cố định (Vcđ) Hvc = Trong đó: là vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả - Mức doanh lợi (hay tỷ suất lợi nhuận ) vốn cố định Rvc = Trong đó : LN : Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận (hay lãi ) kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ cứ một đơn vị tiền tệ vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận, hoặc tỷ xuất sinh lãi tính trên vốn cố định đạt bao nhiêu phần trăm. - Suất tiêu hao vốn cố định () == Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh (hay doanh thu ) trong kỳ cần phải tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn cố định. Nếu kết quả so sánh số chênh lệch của Hvc và Rvc > 0, tốc độ phát triển của Hvc và Rvc > 1 ; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của tương ứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại. c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hiệu năng (hay năng suất ) sử dụng vốn lưu động (HVL ) HVL = Trong đó : - vốn lưu động bình quân trong kỳ Q - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( tổng doanh thu bán hàng hay tổng doanh thu thuần ) HVL cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ doanh thu. - Mức doanh lợi ( hay tỷ suất lợi nhuận ) vốn lưu động (RVL ) RVL = Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận, hoặc cho biết tỷ xuất sinh lãi tính trên vốn lưu động là bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ vốn lưu động hoạt động càng có hiệu quả. Nó được dùng để so sánh giữa các thời kỳ của một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô sản xuất trong một thời kỳ. - Đánh giá tốc độ chu chuyển vốn lưu động: +Vòng quay vốn lưu động: LVLD = Đơn vị: vòng hoặc lần Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt + Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động (thời gian thực hiện một vòng quay vốn lưu động) Đ = Đơn vị : ngày Với N : số ngày theo lịch của tháng nghiên cứu Trên thực tế N được quy ước tính theo số chẵn Tháng :30 ngày Quý : 90 ngày Năm :360 ngày Chỉ tiêu cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay một vòng hết bao nhiêu ngày. Nếu kết quả so sánh vòng quay vốn lưu động >1, độ dài vòng quay vốn lưu động <1 có thể kết luận tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu nhanh hơn kỳ gốc. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. - Mức đảm nhiệm vốn lưu động () = = Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất ( hay doanh thu ) cần phải tiêu hao mấy đơn vị vốn lưu động. Nếu kết quả so sánh chênh lệch của HVL và RVL > 0, tốc độ phát triển của HVL và RVL > 1; còn số chênh lệch và tốc độ phát triển của tương ứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả chung của vốn lưu động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu cao hơn so với kỳ gốc và ngược lại. II. Một số phương pháp thống kê: Để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong thống kê thường dùng các phương pháp như: +Phương pháp hồi quy tương quan + Phương pháp dãy số thời gian +Phương pháp chỉ số… Tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để áp dụng những phương pháp thống kê phù hợp nhất. Trong quá trình thực tập ở xí nghiệp xe điện Hà Nội em nhận thấy xí nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Ngoài hoạt động chính là kinh doanh vận tải buýt xí nghiệp còn hoạt động trong những lĩnh vực khác như: trông giữ bến xe, kinh doanh taxi tải, sửa chữa bảo dưỡng xe buýt…Từ những đặc điểm trên em thấy sử dụng hai phương pháp dãy số thời gian và chỉ số để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xe điện Hà Nội là phù hợp nhất. 1. Phương pháp dãy số thời gian Đây là một phương pháp dễ dàng áp dụng để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua báo cáo kết quả sản xuất các năm ta có thể thành lập một dãy số thời gian về doanh thu, lợi nhuận…Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô của hiên tượng qua thời gian có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. Từ dãy số tuyệt đối ban đầu ta lại có thể thành lập các dãy số tương đối. * Đặc điểm vận dụng của dãy số thời gian: Cho phép xác định mức độ biến động của dãy số DT, LN qua các năm, qua từng năm và bình quân của các năm. Để phân tích nhiệm vụ này cần tính các chỉ số sau: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này gồm có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. Các chỉ tiêu này dùng để so sánh các mức độ của giá trị gia tăng, lợi nhuận của năm sau so với năm trước hay nghiên cứu nó trong một khoảng thời gian dài để xem các mức độ của dãy số đó tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả chung như thế nào. - Tốc độ phát triển: gồm có tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân. Chỉ tiêu này để so sánh tốc độ tăng (giảm) của lợi nhuận năm sau so sánh với năm trước hay tốc độ trong một thời gian dài là lần hay % Ngoài ra mức độ biến động của dãy số về DT, LN còn được xác định bằng các chỉ tiêu tốc độ tăng ( giảm) hay giá trị tăng (giảm) 1%, để biết 1% tăng (giảm) của DT,LN là bao nhiêu. Áp dụng vào xí nghiệp xe điện Hà Nội ta có thể lập một dãy số thời gian về doanh thu như sau: Bảng 5: Doanh thu của xí nghiệp xe điện Hà Nội qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 DT(tỷ đồng) 47,355 59,670 69,573 74,411 105,349 2. Phương pháp chỉ số: 2.1 Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Là một phương pháp, không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này như phân tích biến động của năng suất lao động bình quân chịu ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt và kết cấu lao động. Thực chất đây cũng là việc phân tích mối quan hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp, tính toán cụ thể ảnh hưởng của những nguyên nhân này. Khi vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh SXKD có nhiều nhân tố tham gia vào phân tích phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, các nhân tố còn lại là không đổi. Khi đó, mới tạo ra khả năng loại trừ sự biến động của các nhân tố lên kết quả so sánh. 2.2 Phân loại : - Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh có: chỉ số phát triển, chỉ số kế hoạch, chỉ số không gian. - Căn cứ vào phạm vi tính toán có: chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp. - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu có: chỉ số chỉ tiêu khối lượng và chỉ số chỉ tiêu chất lượng. Đối với xí nghiệp xe điện Hà Nội có thể dùng phương pháp chỉ số để phân tích các chỉ tiêu kết quả như doanh thu phụ thuộc vào tiền vé và lượng khách. Chỉ tiêu hiệu quả như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn... 2.3 Tác dụng của hệ thống chỉ số Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ số chủ yếu được vận dụng đối với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có các tác dụng sau: Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố biểu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối. Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ chủ yếu giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của 1 hiện tượng. Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. 2.4 Phương pháp xây dựng chỉ số Có nhiều phương pháp để xây dựng để xây dựng hệ thống chỉ số. Trong đó có một phương pháp đó là phương pháp thay thế liên hoàn. *, Khái quát về phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhân tố cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động, do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các nhân tố lần lượt biến động. Thứ tự của các nhân tố trong hệ thống chỉ số được xác định chủ yếu thông qua việc phân biệt các nhân tố mang đặc tính chất lượng hay số lượng. *, Đặc điểm của phương pháp liên hoàn Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu nhân tố. Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành 1 chỉ số nhân tố. Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố và mẫu số của các chỉ số nhân tố đứng trước giống với tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Do đó, sự kết hợp của các chỉ số nhân tố hình thành một dãy chỉ số liên tục, khép kín và đảm bảo quan hệ cân bằng. Nhờ đặc điểm này mà phương pháp có tên là “liên hoàn” Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số nhân tố. Thực chất những kết quả tính này là để phân tích biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu ra thành những phần biến động do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. Theo đặc điểm trên, việc thành lập một hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn được thực hiện theo các bước sau: - Phân tích chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành, đồng thời sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần. - Viết chỉ số toàn bộ và chỉ số cho các nhân tố. Trong đó, đối với chỉ số nhân tố chất lượng thông thường sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu và với nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng kỳ gốc. 3. Phương pháp dự đoán thống kê Hiện nay, có nhiều phương pháp để tiến hành dự đoán thống kê, ở đây chỉ đề cập đến ba phương pháp dự đoán thống kê là: Dự đoán bằng hàm xu thế, dự đoán bằng san bằng mũ, dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. Đây là phương pháp cho kết quả dự đoán chính xác cao nhất. *, Dự đoán dựa vào hàm xu thế Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được mô hình hóa bằng một hàm số và được gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là: = f (t) Với t= 1,2,3…,n: Thứ tự thời gian trong dãy số thời gian. Một số dạng hàm xu thế đơn giản: - Dạng đường thẳng: = b+ bt - Dạng parabol: =b+bt+bt2 - Dạng hàm bậc ba: = b+ bt+ bt2 +bt3 - Dạng hàm mũ: = bbt - Dạng hypebol: = b+b Ngoài ra còn một số các dạng hàm khác như: hàm logarit, hàm lũy thừa,… Việc lựa chọn dạng cụ thể của hàm xu thế phải dựa vào việc phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị và một số phương pháp thống kê khác. *, Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ Số liệu chúng ta tiến hành phân tích là số liệu theo năm nên ta vận dụng mô hình dạng đơn giản và mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ *, Mô hình dạng đơn giản: Giả sử ở thời gian t, ta có mức độ thực tế Yt và mức độ dự đoán . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t+1 có thể viết: =a(t) Trong đó: a(t)= yt + (1-) Với 01 và gọi là tham số san bằng. *, Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ, để dễ dự đoán, ta sử dụng mô hình sau : =a(t) + a(t) Trong đó : a(t)= yt+(1-) a(t)= và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng(0,1). Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương các sai số dự đoán là bé nhất. Mô hình này được sử dụng khi dãy số thời gian có số liệu của các năm *, Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên Phương pháp này, dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. *, Mô hình ARIMA( Mô hình tổng hợp tự hồi quy- trung bình trượt không có biến động thời vụ) Trong thực tế ta thường có dãy số thời gian với số liệu qua một số năm và có xu thế- tức là không phải dãy số thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng thì phải khử xu thế bằng các toán tử d( với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2 đối với xu thế parabol,... Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính thì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi : yt=yt-yt-1 Như vậy, ở mô hình ARIMA(p,d,q) thì : p- Bậc toán tử tự hồi quy, thường p=0,1,2 d- Bậc toán tử khử xu thế, thường d=1,2 q- Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q=0,1,2 Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua ba năm(2006-2008) CÁC KÍ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG NÀY DT: Doanh thu (đv: nghìn đồng) LK: Lượng khách (đv: người) Vcđ: Vốn cố định bình quân năm (đv: nghìn đồng) Vlđ: Vốn lưu động bình quân năm (đv: nghìn đồng) V: Tổng vốn bình quân năm (đv: nghìn đồng) F: Tổng quỹ lương (đv: nghìn đồng) T: Số lao động bình quân năm (đv: người) d : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn t : Tốc độ phát triển liên hoàn a : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 0 : Kì gốc (Năm 2006) 1 : Kì n.c (năm 2008) I. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp Khi sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu của xí nghiệp ta có thể chỉ rõ mức độ và xu hướng ảnh hưởng của các nhân tố từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. *,Phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố giá vé và số khách đến doanh thu của xí nghiệp qua hai năm 2006 và 2008.Vì giá vé các tuyến tùy thuộc vào độ dài của lộ trình là khác nhau nên em xin sử dụng giá vé bình quân để phân tích. Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008 P(đ/vé) q(nghìn lượt) p0 p1 q0 q1 p0q0 p0q1 p1q1 3,18 3,72 21.886 28.335 69.597,48 90.105,30 105.406,20 Ta có phương trình phân tích: DT = p.q IDT=. =. Thay số vào ta có: = . 1,515 = 1,170 . 1,295 Tốc độ tăng 51,5% 17% 29,5% Lượng tăng tuyệt đối DT=DT(p) +DT(q) pq- pq=pq- pq + pq- pq 35.808,72 = 15.300,90 + 20.507,82 Ta có : =+ = + 51,45% = 21,98% + 29,47 % Kết quả tính toán cho thấy : Doanh thu bán vé bình quân của xí nghiệp của kỳ nghiên cứu tăng 51,5% so với kỳ gốc là do ảnh hưởng của hai nhân tố : Giá bán vé bình quân của kỳ nghiên cứu tăng 17% làm cho doanh thu bán vé bình quân của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 21,98% hay tăng tương ứng 15.300,9 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vé bình quân năm 2008 tăng là do sự tăng mạnh của giá xăng tuy nhiên mức độ tăng giá vé của xí nghiệp còn thấp hơn nhiều so với mức tăng giá xăng. Lượng khách sử dụng dịch vụ buýt của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 29,5% làm cho doanh thu bán vé của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 29,47% hay tăng tương ứng 20.570,82 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lượng hành khách sử dụng dịch vụ buýt tăng mạnh là do giá xăng tăng mạnh làm cho người dân có xu hướng chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại sang sử dụng xe buýt. Như vậy, nhân tố chính làm cho doanh thu bán vé bình quân của xí nghiệp tăng 51.5% là do lượng khách của xí nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 29,5% so với kỳ gốc. Nguyên nhân chính là do giá xăng trong nước tăng mạnh. *, Phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng biến động của 3 nhân tố: - Hiệu quả sử dụng vốn: - Trang bị vốn cho một lao động: - Số lượng lao động: T Ta có phương trình phân tích: DT=. .T DT0 = 69.573.600, DT1 = 105.349.000 V0= 82.369.050, V1 = 106.710.490 ==0,845 ==0,9875 =64.858,=61.363 T1=1739,T0=1270 Thay số vào ta có: =.. 1,5142 = 1,16864 . 1,057 . 1,3693 Tốc độ tăng : 51,42% = 16,864% 5,7% 36,93% Lượng tăng tuyệt đối : = ++ 35775400=(0,9875-0,845).64858.1739+ (64858-61363).0,845.1739+(1739-1270).61363.0,845 35775400 = 16072298,84 + 5135745,225+24318463,72 Ta có: =++ =++ 51,42% = 23,1% +7,38% + 34,95% Kết quả tính toán cho thấy : Doanh thu kỳ nghiên cứu tăng 51,42% hay tăng tương ứng là 35775400 triệu đồng là do ảnh hưởng của ba nhân tố: Hiệu quả sử dụng vốn kỳ nghiên cứu tăng 16,864% so với kỳ gốc làm cho doanh thu kỳ nghiên cứu tăng 23,1% hay tăng tương ứng là 16072298,84 triệu đồng so với kỳ gốc. Mức trang bị vốn cho một lao động kỳ nghiên cứu tăng 5,7% so với kỳ gốc làm cho doanh thu kỳ nghiên cứu tăng 7,38% hay tăng tương ứng là 5135745,225. Số lượng lao động kỳ nghiên cứu tăng 36,93% so với kỳ gốc làm cho doanh thu kỳ nghiên cứu tăng 34,95% hay tăng tương ứng là 24318463,72 triệu đồng. Như vậy nhân tố chính ảnh hưởng làm cho doanh thu kỳ nghiên cứu tăng 51,42% là số lượng lao động kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc. 2. Dự đoán doanh thu của Xí nghiệp năm 2009 Bảng 7 : Doanh thu của xí nghiệp qua các năm Năm 2004(t=1) 2005(t=2) 2006(t=3) 2007(t=4) 2008(t=5) DT (tỷ đồng) 47,355 59,670 69,573 74,411 105,349 2.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Từ mô hình dự đoán : = yn +.t Ta có := = = 14,4985 Dự đoán doanh thu năm 2009 (t=1) : DT2009= 105,349+ 14,4985.1= 119,8475 tỷ đồng 2.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Từ mô hình dự đoán : = yn .( ) với l=1, 2, 3 …. Ta có := = = 1,221 Dự đoán doanh thu năm 2009 (l=1) : DT2009= 47,355 . 1,221= 128,631 tỷ đồng 2.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế *) Chọn hàm xu thế tốt nhất: Đồ thị 3.1: Doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008 Dựa vào đồ thị doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008, ta xem xét một số hàm xu thế: Tuyến tính, hàm mũ, pa-ra-bon. Sử dụng phần mềm SPSS ta có: Tuyến tính: SE=7,563 Hàm mũ: SE=6,120 Pa-ra-bon: SE=6,987 Do SE của hàm mũ là nhỏ nhất nên ta có mô hình biểu thị xu thế biến động cơ bản của doanh thu là : y =39,851. 1,1997 *, Dự đoán dựa vào hàm xu thế : Dự đoán doanh thu năm 2009 (t=6): DT2009= y =39,851. 1,1997= 118,765 tỷ đồng 3. Dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2007 Bảng 8: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm Năm 2004(t=1) 2005(t=2) 2006(t=3) 2007(t=4) 2008(t=5) Lượng khách (người) 17.857.350 18.864.900 21.866.500 22.664.700 28.334.800 3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Từ mô hình dự đoán : = yn +.t Ta có := = 2619363 người Dự đoán lượng khách năm 2009 (t=1) : LK2009= 28.334.800 + 2619363 .1= 30954163 người 3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Từ mô hình dự đoán : = yn .( ) với l=1, 2, 3 …. Ta có := = = 1,1223 lần Dự đoán lượng khách năm 2009 (l=1) : LK2009= 28334800 . 1,1223= 31800146 người 3.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế *) Chọn hàm xu thế tốt nhất: Đồ thị 3.2: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm: Dựa vào đồ thị 3.2, ta xem xét một số hàm xu thế: Tuyến tính, hàm mũ, pa-ra-bon. Sử dụng phần mềm SPSS ta có: Tuyến tính: SE=1445258,41 Hàm mũ: SE=1242283,212 Pa-ra-bon: SE=1149686,41 Do SE của hàm Pa-ra-bon là nhỏ nhất nên ta có mô hình biểu thị xu thế biến động cơ bản của số lượng khách là : y =18052090-576687,14.t+508692,86t *, Dự đoán dựa vào hàm xu thế : Dự đoán số lượng khách năm 2009 (t=6): LK2009= y =1242283 người Lượng khách của Xí nghiệp năm 2009 tiếp tục tăng tuy nhiên đây chỉ là kết quả dự báo dựa vào số liệu của các năm trước chưa tính đến tác động của các yếu tố ảnh hưởng, vì vậy Xí nghiệp cần linh động đối phó với các biến động trong nền kinh tế. II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Vấn đề hiệu quả kinh tế được các nhà kinh tế học trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ những năm 1930, đặc biệt nó được tập trung nghiên cứu trong những năm 1960. Thế nào là quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế? Những biểu hiện của hiệu quả kinh tế là gì?… Đó là những nội dung được đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản lý và điều hành sản xuất quan tâm nghiên cứu. Từ trước tới nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Quan điểm thứ nhất coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của kết quả sản xuất trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quản điểm này muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu cụ thể nào đó. Quan điểm này là chưa hợp lý. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí hoặc mở rộng việc sử dụng các nguồn dự trữ. - Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó(hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh) chứ không phải giá trị”. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh. - Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí sản xuất bỏ ra”. Ưu điểm của quan diểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. ở đây họ chỉ đề cập đến chi phí thực tế mà bỏ qua nguồn lực của chi phí đó. Quan điểm này chỉ muốn nói vè cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề. - Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo sự tăng trưởng kinh tế, phản ánh quá trình sử dụng các loại chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định”. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ đứng trên góc độ biến động theo thời gian. Qua những quan điểm và phân tích ở trên ta đưa ra khái niệm bao quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở lên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ". * Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định vơí chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua, hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ xung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy được lợi ích thực sự. Cách tính toán như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu hiệu quả được tính qua các bảng dưới đây. Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (ngh.đ) 69.573.600 105.349.000 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vcđ (ngh.đ) 70.832.670 92.375.630 Vlđ(ngh.đ) 11.536.380 14.325.860 V (ngh.đ) 82.369.050 106.710.490 T(người) 1270 1739 1. DT / V 0,845 0,987 2. LK / V 0,266 0,266 3. V / DT 1,183 1,013 4. V/ LK 3,76 3,76 5. V/ T 64.858 61.363 6. Vcđ/V 0,860 0,866 7. Vlđ / V 0,140 0,134 Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vcđ(Nghìn đồng) 70.832.670 92.375.630 T (người) 1270 1739 1. DT/ Vcđ 0,982 1,140 2. LK/ Vcđ 0,309 0,307 3. Vcđ/T 55.774 53.119 4. Vcđ/DT 1,018 0,877 5. Vcđ/LK 3,236 3,257 Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vlđ (Nghìn đồng) 11.536.380 14.325.860 1. DT/ Vlđ 6.03 7,35 2. LK/ Vlđ 1,897 1,978 3. Vlđ/DT 0,166 0,136 4. Vlđ/LK 0,527 0,505 Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 Vcđ(Nghìn đồng) 70.832.670 92.375.630 Vlđ(Nghìn đồng) 11.536.380 14.325.860 V (Nghìn đồng) 82.369.050 106.710.490 T (người) 1270 1739 1. DT/T 54.782,36 60.580,22 3. Vcđ/T 55.773,76 53.119,98 4. Vlđ/T 9.083,76 8.237,98 5. V/T 64.857,52 61.363,13 6. T/DT 0,0000183 0,0000165 2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Quy mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng của nó là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc quản lý sử dụng vốn cố định được coi là vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Xí nghiệp xe điện Hà Nội là một doanh nghiệp công ích xã hội nên không đặt cao vấn đề lợi nhuận. Mục tiêu chính của xí nghiệp là góp phần xây dựng mạng lưới giao thông quốc gia, giải quyết nhu cầu di chuyển của người dân. Vì thế thay vào việc phân tích chỉ tiêu doanh thu em xin phân tích chỉ tiêu số khách hàng phục vụ để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ở Xí nghiệp xe điện Hà Nội vốn lưu động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn của Xí nghiệp nên em chỉ đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó có thể cho thấy được hiệu quả sử dụng tổng vốn của xí nghiệp Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm Chỉ tiêu 2006 2008 d t(%) a(%) DT(Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 151,42 51,42 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vcđ(Nghìn đồng) 70.832.670 92.375.630 130,41 30,41 T (người) 1270 1739 469 136,93 36,93 1.HiệunăngVCD HVCĐ=DT/ Vcđ 0,982 1,140 0,158 116,08 16,08 2. Suất tiêu hao Vcđ H’VCĐ=Vcđ/DT (Ngh.đ/Ngh.đ) 1,018 0,877 -0,141 86,15 -13,85 3.Vcđ/LK (Ngh.đ/người) 3,236 3,257 0,021 100,65 0,65 4. Mức trang bị Vcđ cho một LĐ M Vcđ= Vcđ/T (Ngh/Người) 55.774 53.119 -2.655 95,24 4,76 Theo số liệu bảng 13 ta nhận thấy: Hiệu năng vốn cố định của Công ty năm 2008 so với 2006 tăng. Cụ thể năm 2006 cứ một đồng tiền vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thu được 0,982 đồng doanh thu, sang năm 2008 cứ một đồng tiền vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thu được 1,14 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do năm 2008 Xí nghiệp tăng vốn cố định lên 30,41%, doanh thu tăng 51,42%, vì trong năm 2008 cả giá vé và lượt khách đều tăng mạnh nên doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh, xí nghiệp đang đầu tư và sử dụng rất có hiệu quả vốn cố định. Năm 2008 so với năm 2006 thì số chênh lệch và tốc độ phát triển của suất tiêu hao vốn cố định tương ứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả vốn cố định của Công ty năm 2008 cao hơn so với năm 2006. Chỉ tiêu Vcđ/LK cho biết ở năm 2006 để phục vụ một lượt khách tiêu hao mất 3,236 ngh.đ Vcđ sang năm 2008 để phục vụ một lượt khách tiêu hao mất 3,260 ngh.đ Vcđ. Phản ánh để phục vụ một lượt khách Xí nghiệp phải bỏ ra một lượng Vcđ nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ lượng vố cố định mà xí nghiệp bỏ ra đã dần phát huy hiệu quả hơn. Mức trang bị vốn cố định cho một lao động của Xí nghiệp năm 2008 so với 2006 không thay đổi nhiều, giảm từ 55.774 ngh.đ/ng năm 2006 xuống còn 53.119 ngh.đ/ng trong năm 2008, tức giảm 2.655 ngh.đ/ng hay giảm 4,76%. Điều này cho thấy dù Vcđ đã tăng rất nhanh 30,41% nhưng tốc độ tăng lao động còn lớn hơn 36,93%. 3. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào dù trong bất cứ ngành nghề nào, lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong kết quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy sử dụng bao nhiêu lao động, cơ cấu như thế nào cho hiệu quả là vấn đề sống còn được đặt ra với mỗi doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết số lượng lao động và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản suất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của lao động ta phân tích hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp xe điện Hà Nội dựa vào các chỉ tiêu sau: Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Năm Chỉ tiêu 2006 2008 (d) T(%) a(%) Doanh thu(1000đ) 69.573.600 105.349.000 35.775.400 151,42 51,42 F ( 1000đ ) 19.682.460 48.801.032 29.118.572 247,94 147,94 T ( người) 1270 1739 469 136,93 36,93 1. NSLĐ theo doanh thuWDT=DT/T (ngh.đ/người) 54.782,36 60.580,22 5.797,86 110,58 10,58 3. Hiệu quả chi phí tiền lương HF=DT/F (ngh.đ/ngh.đ) 3,535 2,159 -1,376 61,07 38,93 Nhìn vào bảng V ta thấy rằng: + Năng suất lao động theo doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2006 tăng từ 54.782,36 ngh.đ/người lên 60.580,22 ngh.đ/người, tức tăng một lượng tuyệt đối là 5.797,86 ngh.đ/người hay tăng 10,58% . Có thể giải thích điều này là do doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2006 tăng mạnh hơn so với mức tăng của lao động ( tăng từ 69.573,600 nghìn đồng lên 105.349.000 nghìn đồng hay tăng 51,42% ) trong khi đó số lao động năm 2008 so với năm 2006 tăng 36,93%. + Hiệu quả chi phí tiền lương của Công ty năm 2008 so với năm 2006 giảm từ 2,535 ngh.đ/người xuống 2,159 ngh.đ/người. Lý do vì doanh thu của Công ty tăng nhanh nhưng không theo kịp mức tăng của tổng quỹ lương, từ 19.682.460 đồng năm 2006 lên 48.801.032 đồng năm 2008. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động năng suất lao động theo doanh thu cũng như vai trò, mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố ứng với sự biến động đó ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động năng suất lao động theo doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2006 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: HVcđ - Mức trang bị vốn cố định cho 1 lao động: M Vcđ Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty Chỉ tiêu W0 W1 HVcđo HVcđ1 MVcđo MVcđ1 HVcđoxMVcđ1 Trị số 54.782,36 60.555,66 0,982 1,140 55.774 53.119 52.162,86 W = HVcđ x M Vcđ Thay số vào phương trình trên ta được: 1,105 = 1,161 . 0,952 10,5% 16,1% 95,2% BĐ tuyệt đối (ngh.đ): W = W(HVC) + W(MVC) 5.773,30 = 8.392,80 + -2619,50 BĐ tương đối(%) 10,5% 15,3% -4,8% Ta có = + 10,5% = 15,3% - 4,8% NSLĐ theo doanh thu của Xí nghiệp năm 2008 so với 2006 tăng 5.773,3 ngh.đ/người hay tăng 10,5% là do: - Do hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2008 so với 2006 tăng 16,1% làm năng suất lao động theo doanh thu tăng một lượng tuyệt đối là 8.392,80 ngh.đ/người hay tăng15,3% - Do mức trang bị vốn cho một lao động năm 2008 so với 2006 giảm 4,8% làm năng suất lao động theo doanh thu giảm một lượng tuyệt đối là 2619,502ngh.đ/ng hay giảm 4,8%. Như vậy, nhân tố chính ảnh hưởng làm tăng năng suất lao động theo doanh thu là do hiệu suất sử dụng tổng vốn. 4. Phân tích ý thức lao động trong Xí nghiệp Bảng 16: Số liệu thống kê vi phạm của lao động Chỉ tiêu 2006 2008 a(%) Tổng số vi phạm 1216 1084 -10,86 T(người) 1270 1739 36,93 Số lần LĐTT vi phạm 1017 673 -33,82 Số vụ vi phạm thất thoát DT 47 240 489,4 LĐTT vi phạm/tổng số vi phạm 0,836 0,621 -25,72 Tổng số vi phạm/T 0,957 0,623 -34,9 Số vụ vi pham thất thoát DT/tổng số vi phạm 0,038 0,221 481 Trong năm 2006 số vụ vi phạm nội quy của Xí nghiệp lên đến 1216 vụ chiếm 95,7% trong tổng số lao động. Trong đó lao động trực tiếp vi phạm chiếm đến 83,6%, lao động gián tiếp vi phạm 16,4%. Điển hình có 47 vụ vi phạm do lao động gian lận doanh thu bán vé vụ chiếm 3,8% trong tổng số vụ vi phạm. Sang năm 2008 tình hình vi phạm lao động giảm 10,86%, tỉ lệ lao động vi phạm trong tổng số lao động giảm đáng kể giảm 34,9%. Ý thức lao động của lao động trực tiếp đã tiến bộ hơn chiếm 62,1% số vi phạm. Tuy nhiên ở khối lao động gián tiếp con số này lại tăng đáng kể chiếm 37,9% trong tổng số vi phạm. Điều đặc biệt đáng báo động là số vụ vi phạm nghiêm trọng(gian lận doanh thu)có xu hương tăng mạnh tăng hơn 5 lần so với năm 2006, chiếm 22,1% trong tổng số vi phạm. III. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: Mục đích của việc nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty xe điện Hà Nội là tìm ra mặt được, mặt chưa được, cùng với các nguyên nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp cho công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy thách thức. 1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Phát huy những kết quả đạt được của những năm trước, tập thể lãnh đạo cùng công nhân xí nghiệp đã đoàn kết vươn lên mọi thách thức để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đã đạt ra. Quá trình triển khai phấn đấu thực hiện kế hoạch trong môi trường khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường công ty đã gặp không ít khó khăn, thách thức, song công ty đã có những thành công nhất định. Nguyên nhân khách quan là: Công ty xí nghiệp điện Hà Nội đã được Sở Giao thông công chính Hà Nội giao kế hoạch ngay từ đầu, lại thường xuyên được Sở quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong mọi mặt của sản xuất kinh doanh, kể cả trong đầu tư cải tạo hạ tầng, kỹ thuật. Nguyên nhân chủ quan là: Đầu tư đúng hướng các lĩnh vực hoạt động đem lại hiệu quả cao Đẩy mạnh công tác đầu tư đổi mới phương tiện vận tải, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng ( như bến bãi, nhà xưởng … ) Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những mặt chưa đạt được trong năm 2008, cụ thể như sau: Mức trang bị vốn cố định cho một lao động giảm 4,76% (từ 55.774 ngđ/ng xuống 53.119 ngđ/ng) là một điều vô cùng bất hợp lý.Vì trong năm 2008 xí nghiệp đã đầu tư mua xe buýt chất lượng cao mà mỗi xe buýt hoạt động chỉ cần một lượng lái xe và bán vé nhất định nên khi giá trị xe cao hơn thì mức trang bị vốn cho một lao động phải cao hơn. Điều này chứng tỏ số lao động trong Xí nghiệp là nhiều hơn mức cần thiết. Xí nghiệp cần có chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động hợp lý để có thể nâng cao năng suất lao động. +, Ý thức lao động của lao động trong Xí nghiệp còn thấp Lao động ở công ty chưa thực sự làm việc với tinh thần tự giác, hiệu quả năng suất lao động chưa cao.Do vậy chưa phát huy hết năng lực sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Số vi phạm lao động trong Xí nghiệp quá lớn làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù Xí nghiệp đă có những biện pháp xử lý vi phạm khá nghiêm khắc: Hình thức xử lý vi phạm năm 2006: Chấm dứt HĐLĐ : 26 trường hợp Khiển trách bằng văn bản và BHVC : 818 trường hợp Khiển trách nhắc nhở rút kinh nghiệm : 367 trường hợp Đình chỉ chuyển công tác khác : 05 trường hợp Tuy nhiên tình hình vi phạm lao động năm 2008 vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đặc biệt những vụ vi phạm nghiêm trọng có chiều hướng tăng mạnh.Để khắc phục tình trạng này Xí nghiệp cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm để tăng cường, hỗ trợ đắc lực cho các mặt công tác: Chỉ đạo và điều hành quản lý sản xuất, thu-chi tài chính, xử lý vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh. +, Xí nghiệp chưa tập trung chú trọng đến công tác quản lý, nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm nâng cao chất lượng phục vụ +, Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao là do sự lỏng lẻo trong quản lý, tổ chức tuyển dụng lao động chưa nghiêm túc chặt chẽ, chưa đầu tư đào tạo nâng cao năng lực cho công nhân lao động. 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động sáng tạo hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt: Thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện, yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp chủ phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt hiệu quả tối ưu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi mặt bên trong của doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn thích ứng với biến động của thị trường. Với nhận thức như trên, cùng với sự phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp xe điện Hà Nội ta có thể đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau: 2.1 Những giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp xe điện Hà Nội Từ những kiến nghị đưa ra để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cần thực hiện các giải pháp sau: 2.1.1. Công tác tổ chức cán bộ Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động, vì lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp cần đầu tư thoả đáng để phát triển, quy mô, bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, cụ thể: - Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là chủ yếu kinh doanh hoạt động dịch vụ, hoạt động trên không gian rộng, vì vậy cần tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn, năng động sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao. Bởi vì chất lượng công nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng mà xí nghiệp đang thực hiện. - Có sự quan tâm đúng mức đến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu không khí làm việc thoả mái, góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. - Khuyến khích cán bộ công nhân viên học tin học. - Phát triển đội ngũ thợ sửa chữa. - Các hình thức đào tạo: + Giới thiệu đi học + Mời chuyên gia, giáo viên giỏi về giảng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho lao động. + Mở các chuyên đề để mọi người cùng thảo luận, tìm hiểu. Ví dụ mở chuyên đề tìm hiểu về hợp đồng kinh tế ( tìm hiểu kết cấu, sự hợp pháp... của hợp đồng kinh tế). 2.1.2. Công tác quản lý nghiệp vụ Kinh nghiệm và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh được coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Cho dù nguồn lực của doanh nghiệp có dồi dào bao nhiêu đi nữa mà việc quản lý điều hành doanh nghiệp yếu kém thì nguồn lực sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả. Do vậy để làm tốt công tác quản lý cần thực hiện: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đối với 100% các đơn vị công ty (sản xuất và phục vụ sản xuất) trên mọi lĩnh vực: Nguồn thu, nguồn chi, năng suất, song song làm tốt việc thực hành tiết kiệm để có được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể để tiết kiệm chi phí cần thực hiện các giải pháp: - Tiết kiệm sinh hoạt tiêu dùng (điện, nước, chi phí tiếp khách...) - Trả lương cao, cải tiến thiết bị làm việc, do đó khích lệ người lao động làm việc với năng suất cao. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm để tăng cường, hỗ trợ đắc lực cho các mặt công tác: Chỉ đạo và điều hành quản lý sản xuất, thu-chi tài chính, xử lý vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Công tác đầu tư đổi mới, nâng cấp máy móc thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh Tiếp tục tập trung sắp xếp, hoặc bổ xung cho hoàn chỉnh các lĩnh vực đã, đang triển khai như: Đầu tư, liên doanh, liên kết, vận chuyển hành khách chất lượng cao. 2.2.4. Không ngừng tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức lao động cho lao động trong Xí nghiệp. Có chế độ lương thưởng, phúc lợi hợp lý để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đối với khối lao động gián tiếp cần nâng cao trình độ điều hảnh quản lý, sắp xếp bộ máy quản lý của Xí nghiệp một cách khoa học, có sự phân công công việc rõ ràng giữa các phòng ban. KẾT LUẬN Là một doanh nghiệp vừa gánh trọng trách xây dựng hệ thống giao thông tiên tiến vừa gánh trọng trách kinh tế, có thể nói Xí nghiệp xe điện đang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và từng bước hoạt động có hiệu quả hơn. Chất lượng dịch vụ buýt đang dần được nâng cao thu hút một phận lớn người dân sử dụng. Trong những năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ có thể tự đứng trên đôi chân của mình hoạt động kinh doanh hoàn toàn bằng kết quả kinh doanh của năm trước không cần đến sự trợ cấp của nhà nước. Để đạt được điều đó cần sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Sự sáng suốt trong các quyết định quản trị giựa vào việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp sẽ góp một phần không nhỏ vào thành công chung của Xí nghiệp. Đến đây em xin kết thúc chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Phác và ban lãnh đạo Xí nghiệp đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết thống kê - Trường đại học kinh tế quốc dân 2. Giáo trình Thống kê kinh tế - Trường đại học kinh tế quốc dân 3. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Trường đại học kinh tế quốc dân 4. Tạp chí Giao thông vận tải 5. Luận văn các khoá trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6144.DOC
Tài liệu liên quan